Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Trong sách giáo khoa lớp 7 của bọn em có bài thơ "Hồi hương ngẫu thu" của Hạ Tri Chương rất hay. Trên Thi viện cũng đã có rồi. Em cũng khoái bài này lắm. Hôm qua, em có dịch thử, em cũng muốn sáng tạo một tí, nhưng chẳng biết có ra làm sao không?

Mọi người xem thử hộ em, để nếu được thì em thêm bản dịch mới vào bài thơ của Hạ Tri Chương

Nguyên bản:
回鄉偶書其一

少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛衰。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。

Phiên âm:
Hồi hương ngẫu thư kỳ 1

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
Hương âm vô cãi, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai.

Dịch nghĩa:
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay trở về,
Giọng quê vẫn thế, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

(Trích sách giáo khoa)

Còn đây là phần dịch thơ của em:

Còn nhỏ đã đi xa,
Già mới trở về nhà.
Giọng quê thì vẫn thế
Nhưng tóc đã rụng ra.

Trẻ con đang la cà
Gặp mà không biết ta
CHúng nhìn rồi toe toét:
"Khách từ xa đến à?"
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Đây là bản dịch của Trần Trọng Kim:

Bé đi, già mới về nhà,
Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa.
Trẻ con trong thấy hững hờ,
Cười ồ, hỏi khách lại từ phương nao.

Em thấy trong cả sách giáo khoa lẫn các bản dịch đều dùng kiểu lục bát hoặc là từ tuyệt để dịch thơ Đường (hoặc Đường luật). Em thử dùng kiểu thơ 5 chữ xem nó có sao không. Mọi người cho nhận xét.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Một trong những tiêu chí đánh giá dịch thơ cổ là việc dùng cùng số câu, số chữ với bản gốc (tất nhiên không bị mất ý và lời chau chuốt là đương nhiên rồi). Các thể thơ thất ngôn, lục bát và song thất lục bát có lợi thế cũng chính là vì như vậy. Cá nhân anh thì thấy, nói chung dịch đúng thể thơ là tốt nhất.

Còn cụ thể ở bài trên còn có một số điểm:
- tóc rụng ra: :-? chỗ này đọc bản của em thì có vẻ sẽ hiểu là tóc đang rụng, trong nguyên bản là "tóc mai đã rụng thưa bớt".
- la cà: ý này em tự thêm, nguyên bản không có.
- gặp mà không biết ta: nguyên tác là cả hai đều không biết nhau.
- toe toét: :-?
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em thì:
-tóc rụng ra: em biết là từ này dùng không ngon lành lắm nhưng hết chữ rồi, em bí quá, đành lấy vậy. Nếu anh nghĩ được chữ nào hay hơn thì chỉ cho em với !
-la cà: em thêm ý này vào cho vần.
-gặp mà không biết ta: anh bảo là theo nguyên tác thì cả hai đều không biết nhau, điều đó là dĩ nhiên (Hạ Tri Chương thì nhiều lắm cũng chỉ biết mấy đứa trẻ là người làng mình thôi), nhưng câu thơ của em cũng đâu có phản lại ý này.
-toe toét: toe toét có nghĩa là cười :-D
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DACi

Thực ra thì khi các dịch giả dịch thơ (nhất là thơ Đường)họ thường dùng luôn luật thơ Đường để dịch. Điều đó để đảm bảo được tính uy nghi, đường bệ như vốn có của nó.
Như bản dịch của bạn (bạn chuyển sang thể thơ tự do 5 chữ), với thể thơ này thường dùng trong lối viết tự sự hoặc thể hiện sự nhí nhảnh, vui tươi... Trong khi đó bài thơ này mang âm hưởng trầm buồn, xót xa vì vậy dịch như bạn thì hay nhưng chưa ổn lắm!
DACi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Bài này em cũng thử thôi, đăng lên để mọi người nhận xét cho vui cái vậy mà. Cảm ơn ạ.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thânthơ

Chào PV Cửu Thiên. Cùng thử dịch bài thơ nhé. Trước hết mình muốn nói là mình cũng rất thích bài thơ này.

Ra đi khi trẻ, già mới về
Tóc mai rụng bớt, giọng vẫn quê
Gặp mặt lũ nhỏ, cùng xa lạ
Chúng cười rồi hỏi: Khách từ xa?

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
...bài thơ "Hồi hương ngẫu thu" của Hạ Tri Chương rất hay. ... Em cũng khoái bài này lắm. ...

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
Hương âm vô cãi, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai.

Dịch nghĩa:
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay trở về,
Giọng quê vẫn thế, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

(Trích sách giáo khoa)

Còn đây là phần dịch thơ của em:

Còn nhỏ đã đi xa,
Già mới trở về nhà.
Giọng quê thì vẫn thế
Nhưng tóc đã rụng ra.

Trẻ con đang la cà
Gặp mà không biết ta
CHúng nhìn rồi toe toét:
"Khách từ xa đến à?"
Thân Thơ.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Cảm ơn ạ, bản dịch của em tao lao quá.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]