Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [72] [73] [74] [75] [76] [77] [78] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

3.

Rất lâu sau đó, người ta mới dần dần hiểu nổi Dương Quá. Nếu chúng ta không mang kính đen như Hoàng Dung, ngay từ đầu nhìn Dương Quá, thì sẽ phát hiện gã lãng từ phản bội, tâm tư thay đổi bất định, hành vi xấu không sửa, nhân phẩm khó phân thiện ác ấy, có tính cách kỳ thực vô cùng đơn giản. Chỗ dựa cho hành vi của chàng chẳng qua chỉ là ai đối xử chân tình với chàng, thì chàng báo đáp gấp bội; ai không tốt với chàng, dĩ nhiên chàng sẽ không chút khách khí. Mà khát vọng tâm lý của chàng chỉ là được người quan tâm yêu mến thật tình. Dương Quá chẳng qua là một đứa trẻ mồ côi thiếu sự quan tâm của người đời, nên mong mỏi được quan tâm. Hãy nhìn lại quãng đời Dương Quá, ta sẽ hiểu, sở dĩ Dương Quá thuỷ chung chân tâm thành ý yêu quí, ngưỡng mộ Âu Dương Phong, hoàn toàn không phải là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, mà vì đàng sau những lời lẽ bá đạo, điên điên khùng khùng của đối phương, Dương Quá cảm nhận tình cảm yêu thương chân thành của một người cha. Một chút quan tâm của Âu Dương Phong đối với Dương Quá, sẽ được phóng đại lên gấp trăm lần trong tấm lòng Dương Quá là kẻ chưa từng thấy mặt cha.

Đối với một người dành cho chàng sự quan tâm yêu thương của một người cha như thế, khoan nói Dương Quá chưa biết y là người thế nào, cho dù biết Âu Dương Phong là một đại ma đầu bị mọi người trong võ lâm căm ghét, chàng cũng sẽ yêu quý và bảo vệ y hệt như thế. Cũng vậy, ngay lần đầu gặp Tôn bà bà của phái Cổ Mộ, Dương Quá đã không chút do dự hoàn toàn tin cậy bà, bởi vì chàng nhận ra ánh mắt hiền từ đầy tình yêu thương trên bộ mặt xấu xí của bà! Tôn bà bà chết đi, khác với thái độ thản nhiên của Tiểu Long Nữ, Dương Quá khóc rống lên, đau đớn vô cùng. Thậm chí chàng không nỡ đóng ngay nắp quan tài, vì muốn được ngắm bà lâu hơn lần cuối, khiến Tiểu Long Nữ chẳng hiểu vì sao, thật ra chỉ vì người chết nằm kia là người vào phút cuối cùng trên thế gian còn dành cho chàng tấm lòng của người mẹ. Quan hệ với Tiểu Long Nữ càng mang tính điển hình. Dương Quá sở dĩ nhanh chóng coi Tiểu Long Nữ là người thân của mình, hoàn toàn không phải vì chàng không còn biết đi đâu nương nhờ, mà vì chàng nhanh chóng phát hiện cái con người mặt lạnh, tim càng lạnh hơn kia, khi đánh chàng càng về sau càng nhẹ dần!

Tiểu Long Nữ lần đầu đánh người, có ý thương tình hay không, thật khó tìm ra bằng chứng, cũng chẳng thể nói đó là sự quan tâm gì cả, song cậu bé mồ côi Dương Quá mẫn cảm và thông minh cảm nhận được tín hiệu quan tâm ấm áp. Thế nhưng trên thế gian, người quan tâm yêu quí Dương Quá hơn cả, rõ ràng là Quách Tĩnh, mà Quách Tĩnh đúng là dành cho Dương Quá tình cảm của một người cha thật sự. Tại sao hồi đầu Dương Quá không cảm nhận, thậm chí nhiều năm sau mới hiểu và cảm kích ? Nguyên nhân bề ngoài, tựa hồ là do Dương Quá nghi ngờ vợ chồng Quách Tĩnh gây ra cái chết của cha chàng, dĩ nhiên không thể thân thiết được. Thực ra nguyên nhân sâu xa không phải ở đó, mà là ở chỗ, thứ nhất, vợ chồng Quách Tĩnh vừa gặp Dương Quá đã thể hiện một sự quan tâm rất không bình thường, khiến cậu bé Dương Quá lưu lạc giang hồ khó tin, trên thế gian lại có người coi cậu như con đẻ được sao?

Thứ hai, điều quan trọng là Hoàng Dung vừa gặp cậu đã nhìn bằng ánh mắt nghi ngờ, căm ghét; từ đó đưa về đảo Đào Hoa, cho đến khi nhận cậu làm đệ tử, xem ra đối với cậu không tệ, nhưng vẫn luôn luôn nghi ngờ và cảnh giác đối với cậu. Một người mẫn cảm như Dương Quá lẽ nào không nhận biết? Hoàng Dung không cho cậu làm đệ tử của Quách Tĩnh, mà muốn tự mình dạy cậu; không dạy cậu võ công, chỉ dạy đọc viết, Dương Quá làm sao tin Hoàng Dung thật bụng quan tâm tới cậu ? Nói ra e có người không tin, nhưng trong lòng Dương Quá, điều quan trọng nhất lại chính là thái độ của vợ chồng Quách Tĩnh. Trong tiềm thức của mình, Dương Quá coi vợ chồng Quách Tĩnh như cha mẹ mình, suốt quá trình trưởng thành chỉ mong mình có thể làm con của họ, chỉ mong họ nhìn cậu bằng ánh mắt của cha mẹ. Càng mong mỏi, cậu càng mẫn cảm; càng mong mỏi nhiều, càng đòi hỏi khắc nghiệt hơn.

Tôi nói, trong tiềm thức của mình, Dương Quá coi vợ chồng Quách Tĩnh như cha mẹ, bằng chứng là sau khi Dương Quá đã trưởng thành, từ núi Hoa Sơn trở về, chàng cố ý xé quần áo rách thêm, đánh vào mặt cho có vết thâm tím, cải trang thành một kẻ ăn mày thiểu não, tìm tới chỗ vợ chồng Quách Tĩnh, để xem thái độ của vợ chồng họ đối với chàng như thế nào. Nếu Dương Quá không coi trọng thái độ của họ, thì cần gì chàng phải làm như thế? Sau đó, khi Hoàng Dung lần đầu tiên vui vẻ với chàng, nói với chàng những lời đúng như của một người mẹ, thì Dương Quá đã trưởng thành tại sao lại cảm động rưng rưng nước mắt, khóc không thành tiếng, hận không được gọi Hoàng Dung hai tiếng “Mẹ ơi” ? Qua đó đủ thấy, giả sử năm xưa Hoàng Dung không có định kiến đối với Dương Quá, coi chàng như con,thì đã có thể làm thay đổi lập trường và đường đời của Dương Quá.

Cũng vậy, giả sử Kha Trấn Ác không hùng hổ thét lác đối với cậu bé, thì Dương Quá đâu có hỗn láo với sư tổ để bị đuổi ra khỏi đảo ? Giả sử đạo sĩ phái Toàn Chân Triệu Chí Kính yêu đệ tử như con, thì Dương Quá đâu có phản xuất sư môn ? Hoàng Dung bảo Dương Quá tâm tư phức tạp, nàng bao lâu nay không thể đoán biết tâm sự của Dương Quá, nguyên nhân thật ra hoàn toàn không phải tại cậu bé Dương Quá có tâm sự rắc rối gì, mà chỉ là do Hoàng Dung chưa hề nhìn Dương Quá bằng ánh mắt hiền từ và tín nhiệm, cho nên không thể nhận biết tâm tư cậu bé kỳ thực hết sức đơn giản. Hãy yêu nó như một người mẹ, nó sẽ là đứa con có tấm lòng son với nàng. Tiếc rằng họ không yêu Dương Quá, nên không thể hiểu được nó. Đó là nỗi ân hận trong cuộc đời Hoàng Dung, cũng là nỗi bất hạnh của cuộc đời Dương Quá.


CUỐI

Có lẽ đấy là số phận. Tôi không định nói đến cái gọi là “mệnh trời” thần bí không thể đoán biết, mà muốn nói đến quan hệ phức tạp, xung đột, mâu thuẫn giữa cá nhân với xã hội, tình cảm với đạo đức, cá tínhđột xuất với quan niệm truyền thống. Là con trai của Dương Khang, mồ côi mẹ, điều đó ở mức độ rất lớn đã quyết định số phận bất hạnh của Dương Quá. Thân thế đó không chỉ quyết định tính cách và tâm trạng của Dương Quá, đồng thời còn khiến chàng mang theo một thứ gen đường truyền “tội lỗi”, bởi lẽ chàng là con của Dương Khang.

Hoàng Dung trước sau không ưa, không tin cậy Dương Quá, một nửa là do bản thân tính cách của Dương Quá, một nửa kia là vì phụ thân của chàng. Ngược lại, Dương Quá chính vì không thể quên cái chết của phụ thân, không thể gạt bỏ mối thù giết cha, không biết rõ chân tướng cuộc sống của cha và gia đình, cho nên đối với vợ chồng Quách Tĩnh trước sau cứ nuôi hiềm khích, thậm chí dự tính giết họ để báo thù. Do nguyên nhân lịch sử đó, Dương Quá trước sau không thể thực sự hoà nhập vào gia đình Hoàng Dung, khiến cuộc đời chàng phải bơ vơ lênh đênh. Ở tầng ý nghĩa sâu hơn, số phận Dương Quá là do xung đột giữa khí chất cá tính của chàng với qui phạm xã hội tạo nên. Ở đây cũng tồn tại hai mặt của một vấn đề : một là Dương Quá phải học cách hoà mình vào dòng chủ lưu của xã hội; mặt khác quan trọng hơn, là xã hội phải làm sao khoan dung, tiếp nhận một thanh niên có cá tính nổi bật, tình cảm sôi sục, tâm lý mẫn cảm, hành vi xốc nổi như Dương Quá.

Đây là vấn đề phổ biến của Trung Quốc: truyền thống văn hoá lễ giáo xung đột với tính người của một cá thể. Xung đột giữa Dương Quá với Quách Tĩnh, Hoàng Dung đại diện cho dòng chủ lưu của xã hội, kỳ thực không chỉ dừng ở việc chàng yêu và muốn kết hôn với sư phụ Tiểu Long Nữ của mình; thực ra, mỗi lần Dương Quá phản bội sư môn, đối kháng với qui phạm truyền thống của xã hội, đều là một xung đột điển hình giữa văn hoá với tính người, xã hội với cá nhân. Trong bối cảnh lịch sử của thời Dương Quá sống, các xung đột ấy đương nhiên không thể hoá giải; lễ giáo truyền thống và quan điểm giá trị là không thể hồ nghi, càng không được dao động, cá nhân nhỏ bé và yếu ớt chống lại truyền thống lễ giáo ấy đương nhiên là kẻ có tội và bị trừng phạt.

Tôi đoán Kim Dung tiên sinh khi viết chuyện Dương Quá nhất định có dựa trên sự thể nghiệm thống khổ của bản thân tiên sinh. Bản thân tác giả hồi học trung học và đại học từng hai lần vi phạm nội qui của nhà trường, “phản xuất sư môn”, hai phen bị các sư môn của ông “khuyên hãy rút lui”, rất giống với những gì Dương Quá trải qua. Chứng tỏ vấn đề mà Dương Quá vấp phải đến giữa thế kỷ hai mươi vẫn tồn tại, bạn đọc hôm nay sẽ có cách lý giải chính xác về vụ này. Dương Quá khổ sở một đời vì cá tính của chàng quá nổi bật, có điểm giống thanh niên phong trào “Ngũ tứ” , đánh giá lại hết thảy các giá trị văn hoá, tình cảm, lý tính và nhân tính. Một người như thế, đương nhiên sẽ không được dòng chủ lưu của xã hội tiếp nhận, càng không được hoan nghênh nhiệt liệt. Cho nên dù có trở thành Thần điêu đại hiệp được dân gian ngưỡng vọng, chàng cũng chỉ là một kẻ “ngoài lề” ẩn hiện giữa sơn lâm, cách xa trần thế giang hồ.

Đương nhiên, lại chính vì cá tính nổi bật, lại hiên ngang tung hoành, nên tuy bị đau khổ ngoài sức tưởng tượng, song cuối cùng trên đỉnh Hoa Sơn tượng trưng lịch sử chính tông, tên chàng được xếp trong “Càn khôn ngũ tuyệt” tối cao, ngang với đại hiệp Quách Tĩnh. Hơn nữa, trong số các nhân vật chính của tiểu thuyết Kim Dung, người thực sự đi con đường riêng, có thể tự mình sáng tạo ra môn võ công mới, chỉ có Dương Quá mà thôi. Có điều là tên môn võ công do Dương Quá sáng tạo mang tên “Ảm nhiên tiêu hồn chưởng”. Lúc ấy “chàng chỉ còn một cánh tay, không thể thủ thắng bằng cách biến hoá chiêu số, nên cố ý làm cho môn võ công của mình trái ngược với đạo lý võ học”. (XemThần điêu hiệp lữ). Một pho võ công có thể nói tổng kết và phản ánh rõ nhất tâm lý, tính cách và chuyện cuộc đời Dương Quá. “Bồi hồi không cốc” (quanh quẩn hẻm núi), “Lực bất tòng tâm”, “Hành thi tẩu nhục” (Cái xác biết đi), “Phế tẩm vong thực” (Quên ăn quên ngủ), “Cô hình chích ảnh” (vò võ một mình), “Lục thần bất an”, “Cùng đồ mạt lộ”, “Diện vô nhân sắc” v.v... là tên các chiêu thức võ công, đúng ra là nhận xét của Dương Quá về những gì chàng phải trải nghiệm trong đời.

Đến đây, tin rằng những độc giả có tình sẽ giống như Quách Tương, thoạt tiên cảm thấy buồn cười, sau đó nước mắt giàn giụa. “Cố ý trái ngược với đạo lý võ học” không chỉ là điểm mấu chốt của pho võ công mới, cũng là điểm mấu chốt của tính cách Dương Quá, hoặc nói là điểm mấu chốt của hình tượng Dương Quá do tác giả tạo nên. Dương Quá đã cống hiến tất cả cho cái thế giới ấy, có được kinh nghiệm đau đớn “ảm nhiên tiêu hồn”, “đời người bất như ý chiếm đến tám, chín phần”. Viết đến đây bất giác tự hỏi, để xảy ra chuyện đó rốt cuộc là bản thân Dương Quá, hay là cái thế giới sinh ra chàng?
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

16.
QUÁCH PHÙ
Không hiểu gì tâm lý


Nói đến Quách Phù, tôi đoán rất nhiều người không có ấn tượng tốt về nàng ta, hoặc không có ấn tượng gì cả. Cho nên bàn về Quách Phù, chỉ e bạn đọc sẽ không mấy hứng thú. Trong bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ của Kim Dung, Quách Phù là trưởng nữ của đại hiệp Quách Tĩnh và nữ kiệt Hoàng Dung, song hình tượng nhân vật này lại không mấy sáng sủa, cô em gái Quách Tương của nàng ta còn để lại ấn tượng tết đẹp hơn nhiều. Nhưng nếu xét từ một góc độ khác, kết luận rút ra có lẽ sẽ khác hẳn. Xét về ý nghĩa thuần tuý văn chương, nhất là “nhân học” hoặc tâm lý học, hình tượng Quách Phù e rằng có giá trị hơn hẳn các danh nhân võ hiệp như phụ thân Quách Tĩnh, mẫu thân Hoàng Dung, muội muội Quách Tương, ông ngoại Hoàng Dược Sư và sư gia Phi thiên biển bức Kha Trấn Ác của nàng ta. Cũng tức là nói, nếu không chỉ bàn về võ hiệp, mà còn bàn về nhân văn, thì hình tượng Quách Phù đáng được nghiên cứu hơn thân nhân của nàng rất nhiều.


1.

Trước hết, tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Quách Phù không theo tư duy lôgich truyền thống Trung Quốc rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con biết đào hang (Cha nào con nấy), mà là căn cứ lôgich cuộc sống và tính khả thể. Kết quả là một mặt, ngoại hình của Quách Phù thì kế thừa ưu điểm của cha mẹ, từ bé đã xinh xắn, khiến các gã thiếu niên chuộng sắc mê mệt; mặt khác, phẩm chất bên trong thì lại kế thừa khuyết điểm của cha mẹ , tức là cái ngu của Quách Tĩnh và sự tuỳ hứng làm bừa của Hoàng Dung. Tôi thường nghĩ rằng đứa con gái Quách Phù đúng là một sự châm biếm đối với vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung, hoặc nói theo kiểu các cụ, đúng là một sự báo ứng khó hiểu. Tại sao Quách Phù không kết hợp ưu điểm chất phác đôn hậu của Quách Tĩnh và sự thông minh linh lợi của Hoàng Dung, mà lại kế thừa khuyết điểm của họ? Cái này để cho di truyền học nghiên cứu.

Tôi chỉ nghĩ rằng, ngoài yếu tố di truyền, còn có vấn đề giáo dục của gia đình. Về mặt này, trong sách viết rất rõ , Hoàng Dung đối với cô con gái này từ bé đã nuông chiều quá độ, cho nó muốn gì được nấy; còn Quách Tĩnh dù muốn dạy nó, liền bị Hoàng Dung ngăn cản, cho nên mỗi lần dạy con, Quách Tĩnh chỉ đầu voi đuôi chuột, doạ suông; Quách Phù càng được thể, không sợ ai hết. Các thứ côn trùng, chim muông trên đảo Đào Hoa đều bị Quách Phù tàn sát, chó gà cũng không ngày nào được yên. Hoàng Dung nhìn mà như không thấy, Quách Tĩnh buồn bực khó nói. Kết quả là Quách Phù cô nương, hòn ngọc của Quách đại hiệp và Hoàng nữ kiệt tuy xinh tươi đáng yêu như một đoá phù dung, song cũng như đoá phù dung chỉ nổi trên mặt nước, chỉ có bề ngoài, chữ “Phù’ bao hàm cái nghĩa nông nổi, nhẹ dạ. Hình tượng nhân vật Quách Phù dễ gợi người ta nghĩ đến “con ông cháu cha”, nó như một sự nhắc nhở, cảnh tỉnh về văn hoá: trung hậu như Quách Tĩnh, thông minh như Hoàng Dung, đều chưa thể nuôi dưỡng nên đứa con ưu tú; chưa chắc đã bằng một gia đình địa vị thấp kém. Dĩ nhiên tiểu thuyết của Kim Dung hoàn toàn không phải là một bài học “dạy đời” kiểu cũ, ở đây tôi cũng không đàm luận về triết lý giáo dục, rút ra câu cách ngôn nào cả. Tôi chỉ muốn tìm hiểu chỗ dựa và nguồn gốc tính cách của Quách Phù.

Tôi muốn nói rằng cách viết của Kim Dung rõ ràng phá vỡ thường qui của tiểu thuyết võ hiệp, đưa vào đó kinh nghiệm sống của mình. Như đã nói, đặc điểm nổi bật trong tính cách của Quách Phù là chữ “phù’ : nông nổi. Nghĩ cho kỹ, thấy Quách Phù hoàn toàn không chậm hiểu như phụ thân Quách Tĩnh, trí óc không phải loại kém phát triển. Quách Phù sở dĩ không thể thành tài, võ công trước sau chỉ thuộc hạng hai, hạng ba, nguyên nhân chủ yếu nhất chỉ là ở chữ “phù’ kia. Quách Phù nông nổi, nôn nóng, không thể khắc khổ dụng công như phụ thân Quách Tĩnh của nàng; đồng thời lại không thể nghe một biết mười như mẫu thân Hoàng Dung; đã không thông minh lại lười biếng, dĩ nhiên không thể trở thành cao thủ võ công hạng nhất. Kiêu ngạo và nôn nóng là hai trở ngại lớn nhất cản trở sự phát triển tâm trí của Quách Phù. Về điểm này, nói không đủ trí lực cũng đúng, song đúng hơn là sự hạn chế về tính cách.


2.

Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Quách Phù khôngchỉ ở chỗ nàng không thành tài, mà con đường nên người của nàng cũng không suôn sẻ. Chữ “phù’ không chỉ thể hiện ở võ công, mà càng rõ hơn ở lĩnh vực tình yêu. Tình yêu của Quách Phù có thể chia thành ba giai đoạn, hoặc nói là ba lớp khác nhau. Giai đoạn thứ nhất, Quách Phù với huynh đệ họ Võ thanh mai trúc mã, chơi với nhau từ bé, giữa hai anh em nàng không biết chọn ai. Chuyện này có thể chia làm mấy lớp, lớp thứ nhất, Võ Đôn Nhu tuy không nho nhã, song được cái đôn hậu, vững vàng; Võ Tu Văn tuy không văn vẻ, song cũng lanh lợi hoạt bát. Hai anh em, mỗi người có ưu điểm riêng, khiến Quách Phù trước sau không biết đàng nào mà chọn. Trong quá trình trưởng thành của thiếu niên nam nữ, có những tình huống rất khó nói, được tác giả miêu tả cực kỳ khéo léo. Hay hơn nữa là khi anh em họ Võ muốn giành Quách Phù lại đi tàn sát lẫn nhau, thì Dương Quá lại khéo léo dùng kế “rút củi dưới nồi”, khiến huynh đệ họ Võ tuyệt vọng bỏ đi.

Không lâu sau họ yêu người khác, còn Quách Phù thì cũng dành tình yêu cho người mới quen là Gia Luật Tề. Yêu Gia Luật Tề là giai đoạn thứ hai trong đời sống tình cảm của Quách Phù, cũng là lớp thứ hai trong cảnh giới tinh thần của nàng. Bất kể về võ công hay nhân phẩm, Gia Luật Tề đều cao hơn anh em họ Võ, song đó chưa phải là lý do quan trọng nhất khiến Quách Phù yêu Gia Luật Tề. Dĩ nhiên Quách Phù vị tất đã biết vì sao nàng yêu Gia Luật Tề; chúng ta phải tìm giúp nàng vậy. Thứ nhất, tính cách và nhân phẩm của Gia Luật Tề rất giống Quách Tĩnh. Đối với một thiếu nữ tâm trí không sâu sắc như Quách Phù, hình ảnh người cha đáng kính đáng yêu thực ra đã sớm trở thành mẫu mực vô hình, nàng yêu Gia Luật Tề chính là tiếp nhận mẫu mực kia mà không cần suy nghĩ gì cả. Thứ hai, anh em họ Võ tính cách tuy khác nhau, song đối với Quách Phù thì họ có một điểm rất quan trọng giống nhau, ấy là cả hai nem nép vâng lời Quách Phù vô điều kiện. Quách Phù đã quen và thích thú sắm vai nàng công chúa kiêu ngạo trước mặt hai anh em nhà họ Võ, muốn sao được vậy, còn Gia Luật Tề thì xuất thân cao quí, nàng không thể tuỳ tiện sai phái như nô lệ. Đây là mâu thuẫn có tính bản năng trong lòng Quách Phù : nàng thích anh em họ Võ, song lại kính trọng Gia Luật Tề. Giữa cá và bàn tay gấu, chỉ được chọn một món, dĩ nhiên nàng bỏ hai con cá nhỏ để lấy bàn tay gấu.

Điều bất ngờ là ở chỗ khi chúng ta cũng như QuáchPhù tưởng rằng Gia Luật Tề là chỗ nương nhờ tình cảm cuối cùng của nàng, thì ở phần cuối bộ tiểu thuyết, tác giả lại bộc lộ bí mật lớn nhất của tâm sự Quách Phù. Ấy là Quách Phù khi đã ngoài ba mươi tuổi và lấy chồng nhiều năm, mới “đột nhiên” phát hiện bí mật lớn nhất của tâm sự mình: thì ra người mà nàng yêu sâu sắc, tha thiết nhất lại là Dương Quá, oan gia đối đầu từ nhỏ, suốt hai chục năm nay ân oán triền miên, bỏ thì thương, vương thì tội! Miêu tả giai đoạn thứ ba trong đời sống tình cảm của Quách Phù, phải nói là ngòi bút Kim Dung rất tài tình, hoàn toàn bất ngờ đối với người đọc. Mở đầu tác phẩm, căn cứ uyên nguyên lâu dài mấy đời giữa hai họ Quách, Dương, mọi người đều đoán cậu bé Dương Quá với cô bé Quách Phù thể nào cũng sẽ thành đôi vợ chồng, tác giả lại làm cho hai người cứ ngày một xa nhau. Đến cuối sách, khi mọi người sớm đã chấp nhận Quách Phù, Dương Quá mỗi người ai đã yên phận tình cảm người nấy, thì tác giả lại quay ngược trở lại, vén ra bí mật kinh người trong tâm lý Quách Phù. Cái hay thứ hai là rất hợp tình hợp lý.

Mở đầu, Dương Quá và QuáchPhù, giống như câu nói trong bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng “Cái tâm muốn gần, cái ý lại hoá xa”; về sau tình trạng xa nhau không giấu nổi cái tâm muốn gần. Cái hay thứ ba là miêu tả các lớp tình cảm của Quách Phù rất rõ ràng, nói nôm na thì tình cảm của Quách Phù đối với huynh đệ họ Võ là thích, đối với Gia Luật Tề là kính trọng, còn đối với Dương Quá mới đích thực là yêu! Nóicách khác, tình cảm của Quách Phù đối với huynh đệ họ Võ là xuất phát từ bản năng, đối với Gia Luật Tề là lý trí, còn đối với Dương Quá mới đích thực là cao hơn cả bản năng và lý trí, không thể nói sao cho rõ, vừa là yêu vừa là hận. Cái hay nhất của tình tiết này dĩ nhiên là việc khai thác tính cách và tâm lý của Quách Phù. Quách Phù hầu như quá nửa đời người, mới ngẫu nhiên, trên chiến trường quyết đấu sống còn, phát hiện bí mật tâm sự của mình, hiểu ra chân tướng tình cảm của mình, điều này chứng tỏ hành vi, tâm lý và toàn bộ cuộc đời của Quách Phù từ đầu đến giờ chỉ là phần nổi (phù) lơ lơ lửng lửng. Thực ra, trên thế gian đâu chỉ một mình Quách Phù có tâm sự lẫn lộn, nông nổi như thế? Nếu không, người cổ Hi La thông minh đã chẳng nói “Nhận thức được chính mình, đấy là trí tuệ cao nhất của loài người” ?


CUỐI

Cuối cùng, đến khi bộc lộ triệt để bí mật tâm lý của Quách Phù, tác giả mới coi như hoàn thành việc xây dựng hình tượng nhân vật Quách Phù. Điều kỳ diệu là đến lúc này, chúng ta mới phát hiện ấn tượng mà Quách Phù để lại cho ta đã hoàn toàn thay đổi. Nói nôm na, một Quách Phù “đáng ghét” cuối cùng lại hoá thành “đáng thương”. Sự chuyển biến ấy hiển nhiên làm cho hình tượng này có giá trị nhân văn phong phú và là thành công nghệ thuật đáng kể. Nhìn lại Quách Phù, quan hệ ân oán giữa nàng với Dương Quá, quá trình trưởng thành và các sự kiện của đời nàng, chúng ta sẽ có thái độ thông cảm hơn. Ví dụ điển hình là tình tiết Quách Phù chém đứt cánh tay Dương Quá.

Ta thấy đó không chỉ là hành vi nông nổi, hời hợt thiếu suy xét, mà cảm thấy bàng hoàng, phẫn nộ; còn thấy tâm trạng phức tạp của Quách Phù khi đó, vừa vui thích, vừa xấu hổ, vừa lo lắng, vừa hoảng sợ; Quách Phù đúng là hành sự xốc nổi, không suy nghĩ, thường gây hậu quả tệ hại, đồng thời không ngừng tạo nên bi kịch của tính cách - số phận nàng. Cuối cùng, với việc chặt đứt cánh tay Dương Quá, nàng đã vô tình đánh gãy chiếc cầu tình cảm quan trọng nhất nối nàng với Dương Quá. Đến đây chúng ta không đếm thêm các sai lầm của Quách Phù và những biểu hiện đáng ghét của nàng ta nữa, mà chỉ thở dài ngao ngán cho bi kịch của số phận nàng ta. Thực ra thì tính cách của Quách Phù không thể chỉ khái quát trong chữ “phù”. Nói chính xác, tính cách ấy là một trạng thái bệnh, một thứ bệnh tâm lý đến nay vẫn chưa được đặt tên, do đó chúng ta tạm gọi nó là “chứng tổng hợp Quách Phù ”.

Đặc trưng chủ yếu của nó là điều kiện gia cảnh càng thuận lợi, thì tính kiêu ngạo tuỳ hứng càng phát triển sớm, tâm trí phát triển không hay, ý thực độc lập yếu kém, thiếu sót nhân cách càng rõ ràng. Trí lực của Quách Phù nhiều ít khó xác định, song nếu xét kỹ tình cảm, thì ta sẽ có phát hiện lớn, ấy là trước khi hiểu ra chân tướng tâm sự của mình, Quách Phù vẫn chưa hề trưởng thành thật sự về mặt nhân cách tinh thần .Thực ra tác giả đã cung cấp đủ chứng cứ về “tính khí trẻ con” của Quách Phù, chẳng qua chúng ta không “phát hiện” ra mà thôi. Đối với tôi mà nói, cảnh tượng thật sự kinh tâm động phách trong bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ không phải là việc cuối cùng Quách Phù hiểu ra tâm sự của nàng, mà là một chi tiết ở hồi thứ ba mươi lăm rất quan trọng, thường bị người đọc bỏ qua: mấy kỳ nhân võ lâm như Thánh Nhân đại sư, Trương Nhất Manh bí mật đến khuê phòng của cô bé Quách Tương chúc mừng sinh nhật, khi rút đi có viết vào giấy và giắt trên chạc cây cách mặt đất hơn bốn trượng. Quách Phù tự biết không nhảy tới nơi, liền gọi “Mẹ!” Hoàng Dung gật đầu, nhẹ nhàng nhảy lên ... lấy mẩu giấy, đáp xuống.

Tôi bảo chi tiết này kinh tâm động phách, bởi vì một tiếng gọi “Mẹ!” của Quách Phù thốt ra rất tự nhiên, không hề đỏ mặt, tựa hồ nàng không phải là đã ngoài ba mươi tuổi, mà mới lên ba. Có người sẽ biện hộ cho Quách Phù, rằng nàng ta tự biết võ công non kém, nên phải gọi mẹ lấy giúp. Nói thế là chỉ biết một, không biết hai. Ấy là có mẹ giúp rồi, võ công và nhân cách của Quách Phù vĩnh viễn không thể nâng cao tới mức có thể tự mình vận dụng. Riêng tôi cho rằng một tiếng gọi “Mẹ!” của Quách Phù đã bộc lộ hết thiếu sót nghiêm trọng về tinh thần nhân cách của nàng.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

17.
LÝ MẠC SẦU
Chết không được hưởng tình yêu


Lý Mạc Sầu có một ngoại hiệu là Xích Luyện Tiên Tử, đối xứng với ngoại hiệu “Kim Xà lang quân” trong bộ tiểu thuyết Bích huyết kiếm. Giống như “Kimxà lang quân” Hạ Tuyết Nghi một nửa là “Kim Xà”,một nửa là “lang quân”; Lý Mạc Sầu cũng một nửa là “Xích Luyện”, một nửa là “Tiên Tử”. Hai người này cùng điên rồ mất lương tâm, khác chăng là Kim Xà lang quân báo thù món nợ máu cả nhà bị giết, còn Xích Luyện Tiên Tử Lý Mạc Sầu thì chỉ vì thất tình mà giết hại bừa bãi người vô tội. Lý Mạc Sầu giết hại bừa bãi người vô tội, nói ra thật khó mà tin : nàng hận Hà Nguyên Quân cướp mất người yêu của mình, thế là đem giết sạch cả gia đình Lão quyền sư hơn hai chục người không liên quan gì tới Hà Nguyên Quân, chỉ vì một lẽ là họ mang họ Hà.

Nàng còn chạy ra sông Nguyên phá huỷ sáu mươi ba chiếc thuyền chở hàng có đề chữ “Nguyên” trên mạn thuyền. Nàng còn thề, kẻ nào muốn nhắc đến ba chữ Hà Nguyên Quân trước mặt nàng, tức là kẻ thù không đội trời chung, hoặc kẻ đó hoặc nàng phải chết. Hơn mười năm liền, Lý Mạc Sầu vẫn không chết, tức là có không ít người đã phải bỏ mạng, chỉ là chúng ta không biết rõ bao nhiêu người. Một lần nàng tới gia trang họ Lục ở Giang Nam, nơi vợ chồng Lục Triển Nguyên, Hà Nguyên Quân từng sống, giết cả nhà người em ruột của Lục Triển Nguyên là Lục Lập Đỉnh, coi đó như chuyện bình thường.



1.

Trước thực tế đáng căm phẫn đó, người ta bất giác muốn hỏi, Lý Mạc Sầu rốt cuộc có thâm cừu đại hận chừng nào với vợ chồng Lục Triển Nguyên, Hà Nguyên Quân, mà làm cho bao nhiêu người bị vạ lây như thế .Truy hỏi động cơ của nàng, người ta càng không thể chấp nhận, thậm chí khó bề tưởng tượng: Lý Mạc Sầu căm hận Hà Nguyên Quân tới mức điên cuồng lạm sát người vô tội như thế chỉ là vì nàng yêu Lục Triển Nguyên, song Lục Triển Nguyên lại yêu và kết hôn với Hà Nguyên Quân. Ngoài ra, kể cả người chứng kiến là Võ Tam Thông lẫn bản thân nàng, đều không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Hà Nguyên Quân hoặc Lục Triển Nguyên “đắc tội” với nàng. Năm xưa Lý Mạc Sầu và Lục Triển Nguyên yêu nhau thắm thiết hay không, trong sách không nói rõ, tác giả lờ đi. Hoặc là với việc vợ chồng Lục Triển Nguyên bị bệnh qua đời, chuyện ngày trước quá nửa đã không còn người đối chất. Hoặc giả Lý Mạc Sầu sớm đã bị bệnh tâm thần, rất khó bắt nàng nhớ rõ lại chuyện ngày trước. Mà dẫu nàng có nhớ lại, thì chỉ là lời một phía, chúng ta khó có thể tin hoàn toàn.

Có điều là nếu bảo Lý Mạc Sầu yêu Lục Triển Nguyên chỉ là tình yêu đơn phương, không hồi đáp, thì chưa chắc. Trong sách có đưa ra một vật chứng quan trọng, là chiếc khăn lụa thêu bông hồng đỏ, lá xanh. Khi lâm chung, Lục Triển Nguyên từng giao lại chiếc khăn ấy cho em trai là Lục Lập Đỉnh, dặn là vạn nhất không thể tránh né, thì hãy giơ chiếc khăn đó ra, không chừng Lý Mạc Sầu sẽ dành cho một con đường sống. Vợ chồng Lục Lập Đỉnh chưa kịp dùng chiếc khăn này, đã bị Lý Mạc Sầu hạ độc thủ, trước lúc tắt thở có đưa chiếc khăn ra, phu nhân Võ Tam Thông đã xé đôi chiếc khăn, đeo vào cổ hai đứa trẻ là Trình Anh và Lục Vô Song. Lý Mạc Sầu nhìn thấy chiếc khăn ấy, quả nhiên do dự, không nỡ lập tức sát hại. Chiếc khăn đó chính là tín vật năm xưa Lý Mạc Sầu tặng cho Lục Triển Nguyên. Nếu chúng ta xét kỹ, thì chiếc khăn ấy là bằng chứng, thứ nhất, về quan hệ yêu đương giữa Lý Mạc Sầu với Lục Triển Nguyên, chắc không phải chỉ là tình yêu đơn phương.

Thứ hai, Lục Triển Nguyên đã nhận chiếc khăn như một tín vật, giữ gìn nó hoặc như một vật cứu mạng, hoặc như một vật kỷ niệm đáng nhớ về mối tình đã qua. Thứ ba, tại sao Lục Triển Nguyên nhận chiếc khăn tín vật tình yêu của Lý Mạc Sầu, nhưng cuối cùng lại từ chối tình yêu của nàng, ta có thể tìm lý do qua chiếc khăn. Chiếc khăn thêu bông hoa hồng lá xanh, điều này không có vấn đề. Hoa hồng là loài hoa nổi tiếng ở nước Đại Lý Vân Nam, điều này cũng không có vấn đề. Vấn đề là ở chỗ Lý Mạc Sầu xem bông hồng là mình, còn lá xanh là tượng trưng cho Lục Triển Nguyên, bởi vì chữ “Lục” với nghĩa “màu xanh” đồng âm với chữ “lục” là họ ở xứ Giang Nam của Lục Triển Nguyên. Sở dĩ bảo Lý Mạc Sầu ví von như thế là có vấn đề, bởi vì ngụ ý của nàng đã vi phạm quan điểm giá trị của truyền thống Trung Quốc. Yếu điểm cương thường của truyền thống dứt khoát chồng là rường cột của vợ; mô hình nhận thức truyền thống là phân biệt rõ ràng nam nữ, âm dương, chính phụ.

Đàng này Lý Mạc Sầu lại đưa ra cái khác, ví mình là chủ thể hoa hồng, còn LụcTriển Nguyên chỉ là cái lá, hoá ra vi phạm cương thường, đảo ngược âm dương. Tôi đoán rằng năm xưa Lục Triển Nguyên nhận chiếc khăn tặng có lẽ mừng lắm, nhưng một khi nghĩ ra ngụ ý của Lý Mạc Sầu, thì Lục Triển Nguyên giật mình kinh hãi, không thể chấp nhận. Thời đại Lục Triển Nguyên, một người đàn ông làm sao có thể chấp nhận tư tưởng nữ quyền của Lý Mạc Sầu? Thế là Lục Triển Nguyên dĩ nhiên tránh né Lý Mạc Sầu, chuyển sang theo đuổi Hà Nguyên Quân (Theo cách phát âm Ở Giang Nam, chữ “Nguyên” đồng âm với chữ “Nhuyễn” - mềm mỏng); giống như trong bộ tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục, Trần Gia Lạc bỏ nàng Hoắc Thanh Đồng văn võ song toàn, để yêu Hương Hương công chúa hồn nhiên ngây thơ; hoặc giống như Thạch Thanh trong Hiệp khách hành, tránh né Hải Phương cô là người hơn chàng về nhiều mặt, để kết duyên với sư muội Mẫn Như Kết dịu hiền.

Cái đó gọi là từ xưa hồng nhan thường bạc mệnh, nữ nhân tài hoa càng bạc mệnh hơn. Nếu không, thế kỷ hai mươi đã chẳng có phong trào rầm rộ của phụ nữ đòi quyền lợi. Nhưng về phía Lý Mạc Sầu mà nói, thì việc coi nàng là chính, chàng là phụ, lại rất bình thường. Bởi lẽ nàng là đệ tử phái Cổ Mộ , hiển nhiên không biết rằng ở thế giới bên ngoài nhà mồ có nguyên tắc luân lý nam chính nữ phụ, chồng là rường cột của vợ. Dẫu có biết qui tắc ấy nàng cũng nhất định phủ nhận nó, lấy mình làm mẫu, đảo nghịch âm dương, thay đổi càn khôn. Nếu không, nàng không còn là đệ tử của phái Cổ Mộ.


2.

Nhắc đến phái Cổ Mộ, chúng ta mới động chạm đến điểm mấu chốt trong tính cách và số phận của Lý Mạc Sầu. Đấy là một thế giới độc lập, thuần tuý của nữ giới. Trong cái thế giới nhỏ đó, đương nhiên nữ nhân là trung tâm. Thực tế, tổ sư bà bà, đúng ra phải gọi là tổ sư cô cô, của phái này, - Lâm Chiêu Anh, suốt đời không chịu thua nam giới, quyết tranh hơn thua với đệ nhất nam tử trong thiên hạ là VươngTrùng Dương. Chính vì vậy mới có phái Cổ Mộ, Lý Mạc Sầu mới từ nhỏ gửi thân nương nhờ trong cái thế giới nữ không có ánh mặt trời này. Cái thế giới nữ của phái Cổ Mộ thực ra là một thế giới tồn tại bất đắc dĩ, một thế giới khép kín, bị đè nén. Vừa khởi đầu nó đã bất đắc dĩ phải tách biệt với thế giới bên ngoài, sau đó sự cách ly hoàn toàn ấy trở thành qui tắc truyền thống.

Người sống trong toà cổ mộ rõ ràng tự mình khép kín, ở ngay cạnh phái Toàn Chân mà mấy chục năm không hề qua lại. Giả sử Dương Quá không lọt vào đây, có lẽ mãi mãi cũng không ai hay biết chân tướng cuộc sống trong toà cổ mộ như thế nào. Sự đè nén ở đó cũng hết sức hiển nhiên, cứ xem bí quyết tu luyện dưỡng sinh của các nữ nhân thì biết, - trong sách tả sư muội của Lý Mạc Sầu là Tiểu Long Nữ tu luyện “yếu quyết hai mươi cái ít và hai mươi cái nhiều”, hai mươi cái ít có “ít nghĩ, ít nhớ, ít muốn, ít việc, ít nói, ít cười, ít buồn, ít vui, ít giận, ít thích, ít ghét”. (Xem Thần điêu hiệp lữ). Lý Mạc Sầu là sư tỷ của Tiểu Long Nữ, chút nữa thì cũng tu luyện công phu dưỡng sinh ấy. Cuộc sống của Lý Mạc Sầu trong toà cổ mộ là sự đè nén mọi ham muốn và bản năng của con người. Phái Cổ Mộ có một qui định tương đối thoáng, ấy là nếu có một nam tử thề hi sinh tính mạng của mình vì một nữ nhân nào đó trong toà cổ mộ, thì nữ nhân kia được tự do ra khỏi nhà mồ.

Do Dương Quá tình nguyện chết vì Tiểu Long Nữ, mà nàng đủ tư cách rời khỏi nhà mồ. Vấn đề là qui định này tưởng chừng hợp tình hợp lý, song thực chất rất hoang đường. Bởi lẽ nữ nhân phái Cổ Mộ suốt đời không liên hệ với bên ngoài, người ở trong không được phép ra, người bên ngoài không được phép vào, nữ nhân trong nhà mồ căn bản không có dịp gặp người ngoài hoặc để người ngoài gặp mình, thì đào đâu ra nam tử để mà yêu và để nam tử tình nguyện chết vì mình? Huống hồ qui định này còn bổ sung một điều nữa, là nam tử trước khi hi sinh, không được biết trước qui định đó. Đáng chú ý là Lý Mạc Sầu chính vì không tuân thủ qui định kia mà tự động rời khỏi toà nhà mồ, trở thành kẻ phản đồ của phái Cổ Mộ. Dưới con mắt của người sống trong nhà mồ, Lý Mạc Sầu là đại nghịch vô đạo một lí do khiến nàng trở thành ma đầu chốn giang hồ. Nhưng nếu nhìn từ góc độ khác, Lý Mạc Sầu chỉ không muốn chấp nhận sự đè nén, mà muốn đi tìm sự giải phóng và cuộc sống tự do, cho nên đã dũng cảm rời bỏ nhà mồ, thế thì sao bảo là nàng có tội? Với ý nghĩa đó, thậm chí chúng ta có thể gọi nàng là bậc anh thư đi tiên phong trong việc giải phóng chính mình.

Chúng ta nên thấy rằng Lý Mạc Sầu trở thành ma đầu chốn giang hồ là hậu quả tất nhiên của việc phản bội sư môn chỉ là đúng một phần, cái chính là do bao nhiêu năm bị đè nén trong sư môn, nên một khi được giải phóng, khó tránh khỏi tự bành trướng quá mức, một khi bị kích động, rất dễ nảy sinh biến dạng tâm lý. Nói khác đi, mầm mống căn bệnh của Lý Mạc Sầu đã nảy sinh từ trong nhà mồ. Cụ thể là, thứ nhất, ý thức nữ là trung tâm trong nhà mồ đã dẫn nàng đến sự nhạy cảm quá độ hoặc tự đại quá độ ,khiến thế giới bên ngoài nhà mồ khó bề chấp nhận. Thứ hai, Lý Mạc Sầu không chịu nổi sự đè nén của cuộc sống trong nhà mồ, tự động rời bỏ nhà mồ, một phần là do xung động bản năng tình dục, một phần là do tính cách cao ngạo, thích cực đoan của nàng. Đè nén càng sâu, phản ứng của nàng càng mạnh, phản kháng càng là thiên kiến, càng không được sư môn chấp nhận. Xung đột giữa ham muốn với truyền thống, cá tính với giáo điều, thực chất đã sớm làm méo mó tâm hồn Lý Mạc Sầu, cắt đứt đường rút lui của nàng, khiến nàng đành xông tới. Thứ ba, nàng căn bản không được giáo dục về tình yêu và cuộc sống, nên căn bản không hiểu qui tắc trò chơi cụ thể của tình yêu và cuộc sống chốn nhân gian, vừa mới yêu đã bị đối phương cự tuyệt vừa bước vào cuộc đã bị đuổi ra, nàng dĩ nhiên không thể tiếp thu.

Cuối cùng, do nàng không biết về cuộc sống trên thế gian, nên không những không thích nghi, mà nguy hiểm thay, còn coi tình yêu nam nữ là mục đích theo đuổi duy nhất, nội dung duy nhất của cuộc sống; cho nên một khi tình yêu sụp đổ, thì toàn bộ cuộc đời nàng mất phương hướng, không có lối thoát, thậm chí trở nên vô giá trị. Việc Lục Triển Nguyên không muốn làm chiếc lá, cự tuyệt tình yêu của nàng, đã đẩy đổ cây cột chống giữ cuộc đời nàng; việc Hà Nguyên Quân làm vợ Lục Triển Nguyên tức là đã cướp mất quyền sống của nàng. Cho nên nàng dĩ nhiên căm thù Hà Nguyên Quân tận xương tuỷ, đối với Lục Triển Nguyên thì vừa yêu vừa hận, dẫn tới hành động điên rồ. Có nghĩa sự điên rồ của Lý Mạc Sầu chỉ là di chứng của sự đè nén tinh thần trong nhà mồ, là chứng bệnh tổng hợp, phát sinh do bi ô nhiễm môi trường sinh hoạt nơi trần thế.


CUỐI

Hành vi điên cuồng giết người của Lý Mạc Sầu đương nhiên là tội ác, nhưng nếu chúng ta hiểu được nguyên nhân biến dạng tâm lý của nàng ta, thì ta sẽ có thái độ đồng tình sâu sắc. Hơn nữa, ta còn thấy Lý Mạc Sầu chẳng những không phải bẩm sinh đã là ma đầu mà vẫn còn có thể cứu vãn. Trong đời Lý Mạc Sầu tối thiểu có một việc thiện, ấy là công ơn nuôi dưỡng bé Quách Tương, tình mẫu tử bản năng ấy loé sáng trong cuộc đời nàng. Ban đầu Lý Mạc Sầu có ý tự lợi và độc ác, đi cướp bé Quách Tương mới sinh về, bởi nàng tưởng bé Quách Tương là con của Dương Quá và Tiểu Long Nữ, tính dùng bé đánh đổi lấy “Ngọc nữ tâm kinh” mà nàng thèm khát từ lâu. Nhưng chẳng mấy chốc nàng đâm ra yêu đứa bé và coi nó như bảo bối của mình. Sau khi tận tâm nuôi dưỡng, tình cảm tự nhiên càng sâu thêm, đến tận khi Hoàng Dung đến giải cứu Quách Tương, thì Lý Mạc Sầu lại ra sức bảo vệ đứa bé; thậm chí sau khi bị Hoàng Dung ám toán, nàng còn do dự không biết có nên lấy tính mạng mình đổi lấy sự an toàn cho Quách Tương hay không.

Chính vì sự do dự ấy mà Hoàng Dung không nỡ gia hại nàng, rồi khi nàng nhảy vào biển lửa, Hoàng Dung còn bảo bé QuáchTương chắp tay bái tạ nàng. Lý Mạc Sầu đối xử tử tế với bé Quách Tương đương nhiên không phải xuất phát từ lòng nhân đạo, mà đơn thuần là từ bản năng làm mẹ. Bản năng ấy không thể bị cuộc sống trong toà nhà mồ đè nén, cũng không bị sự bất hạnh làm méo mó, gặp dịp sẽ tự nhiên bộc lộ, khiến hình tượng Lý Mạc Sầu trong giây lát sáng bừng lên. Đến đây, chúng ta mới hiểu hai chữ “Tiên Tử” trong ngoại hiệu của Lý Mạc Sầu, ngoài chỉ ngoại hình đẹp như tiên nữ của nàng, còn có ý nghĩa khác. Không khó đoán rằng, nếu Hoàng Dung không nóng lòng cứu con về, thì để nuôi dưỡng bé Quách Tương, Lý Mạc Sầu sẽ tiếp tục ẩn cư, sẽ quên thù hận và cạnh tranh, sẽ coi việc nuôi dưỡng bé Quách Tương làm mục tiêu mới của đời mình. Bé Quách Tương sẽ là liều thuốc hay nhất khêu gợi bản năng người mẹ ở Lý Mạc Sầu, tiêu trừ sự ác độc phục hồi tính người. Nhưng Hoàng Dung đã đoạt mất bé Quách Tương khỏi tay Lý Mạc Sầu. Hoàng Dung căn bản không biết rằng việc đó thực chất đã cướp đi cơ hội duy nhất trở lại làm người của Lý Mạc Sầu. Sau đó Hoàng Dung rủ Lý Mạc Sầu cùng đi đến toà cổ mộ tìm Dương Quá, Lý Mạc Sầu đồng ý.

Hoàng Dung - cũng như đa số độc giả, - tưởng rằng Lý Mạc Sầu chẳng qua muốn mượn dịp giành lấy “Ngọc nữ tâm kinh”, ai ngờ đấy là Lý Mạc Sầu muốn có thêm thời gian được ở bên cạnh bé Quách Tương mà thôi. “Ngọc nữ tâm kinh” của phái Cổ Mộ làm sao sánh bằng tấm lòng từ mẫu ? Sau đó Hoàng Dung căn bản không để cho Lý Mạc Sầu có dịp gặp lại bé Quách Tương; Lý Mạc Sầu một lần nữa mất đi mục đích sống, nàng giẫm lại vết xe cũ, càng lợi hại hơn, cuối cùng phát điên, đau khổ hết chịu nổi, chủ động nhảy vào lửa tự thiêu. Cảnh cuối cùng trong đời Lý Mạc Sầu khiến người ta bất giác thông cảm. Kim Dung viết:“Lý Mạc Sầu một đời gây bao nghiệt chướng, hôm nay bỏ mạng, đúng là chết cũng chưa hết tội; nhưng nàng không phải bẩm sinh đã tàn ác. Chỉ vì nhầm lẫn tình trường, đến nỗi đâm quàng vào bụi rậm, càng lúc càng gai góc, không thể gỡ ra được nữa, hối cũng chẳng kịp”. (Xem Thần điêu hiệp lữ).

Vào giây phút cuối cùng cuộc đời, nàng còn hát khúc tình ca yêu thích “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết? Trời nam đất bắc...” Lý Mạc Sầu xuất hiện lần đầu trước người đọc đã hát bài này, khi giã từ thế gian cũng hát bài này. Hỏi thế gian tình ái là gì? Lý Mạc Sầu suốt đời đi tìm, cuối cùng vẫn không tìm ra câu trả lời như ý, thậm chí nàng cũng không hiểu vì sao mình không tìm được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

18.
Chủ nhân Tuyệt Tình cốc
CÔNG TÔN CHỈ


Nếu nói Tuyệt Tình cốc trong Thần điêu hiệp lữ là một thế giới ngụ ngôn, thì chủ nhân Tuyệt Tình cốc Công Tôn Chỉ đương nhiên là một nhân vật của chuyện ngụ ngôn đó. Trong bộ tiểu thuyết này, một “hoạt tử nhân mộ”, một Tuyệt Tình cốc, hai cái cùng hay tăng thêm hiệu quả cho nhau, đều là vương quốc tự khép mình, tự đè nén mình. Tuyệt Tình cốc chẳng qua là toà nhà mồ phóng đại và biến tướng, nếu nói rộng ra nữa, đó là một cậu chuyện ngụ ngôn về sinh thái văn hoá truyền thống Trung Quốc và chân tướng lịch sử của nó. Ban đầu, thấy ở hẻm núi hoa thơm chim hót, trong nhà không một vết bụi, nơi đây các nhân vật mũ cao áo dài, diện mạo ai nấy nghiêm trang, sinh hoạt yên ổn, trật tự đâu ra đó, người ta bất giác tự hỏi, không biết có phải là mình đi lạc vào chốn đào nguyên hay chăng. Nhưng chẳng mấy chốc ta thấy ngay, giống như ở một vương quốc tự khép kín, nơi đây chẳng những không phải là thiên đường nhân gian, mà ngược lại, là một địa ngục trần gian. Tôi không chỉ nói đến cái hồ cá sấu ngầm bên dưới rất lâu người ta không biết, mà là tất cả những gì ở mặt sau. Mà tất cả, dĩ nhiên đều liên quan tới chủ nhân Tuyệt tình cốc Công Tôn Chỉ.



1.

Công Tôn Chỉ rốt cuộc là nhân vật như thế nào? Nếu nhìn bề ngoài, đó là một người nho nhã hiền hoà, phong thái cổ xưa, nói năng đứng đắn nghiêm chỉnh, cử chỉ lịch thiệp, thuộc loại dị nhân hiếm có trong thế giới võ lâm. Nhưng nếu ta tiếp tục xem xét Công Tôn Chỉ đang làm gì, đã làm gì và làm như thế nào, thì sẽ thấy hoàn toàn khác. Dương Quá, Kim Luân pháp vương sở dĩ đến vùng này và đi sâu vào Tuyệt Tình cốc, là vì người trong hẻm núi này đã chăng một loại lưới kỳ dị bắt Lão Ngoan đồng. Lão Ngoan đồng đến đây gây sự trước, phá huỷ đan phòng, thư phòng, cướp đi linh chi, diệu dược, người trong Tuyệt Tình cốc buộc phải bắt giữ Lão Ngoan đồng. Bọn Dương Quá đến Tuyệt Tình cốc chưa lâu, thì phát hiện Công Tôn cốc chủ đang chuẩn bị đại sự, ấy là chuẩn bị đám cưới thật linh đình.

Công Tôn Chỉ mời bọn người ở lại dự lễ cưới của y. Nào ngờ cô dâu chẳng phải ai khác, mà chính là Tiếu Long Nữ, người Dương Quá khổ sở tìm kiếm bao ngày nay. Tiểu Long Nữ tự nhiên đổi tên thành Liễu cô nương, đã thế còn giả vờ không quen biết Dương Quá, làm cho lễ cưới trở thành một đám kỳ quái. Sự tình chẳng mấy chốc trở nên rõ ràng, Tiểu Long Nữ sau khi chủ động rời bỏ Dương Quá, tâm sự ngổn ngang, mâu thuẫn dồn dập, nhớ thương khôn nguôi, cuối cùng đột nhiên ngã bệnh ở gần Tuyệt Tình cốc, may sao được Công Tôn cốc chủ kịp thời mang về giải cứu và săn sóc. Công Tôn Chỉ có ý cầu hôn, Tiểu Long Nữ quyết ý lấy chồng, để suốt đời ẩn cư trong Tuyệt Tình cốc, đoạn tuyệt triệt để mọi quan hệ với Dương Quá. Tiểu Long Nữ sở dĩ đổi thành Liễu cô nương, một mặt là muốn vĩnh viễn rời bỏ Dương Quá, để cho chàng khỏi bị thiên hạ chê cười do vi phạm lễ giáo; mặt khác, lại là do không thể nào quên được Dương Quá, chàng họ Dương, nên nàng đổi thành họ Liễu.

Thoạt tiên là Tiểu Long Nữ quyết ý tuyệt tình với lang quân, CôngTôn Chỉ đa tình nghênh đón giai nhân; sau thì Tiếu Long Nữ tình cũ trỗi dậy, Công Tôn Chỉ ra sức ngăn trở. Đêm động phòng hoa chúc biến thành một trận huyết chiến giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ với Công Tôn Chỉ và bọn tay chân của y trong Tuyệt Tình cốc. Nếu chỉ có trường ác đấu, thì tuy Công Tôn Chỉ biểu hiện không thật đàng hoàng, thậm chí có phần ngang ngược vô lý, nhưng vẫn có thể thông cảm bỏ qua. Bởi vì Tiểu Long Nữ tự dẫn thân tới, lại bằng lòng kết hôn với y, đột nhiên tình lang của cô dâu đến, làm hỏng cả lễ cưới của y, đương nhiên y khó tránh ngượng quá hoá giận. Nhưng tất cả những gì xảy ra sau đó không chỉ làm người ta cả kinh, mà còn phải nhận thức và đánh giá lại nhân vật này. Trong cơn giận dữ, Công Tôn Chỉ phát hiện không riêng Tiểu Long Nữ có tình cảm sâu đậm với Dương Quá, mà cả con gái y là Công Tôn Lục Đài cũng lại yêu Dương Quá; y bèn hạ độc kế, đẩy con gái y cùng Dương Quá xuống ao cá sấu ngầm dưới đất!

Công Tôn cốc chủ lâu nay đạo mạo, lịch thiệp mà lại đối xử tàn bạo vô tình với con gái của mình như thế, thật khiến người ta bất ngờ và lên án. Dương Quá và Công Tôn Lục Đài may mắn thoát mõm cá sấu, tìm được một lối đi ngầm không ai biết, tiến vào một cái địa huyệt sâu hàng trăm trượng, phát hiện một bí mật khiến người ta rùng mình lạnh gáy. Nghe bảo mẫu thân của Công Tôn Lục Đài, người vợ đầu tiên của Công Tôn Chỉ là Cầu Thiên Xích đã qua đời nhiều năm về trước, ai ngờ vẫn còn sống dưới cái địa huyệt tăm tối này. Cầu Thiên Xích gân cốt đã tàn phế, tóc rụng, diện mạo trở nên xấu xí, tâm trí cũng không thật bình thường, tất cả đều do Công Tôn Chỉ gây nên. Năm nọ, khi Cầu Thiên Xích có thai, Công Tôn Chỉ đã tư tình với tì nữ Nhu Nhi, bị Cầu Thiên Xích bắt được, doạ rằng chỉ cho một trong hai người được sống, thế là Cầu Thiên Xích không chút do dự rút kiếm đâm chết Nhu Nhi.

Sau đó Công Tôn Chỉ ngon ngọt chuốc rượu cho Cầu Thiên Xích uống say, bẻ đứt gân mạch và đẩy vợ xuống địa huyệt. Một phần lịch sử kể trên đã chứng tỏ đằng sau bề ngoài yên ổn ở Tuyệt Tình cốc lại che giấu một bí mật lịch sử không thể cho người ngoài hay biết, dưới cái vỏ nho nhã của Công Tôn Chỉ là một lòng dạ hèn hạ, tàn ác. Tiếp đó, với sự xuất hiện của Cầu Thiên Xích, hôn lễ giữa Công Tôn Chỉ với Tiểu Long Nữ hoá thành bong bóng nước, hình tượng Công Tôn Chỉ càng biến đổi kinh khủng hơn. Ta thấy với sự xuất hiện của Cầu Thiên Xích, Công Tôn Chỉ không những mất nàng Tiểu Long Nữ xinh đẹp, mà còn mất cả địa vị cốc chủ, cái vỏ đạo đức của y bị lột bỏ hoàn toàn. Ví dụ điển hình là ở hồi thứ hai mươi chín, trên đường cái gần Tuyệt Tình cốc, Công Tôn Chỉ đã ngang nhiên dùng vũ lực cướp thiếu nữ Hoàn Nhan Bình, đường đường một vị cốc chủ biến thành một tên giặc “hái hoa”.

Nếu không có sự xuất hiện của Hoàng Dung và Lý Mạc Sầu, thì số phận của Hoàn Nhan Bình sẽ ra thế nào đủ biết. Tiếp đó, Công Tôn Chỉ về Tuyệt Tình cốc, gặp Lý Mạc Sầu, vừa gặp đã yêu, nôn nóng đề nghị liên thủ, kết thành phu thê, lại bày kế hãm hại con gái của y, đánh lừa lấy được viên thuốc giải cuối cùng từ tay Cầu Thiên Xích, đem đến lấy lòng Lý Mạc Sầu. Lúc này Công Tôn Chỉ đã là một tên mê gái điên cuồng. Cuối cùng Công Tôn Lục Đài bị chết bởi bàn tay của người cha tàn nhẫn Công Tôn Chỉ ! Công Tôn Chỉ bấygiờ đã trở thành một con thú đội lốt người mất hết nhân tính.


2.

Xem xong chuyện Công Tôn Chỉ, ai cũng căm phẫn. Nhưng nếu nói Công Tôn Chỉ bẩm sinh đã là một con thú đội lốt người, lòng dạ lúc nào cũng hiểm độc như rắn rết, thì hình tượng nhân vật này và ý nghĩa ngụ ngôn của nó sẽ bị đơn giản hoá. Chúng ta cần thấy rằng tính cách của Công Tôn Chỉ thực ra có một quá trình biến đổi tiến triển rõ ràng. Trước khi đánh giá cụ thể tính cách của Công tôn Chỉ, ta hãy thử xem xét từ một góc độ khác, nghe đâu y luyện được thứ võ công rất kỳ dị. Công Tôn Chỉ có hai môn võ công kỳ dị, một là công phu bế huyệt thần kỳ, có thể tuỳ ý phong bế huyệt đạo, nên có bị đánh trúng huyệt, y vẫn không sao cả, trong khi đối phương kinh ngạc hoảng loạn; cái đó gọi là công phu phòng vệ hạng nhất. Hai là công phu phối hợp mặc-kiếm kim-đao, khiến đối phương không thể biết y thi triển đao pháp hay kiếm pháp, không hiểu đàng nào nó đối phó. Dương Quá từng khốn khổ vì nó, cái đó gọi là chiêu thuật tấn công hạng nhất.

Do hai thứ võ công ấy, cộng với lối sống kỳ quặc của y, Công Tôn chỉ khiến người ta có ấn tượng y hiển nhiên là một dị nhân. Nhìn bề ngoài, con người này tưởng chừng không có bất cứ nhược điểm gì, nên khó mà đánh thắng. Nhưng đến khi người vợ đầu tiên của y là Cầu Thiên Xích lấy máu mình hoà với nước trà cho y uống, thì lập tức làm lộ nguyên hình võ công của Công Tôn Chỉ. Cầu thiên Xích biết chỗ yếu chết người của công phu bế huyệt, ấy là không được ăn uống bất cứ chất tanh nào cả, đương nhiên càng không được nhìn thấy máu tươi, hễ nhìn thấy máu tươi, công phu bế huyệt lập tức tự phá. Còn công phu phối hợp mặc kiếm-kim đao, chẳng qua cũng chỉ là hư chiêu che mắt thế gian, một khi hiểu rõ nguyên tắc “đao tức là đao, kiếm tức là kiếm”, thì sẽ thấy võ công của Công Tôn Chỉ không ly kỳ chút nào. Cầu Thiên Xích phá chốt, khiến Dương Quá dễ dàng đánh bại CôngTôn Chỉ; đồng thời cũng giúp chúng ta phát hiện CôngTôn Chỉ vốn chỉ là một thường nhân. Tôi nghĩ mọi người đã sớm biết rằng trong tiểu thuyết võ hiệp, võ công thần kỳ đến mấy cũng chỉ là thứ võ công tưởng tượng mà thôi, nhưng trong tiểu thuyết của Kim Dung, võ công thần kỳ của một số nhân vật quan trọng thường thường thể hiện ra bên ngoài tính cách của nhân vật.

Nói khác đi, bí ẩn và cách hoá giải võ công của Công Tôn Chỉ chính là ở chỗ chúng ta lý giải được điểm mấu chốt trong tính cách và tâm lý của y. Hai đặc trưng tính cách và tâm lý của Công Tôn Chỉ, đó là tự khép kín bên trong và tự giả dối bên ngoài. Nói nôm na là kìm nén và giả dối. Cái gọi là công phu bế huyệt, kỳ thực chỉ là công phu tự kìm nén điển hình. Để bảo đảm công phu ấy hữu hiệu lâu dài, Công Tôn Chỉ đành phải kiêng ăn uốngchất tanh, tức là tự kìm nén mình. Đồng thời để duy trì tình trạng ấy, không cho chất tanh quyến rũ mình, CôngTôn Chỉ bắt tất cả mọi người ở Tuyệt Tình cốc đều phải ăn chay, tức là không chỉ kìm nén mình, mà còn kìm nén người khác. Chẳng trách bọn Mã Quang Tá đến làm khách ở đây cứ luôn miệng phàn nàn nhạt miệng, không có ấn tượng tốt về Công Tôn Chỉ và Tuyệt Tình cốc.

Hơn nữa, sự tự kìm nén của Công Tôn Chỉ thực ra biểu hiện ở các phương diện tình cảm, tâm linh, tính cách. Trước khi Tiểu Long Nữ xuất hiện, sinh hoạt của CôngTôn Chỉ hiển nhiên là một sự kìm nén toàn diện, khiến cho Tuyệt Tình cốc có vẻ yên ổn, an toàn. Tiểu Long Nữ xuất hiện, cũng giống như giọt máu của Cầu Thiên Xích hoà vào nước trà, phá vỡ sự kìm nén của Công Tôn Chỉ, để tình dục tràn ra thành tai hoạ, không thể kìm nén thêm được nữa. Cướp Hoàn Nhan Bình, theo đuổi Lý Mạc Sầu, đến mức nhìn thấy bất cứ mỹ nữ nào cũng muốn cưỡng bức, Công Tôn Chỉ đã trở thành hết thuốc chữa. Giả sử Tiểu Long Nữ không xuất hiện, người ta đương nhiên không thể biết chuyện người vợ đầu tiên Cầu Thiên Xích của y, sinh hoạt của Công Tôn Chỉ dĩ nhiên sẽ duy trì tình trạng thanh tâm quả dục, nghiễm nhiên có đạo; võ công thần kỳ và hình tượng đạo đức của y vẫn cònđược người người kính ngưỡng suốt đời.


CUỐI

Vấn đề là Tiểu Long Nữ đã xuất hiện, bí mật của Tuyệt Tình cốc bị bóc trần; sự cân bằng giữa cái vỏ và cái lõi võ công, tình cảm, tâm lý của Công Tôn Chỉ bị phá vỡ toàn bộ, cuộc sống, số phận, hình tượng của y cũng được viết lại. Điều này chứng minh câu nói của cổ nhân “Đường lên thiên đàng hết sức gian nan, đường xuống địa ngục như chiếc cầu trượt”, cũng chứng minh câu nói của một triết gia phươngTây : “Con người vừa là thiên sứ, vừa là ma quỉ”. Cũng có nghĩa Công Tôn Chỉ chỉ là một phàm nhân đáng thương, có chỗ yếu điển hình của con người. Ông tổ của y chạy loạn An sứ, di cư đến hẻm núi này, dựng nên một thế giới khép kín, đồng thời hình thành truyền thống giá trị riêng biệt, lấy việc tự kìm nén làm qui tắc sinh hoạt, coi tình dục bình thường như là thứ hồng thuỷ, mãnh thú.

Muốn duy trì võ công tổ truyền, tất phải duy trì truyền thống ăn chay, đồng thời phải tiếp tục kìm nén tự nhiên và sống theo lối kìm nén chính mình. Công Tôn Chỉ là một con người, dĩ nhiên có chỗ yếu và ham muốn của con người; lối sống kìm nén mình có thể nhất thời che đậy nhược điểm, ham muốn, chứ không tiêu trừ được tận gốc. Ngược lại, càng kìm nén chính mình, ham muốn càng dễ biến dạng bành trướng. Xét về mặt này, Công Tôn Chỉ tàn ác đáng sợ chẳng qua chỉ là vật hi sinh của môi trường Tuyệt Tình cốc và truyền thống lịch sử của nó mà thôi. Nhược điểm, ham muốn của y vốn không phải là tội ác, chẳng qua bị kìm nén và biến dạng, mới hoá thành lắm thứ nghiệt chướng. Chuyện Công Tôn Chỉ thực ra là một chuyện ngụ ngôn văn hoá.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

19.
CẦU THIÊN XÍCH
Tự khởi nguồn cơn


Thứ hoa Tình kỳ dị ở Tuyệt Tình cốc kết thành các trái quả có hình dạng, mùi vị khác nhau, đương nhiên là một câu chuyện ngụ ngôn về tình cảm con người. Nếu nói Công Tôn Chỉ là một trái quả, thì Cầu Thiên Xích sinh trưởng cùng một cành với Công Tôn Chỉ ắt cũng là một trái quả khác. Cầu Thiên Xích bị biến thành tàn phế, bị đẩy xuống địa huyệt, dưới cái địa huyệt sâu trăm trượng không thấy ánh mặt trời, chỉ sống nhờ các trái táo dại mà sống mười mấy năm, hơn nữa còn luyện thành một tuyệt kỹ kinh hồn nhổ hạt táo. Nhân vật loại này và chuyện về nàng ta chỉ có thể xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp, và chỉ những tiểu thuyết gia giàu sức tưởng tượng như Kim Dung mới xây dựng nổi. Song hình tượng nhân vật và chuyện tình cảm của họ lại có cái hợp lý và chân thật chẳng khác gì chuyện phàm tục trên thế gian.


1.

Nếu đứng trên lập trường bảo vệ quyền lợi phụ nữ, đương nhiên sẽ có thể nói ngay không chút do dự, rằng bi kịch tình cảm và cuộc sống của Cầu Thiên Xích là do gã chồng Công Tôn Chỉ không chung thuỷ và bạc ác gây nên. Nói thế là có đủ chứng cứ : thứ nhất, giữa lúc Cầu Thiên Xích đang có thai, chồng nàng lại đi tư tình với nữ nhân khác, như thế có chịu nổi không? Thứ hai, sau khi Công Tôn Chỉ đã giết nhân tình Nhu Nhi, Cầu Thiên Xích đã hoàn toàn tha thứ cho Công Tôn Chỉ, thì gã chồng hèn hạ lại lén hạ độc thủ, khiến nàng bị tàn phế, rồi nhẫn tâm đẩy nàng xuống địa huyệt, hiển nhiên là dồn nàng vào tử địa. Nghĩa là gã chồng phạm tội phản bội hôn nhân và tội mưu sát. Chính gã chồng làm cho nàng khổ sở bội phần, không còn ra hồn người, thà chết còn hơn.

Đứng trên góc độ đó mà xét, thì bất kể vị quan toà nào cũng sẽ khép y vào tội đại ác, phải tử hình, thậm chí, theo kiểu ngày xưa, phải đem y ra tùng xẻo. Nhưng mâu thuẫn trong gia đình rất khó phân biệt phải trái. Quan hệ tình cảm vợ chồng quyết không đơn giản như thế, không phải toà án nào cũng có thể dễ dàng đưa ra phán quyết. Tuy có lời khai từ phía Cầu Thiên Xích, song chúng ta cũng có thể đoán việc Công Tôn Chỉ ngoại tình dẫu phi đạo đức thật, nhưng cũng có cái nỗi khổ tâm, bất đắc dĩ của y. Điều này dĩ nhiên không phải nói về chuyện Cầu Thiên Xích trong thời gian có thai tính khí nóng nảy, hay nổi đoá mắng nhiếc, khiến Công Tôn Chỉ đi tìm nguồn an ủi khác. Thực ra, từ sau khi kết hôn, e rằng Công Tôn Chỉ lúc nào cũng nơm nớp sợ vợ. Nguyên nhân : Cầu Thiên Xích không chỉ xuất thân danh môn giang hồ, là em gái Thiết chưởng bang chủ Cầu Thiên Nhẫn lừng lẫy giang hồ, mà võ công của bản thân nàng cũng cao hơn hẳn Công Tôn Chỉ, từng chỉ dẫn cho Công Tôn Chỉ những chỗ khiếm khuyết, non kém; trong một lần bị kẻ địch từ bên ngoài kẻo đến tấn công, Cầu Thiên Xích đã liều chết đánh lui chúng, bảo vệ sự an toàn của Tuyệt Tình cốc.

Như vậy, Cầu Thiên Xích thân phận là vợ Công Tôn Chỉ, thực tế còn là sư phụ của y, về tâm lý còn là đại ân nhân của Công Tôn Chỉ và toàn bộ cơ ngơi Tuyệt Tình cốc. Giá như Công Tôn Chỉ tính cách trung hậu thật thà, độ lượng, biết báo đáp ân nghĩa, đương nhiên không thành vấn đề ; giá như Cầu Thiên Xích tính cách dịu dàng, khiêm nhường, cẩn trọng, đừng luôn miệng khoe khoang công lao, đương nhiên cũng không thành vấn đề. Theo lời Cầu Thiên Xích, nàng đối với chồng không chỉ giúp về phương diện võ công, mà về phương diện săn sóc ăn mặc cũng hết sức chu đáo, làm tròn bổn phận người vợ. Điều đó chúng ta hoàn toàn có thể tin. Vấn đề là, ngoài phương diện võ công, sinh hoạt, người chồng rất cần được quan tâm về phương diện tâm lý, tinh thần, lòng tự tôn. Vấn đề là Cầu Thiên Xích không phải là người dịu dàng khiêm nhường, Công Tôn Chỉ thì không độ lượng; Cầu Thiên Xích thường cậy công kiêu ngạo, coi thường đối phương; Công Tôn Chỉ thì mẫn cảm, không muốn nấp sau váy vợ.

Vợ cứ ra vẻ ta đây, chồng thì đành nuốt giận, tình cảm vợ chồng dĩ nhiên bị tổn thương nghiêm trọng, quan hệ đôi bên chỉ bằng mặt chẳng bằng lòng. ít nhất thì Công Tôn Chỉ rõ ràng không cam chịu lép vế mãi, nên sớm muộn gì y cũng sẽ yêu người khác. Điều đáng chú ý, đối tượng mà Công Tôn Chỉ ngoại tình là Nhu Nhi, tên sao người vậy, tính nết dịu hiền. Cầu Thiên Xích nhận xét : “Con tiện nhân ấy nhất nhất vâng lời, Công Tôn Chỉ bảo sao nó nghe vậy, lại luôn miệng ngon ngọt, nào chàng là người tốt nhất trên đời, nào chàng là đại anh hùng bản lĩnh cao cường, khiến Công Tôn Chỉ mê mẩn nó”. Lời chứng của Cầu Thiên Xích hoàn toàn đáng tin; nghĩa là Công Tôn Chỉ yêu Nhu Nhi, thực ra là để bù vào chỗ thiếu thốn trong đời sống tình cảm của y. Cũng tức là nói Nhu Nhi có phẩm chất dịu hiền mà Cầu Thiên Xích không có. Trong quan hệ vợ chồng, người vợ cứ quyết định hết mọi việc lớn nhỏ, coi thường người chồng, thì cuối cùng sẽ khiến người chồng phản bội. Dù trong xã hội nam nữ bình đẳng, người chồng cũng chưa chắc chịu cảnh đó, nữa là Công Tôn Chỉ sống trong một xã hội khép kín, nam tôn nữ ti, trọng lễ giáo cổ xưa.


CUỐI.

Ban đầu, Công Tôn Chỉ tuy không chịu nổi vợ mình, nhưng cũng chỉ ghét và sợ, chứ chưa thù hận, càng chưa có ý gia hại. Nếu là xã hội hiện đại, Công Tôn Chỉ hẳn đã đòi ly hôn, Cầu Thiên Xích không chấp nhận, thì Công Tôn Chỉ có thể đâm đơn ra toà xin ly dị. Nhưng xã hội của Công Tôn Chỉ chưa có thể chế đó, nên Công Tôn Chỉ đành bí mật hò hẹn với nhân tình, thừa cơ Cầu Thiên Xích tĩnh toạ luyện công, không ra khỏi phòng, hai người sẽ ra khỏi hẻm núi, đến một chỗ xa xa tư tình với nhau. Về điểm này mà nói, một nam nhân không thể an thân ở chính ngôi nhà tổ tiên mình để lại, phải trốn ra chỗ khác để làm chuyện kia, kể cũng là hạ sách, vạn bất đắc dĩ. Không may là kế hoạch ấy không thành, bị CầuThiên Xích phát hiện, Công Tôn Chỉ và Nhu Nhi cùng bị ném vào bụi hoa Tình cho vô số cái gai độc đâm vào người, cuối cùng, chỉ còn một viên thuốc giải độc, Cầu Thiên Xích giao cho Công Tôn Chỉ, chỉ cứu được một người, để y quyết định cho y hoặc nhân tình của y được sống. Cuộc thử thách này khiến Công Tôn Chỉ bộc lộ hết bản tính tự tư tự lợi, tham sống sợ chết. Y hoàn toàn không phải là bậc thánh, có thể hi sinh vì tình yêu, vì người mình yêu; mà chỉ là một kẻ phàm phu tục tử, một thằng hèn giả dạng anh hùng. Cảnh cuối cùng y đánh lừa đâm chết Nhu Nhi đương nhiên là hèn hạ và tàn nhẫn.

Nhưng nói đến tàn nhẫn, thì cũng là bất đắc dĩ, bởi vì Cầu Thiên Xích tạo ra cục diện nhẫn tâm ấy buộc y chỉ có một cách lựa chọn. Y giết người để mình được sống, hoàn toàn không phải vì bản tính tàn nhẫn, mà chỉ có thể nói là hèn hạ tự tư. Từ đây, nỗi sợ hãi của Công Tôn Chỉ đối với Cầu Thiên Xích cuối cùng đã biến thành thù hận. Bao nhiêu oán hận tích lại từ trước, cái nhục vì tham sống, nỗi bi phẫn vì chính tay mình giết người tình, tự nhiên gộp thành lửa giận cực đoan, phải bùng ra đốt cháy thủ phạm là Cầu Thiên Xích. Ngoại tình chưa phải là tội chết, vậy mà Cầu Thiên Xích buộc y giết hại Nhu Nhi, vậy thì y phải báo thù hành vi tàn bạo của nàng. Xét về mặt này, việc Cầu Thiên Xích bịđánh cho tàn phế, bị đẩy xuống địa huyệt, có mộtphần là do tự mình chuốc lấy.


Viết đến đây, tôi tự nhắc nhở mình, chớ đứng trên lập trường nam giới mà chạy tội cho Công Tôn Chỉ. Tôi còn tự nhắc mình, cũng không nên truy cứu trách nhiệm pháp lý và đạo đức đối với Cầu Thiên Xích. Tôi chỉ nên phân tích cá tính của nhân vật Cầu Thiên Xích, tìm ra nhược điểm của tính người. Nhược điểm tính cách của Cầu Thiên Xích hết sức rõ ràng, đó là tuỳ hứng bá đạo và ngu xuẩn vô tri. Biểu hiện là tuỳ hứng và bá đạo; thực chất là ngu xuẩn vô tri, hai cái đó kích động lẫn nhau, thành tuần hoàn ác tính, đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát. Điều đó không chỉ huỷ hoại sinh hoạt hôn nhân, mà còn huỷ diệt sinh mạng của chính mình và của người chồng. Sự tuỳ hứng bá đạo của Cầu Thiên Xích biểu hiện hàng ngày, hàng giờ; rõ nhất là việc muốn gả con gái mình cho Dương Quá, nếu không sẽ không cho Dương Quá thuốc giải độc.

Theo cách nhìn nhận của Cầu Thiên Xích, con gái là Công Tôn Lục Đài đã yêu Dương Quá, thì Dương Quá tất phải thành con rể của mình; hoặc nói khác đi, CầuThiên Xích đã chọn Dương Quá thì Dương Quá phải lấy con gái của bà ta. Không cần biết Dương Quá nghĩ gì. Sự tuỳ hứng bá đạo kiểu đó đương nhiên xuất phát từ sự ngu xuẩn, không biết tình cảm của con người. Có lý do để nghĩ rằng Cầu Thiên Xích không hiểu rằng giữa vợ chồng với nhau, ngoài việc ăn uống, sinh con đẻ cái, luyện võ chống địch, còn có sự an ủi lẫn nhau về tình cảm, tôn trọng lẫn nhau về nhân cách, gắn bó với nhau về tâm lý, quan tâm lẫn nhau về tinh thần. Do sự mông muội vô tri đó, Cầu Thiên Xích hoàn toàn mù quáng tự tin và tự đắc, mù quáng tuỳ hứng bá đạo, đến mức ném chồng và tình nhân của y vào bụi hoa Tình, sau khi bức Công Tôn Chỉ giết Nhu Nhi, lại còn dương dương tự đắc cùng y uống rượu mừng sự hối hận chân thành của y.

Sau khi bị chồng gia hại, Cầu Thiên Xích cũng không hề nghĩ tại sao y lại đối với mình tàn bạo như thế, chỉ cho rằng một mình Công Tôn Chỉ là kẻ có lỗi mà thôi. Đôi vợ chồng ấy ở Tuyệt Tình cốc rốt cuộc là có tình hay vô tình, là đa tình hay tuyệt tình, là chồng xấu hay vợ ác, là vợ đáng thương hay chồng đáng buồn, người bên ngoài thật cũng khó xác định. Cho nên cuối cùng tác giả khéo léo để cho Công Tôn Chỉ và Cầu Thiên Xích cùng ngã xuống vực sâu trăm trượng, để hai vợ chồng vĩnh viễn ở bên nhau. Có điều là liệu kết cục cuối cùng này có phải cũng do Cầu Thiên Xích bố trí từ trước, còn Công Tôn Chỉ hoàn toàn không hay biết hay chăng, thì xin mọi người cứ việc phán đoán.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

20.
Ai có thể nhận ra
TRUƠNG VÔ KỴ?


Hồi cuối của bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký có tiêu đề rất hay “Là chàng Trương đó mà không phải chàng”, trong đó có một tình tiết khiến độc giả sửng sốt , ấy là thiếu nữ Ân Ly chết rồi còn sống lại, song nhìn Trương Vô Kỵ đứng sờ sờ trước mặt, Ân Ly lại bảo đấy không phải làTrương Vô Kỵ, người mà bao năm nay nàng không lúc nào quên. Rất nhiều độc giả cũng giống Ân Ly, chỉ thích cậu bé Trương Vô Kỵ quật cường, nghiến răng cắn người, chứ không thích chàng trai Trương Vô Kỵ nhân từ độ lượng khi đã trưởng thành. Nguyên nhân rất đơn giản: họ cảm thấy chàng trai Trương Vô Kỵ “không có tính cách”, nói khác đi, Trương Vô Kỵ không có chủ kiến, không có khí phách anh hùng; có người còn bảo tính cách của nhân vật này trong bộ tiểu thuyết không có sự phát triển. Bảo Trương Vô Kỵ “không có tính cách”, đương nhiên là không chính xác, chẳng qua Trương Vô Kỵ xem ra không có cái khí phách anh hùng mà nhân vật chính trong tiểu thuyết võ hiệp thường có, tính cách cũng không mạnh mẽ và sinh động lắm.

Như Kim Dung tiên sinh nói trong phần viết thêm ở cuối sách, tính cách của Trương Vô Kỵ “giống như hết thảy mọi người bình thường” thật thà, trung hậu, hiền lành, mềm yếu, dễ chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, làm việc do dự không quả đoán, tóm lại là như một người bình thường. Về điểm này, trong sách có một đoạn phân tích khá hay: “Trương Vô Kỵ võ công tuy cao cường thật, nhưng tính cách thì nhu nhược, cả nể, thiếu quyết đoán, việc gì cũng cứ để trôi đi tự nhiên, ít khi dám làm trái ý người khác, thà bỏ ý mình chiều theo ý người. Chàng tập luyện tâm pháp “Càn khôn đại na di” là nể lời thỉnh cầu của Tiểu Chiêu; làm giáo chủ Minh giáo là do tình thế bức bách và cũng vì nể tình Ân Thiên Chính, Ân Dã Vương; chàng đính hôn với Chu Chỉ Nhược là theo lệnh của Tạ Tốn, còn không bái đường thành thân với Chu Chỉ Nhược thì là do Triệu Mẫn ép phải làm thế. Năm xưa Kim Hoa bà bà và Ân Ly giá như không dùng vũ lực cưỡng bức, mà ngọt ngào rủ chàng ra đảo Linh Xà, chắc hẳn chàng đã đi theo rồi”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký).

Người như thế, chẳng trách nhiều độc giả không thích. Nhưng độc giả thích hay không thích hình tượng nhân vật Trương Vô Kỵ, là tuỳ quan điểm mỗi người một khác, song một số độc giả lại lấy việc mình không thích để phán xét rằng nhân vật này “tả không hay”, không có giá trị văn học, thì đấy lại là chuyện khác. Trường hợp thứ nhất khỏi cần tranh luận; còn trường hợp thứ hai thì chúng ta cần đi sâu phân tích, nghiên cứu. Theo tôi, hình tượng Trương Vô Kỵ có thể cung cấp một loại mô hình tính cách mới cho hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, riêng cái đó đã là một đóng góp quan trọng cho văn học võ hiệp. Trong thế giới anh hùng truyền kỳ võ hiệp, xuất hiện một nhân vật chính không có khí phách anh hùng, giống hệt mọi người chúng ta, đó không phải là một thành công hay sao? Huống hồ sự xuất hiện của hình tượng Trương Vô Kỵ còn là tiêu chí chứng tỏ có một chuyển biến lớn lao trong sáng tác của Kim Dung.



1.

Tôi từng so sánh mô hình nhân cách của ba nhân vật chính Quách Tĩnh, Dương Quá và Trương Vô Kỵ, cho rằng Quách Tĩnh là điển phạm hiệp sĩ Nho gia, vì theo qui tắc sống “vì dân vì nước, hi sinh thân mình”; Dương Quá là điển phạm hiệp sĩ Đạo gia, vì theo qui tắc sống “chí tình chí tính, thực hiện tự ngã” còn giá trị của hình tượng Trương Vô Kỵ thì ở giữa Phật gia và Đạo gia, chàng vừa có cái “vô vi” của Đạo gia, vừa có cái “từ bi” của Phật gia. Đương nhiên cũng có thể nói, ngoài hai cái đó, Trương Vô Kỵ là giáo chủ Minh giáo, ắt phải có điển phạm “tinh thần Minh giáo”. Trên quan điểm triết học, ba cái đó dĩ nhiên có thể “như kiềng ba chân”.

Về mặt lối suy nghĩ, ba hình tượng nhân vật chính của “bộ ba tiểu thuyết xạ điêu” cơ bản được phát triển theo lôgich chính, phản và hợp. Hình tượng nhânvật Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu đương nhiên là “chính”, nghĩa là thể hiện hình thái ý thức và giá trị văn hoá chính thống, chính tông, “vì dân vì nước, ắt là đại hiệp Hình tượng nhân vật Dương Quá trong Thần điêu hiệp lữ rõ ràng là “phản - phản bội sư môn, thách thức các giá trị truyền thống; còn hình tượng nhân vật Trương Vô Kỵ trong Ỷ thiên Đồ long ký thì là “hợp”, “hợp” cái chất phác đơn giản của Quách Tĩnh với sự thông minh lanh lợi của Dương Quá, hợp cái “vì dân vì nước” của Quách Tĩnh với cái “chí tình chí tính”của Dương Quá. Tác giả muốn theo cái “cao minh nhất là đạo trung dung”, hình tượng Trương Vô Kỵ là sự tổng hợp và trung hoà về mặt nghệ thuật hình tượng Quách Tĩnh với hình tượng Dương Quá. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, chúng ta hầu như phát hiện sự “trung hoà” ấy ở mọi chỗ. Địa danh của nơi Trương Vô Kỵ chào đời là Băng Hoả đảo, nghĩa là một hòn đảo có núi lửa ở Bắc Băng Dương. Tên gọi đó thực ra còn ngụ ý tính cách sau này của Trương Vô Kỵ: sự trung hoà giữa băng và hoả, đương nhiên sẽ đem lại sự ấm áp dễ chịu cho mọi người.

Hơn nữa, Trương Vô Kỵ còn là con của danh hiệp Võ Đang Trương Thuý Sơn với yêu nữ Thiên ưng giáo Ân Tố Tố, dòng máu chảy trong người chàng là sự hoà lẫn hai phái chính tà. Hơn nữa, theo lệ thường của tiểu thuyết Kim Dung, môn võ công giỏi nhất của nhân vật chính thường thường chứng minh hoặc bổ sung hay nhất cho tính cách và cuộc đời của nhân vật đó. “Hàng long thập bát chưởng” của Quách Tĩnh, “Ảm nhiên tiêu dao chưởng” của Dương Quá chính là thế. Vậy thì “Càn khôn đại na di” và Thái cực quyền kiếm của Trương Vô Kỵ đương nhiên cũng phải thể hiện tính cách của nhân vật chính. Mà đặc điểm chung của hai môn thần công này là là sự trung hoà và xoay vòng của càn khôn âm dương. Cuối cùng, cũng là rõ nhất và quan trọng nhất, mục đích lớn nhất của Trương Vô Kỵ sau khi bước vào giang hồ, là làm sứ giả hoà bình hoà giải tập đoàn chính phái gồm sáu đại môn phái với hai tà phái là Minh giáo và Thiên Ưng giáo, mưu cầu “hoà hợp” chính tà.

Tính phức tạp của vấn đề là ở chỗ dùng hai chữ “tính cách” để khái quát một hình tượng nhân vật văn học, dùng mấy chữ “do dự " để khái quát một tính cách, e rằng quá cứng nhắc, vì “lý thuyết thì xám xịt, trong khi cây đời mãi mãi xanh tươi”, một con người sống động, đâu có thể cố định bằng một khái niệm? Dù là đối với một hình tượng văn học sống động, chỉ dùng một khái niệm “tính cách” để thuyết minh cũng không thể đầy đủ.



2.

Tuy nói tính cách của Trương Vô Kỵ giống với rất nhiều con người bình thường, nhưng đối với thế giới võ lâm trong sách Ỷ thiên Đồ long ký, thì chàng thực ra là một người khác hẳn. Cái khác lớn của Trương Vô Kỵ với mọi người là hoàn cảnh ra đời và trưởng thành đặc biệt của chàng. Ngoài ý nghĩa của Băng Hoả đảo như đã nói, Băng Hoả đảo là một hòn đảo chơ vơ giữa đại dương, cách biệt hẳn với thế giới con người. Trương Vô Kỵ thời thơ ấu nghe nhiều mà thấy ít. Trên đảo, ngoài Trương Vô Kỵ, chỉ có ba người là cha mẹ và nghĩa phụ, từ nhỏ chàng được hưởng một một sự nuôi dạy không pha tạp, thuần chất, tràn ngập tình yêu thương tự nhiên. Bởi vậy, so với những người trong xã hội thế tục, chàng là “con người tự nhiên” đầy hồn nhiên; so với những người giang hồ, thì chàng là “người bốn bể”. Tóm lại, đối với cái thế giới của Ỷ thiên Đồ long ký, Trương Vô Kỵ là một nhân vật trong trắng khác lạ. Đặc điểm nổi bật trong tính cách của Trương Vô Kỵ là chàng quá thật thà và giản dị.

Từ nhỏ đến lúc lên mười, Trường Vô Kỵ chỉ sống trong một môi trường trong sáng, không hề phải tiếp xúc với sự dối trá, căn bản không biết rằng sự dối trá cũng là một bộ phận hợp thành quan trọng của cuộc sống. Bởi vậy, Trương Vô Kỵ không biết nói dối, cũng tức là thiếu khả năng phân biệt sự dối trá, thành thử trong đời không tránh khỏi liên tiếp bị lừa. Gia đình Trương Vô Kỵ trên đường từ hải đảo trở về, khi lần đầu gặp người giang hồ trên đất liền, cậu bé Trương Vô Kỵ nghe mẹ nói dối :“Lão Tạ Tốn làm xằng ấy đã chết rồi”, mà cha cậu cũng phụ hoạ, thì cậu không chịu nổi, kêu tướng lên : “Nghĩa phụ không phải là ác tặc, nghĩa phụ chưa chết, nghĩa phụ chưa chết”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Thế là dẫn đến đại hoạ, không chỉ gián tiếp làm cho cha mẹ cậu chết thảm, mà chính tính mạng của cậu cũng nguy hiểm vạn phần, từ đó bị chất độc hành hạ mãi. Mặc dù mẹ cậu lúc trước khi chết có dặn đi dặn lại, “phải đề phòng nữ nhân đánh lừa, nữ nhân càng xinh đẹp, càng giỏi lừa người”, (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Nhưng bài học xương máu ấy vẫn không làm thay đổi bản tính thật thà của Trương Vô Kỵ.

Trong cuộc đời tiếp theo của Trương Vô Kỵ, những chuyện tương tự cứ liên tiếp xảy ra. Mặc dù chàng đã quyết thà chết không tiết lộ tin tức về nghĩa phụ Tạ Tốn, nhưng rồi lại trúng kế của Chu Trường Linh, chủ động kể ra bí mật chỗ ở của Tạ Tốn. Hơn thế, biết rõ Chu Trường Linh là một tên gian tặc lừa đảo, Trương Vô Kỵ sau khi học “Cửu dương chân kinh”, vẫn còn bị Chu Trường Linh lừa, đẩy xuống vực sâu gãy chân. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Sau đó trên đảo Linh Xà, trưởng lão Cái Bang Trần Hữu Lượng nói và làm khác nhau, Kim Hoa bà bà, Triệu Mẫn không bị lừa, song hắn lại lừa được Trương Vô Kỵ. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Bởi thế, ở cuối bộ tiểu thuyết, gã Chu Nguyên Chương cáo già bày kế một mũi tên bắn hai đích, khiến Trương Vô Kỵ nản chí, từ đó rút lui khỏi giang hồ, (Xem Ỷ thiên Đồ long ký), thật là “thuận lý thành chương”! Trên một ý nghĩa nhất định, có thể nói cuộc sống giang hồ của Trương Vô Kỵ khởi đầu từ lần đối mặt với sự dối trá, và chấm dứt khi bị đánh lừa. Cái thế giới mà chàng bước vào là một thế giới lọc lừa, cuộc sống mà chàng trải qua là một cuộc sống liên tiếp bị mưu mô và dối trá lừa lọc.

Trương Vô Kỵ liên tiếp bị lừa, hoàn toàn không phải là một thằng ngốc, chàng khá thông minh, nhưng không khôn ngoan, cho nên trong thế giới những kẻ khôn ngoan, chàng chỉ là một người thật thà, hồn nhiên, thành đối tượng để người ta lừa dối và chê cười. Đương nhiên từ một góc độ khác, sự thật thà, hồn nhiên của Trương Vô Kỵ lại là “tấm gương” sáng phản chiếu xã hội thế tục hiện thực, phản chiếu giang sơn, chiếu rọi vào cái bất chính của chính phái, cái không tà của tà phái; chiếu rọi sự tàn bạo của kẻ thống trị và cái ti tiện của người chống đối.Tuy trong Ỷ thiên Đồ long ký cái ý thức của tác giả phản ánh, phản tỉnh, phê phán văn minh truyền thống Trung Quốc, xã hội thế tục cùng cuộc sống dục vọng, còn chưa hoàn toàn tự giác, song bộ tiểu thuyết này hiển nhiên là một bước ngoặt quan trọng trong sáng tác tiểu thuyết của Kim Dung. Chứng cứ là sau bộ tiểu thuyết này, Kim Dung đã viết các bộ tiểu thuyết Liên thành quyết, Thiên long bát bộ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký, trong đó nhân vật chính của Liên thành quyết là Địch Vân còn “thật thà” hơn nữa, nhân vật chính trong Thiên long bát bộ là Đoàn Dự còn “hồn nhiên” hơn nữa; Thạch Phá Thiên trong Hiệp khách hành không chỉ là nhân vật chính, mà còn là người quan sát và phản tỉnh của cái thế giới dục vọng phi nhân; nhân vật chính Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ có đặc trưng tính cách nổi bật nhất là không thể làm kẻ nhập thế xu thời về chính tà; ngược lại, nhân vật chính Vi Tiểu Bảo trong Lộc đỉnh ký chính là kẻ nhập thế xu thời, chẳng qua chỉ chứng minh “hèn hạ là giấy thông hành của kẻ hèn hạ”. Tấtcả những góc độ ấy đều là sự chuyển biến, bắt đầu từ Ỷ thiên Đồ long ký và nhân vật chính Trương Vô Kỵ.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

3.

Trong bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ Long ký, nhân vật chính Trương Vô Kỵ có một thân phận rất dễ bị người ta bỏ qua, ấy là chàng còn là một vị thần y nghiệp dư, không chỉ võ công cao cường, mà còn y thuật thông thần. Có qua một giai đoạn học y, đồng thời có bản lĩnh và tư cách hành y, đấy là một điều nổi bật của hình tượng nhân vật Trương Vô Kỵ. Sau khi “Điệp cốc y tiên” Hồ Thanh Ngưu chết, Trương Vô Kỵ được coi là danh y số một trên đời. Về y thuật, Trương Vô Kỵ so với Hồ Thanh Ngưu vẫn còn thấp hơn một bậc, bằng chứng là trên đỉnh Quang Minh chàng không nhận biết nguy kế giả vờ chết của hoà thượng Viên Chân của Thiếu Lâm tự; trên hòn đảo vô danh không nhận biết chân tướng cái chết giả của Ân Ly; song về phương diện y đức, thì danh y “Kiến tử bất cứu” Hồ Thanh Ngưu không thể sánh với Trương Vô Kỵ đại nhân hậu. Tuy rằng việc Trương Vô Kỵ chỉ mất có hai năm mà đạt tới trình độ y thuật như thế, có làm cho các bác sĩ thời nay nghi ngờ.

Trong sách, Trương Vô Kỵ tuỳ thời phát huy y thuật cao minh của mình, thường thường là động lực quan trọng thúc đẩy tình tiết tự sự. Trên đường hộ tống Dương Bất Hối đến vùng Côn Luân, nhờ chàng trị thương cho Chiêm Xuân, đệ tứ phái Côn Luân, mà một cậu bé như Trương Vô Kỵ mới có thể hoàn thành chuyến đi vạn dặm mới nghĩ đã thấy sợ; cho dù đến được Tây Vực cũng khó lòng tìm ra ngọn núi Toạ Vọng phong. Chính nhờ tinh thông y thuật, cứu sống con vượn, chàng mới phát hiện bảo điển võ học hàng trăm năm “Cửu dương chân kinh” giấu trong bụng con vượn, mới luyện được Cửu dương thần công, khu trừ chất độc âm hàn của “Huyền Minh thần chưởng” ra khỏi cơ thể, thoát khỏi sự đe doạ của cái chết. Còn chuyện Trương Vô Kỵ sử dụng y thuật của mình trị bệnh cứu người, thường thường hoá hiểm thành an, thì khỏi cần nói thêm. Tôi thích thú với việc chữa bệnh cứu người của Trương Vô Kỵ còn bởi lẽ trong sách tác giả lợi dụng điểm đó nhằm khéo léo thúc đẩy tình tiết phát triển, hoặc mượn cái đó để sáng tạo bao nhiêu truyền kỳ thần y. Tôi chú ý đến việc tính cách của Trương Vô Kỵ có quan hệ thế nào với quá trình học y của chàng.

Trong bộ tiểu thuyết,Trương Vô Kỵ không hề lấy việc hành y làm nghề, nhưng học y và kinh nghiệm hành y có ảnh hưởng rất quan trọng tới tâm lý, tính cách và cuộc sống của nhân vật. Nói đơn giản có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành ý thức sống, quan niệm sống, giá trị thiện ác và tình cảm nhânvăn. Y thuật của Trương Vô Kỵ như thế nào cố nhiên là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là y đức và y đạo của chàng - tức là chàng hiểu, coi trọng sinh mạng như thế nào. Lần đầu tiên “ra tay” cứu người là xuất phát từ sự thôi thúc của lòng nhân ái: chứng kiến cảnh phái Nga Mi đại tàn sát dã man các tráng sĩ Nhuệ kim kỳ của Minh giáo, chàng không nhịn nổi, nhảy ra chất vấn sư đồ phái Nga Mi : “Các người tàn nhẫn hung ác như thế, không biết hổ thẹn ư? “Những người này, tất cả đều coi nhẹ mạng sống, trọng nghĩa khí, khảng khái chịu chết, quả là các anh hùng hảo hán hiên ngang, đâu có gì là tà ma ngoại đạo?”, “Thanh Dực Bức Vương chỉ giết một người, các vị giết mười lần nhiều hơn. Y dùng răng giết người, sư tôn dùng kiếm Ỷ Thiên giết người, cùng là giết người cả, đâu có phân biệt gì thiện ác?” (Xem Ỷ thiên Đồ long ký).

Ba câu hỏi của Trương Vô Kỵ tưởng là của một gã thiếu niên ngây thơ, thực ra chính là lời nhắc nhở, cảnh cáo của bậc đại nhân, đại trí đối với những kẻ không hiểu chân lý. Tiếp đó Trương Vô Kỵ tiến hành cứu thương, cầm máu, băng bó cho các tráng sĩ Nhuệ kim kỳ. Rồi chàng lại còn đứng ra thà chết chịu đựng ba chưởng của Diệt Tuyệt sư thái giết người không chớp mắt, để chấm dứt cuộc tàn sát vô nhân đạo đối với những con người chính nghĩa. Trong cảnh này, bảo Trương Vô Kỵ là một anh hùng, hiệp sĩ cũng được, song đúng hơn, phải nói chàng là một thầy thuốc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Thựct ế là trong Ỷ thiên Đồ long ký, mọi hành động của Trương Vô Kỵ đều là cứu tử phù thương.

Nào đứng ra bảo vệ và cứu chữa các tráng sĩ Nhuệ kim kỳ, nào giúp Minh giáo và Thiên Ưng giáo hoà giải với sáu đại môn phái, nào cứu các cao thủ sáu môn phái, cuối cùng kêu gọi và lãnh đạo anh hùng thiên hạ chống quân Nguyên, đều là hoạt động cứu tử phù thương đối với nhân gian. Trách nhiệm và lòng nhân ái của người thầy thuốc không chỉ thấm vào xương tuỷ của Trương Vô Kỵ, mà còn hoá thành động lực nội tại cho mọi hành động của chàng. Nếu tình huống cho phép lựa chọn, hoặc làm giáo chủ, hoặc làm nghề chữa bệnh, tôi đoán Trương Vô Kỵ sẽ chọn việc thứ hai. Muốn thế, cần có hoàn cảnh hoà bình yên ổn, tiếc rằng thời đại Trương Vô Kỵ không tạo cho chàng hoàn cảnh đó và tác giả Kim Dung cũng không tạo ra hoàn cảnh đó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

21.
CHU CHỈ NHUỢC
Hoài bão cao xa


Bốn cô nương bên cạnh Trương Vô Kỵ, hai cô nương Hán tộc, hai cô nương dị tộc, vừa hay hợp thành cặp so sánh, kết quả là cô nương Hán tộc không đáng yêu bằng cô nương dị tộc. Cô nương Hán tộc Ân Ly không đáng yêu bằng cô nương dị tộc lai Ba Tư với Cao Li Tiểu Chiêu. Cô nương Hán tộc Chu Chỉ Nhược rõ ràng không đáng yêu bằng cô nương Mông Cổ Triệu Mẫn. Nếu không, Trương Vô Kỵ đã chẳng bỏ dở hôn lễ với Chu Chỉ Nhược mà đi theo Triệu Mẫn, cuối cùng còn nói thẳng với Chu Chỉ Nhược rằng Triệu Mẫn mới là người chàng yêu nhất.

Có điều nếu chọn đối tượng bàn luận, thì hai cô nương Hán tộc tâm lý vô cùng phức tạp sẽ có nhiều điều để nói hơn hẳn hai cô nương dị tộc tương đối đơn giản. Có thể là do Kim Dung tiên sinh hiểu rõ về cô nương Hán tộc, nên miêu tả phong phú hơn; cũng có thể do bản thân hai cô nương Hán tộc khổ lắm buồn nhiều, tâm tư rắc rối đa biến, nên hàm chứa thông tin văn hoá phong phú hơn. Ở đây chỉ bàn về Chu Chỉ Nhược. Và cũng chỉ bàn về tâm lý cá tính, chứ không nghiên cứu tính cách dân tộc gì cả. Lý do rất đơn giản, tính cách cá nhân với tính cách dân tộc là hai cái khác nhau. Không phải cô gái Mông Cổ nào cũng giống Triệu Mẫn, tương tự các cô gái Hán tộc khác cũng không giống như Chu Chỉ Nhược.

I

Đối với Chu Chỉ Nhược, chắc chắn có hai ấn tượng và cách đánh giá trái ngược nhau, một là yêu thích nàng, đương nhiên cũng thông cảm với nhiều cái bất đắc dĩ của nàng; hai là không thích nàng, không tha thứ cho nhiều hành động của nàng, nhất là cách nàng đối xử với Trương Vô Kỵ. Tôi nghĩ rằng hay nhất là hãy gác sang một bên ấn tượng và cách đánh giá chủ quan, xem cái nào ở Chu Chỉ Nhược là bất đắc dĩ, cái nào là không thể tha thứ. Chu Chỉ Nhược là cô nương cùng lứa mà Trương Vô Kỵ gặp lần đầu tiên trong đời, tuy không thể coi là bạn thanh mai trúc mã, nhưng cũng quen biết nhau từ niên thiếu. Lần đầu tiên hai người gặp nhau trong thuyền trên sông Hán Thuỷ, khi ấy Chu Chỉ Nhược chừng mười tuổi, song đã để lại ấn tượng sâu sắc. Cụ thể, thứ nhất, là một cô bé hết sức xinh xắn, thứ hai, là một cô bé mồ côi vô cùng đáng thương, thứ ba, là một cô bé rất am hiểu, cha nàng vừa mất, đang rất đau đớn, nhưng thấy Trương Vô Kỵ bị nguy đến tính mệnh, thì lại chủ động săn sóc, bón cơm cho ăn.

Khi Trương Vô Kỵ không chịu ăn, nàng nói : “Tiểu tướng công không chịu ăn, lão đạo trưởng sẽ buồn lòng, cũng bỏ cơm, chẳng hoá ra để người bị đói hay sao?” (Xem Ý thiên Đồ long ký). Một cô bé đã hiểu sự lý như thế, chủ động nghĩ thay người khác, không thể không khiến người ta có cảm tình. Đến khi Chu Chỉ Nhược xuất hiện lần thứ hai trong đời Trương Vô Kỵ, thì đã là nhiều năm sau, cả hai đều thành người lớn. Trương Vô Kỵ đã luyện xong Cửu dương thần công lại bị gãy chân; Chu Chỉ Nhược thì trở thành một đệ tử xuất sắc phái Nga Mỹ; Đinh Mẫn Quân bị đòn của Ân Ly, dẫn Chu Chỉ Nhược đến đánh lại. Trương Vô Kỵ thấy Chu Chỉ Nhược càng xinh đẹp hơn năm nào, nhã nhặn giữ lễ, đồng thời lòng dạ lương thiện. Ân Ly phát hiện ra sự lợi hại của Chu Chỉ Nhược : “Không nói võ công của nàng ta, mà nói nàng còn nhỏ tuổi, tâm địađã khôn ngoan như thế”. (Xem Y thiên Đồ long ký). Ta đoán rằng Chu Chỉ Nhược biết sư tỷ Đinh Mẫn Quân là người như thế nào, không dám đắc tội với sư tỷ, song cũng không muốn tuỳ tiện đả thương người vô tội, cho nên sau khi đấu hơn hai chục chiêu với Ân Ly, Chu Chỉ Nhược bèn giả vờ bị trọng thương, để Đinh Mẫn Quân dìu đi, khôn khéo biến một trận đánh sinh tử thành vô hình.

Lúc ấy bạn đọc tinh ý một chút, sẽ thấy Chu Chỉ Nhược vốn khôn ngoan lanh lợi, nay thêm công phu biểu diễn giả bộ đã gần đạt tới mức lô hoả thuần thanh. Do đó chúng ta không thể coi thường Chu Chỉ Nhược. Công phu biểu diễn cao siêu của Chu Chỉ Nhược trên đỉnh Quang Minh sau đó càng khiến chúng ta kính nể. Trương Vô Kỵ hoá giải tranh chấp, đấu với cao thủ các đại môn phái, do không thông Dịch lý, nên gặp Lưỡng Nghi kiếm pháp của phái Côn Luân và Lưỡng Nghi đao pháp của phái phái Hoa Sơn thì chân tay luống cuống. Chu Chỉ Nhược thấy thế, trong bụng rất lo, vừa vặn Diệt Tuyệt sư thái đang thuyết pháp tại chỗ, nàng liền tương kế tựu kế, mượn việc thỉnh giáo sư phụ để giảng giải cho Trương Vô Kỵ nghe thường thức, dịch lý mà chỉ điểm cho chàng. Tuy giọng nói của nàng càng lúc càng to, song những người có mặt tại hiện trường không ai nghi ngờ , cứ tưởng nàng chỉ là một cô bé hồn nhiên, ấu trĩ mà thôi. Nếu không phải là tài biểu diễn xuất chúng siêu quần, làm sao có thể che mắt được anh hùng thiên hạ ? Tài biểu diễn của Chu Chỉ Nhược thể hiện hay nhất dĩ nhiên là trên hoang đảo.

Sau khi vâng lệnhTạ Tốn làm lễ đính hôn với Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược nói với chàng : “Thiếp chỉ là đứa con gái vô dụng, yếu đuối, lại ngu xuẩn. Đừng nói gì thiếp thua xa Triệu cô nương thông minh tuyệt đỉnh, mà ngay so với người có tâm cơ sâu sắc như Tiểu Chiêu, thiếp cũng chẳng bằng cái móng tay nàng ta. Chỉ Nhược của chàng chỉ là một con bé khờ khạo, thật thà, chẳng lẽ đến giờ chàng cũng chưa biết hay sao?” (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Tưởng tượng tình hình lúc ấy, đừng nói Trương Vô Kỵ thật thà trung hậu bị lừa đã đành, chắc rằng quá nửa nam tử thiên hạ nghe lời nói “chân tình” ấy cũng đều bị lừa hết. Rất lâu sau chúng ta mới biết trước khi nói mấy cấu ấy, nàng Chu Chỉ Nhược “thật thà hiền thục” ấy đã đánh thuốc mê cả nhóm mười cùng đi, mưu giết Ân Ly, đuổi Triệu Mẫn, lấy cắp thanh đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên, bắt đầu luyện tập công phu “Cửu âm chân kinh” giấu trong đao kiếm; Trương Vô Kỵ đã như con chim trong lồng của nàng ta! Vậy mà Chu Chỉ Nhược vẫn nằm trong lòng Trương Vô Kỵ thỏ thẻ những lời đáng thương, khiêm nhường, trung thành như thế!

Tiếp đó, ở lữ quán tại Đại Đô, ta thấy cảnh Chu Chỉ Nhược biểu diễn trò treo cổ tự sát thương tâm đối với Hàn Lâm Nhi, người coi Chu Chỉ Nhược như thiên thần, thì sẽ không cảm thấy quá kinh ngạc nữa. Sở dĩ bảo cuộc tự sát ấy đơn thuần là một cuộc biểu diễn, là vì trước khi treo cổ, Chu Chỉ Nhược đã sang phòng Hàn Lâm Nhi, ngồi rất lâu ở đó không nói một lời, khiến Hàn Lâm Nhi không biết đằng nào mà lần, rồi mới trở về phòng mình động thủ, Hàn Lâm Nhi há có thể không quan tâm để ý đến động tĩnh trongt phòng nàng? (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Thực ra, nàng ngồi đó chờ đến khi Trương Vô Kỵ sắp về tới mới hành động. Hơn nữa, phải đánh động cho Hàn Lâm Nhi chú ý đã, rồi mới biểu diễn việc treo cổ tự sát, để Hàn Lâm Nhi kịp thời cứu chữa, trước lúc Trương Vô Kỵ về tới. Nhiều người rất giỏi biểu diễn “sống”, người Trung quốc càng có sở trường về mặt này, song cũng phải tôn Chu Chỉ Nhược là quán quân biểu diễn. Điều này dĩ nhiên có liên quan đến văn hoá truyền thống, đến thiên tư tài phú, đồng thời cũng liên quan đến hoàn cảnh sống và vốn sống của mỗi cá nhân.

Chu Chỉ Nhược thông minh dĩnh ngộ hơn người từ nhỏ, đương nhiên cũng có tài biểu diễn khôn khéo từ nhỏ. Tôi không dám nói rằng ngay trên sông Hán Thuỷ, cô bé Chu Chỉ Nhược bón cơm cho Trương Vô Kỵ cốt để lấy lòng Trương Tam Phong, nhưng cảnh ngộ bất hạnh từ bé đã mồ côi cha mẹ, hiển nhiên càng khiến cô bé trở nên khôn khéo biết lấy lòng người. Mà người Hán trên đời thì rất thích những đứa bé khôn khéo. Muốn cuộc sống sung sướng, phải tìm cách làm cho người ta thích mình, muốn được người ta thích mình, thì phải biết biểu diễn sự khôn khéo của mình. Chu Chỉ Nhược tựa hồ hiểu điều đó từ rất sớm. Đương nhiên cũng có thể nói rằng cuộc sống đã rèn luyện dần cho Chu Chỉ Nhược cái tài biểu diễn đó. Nếu không, làm sao mới nhập môn chưa lâu, Chu Chỉ Nhược đã nhanh chóng giành được cảm tình của Diệt Tuyệt sư thái, được bà ta truyền thụ nguyên lý Kinh Dịch?

2.

Chu Chỉ Nhược thông minh lanh lợi, giỏi biểu diễn, chuyện đó là hiển nhiên, có điều không nên phán xét đạo đức một cách giản đơn, bảo nàng hoàn toàn giả dối, thậm chí từ bé đã giỏi lừa người. Cần thấy rằng trong cuộc sống và biểu diễn của Chu Chỉ Nhược, có nhiều cái bất đắc dĩ nàng phải làm thế, có lúc trong thật có giả, lắm khi trong giả có thật. Nói trong cuộc sống của Chu Chỉ Nhược có nhiều cái bất đắc dĩ, bởi vì cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý, ngược lại phải thuận theo trào lưu, thích nghi với hoàn cảnh, lắm khi việc muốn làm không được làm, việc không muốn làm vẫn cứ phải làm. Mà cái chuyện làm hay không làm, thì đều là vì phải “làm người”, nghĩa là phải phù hợp một truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, hoàn cảnh xã hội và quan niệm giá trị nhất định. Ví dụ, Trương Vô Kỵ thỉnh cầu Diệt Tuyệt sư thái đừng lạm sát giáo chúng Nhuệ kim kỳ của Minh giáo, chàng liều mạng chịu đựng ba chưởng của Diệt Tuyệt sư thái, kết quả bị đánh gục xuống, không bò dậy nổi. Thù Nhi (Ân Ly) cầu khẩn Chu Chỉ Nhược tới xem Trương Vô Kỵ bị thương ra sao và hãy khuyên chàng đừng có làm anh hùng mà chết mất mạng, Chu Chỉ Nhược “vốn cũng định tới xem chàng bị thương thế nào, nhưng trước hàng trăm con mắt chăm chú dồn vào đó, một thiếu nữ mười tám mười chín tuổi làm sao dám xem thương thế của một chàng trai? Huống hồ người đánh chàng bị thương lại chính là sư phụ của nàng, nếu nàng tới xem, tuy chưa phải là công khai phản bội sư môn, song cũng là đại bất kính với sư phụ, cho nên đã dợm bước, nàng lại thôi”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký).

Còn việc nàng không muốn làm, nhưng không thể không làm, ví dụ tiêu biểu là trên đỉnh Quang Minh, Chu Chỉ Nhược phải vâng lệnh Diệt Tuyệt sư thái, dùng kiếm Ỷ Thiên đâm Trương Vô Kỵ, chút nữa thì làm cho Trương Vô Kỵ mất mạng. Tôi tin rằng việc đó hoàn toàn trái với ý muốn của Chu Chỉ Nhược, song quả thực nàng không dám trái lệnh sư phụ, trong lúc bị thúc giục, không kịp suy nghĩ, lúc đó tay run run, nên mũi kiếm chệch đi, không trúng vào tim Trương Vô Kỵ. Dĩ nhiên, chúng ta có thể giả sử rằng nếu đó là Triều Mẫn hoặc Ân Ly, thì họ thà chết chứ không đời nào đâm người yêu của mình như vậy. Huống hồ trước lúc đó Trương Vô Kỵ rõ ràng hết sức bênh vực Chu Chỉ Nhược, rồi còn trao kiếm vào tay nàng để nàng trả lại cho sư phụ. Hơn nữa, nếu bảo Chu Chỉ Nhược căn bản không kịp suy nghĩ, thì không đúng, bởi vì trước đó trong giây lát nàng đã chuyển qua bao nhiêu ý nghĩ : “Cục diện hôm nay tuy thật là đáng xấu hổ, Trương công tử đãi ta như thế, sư phụ thể nào chẳng cho là ta có tình ý với chàng, từ nay ta sẽ là phản đồ của phái Nga My, thành một kẻ phản bội vô sỉ trong võ lâm. Trời đất mênh mang, ta biết đi đâu dung thân bây giờ ? Trương công từ đãi ta tốt như thế, song ta quyết không thể vì chàng mà phản bội sư môn”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký).

Rõ ràng hành vi của Chu Chỉ Nhược trước hết là nghĩ đến mình, dùng hành động của mình để chứng minh giữa nàng và Trương Vô Kỵ hoàn toàn không có tư tình. Vào thời khắc sống chết hệ trọng này, không phải là lúc biểu diễn, Chu Chỉ Nhược đành cắn răng đâm Trương Vô Kỵ một kiếm, khiến chàng cũng phải bất ngờ. Ví dụ càng điển hình hơn, ấy là ở chùa Vạn An thành Đại Đô. Diệt Tuyệt sư thái trước lúc quyết định tự sát, để cho Chu Chỉ Nhược thay bà tiếp nhiệm chức chưởng môn phái Nga My, bắt nàng phải thề độc, nhất định phải lợi dụng sắc đẹp của mình và thiện cảm của Trương Vô Kỵ đối với nàng, tìm cách đoạt lấy thanh đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên, tuyệt đối không được có chân tình đối với Trương Vô Kỵ, càng không được kết làm vợ chồng. Diệt Tuyệt sư thái làm cho Chu Chỉ Nhược nhất thời không biết nên làm thế nào, “thần trí bấn loạn, nàng lập tức mụ người đi, không còn biết gì nữa”. (Xem Ỷ thiên đồ long ký). Trong chuyện này có phần biểu diễn hay không, tôi không dám chắc. Chu Chỉ Nhược cảm thấy khó khăn, song không thể không đáp ứng, cũng là thật tình. Chu Chỉ Nhược dầu sao cũng còn là một thiếu nữ, làm sao có thể đứng vững trước Diệt Tuyệt sư thái vừa cứng vừa mềm? Sau đó trên hoang đảo, Chu Chỉ Nhược biểu diễn trò lừa dối Trương Vô Kỵ, rõ ràng có liên quan đến sứ mệnh của nàng ta, đến mệnh lệnh của sư phụ nàng và lời thề do bị ép buộc của nàng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

3.

Nếu bảo Chu Chỉ Nhược lừa dối Trương Vô Kỵ, chỉ là vì không dám trái lệnh sư phụ, không dám làm trái lời thề của nàng, thì đã coi cô nương Chu Chỉ Nhược quá giản đơn. Tuy từ trước đến giờ Chu Chỉ Nhược đều tuân lệnh sư phụ, nhưng thực ra không phải lần nào cũng nghiêm chỉnh cả. Chứng cứ rõ nhất là sau đó nàng tìm cách, kể cả biểu diễn trò treo cổ tự tử, để Trương Vô Kỵ phải lập tức tổ chức cưới nàng. Bấy giờ lời dặn dò của sư phụ, lời thề của mình, nàng để đâu? Huống hồ, nghĩa phụ Tạ Tốn của Trương Vô Kỵ chưa có tin tức gì, điều đó chứng tỏ nàng Chu Chỉ Nhược vốn tự nhận mình “yếu đuối, ngu xuẩn, không có bản lĩnh, không có chủ kiến”, thực ra là một người ngoài mềm trong cứng, có mục đích rõ ràng, đầu óc tỉnh táo, có chủ kiến đâu ra đấy. Chỉ vì nàng có tài biểu diễn, nên không để lộ ra mà thôi. Do đó, chẳng riêng Trương Vô Kỵ bị nàng ta dắt mũi, mà ngay cả sư phụ của nàng là Diệt Tuyệt sư thái cũng mắc lừa nàng.

Diệt Tuyệt sư thái hùng tâm vạn trượng, hi vọng phái Nga My trở thành lãnh tụ võ lâm, nhưng bà ta không ngờ rằng đệ từ nhỏ bé của bà không những có hoài bão chính trị lớn hơn hẳn bà, mà tính năng động chủ quan cũng cao hơn hẳn bà. Nếu bảo Diệt Tuyệt sư thái coi Chu Chỉ Nhược như một quân cờ quan trọng làm rạng rỡ bản môn, thì Trương Vô Kỵ ắt là một quân cờ quan trọng trong tay Chu Chỉ Nhược; việc kết hôn với chàng là một bước đi cực kỳ hệ trọng trong ván cờ cuộc đời Chu Chỉ Nhược. Thực tế, Chu Chỉ Nhược căn bản không phải là một quân cờ bị động, mà nàng chính là kỳ thủ hoàn toàn chủ động. Tôi nói thế là có căn cứ. Hoài bão chính trị của Chu Chỉ Nhược quá lớn, thoạt đầu tựa hồ không thấy, nhưng càng về sau càng lộ rõ. Trương Vô Kỵ từng nói với nàng: “Sau khi đuổi bọn Thát tử đi rồi, hai ta sẽ ẩn cư trong rừng sâu, cùng hưởng hạnh phúc thanh bạch, không lý đến thế sự bên ngoài nữa”.

Thì Chu Chỉ Nhược đáp :“Chàng là giáo chủ Minh giáo, nếu trời cho được như nguyện, quả giúp cho ta đánh đuổi được bọn Hồ lỗ, bấy giờ đại sự của thiên hạ đều nằm trong tay chàng, ai để cho chàng đi ẩn cư hưởng hạnh phúc riêng? ... Hơn nữa, thiếp là chưởng môn phái Nga My, vai gánh trọng nhiệm. Khi sư phụ trao chiếc nhẫn của vị chưởng môn cho thiếp, có dặn thiếp phải làm rạng rỡ bản môn, nếu chàng ẩn cư trong rừng sâu, hoá ra thiếp không được hưởng phúc với chàng ư? (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Nếu chưa đủ rõ, thì sau khi đi xem cảnh hoàng đế du hoàng thành trở về, trước mặt Bành hoà thượng và Hàn Lâm Nhi, Chu Chỉ Nhược nói với Trương Vô Kỵ như sau : “Sao chàng lại có thể dễ dàng mạo hiểm đến thế? Nên nhớ, một khi đại sự của chúng ta thành công, thì người sẽ ngồi chiếc ghế rồng ở lầu hoa đó chính là Trương giáo chủ”. HànLâm Nhi vỗ tay reo lên, bảo Trương giáo chủ sẽ làm hoàng đế, Chu cô nương sẽ là hoàng hậu nương nương, chỉ thấy Chu Chỉ Nhược hai má đỏ bừng, thẹn thùng cúi đầu, nhưng ánh mắt long lanh không giấu được vẻ sung sướng. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký).


CUỐI

Như vậy, hoài bão chính trị của Chu Chỉ Nhược đã rõ , tính cách và tâm lý nàng vì thế mà thay đổi càng phức tạp. Riêng thái độ tình cảm của nàng đối với Trương Vô Kỵ cũng đã khó nói rõ bằng vài câu. Bảo là nàng yêu chàng, thì sao lại đả thương chàng, lừa dối chàng? Bảo là nàng không yêu chàng, thế sao còn chạy theo chàng, cầu khẩn chàng, hận chàng mà vẫn không quên chàng? Cái bí ẩn ở đây là Chu Chỉ Nhược không chỉ có hoài bão chính trị quá lớn, mà còn nhất mực tin rằng sẽ thành công cả về sự nghiệp lẫn về tình yêu. Lúc nãy có nói đến ván cờ cuộc đời của Chu Chỉ Nhược, đối với nàng mà nói, cách hay nhất là trước tiên lừa được chưởng môn phái Nga Mỹ, luyện thành “Cửu âm chân kinh”, làm rạng danh môn phái; sau đó kết hôn với Trương Vô Kỵ, không những ái tình mỹ mãn, mà quan trọng hơn, là sẽ có ngày thiên hạ nằm trong tay Minh giáo, Minh giáo nằm trong tay giáo chủ Trương Vô Kỵ, còn Trương Vô Kỵ thì nằm trong tay nàng! Đã là một ván cờ, thì cứ đi từng nước một. Đánh cờ, phải tính trước năm nước đi.

Lại phải tuỳ cục diện bàn cờ mà biến chiêu. Trương Vô Kỵ chỉ là một quân cờ trong bàn cờ của Chu Chỉ Nhược, dù đối với chàng trước sau nàng có thiện cảm, thậm chí có tình yêu, song đối xử cụ thể thế nào, phải tuỳ cục diện cả bàn cờ mà định. Ví dụ, ban đầu Trương Vô Kỵ mới chỉ là một tên tiểu tử vô danh, vì chàng mà phải đắc tội với sư môn thì rõ ràng không đáng, cho nên sư phụ bảo giết chàng, thì nàng ra tay; sư phụ bảo đánh lừa chàng, thì nàng tìm cách đánh lừa. Sau này, khi thanh thế của Minh giáo lớn mạnh, giá “cổ phiếu” của Trương Vô Kỵ tăng vọt, đương nhiên phải mê chàng, cầu chàng, buộc chàng kết hôn với mình. Lệnh của sư phụ, lời thề năm nào, đâu có đáng gì! Sau đó, khi đang làm lễ cưới, Trương Vô Kỵ lại bỏ nàng mà đi không chỉ làm nàng mất thể diện, mà cái chính là làm tan vỡ giấc mộng đẹp của nàng. Triệu Mẫn làm rối loạn bàn cờ, Chu Chỉ Nhược đương nhiên phải hạ độc thủ.

Không lấy được Trương Vô Kỵ, nàng bèn tìm Tống Thanh Thư thế chân, nói là để chọc tức Trương Vô Kỵ, cũng là để gỡ thể diện, song thực ra đấy là một thứ đầu tư chính trị. Tống Thanh Thư là người đứng đầu đám đệ tử đời thứ ba phái Võ Đang, chức chưởng môn phái này chắc chắn trong tay y. Tuy không thể làm bá chủ thiên hạ, nhưng phái Nga My liên thủ với phái Võ Đang, thì cũng có thể nên nghiệp bá. Có điều Tống Thanh Thư bị sư thúc của y đánh cho tàn phế, không còn giá trị gì để lợi dụng, nên Chu Chỉ Nhược cũng chả cần phải khách sáo với y nữa. Lại quay về với Trương Vô Kỵ, chỉ cần chàng chưa kết hôn với Triệu Mẫn, thì nàng vẫn còn hi vọng Huống hồ Triệu Mẫn là quận chúa Mông Cổ, Trương Vô Kỵ là lãnh tụ chống Mông Cổ, triển vọng quan hệ giữa hai người đó như thế nào, khó mà nói trước. Dĩ nhiên suy luận nói trên chỉ dựa trên tính cách ván cờ của Chu Chỉ Nhược. Cần phải chứng minh, rằng các nước cờ của nàng, một nửa là nỗ lực của nàng, một nửa là sự sắp đặt của số phận.

Bởi vậy, chúng ta phải nhìn Chu Chỉ Nhược bằng con mắt phát triển, chỉ có theo dõi quá trình phát triển tâm lý của nàng, mới có thể phán đoán và đánh giá đúng. Đấy là một thiếu nữ xuất thân mồ côi, xinh xắn, tài trí bất phàm, ôm hoài bão chính trị rõ ràng và có dã tâm lớn. Thoạt tiên cũng chỉ định tìm một chốn an thân, sau đó khổ luyện võ công, rồi đương nhiên muốn nổi bật lên trong số đồng môn. Sau lừa được chưởng môn, lại có cơ hội luyện thành võ công cao siêu, Chu Chỉ Nhược ắt không bỏ qua, tiện thể dụ con chim phi phàm Trương Vô Kỵ chui vào lồng, dã tâm của nàng càng bành trướng thêm. Dã tâm của nàng sở dĩ không thể bành trướng nữa, là có liên quan mật thiết với xuất thân và thiên phú. Vì từ nhỏ tay trắng, nên hễ có dịp là muốn có cả thế giới Nhờ dịp may, nhờ xinh đẹp, tài trí, lanh lợi, chịu khó, cộng với xử sự khôn khéo, ý chí mạnh mẽ, biểu diễn giả dối v. v..., chỉ sau một thời gian ngắn, Chu Chỉ Nhược đã đạt thành tựu đáng kinh ngạc. Thu hoạch càng nhiều, kích thích càng mạnh; kích thích càng mạnh, thu hoạch càng nhiều, cứ thế xoay vòng. Giả sử nàng thành vợ của Trương Vô Kỵ, Trương Vô Kỵ trở thành hoàng đế, thì chắc chắn sẽ có ngày Chu hoàng hậu trở thành một Võ Tắc Thiên lừng danh trong lịch sử. Ngược lại, muốn biết sự phát triển của Võ Tắc Thiên, cũng có thể tham khảo quá trình phát triển cuộc đời của hình tượng nhân vật Chu Chỉ Nhược. Tiếc rằng nàng Chu Chỉ Nhược thông minh xinh xắn cuối cùng chẳng những thất bại cả trong sự nghiệp lẫn tình yêu, mà còn bị ma ám, chút nữa phát điên. Đương nhiên có thể nói số phận bất công với nàng, nhưng cũng là đo nàng tự làm tự chịu. Càng tham vọng lắm thì càng thất vọng nhiều.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

22.
TẠ TỐN
Sám hối làm con người mới.


Trong sách Ỷ thiên Đồ long ký, Diệt Tuyệt sư thái trước sau luôn sai người truy nã Tạ Tốn, nhưng cho đến khi bà ta chết, vẫn không gặp được Kim Mao Sư Vương, khiến tôi cũng tiếc cho bà ta. Tôi thường nghĩ, giả sử hai người ấy gặp nhau; hai tính cách trái ngược ấy đụng nhau, nhất định sẽ xảy ra chuyện bất ngờ. Hai người này sinh ra là để đối đầu với nhau, một bên chính phái, một bên tà phái, một bên sức sống bị áp chế cực độ tới mức biến dạng khô quắt, một bên sức sống phát tiết cực độ tới mức biến dạng bành trướng. Cả hai đều tay nhuốm đầy máu người, chỉ khác là một bên đến chết vẫn không tha thứ cho người khác, còn bên kia thì dành quãng đời còn lại cho sự sám hối. Là người ngoài cuộc, chúng ta thấy trong cái đáng kính của Diệt Tuyệt sư thái có nhiều cái đáng sợ; còn trong cái đáng sợ của Tạ Tốn lại có nhiều cái đáng yêu, đáng thương, đấy là chỗ kỳ diệu của đời người, tính người. Xem chuyện của hai người ấy, chúng ta cứ phải nghĩ mãi không thôi.

1.
Khi một người cao lớn dị thường, tóc vàng xoã xuống vai, cặp mắt xanh biếc phát quang lóng lánh, tay cầm một cây lang nha bổng có hai đầu, dài chừng trượng sáu, trượng bảy, xuất hiện tại đảo Vương Bàn, thì không chỉ những ai có mặt ở đó cảm thấy kinh sợ, mà tôi tin rằng các độc giả cũng bất giác kinh hãi. Người ấy rõ ràng không giống người Hán ở Trung Nguyên, thậm chí cũng không giống con người, mà là một thể hỗn hợp kỳ diệu giữa ma quỉ với thiên thần. Nếu không, tại sao Tạ Tốn lại có khả năng siêu phàm, chỉ gầm lên một tiếng như dã thú cũng đủ làm cho tất cả các nhân vật võ lâm có mặt trên đảo đều bị thương,hoá thành ngu ngốc? Nhưng rất nhanh chúng ta sẽ phát hiện, Kim Mao Sư Vương dưới ngòi bút của Kim Dung, tuy là một đại ma đầu ghê gớm thường gặp trong tiểu thuyết võ hiệp, song thực ra khác hẳn.

Chúng ta nhanh chóng thấy tên đại ma đầu tự xưng “mười ba năm nay ta chỉ làm bạn với cầm thú, ta tin tưởng cầm thú chứ không tin con người. Mười ba năm nay ta giết cầm thú ít hơn là giết người”, (Xem Ỷ thiên Đồ long ký), thực ra lại có một phương diện quân tử nho nhã. Không giết Trương Thuy Sơn và Ân Tố Tố là biểu hiện đầu tiên của phương diện đó. Tuy giữa biển cả mênh mông, đầy các núi băng trôi nguy hiểm, Tạ Tốn chửi trời rủa đất, nổi cơn điên cuồng, suýt nữa bóp chết Ân Tố Tố, đến nỗi Trương Thuý Sơn và Ân Tố Tố phải chống lại, cuối cùng bắn mù hai mắt Tạ Tốn, nhưng khi sóng yên gió lặng, chúng ta vẫn thấy ẩn sau bề ngoài đáng sợ của ông vẫn thấp thoáng cái tướng của bậc quân tử. Không lâu nữa thì chúng ta biết, sở dĩ Kim Mao Sư Vương biến dạng đi như thế hoàn toàn không phải vì ông bẩm sinh đã tàn ác, lòng dạ như ma quỉ, mà thực chất chỉ là vì một thảm cảnh gia đình mà người thường không thể tưởng tượng và càng không thể tin nổi, đã làm cho tính cách, tâm lý Tạ Tốn biến dạng, tinh thần điên cuồng.

Cụ thể, sư phụ của ông là Thành Côn mười ba năm về trước, một ngày nọ đột nhiên giết sạch cả gia đình lớn nhỏ mười ba người, gồm cha mẹ, vợ con ông, chỉ còn lại một mình ông, để ông phải đối mặt với cái cảnh tượng bất ngờ, có tính huỷ diệt tâm lý, tinh thần đó. Cảnh tượng trải qua không chỉ khiến Tạ Tốn cảm thấy đau đớn và phẫn nộ ghê gớm, đồng thời còn hết sức chấn động và bàng hoàng : vị sư phụ chí thân chí ái làm sao lại đi hiếp dâm vợ ông, lại tàn nhẫn giết sạch thân nhân của ông? Việc đó không chỉ làm cho ông nội trong một đêm mất hết người thân, mà còn huỷ diệt chỗ dựa tinh thần và quan niệm giá trị của ông. Trên thế gian, ngoài việc báo thù, Tạ Tốn không còn mục tiêu và đối tượng nào để tin, để dựa, để lưu luyến nữa. Từ đấy trở đi, Tạ Tốn đương nhiên sống chỉ là để báo thù. Nhưng ban đầu võ công của ông không bằng sư phụ, chẳng những báo thù không được, mà còn bị thương.

Sau Tạ Tốn luyện thành Thất thương quyền cực kỳ uy lực, thì lại không tìm đâu ra hình bóng sư phụ Thành Côn nữa. Để tìm được sư phụ Thành Côn báo thù, Tạ Tốn không tiếc bất cứ giá nào, trong cơn tức giận, ông cứ giết bừa bãi người vô tội ở các nơi, gây ra án mạng, rồi viết để lại dòng chữ “Kẻ giết người là Hỗn nguyên tích lịch thủ Thành Côn”, bắt buộc Thành Côn phải ra mặt ứng chiến. Nhưng Thành Côn trước sau không hề xuất hiện, lại mời phương trượng Thiếu Lâm tự là Không Kiến đại sư đến hoà giải. Trong cơn giận dữ không thể kiềm chế, Tạ Tốn đã đánh chết luôn cả Không Kiến đại sư từ bi nhân ái. Do bi thương, phẫn nộ, kinh ngạc, thù hận, tuyệt vọng, cộng với sự tổn hại tâm tạng vì luyện tập Thất thương quyền, nhân việc đánh chết Không Kiến đại sư mà đâm ra hối hận, Tạ Tốn hoá thành một ma vương vừa sát nhân, vừa huỷ hoại thế giới tinh thần của ông, khiến tính khí ông hết sức thất thường.

Tạ Tốn không thể nào ngờ, sư phụ Thành Côn sở dĩ làm thế, là vì cố ý, chứ không phải do hắn say rượu hoặc phát rồ. Hắn muốn thông qua gã đệ tử đang đảm nhiệm chức pháp vương trong Minh giáo là Tạ Tốn, để trả thù cái việc giáo chủ Dương Đính Thiên cướp người yêu của hắn. Thành Côn cố ý biến gã đệ tử của mình thành một công cụ điên cuồng giết người, đối đầu với toàn bộ võ lâm, cốt cho tất cả mọi người thanh toán món nợ máu với Minh giáo. Sở dĩ Thành Côn chọn đệ tử của mình làm công cụ thực hiện âm mưu thâm độc của hắn, bởi vì hắn biết rõ đệ tử Tạ Tốn của hắn thiên tư thông minh nhưng tâm linh yếu đuối, bẩm tính chất phác nhưng tính cách nông nổi.


2.

Tình tiết giàu sức tưởng tượng nhất, cảnh tượng kinh ngạc nhất trong bộ tiểu thuyết này là tiếng khóc chào đời của nhân vật chính vang lên, làm cho Tạ Tốn đang điên cuồng, cơ hồ mất tính người, bỗng bừng tỉnh. Bắt đầu từ giây phút ấy, tình yêu nảy sinh trong lòng Tạ Tốn, tâm trí phục hồi, thù hận tiêu giảm, tâm lý, tính cách và vận mạng của ông biến đổi bắt đầu trở lại bình thường. Cảnh ấy đương nhiên có tính chất tượng trưng, hoàn toàn không phải nhờ tiếng khóc là thần nhạc, kỳ diệu hơn linh đan diệu dược, mà chỉ vì tâm bệnh tích kết ở Tạ Tốn phải được chữa bằng tâm dược. Đối với một người như Tạ Tốn vì mất mấy đứa con mà đến nỗi phát điên vì thù hận, thì tiếng khóc của trẻ sơ sinh có thể đánh thức, phục hồi bản năng người cha ở ông.

Sự phục hồi bản năng người cha ở Tạ Tốn còn giúp cho Ân Tố Tố thông minh chớp ngay lấy cơ hội đó, để cho đứa con vừa ra đời làm con nuôi của đối phương, lấy luôn cả cái tên Tạ Vô Kỵ của đứa con đã mất của Tạ Tốn. Tạ Tốn sung sướng phát khóc, định ẵm đứa bé sơ sinh, nhưng lại sợ mình làm cho đứa bé hốt hoảng, chứng tỏ ông đã thể hiện tình yêu sâu sắc đối với con người. Rồi giữa chốn hoang dã, tiếng cười đắc ý vang lên, không chỉ xua tan mối hận vợ chồng Trương Thuý Sơn làm ông mù loà, mà còn xua tan hết thảy mối thù hận, phẫn nộ và bi thương tích kết trong lòng ông mười mấy năm nay. Từ giờ trở đi, Tạ Tốn bắt đầu làm một con người mới. Tình yêu như của người cha mà Tạ Tốn dành choTrương Vô Kỵ hiển nhiên là một trọng điểm tự sự trong bộ tiểu thuyết này.

Tình yêu đó không chỉ thể hiện ở việc bênh vực Trương Vô Kỵ mỗi khi vợ chồng Trương Thuý Sơn định trách phạt con, đến mức tự nhiên cậu bé Trương Vô Kỵ coi nghĩa phụ như chỗ dựa, người che chở vững nhất của mình; cũng không chỉ thể hiện ở việc từ năm Trương Vô Kỵ lên tám, Tạ Tốn dốc lòng truyền thụ võ công cao thâm cho đứa bé, thậm chí nghiêm khắc bắt học thuộc lòng; mà còn thể hiện ở việc từ khi nhận đứa bé làm con nuôi, mục đích sống của Tạ Tốn bắt đầu chuyển biến hẳn; tìm bí mật trong thanh đao Đồ Long không còn là trọng điểm nữa; mà ông chăm chú theo dõi hướng gió, dòng chảy, nhất tâm nhất ý đưa Trương Vô Kỵ trở về đất liền, để cậu bé được sống sung sướng trong một thế giới bình thường. Tiến hơn nữa, thực sự đáng quý là Tạ Tốn không chỉ tìm cách đưa Trương Vô Kỵ trở về đất liền, mà còn kiên quyết để vợ chồng Trương Thuý Sơn đưa con về đất liền, một mình ông ở lại hòn đảo cách biệt với thế giới. Nguyên nhân là “Ta thương yêu nó mười năm, thế cũng đủ rồi. Tặc lão thiên thể nào cũng gây sự với ta, thằng bé ở bên ta quá lâu, e rằng tặc lão thiên giận lây sang nó, sẽ thành hoạ lớn”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký).

Nguyên nhân thực sự, đương nhiên Tạ Tốn biết rằng ông gây ra quá nhiều nợ máu, không muốn để Trương Vô Kỵ bị ảnh hưởng báo ứng lây, nên thà ông bị trừng phạt bằng nỗi cô đơn nơi hoang đảo, song phải để ba người kia sớm trở về đất liền. Trong tình hình lúc ấy, một người cha chỉ có thể biểu hiện tình yêu đến thế là cùng. Bấy giờ Tạ Tốn quyết ý để Tạ Vô Kỵ trở về đất liền, lấy lại họ Trương, còn một mình ông ở lại hoang đảo, là vì tình yêu đối với Trương Vô Kỵ; nhiều năm sau, bất ngờ Tạ Tốn lại cùng Tử Sam Long Vương của Minh giáo trở về đất liền, lý do chủ yếu nhất cũng là vì ông không nén được niềm thương nhớ đối với đứa con nuôi Trương Vô Kỵ. Thậm chí có thể nói, Tạ Tốn thừa biết ở đất liền đầy rẫy kẻ thù, thanh đao Đồ Long sẽ dẫn đến vô vàn tai hoạ, song ông vẫn cứ trở về, thực chất thể hiện tình yêu sâu xa của ông đối với Trương Vô Kỵ. ông đương nhiên không mơ ước cùng sống một chỗ với chàng, nhưng được ở gần hơn một chút, hoặc chỉ được nghe tin về nó, thì ông cũng không quản nguy hiểm đến tính mệnh trở về cố hương.

Tình yêu của Tạ Tốn đối với Trương Vô Kỵ không chỉ cho ta thấy sự chuyển biến tính cách lớn lao của Tạ Tốn, tình người loé sáng nơi ông, mà còn đoán biết năm xưa ông yêu đứa con đẻ Tạ Vô Kỵ như thế nào. Như vậy cũng dễ hiểu đòn chí mạng mà Thành Côn giáng vào tình cảm và tâm linh ông khi hắn giết hại cả gia đình ông. Chúng ta cũng dễ hiểu vì sao một người lương thiện như Tạ Tốn, đột nhiên lại biến thành một đại ma đầu điên cuồng giết người.


CUỐI

Sau khi Tạ Tốn cùng Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược từ đảo Linh Xà trở về đất liền, ông bị Cái Bang bắt ra sao, rồi bị dẫn giải tới Thiếu Lâm tự thế nào, còn nhiều nghi vấn; nhất là Chu Chỉ Nhược đóng vai trò gì trong quá trình đó, tác giả không nói rõ. Co điều tôi cho rằng việc đưa Tạ Tốn đến Thiếu Lâm tự quả là một cách bố trí tài tình, không chỉ vì sư phụ kiêm kẻ thù của Tạ Tốn là Thành Côn ẩn náu ở đấy, mà đấy còn là nơi nương thân cuối cùng của Tạ Tốn. Nghe tiếng chuông, tiếng trống của Thiếu Lâm tự, tiếng tụng kinh Phật của ba đại cao tăng Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn, ông thành tâm sám hối, từ đó xuất gia, đó cũng là một kết cục rất bất ngờ của bộ tiểu thuyết. Tình tiết ấy khởi đầu cho việc xuất gia của hai người Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác trong Thiên long bát bộ sau này.

Phải thấy “Buông cây đao xuống, lập tức thành Phật” luôn là tinh nghĩa của tinh thần nhà Phật, cũng là chủ đề quá quen thuộc trong chuyện dân gian truyền thống Trung Quốc. Chuyện Tạ Tốn sở dĩ làm cho người ta bất ngờ không chỉ là việc ông xuất gia đi tu, mà là việc ông thành tâm sám hối. Sự sám hối của ông diễn ra không phải sau khi ông xuất gia, mà là trước khi ông nảy ra ý định đi tu. Sau khi Tạ Tốn đánh sư phụ Thành Côn mười ba quyền để trả mối thù hắn giết mười ba người nhà của ông, khiến ông điên rồ mười ba năm trời, ông không giết hắn, ông chủ động phế bỏ võ công của mình, xoá sạch ân oán đôi bên. Sau đó ông tình nguyện tiếp nhận sự trả thù của thân bằng cố hữu những người bị ông sát hại, sẵn sàng để họ hành hạ, giết chết ông. Tác giả viết: “Hào sĩ võ lâm coi cái chết nhẹ như lông hồng, song lại quyết không chịu nhục, cho nên mới có câu ‘Sĩ khả sát nhi bất khả nhục’.

Hai người vừa rồi nhổ nước bọt vào mặt ông, quả là đại nhục, mà Tạ Tốn vẫn thản nhiên chịu đựng, đủ biết ông đã hối hận cực điểm về mọi tội lỗi trong quá khứ. Từ trong đám đông một số người lần lượt tiến ra, kẻ tát hai cái, người đá một cái, cũng có kẻ chửi bới nặng nề, song Tạ Tốn trước sau vẫn nín nhịn, không tránh né, cũng không nói lại nửa lời”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Tạ Tốn lúc này xứng đáng là một vị anh hùng thật sự dĩ nhiên không phải như một anh hùng võ hiệp, mà như một anh hùng văn hoá, có dũng khí đạo đức lớn lao và tinh thần sám hối phi phàm. Cảnh này đủ để người ta nặn một bức tượng, cảnh tỉnh hậu nhân, nhất là những người Trung Quốc không thành tâm sám hối.

Sự sám hối của Tạ Tốn cũng không phải sau khi đến chùa Thiếu Lâm mới xuất hiện, mà đã có từ hồi còn ở Băng Hoả đảo. Khi ông kể cho vợ chồng Trương Thuý Sơn và Trương Vô Kỵ nghe thảm hoạ của gia đình ông, thuật lại những tội nghiệt mấy chục năm ông gây ra, thuật lại chuyện ông lợi dụng lòng từ bi cứu khổ của phương trượng Thiếu Lâm tự Không Kiến đại sư mà đánh chết phương trượng, ông tự nói “Tạ Tốn này vong ân bội nghĩa, không bằng loài cẩu trệ”, (Xem Ỷ thiên Đồ long ký), thì thực tế là ông đã thực sự chân thành sám hối. Khi đánh chết Không Kiến đại sư, ông cũng đã hối hận, chỉ là thù lớn chưa trả, oán hận khó tan, tâm thần rối loạn, chưa thể sám hối triệt để. Sau khi đột nhiên nghe tiếng khóc chào đời của Trương Vô Kỵ, tính người phục hồi, tâm cảnh dần dần bình an, lương tri phục hồi, sự sám hối bắt đầu nảy sinh và mạnh dần. Nếu không trải qua tình trạng tự trách và hối hận đau khổ lâu dài hàng chục năm, làm sao chỉ ở cạnh Thiếu Lâm tự vài tháng mà Tạ Tốn có thể đột nhiên hối ngộ?

Nếu bảo chỉ nhờ nghe tiếng chuông, tiếng trống của Thiếu Lâm tự, tiếng tụng kinh Phật của ba đại cao tăng Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn, mà đại ma đầu hai tay nhuốm máu lập tức thành Phật, thì đúng là chuyện hoang đường. Đấy là chưa kể Thành Côn hơn mười năm ở trong chùa Thiếu Lâm, làm môn hạ của Không Kiến đại sư, mà chẳng thấy hắn sám hối chút nào cả. Chuyện Tạ Tốn kỳ thực không liên quan gì đến kinh Phật hoặc Phật giáo, mà là chuyện liên quan đến tính người và lương tri. Tuy nói cuối cùng ân oán giữa Tạ Tốn với kẻ thù duy nhất của ông là Thành Côn được xoá tan, Tạ Tốn cuối cùng cũng trở thành cao tăng, nhưng nghĩ lại chuyện cũ, ta vẫn không khỏi cảm thấy phẫn uất, bi thương cho số phận bất hạnh của ông. Số phận bất hạnh ấy do Thành Côn gây ra, vậy mà hắn vẫn còn nhởn nhơ sống trên thế gian.
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [72] [73] [74] [75] [76] [77] [78] ... ›Trang sau »Trang cuối