Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Vanachi

Nhắc tới cái tên này chắc đến tận bây giờ vẫn còn rất nhiều tranh cãi về khả năng thống trị của nó, nhưng một điều có lẽ ai cũng thừa nhận rằng mặc dù từ khi ra đời cho đến nay, Java đã có những thành công không thể phủ nhận, nhưng những gì nó đã làm chưa đủ làm hài lòng những ai đã từng kỳ vọng vào nó. Hôm nay ngồi chán viết bài này một là muốn ai vãn cho sự chết yểu của Java, hai là muốn nhìn lại một quá trình khắc nghiệt hiếm có từ khi sinh ra đến lúc suy tàn của một ngôn ngữ - "mạnh" mà vẫn chết (có thể nhiều người vẫn phản đối nhưng theo ý kiến cá nhân, với sự sống lay lắt như hiện nay thì mình coi như Java đã đến hồi kết).

Trong hơn 1 thập kỷ, từ năm 1995, Java đã làm được những gì ? Đúng như ý tưởng then chốt đã thai nghén ra nó và được xuyên suốt một cách triệt để, Java đã xâm nhập vào hầu hết mọi khía cạnh công nghệ. Thế nhưng chỉ xâm nhập thôi thì chưa đủ, vì sức mạnh tổng thể của nó không đủ bù đắp cho những yếu kém cụ thể của nó trong từng lĩnh vực, khi mà điểm mạnh nhất của nó cũng lại là một trong những điểm yếu nhất, không gì khác chính là independence. Người ta - cầm đầu là Sun - đã đặt cược vào đó quá nhiều, và trả giá cho nó quá nhiều.

Quay lại với sự ra đời của Java, khi đó người ta kỳ vọng nó sẽ là một ngôn ngữ của tương lai. Hiện tại - tương lai của quá khứ - đã đến, nhưng Java không những vẫn chưa có đủ miếng bánh mà nó từng tham vọng, mà nó có lẽ còn đang đứng trước nguy cơ sẽ không bao giờ có được! Thời điểm Java ra đời so với hiện tại đã có quá nhiều thay đổi. Có lẽ trong quá trình triển khai người ta mới nhận ra rằng người dùng không hề dễ dãi trước sự dễ dãi của họ. Thật đáng buồn cho Java khi mà người ta nhận ra rằng nó rất hay và tốt chỉ khi học nó và đọc về nó, còn đến khi ứng dụng thì lại thấy nó ..chẳng hay chút nào. Điều đó đang đặt Java trước nguy cơ mãi mãi chỉ là ngôn ngữ trên sách vở.

Khi mới xuất hiện, thị trường Java muốn tấn công đầu tiên chính là desktop apps, không khó hiểu vì vào thời điểm đó nó không có nhiều lựa chọn, thị trường phần mềm khi đó vẫn đang xoay quanh bài toán desktop app. Mấy năm trôi qua, Java vẫn chỉ như một cái mốt cửa miệng, thậm chí cho đến tận bây giờ thì cái tên đó mặc dù đã cũ mà nó vẫn chưa bao giờ chiếm lĩnh được desktop apps một cách đáng kể! Bất chấp ngay từ đầu đã có rất nhiều người cảnh báo, nhưng có lẽ phải đến khi nhập cuộc người ta mới thấy rằng triển khai những phần mềm đóng gói có quy mô không hề đơn giản chút nào, thậm chí có những khía cạnh đau đầu về mặt kỹ thuật vì kém cỏi trong giao tiếp với OS, chẳng khác nào tự mình chặt tay mình. Sự ra đời như trả đòn của .NET đã chính thức đặt dấu chấm hết cho tham vọng hiện diện của Java trên thị trường desktop! 10 năm chào mời, người ta vẫn chưa thấy một phần mềm đóng gói tên tuổi nào được viết bằng Java! Liệu có nên nói đến một lý do chủ quan là sự nhúng tay của người khổng lồ MS nữa không ?

Thị trường theo đuổi tiếp theo của Java là Internet, cụ thể là web, bao gồm cả servlet, JSP và applet. Cũng chẳng có gì đáng để nói nhiều, servlet/JSP thì chưa bao giờ lên xới được khi có sự hiện diện của PHP và ASP.NET, còn applet thì bị knock-out bởi flash khi mới mon men được lên. Có lẽ đây cũng là điều dễ hiểu, ASP vẫn gắn bó truyền kiếp với Win+IIS+SQL server hoặc Oracle, PHP thì là con cưng của cộng đồng mã mở và cấu kết chặt chẽ với Linux+Apache+MySQL (LAMP), trong khi servlet/JSP chỉ như một đứa con lai của đủ các thứ màu da, nhà nào nó cũng có thể vào nhưng lại không ai dám đứng ra nhận nó làm con mình, vậy mà thị trường web thì lại rất nhạy cảm với server và DB. Còn applet thua cuộc vì sao, có lẽ ở tính phức tạp của nó so với flash. Mặc dù ra đời sau nhưng chính flash đã bóp nghẹt cả applet lẫn ActiveX. Hiện nay lại có thêm AJAX thì rõ ràng người ta không còn lý do gì để dùng đến applet nữa.

Có lẽ những gì còn lại hiện nay có thể cứu rỗi được linh hồn Java chỉ còn là thị trường cho các thiết bị cầm tay. Đây chính là mảnh đất "di dân" cho Java, nó không phải là một thị trường nhỏ và đang bùng nổ mạnh nhưng hiện tại còn quá sớm để có thể nói rằng Java sẽ sống sót được ở đó hay không. Xét cho cùng J2ME nhảy vào đó chủ yếu vì nó gần như là ngôn ngữ duy nhất cho cả cộng đồng này, nhưng nếu nói nó đã thống trị được thị trường này thì có lẽ còn quá vội vàng, vì những gì người ta đã làm với nó vẫn chưa đủ ấn tượng. Hãy thử nhìn lại, trên desktop và server, yêu cầu performance cũng như hạn chế bộ nhớ/dung lượng ít khắc nghiệt hơn trên các thiết bị này rất nhiều mà Java còn không đứng nổi, thì với lý do gì người ta tiêu tốn cho một JVM. Chắc chắn sớm muộn rồi sẽ có một công nghệ nào đó ra đời và hất cẳng Java ra khỏi đây... Sự chọn lọc tự nhiên đối với công nghệ sẽ loại bỏ đứa con lai nhân tạo không mang bất cứ một tính trạng vượt trội nào ..như Java.

(http://annonymous.online.fr/Blog/index.php?/archives/200-Java,-AEaa-con-lai-c-cn-AEat-sang.html)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vết ngọc

Thật đáng buồn, nhưng có lẽ vẫn phải chấp nhận thực tế. Tuy nhiên Java vẫn được yêu thích từ phía những lập trình viên vì nó có mã nguồn khắp nơi trên mạng. Tôi cũng rất yêu Java nhưng vẫn phải làm việc bằng ngôn ngữ khác. đọc bài này lại thấy buồn hơn một chút, dù đã biết vậy rồi.
Tôi muốn nhìn trái đất từ mặt trời
Muốn chạm vào con người từ ngọn cỏ
Muốn nghe trái tim từ một hồng cầu nhỏ
Muốn hiểu mình qua một chiếc hôn sâu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]