Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [70] [71] [72] [73] [74] [75] [76] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Lòng tự tin của chàng bắt nguồn từ sự mù quáng, tới mức không nhận biết tình cảm của Lạc Băng đối với Văn Thái Lai sâu nặng mức nào; sự tự ti của chàng cũng bắt nguồn từ sự mù quáng, đến nỗi suốt một thời gian dài chàng coi rẻ và cự tuyệt ánh mắt đắm đuối thiết tha của thiếu nữ Lý Nguyên Chỉ. Thế nên con đường tái sinh của Dư Ngư Đồng rất chậm chạp và gập ghềnh, chuyện tình yêu và cuộc sống liên quan đến chàng trong bộ tiểu thuyết cũng hết sức rắc rối và thú vị.


2.


Cho nên, ở hình tượng Dư Ngư Đồng, chuyện cuộc đời chàng không ngừng thay đổi và trở nên sâu sắc Thoạt đầu chàng hoàn toàn không nghĩ mình có cơ hội tự đổi mới, cũng căn bản không biết đường đời của chàng từ nay sẽ đi theo hướng nào. Chàng sống tạm bợ cho qua ngày, bởi vì chàng muốn chuộc tội, nói khác đi là liều mạng giải cứu Văn Thái Lai khỏi nanh vuốt ma quỉ. Để làm việc đó, chàng sẵn sàng lên trời xuống đất, bôn ba tứ xứ, đổ máu không từ. Lần thứ nhất, chàng tuy bị thương chảy máu, muốn lấy mình thế chỗ, nhưng rốt cuộc đã không cứu được Văn Thái Lai, chính chàng cũng bị sa vào tay địch. Lần thứ hai, khi nhìn thấy Văn Thái Lai và quần hùng Hồng Hoa hội đến giải cứu chàng ta sắp cùng chết, vào thời khắc hệ trọng nhất, chàng đã mạo hiểm nhảy vào biển lửa, dập tắt cái dây cháy chậm, nhờ đó cứu được mọi người; còn bản thân chàng thì bị lửa táp, bỏng nặng, mặt mũi biến dạng hoàn toàn. Nghĩa cử đó giống như Niết bàn phượng hoàng. Con đường chuộc tội, cứu người, cũng là con đường chàng tự cứu mình, tự đổi mới. Chỉ có điều là chuộc tội hay tự đổi mới, thì Dư Ngư Đồng huênh hoang cũng phải chịu cảnh tàn khốc hơn bất cứ ai khác.

Dường như số mệnh định rằng chỉ có huỷ hoại diện mạo tuấn tú của mình, thì anh chàng thích cực đoan Dư Ngư Đồng mới có cơ hội được tha tội và tự đổi mới.Chỉ sau khi làm cho khuôn mặt của mình trở nên xấu xí dị dạng, chàng mới xem xét lại bản thân mình, trên cơ sở đó dựng lại hình tượng mới của mình. Chuyện này giống như câu chuyện ngụ ngôn về một gã tú tài trẻ tuổi tự cho mình đúng, nay phải gian nan tiến hành cải tạo chính mình. Nhưng “huỷ diện mạo” thì dễ, mà “tẩy lòng” thì khó. Cứu Văn Thái Lai, để cho chàng ta trở về với vòng tay Lạc Băng rồi, nỗi nhớ Lạc Băng của Dư Ngư Đồng dùng kiếm chặt vẫn không đứt, dùng sáo thổi đi vẫn không tan, như mấy câu thơ mà chàng tự viết: Giang hồ trăm trận đều qua, Một cây sáo trúc la đà tử sinh. Uyên ương thì có bạn tình, Riêng ta lẻ bóng, một mình với ta.

Trong lòng mình, chàng là người “hữu tình vô nghĩa mất trí phát rồ số một ngàn đời nay” (Xem Thư kiếm ân cừu lục). Nghe tiếng xướng lại của ca nữ “Đa tài thì sẽ đa sầu, đa tình thì lại đa ưu, bệnh này hãy cam chịu, ai bảo chàng hào hoa phong lưu ?”, rồi lại nhìn thấy ở điện đường chùa Bảo Tướng lời đề từ dưới bức tranh của một cao tăng ngộ đạo “Người đã vô tâm ta càng hưu” (Xem Thư kiếm ân cừu lục), Dư Ngư Đồng bị giáng mạnh một đòn vào tâm linh, lập tức nảy ra ý định xuất gia, cắt tóc đi tu, thậm chí tự lấy pháp danh là Không Sắc. Nếu trong loại tiểu thuyết khác, chuyện của Dư Ngư Đồng nhất định đến đây là hết, kết cục này có thể nói là khuôn sáo của phần lớn tiểu thuyết truyền thống. Nhưng dưới ngòi bút Kim Dung thì không như thế. Thực ra, việc Dư Ngư Đồng xuất gia, ngộ ra Không Sắc, chẳng qua chỉ là để chạy trốn Lạc Băng và Văn Thái Lai, là tự khinh tình cảm và tâm linh của mình. Mà sự chạy trốn và tự khinh chẳng những không phải là con đường tự đổi mới, càng không phải là cách tẩy lòng, chẳng qua chỉ là một biểu hiện tính cách dễ xúc động của Dư Ngư Đồng mà thôi.

Tiêu chí thực sự thoát thai hoán cốt của Dư Ngư Đồng không phải là việc xuất gia, mà lại là sau khi xuất gia chàng hoài tục; không phải chạy trốn Văn Thái Lai, mà là dũng cảm thừa nhận sai trái với Văn Thái Lai; không phải đối với Lạc Băng “Người đã vô tâm ta càng hưu ”, mà là quên “cái ta” đi để tái sinh. Chỉ khi chàng có thể thật sự thản nhiên trước mặt Lạc Băng, đó mới là khởi điểm cho cuộc sống mới của chàng. Còn việc trước tình yêu sâu sắc của sư muội đồng môn Lý Nguyên Chỉ chàng chuyển từ gạt bỏ sang tiếp nhận, thì đó là minh chứng hay nhất cho thấy chàng đã chuyển từ cái tôi cũ sang cái tôi mới.


CUỐI.


Cuối cùng, do sự theo đuổi kiên trì của Lý Nguyên Chỉ, Dư Ngư Đồng rốt cuộc đã quay thuyền vào bờ, ngả vào vòng tay ấm áp của nàng. Về điều này, có hai ý kiến: một cho rằng anh chàng Dư Ngư Đồng quá ngu ngốc, đối với tiểu sư muội thông minh xinh xắn, lại tha thiết yêu chàng, mà chàng không nhận biết, có mắt như mù; nghĩa là lẽ ra Dư Ngư Đồng phải chuyển sang với nàng từ sớm. Ý kiến thứ hai ngược lại, cho rằng Dư Ngư Đồng căn bản không thể nào đến với Lý Nguyên Chỉ, lý do là sau khi thất tình thì không còn thiết ai nữa. Hai ý kiến trên dĩ nhiên có căn cứ của nó, nhưng đều thiếu việc đi sâu để hiểu và lý giải tính cách và tâm lý của Dư Ngư Đồng. Người ngoài nhìn, sẽ nghĩ rằng Dư Ngư Đồng cứ mê muội vọng tưởng người phụ nữ đã có chồng là Lạc Băng, thì đương nhiên không bằng tiếp nhận nàng Lý Nguyên Chỉ đa tình.

Nhưng bản thân Dư Ngư Đồng, đối với hình ảnh xinh đẹp của Lạc Băng, chàng đã khắc sâu vào đáy lòng, đêm ngày tơ tưởng, đâu còn lúc nào rảnh để nghĩ đến thiếu nữ khác ? Huống hồ trong cuộc đời, thường thường người ta yêu và “người yêu ta” lại không trùng hợp, nên nhân vật chính phải tiến hành lựa chọn. Mà với tính cách của Dư Ngư Đồng, thì dĩ nhiên chàng sẽ chủ động chọn “người ta yêu’. Mặt khác, sau khi tình yêu tuyệt vọng của chàng đối với Lạc Băng nguội lạnh, chàng chưa thể nào để mắt tới Lý Nguyên Chỉ.

Huống hồ còn có một điều rất quan trọng, là Dư Ngư Đồng muốn báo thù cho sư phụ, thì chàng cần được sự chỉ dẫn của Lý Nguyên Chỉ; mà điều kiện đầu tiên của Lý Nguyên Chỉ là trước hết chàng phải đính hôn với nàng, rồi mới nói đến chuyện khác. Dư Ngư Đồng muốn báo thù cho sư phụ , chàng không còn cách lựa chọn nào khác. Còn một điều đáng đề cập, Dư Ngư Đồng không những đành phải chuyển từ “người ta yêu sang chọn “người yêu ta”, mà còn là Lý Nguyên Chỉ được vị cao nhân A Phàm Đề chỉ dẫn, đổi chiến thuật từ bám riết không bỏ, thành “bỏ lửng”, là cách đối phó với loài lừa ương bướng, để trị chàng trai Dư Ngư Đồng kiêu ngạo, quật cường.

Quả nhiên kiến hiệu: Nói trắng ra, chẳng qua đổi “người theo đuổi ta” thành “người ta theo đuổi”, để cho Dư Ngư Đồng từ bị động biến thành chủ động, mục tiêu tuy không thay đổi, song kết quả thì khác hẳn. Nguyên nhân thực ra rất đơn giản, ấy là tính cách quyết định vận mệnh. Tính cách như Dư Ngư Đồng, áp dụng cách này tất phải hiệu nghiệm. Như vậy, Dư Ngư Đồng trong một thời gian ngắn ngủi vài năm, trải qua chuyển đổi từ “người ta yêu sang chọn “người yêu ta”, từ “người theo đuổi ta” thành “người ta theo đuổi”, từ huỷ mặt tẩy lòng, lòng như đống tro nguội lạnh, mà sống lại, quả thực nếm trải đủ mọi mùi vị cuộc đời. Cũng chính bởi thế, hình tượng nhân vật này mới trọn vẹn, tính cách mới sống động lạ thường. Trong một bộ tiểu thuyết võ hiệp, mà có thể trình bày sơ qua quá trình tiến triển nội tâm cực kỳ rắc rối như thế, có nên coi là một thu hoạch bất ngờ hay chăng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

3.
VIÊN SĨ TIÊU
Thiên Trì quái hiệp


Trong bộ tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục, Viên Sĩ Tiêu xuất hiện không nhiều. Tôi nhớ lâu nhân vật này, không chỉ vì Viên Sĩ Tiêu là sư phụ của nhân vật chính Trần Gia Lạc lừng lẫy tiếng tăm, mà còn vì tính nết cổ quái và quá trình tình cảm kỳ dị của của ông ta.
Tôi cảm thấy nhân vật này mang hình ảnh của rất nhiều vị đại sư học thuật Trung Quốc nửa đầu thế kỷ hai mươi, như nhà triết học Kim Nhạc Lâm, nhà kinh tế học Trần Đại Tôn.

Họ có một số điểm giống nhau : một, họ suốt đời không kết hôn, mà nguyên nhân chỉ là vì người tình của họ đi lấy người khác; hai, nguyên nhân cuối cùng (cũng có thể coi là hệ quả”) là họ du học hải ngoại, nhiều năm không về, đến khi thành tài trở về, thì đã muộn. Ba, họ đều trở thành tông sư trong lĩnh vực của mình, tính cách tưởng là quái dị, nhưng thực ra hết sức hồn nhiên chân thành.

Tôi không biết Kim Dung tiên sinh khi sáng tạo hình tượng nhân vật này, có nghĩ đến các vị tiền bối như Kim Nhạc Lâm, Trần Đại Tôn hay không. Tôi cho rằng Viên Sĩ Tiêu tuy là nhân vật hư cấu, khác với các nhân vật có thực, về mặt khoa học, thì võ thuật cũng khác với triết học và kinh tế học, nhưng chuyện cuộc đời các vị đó và tâm lý tính cách của họ thì có thể thuyết minh cho nhau. Đương nhiên nói thế không có nghĩa cứ việc nghiên cứu họ một cách máy móc, mà là trong quá trình trải nghiệm và phát triển tình cảm giống nhau của họ, ta cố tìm ra chìa khoá giải đáp bí ẩn cuộc đời các vị kỳ nhân đó.


1.
Chuyện của Viên Sĩ Tiêu hết sức đơn giản, bề ngoài thấy ông quả thực có đôi điều cổ quái. Viên Sĩ Tiêu và Quan Minh Mai từ nhỏ sống bên nhau đến lúc trưởng thành, là đôi bạn thanh mai trúc mã, thuở nhỏ hồn nhiên, lớn lên thì tự nhiên có tình với nhau. Nhưng vì tính nết hơi cổ quái, hai người cãi nhau vì một chuyện nhỏ nhặt, Viên Sĩ Tiêu bèn giận dỗi bỏ đi mãi lên vùng sa mạc phương bắc, biền biệt hơn mười năm liền, cũng chẳng có tin tức gì báo về.

Quan Minh Mai cho rằng Viên Sĩ Tiêu không bao giờ trở về, trong lòng không khỏi nuối tiếc, vừa hay Trần Chính Đức xuất hiện, bù vào chỗ trống trải trong cuộc đời của nàng, thế là Quan Minh Mai thuận lý thành chương kết hôn với Trần Chính Đức. Ai ngờ kết hôn chưa được bao lâu, thì Viên Sĩ Tiêu trở về cố hương, mọi việc đã khó bề thay đổi, đôi tình nhân năm xưa chỉ đành ngậm ngùi đau khổ. Trần Chính Đức biết chuyện ngày trước trong lòng hết sức bất mãn, mấy phen tìm Viên Sự Tiêu trút giận, tiếc rằng không phải là đối thủ của Viên Sĩ Tiêu. Tuy Viên Sĩ Tiêu nể tình Quan Minh Mai, không nỡ đả thương Trần Chính Đức, nhưng Trần Chính Đức không thể chịu đựng sự giày vò tình cảm, bèn cùng Quan Minh Mai bỏ đi một nơi thật xa. Viên Sĩ Tiêu không quên được tình cũ với Quan Minh Mai, biết vợ chồng họ bỏ đi Thiên Sơn, bèn di cư theo tới đó. Tuy qua lại không nhiều, nhưng mấy chục năm liền, ba người trong cuộc hoặc không nỡ đoạn tuyệt, hoặc không nỡ bỏ, hoặc không chịu nổi, ai cũng có điều mắc mớ không vui, cứ thế cho đến lúc cả ba tóc bạc da mồi.

Câu chuyện có vẻ đơn giản, dễ rút ra kết luận rằng Viên Sĩ Tiêu tính nết cổ quái, nên mới gây nên tình trạng khó xử như thế. Trước hết, vì một chuyện nhỏ nhặt mà giận dỗi bỏ đi, mười năm biệt vô âm tín, như thế đã là quái dị rồi. Giá như hồi trước Viên Sĩ Tiêu không bỏ đi, thậm chí không giận dỗi vì một chuyện nhỏ nhặt, có phải là hay biết bao nhiêu không ? Thứ hai, mười năm sau trở về, thấy người tình đã đi lấy chồng, cục diện không thể cứu vãn, lại còn gây thêm rắc rối, càng thêm quái dị. Sớm biết sự thể như bây giờ, ngày trước đã không làm vậy?

Ngày trước đã bỏ đi, còn trở về làm gì ? Quái dị nhất dĩ nhiên là việc vợ chồng Trần Chính Đức và Quan Minh Mai đã bỏ đi Thiên Sơn xa xôi, Viên Sĩ Tiêu lại còn bám theo, điều này khiến người ta khó hiểu, thậm chí còn bảo là Viên Sĩ Tiêu không tuân theo qui phạm đạo đức, vi phạm qui tắc sống. Trên thế gian thiếu gì nữ nhân, Quan Minh Mai đã đi lấy chồng, quên Viên Sĩ Tiêu, yêu người khác, kể cũng đúng; hà tất còn bám riết theo nàng ta, để cho cuộc đời của người ta mất cả sung sướng ? Nghĩ như vậy, kể cũng là lẽ thường tình của con người, nhưng rõ ràng ta sẽ không hiểu được, càng không thể lý giải tính cách đặc thù của Viên Sĩ Tiêu. Ngày trước Viên Sĩ Tiêu bỏ đi, sau đó trở về, trở về rồi lại vượt hàng vạn dặm đi theo vợ chồng Quan Minh Mai, dĩ nhiên đều là do tính cách của ông ta quyết định. Tính cách của Viên Sĩ Tiêu, một chữ “quái” chưa đủ khái quát.

Trong bộ tiểu thuyết không nói rõ, năm xưa Viên Sĩ Tiêu vì chuyện gì mà giận dỗi Quan Minh Mai bỏ đi tít lên phương bắc, cũng không nói rõ trong chuyện nhỏ nhặt ấy ai đúng ai sai, xem ra chỉ là chuyện vớ vẩn, không đáng gì. Những chuyện đại loại như thế hầu như ngày ngày vẫn xảy ra. Bất cứ người nào giàu kinh nghiệm sống cũng đều biết rằng giữa những người có tình với nhau, thường thường xuất hiện xảy ta tình trạng được miêu tả trong bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng: “Cái tâm muốn gần, cái ý lại thành xa” - càng có tình với nhau, càng dễ sinh ra tranh chấp, bởi vì sự mẫn cảm giữa họ với nhau càng mạnh hơn những người khác họ đòi hỏi ở nhau cũng nghiêm khắc hơn. Ngược lại cũng rất dễ chứng minh, rằng sự tranh chấp dễ xảy ra này thường thường xảy ra giữa những người có tình với nhau, chẳng qua là Viên Sĩ Tiêu hoàn toàn không hiểu điều đó mà thôi; Quan Minh Mai cũng vị tất đã hiểu, bởi lẽ thời ấy cả hai còn rất trẻ. Những người trẻ tuổi có tình với nhau, không chỉ mẫn cảm, dễ giận dỗi, mà còn dễ bộc lộ xúc động, đợi khi cơn xúc động lắng xuống, biết mình hơi quá đáng, thì hối lại đã muộn.


Xung đột giữa Viên Sĩ Tiêu với Quan Minh Mai, bất kể ai đúng ai sai, xét từ tính nết của Quan Minh Mai mà nói, nàng rõ ràng có lý không nhường người, mà đuối lý cũng không nhường người, chỉ cần bên nam không nhận lỗi, thì nàng quyết không làm lành. Phán đoán này của tôi xuất phát từ gợi ý về quan hệ tam giác giữa Triệu Tiền Tôn với Đàm bà, Đàm công trong bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ. Về một ý nghĩa nào đó mà nói, chuyện tam giác trong Thiên long bát bộ chính là lặp lại và phát triển chuyện tam giác giữa Viên Sĩ Tiêu, Quan Minh Mai và Trần Chính Đức trong Thư kiếm ân cừu lục. Trong Thiên long bát bộ, Triệu Tiền Tôn bao năm liền không biết vì sao tiểu sư muội lại bỏ chàng mà đi, kết hôn với Đàm công, trở thành Đàm bà, mãi về sau mới biết, chẳng qua là vì Đàm công có môn công phu đặc biệt là nhường nhịn nữ giới trong mọi chuyện, bị đánh cũng không đánh trả!

Đúng như Trí Quang đại sư trên núi Thiên Đài có nói : “Bị đánh mà không đánh trả, đó là công phu bậc nhất trong thiên hạ, đâu dễ có được ?” (Thiên long bát bộ). Hồi trước tính nết của Quan Minh Mai cũng giống như Đàm bà, còn Viên Sĩ Tiêu hiển nhiên bấy giờ cũng hệt như Triệu Tiền Tôn, không làm nổi cái việc để yên cho người tình đánh, không đánh trả, không cãi lại; đàng này lại đi cãi lý, thậm chí còn giận dỗi bỏ đi, kết quả đương nhiên đã có thể biết sẽ ra sao.


2.


Viên Sĩ Tiêu giận dỗi bỏ đi thực ra co một nguyên nhân sâu sa, Viên Sĩ Tiêu không chỉ si tình mà còn si võ. Giống như nhà khoa học thật sự si mê khoa học, một nhà nghệ thuật thực sự si mê nghệ thuật, một người thực sự si mê võ thuật sẽ khác với một người luyện võ thông thường; không yêu thích, vui sướng với võ thuật, mà còn quên mình, quên tình, khăng khăng một mực đến cùng. Trong rất nhiều chuyện ký về các nhà khoa học kiệt xuất, chúng ta đều gặp những chuyện tương tự. Viên Sĩ Tiêu rời bỏ Quang Minh Mai, nguyên nhân cũng chính là tính khăng khăng đòi phân rõ phải trái.

Viên Sĩ Tiêu căn bản không nghĩ, càng chưa thể hiểu được rằng trong sinh hoạt hằng ngày, khi những người có tình tranh chấp với nhau, hoàn toàn không nên đấu lý phải trái với nhau. Vì sao Viên Sĩ Tiêu bỏ lên phương bắc xa xôi, hơn mười năm không báo tin gì về ? Nếu bảo đó chỉ là do tính xúc động, giận dỗi nhất thời, thì hoá ra quá đơn giản. Cái gọi là tính xúc động, giận dỗi nhất thời, sẽ lắng xuống rất nhanh, giống như nước lũ trên núi, dâng lên cực nhanh, nhưng rút đi cũng mau chẳng kém. Xúc động, giận dỗi gì mà kéo dài những hơn mười năm ? Như thế không hợp tình hợp lý. Cách giải thích thật sự hợp lý là, suốt thời gian ấy Viên Sĩ Tiêu có một niềm vui tinh thần khác, chàng si mê võ thuật. Điều này gồm hai mặt, một mặt sự huyền diệu của võ công tự nhiên lôi cuốn chàng, khiến chàng mải vui quên cả nàng; hai là định học cho thành tài, rồi trở về cho nàng Quan Minh Mai “lác mắt” một phen.

Cả hai mặt đó hợp với nhau mới khiến cho Viên Sẽ Tiêu xa cố hương hơn mười năm, chuyện tranh cãi nhỏ nhặt năm xưa đã quên hẳn từ lâu, nhưng đến khi học xong trở về, thì phát hiện người và vật đều đã đổi dời, Quan Minh Mai chẳng những đã có người yêu khác, mà còn kết hôn với người ấy. Lúc này tâm trạng phức tạp : rụng rời, bi thống, phẫn nộ, hoang mang và hối hận của Viên Sĩ Tiêu thế nào, cứ nghĩ cũng đủ biết. Viên Sĩ Tiêu nhất định tìm dịp giải thích với Quan Minh Mai nguyên nhân mười năm không về, đồng thời muốn căn vặn Quan Minh Mai tại sao lại đi yêu người khác. Nhưng tất cả bây giờ đã muộn, Trần Chính Đức còn tìm đến gây sự cho bõ tức. Nếu tính nết Viên Sĩ Tiêu thật sự quái dị, hẳn Viên Sĩ Tiêu đã làm cho tình địch ăn đòn khốn khổ, song chàng không muốn để Quan Minh Mai phải đau lòng, nên đã không đả thương Trần Chính Đức. Có thể biết việc nín nhịn này khó khăn chừng nào! Chính từ thời điểm này, tâm tình, tính nết của Viên Sĩ Tiêu mới bắt đầu trở nên “cổ quái”.

Thực ra, gọi là “cổ quái”, chẳng qua chỉ là “Thề làm cái việc mà tiền nhân chưa làm, sử bài quyền mà tiền nhân chưa sử, cho nên mới tìm hỏi các danh gia khắp nơi trong nước, hoặc học thầy, hoặc xem lén, hoặc khích cho người ta đấu đá mà xem chiêu số của họ, hoặc đoạt lấy kiếm phổ, chưởng phổ, học bằng hết quyền thuật các phái”. (Xem Thư kiếm ân cừu lục). Trong quá trình đó, Viên Sĩ Tiêu nhất định là một quái khách giang hồ, tìm học quyền thuật các danh gia khắp nơi trong nước, trải qua bao nhiêu chuyện kinh tâm động phách. Mặt khác, chính vì có tâm nguyện và mục tiêu kỳ dị ấy, Viên Sĩ Tiêu mới thoát ra khỏi tâm trạng thống khổ ghê gớm mà người thường khó chịu đựng nổi. Lòng si võ từng ảnh hưởng đến sự si tình của chàng đối với Quan Minh Mai. Bây giờ tổn thương si tình chỉ có thông qua si mê võ học mới có thể giảm nhẹ hoặc bình phục. Thay đổi tình cảm là điều Viên Sĩ Tiêu không làm nổi, yêu người khác ư ? Không phù hợp với tính cách của Viên Sĩ Tiêu.

Tình yêu dồn hết cho một người, ấy là bản tính của kẻ si tình, khác với mọi người bình thường, cũng là cơ sở để Viên Sĩ Tiêu trở thành một vị đại sư. Viên Sĩ Tiêu không lấy người khác, thậm chí không nghĩ đến hôn nhân thế tục, bây giờ không phải là “vì thất tình nên chán hết”, mà là sự cố chấp và đơn thuần của kẻ si mê. Phàm cái gì đã coi là mục đích của mình, thì vĩnh viễn sẽ không dễ dàng từ bỏ. Bởi vậy, Viên Sĩ Tiêu sẽ không tranh cướp vợ của Trần Chính Đức, nhưng cũng sẽ không dễ dàng rời bỏ Quan Minh Mai, kết quả là vượt cả vạn dặm, bám theo vợ chồng Trần Chính Đức, Quan Minh Mai đến ẩn cư Ở Thiên Sơn. Dĩ nhiên Viên Sĩ Tiêu không nghĩ rằng hành vi của mình sẽ làm cho vợ chồng nhà kia suốt đời không sung sướng.


CUỐI.


Hành vi của Viên Sĩ Tiêu làm cho người ta khó hiểu, y như khi lần đầu tiên nhìn thấy môn quyền pháp mới mà Viên Sĩ Tiêu tự sáng tạo ra : “Cầm nã thủ có kèm ưng trảo công, tay trái là Tra quyền, tay phải là Miên chưởng, lúc đánh ra là Bát quái chưởng, khi thu về đã là Thái cực quyền, kiêm tạp đủ phái, loạn xị bát nháo, khiến người xem hoa cả mắt” (Xem Thư kiếm ân cừu lục). Người bình thường ngay cả thủ pháp quyền thức của Viên Sĩ Tiêu đã nhìn không ra, nói gì đến việc nhận biết chiêu số môn phái. Pho quyền pháp ấy, Viên Sĩ Tiêu đặt tên là “Bách hoa thác quyền”: chẳng những bao hàm hết thảy, mà cái kỳ diệu của nó chính lại ở chữ “thác”, mỗi chiêu xem chừng giống như quyền pháp chính tông tổ truyền của các nhà, song chiêu nào cũng khác, đem ghép chúng với nhau theo lối riêng của mình, thì có thể đạt hiệu quả xuất kỳ bất ý.

Do vậy, pho quyền pháp tưởng chừng tạp loạn này thực chất lại có quyền lý, quyền lộ độc đáo của nó. Người thường không hiểu, bởi vì họ kém trí tưởng tượng và óc sáng tạo thật sự đối với quyền lý võ thuật. Pho “Bách hoa thác quyền” đã là pho quyền pháp tân kỳ, đồng thời còn miêu tả tâm lý và tính cách kỳ dị, Viên Sĩ Tiêu sáng tạo pho quyền pháp này, hiển nhiên là “võ sao thì người vậy”, đem tất cả tâm tình phức tạp và cảnh ngộ cuộc đời vào đó.

Trái với lệ thường, xuất kỳ bất ý, vốn là nguyên nhân khiến Viên Sĩ Tiêu thất tình; tưởng là thế mà không phải thế, tung ra kỳ chiêu, đấy lại là sự gửi gắm mạng sống của Viên Sĩ Tiêu. Đã mất Quan Minh Mai rồi, thì cả cuộc đời Viên Sĩ Tiêu cho nó sai lầm luôn thể. Thế là pho quyền pháp này cũng trở thành tượng trưng cho vận mệnh của Viên Sĩ Tiêu. Tôi từng nói bên trên, rằng pho quyền pháp này thực ra miêu tả tính cách và vận mạng của hai thầy trò Viên Sĩ Tiêu, Trần Gia Lạc. Mà quyền tác giả pho này trước hết dĩ nhiên thuộc về Viên Sĩ Tiêu. Bây giờ chúng ta cần phải hiểu Viên Sĩ Tiêu. Viên Sĩ Tiêu bám theo Quan Minh Mai đến ẩn cư Ở Thiên Sơn, hoàn toàn không phải muốn có lại được tình yêu của Quan Minh Mai; mà là chỉ ở gần nàng, để chứng minh tình yêu của mình, giá trị cuộc sống của mình; không phải để được Quan Minh Mai quan tâm săn sóc, mà là giả sử Quan Minh Mai có để ý theo dõi;, thì nàng sẽ thấy hiện tại và tương lai của Viên Sĩ Tiêu ra sao, cái đó coi như một sự khích lệ về tinh thần và an ủi về tâm lý.

Nghiêm khắc mà nói, Viên Sĩ Tiêu quyết không phải là một kẻ si tình theo nghĩa thông thường, nửa sau cuộc đời Viên Sĩ Tiêu thực ra đều dành cho võ học và sự nghiệp hiệp nghĩa. Trước hết là sáng tạo pho “Bách hoa thác quyền”, mở ra một lĩnh vực mới trong võ học; tiếp đó truyền thụ cho Trần Gia Lạc, bồi dưỡng nên một cao thủ đệ nhất võ lâm. Sau khi hoàn thành hai sứ mệnh của cuộc đời, mục tiêu cuối cùng của Viên Sự Tiêu là giúp nhân dân Hồi Bộ thoát khỏi sự đe doạ của bầy sói. Ông già tính nết cổ quái thực ra đang kín đáo tạo phúc cho nhân gian theo cách riêng của mình.

Cho nên trong một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, khi Quan Minh Mai bộc bạch với Viên Sĩ Tiêu nỗi lòng yêu quí Trần Chính Đức, thì Viên Sự Tiêu mới không còn cảm thấy mất mát, mà chỉ cảm thấy vô cùng minh bạch và đầy đủ. Đương nhiên cũng có vài giọt nước mắt năm xưa bất giác rưng rưng trên khoé mắt Viên Sĩ Tiêu, nhưng ông quay mình bước đi không muốn để người khác nhìn thấy nỗi buồn thương của ông lúc hoàng hôn. Một người như thế, chắc không thể ví với một quái vật ?
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

4
Thiên sơn song ưng
TRẦN CHÍNH ĐỨC


Trong bộ tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục, có một chi tiết khiến tôi hết sức cảm động, là Hương Hương công chúa hồn nhiên vô tà , nằn nì ba vị đệ nhất cao thủ võ lâm là hai vợ chồng Thiên Sơn Song ưng và Trần Gia Lạc chơi gánh cát với nàng, ai đụng vào cây nến cắm trên đống cát, sẽ bị phạt, phải hát, múa, kể chuyện cổ tích. Đây là trò chơi thuần tuý của trẻ con, vì thế mới đem lại bất ngờ. Bất ngờ thực ra không phải do bản thân trò chơi, mà là ở kết quả kỳ diệu của nó: Trần Chính Đức vô ý đụng cây nến, hốt hoảng lúng túng, xấu hổ đỏ bừng cả mặt. Bà vợ của lão là Quan Minh Mai chưa từng thấy ông lão có thần thái như thế bao giờ, cảm thấy thích thú một cách hồn nhiên, không cho ông lão trốn phạt, cứ bắt ông lão phải biểu diễn tiết mục.Trần Chính Đức không thoái thác được, đành cất tiếng hát bài “Buôn ngựa”.

Lúc hát đến câu “Ta và nàng, chơi trò vợ chồng thời con nít, khóc nhè ở chỗ nào đây ...”(Xem Thư kiếm ân cừu lục) bất giác nhìn bà vợ Quan Minh Mai, Quan Minh Mai đang vui sướng, nhớ lại hồi trẻ, tình âu yếm trào dâng, bèn đưa tay nắm lấy tay chồng, Trần Chính Đức nước mắt rưng rưng, sự ngăn cách mấy chục năm nay giữa hai vợ chồng cuối cùng tan biến trong giây phút đầy tình ý này… Thiên Sơn Song ưng đến đây vốn là để giết Trần Gia Lạc và Hương Hương công chúa, bởi vì hai vợ chồng lão cho rằng đôi thiếu niên nam nữ kia đã vong ân bội nghĩa đối với đệ tử Hoặc Thanh Đồng của mình. Không ngờ sau khi chơi trò gánh cát, vợ chồng Trần Chính Đức, Quan Minh Mai lại có sự trao đổi tình cảm bất ngờ, đôi lòng hoà thông, tràn đầy âu yếm, không muốn giết người nữa. Trò chơi vô tư vô tà do Hương Hương công chúa nêu ra đã đem lại thu hoạch bất ngờ cho Thiên Sơn Song ưng, vô hình trung đã cứu mạng nàng và tình lang. Đủ thấy cuộc sống đầy những sự bất ngờ thú vị.


1.
Thiên Sơn Song ưng là ngoại hiệu chung của hai vợ chồng Trần Chính Đức, Quan Minh Mai. Trần Chính Đức có ngoại hiệu Thốc Tựu (đại bàng hói), Quan Minh Mai thì có ngoại hiệu Tuyết Điêu (đại bàng trắng như tuyết), cả hai người cùng cư trú ở chân núi Thiên Sơn, nên mới mang ngoại Thiên Sơn Song ưng. Sở dĩ Trần Chính Đức có ngoại hiệu Thốc Tựu còn vì đầu lão hói, không một sợi tóc; còn Quan Minh Mai có ngoại hiệu Tuyết Điêu là vì tóc bà lão bạc trắng như cước. Thiên Sơn Song ưng tuổi đã già, một người hói dầu, một người tóc bạc, dĩ nhiên là bề ngoài tự nhiên của tuổi già.

Nhưng điều đáng chú ý là Thiên Sơn Song ưng đã lừng danh Thiên Sơn nam bắc từ lâu, danh hiệp Võ Đang Lục Phỉ Thanh có thể làm chứng điều đó. Nghĩa là vợ chồng Trần Chính Đức, Quan Minh Mai hồi chưa già đã hói và bạc đầu. Nguyên do không phải họ chưa già đã suy, mà là vì mỗi người mang một tâm sự bức bối, bế tắc, không thổ lộ cùng ai, lâu dần thành ra cơ thể chưa suy, mà cái tâm đã lão, bộc lộ thành bề ngoài già nua. Lục Phỉ Thanh không những có thể chứng minh Thiên Sơn Song ưng thành danh rất sớm, mà còn biết rõ cặp vợ chồng nhà này luôn luôn đấu khẩu với nhau, hầu như không có một ngày yên tĩnh. Nguyên nhân tranh cãi là do Trần Chính Đức quá ghen, cứ nghi ngờ Quan Minh Mai thay lòng đổi dạ, ghen từ hồi trẻ cho đến qua lục tuần mà vẫn chưa thôi.

Trong sách có một ví dụ, khi Quan Minh Mai phát hiện thanh bảo kiếm của đệ tử Hoặc Thanh Đồng ở trong tay Trần Gia Lạc, đang cật vấn và cảnh cáo y, thì Trần Chính Đức đứng bên cạnh nói to với vợ :“Sao mình cứ tâm sự cái gì mãi với người ta thế ? Ta đi thôi”. (Xem Thư kiếm ân cừu lục) Chắc chắn sau khi hai vợ chồng lão rời khỏi chỗ mọi người, đôi bên sẽ cãi nhau to. ông chồng tự dưng vô cớ đi ghen, bà vợ tất nhiên nổi đoá; bà vợ càng nổi đoá, ông chồng lại càng ghen tuông hơn. Hai người cứ thế cãi nhau. Những ai quen biết họ, đều biết đặc điểm này của hai vợ chồng lão. Trần Chính Đức sở dĩ hay ghen, tuy điều đó có liên quan đến tính nết của ông, những hoàn toàn không phải bẩm sinh như thế, mà là trong cuộc sống quả thật có lí do khiến Trần Chính Đức không thể không ghen. Đấy là Quan Minh Mai khi thành hôn với Trần Chính Đức, vốn đã không còn nhớ gì đến Viên Sĩ Tiêu nữa, không ngờ vừa thành hôn xong, thì Viên Sĩ Tiêu trở về cố hương, đã thế còn rất hối hận chuyện ngày trước, làm cho Quan Minh Mai cứ cảm thấy như mình có lỗi.

Thế là giữa đôi vợ chồng tân hôn từ đây bắt đầu có chuyện mắc mớ sâu sắc. Giá như Viên Sĩ Tiêu vĩnh viễn không xuất hiện, đương nhiên sẽ không có chuyện rắc rối; giá như sau khi vợ chồng Trần Chính Đức bỏ đi lên Hồi Cương, Viên Sĩ Tiêu không đi theo, thì chuyện rắc rối này cũng đã đượcquên đi từ lâu. Đàng này Viên Sĩ Tiêu lại bám theo hàng vạn dặm, Trần Chính Đức dĩ nhiên không thể yên tâm. Tuy biết vợ mình ít khi gặp Viên Sĩ Tiêu, nhưng việc Viên Sự Tiêu theo đến tận Thiên Sơn, chắc trong lòng vẫn nhớ thương tri kỷ, thành thử Trần Chính Đức cứ luôn luôn nghi ngờ, nghi ngờ sinh ra ghen tuông, càng nghi càng ghen tợn. Trần Chính Đức càng ghen, dĩ nhiên càng cảm thấy có sự ngăn cách đáng kể về tình cảm giữa mình với vợ, đến mức lâu dần không thể nào có cách gì trao đổi tâm sự với vợ được nữa. Mà Trần Chính Đức càng nghi ngờ, ghen tuông, thì Quan Minh Mai càng ngán ngẩm, càng không vừa lòng về ông chồng, hố ngăn cách giữa hai người càng sâu thêm.

Thành thử một cặp vợ chồng mà hoá thành một cặp oán trách nhau hết sức điển hình. Tình cảm của họ do cãi cọ mà bị tổn thương trầm trọng, tuổi thanh xuân và sinh mệnh tự nhiên suy giảm, tâm linh cũng ngày một nặng nề u ám. Cãi lộn không chỉ trở thành thói quen hàng ngày, mà còn là phương thức kỳ quặc để đôi bên biểu đạt tình cảm của mình với người kia, tựa hồ không cãi lộn thì không biết lấy gì chứng minh tình yêu của họ với nhau vậy. Thực ra, tình yêu của Trần Chính Đức đối với Quan Minh Mai đâu cần phải nói mới rõ. Suất đời hai người này luôn ở bên nhau như hình với bóng, mọi chuyện lớn chuyện nhỏ người chồng đều nể và nghe vợ.

Dĩ nhiên có một tiền đề, hay nói đúng hơn, một hi vọng, là người vợ phải thật sự yêu chồng, hơn thế, phải thuỷ chung như nhất. Quan Minh Mai đúng là thật sự yêu Trần Chính Đức, tuần trăng mật tân hôn cũng chứng minh điều đó. Rồi bao nhiêu năm sau ngày cưới, Quan Minh Mai luôn luôn ở bên chồng, tuy hai người luôn luôn cãi cọ, nhưng lúc nào cũng thuỷ chung như nhất.Thế nhưng bất hạnh ở chỗ họ không hiểu tình cảm của đối phương, thậm chí không hiểu cả nỗi lòng của chính mình.


2.


Điều lý thú là, trong khi Viên Sĩ Tiêu sáng tạo”Bách hoa thác quyền”, vô tình hay hữu ý biểu lộ niềm ân hận và nuối tiếc của mình, thì Quan Minh Mai cũng sáng tạo ra “Tam phân kiếm pháp”, vô tình thể hiện mâu thuẫn tình cảm trong lòng mình. Pho “Tam phân kiếm pháp” đầy uy lực mà Hoắc Thanh Đồng thi triển, thực ra là chứng minh rõ nhất nội tâm phức tạp của sư phụ Quan Minh Mai. “Tam phân” - ấy là Quan Minh Mai chia tình cảm thành ba phần, một phần dành cho chồng là Trần Chính Đức, một phần dành cho người tình cũ là Viên Sĩ Tiêu, phần cuối cùng dành cho bản thân mình.

Điều lý thú hơn nữa, Thiên Sơn kiếm pháp mà Hoắc Thanh Đồng thi triển, - pho kiếm pháp này không chỉ bao hàm “Tam phân kiếm pháp” của Quan Minh Mai, mà còn bao hàm cả kiếm pháp của Trần Chính Đức, - trong đó tuyệt chiêu lớn nhất có tên là “Hải thị thần lâu (Xem Thư kiếm ân cừu lục).Tuyệt chiêu này này gọi là yếu quyết của pho kiếm pháp, đúng ra là yếu điểm trong quan hệ vợ chồng của Trần Chính Đức và Quan Minh Mai. Cái chiêu”Hải thị thần lâu” nguyên là Quan Minh Mai dùng để miêu tả cái tình cảm có mà không thành giữa mình với Viên Sĩ Tiêu; song cũng vì cái tình cảm ấy mà hai vợ chồng Quan Minh Mai cãi cọ không ngừng, tình cảm bị chia sẻ thành mấy phần. Cái " Hải thị thần lâu trong tình cảm giữa hai vợ chồng hoàn toàn không phải là định mệnh không thể thay đổi. Kể ra, những khúc mắc tâm lý giữa hai vợ chồng, dĩ nhiên còn liên quan đến tính nết của mỗi người, nói đơn giản là một người tính cách hẹp hòi, một người thì nóng nảy.

Quan Minh Mai tính tình nóng nảy, trong sách có đưa một dẫn chứng rất hay, HoắcThanh Đồng chỉ nói một câu : “Y ... y rất tốt với muội tử của đệ tử “, thì Quan Minh Mai đã đứng phắt dậy, giận dữ nói : “Tên đó có mới nới cũ, muội tử của ngươi chẳng nể tình tỷ muội như thế, phải giết cả hai đứa ấy "(Xem Thư kiếm ân cừu lục). Nói sao làm vậy, căn bản cũng chẳng cần biết nguyên do thế nào, không cần nghe Hoắc Thanh Đồng giải thích thêm một lời, chạy ngay đi giết Trần Gia Lạc và Hương Hương công chúa. Điều lý thú là Trần Chính Đức nghe vợ nói sẽ phải giết hai kẻ phụ tình bất nghĩa kia, cũng không chỉ khen phải, mà còn lập tức chạy đi theo, cũng chẳng cần hỏi rõ nguồn cơn, phân biệt phải trái trắng đen gì hết. Một cặp vợ chồng như thế, làm sao có thể hi vọng họ trong đời sống tình cảm chịu bình tĩnh tự xét mình và thông cảm với tâm trạng của người kia cơ chứ?

Giả sử Trần Chính Đức chỉ biểu hiện tình yêu của mình, khắc phục lòng ghen tuông của mình, có lẽ Quan Minh Mai sẽ không nóng nảy, bực dọc như thế, hai người sẽ tìm được cách hoặc có cơ hội thông với nhau. Tương tự như vậy, giả sứ Quan Minh Mai khắc chế được tính nóng nảy của mình, tỏ ra quan tâm hơn một chút tới chồng là Trần Chính Đức, thì chẳng những có thể xua tan mối nghi ngờ trong lòng đối phương, mà đồng thời còn khiến cho chính mình hoà hợp tâm hồn sớm hơn với chồng. Nhưng chúng ta thấy, cả hai người đều không chịu hoặc căn bản không muốn nghĩ đến việc cần thay đổi bản thân, cứ đem phô ra trước mặt đối phương cái tính xấu tệ hại, khiến cho đối phương chỉ càng căm ghét hơn, đồng thời cũng huỷ hoại luôn cả tâm trạng dễ chịu của mình. Lâu ngày cái tôi thật sự, chân tình bị mai một dần. Tuy họ võ công ngày càng cao cường, tuổi mỗi năm một nhiều, song tính tình trước sau vẫn cứ nôn nóng, đơn thuần, dễ xúc động, cao ngạo như hồi trẻ. Rõ ràng tâm lý của họ không hề trưởng thành theo võ công và tuổi tác; hoặc có thể nói là lối sống của họ khiến cho tâm lý và tính cách của họ trước sau vẫn không chín tới mức xem xét lại bản thân, cải thiện quan hệ vợ chồng, sáng tạo cuộc sống hạnh phúc. Giống như Viên Sĩ Tiêu, vợ chồng Quan Minh Mai và Trần Chính Đức cũng vừa si tình, vừa si võ.


CUỐI


Sinh hoạt hàng ngày của họ, ngoài việc nghiêm chỉnh luyện võ, thì chỉ hoặc cãi nhau vì những chuyện không đâu, hoặc cùng kề vai đối phó với kẻ địch, hoàn toàn không hề có sự nghỉ ngơi nhàn hạ thực sự, bởi thế việc rèn luyện và chiến đấu là không ngưng nghỉ. Cặp “vợ chồng sự nghiệp” này không có thời gian hưởng thụ cuộc sống an nhàn, không có thời gian thanh lý tâm tư của mình, cũng chẳng có dịp nào phát hiện niềm vui của tình yêu vợ chồng và cuộc sống lứa đôi. Mãi đến một đêm bình thường nọ, khi cùng chơi đùa với Hương Hương công chúa, vào thời khắc kỳ diệu ấy, họ mới phát hiện ra một phương diện khác của đối phương, đồng thời cũng phát hiện tính tình thật của mình. Trước tiên là Quan Minh Mai nhớ lại tuần trăngmật với chồng, nếu Viên Sĩ Tiêu không đột nhiên trở về thì hẳn là hai người đã có thể sống suốt đời sung sướng. Những năm vừa qua ta đối xử không tốt với chàng, thường nổi giận một cách vô lý, trong khi chàng đối với ta một mực thâm tình, nhiều lúc ghen tuông gây chuyện, nhưng cũng là vì luyến ái ta mà thôi; lúc này Quan Minh Mai bỗng cảm thấy có lỗi với phu quân bị thiệt thòi mấy chục năm qua.

Trong lúc Quan Minh Mai bộc lộ vẻ âu yếm với phu quân, thì Trần Chính Đức lập tức mẫn cảm nhận biết, mắt bỗng mờ đi, trong lòng cảm kích muôn phần. Khi đó Quan Minh Mai lại nghĩ thêm “dạo trước ta đối với chàng quả là quá ư lạnh nhạt”, liền mỉm cười, thế là hai người sóng lòng trào dâng, dồn dập hết lớp nọ đến lớp kia, khiến tình ý phu thê cuối cùng tràn ngập (Xem Thư kiếm ân cừu lục). Bây giờ họ mới phát hiện đôi vợ chồng oan gia vốn là một cặp vợ chồng xứng đôi vừa lứa, hạnh phúc trời cho.

Từ cái đêm chơi đùa nhàn tản ấy trở đi, quan hệt tình cảm của vợ chồng Thiên Sơn Song ưng đổi mới hoàn toàn. Họ kinh ngạc phát hiện rằng căn bệnh tâm thần không gì chữa trị mấy chục năm qua chỉ sau một đêm không chữa tự khỏi. Quả nhiên tâm bệnh phải trị bằng tâm dược, việc gỡ chuông phải do người treo chuông. Bây giờ Trần Chính Đức đố kỵ thành tính đã hết đố kỵ, có thể thoải mái tự nhiên đối mặt với tình địch Viên Sĩ Tiêu, người mấy chục năm nay Trần Chính Đức không muốn và cũng không dám đối mặt, thậm chí có thể trò chuyện thân ái với Viên Sĩ Tiêu. Hơn thế, còn cùng vợ giúp đỡ Viên Sĩ Tiêu hoàn thành nghĩa cử tiêu diệt bầy sói, thản nhiên ba người đồng hành.

Bây giờ Quan Minh Mai nóng nảy cũng đã an tường, có thể trước mặt Viên Sĩ Tiêu phủi bụi trên áo ông chồng Trần Chính Đức; nhìn vầng dương lặn dần xuống đường chân trời, nói rằng mình đã cảm ngộ tại sao “mọi thứ trong đời đều là duyên pháp”, hơn nữa còn nói : “Một người ngày ngày hưởng phúc, mà lại không biết đấy là cái phúc, cứ đi tìm với tận chân trời đâu đâu, nào ngờ bảo bối quí giá nhất đang ở ngay bên mình” (Xem Thư kiếm ân cừu lục). Tuy đây chẳng phải là triết lý sống sâu xa gì, nhưngtrong muôn triệu chúng sinh, hiểu được điều này cũng chưa có nhiều người. Quan Minh Mai phải đến cuối đời tóc đã bạc phơ, mới ngộ ra cái chân lý thô thiển, bình phàm này của cuộc sống. Tưởng tượng cái buổi hoàng hôn nhuộm vàng thân hình ba vị lão nhân ấy, tôi thật không biết là tôi nênmừng cho họ, hay là nên thương họ.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

5.
VIÊN THỪA CHÍ
Nhân vật chính lu mờ


Sở dĩ nói đến Viên Thừa Chí, nguyên nhân quan trọng nhất, như tác giả đã viết rõ trong lời “Bạt” cuốn sách này ở lần sửa chữa: “Nhân vật chính của Bích huyết kiếm thực ra là Viên Sùng Hoán, thứ đến Kim Xà Lang Quân, là hai nhân vật không chính thức xuất hiện trong tác phẩm. Tính cách của Viên Thừa Chí hoàn toàn không rõ ràng (Xem Bích huyết kiếm). Như vậy, xem ra Viên Thừa Chí trước sau là nhân vật chính của bộ tiểu thuyết này, nhưng tác giả không kể nhiều, thậm chí chủ yếu không kể về chàng ta, mà lấy chàng ta làm dây dẫn, nối đến hình tượng hai nhân vật Viên Sùng Hoán và Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi.


1.
Sự rụt rè của Viên Thừa Chí chủ yếu là do cách thiết kế thuật chuyện của tác giả, để cho nhân vật trẻ tuổi này “kiêm chức” quá nhiều, khiến chàng ta thường đánh mất bản ngã. Trước hết, tác giả để Viên Thừa Chí làm con trai một nhân vật lịch sử là Viên Sùng Hoán, danh tướng chống Mãn Thanh cuối thời nhà Minh. Do thủ lĩnh Mãn Thanh là Hoàng Thái Cực dùng kế phản gián, Viên Sùng Hoán đã bị hoàng đế Sùng Trinh triều Minh ghép oan vào tội thông đồng với địch, bán nước, và bị sát hại tàn khốc. Viên Thừa Chí là đứa con côi của một trung thần, đương nhiên phải nuôi chí báo thù, vấn đề là đối tượng chàng cần báo thù lại không phải là một tên gian thần nào đó thường được miêu tả trong tiểu thuyết võ hiệp, mà lại là thủ lĩnh Mãn Thanh và hoàng đế nhà Minh.

Nghĩa là đối tượng chàng cần báo thù là hai nhân vật lịch sử ai ai cũng biết, hai nhân vật lịch sử ấy chết như thế nào, đều không liên quan gì tới ViênThừa Chí, cho nên tác giả không thể vì Viên Thừa Chí mà hư cấu lịch sử. Bởi vậy, người báo thù là Viên Thừa Chí này có một vận mệnh mù mờ, khó biết làm gì. Đã thế, tác giả thực ra cũng không muốn để cho Viên Thừa Chí báo thù thật sự, mà chỉ làm ra vẻ cần phải báo thù. Việc báo thù của Viên Thừa Chí chủ yếu chỉ là không ngừng tìm cơ hội nhớ lại hình tượng huy hoàng và cuộc chiến đấu của phụ thân chàng. Thế nên nhân vật chính Viên Thừa Chí thực ra chỉ giống như một người đi phỏng vấn trong một tiết mục chuyên đề lịch sử; nhiệm vụ chính của chàng ta chỉ là tìm được đối tượng phỏng vấn thích hợp, rồi nghe đối tượng đó kể lại chuyện cũ.

Họ đa phần là thuộc hạ cũ, bạn cũ của phụ thân, tối thiểu cũng là người sùng bái phụ thân hoặc biết chuyện về phụ thân chàng; những nơi Viên Thừa Chí tìm đến nếu không phải là vùng đất cũ, nơi Viên Sùng Hoán bị hàm oan, không phải là chiến trường cũ, thì cũng là nơi mà hậu nhân tưởng niệm. Thứ nữa, tác giả còn muốn hoà làm một hai thứ lịch sử giang sơn với truyền kỳ giang hồ, tả thực với hư cấu; nên để cho nhân vật chính kiêm chức. Đó là đồng thời với việc biên tập và chế tác tiết mục chuyên đề nhân vật lịch sử Viên Sùng Hoán, còn muốn đưa ra một chuyên đề khác về cuộc sống, về anh hùng Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi. Cho nên một mục tiêu hành động quan trọng khác của Viên Thừa Chí là phải tìm gặp những nhân vật giang hồ có liên quan đến Hạ Tuyết Nghi, nghe họ kể về các việc làm của Hạ Tuyết Nghi lúc sinh thời.

Thế là nhân vật chính Viên Thừa Chí cứ như một con thoi, chạy qua chạy lại, dệt các sợi dọc sợi ngang, còn bản thân mình ra sao, thì không hề quan tâm. Cuối cùng, nhân vật chính con thoi này, ngoài việc phát hiện chuyện quá khứ của Viên Sùng Hoán và Kim Xà Lang Quân ra, còn một nhiệm vụ nữa, ấy là làm cái loa loan báo quan điểm lịch sử của tác giả. Ví dụ điển hình là giới thiệu và đánh giá quan điểm chính trị của viên thủ lĩnh Mãn Thanh Hoàng Thái Cực. Nếu không thông qua những gì Viên Thừa Chí tận mắt chứng kiến, làm sao có thể để người ta thấy rõ viên thủ lĩnh Thái tử này về chính tà còn tỉnh táo hơn các vị hoàng đế triều Minh ngu muội hồ đồ. Cũng vậy, việc nhận thức và đánh giá hoàng đế triều Minh mạt Sùng Trinh tận tuỵ, độc đoán, đáng giận đáng ghét, lại đáng thương; nhận thức và đánh giá Lý Tự Thành vừa anh hùng hào hiệp, vừa thô lỗ, cứu giúp cho dân mà lại hẹp hòi, cũng đều là thể hiện thông qua những gì Viên Thừa Chí nghe và nhìn thấy.

Sự giống nhau trong cái khác nhau giữa hai triều đại trước sau, giữa vương triều tương đối chính thống với khởi nghĩa nông dân, thậm chí cái “Chủ đề ca” “Anh hồn hôm nay, Vạn lý trường thành hôm qua ' trong bộ tiểu thuyết, cũng đều nhất nhất thông qua sự chứng kiến và bình phẩm của Viên Thừa Chí (Xem Bích huyết kiếm) . Để hoàn thành ngần ấy nhiệm vụ, Viên Thừa Chí phải bôn ba tứ xứ, tuy được tác giả xếp đặt khéo léo,không để chàng ta luống cuống chân tay, song thời gian, tinh lực và không gian
còn lại, dành cho bản thân chàng ta, đâu có bao nhiêu ?


2.


Theo cách thức của tiểu thuyết võ hiệp, tác giả có một lối thiết kế rất hay cho nhân vật này, ấy là võ công của chàng ta. Chuyện Viên Thừa Chí hồi nhỏ học văn luyện võ không nói nhiều, về sau làm môn hạ của cao thủ phái Hoa Sơn “Thần kiếm tiên viên” Mục Nhân Thanh, trở thành nhân vật có tính chất đại biểu cho võ công phái Hoa Sơn; đồng thời, Viên Thừa Chí còn được sư phụ ngầm khích lệ và cho phép theo học chưởng môn Thiết Kiếm môn là Mộc Tang đạo trưởng, học khinh công và tuyệt kỹ độc môn ám khí của người ấy; khi sắp học xong xuống núi, Viên Thừa Chí lại được tha hồ đọc Kim xà bí kíp của Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi, hấp thu thêm một tuyệt kỹ võ công có phần tà môn của Kim Xà Lang Quân.

Theo thông lệ của tiểu thuyết Kim Dung, võ công của nhân vật chính không chỉ là võ công đơn thuần, mà còn là một thứ biểu thị ngầm tính cách rất quan trọng của nhân vật, có khi thậm chí còn là bộ phận hợp thành trực tiếp của tính cách. Cái lý làm việc đó rất rõ ràng, nhân vật chính mỗi khi học thêm một môn võ công, thì không chỉ học kỹ xảo võ thuật, mà còn học cả quan niệm, thậm chí cả tác phong, tính cách của chủ nhân môn võ công ấy. Do đó, tính cách của Viên Thừa Chí cũng phải có đại khí chính phái của phái Hoa Sơn, sự khinh linh phiêu dạt của Thiết Kiếm môn, cái tà môn nguỵ bí của Kim Xà môn. Làm thế nào đem ba thứ võ công hiển nhiên khác nhau ấy hoà làm một, tự sáng tạo ra một môn võ công của riêng Viên Thừa Chí; làm thế nào trên đường đời, đem ba thứ quan niệm sống và tính cách hiển nhiên khác nhau ấy hoà thành một thể, cuối cùng thể hiện một tính cách khác người, một nhân cách và phong độ hoàn toàn mới, đấy là điều chúng ta dĩ nhiên mong chờ ở Viên Thừa Chí.

Nhưng trong thực tế, tác giả chẳng suy nghĩ gì, tạo luôn hình tượng Viên Thừa Chí như một nhân vật hiệp nghĩa khái niệm hoá. Để cho Viên Thừa Chí tuân thủ qui phạm giang hồ hiệp nghĩa hiện có, trượng nghĩa giang hồ, ngăn mạnh giúp yếu, chủ trì lẽ công bằng, hơn nữa còn để Viên Thừa Chí sắm vai một anh hùng hợp trào lưu trong tiến trình lịch sử, chống ách thống trị đen tối của nhà Minh, kiên trì lập trường ái quốc dân tộc, ủng hộ khởi nghĩa nông dân. Rõ ràng dưới con mắt của người Trung Quốc, Viên Thừa Chí là một đứa con ngoan điển hình, thông minh lanh lợi, thật thà, chịu thương chịu khó, nhất mực vâng lời. Sư phụ bảo chàng hành hiệp trượng nghĩa, thì chàng hành hiệp trượng nghĩa. Sư phụ bảo chàng báo thù cho cha, thì chàng báo thù cho cha. Sư phụ bảo chàng tạm thời chưa nên báo thù, thì chàng tạm thời quên đi thù hận cá nhân. Sư phụ bảo chàng giúp Lý Tự Thành, thì chàng giúp Lý Tự Thành.

Cuối cùng, sư phụ bảo chàng không nên làm quan cho triều đình, thì chàng liền từ quan về ở ẩn. Một người con ngoan ngoãn như thế, dĩ nhiên sẽ không thấy tiền bạc mà nổi lòng tham; sẽ không giấu riêng của quí mình tìm thấy, mà sẽ đem hiến cho sự nghiệp chung. Một người con ngoan ngoãn như thế, dĩ nhiên sẽ không quan hệ nam nữ bừa bãi. Con em liệt sĩ gương mẫu như thế, đương nhiên sẽ được giang hồ tôn sùng, sẽ được chọn làm minh chủ võ lâm bảy tỉnh, thành lãnh tụ tinh thần như thần như thánh vậy. Trong sách có rất nhiều ví dụ cụ thể. Bất kể chuyện lớn, chuyện nhỏ, việc gì Viên Thừa Chí cũng xử lý hầu như không chê vào đâu được, thể hiện một sự gương mẫu mà nhân vật loại này cần có. Nhưng chính cái việc không thể chê vào đâu được này lại là cái đáng chê: thế thì tính cách của Viên Thừa Chí ở đâu? Phản ứng tâm lý và diện mạo tinh thần độc đáo của ViênThừa Chí là ở đâu?

Ví dụ, trong quá trình xử lý môn phong sư môn, tác giả đã muốn Viên Thừa Chí biểu hiện gương mẫu chính khí, thì đành phải để cho ViênThừa Chí đắc tội với vợ chồng sư huynh Qui Tân Thụ. Nhưng đồng thời lại để cho Viên Thừa Chí trẻ tuổi thể hiện qui củ sư môn tôn sư trọng đạo, cứ nhường nhịn hàng trăm lần vợ chồng Qui Tân Thụ. Tác giả cố khắc hoạ tính cách thận trọng lão luyện của Viên Thừa Chí,nhưng hết sức sơ lược, rằng đây là một siêu cao thủ võ lâm trẻ tuổi, là quan môn đệ tứ được sư phụ Mục Nhân Thanh yêu quí nhất, hơn nữa còn là một “gã mọi Quảng Đông ' điển hình, mang trong người dòng máu của Viên Sùng Hoán cố chấp. Một người như thế, làm sao có thể tỏ rõ sự hàm dưỡng của một vị sư thúc trước gã sư diệt bằng tuổi nghênh ngang kiêu ngạo, làm sao có thể khiêm tốn dùng lý lẽ khuyên can vợ chồng sư huynh Qui Tân Thụ lớn tuổi hơn mình?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

5.
VIÊN THỪA CHÍ
Nhân vật chính lu mờ


Sở dĩ nói đến Viên Thừa Chí, nguyên nhân quan trọng nhất, như tác giả đã viết rõ trong lời “Bạt” cuốn sách này ở lần sửa chữa: “Nhân vật chính của Bích huyết kiếm thực ra là Viên Sùng Hoán, thứ đến Kim Xà Lang Quân, là hai nhân vật không chính thức xuất hiện trong tác phẩm. Tính cách của Viên Thừa Chí hoàn toàn không rõ ràng (Xem Bích huyết kiếm). Như vậy, xem ra Viên Thừa Chí trước sau là nhân vật chính của bộ tiểu thuyết này, nhưng tác giả không kể nhiều, thậm chí chủ yếu không kể về chàng ta, mà lấy chàng ta làm dây dẫn, nối đến hình tượng hai nhân vật Viên Sùng Hoán và Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi.


1.
Sự rụt rè của Viên Thừa Chí chủ yếu là do cách thiết kế thuật chuyện của tác giả, để cho nhân vật trẻ tuổi này “kiêm chức” quá nhiều, khiến chàng ta thường đánh mất bản ngã. Trước hết, tác giả để Viên Thừa Chí làm con trai một nhân vật lịch sử là Viên Sùng Hoán, danh tướng chống Mãn Thanh cuối thời nhà Minh. Do thủ lĩnh Mãn Thanh là Hoàng Thái Cực dùng kế phản gián, Viên Sùng Hoán đã bị hoàng đế Sùng Trinh triều Minh ghép oan vào tội thông đồng với địch, bán nước, và bị sát hại tàn khốc. Viên Thừa Chí là đứa con côi của một trung thần, đương nhiên phải nuôi chí báo thù, vấn đề là đối tượng chàng cần báo thù lại không phải là một tên gian thần nào đó thường được miêu tả trong tiểu thuyết võ hiệp, mà lại là thủ lĩnh Mãn Thanh và hoàng đế nhà Minh.

Nghĩa là đối tượng chàng cần báo thù là hai nhân vật lịch sử ai ai cũng biết, hai nhân vật lịch sử ấy chết như thế nào, đều không liên quan gì tới ViênThừa Chí, cho nên tác giả không thể vì Viên Thừa Chí mà hư cấu lịch sử. Bởi vậy, người báo thù là Viên Thừa Chí này có một vận mệnh mù mờ, khó biết làm gì. Đã thế, tác giả thực ra cũng không muốn để cho Viên Thừa Chí báo thù thật sự, mà chỉ làm ra vẻ cần phải báo thù. Việc báo thù của Viên Thừa Chí chủ yếu chỉ là không ngừng tìm cơ hội nhớ lại hình tượng huy hoàng và cuộc chiến đấu của phụ thân chàng. Thế nên nhân vật chính Viên Thừa Chí thực ra chỉ giống như một người đi phỏng vấn trong một tiết mục chuyên đề lịch sử; nhiệm vụ chính của chàng ta chỉ là tìm được đối tượng phỏng vấn thích hợp, rồi nghe đối tượng đó kể lại chuyện cũ.

Họ đa phần là thuộc hạ cũ, bạn cũ của phụ thân, tối thiểu cũng là người sùng bái phụ thân hoặc biết chuyện về phụ thân chàng; những nơi Viên Thừa Chí tìm đến nếu không phải là vùng đất cũ, nơi Viên Sùng Hoán bị hàm oan, không phải là chiến trường cũ, thì cũng là nơi mà hậu nhân tưởng niệm. Thứ nữa, tác giả còn muốn hoà làm một hai thứ lịch sử giang sơn với truyền kỳ giang hồ, tả thực với hư cấu; nên để cho nhân vật chính kiêm chức. Đó là đồng thời với việc biên tập và chế tác tiết mục chuyên đề nhân vật lịch sử Viên Sùng Hoán, còn muốn đưa ra một chuyên đề khác về cuộc sống, về anh hùng Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi. Cho nên một mục tiêu hành động quan trọng khác của Viên Thừa Chí là phải tìm gặp những nhân vật giang hồ có liên quan đến Hạ Tuyết Nghi, nghe họ kể về các việc làm của Hạ Tuyết Nghi lúc sinh thời.

Thế là nhân vật chính Viên Thừa Chí cứ như một con thoi, chạy qua chạy lại, dệt các sợi dọc sợi ngang, còn bản thân mình ra sao, thì không hề quan tâm. Cuối cùng, nhân vật chính con thoi này, ngoài việc phát hiện chuyện quá khứ của Viên Sùng Hoán và Kim Xà Lang Quân ra, còn một nhiệm vụ nữa, ấy là làm cái loa loan báo quan điểm lịch sử của tác giả. Ví dụ điển hình là giới thiệu và đánh giá quan điểm chính trị của viên thủ lĩnh Mãn Thanh Hoàng Thái Cực. Nếu không thông qua những gì Viên Thừa Chí tận mắt chứng kiến, làm sao có thể để người ta thấy rõ viên thủ lĩnh Thái tử này về chính tà còn tỉnh táo hơn các vị hoàng đế triều Minh ngu muội hồ đồ. Cũng vậy, việc nhận thức và đánh giá hoàng đế triều Minh mạt Sùng Trinh tận tuỵ, độc đoán, đáng giận đáng ghét, lại đáng thương; nhận thức và đánh giá Lý Tự Thành vừa anh hùng hào hiệp, vừa thô lỗ, cứu giúp cho dân mà lại hẹp hòi, cũng đều là thể hiện thông qua những gì Viên Thừa Chí nghe và nhìn thấy.

Sự giống nhau trong cái khác nhau giữa hai triều đại trước sau, giữa vương triều tương đối chính thống với khởi nghĩa nông dân, thậm chí cái “Chủ đề ca” “Anh hồn hôm nay, Vạn lý trường thành hôm qua ' trong bộ tiểu thuyết, cũng đều nhất nhất thông qua sự chứng kiến và bình phẩm của Viên Thừa Chí (Xem Bích huyết kiếm) . Để hoàn thành ngần ấy nhiệm vụ, Viên Thừa Chí phải bôn ba tứ xứ, tuy được tác giả xếp đặt khéo léo,không để chàng ta luống cuống chân tay, song thời gian, tinh lực và không gian
còn lại, dành cho bản thân chàng ta, đâu có bao nhiêu ?


2.


Theo cách thức của tiểu thuyết võ hiệp, tác giả có một lối thiết kế rất hay cho nhân vật này, ấy là võ công của chàng ta. Chuyện Viên Thừa Chí hồi nhỏ học văn luyện võ không nói nhiều, về sau làm môn hạ của cao thủ phái Hoa Sơn “Thần kiếm tiên viên” Mục Nhân Thanh, trở thành nhân vật có tính chất đại biểu cho võ công phái Hoa Sơn; đồng thời, Viên Thừa Chí còn được sư phụ ngầm khích lệ và cho phép theo học chưởng môn Thiết Kiếm môn là Mộc Tang đạo trưởng, học khinh công và tuyệt kỹ độc môn ám khí của người ấy; khi sắp học xong xuống núi, Viên Thừa Chí lại được tha hồ đọc Kim xà bí kíp của Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi, hấp thu thêm một tuyệt kỹ võ công có phần tà môn của Kim Xà Lang Quân.

Theo thông lệ của tiểu thuyết Kim Dung, võ công của nhân vật chính không chỉ là võ công đơn thuần, mà còn là một thứ biểu thị ngầm tính cách rất quan trọng của nhân vật, có khi thậm chí còn là bộ phận hợp thành trực tiếp của tính cách. Cái lý làm việc đó rất rõ ràng, nhân vật chính mỗi khi học thêm một môn võ công, thì không chỉ học kỹ xảo võ thuật, mà còn học cả quan niệm, thậm chí cả tác phong, tính cách của chủ nhân môn võ công ấy. Do đó, tính cách của Viên Thừa Chí cũng phải có đại khí chính phái của phái Hoa Sơn, sự khinh linh phiêu dạt của Thiết Kiếm môn, cái tà môn nguỵ bí của Kim Xà môn. Làm thế nào đem ba thứ võ công hiển nhiên khác nhau ấy hoà làm một, tự sáng tạo ra một môn võ công của riêng Viên Thừa Chí; làm thế nào trên đường đời, đem ba thứ quan niệm sống và tính cách hiển nhiên khác nhau ấy hoà thành một thể, cuối cùng thể hiện một tính cách khác người, một nhân cách và phong độ hoàn toàn mới, đấy là điều chúng ta dĩ nhiên mong chờ ở Viên Thừa Chí.

Nhưng trong thực tế, tác giả chẳng suy nghĩ gì, tạo luôn hình tượng Viên Thừa Chí như một nhân vật hiệp nghĩa khái niệm hoá. Để cho Viên Thừa Chí tuân thủ qui phạm giang hồ hiệp nghĩa hiện có, trượng nghĩa giang hồ, ngăn mạnh giúp yếu, chủ trì lẽ công bằng, hơn nữa còn để Viên Thừa Chí sắm vai một anh hùng hợp trào lưu trong tiến trình lịch sử, chống ách thống trị đen tối của nhà Minh, kiên trì lập trường ái quốc dân tộc, ủng hộ khởi nghĩa nông dân. Rõ ràng dưới con mắt của người Trung Quốc, Viên Thừa Chí là một đứa con ngoan điển hình, thông minh lanh lợi, thật thà, chịu thương chịu khó, nhất mực vâng lời. Sư phụ bảo chàng hành hiệp trượng nghĩa, thì chàng hành hiệp trượng nghĩa. Sư phụ bảo chàng báo thù cho cha, thì chàng báo thù cho cha. Sư phụ bảo chàng tạm thời chưa nên báo thù, thì chàng tạm thời quên đi thù hận cá nhân. Sư phụ bảo chàng giúp Lý Tự Thành, thì chàng giúp Lý Tự Thành.

Cuối cùng, sư phụ bảo chàng không nên làm quan cho triều đình, thì chàng liền từ quan về ở ẩn. Một người con ngoan ngoãn như thế, dĩ nhiên sẽ không thấy tiền bạc mà nổi lòng tham; sẽ không giấu riêng của quí mình tìm thấy, mà sẽ đem hiến cho sự nghiệp chung. Một người con ngoan ngoãn như thế, dĩ nhiên sẽ không quan hệ nam nữ bừa bãi. Con em liệt sĩ gương mẫu như thế, đương nhiên sẽ được giang hồ tôn sùng, sẽ được chọn làm minh chủ võ lâm bảy tỉnh, thành lãnh tụ tinh thần như thần như thánh vậy. Trong sách có rất nhiều ví dụ cụ thể. Bất kể chuyện lớn, chuyện nhỏ, việc gì Viên Thừa Chí cũng xử lý hầu như không chê vào đâu được, thể hiện một sự gương mẫu mà nhân vật loại này cần có. Nhưng chính cái việc không thể chê vào đâu được này lại là cái đáng chê: thế thì tính cách của Viên Thừa Chí ở đâu? Phản ứng tâm lý và diện mạo tinh thần độc đáo của ViênThừa Chí là ở đâu?

Ví dụ, trong quá trình xử lý môn phong sư môn, tác giả đã muốn Viên Thừa Chí biểu hiện gương mẫu chính khí, thì đành phải để cho ViênThừa Chí đắc tội với vợ chồng sư huynh Qui Tân Thụ. Nhưng đồng thời lại để cho Viên Thừa Chí trẻ tuổi thể hiện qui củ sư môn tôn sư trọng đạo, cứ nhường nhịn hàng trăm lần vợ chồng Qui Tân Thụ. Tác giả cố khắc hoạ tính cách thận trọng lão luyện của Viên Thừa Chí,nhưng hết sức sơ lược, rằng đây là một siêu cao thủ võ lâm trẻ tuổi, là quan môn đệ tứ được sư phụ Mục Nhân Thanh yêu quí nhất, hơn nữa còn là một “gã mọi Quảng Đông ' điển hình, mang trong người dòng máu của Viên Sùng Hoán cố chấp. Một người như thế, làm sao có thể tỏ rõ sự hàm dưỡng của một vị sư thúc trước gã sư diệt bằng tuổi nghênh ngang kiêu ngạo, làm sao có thể khiêm tốn dùng lý lẽ khuyên can vợ chồng sư huynh Qui Tân Thụ lớn tuổi hơn mình?
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Viên Thừa Chí chẳng lẽ không biết giận, không có tính cách riêng của mình? Có lẽ tác giả cảm thấy cần để cho Viên Thừa Chí làm một con người như vậy ? Ví dụ càng điển hình hơn, ấy là lịch trình tình cảm của Viên Thừa Chí. Xuống núi Hoa Sơn không lâu, ViênThừa Chí gặp nàng Hạ Thanh Thanh. Hạ Thanh Thanh thoạt đầu cải trang làm nam, kết nghĩa huynh đệ với Viên Thừa Chí, liền sau đó mẹ của Hạ Thanh Thanh dặn dò gửi gắm lúc lâm chung, khiến Viên Thừa Chí muốn hay không muốn cũng đều phải nhận. Kết nghĩa “huynh đệ”, hứa hẹn “quan tâm săn sóc” là một chuyện, còn yêu nhau lại là chuyện khác. Giả dụ Viên Thừa Chí cũng có thích Hạ Thanh Thanh, - một thiếu nữ hẹp hòi, kiêu ngạo, hoàn toàn không biết đại thể - thậm chí có yêu Hạ Thanh Thanh đi chăng nữa, thế thì tại sao chàng lại không có bất cứ “phản ứng gì đối với các thiếu nữ khác, như An Tiểu Huệ, người bạn thanh mai trúc mã từ nhỏ hay như Tiêu Uyển Nhi, vừa xinh xắn đứng đắn, vừa dịu hiền đa tài?

Cuối cùng, nếu bảo Viên Thừa Chí không yên phận để nghĩ đến An Tiểu Huệ, Tiêu Uyển Nhi thì cũng đi một nhẽ, nhưng A Cửu công chúa triều Minh đối với chàng một mực thâm tình, trong lúc nguy nan lại từng nằm cùng một giường với chàng, thế mà “thái độ” của chàng hoàn toàn mơ hồ, y như một gã ngu đần, không hợp tình người chút nào, khiến người đọc khó tin. Chỉ có bạn đọc tinh ý, qua cách xưng hô khác nhau của Viên Thừa Chí đối với Hạ Thanh Thanh và A Cửu công chúa, mới phát hiện được một chút dấu vết tình cảm : Viên Thừa Chí không rõ cố ý hay vô tình luôn luôn gọi Hạ Thanh Thanh là “Thanh đệ”, cái đó dĩ nhiên là vì hai người đã kết nghĩa huynh đệ, nhưng sau đã biết nàng ta là con gái, đã xác lập quan hệ yêu đương, chàng vẫn tiếp tục xưng hô như thế; còn ở cuối cuốn tiểu thuyết, khi Viên Thừa Chí Phát hiện A Cửu công chúa cắt tóc đi tu, thì chàng nói: A Cửu muội tử, muội ... ....muội hãy bảo trọng. (Xem Bích huyết kiếm).

Câu này chứa đựng biết bao ngụ ý. Một là, Viên Thừa Chí gọi Hạ Thanh Thanh là “đệ, còn gọi A Cửu công chúa là “muội”, là có sự phân biệt tình cảm đối với hai nàng; hai là Viên Thừa Chí thừa biết A Cửu công chúa đã xuất gia làm ni cô, vậy mà lại vẫn dùng lối xưng hô của thế tục, chứng tỏ Viên Thừa Chí rất nuối tiếc; ba là sự ngập ngừng đôi chút trong câu nói (dấu ba chấm) cũng phản ánh Viên Thừa Chí đối với “A Cửu muội tử” có không ít điều khó nói. Ngoài ra, chúng ta tìm mãi vẫn không thấy bất kỳ dấu tích nào chứng tỏ Viên Thừa Chí có tình với A Cửu công chúa. Tôi dám nói rằng một số dấu tích đã bị tác 1 giả cố ý hạn chế hoặc kiên quyết lược bỏ, cốt làm cho thế giới tình cảm của Viên Thừa Chí tàn khuyết và mù mờ không rõ, với mục đích làm cho hình tượng nhân vật này phù hợp với qui phẩm đạo đức của một anh hùng võ hiệp.


CUỐI.


Tuy nhiên tính cách của Viên Thừa Chí trong sách cũng có đôi chỗ nổi bật. Chẳng hạn ở thành Nam Kinh, khi điều đình xung đột giữa Bang chủ Tiêu Công Lễ của bang Kim Long, với cao thủ Mẫn Tử Hoa của phái Tiên Đô, Viên Thừa Chí đã sử dụng các tuyệt kỹ võ công và phong thái ngông cuồng để mọi người được mở rộng tầm mắt. Song cũng chính ở đó, trong sách viết: “Thanh Thanh thấy vị đại ca lâu nay nhất mực cẩn thận, đột nhiên thể hiện phong thái của một kẻ điên rồ, song không được giống kẻ điên cho lắm, định nói đùa vài câu, nhưng có lẽ thấy hơi giống đại sư ca, nên chỉ cười thầm. Nên biết Viên Thừa Chí bình sinh chưa từng gặp một kẻ sơ cuồng tiêu sái thật sự, lúc này muốn bắt chước Kim Xà Lang Quân, kỳ thực có ba phần hoạt kê của đại sư ca, còn ba phần khác là bắt chước vẻ ngạo mạn tự đại của Lữ Thất tiên sinh mà chàng từng gặp ở Ôn Gia trang (Xem Bích huyết kiếm).

Điều vừa nói bộc lộ nốt hình tượng nhân vật Viên Thừa Chí : cái “tính cách” mà đứa con ngoan này cố thể hiện, đa phần là sự bắt chước người khác một cách vôt ình hay cố ý. Về mặt lý trí, phụ thân Viên Sùng Hoán dĩ nhiên là đối tượng chủ yếu để chàng ta bắt chước, còn Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi là đối tượng chủ yếu để chàng ta bắt chước về phương diện tình cảm. Ngoài ra, vừa gặp Lý Nham, Viên Thừa Chí đã chủ động “ngầm nảy sinh ý định bắt chước” (Xem Bích huyết kiếm), gặp đại sư ca Hoàng Chân, bất giác cũng nảy sinh ý định bắt chước, thậm chí đối với Lữ Thất tiên sinh ngạo mạn tự đại, cũng phải bắt chước vài ba phần. Đáng chú ý, người mà Viên Thừa Chí bắt chước nhiều nhất lại là Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi, người mà chàng chưa hề gặp mặt. Khởi đầu là bắt chước võ công của Kim Xà Lang Quân tại Ôn Gia trang. Tiếp đó ở trong thành Nam Kinh chàng tưởng tượng ra phong độ của Kim Xà Lang Quân mà bắt chước.

Sau đó trên đường áp tải châu báu lên kinh thành phía bắc: khi trêu chọc bọn cường đạo ở hai tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc, thì chàng tưởng tượng ra tinh thần nội tại của Kim Xà Lang Quân mà bắt chước. Cũng chính lần đó, A Cửu công chúa vừa gặp chàng ta đã phải lòng, song nàng ta làm sao biết được Viên Thừa Chí chẳng qua chỉ bắt chước Kim Xà Lang Quân mà thôi ! Vấn đề là hàng loạt sự bắt chước của Viên Thừa Chí như thế cuối cùng sẽ có ảnh hưởng tới mức nào đến tính cách và tâm lý của chàng ta ? Điều quan trọng hơn nữa là việc bắt chước nhân vật giang hồ nửa chính nửa tà Kim Xà Lang Quân, có mâu thuẫn gì với việc bắt chước phụ thân Viên Sùng Hoán, với việc bắt chước các nhân vật võ lâm hoặc nhân vật lịch sử, hay không ? Nếu có, thì mâu thuẫn đó thể hiện ra sao, giải quyết như thế nào? Rốt cuộc thì “cái tôi” đích thực của nhân vật chính Viên Thừa Chí ở đâu, chân tướng cá tính như thế nào, tác giả không hề giải quyết gì cả. Cũng có nghĩa là tác giả không hề đem ba thứ võ công hoàn toàn khác nhau mà Viên Thừa Chí đã luyện làm thành một cái tam giác lớn mâu thuẫn số một trên đường đời của chàng ta, tựa hồ càng không thể nghĩ rằng chỉ có triển khai cái tam giác lớn mâu thuẫn ấy, thì mới làm cho tính cách của Viên Thừa Chí trở nên phong phú và rõ ràng.

Mà trong bộ tiểu thuyết này, thì loại tam giác mâu thuẫn như thế vốn còn rất nhiều, ví dụ như mâu thuẫn tình cảm của Viên Thừa Chí với Hạ Thanh Thanh và A Cửu công chúa; mâu thuẫn tính cách giữa Viên Thừa Chí với đại sư huynh và nhị sư huynh; mâu thuẫn giữa lập trường chính nghĩa với quan hệ sư môn, với lẽ phải trái chốn giang hồ, mà Viên Thừa Chí vấp phải khi xử lý sự kiện Tiêu Công Lễ; mâu thuẫn giữa hiệp nghĩa với tài phú, quyền lực, mà Viên Thừa Chí vấp phải; rồi mâu thuẫn giữa quân khởi nghĩa Lý Tự Thành với hoàng đế nhà Minh, nhà Thanh.Thực ra còn có cái tam giác mâu thuẫn lớn hơn, ấy là quan tâm đến vận mệnh của bàn dân thiên hạ - đây là con đường của Mục Nhân Thanh và cũng là của Viên Sùng Hoán; củng cố chỗ đứng trên giang hồ - đây là con đường của Hạ Tuyết Nghi; một mình qui ẩn trong rừng sâu - đây là con đường của Mộc Tang đạo trưởng. Trước mấy con đường khác nhau ấy, Viên Thừa Chí phải tiến hành lựa chọn, nhất định là mâu thuẫn trùng trùng.

Song chúng ta thấy mấy con đường ấy trong bộ tiểu thuyết chỉ tồn tại mà thôi, chúng không được triển khai thật sự, nên cũng là những mâu thuẫn chẳng có ảnh hưởng gì quan trọng. Mà nguyên nhân không triển khai, cố nhiên là do số trang trong bộ tiểu thuyết có hạn đã đành, song chủ yếu là do tác giả không định lấy nhân vật chính Viên Thừa Chí làm trung tâm tự sự. Như trên đã nói, điều tác giả muốn viết, ấy là chuyện lịch sử và nhận thức, đánh giá của mình đối với lịch sử, là hình tượng và sinh thời của hai nhân vật Viên Sùng Hoán và Hạ Tuyết Nghi; còn đối với Viên Thừa Chí, chỉ là nhân vật chính trên danh nghĩa, thực tế chỉ là con thoi, dĩ nhiên sẽ chỉ tả sơ lược hoặc lờ mờ như vậy. Nghiêm khắc mà nói, nhân vật ViênThừa Chí rất khó xếp vào hàng chúng sinh”, bởi vì chàng ta không chỉ là một khái niệm lý tưởng được loại hình hoá, thậm chí chỉ là một cái bóng mờ xuất hiện giữa lịch sử với giang hồ.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

6.
Ai sẽ yêu
HẠ THANH THANH?


Trong các nữ nhân vật chính của tiểu thuyết Kim Dung, số nhân vật hết sức đáng yêu vốn không ít, số nhân vật không thể yêu nổi cũng chẳng hiếm. Trong Bích huyết kiếm, chỉ e Hạ Thanh Thanh là một nhân vật chính không thể yêu nổi. Đương nhiên, đáng yêu hay không đáng yêu chỉ là nói một cách tương đối. Tiền nhân từng nói, trên thế gian không có cô gái nào đáng ghét cả, câu này rõ ràng có cái lý của nó. Nói đến Hạ Thanh Thanh, chắc chắn nàng ta cũng có điểm đáng yêu. Trước hết, nàngrất xinh xắn, đã cải trang làm trai, mà Viên Thừa Chí vừa gặp lần đầu đã phải thầm khen diện mạo; càng làm cho Ngũ độc giáo chủ Hà Thiết Thủ thần hồn điên đảo, thậm chí si mê. Sau khi không cải trang làm trai nữa, Hạ Thanh Thanh càng diễm lệ bội phần, làm cho Viên Thừa Chí cứ phải trố mắt há mồm, càng làm cho Mã Nha Nội tham hoa hiếu sắc ở thành Nam Kinh cứ ngỡ nàng là ma ẩn trong hoa mẫu đơn.

Thứ nữa, nàng cũng rất tài giỏi, võ công tuy chưa phải cao thủ hạng nhất, song mưu trí đảm thức chẳng thua gì đấng mày râu, đơn thương độc mã cướp quân lương của Lý Tự Thành, là một minh chứng hùng hồn. Cuối cùng, quan trọng hơn, Hạ Thanh Thanh không chỉ đa tình, mà còn thâm tình, nửa đêm chỉ thổi sáo một khúc nhạc nhỏ cũng đủ làm cho Viên Thừa Chí xúc động mất ngủ; rồi để chiều theo ý thích của Viên Thừa Chí, một người xuất thân từ thế gia cường đạo, lại chủ động đề xuất đem sinh mạng của phụ thân nàng đổi lấy một số tiền bạc châu báu lớn để ủng hộ vô điều kiện cho quân khởi nghĩa của Lý Tự Thành; trên thế gian có mấy thiếu nữ làm được như thế. Hạ Thanh Thanh chỉ có cái xấu là tâm địa quá hẹp hòi, lòng đố ký lại quá nặng nề. Đối với phàm nhân mà nói, ghen ghét tới một chừng mực thích đáng, cũng chứng tỏ tình yêu, nhưng đối với Hạ Thanh Thanh, thì nó như một bản năng, mỗi thiếu nữ mà Viên Thừa Chí gặp gỡ, Hạ Thanh Thanh đều nghi ngờ là họ sẽ cướp mất ViênThừa Chí của nàng, đều coi họ là kẻ thù. Mà một khi lòng ghen ghét đã phát tác, thì bất kể ở đâu, lúc nào, bất kể người kia là ai, bất kể vì chuyện gì lẽ gì, nàng đều nổi cơn lôi đình, làm cho người bạn trai của mình hết chịu nổi, phải bỏ đi.

Có lẽ trên thế gian cũng ít ai như nàng. Trừ Viên Thừa Chí bẩm tính chất phác, độ lượng ra, chỉ sợ không còn ai chấp nhận được Hạ Thanh Thanh. Ngay cả Viên Thừa Chí chấp nhận sự ghen tuông như thế của người đẹp, cũng phải điêu đứng khổ sở vì nó.



1.
Trong tiểu thuyết Bích huyết kiếm, những ví dụ loại đó rất nhiều, dưới đây xin nêu một vài. Ví dụ thứ nhất, Hạ Thanh Thanh một mình chiếm đoạt quân lương của Sấm Vương, vốn đã chia một nửa cho Viên Thừa Chí là người mới gặp lần đầu; song khi Thôi Hy Mẫn, An Tiểu Huệ đến đòi lại, Viên Thừa Chí trình bày có tình có lý để nàng hiểu, thì Hạ Thanh Thanh chẳng những không nể mặt chút nào vị huynh đệ vừa kết nghĩa, mà ngay cả một nửa đã chia cho, cũng lấy lại nốt. Nàng làm thế hoàn toàn không phải vì tham của, cũng không phải vì không thông tình lý càng không phải là không sợ uy danh của nghĩa quân Sấm Vương.Tất cả chỉ là vì cô gái An Tiểu Huệ khả ái kia từng quen biết Viên Thừa Chí ? Đối với Hạ Thanh Thanh lúc này đã không còn là vấn đề quân lương, cũng không phải là vấn đề phải trái, mà là rốt cuộc thì Viên Thừa Chí giúp nàng hay giúp An Tiểu Huệ? Cuối cùng thì Viên Thừa Chí thích nàng hay thích An Tiểu Huệ ? Người khác mất trí vì lợi lộc, Hạ Thanh Thanh thì mất trí vì ghen tức. Tiếp đó, ai tinh ý cũng đều nhìn thấy Thôi Hy Mẫn và An Tiểu Huệ tương thân tương ái với nhau, ViênThừa Chí thì cũng đã thể hiện rõ là sẽ đứng về phía nàng. Ai dè, Viên Thừa Chí vừa giơ tay vẫy vẫy cáo biệt với An Tiểu Huệ, thì Hạ Thanh Thanh lập tức giận dữ phát cuồng, đau đớn khổ sở, trách vấn Viên Thừa Chí: tại sao phải tiễn một đoạn, lại còn vẫy tay “đa tình”?

Viên Thừa Chí giải thích với nàng, rằng chàng với An Tiểu Huệ sống cạnh nhau từ thuở bé, Hạ Thanh Thanh nói “Vậy là bạn thanh mai trúc mã chứ gì ?” Viên Thừa Chí giải thích, rằng mẹ của An Tiểu Huệ có ơn đối với chàng, Hạ Thanh Thanh nói : “Nàng ta có người mẹ tốt, còn mẹ của tiểu đệ chết mất rồi”; Viên Thừa Chí không biết nói sao, Hạ Thanh Thanh lại nói : “Huynh đứng với nàng ta thì cười cười nói nói, huynh đứng với tiểu đệ thì cứ câm như hến! (Xem Bích huyết kiếm ). Viên Thừa Chí không còn biết đàng nào mà lần, hễ nói câu nào đều bị bắt bẻ câu ấy, đến là khổ. Ví dụ thứ hai, Hạ Thanh Thanh bị cao thủ Vân Nam Ngũ độc giáo bắt nhốt trong hoàng cung, ViênThừa Chí dẫn Tiêu Uyển Nhi liều mạng đột nhập vào cung để cứu, không ngờ tính ghen của Hạ Thanh Thanh phát tác, nàng cứ hô hoán ầm ĩ cả lên, làm kinh động bọn Hà Thiết Thủ ở cách đó không xa. Viên Thừa Chí và Tiêu Uyển Nhi bất đắc dĩ phải tạm thời chui nấp dưới gầm giường, tình huống vô cùng nguy cấp. HạThanh Thanh thoạt tiên cũng che giấu cho hai người, nhưng nghĩ hai người một nam một nữ ở dưới gầm giường “dựa sát vào nhau”, thì nàng ta nhịn sao nổi?

Thế là bất kể đây là đâu, lúc nào, có những ai, cứ định nói toạc ra là dưới gầm giường có người nấp ! Lúc này, trong đầu nàng ta, kẻ thù không còn là Hà Thiết Thủ, Hà Hồng Dược, hai kẻ bắt nàng nhốt vào đây, mà là Viên Thừa Chí và Tiêu Uyển Nhi liều mình vào cứu nàng ra; lúc này mối nguy lớn nhất không phải là nàng bị giam trong cấm cung, mà là quân tử và tiểu mỹ nhân dưới gầm giường “ngồi lâu sinh tình”. Phải nhờ Tiêu Uyển Nhi hiểu ra tình thế, vội đi dẫn sư huynh La Lập Như của nàng đến, “cầu xin” Viên Thừa Chí hứa gả nàng cho vị sư huynh kia, thì Hạ Thanh Thanh mới yên tâm. Yên tâm rồi, Hạ Thanh Thanh mới ý thức rằng vừa rồi mình đã hành động quá đáng, ghen tuông lung tung, suýt nữa làm cho mấy người mất mạng. Ví dụ thứ ba, đại quân Lý Tự Thành tiến về kinh, tấn công hoàng thành, Viên Thừa Chí vội xông vào cung, định giết kẻ thù đã sát hại phụ thân chàng là hoàng đế Sùng Trinh, không ngờ lại gặp A Cửu công chúa của hoàng đế Sùng Trinh bị chém đứt cánh tay. Viên Thừa Chí thấy người nguy ngập, không thể không cứu; đành tạm gác việc báo thù sang một bên, để cứu A Cửu công chúa ra và kịp thời chữa trị cho nàng. Khi đó Hạ Thanh Thanh không hề phát tác, cũng không gây khó dễ cho ai.

Nhưng sớm hôm sau nàng tự dưng bỏ đi không nói một lời, gọi là “cho khỏi chướng mắt”, nàng lao vào chỗ nguy hiểm, gần như là lao đầu vào chỗ chết. Viên Thừa Chí thấy vậy khổ sở vô cùng. Đợi khi chàng mạo hiểm cứu nàng ra khỏi một cái hang ở núi Hoa Sơn, Hạ Thanh Thanh lại nhìn thấy A Cửu công chúa đã xuất gia đi tu, nàng mới hết cơn ghen, tha cho Viên Thừa Chí cái tội “thiếu chung thuỷ “. Phải nói rằng sự ghen tuông thì ai ai cũng có, nó là một thứ bản năng phổ biến của con người. Nhưng thể hiện sự ghen tuông mạnh mẽ như thế, lộ liễu như thế, xem ra nên coi là một tính cách đặc biệt. Sự ghen tuông của Hạ Thanh Thanh là thiên kiến, tuỳ hứng như thế, không thể lý giải như thế, không thể kiềm chế như thế, chỉ có thể coi là một căn bệnh tâm lý rõ rệt. Có những lúc tính khí thất thường một cách nghiêm trọng. Bản năng phổ biến, tính cách cá nhân, căn bệnh tâm lý, tính khí thất thường, phân biệt rõ mấy thứ ấy chắc phải là nhà tâm lý học, chuyên gia bệnh tâm thần, còn tác giả và các nhà nhân văn thì khó biết. Bảo Hạ Thanh Thanh là một người mắc bệnh tâm thần, e rằng tác giả Kim Dung tiên sinh và đại đa số bạn đọc sẽ không đồng ý; nhưng nếu bảo Hạ Thanh Thanh không có biến thái tâm lý nào cả, thì không thể giải thích mấy ví dụ kể trên.

Hạ Thanh Thanh ngoài sự ghen tuông thành tính, rõ ràng còn nhiều khuyết điểm, nhược điểm, như thiên kiến không một chút lý tính, tuỳ hứng không chút kiêng kỵ, xung động không thể lý giải nổi. Tai hại nhất là nàng chỉ căn cứ vào sự yêu ghét của mình mà bất chấp lợi hại, bất kể đúng sai, bất phân thật giả, càng bất luận thiện ác. Tính cách đó của nàng, có lẽ là sự di truyền từ phụ thân nàng là Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi, đúng hơn là hậu quả sự dạy dỗ và hoàn cảnh gia đình Ôn gia. Thứ nhất, Ôn gia là thế gia cường đạo, bá quyền bạo lực là tín cử của Ôn gia, thích gì thì cướp đoạt lấy, bất kể sự việc đúng sai. Từ nhỏ Hạ Thanh Thanh đã quen với việc thích gì thì chiếm luôn, cái đó đã thành bản năng của nàng. Thứ hai, Ôn gia hùng cứ một phương, người đông thế mạnh, Hạ Thanh Thanh là đứa cháun goại, được chiều chuộng, do đó tuỳ hứng trở thành tập tính, lại thiếu sự dạy dỗ thấu tình đạt lý. Thứ ba, Hạ Thanh Thanh không chỉ có diện mạo xinh đẹp, mà còn tài cán hơn người, là hai cái vốn bá quyền đặc biệt của nàng, khiến bao nhiêu người thèm muốn, ghen tức, lâu dần không tránh khỏi thành tính chỉ biết có mình , không biết đến người. Nàng là một bông hoa rất đẹp, nhưng lại có gai và nhựa độc.


CUỐI.

Tiếp đó, chúng ta còn phải xét, nếu chỉ vì mấy nguyên nhân trên, thì vẫn khó giải thích thấu triệt tính cách của Hạ Thanh Thanh. Thực ra, đàng sau diện mạo xinh đẹp, tài cán và thế gia hiển hách của HạThanh Thanh, đàng sau thiên kiến, được chiều chuộng và sự tuỳ hứng của của nàng còn một bí mật và sự cô khổ trong lòng, sự uỷ khuất và tự ti khó nói ra. Ông ngoại nàng có năm anh em, rất nhiều người cậu và anh họ vẫn không bù vào nỗi khổ không có có cha của nàng. Đàng sau tấm màn nhung lụa của Ôn gia là sự tham tàn, giả dối, vô tình, thực tế đã khiến cho Hạ Thanh Thanh tủi thân và đau khổ bao nhiêu năm trời; thân phận là đứa con ngoài giá thú khiến cho nàng mẫn cảm và tự ti đến mức cực đoan. Cái tên Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi - cha nàng, là đại cấm kỳ đối với Ôn gia. Nỗi đau khổ vô tận của mẹ nàng trở thành vết nhục của nàng. Bản thân nàng là kết tinh vết nhục và sự cấm kỵ của Ôn gia, là vết thương vết sẹo của Ôn gia rất ít khi được nhắc đến và vĩnh viễn không lành lặn.

Vết thương đau trong tim nàng và mẹ nàng cứ luôn bị ánh mắt vô tình rọi vào, làm ứa máu. Giả sử chỉ có nỗi nhục và tự ti, còn không xinh đẹp tài cán, tuỳ hứng ... thì Hạ Thanh Thanh có lẽ cũng sẽ không ngang ngược như thế, mà chỉ đau khổ không thôi. Giả sử trong lòng không mẫn cảm và tự ti,chỉ xinh đẹp và tài cán, Hạ Thanh Thanh dĩ nhiên sẽ không đau khổ nhiều như thế, sẽ chỉ sung sướng và tuỳ hứng. Đàng này vừa kiêu ngạo, vừa tự ti, vừa xinh đẹp, vừa có nỗi nhục, vừa đa tình, vừa mẫn cảm, lại đau khổ, lại thiên kiến, tâm linh của Hạ Thanh Thanh bị méo mó, rạn nứt, nên mới thành một Hạ Thanh Thanh hễ xúc động lại không thể lý giải nổi như vậy. Mẫn cảm do tự ti, xung động do mẫn cảm, đau khổ do xung động, tự ti do đau khổ, đã hình thành nên sự tuần hoàn ác tính khó bề tự kiềm chế, càng khó tự chữa. Tâm trạng của Hạ Thanh Thanh trước Viên Thừa Chí và An Tiểu Huệ đương nhiên là mang tính chất bệnh hoạn. Thực ra An Tiểu Huệ hoàn toàn không phải là tình dịch của Hạ Thanh Thanh, sớm đã có người yêu; Viên Thừa Chí đối với An Tiểu Huệ chỉ có tình bạn thuở nhỏ, chứ không hề có tình yêu nam nữ.

Trong tình huống bình thường, nhất là với tâm trạng bình thường, HạThanh Thanh hoàn toàn không cần gì phải ghen tức lồng lộn. Nhưng Hạ Thanh Thanh lại không thể tự kiềm chế, tuôn ra những lời lẽ ghen tức nặng nề, điều này không thể giải thích đơn giản bằng bản năng của con người, cũng không phải là một biểu hiện bình thường về tính cách, mà là sự phát tác của một loại bệnh tâm thần Lúc này Hạ Thanh Thanh vừa mới kết nghĩa “huynh đệ”, với Viên Thừa Chí. Về phía Hạ Thanh Thanh mà nói, không nói ở đây có sự dối trá (vì nàng đóng giả trai, chưa nói rõ chân tướng thân thế của mình), mà là trong thâm tâm nàng mơ tưởng xa hơn đến ngày kết thành vợ chồng với Viên Thừa Chí. Nhưng Viên Thừa Chí nghĩ thế nào, muốn gì, thì nàng chưa biết. Sự xuất hiện của An Tiểu Huệ vừa là một sự đe doạ, vừa là một cơ hội. Nói là sự đe doạ, bởi vì An Tiểu Huệ đã quen biết từ trước với Viên Thừa Chí, mà Hạ Thanh Thanh thì hoàn toàn chưa tự tin. Nói là cơ hội, bởi có thể mượn chính dịp này để phát tác, thử xem Viên Thừa Chí cuối cùng sẽ đứng về bên nào. Bất kể là đe doạ hay cơ hội, thì nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do Hạ Thanh Thanh có mối lo ngại sâu xa.

Thứ nhất, nàng chưa nói cho Viên Thừa Chí biết mình là gái, không hiểu đối phương biết ra sẽ có phản ứng như thế nào. Liệu có yêu một Hạ Thanh Thanh như “Thanh đệ” hay chăng ? Thứ hai , Viên Thừa Chí sẽ có phản ứng thế nào khi biết nàng là đứa con ngoài giá thú, nghĩa là nàng thấp thỏm lo sợ về thân phận mình. Đứng trước An Tiểu Huệ có lai lịch xuất thân “ngon lành” - nàng không biết An Tiểu Huệ cũngcó vấn đề về lai lịch, - nghĩ đến thân thế của mình, Hạ Thanh Thanh không thể không phát tác. Nguyên nhân căn bản là ở tâm trạng tự ti của nàng. Càng nổi rõ hơn là sự ghen tức không thể hiểu nổi của Hạ Thanh Thanh đối với Tiêu Uyển Nhi. Khi đó Hạ Thanh Thanh đã bộc bạch nỗi lòng với Viên Thừa Chí và chàng cũng đã đáp lại bằng tình yêu và hứa hẹn. Hai người từng cứu sống cha của Tiêu Uyển Nhi là Tiêu Công Lễ. Tiêu Uyển Nhi dẫu có ý định xả thân báo đáp Viên Thừa Chí, thì Viên Thừa Chí cũng không chấp nhận sự báo hiếu ấy. Nhưng Hạ Thanh Thanh lại biểu hiện một sự mẫn cảm quá đáng, cứ ghen bóng ghen gió, không sao kiềm chế nổi. Hành vi biểu hiện và trạng thái tâm lý này là rất không bình thường, có khác đôi chút với tâm trạng không bình thường trước mặt An Tiểu Huệ. Lần trước là lo nghĩ về thân phận dẫn đến tự ti; còn lần này là sự tự ti về tính cách dẫn đến lo sợ. Ai cũng thấy Tiêu Uyển Nhi dịu dàng hiền thục, đoan trang thanh nhã, lại thông tình đạt lý, minh bạch phải trái, mà mấy phẩm chất ấy lại chính là thứ Hạ Thanh Thanh còn thiếu.

Cho nên Hạ Thanh Thanh một lần nữa lại mất tự tin. Theo nàng, Tiêu Uyển Nhi như thế, ViênThừa Chí không thể không yêu nàng ta. Mà Viên Thừa Chí đi yêu Tiêu Uyển Nhi, thì Hạ Thanh Thanh thà chết còn hơn, cho nên thôi thì cho tất cả cùng chết với nhau . Cuối cùng là đứng trước A Cửu công chúa. Chuyện này thì không phải là ghen bóng ghen gió, mà quả cũng có đôi chút lý do, thậm chí độc giả biết rằng A Cửu công chúa rất yêu Viên Thừa Chí, còn thái độ của Viên Thừa Chí đối với A Cửu công chúa khá mập mờ nước đôi. Mập mờ nước đôi cũng là không bình thường. Điều đáng chú ý trong chuyện này là, Hạ Thanh Thanh không hề làm ầm ĩ với Viên Thừa Chí, càng không lườm nguýt gì A Cửu công chúa, mà là nén nỗi đau lòng và nuốt nước mắt, sau đó lẳng lặng bỏ đi một mình. Vì sao vậy? Không lẽ đấy là nàng thể hiện sự thất vọng và giận dữ cực độ đối với Viên Thừa Chí?

Hành động này rõ ràng có một ẩn tình khác, ấy là đứng trước A Cửu công chúa thân thế tôn quí, mỹ mạo khuynh thành, tính cách khả ái, Hạ Thanh Thanh chỉ có thể cảm thấy tự hổ thẹn vì thua kém mà thôi ! Theo nàng, Viên Thừa Chí yêu A Cửu công chúa là phù hợp luận lý, thậm chí là lẽ đương nhiên. Cái “lô-gich” ấy chỉ bộc lộ triệt để lòng tự ti sâu xa của Hạ Thanh Thanh. Song hành vi của Hạ Thanh Thanh lần này lại hoàn toàn mang tính lý trí, thử chủ động bỏ đi để bảo vệ chút tự tôn cuối cùng của nàng. Thực ra thì chút tự tin mà Hạ Thanh Thanh nuôi dưỡng được đứng trước A Cửu công chúa cơ hồ tiêu tan hết. Như vậy Hạ Thanh Thanh có đáng được thông cảm hay chăng?
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

7
LÝ TỰ THÀNH
Cởi áo khoe sẹo


Sách Bích huyết kiếm dành nhiều trang cho hai cha con Viên Sùng Hoán, Viên Thừa Chí; nhưng hai nhân vật này để lại ấn tượng có thể nói là mờ nhạt. Còn nhân vật lịch sử Lý Tự Thành được miêu tả chính diện rất ít, nhưng để lại cho người đọc một ấn tượng vô cùng sâu sắc, thậm chí khiến người ta vỗ đùi tán thưởng, nguyên nhân vì sao, đáng được nghiên cứu kỹ. Lý Tự Thành là một nhân vật lịch sử rất nổi tiếng, sở dĩ rất nổi tiếng, bởi vì trong một thời gian rất dài, hễ nói đến khởi nghĩa nông dân, thì đều là tốt, đều coi là động lực thúc đẩy lịch sử tiến lên phía trước, đều phải được khẳng định, hơn nữa phải được tuyên dương rộng rãi. Lý Tự Thành là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân thời Minh mạt, cho nên đương nhiên trở thành vị anh hùng chủ chốt trong lịch sử, được người người ngưỡng mộ. Sách giáo khoa từ tiểu học đến đại học đều phải có bài nói về các cuộc khởi nghĩa nông dân không ngừng nổ ra, thế nên ở nước Trung Quốc mới, Lý Tự Thành mặc nhiên rất nổi tiếng. Như thế cũng hay, ít nhất là khi tôi bàn đến nhân vật này, mọi người đều đã biết ông ta là ai, khỏi phải sao chép tư liệu lịch sử, nói lại từ đầu nữa.

I

Tôi nói trong sách Bích huyết kiếm hình tượng nhân vật Lý Tự Thành được miêu tả rất hay, trước hết là hay ở việc tạo thế. Tuy Lý Tự Thành chỉ xuất hiện trong sách này có hai lần thoáng qua, căn bản không thể coi Lý Tự Thành là một nhân vật đáng kể trong bộ tiểu thuyết này, nhưng uy thế hiển hách của Lý Tự Thành và quân khởi nghĩa từ đầu đến cuối cứ lồ lộ trong bộ sách. Thuộc hạ cũ của Viên Sùng Hoán làm giỗ Hoán, thì sứ giả của Lý Tự Thành đã xuất hiện, hơn nữa chính bộ tướng của Lý Tự Thành là Thôi Thu Sơn đã cứu Viên Thừa Chí ra khỏi trùng vây, đem Viên Thừa Chí lên núi Hoa Sơn học võ. Mới đầu đã khiến người đọc cúi đầu khâm phục vị anh hùng đương thế. Rồi khi Viên Thừa Chí học xong xuống núi, việc đầu tiên là đi vào nghĩa quân của Lý Tự Thành để tìm sư phụ, ngay một cao thủ cái thế như Mục Nhân Thanh mà cũng bí mật giúp đỡ Lý Tự Thành, đủ thấy cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành rất được lòng người. Viên Thừa Chí lần thứ nhất kiến diện Lý Tự Thành chỉ thoáng qua. Lý Tự Thành tuy bận việc quân, vẫn thân chinh tiếp kiến, khí độ uy mãnh, thần sắc hoà nhã, phong thái lịch lãm của Lý Tự Thành để lại một ấn tượng sâu sắc. Ấn tượng càng sâu sắc nhờ mấy bài đồng dao ca ngợi Sấm Vương (Lý Tự Thành). Lý Tự Thành tuy không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp trong sách, nhưng rất nhiều việc làm của Viên Thừa Chí sau đó đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự nghiệp khởi nghĩa của Lý Tự Thành. Đến Ôn Gia trang lấy vàng, là để mua quân lương cho Sấm Vương; tìm châu báu trong thành Nam Kinh, là để tặng cho Sấm Vương; tạm thời chưa giết SùngTrinh báo thù cho cha, là nghĩ đến đại nghiệp của Sấm Vương còn chưa thành; liên kết anh hùng thiên hạ, cũng là để giúp cho sự nghiệp của Sấm Vương mau thành công. Dù bản thân Sấm Vương không xuất hiện, nhưng ảnh hưởng của Sấm Vương có thể nói là hiện diện khắp mọi nơi. Uy danh lớn lao như thế, anh hùng thiên hạ quả không ai sánh kịp. Cuối cùng mới lộ diện trong tác phẩm. Đây là hồi tiến đánh Bắc Kinh, chiếm lĩnh hoàng thành, đạt tới đỉnh cao nhất của đời Lý Tự Thành. Nhìn Lý Tự Thành rút ra ba cây lệnh tiễn, tuyên bố với thuộc hạ của mình : - Sau khi vào thành, kẻ nào giết hại trăm họ, gian dâm, cướp bóc, lập tức chém đầu, quyết khôngdung tha? (Xem Bích huyết kiếm).Trước cảnh đó, mọi người làm sao không như ViênThừa Chí lúc ấy, cùng tung hô: - Đại vương vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế ! Tiếp đó là một cảnh gây một ấn tượng rất sâu sắc: khi Lý Tự Thành đã vào hoàng cung, ngồi lên ngai vàng theo lời thỉnh cầu của thái tử của Sùng Trinh, đột nhiên Lý Tự Thành đứng dậy, vạch phăng cái áo đang mặc, để lộ nhiều vết sẹo roi hằn trên ngực, trên vai mình, trước cử toạ đang kinh hãi, chỉ nghe Lý Tự Thành nói với thái tử tiền triều : - Ta vốn là một người dân hiền lành, bị bọn tham quan ô lại đánh đập thế này đây, nên mới không nhịn được nữa, đứng dậy làm phản. Hừ cha con nhà ngươi giả nhân giả nghĩa, nói là thương xót dân lành. Trong nghĩa quân của ta, trên dưới ai ai cũng khổ sở điêu đứng vì cha con ngươi đó . (Xem Bích huyết kiếm ). Sở dĩ tôi nói đó là cảnh gây một ấn tượng rất sâu sắc, bởi vì nó chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Cụ thể là thứ nhất, Lý Tự Thành nói thẳng ra, ông ta chẳng phải là chân mệnh thiên tử gì hết, dĩ nhiên càng không phải là hỗn thế ma vương, mà chỉ là một thường dân tức nước vỡ bờ. Thứ hai, lúc này Lý Tự Thành đang ở trong hoàng cung, chính đang lúc đắc chí, vạch phăng áo ra trước mặt mọi người, để lộ các vết sẹo, tác phong thô lỗ ấy kể cũng có thể coi là một thứ khí phách anh hùng. Thứ ba, độc giả tinh ý sẽ thấy rằng thực ra Lý Tự Thành không hề trả lời chính diện lời thỉnh cầu của thái tử tiền triều, Lý Tự Thành cho rằng mình đương nhiên đại diện cho lợi ích căn bản của trăm họ. Nhưng lúc này thân ở hoàng cung, địa vị đã thay đổi,cách nghĩ không lẽ cũng vì vậy mà thay đổi theo ? Nếu chỉ có thế thì khó thấy cái hay. Cái hay của đoạn văn trên được thể hiện khéo léo ở phần tiếp theo.

2

Sau khi thể hiện một thứ khí phách anh hùng, hình tượng nhân vật Lý Tự Thành lập tức bắt đầu thay đổi. Khi tiến vào Bắc Kinh, vào hoàng cung, sự nghiệp cuộc đời lên tới đỉnh điểm huy hoàng, cũng chính là khởi điểm suy sụp thất bại nhanh chóng của ông ta. Cảnh biểu diễn khí phách anh hùng cũng là chút loé sáng cuối cùng trong đời Lý Tự Thành. Bởi lẽ ngay sau đó bộc lộ tại chỗ đặc trưng tính cách của ông ta, nói lời rồi lại nuốt lời như không, vừa rõ ràng bằng lòng không chỉ tha chết cho thái tử tiền triều, mà còn phong y làm Tống Vương, đã nghe lời tâu của thừa tướng Ngưu Kim Tinh, sai đem giết thái tử. Dân gian đều biết câu “Quân vô hí ngôn” (Vua không nói đùa), vậy mà ông vua Lý Tự Thành vừa lên ngôi đã coi lời mình nói ra như một trò đùa. Khi Viên Thừa Chí ra khỏi hoàng cung, chàng lập tức phát hiện, mệnh lệnh của Lý Tự Thành cấm sát hại dân chúng đã hoàn toàn bị gió thổi bay như lời nói đùa. Thực tế, ngay cả vị “Tam phẩm quả nghị tướng quân” Viên Thừa Chí mới được phong cũng bị thuộc hạ của nhất phẩm quyền đại tướng quân Lưu Tông Mẫn coi thường. Các quan binhs au khi vào thành công khai cướp bóc, cường dâm phụ nữ ngay giữa thanh thiên bạch nhật, ai dám phản đối thì chúng khép vào tội “dư đảng của tiền triều mà tuỳ tiện giết hại. Thật không còn hiểu ra sao nữa. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Viên Thừa Chí nhanh chóng vào cung, tìm ra lời giải đáp. Nhất phẩm quyền đại tướng quân Lưu Tông Mẫn trách cứ Viên Thừa Chí rằng không nên ngăn cản thuộc hạ của ông ta cướp của giết người. Ông ta nói: - Thiên hạ này là thiên hạ của đại vương, là thiên hạ mà huynh đệ chúng ta vào sinh ra tứ, vượt qua rừng đao núi kiếm mới lấy được. Chúng ta đã lấy được giang sơn, chẳng lẽ không hưởng gì hay sao ? Công tử lấy lòng trăm họ, thu phục nhân tâm, rốt cuộc là có ý gì vậy ? Ông ta còn nói: - Đại vương khi đang đánh chiếm giang sơn thì là dân, bây giờ lấy được thiên hạ, ngồi trên ngai vàng rồi, đã thành chân mệnh thiên tử, đâu còn là thảo dân nữa ? Công tử đừng có nói năng lung tung. Về việc có nên giết hại dân chúng hay không, Lý Tự Thành về nguyên tắc có đại diện cho trăm họ hay không, Lý Tự Thành có mặt lúc đó chỉ cười ha hả, nói: “Hay, hay lắm! Mọi người đều là anh em, đừng vì mấy cái chuyện nhỏ nhặt đó mà mất đi hào khí”.(Xem Bích huyết kiếm). Lời giải đáp đấy. Thì ra, việc có nên giết hại dân chúng hay không, bản thân Lý Tự Thành có đại diện cho trăm họ hay không, dưới con mắt Lý Tự Thành, chỉ là “mấy cái chuyện nhỏ nhặt”. Lý Tự Thành giết người đã nhiều, đã quen rồi. Lý Tự Thành đã ngồi trên ngai vàng rồi, từ đây xuân phong đắc ý, ai dám bảo ông ta là thảo dân nào? Ở cảnh tiếp theo, khi ái thiếp của Tổng binh Sơn Hải quan triều Minh Ngô Tam Quế là Trần Viên Viên, một đệ nhất mỹ nhân trong thiên hạ, xuất hiện, thì từ Lý Tự Thành cho tới toàn bộ các tướng lĩnh đều tranh nhau cầu thân, trong phút chốc điện Hoàng Cực nhơn nháo không còn ra thể thống gì nữa, cảnh tượng thật ghê tởm. Mặc dù Nhị phẩm chế tướng Lý Nham liên tiếp ngăn cản, nhắc nhở mọi người rằng Ngô Tam Quế có mấy vạn quân ở Sơn Hải quan, hiện thời Giang Nam còn chưa bình định xong, chớ nên lấy cái nhỏ bỏ việc lớn, song tất cả, kể từ Lý Tự Thành trở xuống, đều đắc chí quên ráo. Cuối cùng Lý Tự Thành nôn nóng, muốn mọi người giải tán, liền tung chân đá tung một cái bàn, kéo mỹ nhân vào buồng trong; các viên tướng mới ồn ào nuốt nước bọt ra về. Cảnh này tuy do tác giả bộ tiểu thuyết hư cấu nên, nhưng như thế mới là xuất thần nhập hoá, mới khắc hoạ rõ nét thần thái của hình tượng bọn thảo khấu làm liều. Viên Thừa Chí ra khỏi cung, dọc đường đi đâu đâu cũng chỉ nghe tiếng quát tháo của quân sĩ, tiếng kêu khóc của dân chúng. Ai ngờ “Mau mở cổng lớn đón Sấm Vương”, kết cục lại phải rước bọn này vào! Nhưng đợi khi Viên Thừa Chí và Lý Nham cùng nhau đi vào cung lần thứ ba, cầu kiến Lý Tự Thành, muốn báo cáo tình hình đó, xin đại vương hạ lệnh nghiêm cấm, thì được trả lời rằng đại vương đang nghỉ ngơi, không tiếp ai cả, vệ sĩ nào còn vào quấy nhiễu, sẽ bị chém đầu. Lúc này mỹ nhân ở bên cạnh, còn có việc gì khác đáng kể nữa chứ. Viên Thừa Chí và Lý Nham kiên trì chờ bên ngoài một đêm, rồi nửa ngày hôm sau nữa, cuối cùng chẳng những không được gặp đại vương, mà còn nghe tin Ngưu Kim Tinh xúc xiểm thế nào mà Lý TựThành còn nghi là Lý Nham “có bụng làm phản”. Vậy là Viên Thừa Chí ba lần vào cung, có được ba loại cảm nhận và thể nghiệm khác nhau về Lý TựThành. Nói trắng ra, hình tượng Lý Tự Thành cứ như một cái xác vừa đào lên khỏi mộ, gặp không khí liền bị phong hoá, mỗi lúc một khác.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

3

Khi Lý Nham và Viên Thừa Chí đang ở ngoài đường phố Bắc Kinh đại nạn, bỗng nghe một lão xẩm mù hát rong hát rằng: “Không làm quan thân này nhẹ nhàng, làm bạn với vua là bạn với hổ, về được nhà may mắn xiết bao, hết chim rồi thì cung xếp xó, chó vào nồi... ...”(Xem Bích huyết kiếm), thì hai người rõ ràng không ngờ ông già kia không phải hát một bài hát phổ biến, mà là chính sử huyền diệu; không chỉ là chuyện cổ nhân, mà còn là điềm báo tương lai. Cho nên Viên Thừa Chí bèn khuyên Lý Nham vào rừng sâu qui ẩn, nhưng Lý Nham lại không nghe, cứ đòi đi tiếp, muốn giúp Lý Tự Thành làm cách mạng đến cùng. Ông này hoàn toàn không thể nghĩ rằng những câu chuyện cũ Ngũ Tử Tư công cao nên vua Ngô kỵ, Văn Trọng diệt Ngô rồi đầu lìa khỏi cổ. Tiếc cho mạng Hoài âm, công lớn ai bằng Từ tướng quân ? Thần cơ diệu toán Lưu Bá ôn, tính chẳng ra :thiên tử Đại Minh vừa lên ngôi, công thần văn võ mất mạng liền " sao lại có liên quan với việc Sấm Vương LýTự Thành khai sáng kỷ nguyên mới, thời đại mới, sao lại có quan hệ đến chính ông ta ? Sau này Ngô Tam Quế ôm mối thâm cừu đại hận,dẫn quân Thanh tiến vào nội địa đánh Lý Tự Thành. Lý Tự Thành thua trận, đành rút khỏi Bắc Kinh, chạy về Tây An, vậy mà vẫn tin lời xiểm nịnh vu hãm của bọn Ngưu Kim Tinh, Lưu Tông Mẫn, nghi ngờ Chế tướng quân Lý Nham làm phản, hạ lệnh bắt Lý Nham để trị tội. Vợ Lý Nham là Hồng nương tử thoát chết, chạy đến núi Hoa Sơn cầu cứu Viên Thừa Chí. Tuy đến kịp, nhưng Lý Nham quyết định tự sát để khỏi dẫn đến cảnh huynh đệ tương tàn. Lúc sắp chết, Lý Nham còn hát bài hát mà ông từng sáng tác để tuyên truyền cho nghĩa quân của Lý Tự Thành : “Mau mau mở cửa đón Sấm Vương, trẻ già lớn bé đều sung sướng, trẻ già lớn bé đều ... ...” Không ai ngờ Lý Nham, người có công lớn nhất trong việc tuyên truyền cho Lý Tự Thành, từng làm thay đổi hình thái ý thức của người nghèo trong thiên hạ, để an ủi lòng người, đến chết vẫn không hối hận, vẫn chấp mê không tỉnh ngộ. Bản thân Lý Nham không nghe thấy ở ngoài phố từ lâu đã có bà lão cao giọng chửi: Lý công tử, mi là tên đại bịp, mi bảo ‘Mau mau mở cứa đón Sấm Vương,trẻ già lớn bé đều sung sướng’, nhà ta vừa mở cửa đón Sấm Vương, thì bọn cường đạo thổ phỉ tay chân của Sấm Vương đã ập vào, cưỡng dâm vợ cháu ta, giết con cháu ta? Cả nhà trẻ già lớn bé đều nằm ở đây, Lý công tử, mi đến mà xem, trẻ già lớn bé đều sung sướng như thế nào!...” (Xem Bích huyết kiếm). Lý Nham đáng bị nguyền rủa, bởi vì ông ta đã sáng tác những bài ca dao kêu gọi mọi người, cảnh đẹp mà ông ta miêu tả trong ca dao đã bị thực tế chứng minh là một sự lừa dối tàn khốc. Đương nhiên bà lão vô tri kia, giống như dân chúng vô tri cả tin ở Trung Quốc, hoàn toàn không hiểu rằng lịch sử Trung Quốc kỳ thực là thứ lịch sử đầy rẫy sự dối trá, những kẻ “làm nên đại sự ' trước đó đều hoang ngôn hứa hẹn đủ thứ, cho nên mới có câu : “Không nói phét chẳng làm nên đại sự '. Bà lão ấy càng không biết, thậm chí ngay cả bản thân Lý Nham cũng vị tất đã biết, tại sao những bài ca dao xúc động lòng người thời gian đầu, giờ lại biến thành sự lừa đảo tày đình ! Nếu bảo Lý Nham phải chịu trách nhiệm về những lời phỉnh phờ lừa dối dân chúng, thì Sấm Vương Lý Tự Thành càng phải chịu trách nhiệm nặng hơn. Bởi vì ông ta là người lãnh đạo cao nhất của quân khởi nghĩa, được dân chúng coi là đại cứu tinh của nhân dân. Bà lão chửi rủa thảm thiết kia vì sao chỉ chửi rủa Lý công tử, mà không chửi rủa Lý Tự Thành? Điều này tôi không lấy làm lạ. Bởi vì mô hình tư duy ngàn vạn năm nay của người Trung Quốc là : chỉ chống tham quan, không chống hoàng đế; chỉ thanh lý những kẻ ở bên cạnh nhà vua, không thanh lý nhà vua. Lý Tự Thành tuy mới chỉ xưng là Sấm Vương gì gì đó, cuối cùng có lật đổ triều Minh, ngồi vào ngai vàng, làm hoàng đế. Theo lôgich tư duy của người Trung Quốc, và theo quán tính, hoàng đế tức là thiên tử, mà thiên tử thì đương nhiên thánh minh. Cho nên mọi lầm lỗi, dối trá, tội nghiệt đều là do quần thần gây ra cả. Thực tế là, không chỉ có bà lão mấy trăm năm trước đây nghĩ như thế, mà một số nhà sử học và nhân văn học mấy trăm năm sau còn nghĩ như thế, không lẽ cái chết của Lý Nham lại đi qui tội cho Lý Tự Thành sáng suốt vĩ đại hay sao ? Chẳng phải đấy là do bọn Ngưu Kim Tinh, Lưu Tông Mẫn xúc xiểm ly gián, che mắt Sấm Vương mà ra đó sao ? Về điều này, tôi chỉ muốn nói, trên thích thứ gì, dưới còn mê thứ ấy gấp bội. Giả sử Lý Tự Thành quả thật sáng suốt vĩ đại như người ta tưởng tượng, thiên tử thánh minh, thì sao lại để gian thần che mắt!

4

Tôi cho rằng trong bộ tiểu thuyết này, điều Kim Dung muốn biểu thuật hoàn toàn không phải là nói con người Lý Tự Thành xấu xa thế nào, mà chỉ muốn nói cá nhân ông ta thực tế chẳng qua chỉ là một hậu quả lịch sứ, một hậu quả xấu. Chứng cứ thứ nhất là hoàng đế triều Minh từng tự huỷ trường thành, giết hại trung thần Viên Sùng Hoán, dẫn đến chỗ giang sơn nhà Minh không thể thu thập được nữa; Lý Tự Thành trước khi sụp đổ hoàn toàn cũng đã bức tử Chế tướng quân Lý Nham của mình. Điều đó chứng tỏ Lý Tự Thành cũng độc đoán chuyên quyền, hồ đồ mê muội y như Sùng Trinh. Chẳng cần nói Lý Tự Thành chẳng những không có khả năng thay đổi lịch sử, ngược lại chỉ một lần nữa ông ta chứng minh qui luật lịch sử “Thỏ chết thì chó vào nồi, chim trời đã tận, cung thời quăng đi” (vua chúa lên ngôi liền giết các bậc công thần đã giúp mình). Chứng cứ thứ hai là, quan binh triều Minh từng trắng trợn vu cáo người lương thiện là kẻ cướp, rồi cướp lấy tiền của của người ta, vu cho công tử Hoa thương Trương Triều Đường từ nước Bột Ni xa xôi đem hàng về Trung Quốc là gián điệp; còn người quân của Lý Tự Thành nhiều năm sau này, cũng lại hành xử với Trương Triều Đường hệt như thế. Điều đó chứng tỏ Lý Tự Thành cũng y như Sùng Trinh, bất kể ý muốn chủ quan thế nào, thực tế cũng không tránh khỏi qui luật lịch sử tàn hại bách tính, thì tức nước vỡ bờ. Chỉ khác nhau ở chỗ một đàng là quan quân nhà họ Chu, một đàng là tàn phỉ nhà họ Lý. Hiển nhiên, giả dụ ngọn cờ của vương triều Đại Thuận Lý Sấm Vương có phấp phới tung bay mãi mãi, thì đó cũng quyết không phải là cái phúc của bàn dân thiên hạ. Lý do hết sức đơn giản, đó là quyền lực chuyên chế tất nhiên đẻ ra hủ bại, quyền lực cực độ tất nhiên đẻ ra hủ bại cực độ, bất kể là vương triều Đại Minh của họ nhà Chu hay vương triều Đại Thuận của họ nhà Lý. Khi mà ở trong hoàng cung Lý Tự Thành vạch áo cho thái tử tiền triều thấy các vết sẹo trên người ông ta, thì quân lính của Lý Tự Thành khắp thành Bắc Kinh đang tạo ra vô vàn vết sẹo mới trên thân mình trăm họ. Mọi lời hứa hẹn, cam kết, mọi lời phát biểu đường hoàng gây xúc động lòng người, chẳng qua đều bị chứng minh là nói mà không nghĩ, nói xong nuốt lời, biểu diễn làm duyên, thậm chí cố ý lừa người. Cho nên, hình tượng Lý Tự Thành trong Bích huyết kiếm, nhờ tuyên truyền lịch sử có sẵn mà càng thêm sinh động, càng thêm chân thực đáng tin. Hình tượng Lý Tự Thành sở dĩ miêu tả khá thành công, là do tác giả đã nhìn ông ta bằng con mắt của chúng sinh. Dưới nhãn quang đó, Lý Tự Thành đã không còn là vị đại anh hùng sáng tạo nên lịch sử gì hết, cũng không phải là một tên ác ôn giết người không chớp mắt, mà chẳng qua chỉ là một người có thân phận và lai lịch đặc thù một chút, nhờ phong vân tế hội, đã hoàn thành một đại sự, rồi nhanh chóng huỷ hoại đại sự ấy mà thôi. Lý Tự Thành may lắm thì là một công cụ thay đổi lịch sử, song tuyệt nhiên không có khả năng thay đổi qui luật lịch sử của Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc nào cũng đều nhìn nhận lịch sử như thế, nhìn nhận các nhân vật lịch sử vốn có như thế, thì lịch sử và tương lai của Trung Quốc chắc chắn sẽ có nhiều điều đặc sắc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

8
HÀ HỒNG DƯỢC


Cái tên Hà Hồng Dược chỉ e ít người biết tới. Nhắc đến bà lão ăn mày vừa xấu xí, vừa cổ quái, lại hung ác, người của Ngũ độc giáo Vân Nam trong bộ tiểu thuyết Bích huyết kiếm của Kim Dung, có lẽ một số bạn đọc sẽ nhớ ra đại khái vài điều : Hà Hồng Dược là em gái của giáo chủ tiền nhiệm Ngũ độc giáo, là cô của giáo chủ hiện nhiệm. Hà Hồng Dược là nhân vật rất thứ yếu trong tác phẩm, rất ít trang viết về Hà Hồng Dược, đến nỗi có người không hiểu, tại sao có bao nhiêu nhân vật khác tôi không bàn, lại đi bàn về nhân vật này. Tôi bàn đến nhân vật này vì nguyên nhân hết sức đơn giản, vận mệnh của con người này cực kỳ đặc biệt, khiến người ta cứ phải cảm khái mà suy đi nghĩ lại mãi : nhìn bà lão mặt mũi chằng chịt các vết sẹo ghê sợ, ít ai tin rằng đó từng là một mỹ nhân ai thấy cũng mê. Thấy tính cách bà già cố chấp thiên kiến, không thể giảng giải, ít ai nghĩ rằng người này từng ấu trĩ hồn nhiên. Mục kích hành vi tàn bạo của bà ta, ai dám tin rằng nhiều năm về trước đấy từng là một người lương thiện dịu hiền; hiện thời Hà Hồng Dược là một kẻ ăn xin ti tiện, khiến người ta nhìn thấy phải lảng tránh, không ngờ bà từng là trang chủ Vạn Diệu sơn trang, bao nhiêu kẻ trong Ngũ độc giáo xúm xít chung quanh.

I

Chuyện của Hà Hồng Dược bảo là đơn giản, thì đích xác là hết sức đơn giản : thời thanh xuân tươi đẹp, nàng Hà Hồng Dược xinh xắn mê chàng Hạ Tuyết Nghi anh tuấn, hào hoa phong độ, thoạt đầu là sự rung động thầm kín, sau thì thần hồn điêu đứng. Hạ Tuyết Nghi đang có mối huyết hải thâm cừu, muốn lên núi Nga Mỹ tìm thứ vũ khí lợi hại để báo thù rửa hận. Khi cáo biệt, Hà Hồng Dược quá xúc động, không cầm lòng được, đã dẫn tình lang đến núi Linh Xà, vào hang Độc Long, lấy trộm bảo vật trấn giáo của Ngũ độc giáo là thanh Kim xà kiếm, không ngờ Hạ Tuyết Nghi được đằng chân lân đằng đầu, tiện tay lấy luôn hai báu vật nữa là Kim xà chuỳ và Bảo tàng đồ, Hà Hồng Dược cũng bỏ qua cho chàng ta. Trước khi tiến vào hang Độc Long, hai người đã phải cởi bỏ quần áo xoa khắp người thuốc đề phòng rắn độc, nàng đã chủ động hiến thân cho chàng, tất cả đều rất hợp tự nhiên, cũng có thể bảo là nàng không kiềm chế được mình. Sau giáo chủ Ngũ độc giáo phát hiện báu vật bị mất cắp, nhanh chóng tìm ra nguyên uỷ. Giáo qui nghiêm khắc, Hà Hồng Dược tuy là em ruột của giáo chủ, nhưng ngang nhiên dẫn kẻ khác vào hang Độc Long lấy đi ba báu vật trấn giáo, tội không thể dung tha. Hà Hồng Dược bị phán xử đẩy xuống một cái hố cho hàng vạn con rắn cắn, sau đó phải đi ăn mày ba mươi năm, thế là khuôn mặt tươi hơn hoa bị vô số vết rắn cắn, nàng thiếu nữ dần dần biến thành bà lão ăn xin xấu xí. Tuy Hà Hồng Dược tự cho rằng sự trừng phạt tàn ác ấy là đích đáng, nên nàng không oán hận, song chấn thương và biến dạng tâm lý do sự đoạ đày, sự thay đổi diện mạo, địa vị, thân phận gây nên, ta có thể đoán biết ghê gớm nhường nào. Sự thay đổi tính cách và tâm lý của Hà Hồng Dược không thể nói là không liên quan đến chuyện đó. Nên nhớ nàng vốn là đại công chúa của Ngũ độc giáo, có cá tính ưu việt, tâm cao khí ngạo. Chấn thương càng lớn đối với Hà Hồng Dược, ấy là sau quá trình trăm cay nghìn đắng tìm được Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi nay đã thành danh trên giang hồ, thì phát hiện chàng ta đã có ý trung nhân khác, tình cảm đôi bên đằm thắm từ lâu. Hà Hồng Dược tuy tìm đủ cách cả cứng rắn lẫn mềm dẻo với chàng, nhưng tình thế đã không thể xoay chuyển. Suốt hai mươi năm trời còn lại của cuộc đời dài đằng đẵng, việc tìm kiếm Hạ Tuyết Nghi khắp chân trời góc biển trở thành mục tiêu duy nhất của Hà HồngDược. Đối với Hạ Tuyết Nghi, tâm trạng yêu và hận cứ tích dần lại, càng tích càng sâu, càng tích càng loạn. Từ đây trở đi, Hà Hồng Dược trong lòng oán hận vô hạn, hành vi quái gở, nói nôm na, nàng ta mặt có sẹo, tâm lý có oán hận, tinh thần có bệnh, trừ sự đáp lại bằng tình yêu của Hạ Tuyết Nghi, e rằng trên thế gian không có thứ thuốc nào khác chữa được. Sau khi hiểu nỗi bất hạnh mà Hà Hồng Dược phải chịu đựng, bất cứ ai nói chung cũng đều thông cảm sâu sắc với nàng ta. Nàng vì tình yêu mà phạm tội và chịu tội, song bản thân tình yêu làm gì có tội, nói như thời trước người ta vẫn nói, tình yêu là oan nghiệt kiếp trước ở cuộc sống hôm nay. Tiếp đó, chúng ta thấy bản thân nàng bị rắn cắn nát mặt, phải đi ăn mày khắp thiên hạ, song nàng không lấy đó làm đau khổ; điều duy nhất đáng để tâm đối với nàng, mãi mãi không buông tha nàng, ấy là trước sau nàng không hề có được tình yêu của Hạ Tuyết Nghi. Về mặt này, mọi người dễ đứng về phái nữ, phê phán Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi và nam giới bạc tình, đồng thời qui kết nguyên nhân khiến Hà Hồng Dược phạm tội và chịu tội đều là do bị Hạ Tuyết Nghi lừa dối độc ác. Nhưng bất hạnh ớ chỗ nếu chỉ như thế thì không khác gì uống thuốc độc để giải khát chỉ làm cho bệnh tình của Hà Hồng Dược trầm trọng thêm mà thôi. Thực ra Hà Hồng Dược cũng đã tự làm như thế rồi, hơn nữa, chính vì thế mà bệnh tình của nàng trầm trọng thêm, đến mức hết thuốc chữa. Đáng chú ý là tiểu thuyết của Kim Dung hoàn toàn không mô phỏng sinh hoạt xã hội, mà là một loại tác phẩm truyền kỳ do mình tưởng tượng ra, mà qui tắc và giá trị cần được giới chuyên môn luận chứng và thiết định. Nói nôm na, thì trong bộ tiểu thuyết này, Hà Hồng Dược hoàn toàn không phải là một nữ nhân yếu đuối, nàng ta thân phận tự do, địa vị cao quí tâm linh khoáng đạt, tôn nghiêm không thua gì giới mày râu. Xã hội dị tộc của Ngũ độc giáo ở Vân Nam thì được miêu tả như một thế giới tương đối tự do yêu đương, chứng cứ là Hà Hồng Dược từng nói với Hạ Thanh Thanh như sau : “Nữ giới bọn ta ở đây không có nhiều qui củ thối tha như bọn người Hán các ngươi”. (Xem BÝch huyết kiếm). Nói thế cũng có nghĩa là trong thế giới của Hà Hồng Dược, nam nữ được tự do bình đẳng trong tình yêu và hôn nhân. Tôi nói thế là hi vọng có thể căn cứ vào tính người, cá tính, tâm lý của nhân vật mà khảo sát nguyên nhân gây bệnh cho Hà Hồng Dược. Trong lời tự thuật của Hà Hồng Dược về tình yêu của mình, có nhiều chi tiết bị người ta bỏ qua, song rất quan trọng, giúp ta nhận biết tính cách của nữ nhân vật, đồng thời còn thấy phương diện quan trọng khác của câu chuyện tình yêu. Chúng tôi xin cung cấp một cách nghĩ mới để nghiên cứu vấn đề đó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [70] [71] [72] [73] [74] [75] [76] ... ›Trang sau »Trang cuối