Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

4 LÝ DO VIẾT SAI CHÍNH TẢ
VÀ CÁCH KHẮC PHỤC


“Nếu lấy cột mốc là Trái Đất thì chẳng phải Mặt Trời đang quay quanh Trái Đất sao?”. Tôi thích câu nói này, bởi vì nó cho thấy, không có gì là tuyệt đối, cũng chẳng có gì là sai hoàn toàn. Cái đúng hay sai tuỳ thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh và cả quy ước của con người. Nhưng bởi chúng ta đang lấy thước và kẻ 1 đường thẳng, hễ không đúng thì sẽ là sai, không có thứ gì nằm giữa lằn ranh đó, nên nếu không viết đúng chính tả, thì dù bạn có dùng hệ quy ước gì, đối với hệ thống chung, thì bạn cũng đang viết sai. Mà đã là viết sai thì nên sửa, không phải vì mọi người sẽ cười cợt bạn, mà vì bạn nên hoàn thiện mình.
Tôi có 1 người anh, nói rằng, đúng hay sai những thứ tiểu tiết không quan trọng, quan trọng là suy nghĩ và hành động. Cũng đúng, nhưng vì tôi làm trong nghề thường xuyên phải viết, nên tôi khá khắt khe trong câu chữ, tôi cũng cần những người xung quanh tôi cũng kĩ lưỡng như vậy, để tôi cảm thấy an toàn.

Nói về việc sai chính tả, thường có 4 lí do cơ bản sau:
#1:
Không chú ý
Khi viết nhanh hoặc không tập trung vào câu đang viết, người viết sẽ dễ mắc lỗi, không chỉ về chính tả mà còn là dấu câu và lỗi đánh máy. Lỗi này tự người viết cũng sẽ nhận ra khi đọc lại bài của mình và có thể tự sửa. Nhìn chung, đây không phải là người hay viết sai chính tả, chỉ cần tập trung hơn là ổn.
#2:
Sai ngay từ nhỏ
Người viết sai chính tả đã sai ngay từ nhỏ thì rất khó sửa. Một là do không cẩn thận và không thích môn chính tả ngay từ nhỏ, hai là người hướng dẫn chưa chỉ ra được cách phân biệt giữa các từ như “sao” với “sau”, “nghỉ” với “nghĩ”, “sửa” với “sữa”, … nên từ bé, người đó đã có thói quen viết theo ý thích, và lớn lên cũng vậy. Với người viết sai chính tả từ nhỏ, có thể sai 1 vài từ hoặc hầu hết các từ, cần phải có thời gian luyện tập và có cách hiểu đúng nhanh chóng khi viết.
#3:
Gặp khó khăn khi xác định chữ này hay chữ kia hoặc dấu này hay dấu kia
Người này biết được ngay ở vị trí nào, từ nào mình sắp sửa viết sai. Ý thức được là ở vị trí này, chữ “s” hoặc “x” mới đúng, dấu hỏi hay dấu ngã mới đúng, nhưng không biết chọn sao cho đúng. Người viết thường có 2-3 sự lựa chọn và chọn đại 1 thứ khi thấy nó “có vẻ đúng”. Sự phân vân này kéo dài chứ không phải chỉ đơn giản là đã chọn được chữ đúng hay được mách chữ đúng là sẽ sửa được. Ví dụ “sẵn” với “sẳn”, người viết lần này phân vân dùng dấu hỏi hay dấu ngã, thì lần tiếp theo cũng sẽ phân vân y hệt, mặc dù lần trước có viết đúng cũng chưa thể hình thành thói quen cho các lần sau.
#4:
Không biết mình đang viết sai
Thật khó khăn khi chính mình cũng không biết mình viết sai ở đâu, thì làm sao có thể sửa lỗi? Nếu bạn vân phân thì có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác, nhưng đã mặc định là mình viết đúng và trong cả đoạn văn, cả bài văn không tự tìm ra được lỗi sai hoặc người khác có tìm ra được lỗi sai thì cũng rất khó để sửa.

Viết sai chính tả có thể sửa được không và cách khắc phục như thế nào?
#1:
Tập trung
Nếu bạn bắt đầu có dấu hiệu viết sai chính tả hoặc nhận ra rằng mình cần phải chỉnh đốn chính tả, câu cú lại, thì mỗi khi viết, bạn cần phải tập trung nhiều hơn vào những gì mình viết. Một trong những người không phải sai chính tả từ nhỏ, thường than thở rằng họ biết cách viết đúng, nhưng lại tự mình sai và cũng không để ý. Nếu tập trung hơn vào bài viết, có thể tự ngăn ngừa việc sai chính tả này một cách dễ dàng.

Để có thể tập trung được, bạn cần có không gian. Không nên viết khi:

Đang ở chỗ đông người.
Đang lơ là với những trang giải trí khác.
Đang có tâm trạng không tốt: tức giận, khó chịu, lơ đễnh, mộng mơ, … nhưng có thể viết khi buồn.
Đang có việc khác chen vào, ví dụ check mail, nghe điện thoại, đi in giấy tờ, … vì nó vừa phá huỷ sự tập trung vừa phá luôn cả ý tứ, nhịp điệu của bài.

Để tập trung được, bạn có thể set up không gian riêng cho mình.

Dọn sạch bàn làm việc, chỉ để lại laptop hoặc sổ viết.
Uống đủ nước.
Ánh sáng vừa phải, không quá tối hoặc quá sáng.
Không khí mát mẻ.
Một ít âm nhạc khe khẽ, không lời, hoặc nếu bạn dễ bị tác động bởi âm thanh thì có thể bỏ qua phần này.
Tạo 1 khung sườn trước khi viết, để tránh lạc lối và phải tìm thêm ý sau mỗi đoạn văn.
ket-luan Tạo không gian tốt cho sự tập trung, cách li khỏi những tác nhân gây mất tập trung.
#2:
Chú ý từng từ
Chú ý ở đây không cùng nghĩa với tập trung. Chú ý chính là để ý và ghi nhớ. Có thể xảy ra lúc bạn đọc (thu vào) và viết (ứng dụng). Ví dụ, ở một bài báo nào đó (đảm bảo rằng nguồn báo đó là chính thống và họ rất hiếm khi mắc lỗi), bạn nhận ra rằng “san sẻ” chứ không phải là “xan xẻ” hay “sang sẻ”. Ghi chép vào 1 quyển sổ tay hoặc bất kì đâu, như tờ note dán tường hay laptop. Nhìn chúng hằng ngày và chắc rằng khi gặp lại từ này hay phải viết lại từ này, bạn sẽ viết đúng.
Nhiều người không ý thức được mình đang viết sai dù đã gặp từ đó ở thể đúng, là do họ không chú ý và chủ động sửa lỗi. Chỉ nhìn qua mà không nhìn lại nhiều lần, không viết xuống thì lần sau khó mà viết đúng. Trí nhớ của chúng ta như một “cung điện kí ức”, khi đã nhìn qua rồi là đã có mặt ở đó, không mất đi, nhưng lại rất khó tìm ra nếu hình ảnh đó quá mờ nhạt.
ket-luan Chú ý những từ đúng, viết lại, dán ở nơi dễ nhìn thấy và nhìn hàng ngày.
#3:
Một quyển từ điển
Tại sao là 1 quyển từ điển mà không phải là từ điển trên mạng? Tôi đã thử dùng từ điển trên mạng, nhưng lại không thấy hiệu quả, vì có rất nhiều luồng ý kiến, ngay cả người search cũng đã vô hình trung (hoặc vô hình dung đều được) tạo nên 1 thế giới phản loạn. Nơi đó, số từ viết sai cũng nhiều bằng những từ viết đúng, và không phải những từ được giải thích về nghĩa thì chắc chắn là từ viết đúng, mặc dù trông cũng rất thuyết phục.
Tôi thường khuyên những người bạn và team của tôi, nên có 1 quyển từ điển tiếng Việt trong nhà. Không chỉ người hay sai chính tả mới cần dùng để dò từ đúng, mà ngay cả người viết đúng cũng nên thường xuyên xem từ điển, để trao dồi thêm nhiều từ mới, hiểu được nghĩa gốc của từ đó mà dùng cho những hoàn cảnh phù hợp. Ví dụ, tại sao không dùng “phán xét” mà phải dùng “quyết định” mặc dù nghe cũng gần giống nghĩa nhau. Xem từ điển cũng là cách học những từ đồng nghĩa và trái nghĩa rất hay, vừa tăng được vốn từ vừa giúp dùng từ linh hoạt hơn, diễn tả tốt hơn ý tưởng của mình.
Trong từ điển có hơn 10000 đầu từ, nhưng thường ta chỉ dùng khoảng 3-4000 từ, các từ còn lại là từ chuyên ngành hoặc các từ cổ, đã không còn phù hợp với môi trường hiện nay. Trông đơn giản hơn nhiều phải không nào?
ket-luan Nên có 1 quyển từ điển tiếng Việt cho riêng mình.
#4:
Nhờ người khác soi bài
Một cách đơn giản hơn là tự mình tìm ra lỗi sai, đó chính là nhờ người khác xem và chỉ ra lỗi giúp mình. Đây cũng là cách nhanh chóng giúp bạn viết đúng chính tả hơn (nếu tuân thủ #2). Có lần tôi cũng viết sai 1 lỗi trong cả bài dài hơn 700 từ. Tôi đã dò đi dò lại nhiều lần vẫn không phát hiện ra lỗi, nhưng chỉ cần đưa cho người bạn của tôi dò là ra ngay.
Nếu bạn nhờ người khác soi bài, bạn hãy chắc rằng người đó ít sai sót về chính tả. Nếu được, có thể nhờ 2-3 người cho chắc chắn.
Từ từ, bạn sẽ hình thành được thói quen tự biết mình đã viết sai và sửa lại. Không phân vân giữa dấu này hay dấu kia nữa, và cuối cùng, trải qua nhiều tháng luyện tập, chính tả của bạn đã được 10 điểm rồi đấy. Chúc mừng bạn!
ket-luan Nhờ người giỏi chính tả kiểm tra bài viết giúp bạn.

—-
Một số cách phân biệt khi viết chính tả (do tôi tự đặt ra, nếu có sai sót thì xin góp ý để tôi sửa chữa)
“Sửa” và “Sữa”: tất cả các loại uống được sẽ là “sữa” và còn lại là “sửa”.
“Sẵn” và “Sẳn: không có chữ “sẳn” dù trong từ gì đi nữa.
“Nghĩ” và “Nghỉ”: thuộc về ý nghĩ, trí não sẽ mang dấu ngã, còn lại, thuộc về thể xác, hữu hình sẽ mang dấu hỏi.
“Sao” và “Sau”: câu hỏi hoặc thứ gì đó xa vời thì dùng “Sao”, những gì tiếp nối/tiếp theo 1 thứ, 1 câu, 1 chuyện gì đó thì dùng “Sau”.

Chúc bạn sớm lấy lại phong độ trong chính tả, để truyền tải tối đa ý tưởng của mình vào bài viết

Hai Yen Kieu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MỘT SỐ LOẠI LỖI CHÍNH TẢ


Lỗi chính tả là lỗi viết chữ sai chuẩn chính tả. Lỗi chính tả bao gồm hiện tượng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và chữ biểu thị số..., và hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết, tức chữ viết ghi sai từ.

1. Lỗi viết hoa.

Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết của học sinh.

Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tuỳ tiện.

1.1. Viết hoa sai quy định chính tả :

Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.),dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu (...), hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các loại tên riêng.

Ví dụ :

Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch, hai Thép, ba Rèn, trường trung học phổ thông Lưu văn Liệt, chí Phèo, tác phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10....

Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết :

Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch, Hai Thép, Ba Rèn, Trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt, tác phẩm Chí Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười...

1.2. Viết hoa tuỳ tiện :

Viết hoa tuỳ tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không nằm trong quy định chính tả về viết hoa.

Ví dụ:

quá trình Giác ngộ lí tưởng Cách mạng của nhà thơ, Chế độ Phong kiến tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai cấp Vô sản....

Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục, nhưng học sinh THPT vẫn mắc phải. Ðiều đó có nguyên nhân của nó, xét về mặt khách quan lẫn chủ quan.

2. Lỗi viết tắt :

Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với lỗi viết hoa. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng cần được lưu ý đến.

Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết tắt sai quy định chính tả và viết tắt tuỳ tiện.

2.1. Viết tắt sai quy định chính tả :

Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả về viết tắt. Chẳng hạn như người viết dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch xéo giữa các chữ cái viết tắt...

Ví dụ : P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v...

Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng viên, đồng chí, thành phố, hội đồng nhân dân).

Trong bài viết của học sinh mà chúng tôi đã khảo sát, lỗi viết tắt sai quy định chính tả gần như không có. Nguyên nhân là do trong các bài kiểm tra, bài thi, ít xuất hiện các từ ngữ, tên gọi có thể viết tắt theo quy định chính tả. Lỗi này chỉ xuất hiện ở một vài bài, khi học sinh viết tắt tên trường ở góc trái bài viết.

Ví dụ : Trường P.T.T.H.L.X. (Trường trung học phổ thông Long Xuyên), Trường P.T.T.H Lưu Văn Liệt.

2.2. Viết tắt tuỳ tiện :

Viết tắt tuỳ tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nước ngoài, được chế biếnlại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả.

Ví dụ : ( ta (người ta), ( vật (nhân vật), ( (nhấn), ( (nhận), ( (sau), ((trước), ( (trên), ( (dưới), ( (trong), of (của), on (trên), ...... (những), ...... (nhưng), fê fán (phê phán), ffáp (phương pháp), tình thg (tình thương), fg tiện (phương tiện), ndung (nội dung), t2 (tư tưởng), hthức (hình thức), chnghĩa (chủ nghĩa), chthắng (chiến thắng), xlc (xâm lược) v.v...

Hiện tượng viết tắt tuỳ tiện rất dễ khắc phục, nếu như học sinh có ý thức tránh loại lỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra.

3. Lỗi dùng số và chữ biểu thị số :

Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn lộn giữa số với chữ biểu thị số.

3.1. Lẫn lộn hai loại số :

Trong bài viết, có những trường hợp học sinh phải biểu đạt bằng số, chẳng hạn như khi đề cập đến ngày, tháng, năm, thế kỉ... Theo quy định chính tả, tuỳ trường hợp mà dùng số Á Rập, còn gọi là số thường (1,2,3...), hay số La Mã (I, II, III...). Do không nắm được quy định chính tả, nên học sinh thường sử dụng lẫn lộn hai loại số.

Ví dụ : Thế kỉ 20


Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết bằng số La Mã những trường hợp này mới đúng.

3.2. Lẫn lộn số và chữ biểu thị số :

Bên cạnh một số trường hợp phải viết số, theo quy định chính tả, có khá nhiều trường hợp phải viết bằng chữ, khi biểu thị số chỉ số lượng, số chỉ thứ tự, số chỉ số lượng phỏng chừng v.v... Do không nắm rõ quy định chính tả và do viết theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộn giữa số và chữ biểu thị số trong rất nhiều trường hợp.

Ví dụ:

Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang; 3 đứa con thơ dại ; 1 cuộc sống ; đẹp I , lần gặp gỡ thứ 2 ; vài 3 người bạn...

Theo quy định chính tả, phải viết :

Ngày 3, tháng 2, năm 1930 ; một đám tang ; ba đứa con thơ dại ; một cuộc sống ; đẹp nhất ; lần gặp gỡ thứ hai, vài ba người bạn...

So với hiện tượng lẫn lộn hai loại số, hiện tượng lẫn lộn số và chữ biểu thị số xuất hiện trong bài viết của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai loại lỗi sai này cũng dễ tránh, nếu như học sinh nắm được quy định chính tả về việc dùng số và chữ biểu thị số.

4. Lỗi chính tả âm vị :

Lỗi chính tả âm vị là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết. Nói đơn giản hơn, đó là hiện tượng chữ viết ghi sai từ.

Dựa vào cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành hai kiểu nhỏ : lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính.

4.1. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính :

Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian khi phát âm, mà được thể hiện lồng vào các âm vị đoạn tính. Trong âm tiết tiếng Việt, thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai thanh điệu của âm tiết.

Tiếng Việt có tất cả sáu thanh điệu, được ghi bằng năm dấu thanh (/\( ~ .), thanh ngang không có dấu thanh. Hiện tượng ghi sai thanh điệu chỉ xảy ra ở hai thanh hỏi, ngã. Trong bài viết của học sinh phổ thông và đại học mà chúng tôi đã khảo sát, kiểu lỗi sai này xuất hiện khá nhiều. Hầu như bài nào cũng có lỗi hỏi, ngã. Thậm chí, chép đề cũng sai hỏi, ngã. Dưới đây là những từ sai hỏi, ngã trong bốn trang viết của một học sinh lớp 11 :

Lảng mạng, nỗi bật, (khác) hẵn, vội vả, chán nãn, diển đạt, diển tả, giục giả, giử (lại), gỏ (cửa), dẩn (tới), ngắn nguỗi, hởi, nổi niềm, lửng thửng, phủ phàng, rực rở, dỏng dạc, đẹp đẻ, phẫm chất, nuôi dưởng, mảnh liệt, tội lổi, mâu thuẩn.

Chưa kể các lỗi chính tả khác, chỉ tính lỗi hỏi, ngã, bài viết này đã có 26 lỗi.

4.2. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính :

Âm vị đoạn tính là các âm vị được phân bố nối tiếp nhau trên tuyến thời gian khi phát âm. Trong âm tiết tiếng Việt, âm vị đoạn tính gồm có phụ âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối / bán âm cuối. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai các âm vị vừa nêu. Cụ thể là :

a) Ghi sai phụ âm đầu :

Hiện tượng ghi sai phụ âm đầu trong bài viết của học sinh thường thể hiện ở sự lẫn lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu sau đây :

- ch / tr : chung thành, trà đạp, chống chả, từng chải, chăng chối, chủ chương, chông đợi, chầy chật, xáo chộn...

- s / x : sương máu, xum họp, sâu sa, đi xứ, đổi sử... xúc vật, xúc tích, xi mê, sống xót, xỉ nhục...

- v /d : dĩa hè, dâng lệnh, dang dội, vùng vậy, dùi dập, dĩ dãng, dỗ dề...

- gi / d : thúc dục, dan dối, dành lại, giả man, để giành, dèm pha, che dấu, dòn dã, gia chạm, vấn thân, bởi gì.

- g (gh) / r : ranh tị, hàn rắn , gàn buộc, đói ghét, gắn gỏi...

- h /q : huênh quang, quang vắng , quyển quặc, quyền bí, quà quyện, quyên náo...

5) Ghi sai âm đệm :

Trong âm tiết tiếng Việt, âm đệm /-u-/ phân bố sau phụ âm đầu, được ghi bằng hai chữ cái u và o, tuỳ trường hợp. Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm đệm thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm.

Ví dụ : lẩn quẩn, lạn đả, lanh quanh, lay hoay, lằng ngoằng, lắt chắt, ngó ngáy, ngọ ngậy v.v...

c) Ghi sai âm chính :

Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm chính thường có hai biểu hiện chính :

Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn, cụ thể là giữa :

- ă / â : câm phẫn, che lắp, tái lặp, trùng lập, tối tâm, xăm lăng, hâm hở, đầm thấm, e ắp, hắp tắp v.v....

- o / ô/ ơ : bốc lột, tận góc, mưa mốc, chốp bu, chốp lấy, hồi hợp, đớp chát, họp nhất, bộp tai v.v...

Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái ghi nguyên âm đôi, nhất là giữa :

- ê / i / iê : điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chiệu đựng, hiêu quạnh, nâng niêu, tìm ẩn, thất thiểu v.v...

- u / uô : tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, hất huổi, xuôi khiến, xui tay v.v...

- ư / ươ : chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rửi, sửi ấm v.v...

d) Ghi sai âm cuối / bán âm cuối :

Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của học sinh thường có hai biểu hiện chính :

Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là lẫn lộn giữa :

- c /t : biền biệc, buộc miệng, chất phát, heo húc, lẩn lúc, lũ lược, mất mác, man mát, mua chuột, phó mặt, phúc chốc, tấc bậc, tiếc hạnh v.v...

- n / ng : dun túng, hiên ngan, hoang hỉ, lãng mạng, làm lụn, phản phất, rung sợ, rung rẩy, sản khoái, tang hoang, vung trồng, vụn về ...

Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, cụ thể là giữa :

- o /u : báo vật, cao có, lao lách, láo lỉnh, mếu máu, trao chuốt, trao dồi v.v....

- i /y : ái nái, đai nghiến, đài đoạ, lai động, mai mắn, mỉa may, phơi bài, tai chân, sai mê, van lại ...

Giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính, trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm cuối xuất hiện nhiều hơn. Kế đến là ghi sai âm chính và ghi sai phụ âm đầu. Lỗi ghi sai âm đệm xuất hiện ít nhất.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT MỚI


Quy định chính tả được sửa đổi nhằm tạo ra sự thống nhất tuyệt đối với nhau giữa những văn bản quy định chính tả trong sách giáo khoa.

Vừa qua Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới, trong đó một số quy định chính tả sẽ được thay đổi.
Theo đó, quy định chính tả trong chương trình SGK sắp tới đây sẽ có hai điểm sửa đổi, bổ sung mới nhất là quy định cách viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài, cách đặt dấu thanh.

Chuẩn viết tên riêng

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông, cách viết tên tổ chức, đơn vị sẽ căn cứ lựa chọn văn bản quy định năm 2003.

Tức là viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác. Ví dụ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn...

Đối với tên người, tên địa lý trong các ngôn ngữ đa tiết, viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên; nếu bộ phận đó gồm nhiều âm tiết thì dùng gạch nối để nối các âm tiết. Ví dụ: Y Bih A-lê-ô, Y Blok Ê-ban, Sê-rê-pôk, E-a Đrăng…

Đối với tên người, tên địa lý được cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ riêng với bộ phận vốn không phải là danh từ riêng (danh từ chung, số từ, từ chỉ phương hướng), tuỳ trường hợp được viết theo quy tắc áp dụng cho ngôn ngữ đơn tiết hoặc đa tiết. Ví dụ: Buôn-Ma-Thuột, Biển Đông, Hồ Gươm, Nam Trung Bộ...

Đối với tên các thiên thể (sử dụng với tư cách thuật ngữ thiên văn học, khoa học trái đất), tên các năm âm lịch, tên các dân tộc, tuỳ trường hợp, viết theo quy tắc áp dụng cho ngôn ngữ đơn tiết hoặc đa tiết.

Ví dụ: Trái đất, Mặt Trăng, Quý Dậu; Sán-Dìu (dân tộc); Kơ-ho (dân tộc)...

Đối với những tên riêng còn lại, viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác.

Ví dụ: Tên các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và Gia đình...; tên các huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, Huy chương Vàng, Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Sáng tạo...; tên các ngành, các môn học, chuyên ngành khoa học: (ngành) Giáo dục, (môn) Lịch sử, (chuyên ngành) Di truyền học...

Thống nhất tên nước ngoài

Một trong những vấn đề chưa được thống nhất hiện nay là chữ nước ngoài cũng được GS Thuyết nhắc đến trong sự thay đổi lần này của quy chuẩn chữ viết.
Như đánh giá của vị tổng chủ biên, việc sử dụng từ tiếng Anh phiên âm có gạch nối hiện nay đang khiến học sinh gặp khó khăn khi tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó, mỗi nơi viết một khác đã tạo nên sự không thống nhất.
Do vậy, theo quy định mới, trường hợp tiếng Việt đã có sẵn thuật ngữ tương ứng thuật ngữ nước ngoài hoặc việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt đảm bảo dễ hiểu thì sử dụng thuật ngữ tiếng Việt.

Ví dụ: tam giác, tam giác cân, hình bình hành, nhôm, đồng, chì, bạc, vàng…

Tuy nhiên, với những thuật ngữ có tính hệ thống, có khả năng tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc hoặc các thuật ngữ dẫn chiếu đến các ký hiệu, công thức thông dụng thì cần viết nguyên dạng tiếng nước ngoài.

Theo dự thảo, trong trường hợp tên người, tên địa lý nước ngoài được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết. Ví dụ: Đỗ Phủ, Ba Lan, Lỗ Tấn...

Các trường hợp khác sẽ phải viết nguyên dạng nếu đó là tên viết bằng chữ Latinh. Ví dụ: Victor Hugo, Paris, Japanese, Australia...; trong trường hợp tên riêng liên quan đến nhiều nước thì dùng tên gọi phổ biến nhất hoặc một tên gọi phù hợp với ngữ cảnh cụ thể.

“i” và “y”sai do thói quen nên không đổi

Sau những quy định về tên riêng và tên nước ngoài, tranh cãi về “i” hay “y” sẽ được giải quyết trong lần thay đổi mới này.

Dự thảo quy định mới vẫn giữ cách viết đã được Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục quy định từ năm 1980: Thống nhất viết âm “i” bằng chữ “i” sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối.

Ví dụ: hi sinh (không viết hy sinh), bác sĩ (không viết bác sỹ)…

Mặc dù có ý kiến đề nghị thay đổi nhưng ban soạn thảo cho rằng quy định của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục trước đây có lý và nên giữ để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.

Sau những giải thích về nhiều thay đổi trong quy chuẩn chữ viết, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết thêm: Phạm vi áp dụng quy định này là chương trình, SGK mới, chưa áp dụng rộng rãi đối với tất cả ngành và không hoàn toàn là chuẩn áp dụng chữ viết cho tất cả đối tượng.

Giúp học sinh tiểu học quen dần với tên nước ngoài

Riêng đối với SGK ba lớp đầu cấp tiểu học (lớp 1, 2 và 3), để không gây khó khăn cho học sinh, SGK các lớp này sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên. Ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Tô-ky-ô… Đến lớp 4, lớp 5, bên cạnh tên riêng được phiên âm có tên nguyên dạng hoặc chuyển tự đặt trong ngoặc đơn để học sinh làm quen dần. Ví dụ: Pa-ri (Paris), Tô-ky-ô (Tokyo).

Khuyến khích sử dụng rộng rãi

Đối với những cá nhân, đơn vị và có thể là các cơ quan thông tấn báo chí, nếu thấy những quy định này là hay, hợp lý và thuận tiện cho mình thì có thể sử dụng. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT chỉ có thẩm quyền quy định chữ viết trong SGK



GS Nguyễn Minh Thuyết , tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông sửa đổi quy định chính tả tiếng Việt. Ảnh: H.PHƯỢNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

QUY ĐỊNH VIẾT HOA
2020


Ngày 5/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định 30/2020 về công tác văn thư. Ban hành kèm với Nghị định 30 là các phụ lục hướng dẫn cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính... Trong đó, vấn đề viết hoa được quy định tại phụ lục II, bao gồm 5 trường hợp viết hoa kèm hướng dẫn chi tiết trong từng trường hợp.
1
Viết hoa vì phép đặt câu
Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh, tức sau dấu chấm câu (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
2
Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người
2.a
Tên người Việt Nam
Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người, ví dụ Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú...
Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ...
2.b
Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt
- Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn...
- Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen...
3
Viết hoa tên địa lý
3.a
Tên địa lý Việt Nam
- Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định...
- Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên Phủ...
- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm,...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy...
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long...
Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ...
3.b
Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt
- Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh...
- Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn...
Viết hoa tên cơ quan, tổ chức
4
4.a
Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
- Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính...
- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng...
4.b
Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)...
- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN...
5
Viết hoa các trường hợp khác
Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.
5.a
Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động...
5,b
Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng...
5.c
Danh từ chung đã riêng hoá:
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam)...
5.d
Tên các ngày lễ, ngày kỉ niệm:
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10...
5.e
Tên các loại văn bản:
Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội...
Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Ví dụ:
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.
5.g
Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm
- Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân...
- Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.
- Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám...
5.h
Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại:
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám...
5.i
Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí:
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản...


Bên cạnh những thay đổi đã được thể hiện phần trên, quy định mới tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP cũng đã bỏ quy tắc bắt buộc viết hoa trong tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo trong các văn bản hành chính.
--------------------
Tài liệu tham khảo:
-Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ
-Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ
https://giaoduc.net.vn/va...co-hieu-luc-post207736.gd

https://1.bp.blogspot.com/-7BMQwyudl_s/Xmof0173XfI/AAAAAAACN0s/RfNJZd9uOfg6AnML8XYgiVEi6Jk5Qht4wCLcBGAsYHQ/s320/1.PNG

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

SAI CHÍNH TẢ: CHUYỆN NHỎ?
Chỉ là một con dấu


Suy cho cùng, việc viết sai chính tả phổ biến hiện nay đa số chỉ là sai chệch một con dấu, một vài chữ cái thôi mà, chẳng hạn dấu hỏi hay ngã, u hay o, x hay s, chữ tr hay ch, có “g” hay không… Có gì mà ghê gớm thế khi ai đọc rồi khắc cũng sẽ hiểu…!?
Vả lại ngôn ngữ “hiện đại” bây giờ là theo “chủ nghĩa tối giản”, đã “văn minh” thì không cần rườm rà, văn hoa bóng bẩy, như trên các mạng vi tính hay điện thoại di động. Viết sao cũng được, thậm chí cứ như những “mật mã” mà chỉ trong nhóm, lứa hiểu thôi là được rồi.

Thậm chí dù có rành chính tả đi chăng nữa thì cũng cố viết cho sai đi, cho “dị” đi để thể hiện mình, lâu dần thành quen, như ngôn ngữ của tuổi “teen” trên mạng. Nhớ có một thời, người ta còn tổ chức cả những “hội thảo khoa học” tranh luận sôi nổi để xem xét đưa ngôn ngữ “chát chít” của lứa tuổi “teen” này vào cả tự điển!

Một cái hiện trạng phổ biến là cả những người có học, thậm chí học cao nữa, như… cao học chẳng hạn, mà “luận văn riêng lỗi chính tả có thể thống kê thành năm trang đánh máy”, như lời của một giáo viên một trường đại học tại TP.HCM. Việc dốt chính tả, lạ lùng thay, theo một cuộc điều tra của TS Nguyễn Quý Thành, khoa Giáo dục tiểu học và mầm non trường đại học Quy Nhơn, có xu hướng “ngược dòng”: lớp một ít dốt hơn lớp năm!

Vì sao lại… dốt?

Trên mạng, có một diễn đàn đưa ra câu hỏi: Vì sao con người thời bây giờ (cỡ 8x, 9x) thường viết sai chính tả hơn thời trước (cỡ 6x, 7x)? Có người thắc mắc thời này có điều kiện học tập hơn, lại được có năm năm mài đũng quần trên ghế tiểu học để “sạch nước cản” về chính tả, nhưng sao lại vẫn viết sai chính tả ngày càng nhiều?
Lý do lý trấu chắc phải nhiều, nhưng chính yếu nhất có thể là do thế hệ sau này ít đọc hơn thế hệ trước. Việc viết sai chính tả chính là một dấu hiệu không thể chối cãi cho việc ít đọc, ít viết.

Ai đã từng là người đọc sách nhiều hẳn những con chữ sẽ “nhập tâm” vào người, chỉ cần có một chữ đọc hay viết ra mà sai chính tả thì hẳn đã thấy ngờ ngợ hay có cảm giác bị “sượng”, một cảm giác cực kỳ khó chịu như khi đang ăn cơm mà bị vướng phải một hạt sạn. Bởi vì không thể mỗi chữ mỗi xách tự điển ra mà tra, chỉ có vô thức làm việc ấy mà thôi.

Chính vì cái cảm giác bị “lộm cộm” đến khó chịu này mà trước đây, hầu như mọi tờ báo đều có mục “nhặt sạn” hay “nhổ cỏ vườn văn”. Bài báo nào, tác giả nào mà viết sai chính tả hay văn phong, câu cú lộn xộn đều bị “bắt giò” rất kỹ. Ngày nay, chuyên mục “điểm báo” này đã bị “tuyệt chủng”, và báo chí giờ thì lỗi morat cũng đầy rẫy…
Con người ngày nay đã đọc ít mà còn viết ít. Đa số không còn viết tay nữa khi không còn đi học mà đánh máy vi tính và có phần mềm sửa lỗi chính tả hỗ trợ…
Chuyện nhỏ mà không nhỏ…

Có ai đã từng thắc mắc là vì sao các chương trình giáo dục đều bắt trẻ em phải rị mọ học chính tả trong suốt 5 năm trời và nhiều hơn thế nữa không? Vì sao mà các thế hệ trước cứ ra sức kêu gào là “Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”?

Đơn giản là vì ngôn ngữ không đơn thuần là những mã, cốt chỉ để truyền thông, mà còn là văn hoá, là niềm tự hào của cả một dân tộc. Gìn giữ, lưu truyền và phát huy sự trong sáng và hay đẹp của ngôn ngữ chính là nhiệm vụ của bao thế hệ.

Sâu xa hơn, ngôn ngữ giúp mở rộng thế giới. Ludwig Wittenstein, một triết gia nổi tiếng người Áo, có viết: “Những giới hạn ngôn ngữ của tôi có nghĩa là những giới hạn thế giới của tôi”. Chính khi kỹ thuật in của Gutenberg phát triển mà ở Anh, từ vài nghìn từ, vốn từ tiếng Anh đã mở rộng đến hàng triệu từ nhờ việc xuất bản đại trà sách báo. Thế giới được mở rộng không ngừng và người Anh đã trở thành một cường quốc số một của thế giới cho đến tận thời cận đại.

Không đâu xa, chỉ nhìn những du khách nước ngoài đến nước ta mà thôi, hầu như đi đâu họ cũng kè kè theo bên mình những cuốn sách.

Thâm thuý hơn, triết gia hiện sinh người Đức Martin Heidegger còn viết: “Ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể”.

