Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI
1979
KHÚC QUANH LỊCH SỬ
TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG


Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước được hình thành trong quá trình lịch sử và được củng cố và phát triển khi nhân dân hai nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã dày công vun đắp mối tình hữu nghị Việt - Trung.

Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước đã sát cánh bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần quốc tế cao cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Mối tình thắm thiết Việt – Hoa
Vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Nhưng trên thực tế, lịch sử có những bước thăng trầm. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có lúc đi vào một khúc quanh nghiêm trọng.

Ngày 17/2/1979, đánh dấu một “khúc quanh lịch sử” quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đó là sự kiện Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn quân đội có pháo binh, xe tăng yểm trợ tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung.

Cuộc chiến tranh biên giới quy mô lớn diễn ra một tháng, thực chất là một lần “xuất quân lớn” của quân đội Trung Quốc xâm lược trên toàn tuyến biên giới vào Việt Nam.
Chiến tranh đã làm làm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước bị tổn thương nghiêm trọng.

Sách báo phương Tây gọi sự kiện này là “Anh em đỏ chiến tranh với nhau” (Thời báo New York ngày 19/2/1979).

Đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc thì cuộc chiến tranh là một sự thực đau lòng.

Vì sao chiến tranh lại xảy ra?

Ngày 30/4/1975, sau khi giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam luôn luôn mong muốn xây dựng đất nước trong hoà bình, song đã phải đối phó với cuộc chiến tranh trên biên giới Tây Nam do nhà cầm quyền “Cam-pu-chia dân chủ” (Khmer Đỏ) do Pôn Pốt, Iêng-Xari đứng đầu gây ra.

Cuối năm 1978, đầu năm 1979, sau khi kiên quyết giáng trả hành động xâm lấn lãnh thổ của quân đội “Cam-pu-chia dân chủ”, theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với các lực lượng cánh mạng Cam-pu-chia đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt, cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi hoạ diệt chủng.

Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn giải phóng, nhân dân Cam-pu-chia thực sự làm chủ vận mệnh của mình.

Hơn một tháng sau, ngày 17/12/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đã đồng loạt tiến công vào sáu tỉnh biên giới Bắc Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc với nhân dân Việt Nam.


Dù tàn phá tan hoang, tàn sát dã man người Việt trong cuộc chiến Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc, điều họ không bao giờ làm được là bẻ gẫy ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam. Đài tưởng niệm 86 chiến sĩ hi sinh được xây dựng tại nền đồn biên phòng Pò Hèn năm xưa (Ảnh: Lại Cường)
Bằng lực lượng lớn, quân Trung Quốc tập trung đánh vào Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phong Thổ (Lai Châu) của Việt Nam.

Trên hướng Lạng Sơn, Trung Quốc dùng Quân đoàn 43, 54, 55 đánh chiếm Đồng Đăng, Tam Lung, Lộc Bình và thị xã Lạng Sơn.

Trên hướng Cao Bằng, Trung Quốc dùng Quân đoàn 41, 42 đánh chiếm thị xã Cao Bằng, mỏ thiếc Tĩnh Túc.

Trên hướng Lào Cai, Trung Quốc dùng Quân đoàn 13, 14 đánh chiếm thị xã Lào Cai, mỏ A-pa-tít Cam Đường.

Trên hướng Phong Thổ (Lai Châu), Trung Quốc dùng Quân đoàn 11 đánh chiếm thị trấn Phong Thổ.

Như vậy, Trung Quốc đã dùng tới chín quân đoàn chủ lực, 2.558 khẩu pháo, 550 xe tăng và xe thiết giáp vào cuộc tiến công Việt Nam.

Ở Cao Bằng, quân Trung Quốc tiến sâu vào đất Việt Nam từ 40 đến 45 ki lô mét. Ở Lạng Sơn, Lào Cai, quân Trung Quốc cũng tiến sâu vào đất Việt Nam từ 10 đến 15 ki lô mét.

Các hướng tiến công của quân Trung Quốc ngay trong những ngày đầu đã bị bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ Việt Nam chặn đánh.

Trong năm ngày (từ 17-21/2/1979), quân và dân Việt Nam đã đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn quân Trung Quốc, bắn cháy và phá huỷ 140 xe tăng và xe bọc thép.

Các trận chiến đấu diễn ra quyết liệt trên hướng Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Đặc biệt, các trận chiến đấu ở Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn, quân Trung Quốc với nhiều trung đoàn bộ binh, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, chia thành nhiều hướng tiến công đồng loạt.

Quân và dân Lạng Sơn đã hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, kiên quyết ngăn chặn các mũi tiến công của quân Trung Quốc.

Chỉ trong ba ngày (27, 28/2 và ngày 1/3), quân và dân Lạng Sơn đã đã đánh thiệt hại nặng và loại khỏi vòng chiến đấu một trung đoàn, ba tiểu đoàn quân Trung Quốc, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh.

Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta, trước những tổn thất lớn và tình hình dư luận thế giới kịch liệt lên án, phản đối cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra, ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Từ ngày 6/3/1979, phía Trung Quốc bắt đầu vừa đánh vừa rút quân.

Đến ngày 20/3/1979, phần lớn quân Trung Quốc rút về bên kia biên giới, số còn lại chiếm đóng khu vực mốc 121 ở Cần Yên, mốc 94 ở Trà Lĩnh, mốc 63 ở Trùng Khánh, mốc 121 Thông Nông.

Trên hướng Lạng Sơn, đối phương còn chiếm đóng hai vị trí là điểm cao 605 giáp Khơ Đa - mốc 15 Đông huyện Văn Lãng và khu vực bình độ 400 huyện Cao Lộc.

Điều đáng chú ý là, sau khi tuyên bố rút quân, Trung Quốc vẫn duy trì 12 sư đoàn và hàng chục trung đoàn độc lập áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây tình hình căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”.

Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt - Trung diễn ra trong vòng hơn một tháng, được phía Trung Quốc tuyên bố là đã “dạy cho Việt Nam một bài học”, “đánh sập huyền thoại về tài bách chiến bách thắng của quân đội Việt Nam”.

Nhưng thực tế thì ngược lại, tờ Nhật báo Phố Wall Mỹ, số ra ngày 6/3/1979, dưới đầu đề: “Ai cho ai bài học” đã viết:

“Sau khi tính số lỗ lãi của đòn trừng phạt Việt Nam vừa qua của Trung Quốc, thế giới có thể nhất trí rằng: Trung Quốc đã phải rút khỏi cuộc chiến tranh với uy tín bị tổn thương và mặt mày đầy máu me, thương tích...”.

Tiến công Việt Nam, Trung Quốc thực sự đã tiến hành một cuộc “xuất quân lớn” nhằm phá hoại và làm suy yếu Việt Nam, đánh một đòn nặng vào cơ sở kinh tế, vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, làm cho Việt Nam mất thế ổn định.

Hậu quả là nhiều làng mạc, thị xã bị phá trụi, đường giao thông, các thiết bị sản xuất, các cơ sở y tế, trường học... bị phá hoại không hoạt động được.

Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Cam Đường bị phá huỷ hoàn toàn.

330 làng bản, 735 trường học, 428 bệnh viện và trạm xá, 41 nông trường, 38 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 80.000 héc-ta lương thực và hoa màu bị phá huỷ.

Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở sáu tỉnh biên giới mất nhà cửa, hàng nghìn người Việt Nam, trong đó chủ yếu là các cụ già, phụ nữ và trẻ em bị chết và bị thương...

Ngoài ra, còn có nhiều công trình văn hoá, lịch sử, nhiều nhà bảo tàng ở các địa phương cũng bị đối phương phá huỷ.

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đã làm tổn hại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc. Đó là một “khúc quanh lịch sử” trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt - Trung đã kết thúc. Hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển đã đến với nhân dân hai nước Việt - Trung.

Những đau khổ mà nhân dân hai nước phải gánh chịu trong chiến tranh là bài học xương máu phải được nhận thức đầy đủ.

Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều không muốn chiến tranh. Người Trung Quốc thường nói: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Cái mà mình không muốn thì đừng gây ra cho người khác). Quá khứ vẫn là quá khứ, nhưng tương lai luôn ở phía trước.

Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đang được củng cố và phát triển. Chúng ta mong rằng với bài học của quá khứ và sự nỗ lực của cả nhân dân hai nước theo đúng những nguyên tắc, mà lãnh đạo hai Đảng, hai Chính phủ đã chấp thuận, tình hữu nghị đó sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp.

ĐẶNG VIỆT THUỶ

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

SÒNG PHẲNG VỚI LỊCH SỬ
KHÔNG PHẢI LÀ KÍCH ĐỘNG HẬN THÙ


Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.

Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ.

Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17/2/1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương Tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.

Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi.


Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua?

Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ.

Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù.

Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.

Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế.

Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới.

Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.

Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hoà hiếu.

Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột.

Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.

Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hoà bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.

Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới.

Ta cần hành động theo tinh thần đó.

Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ.

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.

Nguyên Phó Chủ tịch nước NGUYỄN THỊ BÌNH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CUỘC CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC
THÁNG 2 NĂM 1979-[1]


Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
Biên giới Việt – Trung đêm ngày 17 tháng 2 năm 1979 trong khi một bên vẫn vui sống hoà bình thì phía bên kia một lực lượng phản ứng nhanh gồm 8 đơn vị bộ binh (20 lữ đoàn) và các đơn vị hỗ trợ, tổng cộng 300.000 binh sĩ (lúc đỉnh điểm lên tới 800.000) đã được tập hợp, được trang bị 1.000 xe tăng, ít nhất 1.500 khẩu pháo.

Rạng sáng hôm đó, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.

Đối mặt với quân xâm lược, ban đầu chỉ là lược lượng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Việt Nam.

Đồi núi được biến thành pháo đài với đường hầm, hố chông.

Bằng kinh nghiệm của gần 30 năm chiến tranh, Việt Nam đã chống trả dữ dội và chia thành các đơn vị nhỏ, cấp tiểu đội, tiểu tổ để dùng cách đánh du kích chống lại quân xâm lăng.

Sau ba tuần giao tranh, Trung Quốc đột ngột tuyên bố đạt được các mục tiêu và quyết định rút quân.

Kể từ năm 1979, đã xảy ra ít nhất 6 cuộc xung đột lớn ở biên giới (vào tháng 7/1980, tháng 5/1981, tháng 4/1983, tháng 4/1984, tháng 6/1985 và tháng 12/1986 kéo dài đến tháng 1/1987). Tất cả đều do phía Trung Quốc khiêu khích, hoặc lên kế hoạch nhằm đạt các mục tiêu chính sách đối ngoại lớn hơn.

Vụ nã pháo vào Cao Bằng tháng 7/1980

Trong 6 tháng đầu năm 1980, cả Trung Quốc và Việt Nam đều ghi nhận một số lượng ngày càng tăng các sự cố biên giới.

Đầu tháng 7, hai bên đã trao đổi công hàm phản đối các hành động của nhau.

Ngày 4/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam cáo buộc pháo Trung Quốc đã bắn nhiều lần vào lãnh thổ Việt Nam từ ngày 28/6, làm nhiều dân thường thiệt mạng và bị thương. Ngày hôm sau, lực lượng biên phòng Trung Quốc cho biết đã bắn hàng trăm quả pháo sang Cao Bằng trong một vụ tấn công kéo dài 3 ngày.

Trong công hàm ngày 6/7, Trung Quốc giải thích các hành động của mình là nhằm đáp trả “những khiêu khích vũ trang không ngừng” ở khu vực biên giới của họ.

Các sự kiện trong giai đoạn này đã dẫn tới việc một phóng viên đưa tin rằng “căng thẳng ở biên giới đã đạt tới đỉnh điểm”. Sau đó, cũng nhanh như nó đã bắt đầu, cuộc xung đột chìm xuống.

Ngày 12/9, Việt Nam nhắc lại đề nghị tiến hành đối thoại hoà bình.

Tận hôm 23/6, Trung Quốc mới cho biết sẽ nối lại các cuộc hoà đàm tại Hà Nội “ngay khi xuất hiện một nhân tố tích cực ủng hộ đàm phán, dù rất nhỏ”.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc tìm cách giành lợi thế trong cuộc xâm lược của Liên Xô vào Afghanistan bằng cách quấy rối Việt Nam trong khi Moscow đang bận bịu ở chỗ khác.

Cuộc bắn pháo của Trung Quốc tháng 7 năm đó cũng có thể được xem như một cách đáp trả đối với đề nghị nối lại đàm phán của Việt Nam về bình thường hoá quan hệ, vốn đã đổ vỡ từ tháng 12/1979, cũng như một đề xuất khác của Việt Nam, theo đó hai bên nên thực hiện ngừng bắn nhân dịp năm mới.

Nói cách khác, Trung Quốc cố tìm cách chứng tỏ quyết tâm gây sức ép với Việt Nam để buộc quân đội Việt Nam phải rời khỏi Campuchia.
https://vnn-imgs-f.vgclou...luoc-thang-2-nam-1979.jpg
Chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra vào ngày 17.2.1979.
Vụ chiếm núi ở Lạng Sơn và Hà Tuyên tháng 5/1981

Ngày 2 tháng 1, Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xuất ngừng bắn nhân dịp Năm mới, song bị giới chức Trung Quốc bác bỏ vào ngày 20/1. Tuy nhiên, hai bên đã tiến hành trao đổi tù binh. Trong những tháng tiếp theo, khu vực biên giới tương đối yên tĩnh.

Tháng 5, một cuộc xung đột lớn khác đã xảy ra với cường độ lớn chưa từng thấy kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới tháng 2 và tháng 3/1979.

Ngày 5 và 6 tháng 5, các lực lượng địa phương của Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng một dải đất hẹp ở biên giới, chiếm đồi 400 thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và chiếm một số ngọn đồi chiến lược khác (mang số 1800 a, 1800b, 1688 và 1059) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Giống như trước đây, Trung Quốc giải thích các hành động của mình là đáp trả các sự cố biên giới do Việt Nam khởi xướng trong quý đầu năm đó.

Việt Nam đã đáp trả bằng việc truy đuổi quân Trung Quốc sang tận lãnh thổ của họ.

Ngày 22/5, Trung Quốc rêu rao đã sát hại 85 người Việt Nam. Cùng ngày, nguồn tin Việt Nam cho biết một lữ đoàn Trung Quốc đã chiếm đóng và lập quyền kiểm soát một quả đồi ở huyện Vị Xuyên.

Giao tranh giảm dần và ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam lại đề nghị nối lại đối thoại.

Cũng như tháng 7/1980, cuộc giao tranh ác liệt tháng 5/1981 do phía Trung Quốc gây ra, nhằm phục vụ mục đích chính trị xa xôi.

Các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh đã nhanh chóng kết nối tình hình leo thang xung đột này với chính sách Campuchia của Trung Quốc. Nhiều kế hoạch sau đó đã được tiến hành nhằm sáp nhập 3 nhóm kháng chiến chính của Campuchia thành một mặt trận thống nhất chống Việt Nam.

Theo quan điểm này, các cuộc tấn công dọc biên giới phía Bắc được thiết kế nhằm buộc Việt Nam phải tăng cường phòng thủ.

Các nhà ngoại giao cũng ghi nhận rằng Hội thảo quốc tế tài trợ cho Campuchia đã được lên kế hoạch và sẽ làm theo mục đích của Trung Quốc, theo đó Việt Nam bị mô tả là một “kẻ hiếu chiến”. Sau đó, việc Trung Quốc tỏ ra cứng rắn trong chính sách “gây đổ máu cho Việt Nam” cũng là nhằm phục vụ lợi ích của họ và can ngăn ASEAN thông qua một chính sách hoà giải tại hội nghị ngoại trưởng tại Manila (Philippines) sau đó.

Theo quan điểm này, hành động của Trung Quốc sẽ lôi kéo các nước khác rằng việc họ không ngừng gây sức ép đối với Việt Nam chỉ là cách để buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Cuối cùng, Trung Quốc đã thúc đẩy việc ngăn Việt Nam tăng cường quân đội tại Campuchia vì đã phải tập trung lực lượng lên biên giới phía Bắc.

Sau các vụ đụng độ tháng 5/1981, căng thẳng biên giới Việt – Trung ở mức tương đối thấp cho đến tháng 4/1983. Dường như các sáng kiến cải thiện quan hệ Xô – Trung, cũng như các cuộc tiếp xúc giữa Trung Quốc và Việt Nam dẫn tới quãng thời gian tạm yên ắng này.

Các nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ Xô – Trung xuất hiện từ tháng 9/1981, thậm chí trước đó, khi Liên Xô gửi một công hàm tới Trung Quốc đề nghị mở lại các cuộc thảo luận về vấn đề biên giới. Tổng Bí thư Brezhnev đã đẩy mạnh nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong một tuyên bố quan trọng ở Tashkent ngày 24/3/1982.

Tháng 5, một bài bình luận dài trên tờ Pravda tuyên bố đã đến lúc cải thiện các cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ Xô – Trung được mong đợi từ lâu.

Giới lãnh đạo Trung Quốc khi đó cũng công khai cách tiếp cận mới đối với Liên Xô tại một cuộc Đại hội Đảng đầu tháng 9, khi thông báo nối lại các cuộc đàm phán cấp cao thường kỳ.

Tháng 7, Việt Nam thông báo ý định rút quân một phần khỏi Campuchia.

Thái Lan đã đề xuất các hiệp ước không gây hấn với từng nước trong ba nước Đông Dương, cũng như thiết lập một “vùng an toàn” dọc biên giới với Campuchia do các lực lượng của Thái Lan và Campuchia cùng kiểm soát. Thái Lan cũng đề xuất “bước hai” hướng đến hoà bình. Cuộc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia đã diễn ra vào tháng 7.

Tháng 9/1982, lần đầu tiên Việt Nam gợi ý một thoả thuận ngừng bắn nhân ngày quốc khánh của từng nước.

Tháng 10/1982, Việt Nam cho biết sẵn sàng thảo luận với Trung Quốc về bình thường hoá quan hệ “ở bất cứ cấp độ nào, ở bất cứ địa điểm nào và càng sớm càng tốt”.

Cũng trong tháng 10, Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch bí mật gồm 5 điểm nhằm giải quyết vấn đề Campuchia. Liên Xô ban đầu phản đối sáng kiến này, gợi ý thay vào đó rằng Trung Quốc nên tiếp xúc trực tiếp với Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục gây sức ép với Liên Xô, hy vọng một phản ứng tích cực trước thềm hoặc trong khi diễn ra vòng đàm phán về bình thường hoá quan hệ tiếp theo dự kiến vào tháng 3/1983 ở Moscow.

Ngày 16/4, viện dẫn “các cuộc tấn công không tương xứng”, pháo binh Trung Quốc lại mở cuộc tấn công 4 ngày sang biên giới Việt Nam, tạo ra một “đợt thuỷ triều thù địch cao nhất” kể từ các vụ đụng độ tháng 5/1981.

Cũng như các vụ đụng độ quân sự lớn trước đó, các nhà quan sát ngoại giao đã nhanh chóng chỉ ra rằng các hành động quân sự của Trung Quốc chẳng liên quan nhiều đến tình hình quân sự tại biên giới với Việt Nam, mà liên quan nhiều hơn đến tình hình tại Campuchia.

Các sự kiện tháng 4/1983 đã được nhà báo Đông Dương Nayan Chanda gọi là “cuộc phòng vệ mang tính biểu tượng”. Chanda cũng dẫn lời các nhà phân tích quân sự phương Tây khi viết: “Người Trung Quốc dường như không có ý định tấn công mục tiêu nào cụ thể. Mục đích chỉ thuần tuý là ghi điểm chính trị”.

Sau cuộc xung đột trên, cả Việt Nam và Trung Quốc đã quay lại bàn đối thoại.
Tháng 10, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã chấp nhận lời mời của người đồng cấp Trung Quốc tham dự một buổi chiêu đãi chính thức tại Liên hợp quốc nhân kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CUỘC CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC
THÁNG 2 NĂM 1979-[2]


Vụ chiếm đất đai tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên tháng 4/1984

Sự yên tĩnh bị phá vỡ vào tháng 4/1984 khi pháo binh Trung Quốc lại dội như mưa sang Việt Nam. Đây là cuộc tấn công lớn nhất kể từ năm 1979.

Theo sau đó là một cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc tại nhiều quả đồi của Việt Nam tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên.

Việt Nam gọi cuộc cuộc nã pháo này là một “cuộc chiến phá hoại”. Cuộc chiến do Trung Quốc khơi mào giờ đã trở thành “cuộc xâm lược lãnh thổ”.

Trong thời gian từ 2-27/4, hơn 60.000 quả pháo được cho là đã bắn sang 16 huyện biên giới. Quân đội Trung Quốc sau đó phát động các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam ở tỉnh Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hoàng Liên Sơn. Một đại chiến sự đã diễn ra ở đồi 636 và 820 ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ngày 6/4.

Ngày 28/4, hơn 500 quả pháo đã tiếp tục được bắn sang nhiều địa điểm ở Việt Nam. Bộ binh Trung Quốc, gồm 3 trung đoàn thuộc lữ đoàn số 40 đã tấn công và chiếm 3 cao điểm ở Hà Tuyên. Cuộc tấn công này được báo chí gọi là “cuộc xâm lược nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ năm 1979”. Một tài liệu sau này nói rằng các lực lượng Trung Quốc cũng đã chiếm một cụm cao nguyên  (đồi 1250, 1509, 1030, 772 và 233) ở huyện Vị Xuyên và Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên.

Các báo cáo chính thức của Việt Nam trong thời gian từ 2/4-2/6, cho biết Việt Nam đã tiêu diệt một trung đoàn Trung Quốc = 9 tiểu đoàn và “vô hiệu hoá” 5.500 binh sĩ. Tháng 8, Việt Nam đã nâng con số này lên 7.500 trong vòng 4 tháng trước đó.

Ngày 13 và 16/4, Liên Xô đã cảnh báo Trung Quốc bằng cuộc tập trận trên biển đầu tiên với Việt Nam. Cuộc tập trận diễn ra dưới dạng một cuộc đổ bộ của hải quân Liên Xô gần cảng Hải Phòng.

Trung Quốc đáp lại bằng việc cử một đội tàu đi qua quần đảo Trường Sa. Về phần mình, họ cũng tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ trên đảo Hải Nam.

Ngày 5/5, cả tờ Pravda và Izvestia đều kêu gọi Trung Quốc chấp thuận đề nghị của Việt Nam tiến hành “các cuộc đàm phán nghiêm túc, với một quan điểm giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ song phương bằng các biện pháp hoà bình”.

Đầu tháng 7, Tân Hoa Xã thông báo “Trung Quốc không muốn lao vào một cuộc mạo hiểm quân sự có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hiện đại hoá của mình”. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình trước thềm chuyến thăm Mỹ đã tuyên bố tình hình dọc biên giới Việt Nam khá yên bình.

Cuối tháng 6 năm đó, có thông báo rằng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sẽ thăm Moscow.

Giải thích về cuộc nã pháo sang Việt Nam tháng 4/1984 Giới chức Trung Quốc một lần nữa đổ lỗi cho Việt Nam. Nhưng cũng giống như các vụ trước, các nhà quan sát nước ngoài nhận định hành động này của Trung Quốc có liên quan tới vấn đề Campuchia.

Trung Quốc chọn mục tiêu của mình một cách kỹ lưỡng. Trung Quốc cố chứng tỏ rằng các mục tiêu của họ chỉ giới hạn ở việc buộc Việt Nam đi đến thoả thuận về Campuchia. Trung Quốc cũng giành lợi thế đúng lúc Tổng thống Mỹ Reagan thăm Bắc Kinh tháng 4 để chứng tỏ sự quyết tâm của mình trong việc gây sức ép với Việt Nam.
https://vnn-imgs-f.vgclou...oc-thang-2-nam-1979-1.jpg
Chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra vào ngày 17.2.1979.
Vụ nã pháo sang Vị Xuyên tháng 6/1985

Trong hầu như cả năm 1985 và những tháng đầu năm 1986, các tỉnh biên giới Việt Nam đã trở thành mục tiêu của nhiều đợt pháo kích tăng cường. Trong tháng 6, khi gần vào mùa khô năm 1984-1985, các lực lượng Trung Quốc đã phát động các cuộc tấn công đặc biệt mạnh tay nhằm vào huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên.

Các đơn vị biên phòng Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng chiến thuật “chiếm đất”. Từ tháng 5/1985, họ đã bắt đầu thả mìn nhựa vào các con sông chảy xuống Việt Nam. Cuối năm 1986, Việt Nam đã ghi nhận 100 vụ nổ mìn ở nhiều tỉnh khác nhau, làm 30 người thiệt mạng và 60 người bị thương.

Nhiều tài liệu của Việt Nam cho biết hơn 1 triệu quả đạn súng cối đã được bắn vào một khu vực rộng 10km2 của huyện này riêng trong năm 1985. 100 quả đồi chiến lược (như 233, 300, 400, 468, 500, 673, 685, 812, 900, 1100, 1509, đồi Quan Sát và đồi Co Ich), nhất là quanh khu vực giao lộ Thanh Thuỷ, đã trở thành mục tiêu của liên tiếp các vụ bắn phá và tấn công trên bộ. Trong giai đoạn từ ngày 27/5 – 13/6, các lực lượng của Trung Quốc đã bắn 226.900 quả pháo xuống Vị Xuyên.

Từ ngày 1-7/6, các lực lượng của Trung Quốc đã tiến hành 6 vụ tấn công lên đồi 400 và 1509. Một báo cáo trong nửa đầu năm cho thấy Trung Quốc đã cử hơn 60 trung đội đến trung đoàn tiến hành các vụ tấn công vào nhiều địa điểm ở Việt Nam.

Một tài liệu đánh giá hoạt động quân sự của Trung Quốc năm 1985 cho biết Trung Quốc đã chọn huyện Vị Xuyên là một mục tiêu “trả đũa”, nhằm đáp lại cuộc tấn công thành công của Việt Nam tại biên giới Thái Lan – Campuchia.

Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam trong buổi phát ngày 26/12/1985 đã điểm lại các sự kiện trong năm đó, nhấn mạnh vấn đề như sau: “Trung Quốc tiếp tục một cuộc chiến tranh chiếm đất ở biên giới chống Việt Nam một cách tàn bạo, đặc biệt là khu vực biên giới của huyện Vị Xuyên, Hà Tuyên. Có thể nói chưa bao giờ ngừng tiếng pháo cối của Trung Quốc tại đây kể từ năm 1984. Các cuộc nã pháo tàn bạo và các chiến thuật tác chiến mới được sử dụng trong việc chiếm các quả đồi của chúng ta”.

Trong 4 ngày, từ 5-8/9, gần 60.000 pháo hạng nặng đã dội sang Vị Xuyên.
Bất chấp vụ bắn pháo tháng 6, sự cải thiện quan hệ Việt – Trung đã được ghi nhận trong quý IV/1985. Ngày 1/9, Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm đã gửi thư chúc mừng người đồng cấp Trường Chinh nhân dịp Quốc khánh thứ 40 của Việt Nam. Sau khi ghi nhận “quan hệ truyền thống lâu đời” giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông Lý nói về vấn đề bình thường hoá.

Nhưng ngay sau đó, một đợt giao tranh ngắn trong tuần đầu tháng 12, khi các lực lượng Trung Quốc một lần nữa được cho là đã tham gia hoạt động “chiếm đất” ở Vị Xuyên. Việt Nam cáo buộc Trung Quốc bắn hơn 60.000 quả pháo xuống tỉnh Hà Tuyên, trong đó 34.900 quả được bắn riêng trong ngày 2/12. Cùng lúc đó, Việt Nam thông báo đánh bại 5 vụ tấn công trên bộ tại đồi 685 ở Hà Tuyên, tiêu diệt 470 lính Trung Quốc.

Tân Hoa Xã trong một bài xã luận đã kết nối tình hình chiến sự tăng cường ở biên giới với một cuộc tập trung lực lượng Việt Nam tại Campuchia chuẩn bị cho một chiến dịch mùa khô khác.

Các cuộc nã pháo tháng 12/1986 - 1/1987

Trong suốt năm 1986, Trung Quốc duy trì sức ép với Việt Nam bằng việc tăng cường nã pháo. Đến giữa năm, gần 25.000 quả pháo đã được bắn sang lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1985, Vị Xuyên hứng chịu 20 sự cố bắn pháo riêng rẽ, liên quan đến hơn 800.000 quả pháo, trong tổng số khoảng 1 triệu quả được bắn sang Việt Nam.

Giữa năm 1986, Việt Nam cho biết 4/5 đạn pháo của Trung Quốc đã được bắn và rơi vào Vị Xuyên. Ngày 14/10/1986, làng Thanh Thuỷ ở Vị Xuyên đã “hứng” 35.000 quả pháo. Vụ bắn phá lớn nhất xảy ra tháng 1/1987, khi trong một ngày, pháo binh Trung Quốc bắn tới 60.000 quả pháo vào Vị Xuyên.

Các báo cáo cho thấy giao tranh trên bộ giảm dần từ tháng 7/1986. Tháng 10, tại vòng đàm phán Xô – Trung lần thứ 9, Trung Quốc cuối cùng đã được Liên Xô nhất trí thảo luận vấn đề Campuchia, vấn đề “nước thứ ba” vốn là một điều cấm kỵ trước tới nay.

Ngày 13/7, Việt Nam đã thả 72 thuyền nhân Trung Quốc từng xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Ngày 1/8, Hội Chữ thập Đỏ tại Lạng Sơn đã gửi “chia buồn” tới người dân tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sau một trận bão. Ngày 13/8, Việt Nam thông báo nhân dịp Quốc khánh của Trung Quốc và Việt Nam, sẽ thả 27 tù nhân Trung Quốc. Những trao đổi đã được tiến hành ngày 6/9, khi Trung Quốc thả 34 người Việt Nam và Việt Nam thả 26 người Trung Quốc.

Ngày 3/10, một đội bóng bàn của Việt Nam đã sang Trung Quốc tham dự giải bóng bàn châu Á lần thứ 8 ở tỉnh Quảng Đông. Và ở các cấp cao hơn, cụm từ “kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp” khi nói về Trung Quốc đã không còn được nhắc lại.

Bất chấp các diễn biến tích cực trên, giao tranh vẫn tái diễn ở biên giới Việt – Trung. Ngày 14/10, Việt Nam thông báo rằng Trung Quốc đã bắn 35.000 quả pháo sang Việt Nam và các lực lượng Trung Quốc đã nối lại “các chiến thuật chiếm đất” ở đây.

Ngày 27/11, báo Nhân Dân của Việt Nam đăng một bài xã luận dài về quan hệ Việt Trung, trong đó viết: “Mới đây, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhắc lại sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc nối lại các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc bất cứ ở đâu, vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ cấp nào, nhằm tìm một giải pháp chính trị được hai bên chấp nhận, nhằm khôi phục sớm nhất các quan hệ bình thường giữa hai nước cũng như tình bằng hữu lâu năm giữa hai dân tộc. Tuy nhiên, thiện chí trên chỉ có một chiều.

Về phần mình, giới lãnh đạo Trung Quốc đã đáp lại bằng hàng trăm nghìn quả pháo và ra lệnh một loạt vụ tấn công quân sự vào huyện Vị Xuyên… Chúng tôi một lần nữa tái khẳng định rằng luôn quý trọng tình bằng hữu lâu năm với nhân dân Trung Quốc và muốn khôi phục quan hệ thân thiện và bình thường giữa hai nước vì lợi ích của hoà bình và ổn định tại châu Á, và của hai dân tộc”.

Bốn mươi năm đã trôi qua, cuộc chiến biên giới Việt-Trung vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải mật. Nhưng ngày càng nhiều chuyên gia phân tích độc lập chứng minh rằng, Trung Quốc khơi ra cuộc xung đột biên giới 1979 nhằm các tham vọng chính trị xa xôi, có cả vấn đề Campuchia tại thời điểm đó.

Diệu An
tổng hợp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

https://1.bp.blogspot.com/-iG4TrdmOQR8/XoVrulhXhNI/AAAAAAACN7k/ZDVMT_sMLtoqLH4ZSXsvou4BU9aV1tPtgCLcBGAsYHQ/w472-h640/1.PNG


CHIẾN TRANH
BIÊN GIỚI TÂY NAM
TIÊU DIỆT KHMER ĐỎ - POL POT
1979


https://2.bp.blogspot.com/-uyWgaJdONrc/Wa_k7HS2t3I/AAAAAAABF5g/esHiGfeFyGkuLWpTaRqYamuwWM57dxHtQCLcBGAs/w640-h360/103.jpg

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CUỘC HÀNH QUÂN THẦN TỐC ĐẦY BÃO TỐ
CỦA LỮ ĐOÀN XE TĂNG 203:
TIÊU DIỆT KHMER ĐỎ


Lữ đoàn xe tăng 203 nhận nhiệm vụ mới

Sau khi thực hiện thành công cuộc hành quân “Thần tốc” hơn 1000 km và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 về trú quân tại Long Bình tham gia truy quét FULRO tại Lâm Đồng và củng cố địa bàn.

Tháng 6.1976, chấp hành mệnh lệnh của Bộ và Bộ tư lệnh quân đoàn, Lữ đoàn cơ động về đứng chân tại khu vực Ấp 5, xã Thuỷ Phương, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Về vị trí mới, lữ đoàn tập trung huấn luyện- sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đơn vị.

Tiếp nhận một khu doanh trại cũ của quân đội Việt Nam cộng hoà (VNCH) đã xuống cấp nặng nề, cán bộ chiến sĩ toàn lữ đoàn đã tích cực lao động cải tạo các công trình cũ, xây dựng các công trình mới để nhanh chóng ổn định nơi ăn ở, đồng thời củng cố trang bị vũ khí và giúp bạn Lào tiễu phỉ ở Xa Van Na Khẹt.

Trước hành động gây hấn của bọn phản động Khơ me Đỏ tại khu vực biên giới Tây Nam, cuối năm 1978 Bộ chỉ huy tối cao đã quyết định sẽ ra quân trừng trị chúng đồng thời giúp nhân dân bạn thoát khỏi tai hoạ diệt chủng theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Căm- pu- chia.

Để tăng cường lực lượng cho các đơn vị phía Nam làm nhiệm vụ, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định điều động Quân đoàn 2, trong đó có Lữ đoàn xe tăng 203 vào tham gia chiến đấu trên hướng tác chiến của Quân khu 9.

Ngày 28.11.1978, Lữ đoàn XT 203 chính thức nhận nhiệm vụ chuẩn bị xe máy, trang bị vũ khí, sẵn sàng nhận lệnh lên đường. Vậy là trước mắt lữ đoàn là một cuộc hành quân “Thần tốc” lần thứ hai.

Ngày 16.12.1978, quyền Lữ đoàn trưởng Trần Minh Công và một số cán bộ chủ chốt các cơ quan lữ đoàn cùng thủ trưởng quân đoàn đáp máy bay từ Phú Bài vào biên giới Tây Nam để trinh sát thực địa, chuẩn bị chiến trường.
Ngày 19.12.1978, toàn bộ lực lượng của lữ đoàn bắt đầu cơ động dưới sự chỉ huy của Chính uỷ Bùi Văn Tùng và Tham mưu trưởng Phạm Ngọc Bảng.


Quân tình nguyện Việt Nam truy kích quân Khơ me Đỏ.
Cuộc hành quân thần tốc đầy sóng gió

So với cuộc hành quân Thần tốc lần thứ nhất, cuộc hành quân Thần tốc lần này có nhiều điểm khác biệt. Nếu như cuộc hành quân lần thứ nhất chỉ có đi đường bộ thì cuộc hành quân lần này là đa phương tiện; quãng đường hành quân cũng dài hơn và xe máy trang bị cũng cũ kỹ hơn...

Với kinh nghiệm rút ra từ cuộc hành quân Thần tốc lần thứ nhất, lữ đoàn đã xây dựng kế hoạch cơ động rất cụ thể, tỷ mỷ đồng thời hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài đoàn cán bộ đi bằng máy bay, lực lượng còn lại của lữ đoàn chia làm 2 khối: Khối 1 bao gồm các đơn vị xe tăng, xe thiết giáp sẽ hành quân bộ theo Quốc lộ 1 vào Đà Nẵng để đi tàu thuỷ theo kế hoạch của Bộ và quân chủng Hải Quân; Khối 2 gồm cơ quan và các đơn vị trực thuộc sẽ hành quân bằng ô tô vào vị trí tập kết.

Theo đúng kế hoạch, đêm 19.12.1978 toàn bộ lữ đoàn lên đường. Khối 1 sau khi vượt đèo Hải Vân, toàn bộ tăng thiết giáp tập kết ở quân cảng Đà Nẵng. Tại đây, các xe tăng thiết giáp được đưa lên hai tàu đổ bộ HQ501 và HQ403.

Tàu HQ-501 còn có tên là chiến hạm Trần Khánh Dư thuộc lớp LST-542 có trọng lượng toàn tải khoảng 3.640 tấn, từng thuộc biên chế của Hải quân Hoa Kỳ trước khi được bàn giao cho VNCH. Sau 30.4.1975 thuộc biên chế của Hải quân nhân dân Việt Nam. Tàu HQ403 thì nhỏ hơn, toàn tải chỉ có 800 tấn.


Xe tăng lội nước PT-76 và chiến sĩ hải quân đánh bộ huấn luyện chiến đấu
Sẩm tối 20.12.1978, hai tàu rời cảng nhằm hướng Nam thẳng tiến. Đúng dịp gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, có lúc lên đến cấp 10 nên sóng rất to, tàu rung lắc dữ dội. Đặc biệt, trên tàu 403 toàn bộ “tăng- đơ” cố định xe bị đứt, 100% lính xe tăng say sóng...

Sau gần 2 ngày đêm vật vã vượt qua sóng gió đại dương, tàu chạy vào sông Tiền rồi lại sang sông Hậu và sáng 23.12.1978, tàu cập cảng Trà Nóc (Cần Thơ). Tại cảng, xe tăng thiết giáp được đưa lên bờ.

Tiếp đó, toàn bộ xe tăng thiết giáp được chuyển tâỉ bằng tàu “tăng- kít” đến bến Cây Me gần thị trấn Tri Tôn (An Giang). Cứ tàu cập bến, xe lên bờ là ngay lập tức có người dẫn đường chạy về khu vực núi Cấm (thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang). Đây chính là vị trí tập kết chiến dịch của lữ đoàn.

Trong lúc đó, bộ phận hành quân bộ cũng đã tới nơi và tổ chức tiếp nhận Tiểu đoàn thiết giáp 10 của Quân khu IX vào đội hình chiến đấu. Chiếc xe cuối cùng của lữ đoàn về đến vị trí tập kết chiến dịch là chiều 25.12.1978.

Từ ngày 26.12.1978 toàn lữ đoàn bắt tay vào củng cố trang bị vũ khí, bổ sung nhiên liệu dầu mỡ... đồng thời tổ chức trinh sát thực địa, làm kế hoạch chiến đấu, tổ chức hiệp đồng giữa các bộ phận để rồi ngày 3.1.1979 cùng quân đoàn nổ súng đánh địch.

Như vậy là chỉ trong vòng 1 tuần (từ 19 đến 25.12), toàn bộ Lữ đoàn XT 203 với hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp đã cơ động bằng nhiều loại phương tiện vượt hơn 1.000km để có mặt tại cực Nam Tổ quốc tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế, tiêu diệt chế độ diệt chủng Khơ me Đỏ.
Đây chính là cuộc hành quân “Thần tốc” lần thứ hai của lữ đoàn trong vòng hơn 3 năm.

Có được thành công như vậy là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan cấp trên, sự hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn và đặc biệt là từ những kinh nghiệm của cuộc hành quân “Thần tốc” lần thứ nhất tháng 4.1975.

Đại tá NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHUYỂN HƯỚNG CHỦ YẾU, DỜI NGÀY N:
QUYẾT ĐỊNH VÔ CÙNG CHÍNH XÁCTRONG CHIẾN DỊCH
GIẢI PHÓNG PHNOM PÊNH


Quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh nhiều xương máu để bảo vệ nhân dân Campuchia.

Kế hoạch hoàn hảo

Đáp ứng Lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (MTĐKDTC), đồng thời để tự bảo vệ mình, thời điểm cuối năm 1978 Việt Nam chuẩn bị lực lượng, phương tiện tổ chức tổng phản công trên biên giới Tây Nam. Tướng Lê Trọng Tấn trực tiếp chỉ huy chiến dịch.

Tham gia chiến dịch có các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 2, 3, 4 và các quân khu 5, 7, 9; 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ, đoàn không quân 901 và một số đơn vị thuộc các quân, binh chủng kỹ thuật được tăng cường.

Theo kế hoạch tác chiến, Quân đoàn 2 sẽ hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 tiến công quân khu Đông Nam của Khmer Đỏ, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia sau đó đánh về Phnom Pênh từ hướng Nam và Đông Nam.

Quân đoàn 3, tiến công từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia, tiến đánh Phnom Pênh từ hướng Đông Bắc.
Quân đoàn 4 cùng các lực lượng của MTĐKDTC được tăng cường 1 trung đoàn Hải quân, 1 trung đoàn Công binh tiến công từ tây nam Tây Ninh, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng đánh chiếm bến phà chiến lược Neak Lương và tiến công Phnom Pênh từ hướng Đông.


Trung đoàn 66 - Sư đoàn 304 truy kích địch ở Kô Công - Campuchia.
Quân khu 5, tiến công từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.

Lực lượng đổ bộ đường biển đánh vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som. Đoàn 901 không quân có nhiệm vụ chi viện lực lượng tiến công mặt đất và tham gia truyền đạt.

Do các hướng Đông và Đông Bắc đều bị con sông Mekong ngăn trở, Bộ Tư lệnh Mặt trận xác định hướng chủ yếu tiến công vào Phnom Pênh là hướng Nam và Đông Nam do lực lượng Quân khu 9 và Quân đoàn 2 đảm nhiệm, các hướng khác là thứ yếu và phối hợp.

Thời gian nổ súng phản công trên toàn tuyến vào ngày 23.12.1978. Thời gian tổng tiến công vượt qua biên giới là ngày 02.01.1979. Thời gian đồng loạt tiến công vào thủ đô Phnom Pênh là 08.01.1979.

Thực tế muôn màu muôn vẻ

Nói cho công bằng, đó là một kế hoạch hoàn hảo với 3 mũi tiến công hợp điểm vào cơ quan đầu não của địch. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn chỉ là kế hoạch, còn thực tế thì muôn màu muôn vẻ và đòi hỏi con người phải có đối sách linh hoạt và thích hợp.

Trên hướng Quân đoàn 4, trước thắng lợi của các lực lượng Quân khu 7 tại Krachie, được sự đồng ý của Tư lệnh Mặt trận đã nổ súng tiến công sớm hơn 1 ngày- ngày 01.01.1979.

Chỉ huy đơn vị quân đội ta nghiên cứu địa hình, xây dựng phương án tác chiến.
Ngược lại, trên hướng tiến công của Quân đoàn 2 và Quân khu 9, ngay trước ngày N quân Khmer Đỏ bất ngờ tiến công chiếm khu vực kênh Vĩnh Tế - nơi Quân đoàn 2 chọn làm bàn đạp tiến công buộc lực lượng của quân đoàn phải đánh chiếm lại và đến 3.1.1979 mới đồng loạt tiến công.

Trên hướng tiến công của Quân đoàn 3, quân Khmer Đỏ bên bờ Đông sông Mekong nhanh chóng bị đánh tan, phải rút lui về củng cố tuyến phòng ngự bên bờ Tây đồng thời phá huỷ hết thuyền, phà để làm giảm tốc độ tiến công của Quân tình nguyện.

Trái ngược với những dự đoán ban đầu, sau khi bị đánh tan tác ở các cứ điểm vòng ngoài, bến phà Neak Luong chỉ được phòng ngự lâm thời với lực lượng tương đối mỏng. Bởi vậy, ngày 06.01.1979, một bộ phận của Quân đoàn 4 đã chiếm được đầu cầu bên bờ Tây sông và phát triển chiến đấu về phía Phnom Pênh.

Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 Bùi Cát Vũ nhớ lại: Trong lúc hầu hết quân địch đang hoang mang rút chạy, nếu ta nhanh chóng dấn lên sẽ rất thuận lợi. Còn nếu chậm trễ, bọn chúng sẽ thiết lập các tuyến phòng ngự mới sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, thời gian quy định vào Phnom Pênh là 08.01 nên phải xin ý kiến cấp trên.

Thật may cho các anh, vào thời điểm đó, phái viên Mặt trận Lâm Hà bay trên chiếc UH-1A đã có mặt.

Phó tư lệnh Bùi Cát Vũ kể: “Tôi đề nghị ngày mai cho đi luôn. Sang sông được bao nhiêu xe, chúng tôi đi bấy nhiêu, còn thì đi bộ. Hễ gặp địch phía trước bộ đội nhảy xuống đánh, thì quay xe lại chuyển tải anh em đi bộ lên tiếp...”.

Không đủ thẩm quyền giải quyết vấn đề, phái viên Lâm Hà phải quay về báo cáo Bộ Tư lệnh Mặt trận. Nhưng chỉ 1 giờ sau, ông quay lại với mệnh lệnh mới:

“Một là Quân đoàn 4 chiếm toàn bộ thủ đô Phnom-Pênh, bao gồm cả sân bay Pô-chen-tông, chứ không phải từ cầu Mô-ni-vông lên đến Bộ Tổng Tham Mưu Pôn-Pốt phía nam Hoàng cung như đã qui định cũ; Hai là: N là ngày mai 07.1, chứ không phải là ngày 08.01”.

Cờ cách mạng 5 ngọn tháp tung bay trên thành phố CămPốt – Campuchia năm 1979.
Như vậy là, so với Kế hoạch ban đầu, hướng tiến công chủ yếu vào Phnom Pênh đã được chuyển giao cho Quân đoàn 4 thay vì Quân đoàn 2 và Quân khu 9 như trước. Bên cạnh đó, thời gian tiến công Phnom Pênh cũng được đẩy sớm lên 01 ngày.

Được lời như cởi tấm lòng, ngay trong đêm 6.1.1979, với sự trợ giúp của Trung đoàn Hải quân 962, phần lớn lực lượng của Sư đoàn Bộ binh 7 và Lữ đoàn Tăng thiết giáp 22 đã qua được sông Mekong và lập tức chuyển sang tiến công về hướng Phnom Pênh.

Đúng như dự liệu của Phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ, lực lượng phòng thủ thủ đô của Khmer Đỏ không quá mạnh, chủ yếu là phòng ngự lâm thời và vào 12 giờ ngày 07.01.1979 Quân đoàn 4 cùng Binh đoàn 1 MTĐTCNK đã làm chủ hoàn toàn Thủ đô Phnom Pênh.

Bài học rút ra ở đây là: Kế hoạch dù cụ thể đến đâu cũng không thể sát với thực tế 100% được. Và người chỉ huy trên chiến trường cần phải hết sức linh hoạt, quyết đoán đưa ra quyết định thích hợp tuỳ theo thực tế đòi hỏi mới có thể giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất với tổn thất thấp nhất.

Đại tá NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BỘ ĐỘI VIỆT NAM CHIẾM XE TĂNG TRUNG QUỐC SẢN XUẤT
ĐỂ ĐÁNH KHMER ĐỎ:
TYPE 62 ĐỐI ĐẦU T54 CHỊU SAO ĐƯỢC NHIỆT!


1 chiếc xe tăng Type 62 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh minh hoạ.
Xe tăng hạng nhẹ kiểu Type 62 (cán bộ chiến sĩ xe tăng Việt Nam quen gọi là T-58) là loại xe tăng hạng nhẹ do hãng Norinco của Trung Quốc sản xuất, phát triển từ năm 1960.

Đây là một phiên bản thu nhỏ của xe tăng T-59 (là 1 bản sao của xe tăng T-54) nên hình dạng của nó rất giống T-54A chỉ có điều nhỏ hơn, giáp mỏng nhẹ hơn, pháo nhỏ hơn và dùng các thiết bị điện tử khác nhằm giảm trọng lượng.

Type 62 được trang bị 1 khẩu pháo 85mm, 1 súng máy K53 song song bên pháo và 1 súng cao xạ 12,7 mm trên tháp pháo. Pháo 85 mm có thể bắn các loại đạn nổ phá, xuyên giáp, xuyên lõm và xuyên dưới cỡ với cơ số 47 viên. Tuy nhiên, pháo không có hệ thống ổn định nên độ chính xác khi bắn còn thấp.

Với trọng lượng chỉ có 21 tấn, Type 62 cơ động khá linh hoạt và sử dụng tương đối thuận lợi ở cả địa hình đồi núi lẫn đồng bằng. Tuy nhiên, do mục đích giảm trọng lượng nên vỏ giáp của Type 62 khá mỏng, chỗ dày nhất trên tháp pháo là 55 mm, chỗ mỏng nhất ở thân xe chỉ 15 mm nên khả năng bảo vệ kém.

Xe tăng Type 62 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh minh hoạ.
Để tăng cường sức mạnh cho Khơ me Đỏ, Trung Quốc đã viện trợ cho quân đội của tổ chức phản động này một số khá lớn xe tăng Type 62, làm nòng cốt tổ chức các trung đoàn TTG trong quân đội Khơ me Đỏ.

Với truyền thống “lấy xe địch đánh địch” đã có từ thời chống Mỹ, cán bộ chiến sĩ ta đã mưu trí linh hoạt thu được một số xe Type 62 để bổ sung ngay vào đội hình chiến đấu rất hiệu quả.

Type 62 đối đầu xe tăng T-54 thì chịu sao được nhiệt

Những ngày đầu tháng 1.1979, dưới sự tiến công mãnh liệt của Quân đoàn 3, tuyến phòng thủ đường số 7 của Khơ me Đỏ từng bước bị chọc thủng. Trên hướng Bắc đường 7, Tiểu đoàn XT3 phối thuộc cùng Trung đoàn BB48, Sư đoàn 320 đã đột phá qua Kra Sang và tập trung đánh chiếm Mo Lou.

Khi Mo Lou thất thủ, quân tướng địch mạnh tên nào tên nấy bỏ chạy một cách hỗn loạn. Xe ô tô, xe kéo pháo, xe tăng thiết giáp chiếc lao vào rừng, chiếc mở đường máu tháo chạy.

Trong lúc hỗn loạn ấy, một chiếc xe tăng Type 62 chắc do mất phương hướng nên chạy bừa về phía quân ta. Do hình dáng bề ngoài nhìn khá giống với xe tăng T-54, các chiến sĩ bộ binh lầm tưởng là xe của ta nên không bắn và bị nó gây ra một số tổn thất.

Bộ đội xe tăng Việt Nam huấn luyện chiến đấu
Chiếc Type 62 chạy rất nhanh nên khi các chiến sĩ xe tăng phát hiện ra nó đã đến quá gần không thể dùng pháo tiêu diệt được. Chiến sĩ lái xe Nguyễn Thanh Tùng thuộc Đại đội XT9 nhanh trí kéo cần lái cho chiếc xe tăng T-54 số 999 của mình xoay ngang nằm chắn ngang đường.

Do quán tính lớn, chiếc Type 62 không hãm được và cũng không vòng tránh được đã đâm sầm vào sườn xe T54 số 999 của Nguyễn Thanh Tùng. Cú đâm kinh hoàng đó làm toàn bộ kíp xe Type 62 bị thương ngất xỉu.

Cán bộ chiến sĩ Đại đội XT9 nhanh chóng lên xe bắt tù binh và đưa chiếc Type- 62 này bổ sung vào đội hình chiến đấu.

Thật may, cơ cấu điều khiển của nó cơ bản giống T-59 nên đã rất quen thuộc với chiến sĩ xe tăng Việt Nam. Còn pháo 85 mm trên Type 62 bắn chung đạn với K63-85 được nên việc tiếp vận không gặp khó khăn gì.

Cháy rồi nhưng biết dùng vẫn có thể dùng được

Trong chiến dịch này, Trung đoàn BB 52 của Sư đoàn 320 được tăng cường Tiểu đoàn XT1 và Đại đội thiết giáp 6 của Tiểu đoàn 2 là mũi thọc sâu có nhiệm vụ đột pháp Sere Kấc, đánh chiếm Ngã ba Chúp ngăn chặn không cho địch chạy về Kongpong Cham.

Lợi dụng kết quả đột phá, phân đội phái đi trước gồm 6 xe M113 và Tiểu đoàn BB 2 nhanh chóng thọc sâu vào tuyến phòng ngự của địch. Do đường xấu nên dọc đường tiến quân 3 xe M113 bị đứt, trật xích. Tuy nhiên, 3 xe còn lại cùng một số bộ binh vẫn nhằm hướng ngã ba Chúp thẳng tiến.

Mặc dù lực lượng khá mỏng song do lợi dụng được yếu tố bất ngờ cộng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí linh hoạt nên phân đội phái đi trước đã chiếm được ngã ba Chúp.

Do vị trí đặc biệt quan trọng của ngã ba Chúp, các chỉ huy Khơ me Đỏ quyết định phản công lấy lại bằng được. Sau nhiều lần phản công không có kế quả, sáng 1.1.1979, quân Khơ me Đỏ đã huy động lực lượng từ Suông lên phản kích, trong đó có cả xe tăng và xe thiết giáp.

Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và Bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp luyện tập, nâng cao kỹ thuật chiến đấu. Ảnh: TTXVN
Trong quá trình chiến đấu, 2 xe M113 và một số chiến sĩ bộ binh đã bị thương vong. Đến thời điểm này chỉ còn 1 xe M113 cơ động được; về phía bộ binh chỉ còn có 12 tay súng. Trận đánh diễn ra hết sức chênh lệch về lực lượng.

Mặc dù vậy, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng BB Trịnh Xuân Lan, các chiến sĩ TTG và bộ binh vẫn kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa. Sau những đợt tiến công dồn dập của địch, thêm nhiều người bị thương vong.

Với ưu thế hơn hẳn về binh lực, quân Khơ me Đỏ đã xâm nhập được một phần trận địa. Một chiếc Type 62 đã vào được khu vực chốt vừa đi vừa bắn rất hung hãn.

Đúng lúc đó, khẩu DKZ gắn trên M113 bất ngờ bị hỏng. Tiểu đoàn phó XT Nguyễn Tiến Hưởng rời xe xuống, anh nhặt khẩu B40 của chiến sĩ bị thương nhằm bắn chiếc Type 62. Chiếc xe tăng bùng cháy khựng lại ngay trước chiến hào phòng ngự. Bọn lính trên xe hoảng sợ bỏ xe tháo chạy.

Khi thấy chiếc xe tăng chỉ cháy ở bên ngoài, Hưởng cùng một số chiến sĩ nhảy lên xe cởi áo dập lửa. Khi lửa tắt, một chiến sĩ chui vào vị trí lái xe ấn nút khởi động. Xe nổ máy được và được đưa về trận địa bổ sung vào lực lượng phòng ngự.

Với trang bị 1 khẩu pháo 85 mm, 2 khẩu đại liên, chiếc xe tăng Type 62 là một sự bổ sung đáng kể về hoả lực cho chốt phòng ngự. Nhờ vậy, phân đội phái đi trước đã giữ vững trận địa cho đến khi lực lượng ở phái sau lên tiếp ứng.

Ngay từ thời chống Mỹ, Lữ đoàn XT 273 đã nổi tiếng với việc dùng xe địch đánh địch trong các trận tiến công thị xã Tuy Hoà, trận đánh chiếm Cầu Bông trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Và truyền thống đó đã được cán bộ chiến sĩ của lữ đoàn phát huy trong quá trình làm nghĩa vụ quốc tế sau này.

Đại tá NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NHỮNG TRÁI “DA LÁNG” ĐÁNG SỢ
CỦA… THẦN CHẾT


Cuối tháng 2 năm 1979, Trung đoàn 1, Trung đoàn 2 (thiếu) của Sư đoàn 9 bộ binh cùng các đại đội pháo 105mm của Trung đoàn 42, đánh vào ga Romea tỉnh Kampong Ch’nang.

Bộ đội Việt Nam dẫn giải tù binh Polpot. Ảnh tư liệu.
Cuộc chiến không tù binh

Romea tuy là một ga xép nhưng có vị trí đầu cầu rất quan trọng, là cửa ngõ hướng đông bắc vào thủ đô kháng chiến Amleang, nơi chính phủ Kh’mer Đỏ chọn làm căn cứ địa.

Khu vực này do các lực lượng quân khu Tây Nam thiện chiến của Tà Mok chốt giữ. Đường 146 vào Amleang bị án ngữ bởi hai ngọn núi thấp là cao điểm 96 và cao điểm 86. Đôi ngọn núi như hai cánh cửa khép chặt bởi các lớp phòng ngự chiều sâu. Sau gần chục ngày giao tranh, các đơn vị tấn công chưa dứt điểm được và gần như bị bao vây tại đây.

Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 2 chúng tôi đang chốt bên kia sông Tonle Sap, được lệnh thọc vào giải vây, thông đường 27 để tiếp tế hậu cần đạn dược, chuyển tử sỹ ra ngoài thị xã. Đang là cuối mùa khô với những ngày nắng rát.

Đồng hoang và những bụi cây nhỏ khô cháy lan đến tận chân rừng mờ mịt khói. Xe quân nhu thảy xuống cho tiểu đoàn bộ thùng lựu đạn M.67 cuối cùng.

Những trái da láng nằm trong hộp giấy mới khui màu ô liu sẫm, còn hắc thơm mùi sơn bảo quản.

Chứng chỉ xác quyết sinh tử cưa đôi trong cuộc chiến tranh không có tù binh (*) đã được cấp phát, như sự khẳng định mức độ cận chiến ác liệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đây là lần thứ hai hậu cần trung đoàn cấp lựu đạn. Lần thứ nhất tôi nhớ rõ là chiều ngày mùng 3/1/1979, sau khi Tiểu đoàn 6 đánh toang cửa mở cầu Tonle với rất nhiều thương vong, và tiểu đoàn tôi lên thay máu, đi đầu trong mũi chủ công tiến dọc lộ 1 vào Ph’nom Penh.

Trái da láng đó tôi đã ném cá bên bờ sông Bốn mặt bởi nghĩ Ph’nom Penh đã được giải phóng, chiến tranh đã kết thúc, chẳng cần dùng đến nó nữa.

Nhưng tôi đã lầm. Lần này trái da láng lại đến đằm tay, như một lời nhắc lạnh lùng rằng chiến tranh sẽ còn triền miên kéo dài.

Tôi xoáy mở cụm mỏ vịt kiểm tra cẩn thận: Kíp nhôm hai ngõng chấm xanh, loại an toàn 6 giây.

Ga Romea tỉnh Kampong Ch’nang nơi đã từng là chiến trường ác liệt giữa Quân tình nguyện Việt Nam và lính Polpot. Ảnh: Trung Sỹ.

Tội ác tày trời của lính Pol Pot...

Anh em đơn vị từng nghe chuyện cả một phân đội trinh sát sư đoàn bạn luồn sâu trận Oudong, bị địch phục kích bắt sống. Bọn lính Polpot dã man dùng cuốc đập chết từng người rồi đốt xác.

Tiểu đoàn 5 đánh vào giải vây, thấy cảnh đó chỉ biết hộc lên nghiến răng căm hận. Ngay thằng bạn học cùng ngày nhỏ nhà bên phố Hàng Lược, là lính Tiểu đoàn 6 trung đoàn tôi cũng bị địch bắt sống, chặt bêu đầu trên cọc. Tất cả chỉ vì không có hoặc không kịp rút chốt trái đắng cuối đời.

Giờ thì trái đắng, hay gọi là trái hạnh phúc cũng được, đã mát lạnh trên tay như một đảm bảo cho sự giải thoát tức thời không đau đớn, và nếu biết đâu trong hoàn cảnh đó nếu may mắn còn gọi hồn thêm được một vài thằng lính Polpot diệt chủng.

Trái mãng cầu của thần Chết vo tròn số phận chia đều cho cả hai bên. Tôi từng biết có những đứa trẻ con áo đen mới hơn chục tuổi đã biết cầm súng, khi bị thương nặng không chạy được, vẫn thủ trái M.67 tức thì dưới bụng, đợi chúng tôi đến là mỏ vịt lập tức buông tay.

Các toán địch nhỏ bu bám theo từng bước hành quân trên dọc dài 28 km từ thị xã Kampong Ch’nang vào tới ga Romea. Mới ra khỏi trái núi rìa phía tây thị xã đã đụng địch. Súng nổ liên hồi như bắp rang, bắn vào đoàn quân đang càn tới.

Tiểu đoàn 4 đánh rẽ địch ra hai bên, vừa đi vừa đánh, hộ tống đoàn xe hậu cần tiến vào. Mùi tử khí nồng nặc bao trùm ngôi trường, nơi trung đoàn để tạm anh em hy sinh trong các lớp học.

Ngôi trường học khi xưa từng xếp tử sỹ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh.
Quanh hai chiếc xe chở thi hài đồng đội mới được xếp lên trong sân trường để chuyển ra ngoài thị xã, ruồi bay vu vu như những đám mây. Đội vận tải phải chặt cành cây phủ kín thành xe để chống ruồi.

Tôi được lệnh đi máy với đại đội 4, đại đội hoả lực của tiểu đoàn. Đóng cọc mắc mùng trên ruộng khô, trải nilon nằm cạnh anh Ninh C phó xong mắt tôi díp lại ngay. Đạn địch điếc tai, át cả tiếng chuông máy Mỹ kêu cồng cộc.

Lính thê đội 2 ngày mai tấn công, được nằm giữa nên không phải gác. Không có cây mắc võng, lính giăng mùng trắng ruộng. Dưới ánh trăng trung tuần tháng Hai, những chiếc mùng xô trắng tinh lớp lớp, trông ghê như vải liệm.

Một người lính đi tìm đồng hương về ngủ muộn, lấy trái lựu chày Trung Quốc đóng cọc giăng mùng. Đất cứng, trái lựu chày phát nổ trên tay. Quân y vận tải hò hét gọi nhau om sòm. Trái lựu đạn chia cả cho quân ta.

May nó chỉ là trái lựu đạn chày Trung Quốc nên sức sát thương kém. Đêm ấy mặt trăng sáng trắng, rọi thẳng vào mặt anh lính có thói quen nằm ngửa. Tôi phải lấy cái quần đùi phủ lên đỉnh mùng che trăng cho tối đi, mãi mới ngủ được.

Thêm quân thêm đạn, pháo đội 105mm trung đoàn 42 lại quất không thương tiếc lên cao điểm 96, nơi địch đặt khẩu cao xạ hai nòng 37mm, hạ nòng bắn tà âm xuống đầu chúng tôi. Pháo thủ cởi trần lao đạn vã mồ hôi hột, vừa kỵ ghét trên cổ vừa giật cò. Chiều hôm sau, cao điểm này thất thủ.

Chúng tôi thu được hai khẩu pháo 105mm của địch. Thu nốt cả khẩu cao xạ 37mm vừa bắn khùng khùng vào đội hình chúng tôi đêm hôm qua cùng chiếc xe Hoàng hà kéo pháo. Đường vào thủ đô kháng chiến Amleang của chính phủ Kh’mer Đỏ ở phía đông bắc đã mở toang. Các sư đoàn bộ binh bắt đầu đánh thọc vào.

Thêm một lần nữa, thủ đô mới của địch thất thủ nhưng chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Hàng tháng trời sau, sư đoàn 9 cùng các đơn vị bạn càn đi quét lại vùng sâu trong núi Aoral, diệt tàn quân địch và đưa dân chúng lùa theo ra đồng bằng trở về quê cũ.

Một trái da láng M.67
... và trái da láng cuối cùng

Tình hình yên ả dần, cơ hội cưa đôi sinh tử dường như không còn nên trái lựu đạn mang theo luôn nhấp nhổm muốn rút chốt mỗi khi gặp một nguồn nước nhiều cá. Cuối cùng, nó đã được thảy xuống cái đập nước gần thị trấn Ponley, nơi đàn cá lóc bông quần tụ.

Các anh em lính rừng tiểu đoàn tôi kham khổ suốt mấy tháng đuổi địch mùa khô, hôm đó được bữa canh chua lá giang cá lóc nhớ đời.

Rồi tôi cũng kiếm được một trái da láng M.67 khác phòng thân. Trái lựu đạn này hẳn đã qua tay nhiều người nên lớp sơn ngoài đã tróc hết. Lớp vỏ thép cọ mồ hôi nhiều sáng bóng, chạm lạnh nhói bụng những đêm sâu gác ca cuối mùa khô.

Tôi được rút lên ban Chính trị trung đoàn nhưng vẫn giữ trái da láng như một thói quen, nghĩ nếu may không có cơ hội phải dùng nó thì khi giải ngũ mang về nhà ném cá.

Ngày tôi nhận quyết định giải ngũ, xe đưa những người lính hoàn thành nghĩa vụ về đến ngã ba Sê Kun thì nghỉ lại giữa đường. Đêm cuối cùng trên đất Campuchia, trái da láng thêm một lần lạnh cóng nằm trên bụng giữa chợ hậu phương khi nghe tiếng 12,8mm quét qua từng tràng khá gần.

Quân tình nguyện Việt Nam đã bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, phối hợp với LLVT Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh (7-1-1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17-1-1979).
Nhọc mệt thế nhưng không ngủ được, hai mắt thức chong chong. Lại lật võng, nhìn lên thăm thẳm một trời sao trôi chậm. Vòm đêm sâu hun hút. Sao Gầu Sòng lộn ngược, đang úp thìa lên ngọn thốt nốt đen sẫm đằng xa. Bao đêm gác địch mù mắt vẫn gà gật ngủ gục được, nhưng đêm ấy sao khó ngủ quá!

Chiều tối hôm sau, chúng tôi thở phào khi xe sắp vượt qua biên giới về tới đất quê hương. Trái da láng tróc sơn vẫn giắt giấu, lạnh trong thắt lưng. Chợt nghĩ mình chưa vặn ra kiểm tra xem trái này là loại tức thì hay delay.

Đồn biên phòng kia rồi, quê mẹ quê cha đây rồi, còn tính cưa đôi với ai nữa đây? Thôi, giã từ vũ khí!

Tôi quăng trái da láng vào một bụi rậm ven đường.

TRUNG SỸ


Xuân Tùng (bút danh Trung Sỹ) - Nguyên trung sỹ D4E2F9, Quân đoàn 4 tham gia Chiến tranh Biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc và là Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, tác giả cuốn Hồi ức Chuyện lính Tây Nam, NXB Thanh Niên.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(*) Nguyên trung đoàn trưởng Trung đoàn 812 (Sư đoàn 309 - Mặt trận 479) Nguyễn Hữu Bằng nói rằng ông đọc và biết về nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có cuộc chiến nào như cuộc chiến này: Không có tù binh nào của Việt Nam được phía Pol Pot trao trả. Trong khi đó, ta bắt hàng ngàn tù binh và đối xử rất nhân đạo, cho họ về làm dân, cấp ruộng cho họ cày cấy. Chỉ một khía cạnh ấy thôi, đủ hiểu chế độ diệt chủng của Pol Pot khủng khiếp như thế nào.
(Theo Người Lao động)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

“VƯỢT SÔNG BẰNG SỨC MẠNH”:
NHỮNG TRẬN ĐÁNH KINH ĐIỂN
CỦA QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM
Ở CAMPUCHIA


Đó là các trận tiến công vượt sông Mekong tại bến phá Neak Luong và giải phóng thị xã Kongpong Cham của các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam (QTNVN) ngày 6.01.1979.

Vượt sông bằng sức mạnh - Không hề đơn giản!

Khi tiến hành phòng ngự, ngoài việc xây dựng hệ thống công sự vật cản kiên cố, vững chắc thì bên phòng ngự thường hết sức chú trọng việc lợi dụng các vật cản thiên nhiên để ngăn bước tiến của quân bên tiến công.

Trong các loại vật cản thiên nhiên thì lợi hại bậc nhất là các con sông và chúng đặc biệt hữu dụng với các phương tiện cơ giới hạng nặng như xe tăng, thiết giáp.

Sở dĩ nói như vậy bởi các con sông - nhất là sông lớn là loại vật cản rất khó khắc phục. Nếu như đó là hàng rào thép gai thì người ta có thể dùng bộc phá để phá; là hào chống tăng thì có thể mở đường qua; là mìn thì có thể tháo gỡ... Nhưng với các con sông thì chịu!

Bởi vậy, trong lịch sử chiến tranh thế giới, việc sử dụng các con sông làm vật cản thiên nhiên trước tuyến phòng ngự rất phổ biến. Ngay ở Việt Nam, từ thời Lý, Thái uý Lý Thường Kiệt đã thiết lập phòng tuyến sông Như Nguyệt để ngăn chặn quân xâm lược Tống rất hiệu quả.

Gặp những trường hợp như vậy, bên phía tiến công phải tìm mọi cách vượt qua. Có thể họ sẽ bí mật vượt sông ở những vị trí khác rồi phát triển đánh chiếm đầu cầu, tạo bến vượt cho đại quân vượt qua. Ngoài ra còn một cách nữa là “vượt sông bằng sức mạnh”.


Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở Campuchia.
Vượt sông bằng sức mạnh là hình thức chiến đấu mà bên tiến công sử dụng sức mạnh hoả lực tiêu diệt quân phòng ngự ở bờ đối diện, sau đó tổ chức vượt sông đánh chiếm đầu cầu và phát triển chiến đấu. Hình thức này thường được sử dụng khi bên tiến công có sức mạnh vượt trội về hoả lực và binh lực.

Trong lịch sử chiến tranh thế giới đã có nhiều trận vượt sông bằng sức mạnh kinh điển như trận tiến công vượt sông Dniep năm 1943 hoặc trận tiến công vượt qua phòng tuyến sông Wisla- Ode của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II...

Nhìn chung, đây là hình thức tác chiến hết sức phức tạp, đòi hỏi công tác tổ chức và nghệ thuật chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng ăn khớp và kiên quyết, hành động chiến đấu của bộ đội phải rất dũng cảm, mưu trí, linh hoạt.

Thực tế, trong hai cuộc kháng chiến Quân đội nhân dân Việt Nam chưa có trận đánh nào áp dụng hình thức này và nó chỉ xuất hiện trong chiến dịch tiến công thủ đô của chế độ Khmer Đỏ khi đi làm nghĩa vụ quốc tế cứu nhân dân Campuchia khỏi hoạ diệt chủng.

Những trận vượt sông bằng sức mạnh - Chìa khoá giải phóng Phnom Pênh
Muốn giải phóng Phnom Pênh - đầu não của chế độ Khmer Đỏ, các cánh quân trên hướng Đông và Đông Bắc của QTNVN bắt buộc phải vượt qua sông Mekong, một trong những con sông thuộc loại lớn nhất thế giới.

Xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, sau khi chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào sông Mekong đổ vào Camphuchia rồi qua Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Với một lưu vực rộng lớn, Mekong có lượng nước dồi dào, lưu lượng và lưu tốc lớn.

Đoạn qua Camphuchia, Mekong chảy theo hướng Bắc - Nam là chính, sau đó chuyển sang hướng Tây - Đông trước khi đổ vào Việt Nam. Trên suốt đoạn này sông có bề rộng trung bình 1,5- 2 km, sâu vài mét và trở thành một chướng ngại thiên nhiên hết sức lợi hại chặn bước tiến các đoàn quân hướng về Phnom Pênh.

Trung đoàn 64 vượt sông Mê Kông bằng sức mạnh, giải phóng thị xã Kông

***
Trên hướng Đông, Quân đoàn 4 có nhiệm vụ tiến công theo đường 1 về Phnom Pênh. Từ ngày 01.01.1979 đến 06.01.1979, đội hình của quân đoàn đã đánh tan nhiều sư đoàn Khmer Đỏ nhưng buộc phải dừng lại trước bến phà Neak - Lương trên sông Mekong.

Neak-Lương, tiếng Khơ-me có nghĩa là nàng Lương. Chắc ở đây xưa kia đã xảy ra một chuyện buồn về thân phận người con gái tên Lương. Cách Svairiêng 68 km, Sài Gòn gần 200 km, Phnom-Pênh 60 km, cho nên hồi trước Neak-Lương có nhiều hàng quán với món ăn đặc biệt của cá tôm Mê Kông nổi tiếng là ngọt thịt.

Còn giờ đây Neak Lương trở thành chướng ngại hết sức “khó nhằn” với Quân đoàn 4. Có một điều may mắn là do chủ quan và cũng không ngờ QTNVN đánh nhanh thế nên hệ thống phòng thủ ở bờ Tây sông Mekong mới được thiết lập vội vã và khá sơ sài.

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh quân đoàn quyết định sử dụng biện pháp “vượt sông bằng sức mạnh” với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng với nhau - chủ yếu là pháo binh, công binh và bộ binh.

11h45 ngày 06.01.1979, một trận pháo kích dữ dội cấp tập vào trận địa phòng ngự bên bờ Tây sông. Một tràng tiếng nổ dậy đất, một bức tường lửa dựng lên suốt chiều dài một cây số bên kia bờ sông.

Trong lúc đó, hai đội thuyền, mỗi đội năm chiếc thành đội hình chữ A, mở hết tốc độ sang sông bất chấp đại liên địch quét, đạn cày trên mặt nước, các loại đạn cối rơi lụp ụp quanh thuyền. Thuyền cặp bờ, pháo chuyển làn, các chiến sĩ trinh sát nhảy lên bờ lợi dụng địa hình vừa chạy vừa bắn trên bãi trồng màu thoai thoải, trong làn khói vừa tan.

Lúc bờ bên kia trinh sát đã chiếm được đuôi làng, và đang đánh ép vào sườn địch phía Bắc để mở rộng bãi đổ bộ, thì đội thuyền thứ hai gồm mười hai chiếc xuất phát, mỗi chiếc chở một trung đội đủ. Mười hai chiếc máy nổ rộ lên như một cuộc đua mô tô, chỉ mất 7 phút một chuyến đi về.

Đến 13 giờ, ta đã hoàn thành đổ bộ Trung đoàn 12 và Tiểu đoàn 3 bạn. Đến 14 giờ 20 phút Trung đoàn 12 và Tiểu đoàn 3 bạn phối hợp với hoả lực sấm sét, đánh xong đường số 1 và bến phà phía Tây, bắt nhiều tù binh, phát hiện nhiều xe pháo, kho tàng của địch.

Tiếp theo, Trung đoàn 14 rồi Tiểu đoàn 2 Tiểu đoàn 7 bạn lần lượt vượt sông để chiếm lĩnh bến phà phía Tây cho Trung đoàn 12 và Tiểu đoàn 3 bạn phát triển tấn công theo đường 1. Phà Neak Lương hoàn toàn bị QTNVN làm chủ lúc 15giờ 30 ngày 06.01.1979.

Tiếp đó, các bộ phà ghép và đoàn tàu đổ bộ của Trung đoàn Hải quân 962 có mặt để đưa toàn bộ đội hình quân đoàn qua sông ngay trong đêm 06.01.1979 để rồi 12 giờ ngày 07.01.1979, Quân đoàn 4 đã giải phóng hoàn toàn Phnom Pênh.

Quân đội cách mạng Campuchia và bộ đội Việt Nam tiêu diệt quân Pôn-pốt, giải phóng thủ đô Phnom Pênh.

***

Không được thuận lợi như hướng Đông, Quân đoàn 3 tiến công trên hướng Đông Bắc gặp khó khăn hơn bởi quân Khmer Đỏ dưới sự chỉ huy của XonXen - Bộ trưởng Quốc phòng đã thiết lập một hệ thống phòng thủ rất vững chắc tại Kongpong Cham.

Thị xã Kongpong Cham nằm sát bờ Tây sông Mê - kông, dài khoảng 4 km, rộng 2 km, là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô Phnom Pênh. Đoạn sông Mekong chảy qua đây có bề rộng từ 1,2 đến 1,5 km. Hai bên bờ sông có bờ dốc đứng. Cả phía thượng lưu và hạ lưu có nhiều bãi bồi, các phương tiện rất dễ mắc cạn.

Sau khi trinh sát địa hình và tình hình địch, Sư đoàn 320 và Trung đoàn 64 xây dựng 2 phương án (PA) vượt sông như sau:

- PA 1:
Bộ binh bí mật vượt sông bằng xuồng ở phía thượng lưu bến phà khoảng 1800 mét, sau đó bất ngờ nổ súng tiến công tiêu diệt địch, đánh chiếm đầu cầu tạo thuận lợi cho tăng thiết giáp và các lực lượng khác vượt sông.

Các chiến sĩ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.
- PA 2:
Nếu không thực hiện được PA1 sẽ thực hiện PA2 - Vượt sông bằng sức mạnh, sử dụng hoả lực pháo binh, xe tăng... tiêu diệt, chế áp địch bên bờ tây sông yểm trợ cho xe tăng bơi và bộ binh vượt sông đánh chiếm đầu cầu, phát triển chiến đấu tạo điều kiện đưa toàn bộ lực lượng qua sông.

Vào lúc 0 giờ 06.01.1979, các phân đội trinh sát và bộ binh vượt sông theo PA1 bằng xuồng cao su. Địch phát hiện dùng hoả lực dày đặc quét trên mặt sông.

Trong vòng 15 phút, 6/9 chiếc xuồng bị thủng, hàng chục cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 9 hy sinh.

Thêm một lần như vậy không có kết quả, Bộ Tư lệnh sư đoàn quyết định thực hiện PA2.

Hửng sáng, lệnh pháo bắn chuẩn bị được phát ra. Trong khi pháo 155mm bắn cầu vồng chụp xuống trung tâm chỉ huy của địch thì từ các trận địa pháo bắn thẳng bắn dồn dập vào tuyến phòng ngự sát mép nước. 4 xe tăng T-54 cùng tiến ra bờ sông dùng pháo 100mm bắn ngắm trực tiếp.

6h10 ngày 6.1.1979, lợi dụng kết quả hoả lực chuẩn bị, mũi đột kích đánh chiếm đầu cầu do Đại đội 3, Tiểu đoàn 7 lên 4 xuồng máy của Lữ đoàn Công binh 249 nhằm thẳng bên phía bờ Tây xốc tới. Tuy nhiên, do hoả lực ngăn chặn dày đặc buộc phải quay lại. Trong lúc đó Đại đội xe tăng (XT) 11 nhận lệnh cơ động lên tham gia chiến đấu.

Sau ít phút hoả lực dồn dập vào bờ tây sông, Tiểu đoàn 7 tiếp tục vượt sông. Đến 7 giờ, lực lượng vượt sông đã bám được bờ và bắt đầu củng cố bàn đạp đầu cầu.

7h25 phút, Đại đội XT11 tới bờ sông và ngay lập tức thực hành bơi vượt sông. Phát hiện xe tăng bơi sông, các loại hoả khí trên bờ Tây sông tập trung ngăn chặn nên hoàn toàn bị bộc lộ và trở thành mồi ngon cho các họng pháo 100 mm của xe tăng T-54 tiêu diệt.

Hơn 8 giờ, toàn bộ Đại đội XT11 đã sang bờ Tây sông. Các xe tăng nhanh chóng cùng với bộ binh Tiểu đoàn 7 phát triển chiến đấu, bắn diệt các công sự, hoả điểm, củng cố mở rộng bến vượt tạo điều kiện cho chủ lực vượt sông.

Lợi dụng kết quả vượt sông của Tiểu đoàn 7 và Đại đội XT11, toàn bộ lực lượng của Trung đoàn 64 xuống xuồng qua sông; các trang bị nặng được chở qua sông bằng phà tự hành của Lữ đoàn vượt sông 249 bảo đảm.

Sau khi qua sông, Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9 nhanh chóng tổ chức đội hình chiến đấu đánh lui các mũi phản công, dồn địch vào từng ngõ phố. Thừa thắng, toàn trung đoàn tiến vào nội thị, tổ chức hai mũi tiến công truy kích địch.

Hai trận “Vượt sông bằng sức mạnh” kể trên đã là chìa khoá để QTNVN giành thắng lợi trong chiến dịch tiến công giải phóng Pnom Pênh đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau này.

Đại tá NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối