Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NguyenVanVinh1.jpg

Trang web về Nguyễn Văn Vĩnh http://www.nguyenvanvinh.net/index.htm
Trang web Việt Nam literature http://www.vietnamlit.org...php?title=Nguyen_Van_Vinh

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/tieusuNguyenVanVinh1.jpg

Bản tiểu sử đầy đủ http://www.nguyenvanvinh....personelle/Biographie.htm

(Những tài liệu này sưu tầm trên internet)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyễn Văn Vĩnh có ba vợ chính thức, 10 trai, 5 gái.
Năm người rất nổi tiếng:
Nhà thơ Nguyễn Giang http://www.cinet.gov.vn/v...othang1/g/nguyengiang.htm
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp http://thivien.net/viewau...ID=bsPboYJJd_xRpDaxE7y1pg
Nguyễn Phổ - tình báo viên
Nguyễn Phùng (được đặt tên phố ở Pháp)
Nguyễn Dực (đã mang toàn bộ trang kỹ thuật của riêng hiến tặng Đài Tiếng nói VN tháng 8-1945 và lắp đặt toàn bộ hệ thống trang âm tại quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945).

Chuyện về một hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh http://antg.cand.com.vn/v.../ktvhkh/2008/2/65420.cand
Trước năm 1945, ông Dực là chủ cửa hiệu Nguyễn Dực Radio ở 43 Hàng Bài, một cửa hiệu nổi tiếng khắp miền Bắc chuyên bán và sửa chữa thiết bị âm thanh. Do có cảm tình và thường ủng hộ Việt Minh nên khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Dực đã tình nguyện mang toàn bộ máy móc của mình để chính quyền cách mạng thành lập đài phát thanh.

Ngày 25/8/1945, ông là người đầu tiên đọc trước micro câu “Đây là Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Phát thanh từ Hà Nội, trên làn sóng điện 41 mét”. Đó là thời khắc đánh dấu sự ra đời của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ngày 2/9/1945, ông Dực cũng là người trực tiếp thiết kế và phụ trách toàn bộ hệ thống âm thanh để Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình trước quốc dân đồng bào.

(Những tài liệu này sưu tầm trên internet)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Mạn đàm về người man di hiện đại http://www.tuoitre.com.vn...D=268433&ChannelID=10

Máy quay lia vào bảng tên đường Nguyễn Văn Vĩnh. Đạo diễn Trần Văn Thủy hỏi một, hai, ba người: Nguyễn Văn Vĩnh là ai mà được đặt tên phố này? Cả ba lắc đầu "không biết". Hỏi nữa thì nhận được câu trả lời: "Hình như ông là liệt sĩ chống Pháp".

Máy lia sang Montpellier, thành phố phía nam nước Pháp, có con đường thật đẹp tên: Nguyễn Phùng. Một nhóm người Pháp, Việt tự hào nói với đạo diễn Trần Văn Thủy: "Nguyễn Phùng là người Việt đầu tiên và duy nhất được đặt tên phố ở Montpellier và ở Pháp. Ông là con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, nhà văn hóa lớn người Việt". Đó là hai cảnh trong bộ phim tư liệu Mạn đàm về người man di hiện đại.

...

Tháng 6-1999, Hội đồng nhân dân TP. HCM quyết định đổi tên đường Hậu Giang dài 400m thành đường Nguyễn Văn Vĩnh. Lý do: Nguyễn Văn Vĩnh có công đầu khai sáng việc dùng chữ quốc ngữ cho người Việt đầu thế kỷ 20, với câu nói nổi tiếng: Nước Nam ta mai sau này hay, dở cũng là ở chữ quốc ngữ!

...

Phan Thị Minh, cháu ruột cụ Phan Châu Trinh, đồng thuận: Vì yêu nước, thương nòi, đời Nguyễn Văn Vĩnh mới bi kịch! (phim có cảnh sông Sêpôn, nơi cuối đời, tránh vỡ nợ, sang Lào tìm vàng, ông chết thảm ở tuổi 54 trên thuyền độc mộc, tay vẫn cầm cây bút viết dở thiên ký sự tiếng Pháp Một tháng với những người tìm vàng).
Philipe ở Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) hóm hỉnh: Nguyễn Văn Vĩnh luôn nghĩ mình ngang hàng người Pháp; người Pháp giận, bởi Vĩnh thiếu mặc cảm nhược tiểu!

...

"Nguyễn Văn Vĩnh là tác giả của nhiều bài báo viết về các vấn đề văn hóa và lịch sử VN, ông cũng đóng góp tích cực công tác truyền bá văn hóa Pháp vào VN thông qua việc dịch nhiều kiệt tác của các tác giả Pháp như Molière, Victor Hugo, Balzac, Alexandre Dumas và La Fontaine. Thông qua các bài báo và công trình dịch thuật của mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần vào cuộc cách mạng chữ viết tại VN đầu thế kỷ 20 và biến quốc ngữ thành chữ viết quốc gia...".

(Những tài liệu này sưu tầm trên internet)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Từ Nguyễn Văn Vĩnh đến tên một con đường Mông Thành http://www.daiviet.org/dv...p;mdn=830&chude_id=67
Tác giả: Lê Nguyên Dũng "Kỷ niệm đệ thập chu niên húy nhật ông Maximilien Nguyễn Phùng"
Ghi chú: Bài viết này đăng trên trang web daiviet.org, xem qua trang web đó có vẻ như sẽ bị chặn, nên tôi copy toàn bộ nội dung đó vào đây

Từ Nguyễn Văn Vĩnh...

Năm 1882, dưới triều Tự Đức http://thivien.net/viewau...ID=1olZ3UNbr3C-_4X52NnUtA - Pháp đánh chiếm thành Hà Nội (28/04/1882), một số nhân sĩ yêu nước đứng lên tổ chức công cuộc kháng Pháp. Năm 1883, trong trận đánh cuối cùng của đảng Văn Thân, đại tá Henri Rivière bị giết chết ở Cầu Giấy. Vua Tự Đức qua đời, triều đình Huế ký Hòa Ước Quí Mùi: cả nước trở thành thuộc địa Pháp; sau đó, Hòa Ước Patenôtre (tháng 5 Giáp Thân 1884) được ký kết, nhà Thanh bên Tàu công nhận Việt Nam là thuộc địa của Pháp, quân Cờ Đen phải rút về Tàu. Vua Hàm Nghi http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_Nghi lên ngôi, Tôn Thất Thuyết http://vi.wikipedia.org/w...%E1%BA%A5t_Thuy%E1%BA%BFt đánh Pháp ở Huế. Vua lập chiến khu, ban hành hịch Cần Vương, kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp. Năm 1886, Paul Bert được cử sang tổ chức Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ở Hà Nội, mở học đường và Thương Nghiệp cục; sang năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt đưa đi đầy sang Algérie, Phan Đình Phùng http://vi.wikipedia.org/w...%C4%90%C3%ACnh_Ph%C3%B9ng tiếp tục sự nghiệp của vị vua Hàm Nghi yêu nước này trong 4 năm sau đó (1889-1903).

Thành Hà Nội thất thủ cuối tháng 4 năm 1882, nhưng mãi gần 2 tháng sau Hà thành mới thật sự mất vào tay Pháp.

Vào thời điểm đó, ngày 15/6/1882, ông bà Nguyễn Văn Trực ở căn nhà số 46 phố Hàng Giấy  (nguyên là một phố cô đầu, khách làng chơi Tây, Tầu, Ta lui tới tấp nập và cũng là nơi mà những người cuối cùng của đảng Văn Thân chọn làm nơi hoạt động chống Pháp) sinh con trai đầu lòng đặt tên là Nguyễn Văn Vĩnh. Ông Trực quê ở làng Phượng Vũ, bà Trực ở làng Đại Gia, cả hai làng đều thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội (bây giờ là huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây), chia cách bởi con đường mang tên Thiên Lý. Căn nhà số 46 phố Hàng Giấy là nhà của bà nghè Đại Gia, tức ông nghè Phạm Huy Hổ http://www.hannom.org.vn/...lt.asp?catID=246&c=80 - một người bà con bên ngoại của bà Trực. Ông bà Trực là nông dân nghèo, phải bỏ quê ra Hà Thành ở nhờ nơi đây. Hồi đó chưa có công trình thủy nông cống Đồng Quan nên quanh năm ngập nước, cánh đồng chiêm chỉ cấy được mỗi năm một vụ nên nhiều dân làng phải bỏ lên tỉnh sinh sống.

Gia đình ông Trực đông con, từ 1882 tới 1890 hai ông bà sinh được 2 trai (Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Thọ), 5 gái. Tài chính gia đình eo hẹp vì chỉ do một mình bà Trực đảm đang bằng cách về các vùng quê mua hàng gánh ra chợ Đồng Xuân gần nhà bán. Trong bối cảnh đó việc học của Nguyễn Văn Vĩnh không được đến nơi đến chốn: Nho học chỉ gọi là học cho có, theo học Pháp văn thì nhà nghèo cho nên, để đỡ gánh nặng, ông Trực đã phải cho ông Vĩnh - con cả, lúc đó 8 tuổi - đi kéo quạt ở trường Thông Ngôn của Pháp ở Đình Yên Phụ, Hà Nội. Trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes du Tonkin) mở năm 1886, do một người Pháp nói thạo tiếng Việt tên là André d'Argence vừa là hiệu trưởng vừa là giáo viên quản lý. Phương pháp dạy chủ yếu là truyền khẩu, trường cũng có dạy A, B, C... để học viên tập đọc, tập viết chữ Pháp, và có dạy cả chữ Quốc ngữ (hồi đó ở ngoài Bắc chữ này mới chỉ được dùng trong phạm vi của các Giáo Hội). Chú bé kéo quạt ngồi ở cuối lớp, kéo hai hàng quạt nối liền nhau, vừa quạt mát cho cả lớp học, vừa tò mò nghe giảng, học sinh nghe gì thì chú cũng nghe nấy. Sự chăm chú theo dõi bài học của chú bé đã lọt vào mắt thầy d'Argence, và khi lớp học mãn khóa (1893) ông này đã cho chú kéo quạt thi... thử! Không ngờ chú lại đậu thứ 12 trong số 40 học sinh! Thầy d'Argence bèn đặc cách xin học bổng cho chú và nhận chú làm học sinh chính thức của khóa học tiếp theo, khóa thông ngôn tòa sứ khóa 1893-1895 (ngoài thầy d'Argence còn có ông Đỗ Đức Toại - thủ khoa khóa 1890, cùng dạy). Nguyễn Văn Vĩnh đỗ thủ khoa khóa này lúc 14 tuổi, được tuyển đi làm thông ngôn ở tòa sứ Lào Cai... Như vậy là cậu Vĩnh bước vào đời vào tuổi còn vị thành niên với chút vốn chữ Nho học được khi còn ở nhờ nhà bà Nghè Đại Gia, cộng với vốn chữ Pháp và chữ Quốc ngữ học được ở trường Thông Ngôn. Thật ra cậu thông ngôn trẻ tuổi đã học, hiểu rành rọt Pháp văn trước chữ Quốc ngữ - thứ chữ dùng mẫu tự La Tinh để phiên âm tiếng nói của người An Nam mà cậu sẽ tận lực phát triển và giúp nó trưởng thành dần, mỗi ngày mỗi hoàn mỹ hơn. Ngoài André d'Argence, Nguyễn Văn Vĩnh còn được một nhân vật thứ hai nâng đỡ, dìu dắt tận tình, đó là nhà ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu Việt và Hán ngữ Edmond Nordemann, sáng lập viên của Hội Giảng Dạy Tương Tế (Société d’Enseignement Mutuel du Tonkin, 1892).

Lúc đó, Pháp đang cần người thông ngôn cho đoàn chuyên gia nghiên cứu và chuẩn bị xây đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam cho Công Ty Hỏa Xa Vân Nam. Con đường sắt này rất cần thiết cho việc khai thác tài nguyên của thuộc địa mới. Một chân trời mới hé mở trước mắt cậu Vĩnh, cậu vừa làm việc vừa say mê học hỏi bất cứ cái gì mới lạ. Thấy cậu tò mò, khát khao học hỏi mà lại cởi mở, lanh lợi, nên các chuyên gia Pháp cũng mến và giúp đỡ cậu rất nhiều. Một năm làm thông ngôn tại Lào Cai cậu Vĩnh đã tích luỹ thêm được một mớ kiến thức. Khi đoàn chuyên gia được chuyển về Hải Phòng chuẩn bị cơ sở vật chất để xây dựng đường sắt, cậu cũng được chuyển về Tòa Sứ Hải Phòng theo họ.

Năm đó (1897), Paul Doumer được cử sang làm Toàn Quyền Đông Dương thay cho Rousseau (Toàn Quyền từ 1895 đến 1897). Ngay từ 1888, triều đình Huế đã phải ký hiệp định nhượng hẳn Hải Phòng, Hà Nội và Đà Nẵng cho Pháp làm thuộc địa (như toàn bộ miền Nam). Nguyễn Văn Vĩnh lúc đó 16 tuổi được điều về Hải Phòng đúng lúc người Pháp đang mở mang kiến thiết bến cảng (1897). Hải Phòng được mở mang xây dựng trước Hà Nội vì là một cảng lớn của miền Bắc và cũng là đầu đường giao thông thuận lợi nhất để đi sâu vào nội địa và lên tận Vân Nam, Trung Quốc. Người Pháp đang khởi sự các công việc nạo vét sông Cửa Cấm để tàu lớn vào được, xây dựng nhà kho, nhà máy cơ khí Caron, trường kỹ thuật thực hành để đào tạo công nhân cơ khí, nhà máy xi-măng, nhà máy thủy tinh, v.v... tóm lại là xây dựng toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật để mở mang và khai thác miền Bắc.

Công việc của cậu Vĩnh là ngoài việc thông ngôn cho các chuyên gia đón tàu nước ngoài vào cảng, còn phải tiếp nhận những vật tư kỹ thuật, hướng dẫn các công việc bốc vác, vận tải và xếp kho. Hàng ngày được giao tiếp với thủy thủ của các tàu Pháp, Anh, Hoa... cậu đã học thêm tiếng Tàu và tiếng Anh để thuận tiện cho công việc hàng ngày. Sau 3 tháng cậu đã dịch được hai thứ tiếng này đủ để đoàn chuyên gia Pháp làm việc. Họ đỡ phải tuyển thông ngôn viên tiếng Anh và tiếng Hoa, và vì vậy họ mến cậu thông ngôn người bản xứ.

Với giá bằng nửa tháng lương của cậu (hồi đó là 15 đồng), một món tiền rất lớn, cậu đổi lấy bộ sách Le Petit Larousse Illustré (từ điển Pháp có hình vẽ) và Encyclopédie Autodidactique Quillet (hai quyển sách tự học chương trình Trung Học Phổ Thông Pháp). Ngoài giờ làm việc, cậu vùi đầu tự học, sau 2 năm là xong hết chương trình phổ thông, làm hết các bài tập ở trong sách. Trong thời gian 5 năm làm việc ở Hải Phòng cậu đã dành dụm mua được cả một hòm sách chính trị, triết học và tiểu thuyết văn học Pháp, tài sản quý giá mà đi đâu cậu cũng mang theo. Được đọc sách báo và tạp chí ngoại quốc đủ các loại - mượn của các thủy thủ nước ngoài - Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy là dân tộc An Nam không có chữ riêng của mình, phải dùng chữ Nôm (loại chữ bắt chước chữ Nho, khó học); ý nghĩ phát triển chữ Quốc ngữ, dễ học, để giúp cho nhiều người học hỏi mở mang kiến thức bắt đầu nhen nhúm, cậu thử dịch những bài văn hay của Pháp ra Quốc ngữ, bắt đầu bằng những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine http://en.wikipedia.org/wiki/Jean_de_La_Fontaine rồi đến những chuyện trẻ con của Perrault http://en.wikipedia.org/wiki/Charles_Perrault v.v... Lúc bấy giờ chưa có báo in bằng Quốc ngữ, chỉ mới có những tờ thông báo của tòa sứ in ra một nửa bằng chữ Nho và một nửa bằng chữ Quốc Ngữ rất thô thiển. Ở Hải Phòng chỉ mới có một tờ báo Courrier de Hải Phòng, những bài viết đầu tay của cậu nói về tình hình trong cảng, tình hình xây dựng cảng, nhà máy, về sinh hoạt và nếp sống của nhân dân thành phố cảng đều được báo nhận in. Nguyễn Văn Vĩnh bước vào nghề báo như vậy, trở thành cộng tác viên An Nam đầu tiên của tờ báo lúc mới được 17 tuổi (1899). Năm 1902, Nguyễn Văn Vĩnh được chuyển về Bắc Giang (1902-1905). Trong thập kỷ 1890 đến 1900 Pháp đã dùng Hoàng Cao Khải bình định xong được miền Bắc: ông Nguyễn Tân Thuật phải rút quân sang Trung Quốc, sau mất ở Nam Ninh; ông Đốc Tít http://dictionary.bachkho...hkVCsrKysrKw==&page=1 ra hàng bị đầy sang Algérie; ông Cai Kinh bị bắt; ông Đốc Ngữ http://www.hanoi.gov.vn/h...pital/group5/page5_16.htm ra thú. Riêng ông Hoàng Hoa Thám vẫn giữ được vùng Yên Thế, Pháp phải chịu hòa hoãn nhượng cho Đề Thám 6 tổng và thương thuyết chấm dứt chiến tranh. Nhờ vậy đường sắt Phủ Lạng Thương đã được hoàn thành từ năm 1894. Tỉnh Bắc Giang lúc đó bao gồm cả Bắc Ninh. Viên công sứ Bắc Giang Hauser là một trí thức Pháp đỗ cử nhân luật, đi học ngạch quan cai trị thuộc địa, có đầu óc dân chủ và có ý thức đúng đắn về nhân quyền, biết người biết ta. Thấy ông Vĩnh nói tiếng Pháp thành thạo, am hiểu công việc văn thư, tự mình thảo được công văn và báo cáo đủ các loại cho tòa sứ, lại viết được báo tiếng Pháp và là cộng tác viên của tờ Courrier d’Haiphong và tờ Tribune Indochinoise, Hauser liền đề bạt Vĩnh làm chánh văn phòng tòa sứ, nâng lương vượt ngoài khung lương thông ngôn, và giao cho các công việc đáng lẽ phó sứ phải làm (phó sứ Eckert hồi đó nguyên là nhân viên sở mật thám, không có trình độ văn hóa, không làm được những việc nói trên). Tòa sứ đặt ở Bắc Ninh, gần Hà Nội, nên các quan chức Pháp thường xuyên qua lại, ai muốn hỏi việc gì, công sứ Hauser đều giới thiệu đến chánh văn phòng và tất cả đều được giải đáp nhanh chóng, thỏa đáng với đầy đủ chứng cứ rõ ràng. Sau 4 năm làm việc chung, Hauser càng mến phục nể tài Nguyễn Văn Vĩnh, coi ông như là một cộng tác viên thân cận, một người bạn, đi đâu cũng kéo ông đi theo, vì thế cho nên cuối năm 1905, khi ông công sứ được đề bạt lên làm Đốc lý tại Hà Nội, ông Vĩnh được điều về theo. Khi toàn quyền Beau sang thay Paul Doumer, chủ trương mở mang học hành, lập các tổ chức y tế và hội thiện, Hauser được giao nhiệm vụ vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập trường học, hội đoàn, đệ lên phủ thống sứ để duyệt. Hauser giao hết việc này cho ông Vĩnh, vì vậy ông đã trở thành sáng lập viên của các hội và các trường thời bấy giờ như: Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hội Trí Tri, Hội Dịch Sách, Hội Giúp Đỡ Người Việt Sang Pháp Học, v.v... Ngoài giờ làm việc, nếu không về nhà thì ông Vĩnh trường lui tới ba nơi:
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Từ Nguyễn Văn Vĩnh đến tên một con đường Mông Thành http://www.daiviet.org/dv...p;mdn=830&chude_id=67
Tác giả: Lê Nguyên Dũng "Kỷ niệm đệ thập chu niên húy nhật ông Maximilien Nguyễn Phùng"
Ghi chú: Bài viết này đăng trên trang web daiviet.org, xem qua trang web đó có vẻ như sẽ bị chặn, nên tôi copy toàn bộ nội dung đó vào đây

- Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nơi mỗi tuần ông dành mấy tối để nói chuyện hoặc dạy tiếng Pháp, dạy chữ Quốc ngữ, nói chung là làm công việc nâng cao dân trí. Do dạy học ở đó mà ông đã thân với các ông Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Hoàng Tăng Bí, Dương Phượng Dực, v.v... là những người sau này cộng tác với ông làm báo Đăng Cổ Tùng Báo, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Dương Tạp Chí và Trung Bắc Tân Văn.

- Hội Trí Tri mà ông làm trưởng ban diễn thuyết cùng với các ông Nghiêm Xuân Quảng và Trần Tăng Bình, mỗi tuần tổ chức một buổi nói chuyện và giảng sách. Ông Vĩnh không chỉ nói chuyện mà còn hướng dẫn các học viên tìm sách tham khảo, giải đáp bằng thư những điều mà bản thân ông cũng phải tham khảo thêm. Đây là một lối tự học của ông.

- Thư viện Bình Dân (Bibliothèque Populaire) ở bờ hồ Hoàn Kiếm gần đền thờ Bà Kiệu là một thư viện dành cho người đọc được tiếng Pháp. Hàng tháng đều có sách báo mới ở Pháp gửi về. Ở đây ông đã làm quen được với những bạn theo Tây học là các ông Phạm Duy Tốn, Phạm Huy Lục, Trần Trọng Kim v.v...

Năm 1906, Pháp tổ chức dự cuộc đấu xảo (hội chợ triển lãm thuộc địa) ở thành phố Marseille (Exposition Coloniale de Marseille, 15 avril - 15 novembre), phủ thống sứ giao hết công việc cho đốc lý Hà Nội, và Hauser lại cũng khoán hết cho ông những đề án thu thập sản phẩm hàng hóa để trưng bầy, tuyển thợ đi sang Marseille dựng gian hàng, v.v... (Trong dịp này, ông Trần Trọng Kim được tuyển sang Pháp với danh nghĩa "thợ khảm", sau hội chợ được ở lại Pháp học đại học sư phạm).
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/Marseille1906.jpg http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/Marseille1906-ThapAnNam.jpg

Chưa hết, Hauser còn cho Nguyễn Văn Vĩnh, lúc đó vừa đúng 24 tuổi, tháp tùng sang Pháp dự hội chợ, nhờ đó ông được tận mắt thấy nền văn minh của một nước tiên tiến phương Tây. Hội chợ kết thúc, trong một tháng trời, Hauser đưa ông đi khắp Paris tìm hiểu phong trào báo chí Pháp, thăm các nhà in và báo Revue de Paris, nhà xuất bản Hachette, nhà soạn và in từ điển Larousse... (Năm 1922, Nguyễn Văn Vĩnh lại tham dự Hội Chợ Thuộc Địa Marseille, Exposition Nationale Coloniale, lần này có hai ông Phạm Quỳnh và Phạm Duy Tốn tháp tùng trong phái đoàn do có vua Khải Định hướng dẫn).
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/Marseille1922.jpg
Thấu triệt nền dân chủ Pháp (ông là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân Quyền Pháp) và hiểu được sức mạnh của báo chí, về nước, ông xin thôi ngạch quan chức, chuyển sang làm báo và nghề in. Ông quyết định từ bỏ búi tó và khăn xếp, bỏ áo dài quần là, mặc áo quần Âu, đội mũ cát, tóc húi cua, đi giầy da, lái xe môtô hiệu Terrot mang từ Pháp về, và lấy bút danh là Tân Nam Tử tức Người Nam Mới. Ông chủ trương dùng chữ Quốc ngữ, làm chủ bút các báo tiếng Việt đầu tiên dùng chữ quốc ngữ như Lục Tỉnh Tân Văn (Sài Gòn), Đăng Cổ Tùng Báo, Đông Dương Tạp Chí (Hà Nội), Trung Bắc Tân Văn (nhật báo Việt ngữ đầu tiên ở đất Bắc) và tờ Học Báo. Đồng thời ông cũng là chủ bút các báo tiếng Pháp Notre Journal, Notre Revue, L’Annam Nouveau... Ông vay tiền nhà băng cùng người bạn thân Emile Vayrac, lúc đó là Quản Lý Thuộc Địa (Administrateur Colonial) dựng lên tòa soạn báo L’Annam Nouveau và nhà xuất bản Âu Tây Tư Tưởng (La Pensée de l’Occident, ở đầu phố Hàng Gai chạy dài về phía Thủy Tạ, trông ra bồn phun nước Bờ Hồ), có thêm một "khách sạn riêng" (hôtel particulier) tại phố Hàng Trống, nơi gặp gỡ giao du của những tao nhân mặc khách và những người có máu mặt của Hà thành.

Ngoài công việc báo chí, in ấn Ông Vĩnh cũng đã bỏ ra rất nhiều công sức cho việc dịch thuật nhiều tác phẩm tiếng Pháp ra Quốc ngữ và ngược lại. Câu nói bất hủ của ông hồi ấy được in ở các bìa sách do ông xuất bản là "Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ". Ông và lớp trí thức thế hệ ông đã làm cuộc cách mạng chữ viết thành công hồi đầu thế kỷ. Nhờ ông mà chữ Quốc ngữ đã đánh bại chữ Hán và chữ Nôm, trở thành chữ viết của toàn dân tộc. Ông Vĩnh thành lập Hội Dịch Sách ngày 26/6/1907 ở Hội Trí Tri Hà Nội, những công trình dịch thuật tiêu biểu của ông gồm có:

- Dịch từ Pháp văn sang Việt văn: Thơ Ngụ Ngôn (Les Fables de La Fontaine) của Jean La Fontaine, Truyện Trẻ Con (Contes de Perrault) của Charles Perrault, Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires) của Alexandre Dumas (24 quyển), Những Kẻ Khốn Nạn (Les Misérables) của Victor Hugo, Miếng Da Lừa (La peau de Chagrin) của Honoré de Balzac, Guy-live Du Ký (Les Voyages de Gulliver, nguyên tác Gulliver's Travels) của Jonathan Swift, kịch của Molière: Trưởng Giả Học Làm Sang (Le Bourgeois Gentilhomme), Giả Đạo Đức (Tartuffe), Người Bệnh Tưởng (Le Malade Imaginaire), v.v...

- Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp: Kim Vân Kiều tân điển Pháp văn của thi hào Nguyễn Du, đăng từng kỳ trên Đông Dương Tạp Chí và L’Annam nouveau, sau này in thành sách. Khi còn làm chủ bút tờ Đăng Cổ Tùng Báo, ông đã cùng ông Phan Kế Bính dịch truyện Kiều từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ, in thành sách rẻ tiền nhằm truyền bá chữ Quốc ngữ. Ông còn bỏ tiền thuê đoàn tuồng Quảng Lạc diễn Kiều để quay phim. Ông bỏ nhiều công sức dịch truyện Kiều sang tiếng Pháp chính là muốn giới thiệu ngôn ngữ văn học Việt Nam với nước Pháp và thế giới. Ông đã từng viết: "Nước Annam ta đã bị mất bởi những người trí thức chỉ biết làm văn học Tầu, chúng ta hãy cố gắng để không trở thành những người trí thức chỉ biết làm văn học Pháp". (L’Annam a été perdu par les lettrés qui n’avaient fait que de la littérature chinoise, tâchons de ne pas devenir des lettrés qui ne font que de la littérature française.

- Notre Journal (1908). Trong suốt 30 năm hoạt động văn học của đời mình (1906-1936) ông Vĩnh đã dịch đi dịch lại Truyện Kiều ra tiếng Pháp tất cả là 3 lần:
1- 1908-1910 dịch và giới thiệu trong báo Notre Journal và Notre Revue.
2- 1913-1917 dịch lại và in tải trong Đông Dương Tạp Chí.
3- 1933-1936 dịch lại lần cuối cùng, theo bản Kiều Quốc ngữ của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, in tải trong L'Annam Nouveau.

Đến năm 1943, 7 năm sau khi ông mất, nhà xuất bản Alexandre de Rhodes in thành sách, do họa sĩ Mạnh Quỳnh minh họa.

Ngoài ra ông còn viết nhiều bài tiếng Pháp giới thiệu về phong tục tập quán của người Việt Nam đăng trên L’Annam Nouveau như bói lá, bói trầu, tục lệ cưới xin, ma chay, v.v...

- Dịch từ chữ Hán sang tiếng Pháp: Tiền Xích BíchHậu Xích Bích, là những áng văn hay của văn học Trung Quốc đăng trên Đông Dương Tạp Chí, để những người Pháp làm quen với văn học phương Đông. Những công trình của ông Nguyễn Văn Vĩnh đã thực hiện ở nửa đầu thế kỷ XX có tầm cỡ của một học giả, một nhà văn hóa lớn. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã viết về ông như sau: "Nguyễn Văn Vĩnh là một người rất có công với quốc văn, nhưng không phải chỉ nhờ ở những sách dịch trên này mà ông có công ấy. Ông có công lớn với quốc văn là vì ông đã đứng chủ trương một cơ quan văn học vào buổi mà đối với văn chương, mọi người còn bỡ ngỡ. Ông lại hội họp được những cây bút có tiếng, gây nên được phong trào yêu mến quốc văn trong đám thanh niên trí thức đương thời, vì ngoài một vài quyển tạp chí có giá trị, thanh niên hồi xưa không làm gì có những sách quốc văn như bây giờ để đọc. Mà Đông Dương Tạp Chí hồi đó như thế nào? Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương là những tư tưởng mà người Việt Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và Tây phương đăng liên tiếp trong Đông Dương Tạp Chí, ngày nay giở đến, người ta vẫn còn thấy là những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại và tương lai" (Nhà Văn Hiện Đại, Quyển nhất, tr. 57, NXB Vĩnh Thịnh Hà Nội).

Làm ăn lỗ lã, ông bị vỡ nợ, phải đi sang Lào đào vàng, và chết vì một cơn sốt rét ác tính, trong một chiếc thuyền độc mộc, trên dòng sông Sêbăngghi, với một chiếc quản bút trong tay, đang viết dở thiên ký sự bằng Pháp văn đăng tải trên báo L’Annam Nouveau: "Một tháng với những người tìm vàng" (Un mois avec des chercheurs d’or), ở tuổi 54, vào đúng ngày 1/5/1936. Ngoài nghiệp văn, nghiệp báo, ông Vĩnh còn tham gia chính trị, từng giữ nhiều chức vụ trong nền hành chánh của chính phủ bảo hộ, là hội viên của Hội Đồng Thành Phố Hà Nội, Hội Đồng Tư Vấn Bắc Kỳ, Đại Hội Nghị Đông Pháp...

Đây là thứ chính trị thời đó bị cho là vong bản mà thực dân đã cố tình đưa ra làm lợi khí trong việc thống trị, thế nên ông Vĩnh bị các nhà cách mạng cho là tay sai thực dân. Nhưng chính ông cùng với bốn người Pháp đã viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh và ông cũng là người Việt Nam duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng. Nguyễn Văn Vĩnh cùng với Phạm Quỳnh (1892-1945), Phạm Duy Tốn (1883-1924) là những nhà văn, những nhà học giả có công rất lớn trong việc phát huy những khả năng tiềm tàng của Việt ngữ, xây dựng một nền móng vững chắc, bồi bổ cho Quốc văn với những tinh hoa rút tỉa trong tư tưởng và học thuật Âu Tây.
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/PhamDuyTon-PhamQuynh-NguyenVanVinh-.jpg
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Từ Nguyễn Văn Vĩnh đến tên một con đường Mông Thành http://www.daiviet.org/dv...p;mdn=830&chude_id=67
Tác giả: Lê Nguyên Dũng "Kỷ niệm đệ thập chu niên húy nhật ông Maximilien Nguyễn Phùng"
Ghi chú: Bài viết này đăng trên trang web daiviet.org, xem qua trang web đó có vẻ như sẽ bị chặn, nên tôi copy toàn bộ nội dung đó vào đây

Maximilien Nguyễn Phùng...

Năm 1900, đúng 18 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh lấy bà vợ tên là Đinh Thị Tính, 19 tuổi, cùng quê với ông. Cưới xong, hai vợ chồng rời Hà Nội dọn ra Hải Phòng, thuê một căn nhà nhỏ ở phố Cầu Đất, sống đời sống của một công chức trung bình, ngày ngày ông đi làm, bà lo việc nhà và đi chợ buôn bán thêm. Năm sau bà sinh con trai đặt tên là Nguyễn Hải (Hải Phòng), đây cũng là lúc ông Vĩnh đẩy mạnh hoạt động viết báo, dịch sách và tự học thêm. Tới khi chuyển về Bắc Giang, ông Vĩnh được hưởng lương cao hơn, bà buôn bán thuận lợi hơn, cảnh nhà nhờ vậy cũng đỡ chật vật hơn. Tới năm 1904 ông bà sinh thêm một cậu con trai đặt tên là Nguyễn Giang (Bắc Giang). Gia đình lúc này đã có 5 người: một bố già, hai vợ chồng và hai con trai. Sau 5 năm tần tảo, dành dụm, từ Hải Phòng tới Bắc Giang rồi về Hà Nội bà Vĩnh đã tậu được một căn nhà nhỏ ở số 34 phố Mã Mây. Nhà 2 tầng, gian dưới dành cho sinh hoạt gia đình, tầng trên là nơi làm việc của ông Vĩnh. Gian gác nhỏ trở thành nơi họp mặt bạn bè và đồng sự. Ông có nhà là có khách: khách hội Trí Tri, khách trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khách tới nhờ viết đơn và thảo điều lệ xin thành lập trường học, hội từ thiện và các hội khác... Bạn bè thân thiết của ông lúc bấy giờ có các ông tân học như Phạm Duy Tốn, Phạm Huy Lục, cựu nho như Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục... Gia đình ông Vĩnh sống hạnh phúc trong căn nhà nhỏ này từ 1906 tới 1921, 16 năm, tức suốt thời gian ông Vĩnh ra sức tôi luyện chữ Quốc Ngữ. Ông bà có thêm 8 người con, tổng cộng là 10: Nguyễn Hải 1901 ở Hải Phòng, Nguyễn Giang 1905 ở Bắc Giang, Nguyễn Thị Loan 1907, Nguyễn Thị Nội 1909, Nguyễn Thị Vân 1913, Nguyễn Dương 1914, Nguyễn Văn Phổ 1917, Nguyễn Kỳ 1918, Nguyễn Thị Mười 1919 và Nguyễn Dực 1921. Sau đó còn có thêm con út là Nguyễn Hồ, sinh năm 1923. Ông Vĩnh là người thông thạo nhiều ngoại ngữ nhưng lại rất bình dân trong việc đặt tên cho con cái. Con cả Nguyễn Hải sinh tại Hải Phòng, con thứ Nguyễn Giang sinh ở Bắc Giang, Nguyễn Văn Phổ sinh vào thời điểm chiến tranh Pháp - Phổ, Nguyễn Dực sinh ở làng Phượng Dực quê nhà... Thời đó, nước ta còn theo tập tục phong kiến, trai nám thê bảy thiếp là chuyện thườngh tình. Ông Vĩnh phương phi cao lớn, tài cao, học rộng, đàn ông thì ai ai cũng mến phục, phụ nữ thì cô nào cũng mê tít thò lò. Trong số những vị nữ lưu sáng giá của Hà Thành lúc đó có một cô tên là Hai Lựu, người cao ráo, trắng trẻo, giao du rất rộng, nói thạo tiếng Pháp, nguyên là con gái yêu của một thổ ty giàu có ngoài Lạng Sơn. Mỗi khi về Hà thành thời ấy, người đẹp Hai Lựu hay ghé phố Hàng Trống và cuối cũng đã lọt vào mắt xanh của ông chủ bút kiêm xuất bản hào phóng Nguyễn Văn Vĩnh. Hai người chung sống chính thức có với nhau 1 người con tên là Nguyễn Nhược Pháp, sinh năm 1914 (năm đó quân Pháp yếu, bị quân Đức dần cho nhiều trận thê thảm nên ông Vĩnh đã theo đó mà đặt tên cho con trai).

Năm Nhược Pháp được 2 tuổi, ông Vĩnh lại lẹo tẹo, lập thêm phòng thứ ba. Bà Ba này tên Suzanne Papillon, có máu lai, nguyên là bạn của cô Hai Lựu, từng theo cô đi gặp Nguyễn Văn Vĩnh ở Hàng Trống. Cô Lựu buồn vì nhân tình thế thái, đã tự kết liễu cuộc đời bằng một phát súng khi mới 22 tuổi! Cô nổi tiếng là một tay sử dụng súng ngắn rất thạo, các tờ báo đứng đắn lẫn lá cải Hà thành thời ấy từng đăng tin vợ kế cụ Vĩnh - bà Hai Lựu - xách súng ngắn đáp xe sang trang trại nổi tiếng của Suzanne bên Gia Lâm quyết phải quấy một phen với chính người bạn thân của mình!

Suzanne Papillon Giáp Thị Thục, một trong những khuôn mặt khả ái của đất Hà thành nói riêng và Bắc Kỳ nói chung vào những năm hai mươi của thế kỷ XX là con của một viên chức dân sự Pháp tòng sự ở Hà thành với một người con gái xứ Bắc Kỳ. Gia đình ông Tây này thuộc hạng khá giả, có mấy trại ấp ở ngoại thành, đáng kể nhất là bên mạn Gia Lâm. Nhan sắc nổi trội, chưa đầy 16 tuổi nàng Suzanne đã thạo thơ phú văn chương, đàn nhạc. Trai tài gái sắc gặp nhau ở phố Hàng Trống chỉ vài lần là dính, ông Vĩnh mỗi lần tâm đắc bài viết, đoạn dịch nào đều sai người cầm sang cho Suzanne thưởng thức trước nhất! Năm 1920, Suzanne hạ sanh con trai tên là Nguyễn Hiến. Năm sau cho ra đời đứa trai thứ nhì là Nguyễn Phùng (3/6/1921). Mãi tới năm 1927 bà mới đẻ được đứa con thứ ba, con gái, tên là Nguyễn thị Thu Hương. Cô út Thu Hương yểu mệnh, qua đời năm 1945, lúc đó chưa đầy 18 tuổi. Ông anh cả Nguyễn Hiến... khác hẳn bố mẹ; ông theo bà Suzanne di cư vào Nam năm 1954, phục vụ dưới mấy trào chính quyền, từng làm đến chức tổng trưởng ngành hải quan thời Nguyễn Văn Thiệu, sau 1975 phải đi học tập cải tạo một thời gian. Xong cải tạo, ông sang Mỹ định cư và mất tại đó năm 1996. Riêng Nguyễn Phùng tính khí hơi giống cha mẹ, cao lớn phương phi như bố. Bố là người Việt, nhưng vào hồi nhộn nhạo Pháp - Nhật, theo chỉ thị của toàn quyền Pháp, nếu mẹ là quốc tịch Pháp thì đương nhiên con cái đều là công dân Pháp. Mồ côi cha lúc 14 tuổi (đã cùng mẹ sang Lào nhận xác cha), Nguyễn Phùng học chương trình Pháp tại trường Lycée Albert Sarrault dành riêng cho con cháu người Pháp và một số người Việt có máu mặt. Nguyễn Phùng thông minh, học giỏi, có khiếu về văn học, đậu tú tài năm 16 tuổi, hai năm sau cưới vợ! Vào những năm bốn mươi thời đó, ở Hà Nội, gần nhà Gôđa Tràng Tiền có tiệm bánh ngọt nổi tiếng, chủ hiệu là một ông Tây tên là Coulier. Ông Coulier có vợ Việt Nam người làng Mục Xá, Hà Đông, có 3 cô con gái đều là hoa khôi, trong đó cô Michelle Thu Loan nổi trội hơn cả. Tuy là Tây lai con nhà giàu nhưng từ bé cô Loan sống tại quê mẹ trong dinh thự ở Mục Xá (hiện còn sót lại nhưng đã hoang phế), tính tình cô thuần hậu dịu dàng. Cô trở thành vợ của Nguyễn Phùng đúng vào lúc thế chiến thứ hai bùng nổ. Tình hình chính trị xã hội rối loạn, chính quyền thực dân lao đao vì những phong trào cách mạng đòi độc lập dân chủ, Nguyễn Phùng chọn con đường binh bị, gia nhập đội sĩ quan thông ngôn của quân lực thuộc địa, do có quốc tịch Pháp nên một thời gian sau đã đeo lon quan ba. Thời cuộc đổi thay với nhiều cảnh oái oăm, Nguyễn Phùng đi lính cho Pháp trong khi bà vợ cả của ông Vĩnh và các con như Nguyễn Dực, Nguyễn Phổ, Nguyễn Hồ... lại theo Việt Minh (Nguyễn Dực là người đã đóng góp cả gia sản cho việc thành lập Đài tiếng nói Việt Nam, phụ trách phần âm thanh trong buổi lễ "tuyên ngôn độc lập" ở Ba Đình ngày 2/9/1945). Thế chiến thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng, cuộc chiến Đông Dương bắt đầu, đến năm 1954 thì Pháp đại bại tại Điện Biên Phủ, đất nước bị chia đôi. Bị Việt Minh ruồng bố một thời gian chịu không nổi, hai vợ chồng và 6 đứa con cùng bà Suzanne buộc phải xuôi Nam rồi lên tàu đi Pháp lánh nạn, tạm trú trong một căn hộ trên Avenue Foch ở Paris. Lon sĩ quan thuộc địa không được nhìn nhận, gia cảnh túng thiếu cùng khốn, Nguyễn Phùng thêm một lần nữa dắt díu vợ con lên tàu, trực chỉ Algérie. Lúc này cuộc chiến Algérie đang hồi gay cấn, Nguyễn Phùng sản xuất đứa con thứ 7, tái đầu quân với lon adjudant. Ban gày đánh trận, buổi tối ông họp với một số bạn đồng ngũ học luật.

Algérie dành được độc lập (18/3/1962), gia đình Nguyễn Phùng theo đội quân viễn chinh về Pháp, lúc đầu đóng đô tại thành phố Nîmes. Sau đó, Nguyễn Phùng chuyển sang ngạch dân sự, dọn về thành phố Montpellier ghi danh học trường luật, mở nhà hàng Việt Nam tại đây, tên là Le Domino Chinois. Tốt nghiệp ông được trường giữ làm trợ giáo (assistant), sau đó làm giảng viên chính thức (maître-assistant) rồi được phong giáo sư (professeur). Trong suốt thời gian ông lang bạt cho đến ngày ông nghỉ hưu, bà Suzanne vẫn ở Sài Gòn không sang Pháp gặp con trai, cho đến năm 1981 bà qua đời, thọ 79 tuổi, ông cũng chẳng có cơ hội được gặp lại mẹ hiền... Ông Maximilien Nguyễn Phùng là một giáo sư giỏi có tiếng với lối giảng bài hấp dẫn, dễ hiểu, ông đã góp phần đào tạo rất nhiều chính khách, luật sư trong vùng như chủ tịch luật sư đoàn André Ferran (Bâtonnier de l'Ordre des Avocats de Montpellier), cựu chủ tịch luật sư đoàn Toà Thượng Thẩm Jacques Martin (ancien Bâtonnier des Avocats de la Cour d'Appel), nhiều thị trưởng các tỉnh miền Nam nước Pháp trong thời gian học Luật ở Montpellier đều là học trò của ông. Đương kim chủ tịch Vùng Languedoc Roussillon Georges Frêche, cũng là giáo sư Luật, từng là bạn nối khố của ông. Ông có được 8 người con, tất cả đều thành đạt. Hai cậu quí tử Jean-Robert và Jean-Marc hiện đang cai quản một trong những tổ hợp luật tăm tiếng tại Montpellier, chuyên về hình sự.

Với cộng đồng Việt Nam tại Montpellier, ông là một người vui tính, đầy nhiệt huyết, từng tham gia nhiều sinh hoạt của sinh viên Việt Nam tại Mông Thành. Năm 1996, lần đầu tiên sau mấy chục năm tha hương, ông về Việt Nam thăm lại quê cha đất tổ. Tình cờ gặp lại một ông thầy cũ, ông đã quỳ lạy ngay trên đường phố để tỏ lòng biết ơn công lao dạy dỗ của thầy. Gặp lại bà con thân thích, con cháu của bà cả ông Vĩnh, ông Phùng hẹn sang năm tức là năm 1997 sẽ về nước ở hẳn. Thế mà đến hẹn, ông đột ngột ra đi vĩnh viễn sau một cơn bạo bệnh vào ngày 10/12/1997 tại Montpellier, cách đây đúng 10 năm. Hôm đó, trước giờ khai giảng, toàn bộ hội đồng giáo sư đại học luật Montpellier đã dành riêng một phút tưởng niệm cho người đồng nghiệp tài ba.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Từ Nguyễn Văn Vĩnh đến tên một con đường Mông Thành http://www.daiviet.org/dv...p;mdn=830&chude_id=67
Tác giả: Lê Nguyên Dũng "Kỷ niệm đệ thập chu niên húy nhật ông Maximilien Nguyễn Phùng"
Ghi chú: Bài viết này đăng trên trang web daiviet.org, xem qua trang web đó có vẻ như sẽ bị chặn, nên tôi copy toàn bộ nội dung đó vào đây

...đến tên một con đường ở Montpellier

Sau khi ông Phùng mất, chính quyền thành phố Montpellier đã lấy quyết định dùng tên ông đặt cho một đường phố đẹp mới mở của thành phố miền Nam nước Pháp này để ghi khắc công lao của ông đối với Montpellier. Đường nằm trong khu vực bùng binh Carrefour de la Lyre, sát siêu thị Géant Casino, trên tuyến đường đi Saint Gély du Fesc - Ganges. Ngày 2/5/2002, buổi lễ đặt tên và gắn biển cho con đường Rue Professeur Maximilien Nguyễn Phùng đã được cử hành trọng thể với sự hiện diện của bà Loan cùng gia đình con cái dâu rể và một số chính khách, thân hữu đồng nghiệp xưa. Hôm đó thị trưởng đương nhiệm Georges Frêche chủ trì buổi lễ đã đích thân đọc diễn văn vinh danh giáo sư Maximilien Nguyễn Phùng. Thành phố Montpellier - cũng như bất cứ thành phố lớn nào khác trên thế giới - thường dùng danh tính của nhiều vĩ nhân để đặt tên cho một số con đường phố, Rue Professeur Maximilien Nguyễn Phùng là con đường duy nhất của Montpellier mang tên của một người gốc gác Việt Nam. Rue Professeur Maximilien Nguyễn Phùng không dài lắm, chỉ độ chừng 100 thước, nhưng xét ra vẫn còn khá hơn Impasse Alexandre Yersin: một nhà bác học có công lớn đối nhân loại mà chỉ có được một cái ngõ cụt - impasse!
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/MaximilienNguyenPhung.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/MaximilienNguyenPhung1.jpg


Lê Nguyên Dũng

Tài liệu tham khảo:


- Một con đường Montpellier, Âu Du 45 Giai Phẩm Hè 2002, trang 18
- Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây, Hoàng Tiến http://www.viendu.com/bai...guyenVanVinh-HoanTien.htm
- Con trai học giả Nguyễn Văn Vĩnh và một tên phố ở miền Nam nước Pháp, Xuân Ba http://diendan.songhuong....?t=41&goto=nextnewest
- http://www.tienphongonlin...ID=39952&ChannelID=13
- http://www.nguyenvanvinh.net
- http://www.tienphongonlin...ID=39952&ChannelID=13
- http://www.thuvienhoasen.org/tho-chuahuong.htm
- http://www.talawas.org/ta....php?res=9768&rb=0202


Phạm Quỳnh http://vi.wikipedia.org/w...h%E1%BA%A1m_Qu%E1%BB%B3nh là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi, sau khi đỗ đầu bằng Thành chung Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn) năm 1908, ông làm việc ở Trường Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Ông làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ năm 1917 đến năm 1932, tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề". Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội. Ông còn là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến đức mà ông tham gia sáng lập và Hội trưởng Hội trí tri Bắc Kỳ. Năm 1922, ông sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille. Trong dịp này, theo lời mời của chính quyền Pháp, ông đã diễn thuyết tại Trường Thuộc Địa (École Coloniale), Paris ngày 31-5-1922 về đề tài "Sự tiến hóa về đường tinh thần của dân Việt Nam từ ngày đặt bảo hộ đến giờ". Sau đó ông ở lại Paris để đi diễn thuyết vài nơi, kể cả Viện Hàn lâm Pháp. Cuối năm 1932, ông vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Quốc gia Giáo dục và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945). Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, ông về sống ẩn dật, bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và bị giết sau đó cùng với hai cha con Ngô Đình Khôi, anh ruột Ngô Đình Diệm. Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.


Duy Tốn http://www.vietnamlit.org...ex.php?title=Pham_Duy_Ton là nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn Học Mới hồi đầu thế kỷ 20, hay sưu tầm và phóng tác những chuyện tiếu lâm dưới bút danh Thọ An và cũng là người từng viết những đoản văn đầu tiên của thể loại truyện ngắn theo lối Tây phương.
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/PhamDuyTon.jpg
Ông còn là nhà báo và một doanh nhân tiến bộ, bạn thân của ông Nguyễn Văn Vĩnh. Ông là một trong số những người Việt đầu tiên cắt tóc ngắn và mặc Âu phục, đã cùng với các chí sĩ yêu nước, nhà nho học, học giả như Phan Bội Châu, Lương Ngọc Cán, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tăng Bí... chủ xướng với sự hợp tác của một số tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Học... dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907. Đầu thế kỷ 20, ở miền Bắc có lưu truyền câu phương ngôn: "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố", nhằm chỉ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn và Nguyễn Văn Tố http://vi.wikipedia.org/w...B%85n_V%C4%83n_T%E1%BB%91 là 4 người không những giỏi tiếng Pháp vào bậc nhất mà còn tinh thông cả Hán học. Ông được bầu làm Hội Viên Thành Phố Hà Nội và được cử đi dự đấu xảo Marseille 1922. Trở về nhà, ông lâm bệnh và tới năm 1924 thì ông qua đời vì bệnh lao. Con út của ông là nhạc sĩ Phạm Duy http://en.wikipedia.org/wiki/Pham_Duy



Học giả Nguyễn Văn Vĩnh sau lần đi Pháp vào năm 1906 lẫn coi xét cục diện đệ nhất thế chiến, nhận thấy nước Pháp yếu nên đã đặt luôn cái tên "Nhược Pháp" http://thivien.net/viewau...ID=bsPboYJJd_xRpDaxE7y1pg cho cậu con trai sinh cuối năm 1914. Ông bố cao to phương phi, giọng nói khoáng đạt oang oang bao nhiêu thì ngược lại, Nhược Pháp nhỏ con mảnh khảnh, ít nói bấy nhiêu. Mồ côi mẹ, nhưng cậu bé may được lọt trong vòng tay thân ái của bà vợ cả cụ Vĩnh... Cậu được cha mẹ coi sóc cẩn thận, cho học hành tử tế (học Albert Sarrault), sau khi đậu tú tài vào trường Cao đẳng Luật Đông Dương, không thích làm quan lại, công chức mà quay ra làm văn ,làm báo, làm thơ... Nguyễn Nhược Pháp chính là tác giả bài thơ Chùa Hương http://thivien.net/viewpo...ID=UmD5jExjwsNwuKUGbDNQJg (thiên ký sự của một cô bé ngày xưa) trong tập thơ Ngày Xưa

Hôm nay đi Chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
...


Nguyễn Vỹ http://vi.wikipedia.org/w...Nguy%E1%BB%85n_V%E1%BB%B9 kể lại: "Bài thơ Chùa Hương là bài khá nhất trong tập thơ Ngày Xưa, có một lai lịch kỳ thú không ngờ. Chuyến đi Chùa Hương ấy, Nhược Pháp đi với tôi và hai cô gái nữa, đều là nữ sinh cả. Hai cô mang theo hai máy chụp hình, còn Nhược Pháp và tôi đều đi tay không. Trèo lên đến rừng mơ bỗng chúng tôi gặp một bà cụ vừa bước lên đèo, đường gồ ghề lởm chởm, vừa niệm: "Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế âm Bồ tát...". Cô gái quê có lẽ là con của cụ, cũng đang niệm câu ấy nhưng nửa chừng trông thấy chúng tôi là hai chàng trai nhìn cô trân trân thì cô bẽn lẽn làm thinh không niệm Phật nữa. Cô đang đọc: "Nam mô cứu khổ cứu nạn..." rồi cô im. Đôi má cô đỏ bừng, cô cúi mặt xuống. Hai đứa tôi hỏi cô: "Tại sao trông thấy chúng tôi, cô không niệm Phật nữa?" Cô gái quê có vẻ đẹp ngây thơ bỗng tỏ vẻ bối rối muốn khóc. Không ngờ hai cô bạn nữ sinh lên chụp được tấm hình hai đứa tôi đang hỏi chuyện cô gái quê, rồi có lẽ không bằng lòng chúng tôi nên hai cô lén đi trước, và đi lúc nào chúng tôi không hay biết, cũng chẳng nói năng gì với chúng tôi cả, bỏ chúng tôi ở lại với cô gái quê. Chúng tôi mê nói chuyện với cô này, một lúc sực nhớ lại hai cô bạn, chúng tôi vội vàng đi theo nhưng không kịp. Hai cô đã lên đến chùa Ngoài, rồi lên đến chùa Tiên Sơn, lẫn trong đám đông người, biến mất dạng. Đêm ngủ trong chùa Hương, sáng hôm sau ra về, chúng tôi mới gặp lại hai cô bạn đồng hành. Tôi phải xin lỗi mãi, nhưng Nhược Pháp cứ tủm tỉm cười không nói. Về Hà Nội, hai hôm sau, Nhược Pháp đem đến tôi bài thơ Chùa Hương, mà trong bản chép ra đầu tiên Nhược Pháp đề là Cô Gái Chùa Hương. Nhược Pháp lấy cuộc gặp gỡ lý thú của chúng tôi với có gái quê làm đề tài và tưởng tượng thêm ra, thành bài thơ đẹp, giọng ngây thơ, y như cô gái chùa Hương hôm ấy..."

Ngày 19-11-1938, Nguyễn Nhược Pháp qua đời tại Hà Nội vì bệnh thương hàn, thọ 24 tuổi.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Ái nữ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (Nguồn Tiền Phong)

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=193633
3 người con gái lớn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh (từ phải qua trái): Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân.

TP - Bộ phim tài liệu "Mạn đàm về Người Man di hiện đại" (do con cháu gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) đầu tư thực hiện với sự giúp đỡ của Đạo diễn NSND Trần Văn Thuỷ ra mắt 7/2007) như một lời chiêu tuyết cho cuộc đời của người có công khai sáng chữ quốc ngữ cho người Việt đầu thế kỷ XX.

Trong 4 tập phim thời lượng 215 phút, từng góc chân dung thần đồng tiếng Pháp, nhà báo tiên phong, học giả, người yêu nước, tân Nam tử (người nước Nam mới) và người đàn ông hào hoa có số phận bi tráng Nguyễn Văn Vĩnh được hé mở.

Tự nhận mình là "Người Man di Hiện đại", nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh luôn có cách nhìn mới trong từng vấn đề lớn-nhỏ của đời sống xã hội. Phẩm chất "Tân Nam tử" của cụ Vĩnh gây ảnh hưởng đặc biệt đến những người con, đặc biệt với 5 người con gái.

Cụ Vĩnh có 3 người vợ chính thức với 10 người con trai, 5 người con gái, trong đó có nhiều người nổi tiếng: Nhà thơ Nguyễn Giang, Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có tên trong Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Phổ - tình báo quân sự, luật sư Nguyễn Phùng – GS. Đại học Luật Montpellier, kỹ sư vô tuyến điện Nguyễn Dực…

Cụ Vĩnh và người vợ cả có tình yêu đặc biệt với con gái, thiên vị con gái hơn con trai - một điều khác thường so với xã hội nước Nam. Cũng vì tình yêu đặc biệt với con gái mà khi sinh người con thứ 3 được là nữ có tên Nguyễn Thị Loan, cụ Vĩnh mở chuyên mục "Nhời đàn bà" trên tờ "Đăng cổ tùng báo", tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ 1907 và lấy bút danh Đào Thị Loan.

Qua chuyên mục này, cụ Vĩnh bày tỏ nhiều quan niệm văn minh về thân phận người phụ nữ nông thôn và thành thị. Sau cô Loan, cụ Vĩnh còn có 3 con gái Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Mười với người vợ cả và một cô con gái út Nguyễn Thị Thu Hương với người vợ Pháp - Suzane.

5 ái nữ của gia đình ông Nguyễn Văn Vĩnh đẹp nổi tiếng nhưng 4 người trong số họ mệnh bạc - đã mất từ khi còn trẻ.

Ký ức tuổi thơ với các chị em gái, về người cha tài hoa trong gia đình đa truân giờ đây còn được lưu giữ bởi người con gái duy nhất còn lại của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ở tuổi 90, bà Nguyễn Thị Mười vẫn tỉnh táo và giữ chất "người nước Nam mới" - có được từ người cha của mình.

Bà nhớ lại…

"Thầy tôi đi vắng suốt nhưng mỗi khi về nhà ông đều thể hiện sự quan tâm chiều chuộng các con. Cách hai ba tuần ông đỗ xe ở cửa nhà và gọi bọn trẻ ra ôm sách báo mới (tiếng Pháp) vào. Hôm đó là ngày hội của từng đứa trẻ lớn, bé. Có đủ báo cho người lớn, thanh niên, trẻ con. Đó là những tờ tạp chí tranh ảnh đẹp, những thông tin trong đó là cả thế giới với bọn tôi. Gần như mười mấy anh em trưa hôm ấy bỏ cơm để ngốn ngấu đọc báo".

"Chúng tôi lớn lên bằng những câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Molière, Victor Hugo, Balzac, Alexandre Dumas… do cha dịch từ tiếng Pháp. Vì cha tôi dịch La Fontaine thành những câu thơ vần điệu rất dân gian nên hồi nhỏ tôi luôn nghĩ đó là những chuyện xảy ra ở quanh mình. Sau này những triết lý châm biếm cái xấu, cái vô lý của cuộc đời tôi vẫn tìm thấy ở La Fontaine".

"Vì cha tôi ít khi ở nhà nên tụi nhỏ chúng tôi tìm ra một thần tượng riêng để dựa dẫm. Anh Nguyễn Nhược Pháp lớn lên cùng chúng tôi từ năm lên 2 tuổi sau khi mẹ anh tự vẫn (do thầy tôi cưới vợ ba 17 tuổi là người Pháp).

Tụi tôi luôn nghĩ anh Pháp là con ruột của mẹ, yêu quý và bám anh Pháp bất cứ lúc nào có thể. Anh Pháp đẹp trai nhất nhà, thông minh, nhạy cảm và luôn là linh hồn trong mọi cuộc vui gia đình.

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=193634
Nguyễn Thị Vân đang chơi đàn, đứng cạnh hai bên là Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nội.

Anh nghĩ ra các trò chơi đánh trận giả, làm xiếc cho lứa em nhỏ, viết và dựng kịch diễn trong nhà. Gặp đoạn văn tiếng Pháp khó là cầu cứu anh. Anh được mẹ ưu tiên xếp cho một phòng riêng để làm việc.

Mỗi cô em gái lại thích một bài thơ khác nhau của anh Pháp, có người thích bài “Chùa Hương", riêng tôi thích bài "Sơn tinh Thủy tinh" và còn mong được anh chuyển thể thành phim hoạt hình.

Anh Pháp mất năm 1938, chồng chất thêm một nỗi buồn đau trong chuỗi bi kịch mất 3 người thân của gia đình - chị Nội mất 1932, cha tôi mất năm 1936, chị Vân mất cùng năm 1936".

5 người con gái cụ Vĩnh mỗi người đẹp một vẻ, bà Nguyễn Thị Loan có nét đẹp sắc sảo khuôn mặt xinh nhất trong 5 chị em nhưng bà Nguyễn Thị Vân lại được nhiều người hâm mộ hơn vì là nghệ sỹ dương cầm, mà đúng thời đó kiểu đẹp mơ mộng như thế đang rất được chuộng.

Bà Nguyễn Thị Nội đẹp kiểu "khuôn trăng đầy đặn", bà Nguyễn Thị Mười mang vẻ thanh tú, cô Nguyễn Thị Thu Hương (con bà Suzane) có nét lai, nụ cười tươi và cặp mắt sáng ngời.

"Trong 5 người con gái, chị Nội tôi được thầy mẹ yêu nhất. Chị Nội thông minh, học rất giỏi, tính tình dễ thương. Năm 22 tuổi chị tôi mang bệnh nặng, lúc chị nhắm mắt cha tôi ngồi kế bên vuốt mắt và hôn lên trán. Mẹ tôi thương nhớ chị suốt 3 năm, đêm nào cụ cũng đi xuống vườn đứng dưới những tán cây hoa trắng khóc con gái".

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=193635
Cả gia đình Nguyễn Văn Vĩnh chụp năm 1930, Nguyễn Thị Mười ngồi hàng đầu mặc áo dài trắng.


"Trong nhà chỉ một mình chị Vân tôi có tài năng âm nhạc, những người khác cũng thử học nhưng không ai theo được. Chị được nhiều người yêu mến nhưng chưa bao giờ thấy ưng ai, trong đó có bạn của anh Nguyễn Nhược Pháp là nhà thơ Đoàn Phú Tứ.

Có lần Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội để thực hiện ý định muốn qui phục thầy tôi phải thực sự phục vụ cho chính sách của Chính phủ Thuộc địa đã tổ chức bữa tiệc mời cụ Vĩnh với sự sắp đặt để Hoàng tử Vĩnh Thụy vừa từ Pháp về (sau là vua Bảo Đại) có mặt và đề nghị thầy tôi cho chị Vân đến chơi đàn piano, thực chất để Hoàng tử xem mặt. Thầy tôi đã từ chối.

Cả nhà biết chuyện đã trách cứ Thầy tôi, các anh tôi còn nói: “Thầy lạ thật, làm Hoàng hậu còn không muốn thì còn muốn gì nữa?!”, Thầy tôi nói: “Thầy mà gả cái Vân cho Vĩnh Thụy thì khác nào thầy chấp nhận triều đình Huế, một triều đình như vậy làm sao chấp nhận được!”.

Chị Vân lâm bệnh năm 23 tuổi, trước khi chị mất, anh Đoàn Phú Tứ có mong muốn vào thăm chị lần cuối nhưng gia đình không đồng ý…".

"Từ năm 1931 trở đi, Chính phủ Thuộc địa thực sự bất bình với những hoạt động của thầy tôi, o ép thầy tôi bằng mọi cách dẫn đến sự phá sản, buộc thầy tôi phải chọn con đường đi đầy sang Lào với lý do: đi tìm vàng để trả nợ! chỉ sau một tháng ông mất ở tuổi 54 trong con thuyền độc mộc trên dòng sông Sêpôn, một tay vẫn nắm chặt cây bút còn tay kia là tập giấy đang viết dở phóng sự “Một tháng với những người đi tìm vàng”.

Chị Loan, chị gái cả tôi lấy chồng người Pháp, trong giai đoạn gia đình túng quẫn, chị tôi đã giúp đỡ mẹ và các anh em bằng tiền lương y tá Hồng thập tự của chị tại bệnh viện Đồn Thuỷ. 3 năm sau khi cha tôi mất, chị Loan cũng từ giã cõi đời ở tuổi 35.

"Với cô em gái út Thu Hương chúng tôi gần như không gặp vì khi cô ấy được sinh ra (năm 1931) tôi đã đi lấy chồng, lúc cha tôi mất cô Hương mới 5 tuổi. Hương mất năm 17 tuổi”.

“Sau khi cha mất, anh em chúng tôi và gia tộc bước vào đời với bao ấm ức, buồn tủi vì bị người đời coi khinh là con cháu của “tay sai” “bồi bút” thực dân Pháp”.

Hơn 50 năm trong “tranh tối tranh sáng”, câu chuyện cuộc đời và những cống hiến của học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới được người đời nhìn nhận khách quan.

Bông Tố

* Bài viết dựa theo lời kể của bà Nguyễn Thị Mười-con gái và ông Nguyễn Lân Bình- cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]