Một “ngôi nhà” mà ngày càng bị thu hẹp và thủng lỗ chỗ, sai be bét thì lấy gì mà các “hữu thể” che chắn trước các cuộc “xâm thực” văn hoá từ bên ngoài?

Đoàn Đạt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

LỖI CHÍNH TẢ


Một ông hành nghề là thanh tra có vẻ là quan chức xã hồn nhiên và hồn hậu trả lời trên báo Tiền Phong, rằng mình có mắc lỗi chính tả trong khi đang vất vả viết báo cáo gửi trình Thủ Tướng. Đại loại có một công trình bị thất thoát từ hàng tỷ đồng thì hơn một lần ông nắn nót viết thành triệu đồng. Ông nhăn nhó khẳng định “Đây chỉ là lỗi chính tả chứ không có tiêu cực gì”.

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, thì chính tả là Cách viết chữ được coi là chuẩn. Ví dụ như câu miệng quan trôn trẻ là một mẫu câu thành ngữ rất đúng chính tả Việt. Từ thăm thẳm xa xưa cho đến mới tinh ngày nay thì lỗi chính tả vẫn được xem là lỗi trong veo phổ thông long lanh phổ cập và đặc biệt nó chứa chất rất nhiều ngây thơ. Nó có nhan nhản không những ở các cấp trong trắng trung tiểu học mà còn chình ình ở những tay sành sỏi thành thạo nghề viết. Vô số nhà văn giỏi chữ loay hoay không biết viết chữ kẻ sĩ/sỹ nên là Ingắn hay Y dài. Vô số những quan chức đầy đặn bằng cấp cũng bứt dứt khi viết chữ “bạc tỉ/tỷ” nên là Y dài hay I ngắn. Lỗi chính tả nông nổi dễ mắc như vậy nên hầu hết nó được sự cảm thông khoan thứ, cực chẳng đã nếu gặp phải thầy cô nào khó tính lắm thì cũng chỉ ăn vài nhát thước kẻ vào mông đít. Vì vậy khi bất đắc dĩ phải đối diện hoặc đối thoại với lương tâm hay lương tri mà thấy có điều gì gờn gợn thì con người ta thưòng thường hân hoan rồi nghiêm khắc kiểm điểm rằng mình đang mắc lỗi chính tả.

Thế nhưng trong nghệ thuật của sự dùng chữ, đại loại như văn hay thơ, thì chính tả hoặc một thứ có vẻ khó hơn nó một tí, ngữ pháp chẳng hạn lại luôn được các tay bút bậc thầy trân trọng bàn. Hầu như tất cả bọn họ đều khẳng định rằng, mỗi một người viết có cá tính đều mang một thứ chính tả một thứ ngữ pháp của riêng mình. Trong bước đầu của tập tọng viết nhiều người trẻ thường được các bậc trịnh thượng già dặn rằng chớ có dùng nhiều thì, là, mà. Ở một đêm thơ sinh viên, một nam sinh cố tình quên những lời dặn khuôn vàng thước ngọc rụt rè mặt tái mét đứng lên đọc một bài thơ dài rất nhiều mà, là, thì có câu kết cuối.

Cũng chỉ là một chén trà,
Nhưng mà em rót lại là trắng đêm.

Nghe xong, không biết bao nhiêu nữ sinh phía dưới mắt ngân ngấn rưng rưng lệ ào ạt vỗ tay. Thơ đã xúc động thì cần quái gì ngữ pháp với cả chính tả. Có lẽ xuất phát từ cái ý có vẻ vớ vẩn này nên rất nhiều nghệ sĩ của văn của thơ đã chủ động sáng tạo, cố tình vi phạm những lỗi chính tả mang vẻ kinh điển. Từ đấy mà suy, ông quan thanh tra kia (chữ dùng của đại văn hào Gô Gôn) đích thực là một Avănggác (Tên riêng Tây phiên nôm nhằm chỉ các nghệ sĩ tiên phong có công cách tân thuộc một nghệ phái nào đấy). Đổi mới khái niệm chữ rồi thêm vào đây một nội hàm hoàn toàn khác cũ là khát khao muôn đời của bao nhiêu nghệ sĩ lớn.

Có phải vì thế mà ở ta của ngày hôm nay, đã và đang hình thành một nghệ phái có tên là PMU 18 với đông đảo “nghệ sĩ” luôn đi đầu trong việc bóp và nặn ra một thứ chính tả mới. Ăn cắp thì viết thành thất thoát. Hối lộ thì viết thành quà biếu trên mức tình cảm. Đương nhiên, rút ruột tiền tỷ sẽ viết thành tiền triệu. Thậm chí nghệ sĩ ưu tú Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng còn mạnh dạn vượt ra ngoài văn chương báo cáo để làm một cú nghệ thuật trình diễn sắp đặt (installation) kinh hoàng. Tác phẩm của nghệ sĩ này trải hàng chục ki lô mét cọc tiêu phủ xi măng bao quanh cốt tre. Các quan chức thanh tra, kiểm tra, bố cha vì quá say mê nghệ thuật hậu hiện đại nên đã lim dim nhắm mắt tán thưởng.

Chỉ có đám thảo dân ngu ngơ vô tình bị đứng xem bỗng cồn cào đau đớn bật khóc thầm. Hình như họ xót xa tủi thân cho chính mình đã bao nhiêu năm nay vất vả chỉ biết viết theo đúng phép chính tả.

Nguyễn Việt Hà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Lộn xộn chính tả quanh iI và Y


Hiện tượng viết lộn xộn i/y tồn tại lâu nay. Những bất nhất này cần được nhìn lại nhân câu chuyện Quy Nhơn hay Qui Nhơn

Những gì lộn xộn đều do quy định không thuyết phục mà ra. Ngày 30-11-1980 Bộ Giáo dục và Uỷ ban KHXH ban hành văn bản “Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” trong đó có quy định những từ có vần /i/ thì viết nhất loạt i ngắn (trừ vài ngoại lệ - NĐD).

Khi âm tiết i đứng một mình

Trong thực tế, rất nhiều từ viết y dài khi /i/ đứng một mình làm âm tiết. Chúng ta viết khóc i ỉ nhưng lại viết y học, y đức, chuẩn y, y phục, viết ỉ eo nhưng lại viết ỷ lại, ỷ thế, ỷ sức, viết tiếng ầm ì nhưng lại viết sức ỳ , gọi nhau í ới nhưng viết ý kiến, ý định, ý nghĩa, ý tưởng, ý tại ngôn ngoại...

Phải chăng cách viết y dài (khi âm tiết i đứng một mình) đều là từ Hán - Việt? Hầu hết là như vậy. Điều này có nghĩa là quy định của Bộ Giáo dục chưa chú ý tới những quy luật khác trong chính tả tiếng Việt, trong đó có quy luật về nguồn gốc (từ nguyên) của từ.

Văn bản này còn quy định “Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i trừ uy...”.

Rõ ràng rằng còn rất nhiều từ Hán - Việt khác (có nguyên âm i ở cuối) chúng ta vẫn viết y dài: quốc kỳ, học kỳ, kỳ thi, kỳ nghỉ, kỳ lạ, ly kỳ, kỳ diệu, kỳ quan, kỳ quái, kỳ tài, kỳ thị, kỳ vọng, kỷ cương, kỷ luật, kỷ yếu, kỷ lục, kỷ niệm, thế kỷ, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ sư, kỹ thuật, kỹ nghệ, ký giả, ký hiệu, ký sự, thư ký, ký túc xá, đố kỵ, cách ly, ly biệt, ly hôn, ly khai, ly tán, địa lý, vật lý, nguyên lý, lý do, lý luận, lý sự, lý thú, lý trí, lý tưởng, lý lịch, mỹ nữ, mỹ phẩm, mỹ quan, mỹ thuật...

Lẽ ra văn bản của Bộ Giáo dục nên viết "...trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết i ngắn khi là từ thuần Việt; viết y dài khi là từ Hán - Việt”. Nhưng quy định này vẫn còn sinh ra quá nhiều ngoại lệ:

Cũng là từ Hán - Việt vần i nhưng chúng ta viết i ngắn với sĩ khí, ngu si, si tình, si mê, sĩ diện, sĩ số, vi hành, vi hiến, vi sinh vật, vi trùng, vị nghệ thuật, vị nhân sinh, vị giác, vị trí, vị tha, vị thế, vĩ đại, vĩ độ, vĩ tuyến, vĩ nhân, tu mi nam tử, kẻ sĩ, sĩ quan, nghệ sĩ, bác sĩ, tướng sĩ, binh sĩ, tu sĩ, sĩ phu, sĩ tử (“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Ậm oẹ quan trường miệng hét loa” - thơ Tú Xương).

"
Vì sao vậy? Vì Bộ Giáo dục chưa chú ý tới quy tắc ngữ dụng tâm trí thẩm mỹ của người Việt về sự cân đối trong hình chữ.

Sự cân đối trong hình chữ

Những con chữ s, v, m, n... cùng độ cao với i ngắn nên dù là từ Hán - Việt vẫn viết với i ngắn cho mặt chữ cân trên dưới. Đó còn là sự cân đối trái nghịch cao thấp giữa những con chữ phụ âm có độ nhô cao (l, k, h, t) và độ xuống sâu (g, p, q) của con chữ trong một từ, một từ ghép.

Ấy vậy nên sau những phụ âm l, k, h, t... người ta thường viết y dài cho cân mặt chữ dù quy định viết i ngắn: lý do, ký tên, hy vọng, công ty, tỵ nạn... Nhưng nếu mặt chữ là gh, ngh đã cân đối về độ cao thấp thì chỉ thấy i ngắn ở cuối: ghi công, yên nghỉ...

Đã là tên riêng, viết i hay y đều được. Tiếng Pháp hình như không có từ quyxxx, nên người ta viết Quinhon. Trong từ điển Robert 2, từ này được viết rời: Qui nhon. Tôi thường viết Quy Nhơn cho toàn từ có cân đối cao thấp.

Quy tắc ngữ dụng tâm trí thẩm mỹ về sự cân đối trong hình chữ của người Việt cũng áp dụng cho việc đặt dấu thanh tiếng Việt. Dấu thanh đặt ở chữ ngoài bìa cuối cùng trông rất mất cân đối. Điều này thấy rất rõ ở những từ có âm đệm /w/. Quy định của Bộ Giáo dục là bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái thể hiện âm chính. Ví dụ: hoà, chích choè, quà, quờ, thuỷ điện, nguỵ biện... Những trường hợp này bị “xé rào” nhiều nhất.

-----------------------------

Kìa tiếng chuông chùa bữa trước

Về việc đặt dấu thanh tiếng Việt, với những từ có nguyên âm đôi, không cần thêm quy tắc đặt dấu thanh nào nữa.

Chỉ cần đặt nó vào vị trí cân đối. Tức là không đặt dấu thanh vào chữ a đứng ngoài bìa cùng.

Cố giáo sư Phan Ngọc đã tóm tắt ba cặp nguyên âm đôi tiếng Việt cùng dấu thanh của chúng trong câu: kìa tiếng chuông chùa bữa trước. Vậy là xong.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CẦN XÂY DỰNG
CHUẦN MỰC CHÍNH TẢ THỐNG NHẤT


Có những cụm từ viết tắt vô tình hay cố ý bị hiểu sai vì liên tưởng đến từ khác, đồng tự hay đồng âm. Như kết quả khám bệnh được bác sĩ ghi “BT” (với nghĩa: Bình thường) thì bị người bệnh đọc thành “bó tay”. Hay 10 học sinh đi muộn thì bị thầy giáo ghi vào sổ đầu bài “Đm, 10 học sinh” (Đi muộn, 10 học sinh - PV) khiến hiệu trưởng khiển trách giáo viên là “chửi thề trong sổ đầu bài”. Một số tạp chí khoa học công nghệ còn viết tắt cụm “cảm ứng từ” thành CƯT…

Nên giữ tên riêng tiếng nước ngoài

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đưa ra nhiều ví dụ cho thấy việc phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài cần phải được xem xét và giữ nguyên khi cần thiết.

Chẳng hạn như huấn luyện viên dẫn dắt đội tuyển Đức tại World Cup 2010 Joachim Loew, từng được phiên âm là Xoa-chim Lâu, danh thủ Ronaldinho của Brazil được phiên âm là Rô-nan-đit-nhô, hay ngài Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan lại được một tờ báo phiên âm Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn...

Những cái tên như Upradit, Aidit cũng có thể trở thành những cái tên rất phản cảm khi được phiên âm tiếng Việt theo nhiều cách.

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: “Nếu để nguyên dạng mà đọc thì vẫn có khả năng đồng âm như vậy, nhưng lời nói gió bay, ấn tượng phản cảm không đậm và lâu như khi được phiên âm ra, được ghi lại bằng chữ viết”.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, do âm tiết tiếng Việt có khả năng mang nghĩa rất cao nên việc phiên âmtên riêng nước ngoài có thể dẫn đến những kết quả phản cảm, cụ thể là do các âm tiết phiên âm bất ngờ đồng âm với những âm tiết có nghĩa tục trong tiếng Việt. Và đó là những phát hiện do cộng đồng mạng chỉ ra.

Việc giữ nguyên dạng tên riêng tiếng nước ngoài sẽ tránh được tình trạng phiên âm thiếu nhất quán, hỗn loạn như hiện tại, giúp học sinh dễ dàng trong việc tra cứu trên internet và học ngoại ngữ tốt hơn.

PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và ngôn ngữ (ĐH KHXH-NV TP.HCM) cho biết ngay cả tên riêng Nhật, Hàn, nên được đọc, viết theo đúng cách đọc tiếng Nhật, Hàn và cách viết theo phiên âm Latinh của tiếng Nhật (Romaji), tiếng Hàn (Romaja), trừ một số trường hợp đã dùng phổ biến.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, những tên gọi đã trở nên quen thuộc xứng đáng tiếp tục được sử dụng, nhưng những tên gọi đã lỗi thời nên bỏ đi và thay vào đó là cách viết nguyên dạng. Đối với những tên riêng nước ngoài không thuộc hệ chữ Latinh, có thể tham khảo cách viết tiếng Anh để tiện sử dụng.

Thống nhất các dạng viết tắt

Bên cạnh cách phiên âm tiếng nước ngoài gây phản cảm, PGS.TS Đinh Lê Thư (khoa Việt Nam học, ĐH KHXH-NV TP.HCM) còn kể ra nhiều dạng viết tắt xuất hiện phổ biến hiện nay và cũng kèm theo nhiều cách đọc khác nhau.

Đơn cử như sở Văn hoá-Thể thao-Du lịch còn được đọc là sở Văn-Thể-Du hay khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy được đọc là khoa Lý-Sáng-Chỉ.

PGS.TS Đinh Lê Thư dẫn ra một câu bình luận, được đăng trên một tờ báo: “Tay này không phải thuộc diện 5C thì cũng là COCC”. Ông đã phải vất vả tra cứu mới biết 5C là viết tắt của 5 từ tiếng Anh Car (ô tô), Cash (tiền mặt), Credit Card (thẻ tín dụng), Cheque (ngân phiếu) và Condominium (chung cư cao cấp), còn COCC là viết tắt của “con ông cháu cha”.
Có những cụm từ viết tắt vô tình hay cố ý bị hiểu sai vì liên tưởng đến từ khác, đồng tự hay đồng âm. Như kết quả khám bệnh được bác sĩ ghi “BT” (với nghĩa: Bình thường) thì bị người bệnh đọc thành “bó tay”.

Hay 10 học sinh đi muộn thì bị thầy giáo ghi vào sổ đầu bài “Đm, 10 học sinh” (Đi muộn, 10 học sinh - PV) khiến hiệu trưởng khiển trách giáo viên là “chửi thề trong sổ đầu bài”. Một số tạp chí khoa học công nghệ còn viết tắt cụm “cảm ứng từ” thành CƯT…

“Đã đến lúc cần có các quy định thống nhất về việc sử dụng các dạng viết tắt trên văn bản viết và các quy định về cách đọc chúng để việc giao tiếp bằng tiếng Việt hiệu quả hơn”, PGS.TS Đinh Lê Thư đề nghị.

Thận trọng từ Hán - Việt, cảnh giác với ngôn ngữ mới

Nhà báo Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập báo Thanh Niên, chỉ ra nhiều trường hợp dùng sai từ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp ngay cả trên mặt báo: tham quan - thăm quan, chấp bút - chắp bút, lặp lại - lập lại, trùng lặp - trùng lắp, hằng ngày - hàng ngày, thập niên - thập kỷ…

Có tờ báo còn dùng “trúng khẩu đồng từ” để đặt tít bài, thay vì “chúng khẩu đồng từ” mới chính xác.

Nhà báo Nguyễn Quang Thông nhận xét rằng tình trạng dùng từ từ Hán - Việt sai tràn lan trên mặt báo đã trở thành thói quen. Vì vậy, việc sử dụng từ thuần Việt để thể hiện nội dung nào đó sẽ chính xác hơn khi không thực sự cần dùng từ Hán - Việt.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, ngôn ngữ đã dung nạp hoặc phát sinh những thành tố mới để ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, có những từ ngữ mới câu khách của một số báo khiến ngôn ngữ xấu đi như: chân dài, hàng khủng, lộ hàng, bóc lịch, chém gió…

“Chúng ta cũng cần cảnh giác với thứ ngôn ngữ mới có thể làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt”, nhà báo Nguyễn Quang Thông cảnh báo.

Thanh Niên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NỖI LO CHÍNH TẢ


Sự lẫn lộn trong phát âm và thói quen nói sao viết vậy, dẫn đến chuyện thường xuyên viết sai chính tả, làm đau đớn, xót xa biết bao cho chuyện “chữ nghĩa”!
1
Tuần báo Thể Thao Và Văn Hoá Cuối Tuần (Chuyện vỉa hè: Này thì chữ!) đã đăng bức ảnh làm bằng chứng về chuyện có bức thư pháp xuất hiện trong “chợ chữ” xuân Nhâm Thìn 2012 tại Hà Nội, rao bán đôi chữ Hán “Nỗ lực” bằng mực tàu, kèm theo chú thích bằng tiếng Anh là “The Word: Effort” và bằng tiếng Việt là ... “Lỗ Lực”! Hoá ra “ông đồ” nhà ta có thể viết đúng (khoan bàn đến khoản viết đẹp, càng khoan bàn đến chuyện thư pháp) chữ Hán nhưng lại viết không đúng tiếng ta!

Có giai thoại tại một trường nọ: mượn ý người xưa từng chép “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, một anh cán bộ viết bài thu hoạch, khi bàn về phẩm chất người công bộc của nhân dân thời nay, đã hạ bút viết liền mấy chữ “no trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”! Có thể do tình ngay lý gian nhưng giấy trắng mực đen làm sao tránh khỏi chuyện bị điểm 0 vì cái nội dung “phản động” này!

Còn đây là giai thoại của tuổi nhỏ: một em học sinh mếu máo lúc cầm bài tập làm văn bị một cặp trứng ngỗng, hoá ra khi ca ngợi nghề dạy học, em lại viết ra câu văn “gây chết người” như sau: “Cô giáo em say mê chồng người”! Ðồng bào ta, nhiều người thường viết sai câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Không phải là xử như một lời tuyên buộc phải thi hành mà chính là sử, tức sai bảo: Vua bảo bầy tôi phải chết, nếu không chết là bầy tôi bất trung, cha bảo con cái phải chết, nếu không chết thì con cái bất hiếu!
2
Ngoài Hà Nội, trên phố Hai Bà Trưng có bảng quảng cáo: “Chất Lượng Tạo Lên Sức Mạnh”. Tại TP.HCM, đường Nguyễn Trãi, có biển hiệu nơi phòng mạch một bác sĩ, dưới cái tên riêng là mấy dòng định danh: “Tiến sĩ y học - thầy thuốc u tú”. Cư dân mạng đã cất công chụp ảnh và công bố biết bao bảng hiệu, biển báo “cười ra nước mắt” như: Tẩm quất thư dãn/ thư rãn (giãn), Lấy dáy (ráy) tai, Cấm kinh doanh, dịch vụ, bày bán hàng dong (rong) trên vỉa hè, Sin (Xin) đừng đốt (rác), Sôi (Xôi) thịt bánh bao, Nước ép trái cây - hoa quả rầm (dầm)... Một du khách đã chụp được bức ảnh ở đền Ðô (Bắc Ninh) ghi lại tấm bia khắc bản dịch Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ (được tiến cúng vào năm 2009) trong đó có câu: “Trẫm rất lấy làm đau sót về việc đó, không thể không dời đổi”. Còn bạn đọc một tờ báo điện tử đã phải lên tiếng khi bắt gặp tại lễ hội đền Hùng tháng 4-2010, người ta đã cho treo một băngrôn nơi tổ chức hội thi với dòng chữ “Nấu Bánh Trưng, Giã Bánh Giày”... Ngay cả báo chí cũng không ngoài cuộc chơi: nọ là bài báo in có tít “Doanh nghiệp công nghệ thông tin TP.HCM: Nóng nòng (lòng) chờ hỗ trợ”, kia là trang báo mạng với tựa đề: “Xăm hình con rao (dao) hai lưỡi!”...
3
Nhưng đáng lo hơn cả là chuyện chính tả ngay trong nhà trường, vốn là nơi tôn nghiêm về chuẩn mực. Ngày 1-10-2007, Sở Giáo dục - đào tạo Kon Tum xác nhận đã để xảy ra một số sai sót trong việc kiểm tra, đánh giá và khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2007-2008, trong việc ra đề thi và đáp án môn ngữ văn lớp 6 và 7. Trong đó có sự cố tại đề 472, phần tự luận yêu cầu học sinh viết thuộc lòng hai khổ thơ cuối của bài thơ Lượm (Tố Hữu), đáp án và hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 7 lại viết là “Chú bé loắc choắc” trong khi sự thật là “Chú bé loắt choắt” (xem Tuổi Trẻ số ra ngày 2-10-2007).

Một phụ huynh đau đớn kể lại câu chuyện đứa con gái học lớp 5 khi viết văn, bị cô giáo sửa hết mấy chữ vầng (trăng) thành vần, và dĩ nhiên kèm theo là điểm trừ. Người mẹ chỉ còn một nước đi “méc” ban giám hiệu nhưng xin được “bảo mật thông tin” vì sợ con bị... hành hạ!

Những năm 1990, Trường Huấn luyện cán bộ Ðội (Thành đoàn TP.HCM) khi phối hợp hằng năm với Trường trung học Sư phạm TP.HCM để đào tạo tổng phụ trách Ðội, đã phát hiện không ít giáo sinh trúng tuyển vào sư phạm nhưng vẫn không thể viết đúng chính tả một số vần có âm đệm, có nguyên âm phức như loanh quanh, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo... Vấn đề là một năm sau, nhiều người trong số đó đã trở thành thầy cô đứng lớp dạy cho trẻ đánh vần, ghép chữ!
4
Vậy thì làm sao để tránh không còn xảy ra những “Ðơn xin ra (gia) nhập Ðoàn”, “Hội thi thanh niên giỏi nghề lông (nông)”, “Em sinh (xinh) em đứng một mình cũng sinh (xinh)”...? Thiên hạ bày nhau ngoài thói quen sử dụng từ điển, cần phải chăm đọc sách. Chỉ có điều nhớ phải “chọn mặt... gửi nhà xuất bản” vì cũng không thiếu những quyển sách đầy lỗi chính tả. Nên có bậc phụ huynh “vì tương lai con em chúng ta” đã cất công sửa lỗi morát tất cả các cuốn sách trước khi chuyển cho con cái đọc! Thật đáng khâm phục!

DUYÊN TRƯỜNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MỘT SỐ MẸO KHẮC PHỤC
LỖI CHÍNH TẢ


Có thể nói, chính tả là một vấn đề có tính phổ quát đối với mọi thứ chữ viết ghi âm được dùng hiện nay trên thế giới. Ở mỗi thứ chữ viết ghi âm, bao giờ cũng có vấn đề nên viết thế nào cho đúng chính tả.

           Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả tiếng Việt về căn bản là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo, nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại  trong thực tế ba “giọng” nói khác nhau: “ giọng miền Bắc, giọng miền Trung và giọng miền Nam”, tương ứng với ba vùng phương ngữ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn chính là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Chẳng hạn, chính tả phân biệt tr và ch, s và x…nhưng phát âm của người Hà Nội không có sự phân biệt này. Vì vậy, khi viết, họ rất dễ nhầm lẫn các phụ âm này với nhau. Trong khi đó, phát âm của người miền Trung lại không phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã nên khi nói cũng như khi viết, họ thường nhầm lẫn các thanh ấy v.v…

           Trong thực tế, những lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt khá đa dạng, phản ánh bức tranh phương ngữ của tiếng Việt trên các miền đất nước. Song, lỗi chính tả mà chúng ta hay mắc phải nhất là lỗi về phụ âm đầu. Để khắc phục lỗi này, chúng ta có nhiều cách. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới giải pháp khắc phục lỗi chính tả một cách đơn giản và tương đối hiệu quả, đó là dùng các mẹo chính tả.

           Có thể coi, mẹo chính tả là những cách thức giản tiện, dễ nhớ do các nhà ngôn ngữ đặt ra. Mẹo chính tả giúp cho người viết dễ dàng tìm ra cách viết đúng một cách nhanh nhất mà không cần phải tra cứu từ điển.
1.
Lẫn lộn L và N

Đây là lỗi khá phổ biến ở ngoại thành Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Sự lẫn lộn về mặt từ vựng đã khiến nhiều trường hợp trong khi nói và viết đã nhầm lẫn giữa L và N. Để khắc phục lỗi này, ta có các mẹo sau:

*Mẹo về âm đệm: L có thể đứng trước âm đệm, còn N thì không.

Theo thống kê, các vần có âm đệm trong tiếng Việt là oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Vì vậy, chỉ cần nhớ câu sau “ Ngoa ngoắt Tuấn khoe quê Thuý”để nhận biết vần có âm đệm là có thể áp dụng mẹo này.

Theo mẹo này, ta có thể yên tâm viết: loà xoà, cái loa,loắt choắt, loăn quăn, luẩn quẩn, lí luận, quần loe, loé sáng, luyến tiếc, luyện tập, luỹ thừa, liên luỵ…
Mẹo này có một ngoại lệ: noãn nghĩa là trứng chỉ dùng trong hai từ Hán Việt là noãn cầu vànoãn sào.

·                            Mẹo láy âm : Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, L có thể láy âm với các âm đầu khác, còn N thì không có khả năng này.
Vậy, nếu gặp một tiếng không rõ viết với L hay N, ta hãy thử tạo một từ láy âm phụ âm đầu. Nếu tiếng đó có thể đứng trước thì nó được viết với L.

Sau đây là một số ví dụ về khả năng láy phụ âm đầu rất rộng rãi của L:
-          L láy với B: lắp bắp, lõm bõm, lạch bạch, lấn bấn, lu bù…
-          L láy với C (K, Q): la cà, lục cục, lấn cấn, lẩm cẩm, luẩn quẩn, loăng quăng…
-          L láy với D: lở dở, lim dim, lai dai…
-          L láy với Đ: lốm đốm, lục đục, lờ đờ, lao đao, long đong, lênh đênh…
-          L láy với H: lúi húi, loay hoay…
-          L láy với M: lơ mơ, liên miên, lễ mễ, lan man, lề mề…
-          L láy với X: lao xao,lăng xăng, loăn xoăn, lèo xèo…
-          L láy với T: le te,lon ton, lách tách, lung tung, lả tả…
-          L láy với R: lai rai, lâm râm, lè rè…
-          L láy với V: lởn vởn, lảng vảng, lặt vặt…
-          L láy với CH: loắt choắt, loạc choạc, lanh chanh,loạng choạng…
-          L láy với NH: lăng nhăng, lam nham, lải nhải, lảm nhảm…
-          L láy với KH:lom khom, lọm khọm, lụ khụ…
-          L láy với NG: lơ ngơ, loằng ngoằng, lêu nghêu…

Trong trường hợp tiếng đang xét ở vị trí thứ hai của từ láy âm, ta lại có một quy tắc khác: L láy âm với các âm khác ngoài GI và âm đầu zêzo mà không láy âm với các âm khác.

Chẳng hạn ta có:
-          L láy âm với B: bông lông, bảng lảng, bằng lăng…
-          L láy với CH: chói lọi, cheo leo,chìm lỉm…
-          L láy với KH: khóc lóc, khéo léo, khét lẹt…

Trong khi đó, N chỉ láy với GI và âm đầu zêzo: giãy nảy, gian nan,áy náy, ảo não…

·                            Mẹo đồng nghĩa lài- nhài: Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với L hay N mà thấy đồng nghĩa với một tiếng khác viết với NH thì có thể kết luận tiếng chưa rõ ấy sẽ được viết với L.

Có thể minh hoạ mẹo này qua các ví dụ sau: Lài- nhài, lầm- nhầm, lem- nhem, lời- nhời, loáng – nhoáng, lố lăng- nhố nhăng…
2.
Lẫn lộn TR với CH

* Mẹo thanh điệu trong từ Hán- Việt: Những từ Hán- Việt mang dấu nặng và dấu huyềnđều chỉ đi với TR mà không đi với CH.

- TR đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, truỵ lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, thổ trạch,trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc…

- TR đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế , trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường ,trầm tích, trừng trị…

* Mẹo láy âm: CH láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau, trái lại TR không láy âm đầu với các phụ âm khác , trừ bốn ngoại lệ đều là láy với L: Trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét…

- CH đứng ở vị trí thứ nhất: Chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chểnh mảng, chào mào, chộn rộn, chình rình,choáng váng, chờn vờn, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng…

- CH đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng choạng, lởm chởm,loai choai…

* Mẹo đồng nghĩa tranh – giành: Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với CH hay TR mà lại đồng nghĩa với một từ viết với GI thì từ đó phải được viết với TR.
Ví dụ: Tranh- giành, nhà tranh- nhà gianh, trầu – giầu, trai- giai, trăng- giăng, tráo trở- giáo giở,, trối trăng- giối giăng, trời- giời, tro- gio, trả- giả…

·                            Mẹo trường từ vựng:
-          Mẹo cha- chú: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với CH chứ không viết với TR: Cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút , chít…

-          Mẹo chum- chạn: Đồ dung trong gia đình được viết với CH chứ không viết với TR: Cái chạn, cái chum, cái chai, cái chiếu, cái chăn, cái chõng, cái chày giã gạo, cái chổi, cái chuồng gà, cái chĩnh, cái chậu…( Có một ngoại lệ: Cái tráp).

·                            Mẹo kết hợp âm đệm: TR không đi với các vần oa, oă, oe. Chỉ có CH là đi với các vần này.
3.
Lẫn lộn S và X

* Mẹo kết hợp âm đệm: S không đi với các vần oa, oă,oe, uê, chỉ có X là đi với các vần này.

Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xoà tay, xoen xoét, xuề xoà, xuyên qua…( Có các trường hợp ngoại lệ như soát trong rà soát, kiểm soát…, soạn trong soạn bàivà những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt, sờ soạng…

·                            Mẹo láy âm: Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này.

Ví dụ như: Bờm xơm, bờm xờm, lao xao, loà xoà, liêu xiêu, loăn xoăn, liểng xiểng, lộn xộn, lì xì, xoi mói, xích mích,…

·                            Mẹo từ vựng:
-          Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với X. Ví dụ như: Xôi, xa lat, lạp xường, xúc xích, cái xanh, cái xoong, cái xiên nướng thịt…

-          Hầu hết các danh từ còn lại viết với S. Chặng hạn như: Ông sư, bà sãi, cây sen, cây sim, cây sồi, cây sung, cái sọt, sợi dây, sao, sương giá, sông, suối, sấm, sét…( Có các trường hợp ngoại lệ : Chiếc xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương, cái túi sách hay cái xắc, cái xẻng, mùa xuân…
4. Lẫn lộn R với D và GI

            Người miền Bắc không phân biệt R với D và GI trong phát âm nên thường lẫn lộn chúng trong chữ viết. Có thể dùng một số mẹo đơn giản sau để khắc phụ lỗi này.

·                            Mẹo về âm đệm: R và GI không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các vần này. Chẳng hạn như: Doạ nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất…(Trường hợp ngoại lệ roa trong cu- roa).

·                            Mẹo láy âm “Co ro- bịn rịn”: R láy âm với B và C ( K) là những hình thức mà D không có. Ví dụ như:Bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, bối rối, co ro, cập rập…

·                            Mẹo run rẩy- rừng rưc: Những từ láy điệp âm đầu R mô phỏng tiếng động tượng thanh, chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau, chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi, chói đều viết với R. Ví dụ như: Rì rào, rả rích, răng rắc, rầm rập, róc rách, rúc rích, ra rả, run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình, rạo rực, rần rật, rực rỡ, rừng rực, roi rói, rạng rỡ…

Trên đây là các mẹo để khắc phục lỗi chính tả. Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất. Những mẹo nêu trên chỉ là một trong rất nhiều cách để giúp chúng ta viết đúng chính tả. Song, có thể nói, các mẹo chính tả đó có tác dụng như những đơn thuốc mà các nhà ngôn ngữ học đã pha chế cho chúng ta( bằng cách hệ thống hoá các hiểu biết thực tế và các tri thức ngữ học thành những công thức giản tiện), giúp cho việc chữa lỗi chính tả hàng ngày./.
                                                                              
Mỹ Hạnh
--------------------------
Tài liệu tham khảo
1.Hoàng Dân.( 2006). Tiếng Việt thực hành. NXB Thanh niên.
2.Hoàng Kim Ngọc. (2010). Tiếng Việt thực hành. NXB Văn hoá Thông tin.
3. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng. (1999). Tiếng Việt thực hành. NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp.(2001). Tiếng Việt thực hành. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối