Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

TRẦN THỦ ĐỘ
LÀ CHÁU NGOẠI VUA LÝ
SINH TẠI NƯỚC KIM


Trần Thủ Độ là nhân vật đặc biệt trong lịch sử nước ta khi là người có vai trò to lớn trong việc chuyển giao ngai vàng từ họ Lý sang họ Trần. Tranh cãi về các hành động của Trần Thủ Độ trong lịch sử rất lớn nhưng đến giờ, đa phần đều phải thừa nhận ông là người có công lớn trong việc giúp đất nước giữ nền độc lập. Hành động, lời nói của Trần Thủ Độ đều được ghi lại khá rõ trong lịch sử nhưng thân thế của ông lại không được sử ghi chép nhiều.

Những gì mà các bộ chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm Định Việt sử thông giám cương mục ghi lại chỉ cho biết Trần Thủ Độ là em họ của Thái Tổ Trần Thừa và khiến đời sau tin rằng Trần Thủ Độ đương nhiên là cháu nội của Trần Háp (hay Trần Hấp). Gần đây, có tài liệu cho rằng thân sinh Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị nhưng đã bị hậu duệ họ Trần phản ứng dữ dội vì cho rằng Trần Hoằng Nghị là nhân vật không có thật.

Theo trang web của gia tộc họ Trần (donghotrannguyenhan) thì Trần Hấp không phải là ông nội của Trần Thủ Độ mà Trần Hấp là anh ruột của Trần Tự Duy và Trần Tự Duy mới là ông nội của Trần Thủ Độ. Cụ thể, Trần Hấp ở đất Thái Đường sinh ra Trần Lý. Trần Lý lại sinh ra các con Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung, Trần Thị Tam Nương.

Người em là Trần Tự Duy ở đất Lưu Xá bên cạnh (nay là thôn Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) sinh ra Trần Thủ Huy, Trần Thủ Huy lại sinh ra Trần Thẩm (tước An Quốc Vương) và Trần Thủ Độ. Như vậy nếu xét từ đời Trần Tự Kinh thì Trần Tự Hấp thuộc cành trưởng, Trần Tự Duy thuộc cành thứ. Đến đời Trần Thừa và Trần Thủ Độ là quan hệ anh em nhưng khác cành hay nói cách khác là anh em chung cụ nội (Trần Kinh) chứ không phải chung ông nội Trần Hấp.

Trang web của gia tộc cũng dẫn câu chuyện trong cuốn “Phật hoàng Trần Nhân Tông, tác giả Trần Trương, nxb Văn hoá - Thông tin 2009” để đưa ra thông tin: “Trần Thủ Huy vốn là một trang nam nhi tuấn tú và dũng mãnh. Gặp người bị nạn, Thủ Huy đã ra tay cứu giúp. Không ngờ người đó lại là vị thái tử nhà Lý tên là Lý Long Xưởng. Thái tử mang ơn kết tình huynh đệ với Thủ Huy. Thủ Huy giúp Lý Long Xưởng dẹp loạn trừ gian trong hoàng tộc nhà Lý nên được vua gả công chúa Đoan Nghi, trở thành phò mã có quyền, có chức trong triều đình”.

Tháng 9 năm Giáp Ngọ (1174), Thái tử Lý Long Xưởng phạm tội với vua cha là Lý Anh Tông, bị vua cha phế truất làm thứ nhân và bắt giam (Long Xưởng thông dâm với cung phi của vua, vua không nỡ bắt tội chết). Vì thế những người thân tín của Long Xưởng đều bị loại trừ. Trần Thủ Huy và công chúa Đoan Nghi bị đẩy đi sứ nước Kim, nước Liêu (thực ra thời điểm 1174 thì nước Liêu đã bị Kim tiêu diệt) không có ngày về. Trần Thủ Độ lớn lên được gửi về nước ở với bác là Trần Lý, sau đó cùng bác Trần Lý khởi nghiệp nhà Trần.

Đồng thời phân tích đánh giá: Điều này thấy là rất hợp lý bởi Trần Thủ Độ thường nói: “Ta không biết chữ nghĩa gì” có nghĩa là ở với cha mẹ tại nước Kim thì không có điều kiện học hành như ở trong nước, mà chỉ được cha mẹ dạy dỗ ở nước ngoài mà thôi. Lớn lên, Trần Thủ Độ được gửi theo đoàn liên lạc ngoại giao về nước ở với bác là Trần Lý rồi tham gia khởi nghiệp nhà Trần. Khi phải đi sứ như vậy thì Trần Thủ Huy và công chúa Đoan Nghi gửi con trai Trần Thẩm ở lại nhờ bác Lý nuôi dạy.

Và cũng theo đó, tuy không được học hành đầy đủ nhưng Trần Thủ Độ vì được sống và trưởng thành ở nước Kim nên hiểu rất rõ quân Nguyên Mông, biết chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng, và tìm ra được cách đánh thắng chúng cho nên khi chúng kéo quân sang đánh nước ta thì nhiều kẻ lo sợ muốn đầu hàng, nhưng Trần Thủ Độ lại mạnh mẽ trả lời trước Hoàng đế Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Tài liệu của TS. Trần Hoàng Bách trên trang của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Thái Bình cũng có chi tiết tương đồng khi dẫn chi tiết hơn: Theo gia phả của con cháu Trần Ích Tắc tại Trung Quốc, thì Trần Thủ Huy là một tướng giỏi đời vua Lý Anh Tông, nên được nhà vua giả công chúa Lý Đoan Nghi làm vợ. Công chúa Lý Đoan Nghi là con của vua Lý Anh Tông với bà thần phi Bùi Chiêu Dương, nên Trần Thủ Độ là cháu ngoại vua Lý Anh Tông, là con của Phò mã Trần Thủ Huy và Công chúa Đoan Nghi (con vua Lý Anh Tông).

Đáng tiếc là chúng ta không có nhiều sử liệu hơn để củng cố thông tin về việc Trần Thủ Độ chính là cháu ngoại của vua Lý Anh Tông. Đây là một giả thuyết được hậu duệ họ Trần ngày nay khá tin tưởng.

Nếu có thêm sử liệu để chứng minh thực sự Trần Thủ Độ là cháu ngoại của vua Lý Anh Tông thì chúng ta sẽ lại phải hoài nghi chi tiết được ghi trong chính sử là Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Nếu Trần Thủ Độ là cháu ngoại của Lý Anh Tông thì đâu có thể tuyệt tình với họ mẹ như vậy.

Đại Việt Sử ký toàn thư chép là: (Năm1232)… Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Khi ấy Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng. Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm, Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết”.

Tuy nhiên, không phải cái gì sử chép là chúng ta có thể tin ngay mà cần thử suy nghĩ theo hướng khác, hợp lý và nhân văn hơn. Đó phần chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở các bài sau.

_________________________

CÁC TỔ TÔNG
ĐỜI TRƯỚC TRẦN THÁI TÔNG

Trần Tự An sinh ra Trần Tự Mai
Trần Tự Mai sinh ra Trần Tự Kinh (sau được truy tôn là Mục Tổ hoàng đế)
Trần Tự Kinh sinh Trần Hấp (sau được truy tôn là NinhTổ hoàng đế)
Trần Hấp sinh ra Trần Lý (sau được truy tôn là Nguyên Tổ hoàng đế)
Trần Lý sinh ra Thái Tổ Trần Thừa

“Họ Trần dòng thống tôn có chữ đệm là “Tự” cư ngụ ở Kinh Bắc, truyền đến đời Trần Tự An(1010 - 1077) mỗi ngày thêm hiển hách trong giới võ lâm của Đại Việt. Để phân biệt với các võ phái khác, Tự An đặt tên cho võ phái của mình là Đông A, triết tự chữ “Trần” ra hai chữ “Đông” và “A” mà thành. Thời ấy ở Đại Việt ta có ba võ phái nổi danh: võ phái Lĩnh Nam xuất phát từ đất Mê Linh sau lưu truyền quanh vùng Tam Đảo - Ba Vì; võ phái Hoa Sơn xuất phát ở Kinh Bắc rồi lan truyền ra Thăng Long và các vùng phụ cận và võ phái Đông A của Tự An. Ba võ phái trên đều tràn đầy lòng tự tôn dân tộc, nhưng có sự khác nhau về hệ tư tưởng, lại muốn thống trị giới võ lâm cả nước nên mâu thuẫn khá gay gắt. Phái Lĩnh Nam sùng bái đạo Lão. Hai phái Hoa Sơn và Đông A cùng xuất phát ở Kinh Bắc, nhưng Hoa Sơn theo Phật giáo Nghiêm Hoa tông, còn Đông A theo Phật giáo Thiền tông. Phái Hoa Sơn thuộc hoàng tộc họ Lý nên đương nhiên lấn át phái Lĩnh Nam và Đông A về nhiều phương diện. Thế nhưng Đông A với sự dìu dắt của Trần Tự An hồi ấy có “Côi Sơn tam anh” là ba nhân vật võ công lừng lẫy: Thanh Mai, Tự Mai và Thông Mai.

Trước khi qua đời, Tự An khuyên con trai Tự Mai nên tìm cách chuyển võ đường Đông A đi nơi khác, tránh sự xung đột với phái Hoa Sơn, có hại cho sự nghiệp chung của võ lâm Đại Việt. Lúc đầu Tự Mai chuyển đến ở Đông Triều - Chí Linh, sau đến đời con (khoảng cuối thế kỷ XI) là Trần Tự Kinh chuyển đến dừng chân ở Tức Mạc với hai người con trai rất giỏi võ là Trần Tự Hấp và Trần Tự Duy. Về cuối đời, ông nghe theo lời của con trưởng Tự Hấp chuyển hẳn về đất Thái Đường, định cư lâu dài, có nhiều ân đức với dân trong vùng. Đến đời Tự Hấp kế tục làm trưởng môn phái võ Đông A, thanh thế họ Trần đã rất lớn”.

theo TS. Trần Hoàng Bách

ANH TÚ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

ĐÃ TÌM RA CHÂN DUNG CHÍNH XÁC NHẤT
CỦA VUA QUANG TRUNG?


TTO - Nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Duy Chính vừa công bố bài viết có tính hệ thống lại quá trình xuất lộ và tìm kiếm hình ảnh chân dung vua Quang Trung của học giới nước ta từ xưa đến nay.



Bức tượng tại chùa Bộc có ghi chú Vua Quang Trung nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính

Hoàng đế Quang Trung là nhân vật lịch sử đặc biệt, nhưng triều đại Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi cùng với những biến động lịch sử khiến cho những mô tả về nhân dạng của ông khuyết thiếu.

Và mới đây, từ nguồn sử liệu của Trung Quốc đã hé lộ những thông tin khả quan nhất về chân dung vua Quang Trung.

THIẾU VẮNG TRONG SỬ SÁCH
VÀ NHỮNG LẦN XUẤT HIỆN

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã tìm kiếm trong các bộ sử triều Nguyễn, và bắt gặp trong bộ Đại Nam chính biên liệt truyện ở phần “Nguỵ Tây” có một đoạn chép tả Nguyễn Văn Huệ (tức Quang Trung): “Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ”.

Và một đoạn khác trong sách Tây Sơn thuật lược có chép chi tiết hơn: "… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …”.

Sách Tây Sơn thuật lược - tư liệu hiếm hoi của Việt Nam có miêu tả nhân dạng vua Quang Trung - Ảnh: L.Điền

Ngoài hai tư liệu trên, nhà sử học Nguyễn Phương cũng từng dẫn một trường hợp vua Quang Trung xuất lộ trong hình chụp một pho tượng ở chùa Bộc (Hà Nội).
Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm với bức tượng là đôi câu đối được xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là tượng vua Quang Trung: “Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ; Quang trung hoá Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân” (Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con).

Tuy nhiên, học giới lâu nay vẫn còn chưa thống nhất nhau về hai chữ “quang trung” trong câu đối trên liệu có nên hiểu là tên riêng (viết hoa) của vua Quang Trung hay không.

Về tranh vẽ, vào năm 1932, trên Đông Thanh tạp chí số 1 có đăng bức hình vẽ “giả vương Quang Trung”, hình này đến năm 1968 xuất hiện lại trong tập san Sử Địa số 9-10 với ghi chú là tranh này lấy từ tập “Mãn Châu cổ hoạ”.
Tuy nhiên, lâu nay không có thông tin gì về tập cổ hoạ ấy.

Hình vẽ vua Quang Trung trên bìa tập san Sử Địa năm 1968 - Ảnh: L.Điền chụp lại
Tuy nhiên, chính bức tranh này đã trở thành cơ sở để hoạ sĩ thiết kế giấy bạc thời Việt Nam Cộng hoà đã đưa hình vua Quang Trung vào tờ tiền mệnh giá 200 đồng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính ghi nhận, từ đây, “nhiều nghệ sĩ đã sử dụng để điêu khắc tượng đài, cả trong nước lẫn hải ngoại coi như đây là diện mạo chính thức của Nguyễn Huệ”.

Tờ giấy bạc 200 đồng thời Việt Nam Cộng Hoà vẽ chân dung vua Quang Trung

TỪ TƯ LIỆU CỦA TRUNG QUỐC

Liên quan đến chuyến đi của vua Quang Trung sang Bắc Kinh dự lễ Bát tuần đại khánh của vua Càn Long, sứ thần Triều Tiên bấy giờ là Từ Hạo Tu có mấy đoạn tả vua nước An Nam là Quang Bình (tên của vua Quang Trung lúc sang Trung Quốc):

“Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối...”, hoặc “Vua của họ (tức nước ta) đầu bịt khăn lưới, đội thất lương kim quan, mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng”.

Tuy nhiên đây chỉ là văn tả, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính tìm kiếm được hai tư liệu hình vẽ vua Quang Trung trong chuyến đi Bắc Kinh dự lễ thọ vua Càn Long này, một trong bộ tranh “Thập toàn phu tảo”, và một bức trong bộ tranh đồ sộ “Bát tuần Vạn thọ thịnh điển”.

Trong bộ Thập toàn phu tảo, vua Quang Trung xuất hiện trong bức tranh có tên “An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang”, vẽ hình vua Quang Trung và hai bồi thần (tức Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở) vào triều kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà.

Còn trong bộ “Bát tuần Vạn thọ thịnh điển”, vua Quang Trung được vẽ trong bối cảnh đứng chung với bồi thần, sứ thần các nước nước Triều Tiên, Nam Chưởng, Miến Ðiện và các sơn phiên Kim Xuyên, Ðài Loan cho đến các hãn Mông Cổ, Hồi Bộ, kế đến các vương, thai cát quì bên cạnh đường, nghênh đón vua Càn Long hồi kinh.
Cả hai tư liệu này đều vẽ vua Quang Trung từ xa, vẽ chung với các nhân vật khác, nên không rõ nét chân dung.


Bức tranh Thập toàn phu tảo vẽ vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ kiến vua Càn Long - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức mới đây đã công bố một tài liệu.

Bức hình vẽ vua Quang Trung do Trần Quang Đức công bố

Từ tư liệu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã khảo cứu kỹ: xem xét kiểu mũ xung thiên vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, đọc và dịch bài thơ ngự bút của vua Càn Long viết phía trên bức tranh.

Căn cứ vào đó, Nguyễn Duy Chính đoán định bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức bán thân vẽ màu vua Quang Trung do vua Càn Long chỉ thị cho hoạ gia trong cung thực hiện nhân chuyến vua Quang Trung sang chúc thọ.

Tác giả của ba bức tranh này là hoạ gia Mậu Bính Thái và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái. Hai ông này đều là hoạ sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông. Thông tin này chép trong bộ “Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối” mà Nguyễn Duy Chính đã tiếp cận được.

Như vậy có thể theo thông tin do Trần Quang Đức công bố “hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh” để tìm ra bức hình gốc vẽ vua Quang Trung trong bộ ba bức tranh do vua Càn Long chỉ thị thực hiện, có thể được xem là đã tìm ra chân dung trung thực nhất của vua Quang Trung.

Điều đó sẽ khép lại thông tin về chân dung vua Quang Trung mà ngay chính trong bức thư gửi Phúc An Khang trên đường từ Bắc Kinh trở về sau lễ mừng thọ, vua Quang Trung đã cho biết: “đại hoàng đế nghĩ xuống đường sá xa xôi gửi ban cho một hộp bánh sữa, một hộp mứt trái cây và một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này”.

Chi tiết này được chép trong tập “Dụ Am văn tập” của Phan Huy Ích, nhưng chẳng biết cuộn tranh vẽ “dung nhan quê mùa” mà vua Quang Trung khiêm xưng từ ấy đến nay đã thất lạc đâu rồi.

LAM ĐIỀN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BỨC HOẠ VỀ VUA QUANG TRUNG
THIẾU THUYẾT PHỤC


Một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng bức tranh được cho là vẽ vua Quang Trung do tác giả Trần Quang Đức công bố mới đây “không thuyết phục”.

Vua Quang Trung là nhân vật kiệt xuất của dân tộc ta. Tuy nhiên, lịch sử triều Tây Sơn ngắn ngủi cùng với những tư liệu về triều đại này bị thất lạc khiến chân dung về vị vua này vẫn còn là ẩn số.

Gần đây, TS Nguyễn Duy Chính công bố kết quả nghiên cứu cho rằng đã tìm được chân dung của vua Quang Trung “cận sử” nhất từ trước đến nay, gây ra nhiều ý kiến tranh luận.

Cụ thể, ông Chính tìm được hai tư liệu hình vẽ vua Quang Trung trong chuyến đi Bắc Kinh dự lễ thọ vua Càn Long này, một trong bộ tranh “Thập toàn phu tảo”, và một bức trong bộ tranh đồ sộ “Bát tuần Vạn thọ thịnh điển”.

Cùng hướng nghiên cứu này, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cũng công bố trên trang cá nhân bức tranh được cho rằng hoạ chân dung vua Quang Trung, hiện được lưu giữ tại bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.

Bức hình được cho là vẽ vua Quang Trung do tác giả Trần Quang Đức công bố. Ảnh: Trần Quang Đức.
Vua Quang Trung không đi sứ Trung Quốc

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho rằng bức tranh được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố với hướng tiếp cận từ lịch sử Trung Quốc thiếu thuyết phục.

“Các sử liệu của nước ta cũng như của Trung Quốc đều cho biết rằng vua Quang Trung không đi sứ Trung quốc trong dịp mừng thọ vua Càn Long bát tuần đại khánh. Thậm chí, lịch sử Trung Quốc có chép rõ ràng rằng họ biết vua Quang Trung cử người khác đóng giả.

Như vậy, Quang Trung không hề có mặt trong sự kiện này thì không thể nào chứng minh bức tranh được nhà Thanh vẽ là chân dung của ông. Còn nếu bức tranh này vẽ một Quang Trung giả thì lại là chuyện khác”, ông Giang nói.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, ngay từ hướng tiếp cận từ ghi chép của triều Thanh đã không thuyết phục, thêm vào đó nhân vật trong bức tranh được công bố không hề giống với diện mạo được sử sách mô tả về vua Quang Trung, cả về hình dáng đến tính cách.

Các tài liệu như Đại Nam thực lục tiền tiên, Đại Nam chính biên liệt truyện quyển 30, Hoàng Lê nhất thống chí và nhiều tài liệu khác đều mô tả Quang Trung có gương mặt phương phi, có phần dữ tợn và tạo ra nét uy mãnh từ ánh mắt đến nét mặt, khiến người đối diện phải sợ hãi.

Nhưng diện tướng của người trong bức tranh được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố lại không toát ra được phong thái của võ tướng, càng không giống với mô tả về vua Quang Trung.

“Có thể đến nay vẫn còn sót lại bức hoạ chân dung nào đó của vua Quang Trung. Về mặt khoa học lịch sử, chúng ta không thể bác bỏ khả năng này. Nhưng bức hoạ đó không thể nào có nguồn gốc từ đời nhà Thanh và do người Trung Quốc vẽ”, GS Vũ Minh Giang nêu quan điểm.

Cần xem xét kỹ

PGS.TS Hà Minh Hồng - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng chưa thể coi những tư liệu trên là cơ sở đầy đủ để thay đổi quan niệm về hình ảnh vua Quang Trung từ trước đến nay. Ngay cả bức ảnh TS Chính đưa ra cũng chưa gây thiện cảm.

TS Hồng khẳng định cần phải nghiên cứu thêm với tư liệu đến từ Trung Quốc để so sánh đối chiếu. Giả thiết vua Quang Trung không đi sứ vẫn thuyết phục hơn.

Đồng tình với quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng để hình dung về về vua Quang Trung ngoài những nguồn sử liệu từ nhà Thanh (Trung Quốc), cần phải xem xét những mô tả từ các sử gia đời trước qua các tư liệu còn sót lại.

Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 15), người đóng giả vua Quang Trung là Nguyễn Quang Thực, võ tướng người Nghệ An. Trong khi sách Đại Nam chính biên liệt truyện của Quốc Sử quán triều Nguyễn lại cho biết nhân vật đóng giả vua là cháu bên vợ của vua Quang Trung tên Phạm Công Trị.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng sách Hoàng Lê nhất thống chí đã chép nhầm, người đóng giả vua Quang Trung chính là Phạm Công Trị, chứ không phải Nguyễn Quang Thực.

Tây sơn thuật lược miêu tả Nguyễn Huệ “Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ”.

Chính sử nhà Nguyễn cũng mô tả: “Nguyễn Văn Huệ là em Nhạc, tiếng nói như chuông, mắt sáng như điện, giảo, kiệt, thiện chiến ai cũng phải sợ... Bốn lần đánh Gia Định, lúc ra trận đều đi trước, sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy dốc lòng vâng mệnh”.

Theo nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân - người sống ở Huế và có rất nhiều công trình nghiên cứu về vua Quang Trung - thì tại chùa Bộc (Hà Nội) có một bức tượng cổ và đôi câu đối: Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ / Quang trung hoá Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.

Nó có nghĩa là Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn / Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng pho tượng trên là tượng vua Quang Trung. Hai câu đối ngụ ý ca ngợi vua Quang Trung anh hùng cái thế, nhưng để tránh bị nhà Nguyễn phá hoại, tượng Quang Trung ấy được ẩn mình trong một tượng phật. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng pho tượng ấy là một di sản văn hoá đáng quý.

Ngoài những tư liệu ít ỏi trên, tất cả hình vẽ, chân dung của vua Quang Trung đều được đời sau tự vẽ lại. Vì vậy, chủ đề này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.  

Minh Nhật
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

HAI HỌC GIẢ NÓI VỀ
“CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG”


Hai học giả nước ngoài, một từ Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của ‘bức chân dung vua Quang Trung’ nêu ra ở Việt Nam gần đây.
Trong mấy tuần trước, ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính được dẫn thuật khẳng định tính chân thực của “chân dung vua Càn Long đã ra lệnh cho hoạ gia trong cung vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 khi vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang chúc thọ”.

Bài viết của ông Duy Chính đã khá lâu nhưng chỉ gây ồn ào sau bài tường thuật của báo Tuổi Trẻ ngày 31/12/2017.

‘Chưa thuyết phục’
Bình luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar, nghiên cứu về nhà Tây Sơn ở Universiti Sains Malaysia (USM), nói ông không cảm thấy được thuyết phục.

Tiến sĩ Ku Boon Dar dẫn lại các nguồn lịch sử từng mô tả vua Quang Trung (1753 - 1792) là người “có giọng nói vang to, tóc quăn, da dày, mắt sáng”.
“Ông ấy được mô tả là khoẻ tới mức có thể nâng cả tấn lúa trên vai.”

Bài viết của ông Nguyễn Duy Chính dựa vào một công bố của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trên mạng.

Theo ông Đức, “một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh)”.

Tuy tác giả Trần Quang Đức dè dặt không khẳng định nhưng ông Duy Chính “tin tưởng” đây chính là một trong ba bức chân dung được vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 “khi vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang chúc thọ”.

Nhiều người phản ứng sau tin này, vì cho rằng nhân vật trong tranh có “tướng mạo tiểu nhân”.

Cũng cần nói thêm rằng nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, trong các sách đã in tại Việt Nam, cho rằng người cầm đầu phái đoàn sang Trung Hoa năm 1790 chính là vua Quang Trung, tuy các nguồn sử Việt trước đây đều nói đó chỉ là “giả vương”.

Ví dụ, Hoàng Lê nhất thông chí cho rằng giả vương tên là Nguyễn Quang Thực. Còn Đại Nam chính biên liệt truyện nói người đó tên là Phạm Công Trị.

Bình luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar cho rằng giả vương là Nguyễn Quang Thực, người Nghệ An.

“Vì thế, tôi cũng nghi ngờ liệu bức hình này có phải vẽ Quang Trung không,” ông nói khi được BBC Tiếng Việt gửi cho xem tấm hình trên.

Tiến sĩ Ku Boon Dar giải thích thêm rằng trong thế kỷ 19, Trung Quốc “thường vẽ chân dung người nước ngoài không chính xác”.

Ông chỉ ra rằng Quang Trung trước đó đã thắng đạo quân nhà Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).

“Nhiều bức chân dung chỉ nhằm khẳng định cảm giác tự tin của họ, khẳng định cảm giác mình đứng cao hơn ở Đông Á.”

Chân dung Càn Long?
Trong khi đó, trên blog của mình, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội, chuyên ngành Hán Nôm, phản bác bài viết của ông Nguyễn Duy Chính.

Chỉ vào bức tranh “đen trắng nhoè nhoẹt này”, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói ông Nguyễn Duy Chính đã “bỏ qua, không dịch và lý giải tiêu đề của bức tranh”.

Theo ông Diện, bức tranh có tiêu đề chữ Hán, và ông dịch ra là: “Bài thơ Ngự chế để ban cho An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình đến bệ kiến tại Tị Thử Sơn trang.”

Từ đó, ông Diện nói: “Bức tranh này, nếu có thật, thì là tranh vẽ bên cạnh bài thơ để ban/tặng cho Quang Trung.”

“Và người trên bức tranh đó, chính là Vua Càn Long nhà Đại Thanh, chứ không thể là Quang Trung của Đại Việt được. Bức tranh vẽ hình Càn Long để ban tặng cho Quang Trung (giả - hoặc thật) đưa về nước treo.”

Về điểm này, BBC hỏi thêm ý kiến của ông Joshua Herr vừa hoàn tất luận văn tiến sĩ năm 2017 về quan hệ Việt - Trung thế kỷ 17 - 18 tại Đại học California, Los Angeles (UCLA).

Ông Joshua Herr tỏ ra nghi ngờ đây là chân dung vua Càn Long.
“Bức hình này trông không giống hình nào còn sót lại về vua Càn Long.”

Theo ông, đây là chân dung một người còn trẻ hoặc trung niên, còn vua Càn Long khi đó đã 80.

“Những biểu chương và bộ quần áo của người trong hình không phải của một hoàng đế Mãn Thanh.”

Ông Joshua Herr cũng đồng ý với các nguồn sử Việt trước đây, nghi ngờ không phải Quang Trung đích thân đến Bắc Kinh năm 1790.

“Trong các nguồn sử Trung Quốc, họ ghi chính Nguyễn Huệ - Quang Trung đến Bắc Kinh mừng thọ vua Càn Long.”
“Nhưng các hồ sơ Việt Nam nói rằng Nguyễn Huệ chỉ gửi giả vương.”

Ông Joshua Herr kết luận:
“Dù bức tranh này có phải là vẽ ông vua Việt Nam hay không, thì vẫn còn tranh luận liệu người ngồi đó là Nguyễn Huệ hay chỉ là người giả.”

Tranh cãi mới nhất cho thấy mặc dù triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, bản thân Quang Trung chỉ ở ngôi 5 năm, qua đời ở tuổi 40, Quang Trung tiếp tục là chủ đề hấp dẫn, và cũng nhiều bí ẩn, cho giới sử học.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

https://lh3.googleusercontent.com/-O6_n81-26fg/YPufd69UwPI/AAAAAAACQ78/5vr0g_zyiz0e-aLJgYVboag0o7IM6gl3QCLcBGAsYHQ/w200-h185/image.png


GIAI THOẠI


https://1.bp.blogspot.com/-HjalfJFzQ5g/YXIj8U9D63I/AAAAAAACRsM/DolHca8FBeA9xT-wZtB3K-a_-wWralLhgCLcBGAsYHQ/w530-h640/900-2.PNG

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU


1.
Nguyễn Đình Chiểu và Lê Tăng Quýnh

         Đọc truyện Dương Từ - Hà Mậu, Lê Tăng Quýnh rất thích thú và phục tài tác giả. Lê tăng quýnh nhắn với bạn ở Tân Thuận Đông, người đã cho mượn cuốn Dương Từ - Hà Mậu, khi nào gặp dịp hãy rước Nguyễn Đình Chiểu xuống nhà mình chơi. Một hôm, nhân có ghe đi Cần Giuộc, người bạn viết thư giới thiệu và nhờ người chủ ghe đưa Nguyễn Đình Chiểu xuống thăm Lê Tăng Quýnh.

         Nguyễn Đình Chiểu đến nhà Lê Tăng Quýnh vào lúc ông này đang dạy học. Thấy Nguyễn Đình Chiểu mặc bộ đồ nâu cũ với chiếc khăn gói nhỏ sau lưng, Lê Tăng Quýnh ngỡ là người đi bán thuốc dạo thường gặp trong vùng nên chỉ chào hỏi qua loa rồi mời khách ngồi nghỉ tạm ngoài hiên. Lê Tăng Quýnh vẫn ngờ ngợ trong lòng về người khách mới đến nên kết thúc buổi học sớm hơn thường lệ. Chờ học trò về xong, Nguyễn Đình Chiểu đưa thư giới thiệu. Lê Tăng Quýnh xem thư mới biết khách là người mà từ lâu mình đã mong mỏi được gặp liền vội vàng xin lỗi. bữa cơm trưa hôm ấy, hai bên trò chuyện rôm rả. Câu chuyện bắt đầu từ việc thuốc men, bệnh tật dần dần chuyển sang chuyện văn chương đạo lý. Lê Tăng Quýnh càng lúc càng ngạc nhiên về học vấn uyên bác của Nguyễn Đình Chiểu. Câu chuyện kéo dài đến lúc đám học trò đi học buổi chiều. Họ đến vây quanh bộ phảng, nơi hai người đang say sưa bàn luận. Bài giảng về đoạn kinh Thi mà thầy Quýnh vừa dạy cho đám môn sinh ban sáng, giờ đây được người khách mới đến đem ra phân tích cặn kẽ khiến các học trò vô cùng thán phục. Tình bạn của hai người bắt đầu từ cuộc gặp gỡ này ở đất Cần Giuộc và ngày càng thắm thiết khi Lê Tăng Quýnh trở thành anh vợ của nhà thơ.
2.
Mối tình của Nguyễn Đình Chiểu và Lê Thị Điền

         Sau lần gặp gỡ ở Cần giuộc, Lê Tăng Quýnh thường hay lên xuống Tân Thuận Đông, thăm Nguyễn Đình Chiểu. Những chuyến đi của Lê Tăng Quýnh thường kéo dài nhiều ngày. Ở nhà Nguyễn Đình Chiểu, Lê Tăng Quýnh thường hay ngồi cùng đám môn sinh chăm chú nghe thầy Đồ Chiểu dạy học. Mến phục tài học lại thương cảm cảnh mù loà, Lê Tăng Quýnh bàn với gia đình gả em gái là Lê Thị Điền cho Nguyễn Đình Chiểu. Cô Điền, em gái Lê Tăng Quýnh, từ nhỏ đã theo học anh mình nên cũng có một vốn chữ nghĩa nhất định. Đến tuổi trưởng thành, quanh vùng đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng cô đều từ chối.

         Có cô gái lớn tuổi trong nhà, ai cũng có tâm lý lo lắng. Nhưng khi bàn đến chuyện chồng con, cô Điền thường gạt đi:

         - Sau này, dù có chồng đui mù nhưng nếu họp với nguyện vọng của em thì em cũng không ngại.

         Lần ấy, Lê Tăng Quýnh đem ý muốn gả em cho Nguyễn Đình Chiểu bàn với cô. Lê Thị Điền tuy có tin lời phân tích của anh mình nhưng vẫn còn do dự. Muốn sau này cô khỏi ân hận, Lê Tăng Quýnh tìm cách để chính em mình gặp gỡ Nguyễn Đình Chiểu mà tự tìm hiểu lấy. Bàn bạc với anh xong, Lê Thị Điền giả trai lên Tân Thuận Đông xin làm học trò Đồ Chiểu. Qua một thời gian tiếp xúc với người thầy mù, cô Điền nhận thấy rằng người mà mình tìm kiếm bấy lâu nay chính là đây.
3.
Tài ứng đối của Nguyễn Đình Chiểu

         Ở xã Trường Bình có một ông thầy thuốc, tính tình ngay thẳng tới mức ngang bướng, nhân dân vẫn gọi là thầy Tàng. Ông này bị nghễnh ngãng, hay qua lại chơi với Nguyễn Đình Chiểu. Một hôm đang ngồi chơi, thầy Tàng đọc:
         Trâu khát nước bò xuống uống

      Nguyễn Đình Chiểu đối lại:
         Trê thèm mồi lóc lên ăn.
         (Câu đối chơi chữ ở hai chữ “bò” và “lóc”, vừa có thể hiểu như danh từ, vừa có thể hiểu như động từ).

         Kế đó Nguyễn đình chiểu đọc:
         Thầy Tàng tai không nghe sấm.
         (Nói về con vịt, có câu “Trí lôi thanh ư nhĩ ngoại, võng nhiếp thiên uy” tức là: Để tiếng sấm ở ngoài tai, chẳng sợ oai trời). Nguyễn Đình Chiểu vừa có ý trêu chọc thầy Tàng bị nghễnh ngãng, vừa có ý nói đến tính ngay thẳng tới mức ngang ngạnh “không sợ trời, không sợ đất” của thầy Tàng.

         Thầy Tàng đối lại:
         Đồ Chiểu mắt chẳng xé mây.
         (Lời Mã Siêu nói khi theo hàng Lưu Bị: “Nay gặp được minh chúa, khác nào vén đám mây mù mà trông thấy trời xanh”. Thầy Tàng cũng vừa có ý trêu lại Nguyễn đình chiểu bị mù loà, vừa có ý phân bua rằng thời buổi này đâu có ai là minh quân thánh chúa mà tôi phải kính trọng, cũng như ông đó thôi, ông có thấy ai là minh quân thánh chúa không?

         Cả hai cùng cười...
4.
Nguyễn Đình Chiểu với Tôn Thọ Tường

         Về sống ở vùng đất hẻo lánh của trấn Vĩnh Long - Ba Tri, uy tín của người thầy giáo, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục vang xa, lan rộng. Đặc biệt những thơ văn yêu nước của ông vẫn có những cách bay riêng của nó, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Nam kỳ lục tỉnh. Những bạn bè, đồng chí cũ, trong đó có những sĩ phu yêu nước - vẫn thường xuyên lui tới thăm hỏi, tìm ở nơi người trí thức mù loà ở đất Ba Tri này một ý kiến phân tích tình hình, thế cuộc hay nhận một lời khuyên bảo chân tình.

         Nhận biết được vấn đề này, thực dân Pháp lúc bấy giờ, một mặt đề cao truyện Lục Vân Tiên (tất nhiên ở một số mặt nào đó), một mặt tìm đủ mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Cụ Đồ. Tôn Thọ Tường được giao làm nhiệm vụ thứ hai này. Tường vốn là chỗ cố giao với Cụ Đồ nhưng nhiều lần đến, Cụ đều tìm cách lánh mặt, từ chối không tiếp. Một hôm, người nhà báo cho cụ có thư và quà của Tôn Thọ Tường gửi tặng. Đó là một hũ mắm cá lóc mà Tường đã nói rõ trong thư là chính tay của vợ mình làm để biếu Cụ. Cụ Đồ đành miễn cưỡng nhận. Sau khi ăn gần hết mắm, nghe người nhà phát hiện ở đáy hũ có mấy nén vàng, Cụ Đồ vô cùng tức giận, bèn sai người đem số vàng đó trả lại và viết thư trách Tôn Thọ Tường đã làm nhục mình.
5
Còn biết ăn mắm không phải là Tây

         Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị không chỉ là bạn văn thơ mà còn là bạn đồng tâm, đồng chí. Từ ngày Nguyễn Đình Chiểu tỵ địa về Ba Tri, Phan Văn Trị thường hay tới lui thăm viếng, đàm luận về thời cuộc và vận mệnh của đất nước.

         Phan Văn Trị vốn thích ăn mắm đồng. Biết vậy, Nguyễn Đình Chiểu bảo người nhà trong mâm cơm thường có món mắm ngon để đãi bạn. Giữa bữa cơm, trong lúc câu chuyện thời thế đang rôm rả, Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến Tôn Thọ Tường. Cử Trị bĩu môi nói:

         - Thằng Tường theo Tây được chức quan lớn, vì vậy mà thiên hạ có người bảo nó khôn. Còn tôi như vầy chúng lại bảo là tôi khùng. Anh thấy đó, khùng thì khùng chứ “Di, Tề nào khứng giúp Châu”.

         Nguyễn Đình Chiểu đặt chén xuống bàn, cười khẩy, nói:
         - Thằng Tường theo tây đã quán món ăn Tây, chắc nay không ăn mắm được như bọn mình nữa rồi.

         Cử Trị tán thành:
         - Phải rồi. Hễ còn biết ăn mắm sống thì không phải là Tây!
6.
Nguyễn Đình Chiểu với Michel Ponchon

         Bọn thực dân Pháp rất xảo quyệt, chúng biết Nguyễn Đình Chiểu có uy tín lớn trong nhân dân nên tìm mọi cách mua chuộc, lôi kéo ông về phía chúng. Tuy nhiên, con người tiết tháo và trung dũng ấy đã khiến cho kẻ thù phải khâm phục khi ông thẳng thừng từ chối mọi đề nghị của kẻ thù. Tên Michel Ponchon từ một tên chủ sự thương chính được chính quyền thuộc địa điều về làm Tỉnh trưởng Bến Tre từ 1883. Đối với hắn, Cụ Nguyễn Đình Chiểu vẫn là “cái đinh” nhức nhối cần phải quan tâm trong kế hoạch bình định vùng đất cù lao này. Hắn đã nhiều lần đến tận An Bình Đông để gặp Cụ Đồ. Một lần lấy cớ nhuận chính cho tập thơ Lục Vân Tiên, Ponchon cùng tên Lê Quang Hiền (thông ngôn) đến thăm cụ. Trong cuộc “hội kiến” bất đắc dĩ này, mặc dù Hiền cố gắng dịch chậm rãi, rõ ràng từng chữ, từng câu nhưng Cụ Nguyễn Đình Chiểu vẫn chập chập lắc đầu, đưa tay ra hiệu giả vờ là mình điếc đặc không nghe, không hiểu gì cả. Kết cục, cả thầy lẫn tớ hôm ấy đành tiu nghỉu ra về.

         Lần khác, Michel Ponchon đến nhà và thông báo về việc chính quyền Pháp đã xét để trả lại ruộng đất của Cụ Đồ ở Tân Thới (Gia Định) và giục Cụ cho người về nhận. Cụ trả lời:

         - Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi sá gì!

         Chủ tỉnh Ponchon lại tỏ vẻ lo lắng về cảnh già nua và bệnh tật của Cụ và đặt vấn đề cấp tiên dưỡng lão. Cụ từ chối:

         - Tôi đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quí mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thoả mãn lắm rồi.

         Michel Ponchon khẩn khoản hỏi Cụ có điều gì yêu cầu, hắn sẽ can thiệp với chính quyền thuộc địa thoả mãn cho Cụ. Cụ Đồ nói:

         - Tôi có một điều mong ước mà lâu nay chưa thực hiện được. Đó là làm lễ tế vong hồn những người dân đã chết trận. Tôi chỉ mong mỏi điều ấy thôi.

         Michel Ponchon ưng thuận nhưng lại đề nghị đích thân đứng ra cùng tổ chức sự kiện này. Cuộc lễ dự định cử hành vào một ngày gần đó, thì trước một ngày, Cụ đã cho người đặt bàn hương án, tổ chức một buổi lễ thật là tươm tất ở tại chợ Đập (chợ Ba Tri ngày nay). Cụ đứng ra làm chủ tế. Dân chúng đến dự lễ rất đông. Nghe giọng Cụ Đồ đọc bài văn tế bi ai, mọi người không cầm được nước mắt. Đọc xong văn tế, Cụ vật ra khóc đến ngất. Bà con phải khiêng Cụ về nhà. Đêm hôm sau khi Ponchon cho người khệ nệ đem cờ xí và lễ vật xuống Ba Tri thì mới hay Cụ Đồ đã làm tế lễ từ hôm trước rồi. Nguyễn Đình Chiểu đã cùng với nhân dân công khai tổ chức trọng thể lễ tế nghĩa sĩ lục tỉnh trận vong. Bài “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh” do ông sáng tác và đọc tại buổi lễ làm cho hàng ngàn người có mặt xúc động không cầm được nước mắt. Buổi lễ đã gây ấn tượng sâu sắc trong nhân dân về “Khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” và đã trở thành sự kiện có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhân dân ở nhiều nơi trong vùng kể từ khi giặc Pháp chiếm đóng hoàn toàn Nam Kỳ lục tỉnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN KHUYẾN-[1]     

                                                                              
    Nguyễn Khuyến (1835-1909) có tên là Nguyễn Thắng, quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông học giỏi, năm Tự Đức 17 (1864), đậu đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Cả ba lần đều đậu thủ khoa  nên người đời thường gọi là Tam Nguyên Yên Đổ . Đỗ xong , ông được bổ làm Hàn lâm trực học sĩ,về sau thăng đến Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc.Sau ông cáo quan về nhà, không chịu hợp tác với Pháp, thường làm thơ có tính chất ưu thời mẫn thế và đả kích vào một số nhân vật lúc bấy giờ. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. Ông có tiếng hay đùa bỡn và trào phúng . Mỗi khi đưa bản thảo ra , người đương thời tranh nhau truyền tụng, sao chép được đều lấy làm thú vị. Dưới đây là một số giai thoại.
1/
Cua chơi trăng

 Tương truyền khi Yên Đổ còn ít tuổi, mắt ông đã kèm nhèm, vậy mà lại ngấp
nghé con gái một ông cử ở làng bên. Cô này đem chuyện mách cha,ông cử liền cho mời ông đến,buộc phải làm bài thơ, lấy đầu đề là “Cua chơi trăng”, lấy chữ “trăng” làm vần.

 Thấy cái đầu đề có vẻ dè bỉu, ông tuy bực mình, song cũng ngâm ngay 8 câu:

Vằng vặc đêm thu ánh xế chừng,
Ham thanh, cua mới muốn chơi trăng.
Nghiêng mai lách ngược qua dòng biếc,
Ghé yếm bò ngang nhởn bóng hằng.
Cung quế chờn vờn hương mới bén,
Vườn đào thoang thoảng gió như nâng.
Một mai cá nước cua vui phận,
Trăng muốn tìm cua, dễ được chăng?

Ông cử thấy lời thơ hoạt bát và ý thơ khẳng khái: “ngày nay khinh cua, nhưng rồi cua gặp hội may (thi đỗ) , bấy giờ trăng muốn tìm cua chưa chắc  đã được”, nên sinh lòng mến phục, đổi thái độ, tiếp đãi ân cần.
2/
Thơ bồ tiên

 Một viên quan to, có con trai được bổ tri huyện Thanh Liêm (gần huyện của Yên Đổ), tỉnh Hà Nam. Anh này do nhờ vào quyền thế của bố , lại khéo  chạy chọt với Tây nên được bổ chân tri huyện ấy.Khi nhậm chức,bề ngoài anh ta tỏ vẻ một viên quan thanh liêm , hiền hậu ; nhưng kỳ thực là một tay ăn tiền  kín đáo, khôn hơn nữa là một tên mật thám cho Pháp để đàn áp nhân dân . Nhưng anh ta lại hay  bày trò thi thơ , để mượn dịp lừa bịp  nhân dân về uy đức  của mình. Một lần anh ta tổ chức kỳ thi thơ hàng huyện, ra đề thi là  “Bồ tiên thi” (thơ roi cỏ bồ), lấy chữ “bồ” làm vần. Đề thi có ý nói về ông quan thương dân, trong khi răn bảo dân chỉ dùng roi bằng cỏ bồ , vì roi cỏ bồ mềm mại , đánh không đau.

Câu chuyện đồn đến tai Yên Đổ, ông thấy chướng tai gai mắt, bèn gửi tới cho hắn một bài thơ như sau:

 Chú huyện Thanh Liêm khéo vẽ trò,
 Bồ tiên mà lại lấy vần bồ.
 Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
 Ngọng nghẹo văn chương giở giọng Ngô!
 Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp, (1)
 Tiên là ý chú muốn nhiều xu.     (2)
 Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,  (3)
 Không khéo mà roi nó phết cho. (4)

(1) Bồ bật cạp: cũng như bồ sứt cạp,là một thành ngữ chỉ cái bồ đựng đầy quà  nên cạp bật ra. Đây ý nói dân chửi cho đầy bồ.
(2) Chữ tiên: là roi cũng đồng âm với chữ tiên là xu. Tác giả dụng ý chơi chữ   để chửi tri huyện tham tiền.
(3) Theo một điển cũ, một viên quan muốn làm ra vẻ thanh liêm, hễ dân biếu
   vàng trước công đường thì không lấy  nhưng biếu tiền bạc ở nhà riêng thì
   vẫn lấy như thường.
(4) Câu kết nhắc đến “roi” là để gói gắm cái đầu đề đã ra.
3/
Đòi xem câu đối

 Tục xưa, hằng năm cứ đến rằm tháng chạp thì các thầy đồ đã bắt đầu cho học trò nghỉ Tết Nguyên Đán.Còn trong dân gian thì ngày 23 tháng chạp thường ăn Tết ông Táo rất to; và nhiều nơi Tết Nguyên Đán hầu như cũng bắt đầu luôn từ đấy.

  Nghe đâu vào năm Nguyễn Khuyến đang làm gia sư cho Hoàng Cao Khải, tới ngày rằm tháng chạp năm ấy, ông cũng xin nghỉ để về quê nhà ăn Tết.

Sau khi Nguyễn Khuyến về quê, Hoàng Cao Khải nhân có việc quan phải qua Hà Nam, bèn nhắn cho Nguyễn Khuyến biết là sẽ ghé thăm ông.

 Hôm đó đúng 23 tháng chạp, Tết ông Táo, Nguyễn Khuyến mới nhân dịp tìm cách xỏ họ Hoàng một vố chơi.

Ông sai người trồng một cây nêu khá cao, trên treo một chiếc đèn lồng và một vế đối như sau:

 Kiết kiết can mao, tiết đáo, kình thiên phù nhật nguyệt.
 Nghĩa là: Chót vót cờ mao, đến Tết, chống trời phò nhật nguyệt.
 
Câu này nghĩa đen nói về cây nêu cao có treo đèn, nhưng nghĩa bóng là tỏ chí khí của nhà thơ. Vế đối lơ lửng này cốt để nhử họ Hoàng vào tròng.

 Quả nhiên khi Hoàng Cao Khải tới, hắn đọc vế đối ở cây nêu thì tấm tắc khen hay, nhưng thấy chỉ có một vế thì thắc mắc lắm, cứ năn nỉ đòi Nguyễn Khuyến viết nốt vế thứ hai.

 Chỉ đợi có thế Nguyễn Khuyến bèn dẫn họ Hoàng vào trong bếp nhà mình. Ở đó, cạnh mấy cỗ đầu rau mới nặn, viên kinh lược sứ Bắc Kỳ đọc thấy vế đối lại như sau:

 Mang mang khối thổ, thời lai, tảo địa tác quân vương.
 Nghĩa là: mênh mông khối đất, gặp thời quét rác cũng làm vua.

 Câu này nghĩa đen chỉ là nói mấy ông đầu rau (ông táo) nặn bằng đất.Nhưng ý tứ sâu xa là bảo họ Hoàng chỉ là đồ nặn bằng đất thịt, chỉ do gặp thời mà lên đó thôi (Trỏ vào việc Hoàng Cao Khải làm Kinh lược Bắc Kỳ)

  Hoàng Cao Khải vì muốn xem vế đối mà phải chui vào bếp, hắn đã bực. Lúc ngẫm vế đối có ý xỏ xiên như thế thì càng cay hơn; nhưng hắn cũng đành cười nhạt cho qua chuyện vì biết mình dại , đã trót năn nỉ đòi xem chứ nào  Nguyễn Khuyến có muốn cho xem đâu.
4/
Gặp chó

   Có một lần, viên tổng đốc Nam Định là Vũ Văn Báo  viết thư mời Nguyễn Khuyến đến chơi (việc này là làm theo lệnh viên công sứ nhằm mua chuộc lôi kéo Nguyễn Khuyến ra làm quan lại để thu phục lòng người lúc bấy giờ).

 Nguyễn Khuyến nhận lời và cho cả người con trai là Nguyễn Hoan cùng đi. Khi hai cha con đến cổng dinh tổng đốc thì gặp viên công sứ Nam Định đi ra, vào khỏi cổng thì có con chó tây nhảy xổ tới cắn. Nguyễn Khuyến hốt hoảng vội đẩy con trai lên cản chó.

 Lúc vào nhà, sau câu chuyện phiếm, Vũ Văn Báo nói đến việc chính phủ bảo hộ muốn mời Nguyễn Khuyến ra làm đốc học thành Nam, Nguyễn Khuyến không trả lời, chỉ rung đùi đọc đùa một câu tức cảnh rằng:

 Hốt đáo nhĩ môn phùng nhĩ cẩu,
 Cấp tương ngô tử thế ngô thân.
 Tạm dịch:
 Đến cổng nhà ngươi thời gặp chó
 Kịp đem con trẻ thế thân già.

  Vũ Văn Báo hiểu ý mỉa mai chua cay của nhà thơ, cũng giận, song chỉ cười nhạt không dám nói ra . Vì Báo đối với Nguyễn Khuyến  vừa là bạn lại vừa là chỗ thông gia.

 Hôm sau về nhà, Nguyễn Khuyến làm một bài thơ thác lời gái goá để gửi cho Báo. Bài thơ như sau:

 Chàng chẳng biết gái này gái goá,
 Buồn nằm suông quên cả áo cơm.
 Khéo thay cái mụ tá ơm, (1)
 Đem chàng tuổi trẻ ép làm lứa đôi.
 Chàng tuổi trẻ chơi bời quên nhọc.
 Gái già này sức vóc được bao?
 Muốn sao, chiều chẳng được sao.
 Trước tuy sum họp sau nào được lâu?
 Lấy chồng vốn nhớ câu ăn mặc.
 Chẳng ngờ rằng đói rách hổ ngươi.
 Vốn xưa cha mẹ dặn lời,
 Tư bôn (2) lại phải kẻ cười người chê.
 Mụ hỡi mụ, thương chi thương thế?
 Thương thì hay nhưng kế chẳng hay.
 Thương thì gạo vải cho vay,
 Lấy chồng thì gái già này xin van!

(1) Tá ơm: là mụ mối, chỉ vì Vũ Văn Báo mối lái cho Nguyễn Khuyến ra làm
   quan với Pháp.
(2) Tư bôn: trốn theo trai, ý nói bỏ dân bỏ nước đi theo tây

 Báo xem xong,không những hiểu ngay rằng Nguyễn Khuyến vin cớ tuổi già để từ chối việc ra làm quan với Pháp , mà cũng biết chán cụ Tam Nguyên còn chửi y rất đau nữa là khác, nhưng vì lời thơ khôn khéo kín đáo quá, không thể moi móc chỗ nào được nên đành nuốt giận làm lành , xuê xoa cho qua chuyện và từ đấy không dám lôi kéo dụ dỗ gì nữa.

Bài thơ này bằng chữ Hán (có đầu đề là Ly phụ hành), chính ông dịch ra quốc âm. Cũng có sách nói ông làm bài thơ này để tỏ tâm sự đối với kinh lược Bắc Kỳ là Hoàng Cao Khải
5/
Vịnh phỗng đá

 Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn, viên kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải cho mời ông đến làm gia sư (thầy dạy học trong nhà), để có dịp giám sát chặt chẽ hơn. Ông từ chối không được, sau cùng phải nhận một cách miễn cưỡng.
   Một hôm, viên kinh lược mở tiệc khao mừng long trọng, gia sư nguyên là một vị tam nguyên nên cũng được mời dự.Tân khách toàn là quan lại Bắc Kỳ, đai vàng áo tía rực rỡ . Còn ông đồ Khuyến lúc ấy thì chỉ áo vải khăn thâm. Trong tiệc  ông ngồi yên chẳng nói chẳng rằng . Bọn quan lại  thấy vậy có ý khinh miệt, chỉ trỏ bàn tán với nhau, bảo Nguyễn Khuyến là ông phỗng đá; ý muốn nói sự có mặt của ông ở đây cũng bằng thừa mà thôi!

  Nguyễn Khuyễn nghe được bực lắm. Nhân lúc viên kinh lược bảo ông làm bài ca trù cho cô đào hát ông liền lấy ngay “Phỗng đá” làm đề và làm một bài như sau:

 Người đâu tên họ là gì?
 Khéo thay chích chích chi chi nực cười. (1)
 Giang tay ngoảnh mặt lên trời.
 Hay còn lo tính sự đời chi đây?

 Thấy phỗng đá lạ lùng muốn hỏi,
 Cớ làm sao len lỏi đến chi đây?
 Hay tưởng trong cây cỏ nước non này
 Chí cũng rắp giang tay vào hội lạc (2)?
 Thanh sơn tụ tiếu đầu tương hạc,
 Thương hải thuỳ tri ngã diệc âu.    (3)
 Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu,
 Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác.  (4)
 Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác,   (5)
 Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác.
 Cuộc tỉnh say say tỉnh một vài câu.
   Nên chăng đá cũng gật đầu!

(1) Chích chích chi chi: cũng chỉ ù ù, cạc cạc, không biết gì việc đời.
(2) Hội lạc: tên một hội vui chơi của một số nhà thơ đời Tống.
(3) Hai câu thơ Hán nghĩa là: Ta cười ta đầu đã bạc (như đầu con hạc) mà vẫn
    thích thú cuộc đời . Nhưng ai biết đâu ta lại giống con chim âu nhàn nhã ,
    không muốn nghe chuyện đời lật lọng.
(4) Túi vũ trụ: bầu trời đất, cuộc đời, việc đời.
(5) Duyên hội ngộ: duyên gặp gỡ sum họp.

 Bài ca trù làm xong, viên kinh lược giục cô đào hát ngay lên để thưởng thức. Lúc ấy có Phan Văn Ái làm chức quan nhỏ trong nha kinh lược cũng ngồi dự tiệc, nghe thấy cái tâm sự u uất và cái độ lượng “không chấp chuyện đâu đâu” của nhà thơ như thế, Ái rất xúc cảm.

 Vốn chẳng ưa gì bọn quan trên, lại bất bình với thái độ khinh mạn của chúng đối với  Nguyễn Khuyến , Ái cũng mượn dịp hoạ lại luôn một bài ca trù  theo đầu đề “Phỗng đá” như sau:

 Non thiêng khéo đúc nên người,
 Trông chừng sành sỏi khác loài trần gian.
 Trải bao gió núi mưa ngàn,
 Đã già già sóc, lại gan gan lỳ.

 Gan lỳ già sóc
 Há non chi mà sợ cóc chi ai,
 Người là người, tớ cũng là người.
 Ngẫm cho kỹ vẫn chênh vênh đầu giốc,
 Tương chi tằng thức năng công ngọc.
 Mặc luyện như hà khả bổ thiên. (1)
 Thôi mặc ai rằng trắng rằng đen,
 Thế như thế, hẵng ngồi yên như thế vậy.
 Còn trời đất hãy còn tai mắt ấy,
 Lặng mà coi hoạ thấy lúc nào chăng ?
   Hãy về giã gạo ba giăng.

(1) Hai câu thơ chữ Hán lấy tích Nữ Oa luyện đá vá trời, có nghĩa là: Người
    biết mình có khả năng giũa được ngọc, Không luyện thì làm sao vá được
    trời
 Nghe đâu lúc bài của Phan Văn Ái được cô đào hát lên, bọn quan trên nghe thấy giọng thơ đầy khí phách ngang tàng,đều có ý không thích. Nhưng không tìm thấy chỗ nào hớ hênh trong bài để mà bắt bẻ, nên chúng cũng đành chịu.
6/
Thơ ông phỗng sành:

  Tương truyền khi Nguyễn Khuyến làm gia sư cho viên kinh lược Bắc Kỳ, ông không mấy khi có nét mặt vui vẻ. Hàng ngày sau buổi dạy học, ông hay lững thững đi dạo một mình trong khu vườn vắng của nhà chủ. Tại đó,có cây, có đá, có đủ hoa cỏ bốn mùa, nhất là có ông phỗng sành đứng dưới gốc si,hai mắt đăm đăm dòm xuống  bể nước như  chứa chất một  tâm sự gì , khiến cho Nguyễn Khuyến rất thích.

 Một lần ông đang tần ngần đứng ngắm phỗng sành, bất chợt viên kinh lược đi tới bắt gặp. Thấy vậy, hắn bảo Nguyễn Khuyến thử vịnh một bài “Thơ phỗng sành”. Nguyễn Khuyến đang hứng, chẳng thèm nghĩ, vịnh luôn rằng:

 Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
 Trơ trơ như đá vững như đồng.
 Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
 Non nước đầy vơi có biết không?

Bài thơ làm xong, viên kinh lược phải chịu là hay; nhưng hắn không chịu nổi cái giọng mai mỉa sâu cay của vị gia sư. Thế rồi mấy ngày sau, hắn đành phải chiều theo ý Nguyễn Khuyến để cho ông trở về và nhận con ông là Nguyễn Hoan đến dạy học thay.
7/
Thơ thăm bạn mất cướp

 Nguyễn Khuyến có ông bạn là tuần phủ họ Bùi, ông tuần này tính tình hống hách mà hay đục khoét. Lúc về hưu ở làng, ông ta tuy không có dịp đục khoét nữa, nhưng vẫn cố ky cóp làm giàu bằng đủ mọi cách bóc lột bẩn thỉu. Vì thế, dân trong vùng rất ghét ông ta. Tình cờ một đêm,một bọn kẻ cướp bôi nhọ mặt, vào nhà tóm ông ta khảo của, lấy hết tiền nong vàng bạc. Rồi sau chúng lại lôi ông ta ra tận giữa cánh đồng làng và trói gô để ở đó.

Sáng hôm sau dân chúng rõ chuyện, lấy làm hả hê lắm. Rồi chẳng mấy chốc, chuyện bay đi khắp vùng. Nguyễn Khuyến nghe được, vốn đã ghét cái thói vơ vét của ông quan họ Bùi, cho thế cũng là đáng đời, mới làm giễu bài thơ rằng:

 Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
 Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
 Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!
 Xương già da cóc, có đau không?
 Bây giờ trót đã sầy da trán,
 Ngày trước đi đâu mất mảy lông?
 Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa,
 Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!

 Họ Bùi mất cướp, của cải hết sạch, mình mẩy đau nhừ, đang bực , khi nhận được bài thơ hỏi thăm của bạn, tưởng là an ủi gì, hoá ra lại nói xỏ thì càng tức hơn, mới trả miếng Nguyễn Khuyến bằng một bài thơ như sau:

 Ông thăm tôi cũng giã ơn ông,
 Nó có lôi tôi đến giữa đồng,
 Cũng tưởng vun thu phòng lúc thiếu,
 Nào ngờ ky cóp lại như không.
 Chém cha lũ quỷ đen tai mắt,
 Chẳng nể ông già bạc tóc lông.
 Ông hỏi thăm tôi, tôi biết vậy,
 Thương ông tuổi tác chán thời ngông!

 Nguyễn Khuyến đọc bài thơ, biết họ Bùi cũng có ý muốn xỏ lại mình; nhưng thấy giọng xỏ non nớt quá nên chỉ cười thầm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYỄN KHUYẾN-[2]


8/
Chi chi giã

 Khoảng những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX của chế độ thực dân ở Việt Nam, bỗng nảy nòi ra một cô me tây khá kỳ dị, đó là cô Tư Hồng.

 Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, quê ở gần làng của nhà thơ Yên Đổ, thuộc tỉnh Hà Nam . Cô Lan xinh đẹp và thông minh, bỏ quê ra Hải Phòng kiếm ăn, lấy một người Hoa kiều tên là Hồng; vì thế người ta thường gọi là thím Hồng. Về sau , cô lại lên Hà Nội lấy một viên quan tư nhà binh Pháp; bấy giờ tên cô có thêm một chữ “Tư”. Từ đấy người ta thường gọi là cô Tư Hồng, cái tên gói ghém lịch sử hai đời chồng.

  Cô Tư Hồng khéo biết lợi dụng thời cơ và nhan sắc làm nên giàu có, tiếng tăm lừng lẫy một thời. Cô có hai “kỳ công” được người ta nhắc đến luôn, đó là việc bao thầu vụ phá thành Hà Nội để lấy gạch, và việc phát chẩn gạo cho đồng bào Thừa Thiên. Việc bao thầu đã đưa lại cho cô hàng  mấy dãy nhà và nhiều biệt thự đồ sộ ở Hà Nội. Về vụ gạo, cô ta dược phép độc quyền bán gạo cho đồng bào bị lụt ở Thừa Thiên; lợi dụng dịp này cô ta đầu cơ rất ghê; nhưng khi việc vỡ lỡ thì lại xảo quyệt biến thành món gạo phát chẩn. Vì thế, Tư Hồng đã được triều đình Huế, vâng lệnh thực dân Pháp, phong cho hàm “tứ phẩm phu nhân” là hàm của hàng án sát tỉnh. Kế đó, Tư Hồng lại chạy cho bố cũng được phong luôn hàm “hàn lâm thị độc”. Thế là có giàu lại có sang; Tư Hồng thừa dịp về làng khao vọng hết sức linh đình.

 Bấy giờ, Nguyễn Khuyến cũng được mời đến dự, nhưng ông cáo bệnh không đi; cho người mang đến mừng ba chữ   “Chi chi giã” để đề vào hoành phi và hai câu đối nôm như sau:

 Có tàn, có tán, có hương án thờ vua, danh giá vang lừng hăm sáu tỉnh (1)
 Này biển, này cờ, này sắc phong cho cụ, chị em (2) được thế mấy lăm người!

(1) Hăm sáu tỉnh: số tỉnh toàn cõi Bắc Kỳ bấy giờ.
(2) Chị em : tiếng gọi thân mật để chỉ phụ nữ làm những nghề không được
   trọng vọng lúc bấy giờ như cô đào, gái làng chơi, vv... Đây là dụng ý mỉa
   mai của Yên Đổ.

 Hôm ấy các quan khách đến dự đông lắm; nghe nói văn chương của Yên Đổ thì đều xúm lại xem, nhưng không ai hiểu ba chữ “Chi chi giã” là thế nào cả. Nghe đâu chỉ có ông đốc học Hà Đông là Trần Tấn Bình tình cờ đọc lái lại ba chữ “chi chi giã” thành ra “cha cha đĩ ” nên đã hiểu được dụng ý của Nguyễn Khuyến. Tuy vậy  ông ta chỉ cười thầm trong bụng chứ không tiện nói ra. Còn vế đối nôm thì mọi người đều khen hay cho rằng ca tụng như thế đã là hết lời. Nhưng riêng ông đốc học cũng lại chỉ cười thầm; vì ông biết Nguyễn Khuyến cũng đã dựa theo câu tục ngữ “Làm đĩ có tàn có tán, có hương án thờ vua” để chửi xỏ mụ Tư Hồng.

 Rồi nhân thể ông đốc học nảy hứng, cũng theo gót Nguyễn Khuyến mà mừng một đôi câu đối rằng:

Ngũ phẩm vinh phong hàm cụ lớn
Ngàn năm danh tiếng của bà to.

  Tương truyền hai câu này cũng được mọi người trầm trồ khen mãi; mà bố con Tư Hồng thấy nôm na dễ hiểu,ngắn gọn dễ nhớ, cũng thích lắm. Song họ có biết đâu rằng ông đốc học đã chửi xỏ chẳng kém gì Nguyễn Khuyến. Vì quai hàm của cụ mà đem đối với cái kia của bà thì cũng khá là đau!
9/
Khóc anh thợ rèn

  Cạnh nhà Tam nguyên Yên Đổ có một gia đình làm nghề thợ rèn  trẻ tuổi, sống êm ấm hạnh phúc với hai con bụ bẫm.Chị vợ là một người đẹp người tốt nết, trong làng đã từng có nhiều tên lưu manh giở trò ve vãn, doạ dẫm, nhưng chị vẫn giữ mực đoan trang. Bỗng người chồng ốm rồi chết, ai cũng thương. Yên Đổ nghe tin liền gửi một đôi câu đối:

Nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp?
Cơ đồ đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.

Câu đối này hóm hỉnh ở chỗ Yên Đổ đã dùng những tiếng “than”, “rèn”, “cặp”, “bễ”, “đe”, “loi”, là những nguyên liệu và dụng cụ cần thiết trong nghề rèn.
10/
Văn tế F. Garnier

 Năm 1873, sau khi Francis Garnier bị quân Cờ Đen giết, triều đinh nghị hoà với Pháp, các quan ta ở Hà Nội muốn tạo một hoàn cảnh thuận tiện cho việc giải hoà,bèn tổ chức lễ truy điệu viên sĩ quan Pháp tử trận. Tổng đốc Hà Nội là
Trần Đình Túc cử Yên Đổ làm bài văn tế. Ông viết như sau:

    Nhớ ông xưa:
 Tóc ông quăn, - Mũi ông lõ
 Ông ở bên Tây ngang tàng – Ông sang bên Nam bảo hộ.
 Quan ông to, ông có lon vàng đeo tay; - Công ông cao,ông có mề đay đeo cổ.
 Mắt ông chiếu kính thiên lý, đít ông cưỡi lừa. - Vai ông đeo súng lục liên, miệng ông huýt chó.
 Tháng … ngày hai … ông ở huyện Thuỵ Anh,
 Tháng … ngày mồng … ông sang Thiên Bình phủ.
 Ông, định giết thằng Đen, - để yên con đỏ,
 Nào ngờ: Nó chém đầu ông đi – nó bêu mình ông đó.
 Khốn nạn thân ông, – Đ… mẹ cha nó.
     
      Nay tôi:
 Vâng mệnh các quan – Tế ông một cổ
 Xôi một mâm – Rượu một hũ
 Chuối một buồng – Trứng một ổ
 Ông ăn cho no – Ông uống cho đủ
 Hồn ông lên Thiên đàng – Phách ông vào địa hộ
 Ông ơi là ông – Nói càng thêm hổ !

Lời văn mỉa mai đến sỗ sàng, rất mực trào lộng như miệng đối với đít (đít cưỡi lừa, miệng huýt chó). Người Pháp đâu có hiểu lắt léo như ta, dù có người dịch ra tiếng Pháp! Tuy vậy mặc lòng, bài văn tế này các quan cũng không cho đọc,
chỉ được phổ biến bằng khẩu truyền.
11/
Vợ anh thợ nhuộm khóc chồng:

 Bên cạnh nhà Yên Đổ có người làm nghề thợ nhuộm rất khéo nên khách hàng đến thuê nhuộm luôn luôn đông đúc, vải lụa phơi trước nhà anh ta

lúc nào cũng rực rỡ đủ màu. Chẳng may, một hôm anh ta ốm chết, để lại
vợ trẻ với mụn con thơ. Người vợ chạy sang nhà Yên Đổ xin câu đối khóc
chồng. Ông lấy giấy bút viết ngay hai câu:

Thiếp từ thủa lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn
nhờ bố đỏ;
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột
với trời xanh.

 Thế là có hầu hết các màu trong tay thợ nhuộm: thắm, tía, đen, đỏ, vàng, hồng, trắng, tím, xanh. Không những thế, câu đối còn nói rõ được tình cảnh gia
đình người chết, lại diễn tả được mối thắm thiết của người vợ khóc chồng.
12/
Thơ tạ người cho hoa trà:

    Tương truyền tổng đốc Hưng Yên là Lê Hoan đứng ra tổ chức cuộc thi thơ vịnh Kiều ở Tao đàn Hưng Yên vào năm 1904 , Lê Hoan có mời Yên Đổ  vào ban chấm thi. Thí sinh có thể làm thơ quốc âm hay chữ Hán.

  Khi ấy, khách văn chương ở các tỉnh gởi bài về rất nhiều; riêng Chu Mạnh Trinh gửi 20 bài quốc âm đến dự thi. Nguyễn Khuyến chấm thơ Chu Mạnh Trinh  cho là khá; nhưng đọc đến hai câu trong bài vịnh Sở Khanh:

  Làng nho người cũng coi ra vẻ
  Bợm xỏ ai ngờ mắc phải tay!

 Nguyễn Khuyến tỏ vẻ không bằng lòng, phê ngay vào bên cạnh rằng:

  Rằng hay thì thực là hay,
  Đem “nho” đối “xỏ” lão này không ưa.

Chẳng mấy chốc chuyện ấy lọt ra ngoài rồi lan khắp trong làng nho, ai nghe cũng lấy đó làm một giai thoại để giễu họ Chu.

 Chu Mạnh Trinh từ đấy giận Nguyễn Khuyến . Khi làm án sát  Hưng  Yên, nhân ngày Tết, Chu cho người mang đến biếu Nguyễn Khuyễn một chậu hoa trà với dụng ý cũng khá thâm: Nguyễn Khuyến lúc ấy đã bị loà cả hai mắt mà họ Chu lại tặng hoa chỉ có sắc , không có hương , như thế là có ý xỏ lá . Hiểu thâm ý của Chu,Nguyễn Khuyến bèn làm bài thơ mỉa như sau gửi lại cho Chu Mạnh Trinh:

 Tết đến người cho một chậu trà,
 Đương say còn biết cóc đâu hoa!
 Da mồi tóc bạc, ta già nhỉ,
 Áo tía đai vàng, bác đó a?
 Mưa nhỏ những kinh phường xỏ lá, (1)
 Gió to luống sợ lúc rơi già! (2)
 Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi,
 Đếch thấy hơi thơm, một tiếng khà! (3)

(1) Xỏ lá: còn có nghĩa là nguy hại ; do câu thơ chữ Hán  “tầm thường vì vũ
   kinh xuyên diệp” (những hạt mưa nhỏ dần dà cũng có thể xuyên thủng lá)
(2) Rơi già : rơi rụng quả, gãy mầm; do câu thơ chữ Hán “tiêu sắt thời phong
   khủng lạc già” (gió mùa khô mạnh làm cho quả rụng, mầm rơi)
(3) Khà: tiếng cười khà: mắt loà không thấy sắc đẹp nên phải ngửi, ngửi cũng
   đếch thấy hơi thơm nên đành phải cười khà.

Chu Mạnh Trinh đọc xong thơ vừa thẹn vừa ân hận.

Người ta nói đùa rằng một phần chính vì bài thơ này, nhất là hai câu ba, bốn mà Chu Mạnh Trinh phải xin từ chức Án sát, không làm quan nữa. Cố nhiên lý do không phải là như vậy.
13/

Thơ tự trào:

Lúc về già, ông làm bài thơ tự trào, lời lẽ tuy mộc mạc và hí lộng, nhưng tả được từ  vẻ người đến thời cục và thái độ bất khuất (nhưng thụ động) của mình
, điểm thêm một nụ cười chua chát:

 Cũng chẳng giàu, mà cũng chẳng sang,
 Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.
 Cờ đương được cuộc không còn nước,
 Bạc đánh ba quan (1) đã chạy làng. (2)
 Hé miệng nói ra gàn bát sách,
 Mềm môi chén mãi tít cung thang.
 Nghĩ mình lại gớm cho mình nhĩ:
 Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!

(1) Ba quan: ba quan tiền. Đây nói nghĩa bóng: làm quan ba nơi, lúc nước mất cáo về
(2) Chạy làng: thua bạc, không giam tiền, bỏ chạy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

ĐOÀN THỊ ĐIỂM


Cuốn tiểu thuyết nhỏ gọn chỉ với 5 chương (Con nuôi quan thượng thư; Tùng tàn, trúc gãy, chỉ còn mai xanh; Duyên phận kỳ nữ; Phu nhân Nguyễn Kiều; Thi nhân trong mưa biển) nhưng đã thâu tóm được toàn bộ cuộc đời đầy biến động của một thiếu nữ rồi trở thành nhà giáo, thầy thuốc, một nữ tác gia có tư tưởng, chính kiến và tấm lòng nhân ái được lưu truyền trong hậu thế.


Nhờ những trang viết của nhà văn Lê Phương Liên, người đọc dễ dàng hình dung về một Đoàn Thị Điểm tài sắc vẹn toàn nhưng không chỉ là cầm kì thi hoạ mà lại còn có tài… võ nghệ: trong một lần một mình về quê, khi gặp cướp, với tài võ nghệ của mình, bà đã làm cho tên cướp hồn bay phách lạc; hay như những lần bà múa bài “Hoa mai quyền” dưới trăng cùng anh trai Đoàn Doãn Luân khiến bao người trầm trồ thán phục..
Nhà văn Lê Phương Liên đã rất dụng công khi cài cắm các chi tiết làm cầu nối cho các nhân vật có dịp xuất hiện một cách tự nhiên như: trong khi Đoàn Thị Điểm làm con nuôi Thượng thư Lê Anh Tuấn, bà đã có dịp được gặp gỡ và trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Kiều - người mà sau này trở thành chồng bà; tên cướp Đoàn Thị Điểm gặp trên đường về sau trở thành học trò của Hồng Hà nữ sĩ; cậu Chiêu Bảy Lê Hữu Trác từng ở với gia đình Đoàn Thị Điểm trước khi tòng quân và bà đã gặp lại cậu em thân thiết này khi tiễn chồng đi sứ...
Tài năng hiếm có và tấm lòng nhân hậu của bà đã cảm hoá và gây ấn tượng mạnh với tất cả những người có cơ hội được gặp gỡ với bà - từ Thượng thư Lê Anh Tuấn, Tiến sĩ Nguyễn Kiều, cậu Chiêu Bảy Lê Hữu Trác, Đặng Trần Côn, Nguyễn Nghiễm (cha đẻ của Đại thi hào Nguyễn Du) đến các học trò, người dân làng quê bà cũng như quê chồng khi bà cùng dân làng chữa trị bệnh cho các thương binh trong chiến trận…
Đan cài vào diễn biến cuộc đời của Đoàn Thị Điểm, tác giả cũng khéo léo bàn về tài năng văn chương thiên phú, khả năng đồng cảm và chiêm nghiệm sâu sắc của nữ sĩ. Tác giả đã xây dựng những tình huống để nàng ứng tác thơ văn, sáng tác truyện kì ảo và dịch Nôm tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn một cách thần tình.
Chính nhờ những chi tiết nhỏ như thế mà “Nữ sĩ thời gió bụi” của nhà văn Lê Phương Liên đã có “lối đi” vào lòng người qua cách khắc hoạ chân dung Đoàn Thị Điểm rất sinh động và gần gũi. Tác giả Lê Phương Liên đã tái hiện nhân vật Đoàn Thị Điểm là một phụ nữ tài danh, đa tình, đa cảm, khát khao bày tỏ nữ tính của mình nhưng cũng đầy khát vọng đóng góp, cống hiến cho dân tộc. Tâm hồn nữ sĩ, tính cách đoan chính đã khiến phu nhân Nguyễn Kiều làm chủ được tình cảm nội tâm phong phú của mình.


Nhà văn Lê Phương Liên chia sẻ: “Trong tiểu thuyết “Nữ sĩ thời gió bụi”, một trong những phân cảnh ấn tượng, hấp dẫn nhất chính là cuộc “dạ du” trên Hồ Tây của phu nhân Nguyễn Kiều cùng Đặng Trần Côn và Lê Hữu Trác, tôi đã cố gắng để diễn đạt được tâm trạng đặc biệt phức tạp nhất trong toàn bộ diễn biến tâm lý của nhân vật chính - nữ sĩ Đoàn Thị Điểm!”.
“Định mệnh” chắp bút về Hồng Hà nữ sĩ
Khi được hỏi, căn nguyên nào khiến nhà văn Lê Phương Liên dành nhiều thời gian tìm hiểu và hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử đặc biệt về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm khi đã ở độ tuổi 70, nhà văn chia sẻ: “Dường như có một định mệnh khiến tôi trở thành người chắp bút viết tiểu thuyết về cuộc đời của bà Đoàn Thị Điểm. Năm 2018, thật tình cờ khi tôi đang đi dự Ngày thơ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tôi nhận được lời mời đến dự hội làng Phú Xá của nhà báo Văn Hậu rằng: " Chúng tôi muốn mời cô lên viếng mộ Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, hiện đang ở làng chúng tôi. Thực lòng chúng tôi muốn cô viết một cuốn sách về bà Đoàn Thị Điểm”. Và thế là tôi đã cùng nhà báo Văn Hậu đi viếng mộ Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cùng mộ Tiến sĩ Nguyễn Kiều - người chồng yêu quý của bà.
Ý định viết cuốn sách về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm bắt đầu nảy nở trong tâm trí tôi, nhưng phải đến khi được chị Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng biên tập NXB Phụ nữ và được tặng bộ sách “Phụ nữ tùng thư”, trong đó có cuốn “Một Điểm tinh hoa” tập hợp các sáng tác văn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm do PGS.TS Trần Thị Băng Thanh sưu tập và giới thiệu đã khiến tôi thực sự đam mê, phấn chấn và quyết tâm. Tôi hăng hái ngồi vào bàn, viết đêm viết ngày như có ai nhập vai mình, như có một nguồn lực siêu nhiên nào đó thôi thúc tôi vượt qua khó khăn lớn nhất là không biết chữ Hán, chữ Nôm để hoàn thành cuốn tiểu thuyết này...”.
Tại buổi giao lưu, ra mắt cuốn sách “Nữ sĩ thời gió bụi” được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nhân Ngày sách Việt Nam 21-4 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Điều đó đã cho thấy sức hấp dẫn của cuốn sách cũng như tên tuổi của kỳ nữ Đoàn Thị Điểm và nhu cầu được đọc, tìm hiểu về các nhân vật lịch sử có ảnh hưởng trong văn hoá Việt là một tín hiệu thực sự đáng mừng.


Tại buổi ra mắt sách, bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng biên tập NXB Phụ nữ đã cho biết, cuốn sách đã được in nối bản chỉ sau 1 tháng phát hành: “Thực sự rất mừng sau hai tuần phát hành cuốn sách đã được bạn đọc yêu thích và có quyết định nối bản ngay. Cuốn tiểu thuyết này dưới dạng một câu chuyện được tiểu thuyết hoá, nhưng cũng xây dựng trên rất nhiều những sự thực và những giai thoại rất hay, rất hấp dẫn về cuộc đời của bà Đoàn Thị Điểm. Nhân vật Đoàn Thị Điểm là hình tượng “nữ học” tiêu biểu cho Việt Nam thời đó. Biểu tượng đó còn nguyên giá trị trong thời đại hôm nay. Qua tác phẩm, chúng tôi muốn gửi gắm đến thế hệ phụ nữ hiện đại không chỉ “độc thiện kỳ thân” - làm việc tốt cho riêng mình, mà còn phải đóng góp cho xã hội”.
Còn theo nhà văn Nguyễn Trương Quý, độc giả Việt cần có một cách nhìn khác, cách đọc khác với tiểu thuyết lịch sử Việt, bởi đó là phần mà nhà văn nhìn và mượn những nhân vật lịch sử để triển khai những ý tưởng của tác giả, của thế hệ hiện tại để nhìn vào quá khứ: “Câu chuyện của nhà văn Lê Phương Liên cho thấy một cách làm việc rất công phu. Tác giả đã xâu chuỗi tất cả các nhân vật có thật trong lịch sử trong mối quan hệ phức tạp của một giai đoạn mà thật ra ngay cả chính sử hay những tác phẩm hồi đấy cũng bảy phần thực ba phần hư. Giai thoại và những sự chồng lấn của dữ kiện dân gian, dữ kiện chính thống xoắn vào nhau rất khó tách biệt. Vậy mà tác giả của “Nữ sĩ thời gió bụi” làm được sự lớp lang, trình tự, tạo hệ thống, cảm giác là nhân vật có da có thịt và có chuyển động hiện đại hơn so với nhiều tiểu thuyết lịch sử trước đây...”.
Xưa nay, viết về một nhân vật lịch sử có tầm vóc là điều không hề dễ dàng. Viết về một người phụ nữ ba trăm năm trước trong một bối cảnh lịch sử khá phức tạp, hỗn loạn, nặng nề lễ giáo phong kiến hà khắc nhưng đã mang đầy tư tưởng nữ quyền lại càng là một thử thách lớn. Nhưng nhà văn Lê Phương Liên ở “khúc cua văn chương” của mình đã tìm ra một cách tiếp cận nhân vật dân dã mà đầy thuyết phục. Trong “Nữ sĩ thời gió bụi”, nhà văn đã đưa người đọc vào chuyến phiêu lưu, trải nghiệm đầy đủ nhân tình thế thái của một nữ sĩ trong những năm tháng đầy gió bụi của lịch sử một cách xúc động, nhân văn.
NGUYỆT HÀ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

XA LỘ BIÊN HOÀ [1]


Xa lộ Biên Hoà xưa (nay là xa lộ Hà Nội) thẳng tắp cho những làn xe vào Nam, ra Bắc hoặc từ TP.HCM đi miền Đông Nam Bộ, nhưng ít ai biết, đằng sau huyết mạch lưu thông này có nhiều câu chuyện khá bí ẩn.
Xa lộ Biên Hoà lúc mới xây dựng có chiều dài 30 km chạy dài từ Sài Gòn lên Biên Hoà, vì thế mới có tên gọi là xa lộ Biên Hoà. Công trình nổi tiếng tới giờ được khởi công xây dựng chính thức từ năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Ngày 10.10.1984, nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội, xa lộ Biên Hoà được đổi tên thành xa lộ Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều người vẫn nhớ đến cái tên cũ xa lộ Biên Hoà.
Câu chuyện về sự ra đời của Xa lộ Biên Hoà (xa lộ Hà Nội) từng gây ra nhiều bàn tán trong dân chúng vào thời đó, đã được nhà giáo - hoạ sĩ Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười) kể khá chi tiết trong sách Mỹ thuật đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900 - 1975 (NXB Mỹ thuật ấn hành) rất thú vị.
Đầu tiên là do… chất lượng của công trình quá tốt nên dân chúng tò mò. Sách đã dẫn cho biết: “Xa lộ Biên Hoà làm rất phẳng phiu. Từ trước đến khi khánh thành, ở miền Nam chưa có con đường nào rộng và phẳng phiu đến thế. Những người đầu tiên chạy xe trên xa lộ Biên Hoà về kể lại xe chạy êm như ru, khiến cho người nghe càng nao nức muốn thử đi cho biết. Lý do là xa lộ này làm theo kỹ thuật mới, khác với cách làm đường kiểu cũ thời Pháp là đổ đá dăm/răm lên mặt đường rồi xe chở nhựa đường đổ xuống từng chỗ, sau đó cho xe hủ lô cán cho đều ra. Vì đổ nhựa từng chỗ một nên mặt đường không thể nào bằng phẳng bằng mặt đường đổ bằng máy có chiều ngang rộng và đổ nhựa cùng lúc”….
Kiến trúc và phối cảnh hai bên đường cũng là câu chuyện khiến cho con đường “nổi như cồn” thời điểm đó khi người dân miền Nam lần đầu chứng kiến đèn cao áp thuỷ ngân được gắn hoành tráng ở xa lộ Biên Hoà. “Ban đêm chạy xe đèn cao áp thuỷ ngân chiếu sáng trưng nhìn rõ con đường chứ không tù mù như những ngọn đèn vàng trong thành phố Sài Gòn gắn từ thời Pháp. Lại thêm không có ai bật đèn mà cứ chiều tối chạng vạng là đèn bật lên. Có người hiểu biết giải thích rằng, đó là vì các ngọn đèn có gắn bộ cảm ứng với ánh sáng. Khi ánh sáng xuống thấp tới một mức nào đó thì bộ cảm ứng ra lệnh cho đèn bật lên (?). Khi trời bắt đầu sáng thì đèn tự động tắt đi”, ông Huỳnh Văn Mười kể lại. Thực sự với thời bây giờ thì điều này bình thường nhưng ở thời điểm khi ấy thì còn lạ lẫm với dân chúng.
Còn một lý do khiến xa lộ Biên Hoà quá nổi tiếng là nhờ xa lộ có cây cầu thật dài. Sách Mỹ thuật đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900 - 1975 tiết lộ thêm, rằng: “Chiều dài của cầu gần trên 1986 m. Chiếc cầu này được làm với kỹ thuật mới nên cũng khác hẳn với những cây cầu bằng sắt, lót ván của thời đó mà mỗi khi xe đi qua phải chạy chậm lại vì cầu hẹp và kêu lọc cọc. Với chiếc cầu mới, mặt cầu đổ bê tông như mặt xa lộ nên xe chạy không phải lo giảm tốc độ nữa. Trên mặt cầu cách quãng lại có khoảng nối với đầu nối bằng sắt để khi khí hậu thay đổi thì khoảng bê tông có điều kiện giãn nở để không làm nứt cầu…”.
Vì con đường quá rộng lớn, thẳng tắp, lại chạy qua khu vực hai bên toàn ruộng lúa không có nhiều cư dân sinh sống, chỉ đến Biên Hoà rồi đột ngột dừng lại nên dư luận thắc mắc, tha hồ bàn tán rồi cũng tự dân chúng khi đó suy đoán là người Mỹ làm xa lộ Biên Hoà phẳng phiu như thế chắc để cho phi cơ đáp xuống, phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất bị phá huỷ.
Vậy có phải Mỹ thực sự muốn làm xa lộ Biên Hoà để phục vụ cho mục đích quân sự và có ý đồ chiếm đóng lâu dài tại miền Nam? Thực hư câu chuyện này ra sao?
(Còn tiếp)
LÊ CÔNG SƠN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối