Trang trong tổng số 10 trang (95 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Cảm ơn LD đệ đã post lại bài này lên TV.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

lãng du đã viết:
Mình đính chính cùng bạn thaibinhduong112 về 2 câu thơ mà bạn đăng một chút nhé.



Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi...ngàn năm.

Lê Bá Dương
               Cựu chiến binh -Nhiếp ảnh gia.


Tìm hiểu thêm về Lê Bá Dương và bài thơ :
http://www.baothuongmai.c...thach-han/32/0/18447.star :

Chuyện về người thả hoa trên sông Thạch Hãn   

Hơn 30 năm qua, cứ đến ngày 27/7, người dân các khu vực gần sông như Bến Hải, Sông Hiếu, Sông Thạch Hãn, sông Ô lâu (Quảng Trị) đều bắt gặp một người đàn ông khoảng 50 tuổi thả những bè hoa trên sông để tưởng nhớ những người đã hy sinh. Đó là anh Lê Bá Dương- nguyên là chiến sỹ Trung đoàn 27 của mặt trận B5.


CôngThương - Đến giờ anh không nhớ nổi mình đã thả bao nhiêu bè hoa trên những dòng sông Quảng Trị. Chỉ biết rằng việc làm này của anh giờ đã tác động đến rất nhiều người. Khi nhìn thấy hoa trôi trên sông, người ta biết ngay ngày hôm ấy là ngày gì, và nhiều người đã trực tiếp tham gia thả những bông hoa trên sông vào các ngày kỷ niệm như 30/4, 27/7...

Câu chuyện thả hoa trên sông của Lê Bá Dương xuất phát từ năm 1968. Năm đó, nhân chuyến đi dự Hội nghị Dũng sỹ diệt Mỹ, anh đến thăm mẹ một người bạn học cùng chiến đấu ở tiểu đoàn "Nghệ An đỏ" hy sinh trong một trận đánh ở khu vực Gio An- Gio Linh - Quảng Trị. Sau khi chuyện trò, anh được mẹ dắt ra bờ ao thắp hương vái trời đất. Rồi mẹ ngắt một cành dâm bụt ở bờ dậu thả xuống ao. Giây phút đó trong anh trào dâng một cảm xúc khó tả và màu hoa dâm bụt đỏ chói ấy cứ ám ảnh anh trong suốt cuộc chiến.

Năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, Lê Bá Dương trở lại thăm bà cụ thì được tin bà đã mất. Anh đã nghe người nhà bảo: "Cứ đến ngày giỗ cậu Quế. Bác ấy lại thắp hương lại, hái hoa dâm bụt thả xuống". Ngay ngày hôm sau anh vào Quảng Trị, trở về những địa danh, những nơi anh cùng đồng đội tham gia các trận đánh để thắp hương cho anh em, đồng đội. Sau khi thắp hương anh đến bên những chiếc giếng cổ Gio An. Anh lặng lẽ ngắt những bông hoa cúc dại thả xuống giếng.

Rồi từ đó, anh bắt đầu thực hiện ý tưởng thả hoa trên sông. Năm 1976, anh thả bè hoa đầu tiên trên sông Bến Hải. Bè hoa này được kết bằng những cây sậy, những bông hoa tứ quý, hoa mống gà, hoa dại... Sau đó ngược về các địa danh khác ở vùng Cam Lộ, Đông Hà rồi những bè hoa dại cứ thế trôi trên các các điểm của dòng Sông Hiếu như cầu Sắt; cầu Đuối- Cam Vũ (Cam Thủy)- nơi 200 đồng đội anh đã ngã xuống. Năm sau, bán kính thả hoa của anh được tiến thêm 2 con sông nữa là sông Lai Phước, cầu Ái Tử.

Đúng Ngày Thương binh Liệt sỹ năm 1978, anh thả những bông hoa đầu tiên trên sông Thạch Hãn, sông Ô Lâu. Đây là lần đầu tiên anh xuất hiện ở Thạch Hãn, cũng là lần đầu tiên anh xuất hiện trước nhiều người. Việc người đàn ông nói tiếng Nghệ, mua sạch hoa ở chợ Triệu Hải (nay chợ Quảng Trị), vừa chở đi, vừa khóc, lang thang ở bến sông đã gây sự chú ý của tất cả những người dân buôn bán, sống quanh khu vực này. Vì thế, thả hoa lần này anh không còn lặng lẽ một mình mà có sự đồng hành của nhiều người bạn là cựu chiến binh Thành cổ.

Việc thả hoa của anh không chỉ diễn ra duy nhất ở Thạch Hãn mà diễn ra ở tất cả các con sông ở Quảng Trị, những nơi đồng đội của anh đã ngã xuống. Tuy nhiên đối với anh Thạch Hãn vẫn là nơi rất linh thiêng và nhạy cảm, như anh từng tâm sự: "Dù là người sông nước, nhưng mỗi lần về trên sông Thạch Hãn tôi không dám tắm, không dám vẫy vùng sợ làm thức giấc anh em đồng đội nằm yên trong lòng sông. Mỗi lần như vậy, tôi chỉ dám muốn khoả nước Thạch Hãn rửa sạch bụi đời, bụi dường trên hành trình cả cuộc đời".

         Nhung Lê

Ứa nước mắt!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du


Lãng Du cảm ơn huynh Nghệ và tỷ LêTâm cùng đọc và chia sẻ nhé!!!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

Trong hành trình đến với các chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ và thông suốt liên lạc nơi tuyến đầu hải đảo của đất nước, nhà báo Lê Đức Dục cùng các đồng nghiệp đã làm những bài phóng sự nhiều kỳ đăng trên báo Tuổi Trẻ Online :

http://www.tuoitre.com.vn...D=322725&ChannelID=89

Qua những bài phóng sự, chúng ta hiểu được phần nào cuộc sống gian khó và nguy hiểm của các chiến sỹ hải quân. Có ai cầm được nước mắt khi đọc những sự hy sinh của CÁC ANH- Những hy sinh trong thời bình, những mất mát, những tổn thất của cá nhân  và thân nhân  người chiến sỹ trong khi chúng ta lại đang được sống bình yên. Phía sau sự hy sinh của CÁC ANH không chỉ là sự mất mát về tinh thần của gia đình mà còn là những hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha, mẹ, vợ , con.

Một trong  những câu chuyện được nhắc đến trong phóng sự của nhà báo Lê Đức Dục cùng các đồng nghiệp, có một câu chuyện về Liệt sỹ Phạm Tảo. Kỳ 3:
http://www.tuoitre.com.vn...D=322561&ChannelID=89

Quê hương anh ở Quảng Bình. Các bạn sẽ đọc và biết thêm về liệt sỹ Phạm Tảo qua bài phóng sự. Lãng Du đã liên lạc với một nhà báo, nhà báo Lam Giang, và biết được địa chỉ thân nhân của liệt sỹ Phạm Tảo , đó là người anh trai của liệt sỹ Phạm Tảo :

Anh : Phạm Khuất, thôn Phú Lộc 3, Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình.
 
 
Lãng Du chỉ muốn bày tỏ, hãy một lần, chúng ta đến với gia đình họ theo điều kiện mà chúng ta có thể để Nhớ ơn và sẻ chia!

Cảm Ơn các bạn.
Trân trọng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

http://www.thivien.net/fo...ID=AfiUXHY6LQMDAthgd6m4Bw
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Đừng lầm lẫn, bất cứ một ai dù yêu nước đến đâu, mà đi sai đường, cũng không thể coi là anh hùng được. Tôi không thể coi những ai phụng sự cho chính thể đã chủ trương bắn giết đồng bào mình là anh hùng được. Không thể cho rằng người này, người kia chết vì tên bay đạn lạc ở cả hai phía, (mặc dù cuộc chiến nào cũng có) để chối đi tội lỗi của mình. Không thể quên được người thân của tôi bị tra tấn dã man và bị giết chết rồi lấp đất sơ sài. Nhà cửa chỉ còn lại nền trơ với cỏ lút đầu người. Không thể quên được hình ảnh lính Mỹ xách cẳng bé em đập vào gốc cây, lính Mỹ mổ bụng phụ nữ mang thai mà tôi đã được xem trong 1 tạp chí nước ngoài khi còn nhỏ. Bao nhiêu chứng tích tội ác chiến tranh ở khắp nơi trên đất nước, bạn đã đến xem 1 lần nào chưa? Người ta có thể bắn giết lẫn nhau, nhưng không được có những hành động dã man như bỏ bao bố thả trôi sông, chôn sống lòi cái đầu lên rồi đi qua đi lại đá vào mặt người ta và phơi nắng cho đến chết. Những điều này là tôi nghe các cụ già đã từng chứng kiến kể lại. Và còn nhiều nhiều nữa...
Nói như bạn thì phát xít Đức cũng yêu nước Đức đấy thôi? Khơ me đỏ cũng thế à?
Bạn có hể coi họ là anh hùng nhưng không thể kêu gọi rằng CHÚNG TA nên...
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

lãng du đã viết:

Lãng Du cảm ơn huynh Nghệ và tỷ LêTâm cùng đọc và chia sẻ nhé!!!
@ Tớ rất thích đọc nhật ký chiến tranh, năm xưa trên báo tuổi trẻ có loạt bài về những lá thư của liệt sĩ gì tớ quên mất, có tiêu đề hình như là tài hoa ... hay lắm, một sinh viên, lâu rồi nên quên mất, kể về những ngày chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Tất cả mọi người: NT nhận được yêu cầu của một số thành viên trong topic này, đề nghị xoá bài của thành viên mottroithuongnho vì trái quan điểm chính trị. NT đã thực hiện yêu cầu của các bạn trong đó có bạn Lãng Du, chủ nhân topic này, di chuyển hoặc xoá bài viết của thành viên mottroithuongnho ra khỏi chủ đề của bạn.
Xin nhắc nhở thành viên mottroithuongnho, bài post của bạn có thể gây nguy hại cho diễn đàn về phương diện chính trị cho diễn đàn Thi viện. Thi viện đã có quy định về vấn đề này, xin bạn lưu ý.

Nói thêm là NT cũng đã buộc phải sửa bài viết của bạn Lê Tâm vì bạn đã quote phần entry của thành viên MTTN trong bài của bạn.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du


Em cảm ơn chị Nguyệt Thu nhiều!
Em cảm ơn chị Lê Tâm!
Lãng Du.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

letam đã viết:
lãng du đã viết:

Lãng Du cảm ơn huynh Nghệ và tỷ LêTâm cùng đọc và chia sẻ nhé!!!
@ Tớ rất thích đọc nhật ký chiến tranh, năm xưa trên báo tuổi trẻ có loạt bài về những lá thư của liệt sĩ gì tớ quên mất, có tiêu đề hình như là tài hoa ... hay lắm, một sinh viên, lâu rồi nên quên mất, kể về những ngày chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị.

Tớ nhớ ra rồi Tài hoa ra trận, đây là địa chỉ:
http://vietbao.vn/The-gio...inh-tai-hoa/45168964/275/
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (95 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối