Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 80

HỒ NGUYÊN TRỪNG
VÀ CUỘC ĐỌ SÚNG ĐẪM MÁU VỚI QUÂN MINH


Vương triều nhà Hồ lãnh đạo quân dân kháng chiến chống quân Minh xâm lược trong bối cảnh gặp khá nhiều bất lợi. Ở phương bắc, vùng đệm Vân Nam đã hoàn toàn không còn tác dụng. Vân Nam giờ đây đã là vùng đất được khai thác mạnh mẽ, đủ điều kiện để làm một bàn đạp vững chắc cho cuộc xâm lược xuống phía nam. Quân Minh khác với các đội quân phương bắc trước kia, chúng có thể tiến quân từ cả Vân Nam và Quảng Tây vào nước ta với quy mô lớn mà vẫn đảm bảo được đường hậu cần thông suốt. Ở phương nam, các châu mới sáp nhập từ Chiêm Thành là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa còn đầy bất ổn, cùng với sự thù địch của quân Chiêm Thành khiến cho Đại Ngu phải san sẻ một phần binh lực đáng kể phòng thủ biên thuỳ phía nam. Trong nước, nhân dân nhiều người không đồng lòng, một số kẻ chực chờ nối giáo cho giặc… Tuy vậy, với quân đội đông đảo, vũ khí trang bị mạnh, thành trì vững chắc, nhà Hồ không phải là không có cửa thắng trong cuộc chiến.

Biết quân Minh tiến sang, đầu não triều đình cùng nhau bàn bạc kế sách chống giặc. Bấy giờ có tướng người Chăm trong quân là Bố Đông hiến kế nên đem tinh binh lên đón đánh quân Minh ngay tại các cửa ải biên giới, không cho chúng tiến xuống đồng bằng. Các tướng khác của nhà Hồ vì sợ sức mạnh kỵ bộ của quân Minh nên không theo kế của Bố Đông. Vua Hồ Hán Thương chỉ bố trí một ít quân biên phòng giữ các cửa ải, còn đại quân thì dựa vào thành trì và chiến luỹ dọc sông Thao, sông Lô, sông Hồng mà bày trận thuỷ bộ dựa vào nhau.

Quân Minh từ hai hướng Vân Nam, Quảng Tây bắt đầu tấn công từ cuối thu năm 1406. Từ Vân Nam, Mộc Thạnh cùng Tham tướng Lý Bân đem binh phu 40 vạn đánh vào cửa ải Phú Lệnh (thuộc Hà Giang ngày nay). Đường đi từ hướng này xuống đồng bằng trung châu hiểm trở, quân Minh phải xẻ núi, phá rừng mà đi. Mộc Thạnh sau đó dẫn quân men theo dọc bờ sông Thao tiến xuống. Trương Phụ cùng Tham tướng Trần Húc từ Quảng Tây cũng đem 40 vạn binh phu tấn công ải Pha Luỹ (tức ải Nam Quan), theo đường Lạng Sơn tiến xuống đồng bằng. Trương Phụ hành quân rất quy củ. Quân Minh chia làm nhiều toán, cứ toán này đi trước mai phục, toán sau hành quân, thay phiên cho nhau. Binh lực Đại Ngu ở ngoài biên cảnh quá mỏng và yếu, không cản nổi giặc.

Đến tháng 11.1406, quân của Mộc Thạnh tiến đóng quân tại Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay), đối trận với quân Đại Ngu ở thành Đa Bang hai bên bờ sông Lô, sông Hồng. Trương Phụ hành quân từ Lạng Sơn xuống Tiên Phúc, đi đường tắt đến Bạch Hạc. Quân Minh hai cánh họp làm một, đóng trại dày đặc ở Bạch Hạc. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng cầm quân đóng dọc sông Hồng, cùng liên kết với quân của Thiêm văn triều chính Hồ Đỗ đóng ở sông Trú Giang, dưới sông dàn chiến thuyền, trên bờ bộ binh dàn dọc các chiến luỹ, cứ điểm để chặn giặc. Quân Đại Ngu chủ ý đánh lâu dài cho quân Minh mệt mỏi, hết lương phải tự rút lui. Trương Phụ án binh bất động không giao chiến, chờ quân ta sang đánh trước. Hồ Nguyên Trừng cũng chẳng buồn cho quân sang đánh, chỉ giữ vững trận địa. Vì thế nên hai bên tuy dàn quân rầm rộ mà suốt nhiều ngày không giao chiến một trận nào.

Trương Phụ theo kế của Chu Năng (đã chết trên đường hành quân), đem những bản văn tuyên truyền khắc vào các tấm ván rồi thả trôi sông để lung lạc tinh thần quân dân Đại Ngu. Các bản văn này có nội dung kể tội triều đình nhà Hồ, nói rằng quân Minh sang chỉ để đánh họ Hồ, tìm người họ Trần để lập làm vua. Bất chấp những lời dối trá, đại bộ phận nhân dân trên những vùng quân Minh đi qua dọc theo sông Lô đều làm kế vườn không nhà trống theo lệnh triều đình, tuyệt nguồn cung ứng của giặc. Tuy nhiên, những bản văn đã làm lung lạc được một số bộ phận binh lính nhà Hồ và dụ dỗ được một số trí thức bất đắc chí. Bọn Mạc Địch, Mạc Thuý, Mạc Viễn, Nguyễn Huân… đem gia quyến theo hàng giặc, làm chỉ điểm cho quân Minh, được Trương Phụ trao cho quan tước.

Cuối đông năm 1406, quân Minh bắt đầu tấn công. Trương Phụ đem quân đánh úp vào khối quân của Hồ Xạ, chỉ huy quân Tả Thánh Dực đóng tại bãi sông Bạch Hạc. Hồ Xạ bị đánh gấp, các quân khác không kịp tới cứu nên phải cho quân rút lui về bờ nam sông Hồng dàn trận. Quân Minh chiếm được Việt Trì, toàn bộ bờ bắc sông Bạch Hạc. Lúc này, trận thế quân Đại Ngu vẫn còn khá vững. Kế đó, đêm 15.1.1407, quân Minh khiêng thuyền ra bờ sông định vượt sông tấn công. Tướng quân Trần Đĩnh dẫn thuỷ quân ra đánh, giặc phải rút chạy sâu vào bờ. Tướng Minh liền bắt những binh lính đã rút lui đem ra xử theo quân pháp. Các tướng sĩ nước Minh thấy vậy, đều sợ tội mà liều chết để đánh.

Chỉnh quân xong rồi, đêm 17.1.1407 Trương Phụ lại sai quân âm thầm vượt sông đánh úp quân Đại Ngu ở bãi sông Mộc Hoàn phía bờ nam. Nơi này là vị trí chiến lược quan trọng, do hiệu quân Tả Thần Dực tinh nhuệ chốt giữ, dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Công Khôi. Đương lúc chiến sự hệ trọng, Nguyễn Công Khôi lại không biết giữ mình. Khi quân Minh thình lình tấn công, Khôi đang vui chơi nữ sắc, lơ là phòng bị. Vì sự tắc trách tai hại này, quân Tả Thần Dực đã không kịp trở tay, bị quân địch diệt gọn, thuyền bị cháy gần hết. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư miêu tả trận đánh “lặng im không có tiếng động của chiến trận”. Vì Mộc Hoàn bị thất bại nhanh ngoài dự kiến, các khối quân Đại Ngu đóng gần đó không làm sao tới ứng cứu kịp. Quân Minh chiếm được bãi sông rồi, bèn cho bắt cầu phao ồ ạt đổ quân sang bờ nam. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng lệnh cho đại quân rút vào trong thành Đa Bang cố thủ.

Đầu năm 1407, Mộc Thạnh bàn với Trương Phụ: “Những hàng rào gỗ mà bên địch dựng lên đều sát liền sông, quân ta không thể tiến lên được. Chỉ có Đa Bang là nơi đất cát bằng phẳng có thể đóng quân, chỗ ấy tuy thành đất khá cao, bên dưới có mấy tầng hào, nhưng khí giới đánh thành của ta đều đầy đủ, đánh mà chiếm lấy cũng có phần dễ”.

Trương Phụ nghe theo, triệu tập toàn quân truyền lệnh: “Quân giặc chỉ cậy có thành này, mà chúng ta lập công cũng ở một trận này; tướng sĩ nào trèo lên thành được trước, sẽ đặc cách hậu thưởng không câu nệ theo thứ bậc thông thường”.

Truyền lệnh xong rồi, Trương Phụ chia quân làm hại đạo, nhân đêm tối hẹn nhau công phá thành Đa Bang. Đạo thứ nhất do Trương Phụ chỉ huy cùng với Hoàng Trung, Thái Phúc dẫn quân Minh tấn công từ phía tây bắc. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh cùng Trần Tuấn đánh mặt đông nam. Quân Minh âm thầm tiến quân gần thành rồi đốt đuốc, thổi tù và làm hiệu, dùng thang vân thê (loại thang chuyên dụng để công thành) mà trèo lên phá thành. Lúc này quân Đại Ngu còn khá mạnh, đóng dọc sông rất nhiều nhưng hành động bất nhất, một số tướng lĩnh vẫn không đem quân tới cứu khi thành Đa Bang bị công phá dữ dội.

Tuy vậy, tại thành Đa Bang, quân Đại Ngu dưới sự chỉ huy của Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã chống trả rất dũng cảm. trận đánh này, hoả khí của cả hai bên đều thi thố hết sức. Quân Minh có trang bị nhiều súng hoả mai cầm tay và cả súng đại bác, gây cho quân Đại Ngu rất nhiều thiệt hại. Phía Đại Ngu cũng không kém cạnh, với sức mạnh vượt trội của súng đại bác mang tên Thần Cơ Sang Pháo do Hồ Nguyên Trừng chế tác, quân ta trút bão lửa lên đầu quân xâm lược không khoan nhượng. Chiến sự diễn ra rất đẫm máu, quân Đại Ngu chết nhiều nhưng vẫn kiên cường tử thủ, gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Hai bên đánh nhau từ tối đến sáng, quân Minh chết la liệt dưới chân thành, xác chất cao đến ngang mặt thành nhưng vẫn không tên nào dám thoái lui, vì Trương Phụ dùng quân pháp rất nghiêm.

Chiến sự đương lúc dằn co dữ dội thì tướng lĩnh Đại Ngu mắc sai lầm. Tướng chỉ huy quân Thiên Trường là Nguyễn Tông Đỗ muốn dùng tượng binh thủ thắng, bèn đục thành lùa voi ra đánh. Quân Minh thấy voi, ban đầu hơi núng thế. Nhưng sau đó, Trương Phụ cho kỵ binh cưỡi ngựa vẽ hình sư tử tấn công, lại dùng súng đại bác và hoả tiễn bắn tới tấp vào voi. Voi của Đại Ngu không được huấn luyện kỹ, nghe tiếng súng thì hoản loạn, co vòi chạy ngược vào trong thành. Quân Minh tung kỵ binh theo đường voi chạy đánh thẳng vào thành.

Thế trận của quân Đại Ngu bỗng chốc hỗn loạn, thành cơ hồ không thể giữ nổi. Tình thế buộc Hồ Nguyên Trừng phải hạ lệnh toàn quân bỏ thành rút lui về giữ sông Hoàng Giang. Bấy giờ là ngày 20.1.1407, thành Đa Bang rơi vào tay giặc. Các tướng Lương Dân Hiến, Thái Bá Nhạc tử trận. Quân Minh thu được 12 thớt voi, rất nhiều vũ khí, thuyền bè. Các tướng khác của Đại Ngu đóng quân dọc sông Hồng hay tin Đa Bang thất thủ cũng đều kéo quân rút theo Hồ Nguyên Trừng cả. Thành Đông Đô, kinh đô cũ của nước Đại Việt lúc này bị bỏ ngỏ, nhân dân không kịp sơ tán.

Quân Minh theo dòng sông Phú Lương tiến quân xuống, tràn vào Đông Đô, bắt cóc phụ nữ, cướp bóc vàng lụa, lương thực, cảnh tượng vô cùng bi thảm. Chúng còn bắt con trai đem thiến để làm hoạn quan, đặt quan lại trấn trị, vơ vét tiền đồng các xứ và cho người chạy trạm báo tin về kinh đô Kim Lăng (Nam Kinh) của nước Minh.Những nhân dân trước đây còn phân vân về động cơ của giặc khi đem quân sang nước ta, thì nay được dịp hiểu rõ bản chất giả nhân giả nghĩa, tàn ngược vô đạo của quân xâm lược.

Quốc Huy

https://2.bp.blogspot.com/-L0X1MmafwqI/XE5qaZ8_HCI/AAAAAAAB-zY/eMfjG4oKCPs1pzj6_ibHQA4EPGuTt7nfQCLcBGAs/s640/80.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 80

HỒ NGUYÊN TRỪNG
VÀ CUỘC ĐỌ SÚNG ĐẪM MÁU VỚI QUÂN MINH


Vương triều nhà Hồ lãnh đạo quân dân kháng chiến chống quân Minh xâm lược trong bối cảnh gặp khá nhiều bất lợi. Ở phương bắc, vùng đệm Vân Nam đã hoàn toàn không còn tác dụng. Vân Nam giờ đây đã là vùng đất được khai thác mạnh mẽ, đủ điều kiện để làm một bàn đạp vững chắc cho cuộc xâm lược xuống phía nam. Quân Minh khác với các đội quân phương bắc trước kia, chúng có thể tiến quân từ cả Vân Nam và Quảng Tây vào nước ta với quy mô lớn mà vẫn đảm bảo được đường hậu cần thông suốt. Ở phương nam, các châu mới sáp nhập từ Chiêm Thành là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa còn đầy bất ổn, cùng với sự thù địch của quân Chiêm Thành khiến cho Đại Ngu phải san sẻ một phần binh lực đáng kể phòng thủ biên thuỳ phía nam. Trong nước, nhân dân nhiều người không đồng lòng, một số kẻ chực chờ nối giáo cho giặc… Tuy vậy, với quân đội đông đảo, vũ khí trang bị mạnh, thành trì vững chắc, nhà Hồ không phải là không có cửa thắng trong cuộc chiến.

Biết quân Minh tiến sang, đầu não triều đình cùng nhau bàn bạc kế sách chống giặc. Bấy giờ có tướng người Chăm trong quân là Bố Đông hiến kế nên đem tinh binh lên đón đánh quân Minh ngay tại các cửa ải biên giới, không cho chúng tiến xuống đồng bằng. Các tướng khác của nhà Hồ vì sợ sức mạnh kỵ bộ của quân Minh nên không theo kế của Bố Đông. Vua Hồ Hán Thương chỉ bố trí một ít quân biên phòng giữ các cửa ải, còn đại quân thì dựa vào thành trì và chiến luỹ dọc sông Thao, sông Lô, sông Hồng mà bày trận thuỷ bộ dựa vào nhau.

Quân Minh từ hai hướng Vân Nam, Quảng Tây bắt đầu tấn công từ cuối thu năm 1406. Từ Vân Nam, Mộc Thạnh cùng Tham tướng Lý Bân đem binh phu 40 vạn đánh vào cửa ải Phú Lệnh (thuộc Hà Giang ngày nay). Đường đi từ hướng này xuống đồng bằng trung châu hiểm trở, quân Minh phải xẻ núi, phá rừng mà đi. Mộc Thạnh sau đó dẫn quân men theo dọc bờ sông Thao tiến xuống. Trương Phụ cùng Tham tướng Trần Húc từ Quảng Tây cũng đem 40 vạn binh phu tấn công ải Pha Luỹ (tức ải Nam Quan), theo đường Lạng Sơn tiến xuống đồng bằng. Trương Phụ hành quân rất quy củ. Quân Minh chia làm nhiều toán, cứ toán này đi trước mai phục, toán sau hành quân, thay phiên cho nhau. Binh lực Đại Ngu ở ngoài biên cảnh quá mỏng và yếu, không cản nổi giặc.

Đến tháng 11.1406, quân của Mộc Thạnh tiến đóng quân tại Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay), đối trận với quân Đại Ngu ở thành Đa Bang hai bên bờ sông Lô, sông Hồng. Trương Phụ hành quân từ Lạng Sơn xuống Tiên Phúc, đi đường tắt đến Bạch Hạc. Quân Minh hai cánh họp làm một, đóng trại dày đặc ở Bạch Hạc. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng cầm quân đóng dọc sông Hồng, cùng liên kết với quân của Thiêm văn triều chính Hồ Đỗ đóng ở sông Trú Giang, dưới sông dàn chiến thuyền, trên bờ bộ binh dàn dọc các chiến luỹ, cứ điểm để chặn giặc. Quân Đại Ngu chủ ý đánh lâu dài cho quân Minh mệt mỏi, hết lương phải tự rút lui. Trương Phụ án binh bất động không giao chiến, chờ quân ta sang đánh trước. Hồ Nguyên Trừng cũng chẳng buồn cho quân sang đánh, chỉ giữ vững trận địa. Vì thế nên hai bên tuy dàn quân rầm rộ mà suốt nhiều ngày không giao chiến một trận nào.

Trương Phụ theo kế của Chu Năng (đã chết trên đường hành quân), đem những bản văn tuyên truyền khắc vào các tấm ván rồi thả trôi sông để lung lạc tinh thần quân dân Đại Ngu. Các bản văn này có nội dung kể tội triều đình nhà Hồ, nói rằng quân Minh sang chỉ để đánh họ Hồ, tìm người họ Trần để lập làm vua. Bất chấp những lời dối trá, đại bộ phận nhân dân trên những vùng quân Minh đi qua dọc theo sông Lô đều làm kế vườn không nhà trống theo lệnh triều đình, tuyệt nguồn cung ứng của giặc. Tuy nhiên, những bản văn đã làm lung lạc được một số bộ phận binh lính nhà Hồ và dụ dỗ được một số trí thức bất đắc chí. Bọn Mạc Địch, Mạc Thuý, Mạc Viễn, Nguyễn Huân… đem gia quyến theo hàng giặc, làm chỉ điểm cho quân Minh, được Trương Phụ trao cho quan tước.

Cuối đông năm 1406, quân Minh bắt đầu tấn công. Trương Phụ đem quân đánh úp vào khối quân của Hồ Xạ, chỉ huy quân Tả Thánh Dực đóng tại bãi sông Bạch Hạc. Hồ Xạ bị đánh gấp, các quân khác không kịp tới cứu nên phải cho quân rút lui về bờ nam sông Hồng dàn trận. Quân Minh chiếm được Việt Trì, toàn bộ bờ bắc sông Bạch Hạc. Lúc này, trận thế quân Đại Ngu vẫn còn khá vững. Kế đó, đêm 15.1.1407, quân Minh khiêng thuyền ra bờ sông định vượt sông tấn công. Tướng quân Trần Đĩnh dẫn thuỷ quân ra đánh, giặc phải rút chạy sâu vào bờ. Tướng Minh liền bắt những binh lính đã rút lui đem ra xử theo quân pháp. Các tướng sĩ nước Minh thấy vậy, đều sợ tội mà liều chết để đánh.

Chỉnh quân xong rồi, đêm 17.1.1407 Trương Phụ lại sai quân âm thầm vượt sông đánh úp quân Đại Ngu ở bãi sông Mộc Hoàn phía bờ nam. Nơi này là vị trí chiến lược quan trọng, do hiệu quân Tả Thần Dực tinh nhuệ chốt giữ, dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Công Khôi. Đương lúc chiến sự hệ trọng, Nguyễn Công Khôi lại không biết giữ mình. Khi quân Minh thình lình tấn công, Khôi đang vui chơi nữ sắc, lơ là phòng bị. Vì sự tắc trách tai hại này, quân Tả Thần Dực đã không kịp trở tay, bị quân địch diệt gọn, thuyền bị cháy gần hết. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư miêu tả trận đánh “lặng im không có tiếng động của chiến trận”. Vì Mộc Hoàn bị thất bại nhanh ngoài dự kiến, các khối quân Đại Ngu đóng gần đó không làm sao tới ứng cứu kịp. Quân Minh chiếm được bãi sông rồi, bèn cho bắt cầu phao ồ ạt đổ quân sang bờ nam. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng lệnh cho đại quân rút vào trong thành Đa Bang cố thủ.

Đầu năm 1407, Mộc Thạnh bàn với Trương Phụ: “Những hàng rào gỗ mà bên địch dựng lên đều sát liền sông, quân ta không thể tiến lên được. Chỉ có Đa Bang là nơi đất cát bằng phẳng có thể đóng quân, chỗ ấy tuy thành đất khá cao, bên dưới có mấy tầng hào, nhưng khí giới đánh thành của ta đều đầy đủ, đánh mà chiếm lấy cũng có phần dễ”.

Trương Phụ nghe theo, triệu tập toàn quân truyền lệnh: “Quân giặc chỉ cậy có thành này, mà chúng ta lập công cũng ở một trận này; tướng sĩ nào trèo lên thành được trước, sẽ đặc cách hậu thưởng không câu nệ theo thứ bậc thông thường”.

Truyền lệnh xong rồi, Trương Phụ chia quân làm hại đạo, nhân đêm tối hẹn nhau công phá thành Đa Bang. Đạo thứ nhất do Trương Phụ chỉ huy cùng với Hoàng Trung, Thái Phúc dẫn quân Minh tấn công từ phía tây bắc. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh cùng Trần Tuấn đánh mặt đông nam. Quân Minh âm thầm tiến quân gần thành rồi đốt đuốc, thổi tù và làm hiệu, dùng thang vân thê (loại thang chuyên dụng để công thành) mà trèo lên phá thành. Lúc này quân Đại Ngu còn khá mạnh, đóng dọc sông rất nhiều nhưng hành động bất nhất, một số tướng lĩnh vẫn không đem quân tới cứu khi thành Đa Bang bị công phá dữ dội.

Tuy vậy, tại thành Đa Bang, quân Đại Ngu dưới sự chỉ huy của Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã chống trả rất dũng cảm. trận đánh này, hoả khí của cả hai bên đều thi thố hết sức. Quân Minh có trang bị nhiều súng hoả mai cầm tay và cả súng đại bác, gây cho quân Đại Ngu rất nhiều thiệt hại. Phía Đại Ngu cũng không kém cạnh, với sức mạnh vượt trội của súng đại bác mang tên Thần Cơ Sang Pháo do Hồ Nguyên Trừng chế tác, quân ta trút bão lửa lên đầu quân xâm lược không khoan nhượng. Chiến sự diễn ra rất đẫm máu, quân Đại Ngu chết nhiều nhưng vẫn kiên cường tử thủ, gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Hai bên đánh nhau từ tối đến sáng, quân Minh chết la liệt dưới chân thành, xác chất cao đến ngang mặt thành nhưng vẫn không tên nào dám thoái lui, vì Trương Phụ dùng quân pháp rất nghiêm.

Chiến sự đương lúc dằn co dữ dội thì tướng lĩnh Đại Ngu mắc sai lầm. Tướng chỉ huy quân Thiên Trường là Nguyễn Tông Đỗ muốn dùng tượng binh thủ thắng, bèn đục thành lùa voi ra đánh. Quân Minh thấy voi, ban đầu hơi núng thế. Nhưng sau đó, Trương Phụ cho kỵ binh cưỡi ngựa vẽ hình sư tử tấn công, lại dùng súng đại bác và hoả tiễn bắn tới tấp vào voi. Voi của Đại Ngu không được huấn luyện kỹ, nghe tiếng súng thì hoản loạn, co vòi chạy ngược vào trong thành. Quân Minh tung kỵ binh theo đường voi chạy đánh thẳng vào thành.

Thế trận của quân Đại Ngu bỗng chốc hỗn loạn, thành cơ hồ không thể giữ nổi. Tình thế buộc Hồ Nguyên Trừng phải hạ lệnh toàn quân bỏ thành rút lui về giữ sông Hoàng Giang. Bấy giờ là ngày 20.1.1407, thành Đa Bang rơi vào tay giặc. Các tướng Lương Dân Hiến, Thái Bá Nhạc tử trận. Quân Minh thu được 12 thớt voi, rất nhiều vũ khí, thuyền bè. Các tướng khác của Đại Ngu đóng quân dọc sông Hồng hay tin Đa Bang thất thủ cũng đều kéo quân rút theo Hồ Nguyên Trừng cả. Thành Đông Đô, kinh đô cũ của nước Đại Việt lúc này bị bỏ ngỏ, nhân dân không kịp sơ tán.

Quân Minh theo dòng sông Phú Lương tiến quân xuống, tràn vào Đông Đô, bắt cóc phụ nữ, cướp bóc vàng lụa, lương thực, cảnh tượng vô cùng bi thảm. Chúng còn bắt con trai đem thiến để làm hoạn quan, đặt quan lại trấn trị, vơ vét tiền đồng các xứ và cho người chạy trạm báo tin về kinh đô Kim Lăng (Nam Kinh) của nước Minh.Những nhân dân trước đây còn phân vân về động cơ của giặc khi đem quân sang nước ta, thì nay được dịp hiểu rõ bản chất giả nhân giả nghĩa, tàn ngược vô đạo của quân xâm lược.

Quốc Huy

https://1.bp.blogspot.com/-1nbqoexpJv0/XFel9U3JH5I/AAAAAAAB-1o/2-bAA4LewrAjb4vFNwdOY_vXQEBpXQZ2gCLcBGAs/s640/81.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 81

CÁI GIÁ ĐẮT CHO NHỮNG NGƯỜI NGÂY THƠ
TIN LỜI DỤ DỖ CỦA NHÀ MINH


Sau trận đại chiến tại thành Đa Bang, quân tướng nhà Hồ bị tổn thất nặng nề nhưng vẫn còn một lực lượng đáng kể kịp rút lui. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đem binh thuyền xuôi dòng sông Hồng về căn cứ Hoàng Giang (sông Châu thuộc Lý Nhân, Hà Nam) tập họp lại lực lượng. Quân Đại Ngu đóng dọc sông gần Bạch Hạc cũng đều rút cả. Một số đạo quân tan rã dọc đường, số khác cố gắng tìm về với chủ soái Hồ Nguyên Trừng. Thượng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thương đã rút lui về kinh thành Tây Đô. Các tướng Hồ Đỗ, Hồ Xạ cũng từ bắc đem thuỷ quân về giữ bến Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) nghe ngóng tình hình.

Quân Minh sau khi chiếm được Đa Bang thì tràn vào Đông Đô cướp phá. Dân chúng vùng trung châu (trung tâm đồng bằng sông Hồng) trước đó vì có ý bất mãn với triều đình, lại bị các luận điệu lừa dối của giặc lung lạc nên đã không sơ tán theo kế sách “vườn không nhà trống”. Quân Minh do đó mà có được cơ hội nắm được dân, cướp được nguồn lương thực tại chỗ trong dân làm quân lương. Giặc lại tính kế lâu dài, bắt đầu chính sách chiêu an. Trong khi tầng lớp bình dân là những nạn nhân phổ biến của quân giặc, bị cướp giết, bị bắt làm nô lệ hoặc phải làm nguỵ binh cho giặc thì trái lại giới trí thức, quan lại, đầu mục các xứ là đối tượng mà quân Minh ra sức dụ dỗ bằng chức tước, tiền bạc và những lời hứa hẹn “phù Trần diệt Hồ”. Thái độ của các tầng lớp nhân dân vì vậy mà cũng có phần khác nhau. Một số tướng lĩnh, quan lại cao cấp nhà Hồ lũ lượt theo hàng quân Minh như trung thư lệnh Trần Sư Hiền, công chúa Thiên Gia, Thị trung Trần Nguyên Chỉ… Mặc khác, giới bình dân lại hết sức căm phẫn trước sự tàn bạo, tráo trở của quân Minh, ngày ngày chực chờ tìm minh chủ để nổi lên đánh đuổi quân xâm lược.

Đồng thời với việc cố gắng củng cố vùng chiếm đóng, giặc nhanh chóng tổ chức lực lượng truy lùng đại quân của nhà Hồ. Tháng 3.1407, Mộc Thạnh dò biết được Hồ Nguyên Trừng đóng ở sông Hoàng Giang, bèn tự mình cầm quân thuỷ bộ đến đánh. Đến sông Mộc Hoàn (sông Hồng chảy qua Hà Nam), quân Minh không tiến được vì trước mặt là trận địa vững chắc của quân Đại Ngu. Thạnh tự thấy chưa thể tấn công ngay được, cho đóng trại đối ngạn với quân ta. Hồ Nguyên Trừng thừa thế đem 300 chiến thuyền tiến đánh trại của quân Minh, bị trúng kế của giặc. Mộc Thạnh đã cho quân bố trí sẵn ở hai bên bờ sông. Thuyền quân Đại Ngu đến đánh, bị thuyền quân Minh chắn ngang sông, bộ binh giặc hai bên bờ đánh khép lại. Hồ Nguyên Trừng thua to, phải cho quân bỏ căn cứ Hoàng Giang, cho quân dong thuyền về giữ cửa Muội Hải (thuộc Giao Thuỷ, Nam Định. Cửa biển xưa, nay đã vùi lấp).Thượng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thương sau khi quân Đại Ngu để mất căn cứ Hoàng Giang thì dẫn một bộ phận rút về kinh thành Tây Đô (Thanh Hoá) chuẩn bị các phương án phòng thủ.Các tướng Hồ Đỗ, Hồ Xạ lúc này cũng phải bỏ căn cứ Bình Than, theo dòng sông Thái Bình vượt biển vào Muội Hải hội quân.

Mộc Thạnh tuy thắng trận ở Hoàng Giang nhưng quân bộ, quân thuỷ không đồng nhất nên tiến quân chậm. Hồ Nguyên Trừng dùng thuyền chở quân nên đi nhanh. Khi quân Minh đuổi đến gần Muội Hải thì quân Đại Ngu đã tập họp lại ổn định rồi, mà phía Mộc Thạnh thì tổn thất trong trận trước cũng không nhỏ, lại mệt mỏi vì đoạn đường dài. Giặc buộc lòng phải tiến hành hội quân mới đủ lực lượng tiếp tục đà tấn công. Trương Phụ cùng Mộc Thạnh sau đó tiến hành tập kết lực lượng. Tranh thủ thời gian, quân Đại Ngu ở Muội Hải gấp rút đắp thêm chiến luỹ, trưng tập lương thực, thuyền bè, đúc thêm súng ống. Quân đội triều đình kêu gọi nhân dân đóng góp tiền của chống giặc, ai đóng góp nhiều thì được lấy con gái tôn thất và được cấp 10 mẫu ruộng. Bằng những biện pháp chỉnh đốn lực lượng mới này, thế quân ta lại dần mạnh lên.

Khi Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đến đánh Muội Hải thì gặp lúc nước triều lên cao. Tướng Đại Ngu là Ngô Thành Nhân nhân thế nước, thế gió mà chỉ huy quân Thần Đinh đột kích quân Minh. Ngô Thành Nhân gây cho quân giặc một số thiệt hại, đánh đuổi giặc đến Giao Thuỷ, vì quân ít nên bị đánh quật lại. Trương Phụ, Mộc Thạnh chia quân ra hai bên bờ sông tạo thế gọng kìm vây thuyền quân ta ở giữ sông. Ngô Thành Nhân thế cô, bị hãm trong trận mà chết, được vua Hồ Hán Thương truy phong Kiêu vệ tướng quân.

Trong lúc Trương Phụ rầm rộ tiến quân thì phía ta lại có kẻ gian hàng giặc. Người ở phủ Kiến Hưng là Trần Nhật Kiêm tụ tập bè đảng giết chết quan Trấn thủ là Phan Hoà Phủ, đem thuộc hạ đi hàng Trương Phụ. Sau Nhật Kiêm ở trong quân kiêu căng, phạm phải quân pháp, bị Trương Phụ đem giết đi.

Quân Minh tiến đánh Muội Hải ngày này qua ngày khác không hạ nổi. Hồ Nguyên Trừng đã lợi dụng địa hình vùng ven biển có nền đất bùn lầy ẩm ướt mà hạn chế sức mạnh kỵ binh, bộ binh của giặc. Thuỷ quân nhà Hồ có các thuyền chiến lớn, phát huy triệt để sức mạnh trên chiến trường vùng ven biển, gây cho địch nhiều thương vong. Quân Đại Ngu lại biết dựa vào chiến luỹ mà chống trả rất kiên cường. Trương Phụ, Mộc Thạnh đóng quân ở Muội Hải, quần nhau với quân ta hơn nửa tháng, bị nắng mưa, dịch bệnh hoành hành, quân lính chết dần chết mòn. Chúng buộc phải rút lui về cửa Hàm Tử đóng quân. Lần đầu tiên trong cuộc chiến, quân Đại Ngu đẩy lui được giặc trong một chiến dịch phòng thủ. Có thể xem đây là một thắng lợi cục bộ trong cuộc chiến, nhưng việc quân giặc tạm lùi cũng là có dụng ý. Trương Phụ biết rằng quân Minh không thể chiến thắng được ở chiến trường ven biển nên có ý dẫn dụ quân nhà Hồ vào sâu trong nội địa để giao chiến lớn.

Về phía nhà Hồ, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng cũng không phải không biết mưu kế của giặc nhưng vẫn chấp nhận mạo hiểm mà tiến lên, giành lại quyền kiểm soát vùng đồng bằng trung châu. Việc này có ý nghĩa lớn trong một cuộc chiến trường kỳ. Nếu để quân Minh kiểm soát được Đông Đô và phụ cận lâu dài, giặc có thể huy động nhân lực, vật lực ở đó mà gây áp lực lên vùng phía nam với trung tâm là kinh thành Tây Đô. Hồ Nguyên Trừng từ Muội Hải đem quân ngược sông Hồng về chiếm lại căn cứ Hoàng Giang, rước Thượng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thương từ Thanh Hoá ra để cùng coi quân. Quân nhà Hồ tích cực chuẩn bị lực lượng để đánh một trận lớn quyết định với quân Minh. Các tướng lĩnh chủ chốt của quân Đại Ngu đem quân đến hội, tổng cộng được 7 vạn quân, nói phao lên là 21 vạn. Thuyền bè, khí giới của quân ta vẫn hùng mạnh, nhất là thuỷ quân có nhiều thuyền chiến lớn và thuyền tải lương. Bấy giờ người dân ở vùng Kinh lộ bị quân Minh bắt quân dịch, làm nô lệ, nhiều gia đình vì thế mà tan tác cả. Dân chúng đã chán ngán sự tham tàn của quân Minh, nhiều người trai tráng rủ nhau vào nam xin theo quân đánh giặc. Trong đó có cả những người đã bị quân Minh bắt làm nguỵ binh cũng trốn về với quân triều đình, nguyện ra sức lập công.

Quốc Huy

https://3.bp.blogspot.com/-NGIx0Ny1fnI/XFhpTfjAyTI/AAAAAAAB-18/HNKBAZmOttQ0XAS0V2StTkoJIdAx2iRPgCLcBGAs/s640/82.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 82

HỔ NGUYÊN TRỪNG ĐẠI CHIẾN QUÂN MINH
Ở HÀM TỬ QUAN


Thành quả phát triển qua hàng trăm năm đã cho phép dân tộc Việt đầu thế kỷ 15 có được tiềm lực dồi dào hơn trong chiến tranh. Điều đó có nghĩa là quân đội Đại Ngu có thể chịu đựng những thiệt hại lớn hơn các đội quân người Việt trong quá khứ mà vẫn có được lực lượng đủ để chiến đấu và giành chiến thắng với giặc. Khi quân Minh gặp bất lợi phải lui về giữ Hàm Tử quan, Hồ Nguyên Trừng nhân đà thuận lợi tiến quân chiếm đóng trở lại căn cứ Hoàng Giang. Hai đội quân giữ thế gườm nhau, chuẩn bị cho một trận quyết chiến tiếp theo.

Tại Hàm Tử, quân Minh vẫn còn lực lượng rất mạnh với mười mấy vạn quân và nhiều chiến thuyền. Trong số các thuyền chiến có nhiều chiếc là chiến lợi phẩm thu được của quân Đại Ngu qua các trận chiến trước. Quân Minh còn bắt trai tráng nước ta bổ sung vào lực lượng đã bị thiệt hại. Nguỵ binh trong hàng ngũ giặc không có lòng chiến đấu, chỉ chực chờ rút chạy hoặc đào ngũ. Tuy nhiên, tướng lĩnh nước Minh rất thạo việc cưỡng bức quân lính chiến đấu, nguỵ binh do đó mà không có nhiều cơ hội thoát khỏi sự kìm kẹp của giặc, phải cầm vũ khí chống lại chính đất nước của mình.

Về phần quân Đại Ngu ở Hoàng Giang, quân số của ta ít hơn giặc rất nhiều. Hồ Nguyên Trừng hội quân các nơi về, tất cả được 7 vạn quân, nói phao lên là 21 vạn. Bù lại, quân ta có rất nhiều thuyền bè, khí giới. Hàng trăm chiến thuyền hai tầng bong có vỏ ngoài đóngđinh sắt to lớn “Tải lương cổ lâu”, cùng với thuyền đóng đinh sắt “Tải lương trung tàu” tập trung ở căn cứ Hoàng Giang. Binh lực của nhà Hồ thực sự vẫn đủ sức chống cự với giặc nếu như các tướng lĩnh biết cách dùng quân đúng đắn, quân lính dũng cảm diệt giặc.

Tháng 4.1407, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng quyết định chủ động mở cuộc phản công lớn để giành chiến thắng. Các đại tướng nhà Hồ chia quân từ Hoàng Giang đến đánh Hàm Tử. Hồ Xạ, Trần Đĩnh cầm quân bộ men theo bờ nam sông tiến lên. Bên bờ bắc, quân bộ do hai tướng Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy. Thuỷ quân tiên phong gồm 100 chiến thuyền đặt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Công Chửng. Hồ Nguyên Trừng, Hồ Đỗ cùng với các tướng Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy trung quân là các chiến thuyền chủ lực theo sau đạo thuỷ quân tiên phong. Quân Đại Ngu tiến rầm rộ, thuyền chiến chắn ngang dày kín cả con sông, kéo dài hơn 10 dặm, khí thế rất hùng hổ.

Quân Minh ở cửa Hàm Tử do thám biết được quân Đại Ngu tấn công, chúng bèn chia quân làm hai đạo thuỷ bộ mai phục chờ sẵn. Quân Đại Ngu tuy mạnh về vũ khí nhưng kỷ luật kém, hành quân được một quãng thì đâm ra trễ nải. Quân Minh thừa cơ hội, phục binh từ hai bên bờ sông nhất tề xông ra tấn công. Quân bộ Đại Ngu ở bờ bắc đụng trận với giặc trước, quân lính không chống nổi, hàng ngũ rối loạn, bị địch lùa xuống sông chết rất nhiều. Thuỷ quân ở dưới sông cố sức cầm cự với quân Minh, hai bên kịch chiến đẫm máu. Hồ Xạ chỉ huy quân bộ ở bờ nam tiến quân chậm ở phía sau, hay tin quân ta trúng mai phục, dùng dằn chưa dám tiến quân. Hồ Đỗ sai người trách bảo: “tướng quân sao không đánh giặc”. Hồ Xạ lúc ấy mới thúc quân tiến lên. Nhưng khi Hồ Xạ chưa kịp đến thì thế trận đã định.

Thuỷ quân Đại Ngu sau một hồi giao chiến cũng không cầm cự nổi, nối nhau tan vỡ. Các chiến thuyền Tải Lương đều bị đánh chìm, mang theo những đơn vị thuỷ quân tinh nhuệ của nhà Hồ bỏ mình nơi đáy nước. Chỉ có lực lượng thuỷ quân theo sau là chạy thoát được cùng với các chủ tướng. Quân của Hồ Xạ đến nơi muộn màng cũng nhanh chóng bị đánh thua, An phủ sứ Bắc Giang là Nguyễn Hi Chu bị giặc bắt sống. Bị giải đến doanh của Trương Phụ, Hi Chu không ngớt lời chửi mắng. Phụ tức giận, sai đem giết.

Chủ trương chủ động tấn công địch của Hồ Nguyên Trừng không tệ, nhưng trận Hàm Tử thất bại là do những sai lầm cơ bản. Quân nhà Hồ đã để lộ quân cơ quá sớm, khiến cho giặc có thời gian bố trí trận địa mai phục chờ sẵn. Khi hành quân, tướng giỏi sẽ biết dùng du binh đi trước do thám bốn mặt rồi đại quân mới theo sau. Hồ Nguyên Trừng hành quân rầm rộ nhưng thiếu tin tức của du binh, để toàn quân bị tấn công bất ngờ, đó là do thiếu cẩn trọng. Quân Đại Ngu gặp mai phục thì hoảng loạn nhanh, sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép tình cảnh thời bấy giờ “Quân bộ của nhà Hồ không thể đối địch được, cùng nhau trốn chạy, gặp phục binh nhà Minh, đều quay giáo, nhảy xuống sông chết”. Điều này một lần nữa cho thấy kỷ luật kém, tinh thần chiến đấu kém của quan quân nhà Hồ.

Việc Hồ Xạ hiệp đồng tác chiến chậm càng làm quân Đại Ngu gặp bất lợi, chứng tỏ rằng các tướng lĩnh nhà Hồ không có một đường lối chung trong phương thức tác chiến nên khi gặp các tình huống bất ngờ ngoài chiến trường thì không biết ứng biến như thế nào cho đúng. Những sự yếu kém này lỗi lầm sâu xa là do đường lối quân sự sai lầm của Thượng hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương. Họ chú trọng vũ khí, quân số mà rèn quân luyện tướng kém, các tướng soái được giao trọng trách chỉ là những người có năng lực trung bình hoặc kém, hoàn toàn không phải đối thủ của những tướng xảo quyệt của giặc Minh là Trương Phụ, Mộc Thạnh…

Trận Hàm Tử đã đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh. Quân Đại Ngu sau trận này đã mất đi những thành phần dự bị chiến lược quan trọng nhất, hầu như không còn đủ sức gượng dậy nổi. Quân Minh một mặt ra sức truy kích họ Hồ mặt khác tiến hành các bước chuẩn bị sát nhập nước ta thành quận huyện của nước Minh. Trương Phụ cùng bọn Việt gian đã phối hợp cùng nhau dựng lên một màn kịch để hợp thức hoá việc xoá sổ nước ta. Giặc Minh vờ truyền lệnh tìm con cháu họ Trần để lập làm vua. Bọn Mạc Thuý cùng đám bán nước tiếm xưng là “kỳ lão nước An Nam” dâng sớ tâu: “Họ Trần không còn người nào có thể thừa kế được. An Nam nguyên trước là Giao Châu, xin khôi phục lại chế độ quận huyện, cho dân được đổi mới”!!! Trương Phụ mới nhân đó tâu về với vua Minh, chuẩn bị hoàn tất kế hoạch cướp nước của chúng.

Quan quân nhà Hồ sau khi thua trận tan tác, chia làm nhiều hướng mà rút chạy, nhiều nhánh quân hoàn toàn tan rã. Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương theo đường sông Đáy vượt biển rút về Thanh Hoá. Giặc Minh thúc quân đuổi gấp đêm ngày, tình cảnh vô cùng khốn đốn.

Quốc Huy

https://1.bp.blogspot.com/-6Yk_EVN5kEo/XGDm8F7BmsI/AAAAAAAB-4Y/oAWze_etsTElE0KwaYfX5aVpuNT0Ev2sACEwYBhgL/s640/83.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 83

HỒ QUÝ LY MẤT NƯỚC
ĐẶNG TẤT LẬP MƯU LẬT THẾ CỜ


1.
Nhà Hồ diệt vong

Do mắc phải liên tiếp nhiều sai lầm về chiến thuật, chiến lược mà sau trận Hàm Tử kết thúc, triều nhà Hồ hầu như không còn cơ sở để lật ngược tình thế. Chẳng những các lực lượng tinh nhuệ, đông đảo nhất đã bị đánh tan, thuyền bè vũ khí mất mát lớn mà điều nguy hiểm không kém là tinh thần quân đội đã tụt dốc nghiêm trọng. Thêm vào đó, lòng dân lại không ủng hộ triều đình nhà Hồ do những việc làm mất lòng dân trước đó.

Hồ Quý Ly cùng các tướng vượt biển về lại Tây Đô, cố gắng gượng chống đỡ. Vua tôi nhà Hồ chỉ còn hy vọng vào sự kiên cố của thành Tây Đô và các đồn trại ở Thanh Hoá mà toan cố thủ. Hồ Quý Ly lại sai người mang thư báo cho An phủ sứ lộ Thăng Hoa là Hoàng Hối Khanh ở biên thuỳ phía nam, lệnh cho Hoàng Hối Khanh đem những di dân khi trước đã phái vào nam khai khẩn đất đai cùng với binh lính địa phương gộm lại, giao cho Tả châu phán Nguyễn Rỗ ở Thăng Hoa chỉ huy để làm quân Cần vương (tức quân giúp vua lúc nguy nan), phong Cổ Luỹ huyện thượng hầu Chế Ma Nô Đà Nan (vua cũ của Chiêm Thành, bị lật đổ và theo hàng Đại Ngu) làm Thăng Hoa quận vương để kêu gọi dân Chăm quy phục triều đình nhà Hồ.

Quân dân biên thuỳ phía nam ít ỏi, vốn không so bì được với lực lượng mạnh mà nhà Hồ đã để tổn thất trước đó. Tuy nhiên đây là sự lực lượng cuối cùng mà Hồ Quý Ly có thể trông cậy vào. Nhưng rốt cuộc việc này cũng không thành. Hoàng Hối Khanh trước lo việc biên giới lỡ cắt nhượng cho giặc quá nhiều đất, bị Hồ Quý Ly nhục mạ không tiếc lời, nhưng sau lại giao cho trọng chức ở phương nam. Hoàng Hối Khanh còn nhớ mối nhục cũ, vốn trong lòng không phục Hồ Quý Ly mà chỉ muốn tự mình tìm minh chủ khác đảm đương việc chống giặc nên giấu thư đi, không cho các quan chức khác biết. Đó thực là đã cố ý đẩy hai vua họ Hồ vào đường chết.

Một khi lòng người đã ly tán thì mọi kế hoạch đều khó lòng thực hiện được. Tháng 5.1407, sau khi ổn định lại lực lượng và tiến hành mua chuộc các tầng lớp nhân dân ở vùng đồng bằng trung châu (vùng quanh Thăng Long), Trương Phụ dốc toàn lực tấn công vào Thanh Hoá. Thuyền quân Minh vượt biển đánh vào Lỗi Giang (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Quân Đại Ngu nhác trông thấy bóng quân Minh đã sợ hãi, không đánh mà tự tan. Quân Minh đánh vào cửa biển Điền Canh, quân tướng Đại Ngu cũng nhanh chóng bỏ thuyền chạy. Đến đây thì có thể thấy, đại đa số lực lượng thuộc quân đội của nhà Hồ đã không còn tinh thần chiến đấu nữa, hễ gặp giặc là bỏ chạy. Thượng hoàng Hồ Quý Ly cùng vua Hồ Hán Thương dẫn lực lượng nhỏ bé còn lại lánh ra Thâm Giang (sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh), thấy địa thế bất lợi không thể phòng thủ, định chạy vào Nghệ An.

Lúc này tướng nhà Hồ là Nguỵ Thức cùng kế, thấy không còn hy vọng nên xin vua và Thượng hoàng nên tự thiêu. Nguỵ Thức nói với Hồ Quý Ly: “Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác”. Căm giận vì lời nói của Nguỵ Thức, Hồ Quý Ly sai chém chết. Sau đó, Hồ Quý Ly lại dẫn quân chạy vào Nghệ An. Binh lính, quan lại rơi rớt dọc đường, nhiều người đầu hàng giặc, một số khác thất lạc nhau trên đường hành quân. Càng gần cuối cuộc chiến, quân đội nhà Hồ càng tỏ rõ là một đội quân yếu kém về tổ chức. Một số kẻ vì tham công, tiếc mạng lại tình nguyện dẫn đường cho giặc lùng bắt hoàng tộc nhà Hồ.

Về phía quân Minh, bọn tướng lĩnh rất hăng máu và quyết tâm cao độ để lập “kỳ công”. Trương Phụ sau khi chiếm được thành Tây Đô và kiểm soát được Thanh Hoá, bèn mở một cuộc hành quân lớn đánh vào Nghệ An, quyết vây bắt bằng được vua tôi nhà Hồ. Trương Phụ cùng Mộc Thạnh dẫn bộ binh tiến vào Nghệ An, Liễu Thăng chỉ huy binh thuyền tiến theo đường thuỷ. Quần thần trong triều gồm Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ MãnThượng… thế bức bách đều phải đầu hàng quân Minh. Thượng hoàng Hồ Quý Ly chạy đến cửa biển Kỳ La (thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay) thì bị giặc đuổi theo kịp. Quân nhà Hồ chẳng mấy chốc tan vỡ, Hồ Quý Ly bị giặc bắt. Vua Hồ Hán Thương dẫn Thái tử Hồ Nhuế chạy đến núi Cao Vọng (thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thì cũng sa lưới quân giặc. Các quan tướng cao cấp là Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, Hữu tướng quốc Quý Tì, Phán trung đô Vô Cửu, tướng quân Hồ Đỗ, Nguyễn Lục Tài, Nguyễn Nghiện Quang, Đoàn Bồng… đều lần lượt bị bắt cả. Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, Trực trưởng Kiều Biểu nhảy sông tự sát. Triều đình nhà Hồ đến đây coi như bị diệt. Tuy nhiên ở các vùng phía nam vẫn còn các lực lượng Đại Ngu tiếp tục chiến đấu một thời gian.

2.
Các lực lượng cuối cùng của nước Đại Ngu

Trong khi quân Minh đánh diệt nhà Hồ từ phía bắc thì ở các châu phía nam, một số tướng lĩnh Đại Ngu đang phải đối phó với quân Chiêm Thành thừa cơ hội đánh ra lấn đất. An phủ sứ Hoàng Hối Khanh bấy giờ là viên quan có quyền hành cao nhất, phục trách mọi việc ở lộ Thăng Hoa (Quảng Nam ngày nay) và trấn Tân Ninh (thuộc Quảng Nam). Đặng Tất làm Đại tri châu, cùng với Phạm Thế Căng làm tâm phúc cho Hoàng Hối Khanh. Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ trấn Tân Ninh phụ trách vùng rừng núi. Nguyễn Rỗ cũng là một tướng có thực lực trong vùng, nhưng hay tị hiềm với Đặng Tất vì ghen ghét công trạng của nhau. Chế Ma Nô Đà Nan đóng quân trấn giữ tại châu Tư Nghĩa (Quảng Ngãi ngày nay), là nơi cực nam của nước Đại Ngu thời kỳ này.

Vua Chiêm là Ba Đích Lại đem quân tấn công vào châu Tư Nghĩa thuộc lộ Thăng Hoa, do Chế Ma Nô Đà Nan trấn thủ. Hoàng Hối Khanh cùng Đặng Tất, Nguyễn Rỗ đem quân vào cứu viện. Sau thế quân Chiêm quá mạnh, dân Việt vào khai khẩn từ trước phần nhiều bỏ chạy về bắc. Hoàng Hối Khanh, Đặng Tất, Nguyễn Rỗ cũng rút lui bỏ mặc Chế Ma Nô Đà Nan bị vây khốn. Quân Chiêm chiếm được châu Tư Nghĩa, Chế Ma Nô Đà Nam cô thế bị giết. Chiêm Thành thừa thế chiếm luôn Thăng Hoa, các lực lượng cuối cùng của nước Đại Ngu phải kéo nhau rút dồn về Hoá Châu, Tân Bình, bị kẹp giữa quân Minh và quân Chiêm Thành.

Tại thành Hoá Châu (Huế ngày nay), tướng trấn thủ là Nguyễn Phong thấy đoàn thuyền chở quân của Đặng Tất bỏ biên cương chạy về nên đóng cửa thành không cho vào. Đặng Tất thúc quân đánh chiếm luôn thành trì, giết chết Nguyễn Phong. Vì ở xa triều đình trung ương, tin tức không thông, lại trong tình thế hỗn loạn nên các tướng lĩnh vùng phía nam đã trở thành các thế lực cát cứ vô tổ chức, mạnh ai người nấy giữ lấy quân của mình. Nguyễn Rỗ cùng các di dân đi đường bộ nên đến chậm, không chịu sát nhập lực lượng với Đặng Tất mà cùng nhau tranh cướp thành trì. Đặng Tất ở trong thành cố thủ, đánh nhau với Nguyễn Rỗ hơn 1 tháng. Nguyễn Rỗ ở ngoài thành không có tiếp viện, phải đem gia quyến đầu hàng Chiêm Thành.

Phạm Thế Căng đem quân về Tân Bình thì hay tin cha con Hồ Quý Ly đều đã bị bắt, bèn ra Nghệ An đầu hàng quân Minh, chỉ điểm cho Trương Phụ, Mộc Thạnh vào đánh Hoá Châu. Đặng Tất ở Hoá Châu, nam thì Chiêm Thành đánh lên, bắc thì quân Minh đánh xuống, liệu thế không chống cự nổi cũng đành chịu đầu hàng quân Minh, xin với Trương Phụ được làm quan cai quản Hoá Châu, thực ra là ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ về sau. Trương Phụ lúc này cũng muốn tranh thủ mua chuộc các thế lực tướng lĩnh, quan lại nên đã đồng ý. Đặng Tất hàng Minh rồi, cho người đem Hoàng Hối Khanh giải về Đông Đô làm tin. Hoàng Hối Khanh đến cửa biển Đan Thai (cửa Hội, Nghệ An) thì nhảy xuống biển tự vẫn. Trương Phụ vẫn không chịu buông tha ông, sai người vớt xác chặt đầu bêu ở chợ Đông Đô.Việc Đặng Tất đầu hàng Trương Phụ chỉ là khổ nhục kế, là bước nhẫn nhịn nhất thời. Trên thực tế ông vẫn nắm giữ lực lượng của mình, về sau là nòng cốt quan trọng để tiếp tục chống lại quân Minh. Về phần Nguyễn Cảnh Chân lúc này cũng phải cho hàng ngũ tan rã, sống ẩn dật chờ đợi thời cơ, tìm bạn đồng chí để cùng mưu sự về sau.

Như vậy là các lực lượng cuối cùng của nước Đại Ngu trước sức ép của quân Minh và quân Chiêm Thành cũng đều phải tan rã hoặc theo hàng giặc. Tuy nhiên, tình hình sẽ hoàn toàn không như ý định của quân Minh xâm lược. Việc tiêu diệt được triều đình nhà Hồ không có nghĩa là chúng đã bình định được nước ta. Quân giặc không đủ khả năng dập tắt được các sự kháng cự ở rải rác khắp cả nước và không thể bóp chết được các mầm yêu nước trong nhân dân. Nước Đại Ngu không còn, nhưng dân tộc Việt vẫn còn. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của dân tộc Việt vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu.

Quốc Huy

https://4.bp.blogspot.com/-zVDDb-lUM2o/XGePz4QWteI/AAAAAAAB-_o/-4VLHxhvg5wwEeGRzW6888KQ8cl1brB0gCLcBGAs/s640/84.2.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 84

LỊCH SỬ ĐỔ TỘI LÊN ĐẤU HỒ QUÝ LY
THÌ CÓ BẤT CÔNG KHÔNG?


Quay lại thời điểm năm 1405, trước khi giặc Minh sang xâm lược, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã từng có câu nói nổi tiếng trong hội nghị bàn kế sách giữ nước: “Thần không sơ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!”. Quả thật câu nói này thể hiện rất chính xác khó khăn mà nhà Hồ phải đối mặt, bị tách rời khỏi nhân dân trong cuộc chiến với giặc Minh, quân đội nhà Hồ trở nên đơn độc và hoang mang trước kẻ địch. Cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ nước Đại Ngu là bài học lớn trong lịch sử nước ta.

Về khách quan mà nói, nhà Hồ kế thừa đất nước từ triều đại trước với những khó khăn chồng chất. Nước Đại Ngu bị kẹp giữa hai thế lực hiếu chiến và đương lúc hùng mạnh, lại quyết tâm xâu xé nước ta một cách cao độ. Nhưng quan trọng nhất, thất bại trong chiến tranh là hệ quả của một loạt những sai lầm về đường lối chính trị, quân sự, kinh tế của những người lãnh đạo đất nước, cùng với những nhận thức sai lầm về kẻ xâm lược của các tầng lớp nhân dân.

Các sách sử thời phong kiến chỉ trích Hồ Quý Ly rất nặng nề. Thậm chí có lúc cực đoan đến mức coi việc họ Hồ bại vong về tay người Minh là một điều hợp với quy luật. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên bàn: “Họ Hồ giết Trần Thuận Tông mà cướp lấy nước, những người như Trần Hãng, Trần Khát Chân mưu giết mà không được. Sau khi họ chết, trong khoảng 7, 8 năm, không còn ai có thể làm được việc ấy nữa. [Họ Hồ] tự cho là người trong nước không còn ai dám làm gì nữa. Nhưng bọn loạn thần tặc tử thì ai ai cũng có thể giết chết chúng được và trời cũng không một ngày nào tha trừng phạt chúng dưới gầm trời này! Người trong nước giết chúng không được thì ngưoời nước láng giềng có thể giết, người nước láng giềng giết không được thì người Di người Địch có thể giết. Vì thế người Minh mới có thể giết được chúng”.

Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thời Nguyễn có lời phê về việc Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt: “Mấy lần lật lọng lời thề nguyền, tính toán lấn cướp ngôi vua một cách xảo quyệt! Đến bây giờ có thể xảo trá để thoát thân được không? Đạo trời báo ứng, rõ ràng không sai, chả đáng sợ lắm sao?”

Ngay cả một trí thức đầu thế kỷ 20 như Trần Trọng Kim cũng có lời phê bình nặng nề: “Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thuỷ chung, thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu. Nhưng vì cái lòng tham xui khiến, hễ đã có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước. Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thoán đoạt, và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên lòng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người!”

Các sách xưa không tiếc lời chỉ trích Hồ Quý Ly là vì sao? Là bởi Hồ Quý Ly đã làm việc mà luân lý Nho giáo đương thời coi là “đại nghịch bất đạo”, tức là bề tôi mà cướp ngôi vua. Thêm nữa, Hồ Quý Ly đã chịu tội cướp ngôi, lại chịu thêm tội danh làm mất nước. Tuy nhiên, thử thoát khỏi lối tư duy Nho giáo mà suy xét, có đôi điều cần nhìn nhận lại.

Điều cần xét lại đầu tiên, trách nhiệm của việc để mất nước không phải chỉ một mình triều nhà Hồ phải chịu. Đất nước đã suy yếu từ rất lâu trước khi Hồ Quý Ly nắm quyền bính, do những cuộc đấu đá nội bộ và sự điều hành yếu kém, sai lầm của các vua cuối đời Trần. Hồ Quý Ly chuyên chính, phần nào đã giúp đất nước giải quyết được khủng hoảng, đáng kể nhất là lấy lại được thế thượng phong khi đối đầu với nước Chiêm Thành. Kinh tế, quân sự thời nhà Hồ vượt trội hơn hẳn cuối thời Trần. Quân Đại Ngu đủ sức khiến nước Chiêm Thành phải cắt đất cầu hoà, chấp nhận triều cống. Đó là điều mà quân Đại Việt cuối thời Trần không bao giờ làm nổi.

Điều thứ hai cần nhìn nhận lại, nếu xét theo quan niệm “chính danh” của Nho gia thì ở nước ta, những triều đại rực rỡ cũng không đáp ứng được tiêu chí “chính danh”. Đinh Tiên Hoàng nhân lúc trung ương suy yếu mà khởi binh ở Hoa Lư, chống nhau với Ngô vương. Trên thực tế, thế lực họ Đinh là sứ quân nổi lên đầu tiên, tức là người khởi loạn chứ không phải chờ các sứ quân khác làm loạn rồi mới ra quân dẹp loạn như một số sách viết theo lối thần tượng hoá nhân vật lịch sử.Đinh Tiên Hoàng cuối cùng thống nhất các sứ quân mà lên ngôi. Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ đều là quyền thần có được ngôi vị nhờ vào vây cánh ủng hộ. Lê Đại Hành nằm quyền quân đội, Lý Thái Tổ thao túng cả triều đình. Nhà Trần lên ngôi cũng do Trần Thủ Độ sắp xếp, họ Trần từng bước nắm hết quyền lực của họ Lý, khi đổi ngôi đã giết hại rất nhiều tôn thất nhà Lý.

Vậy điều khác biệt là ở đâu? Là những họ kia dù cướp ngôi nhưng lập được chiến công chống giặc ngoại xâm, hay có đức dày tạo phúc cho dân nên từ chỗ không “chính danh”, đều trở thành “hợp với mệnh trời”. Còn riêng họ Hồ đã không hoàn thành được sứ mệnh lịch sử, nên bị công luận lên án gay gắt là vậy.

Với luồng tư tưởng mới, sử sách hiện đại có cách nhìn nhận có phần khác biệt các sách sử xưa. Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục nhận xét: “Mong sớm giải quyết cuộc khủng hoảng trước nguy cơ ngoại xâm đang đến gần, Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách về mọi mặt, thậm chí giành lấy ngôi vua, lập triều đại mới để cải cách. Nhà Hồ đã làm được một số việc phù hợp với yêu cầu chung của xã hội ta hồi ấy nhưng lại không xoa dịu được mâu thuẫn sâu sắc vốn có. Một số hành động đàn áp, tàn sát do việc chuyển đổi triều đại gây ra lại tạo thêm khó khăn cho việc giải quyết những mâu thuẫn nói trên…”

Học giả Lê Thành Khôi trong sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Thế Kỷ 20 một mặt đánh giá rằng việc thoán đoạt ngôi vua của Hồ Quý Ly đã tạo cớ cho Trung Quốc xâm lược, nhưng mặt khác vẫn dành những mục dài để viết về sự thối nát cuối thời Trần, coi sự sụp đổ của triều đại này là một điều tất yếu. Lê Thành Khôi cũng đánh giá Hồ Quý Ly là một “chính trị gia có đầu óc”đã có nhiều cố gắng và ghi nhận một số thành tựu đáng kể của nhà Hồ trong việc cải thiện kinh tế xã hội.

Như vậy, trong khi sử sách phong kiến coi Hồ Quý Ly thuần tuý là một con người vì lòng tham mà thoán đoạt ngôi vua thì sử sách của thời đại mới lại nhìn nhận Hồ Quý Ly là một nhà cải cách đã bị buộc phải dùng đến biện pháp mạnh nhất là giành lấy ngôi vị để cải cách. Đó là công luận các thời kỳ, các độc giả có thể tham khảo để rút ra chính kiến của riêng mình. Tuy nhiên, dù có bào chữa như thế nào thì nhà Hồ cũng không tránh khỏi tội danh làm mất nước vào tay ngoại bang, một lần nữa đẩy dân tộc ta vào ách đô hộ phương bắc. Lần đô hộ này, dân tộc Việt đã chịu nhiều mất mát về con người, của cải, thành tựu văn hoá…

Tuy nhiên, với sức sống của một dân tộc đang vươn lên mạnh mẽ, tổ tiên của chúng ta đã một lần nữa chứng minh ý chí và sức mạnh trước quân xâm lược. Những năm quân Minh chiếm đóng nước ta cũng là những năm ròng chiến đấu không ngơi nghỉ. Quân giặc sẽ còn đổ tốn nhiều xương máu cho tới khi hoàn toàn thất bại.

Quốc Huy

https://1.bp.blogspot.com/-IvMPV1NT6uc/XHktL52Lm_I/AAAAAAAB_vM/2_VxNGAsO0ARBe1_PHNk_kwcn-W22jiQgCLcBGAs/s640/72.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 84b

HỒ QUÝ LY ĐƯỜNG CÙNG
KHÔNG GIỮ KHÍ TIẾT LÀ ĐIỀU ĐÁNG THẸN


Hồ Quý Ly là nhân vật lịch sử đầy tranh cãi.Khi còn là quyền thần thì khuynh đảo triều chính, khi lên làm vua rồi Thái Thượng hoàng thì thống lĩnh quyền lực tuyệt đối. Nhưng tiếc thay, khi thua trận lại không giữ khí tiết để lại tiếng xấu mãi sau này.

Giai đoạn nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly tranh thủ cơ hội để thâu tóm quyền lực. Thực ra chuyện này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì khi nhà Lý suy thì người họ Trần cũng thâu tóm quyền lực để xây dựng một nền thống trị mới. Việc thay đổi một triều đại đôi khi rất có lợi vì nó giúp quốc gia mạnh mẽ hơn để chống ngoại xâm. Nếu không có nhà Trần lên thay nhà Lý thì e rằng Đại Việt đã khó thoát khỏi vó ngựa Nguyên Mông. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần cũng đối diện với thử thách lịch sử khi bị quân xâm lược nhà Minh nhòm ngó nhưng cha con Hồ Quý Ly đã không hoàn thành trách nhiệm với đất nước.

Ban đầu, Hồ Quý Ly cũng chọn những biện pháp ngoại giao và quân sự rất cứng rắn để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, khi rơi vào bước đường cùng thì cha con Hồ Quý Ly lại không thể hiện được ý chí của những người yêu nước thật sự.

Đầu năm 1407, quân nhà Minh tràn xuống chiếm Thăng Long. Quân Đại Ngu lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo các thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hoá tháng 4. Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ Quý Ly lại một phen tan tác. Tướng Nguỵ Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu: “Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn”.

Lời nói của Thức không hề phạm thượng mà thực ra rất đúng trong bối cảnh đó. Trong lịch sử nước ta trước thời Hồ Quý Ly, hầu như không có vua nào chịu nhục để giặc bắt. Tương truyền khi An Dương Vương thua Triệu Đà thì thì An Dương Vương cũng tự vẫn. Khi Hai Bà Trưng bị quân Mã Viện vây ở Cấm Khê thì tương truyền cũng tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Triệu Việt Vương bị quân Lý Phật Tử đánh úp cũng tự vẫn tại sông Đáy...

Với tư thế của một người từng làm tướng rồi lại làm vua, thái thượng hoàng thì đáng ra Hồ Quý Ly dù chưa tự sát ngay thì cũng phải tính đến phương án bảo toàn khí tiết nếu chẳng may hết đường. Chẳng dè, Hồ Quý Ly lại nổi giận, bắt Nguỵ Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Rốt cuộc đến tháng 6 (1407), đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con, ông cháu nhà Hồ Quý Ly đều bị bắt.

Ngay cả thời điểm đó, vẫn có cách giữ khí tiết, vấn đề chỉ có dám hay không. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: “Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, trực trưởng Kiều Biểu nhảy xuống nước chết. Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn thị ngửa mặt lên trời than rằng: “Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữ? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng, xin theo nhau!”. Như vậy xem ra thì Hồ Quý Ly còn không có gan như người phụ nữ là vợ của Ngô Miễn.

Cùng giai đoạn, hoàn cảnh đó, vua Trùng Quang thời Hậu Trần lại có cách xử trí anh hùng hơn Hồ Quý Ly nhiều. Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép tướng Minh là Trương Phụ sau bắt được Đế Quý Khoáng (tức vua Trùng Quang) và Đặng Dung, Nguyễn Suý, bèn dẫn quân về thành Đông Quan, sai người đưa vua tôi Quý Khoáng sang Yên Kinh. Khi đi đến giữa đường, Đế Quý Khoáng nhảy xuống sông chết; Dung nhảy theo. Duy còn Suý bị người lính canh bắt giữ lại, Suỳ bèn ngày ngày cùng người lính canh đánh cờ, dần dà làm thân, sau lấy bàn cờ đánh chết người canh, rồi cũng nhảy xuống sông chết. Trước đó, Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) còn anh hùng hơn. Khi bị Trương Phụ bắt, Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng: “Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!”. Mắng chửi mãi không ngớt mồm, Phụ đem giết đi, lấy gan ăn.

Anh hùng hay gian hùng thì khi rơi vào đường cùng cũng không nên để mất chữ hùng của mình. Hồ Quý Ly cuối đời không giữ được chữ hùng thì kể cũng tiếc lắm thay.

Anh Tú

https://4.bp.blogspot.com/-7_ej_FcIWV0/XHtPt0ES_AI/AAAAAAAB_vo/R5DHidUp2-w7rPRlxrb_hpxLJssKvLDxgCLcBGAs/s640/77.PNG

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHƯƠNG 6
HẬU TRẦN
CHỐNG MINH



Kỳ 85

CHÍNH SÁCH ĐỒNG HOÁ, CHIA RẼ THÂM ĐỘC
CỦA NHÀ MINH Ở NƯỚC TA


Trong lúc tiến hành xâm lược nước ta, quân Minh đã không tiếc lời dụ dỗ nhân dân. Bảng văn tuyên truyền mà Trương Phụ cho người phân phát khắp nơi có những dòng nghe thật hợp với chính nghĩa: “Chờ đến ngày cha con giặc Lê [chỉ Hồ Quý Ly và các con] bị bắt, sẽ họp quan viên, tướng lại và kỹ lão trong nước, tìm con cháu họ Trần lập làm Quốc vương để rửa nỗi oan ức cho u hồn dưới suối vàng, cứu dân trong nước khỏi cơn cực khổ…”(theo An Nam chí nguyên, Cao Trùng Hưng).

Những lời lẽ đó đã lung lạc không ít người cả tin trong nước, khiến cho tay gươm buông lỏng, để cho quân xâm lược có được lợi thế. Họ không hay biết rằng, đằng sau những lời chính nghĩa là cả một âm mưu huỷ diệt dân tộc của vua tôi nước Minh. Thực tế, ngay trước khi xuất quân thì Minh Thành Tổ Chu Đệ đã ra lệnh cho các tướng: “Khi tiến quân vào An Nam thì chỉ trừ những bản kinh và sách về Đạo, Thích không huỷ. Còn tất cả những bản in sách, các giấy tờ cho đến sách học trẻ con như loại “thượng, đại, nhân, khẩu, ất, kỷ” thì nhất thiết một mảnh giấy, một chữ đều phải thiêu huỷ hết. Trong nước ấy, chỉ có những bia do Trung Quốc dựng lên ngày trước thì để lại. Còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không được để lại”. Nhìn mệnh lệnh của Chu Đệ có thể thấy, việc xoá sổ nước ta là một âm mưu trước sau rất rõ ràng và nhất quán của giặc Minh, với trọng tâm xuyên suốt được Chu Đệ xác định là huỷ diệt văn hoá, cắt đứt sợi dây liên kết giữa các thế hệ người Việt, biến dân ta thành một giống dân không văn hoá, không lịch sử, không bản sắc. Khi đó, kẻ đô hộ có thể dễ dàng hơn trong việc đồng hoá nhân dân nước ta.

Để thực hiện âm mưu của mình, Trương Phụ ngay sau khi chiếm quyền kiểm soát Đông Đô và các vùng phụ cận liền lập tức dựng lên một màn kịch hợp thức hoá việc xoá sổ nước Việt. Đầu tiên Trương Phụ vẫn cho phao tin tìm con cháu họ Trần ra làm vua. Kế đến, bọn phản quốc đứng đầu là Mạc Thuý được giặc giật dây mạo xưng là “quan lại và kỳ lão” nước ta nhiều lần khai rằng: “Họ Trần không còn người nào có thể thừa kế được. An Nam nguyên trước là Giao Châu, xin khôi phục lại chế độ quận huyện, cho dân được đổi mới”. Trương Phụ theo lời đó tâu về triều, Chu Đệ lập tức đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, trực thuộc nước Minh. Tên nước Đại Việt bị xoá bỏ, nhân dân bấy giờ nhìn rõ hơn bao giờ hết nỗi đau mất nước và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của giặc.

Mọi việc không chỉ dừng lại ở đó. Mặc dù tiếng là người chung một nước với quân Minh, thực chất kẻ đô hộ chỉ coi dân ta là những “dân hạng hai”. Trong các văn bản, lời nói vẫn nhiều lúc gọi người Việt là “người Di”, “người Man”. Về các chính sách cai trị, người ở quận Giao Chỉ thuộc Minh đều phải chịu sự phân biệt với những dân mà Minh triều coi là “trong vòng thanh giáo”.

Về tổ chức chính quyền cai trị, giặc Minh bãi bỏ mô hình hành chính cũ của nước ta và thay thế bằng mô hình hành chính của “chính quốc”. Đứng đầu bộ máy cai trị quận Giao Chỉ là ba ti gồm Đô ti phụ trách quân sự, Bố chính ti phụ trách dân sự và tài chính, Án sát ti phụ trách tư pháp và giám sát. Chúng lại chia “quận Giao Chỉ” thành 15 phủ, 36 châu, 118 huyện. Ngoài ra còn có 5 châu trực thuộc quận. Ở các làng xã nông thôn, giặc Minh chia làm các lí và giáp. Mỗi lí gồm 110 hộ, mỗi giáp gồm 10 hộ. Ở kinh thành làng xã chia thành phường và sương với số hộ tương đương với các lí, giáp tại nông thôn. Giặc Minh cố gắng can thiệp vào hệ thống làng xã truyền thống của người Việt. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết của chúng. Trên thực tế quân Minh chưa bao giờ kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ nước ta. Ngay trong các vùng giặc kiểm soát, tính tự trị của làng xã vẫn rất lớn. Điểm nổi bật nhất trong việc tổ chức cai trị là việc quân sự hoá một cách cao độ. Trên toàn cõi nước ta, quân Minh xây dựng một hệ thống đồn luỹ, thành trì dày đặc. Có đến 39 thành trì lớn, với số quân thường trực khoảng 10 vạn quân (chưa kể nguỵ binh) được duy trì để sẵn sàng đán áp các sự phản kháng của nhân dân ta.

Ngay từ lúc tiến đánh nước Đại Ngu thì quân Minh đã thẳng tay vơ vét, cướp bóc của cải. Số “chiến lợi phẩm” mà Trương Phụ báo về Minh triều gồm 235.000 voi, ngựa, trâu bò, 13.600.000 thạch thóc, 8.670 chiến thuyền, 2.539.800 đồ quân khí. Những con số khổng lồ đó cũng là minh chứng cho việc cướp bóc một cách tàn nhẫn của giặc. Sau đợt cướp bóc đó là sự vơ vét bằng các loại thuế muối, thuế khai mỏ, thuế đinh, thuế ruộng… Nhân dân còn bị bắt phu để khai thác vàng, bạc, mò ngọc trai, tìm lâm sản… Chẳng những bóc lột của cải vật chất, nước Minh còn bắt rất nhiều người Việt làm nô lệ cho chúng. Rất nhiều người bao gồm thợ thủ công, nhạc công, thầy thuốc, phụ nữ, trẻ em… đã bị bắt về nước Minh phục dịch suốt đời cho triều đình, quan lại người Minh. Tàn ác hơn cả là chúng đã tìm bắt những bé trai tuấn tú lúc còn rất nhỏ để đem về nước thiến hoạn, rồi giáo dục các bé trai đó trở thành nô bộc suốt đời trong cung cấm Minh triều, không chút ý niệm về sự phản kháng.

Để thực hiện chính sách “dùng người Di trị người Di”, giặc Minh lôi kéo những trí thức, quý tộc người Việt làm tay sai cho chúng. Người Minh đem người trẻ con người Việt gọi là “Giao Đồng” về nước dạy dỗ để chúng trở thành những kẻ vong bản, rồi lại phái về nước làm nguỵ quan. Thanh niên trai tráng người Việt được chiêu mộ hoặc cưỡng ép tòng quân. Số lượng nguỵ quan, nguỵ quân thời thuộc Minh rất đông đảo. Giặc Minh dùng chính những người này để kìm kẹp nhân dân, đàn áp các lực lượng chống lại chúng, đồng thời cũng là cách để chia rẽ người Việt với nhau, khiến cho dân ta không đoàn kết lại. Với những người mà giặc Minh không lung lạc được, chúng tìm cách giam lỏng, bắt bớ, giết hại.

Nhất quán và xuyên suốt hơn cả là chính sách huỷ diệt văn minh, đồng hoá dân tộc của giặc Minh. Các sách vở, văn bia bị phá huỷ không thương tiếc. Một số sách bị thu gom về nước Minh. Các công trình kiến trúc đã xây dựng xuyên suốt mấy trăm năm của người Việt phút chốc tan tành trước sự tàn phá của quân giặc. An Nam Tứ Đại Khí bao gồm vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng phật Quỳnh Lâm là những báu vật bằng đồng quý giá, biểu trưng cho văn minh Đại Việt lần lượt bị quân Minh phá huỷ. Các phong tục, tập quán của người Việt đều bị coi là “Man tục”. Quân Minh cấm người nước ta không được nhuộm răng đen, nam không được cắt tóc, nữ không được mặc váy… Mọi nghi lễ, chuẩn mực đều phải theo người nước Minh. Những người chống đối lại bị tàn sát không thương tiếc. Sách Cương Mục nhà Nguyễn viết về sự tàn bạo của quân Minh: “… đi đến đâu chém giết thả cửa, hoặc xếp thây người làm quả núi, hoặc bồn ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui. Thậm chí có người theo lệnh giặc, mổ bụng người chửa, cắt lấy hai tai của mẹ và con để dâng cho giặc…”

Tộc ác của quân Minh không sao kể cho hết được. Đúng như lời Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi


Trước đây, khi quân Minh tiến vào nước ta nhiều tầng lớp nhân dân vẫn mù mờ về dã tâm của giặc. Đến khi nước Minh áp đặt được chế độ trực trị, tội ác đã quá rõ ràng, người người bèn rủ nhau chống lại. Trong dân gian có lời nguyền:

“Muốn sống đi ẩn rừng ẩn núi
Muốn chết làm quan triều Minh”


Rõ ràng những chính sách chiêu an giả tạo của người Minh đã không lừa dối được đại đa số nhân dân nữa, khi mà hành tung của chúng luôn đi ngược với những lời nói nhân nghĩa. Ngay lúc nhà Hồ sụp đổ, các cuộc khởi nghĩa đã manh nha nổ ra khắp đất nước.

Quốc Huy

https://1.bp.blogspot.com/-DOn4W-hdEEo/XIH3twPOUSI/AAAAAAAB_wI/gxlakjwnNKAfDwJ4LLZFanVa0_aBYe16ACLcBGAs/s640/85-H-TR%25E1%25BA%25A6N.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 86

NHÀ MINH SA LẦY
KHI LỘ RÕ BỘ MẶT THẬT TRÊN ĐẤT VIỆT


Có thể nói rằng vua khai sáng nước Minh là Chu Nguyên Chương đã có một tầm nhìn xác đáng về vấn đề đối ngoại. Trong Hoàng Minh Tổ Huấn, Chu Nguyên Chương đã nhắc nhở các vua kế vị thận trọng khi động binh đao với những nước láng giềng:

“Trẫm sợ con cháu đời sau cậy vào sự giàu mạnh mà tham chiến công một thời, vô cớ dấy binh dẫn đến tổn hại mạng người. Hãy nhớ kĩ là không được làm như vậy!”.

Nhưng Chu Đệ với bản tính tham công ngạo mạn của mình đã bỏ ngoài tai, phạm đúng vào sai lầm “tham chiến công một thời”. Khi chiếm được nước ta rồi, Trương Phụ về triều tâng công với Chu Đệ. Vua tôi mặc sức tâng bốc lẫn nhau. Chu Đệ nói:

“Trẫm là vị chúa nhân dân trong bốn bể, há lại ưa dùng binh đến cùng, tham giàu có đất đai nhân dân ư! Vì nghịch tặc không thể không tru diệt, dân cùng khổ không thể không giúp. Bọn Phụ tuân theo mệnh của Trẫm, phấn dũng ra mưu, giết bắt bọn hung đồ, bình định một phương, công đó có thể gọi là hùng vĩ phi thường vậy!”.

Trương Phụ đáp lời: “Do Hoàng thượng trù hoạch cùng uy linh của quốc gia, còn kẻ ngu thần này có công gì?”

Chu Đệ lại nói: “Công của ngươi sẽ được vĩnh viễn ghi trong sử sách không bao giờ lu mờ, tuy Hán Phục Ba [tức Mã Viện - TG] cũng không hơn vậy”

Việc so sánh Trương Phụ với Mã Viện – viên tướng đời Hán đã đánh bại hai bà Trưng, thiết lập nền đô hộ của đế chế Hán lên vùng Lĩnh Nam cho thấy tư tưởng bành trướng của Chu Đệ chẳng thua kém vua Hán Quang Vũ Lưu Tú (vua của Mã Viện), và cả hai đều bất chấp nỗi thống khổ của nhân dân, sự mất mát việc nhân mạng cho thần dân, quân lính để đạt được mục đích. Tuy nhiên bấy giờ thời thế đã thay đổi. Dân tộc Việt thế kỷ 15 đã là một dân tộc đông đúc, có nền tảng văn minh mạnh, có ý thức quốc gia dân tộc mạnh, đủ sức để đương đầu với đế chế phương bắc trong một cuộc chiến đầu trường kỳ. Trước những tội ác của quân Minh, nhân dân đã từng bước nhận rõ bộ mặt thật của chúng. Phong trào chống Minh cũng do đó mà tăng dần theo thời gian, bất chấp sự đàn áp vô cùng tàn bạo của giặc. Trong bối cảnh nước Minh thời này vẫn phải chịu sự đe doạ thường trực và mạnh mẽ từ thế lực Bắc Nguyên, cuộc sa lầy ở Đại Việt càng làm cho nước Minh thêm khốn đốn.

Hầu như tiếp sau cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ, ngay trong năm 1407 nhân dân nhiều nơi trong nước đã đứng lên chống Minh.Cho đến tháng 8.1407, Mộc Thạnh phải đem một phần quân chủ lực rút về nước Minh để giảm bớt gánh nặng hậu cần cho đạo quân khổng lồ (20 vạn lính lúc ra quân). Trương Phụ vẫn ở lại với một lực lượng khá đông đúc, tiếp tục chính sách xây dựng thêm các lực lượng nguỵ binh để chia sẻ gánh nặng với quân chủ lực nước Minh. Hào kiệt các nơi thừa cơ Mộc Thạnh rút bớt quân về nước, càng hăng hái nổi lên chống giặc.

Nghĩa quân Thất Nguyên
Tại châu Thất Nguyên (Lạng Sơn), những lực lượng còn sót lại của quân đội Đại Ngu vẫn kiên quyết đánh giặc bất chấp triều đình nhà Hồ đã sụp đổ. Họ trở thành một trong những nghĩa quân đầu tiên trong cuộc chiến tự phát chống quân Minh. Nghĩa quân lợi dụng địa thế hiểm trở mà cố thủ, quân Minh dù có lực lượng lớn vẫn không thể tung quân tiến đánh một trận được. Tháng 9.1407, nghĩa quân ở châu Thất Nguyên hoạt động mạnh ở khắp các vùng biên giới phía bắc. Trương Phụ phái Tiền quân đô đốc Cao Sĩ Văn đem quân tiến đánh, đến châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) thì đụng độ quân ta. Hai bên giáp chiến hồi lâu, nghĩa quân rút vào trại cố thủ. Cao Sĩ Văn ngày đêm thúc quân công phá. Khi trại sắp vỡ, nghĩa quân cho một cánh quân ra khiêu khích rồi nhử giặc vào trong núi. Cao Sĩ Văn dẫn quân đuổi theo, trúng mai phục. Nghĩa quân dựa vào vách núi lăn đá, bắn tên đạn xuống tới tấp. Cao Sĩ Văn trúng đạn chết. Quân Minh tổn thất nặng, nhưng bộ tướng dưới trướng Cao Sĩ Văn lên thay thế vẫn cố sức đánh. Nghĩa quân phải rút về căn cứ Thất Nguyên. Trương Phụ lại phái thêm một đạo quân khác dưới quyền của Đô chỉ huy Trịnh Sảng tiến đánh Thất Nguyên. Nghĩa quân vốn đã chịu nhiều tổn thất ở Quảng Nguyên, lại bị quân Minh liên tiếp tăng viện nên không chống nổi, bị quân Minh đánh tan.

Nổi dậy ở phủ Diễn Châu (Nghệ An)
Mùa thu năm 1407, nhân dân ở các huyện Đông Lan, Trà Thanh thuộc phủ Diễn Châu nổi dậy phá nhà ngục, giết chết huyện quan.

Khởi nghĩa Đông Triều (Quảng Ninh)
Cuối năm 1407, tại bến Bình Than một tôn thất nhà Trần là Trần Nguyệt Hồ được thổ hào Phạm Chấn tôn làm vua, hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân giương cờ Trung nghĩa quân đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa thu hút nhiều tướng lĩnh, binh lính cũ của nhà Hồ tham gia, gây cho quân Minh rất nhiều khó khăn.

Khởi nghĩa Lục Ngạn (Bắc Ninh)
Cũng cuối năm 1407, Phạm Tất Đại cùng chín chiến hữu của mình khởi binh chống Minh ở Lục Ngạn.

Các cuộc khởi nghĩa năm 1408
- Trần Nguyên Thôi khởi binh ở Tam Đái (Vĩnh Phú)
- Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí khởi binh ở Thái Nguyên
- Trần Nguyên Lộc khởi nghĩa tại huyện Tuyên Hoá (Bắc Kạn)
- Trần Nguyên Tôn khởi nghĩa tại châu Hạ Hồng phủ Tân An (Hải Dương)
- Các cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), Đan Phượng, Thạch Thất (Hà Nội ngày nay), Nam Sách (Hải Dương), Kiến Hưng (Thái Bình, Nam Định), Kiến Bình (Nam Định), Lạng Giang (Bắc Ninh, Lạng Sơn), ngoại thành Đông Quan (Hà Nội), Tây Đô (Thanh Hoá)…

Phong trào khởi nghĩa diễn ra rầm rộ khắp nơi, gần như tiến tới tổng khởi nghĩa khiến cho quân Minh vô cùng vất vả đối phó. Cho đến hết năm 1408, quân giặc chỉ thực sự nắm quyền kiểm soát tại các điểm đóng trong các thành trì. Những bản đồ mà nền đô hộ áp đặt lên đất nước ta vẫn chỉ là lý thuyết trên giấy. Ngay tại thủ phủ Đông Quan (tên của Đông Đô khi giặc Minh chiếm đóng), quân giặc cũng không dám tuỳ tiện đi lại ra khỏi thành luỹ. Ở các vùng nông thôn, hầu hết quân dân người Việt vẫn làm chủ trên thực địa.

Nhưng với tính chất tự phát và manh mún, các cuộc khởi nghĩa không thể tiến tới một hành động thống nhất để tung những đòn quyết định nhằm vào giặc được. Quân Minh với lợi thế binh lực tập trung và sự thống nhất về bộ máy đã từng bước dồn quân đánh diệt từng cuộc khởi nghĩa. Giống như một bó đũa bị chia ra từng chiếc để rồi bị bẻ gãy nhanh chóng, các cuộc khởi nghĩa diễn ra rầm rộ nhưng rồi lần lượt bị giặc Minh dập tắt.

Các cuộc khởi nghĩa tự phát ban đầu dù thất bại nhưng cũng đóng góp rất lớn vào cuộc chiến chung của dân tộc chống lại quân Minh. Với việc phải bận chống lại các phong trào khởi nghĩa, quân Minh đã bị chậm tiến độ áp đặt nền đô hộ lên toàn cõi nước ta. Điều đó tạo thuận lợi cho những phong trào lớn hơn mang tính chất toàn quốc có thời gian, không gian tụ họp lực lượng để tung những đòn mạnh mẽ hơn vào quân xâm lược. Một bộ phận khá đông đảo thuộc các cuộc khởi nghĩa bị quân Minh đàn áp vẫn sống sót và trở thành những chiến binh kinh nghiệm, bổ sung cho các phong trào kháng chiến về sau.

Từ trong phong trào kháng Minh rầm rộ, một cuộc thế lực mới đã nổi lên mà về sau khiến cho quân Minh phải nhiều phen kinh hồn bạt vía. Ngày 1.11.1407, tại Mô Độ, Yên Mô, Trường Yên thổ hào Trần Triệu Cơ đã phò tôn thất Trần Ngỗi lên ngôi, lấy danh xưng là Giản Định Đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh, phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh, khôi phục lại nhà Trần. Nhà Hậu Trần trong sử Việt bắt đầu từ đây. Một chương bi tráng bậc nhất của sử sách nước ta sắp sửa diễn ra.

Quốc Huy

https://1.bp.blogspot.com/-CaNcZlH5OXA/XIH3l8o1sPI/AAAAAAAB_wE/WjkPbPHqj3Ycdl2VdOApE0Tmq4jRPN8yACLcBGAs/s640/86.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 87

NHÀ HẬU TRẦN CÓ ĐẶNG TẤT CHỐNG MINH
NHƯ HỔ MỌC CÁNH


Giản Định đế Trần Ngỗi (hoặc Trần Quỹ) vốn là con thứ của vua Trần Nghệ Tông, tước Giản Định vương thời Trần, về sau mang tước Nhật Nam quận vương dưới triều nhà Hồ. Được Trần Triệu Cơ tôn phò buổi ban đầu, Giản Định đế là vị vua danh chính ngôn thuận theo chuẩn mực thời bấy giờ. Vua Giản Định vừa lên ngôi, tung tin rầm rộ đi các nơi hiệu triệu toàn dân. Nhân dân các vùng lân cận lần lượt theo về. Quân Minh dò biết tin, lập tức kéo đến đánh thẳng vào đại doanh của Giản Định. Quân nhà Hậu Trần là quân mới hợp, chưa quen chiến trận, chưa đánh đã tan chạy. Giản Định dẫn tàn quân tránh được, rút vào Nghệ An. Lúc này Đại tri châu Đặng Tất ở Hoá Châu biết tin, bèn giết chết viên quan giám sát người Minh, dẫn hơn 1 vạn quân bản bộ dùng thuyền vượt biển ra Nghệ An đón rước nhà vua.

Đặng Tất tự biết mình đã đầu hàng quân Minh, dù là việc bất đắc dĩ cũng khó tránh nghi ngại của vua. Bởi thế, ông đã đem con gái dâng cho vua Giản Định để tỏ lòng thành. Giản Định thu nhận Đặng Tất, phong làm Quốc công. Các con trai của Đặng Tất cũng đều được phong các chức vụ chủ chốt. Giản Định đế có uy tín của một quý tộc Trần để hiệu triệu toàn dân, Đặng Tất có tài trí và quân đội mạnh. Sự kết hợp của hai nhân vật này là điểm tựa quan trọng đầu tiên để gây dựng một phong trào kháng chiến chống Minh to lớn. Quần hùng các nơi biết tin Đặng Tất phò vua Giản Định ở Nghệ An, lũ lượt kéo nhau đến hội quân.

Nguyễn Cảnh Chân bấy giờ đang ở Thăng Hoa, tập họp các quân lính dưới trướng cũ của mình kéo ra Nghệ An gia nhập hàng ngũ quân nhà Hậu Trần. Giản Định đế phong cho Nguyễn Cảnh Chân làm Đồng tri khu mật viện. Nguyễn Cảnh Chân từ đó trở thành mưu thần hàng đầu, cùng với Đặng Tất là hai cánh tay đắc lực của nhà vua.

Cuối năm 1407, cuộc khởi nghĩa ở Đông Triều do thổ hào Phạm Chấn cùng hoàng thất nhà Trần là Trần Nguyệt Hồ đứng đầu bị quân Minh đánh bại. Trần Nguyệt Hồ bị giặc bắt. Phạm Chấn chạy thoát được, dẫn lực lượng còn lại chạy vào Nghệ An theo về với Giản Định. Các lãnh tụ khởi nghĩa khác là Trần Nguyên Tôn, Trần Dương Đình, Trần Ngạn Chiêu… cũng từ các nơi kéo quân đến hội. Cho đến đầu năm 1408, nhà Hậu Trần đã trở thành ngọn cờ đầu thu hút lực lượng kháng chiến tập hợp lại với nhau. Thanh thế quân dưới trướng Giản Định đã khá mạnh. Nghệ An lúc này tương đối xa thủ phủ của giặc Minh ở Đông Quan, tin tức không thông, giặc tạm thời chưa nắm rõ tình hình tụ nghĩa của quân ta.Nghĩa quân Hậu Trần không chủ trương đối địch ngay với chủ lực quân Minh tại vùng trung tâm Đại Việt mà thực hiện chiến lược nam tiến. Binh lực của giặc Minh từ vùng Thanh Nghệ trở về nam vốn chủ yếu dựa vào các nguỵ quan, nguỵ binh đóng giữ. Đó là những chỗ yếu trong hệ thống của quân Minh. Nguỵ binh có tinh thần chiến đấu kém do phải theo giặc đánh lại người trong nước, dễ đầu hàng và vỡ chạy trong chiến trận. Quân Minh bất đắc dĩ phải dùng nguỵ binh là do chúng không thể có đủ binh lực người Minh để chống lại toàn dân ta.

Giản Định muốn tiếp tục phân tán sự chú ý của quân Minh, sai Phạm Chấn, Trần Nguyên Tôn, Trần Dương Đình, Trần Ngạn Chiêu đem quân ra bắc thu nhập tàn quân tái chiếm lại Bình Than, lập căn cứ phòng thủ. Quân Minh biết tin, đem quân đến đánh Bình Than. Các tướng cầm cự được ít thời gian thì lại thua tan, rút lui về đại doanh ở Nghệ An.

Tranh thủ thời cơ, Đặng Tất tham mưu với vua Giản Định đem quân chủ lực vào chiêu dụ thành Nghệ An, Diễn Châu. Nguỵ quan trấn giữ thành Nghệ An là Trần Nhật Chiêu, nguỵ quan Trần Thúc Giao giữ thành Diễn Châu. Quân Hậu Trần kéo đến, cả hai thành đều đóng cửa không ra đón rước. Giản Định bèn tung quân đánh chiếm lấy thành trì. Trần Nhật Chiêu, Trần Thúc Dao binh lực mỏng không cầm cự nổi, nhanh chóng bị đánh bại và bị Giản Định bắt chém đầu. Thuộc hạ của Trần Nhật Chiêu, Trần Thúc Dao hơn 500 người cũng bị xử chém. Việc giết hai nguỵ quan là hợp lý vì họ đã theo giặc Minh mà cố giữ lấy thành trì. Nhưng việc giết hại những người dưới quyền vốn bị lệ thuộc vào chủ nhân khiến cho sử sách chê bai vua Giản Định là không có lòng nhân. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên bình rằng:

“Thiên hạ đại loạn, nhân dân Nghệ An, Diễn Châu biết ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của nhà Minh, giữ đất trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế mà lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quân nhân nghĩa được?”

Quả thực Giản Định dù có chí lớn nhưng tính cách đa nghi và thiếu nhân đức. Lời bình của Ngô Sĩ Liên thật xác đáng. Tuy nhiên xét về chiến lược chung, vua Giản Định cùng hàng ngũ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã có những bước đi ban đầu đúng đắn. Chiếm được thành Nghệ An và thành Diễn Châu, quân Hậu Trần đã có đất đứng chân ban đầu để thu hút lực lượng. Nhân dân trong vùng nô nức đến cửa quân xin theo diệt giặc.

Bấy giờ ở nước Minh, vua Chu Đệ vẫn phải lo đối phó với các bộ tộc Mông Cổ ở phía bắc. Nước Bắc Nguyên trên thực tế đã bị phân liệt thành các tiểu quốc nhưng vẫn rất hùng mạnh, thiện chiến. Trương Phụ sau cuộc chiến với nhà Hồ đã được Chu Đệ triệu hồi về nước để tăng cường cho quân đội trong nước Minh trước mối đe doạ từ phía bắc. Phụ toan rút quân về nước, nhưng nhà Hậu Trần nổi lên đã buộc hắn phải nấn ná lại. Hay tin quân Hậu Trần chiếm được hai thành Nghệ An, Diễn Châu, Trương Phụ cùng với nguỵ quan Mạc Thuý lập tức đem lực lượng lớn tiến đánh. Quân lính dưới trướng Trương Phụ đều là tinh binh đã kinh qua nhiều trận, rất thông thuộc chiến trường Đại Việt. Quân Minh tiến đánh thành Diễn Châu, thế như nước vỡ bờ. Quân Hậu Trần cố sức chống giữ, nhưng rồi phải rút lui về thành Nghệ An tránh mũi nhọn của giặc.

Trương Phụ lại đem hết quân đánh thành Nghệ An, Đặng Tất cùng các tướng thúc quân chống trả kiên cường. Quân Minh không hạ thành ngay được, Trương Phụ đều quân bao vây thành Nghệ An. Giản Định cùng các tướng bàn nhau sợ rằng ở trong thành bị vây hết lương thì sẽ nguy. Quân Hậu Trần bèn lựa chỗ mỏng yếu của quân Minh mà mở cổng thành đánh phá vòng vây, đem binh thuyền vượt biển rút về Hoá Châu (bấy giờ Hoá Châu là châu lớn bao gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, bắc Quảng Nam ngày nay). Lúc này, Hoá Châu đã là địa bàn vững chắc do thế lực của Quốc công Đặng Tất cai trị. Khi Đặng Tất đem quân ra Nghệ An phò vua Giản Định, Hoá Châu được hai em trai của Đặng Tất là Đặng Đức, Đặng Quý trấn giữ.

Khi quân ta phá vây rút lui, Trương Phụ thúc quân lên thuyền tức tốc đuổi theo nhưng quân ta đã kịp rút đi an toàn. Trương Phụ dẫn quân vượt biển đuổi theo, đến cửa biển Bố Chính thì gặp Phạm Thế Căng đón đường xin hàng.
Phạm Thế Căng là người Mường làm quan cho nhà Trần và nhà Hồ, trước đã từng hàng Trương Phụ rồi. Nhưng khi quân Minh lơ là vùng phía nam thì y đã trở thành một quân phiệt cát cứ địa phương, không thuộc quản lý của ai trên thực tế. Nay Trương Phụ lại đem quân vào nam, y liền về hàng thêm lần nữa. Trương Phụ tuy cố cất quân vượt biển vào nam để truy kích quân Hậu Trần nhưng quân lệnh của vua Chu Đệ không thể trì hoãn lâu. Phụ nhân có được Phạm Thế Căng về hàng, bèn phong cho Phạm Thế Căng chức Tri phủ Tân Bình (Quảng Bình và bắc Quảng Trị), giao cho Phạm Thế Căng quyền cai trị các châu lộ phía nam và nhiệm vụ phải đánh dẹp quân Hậu Trần. Được sự cam kết của Phạm Thế Căng rồi, Trương Phụ dẫn quân về bắc. Tháng 4.1408, Trương Phụ cùng quân bản bộ tinh nhuệ của mình rút về nước Minh. Như vậy là cả hai tên tướng đầu sỏ của quân Minh khi đem quân xâm lược Đại Ngu là Trương Phụ, Mộc Thạnh đều đã rút về nước cùng với những lực lượng đông đảo và tinh nhuệ. Quân Minh trên khắp nước ta lúc này chỉ còn trên dưới 5 vạn, là thời cơ tốt cho các phong trào khởi nghĩa hành động quyết liệt.

Quốc Huy

https://3.bp.blogspot.com/-oWi0GspjM3s/XI3V86KJP7I/AAAAAAACAFo/Vmh34H96JssQvmNngFjuDchNsQhNquLBQCLcBGAs/s640/87.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối