Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nghiêm Diệu Dung

Phan Cẩm Thượng - Hoạ sĩ ở chùa

http://i1005.photobucket.com/albums/af176/nghiemdieudung/tg692007dulich11.jpg
Đường về Bút Tháp xanh mươn mướt, con đê dài vượt lên không trung trên nền cỏ đồng và những bãi dâu non. Gió cuối xuân bắt đầu phóng khoáng. Con đường đẹp đẽ từ chân cầu Đuống, nối những bãi bờ Gia Lâm với vùng Thuận Thành, mang không khí huyền thoại và vẻ bình yên như nhiều trăm năm qua chưa từng thay đổi.
Em tôi chỉ rặng tre nhỏ dàn hàng ngang bên mép nước: Lâu lâu, ông Thượng với mấy anh học trò, hoạ sỹ Việt, hoạ sỹ Tuấn hay nhà báo Lâm lại xuống bến bơi lặn…
Ngoài căn phòng nhỏ sau chùa, treo đầy tranh và xếp đầy sách, hoạ sỹ Phan Cẩm Thượng dán những lá quỳ bạc vào mấy bức tranh khổ nhỏ vừa phủ sơn.
Chùa Bút Tháp - Ninh Phúc tự được xây dựng tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh trong thế kỷ XVII. Kỹ thuật chạm khắc tượng và các hoa văn trên gỗ, đá ở đây được xếp vào hàng độc đáo, phong phú bậc nhất trong các công trình Phật giáo Việt Nam .
Sự liên kết của các gian thờ, những pho tượng, những bức phù điêu, lan can, cầu đá cùng những mảnh sân và hành lang dài có xu hướng vừa khép kín, vừa cởi mở. Không gian thiêng liêng, tịch mịch, u trầm, trong sâu xa phảng phất nỗi niềm thế cuộc đã níu chân Phan Cẩm Thượng.
Gần chục năm nay, hoạ sỹ thường xuyên đi về ngôi chùa, nghỉ ngơi, làm việc và hoà mình vào đời sống làng quê - nơi tưởng chừng tĩnh lặng nhưng lại ẩn chứa nhiều mâu thuẫn và vận động phức tạp.
Chúng tôi ra ngồi dưới những lùm nhãn dẫn vào tam quan nhà chùa. Những tán lá tròn và dày, trưa nắng hăng hắc mùi bọ xít lẫn hương cỏ ngan ngát. Những con bọ xít bé xíu màu đen tìm đến khắp nơi, có con đã mắc vào chòm râu dài của hoạ sỹ. Sát ngay chỗ chúng tôi ngồi, một con bọ ngựa cái sau cơn cuồng say, đang xé xác bọ ngựa đực. Nó tha phần còn lại lên cành cao cất giấu…
Ngồi ở đây, ngắm con đê sau chùa cao đến ngang trời, thầy trò hoạ sỹ tiếp tục nói chuyện về văn hoá Việt. Về sự mất mát của hàng ngàn, hàng vạn di sản và nghệ thuật ở nông thôn đang trên đường phát triển, những biến đổi không thể kéo lại trong tâm lý và lối sống những người ở quê trong quá trình đô thị hoá.
Nơi thiền môn lặng lẽ, công việc vẫn được bàn tới, một bức khắc gỗ vừa hoàn thành, dự kiến cho chuyến giảng bài ở một trường nghệ thuật nào đó mà nhiều năm qua, người ta vẫn mời: Lạng Sơn, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế…
Về chùa hay ở Hà Nội cũng vậy, hoạ sỹ không ngừng làm việc - bằng tay khi đưa nét mực đen vẽ trên nền lụa, nền giấy dó; bằng mắt khi chậm rãi mở những cuốn sách tiếng Anh, sách Hán Nôm, đến các triển lãm tranh, tượng, sắp đặt, đọc nghệ thuật và chứng kiến đời sống; và bằng trí não khi tư duy để cho ra đời một tác phẩm mới, một bài phê bình hay suy ngẫm về thời cuộc.
Không riêng rẽ đến thế, trong con người rất phong phú và sâu xa này, sự làm việc của các giác quan luôn được hoà lẫn, trong một trạng thái thong thả, tưởng chừng thư giãn nhưng luôn đều đặn và liên tục. Có thể đó là một biểu hiện của mối tương quan tĩnh và động.
Phan Cẩm Thượng dường như không thay đổi khi trở về không gian chùa quê - bên ngoài thoáng đãng, bên trong u uẩn, sâu kín - với khi ở giữa phố xá đông đúc. Căn hộ thuê trên tầng 4 khu Cảm Hội - Lò Đúc, vốn đã nhỏ, lại càng chật vì những bức vóc đen bóng, những tấm gỗ đang đục dở, sách báo và máy tính.
Anh Thạo - thợ chạm khắc gỗ tài hoa sống gần chùa Bút Tháp, chậm rãi vạch chiếc đục sắc theo những nét vẽ tròn của thầy Thượng, đầu không ngửng lên. Hoạ sỹ vừa đi công việc về, mặc quần nâu ngồi gọt khoai, nấu cơm cho hai thầy trò.
Phan Cẩm Thượng là một dòng sông, đều đặn trôi, trong những sông lớn mà hoạ sỹ là người chứng nghiệm: Đừng mất quá nhiều thời gian kiếm ăn, vừa vừa thôi! Hãy nhìn những dòng sông! Chứng kiến thì sẽ thấy được nhiều hơn. Có thể từ đầu anh đã nhận ra một điều gì đó, nhưng anh vẫn cần thời gian để chứng nghiệm.
Làm nghệ thuật, anh phải chứng kiến những đổi thay của xã hội dù không can thiệp được. Anh chỉ phản ánh được bằng nghệ thuật! Nếu đưa ra một thứ nghệ thuật nghiêng về sự nhân ái là tốt rồi!
Quan điểm chứng nghiệm được tạo dựng lâu dài, là kết quả của những đời sống thấm đẫm tuổi thơ. Một cách tự nhiên, chúng dẫn đến mong muốn được nhìn ngắm, suy luận và phát hiện trước muôn mặt xã hội.
Tuổi thơ Phan Cẩm Thượng long đong và đầy những suy nghĩ về cuộc sống. Năm 1965 sơ tán Phú Thọ rồi sang quê mẹ Phù Chẩn - Bắc Ninh một thời gian ngắn, 1968 về học ở Quốc Oai - Hà Tây, có những ngày học ở Cự Đà, 1969 học Nhân Chính - Hà Nội, 1970 lên Phúc Yên, 1972 lại về Quốc Oai, 1974, 1975 về Hà Nội, Đông Anh, rồi từ Đông Anh đi bộ đội.
Cuộc sống trôi nổi, đâu cũng là nhà, đâu cũng có những người đùm bọc, có những cuộc phiêu lưu với đám bạn bè và những nỗi đau buồn. Càng lớn càng buồn vì biết mình nghèo, và xấu hổ vì những lúc hết tiền đóng học, phải nghỉ. Rồi có người giúp, lại đi học, rồi lại nghỉ…
Lẫn với hàng trăm sự việc như thế là những ngày loanh quanh trong các đình chùa Hà Nội và các làng quê, tự học chữ Hán và thư pháp theo sách của một ông già trên phố cổ tặng cho. Lớp 3, lớp 4 đã về những ngõ gạch làng Cự Đà, vào các đền miếu cũ, rồi chơi trong các làng cổ Cấn Thượng - Trung - hạ vùng Quốc Oai, nơi vẫn còn các bà cụ cạo trọc đầu mặc váy vuông, lôi cả kiếm gỗ trong đình ra đấu nhau. Phan Cẩm Thượng lên chơi nhiều ngôi chùa trên núi, có những nơi nay đã thành vôi.
Lớp 8, thấy mình mai sau không hợp với đua tranh, danh vị, buôn bán, không làm được nghiên cứu, có lẽ chỉ hợp với những thứ mà người ta bỏ đi - tức là văn hoá cổ, là mấy cái bị coi là cổ hủ một thời.
Đi bộ đội, đến năm 1979, giải ngũ, nộp hồ sơ thi Hán Nôm Trường Tổng hợp bị trả lại. May gần nhà có ông làm tuyển sinh Trường Mỹ thuật Yết Kiêu, ông bảo đưa hồ sơ, thi thử bên này. Đỗ lý luận phê bình mỹ thuật, năm 1983 tốt nghiệp, ở lại trường giảng dạy, viết những bài đầu tiên về đình chùa cổ, nhớ về những nơi tuổi ấu thơ từng sống, nay đã biến đổi hoặc không còn. Đi điền dã triền miên, đều đặn đọc sách, đọc truyền thống và hiện đại để viết và dạy học.
Năm 1992, Phan Cẩm Thượng bắt đầu vẽ, lối vẽ cổ xưa, những bức tranh u uẩn, đầy những cảm thức về đời sống làng quê với những mặt người tưởng chừng mê ngủ, xung quanh con người có sự hiện diện của thánh thần, trong mỗi con người, có sự hiện diện khác nhau của những tính cách…
Trên hành trình nặng nhọc đi vào đất đai của mỹ thuật, điêu khắc cổ. Mà kéo về sau và mở sang hai bên là văn hoá truyền thống. Đẩy về trước là nền mỹ thuật hiện đại, Phan Cẩm Thượng luôn chọn sự dấn thân một cách điềm đạm để phù hợp với từng hoàn cảnh. Một phần nhờ thế, công việc luôn trôi chảy, liên tục.
Công việc, với Phan Cẩm Thượng, là vận động hình thành tác phẩm cùng tất cả những điều tiếp nhận, ngẫm nghĩ, là những dòng sông cõi người trôi qua trước mặt với nhiều khúc quanh, ngã rẽ, là phố đông và chùa vắng - những nơi mà lẽ xuất xử trong mình biến ảo nhịp nhàng.
Tôi nhớ lại từng triền đê chạy dưới những vừng mây lớn dẫn về ngôi chùa, dẫn tới Phan Cẩm Thượng, nhận ra vào những lúc nào đó trong ngày, với một số người, nó trở thành con đường đi tìm Đạo. Trên đó, khi từ nắng rực rỡ đi vào bóng rợp âm âm, mát lành của mây trời phủ xuống, tôi tin vào sự có thật của những huyền thoại

                                                                                                 Theo CAND - 09/05/2007
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nghiêm Diệu Dung

Hàng Cau chùa Bút Tháp !
http://i1005.photobucket.com/albums/af176/nghiemdieudung/ap_201006211242519581.jpg
Hàng cau Thầy mình trồng ngày nào xanh mướt !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nghiêm Diệu Dung

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Pháp đệ thương mến!

Kể từ khi pháp nạn, hoàn cảnh đưa đẩy chúng mình phải rời am tranh bên đồi mây vắng, chia tay nhau mỗi người một ngã, như cánh nhạn lạc đàn từ giã quê hương đi tìm xứ lạ.

Hình ảnh ấy đã làm sống lại kỷ niệm ngày xưa, chắc đệ còn nhớ, một buổi chiều thu thật buồn và đẹp, huynh đệ mình đứng tựa hiên tây, ngắm cảnh hoàng hôn đang buông theo dòng nước lung linh xuôi về biển cả... Bỗng trong không khí tịch liêu đó, một con nhạn lạc đàn vươn cánh bay cao, vẽ ngang nền trời lam một làn khói bạc. Và vô tình, từ đỉnh Bạch Vân một cụm mây cô đơn len khỏi đồi cao bay ra đồng nội. Lúc đó huynh chợt nhớ đến câu thơ:

"Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc"

(Cô đơn ráng lẻ bay ngang
Trời thu cùng với trường giang một màu)

mà huynh đã ngâm cho đệ nghe với một giọng thì thầm xa vắng. Lời thơ rì rào len trong từng đầu cây, ngọn cỏ, ve vuốt đám rêu xanh trên bờ vách đá, lúc ríu rít líu lo cùng chim hót gọi đàn, khi biệt tích vô thanh theo gió chiều thoang thoảng, rồi bỗng ầm ĩ thét vang cuối ghềnh sóng vỗ, cho đến khi tan dần vào hư không vô tận của buổi chiều tà. Chỉ còn nghe ngọn lá vàng rơi lặng lẽ trên lối vào am vắng. Bất chợt ngày tháng ngừng trôi, không gian bất động.

Nhiên! Khứ lai hề
Thiên thu giả mộng!

Pháp đệ thương mến,

Bây giờ những kỷ niệm êm đềm xa xưa đã trôi theo dòng suối... và xô đẩy chúng ta vào giữa dòng định mệnh của cuộc đời chìm nổi. Bỗng đâu chạnh thấy mình đã mang kiếp nhạn lạc, mây trôi tự bao giờ, để cho:

"Cô đơn theo dõi mỏi chân này
Bơ vơ hoa nắng cùng mây trắng
Ủ trọn hồn ta giấc ngủ say"
(quên tác giả...?)

Nhưng trong giấc ngủ cô đơn ấy huynh đã tìm ra được ý nghĩa nhiệm mầu của sự ra đi và trở lại.

Ðệ có biết chăng làm kiếp mây trôi chính là đánh mất quê hương, đi vào viễn mộng, để rồi bị cuốn trôi trong bầu trời huyễn hóa của cõi phù sinh.

Nhưng làm kiếp mây trôi cũng có nghĩa là giã từ thế giới mây mưa, cô thân vạn lý trên đường tìm về tự tánh rồi giải thể chính mình trong biển huyền không, chân như, vắng lặng.

"Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu
Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu
Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh
Ðồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền
Chúng diệu chi môn
(Lão Tử - Ðạo Ðức Kinh)

Ra đi hay trở lại tất cả chỉ có bấy nhiêu, trở lại hay ra đi muôn đời là ảo mộng. Cho nên "Niết-bàn sinh tử thị không hoa" là vậy.

Nhưng dù với ý nghĩa nào đi nữa, đã dấn thân làm kiếp phù vân thì phải sẵn sàng chịu đựng vùi dập giữa muôn ngàn giông tố bão bùng, có mong chi tìm được giây phút trời yên biển lặng, phải không đệ? Kiếp phiêu du của chúng ta trong cuộc đời đau khổ này không thể nào khác được.

Chắc đệ còn nhớ có lần bác đạo Tâm ghé qua thảo am thăm chúng ta trong một đêm trăng bên bờ suối đá, bác đã tâm sự:

Ðạo sĩ chờ ta chán hải hồ
Ta chờ đạo sĩ lãng hư vô

Và mấy tháng gần đây huynh có gặp lại con người nghệ sĩ ấy trong một trường hợp tình cờ. Bác kéo huynh vào một con đường vắng và lại thì thầm tâm sự:

Sống trong cái chết bao lần khóc
Gẫm lại cơn mê mấy trận cười!

Giọng nói nửa như trầm buồn nửa như hài hước của bác chứng tỏ bác đã gặt hái ít nhiều khổ đau trong cuộc đời hồ hải. Rồi bác xiết chặt tay huynh, từ giã, không quên ngoái lại: "Xin cứ đợi chờ" với một nụ cười tự tin đượm mùi chua chát của một con người từng ra vào sóng gió. Thế là bác lại tiếp tục ra đi theo tiếng gọi hải hồ muôn đời của bác.

Huynh đứng trông theo bước chân của bác xa dần mà tự nghĩ không biết bác đang đi vào viễn mộng hay đang tìm lại đường về.

Bỗng huynh nhớ tới bài thơ của Ðoàn Khuê và ngâm khẽ:

Bể khổ mênh mông sóng ngập trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Gẫm lại cùng trong bể thảm thôi.

Và huynh cũng rẽ vào một con đường khác, trong lòng còn nghĩ vẩn vơ đến những kỷ niệm năm xưa dưới mái thiền am lợp cỏ khô trên đồi mây hoang vắng.

Pháp đệ thương mến,

Có bao giờ đệ chợt thấy mình hiện diện một cách phi lý trên cuộc đời mộng huyễn này không? Có bao giờ đệ tự hỏi mình là ai mà phải chịu nổi trôi làm thân "bọt trong cửa bể, bèo ngoài bến mê" không?

Một thi sĩ Trung Hoa đã có lần bỗng thấy mình hiện diện một cách trơ trẽn trên cuộc đời và ông nhất định đòi trở về... phi hữu:

Tích ngã vị sinh thời
Minh minh vô sở tri
Thiên không hốt sinh ngã
Sinh ngã phục hà vi
Vô y sử ngã hàn
Vô phạn sử ngã cơ
Hoàn nhĩ thiên sinh ngã
Hoàn ngã vị sinh thời

Huynh xin tạm dịch:

Xưa khi mộng chửa vào đời
Thênh thang mờ mịt đất trời nào hay
Hốt hề hóa hiện thân này
Không trung vô cớ hiển bày mà ra
Áo cơm làm kiếp người ta
Gót chân trần thế âu là cuộc chơi
Cái tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh.

Như thế có phải là nhà thơ họ Phạm đã ngao ngán mộng phiêu du hay không còn kham nổi cuộc đời khổ ải? Người nghệ sĩ sao không tiếp tục dệt nốt vần thơ mà đã muốn trở về "minh minh vô sở tri" để an thân trong cái "vị sinh thời" thiên không vô ảnh?

Ðó có phải là con đường về chân không hay chỉ là bước trầm luân bên bờ phi hữu?

Cũng cùng một ý niệm trên, nhà thơ đất Ấn, Rabindranath Tagore lại có thái độ khác hẳn, ông hiên ngang gởi tối hậu thư thách thức tuyên chiến với khổ đau và xông lên đối đầu với ma quỷ:

Không cần tránh gian nguy
Can trường ta chống đỡ
Khổ đau nào sá chi
Kiên trì ta chiến đấu
Cầu chi người giúp sức
Một mình ta xông pha
Dù bao người sa ngã
Ta vững một niềm tin
Ma vương dù phép lạ
Không cúi lạy van xin
Vì lòng ta đã quyết
Lìa xa nẻo vô minh.

Và con đường xông pha hiên ngang dấn bước của ông có thể là :

Ra đi tức thị trở về
Biển phiền não đó Bồ Ðề khác chi.
(Triều Tâm Ảnh)

Nhưng không phải ai từ giã vườn địa đàng ra đi cũng đều có thể trở về dưới chân Thượng Ðế. Vì "quả thật ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không xây lại trở nên như con trẻ thì hẳn chẳng được vào nước trời đâu" (Tân ước Mathieu, 18) và những kẻ ấy đã ra đi, đi hẳn vào hỏa ngục đời đời. Ðó chính là:

Người thức ngủ, thấy đêm dài
Ðường xa trĩu nặng đôi vai lữ hành
Si nhân chẳng thấy pháp lành
Luân hồi nào biết mối manh nẻo về.
(Dhammapada 60)

Thế là có kẻ ra đi "quên hẳn đường về, tình ái si mê, tù trong lục đạo, trăm dây phiền não... nghiệp báo không rời", như Vũ Hoàng Chương đã nói:

Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về .

Như thế vẫn có kẻ ra đi, có người trở lại, Socrate đã từng lang thang trên vạn nẻo đường với đôi bàn tay trắng. Chàng Rimbaud lại trở về sau khi đã "giã từ cõi mộng điêu linh". Và Nietzsche cô đơn đi vào sa mạc cuộc đời để tìm lại đứa "hài nhi chưa tắm sông nào" (Trần Ðới), may mắn gặp Lão Tử được Lão gia trao cho Xích Tử anh trở về miệt mài ru con trong cơn điên câm lặng.

Rồi Huệ Năng, Bùi Giáng, Krishnamurti, Marx, Miller... biết đâu là lối về, biết đâu là nẻo vọng.

Hữu lai nhi khứ
Hữu khứ lai hề
Hữu lai nhi lai
Hữu khứ khứ hề
Tri chi bất lai
Tri chi bất khứ
Nhiên! Khứ lai hề
Thiên thu giả mộng!

Huynh,

Sưu tầm!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nghiêm Diệu Dung

Ngày ..... tháng ...... năm .....

Con,

Ðã lâu không nhận được thư con, Thầy nghĩ là con đã trở lại bình thường. "Trở lại bình thường", Thầy nói đây, không phải theo nghĩa thông thường, mà là "bình thường tâm thị đạo". Than ôi! Chúng sinh ít ai có thể trở lại bình thường vì họ hoặc là quá tầm thường hoặc quá bất thường hay quá phi thường.

Người tầm thường là người bị cuộc sống cuốn trôi như một kẻ vong thân buông mình theo dòng sông định mệnh.

Người bất thường là người bị phong ba của cuộc đời quăng lên bờ sự sống, nằm giãy chết chờ ngọn thủy triều lôi trở lại giòng sông.

Còn người phi thường muốn với lên cao, bay bổng khỏi thực tại khổ đau của cuộc sống, muốn chắp cánh tung bay, lánh xa sự thế, cho đến ngày kia cánh mỏi, sức mòn lại rơi trở về phong ba, định mệnh.

Chúng sanh thường là một trong ba hạng người trên, hoặc là cả ba cùng làm chủ họ, thế thì biết làm sao trở lại bình thường?

Con ạ, Thầy biết con đã từng là kẻ tầm thường, rồi có khi bất thường và bây lâu nay (từ khi gặp Ðạo) con lại mang thêm mộng ước phi thường.

Con tưởng có thể vùng vẫy ra khỏi quá khứ. Con tưởng có thể hướng đến một tương lai trên giải đất bình an. Và con băn khoăn tự nghĩ "biết bao giờ mình mới được bình an" hoặc tỏ ra khẳng khái "ta nhất định phải đạt được bình an". Nhưng bằng cách ấy, con đã vô tình đánh mất cái bình an thường trụ, mà Thầy gọi là cái bình thường, cái đang là hoặc cái đương như muôn thuở của chính mình. Con ơi, sao con lại cứ mãi bỏ rơi cái bình an muôn thuở của con để đuổi bắt cái sẽ là hoặc cái bình an lý tưởng xa xăm?

Một thiền sư đã nói :

Thân tại hải trung hưu mích thủy
Nhật hành lãnh thượng mạc tầm sơn

(Thân ở biển khơi thôi tìm nước
Ngày ngày trên núi há tìm non).

Cái bình thường là cái khổ đau, vô thường và vô ngã mà con luôn luôn ở trong đó. Chỉ vì con vọng cái phi thường - cái thường lạc ngã tịnh, hay cái bình an xa xăm nào khác - nên con đã tự bỏ quên cái bình thường thiên thu vô giá. Cũng như một người đãng trí cầm ngọn đèn đi tìm ngọn đèn ấy, tìm mãi không gặp, mà thật ra ngọn đèn nằm sẵn trong tay chưa rời nửa phút.

Trở lại bình thường không phải là có đi có lại mà con chỉ cần xả ly cái viễn vọng phi thường, chỉ cần buông tay một lần dứt khoát, thế là xong. Nhưng buông tay để trở lại cái bình thường chứ không phải buông xuôi theo cái tầm thường, nghĩa là làm sao con không bị cuốn trôi trong dòng định mệnh.

Chắc con còn nhớ công án "con cá" mà Thầy cho con lúc trước. Tại sao cá không bị cuốn trôi theo giòng nước? Tại sao cá không bị quăng bỏ lên bờ? Tại sao cá không biến thành rồng để bay bổng lên mây? Chỉ vì cá biết bơi lội, bơi lội trong chính giòng nước bình thường muôn đời của nó.

Con tưởng người giác ngộ ra khỏi cái bình thường sao? Không, họ chỉ ra ngoài cái tầm thường, cái bất thường và cái phi thường. Giác ngộ chỉ có nghĩa là trở lại bình thường, mà người ta thường diễn tả thật kêu là"ngộ nhập tự tánh". Một thiền sư đã xác nhận: Người giác ngộ "bất muội nhân quả" chứ không phải "bất lạc nhân quả". Nhân quả biến dịch là cái bình thường, là cái "dữ ngã tịnh sinh" (cùng ta sinh ra), là cái "dữ ngã vi nhất" (cùng ta là một). Cho nên họ ở trong nhân quả mà không "muội" nhân quả, nghĩa là họ sống ung dung trong giòng sông nhân quả ấy mà chẳng hề bị nhân quả cuốn trôi và hẳn nhiên trong sự huyền đồng tuyệt đối đó họ đã là một với giòng sông - và vì biết như thế (như thị giác), nên đã "ra khỏi nó", ra khỏi sự cuốn trôi (luân hồi) của giòng sông định mệnh. đó cũng chính là ý nghĩa lời tuyên bố siêu việt của Ðức Phật: "Không dừng lại, không bước tới Như Lai thoát khỏi bộc lưu". Nếu con có học Kinh Kim Cang thì con nên hiểu chữ "thoát khỏi" theo lối biện chứng này: "Thoát khỏi mà không thoát khỏi nên gọi là thoát khỏi".

Nếu không thế thì thoát khỏi chỉ là cơn đại mộng của loài người. đại mộng ấy đã chi phối hầu hết sinh hoạt của họ, đã hóa hiện ảo thuật trong toàn bộ những thăng trầm, khủng hoảng, phân hóa, chiến chinh... của con người mệnh danh là "linh ư vạn vật"!

Ôi tự do! Chính mi là ngục tù ràng buộc con người. Ôi giải đất bình an! Chính mi là bãi chiến trường bốc đầy khói lửa.

"Hãy tỉnh ngộ, hãy dừng chân!". Tiếng thét sư tử vương ấy đã từng đánh thức Angulimàla giữa giấc chiêm bao của kẻ mộng thấy phi thường. Không thể có tự do nào khác, không thể có hạnh phúc nào hơn ngoài cái bình thường muôn thuở. Vậy chỉ còn một lối thoát duy nhất Thầy xin mở cho con:

Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại giữa đau thương

Vâng, đúng thế, vui buồn, đuợc mất, hơn thua, xấu tốt... là bản chất của cái bình thường. Nếu con chỉ để một thoáng phân vân lựa chọn là hỏng hết rồi! Nhưng vì sao người ta không kham nổi với cái bình thường? Ðức Phật trả lời: "Chính vì vọng tưởng tham, sân, si".

Sống tầm thường là biểu hiện của si mê. Sống bất thường là biểu hiện của sân hận. Sống phi thường là biểu hiện của tham lam. Và ở đâu có si, ở đó có tham sân. Ở đâu có sân, Ở đó có si tham. Ở đâu có tham, ở đó có sân si. Tham, Sân, Si là những ảo ảnh biến hiện không lường, đ?i thay không dứt. Chúng là trùng trùng duyên khởi trên cái trùng trùng duyên khởi, là khổ đau chồng chất trên khổ đau, là tri kiến che mờ tri kiến. Bởi vậy, duyên khởi, khổ đau, tri kiến đã bị xuyên tạc, đã mất bình thường. Từ đó con người sống trong thế giới huyễn mộng của tầm thường, bất thường và phi thường. đó chính là tiến trình vận chuyển của vô minh ái dục, thập nhị nhân duyên, biến kế sở chấp, nghiệp báo luân hồi...

Thoát khỏi tiến trình vô minh, ái dục vì thế không phải là để bay bổng vào thế giới siêu nhiên, huyễn mộng, mà chính là lột bỏ tất cả mọi mặt nạ trá hình mang nhãn hiệu cái ta để dừng lại hồn nhiên trong cái nguyên tính bình thường bản lai diện mục.

Thiền sư Vĩnh Gia đã từng nói:

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng niệm bất cầu chơn
Vô minh thật tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân tức pháp thân.

Tuyệt học vô vi chính là trở lại bình thường, là nhảy vào giữa giòng định mệnh không một chút sợ hãi, và lạ lùng thay ở đó ta gặp lại mặt mũi của ta trong pháp giới mông lung. đúng là "bất tranh nhi thiện thắng" như Lão Tử đã dạy. Nhưng biết bao nhiêu người niệm Phật Di đà, vọng cảnh Tây Phương. Những người phi thường ấy thật là khờ dại khi bỏ cõi tịnh độ ta-bà đi tìm Tây Phương Cực Lạc mộng ảo xa xăm, vì không biết rằng Di Ðà là tự tánh, tịnh độ là bổn tâm.

Ðức Phật dạy: "Tâm bình thế giới bình", tâm bình hay tâm thanh tịnh là bình thường tâm - "bình thường tâm thị đạo".

Vậy tâm bình thường, thế giới bình thường, là Niết-bàn Tịnh độ chứ nào phải tìm kiếm đâu xa. Thế nên cổ đức đã từng nói:

Ðiểu ngữ, thiền minh giai đạo lý
Sương đầu, diệp lạc thị thiền na

(Chim hót ve kêu đều đạo lý
Sương mai lá rụng thảy thiền na).

Tâm hồn của một người bình thường là thế, đạo vị và thi vị biết là bao!

Trong tâm thái hồn nhiên, chánh niệm và tỉnh giác, con người bình thường ấy có thể mỉm cười khi thấy:

Ba cõi lầm mê tâm tịch tịnh
Một đời sinh tử tánh thường như
Sớm mai thấy nụ hoa hồng nở
Nhẹ gót trần sa mộng tỉnh rồi.

Thầy ngừng bút, chúc con thường như trong cái như thường.

Thầy.

Sưu tầm!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nghiêm Diệu Dung

Xuân đã về!
Khi những cơn gió nhẹ lướt qua cành lá, tôi khẽ ngước nhìn lên phía chân trời, từng đàn chim nhỏ đang chấp cánh bay về tìm chút nắng ấm còn le lói hắt từ cuối trời xa. Mùa xuân! Đúng là mùa xuân đến thật rồi!
Trái tim tôi bỗng rộn ràng một niềm vui là lạ. Tôi chợt lặng mình trên con phố vắng, để mặc cho con gió cuối đông đang đua nhau chạy thổi rối tung mái tóc, để lặng im, tim tôi cảm nhận các khoảnh khắc giao mùa thiêng liêng và kỳ diệu đang đến.     
Mấy ngày qua, đã nhiều cơn mưa rủ nhau về. Không phải là những cơn mưa rào nặng hạt khua liên hồi lên mái hiên mà mưa chỉ tý tách nhẹ nhàng như lời thì thầm của chàng trai đang tỏ tình. Mưa về, khiến lòng người thấy nhớ nhung và trống trải, không biết những cơn mưa mát lành này có kéo hết đi những trăn trở đời thường, trả lại là những niềm vui và hạnh phúc hay không?
Đêm xuống trời hơi se lạnh, tôi trở dậy kéo nhẹ chiếc chăn mỏng lên người và nhẹ nhàng nhoài người đến bên ô cửa sổ đếm từng hạt mưa rơi. Đêm thật yên bình và tĩnh lặng. Có lẽ đây là đêm cuối cùng mà mùa đông ngự trị. Chỉ ngày mai thôi, một mùa xuân ấm áp đẹp đẽ sẽ đến. Cuộc chia tay nào lại không dùng dằng, lưu luyến… có lời tạm biệt nào không man mác bâng khuâng.
Sáng sớm, những tia nắng ấm áp len lỏi qua từng nhành lá, vậy là đông đã qua rồi sao? Đông tan nhẹ quá, rất nhẹ và thật êm. Vậy là đông đã theo mưa tan vào cỏ, còn cỏ lại hân hoan nở từng nụ cười xinh cảm ơn mùa xuân đã đánh thức sau một giấc ngủ say. Từng chồi non đang nhú mầm, trông chúng ngây thơ như nụ cười thiên thần của trẻ con đang tập nói. Những màu xanh của cây lá đang bao trùm, cái sắc xanh mơn mởn mà chỉ có mùa xuân mang lại đang được hoà quyện cùng khí trời ấm áp trong lành của thiên nhiên. Đứng ngắm nhìn những chồi biếc đang nô đùa, tôi thấy lòng mình đột nhiên trẻ lại, thanh thản đến mức lạ kỳ.
Xuân đã về!
Theo: Dantri.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Duy Bến




PHẬT NGỌC

Bạn gọi điện ngày mai hết hạn
Phật ngọc quay trở lại trời Âu
Mừng cơ duyên cả nhóm về Phật Tích
Đến tận nơi sờ Phật ngọc,nguyện cầu...

Nét mặt phật nhuốm màu dâu bể
Để chúng sinh kính ngưỡng cúi đầu
Tảng đá quí khai sinh pho tượng lạ
Phật nhập hồn,nét mặt trầm sâu...

Toạ lạc đài sen lòng chưa tĩnh lặng
Đau đáu nhân sinh,xao động cõi thiền
Phật tử thảo dân thoả lòng tụng niệm
Được an lành trong cõi bình yên

Phật ngọc ẩn chứa nhiều linh khí
Toả rạng ngời:"Giác ngộ""Chân không"
Cõi phật cõi người hoà đồng giải thoát
Khát vọng tâm linh, khát vọng hoà bình


                 Tiên Du Bắc Ninh
                  22-5-2009
Vàng son rồi cũng qua đi
Câu thơ ẩn dật cháy khi bão lòng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

Nhớ thầy xưa đã khai tâm
Chúng con sáng dạ ,ân cần tụng kinh
Nam mô Bồ Tát hiển linh
Nam mô Đức Phật chúng sinh nguyện cầu!
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ẩn

http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/hoa/sen-gdpt.png
Tham, sân, si
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Duy Bến

:
:




BẢO SƠN TỰ

Chùa Bảo Sơn ở Cổ Loa
Nén hương cửa phật lòng ta nghĩ gì
Tiếng xưa vọng lại thầm thì
Khói hương quấn quýt chân đi nhẹ nhàng

Bụt cười trầm mặc thời gian
Bao nhiêu nét mặt ngập tràn ưu tư
Đắm chìm trong cõi thực hư
Đời người mấy nỗi giã từ nhân gian

Để khi về cõi niết bàn
Hãy là một chút nắng vàng cuối đông
Hương bay quyện lấy tấm lòng
Mai sau ta lại nằm trong cội nguồn

Đời người chớp bể mưa tuôn
Thế hệ sau lại vui buồn cùng ta
Chuông chùa ngân vọng la đà
Có tâm phật ở trong ta cõi người...
Vàng son rồi cũng qua đi
Câu thơ ẩn dật cháy khi bão lòng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nghiêm Diệu Dung

Hát mãi câu hát bình an!

Sống được gì và để lại cho đời những gì? Đây là câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra.

Vâng! Sống để lại nhiều lắm, nhưng cái đáng quý, đáng trân trọng để lưu lại ngàn sau đó là tình thương để lại đời.

Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh để đưa mỗi trái tim con người hòa quyện vào nhau, làm tô đẹp hương sắc cho cuộc đời. Nó như một ánh trăng sáng lung linh tỏa rợp hạnh phúc cho thế gian.

“Năm tháng trôi đi chỉ có tình thương ở lại”

Vậy sống như thế nào mới thực sự có ý nghĩa?

Sống phải biết hy sinh vì niềm vui, an lạc cho người khác, gần gũi với họ để biết được nổi lòng thổn thức từ con tim họ muốn nói. Hãy hỏi: “Họ cần ai và sẽ làm gì? Hoàn cảnh nào đưa đẩy họ đến bước tột cùng như vậy?”

Tình thương ở đời còn rất nhiều nhưng nó còn thắt chặt trong trái tim nhỏ bé. Có nhiều người phục vụ cho nhân loại bằng nhiều cách tuyệt vời, (như góp phần trong những tổ chức an ninh, xã hội, từ thiện…), nhưng vẫn còn bị vòng danh lợi ràng buộc. Nhưng đâu đây vẫn còn những trái tim thầm lặng, họ đang ngày đêm hiến dâng, tự nguyện đến với giáo lý Phật Đà, nơi ấp ủ bao ý tưởng giải thoát đầy trí tuệ và tình thương.

Nơi đây sẽ giúp chúng ta chuyển hóa được lòng người, đưa con người trở về với bến đổ bình yên, hạnh phúc. Chúng ta cho mà tâm không thấy cho, không chấp trước thành quả đã làm. Tình thương của ta không còn chấp thủ. Ngã và ngã sở đều vốn không có gì để mà ràng buộc cả.

Mỗi chúng ta đều có thể làm được một chút ít gì đó theo hoàn cảnh và khả năng của mình. Hãy nuôi dưỡng và phát triển tình thương ở mọi nẻo đường. Nơi nào cần sự yêu thương, nơi đó ta nguyện dấng thân, làm được như vậy là ta đang vun trồng một bông hoa hạnh phúc giữa đời thường. Mỗi người góp một bông hoa là chúng ta đang tạo nên một vườn hoa hạnh phúc tại thế gian, để ngày tháng trôi qua nó càng trở nên ngát hương và vang mãi ngàn sau.

Có bao giờ bạn tự hỏi; “mình có thương yêu đủ chưa? Mình có quan tâm đủ chưa? Mình có cảm thấy hạnh phúc chưa? Khi thế gian còn có bao nhiêu người đang gào thét trong bể khổ”. Nếu chưa thì chúng ta chưa có thể làm gì giảm bớt sự khổ cho người. Bởi chính sự yêu thương thật sự, không vụ lợi mới mong mang đến hạnh phúc an lạc cho người.

Thực tế, muốn yêu thương thật nhiều, mỗi chúng ta có thể góp nhặt tình thương của mình vào nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau. Ta có thể kêu gọi mọi người hãy yêu thương, quan tâm nhau nhiều hơn. Chúng ta tử tế hơn trong mọi mối quan hệ. ít tạo duyên đau khổ cho người. Cũng như nhà thơ Như Không trong bài “Nói với con tim” có viết:

“Này bạn ơi! Hãy yêu thương tất cả

Chớ dành phần đặc biệt về cho ai”

Nhưng tình thương

“Lắng nghe để hiều.Nhìn lại để thương”.

Đó mới là điệp khúc yêu thương. Thương yêu là lắng nghe và thông hiểu. Tình thương không có ranh giới phân biệt. tình yêu thương vượt qua mọi rào cản, khó khăn. Một khi đã có tình thương và từ tâm, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông với người khác. Ta và mọi người đang đi trên một con thuyền nhấp nhô giữa cơn sóng trầm luân của cuộc đời. Vì vậy, hãy cùng nhau dìu dắt vào bờ. Ta hãy mở rộng tấm lòng với một con tim đầy yêu thương thuần khiết, nó sẽ xoa dịu và chữa lành nổi đau cho tất cả.

Làm được những thiện hạnh như vậy, tôi, bạn và tất cả mọi người đã và đang sống một cuộc sống tuyệt vời, con đường mà chúng ta đi là con đường đẹp như một tấm tơ lụa trãi rộng bao la. Cả cuộc đời là một bầu trời ánh sáng yêu thương. Vậy mỗi chúng ta hãy là một tia nắng hồng chiếu sâu vào từng ngách của lòng người. Hãy chấp cánh tình thương nhân loại. Như vậy ta đã tạo một thiên đường tú lệ ngay giữa trần gian khổ đau này để mọi người hát mãi câu hát bình an.
                                                                      Như Huệ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối