Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Terompet Tahun Baru

Aku dan Ibu pergi jalan-jalan ke pusat kota
untuk meramaikan malam tahun baru.
Ayah pilih menyepi di rumah saja
sebab beliau harus menemani kalender
pada saat-saat terakhirnya.

Hai, aku menemukan sebuah terompet
ungu
tergeletak di pinggir jalan.
Aku segera memungutnya
dan membersihkannya dengan ujung bajuku.
Kutiup berkali-kali, tidak juga berbunyi.

Mengapa terompet ini bisu, Ibu?
Mungkin karena terbuat dari kertas kalender, anakku.

(2006)
(Nguồn: 100 Puisi Terbaik di Indonesia Tahun 2008, Pustaka Gramedia)
___________________________
Dịch nghĩa

Kèn trompet năm mới

Tôi và mẹ đi dạo đến trung tâm thành phố
để khuấy động đêm giao thừa.
Cha chọn ở nhà lặng lẽ
vì ông phải cạnh bên tờ lịch
trong thời khắc cuối cùng của nó.

Này, tôi tìm thấy một cây kèn trompet
màu tía
ngã sóng soài ven đường.
Tôi vội nhặt nó lên
và lau sạch bằng vạt áo.
Tôi thổi mấy lần, đều không thành tiếng.

Tại sao cây kèn đó câm, vậy mẹ?
Có lẽ vì được làm từ giấy lịch, con àh.

___________________________
Chú thích
+Terompet tahun baru - Kèn trompet năm mới:
[image=http://static.liputan6.com/200712/071231aterompet.jpg][/image]
Tại Indoneisa, dịp cuối năm (theo dương lịch), tức ngày 31/12, được người dân đón chào với nhiều cách thức như mở tiệc gia đình, tụ tập bè bạn, đến rạp phim, dạo quanh phố,... và một trong những nhân tố làm cho đêm giao thừa thêm rộn rã chính là "tiếng kèn terompet". "Terompet tahun baru" tựa như các loại kèn đồ chơi thường thấy ở Việt Nam, được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu là từ giấy phế liệu (đặc biệt là giấy lịch). Giá cả mỗi chiếc kèn tuỳ thuộc vào hình dáng, vật liệu và chất lượng, thường dao động từ 5.000 rupiah đến 60.000 rupiah. Các loại kèn trompet (giấy) này thường rất mau hư, chỉ khoảng 1-2 ngày là đã rã, có trường hợp không thổi ra tiếng (như trong bài thơ).
Khi đến thời khắc tiếp giao giữa năm cũ và năm mới, tức thời điểm 24.00, người dân (chủ yếu tại các thành phố) đồng loạt nói "SELAMAT TAHUN BARUUUUUU!" (Chúc mừng năm mới!) rồi thổi lớn tiếng kèn trompet "Tettt... tettt.. teeeooottt..." như một dấu hiệu tiễn biệt và đón chào.
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Tam Diệp Thảo biết tiếng Indonesia chăng, thật bất ngờ quá
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Biết thêm một kiểu đón Tết của người Indo.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hay và lạ!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

-.-" vào đây mà không dịch thơ là thu phí tám àh nghen!!! (nửa) đùa đấy :-"

Sẵn nói thêm, cái "nghi thức terompet" này hình như cũng mới bắt đầu vài thập niên gần đây vì cũng như Việt Nam, năm mới 1/1 dựa trên dương lịch cũng chỉ mới du nhập từ phương tây và được hưởng ứng bởi đa phần cư dân tại các thành phố. Mà thời gian gần đây, "terompet" cũng đã dần bị thay thế bởi "pháo hoa Trung Quốc" (hì, bên đây vẫn cho đốt pháo tự do).
Trong khi đó, ở Indonesia, ngày lễ có thể xem tương đồng với Tết bên Việt Nam mình là lễ Lebaran, tên gọi khác của Hari Raya (trong cộng đồng Islam), gọi chung cho cả hari raya Idul Fitri (diễn ra sau tháng chay Ramadhan, tức ngày 1 tháng Syawal, theo lịch Islam - năm nay là ngày 1/10 theo dương lịch) và hari raya Idul Adha(diễn ra 70 ngày sau Idul Fitri, tức ngày hôm nay ":) Lịch sử, nghi thức, nội dung hai ngày lễ này thế nào... thì lúc khác kể vậy, dài dòng lắm!
Hix, nhắc đến Tết lại thấy nôn... và buồn, muốn khóc wé ih >.<"


@hongha83: có chi mà bất ngờ hẻ anh ":)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Đôi dòng phân tích bài thơ "Terompet Tahun Baru" của Jokpin

Diễn nghĩa
"Đêm giao thừa, tôi và mẹ cùng đi đến trung tâm thành phố để mừng năm mới. Trong khi đó cha lại muốn ở nhà để làm bạn cùng tờ lịch trong những thời khắc cuối cùng của năm cũ. Trên đường, tôi tìm thấy một cây kèn trompet màu tía và vội nhặt lên. Tôi lau sạch nó rồi thử thổi nhưng không thành tiếng. Khi tôi hỏi mẹ tại sao cây kèn đó câm thì bà trả lời có lẽ vì nó được làm từ giấy lịch."

Bài thơ dựa trên thói quen đón mừng năm mới tại các thành phố ở Indonesia và trong đó Jokpin kể đến một sự việc rất bình thường: "cây kèn trompet (giấy) không kêu". Vậy cái hay bài thơ nằm ở đâu qua một câu chuyện đêm giao thừa bình thường đến vậy (bài thơ này được đăng trong tập 100 bài thơ hay nhất Indonesia năm 2008)!?
Phải nói, cái hay của thơ Jokpin là ẩn ý mà nhà thơ gửi đến qua những sự việc ngỡ là bình thường nhất, đến độ "cái quần" cũng khiến người đọc ngẫm suy. Thế, nếu để ý kỹ, hình tượng hoá và xâu chuỗi các hình ảnh: "Ibu-người mẹ", "Ayah-người cha", "tahun baru-năm mới", "kalender-tờ lịch" và "terompet-cây kèn" trong bài thơ, ta sẽ nhận được một lời thì thầm, trăn trở của Jokpin - sự giằng co giữa "tình cảm và lý trí". Xem "ibu-người mẹ" là phần lý tính của nhà thơ (hoặc rộng hơn là của tôi-con người), trong khi "ayah-người cha" là phần lý trí; "tahun baru-năm mới" và "kalender-tờ lịch" là biểu tượng của "mới và cũ" và "malam tahun baru-đêm giao thừa" chính là thời khắc lựa chọn, là điểm chuyển tiếp giữa cũ và mới, giữa cái sắp mất đi và cái sẽ đến; tôi sẽ kể lại bài thơ thành một câu chuyện thế này,

"Khi phải lựa chọn, con người lý tính trong tôi bảo hãy vui vẻ đón nhận cái mới sẽ đến mặc dù phần lý trí lại cứ nuối tiếc mãi cho những điều sắp mất."

Ở đầu bài thơ, câu thứ 2, Jokpin đã dùng từ "meramaikan - tức khuấy động/enlive" chứ không hề bảo "tham gia vào không khí náo động" (menikmati keramaian) của đêm giao thừa! Rõ ràng chủ thể làm cho đêm giao thừa/thời khắc đón cái mới náo động là "tôi và mẹ", chứ không phải tự cái thời khắc đó đã vui tươi (đúng như cụ Nguyễn Du từng nói "Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ). "Tôi" đi với "mẹ" đến cái năm mới/đón cái mới, để "khuấy động" nó, mặc dầu trong tâm "tôi" vẫn nghĩ đến "cha" đang lặng lẽ bên "tờ lịch của năm cũ", chờ đợi những khắc cuối cùng. Thả cho suy nghĩ đi xa hơn một ít, có thể chăng người đọc nhìn nhận "ngôi nhà" mà người cha đang luyến tiếc cái cũ chính là đất nước trong khi "trung tâm thành phố" tức cái "ngoài nhà" là một cái gì đó "ngoại"! Có thể chuyển hóa không nội dung bài thơ thành một cuộc giằng co nội tâm giữa "cũ/nội" và "mới/ngoại" ở đây? Nhưng dù thế nào đi nữa, cũng cần phải khẳng định, tại thời khắc chuyển giao cũ-mới này, Jokpin không dùng dằng níu kéo cái cũ, vì rõ ràng cả "mẹ và cha" đều đón "năm mới", nhưng theo những cách khác nhau, "háo hức-lặng lẽ". "Cái mới" trong bài thơ đến như một lẽ tất nhiên đối với nhà thơ, không thể khác biệt, chỉ là có chút gì đó còn nuối tiếc với điều cũ.
Và trong đoạn thơ thứ 2, sự nuối tiếc đó được Jokpin "đặt" vào đêm giao thừa qua hình ảnh "kèn terompet". Tại sao cây kèn "terompet" - một món đồ góp phần tạo nên không khí sôi động của thời khắc giao thừa, "Selamat tahun baru... Tettt... tettt.. teeeooottt...", lại nằm "sóng soài bên đường"? Tại sao cây kèn lại màu tía - màu ký ức, nhung nhớ,...? Và không lạ sao, khi "tôi" - một công dân thành phố lại nhặt một món đồ "đánh rơi", "bẩn", và "kém giá trị" (nên nhớ kèn trompet với giá 6.000 rupiah chẳng phải món đồ đắt đỏ gì) như thế, và còn nhặt một cách "vội vàng" chứ không hề ngần ngại!? Đọc đoạn thơ thứ 2 này, người đọc có thể thấy rõ sự háo hức của nhà thơ khi nhặt lấy "kèn terompet cũ màu tía, như thể nói rằng "tôi" dù đã biết không thể chối bỏ "cái mới" nhưng thật tâm luôn mong có thể giữ lại những "cái cũ".

"Tôi nhặt cây kèn trompet cũ, lau sạch nó và cố thổi mấy lần"

có thể hiểu như,

"[/i]Tôi cố gắng làm mới lại cái cũ và dùng nó trong thời điểm cái mới đang tới[/i]"

Một cố gắng hòa hợp giữa cái cũ và mới!? Nhưng tiếng kèn terompet như một dấu hiệu tiễn cũ đón mới, khi cố thổi bằng một "cây kèn cũ màu tía" lại lặng câm, không thành tiếng! "Tại sao cây kèn đó lại câm?", "tôi" hỏi với "mẹ", và đây là câu trả lời,

"Có lẽ vì được làm từ những tờ giấy lịch..."

Một sự thật hiển nhiên từ cuộc sống được Jokpin vận dụng ở đây vì rõ ràng là "kèn terompet" đón năm mới tại Indonesia đa phần đều được làm từ giấy lịch cũ, và đôi lúc không thể kêu thành tiếng (do chất lượng chế tác kém). Nhưng nhà thơ đã tài tình khi sử dụng hình ảnh đó vì lời lý giải của "mẹ" lại dẫn người đọc nhớ ngay đến hình ảnh "người cha lặng lẽ tại nhà bên tờ lịch trong những thời khắc cuối cùng..." Có thể chăng, tờ giấy lịch làm nên "cây kèn màu tía" này là tờ giấy lịch mà "người cha kề bên"? Năm cũ đã hết, 24h00, tờ lịch chết và được làm thành chiếc kèn-đón-năm-mới... và chiếc kèn đó câm!!!
Đến cuối bài thơ, Jokpin đã thành công khi đặt vào một chấm lặng: "cây kèn terompet câm", và người đọc không thể không tự đặt cho mình câu hỏi, "Điều gì câm lặng cùng cây-kèn-giấy-lịch đó? Cái mới đang đến hay chính là tôi trong cái mới đó..."



Tam Diệp Thảo
(Yogya, 08.12.2008)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Kèn trompet năm mới
      (Jokpin)

Thành phố đêm giao thừa
tôi dạo đến trung tâm
cùng mẹ mừng năm mới.
Cha riêng mình lặng lẽ
bên tấm lịch ở nhà
ông chẳng nỡ rời xa
nặng lòng câu giã biệt.

Này, cây kèn trompet
ai rớt lại bên đường
tím màu, tôi chợt thấy
Tôi nhanh tay nhặt lấy
bằng vạt áo sạch lau
rồi đặt miệng thổi vào
mấy lần đều câm tiếng.

Mẹ ơi sao lại thế
kèn năm mới lặng câm?

Sau thoáng chốc trầm ngâm
có lẽ, mẹ thì thầm,
vì làm từ giấy lịch.

(Yogyakarta, 08.12.2008)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]