Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 177

THƠI VUA MINH MẠNG
LÃNH THỔ VIỆT NAM
RỘNG GẤP 1,7 LẦN HIỆN NAY


Thời nhà Nguyễn vào thế kỷ 19, lãnh thổ Việt Nam hết sức rộng lớn. Đỉnh điểm vào thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay. Vậy lãnh thổ Việt Nam thời nhà Nguyễn gồm những vùng đất nào mà có thể rộng lớn đến vậy?
https://trithucvn.net/wp-...ds/2017/08/dai-bac-22.jpg
Đại bác thời nhà Nguyễn. (Ảnh từ wikiwand.com)
Sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn được xây dựng rất mạnh mẽ, khiến các nước lân bang ở phía tây là Ai Lao và Campuchia đều phải thần phục, mong nhận được sự bảo hộ từ Việt Nam.

Ai Lao thần phục

Thời kỳ này Việt Nam và Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay) đều đặt ảnh hưởng lên Ai Lao, khiến quốc vương Ai Lao phải xin thần phục cả hai nước. Nhiều xứ ở Ai Lao xin được đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, các vùng ngày nay gọi là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đều xin trở thành nội thuộc. Nhà Nguyễn cho sáp nhập các vùng này vào lãnh thổ, phân thành các châu, phủ thuộc Việt Nam.
https://trithucvn.net/wp-...uploads/2017/08/02-13.jpg
Bản đồ Việt Nam thời nhà Nguyễn sau khi sáp nhập vùng đất từ Lào. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Campuchia mong được bảo hộ

Thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 được xem là thời kỳ tăm tối của đất nước Campuchia khi mà sức mạnh của đế quốc Khmer không còn. Vào thế kỷ 15 Xiêm La chiếm được kinh thành Angkor, cuối thế kỷ 16 thì chiếm được kinh thành mới ở Lovek. Đến thế kỷ 17, các đời chúa Nguyễn ở phương Nam trợ giúp người Khmer nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Xiêm La, nhờ đó người Khmer liên tục giành được chiến thắng. Cuối thế kỷ 17 nhà Nguyễn lập ra phủ Gia Định kiểm soát cả vùng Đông Nam Bộ.

Năm 1771, Xiêm La cho quân tiến đánh Campuchia, đường thuỷ tiến đánh Hà Tiên. Chúa Nguyễn phải cho quân sang cứu Campuchia và đánh quân Xiêm La ở Hà Tiên. Cuộc chiến kết thúc bằng việc Xiêm La và Việt Nam cùng rút khỏi Campuchia. Xiêm La giữ quyền chi phối Campuchia, còn Việt Nam giữ được vùng Hà Tiên.

Năm 1833 diễn ra cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở thành Gia Định, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng đến dẹp loạn, Lê Văn Khôi thua chạy đến cầu xin Xiêm La trợ giúp. Quân Xiêm La nhân cơ hội này tiến đánh Việt Nam, thế nhưng bị quân của nhà Nguyễn đánh bại.

Không chỉ thế, nhà Nguyễn còn cho quân sáng đánh Xiêm La ở Campuchia, chiếm giữ và bảo hộ hầu hết đất nước này, loại bỏ ảnh hưởng của Xiêm La, chỉ còn vùng đất nhỏ là Nam Bàn là thuộc về người Khmer. Nhà Nguyễn sáp nhập các vùng đất Campuchia vào lãnh thổ, đặt tên là Trấn Tây Thành, chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.
https://trithucvn.net/wp-...uploads/2017/08/03-11.jpg
Bản đồ Việt Nam năm 1835 sau khi sáp nhập các vùng đất của Lào và Campuchia. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Năm 1835, diện tích Việt Nam vô cùng rộng lớn, bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Campuchia, diện tích rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với Việt Nam bây giờ (diện tích Việt Nam hiện là 331.698 km2, theo cổng thông tin điện tử chính phủ năm 2009).
https://trithucvn.net/wp-...uploads/2017/08/04-12.jpg
Bản đồ Việt Nam 1954 và sau năm 75. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương Nam. Đây chính là nguyên nhân và ý nghĩa của quốc hiệu này.

Trần Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 178

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ SÀI GÒN
TỪ TRƯỚC KHI XUẤT HIỆN NGƯỜI VIỆT ĐẾN NAY


Sài Gòn có bề dày lịch sử rất lâu đời, bắt đầu từ nền văn minh Óc Eo với vương quốc Phù Nam trong những năm đầu công nguyên, cho đến ngày nay đã trở thành thành phố quan trọng nhất của đất nước.
https://trithucvn.net/wp-...9/05/ban-do-phu-nam-1.jpg
Bản đồ Đế quốc Phù Nam.
Trước khi xuất hiện người Việt

Vương quốc Phù Nam từng phát triển thành Đế quốc hùng mạnh với nền vinh minh phát triển rực rỡ, chinh phục nhiều nước lân bang, biên giới lúc đỉnh điểm của nó bao gồm toàn bộ vùng Nam Bộ của Việt Nam ngày nay, toàn bộ Campuchia, vùng đồng bằng sông Mênam của Thái Lan, một nửa diện tích Malaysia, và một phần Myanmar.

Sau khi Phù Nam xảy ra nội chiến và suy yếu, Chân Lạp nhân cơ hội đó đánh bại và chiếm được Phù Nam. Chân Lạp chia các vùng đất của mình thành Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Thuỷ Chân Lạp là vùng sông nước bao gồm cả vùng Sài Gòn và Nam bộ, cùng một phần miền nam Campuchia ngày nay. Còn Lục Chân Lạp hay Thổ Chân Lạp là vùng đất khô có nhiều rừng núi, ngày nay đều là vùng đất thuộc Campuchia.

Vùng Thuỷ Chân Lạp là vùng đất rộng lớn, nhưng là nơi phù sa bồi đắp nên nhiều đất trũng lầy lội, dân cư thưa thớt tập trung sống ở Prei Nokor (Thị Trấn Trong Rừng) và Kompong Krabey (Bến Trâu). Có một số học giả cho rằng Prei Nokor chính là Sài Gòn sau này, còn Bến Trâu thì chính là Bến Nghé.

Đến thế kỷ thứ 8, Chân Lạp diễn ra nội chiến, vùng Thuỷ Chân Lạp bao gồm cả Sài Gòn và Nam bộ ngày nay bị chia thành nhiều tiểu quốc nhỏ độc lập. Sau khi bị người Mã Lai và người Java (thuộc Indonesia) thống trị, Chân Lạp sụp đổ.

Đến thế kỷ thứ 9, người Khmer xây dựng được Đế quốc Khmer (còn gọi là Đế quốc Ankor) hùng mạnh, diện tích lên đến 1,2 triệu km², bao gồm cả Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, và vùng Thuỷ Chân Lạp.

Đến thế kỷ 15, Đế quốc Khmer suy yếu, bị Xiêm La thôn tính và tiêu diệt. Đế quốc Khmer hoàn toàn sụp đổ, người Khmer phải chịu thần phục Xiêm La.
https://trithucvn.net/wp-...019/04/ban-do-ankor-1.gif
Bản đồ Đế quốc Ankor. (Ảnh từ Howstuffwork.com)

Người Việt đặt chân đến Sài Gòn

Vào thế kỷ 16, chúa Nguyễn Hoàng phát triển Đàng Trong, tạo thành cát cứ hùng mạnh, từ đó các đời chúa Nguyễn liên tục phát triển về phương nam.

Nhận thấy chúa Nguyễn có thể giúp mình chống người Xiêm, vua Cai Miên là Chey Chetta II xin được bang giao với chúa Nguyễn và cầu hôn với công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đang có kế hoạch phát triển về phương nam nên đồng ý với cuộc hôn nhân này.

Chúa Nguyễn gửi quân đội và vũ khí sang Cao Miên giúp người Khmer đẩy lui quân Xiêm La. Từ đó chúa Nguyễn được phép lập hai thương điểm ở Prei Nokor (thuộc khu Chợ Lớn, Sài Gòn sau này) và Kompong Krabey (khu vực Bến Nghé, Sài Gòn sau này) để thu thuế.

Người Việt ở đàng trong được phép đến sinh sống ở vùng Thuỷ Chân Lạp (tức vùng đất Sài Gòn, Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và một phần miền nam Campuchia ngày nay). Từ đó người Việt có tiền đề để tiếp tục tiến về phương nam.

Ngọc Vạn cũng xin chồng cho phép người Việt tự trang bị vũ khí để bảo vệ đất đai của mình, đồng thời cũng sẵn sàng giúp Cao Miên đánh đuổi Xiêm La nếu quân Xiêm lại tiến sang.

Được vua Cao Miên đồng ý, chúa Nguyễn liền cho quân đến đóng ở vùng Prei Nokor (Sài Gòn ngày nay), Biên Hoà, Bà Rịa của Cao Miên nhằm bảo vệ người Việt làm ăn buôn bán sinh sống, đồng thời giúp Cao Miên khi có biến.

Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn người Việt xuất hiện rất đông ở khu vực ngày nay là Đồng bằng sông Cửu Long, Sài Gòn, Biên Hoà, Bà Rịa…s

Nguyễn Cư Trinh, người phò tá cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên đưa người Việt vào Nam Bộ đã có lời tổng kết rằng: “Đời trước lập Gia Định, tất trước mở xứ Mỗi Xoài, rồi mở xứ Đồng Nai, để cho quân dân hoàn tụ, rồi mới mở xứ Sài Gòn, thế là lấy ít đánh nhiều, lấn dần như tằm ăn” (trích Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn).

Sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong

Năm 1628, vua Chey Cheta II qua đời, tình hình Cao Miên rối ren, nội bộ Hoàng tộc đâm chém nhằm đoạt quyền.

Hai con của vị vua đã quá cố là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại vua Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại, hai người này tìm đến thái hậu Ngọc Vạn thì được Thái Hậu nói sẽ giúp đỡ cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.

Chúa Nguyễn liền cho tướng Nguyễn Phước Yến đưa quân đến Mỗi Xuy (nay thuộc huyện Phúc An, tỉnh Bà rịa Vũng tàu), quân Chúa Nguyễn tiến được vào thành bắt vua Ramathipadi I.

Nhờ sự can thiệp của chúa Nguyễn mà Ang Sur được làm Quốc vương, xưng là Barom Reachea V, đóng tại Long Úc (Oudong); còn Ang Nan (Nặc Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn ngày nay.

Hai Vương của Cao Miên thần phục Chúa Nguyễn, đồng ý cống nạp theo định kỳ và hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa Nguyễn. Thời kỳ này cũng chứng kiến cư dân Việt đến Cao Miên sinh sống rất đông, kiểm soát rất nhiều vùng đất.

Lúc này tại Trung Quốc, nhà Thanh lật đổ nhà Minh lập ra triều đại mới. Năm 1679, một số quan tướng nhà Minh không theo nhà Thanh đem 3.000 người đi trên 50 thuyền đến đàng trong, dâng sớ xin được làm dân mọn xứ Việt.

Chú Nguyễn Phúc Tần nhận thấy nhiều vùng đất của Cao Miên ở phía nam màu mỡ nhưng chưa được khai phá nên giao cho họ khai hoang đất đai để ở; phong cho họ quan tước rồi đến vùng Gia Định, Nông Nại (Đồng Nai ngày nay), trấn Định Tường (thuộc Mỹ Tho), Bàn Lân, Lộc Đã (tức Biên Hoà, Đồng Nai ngày nay). Tại những vùng này họ mở mang đất đai, lập phố chợ, giao thông buôn bán. Dần dần các tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, Indonesia đến đây buôn bán ngày càng tấp nập.

Cuốn “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức mô tả rằng: Những người Hoa đến Đông Phố (tên khác của Gia Định, thuộc Sài Gòn ngày nay) mở mang đất đai, lập phố chợ, giao thương buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và (tức người Java thuộc Indonesia ngày nay) tụ tập tấp nập, khiến vùng Đông Phố vô cùng thịnh vượng.

Năm 1679, chúa Nguyễn cho sáp nhập Đồng Nai và Gia Định vào lãnh thổ Đàng Trong của mình. Gia Định từ đó thuộc về Đàng Trong, người Việt cũng liên tục di dân đến đây khiến vùng đất này ngày càng mở mang thịnh vượng.

Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất đi kinh lược Đồng Nai.

Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Ông sắp đặt các quan chức địa phương để cai quản vùng đất này.

Sách Đại Nam liệt truyện ghi chép lại rằng: “Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh”, “đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ.”

Từ đó vùng đất Gia Định, Đồng Nai ngày càng thịnh vượng. Nguyễn Hữu Cảnh tạo dựng các đơn vị hành chính, chia đặt tỉnh lỵ, ông đặt tên vùng Sài Gòn là huyện Tân Bình vì có nhiều người dân Quảng Bình quê ông vào đây lập nghiệp, chia thành hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định), vùng Sài Gòn Gia Định trở thành thủ phủ của Thuỷ Chân Lạp tức Nam bộ sau này.
https://trithucvn.net/wp-...u-lao-Pho-Dong-Nai_05.jpg
Tượng Nguyễn Hữu Cảnh nơi đình thờ ông ở Cù lao Phố. (Ảnh từ Bùi Thuỵ Đào Nguyên – wikipedia.org)

Dưới thời nhà Nguyễn

Năm 1790, Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh cho xây trại thuỷ quân và xưởng thuỷ quân bên rạch Bến Nghé, chính là vị trí xưởng đóng tàu Ba Son ngày nay.

Năm 1789, Nguyễn Phúc Ánh cho xây dựng thành Gia Định thật vững chắc để ngăn quân Tây Sơn đến Nam bộ. hai sĩ quan người Pháp là Theodore Lebrun và de Puymanel giúp thiết kế với tổng nhân công xây dựng ước chừng 30.000 người, thành được xây dựng theo kiến trúc Vauban.

Dù là sử dụng kiến trúc phương tây, nhưng lại rất gần với văn hoá phương đông, thành có 8 cạnh giống như bát quái, nên còn có tên là thành bát quái. Năm 1790, thành được xây xong có chu vi khoảng 4.176 mét với ba mặt được sông che chở.

Thành Gia Định được xây xong khiến tuyến phòng thủ Nam bộ trở nên vô cùng chắc chắn, quân Tây Sơn không sao đánh vào thành được, thành có thể chịu được cả đạn pháo hiện đại nhất vào thời bấy giờ.

Tiếc rằng sau này thành Gia Định bị vua Minh Mạng cho phá huỷ trong cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, rồi xây thành khác nhỏ hơn gọi là “thành Phụng”. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu còn thành Gia Định thì Gia Định khó mà thất thủ trước quân Pháp vào năm 1859.

Dưới thời thuộc Pháp

Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn theo phong cách châu Âu.

Ngày 22/2/1860, Đô đốc Francois Page tuyên bố mở Cảng Sài Gòn. Đến năm 1862, bộ luật đầy đủ về Cảng Sài Gòn đuộc công bố. Ngày 23/11/1862, chiếc tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên hoạt động khai trương tuyến đường biển Pháp – Sài Gòn

Ngày 29/9/1861 đánh dấu tờ báo đầu tiên ra đời ở Sài Gòn là tờ Le Bulletin officiel de l’Expédition de la Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo).

Năm 1863, Bến Nhà Rồng được khởi công, năm 1864 thì được khánh thành và đi vào hoạt động.
https://trithucvn.net/wp-...019/10/ben-nha-rong-1.png
Bến Nhà Rồng xưa kia.

Người Pháp cũng phát triến trại thuỷ quân của nhà Nguyễn thành công xưởng Ba Son, xưởng này chính thức đi vào hoạt động vào năm 1863.

Ngày 3/10/1865, quyền Thống đốc Nam kỳ Pierre Roze ra 2 nghị định về Sài Gòn và Chợ Lớn, theo đó quy định diện tích Sài Gòn chỉ có 3km2 thuộc khu vực quận 1 ngày nay, Chợ Lớn gồm 1 km2 thuộc quận 5 ngày nay.

Sau đó Sài Gòn và Chợ Lớn không ngừng được sáp nhập mở rộng. Đến năm 1910 Sài Gòn bao gồm quận 1, quận 3, quận 4 và một phần quận 7 ngày ngay. Sài Gòn và Chợ Lớn cách nhau tại đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật ngày nay.

Năm 1868 đến 1869, xây dựng Toà Soái phủ Nam Kỳ (sau là Phủ Thống đốc, rồi Phủ Toàn quyền Đông Dương, thường được gọi là Dinh Gia Long), nay là Bào tàng thành phố.

Năm 1868, tuyến xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km nối liền Sài Gòn và Chợ Lớn đi vào hoạt động.

Năm 1882, thành lập Thư viện Sài Gòn.

Năm 1902, xây dựng cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn, nhằm xây dựng tuyến đường sắt đi đến Nha Trang. Ngày nay cầu Bình Lợi vẫn là tuyến giao thông quan trọng trong tuyến đường sắt bắc nam.

Năm 1903, tuyến tàu điện nội thành được xây dựng.

Năm 1908, dinh Xã Tây được đưa và hoạt động sau 10 năm xây dựng, nay là Trụ sở UBND thành phố.

Năm 1914 ,chợ Bến Thành được xây xong và đi vào hoạt động.
https://trithucvn.net/wp-...ds/2019/10/sai-gon-11.jpg
Đường phố Sài Gòn năm 1915. (Ảnh từ wikipedia.org)

Năm 1930, xây dựng toà nhà chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn. Toà nhà được xây dựng rất chắc chắn và đẹp còn mãi đến tận ngày nay. Toà nhà này toạ lạc tại Bến Chương Dương nhìn ra Bến Nghé, nay là trụ sở Ngân hàng nhà nước và UB Chứng khoán.
Năm 1931 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Khu trưởng được Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm quản trị chung cả 2 thành phố này. Chợ Lớn được mở rộng hơn do sáp nhập, trong khi Sài Gòn thì thu hẹp do phần đất thuộc quận 7 ngày nay sáp nhập vào Nhà Bè. Tổng diện tích khu Sài Gòn – Chợ Lớn lúc này là 51 km2.
Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà cho đến nay

Sau Hiệp định Genève, Sài Gòn được Việt Nam Cộng Hoà chọn làm thủ đô. Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Đến năm 1956, Ngô Đình Diệm làm Tổng thống lại ra sắc lệnh đổi tên “Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn” thành “Đô Thành Sài Gòn”.

Quãng thời gian 1954 – 1960, Việt Nam Cộng Hoà đã đầu tư xây dựng hạ tầng rất nhiều cho Sài Gòn với sự viện trợ của Mỹ. Tuy nhiên những khu phố to đẹp chủ yếu do người Pháp xây dựng từ năm 1940.

Năm 1975, Sài Gòn về tay chính quyền Việt Nam hiện tại và đến năm 1976 đổi tên. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn, và tên gọi này vẫn được dùng phổ biến bởi gắn bó với chiều dài lịch sử của thành phố từ thuở ban đầu.

Trần Hưng
https://trithucvn.net/wp-...cong-truong-me-linh-1.jpg
Công trường Mê Linh dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. (Ảnh từ Ảnh của manhhai flickr)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

https://4.bp.blogspot.com/-ZVprVO6mXMI/W1lFe_BzmBI/AAAAAAABwAg/XIYnjiRnd-0U5Am9sB3MWL-LLat7aPnwwCLcBGAs/s1600/0.1.PNG


BÀN TRÒN LỊCH SỬ


https://1.bp.blogspot.com/-wuDY_T34PwY/XRojfutDv5I/AAAAAAACIdg/2X-rqGZpxNcA2-hyy_gVE4kUfQiugn-3gCLcBGAs/s640/0..gif

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

https://4.bp.blogspot.com/-ZVprVO6mXMI/W1lFe_BzmBI/AAAAAAABwAg/XIYnjiRnd-0U5Am9sB3MWL-LLat7aPnwwCLcBGAs/s1600/0.1.PNG


BÀN TRÒN LỊCH SỬ


https://1.bp.blogspot.com/-VuZWlN68Dsk/Wa_k3qjgu0I/AAAAAAABF5c/T3rU09l54ToRs56I6xZel_jtVAqdghzzgCLcBGAs/w640-h454/102.jpg

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NAM QUỐC SƠN HÀ


Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong sử Việt, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Đã là người Việt thì hầu như ai cũng biết đến bài thơ này.

Nam quốc sơn hà

Mặc dù phổ biến, nhưng “Nam quốc sơn hà” có rất nhiều dị bản, ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Hơn nữa, bài thơ cũng không có tên, mà do người đời sau lấy bốn chữ đầu của bài thơ làm tên gọi. Thư tịch cổ nhất có chép bài thơ này là “Việt điện u linh tập”, song dị bản được nhiều người biết đến nhất lại là trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, phần về cuộc chiến Tống – Việt lần thứ hai:

南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚。

Phiên âm Hán Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành phân định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Trước đây, người ta thường cho rằng “Nam quốc sơn hà” là bài thơ của Lý Thường Kiệt nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc và khích lệ tinh thần quân sỹ trong cuộc chiến bảo vệ giang sơn chống lại quân Tống năm 1077. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Tống – Việt lần thứ nhất của vua Lê Đại Hành, theo “Lĩnh Nam chích quái”, phần “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” đã xuất hiện “Nam quốc sơn hà” (Xem bài: Không phải của Lý Thường Kiệt, bài thơ Nam quốc sơn hà có từ bao giờ?). Nội dung bài thơ như sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Như hà Bắc Lỗ lai xâm lược
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư

Dịch là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách Trời định phận rõ non sông
Cớ sao giặc bắc sang xâm phạm?
Bây hãy chờ gươm chém bại vong


Thuỷ quân vua Lê Đại Hành trên sông Lục Đầu – nơi xuất hiện lời thơ “Nam quốc sơn hà”. (Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Đức Hoà trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

Dẫu có nhiều dị bản, nhưng bản “Nam quốc sơn hà” nào cũng khẳng định việc phân định bờ cõi là dựa vào “thiên thư”, vậy “thiên thư” ở đây mang ý nghĩa như thế nào?

Thiên thư – Căn cứ để phân chia bờ cõi

Người xưa vốn kính ngưỡng trời đất, việc phân chia bờ cõi cũng là căn cứ vào trời đất. Sách Sử ký – Thiên quan thư có ghi chép rằng: “Thiên tắc hữu liệt tú, địa tắc hữu châu vực”, nghĩa là trời thì có các vì sao, đất thì có châu vực. Văn hoá cổ truyền xem sự biến hoá của thiên văn để hiểu những việc ở dưới cõi người, những điều này nằm trong học thuyết về “thiên – địa – nhân” của người xưa.

Từ thời xuân thu chiến quốc, người xưa đã cho rằng các vì sao trên trời là ứng với các châu, quốc dưới mặt đất. Các triều đại trước đây đều có các quan phụ trách về thiên văn, trong đó có nói tới 28 ngôi sao quan trọng là nhị thập bát tú chia đều ở 4 phương Bắc, Nam, Đông, Tây:

Bốn phương cụ thể là: Thanh Long (rồng xanh, ở phương Đông), Bạch Hổ (hổ trắng, ở phương Tây), Chu Tước (sẻ đỏ, ở phương Nam) và Huyền Vũ (rùa đen, ứng với phương Bắc).

Nhị thập bát tú cụ thể gồm 28 sao: “Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tuý, Sâm, Tĩnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chấn”. Trong đó phương Bắc ứng với các sao “Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích”; phương Nam ứng với các sao “Tĩnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn”.

Các nước và châu vực ứng với các sao. (Ảnh của nhà nghiên cứu Lê Văn Quán)
Quan niệm nước ứng với sao thì dẫu là Trung Hoa hay nước ta cũng đều như vậy. Ví dụ như tại Việt Nam, năm 1833 vua Minh Mạng đã cho xây đài thiên văn để đo lại bóng mặt trời, và quan sát các vì sao trong nhị thập bát tú để duyệt lại cương vực lãnh thổ. Kết quả là Việt Nam hoàn toàn nằm trong phần của sao Dực, sao Chẩn và một phần của sao Quỷ.

Dụng cụ xem thiên văn của Đông phương thời xưa. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)
Thời xưa, trong truyền thuyết, khi Kinh Dương Vương lên ngôi vua lập ra vương quốc đầu tiên của các thị tộc người Việt thì tên nước được chọn là “Xích Quỷ”. Nước Việt cổ thời đó rộng hơn bây giờ rất nhiều (Xem bài: Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay). Nhưng một số người cho rằng do truyền thuyết này mang âm hưởng tiếng Hán, với những tên như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, hơn nữa có những sự thay đổi bất thường về mặt không gian và thời gian, nên cũng cho rằng cái tên Xích Quỷ là do người Trung Quốc đặt ra, mang ý nghĩa miệt thị người Việt là bọn quỷ đỏ.

Nhưng thật ra có một cách giải thích khác về “Xích Quỷ”, trong đó “Quỷ” là chỉ sao Quỷ, ngôi sao sáng nhất ở phía Nam trong nhị thập bát tú. Xích (赤) là từ để chỉ phương Nam thời xưa (theo từ điển Hán Việt trích dẫn). Ngoài ra, Xích (đỏ) có thể liên quan đến học thuyết ngũ hành, giống như nhà Tần chọn màu đen vì cho rằng ứng với mệnh Thuỷ, nhà Hán chuộng màu đỏ vì cho rằng ứng với mệnh Hoả nên còn gọi là Viêm Hán. Nếu quả là như vậy thì người Việt xưa cũng dựa vào thiên văn để đặt ra quốc hiệu của riêng mình.

Tương tự như vậy “Thiên thư” trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” nếu hiểu thâm sâu hơn, chính là ý nói đến các ngôi sao trên bầu trời, ứng với cương vực của một nước, là điều được công nhận từ ngàn xưa và được xem là “ý Trời”. Người Hoa Hạ hay Bách Việt đều có tín ngưỡng vào trời đất, áp dụng học thyết “thiên – địa – nhân” vào cuộc sống hàng ngày, nên hiểu rằng “thiên thư” ấy là phép tắc vĩnh hằng mà con người cần phải viên dung theo đó.

Cũng như vậy, hai câu sau của bài thơ:

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Không phải là một lời tuyên bố mang tính khiêu khích hay một lời cổ động tinh thần quân sĩ, mà là một lẽ hiển nhiên, bởi một khi đi ngược lại với “thiên thư”, ngược với ý Trời thì không thể thành công được.

Trần Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CÓ 18 ĐỜI VUA HÙNG
VẬY  MÙNG 10 THÁNG 3 GIỖ VỊ VUA NÀO?


Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có người biết.

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.

Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn... sau này và có thể có 1 hoặc... vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.

Vậy đến ngày này thì ta giỗ ai - bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?

Giỗ tổ Hùng Vương: nhưng cụ thể là giỗ ai?

Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.

Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.

Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.

Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước - các vua Hùng nói chung.

Tại sao lại là 10/3?

Thế liệu ngày 10/3 có phải là ngày mất của tất cả các vị vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào.

Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.

Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.

Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.

Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.

Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.

Nguồn:
Tri thức trẻ, Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn, ĐH Lạc Hồng


Tượng Vua Hùng trong đền tưởng niệm các Vua Hùng trong công viên Tao Đàn. (Ảnh: baolaodong).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CÁC VUA HÙNG
SỐNG THỌ HƠN 150 TUỔI?


Sự thật về 18 đời Vua Hùng đến nay vẫn còn là ẩn số đối với lịch sử Việt Nam, cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm để thống nhất.

Lịch sử các dân tộc thường bắt nguồn từ những câu chuyện, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Kinh Dương Vương có phải Hùng Vương?

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thần tích tại lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ (xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cùng nhiều cuốn sách khác cho biết Kinh Dương Vương tên huý là Lộc Tục, sau được phong làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỷ.

Sau này, vua lấy con gái Động Đình Quân tên Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân - tên huý là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương.

Cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hùng Vương là con Lạc Long Quân (không rõ tên huý), đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu Văn Lang. Các vua Hùng truyền ngôi được tất cả 18 đời.

Như vậy, chiếu theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hùng Vương thứ nhất xét về vai vế là cháu của Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân tuy cùng làm vua nhưng không phải là Hùng Vương.

Tuy nhiên, trong cuốn Thế thứ các triều vua Việt Nam, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã chỉ đích danh Kinh Dương Vương là Hùng Vương thứ nhất, Lạc Long Quân là Hùng Vương thứ hai.

1-Kinh Dương Vương
2-Hùng Hiền Vương
3-Hùng Lân Vương
4-Hùng Việp Vương
5-Hùng Hi Vương
6-Hùng Huy Vương
7-Hùng Chiêu Vương
8-Hùng Vĩ Vương
9-Hùng Định Vương
10-Hùng Hi Vương
11-Hùng Trinh Vương
12-Hùng Vũ Vương
13-Hùng Việt Vương
14-Hùng Anh Vương
15-Hùng Triêu Vương
16-Hùng Tạo Vương
17-Hùng Nghị Vương
18-Hùng Duệ Vương

Các vua Hùng thọ hơn 150 tuổi?

Theo một số tài liệu lịch sử, từ thời điểm Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 TCN cho đến hết thời Hùng Vương năm 258 TCN, kéo dài tới 2.622 năm.
Như vậy, 18 đời vua Hùng trị vì 2.622 năm, tính trung bình mỗi vị vua trị vì hơn 145 năm? Con số này có nhiều giả thiết khác nhau, nhiều ý kiến hoài nghi.
Trong cuốn Việt Sử tiêu án viết năm 1775, tác giả Ngô Thì Sĩ tỏ ra băn khoăn: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được?”.



Tượng chân dung các Vua Hùng. Ảnh: Tư liệu.
Trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng cho rằng: Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa cũng khó lòng có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Tác giả Nguyễn Khắc Thuần trong cuốn Thế thứ các triều vua Việt Nam viết: “18 đời nối nhau trị vì 2.622 năm là những con số rất khó thuyết phục người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với người Việt, số 9 là số thiêng, các bội số của số 9 (như 18, 36, 72, 99) cũng là những số thiêng tương tự. Cho nên, con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều ngọc phả nói tới cũng chỉ là ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó”.

Rõ ràng, xét trong mọi bối cảnh, 18 đời Vua Hùng trị vì đất nước tới 2.622 năm gần như là không thể. Vậy vì sao lại xuất hiện những con số này, được nhân dân nghìn đời tin theo?

Căn cứ một số thần tích, ngọc phả, một số nhà sử học nêu quan điểm: 18 đời Vua Hùng có thể không phải 18 vị vua cụ thể, đó có thể là 18 nhành chi.

Theo bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm 980 dưới triều vua Lê Đại Hành, không phải 18 đời Vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua. Tân đính Lĩnh Nam chích quái thời Hậu Lê cũng viết là 18 ngành vua Hùng, không phải 18 vị vua.

Quan điểm của các nhà sử học

Giống như các tác giả thời phong kiến, nhà sử học hiện nay cũng có những quan điểm khác nhau về thời đại các Vua Hùng.

Theo nhà nguyên cứu Bùi Quang Thanh (hiện công tác ở Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam), lịch sử bất cứ nước nào cũng bắt đầu từ kho tàng huyền thoại và truyền thuyết.

Kinh Dương Vương hay Lạc Long Quân, Âu Cơ đều là nhân vật huyền thoại. Việc ghi nhớ đến những nhân vật này là sự tưởng niệm nguồn gốc xa xưa của tổ tiên, cội nguồn dân tộc.


Lễ hội Kinh Dương Vương hàng năm được tổ chức tại Thuận Thành (Bắc Ninh) - nơi có lăng mộ và đền thờ của vua. Ảnh: Báo Bắc Ninh.
Trong lịch sử của bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới thời cổ đại, đều có hai mốc lịch sử quan trọng.

Thứ nhất là sự xuất hiện của con người trên lãnh thổ nước đó, mốc mở đầu lịch sử gắn liền cuộc sống của con người.

Thứ hai là sự hình thành nhà nước đầu tiên khi cư dân nước đó bắt đầu tập hợp thành cộng đồng quốc gia, mở đầu lịch sử dựng nước và giữ nước.

Theo GS Phan Huy Lê, những huyền thoại, truyền thuyết thời trước Hùng Vương phản ánh lịch sử thời tiền sử, trong đó có sự xuất hiện của con người và nguồn gốc của tổ tiên. Truyện Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân - Âu Cơ là huyền thoại phản ánh cội nguồn của dân tộc.

Theo quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc, chỉ nên dừng lại thời Vua Hùng, không nên tìm hiểu sâu về chuyện trước đó, không cần thiết. “Nếu lần ngược lên không biết đi đến đâu cả”.

Trong cuốn Hỏi gì đáp nấy do NXB trẻ ấn hành năm 2010, GS Nguyễn Lân Dũng viết: “Thật ra 18 đời vua chỉ là con số biểu trưng, có nghĩa nhiều đời, truyền nối lâu dài. Không ai biết được 18 đời Vua Hùng có tên là gì đâu, đừng cất công tìm vô ích”.

Nguyễn Thanh Điệp
https://news.zing.vn/cac-...-150-tuoi-post839977.html
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

LỊCH SỬ THĂNG TRẦM
TRÊN TẤM BIỂN TÊN ĐƯỜNG


Cuối tháng 3.1975, cách đây đã hơn bốn thập kỷ, khi thành phố Đà Nẵng sắp giải phóng, tôi đang làm việc tại Viện Sử học thì nhận được nhiệm vụ cấp bách: nghiên cứu việc thay đổi tên đường phố cho các đô thị ở miền Nam.

Vào thời điểm này, Huế đã giải phóng và với Sài Gòn ngày đó chắc cũng không xa. Một nhóm công tác được hình thành do Giáo sư Nguyễn Đổng Chi phụ trách. Chúng tôi phải liên hệ với bên quân đội để kiếm về những tấm bản đồ các thành phố, lăn lưng soi kính lúp để thống kê các tên phố và các công trình công cộng, đặc biệt là tên các nhân vật. Chúng tôi hiểu mục tiêu ưu tiên là loại bỏ tên của những nhân vật “không thích hợp” theo quan điểm chính trị của chế độ “mới” so với chế độ “cũ”.

Lý lịch danh nhân

Mới nghe tưởng đơn giản, nhưng vào việc mới thấy chẳng đơn giản chút nào. Có những cái tên dễ dàng thay đổi chủ yếu là liên quan đến những người hoạt động chính trị thời hiện đại, nhưng có nhiều tên đường khác, việc giữ hay bỏ đều không đơn giản. Vả lại, ý kiến của chúng tôi mới chỉ là của giới sử học, còn bên tuyên huấn, nhất là bên quân quản. Để rồi đến lúc xem lại kết quả cuối cùng không ít những quan điểm của mình cũng bị đảo lộn. Không chỉ những nhân vật mà người đời còn đánh giá khác nhau như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản... mà ngay cả những nhân vật được khẳng định là yêu nước như các vua Duy Tân, Thành Thái cũng bị gạt bỏ (nhưng Hàm Nghi thì còn?!). Các vị chúa Nguyễn dù có công khai phá Nam bộ như Hiền Vương cũng không còn.

Không những thế, cùng là những nhân vật được thừa nhận xứng đáng nhưng vị trí đặt tên đường cũng thành vấn đề. Ví như người Nam bộ gần gũi với Nguyễn Đình Chiểu của Bến Tre hơn là Phan Đình Phùng của Hà Tĩnh nên hoán đổi tên hai đường phố (vì đường Phan Đình Phùng cũ lớn và là trục chính xứng với cụ Đồ Chiểu hơn?!). Các tên gọi mang tính biểu tượng như Cộng Hoà, Tự Do hay Công Lý đều phải xoá bỏ như sự phủ nhận những giá trị của chế độ cũ (!) để thay vào là những Đồng Khởi, Thống Nhất... khiến sau này có cả lời vè để bình phẩm về việc đổi tên đường.

Hồi đó, một lần tôi được nghe nhà văn Nguyễn Tuân kể rằng vào Sài Gòn thích nhất là đi xích lô, cái thú mà ngoài Bắc đã gần như không còn... Rồi cụ nhà văn hỏi anh xích lô: Sợ gì nhất? Có sợ lính Mỹ không? - Không! Quỵt tiền là uýnh liền! - Vậy thì sợ gì nhất? - Sợ nhất là mấy ông đổi tên đường, đưa khách không biết thế nào mà lần!

Tên đường phố trước tiên là một cách để định vị không gian giúp người ta tìm kiếm dễ dàng. Ở nước ta, các đô thị cổ xưa thời phong kiến thường nhỏ vì kinh tế và cư dân vốn là tiểu nông ít giao thương. Bên phần “đô” hay “thành” là không gian hành chính, quân sự, nhà nước còn lại là phần “thị” chẳng khác cái chợ để cung ứng dịch vụ cho đô thành. Đến Hà Nội cũng gọi là Kẻ Chợ. Đó là những phường hội tụ họp bên những ngôi đình và vẫn gắn chặt với các làng nghề... Các “hàng” trong khu vực sau này gọi là “phố cổ” của Hà Nội, Nam Định hay Hải Phòng là dấu ấn đặc trưng nhất của đô thị xưa.

Từ năm 1888, vua Đồng Khánh mới ra dụ trao nhượng địa cho Pháp phần lõi của tỉnh thành Hà Nội (chính là không gian Thăng Long xưa), Hải Phòng và Tourane (Đà Nẵng). Tiếp đó, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thiết lập ở ba đô thị này mẫu hình thành phố theo kiểu của chính quốc cả về hạ tầng và bộ máy quản lý. Do vậy phải quy hoạch và thế nào cũng phải làm theo cách của nước Pháp đặt tên cho những đường phố của các đô thị mới ấy.

Ở Pháp, đô thị phát triển từ rất lâu, người ta nói rằng xa xưa thì người ta đặt tên đô thị chủ yếu theo tập quán của các cư dân tạị chỗ, lâu dần thành quen, quen rồi thành tên và chủ yếu ngoài địa danh cổ thì là những câu chuyện, ấn tượng hay truyền thuyết... Tựa như cái phố mà hoạ sĩ tài danh gốc Việt Lê Bá Đảng (*) từng sống ở Paris có tên là “con mèo câu cá” khiến có thời ông vẽ hàng trăm bức tranh về mèo chẳng hạn...

Cách đặt tên đường bằng tên nhân vật lịch sử, danh nhân hay sự kiện lịch sử ở nước Pháp chỉ bắt đầu sau cuộc cách mạng 1789. Như thế, ngoài cái tên người được sử dụng để định vị một con đường trong bản đồ một đô thị thì nó lại chứa đựng một giá trị khác là tôn vinh những nhân vật của lịch sử, mà nhân vật lịch sử thì thường chứa đựng cả những giá trị về tư tưởng, chính trị. Và cũng vì thế sau mỗi biến cố chính trị mang tính đảo lộn (cách mạng) thì cái tên đường phố trở nên không còn thích hợp theo quan niệm đánh giá của thể chế mới. Thế là phải đổi tên.

Tên đường - một cách vinh danh

Ở nước ta, trước Hà Nội, Hải Phòng... hơn hai thập kỷ thì Sài Gòn mới là đô thị đặt tên đường phố sớm hơn cả. Sau khi thực dân Pháp xác lập được sự cai trị của mình ở Nam Kỳ, Sài Gòn (cùng với Chợ Lớn) trở thành không gian đô thị phát triển mạnh mẽ nhất. Ban đầu, nhà cầm quyền giao cho một sĩ quan có trình độ trong đạo quân viễn chinh lập bản đồ quy hoạch đầu tiên của thành phố. Quy hoạch ấy mang tên tác giả (Flynn) đặt cho những con phố đầu tiên được thiết kế bằng chữ số. Và ngày 1.2.1865, Thống đốc Nam kỳ khi đó ra nghị định đầu tiên quy định về cách đặt tên phố và cuối năm sau (12.1866) thì quy định cách đánh số nhà và những thủ tục liên quan để hoàn chỉnh một trong những vấn đề quan trọng nhất của đô thị hiện đại.

Và cũng theo tập quán của chính quốc, những tên phố đầu tiên luôn dành cho các nhân vật liên quan đến công cuộc chinh phục và xác lập nền cai trị của nước Pháp. Đường số 1 dành cho tên của một cố đạo luôn trở thành cái cớ cho sự can thiệp của Pháp và Tây Ban Nha tiến hành xâm lược, đó là Cha Lefèvre. Đường số 16 được đặt là Catinat - tên hiệu của chiến hạm đã đánh chiếm nước ta nhưng cũng là tên một viên đô đốc xưa của nước Pháp, tiếp đó là vô vàn tên các tướng lĩnh, chính khách của thực dân... Còn ở Hà Nội hơn hai thập kỷ sau thì những đường phố đầu tiên lúc đầu cũng đánh số, sau đó đều đổi thành tên các nhân vật tiêu biểu cho nền bảo hộ của thực dân: Paul Bert, Tổng trú sứ dân sự đầu tiên ở Bắc và Trung kỳ (phố Tràng Tiền bây giờ) hay bộ đôi Francis Garnier và Henri Rivière - hai sĩ quan tiên phong trong trận mạc mất mạng trong cuộc chiến đánh chiếm Bắc kỳ (nay là Đinh Tiên Hoàng và Ngô Quyền)... rồi tên các chính khách Pháp như thủ tướng Jules Ferry (Hàng Trống), Gambetta (Trần Hưng Đạo)...

Tháng 3.1945, Pháp bị phát xít Nhật hất cẳng. Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim được Nhật hỗ trợ tuyên bố độc lập. Và để thể hiện cái tinh thần ấy, thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã ra lệnh phá bỏ hết tượng đài và xoá bỏ hết các tên đường gắn với các nhân vật thực dân và chế độ thuộc Pháp. Đó là thời điểm tên tuổi các danh nhân Việt Nam từ Hai Bà Trưng đến Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ... cũng như các địa danh lịch sử như Ba Đình, Chi Lăng... xuất hiện trên đường phố Hà Nội.

Tại Sài Gòn cũng diễn ra tương tự, Đốc lý Kha Vạng Cân cũng xoá bỏ các dấu tích thực dân thay thế bằng những giá trị của dân tộc... Việc làm đúng đắn này tiếp tục được duy trì sau Cách mạng Tháng Tám thành công dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà.
Kể từ đó, đất nước ta lâm vào một thời kỳ chiến tranh rồi chia cắt, chúng ta đã chứng kiến chính thể Ngô Đình Diệm ở miền Nam thay đổi tên đường phố sau khi Pháp hoàn toàn rút khỏi chính trường Việt Nam (1955)... và cuối cùng đến ngày giải phóng, một lần nữa phải giải quyết cái di sản gắn với tên gọi các đường phố, công trình công cộng trên các đô thị miền Nam.

Một di sản văn hoá

Kể từ đó cho đến nay, mọi việc tưởng như đã đi vào nền nếp. Chức năng đặt hay đổi tên đường phố thuộc về Hội đồng Nhân dân trên cơ sở kiến nghị của những tổ chức tư vấn do ngành văn hoá tổ chức thực hiện. Nhiều nguyên tắc, tiêu chí, quy trình được hình thành từ việc xây dựng quỹ tên, xây dựng nội dung xét định kỳ, hội đồng thẩm định... Việc đặt tên mới khuyến khích việc giữ những địa danh cổ, tiêu chuẩn đối với tên người càng chặt chẽ. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Tốc độ đô thị hoá ngày càng lớn, số lượng tuyến phố mới ngày càng nhiều, số tên người được chọn ngày càng hiếm nhưng ngược lại nhu cầu đưa ra những đề cử không giảm, tạo áp lực đến từ các dòng tộc, các đơn vị, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp... Đã thấy hiện tượng “chạy” đặt tên đường phố, rồi những khiếu nại, và không phải không có những tên phố mà chẳng mấy ai biết là ai!

Do vậy, việc mới đây thành phố Hà Nội, một trong những không gian đang đô thị hoá mạnh mẽ và chịu nhiều áp lực liên quan đến công việc tưởng chừng không mấy phức tạp này đưa ra dự án sử dụng số để thay cho việc đặt tên tạm gọi là truyền thống đang gây ra sự chú ý. Nếu đúng như phía đề xuất cho rằng dùng số sẽ áp dụng tốt hơn công nghệ hiện đại trong quản lý thì câu trả lời thuộc về các nhà công nghệ kỹ thuật. Nhưng cái hồn cốt cũng là cái hàm lượng văn hoá đã tích tụ cùng thời gian tạo nên những cảm xúc, ký ức của người dân về những đường phố đặc biệt với đô thị có bề dày lịch sử phải được coi là những di sản văn hoá khó thay thế. Những người am hiểu cho biết thành phố St. Petersburg (Leningrad cũ của Liên bang Nga) sau sự sụp đổ của Liên Xô cũng định xoá bỏ tên thay bằng số nhưng cuối cùng cũng phải trở về với truyền thống chỉ loại trừ những gì không còn thích hợp nữa, tựa như những gì chúng ta đã làm.

Mai đây, theo dự án của Chính phủ mỗi người dân sẽ có một mã số cố định để xây dựng căn cước điện tử, khai thác những ưu thế của công nghệ số trong quản lý xã hội. Nhưng liệu khi đó mỗi người chúng ta còn cần hay không một cái tên do bố mẹ đặt cho? Câu trả lời hẳn không có gì phải bàn. Do vậy việc tìm giải pháp mới có hiệu quả hơn cho việc quản lý tên gọi đường phố có thể vẫn là điều cần thiết, nhưng những giá trị từ di sản trên lĩnh vực này cũng cần được trân trọng trong xử lý.

Bàn về vấn đề đặt tên đường phố thời hiện đại, chúng ta cùng nhớ tới một tấm gương mà Fidel Castro đã thể hiện trong di chúc của mình là không lấy tên mình để đặt tên đường phố... một cách bày tỏ sự khiêm tốn của một nhà cách mạng, đồng thời cũng là một ứng xử khôn ngoan với tương lai của những nhà chính trị, vì đôi khi không tự tôn vinh mình lại khiến người đời nhớ mãi...

Dương Trung Quốc


(*) Lê Bá Đảng: 1989 được Viện Quốc tế St Louis (Hoa Kỳ) tặng giải thưởng “Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo”; có trong danh sách “nhân vật nổi tiếng thế giới 1992 - 1993” của Trung tâm Tiểu sử quốc tế của Đại học Cambridge; Huân chương Nghệ thuật và Văn học của Nhà nước Pháp 1994.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

GIAN LẬN THI CỬ NGÀY XƯA


Nhiều danh sĩ nước ta như Lê Hi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát đã vướng vào những vụ gian lận thi cử, trong đó Cao Bá Quát còn bị xử đến án tử.

Nước ta vốn có truyền thống trọng sự học, nhân tài xưa đều quyết tiến thân bằng khoa cử. Tuy thi cử nghiêm túc, nhưng sử sách vẫn ghi lại nhiều vụ gian lận thi cử nghiêm trọng.


Giám khảo trong các kỳ thi xưa
Chủ khảo phải chịu án tử khi gian lận
Điển hình là vụ Tham tụng (Tể tướng) Lê Hy gửi gắm con khiến Phó chủ khảo Ngô Sách Tuân phải chịu án tử hình.

Lê Hy (1646-1702) là danh sĩ thời Lê Trung hưng, đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi năm 1664 lúc mới có 18 tuổi, làm quan được thăng lên đến các chức Thượng thư bộ Binh bên cung vua, rồi làm Tham tụng bên phủ Chúa, là người biên soạn phần sau bộ Đại Việt sử ký toàn thư, chép từ đời Lê Huyền Tông đến Lê Gia Tông và là người viết tựa cho sách ấy.

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại nội dung câu chuyện này như sau: Năm 1696, Ngô Sách Tuân được cử làm Phó chủ khảo ở trường thi Thanh Hoá. Trước khi đi Thanh Hoá, Sách Tuân được Tham tụng Lê Hy gửi gắm nhờ giúp đỡ con trai thi trường ấy.

Trong kỳ thi đó con của Lê Hy không đỗ, Ngô Sách Tuân đã lấy những quyển thi bị đánh hỏng đó đưa cho các quan giám khảo, bảo họ phê lấy đỗ. Đề điệu trường thi (chủ khảo kỳ thi) là Phó đô ngự sử Ngô Hải phát hiện, hứa sẽ giấu kín chuyện, nhưng quan Tham chính là Phan Tự Cường lại phát giác và tâu lên chúa Trịnh.

Triều đình giao cho các quan văn võ họp bàn, khép Ngô Sách Tuân vào tội giảo (phải thắt cổ mà chết). Ngô Hải bị bãi chức, các quan giám khảo và phúc khảo đều bị phạt, còn người tố cáo là Phan Tự Cường được thăng chức Thiêm đô ngự sử.

Một vụ gian lận khác xảy ra cuối triều Lê, đời vua Lê Hiển Tông. Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784), là Tri binh phiên trong phủ Chúa, cai quản toàn bộ vấn đề quân sự của cả nước, đã ép học trò là Đinh Thì Trung (quê Đông Sơn, Thanh Hoá) đổi bài thi cho con là Lê Quý Kiệt trong kỳ thi Hội năm 1775. Nhờ đó, Quý Kiệt đỗ Thủ khoa.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng cho biết, chúa Trịnh Sâm không tin kết quả này vì biết Đinh Thì Trung học giỏi nổi tiếng thần đồng, 14 tuổi đã thi đỗ Hương cống, nên cho duyệt lại văn bài, khám phá ra nét chữ của người này trong quyển thi của người kia.

Vụ này đem ra xử, Đinh Thì Trung bị kết phải tội lưu đi Yên Quảng (nay thuộc Quảng Ninh), Quý Kiệt bị giam cấm ở ngục Cửa Đông rồi bắt phải trở về làm dân. Tuy nhiên do Lê Quý Đôn là bậc đại thần, nên không bị xét tội. Sự thiên vị này khiến sử quan nhà Nguyễn phải nhận xét trong Cương mục: “Hai người cùng một tội mà xử phạt khác nhau, sao có thể gọi là công bằng được? Xét hành trạng của Quý Đôn, không có một điều gì đáng khen”.


Tranh vẽ cảnh trường thi xưa.
Những kết quả thi sai lệch bất thường
Thời xưa cũng có những vụ kết quả thi cử sai lệch bất thường, như khoa thi đời vua Lê Dụ Tông năm 1726, trong kỳ thi Hương, có nhiều thí sinh học kém nhưng là con nhà quyền thế, nhờ người “gà” văn nên được đỗ Hương cống. Dân chúng bàn tán xôn xao. Cương mục cho biết, Chúa An Đô Vương Trịnh Cương bắt phải thi lại. Kết quả là có 28 công tử nhà giàu bị trượt, và bị giao xuống cho đình thần xét hỏi và trị tội nặng.

Ngoài ra, cũng có những vụ phủ chúa công khai tổ chức bán học vị, khiến dân chúng chế diễu những người thi đỗ là “Sinh đồ ba quan”, đến nỗi triều đình phải bắt thi lại ít nhất hai lần trên bãi sông Hồng. Đó là sự kiện 1750, kho quỹ thiếu hụt, chúa Trịnh Doanh nghe theo kế hoạch làm tiền của Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc, không theo lệ thi Hạch cũ mà cho phép học sinh 10 tuổi trở lên hễ ai nộp ba quan tiền gọi là “tiền thông kinh” (thuộc kinh sách) đều được đi thi. Những người không có học nhưng muốn có một chút danh không ngại bỏ tiền thuê người thi hộ, có những đứa trẻ cũng đỗ tam trường, do đó người ta mới gọi giễu là “Sinh đồ ba quan”.

Từ đầu triều Nguyễn, đã có luật cấm các quan chấm thi đem giấy có chữ và mực đen vào trường thi, vì sợ sửa bài cho học trò. Năm 1876, Phúc khảo Đặng Huy Hoán vì mang hộp mực đen vào trường mà bị phạt 100 trượng và bị cách chức về quê. Giám sát, Giám khảo tâu hạch đều được thưởng.

Thế nên trong vụ Cao Bá Quát và Phan Nhạ, sơ khảo trường thi Thừa Thiên năm 1841, để nâng đỡ cho 24 thí sinh làm bài tốt nhưng viết chữ phạm huý, đã lấy muội đèn làm mực. Sự việc bị phát giác, cả Cao Bá Quát và Phan Nhạ đều bị xử án “giảo giam hậu” sau khi giam 3 năm hạ xuống thành “dương trình hiệu lực”, tức làm phục dịch ở các tàu đi công cán nước ngoài.

Cũng trong khoa thi này, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu làm Phân khảo ở ngoại trường, đã lấy đỗ Trương Đăng Trinh, cháu Đại thần Trương Đăng Quế, người bị đánh hỏng kỳ hai ở nội trường. Việc bị tố cáo, Nguyễn Văn Siêu bị tội đồ, sau đổi xuống còn bãi chức nhưng đến đời vua Tự Đức lại được trọng dụng.

Bộ sử Đại Nam thực lục cũng chép vụ việc nâng đỡ thí sinh năm 1834, ở trường thi trường Nghệ An, có thí sinh Nguyễn Văn Giao làm bài thi bị xếp hạng liệt, Nguyễn Thái Đễ hạng Tú tài nhưng có tiếng là danh sĩ.

Chủ khảo Nguyễn Tú lấy thêm vào hàng Cử nhân, đổi mặt quyển, phê lại nhưng bị Bộ Lễ phát hiện tâu lên. Vua ghét làm rối loạn quy luật trường thi sai biền binh truyền chỉ cách chức, bắt Tú và Ngạn xiềng lại giải về kinh.

Tú bị tội trảm giam hậu (giam lại đợi ngày hành quyết) Ngạn là tòng phạm chỉ bị xử tội lưu. Giám khảo Nguyễn Duy Hựu, Giám sát Trương Tăng Diễn phải tội đồ, những người khác bị giáng chức, Nguyễn Văn Giao và Nguyễn Thái Đễ vì nghe quan trường viết lại quyển, bị phải 100 trượng, cho về làm dân, suốt đời không được thi nữa.

Lê Tiên Long
https://news.zing.vn/cao-...post862237.html#slideshow

Các kỳ thi xưa có ý nghĩa rất quan trọng để tuyển chọn quan chức. Tranh Đông Hồ miêu tả cảnh vinh quy bái tổ, những người đổ đạt cao trở về vinh hiển bái tổ tiên, ra mắt họ hàng, làng xóm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ CÁC TƯỢNG ĐÀI
TRƯỚC 1975 Ở SÀI GÒN


Nơi đặt tượng Trần Hưng Đạo, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương hay Trần Nguyên Hãn là những địa điểm quen thuộc với người dân Sài Gòn. Không chỉ đơn thuần là những biểu tượng của thành phố, mà gắn liền với mỗi tượng đài xưa cũ này đều là những câu chuyện thú vị không phải ai cũng biết.

Chuyện tượng Trần Hưng Đạo thay thế Hai Bà Trưng canh giữ bến Bạch Đằng

Tượng Trần Hưng Đạo hiện nay - Ảnh: Hoàng Nam​

Mỗi khi đi ngang qua công trường Mê Linh, quận 1, người ta sẽ bắt gặp hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đứng trên một bệ đá cao, oai phong chỉ tay về phía bến Bạch Đằng, bên cạnh là những toà nhà cao tầng mọc lên san sát.

Nhưng ít người biết ở vị trí này đã vài phen đổi tượng. Từ thời Pháp thuộc, công trường này đã được xây dựng và đặt tên Rigault de Genouilly, tên của Đô đốc thuỷ quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ. Khi ấy chính quyền cũng đặt một bức tượng của viên đô đốc - thống đốc tại công trường. Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam một thời gian, năm 1962, chính quyền ông Ngô Đình Diệm đã thay thế bằng tượng Hai Bà Trưng để vinh danh hai nữ tướng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Người Sài Gòn thời bấy giờ vẫn quen gọi tượng đặt ở nơi này là tượng Hai Bà.

Tuy nhiên, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã đến giật đổ bức tượng vì cho rằng tượng được điêu khắc có nét giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân - phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu. Trụ tượng bỏ trống, mãi 5 năm sau, đến năm 1967, tượng Trần Hưng Đạo mới được thiết kế và dựng thay thế, đặt ngay trên trụ ba chân mà trước đó đã dùng để đặt tượng Hai Bà. Kể từ đó, qua nhiều biến cố lịch sử, tượng Hưng Đạo Vương vẫn sừng sững tồn tại như một phần không thể thiếu của Sài Gòn.


Ngay tại vị trí tượng Trần Hưng Đạo bây giờ, trước kia là tượng Hai Bà Trưng (Ảnh tư liệu)
Tượng Phù Đổng Thiên Vương - một chú bé con

Ở quận 1, ngoài tượng Trần Hưng Đạo, còn có một bức tượng vô cùng nổi tiếng khác là tượng Phù Đổng Thiên Vương nằm tại ngã sáu đầu đường Nguyễn Trãi. Tượng nổi tiếng đến mức tên tượng trở thành tên của cả một giao lộ, bùng binh, người dân thường gọi là “ngã sáu Phù Đổng”.

Tượng Thánh Gióng được dựng năm 1966, tức là đã tồn tại hơn 50 năm qua cùng với đời sống của người Sài thành. Bên cạnh đó, bức tượng còn có một chi tiết mà nếu không phải cư dân sống ở khu vực này sẽ ít khi có thể để ý: Thánh Gióng cầm cây tre, ngồi trên lưng ngựa sắt vẫn còn là một chú bé, khác với truyện Phù Đổng Thiên Vương được truyền miệng trong dân gian, với Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt… đến thì chú bé vươn vai đứng dậy trở thành một tráng sĩ cao lớn để đi đánh giặc ngoại xâm. Nhưng chính nhờ sự khác này mà bức tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sài Gòn đã trở nên đặc biệt, đồng thời với việc nhấn mạnh truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước trước quân xâm lược, dù chỉ là một đứa trẻ cũng có thể vì quê hương mà đánh giặc.


Tượng Phù Đổng Thiên Vương những năm 60 của thế kỷ trước (Ảnh tư liệu)
Tượng An Dương Vương chia ranh giới hai quận

Trải qua nhiều năm tháng chịu sự bào mòn của thời gian, nhưng bức tượng An Dương Vương cầm nỏ, đặt trên đỉnh cột trắng cao vút toạ lạc giữa ngã sáu Nguyễn Tri Phương vẫn giữ nguyên dáng vẻ vững chãi, chắc chắn, thẳng lên bầu trời. Trước năm 1975, tượng An Dương Vương được coi là biểu trưng cho Thánh tổ của binh chủng công binh thuộc quân đội VNCH. Sau 1975, tượng đóng vai trò là cột mốc quen thuộc không chỉ với người dân trong khu vực mà cả với những bác tài xế lưu thông từ 6 ngả đường, nhờ chiều cao và vị trí nổi bật của nó.

Một cụ già sống tại khu vực này bảo: “Tui gắn bó với bức tượng từ những năm thiếu niên. Ngày trước khi mới được dựng, cột tượng mang màu trắng trông bắt mắt lắm, chỉ cần đi từ xa về hướng ngã sáu là nhận ra ngay. Tiếc là sau nhiều năm không còn giữ được màu trắng nguyên thuỷ nữa”. Một điểm đặc biệt khác là tượng An Dương Vương nằm trên ranh giới giữa quận 5 và quận 10, cũng là ranh giới mang tính tương đối giữa hai khu người Hoa và người Việt. Chính vì điều này, bức tượng cũng đồng thời trở thành nơi giao nhau giữa hai khu vực văn hoá đặc sắc của Sài Gòn.


Tượng An Dương Vương trên nút giao thông nhộn nhịp - Ảnh: Hoàng Nam​
Tượng Trần Nguyên Hãn ở trung tâm Sài thành

Được dựng từ năm 1965, tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa đứng trên một bệ đá cao tại vòng xoay trước chợ Bến Thành đã trở thành hình ảnh khó quên với người dân sống ở Sài Gòn suốt nhiều thập niên. Nhưng câu chuyện về bức tượng lại chính là một câu chuyện buồn. Từ 4 năm trước, nhằm phục vụ việc thi công nhà ga metro Bến Thành - Suối Tiên, tượng đã được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành và đưa vào bảo quản tại công viên Phú Lâm, quận 6. Trong ấn tượng của những người trẻ, những người vừa tới thành phố sinh sống hay khách du lịch, giờ nơi này chỉ còn là một công trường thi công khổng lồ với hàng rào chắn và tiếng máy móc hoạt động bên trong. Đáng buồn hơn, sau nhiều năm chịu tác động của môi trường, tượng đã có dấu hiệu xuống cấp.

Ngày nay, khi ghé thăm công viên Phú Lâm, người ta cũng không còn nhìn thấy bức tượng, vì công trình cũng bị phủ một lớp bạt để che chắn, bảo quản và nằm lặng lẽ trong một góc khuôn viên. Theo lời người chăm sóc cây cảnh của công viên, bức tượng ngày trước được làm bằng xi măng, dù đã được trùng tu một vài lần nhưng vẫn gặp phải tình trạng xuống cấp do vật liệu làm tượng có tuổi thọ và độ bền không cao. Chỉ hy vọng sau khi tuyến metro được xây dựng xong, bức tượng sẽ được trùng tu và lại được trở về với vị trí khi xưa, tiếp tục chứng kiến sự thay đổi và phát triển của thành phố.


Tượng Trần Nguyên Hãn lúc chưa bị di dời - Ảnh: Hoàng Nam​

Hoàng Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối