Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vien.vien

@ Thầy Tuấn:

Em làm thử 1 đoạn, thầy xem rồi cho lời bình nhen!


Hẹn hoài, em cũng chẳng thèm lên,
Bơ vơ, anh mãi đợi bên thềm.
Hết sáng ra vào mong dáng mộng!
Cuối chiều ngồi hộp bóng em trông!

Bâng khuâng kỷ niệm về không ngủ,
Rạo rực con tim giấc chẳng nồng.
Mông lung khuya vắng hồn cô quạnh,
Xót lạnh tê bầm giấc ngủ anh.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vien.vien đã viết:
@ Thầy Tuấn:

Em làm thử 1 đoạn, thầy xem rồi cho lời bình nhen!


Hẹn hoài, em cũng chẳng thèm lên,
Bơ vơ, anh mãi đợi bên thềm.
Hết sáng ra vào mong dáng mộng!
Cuối chiều ngồi hộp bóng em trông!

Bâng khuâng kỷ niệm về không ngủ,
Rạo rực con tim giấc chẳng nồng.
Mông lung khuya vắng hồn cô quạnh,
Xót lạnh tê bầm giấc ngủ anh.
Ta hãy xét bài thơ bạn làm chỉ theo các kiến thức đã học, tức là thất ngôn bát cú, vần và nhịp chứ không xét theo các tiêu chí khác chưa học của thơ Đường luật.

Nếu xét như vậy thì:

1. Thất ngôn: đảm bảo tốt, câu nào cũng bảy chữ (từ giờ ta dùng từ "chữ" thay cho từ "âm tiết" để gọn).

2. Bát cú: đủ tám câu, đáng tiếc là lại chia ra hai khổ. Thất ngôn bát cú là tám câu liền nhau, không xuống dòng tách thành hai khổ  bốn câu.

3. Nhịp: đảm bảo các câu đều nhịp 2/2/3

4. Vần: chân của các câu 1, 2, 4, 6, 8 là: lên, thềm, trông, nồng, anh rõ ràng là không đảm bảo. Nguyên tắc là cả năm chữ này phải cùng một vần.

5. Về nội dung: toàn bài đã tập trung vào một chủ đề cơ bản, đó là cái tốt. Cái dở là chưa đặt cho bài thơ một cái tên thích hợp. Tên bài thơ rất quan trọng, nó là cái chạm trán đầu tiên của người đọc với bài thơ.

Có hai câu còn chưa rõ nghĩa:

Hết sáng ra vào mong dáng mộng!
Cuối chiều ngồi hộp bóng em trông!


Hết sáng: chưa rõ là cuối buổi sáng hay toàn bộ buổi sáng?
Ngồi hộp: không rõ là gì?

6. Cuối cùng, hình thức trình bày: không nên tô màu đỏ cho cả bài thơ. Màu đỏ chỉ dùng để gây chú ý, nhấn mạnh. Ngoài ra còn quên đóng hai thẻ /size/color.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

@ TK: Em gửi tiếp đoạn nữa thầy nhe:

Viên vào Thi Viện tập làm thơ
Bài tập chưa xong sợ Bác chờ.
Vội vàng em ghép vài ba chữ.
Bình luận thầy phê Chửa đạt, chê!

Ở bài trước, chữ "ngồi hộp" là lỗi chính tả, em định viết "hồi hộp"
Các lỗi khác em sẽ chú ý khắc phục.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vien.vien đã viết:
Viên vào Thi Viện tập làm thơ
Bài tập chưa xong sợ Bác chờ.
Vội vàng em ghép vài ba chữ.
Bình luận thầy phê Chửa đạt, chê!
Bài này có một điều chưa ưng lắm nhưng vẫn được, đó là vần thơ, chờ, chê chưa là vần chuẩn. Một điều là lỗi và phải chữa, đó là phêchê vần với nhau. Trong khi vần chính còn chưa tốt lắm thì lại tạo ra một vần phụ làm cho bài thơ đọc lên hơi ngang. Tôi tạm sửa thế này:

Viên vào Thi Viện tập làm thơ
Bài tập chưa xong sợ Bác chờ.
Vội vàng em ghép vài ba chữ.
Bình luận thầy còn "chửa đạt" phê!


Mà sao bỗng dưng chữ "chửa" lại viết hoa vậy?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

@ Thầy Tuấn:  

Bài 3:


Thi Trường

Em lên Thi Viện học thơ Đường
Gặp thầy Tuấn Khỉ thật dễ thương
Chu đáo, nhiệt tình, thầy chỉ giúp ,
Ân cần hướng dẫn thật khiêm nhường
Uốn nắn từng câu, vần, nhịp đọc,
Nhắc nhở văn từ nỗi vấn vương.
Ngày ngày, dẫn dắt, thầy lên lớp,
Tối tối, thi đàn Viện hoá trường.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vien.vien đã viết:
@ Thầy Tuấn:  

Bài 3:


Thi Trường

Em lên Thi Viện học thơ Đường
Gặp thầy Tuấn Khỉ thật dễ thương
Chu đáo, nhiệt tình, thầy chỉ giúp ,
Ân cần hướng dẫn thật khiêm nhường
Uốn nắn từng câu, vần, nhịp đọc,
Nhắc nhở văn từ nỗi vấn vương.
Ngày ngày, dẫn dắt, thầy lên lớp,
Tối tối, thi đàn Viện hoá trường.
Bài này đã thoả mãn thất ngôn bát cú, vần và nhịp, tuy nhiên, nếu bạn đọc đi đọc lại thong thả, theo đúng vần, nhịp, ngân nga... bạn sẽ thấy nhiều chỗ chưa xuôi, chưa thông, nghe trúc trắc, khó hiểu. Ấy là vì cái ý với cái vần, cái nhịp nó luôn đánh nhau, được cái nọ, mất cái kia, chưa kể đến cái ngữ pháp, cái chính tả.

Có một số luật quy định mà nếu ta tuân theo thì bài thơ đọc lên sẽ chau chuốt, êm xuôi hơn, đó là bài học sau.

Ở đây, tôi chỉ chữa hai câu cuối cùng:

Ngày ngày, dẫn dắt, thầy lên lớp,
Tối tối, thi đàn Viện hoá trường.


Rõ ràng ta thấy câu dưới nghe trúc trắc, không xuôi với câu trên. Ta thử đảo thế này nhé:

Ngày ngày, dẫn dắt, thầy lên lớp,
Tối tối, đàn thi Viện hoá trường.


Nghe xuôi hơn, nhưng "đàn thi" tối nghĩa quá, ta sửa tiếp:

Ngày ngày, dẫn dắt, thầy lên lớp,
Tối tối, bình thi, Viện hoá trường.


Câu dưới quá ổn, nghe xuôi, êm, lại chơi chữ thi và Viện liền nhau, tạo thành Thi Viện. Nhưng câu trên thì chưa xứng lắm, ta sửa tiếp câu trên:

Ngày ngày, dắt bạn, thầy lên lớp,
Tối tối, bình thi, Viện hoá trường.


Như vậy "bạn, thầy" cũng là chơi chữ: thầy dạy bạn thầy chứ không dạy học trò. Cuối cùng, ta viết hoa cho đẹp, bỏ bớt dấu phảy không cần thiết và hoàn chỉnh hai câu này:

Ngày ngày dắt Bạn, Thầy lên lớp,
Tối tối bình Thi, Viện hoá trường.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Hay quá!!!!!
Ngày ngày, dẫn dắt, thầy lên lớp,
Tối tối, bình thi, Viện hoá trường.

Câu dưới quá ổn, nghe xuôi, êm, lại chơi chữ thi và Viện liền nhau, tạo thành Thi Viện. Nhưng câu trên thì chưa xứng lắm, ta sửa tiếp câu trên:

Ngày ngày, dắt bạn, thầy lên lớp,
Tối tối, bình thi, Viện hoá trường.

Như vậy "bạn, thầy" cũng là chơi chữ: thầy dạy bạn thầy chứ không dạy học trò. Cuối cùng, ta viết hoa cho đẹp và hoàn chỉnh hai câu này:

Ngày ngày, dắt Bạn, Thầy lên lớp,
Tối tối, bình Thi, Viện hoá trường.


Tuyệt vời!!
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Vien.vien đã viết:
@ Thầy Tuấn:  

Bài 3:


Thi Trường

Em lên Thi Viện học thơ Đường
Gặp thầy Tuấn Khỉ thật dễ thương
Chu đáo, nhiệt tình, thầy chỉ giúp ,
Ân cần hướng dẫn thật khiêm nhường
Uốn nắn từng câu, vần, nhịp đọc,
Nhắc nhở văn từ nỗi vấn vương.
Ngày ngày, dẫn dắt, thầy lên lớp,
Tối tối, thi đàn Viện hoá trường.
Trà líp ton pha phải bỏ đường
Thêm chanh mấy lát toả mùi hương
Thầy chê nhạt nhẽo thêm Viên nữa
Trò bảo đậm rồi ngọt lút xương
Lụng bụng trong mồm kêu rõ khỉ
Phì phì nhổ toẹt hất ra đường
Ngày nào cũng thế không thay đổi
Ai cũng ngang phè chẳng bớt cương.
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Baba Yaga đã viết:

Trà líp ton pha phải bỏ đường
Thêm chanh mấy lát toả mùi hương
Thầy chê nhạt nhẽo thêm Viên nữa
Trò bảo đậm rồi ngọt lút xương
Lụng bụng trong mồm kêu rõ khỉ
Phì phì nhổ toẹt hất ra đường
Ngày nào cũng thế không thay đổi
Ai cũng ngang phè chẳng bớt cương.
Bài này tốt, thầy chiếu cố, phê bằng cách hoạ lại:

Phê Thơ Baba Yaga

Thơ em Phù Thủy sánh ngang đường:
Có ngọt, có chua, có cả hương.
Nếu muốn ta min cho ít lá,
Còn cần rô tít bỏ thêm xương.
Làm thầy khoái chí nhe răng Khỉ,
Khiến bạn kiên tâm học luật Đường.
Mắc lỗi: nhiều từ còn lặp lại,
Hay nhưng ý tứ… láo và cương.


:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Vậy iem có đủ tư chất làm học trò của thầy không ạ?

Mon men tới lớp học thơ đường
Thày  hói bóng lừ mặt rỗ  hương
Trợn mắt phùng mang người bảo bướng
Phịu môi mắt ướt ai hông thương
Đệ đơn vò vứt luôn thùng rác
Hỗn láo ranh con lại cố cương
Chẳng  thấy  ngọt đâu nghe   đắng chát
Ra hè  lủi thủi lỏm vài  chương.
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối