Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [68] [69] [70] [71] [72] [73] [74] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần tiên sinh
Bi kịch của tham vọng


Truyện võ hiệp, như chính cái tên gọi của nó, đầu tiên là phải nhắc tới võ, sau đó mới là hiệp. Võ thì nhiều nhưng hiệp thì có mấy ai? Võ thì dễ phân, nhưng mấy ai nhận rõ được chữ hiệp? Nào người quân tử, đâu kẻ tiểu nhân, ai có thể xét định đc nào? Thế mà sao vẫn có bao kẻ chỉ vì một chữ quân tử, một tiếng đại hiệp mà phải khổ công, dụng tâm đưa ra kế sách ? Làm tiểu nhân chân chính đã là khó , làm người quân tử càng khó hơn, nhưng cái khó nhất lại chính là làm kẻ nguỵ quân tử, kẻ tiểu nhân mà ôm ba mớ nhân nhân chi giả gì đó nói với thiên hạ thì thật đáng phục.

Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần Nhạc tiên sinh, chỉ nghe danh là đủ hiểu. Ở trong Tiếu Ngạo giang hồ, có mấy tên không nghe được danh tiếng quân tử của Nhạc tiên sinh cơ chứ? Một con người quy củ như Nhạc tiên sinh, một con người mà mở miệng là chính kiến, khép miệng là nhân từ. Trên giang hồ, để được xem là quân tử đã không dễ, mà còn đc mọi người đưa vào danh hiệu, để chữ quân tử đặt trước chữ kiếm càng khó hơn. Chỉ một chuyện đó đủ để mọi người phải khâm phục con người quân tử lòng dạ thẳng như kiếm này.

Nhạc tiên sinh còn thiếu gì nữa đâu cơ chứ? Nào là chưởng môn Hoa Sơn, một trong Ngũ Nhạc kiếm phái trong hàng ngũ chính phái, nào là vị anh hùng Quân tử kiếm đạo mạo, nào là người vợ nữ hiệp Ninh Trung Tắc, nào là đứa con gái xinh đẹp Nhạc Linh San. Đời người được thế chẳng phải sống không uổng ru? Thế nhưng thực tế mấy ai hiểu được, cái danh hiệu hay nhất mà Nhạc tiên sinh đạt được, chẳng phải quân tử, chẳng phải chưởng môn nhân gì cả, mà là một chữ " nguỵ quân tử” . Nếu Nhạc Bất Quần chỉ là một quân tử kiếm, chỉ là môn trưởng môn Hoa Sơn bình thường như bao đời chưởng môn khác thì đã chẳng có gì đáng nói, nhưng cái hơn người của lão chính là từ " Nguỵ quân tử” , nhờ có tiếng này , mà lão mới xứng được lưu danh thiên cổ.

Giang hồ là gì? Giang hồ nào phải chỉ là nơi thu hút bao nhiêu chàng trai cô gái. Giang hồ càng chẳng phải chỉ là nơi dành cho mấy tên mới học một hai thế kiếm đi qua đi lại để nghênh mặt lên với đời. Giang hồ cũng chẳng đẹp như trong mộng tưởng, chỉ toàn những hiệp sĩ, bay qua bay lại, phóng chưởng, phóng kiếm vù vù để rồi lại chui vào tửu quán nào đó nhâm nhỉ ly rượu mà khoe thành tích với nhau. Giang hồ thật sự mới đen tối làm sao, nào là tranh quyền đoạt vị, âm mưu hạ độc, tranh bá với thiên hạ, nào kém gì triều đình cơ chứ. Sống trong cái chỗ loạn lạc đó mà không biết tranh giành đoạt vị, không biết lập mưu giết người, tranh bá thiên hạ há chẳng uổng cái sự thông minh của Nhạc tiên sinh sao? Mặc kệ cha nó cái danh hiệu nhảm nhí Quân tử kiếm. Tụi bay tưởng tao cần cái danh hiệu xoàng xỉnh đó lắm hả? Nhầm to rồi mấy bé kia ơi:whistling. Tao chỉ dùng nó để đánh lừa thiên hạ thôi, chứ cái lão đây cần là cả giang hồ này phải cúi rạp trước ông mày cơ. Từ xưa người ta đã bảo:

“Lượng nhỏ phi quân tử,
Vô độc bất trượng phu”

Tuy chẳng làm được người quân tử nhưng cũng làm được kẻ trượng phu đấy thôi. Thế gian này liệu ai độc được hơn ta? Lão già Tả Lãnh Thiền tưởng thông minh ư? Bày đặt đưa Lao Đức Nặc qua thăm dò ta, được thôi, ta cứ để nó qua rồi tương kế tựu kế, lộ bao cái kém của mình ra. Mà phải nhận chẳng ai chịu nhục, bình tĩnh như ta. Nhìn vợ con chịu nhục, lại giả bộ hèn kém, may mà có thằng nhãi Lệnh Hồ Xung đưa đầu vào vừa giúp ta bảo vệ phần nào danh tiếng ( cái mà ta cần để tranh đoạt thiên hạ) , lại giúp ta đổ bao tội lỗi, nghi ngờ vào đầu nó, lúc này mấy ai dám bảo ta là nguỵ quân tử cơ chứ.

Đọc cả bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ, rồi chợt thấy giật mình, lúc đầu sao mà ta khâm phục, khen ngợi Nhạc Bất Quần thế chứ? Lại còn không trách lão lúc lão đuổi Lệnh Hồ Xung nữa chứ mà chỉ thương cảm cho Lệnh Hồ Xung thôi. Giờ mới phải giật ngửa cả mình, mà không giật ngửa cũng không được, từ đầu tới giờ Nhạc tiên sinh đâu có làm gì đâu? Ra mặt diệt Phước Oai Tiêu Cục, tranh giành Tịch Tà kiếm phổ, rồi âm mưu hợp nhất Ngũ Nhạc lên ngôi bá chủ toàn là bọn Dư Thượng Hải, Tả Lãnh Thiền. Đấy mới là cái vi diệu của Nhạc Bất Quần, cũng là cái điều mà chúng ta tâm đắc với lão.

Âm mưu cả đời, lừa dối cả đời để rồi được gì, một tiếng bá chủ võ lâm còn chưa vang lên thì mạng đã tận, danh quân tử thì trôi theo mây khói. Mộng cơ nghiệp chưa thành đã vỡ tan, liệu Nhạc Bất Quần có hối hận chút nào không nơi cửu tuyền hay vẫn thầm nghĩ thâm kế? Chuyện này chỉ có hạng người như lão mới hiểu được. Thôi thì cứ phủi tay mà sống tiếu ngạo có phải hay hơn ru?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Nhạc Linh San
Hồng nhan bạc mệnh


Nhạc Linh San (Yue Lingshan) là con gái của Nhạc Bất Quần, chưởng môn nhân phái Hoa Sơn và Ninh Trung Tắc, sau này là vợ của Lâm Bình Chi. Ở gần đoạn kết tiểu thuyết, Nhạc Linh San bị chính chồng mình là Lâm Bình Chi giết chết nhưng vẫn hết lòng yêu và nhờ cậy Lệnh Hồ Xung bảo vệ Lâm Bình Chi. Nhạc Linh San là nhân vật tiêu biểu cho một phụ nữ bất hạnh, bị chính cha ruột của mình dùng làm mồi nhử trong âm mưu tranh đoạt Tịch Tà kiếm pháp của nhà họ Lâm.

Mối tình thanh mai trúc mã với Lệnh Hồ Xung

Nhạc Linh San là con gái duy nhất của vợ chồng Nhạc Bất Quần, Ninh Trung Tắc, nàng lớn lên ở cùng với phái Hoa Sơn và thường được mọi người gọi là Tiểu sư muội. Từ nhỏ, nàng thân thiết với Lệnh Hồ Xung, người hết mực thương yêu và chiều chuộng nàng. Từ khi lớn lên, mọi người đều nhận ra được tình yêu giữa Nhạc Linh San và Lệnh Hồ Xung, một tình yêu bắt nguồn từ đôi bạn thanh mai trúc mã. Cả hai dù chưa ngỏ lời và ước hẹn nhưng đã như ngầm hiểu tình cảm trong lòng nhau, thậm chí còn cùng nhau luyện riêng một thứ kiếm pháp tên là Xung Linh kiếm pháp. Tình yêu của hai người từng khiến tiểu ni cô Nghi Lâm bất chợt nổi cơn ghen khi nghe Lệnh Hồ Xung thao thao bất tuyệt kể về “Tiểu sư muội” của mình. Nhạc Linh San là hình mẫu của một thiên kim tiểu thư con nhà võ, được chiều chuộng và rất hiếu thắng.

Khi Lệnh Hồ Xung bị thương nặng gần chết bởi Đào cốc lục tiên, Nhạc Linh San đã lấy trộm bí kíp Tử hà bí lục của Nhạc Bất Quần đem cho Lệnh Hồ Xung luyện (và dẫn đến việc Lục Đại Hữu bị giết chết một cách mờ ám). Tuy nhiên, tình cảm của Nhạc Linh San với Lệnh Hồ Xung đã chính thức thay đổi khi Lâm Bình Chi gia nhập Hoa Sơn. Theo Trần Mặc, sở dĩ Nhạc Linh San dù ban đầu yêu Lệnh Hồ Xung nhưng sau đó nhanh chóng yêu Lâm Bình Chi là do ấy là Lâm Bình Chi sau khi trải qua thảm kịch gia đình tan nát, tính cách thay đổi hẳn, trở nên hướng nội, thâm trầm, già trước tuổi, khác hẳn với một Lệnh Hồ Xung lãng mạn, “thiếu đứng đắn”,... Chính tính cách đó thúc đẩy sự thay đổi cách nhìn của Nhạc Linh San, từ vai trò người chinh phục, người che chở, biến thành toàn tâm toàn ý ngưỡng mộ. Sở dĩ như thế, nguyên nhân bên ngoài là Lâm Bình Chi muốn sớm báo thù rửa hận, chỉ chăm chăm học võ luyện công, luôn luôn học hỏi nàng, chứ không nghĩ ngợi gì khác. Nhưng càng như vậy càng kích thích ý muốn chinh phục của Nhạc Linh San, đồng thời cũng càng khiến nàng kinh ngạc phát hiện cái mới ở Lâm Bình Chi. Nguyên nhân sâu xa hơn, tính cách đó của Lâm Bình Chi vừa hay phù hợp tiêu chuẩn thẩm mỹ của Nhạc Linh San. Nói đơn giản, tính cách đó rất giống tính cách của Nhạc Bất Quần.

Yêu và cưới Lâm Bình Chi - Kịch bản của Nhạc Bất Quần

Sau khi Lệnh Hồ Xung bị Nhạc Bất Quần gán cho toàn bộ những tội xấu xa, Nhạc Linh San đã thực sự yêu Lâm Bình Chi và quyết giúp chàng tìm Tịch tà kiếm phổ, giúp chàng báo thù nhà. Và Nhạc Bất Quần đã khéo léo dàn dựng màn kịch gả con gái cho Lâm Bình Chi để hòng che mắt Lâm Bình Chi việc mình chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ. Sự bất hạnh đã đến với Nhạc Linh San khi Lâm Bình Chi đã khám phá ra âm mưu của Nhạc Bất Quần, cố công đoạt lại Tịch tà kiếm phổ, đồng thời “dẫn đao tự cung” - tự thiến mình để luyện Tịch tà kiếm pháp, khiến cho Nhạc Linh San cưới một anh chồng bạc hãnh, làm vợ mà không được hưởng niềm hạnh phúc chăn gối của vợ chồng, bên ngoài phải giả mặt hạnh phúc để yên lòng cha mẹ, bên trong thì trong lòng nổi sóng, bao nỗi băn khoăn về nguyên căn việc đó.

Sau khi Nhạc Bất Quần giành chiến thắng trong đại hội hợp nhất Ngũ Nhạc kiếm phái, Lâm Bình Chi thì thành công trong việc trả thù nhà (giết chết Dư Thương Hải, Mộc Cao Phong) và bị mù, Nhạc Linh San đã được Lâm Bình Chi cho biết toàn bộ sự thật về cha mình và chồng mình - những người đàn ông không đầy đủ. Dù rất đau lòng, nhưng Nhạc Linh San vẫn hết lòng yêu Lâm Bình Chi và tình nguyện theo chàng. Nhưng Lâm Bình Chi vì quyết ý đấu lại Nhạc Bất Quần nên đã nghe lời dụ dỗ của Lao Đức Nặc giết chết Nhạc Linh San. Trước khi chết, nàng vẫn trăn trối với Lệnh Hồ Xung phải chiếu cố và bảo vệ Lâm Bình Chi.

Thực sự Nhạc Linh San yêu Lệnh Hồ Xung hay Lâm Bình Chi?

Ở đoạn kết của Tiếu ngạo giang hồ, khi Lệnh Hồ Xung cùng Nhậm Doanh Doanh đột nhập Hoa Sơn thăm lại phòng của Nhạc Linh San, cả hai đã đọc được một đoạn thơ trong bài Hoà Hàn lục sự tống cung nhân nhập đạo của Lý Thương Ẩn, do Nhạc Linh San hoạ trên tường trong phút bộc lộ cảm xúc khi chứng kiến cảnh người chồng mới cưới của mình hờ hững với tình chăn gối:

“Phụng nữ điên cuồng thành cửu biệt
Nguyệt nga sương độc hảo đồng du
Đương thì nhược ái Hàn công tử
Mai cốt thành hôi hận vị hưu”

Câu thơ này khiến cho nhiều người trong chúng ta băn khoăn về việc thực chất nàng yêu Lâm Bình Chi hay yêu Lệnh Hồ Xung vì hai cách hiểu của hai câu thơ cuối. Có thể nàng không hối tiếc khi lấy phải người chồng bạc hãnh và tiếc mối tình xưa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

A Châu
Nước mắt oan cừu


Nói về Tiêu Phong mà chỉ nói dăm ba trang thì chẳng nói được gì. Vấn đề thân phận con người, vấn đề thị phi thiện ác, vấn đề nghiệt oan của định mệnh, vấn đề quốc gia… chung quanh nhân vật kiêu dũng đó, dẫu có viết đến vài trăm trang cũng chưa đủ. Nhưng có những điều, lắm khi viết một ngàn trang vẫn thiếu, mà một chữ lại thừa ! Muốn tả trăng thì phải tả mây. Đó là cách mượn mây để mà nẩy trăng của Kim Thánh Thán. Nên muốn nói đến Tiêu Phong thì phải gợi lại hình ảnh A Châu.

Những nhân vật nữ là người yêu của các nhân vật chính trong tác phẩm Kim Dung, dẫu chính hay tà, luôn có thân phận cao sang. Đó là Nhậm Doanh Doanh – Thánh cô của ma giáo, là Triệu Mẫn - quận chúa Mông Cổ, là Hoàng Dung – con gái của Đào Hoa đảo chủ, là Nhạc Linh San - ái nữ của chưởng môn Hoa Sơn, là Mộng Cô – công chúa Tây Hạ, là Vương Ngữ Yên - kiều nữ Mạn Đà sơn trang. Chỉ riêng A Châu - người con gái dìu dắt sinh mệnh và cuộc đời của một nhân vật kiêu dũng và anh hùng là Tiêu Phong - lại là một tỳ nữ mang thân phận thấp hèn: là đứa con rơi của một hoàng thân Đại Lý, nên trở thành một cô gái mồ côi lênh đênh lưu lạc, cha mẹ phiêu tán, phải nương náu nơi nhà Mộ Dung với tư cách người hầu. Mà trong số các nhân vật chính của Kim Dung, Tiêu Phong lại trội vượt hơn hẳn về phong độ kiêu hùng, cho nên khi Kim Dung để A Châu dìu dắt sinh mệnh của Tiêu Phong, thì ta càng hiểu rằng cái phẩm chất ẩn tàng nơi A Châu là cực kỳ cao quý.

Khách anh hùng xông pha giữa điệp trùng gươm giáo, sẵn sàng coi cái chết như một cõi đi về, nhưng một khi đối diện với những “nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe” lại thường nhận chân ra nỗi hoang lương thê thiết, và cái vô nghĩa của cuộc đời. Và họ cần đến những nữ lang để tìm chút hơi ấm của đời thường, một khi phải đối diện với cõi trống rỗng hư vô. Ngay cả với Tiêu Phong – là một nhân vật gần như sống trong tự do tuyệt đối (chữ tuyệt đối theo nghĩa tương đối của trần gian !). Rượu và võ công đã chắp cho ông đôi cánh chim bằng để bay bổng tuyệt vời trong khoảng trời bao la tự tại, lướt trên những lợi danh tủn mủn giữa võ lâm. Thử hỏi chức vị Bang chủ Cái bang nào có nghĩa gì ? Nếu ông có quyến luyến đi nữa, thì cũng chỉ vì sự an nguy của đệ huynh trong bang hội mà thôi. Ta có cảm tưởng người anh hùng ấy thong dong đến giữa cõi đời, rồi sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng không vướng bận. Không như Lệnh Hồ Xung luôn khoái hoạt bỡn cợt, Tiêu Phong lại lẫm lẫm một khí độ kiêu hùng. Con người ấy đến với đời như ngọn lửa bùng cháy, để rồi sẽ ra đi như một tia chớp, lưu lại giữa trần gian một hình bóng uy nghi. Nhưng rồi chính A Châu, hay đúng hơn, chính cái chết của A Châu là sợi dây nối Tiêu Phong vào cõi trần gian đầy hệ luỵ. Cái giây phút cực cùng bi đát của Thiên Long Bát Bộ là lúc A Châu, như một con thiên nga trúng đạn, gục ngã dưới phát chưởng oan nghiệt của Tiêu Phong. Đường bay tới một khoảng trời xanh không còn tranh chấp hận thù, không còn ân oán thị phi, khoảng trờI chỉ có đàn cừu chạy trên thảo nguyên trong tiếng sáo mục đồng dìu dặt, đường bay tưởng chừng như vô cùng bình dị đó đã vĩnh viễn khép lại với con chim thiên nga thông minh và hiền dịu A Châu. Nàng đã ngã xuống giữa những giọt nước mắt oan cừu, phủ thêm bi thương lên cõi thế.

Ồ ly biệt tơi bời bờ lảo đảo
Em ra đi đời ôm mặt khóc oà
(Chiêm bao – Bùi Giáng)

Em đã ra đi vĩnh viễn. A Châu của Kim Dung đã ra đi vĩnh viễn dưới bàn tay Tiêu Phong. Như Desdemona của Shakespeare đã ra đi vĩnh viễn dưới bàn tay Othello. Một kẻ vô tình, một người cố ý. Tất cả thảm hoạ đó đều phát sinh từ ngộ nhận. Othello ngộ nhận bởi gã Iago cực kỳ nham hiểm, Tiêu Phong ngộ nhận bởi người đàn bà ghen tuông Mã phu nhân.

Kiếp người đã quá đỗi nặng nề rồi, thế sao đời cứ đem bi kịch chất chồng lên thêm nữa ? Phải chăng để nhắc nhở con người nhìn lại chân tướng của trần gian ? Ta bước vào đời với trái tim nặng trĩu ước mơ, để rồi ra đi với một tâm hồn hoang phế. Tất cả đều bấp bênh phù động, cõi vô thường tìm đâu được chốn bình yên. Thoạt nhìn trần gian đầy những cảnh “Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”, để rồi ngày trùng phùng chỉ đối diện với “Bước vào chốn cũ lầu thơ, Tro than một đống nắng mưa bốn tường”. Cả cõi đời đều ôm mặt khóc oà. Tiêu Phong đã khóc, chúng ta đã khóc. Và còn bao nhiêu người sẽ khóc nữa, trước những bi kịch trớ trêu của ngộ nhận giữa dâu bể cuộc đời ? Mộng hồn nàng có về vương vấn nơi Nhạn môn quan ?.

Còn không một bận quay về,
Nhạn môn quan khóc thăng thề vàng gieo ?

Còn đâu nữa những đàn cừu tung tăng trên thảo nguyên mênh mông nơi quan ngoại ? Còn đâu nữa lời hẹn thề quay lại Nhạn môn quan ?

Ta muốn ngậm ngùi thốt lên những lời thiết tha cùng nhà thơ Bùi Giáng : “Và nước dưới cầu chảy mãi ? Để huê trôi, rêu nhạt, đá mòn. Thế là người có thể gục đầu xuống khóc, và tự hỏi : ở phương trời nào xa vắng, có bến bờ nào vĩnh viễn hay không ?”. Đó là những lời Bùi Giáng viết về cõi đời dâu bể, mà sao nghe như những lời nức nở của A Châu. Trong cái đêm oan nghiệt đó, dưới lốt hoá trang Đoàn Chính Thuần, nàng đến gặp gỡ Tiêu Phong, có nghĩa là chịu im lặng để tìm cái chết. Vì chữ hiếu, nàng chấp nhận tìm cái chết dưới tay người yêu dấu, giữa lúc mộng đời đang xanh thắm, và cuộc tình đang chất ngất nồng say. Hình dung đêm hôm ấy, có lẽ nàng khóc nhiều ghê lắm. Vì hân hoan lẫn vì cay đắng. Nơi phương trời xa vắng, liệu có bến bờ nào vĩnh viễn hay không ? Ta không biết. Không thể nào biết được. Người bước vào đời hân hoan dệt mộng, muốn tìm cho mình một chút bình yên, còn cuộc đời luôn tìm cách phá tan những ước mơ nhỏ nhoi nhất của con người. Nên xin người cứ nhủ lòng rằng chữ tương phùng đành hẹn lại kiếp sau, và trong cõi chết xin được nối kết những mộng đầu dang dở. Điều đó tưởng chừng như hão huyền, không hiện thực, nhưng chỉ có thế con người mới tìm được chút an ủi cho hồn mình, giữa tan nát thương đau. A Châu đã ngã xuống, nhưng ta tin rằng tâm hồn nàng hân hoan lắm. Ngộ nhận giữa Tiêu Phong và Đoàn Chính Thuần chỉ được cởi mở cùng cái xác lạnh giá của A Châu !

Linh hồn thục nữ bao dung
Nhạn môn quan hẹn mộng trùng lai xưa
Lệ thương biết mấy cho vừa

Lý Hạ khóc Tô tiểu tiểu, Tố Như cùng Chu Mạnh Trinh cùng khóc Thuý Kiều, Shakespeare khóc Desdemona, chúng ta cùng khóc A Châu. Thời đại khác nhau, nhưng giọt lệ đau thương dường như chỉ là một. Nước mắt bọn tài tử kim cổ đông tây có an ủi được chút nào không những nữ lang bạc mệnh ? Như chàng sinh viên Raskolnikov, trong kiệt tác “Tội ác và trừng phạt” của Dostoievski trân trọng quỳ trước Sonia - một cô gái giang hồ mang trái tim Bồ Tát, chúng ta cũng xin nghiêng mình trước họ, như nghiêng mình trước những khổ luỵ thiên thu, những lênh đênh vạn đại của con người. Bao oan nghiệt đoạn trường của nhân loại như chung đúc vào những nữ lang bạc mệnh, để ngàn năm đau mãi tiếng tân thanh.

A Châu đã chết, nhưng nàng còn sống mãi trong tâm hồn Tiêu Phong, trong những chén rượu nồng “Thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ” (Quang Dũng). Chính điều đó đã đẩy Tiêu Phong đối diện với nỗi cô liêu cùng cực, khiến người đọc thấy ngậm ngùi khôn xiết. Những lời trăn trối trong nước mắt của A Châu như sợi dây trói ông vào cõi thế, mà ông luôn muốn tìm cách cắt bỏ đi. Nếu như 600 quyền kinh Đại Phẩm Bát Nhã chỉ là những lời chú giải cho một chữ Không trong tư tưởng Phật giáo đại thừa, thì mũi tên tự đâm vào ngực Tiêu Phong nơi quan ải cũng chỉ là một lời “chú giải” cho những giọt nước mắt của A Châu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Nhậm Doanh Doanh
Chính tà lưỡng lập


Nói về truyện kiếm hiệp, thì chắc chắn phải nói đến Kim Dung. Lời bình của các hậu bối về những tác phẩm của Kim Dung thì nhiều vô kể, nhưng có một vấn đề mà các "võ lâm cao thủ" tranh luận mãi mà vẫn chưa ngã ngũ. Đó là, trong truyện của Kim Dung, mỹ nhân nào đẹp nhất, hoàn hảo nhất?

Vũ Đức Sao Biển ( tác giả quyển "Kim Dung giữa đời tôi") thì bầu danh hiệu này cho nàng Triệu Minh (Ỷ Thiên Đồ Long Ký). Mấy fan trẻ thì lại nghiêng về phía Tiểu Long Nữ (đặc biệt là mấy "đại hiệp" fan của Lưu Diệc Phi, Lý Nhược Đồng). Nhiều người khác lại thích cái thông minh sắc sảo của Hoàng Dung (Anh Hùng Xạ Điêu). Riêng bài viết này thì vị trí đó thuộc về một người, Nhậm Doanh Doanh, con gái của giáo chủ Triêu Dương thần giáo trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Tại sao lại là Nhậm Doanh Doanh ? Cô không đẹp "tiên thiên thoát tục" như Tiểu Long Nữ, không thông minh sắc sảo như Hoàng Dung, nói về võ công thì cũng chưa chắc đã đọ nổi hai người kia, về tài lực và anh khí thì lại còn thua xa Triệu Minh. Có lẽ, chúng ta thích Nhậm Doanh Doanh, đơn giản vì cô là một....thánh cô của Ma giáo. Một thánh cô cai trị bọn thuộc hạ bằng trái tim thép, ai dám cả gan nhìn dung nhan kiều diễm của cô thì phải bị chọc mù mắt và đày ra ngoài hải đảo. Đến khi gặp Lệnh Hồ Xung, cô lại có lối tỏ tình rất "Ma giáo": ra lệnh cho thuộc hạ hễ gặp Lệnh Hồ Xung ở đâu là giết ngay ở đó! Vì cô nghĩ rằng phải làm vậy thì Lệnh Hồ Xung mới chịu ở bên cạnh cô để cô bảo vệ và chữa trị vết thương. Lối suy nghĩ logic kiểu đó, ngoại trừ Doanh Doanh ra, chắc chẳng có ai nghĩ ra được. Kể cả sắc sảo như Hoàng Dung hay thông minh như Triệu Minh.

Thế nhưng, đó lại cũng là một thánh cô ngồi che mặt sau bức rèm ở ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương khảy khúc Sở Hữu Tư dịu dàng làm xua tan mọi sầu muộn cho Lệnh Hồ Xung, tự đem thân mình cầm tù ở Thiếu Lâm để đổi lấy sinh mạng cho Lệnh Hồ Xung, cứu Nhạc Linh San và động viên Lệnh Hồ Xung nghe tâm sự của Linh San trước khi chết. Có thể nói, Nhậm Doanh Doanh là một cô gái vừa tà mà lại chính, vừa chính mà lại tà. Cái khí chất "chính tà lưỡng lập" đó còn có thể gặp lại ở một nhân vật trong bộ truyện này: Lam Phượng Hoàng, giáo chủ Ngũ Độc Giáo Miêu Cương. Nói thật, tại bác Kim Dung không chịu viết tiếp chứ để nhân vật này phát triển tình cảm với họ Lệnh thì chắc còn khối chuyện hay ho để xem.

So với họ Nhậm, Tiểu Long Nữ quá đơn giản trong suy nghĩ, còn Triệu Minh thì lại quá "tiểu thư". Hoàng Dung thì quá thông minh, đôi khi trở thành xảo trá. Tình yêu của Lệnh Hồ Xung - Nhậm Doanh Doanh là một tình yêu trong sáng, vượt qua mọi rào cản chính tà, cho - nhận, được - mất, tự do tự tại ( cả hai họ Lệnh - Nhậm có coi quy củ giang hồ ra cái gì đâu ! ). Nếu không yêu được như Nhậm Doanh Doanh thì thà như Lam Phượng Hoàng một mình một cõi, còn hơn khổ luỵ si dại như nàng Nghi Lâm phải rơi nước mắt hằng đêm ở góc Hằng Sơn, hay tự làm khổ mình và khổ người khác như A Tử...

Khi chúng ta ngồi nghe bài "Cao Sơn Lưu Thuỷ", hẳn sẽ không khỏi nghĩ đến hình ảnh Lệnh Hồ Xung - Nhậm Doanh Doanh cầm tiêu hợp tấu bản Tiếu Ngạo Giang Hồ, chu du bốn bể như nước chảy mây trôi...

Đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ, không khỏi cất tiếng cười chua chát cho cái sự đen - trắng của thế sự. Cái gì gọi là chính, cái gì gọi là tà ?

Chính ở trong tâm, mà tà cũng ở tại trong tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Hoàng Dung
Đa mưu túc trí trong tình yêu


Nếu bạn đã đọc chuyện Anh hùng xạ điêu, thì không cần phải hỏi Hoàng Dung là ai!. Trong các truyện của Kim Dung , Hoàng Dung Quách Tĩnh được xem là một cặp có hạnh phúc, dù tính tình gần như tương phản nhau : Hoàng Dung kiến thức uyên bác , tinh thông cầm kỳ thi hoạ , trò chuyện phong nhã , Quách Tĩnh trung hậu, ngốc nghếch, không biết cách ăn nói. Hoàng Dung tinh tế trong khi nấu nướng và thưởng thức món ăn, Quách Tĩnh không sành ăn , bị Hồng thất công chê là: “bò nhai hoa mẩu đơn” .

Với hai đặc điểm : thông minh và có tài nấu nướng , tiền vô cổ nhân , hậu vô lai giả , Hoàng Dung như là một mâu thuẩn của mẩu người phụ nữ lý tưởng. Muốn chinh phục người đàn ông ,trước hết chinh phục cái dạ dày của họ, điều này đối với Hoàng Dung không khó. Nhưng phần đông đàn ông không ưa, hay không thích lấy phụ nữ thông minh cơ trí quá. Sự đa mưu túc trí đã trở thành chỗ phá cách của nàng đối với phần đông các ông . Quá dễ để giải thích điều này: Sống với một phụ nữ quá thông minh , các ông dễ cảm thấy bất an, vì không thể che dấu nàng điều gì cả:whistling ! Chỉ có kiểu người trung hậu như Quách Tỉnh , thêm tính rộng lượng , bao dung , là hưởng được hạnh phúc với mẩu người như Hoàng Dung.

Các món ăn Hoàng Dung nấu đã nổi tiếng đến ngày nay và vẫn được truyền miệng trong dân gian Trung quốc : Canh Hảo cầu , Đậu hủ đào hoa. Đậu hủ đào hoa là món đậu hủ chưng , với cách làm vô cùng tinh tế: Lấy một cái chân giò sấy, dùng công phu Lan hoa phất huyệt thủ khoét hai mươi bốn lỗ hình tròn, vê vào đó hai muơi bốn viên đậu hủ , tẩm gia vị..đem đi chưng. Sau khi chưng xong , dĩ nhiên khi ăn chỉ ăn những viên đậu hủ đã thấm mùi chân giò, còn phần chân giò thì vứt đi. Món ăn này được nàng đặt tên „Hai muơi bốn lổ cầu trăng chiếu sáng” dựa theo bài thơ của Đổ Mục vịnh cảnh trăng sáng chiếu qua 24 lổ ván của cây cầu ở Dương Châu, một cảnh đẹp nổi danh.

Về sau dân gian gọi món này là Đậu hủ đào hoa . Thứ nhất vì Lan hoa phất huyệt thủ của đảo Đào hoa là then chốn để làm món ăn, thứ hai là ngầm gợi đến gương mặt Hoàng Dung như hoa Đào. Người ta cũng ví món ăn này như cuộc đời nàng với Quách Tĩnh. Hoàng Dung đã dùng toàn bộ tài trí , cuộc đời nàng để giúp cho Quách Tĩnh lên ngôi cao thủ võ lâm, làm thủ lĩnh thống soái, vang danh với vai Bắc hiệp. Ra sức nấu ăn để Hồng Thất công truyền dạy Giáng long thập bát chưởng cho Quách Tĩnh ,còn mình thì chỉ đứng ở vai hổ trợ. Giống như món đậu hủ mà nàng nấu, phần đậu hủ ngon nhất là Quách Tĩnh và bản thân nàng cam tâm làm cái chân giò sấy .

Thế mà gọi là thông minh ư ?

Ở đây tinh ý ta sẽ nhận ra điều mà Hoàng Dung đã đạt được : đấy là điều mà mọi phụ nữ đều mơ ước , nhưng ít ai làm được vẹn toàn : chiếm lĩnh người mình yêu cả phần xác lẫn phần hồn:“>. Hoàng Dung thực hiện điều này bằng cách quên mình đi và hoà vào Quách Tĩnh, tạo dựng ra một Quách Tỉnh theo nàng mơ ước. Trong Bắc hiệp Quách Tĩnh đã chứa chất phần nào Hoàng Dung .

Theo tiểu sử của Kim Dung , người yêu trong mộng của ông là Hoàng Dung. Hoàng Dung được ông dựng theo hình tượng và tính tình của một cô đào đóng phim Trung quốc,mà ông đeo đuổi nhưng không thành.

Theo truyện, Hoàng Dung không là nhân vật được nhiều độc giả ưa thích nhất, nhưng Quách Tỉnh của cô với tấm chân tình trung thực lại là mẫu người yêu lý tưởng, được nhiều cô mơ ước.

Trong cuộc sống hôm nay , mỗi một Hoàng Dung đều có một Quách Tĩnh cho riêng mình, dù đôi khi chỉ là trong mộng. Mối tình Quách Tỉnh được xếp là Hiệp tình ty và biểu tượng Quách Tỉnh trong đó là Dần ( con cọp ). Tình yêu Quách Tĩnh đối với Hoàng Dung là tuyệt đối, nhưng hành động cư xử của chàng , thì khiến người ta nghĩ đến cách phản ứng của loài chúa sơn lâm, vẽ mặt hiền hoà, nhưng tính hoang dã luôn tiềm ẩn trong máu. Lấy chàng là một sự mạo hiểm: chàng hoàn toàn không coi Hoàng Dung là tất cả thế giới. Theo truyện chàng đã chứng tỏ bản tính trung nghĩa , nhân hậu của mình và cả tình yêu chàng dành cho Hoàng dung. Đứng trước mối thù giết một lúc 6 sư phụ của mình ( mà chàng nghĩ là do Đông tà cha của Hoàng Dung gây nên) lẽ ra Quách Tĩnh đã xuống tay giết chết Hoàng Dung ngay để trả thù cho các sư phụ theo đúng luật giang hồ , nhưng ngay cả giơ tay đánh nàng, chàng cũng không nở, thà tự đánh mình còn thấy dễ hơn. Và chàng phải bỏ ra đi.

Ở đây tình yêu phải là một sự đồng cảm. Hoàng Dung đã hiểu rõ làm đàn ông thì tình yêu và sự nghiệp phải quân bình. Sự quân bình này không phải ai cũng đạt được. Hoặc chạy theo sự nghiệp bỏ quên cả tình yêu . Hoặc vì tình yêu mà quên cả sự nghiệp ,trách nhiệm. Quách Tỉnh giử được sự quân bình là nhờ tính Trung Hiếu Tín Nghĩa chàng có . Điều này , Hoàng Dung đã tinh tế nhận ra ngay từ đầu để tha thứ mọi chuyện và sau này cam nguyện cùng chết với chàng dưới chân thành Tương Dương.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo
Thiên tài cô đơn


Hà Túc Đạo ngoảnh mặt nhìn trời, cười khổ:

- Hà Túc Đạo ơi là Hà Túc Đạo, ngươi thật quá ngông cuồng.

Người thốt ra những lời đầy thương tâm đó chẳng ai xa lạ, chính là Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo. Chàng trai trạc 30 tuổi thôi nhưng đã được các đồng đạo gán cho cái tên khá kiêu hùng: “tam thánh”, vì chàng nổi bật với cầm, kỳ và kiếm. Bản tính hào sảng, phong lưu và khoái lạc, nhưng cũng không vì thế mà chàng không biết “ngoài trời còn có trời”, ba chữ Hà Túc Đạo có nghĩa là hà tất phải bàn đến.

Chỉ không đầy 70 trang sách nhưng Kim Dung đã rất thành công với một kỳ thủ của võ lâm. Hà Túc Đạo xuất hiện chỉ bằng vài nét chấm phá, chàng chẳng là danh gia chính phái mà cũng không là kẻ bàng môn tả đạo, chàng chỉ đơn giản là một tay kiếm ẩn cư nơi Tây Vực xa xôi. Một kẻ mà trong 30 năm qua, dường như chỉ gặp mặt được 3 người: đó là 2 tên trộm cắp Doãn Khắc Tây, Tiêu Tương Tử và người thứ 3 là cô bé cô khổ vì tương tư –Quách Tương.

Cuộc đời còn trẻ của chàng gắn liền với đỉnh Kinh Thần Phong ngàn dặm xa xôi về phía Tây. Nơi rừng núi bao la, điều hiu và quạnh quẽ, nơi chẳng bóng người khách vãng lai, nơi mênh mông những dãy núi tuyết phủ và chẳng thấy đâu bóng dáng 1 nụ cười. Nhưng không vì thế mà chàng đánh mất cái ngạo nghễ trời sinh, phong thái chàng vẫn đỉnh đạc và hào sảng hơn cả những tay kiếm khách phồn hoa nơi Trung Nguyên đầy náo nhiệt. Ấn tượng đầu tiên của Quách nhị tiểu thư về chàng là một bạch y áo trắng, ngồi lẻ loi cầm đàn nhưng không kém phần tao nhã. Hai khúc nhạc “Không sơn điểu ngữ” và “Bách điểu triều phụng” của chàng tuy không thể sánh với khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ của Lưu Chính Phong và Khúc Dương hay không bằng khúc Bích Hải Triều Sinh của lão tà Hoàng Dược Sư, nhưng nó cũng có những đặc trưng rất riêng của nhân vật mang ngoại hiệu “cầm thánh”. Chiếc đàn cổ và có nhiều vết rạn nứt tấu lên điệu nhac ai oán và sầu não như lời nhận xét của người mục thính duy nhất lúc đó: “Hoá ra người kia cũng cô đơn lẻ bóng như ta, ngồi gãy đàn chốn núi hoang, lấy chim muông làm tri âm”. Không biết đó là người thứ mấy được nghe tiếng đàn của chàng, nhưng chắc hẳn là ít lắm. Ngay cả hoàng oanh, đỗ quyên, hỷ thước, sơn ca, sáo sậu…những loài vốn tự hào về những tiếng hót thánh thót và du dương cũng phải sà vào hoà nhịp với tiếng đàn. Khi tiếng đàn lên cao dần, từ trên không trung từ bắc đến nam không biết cơ man nào là chim cùng bay đến, chúng không hót nữa mà chỉ im bặt, tất cả cùng ngất ngây theo tiếng “thánh nhạc” của thiết huyền cầm.

Hoàn tất kiệt tác vĩ đại đó, chỉ nghe tiếng sầu đơn côi: “Ôm trường kiếm, ngước nhìn trời, kìa nước xanh, nọ đá trắng, sao chẳng ở bên nhau. Thế gian không có tri âm tri kỷ, dù sống ngàn năm phỏng có ích gì?”. Một hình ảnh chạnh lòng giống như trong điển tích, Bá Nha đàn 1 mình đơn côi trên chốn hồng trần và tiếc thương người bạn Tử Kỳ đã mãi mãi ra đi. Cuộc sống hân hoan chăng khi không có bạn tâm giao? Hà Túc Đạo ôm nỗi đoạn trường mông lung như thế.

Nhưng chàng cũng may mắn vì không gian đó vẫn có 1 người đồng bệnh tương liêu đang lắng nghe những nỗi lòng. Người con gái thông minh đó như một cơn gió thoảng xuất hiện trong quãng đời hiu quạnh của chàng. Có chăng sự sắp đặt của định mệnh, khi tất cả cũng chỉ như bèo nước gặp nhau? Tương ngộ làm chi, nó càng làm hằn lên trái tim chàng những vết thương giày xé. Thượng đế khéo lộng nhân, sắp xếp cho chàng một số kiếp quá dày vò.

Câu chào hỏi đầu tiên của cô gái 16 tuổi dành cho chàng: “Sao không bỏ Trung Nguyên mà giành lấy Tây Vực?”. Lời nói “nhắc tuồng” khi chơi cờ cũng chính là định mệnh. Chàng cầm kiếm, vạch 38 đường trên mặt đất tạo thành một bàn cờ vây, tự mình tận hưởng chính mình qua những thế cờ vây. Cuộc sống chẳng gì buồn hơn sự lẻ loi, huống hồ lại là chơi cờ với chính mình. 16 năm điên cuồng vì nhớ Tiểu Long Nữ, Dương Quá cũng có Điêu huynh, hắn làm việc tốt để qua đi thời gian. Còn Hà Túc Đạo có lẽ đã sống lẻ loi và chơi cờ một mình như thế cũng không dưới khoảng thời gian đó. Trong lòng hắn ngổn ngang trăm mối trong từng nước cờ. Người đọc không thể hiểu được hắn “kỳ thánh” đến mức nào, không biết có “cao siêu” như Hư Trúc để phá được thế cờ Trân Lung? Không biết hắn ưu tư đến độ nào mà một nước cờ nhỏ là đặt 2 quân cờ ở phía Tây để giành cục diện cân bằng nhưng vẫn phải nhờ lời mách nước của 1 cô gái nhỏ. Nhưng, chỉ với thuật phân tâm nhị dụng, chàng xứng đáng với cái ngoại hiệu khá kiêu đó. Một mình làm 2 việc, cao thủ xưa nay chỉ có 4 người là Châu Bá Thông, Quách Tĩnh, Tiểu Long Nữ và chàng. Nếu chỉ xét riêng ở Tây Vực, chàng là số một. Một người dũng cảm cầm kiếm vẽ bàn cờ, rồi tự đánh với chính mình trong bao năm qua, bấy nhiêu đó cũng đủ làm nên Hà Túc Đạo khác người.

Chàng nho sinh văn nhã đó, xem ra cũng chẳng có gì khác mọi người về ngoại hình. Chàng cũng chỉ là một chàng trai bình thường, biết giữ lời hứa để 1 lần đặt chân vào Trung Nguyên, biết nhớ nhung 1 người con gái thông hiểu mình, biết đánh những kẻ vô lại hiếp đáp cô gái nhỏ… Nhưng chàng chẳng hổ danh với cái ngoại hiệu “thánh kiếm” khi chỉ nửa đoạn kiếm gãy và chỉ dùng tay trái nhưng đã có thể chiến thắng 1 trong 3 cao tăng của Thiếu Lâm Tây Vực là Phan Thiên Canh. Tuyệt kỹ “Vi đà phục ma kiếm” oai chấn giang hồ, không đáng cho chàng dùng đến 3 phần tập trung toàn lực. Chàng tay phải vẫn gãy đàn, miệng không ngừng thổi vào dây đàn để không lạc phách, tay trái với nửa thanh kiếm đã có thể khác chế võ công tinh hoa của Thiếu Lâm Tự. Lão tăng Vô Tướng hồ đồ: “Mang kiếm ra đây! Ta muốn lĩnh giáo kiếm thuật của “Kiếm thánh”, xem “thánh” đến mức nào”. Cuộc tranh chấp đó đã không diễn ra, và mãi mãi không có cơ hội diễn ra, nhưng dường như ai cũng biết được kẻ thất thủ sẽ phải là Vô Tướng.

Hắn cùng một cô gái ngây thơ đến viếng cảnh thưởng ngoạn và chỉ gửi 1 lời “Quyển kinh để trong dầu” đến Giác Viễn đại sư nhưng cũng đủ làm cả núi Thiếu Thất phải vọng động. Các đệ tử của Thiên Minh phương trượng đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên là mảnh giấy nhỏ được nhét trong bàn tay của Phật Giáng Long La Hán cách mặt đất hơn ba trượng. Các đệ tử trong chùa ngày đêm dàn trận, tập luyện để được đọ sức cùng “ba vị thánh Côn Luân”. Nhưng không, đó là một và chỉ một người, chàng nho sinh văn nhã vừa thốt lời chào đã có 108 đệ tử La Hán Dường, 18 tăng nhân Đạt Ma Đường, 7 lão tăng Tâm Thiền Đường, thủ toạ Đạt Ma đường Vô Tướng, thủ toạ La Hán đường Vô Sắc, 3 lão tăng Tây Vực và Thiên Minh phương trượng bày trận ứng phó. Tất cả các hảo thủ bật nhất đều có mặt, để thi thố với chàng trai chỉ mới tam tuần. Mặt mũi của người mang cái tên “Không đáng bàn” thật không nhỏ chút nào.

Tuy rất hào sảng, không câu nệ tiểu tiết, luôn đả kích những kẻ sáo rỗng nhưng chàng vẫn giữ khuôn phép của một người văn hoa. Chàng không thẳng thừng bài bác hoặc cố tình làm trái đạo lý như Lão Đông Tà. Với chàng, vẫn có luân thường và phải trái. Ngay từ lời chào hỏi đầu tiên, những nhà sư xem chàng như đại kình địch đã phải giật mình: “Gã cuồng sinh này nói năng đâu có ngông cuồng”. Hay như trong rừng vắng, vừa nghe lời chỉ giáo của Quách Tương, chàng đã chắp tay cám ơn, cũng như hoà nhã xin được lắng nghe nàng đàn 1 nhạc khúc. Hay như việc hắn dạy cho Vệ Thiên Vọng 1 bài học về việc ăn hiếp đứa trẻ nữ nhưng lại rất hoà khí với Phan Thiên Canh vì lão không bắt nạt Quách Tương. Đáng khâm phục nhất là việc hắn tự nhận mình thất thủ trước Trương Quân Bảo dù có thể “cưỡng từ đoạt lý” vì “đứa nhóc” đã té ngã trong đúng 10 chiêu mà chàng đã hẹn ước.

Nhưng thánh thần cũng phải có điểm yếu, huống chi Côn Luân Tam Thánh chỉ là người phàm xác thịt. Cái nhược của hắn là quá say mê 3 món công phu của mình. Chính cái sự si mê cuồng dại này đã gây cho hắn một nỗi thất vọng nơi Thiếu Lâm Tự. Cũng nhờ 3 tuyệt kỹ đó mà hắn có duyên tao ngộ với kỳ nữ Quách Tương, nhưng cũng chính sự say mê nồng cháy những bản lĩnh đó đã làm hắn mất nàng mãi mãi. Đời người thật bể dâu, gặp gỡ nhau để làm chi, để rồi mang bao quyến luyến. Lắm lúc đi tìm mòn cả hài sắt vẫn không tìm ra nhau, nhưng khi tìm ra nhau rồi thì họ phát hiện chẳng thể là của nhau. Chữ tình luyến ái làm chi mang cho con người bao nỗi vấn vương!? Cũng như Quách Tương, nàng tìm Dương đại ca khắp chân trời gốc bể, nhưng rồi nàng cũng không thể hiểu được chính mình, gặp nhau để làm chi khi trong lòng đại ca chỉ có mỗi Long tỷ tỷ. Chính “tam thánh tuyệt kỹ” đã làm nên nét rực rỡ cho Hà Túc Đạo, nhưng cũng chính điều này đã giết dần giết mòn con tim đang héo khô vì bao u sầu của chàng.

Thế lại đặt ra 1 câu hỏi, phải chăng tài năng thường đi kèm với bi ai? Cũng không hẳn 100% là thế nhưng đa phần là thế. Thượng đế rất công bằng, người “ban phát” hạnh phúc và sầu khổ đều như nhau cho mỗi chúng sinh. Võ công vô địch thiên hạ là mơ ước của mọi người nhưng khi đạt được rồi, họ cũng chẳng có gì làm vui sướng. Có ai nghĩ là sống như Hư Trúc, Lệnh Hồ Xung hay Dương Quá hoặc cả Quách Tĩnh là sung sướng. Nhạc Bất Quần và Đông Phương Bất Lực thiên hạ klhông đối thủ nhưng chẳng có một người bạn nói chuyện sẻ chia. Trần Gia Lạc, Hồ Phỉ, ai dám tự nói mình là hạnh phúc. Kiều Phong, Miêu Nhân Phượng và Hoàng Dược Sư, nếu đem tất cả tuyệt kỹ để đổi lấy A Châu, Nam Lan và Phùng Thị Mai Hương, chắc các ông không dại gì mà không “say yes”. Dòng họ Tiêu và Mộ Dung đại địch cựu thù, ai vui sướng hơn ai? Ngay cả lão tăng vô danh không màng thế sự cũng có nỗi khổ vì 2 “kẻ trộm” luyện công không đúng. Kẻ trời đánh và thất học như Vi Tiểu Bảo vậy mà lại sung sướng. Ngẫm chuyện đời, ai cũng muốn giàu có, tài năng, đức cao, vọng trọng… nhưng nào ai biết được, họ sẽ đổi cái gì để có được những thứ đó. Vài chục tỉ đồng trong tài khoản nhưng túi bụi với công việc, chẳng 1 ngày ăn cơn chung với vợ, ngày nào cũng phải uống thuốc điều dưỡng, con hư vì giàu có…so với việc trong ngôi nhà giản đơn, cháu nhổ tóc cho bà, đấm lưng cho ông, vợ nấu cơm, cha dạy con học bài… cái nào hạnh phúc hơn?

Hà Túc Đạo giữ đúng lời hứa, không đặt nửa bước chân vào Trung Nguyên. Chàng lập nên phái Côn Luân oai danh thiên hạ. Nhưng những ngày tháng nơi tuyết rơi sương phủ của chàng chắc sẽ thê lương lắm. Vẫn bàn cờ vây trên mặt đất có thể đánh khắp mọi nơi sau 38 nhát kiếm, nhưng thuật phân tâm nhị dụng của chàng có lẽ sẽ phải đến “tam dụng”, vì chàng phải mãi hoài tơ tưởng đến 2 con cờ được cô bé yêu kiều năm xưa chỉ điểm. Vẫn chim muông bao quanh khi tiếng đàn réo rắt, nhưng tiếng đàn sẽ não nùng lắm. Bầy chim có lẽ cũng chẳng còn im bặt nữa mà sẽ hoà cùng dòng lệ nhớ thương với chàng. Điệu đàn muôn phương nhưng không ngoài hợp tấu “Khảo Bàn” và “Kiêm Hà”. Làm sao quên được khúc Khảo Bàn tri ngộ năm xưa, lần đầu tiên trong đời, một tri âm như tiên nữ thanh thoát tấu lên để ca ngợi đấng trượng phu du sơn ngoạn thuỷ, làm sao quên điệu “Kiêm Hà” mềm mại bày tỏ sự tơ tình tri kỷ pha lẫn chút tơ vương. Chiếc thất huyền cầm cũ kỹ và ngày càng có giá trị theo thời gian, dây đàn bị đứt lìa theo năm tháng nhưng làm sao có thể quên dây đàn thứ 5 mà ngày nào cô bé cưỡi lừa đã so dây lại cho chàng. Cầm thánh và kỳ thánh làm chi khi mà mọi ngã đường đều dẫn về vô vọng và nỗi nhớ đâm chiêu?

Chưởng môn phái Côn Luân sẽ ngày ngày mài kiếm luyện võ. Nhưng thử hỏi bảo kiếm nào trên đời có thể sánh được với nửa thanh kiếm gãy của “nàng” nơi Thạch đình năm xưa. Đối phương cho dù là kẻ không lượng sức hay cao thủ tuyệt đỉnh nhưng chàng có quên được 3 lão trọc vô lại năm xưa. Cái lần mà duy nhất trong đời chàng được phục vụ giai nhân, coi sống chết như về, chỉ mãi mê đàn và không màng đến đối thủ. Kiếm trận hung hãn và nếu lần đó chàng nhận 1 nhát kiếm để Quách Tương mãi nhớ về chàng thì chắc là cái chết đó sẽ nhẹ nhàng hơn nỗi khổ dày vò không 1 ai hiểu cho. Anh hùng sẽ chẳng là anh hùng nếu không vương gót ngà của mỹ nhân. Chàng cũng vậy, Quách Tương làm cho chàng sầu thảm hơn, nhưng nếu không có nàng thì làm sao có 1 Hà Túc Đạo oai hùng và bản lĩnh trong mắt độc giả.

Hà Túc Đạo đã tự cho là chàng không đáng, nhưng thật ra chàng không hổ danh chút nào. Con người phong lưu tiêu sái đó đáng xếp vào hàng ngũ những kỳ nhân của võ lâm Trung Nguyên. Chàng không phải không đáng mà là không đủ, vì chàng có thể nhận thêm ngoại hiệu “Tình thánh”. Lời thổ lộ của chàng mộc mạc, không kiêu kỳ, không câu nệ nhưng tình yêu cô khổ của chàng dày vò suốt 1 kiếp người.

Sẽ chẳng mấy người nhớ tới Hà Túc Đạo, bởi chàng như 1 dòng nước thoảng qua trong cả một bộ tiểu thuyết dài. Qua cái tên không đáng để nói tới cũng cho thấy mọi người chẳng cần thiết phải suy nghĩ về chàng. Nhưng cuộc đời rất quan trọng và ý nghĩa với những người khiêm tốn như thế, tôn sùng làm gì những kẻ thùng rỗng kêu to. Những việc làm nhỏ nhoi và ít ỏi của chàng cũng đủ làm nên những nét đẹp của 1 con người toàn tài.

“Hà Túc Đạo ơi là Hà Túc Đạo, ngươi thật quá ngông cuồng”.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Ân Lê Đình
Tình đầu âm ỉ mãi trong tim


Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký có một nhân vật mà có lẽ mọi người không ai có thể quên được. Người này không đặc biệt về võ công như Tạ Tốn hay độc ác như Thành Côn. Người này chỉ có một điều duy nhất khiến mọi người xúc động thật sự và nhớ mãi đó là mối tình đầu đau khổ và son sắt không phai dù thời gian đã quyết làm phai mờ tất cả. Người đó là Ân Lê Đình, Ân lục hiệp trong Võ Đang thất hiệp.

Ân Lê Đình là thành viên thứ sáu trong đại gia đình Võ Đang và cả Võ Đang thất hiệp vang danh thiên hạ nên người ta thường gọi chàng là Ân lục hiệp. Chàng có một mối tình thầm kín và sâu sắc với Kỷ Hiểu Phù, đệ tử đời thứ tư của phái Nga Mi. Và do Võ Đang cùng Nga Mi phái có mối giao tình rất tốt nhờ vào mối giao tình của Trương Tam Phong và Quách Tương năm xưa, cả hai môn phái đều đem việc kết giao này làm niềm vui chung. Họ quyết định cho Kỷ Hiểu Phù đính hôn cùng Ân Lê Đình và đã định ngày thành thân. Cả Ân Lê Đình và Kỷ Hiểu Phù đều không hề tỏ ra khó chịu hay phản đối gì. Cứ ngỡ cuộc đời là một tấm thảm nhung êm ái và mềm mại trong cuộc đời của Ân Lê Đình bởi chàng yêu Kỷ Hiểu Phù hết mình và còn hơn cả mạng sống của mình. Còn gì vui hơn nữa đâu khi chính bản thân mình sắp thành thân với người con gái mà mình hết dạ yêu thương.

Nhưng sóng gió đã diễn ra như trêu đùa chàng Ân Lê Đình - Ân lục hiệp nặng tình cùng mối chân tình khắc cốt!

Một ngày kia sóng gió đã ào đến như một trận cuồng phong ập xuống đời Kỷ Hiểu Phù và cả Ân Lê Đình. Với sắc đẹp như hoa của người đệ tử Nga Mi phái này đã làm động lòng Ân Dã Vương - con trai của Ân Thiên Chính, giáo chủ Thiên Ưng giáo. Bởi Ân Thiên Chính từng là Bạch Mi Ưng Vương, một trong tứ đại hộ pháp của Minh Giáo ngày xưa mà võ lâm gọi là Ma Giáo. Vì thế mà Diệt Tuyệt sư thái đã xảy ra cuộc xung đột với bọn họ. Bởi lẽ một điều là bà luôn cho Minh Giáo là tà giáo và những gì có liên quan bà điều cho là tà đạo và đáng giết. Và thêm một lý do khác nữa là vì thanh Ỷ Thiên kiếm trong tay bà. Giang hồ đồn rằng: “Thanh Đao Đồ Long hiệu lệnh thiên hạ, Ỷ Thiên bất xuất thiên hạ bất tòng”. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu có Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao trong tay thì không sợ không được thiên hạ. Và Ân Thiên Chính với dụng tâm chấn hưng giáo phái, vang danh thiên hạ và hiệu lệnh cả quần hùng nên sao có thể làm ngơ với thanh kiếm báu đang ở trước mặt được. Và cuộc chiến xảy ra là điều không sao tránh khỏi.

Nhưng cuộc chiến xảy ra lại làm uổng mất một đời hoa. Nga Mi đại bại phải bỏ chạy. Và nàng Kỷ Hiểu Phù như hoa lại bị bắt lại trong vòng tay của tên háo sắc Ân Dã Vương. Nàng là cô gái không hề yếu đuối nên không bao giờ khuất phục.

May mắn thay lúc ấy tả sứ Minh Giáo Dương Tiêu xuất hiện. Con người được coi là lãng tử phong lưu và tiêu diêu như tiên này đã ra tay cứu vớt đời nàng và vì nàng, chàng ta sẵn sàng để người của Nga Mi đem thanh Ỷ Thiên mà Diệt Tuyệt đã bị đoạt trong lần giao đấu trước dù chàng ta đang rất cần thanh kiếm ấy để chấn hưng bản giáo. Và không biết tự lúc nào Kỷ Hiểu Phù đã yêu chàng ta và dâng hiến cho chàng ta cả mọi thứ bao gồm tấm thân ngà ngọc trắng trong của cả đời con gái. Trong khi ấy thì ai có hiểu cho lòng nôn nóng của Ân Lê Đình khi biết nàng bị bắt.

Và vui mừng biết bao khi Ân Lê Đình gặp lại được Kỷ Hiểu Phù khi nàng đã thọ thương. Còn niềm vui nào hơn thế nữa khi gặp lại ý trung nhân sau một cơn bão loạn. Nhưng vết thương với chất độc của Kỷ Hiểu Phù lại làm chàng đau khổ và lo âu hơn sau đó. Nhìn ánh mắt sầu thảm và xót xa của Ân Lê Đình khi biết Kỷ Hiểu Phù chỉ còn sống được 3 ngày thì dù lòng dạ sắt đá cũng phải đồng cảm và xót thương. Và niềm vui lại trở lại khi Kỷ Hiểu Phù giải được chất độc vô cùng khó giải và các lương y cũng đã bó tay.

Vui và buồn là hai thái cực luôn tồn tại và luôn pha trộn trong con người. Nó có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Và niềm vui của Ân Lê Đình đã tắt thật sự khi biết Kỷ Hiểu Phù đã trót yêu và hiến trọn cho Dương Tiêu. Còn gì đau đớn hơn thế nữa không?

Ân Lê Đình đau đáu mối tình đầu trong tim và trở nên trầm lắng hơn xưa. Chàng không còn thường xuyên cùng các sư huynh đệ rong ruổi giang hồ như xưa mà chỉ lẳng lặng lưu lại Võ Đang mà âm thầm nhớ nhung và đau khổ.

Thời gian trôi qua nhanh cũng làm chàng nguôi ngoay phần nào thương xót. Cái chết của Kỷ Hiểu Phù lại làm chàng uất nghẹn lần nữa! Tuy nàng đã không còn yêu chàng nhưng chàng có quên được nàng đâu. Và chàng tự hứa với lòng là phải giết cho kỳ được Dương Tiêu để trả thù cho Kỷ Hiểu Phù vì chàng cứ ngỡ nàng chết là do Dương Tiêu sát hại. Chàng cứ cho rằng Kỷ Hiểu Phù vì bị Dương Tiêu cưỡng bức nên mới từ chối chàng vì không còn mặt mũi nào để sống. Và với ý nghĩ ấy, Ân Lê Đình càng hận Dương Tiêu hơn!

Mấy năm sau khi chuyện cũ đã chôn vùi trong kỷ niệm. Không còn mấy người còn nhớ đến và cũng chẳng biết họ có cần nhớ hay để tâm đến không. Riêng Ân Lê Đình thì mãi mãi không quên!

Một lần lục phái bao vây và sắp tiêu diệt Minh Giáo trên đỉnh Quang Minh, Trương Vô Kỵ đã dùng những lý lẽ thuyết phục mọi người không nên ra tay giết hại Minh Giáo mà gây ra sát nghiệt. Ai cũng cảm thấy lời chàng là phải và mọi người hình như đã nghĩ lại. Chỉ có Ân Lê Đình là nằng nặc đòi giết cho được Dương Tiêu còn những người khác thì cứ theo lời Trương Vô Kỵ. Chính mối tình mang nặng trong tim ấy đã xui khiến chàng làm như thế.

Nhưng lại một lần nữa chàng ta đau lòng và sầu thảm hơn. Con gái của mối tình mà cả võ lâm cho là bại hoại đã xuất hiện. Dương Bất Hối, cái tên mà Kỷ Hiểu Phù đặt cho con gái đã nói lên tất cả và làm xé lòng chàng trai Ân Lê Đình chung tình trong tuyệt vọng. Bất Hối nghĩa là không hối hận. Và điều đó nói lên việc Kỷ Hiểu Phù thất thân là do tự nguyện. Có gì xót xa cho bằng khi người vợ chưa cưới của mình thất thân cùng kẻ khác mà lại tuyệt không hối hận.

Tuy nhiên chàng vẫn quyết giết Dương Tiêu để trả thù dùm người mà chàng trọn đời yêu mến. Rồi khi biết ra Kỷ Hiểu Phù vì không muốn giết Dương Tiêu theo lời Diệt Tuyệt sư thái nên mới bị bà ta đánh một chưởng chết tươi thì lòng Ân Lê Đình tựa như hoàn toàn chết đi. Chàng gào lên thảm thiết không phải vì cái chết của Kỷ Hiểu Phù mà vì nguyên nhân của cái chết đó. Đau lòng và uất ức tột cùng, chàng la khóc nghe thê lương và não nuột làm sao. Lẽ nào trời lại trêu đùa chàng như thế? Chàng nào làm nên tội gì đâu?

Tình đầu với Ân Lê Đình đúng là tình cuối, một mối tình trĩu nặng trong tim không bao giờ có gì thay thế được!

Kim Dung đã nhân từ hơn với chàng trai đau khổ này nên đã để cho con gái của Kỷ Hiểu Phù là Dương Bất Hối đem lòng yêu và sau này thành vợ của chàng như sự đền bù cho mối tình đau khổ và tuyệt vọng mà ngày xưa chàng đã dành cho mẹ cô. Nhưng yêu và lấy Bất Hối có thật vì tình yêu, vì chàng đã thật sự hiểu ra và quên đi Hiểu Phù hay không? Hay đó chỉ là một sự thay thế khác mà chàng cố tình tạo ra?

Chàng không ngừng bảo rằng Bất Hối giống mẹ. Điều đó nói lên điều gì?

Đơn giản vì chàng yêu Kỷ Hiểu Phù đến thần hồn điên đảo và thật sự trong tim không thể chứa thêm ai khác. Tạo hoá cho chàng một trái tim để yêu chân thành và chàng dành trọn trái tim ấy mà yêu Kỷ Hiểu Phù, yêu hết mình và không cần báo đáp. Kỷ Hiểu Phù có hy sinh vì chàng đâu mà chàng quyết vì nàng mà trả mối thù vô cớ này với Dương Tiêu là đủ chứng minh tình yêu chỉ trọn vẹn hy sinh cho một người ấy. Và chàng thành thân với Bất Hối cũng chỉ để luôn mang hình bóng của Hiểu Phù bên cạnh mà thôi.

Giả dụ nếu Dương Bất Hối không phảng phất bóng hình mẹ nàng, hoặc Ân Lê Đình không nhìn ra sự tương đồng trong hai mẹ con thì liệu chàng có lấy Bất Hối hay không? Điều đó thật sự là một vấn đề nan giải.

Nhưng điều mà cần bàn không phải là cái điều giả dụ mà là một sự thật, một sự thật mà không ai có thể chối cãi được, đó là mối tình trọn kiếp thuỷ chung của chàng dành cho Kỷ Hiểu Phù. Dù thời gian có là một cỗ máy biết bay hay gì gì đi nữa thì Ân Lê Đình vẫn chỉ yêu mình Kỷ Hiểu Phù và tuyệt không hề phai nhạt dù là chút ít nhất. Một mối tình đầu đau trọn kiếp và làm tan nát không ít trái tim đồng cảm khác.

Chu Chỉ Nhược yêu không thành hoá ra thù hận cả người yêu. Còn Ân Lê Đình thì lại hoàn toàn ngược lại. Một tình yêu chân thành nhất dù người yêu đã bội bạc cùng chàng nhưng có bao giờ chàng trách nàng đâu. Đó là tình yêu, một tình yêu đích thực của một trái tim đích thực vì tình yêu. Có hy sinh, có xót xa, uất hận, nghẹn ngào nhưng cũng không sao quên được và mãi âm ỉ trong tim!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Vi Tiểu Bảo
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn


Vi Tiểu Bảo không phải là một người Bất Trung, Bất Hiếu, Bất Nhân, Bất Nghĩa cũng như không phải là một người không có đầu óc. Ngược lại Vi Tiểu Bảo là một người Trí tuệ hơn người. Tuy nhiên cách hành sự của gã là một tên tiểu nhân chứ không phải bậc Quân tử nếu căn cứ theo khuôn phép của đạo Khổng.

Vi Tiểu Bảo từ lúc sơ sinh đến thiếu niên trưởng thành trong kỷ viện. Mẹ là một kỷ nữ lỡ thời không học vấn, những cái mà gã học được là những mưu mẹo, lừa lọc, nịnh nọt và phát tài là mục tiêu lớn trong đời gã. Vì gã thấy đều hiển nhiên không có tiền thì không có sự kính trọng. Bao nhiêu quan quyền ra vào Lệ Xuân Viện mà không bài bạc, không đàn đúm, không chửi chó mắng mèo gã! Và khi bất đắc dĩ làm thái giám gã lại thấy ai cũng vì mấy chữ vinh hoa phú quí mà bán rẻ bằng hữu, bất nghĩa phu thê. Môi trường như thế chẳng thành một tên tưng tửng sao?

Trí của Vi Tiểu Bảo vào hàng bậc nhất thiên hạ. Không biết chữ nhưng gã nhớ tất cả những gì mà gã gặp trong đời. Đừng nói chi đến nếu được sinh ra trong Danh gia vọng tộc, nếu chỉ sinh ở hàng dân dã học hành đôi chút thôi thì với khí chất thông minh đó, Vi Tiểu Bảo sẽ là một vị quan đường đường chính chính. Thử hỏi nếu là chúng ta có được thân thế trong một gia đình Cha Mẹ đều là những bậc anh minh lỗi lạc, có những mối quan hệ cao, đi đâu hẳn chúng ta cũng được trọng vọng! Đâu có ai có thể lựa chọn được Cha Mẹ của mình phải không?

Về chữ Trung, đặt lối suy nghĩ của Vi tiểu Bảo xa hơn một chút, vì gã đứng giữa Thiên Địa Hội và vua Khang Hy. Chính sự ảnh hưởng của người thầy cũng là người duy nhất gã kính trọng nhất trong đời là Trần Cận Nam đã cho gã thấy được nên đặt chữ Trung ở chỗ nào. Một quốc gia nếu chỉ lựa chọn ở một ông vua như Khang Hy và một ông vua như hoàng tộc Đài Loan thì Khang Hy vẫn tốt hơn rất nhiều. Vả lại còn đỡ một cuộc binh đao vô ích, mà người lãnh hậu quả đau thương chẳng phải là bá tánh lãnh trọn hay sao? Vứt bỏ tất cả, không Tiểu Huyền Tử, không Thiên Địa Hội, một người chỉ biết đến tiền tài như Vi Tiểu Bảo mà không màn cái đam mê nhất trong đời, vứt lộc đỉnh xuống, giả vờ chết, chấp nhận cách trốn chui nhủi, thử hỏi trong thiên hạ có mấy ai không luyến tiếc, dám làm như gã chăng?

Về chữ Hiếu, đọc từ đầu chí cuối có câu nào gã “oán trách mẹ là đã sinh ra gã mà vô trách nhiệm chưa?” Không hề có. Đừng thấy Vi Tiểu Bảo mắng chửi Mẹ gã thì gọi gã bất hiếu nhé, không phải như thế chút nào, không một ai dù gặp hay không gã đều chửi tất, ngoài sư phụ Trần Cận Nam bị gã chỉ mắng một lần duy nhất trong đời khi chưa biết ông là người thế nào. Ngay cả bản thân gã cũng chửi mắng không ngớt lời. Trong thâm tâm gã bao giờ cũng mong mau chóng phát tài để chuộc thân cho mẹ ở tuổi về chiều được hưởng sung sướng. Nhưng vì cả đời bà đã gắn liền chốn nhộn nhịp thị phi lâu dần thành nghiện nên bà không chịu đi. Vi Tiểu Bảo đành mở thêm vài kỷ viện để Mẹ vui. Đó không phải bất hiếu. Chẳng mấy ai trên đời này có thể đồng tình cho cha mẹ vui vẻ sở thích của họ. Họ có làm đi nữa thì hoạ chăng chỉ là làm cho cha mẹ những thứ vì bản thận họ yêu thích mà thôi! Than ôi! quá nhiều quá nhiều những điều như thế ở trên đời này!

Trần Cận Nam là bậc anh hùng ảnh hưởng nhiều nhất tới Trung Hiếu trong Vi Tiểu Bảo. Cái chết của ông đã đánh thức lòng căm phẩn và sự nhận ra chính tà thực sự trên đời của Vi Tiểu Bảo. Nhưng cũng vì gã có cuộc sống bị giẫm đạp từ bé nên đã quen với những điều nhơ bẩn sự bức xúc vì một người đáng kính bị bức tử làm gã nổi điên. Dằn vặt căm phẫn khi không trả được mối thù cho thầy tạo ra sự uất ức đau đớn trong Vi Tiểu Bảo. Cũng nhờ cái chết của thầy mà gã nhìn chữ trung ngày một rõ hơn. Đấy chẳng phải Hiếu ư?

Về Nhân ái, những ai đã từng kết bái với Vi Tiểu Bảo đều cùng gã hưởng vinh hoa lợi lộc. Dù là dưới danh nghĩa nào thì cũng được cùng chia sẻ những gì mà gã có. Thời nay lắm kẻ vì 2 chữ danh lợi ôm cả những phần hoa lợi của người thân, bạn bè chí cốt về mình thậm chí cướp trắng công sức của họ gầy dựng suốt một đời mà mặt mày nhơn nhơn tự đắc.

Về Nghĩa, những người phụ nữ đi theo gã đều tự nguyện, tất cả đều được Vi Tiểu Bảo rất thương yêu, hoạn nạn lâm đầu vẫn không từ bỏ một ai, đối xử như nhau. Nghĩa cử như thế mấy ai bằng không?

Về Trí, chữ này thì Vi Tiểu Bảo là cao thủ, chưa một nhân vật nào của Kim Dung được như vậy. “Tất cả đều là thượng sách nếu cứu được mạng lão nhân gia”. Trong khi đó Khổng giáo bảo “Tham sinh quí tử là hạ tiện”, “Sĩ khả sát bất khả nhục”, Vi tiểu Bảo một câu thành ngữ buôn ra chẳng biết một nữa làm sao hiểu thế nào là quân tử hay tiểu nhân, vả lại tên của gã đã là Vi rồi thì cần gì nhắc đến 2 chữ quân tử làm chi.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Chu Chỉ Nhược
Bi kịch của tham vọng trong tình yêu


Bốn cô nương bên cạnh Trương Vô Kỵ, hai cô nương Hán tộc, hai cô nương dị tộc, vừa hay hợp thành cặp so sánh, kết quả là cô nương Hán tộc không đáng yêu bằng cô nương dị tộc. Cô nương Hán tộc Ân Ly không đáng yêu bằng cô nương dị tộc lai Ba Tư với Cao Li Tiểu Chiêu. Cô nương Hán tộc Chu Chỉ Nhược rõ ràng không đáng yêu bằng cô nương Mông Cổ Triệu Mẫn. Nếu không, Trương Vô Kỵ đã chẳng bỏ dở hôn lễ với Chu Chỉ Nhược mà đi theo Triệu Mẫn, cuối cùng còn nói thẳng với Chu Chỉ Nhược rằng Triệu Mẫn mới là người chàng yêu nhất. Có điều nếu chọn đối tượng bàn luận, thì hai cô nương Hán tộc tâm lý vô cùng phức tạp sẽ có nhiều điều để nói hơn hẳn hai cô nương dị tộc tương đối đơn giản. Có thể là do Kim Dung tiên sinh hiểu rõ về cô nương Hán tộc, nên miêu tả phong phú hơn; cũng có thể do bản thân hai cô nương Hán tộc khổ lắm buồn nhiều, tâm tư rắc rối đa biến, nên hàm chứa thông tin văn hoá phong phú hơn. Ở đây chỉ bàn về Chu Chỉ Nhược. Và cũng chỉ bàn về tâm lý cá tính, chứ không nghiên cứu tính cách dân tộc gì cả. Lý do rất đơn giản, tính cách cá nhân với tính cách dân tộc là hai cái khác nhau. Không phải cô gái Mông Cổ nào cũng giống Triệu Mẫn, tương tự các cô gái Hán tộc khác cũng không giống như Chu Chỉ Nhược.

Đối với Chu Chỉ Nhược, chắc chắn có hai ấn tượng và cách đánh giá trái ngược nhau, một là yêu thích nàng, đương nhiên cũng thông cảm với nhiều cái bất đắc dĩ của nàng; hai là không thích nàng, không tha thứ cho nhiều hành động của nàng, nhất là cách nàng đối xử với Trương Vô Kỵ. Hay nhất là hãy gác sang một bên ấn tượng và cách đánh giá chủ quan, xem cái nào ở Chu Chỉ Nhược là bất đắc dĩ, cái nào là không thể tha thứ. Chu Chỉ Nhược là cô nương cùng lứa mà Trương Vô Kỵ gặp lần đầu tiên trong đời, tuy không thể coi là bạn thanh mai trúc mã, nhưng cũng quen biết nhau từ niên thiếu. Lần đầu tiên hai người gặp nhau trong thuyền trên sông Hán Thuỷ, khi ấy Chu Chỉ Nhược chừng mười tuổi, song đã để lại ấn tượng sâu sắc. Cụ thể, thứ nhất, là một cô bé hết sức xinh xắn, thứ hai, là một cô bé mồ côi vô cùng đáng thương, thứ ba, là một cô bé rất am hiểu, cha nàng vừa mất, đang rất đau đớn, nhưng thấy Trương Vô Kỵ bị nguy đến tính mệnh, thì lại chủ động săn sóc, bón cơm cho ăn. Khi Trương Vô Kỵ không chịu ăn, nàng nói : “Tiểu tướng công không chịu ăn, lão đạo trưởng sẽ buồn lòng, cũng bỏ cơm, chẳng hoá ra để người bị đói hay sao?” (Xem Ý thiên Đồ long ký). Một cô bé đã hiểu sự lý như thế, chủ động nghĩ thay người khác, không thể không khiến người ta có cảm tình. Đến khi Chu Chỉ Nhược xuất hiện lần thứ hai trong đời Trương Vô Kỵ, thì đã là nhiều năm sau, cả hai đều thành người lớn. Trương Vô Kỵ đã luyện xong Cửu dương thần công lại bị gãy chân; Chu Chỉ Nhược thì trở thành một đệ tử xuất sắc phái Nga Mi; Đinh Mẫn Quân bị đòn của Ân Ly, dẫn Chu Chỉ Nhược đến đánh lại. Trương Vô Kỵ thấy Chu Chỉ Nhược càng xinh đẹp hơn năm nào, nhã nhặn giữ lễ, đồng thời lòng dạ lương thiện. Ân Ly phát hiện ra sự lợi hại của Chu Chỉ Nhược : “Không nói võ công của nàng ta, mà nói nàng còn nhỏ tuổi, tâm địa đã khôn ngoan như thế”. (Xem Y thiên Đồ long ký). Ta đoán rằng Chu Chỉ Nhược biết sư tỷ Đinh Mẫn Quân là người như thế nào, không dám đắc tội với sư tỷ, song cũng không muốn tuỳ tiện đả thương người vô tội, cho nên sau khi đấu hơn hai chục chiêu với Ân Ly, Chu Chỉ Nhược bèn giả vờ bị trọng thương, để Đinh Mẫn Quân dìu đi, khôn khéo biến một trận đánh sinh tử thành vô hình. Lúc ấy tinh ý một chút, sẽ thấy Chu Chỉ Nhược vốn khôn ngoan lanh lợi, nay thêm công phu biểu diễn giả bộ đã gần đạt tới mức lô hoả thuần thanh. Do đó chúng ta không thể coi thường Chu Chỉ Nhược. Công phu biểu diễn cao siêu của Chu Chỉ Nhược trên đỉnh Quang Minh sau đó càng khiến chúng ta kính nể. Trương Vô Kỵ hoá giải tranh chấp, đấu với cao thủ các đại môn phái, do không thông Dịch lý, nên gặp Lưỡng Nghi kiếm pháp của phái Côn Luân và Lưỡng Nghi đao pháp của phái phái Hoa Sơn thì chân tay luống cuống. Chu Chỉ Nhược thấy thế, trong bụng rất lo, vừa vặn Diệt Tuyệt sư thái đang thuyết pháp tại chỗ, nàng liền tương kế tựu kế, mượn việc thỉnh giáo sư phụ để giảng giải cho Trương Vô Kỵ nghe thường thức, dịch lý mà chỉ điểm cho chàng. Tuy giọng nói của nàng càng lúc càng to, song những người có mặt tại hiện trường không ai nghi ngờ , cứ tưởng nàng chỉ là một cô bé hồn nhiên, ấu trĩ mà thôi. Nếu không phải là tài biểu diễn xuất chúng siêu quần, làm sao có thể che mắt được anh hùng thiên hạ ? Tài biểu diễn của Chu Chỉ Nhược thể hiện hay nhất dĩ nhiên là trên hoang đảo. Sau khi vâng lệnh Tạ Tốn làm lễ đính hôn với Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược nói với chàng : “Thiếp chỉ là đứa con gái vô dụng, yếu đuối, lại ngu xuẩn. Đừng nói gì thiếp thua xa Triệu cô nương thông minh tuyệt đỉnh, mà ngay so với người có tâm cơ sâu sắc như Tiểu Chiêu, thiếp cũng chẳng bằng cái móng tay nàng ta. Chỉ Nhược của chàng chỉ là một con bé khờ khạo, thật thà, chẳng lẽ đến giờ chàng cũng chưa biết hay sao?” (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Tưởng tượng tình hình lúc ấy, đừng nói Trương Vô Kỵ thật thà trung hậu bị lừa đã đành, chắc rằng quá nửa nam tử thiên hạ nghe lời nói “chân tình” ấy cũng đều bị lừa hết. Rất lâu sau chúng ta mới biết trước khi nói mấy câu ấy, nàng Chu Chỉ Nhược “thật thà hiền thục” ấy đã đánh thuốc mê cả nhóm người cùng đi, mưu giết Ân Ly, đuổi Triệu Mẫn, lấy cắp thanh đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên, bắt đầu luyện tập công phu “Cửu âm chân kinh” giấu trong đao kiếm; Trương Vô Kỵ đã như con chim trong lồng của nàng ta! Vậy mà Chu Chỉ Nhược vẫn nằm trong lòng Trương Vô Kỵ thỏ thẻ những lời đáng thương, khiêm nhường, trung thành như thế! Tiếp đó, ở lữ quán tại Đại Đô, ta thấy cảnh Chu Chỉ Nhược biểu diễn trò treo cổ tự sát thương tâm đối với Hàn Lâm Nhi, người coi Chu Chỉ Nhược như thiên thần, thì sẽ không cảm thấy quá kinh ngạc nữa. Sở dĩ bảo cuộc tự sát ấy đơn thuần là một cuộc biểu diễn, là vì trước khi treo cổ, Chu Chỉ Nhược đã sang phòng Hàn Lâm Nhi, ngồi rất lâu ở đó không nói một lời, khiến Hàn Lâm Nhi không biết đằng nào mà lần, rồi mới trở về phòng mình động thủ, Hàn Lâm Nhi há có thể không quan tâm để ý đến động tĩnh trong phòng nàng? (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Thực ra, nàng ngồi đó chờ đến khi Trương Vô Kỵ sắp về tới mới hành động. Hơn nữa, phải đánh động cho Hàn Lâm Nhi chú ý đã, rồi mới biểu diễn việc treo cổ tự sát, để Hàn Lâm Nhi kịp thời cứu chữa, trước lúc Trương Vô Kỵ về tới. Nhiều người rất giỏi biểu diễn “sống”, người Trung quốc càng có sở trường về mặt này, song cũng phải tôn Chu Chỉ Nhược là quán quân biểu diễn. Điều này dĩ nhiên có liên quan đến văn hoá truyền thống, đến thiên tư tài phú, đồng thời cũng liên quan đến hoàn cảnh sống và vốn sống của mỗi cá nhân. Chu Chỉ Nhược thông minh dĩnh ngộ hơn người từ nhỏ, đương nhiên cũng có tài biểu diễn khôn khéo từ nhỏ. Chúng ta không nói rằng ngay trên sông Hán Thuỷ, cô bé Chu Chỉ Nhược bón cơm cho Trương Vô Kỵ cốt để lấy lòng Trương Tam Phong, nhưng cảnh ngộ bất hạnh từ bé đã mồ côi cha mẹ, hiển nhiên càng khiến cô bé trở nên khôn khéo biết lấy lòng người. Mà người Hán trên đời thì rất thích những đứa bé khôn khéo. Muốn cuộc sống sung sướng, phải tìm cách làm cho người ta thích mình, muốn được người ta thích mình, thì phải biết biểu diễn sự khôn khéo của mình. Chu Chỉ Nhược tựa hồ hiểu điều đó từ rất sớm. Đương nhiên cũng có thể nói rằng cuộc sống đã rèn luyện dần cho Chu Chỉ Nhược cái tài biểu diễn đó. Nếu không, làm sao mới nhập môn chưa lâu, Chu Chỉ Nhược đã nhanh chóng giành được cảm tình của Diệt Tuyệt sư thái, được bà ta truyền thụ nguyên lý Kinh Dịch?

Chu Chỉ Nhược thông minh lanh lợi, giỏi biểu diễn, chuyện đó là hiển nhiên, có điều không nên phán xét đạo đức một cách giản đơn, bảo nàng hoàn toàn giả dối, thậm chí từ bé đã giỏi lừa người. Cần thấy rằng trong cuộc sống và biểu diễn của Chu Chỉ Nhược, có nhiều cái bất đắc dĩ nàng phải làm thế, có lúc trong thật có giả, lắm khi trong giả có thật. Nói trong cuộc sống của Chu Chỉ Nhược có nhiều cái bất đắc dĩ, bởi vì cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý, ngược lại phải thuận theo trào lưu, thích nghi với hoàn cảnh, lắm khi việc muốn làm không được làm, việc không muốn làm vẫn cứ phải làm. Mà cái chuyện làm hay không làm, thì đều là vì phải “làm người”, nghĩa là phải phù hợp một truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, hoàn cảnh xã hội và quan niệm giá trị nhất định. Ví dụ, Trương Vô Kỵ thỉnh cầu Diệt Tuyệt sư thái đừng lạm sát giáo chúng Nhuệ kim kỳ của Minh giáo, chàng liều mạng chịu đựng ba chưởng của Diệt Tuyệt sư thái, kết quả bị đánh gục xuống, không bò dậy nổi. Thù Nhi (Ân Ly) cầu khẩn Chu Chỉ Nhược tới xem Trương Vô Kỵ bị thương ra sao và hãy khuyên chàng đừng có làm anh hùng mà chết mất mạng, Chu Chỉ Nhược “vốn cũng định tới xem chàng bị thương thế nào, nhưng trước hàng trăm con mắt chăm chú dồn vào đó, một thiếu nữ mười tám mười chín tuổi làm sao dám xem thương thế của một chàng trai? Huống hồ người đánh chàng bị thương lại chính là sư phụ của nàng, nếu nàng tới xem, tuy chưa phải là công khai phản bội sư môn, song cũng là đại bất kính với sư phụ, cho nên đã dợm bước, nàng lại thôi”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Còn việc nàng không muốn làm, nhưng không thể không làm, ví dụ tiêu biểu là trên đỉnh Quang Minh, Chu Chỉ Nhược phải vâng lệnh Diệt Tuyệt sư thái, dùng kiếm Ỷ Thiên đâm Trương Vô Kỵ, chút nữa thì làm cho Trương Vô Kỵ mất mạng. Chúng ta tin rằng việc đó hoàn toàn trái với ý muốn của Chu Chỉ Nhược, song quả thực nàng không dám trái lệnh sư phụ, trong lúc bị thúc giục, không kịp suy nghĩ, lúc đó tay run run, nên mũi kiếm chệch đi, không trúng vào tim Trương Vô Kỵ. Dĩ nhiên, chúng ta có thể giả sử rằng nếu đó là Triều Mẫn hoặc Ân Ly, thì họ thà chết chứ không đời nào đâm người yêu của mình như vậy. Huống hồ trước lúc đó Trương Vô Kỵ rõ ràng hết sức bênh vực Chu Chỉ Nhược, rồi còn trao kiếm vào tay nàng để nàng trả lại cho sư phụ. Hơn nữa, nếu bảo Chu Chỉ Nhược căn bản không kịp suy nghĩ, thì không đúng, bởi vì trước đó trong giây lát nàng đã chuyển qua bao nhiêu ý nghĩ : “Cục diện hôm nay tuy thật là đáng xấu hổ, Trương công tử đãi ta như thế, sư phụ thể nào chẳng cho là ta có tình ý với chàng, từ nay ta sẽ là phản đồ của phái Nga My, thành một kẻ phản bội vô sỉ trong võ lâm. Trời đất mênh mang, ta biết đi đâu dung thân bây giờ ? Trương công từ đãi ta tốt như thế, song ta quyết không thể vì chàng mà phản bội sư môn”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Rõ ràng hành vi của Chu Chỉ Nhược trước hết là nghĩ đến mình, dùng hành động của mình để chứng minh giữa nàng và Trương Vô Kỵ hoàn toàn không có tư tình. Vào thời khắc sống chết hệ trọng này, không phải là lúc biểu diễn, Chu Chỉ Nhược đành cắn răng đâm Trương Vô Kỵ một kiếm, khiến chàng cũng phải bất ngờ. Ví dụ càng điển hình hơn, ấy là ở chùa Vạn An thành Đại Đô. Diệt Tuyệt sư thái trước lúc quyết định tự sát, để cho Chu Chỉ Nhược thay bà tiếp nhiệm chức chưởng môn phái Nga My, bắt nàng phải thề độc, nhất định phải lợi dụng sắc đẹp của mình và thiện cảm của Trương Vô Kỵ đối với nàng, tìm cách đoạt lấy thanh đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên, tuyệt đối không được có chân tình đối với Trương Vô Kỵ, càng không được kết làm vợ chồng. Diệt Tuyệt sư thái làm cho Chu Chỉ Nhược nhất thời không biết nên làm thế nào, “thần trí bấn loạn, nàng lập tức mụ người đi, không còn biết gì nữa”. (Xem Ỷ thiên đồ long ký). Chu Chỉ Nhược cảm thấy khó khăn, song không thể không đáp ứng, cũng là thật tình. Chu Chỉ Nhược dầu sao cũng còn là một thiếu nữ, làm sao có thể đứng vững trước Diệt Tuyệt sư thái vừa cứng vừa mềm? Sau đó trên hoang đảo, Chu Chỉ Nhược biểu diễn trò lừa dối Trương Vô Kỵ, rõ ràng có liên quan đến sứ mệnh của nàng ta, đến mệnh lệnh của sư phụ nàng và lời thề do bị ép buộc của nàng.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Chu Chỉ Nhược
Bi kịch của tham vọng trong tình yêu


Bốn cô nương bên cạnh Trương Vô Kỵ, hai cô nương Hán tộc, hai cô nương dị tộc, vừa hay hợp thành cặp so sánh, kết quả là cô nương Hán tộc không đáng yêu bằng cô nương dị tộc. Cô nương Hán tộc Ân Ly không đáng yêu bằng cô nương dị tộc lai Ba Tư với Cao Li Tiểu Chiêu. Cô nương Hán tộc Chu Chỉ Nhược rõ ràng không đáng yêu bằng cô nương Mông Cổ Triệu Mẫn. Nếu không, Trương Vô Kỵ đã chẳng bỏ dở hôn lễ với Chu Chỉ Nhược mà đi theo Triệu Mẫn, cuối cùng còn nói thẳng với Chu Chỉ Nhược rằng Triệu Mẫn mới là người chàng yêu nhất. Có điều nếu chọn đối tượng bàn luận, thì hai cô nương Hán tộc tâm lý vô cùng phức tạp sẽ có nhiều điều để nói hơn hẳn hai cô nương dị tộc tương đối đơn giản. Có thể là do Kim Dung tiên sinh hiểu rõ về cô nương Hán tộc, nên miêu tả phong phú hơn; cũng có thể do bản thân hai cô nương Hán tộc khổ lắm buồn nhiều, tâm tư rắc rối đa biến, nên hàm chứa thông tin văn hoá phong phú hơn. Ở đây chỉ bàn về Chu Chỉ Nhược. Và cũng chỉ bàn về tâm lý cá tính, chứ không nghiên cứu tính cách dân tộc gì cả. Lý do rất đơn giản, tính cách cá nhân với tính cách dân tộc là hai cái khác nhau. Không phải cô gái Mông Cổ nào cũng giống Triệu Mẫn, tương tự các cô gái Hán tộc khác cũng không giống như Chu Chỉ Nhược.

Đối với Chu Chỉ Nhược, chắc chắn có hai ấn tượng và cách đánh giá trái ngược nhau, một là yêu thích nàng, đương nhiên cũng thông cảm với nhiều cái bất đắc dĩ của nàng; hai là không thích nàng, không tha thứ cho nhiều hành động của nàng, nhất là cách nàng đối xử với Trương Vô Kỵ. Hay nhất là hãy gác sang một bên ấn tượng và cách đánh giá chủ quan, xem cái nào ở Chu Chỉ Nhược là bất đắc dĩ, cái nào là không thể tha thứ. Chu Chỉ Nhược là cô nương cùng lứa mà Trương Vô Kỵ gặp lần đầu tiên trong đời, tuy không thể coi là bạn thanh mai trúc mã, nhưng cũng quen biết nhau từ niên thiếu. Lần đầu tiên hai người gặp nhau trong thuyền trên sông Hán Thuỷ, khi ấy Chu Chỉ Nhược chừng mười tuổi, song đã để lại ấn tượng sâu sắc. Cụ thể, thứ nhất, là một cô bé hết sức xinh xắn, thứ hai, là một cô bé mồ côi vô cùng đáng thương, thứ ba, là một cô bé rất am hiểu, cha nàng vừa mất, đang rất đau đớn, nhưng thấy Trương Vô Kỵ bị nguy đến tính mệnh, thì lại chủ động săn sóc, bón cơm cho ăn. Khi Trương Vô Kỵ không chịu ăn, nàng nói : “Tiểu tướng công không chịu ăn, lão đạo trưởng sẽ buồn lòng, cũng bỏ cơm, chẳng hoá ra để người bị đói hay sao?” (Xem Ý thiên Đồ long ký). Một cô bé đã hiểu sự lý như thế, chủ động nghĩ thay người khác, không thể không khiến người ta có cảm tình. Đến khi Chu Chỉ Nhược xuất hiện lần thứ hai trong đời Trương Vô Kỵ, thì đã là nhiều năm sau, cả hai đều thành người lớn. Trương Vô Kỵ đã luyện xong Cửu dương thần công lại bị gãy chân; Chu Chỉ Nhược thì trở thành một đệ tử xuất sắc phái Nga Mi; Đinh Mẫn Quân bị đòn của Ân Ly, dẫn Chu Chỉ Nhược đến đánh lại. Trương Vô Kỵ thấy Chu Chỉ Nhược càng xinh đẹp hơn năm nào, nhã nhặn giữ lễ, đồng thời lòng dạ lương thiện. Ân Ly phát hiện ra sự lợi hại của Chu Chỉ Nhược : “Không nói võ công của nàng ta, mà nói nàng còn nhỏ tuổi, tâm địa đã khôn ngoan như thế”. (Xem Y thiên Đồ long ký). Ta đoán rằng Chu Chỉ Nhược biết sư tỷ Đinh Mẫn Quân là người như thế nào, không dám đắc tội với sư tỷ, song cũng không muốn tuỳ tiện đả thương người vô tội, cho nên sau khi đấu hơn hai chục chiêu với Ân Ly, Chu Chỉ Nhược bèn giả vờ bị trọng thương, để Đinh Mẫn Quân dìu đi, khôn khéo biến một trận đánh sinh tử thành vô hình. Lúc ấy tinh ý một chút, sẽ thấy Chu Chỉ Nhược vốn khôn ngoan lanh lợi, nay thêm công phu biểu diễn giả bộ đã gần đạt tới mức lô hoả thuần thanh. Do đó chúng ta không thể coi thường Chu Chỉ Nhược. Công phu biểu diễn cao siêu của Chu Chỉ Nhược trên đỉnh Quang Minh sau đó càng khiến chúng ta kính nể. Trương Vô Kỵ hoá giải tranh chấp, đấu với cao thủ các đại môn phái, do không thông Dịch lý, nên gặp Lưỡng Nghi kiếm pháp của phái Côn Luân và Lưỡng Nghi đao pháp của phái phái Hoa Sơn thì chân tay luống cuống. Chu Chỉ Nhược thấy thế, trong bụng rất lo, vừa vặn Diệt Tuyệt sư thái đang thuyết pháp tại chỗ, nàng liền tương kế tựu kế, mượn việc thỉnh giáo sư phụ để giảng giải cho Trương Vô Kỵ nghe thường thức, dịch lý mà chỉ điểm cho chàng. Tuy giọng nói của nàng càng lúc càng to, song những người có mặt tại hiện trường không ai nghi ngờ , cứ tưởng nàng chỉ là một cô bé hồn nhiên, ấu trĩ mà thôi. Nếu không phải là tài biểu diễn xuất chúng siêu quần, làm sao có thể che mắt được anh hùng thiên hạ ? Tài biểu diễn của Chu Chỉ Nhược thể hiện hay nhất dĩ nhiên là trên hoang đảo. Sau khi vâng lệnh Tạ Tốn làm lễ đính hôn với Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược nói với chàng : “Thiếp chỉ là đứa con gái vô dụng, yếu đuối, lại ngu xuẩn. Đừng nói gì thiếp thua xa Triệu cô nương thông minh tuyệt đỉnh, mà ngay so với người có tâm cơ sâu sắc như Tiểu Chiêu, thiếp cũng chẳng bằng cái móng tay nàng ta. Chỉ Nhược của chàng chỉ là một con bé khờ khạo, thật thà, chẳng lẽ đến giờ chàng cũng chưa biết hay sao?” (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Tưởng tượng tình hình lúc ấy, đừng nói Trương Vô Kỵ thật thà trung hậu bị lừa đã đành, chắc rằng quá nửa nam tử thiên hạ nghe lời nói “chân tình” ấy cũng đều bị lừa hết. Rất lâu sau chúng ta mới biết trước khi nói mấy câu ấy, nàng Chu Chỉ Nhược “thật thà hiền thục” ấy đã đánh thuốc mê cả nhóm người cùng đi, mưu giết Ân Ly, đuổi Triệu Mẫn, lấy cắp thanh đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên, bắt đầu luyện tập công phu “Cửu âm chân kinh” giấu trong đao kiếm; Trương Vô Kỵ đã như con chim trong lồng của nàng ta! Vậy mà Chu Chỉ Nhược vẫn nằm trong lòng Trương Vô Kỵ thỏ thẻ những lời đáng thương, khiêm nhường, trung thành như thế! Tiếp đó, ở lữ quán tại Đại Đô, ta thấy cảnh Chu Chỉ Nhược biểu diễn trò treo cổ tự sát thương tâm đối với Hàn Lâm Nhi, người coi Chu Chỉ Nhược như thiên thần, thì sẽ không cảm thấy quá kinh ngạc nữa. Sở dĩ bảo cuộc tự sát ấy đơn thuần là một cuộc biểu diễn, là vì trước khi treo cổ, Chu Chỉ Nhược đã sang phòng Hàn Lâm Nhi, ngồi rất lâu ở đó không nói một lời, khiến Hàn Lâm Nhi không biết đằng nào mà lần, rồi mới trở về phòng mình động thủ, Hàn Lâm Nhi há có thể không quan tâm để ý đến động tĩnh trong phòng nàng? (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Thực ra, nàng ngồi đó chờ đến khi Trương Vô Kỵ sắp về tới mới hành động. Hơn nữa, phải đánh động cho Hàn Lâm Nhi chú ý đã, rồi mới biểu diễn việc treo cổ tự sát, để Hàn Lâm Nhi kịp thời cứu chữa, trước lúc Trương Vô Kỵ về tới. Nhiều người rất giỏi biểu diễn “sống”, người Trung quốc càng có sở trường về mặt này, song cũng phải tôn Chu Chỉ Nhược là quán quân biểu diễn. Điều này dĩ nhiên có liên quan đến văn hoá truyền thống, đến thiên tư tài phú, đồng thời cũng liên quan đến hoàn cảnh sống và vốn sống của mỗi cá nhân. Chu Chỉ Nhược thông minh dĩnh ngộ hơn người từ nhỏ, đương nhiên cũng có tài biểu diễn khôn khéo từ nhỏ. Chúng ta không nói rằng ngay trên sông Hán Thuỷ, cô bé Chu Chỉ Nhược bón cơm cho Trương Vô Kỵ cốt để lấy lòng Trương Tam Phong, nhưng cảnh ngộ bất hạnh từ bé đã mồ côi cha mẹ, hiển nhiên càng khiến cô bé trở nên khôn khéo biết lấy lòng người. Mà người Hán trên đời thì rất thích những đứa bé khôn khéo. Muốn cuộc sống sung sướng, phải tìm cách làm cho người ta thích mình, muốn được người ta thích mình, thì phải biết biểu diễn sự khôn khéo của mình. Chu Chỉ Nhược tựa hồ hiểu điều đó từ rất sớm. Đương nhiên cũng có thể nói rằng cuộc sống đã rèn luyện dần cho Chu Chỉ Nhược cái tài biểu diễn đó. Nếu không, làm sao mới nhập môn chưa lâu, Chu Chỉ Nhược đã nhanh chóng giành được cảm tình của Diệt Tuyệt sư thái, được bà ta truyền thụ nguyên lý Kinh Dịch?

Chu Chỉ Nhược thông minh lanh lợi, giỏi biểu diễn, chuyện đó là hiển nhiên, có điều không nên phán xét đạo đức một cách giản đơn, bảo nàng hoàn toàn giả dối, thậm chí từ bé đã giỏi lừa người. Cần thấy rằng trong cuộc sống và biểu diễn của Chu Chỉ Nhược, có nhiều cái bất đắc dĩ nàng phải làm thế, có lúc trong thật có giả, lắm khi trong giả có thật. Nói trong cuộc sống của Chu Chỉ Nhược có nhiều cái bất đắc dĩ, bởi vì cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý, ngược lại phải thuận theo trào lưu, thích nghi với hoàn cảnh, lắm khi việc muốn làm không được làm, việc không muốn làm vẫn cứ phải làm. Mà cái chuyện làm hay không làm, thì đều là vì phải “làm người”, nghĩa là phải phù hợp một truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, hoàn cảnh xã hội và quan niệm giá trị nhất định. Ví dụ, Trương Vô Kỵ thỉnh cầu Diệt Tuyệt sư thái đừng lạm sát giáo chúng Nhuệ kim kỳ của Minh giáo, chàng liều mạng chịu đựng ba chưởng của Diệt Tuyệt sư thái, kết quả bị đánh gục xuống, không bò dậy nổi. Thù Nhi (Ân Ly) cầu khẩn Chu Chỉ Nhược tới xem Trương Vô Kỵ bị thương ra sao và hãy khuyên chàng đừng có làm anh hùng mà chết mất mạng, Chu Chỉ Nhược “vốn cũng định tới xem chàng bị thương thế nào, nhưng trước hàng trăm con mắt chăm chú dồn vào đó, một thiếu nữ mười tám mười chín tuổi làm sao dám xem thương thế của một chàng trai? Huống hồ người đánh chàng bị thương lại chính là sư phụ của nàng, nếu nàng tới xem, tuy chưa phải là công khai phản bội sư môn, song cũng là đại bất kính với sư phụ, cho nên đã dợm bước, nàng lại thôi”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Còn việc nàng không muốn làm, nhưng không thể không làm, ví dụ tiêu biểu là trên đỉnh Quang Minh, Chu Chỉ Nhược phải vâng lệnh Diệt Tuyệt sư thái, dùng kiếm Ỷ Thiên đâm Trương Vô Kỵ, chút nữa thì làm cho Trương Vô Kỵ mất mạng. Chúng ta tin rằng việc đó hoàn toàn trái với ý muốn của Chu Chỉ Nhược, song quả thực nàng không dám trái lệnh sư phụ, trong lúc bị thúc giục, không kịp suy nghĩ, lúc đó tay run run, nên mũi kiếm chệch đi, không trúng vào tim Trương Vô Kỵ. Dĩ nhiên, chúng ta có thể giả sử rằng nếu đó là Triều Mẫn hoặc Ân Ly, thì họ thà chết chứ không đời nào đâm người yêu của mình như vậy. Huống hồ trước lúc đó Trương Vô Kỵ rõ ràng hết sức bênh vực Chu Chỉ Nhược, rồi còn trao kiếm vào tay nàng để nàng trả lại cho sư phụ. Hơn nữa, nếu bảo Chu Chỉ Nhược căn bản không kịp suy nghĩ, thì không đúng, bởi vì trước đó trong giây lát nàng đã chuyển qua bao nhiêu ý nghĩ : “Cục diện hôm nay tuy thật là đáng xấu hổ, Trương công tử đãi ta như thế, sư phụ thể nào chẳng cho là ta có tình ý với chàng, từ nay ta sẽ là phản đồ của phái Nga My, thành một kẻ phản bội vô sỉ trong võ lâm. Trời đất mênh mang, ta biết đi đâu dung thân bây giờ ? Trương công từ đãi ta tốt như thế, song ta quyết không thể vì chàng mà phản bội sư môn”. (Xem Ỷ thiên Đồ long ký). Rõ ràng hành vi của Chu Chỉ Nhược trước hết là nghĩ đến mình, dùng hành động của mình để chứng minh giữa nàng và Trương Vô Kỵ hoàn toàn không có tư tình. Vào thời khắc sống chết hệ trọng này, không phải là lúc biểu diễn, Chu Chỉ Nhược đành cắn răng đâm Trương Vô Kỵ một kiếm, khiến chàng cũng phải bất ngờ. Ví dụ càng điển hình hơn, ấy là ở chùa Vạn An thành Đại Đô. Diệt Tuyệt sư thái trước lúc quyết định tự sát, để cho Chu Chỉ Nhược thay bà tiếp nhiệm chức chưởng môn phái Nga My, bắt nàng phải thề độc, nhất định phải lợi dụng sắc đẹp của mình và thiện cảm của Trương Vô Kỵ đối với nàng, tìm cách đoạt lấy thanh đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên, tuyệt đối không được có chân tình đối với Trương Vô Kỵ, càng không được kết làm vợ chồng. Diệt Tuyệt sư thái làm cho Chu Chỉ Nhược nhất thời không biết nên làm thế nào, “thần trí bấn loạn, nàng lập tức mụ người đi, không còn biết gì nữa”. (Xem Ỷ thiên đồ long ký). Chu Chỉ Nhược cảm thấy khó khăn, song không thể không đáp ứng, cũng là thật tình. Chu Chỉ Nhược dầu sao cũng còn là một thiếu nữ, làm sao có thể đứng vững trước Diệt Tuyệt sư thái vừa cứng vừa mềm? Sau đó trên hoang đảo, Chu Chỉ Nhược biểu diễn trò lừa dối Trương Vô Kỵ, rõ ràng có liên quan đến sứ mệnh của nàng ta, đến mệnh lệnh của sư phụ nàng và lời thề do bị ép buộc của nàng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [68] [69] [70] [71] [72] [73] [74] ... ›Trang sau »Trang cuối