Trang trong tổng số 16 trang (153 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoạt Tử

Biển Berkeley Một Chiều Đông

Mây đen lớp lớp trùng trùng.
Sóng xô rung động cả vùng không gian. .......
Gió gào như khóc như than.
Biển trời mây gió mênh mang nỗi sầu.
Hải âu trên sóng về đâu.
Xa xa mờ ảo bóng cầu Kim Môn.
Bên kia vịnh Cựu Kim Sơn.
Trời chiều lữ khách cố chôn nỗi buồn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dahuong

@ Hoạt Tử:

bài thơ buồn quá...!
dạ hương
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoạt Tử

Buồn vì mỏi đợi mòn chờ.
Tình như tuyệt vọng nhờ thơ phá sầu.
Bóng chim tăm cá chìm sâu.
Người đi xa mãi biết đâu mà tìm.
Tìm em như thể tìm chim.
Ai bay ải bắc ta tìm trời đông.
Hết chờ đến đợi rồi trông.
Ngàn mây thăm thẳm bóng hồng về đâu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoạt Tử

Đỉnh Tình Sầu

Cô đơn trên đỉnh tình sầu.
Ngàn thu đã hiện trên màu tóc mây.
Còn đâu người đó tình đây. .......
Có chăng là những đọa đầy triền miên.
Đời tàn trong nỗi ưu phiền.
Rượu nồng vừa uống đã mềm mắt môi.
Em giờ xa cuối chân trời
Gởi thơ theo gió khóc người trăm năm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoạt Tử

ĐẶNG DUNG


Trong lịch sử Việt Nam có rất ít gia đình được vinh dự cha và con cùng hy sinh vì tổ quốc .
Tính ra chỉ có vài gia đình đuợc biết đến:
Gia đình của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm .
Gia đình của Đặng Tất - và con là Đặng Dung.
Gia đình Nguyễn Cảnh Dị và con là Nguyễn Cảnh Chân
Có lẽ gia đình của Đặng Tất - và con là Đặng Dung
Nguyễn Cảnh Dị và con là Nguyễn Cảnh Chân là 2 gia đình đầu tiên được biết đến vì cha con họ đều vị quốc vong thân .

Sau khi cha bị giết Đặng Dung trở về quê ở ẩn, chờ thời cơ để khởi nghĩa lần nữa .
Những đêm trăng sáng ông thuờng mài kiếm mà lòng thì nghĩ cách dành lại độc lập Bài thơ duới đây do ông viết,

Cảm Hoài
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma


Tản Đà dịch nôm:

Cảm Hoài
Việc đời man mác, tuổi già thôi !
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành sự thế luống cay ai !
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chưa trả
Long Tuyền mấy độ bóng trăng soi .

Trong văn học gọi đó là điển tích mài kiếm duới trăng.
Lý Tử Tấn tác giả tác phẩm văn học nổi tiếng Phú Xương Giang đã cho lời bình : Nếu không phải là kẻ sĩ hào kiệt, ắt không thể làm được bài thơ này.
(Phi hào kiệt chi sĩ bất năng)

Một hôm Nguyễn Cảnh Chân đi tìm Đặng Dung để bàn cách cứu nuớc khỏi tay nhà Mịnh Khi đi đến nhà Đặng Dung thì ông thấy Đặng Dung đang rửa vật dụng ở cầu ao mới ướm lời hỏi:

" Đồ vật dơ thì lấy nuớc rửa vậy chứ nuớc dơ thì lấy gì rửa ?"
Đặng Dung liền trả lời:
" Đồ vật dơ thì lấy nuớc rửa còn nuớc dơ thì lấy máu rửa "

Ôi! Chỉ có những bậc đại anh hùng dám quên mình vì nuớc mới có thế có cái chí đồng đạo hợp đến như vậy .

Hai ông sau phò Trùng Quang Đế khởi nghĩa . Trong trận đánh  ở Nghệ An tháng 9 năm 1413 quân Nam chiếm được thành, Trương Phụ bỏ thành, trong đêm tối dùng thuyền nhỏ chạy thoát được.
Minh triều đại tướng Trương Phụ là người cầm quân tiêu diệt nha` Hồ va` chiếm nước ta. Hắn là 1 danh tướng chưa từng thua trận nào, đối với hắn đây là 1 mối  nhục lớn nên khi Truơng Phụ bắt đuợc 2 ông hắn sai mổ bụng lấy gan ra ăn.

Nguời viết bài này mỗi lần đọc đến chuyện Đặng Dung đều không cầm đuợc nuớc mắt .
Vì thế làm 2 câu thơ này để tỏ lòng nguỡng mộ nguời anh hùng đã vì nuớc quên mình .

" Gươm Thiêng mài đến trăng tà "
"Máu kêu rửa nhục nuớc nhà vẫn sôi "


Tạm dịch theo lối tự do: Cảm Hoài

Việc đời xoay chuyển đã vội già
Trời đất khôn cùng rượu mình ta
Gặp thời kẻ khó thành công dễ
Thất thế anh hùng nuốt hận nhà
Vì nước chỉ mong xoay được đất
Kém quân không lối cắt thiên hà
Hận nước chưa đền đầu đã bạc
Bao độ mài gươm đến trăng tà




Hoạt Tử 2008
_________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoạt Tử

Bài này dùng tất cả các Dấu trong chữ Việt Nam, nên đặt tên là
DẤU
Tình thơ dâng hết cho nàng.
Riêng anh giữ lại chữ THAN cho mình.
HỎI ai còn nhớ chút tình.
Trèo cao NGÃ NẶNG một mình ai đau.
SẮC HUYỀN mờ ảo nàng dâu.
Là ngày KHÔNG DẤU nỗi sầu vào tim.

Hoạt Tử 3-2007
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoạt Tử

Huyền thoại về 1 loài hoa

Ở làng của Lão có 1 cái gò hoang, trên gò mọc đầy hoa mẫu đơn. Người ta đồn rằng gò ấy có ma nên cũng ít người dám tới.
Đột nhiên gần đây có 1 anh chàng ở nơi khác đến, mang xe ủi tới san bằng 1 khoảng trên gò rồi xây ra 1 căn nhà to đùng....
Chàng thanh niên về đó ở được vài ngày thì 1 đêm trời sáng trăng chàng nghe tiếng 1 người con gái khóc ai oán đâu đây. Nhìn ra cửa sổ chàng thấy 1 bòng trắng đứng dưới một bụi hoa mẫu đơn khóc nức nở.
Hồn vía lên mây...giờ này mà con cái nhà ai dám đến đây mà khóc. Cái này không là ma thì cũng là quỷ hay là tinh gì đó chứ chẳng sai.
Sợ quá đến nỗi chàng không dám xuống cầu tiêu để đi tiểu đành phải làm đỡ 1 bãi trên giường cho nhẹ tấm thân...Thật khổ....

Cứ thế ba đêm liền...bao nhiêu drap mang ra thay hết rồi mà không biết đêm nay con ma nó có hiện ra không? Nghĩ mãi cuối cùng chàng quyết định đến chùa làng nhờ sư cụ trụ trì giúp đỡ.

Sư trụ trì pháp danh là Thích Sinh Sự, nhưng dân trong làng quen gọi ngài là sư Hí. Chả biết tại sao dân lại gọi vậy vì  mắt của ngài có hí bao giờ đâu. ...
Sư Hí là người đức cao vọng trọng đến nỗi Vũ Cử Nhân đã phải làm 1 bài thơ tán thán công đức của ngài như sau. Khoan, chờ 1 chút. Cái thằng này họ Vũ tên lót là Cử tên thật là Nhân nên gọi là Vũ Cử Nhân, chứ nó có đi học bao giờ đâu mà đòi đậu cử nhân. Nhưng tên nó là Vũ Cử Nhân thì phải gọi nó là Vũ Cử Nhân chứ chẳng lẽ gọi nó là Vũ Tú Tài hay Vũ Trung Học ....Quay lại cái chuyện bài thơ của Vũ Cử Nhân tán thán công đức sư Hí. Bài này làm theo thể thất ngôn bát cú đàng hoàng đó nhe:
Sư Hí
Sư Hí ngày nay tệ quá trời
Cứ nhằm thí chủ để dê thôi
Kinh ngày ba buổi thề không tụng
Nhậu tháng tám lần quyết chẳng thôi.
Luật học lem nhem vài ba chữ.
Luận càn ẩu tả một đôi nơi
Sư dê sư bảo là thêm khoẻ
Tu đến như sư bán cả trời

Thấy đấy, Kinh Luật Luận là 3 đường tu chính của nhà Phật mà sư Hí làu thông kiêm cả ba thì hỏi là không kính trọng ngài sao được.....
Vì thế chàng thanh niên mới sáng sớm đã đến trước chùa giựt giây chuông giựt lấy giựt lể còn hơn lúc Điệp giựt giây của Lan nữa đó.

Sư Hí cho chàng thanh niên vào hỏi chuyện. Chàng thanh niên kể lể khúc nhôi rồi qùy xuống mắt tuôn đôi dòng lệ xin sư Hí cứu giúp người trong cơn hoạn nạn. Chàng khóc ai oán lắm, còn hơn cả con ma nữa kia, thành ra sư Hí tuy cũng là loại sợ ma số một nhưng cũng mủi lòng mà phán rằng:

Này chàng trai kia, hãy về mà mua ngay cho ta 1 con gà béo, 1 dĩa cá chưng tương, 1 chai Remy Martin XO để chiều nay ta làm phép đuổi loài tà linh này cho. Chàng thanh niên răm rắp nghe lời mua sắm thực vật đầy đủ. đến chiều sư Hí khệnh khạng tới,rượu được vài tuần thì trời tối, trăng lên, gió ở đâu chợt kéo về rít lên từng cơn nghe càng rùng rợn.
Con ma hiện ra hình như lần này nó biết có nhiều người nên càng khóc già. Chàng thanh niên nhảy lên giường trùm chăn lại....còn sư Hí thì hồn bất phụ thể nhưng lỡ nhậu, lỡ nói phét rồi thì làm sao bây giờ....
Ngài run bây bẩy tay bấm cung tí miệng liên miên đọc kinh trừ ma: Thiên tích Thông minh, thánh phù công dụng. Thiên tích Thông minh, thánh phù công dụng.
Thiên tích Thông minh, thánh phù công dụng.
.......... Chợt con ma ngừng tiếng khóc dường như nó sợ hay nó hiểu. Rượu Cognac làm sư hừng chí vả lại con ma này có vẻ xinh đẹp nên sư liền nổi máu dê thà chết chứ không bỏ sót em nào lên, ngài từ từ tiến ra về phía con ma. Bóng con ma như mờ như ảo như thật như giả nhưng rõ ràng đó là 1 người con gái đẹp, chỉ khổ nỗi trên khuôn mặt nàng có những vết lở dị dạng làm cho khi nhìn kỹ người ta sẽ sinh lòng sợ hãi.

Nhưng lỡ rồi, sư Hí chơi luôn, ngài hỏi: này hồn ma kia, ngươi có gì muốn nói, hay có gì oan khuất muốn ta giúp cho thì nói ra, chứ đừng ở đây mà khóc lóc om xòm làm người ta sợ không dám ra ngoài đái.
Con ma nói:
Bạch sư phụ, tiện thiếp không phải là ma mà chính là hồn thiêng của bụi mẫu đơn ngàn năm này. Vì có nỗi oan khuất không biết tỏ cùng ai nên nhân đêm trăng sáng mới hiện ra đây mà than khóc.

Sư Hí cảm thấy bớt sợ ngài mới hỏi tới xem coi cái nỗi oan khuất gì mà dữ vậy... Tinh Mẫu Đơn nói:
Gần đây có 1 chứng bệnh rất lạ lùng xảy đến cho dòng họ chúng tôi. Ngài có thể nhìn mặt tiện thiếp là thấy ngay cái bịnh đó. Chúng tạo ra những vết thương trên khắp thân thể của loài hoa mẫu đơn chúng tôi. Khổ nhất là nó mà mọc ở mắt thì chúng tôi không còn thấy đường, mọc ở tai thì chúng tôi không nghe được. Cái bịnh này đã xảy ra 1 lần gần 2000 năm trước và suýt nữa đã làm cho loài mẫu đơn bị tuyệt diệt.

Sư Hí bước lại gần để xem thì đúng như lời Tinh Mẫu đơn nói mặt cô ta đầy những vết lở. Sư Hí vốn là dân học Khoa học ngày xưa nên ngài đoán ra đây chắc là 1 bệnh của thực vật mà thôi. Sư nhìn xuống lá và hoa của cây mẫu đơn thì đúng như ý sư đã đoán. Loài hoa mẫu đơn đang bị một loại nấm gây bệnh.

Sau khi đã hiểu ra nguồn cơn, sư cười ha hả và nói với tinh mẫu đơn rằng.
Ngươi đừng có lo cái bệnh này dễ chữa lắm, không cần phải khóc lóc gì cả, mai ta bảo chủ nhà mua thuốc trừ nấm về đây trị cho các ngươi là xong. Nhưng vừa rồi ngươi nói là ngày xưa suýt bị hoạ diệt chủng là sao, ngươi có thể kể cho ta nghe không?
Tinh mẫu đơn nghe sư Hí nói thế thì mừng lắm vội quỳ xuống lạy sư lia lịa rồi nói.
- Thưa sư phụ, gần 2000 năm trước dòng họ chúng em vốn sống ở Tràng An bên Trung Hoa cơ. đến gần ngày tết thì tự nhiên đồng loạt bị cái bịnh này. Cả họ nhà em bị điếc hết thành ra khi lính lệ rao truyền lịnh của Võ Tắc Thiên hoàng đế bắt muôn hoa phải nở trong ngày mùng một tết thì chúng em đâu có nghe được đâu. Lại nữa dòng họ chúng em là con nhà nghèo tiền ăn còn chưa có nói gì đến tiền đi học bởi vậy cả họ mù chữ nên cũng chẳng đọc được bảng niêm yết. Vì thế chung em đã không nở vào ngày mùng một tết. Nữ hoàng bệ hạ giận lắm truyền đày chúng em 3000 dặm. Người đời không biết tưởng là chúng em cao ngạo không khuất phục chứ họ đâu có biết là chỉ vì mù chữ và điếc mà chúng em trái lệnh hoàng đế đâu...hu hu hu....Sư phụ nghĩ xem cái loài mọc bờ mọc bụi như chúng em mà vương giả cái gì...Hu Hu Hu....Chỉ vì mù chữ và điếc nên tự nhiên bị gọi là vương giả chi hoa...hu hu hu....
............
Sáng hôm sau chàng thanh niên mua thuốc trừ nấm về phun lên tất cả các bụi hoa mẫu đơn trên gò và từ đó tinh mẫu đơn không bao giờ hiện ra nữa.

Riêng sư Hí thì lòng tiếc hùi hụi.
- Đấy nhá, người ta vô học nên được phong vương, giá mà sư biết như vậy từ ngày xưa.....


Viết lại theo lời kể của Sư Hí

Hoat Tu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoạt Tử

Nữ thi sĩ Huệ Thu vừa viết thêm vào bài Đặng Dung bài thơ Cảm Hoài nguyên tác chữ Hán posted trên Sài Môn Thi Đàn. Hoạt Tử xin gởi đến các bạn để tham khảo


Nguyên tác:

感懷
世事悠悠奈老何
無窮天地入酣歌
時來屠釣成功易
運去英 雄飲恨多
致主有懷扶地軸
洗兵無路挽天河
國讎未報頭先白
幾度龍泉戴月磨  

Phiên âm Hán-Việt:

Cảm Hoài

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma
 

Tạm dịch theo lối tự do: Cảm Hoài

Việc đời xoay chuyển đã vội già
Trời đất khôn cùng rượu mình ta
Gặp thời kẻ khó thành công dễ
Thất thế anh hùng nuốt hận nhà
Vì nước chỉ mong xoay được đất
Kém quân không lối cắt thiên hà
Hận nước chưa đền đầu đã bạc
Bao độ mài gươm đến trăng tà

Hoạt Tử
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoạt Tử

Nhớ
Chẳng duyên chẳng nợ chẳng tình.
Vẫn mong vẫn đợi vẫn mình mình đau.
Em xa quá như ngàn sau.
Như yêu linh hiện cho đau chút tình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hạ Du 09

Quên

Thôi nhé đành quên một chút tình
Của ngày xưa của dáng tay xinh
Của ngày xưa của bên bờ lúa
Ta đứng nghêu ngao hát một mình.

<Cẩn bút>
Tôi là ai mà yêu quá đời này?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 16 trang (153 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối