Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ  167

ĐẾ QUỐC HÙNG BÁ ĐÔNG NAM Á
5 LẦN THẢM BẠI TRƯỚC ĐẠI VIỆT
[Phần 1]


https://trithucvn.net/wp-...019/04/ban-do-ankor-1.gif
Bản đồ Đế quốc Ankor so sánh với Đại Việt và Chiêm Thành.
Đế quốc Khmer hay Đế quốc Angkor là đế quốc rộng lớn nhất phía Nam và Đông Nam Á với diện tích lên đến 1,2 triệu km², bao gồm cả Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, và vùng Nam Bộ thuộc Việt Nam ngày nay. Trong khi đó, diện tích của Đại Việt thời nhà Lý chưa đến 111.000 km².

Nếu so về diện tích thì Đại Việt quá bé nhỏ, nhưng nền văn minh Đại Việt thời điểm đó không hề thua kém. Thời nhà Lý thuộc giai đoạn phát triển rực rỡ trong sử Việt với niềm tin tín ngưỡng là nền tảng cho sự phát triển.

Đế quốc Angkor cực thịnh

Di sản lớn nhất của đế quốc Angkor là kinh đô Angkor Wat. Năm 2007 các nhà nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1.150 dặm vuông. Thành phố cạnh tranh tiêu chí này gần nhất với Angkor là thành phố Tikal của văn hoá Maya ở Guatemala, có tổng diện tích khoảng 50 dặm vuông.

Năm 1113, vua Suryavarman II của đế quốc Angkor lên ngôi, đây được xem là một trong những vị Vua vĩ đại nhất của đế quốc này. Kinh đô Angkor Wat được khởi công xây dựng, là quần thể kiến trúc mang tầm cỡ thế giới đương thời.

Với sự hưng thịnh của mình, vua Suryavarman II liên tiếp tổ chức những cuộc hành quân xâm lấn các nước láng giềng để bành trướng lãnh thổ, vùng đất phía tây Chiêm Thành cũng liên tục bị tấn công cướp phá. Tham vọng bành trướng của vua vua Suryavarman II hầu như không có điểm dừng, và Đại Việt cũng nằm trong số đó.
https://trithucvn.net/wp-...2019/04/Angkor_Wat-11.jpg
Angkor Wat (Ảnh từ Bjørn Christian Tørrissen – wikipedia.org)

Đại Việt cực thịnh

Lúc này Đại Việt đặt dưới sự cai trị của vua Lý Nhân Tông. Dù đất nước bị kẹt giữa gọng kìm là liên minh Tống – Chiêm, nhưng dưới sự phò tá của Lý Thường Kiệt, Đại Việt đã phá Tống – bình Chiêm, phá tan liên minh gọng kìm này. Nhà Vua là người mộ Đạo, dùng Phật Pháp để giáo hoá dân chúng, khiến Giang Sơn thái bình, Xã Tắc ổn định.

Giáo dục Đại Việt được phát triển mạnh. Năm 1075 đánh dấu kỳ thi khoa bảng đầu tiên bằng khoa thi “Tam trường” để chọn Minh kinh Bác học, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh chính là Trạng nguyên khoa bảng đầu tiên của Đại Việt.

Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, đây được xem là trường đại học đầu tiền của Việt Nam. Rất nhiều nhân tài giúp Giang Sơn Xã Tắc giàu mạnh đều xuất thân từ ngôi trường này. Đại Việt nhờ đó mà phát triển cực thịnh, sẵn sáng chống trả những cuộc xâm lăng của đế quốc Khmer hiếu chiến.
https://trithucvn.net/wp-...Van-Mieu-Quoc-Tu-Giam.jpg
Quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám.(Ảnh: Flickr, Manhhai)

Lần tấn công thứ nhất

Ngày 4 tháng Chạp năm Đinh Mùi 1127, vua Lý Nhân Tông mất, Lý Thần Tông lên nối ngôi khi mới 12 tuổi. Nghe tin vua Đại Việ mất, vua mới lại còn nhỏ tuổi, vua Suryavarman II cho rằng thời cơ đã đến liền nhanh chóng cất quân chinh phục Đại Việt.

Tháng 2/1128, Đế quốc Angkor huy động hơn 2 vạn quân tiến đánh Đại Việt. Quân Khmer tiến đến bến Ba Đầu, châu Nghệ An.

Nghệ An là vùng biên giới phía nam nên được bố trí phòng thủ kỹ càng, trước sự tấn công của quân Khmer, quân Đại Việt Nghệ An vừa ra sức phòng thủ vừa cho báo tin gấp về Kinh thành. Vua sai Thái phó Lý Công Bình lĩnh cấm quân (quân tinh nhuệ) phối hợp cùng quân ở châu Nghệ An đánh giặc.

Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép rằng:

“Mậu Thân, Thiên Thuận năm thứ 1[1128]. Mùa xuân, tháng giêng… Ngày Giáp Dần, hơn hai vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Xuống chiếu cho Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem các quan chức đô cùng người châu Nghệ An đi đánh”.

Chỉ chưa đầy 1 tháng, Lý Công Bình đã đánh quân Khmer tan tác, bắt được tướng giặc, cho người báo tin mừng về Kinh thành.

Vào ngày đinh mão tháng 2 năm 1128, khi các quan đang dâng biểu mừng Vua mới lên ngôi cũng là ngày nhận tin báo thắng trận từ Nghệ An.

Lần tấn công thứ hai

Bị thua đau ở Đại Việt, vua Suryavarman II quyết tâm tiến đánh phục thù.

Sau hơn nửa năm chuẩn bị, tháng 8/1128 đế quốc Angkor huy động đội quân đông hơn lần trước nhiều lần cùng 700 chiến thuyền tiến đánh Đại Việt. Quân Khmer tiến đến hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh).

Phía Đại Việt đã đoán trước quân Khmer thua trận sẽ lại tiến sang, nên đã cử tướng Dương Ổ ở châu Nghệ An, Nguyễn Hà Viêm đóng ở Thanh Hoá đưa quân đón đánh, quân Khmer một lần nữa bị đánh tan.

Dù thua trận, nhưng vua Suryavarman II muốn ỷ thế nước lớn gửi tới vua Lý Thần Tông một phong quốc thư, yêu cầu Đại Việt cử sứ giả đến, nhưng phía Đại Việt không trả lời. Điều này cho thấy Đại Việt không hề sợ Angkor dù Đế quốc này thu phục nhiều nước khác khiến lân bang phải e sợ.

Sau thất bại này, vua Suryavarman II không hề từ bỏ ý định Đánh Việt, để chuẩn bị cho lần tấn công thứ 3 này, Đế quốc Khmer phải mất 4 năm, phối hợp cùng quân Chiêm Thành cùng tiến đánh Đại Việt.

Trần Hưng
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 168

ĐẾ QUỐC HÙNG BÁ ĐÔNG NAM Á
5 LẦN THẢM BẠI TRƯỚC ĐẠI VIỆT
[Phần 2]


Bại trước Đại Việt, quân Khmer chuyển sang liên tục đánh phá Chiêm Thành, vua Suryavarman II bắt Chiêm Thành phải thần phục. Không còn cách nào khác, vua Chiêm lúc này là Jaya Indravarman III buộc phải chấp nhận.
https://trithucvn.net/wp-...2019/04/Angkor-Wat-22.jpg
Angko Wat, kinh đô đế quốc Khmer, năm 1870. (Ảnh từ Émile Gsell – wikipedia.org)

Cuộc chiến lần thứ ba và lần thứ tư

Sau 4 năm chuẩn bị, mùa thu năm 1132, vua Suryavarman II quyết định tiến đánh Đại Việt lần thứ 3, lệnh cho vua Chiêm Thành là Jaya Indravarman III phải đem binh thuyền đến hỗ trợ.

Liên quân Khmer – Chiêm Thành theo đường biển tiến đến Nghệ An, chiến trận lan đến Thanh Hoá. Nhưng cuộc chiến đã được định đoạt khi Thái uý Dương Anh Nhĩ dẫn thêm quân từ Triều đình đến đánh bại quân Khmer.

Sau thất bại này Đế quốc Angkor tạm thời không nghĩ đến việc thôn tính Đại Việt nữa, năm 1135 còn cử sứ giả đến bang giao với Đại Việt.
https://trithucvn.net/wp-.../2019/04/angko-wat-44.jpg
Angkor Wat nhìn từ trên cao. (Ảnh từ wikipedia.org)

Nhưng năm 1135-1136, các đại thần trụ cột trong triều đình Đại Việt là Thái uý Dương Anh Nhĩ, Thái sư Trương Bá Ngọc (tên thật là Lê Bá Ngọc), Lưu Khánh Đàm lần lượt qua đời, trấn thủ Nghệ An là Mâu Du Đô bị bãi chức.

Nhận thấy đây là cơ hội tốt, vua Suryavarman II lại sai tướng Phá Tô Lăng đem quân tấn công Đại Việt, lệnh cho Chiêm Thành cử quân phối hợp. Thế nhưng Chiêm Thành quá mệt mỏi vì chiến tranh, nên phút cuối cùng đã không đưa quân tham chiến.

Năm 1137, tướng Phá Tô Lăng cùng quân Khmer tiến đến Nghệ An, sử sách ngày nay không còn nguồn nào ghi rõ số quân Khmer tiến đánh.

Nhận tin cấp báo vua Lý Thần Tông xuống chiếu cử Thái uý Lý Công Bình dẫn quân đến đánh, quân Khmer lần thứ 4 chịu thảm bại, tướng Phá Tô Lăng cho quân rút lui, từ đó không dám vô cớ đánh Đại Việt nữa.

Angkor tiến đánh Chiêm Thành

Năm 1143 vua Angkor Suryavarman II lấy cớ Chiêm Thành không chịu đưa quân trợ giúp đánh Đại Việt, nên đưa quân tiến đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành là Jaya Indravarman III cùng toàn quân nỗ lực chống lại quân Khmer.

Cuộc chiến dai dẳng suốt 2 năm, Kinh đô Đồ Bàn (thành phố Quy Nhơn, Bình Định ngày nay) bị lọt vào tay quân Khmer. Trong một cuộc chiến ác liệt, vua Chiêm bị mất tích (có nguồn sử cho rằng nhà vua bị tử trận).

Triều thần tôn hoàng thân Parabrahman lên ngôi, lấy hiệu là Rudravarman IV. Lúc này Chiêm Thành kiệt quệ không thể chống lại quân Khmer, vua Rudravarman IV cùng gia đình và các triều thần chạy sang Đại Việt lánh nạn. Toàn bộ Chiêm Thành rơi vào tay Đế quốc Angkor.

Với sự giúp đỡ của Đại Việt, vua Rudravarman IV trở về Chiêm Thanh đến vùng cao nguyên dựa vào người Thượng rồi phát động khởi nghĩa, Người Champa và người Khmer theo rất đông.

Qua thời gian dài giao chiến, quân Chiêm Thành dần dần chiếm lại được Kinh thành Đồ Bàn cùng phần lớn lãnh thổ, nhưng quân Khmer vẫn chiếm đươc phần đất phía bắc nơi giáp với biên giới Đại Việt.

Cuộc chiến lần năm

Lúc này ở Đại Việt, vua Lý Thần Tông mất vào năm 1138, vua Lý Anh Tông lên ngôi nhưng còn rất nhỏ tuổi. Bấy giờ Linh Chiếu Hoàng thái hậu tư thông với Đỗ Anh Vũ và để ông ta làm Phụ quốc Thái uý, trở thành quyền thần bậc nhất trong triều đình. Để dễ bề thao túng Triều đình, Đỗ Anh Vũ dùng quyền lực của mình giết hại trung lương, nhà Lý bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái.

Năm 1140 – 1141 diễn ra cuộc nổi dậy của Thân Lợi, khiến nhà Lý phải vất vả dẹp loạn. Điều này đã làm khơi dậy ý muốn tấn công Đại Việt của vua Suryavarman II.

Sau thời gian dài chuẩn bị kỹ càng, năm 1150 quân Khmer tổ chức tấn công Đại Việt lần thứ 5, ngoài bộ binh và thuỷ binh, có cả có tượng binh.
https://trithucvn.net/wp-...oads/2019/04/ban-do-1.jpg
Bản đồ cuộc tấn công của quân Khmer vào năm 1150. Quân Khmer còn được gọi là quân Chân Lạp. Năm 802, vua Chân Lạp đổi tên lãnh thổ của mình thành Đế quốc Khmer. (Ảnh từ nghiencuulichsu.com)

Dù nhà Lý đã suy yếu hơn, nhưng thời tiết đã chống lại quân Khmer. Khi đến núi Vụ Thấp (tức núi Vụ Quang ở huyện Hương Sơn tĩnh Hà Tĩnh ), quân Khmer gặp phải lam chướng, nắng nóng ẩm thấp mà chết rất nhiều. Vua Suryavarman II cũng chết tại đây, khiến toàn quân Khmer tan rã.

Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép như sau: “Canh Ngọ [1150], Đại Định năm thứ 11… Mùa xuân, tháng 3, hạn. Mùa thu, tháng 7 hạn. Tháng 9, người Chân Lạp cướp châu Nghệ An, đến núi Vụ Thấp gặp nắng nóng ẩm thấp, phần nhiều chết vì lam chướng bèn tự tan vỡ”.

Người Khmer vốn tự hào về Angkor Wat cùng vua Suryavarman II. Các nhà sử học khi nghiên cứu các văn khắc trên bia đá ở Angkor Wat đều cho thấy vua Suryavarman II từng mang quân chinh phục Chiêm Thành và Đại Việt. Nhưng không có một hòn đá nào ghi lại ngày tháng năm cũng như cái chết của vị Vua này khi tiến đánh Đại Việt.

Cùng với chiến công đánh Tống, bình Chiêm, 5 lần đánh bại Đế quốc Angkor là chiến công vang dội của thời nhà Lý, đánh dấu một thời văn minh rực rỡ của Đại Việt.

Trần Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHÚA NGUYỄN
MỞ RỘNG LÃNH THỔ

____________________________________________________________


Kỳ  169

ĐÁNH CHIÊM THÀNH


Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến Quảng Nam. Thế nhưng các đời chúa Nguyễn thông qua khai khẩn đất đai tiến về phía Nam, đã khiến lãnh thổ Đại Việt dần dần mở rộng.
https://trithucvn.net/wp-...-hoang-e1503833319212.jpg
Tượng chúa Nguyễn Hoàng. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc, một số trung thần với nhà Lê chạy sang nước láng giềng lánh nạn, chờ cơ hội trở về khôi phục nhà Lê, trong số đó có Hữu Vệ Điện Tiền Tướng quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim.

Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao (ngày nay thuộc Lào, giáp với các tỉnh miền Trung của Việt Nam) được vua Xạ Đẩu giúp đỡ, cho mượn đất Sầm Châu để dựng bản doanh, chiêu mộ quân sỹ. Nguyễn Kim tìm con cháu nhà Lê, cuối cùng tìm được Hoàng thất Lê Duy Ninh, tôn lên làm vua, hiệu là Lê Trang Tông.

“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”

Sau khi đánh dẹp nhà Mạc về phương Bắc, vua Lê Trang Tông lên ngôi, phong cho Nguyễn Kim là Thái Sư, nắm hết quyền lực. Dưới trướng của Nguyễn Kim có viên tướng là Trịnh Kiểm lập được nhiều công lao, vì thế Nguyễn Kim quyết định gả con gái của mình cho Trịnh Kiểm.

Năm 1545 Nguyễn Kim bị Quan Tổng Trấn nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng rồi đầu độc giết chết. Lúc này mọi quyền lực nhà Lê đều lọt vào tay Trịnh Kiểm.

Tuy nhiên các tướng nhà Lê cho rằng người nắm quyền bính phải là con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông, vì thế việc Trịnh Quyền nắm quyền bính được xem chỉ là tạm thời, rồi sẽ phải trao quyền lại cho Nguyễn Uông.

Nguyễn Uông trở thành cái gai trong mắt Trịnh Kiểm, và đột nhiên một hôm bị chết không rõ nguyên nhân. Em của Nguyễn Uông là Nguyễn Hoàng (tức con thứ của Nguyễn Kim) linh cảm đây là âm mưu diệt cỏ tận gốc của Trịnh Kiểm, người tiếp theo chắc chắn là mình, nên nội vã đến tìm gặp cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm xin chỉ dạy.

Trạng Trình đáp rằng “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là “Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”.

Dãy Hoành Sơn thuộc địa phận Thuận Hoá, nên Nguyễn Hoàng liền nhờ chị ruột là Ngọc Bảo (tức vợ Trịnh Kiểm) xin anh rể cho mình được trấn thủ ở Thuận Hoá. Trịnh Kiểm cho rằng Thuận Hoá xa xôi, đất đai cằn cỗi, để Nguyễn Hoàng đi sẽ yên tâm hơn không có ai tranh giành với mình nên đồng ý cho Nguyễn Hoàng đi trấn thủ luôn cả vùng đất cực Nam bấy giờ là Thuận Hoá và Quảng Nam, lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.

Tháng 10/1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và các binh tướng thân tín đi về phương Nam, dừng chân ở cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt). Nguyễn Hoàng cho quân đóng trại ở gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
https://trithucvn.net/wp-...2017/08/ban-do-le-mac.jpg
Lãnh thổ Đại Việt khi Nguyễn Hoàng vừa đến trấn thủ Thuận Hoá, lãnh thổ chỉ đến Quảng Nam. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Nơi đây chưa được khai phá nên rất hoang sơ nghèo nàn, là nơi tụ tập của giặc cỏ và cướp biển. Đóng quân ở đây Nguyễn Hoàng cùng binh sỹ phải đối mặt với cướp cũng như lực lượng quân Chiêm Thành, Chân Lạp thường xuyên đánh phá.

Tuy nhiên điều thuận lợi là các quan địa phương đều chào đón Nguyễn Hoàng. Tổng trấn Thuận Hoá là Tống Phướng Trị vái chào Nguyễn Hoàng đồng thời dâng lên bản đồ và sổ sách trong xứ. Người dân nơi đây cũng vui mừng chào đón một vị quan lớn từ kinh thành đến. Nguyễn Hoàng được tôn là chúa Nguyễn.

Đánh bại quân Chiêm Thành, khai khẩn về phía Nam

Nguyễn Hoàng đưa ra các chính sách khai khẩn, cho người nào khai khẩn được bao nhiêu thì được sở hữu đất ấy, nhờ thế mà đất đai cứ dần dần được mở rộng. Công cuộc khai khẩn của Nguyễn Hoàng thành công nhờ sự giúp đỡ của nhiều người dưới trướng, đặc biệt là thái phó Nguyễn Ư Dĩ.

Năm 1578, Chiêm Thành đưa quân đến tiến đánh, Lương Văn Chánh vâng lệnh chúa Nguyễn cầm quân đánh chặn. Sau khi đánh bại quân Chiêm, Lương Chánh Văn đưa quân tiến vào Hoa Anh đánh thành An Nghiệp, đây là một trong những kinh thành đồ sộ và kiên cố nhất trong lịch sử Chăm Pa. Dù thế quân chúa Nguyễn vẫn hạ được thành, đẩy quân Chăm Pa về phía Nam.

Năm 1597, Nguyễn Hoàng cùng 4.000 lưu dân khai khẩn vùng đất mới lấy được từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hoà), nhờ đó mà hình thành nên những ngôi làng đầu tiên ở sông Đà Diễn, sông Cái.

Năm 1611, quân Chiêm Thành lại quấy rối vùng biên giới Hoa Anh, chúa Nguyễn cử Văn Phong đánh bại quân Chiêm đồng thời đuổi quân Chiêm Thành về phía Nam đèo Cả, chiếm được vùng đất Hoa Anh, đồng thời đổi tên Hoa Anh thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hoà và Đồng Xuân.

Chúa Nguyễn cũng cử hai tướng Vũ Thì An và Vũ Thì Trung chiếm hữu Bãi Cát Vàng trên biển Đông (tên gọi của quần đảo Hoàng Sa).
https://trithucvn.net/wp-...g-chua-nguyen-hoang-1.gif
Khu lăng mộ chúa Nguyễn Hoàng ở xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh từ baovanhoa.vn)
Năm 1613 chúa Nguyễn Hoàng bệnh nặng, biết mình sắp mất liền cho gọi Thuỵ quận công Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về để kế vị và căn dặn:

“Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam.

Đất Thuận Quảng này phía Bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng võ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời.”

Ông cũng dặn dò các cận thần rằng: “Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng lên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng lòng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”.

Chúa Nguyễn Hoàng mất, thọ 89 tuổi, ông để lại một vùng đất cho con cháu từ đèo Ngang tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, phía nam Phú Yên.
https://trithucvn.net/wp-...8/ban-do-nguyen-hoang.jpg
Khi chúa Nguyễn Hoàng mất, lãnh thổ Đại Việt kéo dài thêm đến cực nam Phú Yên. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Ban đầu lãnh thổ của Chúa Nguyễn chỉ đến vùng Quảng Nam, trong đó Thuận Hoá và Quảng Nam chưa được khai khẩn. Thế nhưng chúa Nguyễn Hoàng khi đến nơi đây không chỉ giúp khai khẩn hai vùng này, mà lãnh thổ được mở thêm vùng Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tiền đề để sau này lãnh thổ được tiếp tục mở rộng về phương nam.

Trần Hưng
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 170

CUỘC DI DÂN LỊCH SỬ
VỀ PHƯƠNG NAM


Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục.
https://trithucvn.net/wp-...uploads/2017/08/00-18.jpg
Cuộc di dân và khai khẩn về phương Nam. (Ảnh tổng hợp)
Tương truyền lúc mang thai, mẹ chúa Nguyễn Phúc Nguyên là phu nhân Nguyễn Thị nằm mơ thấy có vị Thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ “Phúc”.

Khi tỉnh dậy, bà kể lại cho mọi người giấc mơ của mình. Mọi người chúc mừng bà và đề nghị đặt tên đứa bé là Phúc. Nhưng bà nói rằng nếu đặt tên là Phúc thì chỉ mình đứa bé hưởng, nên bà muốn lấy chữ “Phúc” làm tên lót, ẩn chứa mong muốn rằng đứa bé sau này sẽ tạo phúc cho muôn dân.

Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên chính thức lên kế vị. Ông ban hành rất nhiều chính sách về dân sự nhằm xây dựng chính quyền Đàng Trong hùng mạnh, cũng như ổn định cuộc sống dân chúng. Người dân tin yêu gọi ông là Sãi Vương, chúa Sãi, chúa Bụt hay Phật chúa.
https://trithucvn.net/wp-...anh-tho-viet-nam-1611.jpg
Năm 1611 đất họ Nguyễn đã trải dài đến vùng cực nam Phú Yên (ảnh qua lichsunuocvietnam.com)
Sách “Đại Nam thực lục” ghi chép lại rằng:

Nguyễn Phúc Nguyên cho sửa thành luỹ, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui phục, bấy giờ người ta gọi là Chúa Phật. Từ đấy mới xưng quốc tính là họ Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc.

Hội An trở thành cảng tiêu biểu ở châu Á, nổi tiếng trên thế giới

Chúa Nguyễn cho mở hải cảng ở Quảng Nam để thông thương với nước ngoài, trong đó cảng Hội An là lớn nhất, đồng thời viết thư mời các thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Rất nhiều thương gia Nhật Bản và phương Tây đã đến giao thương, biến Hội An thành đô thị, hải cảng quốc tế tiêu biểu ở châu Á.

Thời gian này Hội An là đô thị rất trù phú, được nhiều nơi trên thế giới biết đến, có rất nhiều khu phố dành cho thương gia nước ngoài.
https://trithucvn.net/wp-...nh-khac-go-hoi-an-xua.jpg
Theo các tài liệu lịch sử, số lượng thuyền vào thương cảng đông đến nỗi buồm của chúng được ví “như rừng tên xúm xít” (trích trong Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán), còn hàng hoá thì “không thứ gì không có” và số lượng thì “cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được” (trích từ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn).
Một người Ý là Christoforo Borri cư trú ở Hội An vào năm 1618 đã mô tả về Hội An như sau:

“Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam”.

“Người Hoa và Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên, năm nào cũng mở và kéo dài trong bốn tháng. Người Nhật thường đem lại 4, 5 vạn nén bạc, người Trung Hoa thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ”.

“Do chợ này mà Quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc nhờ vậy cũng được nhiều lợi ích”.
https://trithucvn.net/wp-...oads/2017/08/hoi-an-1.jpg
Hội An trong bức hoạ Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ. (Ảnh từ wikipedia.org)
Quan hệ chúa Trịnh – chúa Nguyễn

Năm 1620 chúa Trịnh vô cớ gây chiến nên chúa Nguyễn quyết định hoàn toàn đoạn tuyệt với việc nộp cống thuế cho Đàng Ngoài.

Năm 1623, Trịnh Tùng chết, các con tranh ngôi Chúa mà làm loạn Bắc Hà. Nhiều người hiến kế cho chúa Nguyễn nhân cơ hội này tiến đánh chúa Trịnh, với lý do 3 năm trước chúa Trịnh vô cớ đưa quân tiến đánh vào Đàng Trong. Thế nhưng chúa Nguyễn Phúc Nguyên nói rằng: “Ta muốn nhân cơ hội này nổi nghĩa binh để phò vua Lê, nhưng đánh lúc người có tang là bất nhân, thừa lúc người lâm nguy là bất vũ. Huống chi ta với Trịnh có nghĩa thông gia”.

Hào kiệt khắp nước nghe được câu này của ông liền đi theo rất đông, trong đó nổi tiếng có Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh, giúp Đàng Trong ngày càng hùng mạnh, cư dân đi xuống phía Nam đến tận vùng Nam Bộ.

Tháng 3/1627, chúa Trịnh Tráng thống lãnh 20 vạn đại quân theo 2 đường thuỷ bộ tiến đánh Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, hội quân ở cửa biển Nhật Lệ. Chúa Sãi cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Phúc Vệ và Nguyễn Phúc Trung đón đánh.

Quân chúa Trịnh lợi dụng ưu thế về số lượng tấn công, nhưng không sao chọc thủng được phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Nhờ mở cửa giao thương với phương Tây mà quân chúa Nguyễn có được đại bác của Bồ Đào Nha uy lực rất mạnh, đạn bắn rất ổn định, hầu như không bị tắc, tốc độ bắn nhanh hơn, khoảng cách bắn cũng xa hơn so với đại bác cũ, khiến 20 vạn đại quân Trịnh Tráng không thể làm gì được.

Được Đào Duy Từ hiến kế, năm 1630 chúa Nguyễn Phúc Nguyên trả lại sắc lệnh cho chúa Trịnh Tráng đánh dấu mốc chuyển từ chính quyền địa phương thành chính quyền độc lập.

Tự trang bị đại bác cùng quân đội hiện đại

Nhận thấy uy lực của đại bác Bồ Đào Nha, và nhằm xây dựng quân đội hùng mạnh, chúa Nguyễn đã mời cha con người Bồ Đào Nha Jean De La Croix từ Hội An ra Huế giúp mở xưởng đúc vũ khí đạn dược. Năm 1631, chúa Nguyễn mở cơ sở đúc súng đại bác cùng trường bắn.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng xây dựng quân đội Hoàng Sa nhằm bảo vệ lãnh thổ trên biển cùng quần đảo Hoàng Sa. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) trong tham luận tại Hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn năm 2008 đã phát biểu rằng: “Chúa Nguyễn Phúc Nguyên chính là người đã sáng tạo ra một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông hết sức độc đáo là đội Hoàng Sa”.
https://trithucvn.net/wp-...oads/2017/08/pho-co-1.jpg
Phố cổ Hội An với Chùa Cầu phía sau. (Ảnh từ wikipedia.org)
Cuộc di dân lịch sử của người Việt

Do phải đối phó với sức mạnh từ Xiêm La (Thái Lan ngày nay), Quốc Vương Cao Miên muốn đặt quan hệ thông gia với chúa Nguyễn, từ đó công nữ Ngọc Vạn đã trở thành Hoàng hậu của vua Chey Chettha II. Chúa Nguyễn gửi quân cùng vũ khí sang giúp Cao Miên đẩy lui các cuộc xâm lược của Xiêm La. Quân chúa Nguyễn dùng đại pháo do người Bồ Đào Nha giúp đúc được khiến quân Xiêm La kinh hoàng phải rút lui.

Chúa Nguyễn cũng đã thương lượng với vua Chey Chettha II và được nhượng lại 1 dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa ngày nay), đồng thời chúa Nguyễn được phép lập hai thương điểm là Prei Nokor (thuộc khu Chợ Lớn, Sài Gòn sau này) và Kas Krobey (khu vực Bến Nghé, Sài Gòn sau này) để thu thuế.

Đồng thời người Việt ở Đàng Trong được phép đến sinh sống ở vùng Thuỷ Chân Lạp (tức Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và miền Nam Campuchia ngày nay). Chúa Nguyễn cũng cho quân đến đóng ở vùng Prei Nokor (tức  Sài Gòn, Biên Hoà, Bà Rịa) của Chân Lạp nhằm bảo vệ người Việt làm ăn buôn bán sinh sống, đồng thời giúp Cao Miên khi có biến.

Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn người Việt xuất hiện rất đông ở Cao Miên, khu vực ngày này là Đồng bằng sông Cửu Long, Sài Gòn, Biên Hoà, Bà Rịa. Miền Nam Campuchia cũng rất đông người Việt sinh sống. Đây là tiền đề quan trọng cho việc mở rộng lãnh thổ về sau này.

Nguyễn Cư Trinh, người phò tá cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên đưa người Việt vào Nam Bộ đã có lời tổng kết rằng:

“Đời trước lập Gia Định, tất trước mở xứ Mỗi Xoài, rồi mở xứ Đồng Nai, để cho quân dân hoàn tụ, rồi mới mở xứ Sài Gòn, thế là lấy ít đánh nhiều, lấn dần như tằm ăn.” (trích Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn).
https://trithucvn.net/wp-...17/08/lang-chua-sai-1.jpg
Lăng Trường Diễn của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên qua đời vào ngày 19/11/1635, hưởng thọ 73 tuổi. Lăng mộ táng tại Sơn Phận, huyện Quảng Điền; sau cải táng về vùng núi Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Diễn.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ hoàn thành tâm nguyện của cha mở rộng cương vực lãnh thổ về phía Nam, mà còn phát triển kinh tế, mở cảng giao thương với thế giới. Cảng Hội An được xem là lớn và tiêu biểu nhất châu Á lúc bấy giờ, nổi tiếng trên thế giới. Quân đội của chúa Nguyễn cũng được xây dựng hùng mạnh với vũ khí hiện đại, không chỉ đánh bại đội quân chúa Trịnh, mà còn giúp Cao Miên đánh bại Xiêm La.

Quân đội cũng theo chân người Việt di cư xuống tận vùng Nam Bộ nhằm bảo vệ cư dân sinh sống, giúp cuộc di dân lịch sử của người Việt xuống phương Nam thành công tốt đẹp.

Trần Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 171

CHÚA NGUYỄN PHÚC TẦN
VÀ TRẬN HẢI CHIẾN LỊCH SỬ 1644


https://trithucvn.net/wp-...ua-Nguyen-Phuc-Tan-00.jpg
Bìa sách “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”, NXB Trẻ.
Nguyễn Phúc Tần (thường gọi là Hiền Vương) là vị Chúa thứ 4 của nhà Nguyễn. Ông là con thứ 2 của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan. Sách Đại Nam liệt truyện chép:

Một hôm Hy Tông (tức chúa Nguyễn Phúc Nguyên) ngự giá tới Quảng Nam, đi theo tháp tùng hộ giá có Nguyễn Phúc Lan (bấy giờ đang là thế tử, về sau lên ngôi nối nghiệp chúa, tức chúa Thượng). Vào một đêm trăng sáng, Nguyễn Phúc Lan đi chơi thuyền trên sông, ghé vào bãi Điện Châu để câu cá, nghe tiếng hát của một người con gái đang hái dâu trên bãi sông. Động lòng, mới cho người tới hỏi thì được biết người con gái đó họ Đoàn. Phúc Lan bèn đem nàng về hầu ở Tiềm để. Cô gái đó đức hạnh ít ai bằng. Về sau, khi Phúc Lan lên ngôi chúa, nàng sinh cho ông một con trai. Sau này, chính là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần.

Nối nghiệp chúa từ năm Mậu Tý (1648), nhưng khi còn thế tử mang tước là Dũng Lễ Hầu, Nguyễn Phúc Tần đã có một chiến công vô cùng hiển hách:

Năm 1644, theo yêu cầu của chúa Trịnh, chiến thuyền người Ô Lan (Hà Lan) đã vào xâm phạm cảng cửa Eo (Thuận An) của nước ta. Đoàn thuyền của họ được chia làm hai cánh:

Một cánh gồm ba chiến thuyền có tên là Wakendebode, Kievit và Meerman do Issac Davids chỉ huy, cánh này tiến thẳng ra Đàng Ngoài để cùng đi với chúa Trịnh.

Cánh thứ hai gồm ba chiếc Wojdenes, Waterhod và Vos do Baek chỉ huy.

Ngày 3/6/1644, cả hai đoàn chiến thuyền rời Batavia, theo gió Nồm tiến đến bờ biển nước ta. Trịnh Tráng đem đại đội binh mã 100.000 người rước vua Lê đi cùng với Issac Davids vào. Cả hai đoàn quân giao ước hội quân ở sông Gianh.

Khi đoàn thuyền của Baek trên đường đến điểm hẹn thì tại Phú Xuân, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan được tin cấp báo. Sách Đại Nam thực lục t.1, tr. 55, 56 chép:

Bấy giờ, giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thuỷ quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển. Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền của thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay; giặc trông thấy thất kinh hoảng sợ…

Đó là ngày 7/7/1644*, đoàn thuỷ binh ta do thế tử Nguyễn Phúc Tần cầm đầu, tiến thẳng ra biển Đông, vây đánh đoàn thuyền Hà Lan do Baek chỉ huy. Khi đối đầu với đoàn thuỷ binh của ta, quân Hà Lan quá hoảng sợ, chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra khơi. Trong tình thế hoảng loạn, quân địch tự phóng lửa đốt cháy tàu Wijdenes, tướng Baek chết theo tàu. Binh lính trên tàu sống sót chìm xuống biển, bị quân Nguyễn vớt lên và tiêu diệt. Từ xa, các chiến thuyền khác của Hà Lan thấy chiến thuyền của Phúc Tần nổ súng vang trời, không dám tiến đến sông Gianh nữa, chúng chạy ra trốn ở đảo Tây Sa.

Cũng theo Đại Nam thực lục, khi hay tin Nguyễn Phúc Tần ra biển một mình, chúa Thượng rất lo lắng, liền tự mình đốc suất binh thuyền đi tiếp ứng. Vừa tới cửa biển, từ xa trông thấy khói đen bốc cao mịt mù; chúa ra lệnh cho thuỷ binh ta tiến lên tiếp ứng. Đến khi được tin quân ta thắng trận, chúa mừng lắm, kéo quân về hải đình để chờ đợi.

Khi Nguyễn Phúc Tần đến bái yết, chúa trách: “Làm thế tử sao không thận trọng giữ mình?”.

Chúa còn trách Tôn Thất Trung về tội không bẩm mệnh. Trung cúi đầu tạ tội, sau đó đã hết lời khen ngợi thế tử. Chúa Thượng cười và nói: “Trước kia, tiên quân ta đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế. Ta không lo gì nữa…”

Nói xong, chúa trọng thưởng thế tử và đoàn thuỷ binh rất hậu…

Trong thời gian kế nghiệp chúa, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần được coi là người rất chăm chỉ chính sự, biết trọng người tài, xa rời nữ sắc. Dưới thời chúa, vào năm 1656, Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến đã kéo quân ra đánh Trịnh, tạm chiếm được 7 huyện ở Nghệ An. Sau đó mới rút quân về. Và kể từ đó, chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài từ lâu đã được chấm dứt.

Năm Quý Tỵ (1653), vua nước Chiêm Thành mang quân sang đánh phá Phú Yên, chúa sai quân đi đánh dẹp. Đổi vùng đất từ Phan Rang trở ra làm Thái Ninh phủ và đặt dinh Thái Khang để coi việc cai trị.

Năm Kỷ Mùi (1659) Dương Ngạn Địch là một tướng cũ của triều Minh, bất phục nhà Thanh, cùng với Trần Nhượng Xuyên đem hơn 3.000 quân vào đóng tại cửa bể Tư Dung xin thuần phục. Chúa bèn phong cho họ quan chức, rồi cho vào khai hoang vùng Đông Phố (Gia Định); Lộc Dã (Đồng Nai) và Mỹ Tho. Cùng với số di dân từ miền Trung vào miền Bắc, họ đã lập nên phố xá đông đúc ở các vùng đất mới. Nhân dân trong vùng có sự giao lưu thương mại với thuyền buôn của nhà Thanh, các nước Tây phương và Nhật Bản.

Cùng trong thời gian Hiền Vương trị vì, nhiều vùng đất mới được mở mang. Các kênh Trung Đan, Mai Xá được khơi đào. Bờ cõi vô sự, thóc lúa được mùa. Chúa thực hiện chính sách bớt lao dịch, giảm thuế khoá…

Nguyễn Phúc Tần là người có tình cảm sâu nặng. Sách Nam Triều công nghiệp diễn chí tr. 613 chép: “Từ khi thái phu nhân Chu thị qua đời. Hiền Vương buồn rầu thương tiếc, mắt lệ ít khi khô, bữa ăn thường bỏ dở, đêm nằm, vẫn đặt chung đôi gối như khi thái phu nhân còn sống, các mỹ nhân trong cung không mấy khi được gần…” (sđd, tr. 613).

Chúa ở ngôi 39 năm, thọ 68 tuổi.

Tôn Thất Thọ
-------------------
Chú thích:
* Về thời gian trận đánh, Đại Nam thực lục ghi là vào năm Giáp Thân (1644), còn Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục và GS Dương Kỵ trong Việt Sử khảo luận thì ghi là năm Quý Mùi (1643). Cũng theo GS Dương Kỵ; năm trước đó (1642) quân Hà Lan đã một lần đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn, nhưng lần đó chúng thua to. Lần sau, mặc dù chuẩn bị kỹ hơn, nhưng kết quả lại còn tệ hơn năm trước!
-----------------------
Tài liệu tham khảo:
– Đại Nam thực lục, T1, QSQTN, Nxb Giáo Dục, 2007.
– Đại Nam liệt truyện, T1, Nxb Thuận Hoá, 1993.
– Việt Sử khảo luận, Dương Kỵ, Thuận hoá XB, 1949.
– Nam Triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm, Nxb Hội Nhà văn, 2003.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 172

CUỘC HẢI CHIẾN
GIỮA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI PHƯƠNG TÂY
VÀO THẾ KỶ 17


Thế kỷ 16, người Tây phương với vũ khí hiện đại đã dòm ngó và thôn tính các vùng đất ở phương Đông. Năm 1563 người Bồ Đào Nha xâm nhập Ma Cao, năm 1568 người Tây Ban Nha chiếm Philippines, người Hà Lan chiếm đảo Java.

Vào thế kỷ 19, người Pháp xâm chiếm Đại Nam, mở đầu bằng trận đánh tại bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng. Nhiều người cho rằng đây là cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt và Tây phương. Thế nhưng thực tế là hơn 200 năm trước, vào thế kỷ 17, người Tây phương đã có cuộc đụng độ với người Việt cả trên bộ lẫn trên biển…

Bối cảnh

Vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã mở thương cảng sầm uất nổi tiếng thế giới lúc đó ở Hội An, rất nhiều thương gia phương Tây đến buôn bán tại đây. Đầu tiên là người Bồ Đào Nha với nhiều chuyến tàu mua bán.

Đặc biệt, một người Bồ Đào Nha là Jean De La Croix đã giúp chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mở lò đúc đại bác, giúp trang bị quân đội Đàng Trong thêm hùng mạnh, không chỉ đánh bại cuộc xâm lăng của chúa Trịnh mà còn giúp Cao Miên đánh bại quân Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay), mở đường cho cuộc di dân vào Nam.
https://trithucvn.net/wp-...ads/2017/08/hoi-an-22.jpg
Bức vẽ Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (Vượt biển buôn bán với người Giao chỉ) do người Nhật ở Hội An là Chaya Shinroku vẽ.

Người Hà Lan cũng muốn nhanh chóng có chân ở Đại Việt. Năm 1637, họ được chúa Nguyễn Đàng Trong cho mở hiệu buôn ở Hội An. Trong khi đó tại Đàng Ngoài họ được chúa Trịnh cho mở hiệu buôn ở Phố Hiến (Hưng Yên).

Việc cạnh tranh giữa các thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan khiến họ quay sang dựa vào mối quan hệ với chính quyền bản địa nhằm chiếm lợi thế trong kinh doanh. Người Bồ Đào Nha có quan hệ tốt với chúa Nguyễn Đàng Trong nên tìm cách nhờ cậy chúa Nguyễn; các thương nhân Hà Lan thì tìm cách gây ảnh hưởng đến chúa Trịnh với lời hứa giúp đỡ về vũ khí.

Nửa đầu thế kỷ 17, hai chúa Trịnh – Nguyễn đua nhau tăng cường sức mạnh cho thuỷ quân. Chúa Trịnh bố trí 68 tàu chiến tại cửa sông Cả. Chúa Nguyễn cũng có cả trăm tàu chiến ở cửa sông Nhật Lệ.

Chúa Trịnh đã 3 lần đem đại quân tiến đánh Đàng Trong nhưng đều thất bại. Nhận thấy Đàng Trong được người Bồ Đào Nha giúp đúc đại bác, uy lực rất mạnh , nên chúa Trịnh cũng tìm cách có được vũ khí phương Tây từ người Hà Lan.

Chúa Trịnh Tráng vì mưu lợi cho mình mà sẵn sàng nhượng cả đất đai cho người Hà Lan. Nhà sử học Li Tana đã tìm được bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1637:

“… Các ông có thể cho chúng tôi 2 hoặc 3 chiếc tàu, hoặc 200 lính thiện xạ… Thêm vào đó, xin gởi cho chúng tôi 50 chiến thuyền cùng với số lính tuyển chọn và những khẩu súng mạnh, và chúng tôi sẽ gửi một số lính tin cậy đến hướng dẫn các chiến thuyền của các ông tới Quảng Nam. Đồng thời đạo quân của chúng tôi sẽ tấn công Thuận Hoá… Sau khi chiến thắng chúng tôi sẽ ban tặng cho binh lính các ông 20.000 tới 30.000 lạng bạc. Về phần các ông, chúng tôi sẽ trao xứ Quảng Nam cho các ông cai trị. Các ông có thể chọn một số lính để xây dựng và canh gác thành, chúng tôi sẽ truyền lệnh cho người dân ở đó làm lao dịch cho các ông. Các ông có thể thu hoạch các sản phẩm trong vùng và gởi một phần cho triều đình chúng tôi, như thế cả hai đều được hưởng lợi…”

Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, là mẫu công ty đầy quyền lực, sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ như phát động chiến tranh, thay mặt trong các đàm phán hiệp ước, thành lập thuộc địa v.v… Ngày 14/5/1641, Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan cho chúa Trịnh Tráng biết rằng họ đã sẵn sàng đưa tàu chiến đến để giúp chúa Trịnh đánh Đàng Trong.
https://trithucvn.net/wp-...08/tau-chien-ha-lan-1.jpg
Tàu Hà Lan tấn công tàu Anh trong chiến dịch ở Chatham 1667. (Tranh của Jan-van-Leyden vẽ năm 1669)

Rất có thể nhà Nguyễn biết được điều này nên năm 1641, chúa Nguyễn Phúc Lan hạ lệnh bắt giam các thuỷ thủ trên 2 tàu Hà Lan bị nạn ngoài biển. Bên cạnh đó, tại Hội An, một chủ cửa hiệu Hà Lan bị mất đồ, đã nghi ngờ và đánh chết một người Việt làm công ăn lương. Tin tức loan ra khiến nhiều người phẫn nộ, dân cùng quan phủ bắt giữ người Hà Lan và đốt cháy mọi thứ trong cửa hiệu.

Đầu năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan lợi dụng các thuyền chiến hiện đại đã đến vùng biển phía Nam bắt 120 người ở Đà Nẵng, bố ráp từ vịnh Quy Nhơn trở ra, đốt hàng trăm ngôi nhà cùng các kho thóc gạo, bắt 49 cư dân ven biển nhằm yêu cầu chúa Nguyễn phải thả người (theo sách “Xứ Đàng Trong – lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18” của tác giả Li Tana, Nguyễn Nghị dịch).

Sau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan đàm phán cùng chúa Nguyễn nhằm trao đổi người, trong khi phía Hà Lan trả hết người thì phía chúa Nguyễn chưa trả người, lý do là vì bên chúa Trịnh cử đại diện của họ đến gặp công ty Đông Ấn Hà Lan bàn việc đánh chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn yêu cầu bên Hà Lan phải giao người đại diện của chúa Trịnh thì mới chịu thả người.

Thế nhưng sau đó chúa Nguyễn Phúc Lan trực tiếp xem xét sự việc và đã hạ lệnh thả hết số người Hà Lan. Tuy nhiên phía Công ty Đông Ấn của Hà Lan không hề biết việc thả người này. Phải đến năm 1643, họ mới biết được việc này.

Cuộc chiến đầu tiên giữa Đại Việt và Tây phương

Không biết chúa Nguyễn đã thả người, nên 5 tàu chiến Hà Lan với khoảng 200 thuỷ thủ và quân sĩ dưới sự chỉ huy của Van Liesvelt thẳng tiến đến Đà Nẵng, tấn công quân đồn trú, bắt thêm người nhằm gây áp lực để chúa Nguyễn thả người Hà Lan đang bị bắt giữ. Tuy nhiên cư dân đã phát hiện sớm và báo cho quan viên địa phương. Khi thuyền Hà Lan cập bến đổ bộ lên bờ thì bị tấn công bất ngờ. Cuộc chiến diễn ra cả trên biển lẫn trên bộ, Van Liesvelt cùng nhiều binh sĩ bị tử trận.
https://trithucvn.net/wp-...-lan-1-e1504251867726.jpg
Đây có thể được xem là cuộc đụng độ đầu tiên giữa Đại Việt là quân Tây phương, kết quả quân Hà Lan bị thất bại thảm hại.

Cuộc hải chiến lịch sử

Sau sự việc này, Hà Lan quyết định hợp quân với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Năm 1643 đội tàu chiến của Hà Lan đến Đàng Ngoài hội quân với chúa Trịnh, chia làm hai nhóm:
Nhóm tàu chiến Hà Lan thứ nhất đã đến trước hợp cùng 10 vạn quân của chúa Trịnh Tráng chuẩn bị đánh Đàng Trong.

Nhóm thứ hai gồm 3 tàu chiến lớn của Hà Lan dưới sự chỉ huy của Pieter Baeck khởi hành sau.

Thuyền của Hà Lan trên đường gặp bão, thay vì phải đến Đàng Ngoài thì lại bị gió bão bão đánh dạt về hướng cảng Eco (tức Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế ngày nay).
Theo các sách sử ghi chép lại thì lúc này chúa Nguyễn Phúc Lan cũng nhận được tin chiến thuyền Hà Lan ra Đàng Ngoài, nhưng chưa dám quyết định có nên chặn đánh bằng đường biển hay không vì các tàu chiến của Tây phương được trang bị rất hiện đại. Các quan không ai dám lên tiếng vì e ngại sức mạnh của các tàu Tây phương.

Chúa bèn tìm hỏi một người Hà Lan đang giúp việc cho mình, thì người này trả lời rằng: “Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi”. Lúc này Thế tử Nguyễn Phúc Tần liền dẫn quân đi đánh.

Sách Đại Nam thực lục ghi chép như sau:
“Bấy giờ, giặc Ô Lan (tức Hà Lan) đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thuỷ quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển. Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền của thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay, giặc trông thấy thất kinh hoảng sợ”.

Khi cách sông Gianh 5 dặm về phía Nam, quân Hà Lan bất ngờ khi thấy khoảng 50 thuyền chiến Đàng Trong đang đợi sẵn. Thế nhưng quân Hà Lan cũng không lo lắng quá vì tàu chiến của họ rất mạnh và hiện đại, được trang bị trọng pháo, đã chinh phục được Batavia và vùng quần đảo Indonesia.
https://trithucvn.net/wp-...-chua-nguyen-ha-lan-1.jpg
Tàu chiến Hà Lan. (Ảnh từ congly.vn)

Thế tử Nguyễn Phúc Tần lệnh cho các thuyền chiến bao vây tấn công 3 tàu chiến Hà Lan. Các tàu Hà Lan trút hoả lực tối đa. Một số tàu bị trúng đạn, nhưng số tàu khác vẫn tiến lại gần tàu chiến Hà Lan. Nhờ nhỏ nhẹ nên tàu chúa Nguyễn tiến rất nhanh.

Thấy tình thế nguy ngập, một tàu Hà Lan tìm cách tháo chạy, một tàu khác lúng túng va vào đá khiến cả tàu và người chìm xuống biển. Tàu lớn nhất không chạy kịp ở lại chống cự quyết liệt, quân chúa Nguyễn áp sát tràn được vào tàu.

Tuyệt vọng, thuyền trưởng Pieter Baeck cho nổ kho thuốc súng trên tàu, tử trận cùng quân sĩ. 7 thuỷ thủ nhảy xuống biển cố bơi thoát nhưng đều bị bắt.

Đây được xem là cuộc hải chiến đầu tiên giữa thuỷ binh Đại Việt với phương Tây.

Thời điểm đó, việc tàu chiến hiện đại phương Tây bị một nước phương Đông đánh bại được xem là một bất ngờ khiến các nhà sử học phương Tây rất ấn tượng và đi vào nghiên cứu, TS Li Tana viết:

“Những người Hà Lan sống sót đã chỉ trích nặng nề viên chỉ huy của họ là đã không lường trước được cuộc tấn công của kẻ địch. Trong cả hai trận chiến (1642 và 1643 – PV), các cuộc tấn công bất ngờ của họ Nguyễn đã đặt người Hà Lan vào thế thủ ngay từ giây phút đầu. Theo Tiền biên, họ Nguyễn đã chuẩn bị kỹ lưỡng vì đã nhận được báo cáo từ một đội đặc biệt gọi là tuần hải, thêm vào là các trạm gác dọc bờ biển…”.

Trần Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 173

LÃNH THỔ VIỆT NAM
ĐẾN GIA ĐỊNH


Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, con thứ là Nguyễn Phúc Lan lên thay, hiệu là Thượng Vương nên còn được gọi là Chúa Thượng. Chúa Nguyễn Phúc Lan không có đóng góp gì cho việc mở mang bờ cõi lãnh thổ như các đời Chúa trước đó. Năm 1648 chúa Nguyễn Phúc Lan mất, con thứ là Nguyễn Phúc Tần lên thay, thường được gọi là Chúa Hiền. Chúa Hiền đã có công trong việc mở rộng lãnh thổ Đại Việt hơn nữa.

Đánh bại và xâm chiếm Chiêm Thành, mở rộng lãnh thổ đến tỉnh Khánh Hoà

Năm 1653, Chiêm Thành cho quân tấn công quấy nhiễu Đại Việt ở Phú Yên. Chúa Hiền sai Hùng Lộc đưa quân đến Phú Yên đánh bại quân Chiêm Thành, đồng thời vượt đèo Hổ Dương (núi Thạch Bi) đuổi theo quân Chiêm đến tận kinh thành nước Chiêm. Vua Chiêm là Po Nraup chạy trốn khỏi kinh thành rồi sai con là Xác Bà Ân dâng thư xin hàng.

Chúa Hiền đồng ý cho hàng, lấy sông Phan Rang làm biên giới, sáp nhập hai Phủ Thái Khang và Diên Ninh (thuộc tỉnh Khánh Hoà ngày nay), mở rộng thêm biên giới lãnh thổ.

Sáp nhập Đồng Nai và Gia Định vào lãnh thổ

Thời kỳ này, tình hình Cao Miên rất rối ren. Trong hoàng tộc anh em chú bác đánh lẫn nhau nhằm tranh giành ngôi Vua.

Hai con của vị vua đã quá cố là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại vua Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Vậy nên hai người này tìm đến thái hậu Ngọc Vạn (tức con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên), được Thái hậu hứa sẽ giúp đỡ cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.

Chúa Nguyễn liền cho tướng Nguyễn Phúc Yến đưa quân đến Mỗi Xuy (nay thuộc huyện Phúc An, tỉnh Bà rịa Vũng tàu). Quân Chúa Nguyễn tiến được vào thành, bắt vua Ramathipadi I.
https://trithucvn.net/wp-.../uploads/2017/09/01-1.jpg
Quân Đại Việt. (Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Đức Hoà trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Nhờ sự can thiệp của chúa Nguyễn mà Ang Sur được làm Quốc vương, xưng là Barom Reachea V, đóng tại Long Úc (Oudong); còn Ang Nan (Nặc Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn ngày nay.

Hai Vương của Cao Miên thần phục Chúa Nguyễn, đồng ý cống nạp theo định kỳ và hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa Nguyễn. Thời kỳ này cũng chứng kiến việc cư dân Việt đến Cao Miên sinh sống rất đông, kiểm soát rất nhiều vùng đất.
https://trithucvn.net/wp-...8/khai-pha-phuong-nam.jpg
Người Việt đến vùng đất Biên Hoà, Gia Định, Định Tường. (Ảnh từ wikipedia.org)
Lúc này tại Trung Hoa, nhà Thanh lật đổ nhà Minh lập ra triều đại mới. Năm 1679, một số quan tướng nhà Minh không theo nhà Thanh đem 3.000  người đi trên 50 thuyền đến Đàng Trong, dâng sớ xin được làm dân xứ Việt.

Chúa Hiền thấy họ cùng quẫn mà đến, lại tỏ lòng trung thực mong được an cư lạc nghiệp. Ông nhận thấy nhiều vùng đất của Cao Miên ở phía Nam màu mỡ nhưng chưa được khai phá nên giao cho họ khai hoang đất đai để ở, phong cho họ quan tước rồi cho đến vùng Gia Định, Nông Nại (Đồng Nai ngày nay), trấn Định Tường (thuộc Mỹ Tho), Bàn Lân, Lộc Đã (tức Biên Hoà, Đồng Nai ngày nay). Tại những vùng này họ mở mang đất đai, lập phố chợ, giao thông buôn bán. Dần dần các tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, Indonesia đến đây buôn bán ngày càng tấp nập.

Với việc sáp nhập thêm Khánh Hoà, Đồng Nai, Gia Định, lãnh thổ Đại Việt năm 1679 thay đổi như sau:
https://trithucvn.net/wp-...8/ban-do-den-gia-dinh.jpg
Bản đồ Đại Việt năm 1679. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Trần Hưng
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 174

CHIÊM THÀNH QUY THUẬN
CAO MIÊN DÂNG ĐẤT


Năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Tần mất. Nguyễn Phúc Thái lên ngôi, thời kỳ này lãnh thổ Đàng Trong không có gì thay đổi. Năm 1691, Nguyễn Phúc Chu lên ngôi nối tiếp các đời chúa Nguyễn trước đó, mở rộng lãnh thổ hơn về phương Nam.

Nguyễn Phúc Chu sinh vào tháng 5 (âm lịch) năm Ất Mão 1675, ông là con cả của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái và bà Tống Thị Lĩnh (người ở Tống Sơn, Thanh Hoá).

Sách Đại Nam thực lục có ghi chép rằng:

“Trước kia, năm Giáp dần, mùa thu, ở phương Tây Nam trên trời mở ra một lỗ, có mây sắc vận quanh, ở giữa một luồng ánh sáng rực trời toả ngay vào chỗ nhà mẫu hậu ở, người thức giả cho là điềm Thánh. Năm sau chúa đúng kỳ giáng sinh, mùi thơm nức nhà”.

Cũng theo sách Đại Nam thực lục thì thuở nhỏ Nguyễn Phúc Chu không chỉ say mê đèn sách mà còn chăm chỉ luyện võ thuật, lớn lên không chỉ văn hay mà võ cũng rất giỏi.
https://trithucvn.net/wp-...t/uploads/2017/04/888.jpg
Nguyễn Phúc Chu say mê đèn sách. (Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Đức Hoà trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Dùng Phật Pháp giáo hoá muôn dân, xã hội cực thịnh

Khi lên ngôi Nguyễn Phúc Chu mới 16 tuổi. Ngay năm đó ông cho giảm một nửa thuế ruộng cho dân. Người thời bấy giờ gọi ông là Quốc Chúa.

Mới lên ngôi Quốc Chúa đã chiêu hiền đãi sĩ, loại bỏ nịnh thần, dùng người có chí khí, nghe lời người ngay thẳng bãi bỏ thói xa hoa lãng phí.
https://trithucvn.net/wp-...17/09/chua-thien-mu-1.jpg
Chùa Thiên Mụ ở Huế. (Ảnh từ khoahocnet.com)
Quốc Chúa dùng Phật Pháp để giáo hoá muôn dân, khiến đạo đức thăng hoa, xã tắc ổn định, người dân có cuộc sống sung túc. Đây cũng là nền tảng giúp cho các cuộc Nam tiến, mở rộng lãnh thổ thành công.

Năm 1710, nhân ngày Phật đản, Chúa cho đúc chuông chùa Thiên Mụ nặng 2.021 kg, cao 2,5 m, đường kính 1,2 m. Tiếng vang của chuông bao phủ khắp kinh thành, tiếng chuông cũng đánh dấu giai đoạn phát triển đến cực thịnh ở Đàng Trong, vì một xã hội có niềm tin tín ngưỡng thì sẽ ổn định, người người đều quy thuận.

Sáp nhập Bình Thuận, Ninh Thuận, Hà Tiên, đảo Phú Quốc vào lãnh thổ

Từ năm 1690 đến 1692, vua Chiêm Thành là Bà Tranh thường cho quân vượt biên giới đến đốt phá giết hại dân Việt ở hai Phủ Thái Khang và Diên Ninh (thuộc tỉnh Khánh Hoà ngày nay). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh.

Nguyễn Hữu Cảnh đánh bại quân Chiêm Thành, đuổi theo tận đến kinh thành nước Chiêm, bắt được vua Chiêm giải về Phú Xuân.

Chúa Nguyễn cho sáp nhập đất Chiêm Thành vào lãnh thổ (nay là tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận), đặt tên là trấn Thuận Thành, lập ra phủ Bình Thuận.
https://trithucvn.net/wp-...hanh-1-e1504684781809.jpg
Người Chăm Pa ở Mỹ Sơn. (Ảnh qua vietnamspirittravel.com)
Sau khi Bà Tranh chết tại Huế, em là Kế Bà Tử nghe theo một người Mãn Thanh là A Ban tập hợp quân nổi lên. Năm 1693, lợi dụng lúc Nguyễn Hữu Cảnh đã đi Tây chinh, quân Chiêm đánh bại quân chúa Nguyễn, quân cứu viện từ Bà Rịa đến cũng bị đánh bại.

Quân Chiêm đánh chiếm lại Phan Rí, rồi bao vây Phan Rang. Quân chúa Nguyễn ít hơn nên giữ chặt thành khiến quân Chiêm phải lui binh.

Năm 1694, A Ban lại cho quân đến vây Phan Rang. Quân Chúa Nguyễn từ Bình Khang đến ứng cứu khiến A Ban phải lui binh.

Nhận thấy người Mãn Thanh là A Ban chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người Chiêm nổi dậy, chúa Nguyễn cho quân tập trung đánh A Ban, khiến A Ban thua trận phải chạy trốn.

Lúc này để giữ yên người Chiêm, tránh họ nổi loạn, chúa Nguyễn đã đồng ý ký hoà ước cho khôi phục vương quốc Chăm Pa với hình thức là một khu tự trị với tên là Thuận Thành Trấn, trực thuộc lãnh thổ Đàng Trong. Chúa Chăm Pa được gọi là Trấn Vương.

Sau đó, mối quan hệ với Chăm Pa diễn ra tốt đẹp, người Chăm Pa không còn nổi loạn nữa.

Chúa Nguyễn Phúc Chu có nhiều động thái để khẳng định và cai quản các cùng đất phía Nam như: Đặt phủ Bình Thuận cai quản các vùng đất của người Chăm Pa là Phan Rang, Phan Rí; đặt phủ Gia Định; chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hoà); lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.

Tháng 8/1708, một người Hoa tên là Mạc Cửu đang khai phá ở vùng Hà Tiên dâng thư lên chúa Nguyễn xin được quy thuận, sáp nhập vùng Hà Tiên, đảo Phú Quốc vào lãnh thổ Đàng Trong. Chúa nhận lời và phong Mạc Cửu làm Thống binh trấn giữ vùng Hà Tiên.

Cao Miên dâng vùng đất Mỹ Tho và Vĩnh Long

Mùa xuân năm 1698, vua Nặc Yêm của Cao Miên cho quân đi cướp bóc dân buôn người Việt. Triều đình liền sai Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất Cao Miên. Vua Nặc Yêm không chống cự được phải đầu hàng và xin được cống nạp như cũ.
https://trithucvn.net/wp-...7/09/nguyen-huu-canh-.jpg
Tượng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh trong đình Bình Kính, xã Hiệp Hoà, Biên Hoà. (Ảnh từ wikipedia.org)
Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Ông sắp đặt các quan chức địa phương để cai quản vùng đất này.

Sách Đại Nam liệt truyện ghi chép lại rằng:

“Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh […] đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ.”

Năm 1725, chúa Nguyễn Phúc Chu qua đời, Nguyễn Phúc Thụ lên thay, người thời đấy gọi là Ninh vương (tục gọi là chúa Ninh). Ông cũng là người mộ đạo, tiếp tục chí hướng của cha hồng dương Phật Pháp, giúp Đàng Trong duy trì giai đoạn cực thịnh.

Năm 1729, một người gốc Lào là Prea Sot sách động người Cao Miên tàn sát người Việt ở vùng Banam, rồi cho quân quấy nhiễu Sài Gòn.

Tướng Trương Phước Vĩnh sai cai cơ Đạt Thành ra ngăn lại nhưng thất bại. Sau đó Giám quân cai đội Nguyễn Cửu Triêm đi đánh, quân Cao Miên thua chạy về Vũng Gù (thuộc Mỹ Tho ngày nay). Quân chúa Nguyễn tiến tiếp vào Vũng Gù đánh bại loạn quân của Cao Miên.
Lúc này vua Cao Miên sợ bị vạ lây, liền gửi thư giải thích rằng mọi việc đều do Prea Sot gây ra, đồng thời xin đem Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Nguyễn để cầu hoà. Chúa Nguyễn tiếp nhận các vùng đất này năm 1732.

Nhận thấy vùng đất phía Nam đã rất rộng lớn, chúa Ninh cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại địa phương rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp.
https://trithucvn.net/wp-...9/ban-do-dai-nam-1732.jpg
Bản đồ Đại Việt năm 1732. Thuận Thành Trấn là vùng tự trị. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Trần Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 175

VÌ SAO CHIÊM THÀNH MẤT NƯỚC?


Có người cho rằng: “Công bằng mà nói thì dân tộc nào cũng có đầu óc thực dân cả, không nhiều thì ít, nhưng tôi nghĩ rằng thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp và Tàu nhiều, không tin ư? Thì Chiêm Thành và Thuỷ Chân Lạp đã bị xoá trên bản đồ thế giới đó.” Tuy nhiên, xét lại lịch sử bang giao Việt – Chiêm thì sự suy thoái và tiêu vong của Chiêm Thành không phải đến từ tham vọng bành trướng của người Việt…

Sự thật là, hiện tượng người Việt từ lưu vực sông Hồng dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vùng đất cũ của Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long phần nhiều không phải là do tham vọng bành trướng của người Việt, mà là một hệ quả tất yếu của sự suy thoái bên trong chính các chính sách trị quốc của người Chiêm thời bấy giờ.

Nước Chiêm Thành

Người Việt Nam thường gọi người Chiêm là Chàm. Tên Chiêm Thành là do người Hán đặt ra. Người Chiêm gồm nhiều sắc tộc khác nhau. Mỗi sắc tộc lại bao gồm nhiều thị tộc riêng lẻ, thường hay lẫn lộn đánh nhau. Có hai thị tộc mạnh nhất:

Thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno) sống ở vùng đất Indrapura phía bắc thuộc các tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa Bình ngày nay; vùng lãnh thổ họ có tên là Amaravati (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10).

Thị tộc Cây Cau chiếm cứ vùng lãnh thổ mang tên là Panduranga từ đèo Cù Mông đến lưu vực sông Đồng Nai.

Do tập tục, lề thói khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường xảy ra xô xát. Các thị tộc nhỏ khác tuy sống trong hai vùng này nhưng tại các nơi rừng núi vẫn giữ độc lập với nhau. Tổ chức chánh quyền không chặt chẽ như thế, từ nội bộ Chiêm mầm mống chia rẽ vì sắc tộc đã có sẵn. Thêm vào đó, giới thượng tầng tăng lữ và quý tộc tuy thiểu số lại điều khiển đa số dân chúng quá nghèo khổ. Người Chàm thường hoặc là làm nông, đi biển hoặc làm hải tặc.

Khoảng năm 605, thị tộc Cây Cau trở nên hùng mạnh và cai quản luôn vùng lãnh thổ Indrapura phía Bắc của thị tộc Cây Dừa để thành lập nước Chiêm Thành. Chánh quyền Chiêm thường đem quân đi cướp bóc hoặc chinh phạt khắp nơi. Trên mặt biển, họ tổ chức những đoàn cướp biển. Hải tặc Chiêm một thời là mối hãi hùng cho những thương thuyền qua lại ở biển Đông từ Nam Trung Hoa cho đến Nam Dương. Suốt thời gian dài hải tặc Chiêm hùng cứ vùng biển Đông cho đến thời các nước phương Tây làm chủ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với những tàu bè lớn, trang bị súng ống tối tân, ngăn trở hoạt động của những người sống nghề cướp biển với những hải thuyền nhỏ và khí giới thô sơ.

Hoạt động hải tặc và buôn bán trên biển

Các hải thuyền Chiêm thường đi gây hấn nhiều nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước đem quân đánh trả. Trung Hoa tuy ở xa nhưng cũng đã hai lần đến đánh Chiêm Thành vào các năm 605 và 1282.

Sẵn có lực lượng hải thuyền hùng mạnh, thương gia Chiêm buôn bán nhiều nơi khắp Đông Nam Á làm cho vương quốc Jawa chú ý vì bị cạnh tranh. Người Jawa hai lần đánh cướp Chiêm Thành. Một lần vào năm 774, người Jawa đánh chiếm và tàn phá thị trấn Aya Tra (Nha Trang) và năm 787, họ đánh phá thị trấn Panra (Phan Rang), gây nhiều tổn hại cho dân chúng địa phương. Sự bang giao giữa hai nước về sau tốt hơn vào cuối thế kỷ thứ 9, sau các cuộc trao đổi viếng thăm giữa sứ bộ hai nước và nhất là sau khi vua Chiêm Chế Mân lấy công chúa Tapani của vương quốc Jawa.

Chiêm Thành và Chân Lạp

Sau khi Phù Nam, nước lân bang phía nam Chiêm Thành bị Chân Lạp sát nhập vào giữa thế kỷ thứ sáu, Chiêm Thành áp dụng lối ngoại giao mềm dẻo để ngừa hờ sự bành trướng của Chân Lạp. Hoàng thân Chiêm Jadgaharm cưới công chúa Cavani con vua Chân Lạp Icanavar-man.

Đến thế kỷ thứ 9, bang giao giữa hai nước ngày càng căng thẳng, năm 950 Chân Lạp đem quân đánh Chiêm Thành ở vùng Nha Trang, nhưng giữa thời gian từ 1074 đến 1080, quân Chiêm lại xâm chiếm đến vùng Sambor (bắc Nam Vang). Năm 1145, quân Chân Lạp phục thù đánh chiếm Đồ Bàn của Chiêm. Năm 1177, vua Chiêm Jaya Indra-Varman phái một đội chiến thuyền hùng hậu tiến ngược dòng sông Cửu Long đánh phá thành Angkor, giết vua Chân Lạp, nhưng sau đó phải thối binh vào năm 1181.
https://trithucvn.net/wp-...2018/07/Chiem-Thanh-2.jpg
Năm 1190, Chiêm Thành lại tấn công Chân Lạp lần nữa, nhưng lần này quân Chân Lạp phản công lại rồi tiến chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành, rồi chia nước Chiêm làm hai tiểu quốc đặt dưới quyền đô hộ của Chân Lạp. Năm 1192, hoàng thân Chiêm Vidyanandana đánh đuổi được quân Chân Lạp, thống nhất trở lại được nước Chiêm Thành.

Đến năm 1203, vua Chân Lạp đem đại quân đánh chiếm Chiêm Thành và sát nhập Chiêm Thành vào lãnh thổ Chân Lạp. Mãi đến năm 1220, dân Chiêm mới có cơ hội độc lập nhờ Chận Lạp bận rộn đối phó với Xiêm La (Thái Lan).

Chiêm Thành và nước Việt

Suốt thời gian dài Chiêm Thành thường hay quấy nhiễu miền Nam nước Việt. Năm 192, tướng Khi Liên của Chiêm từng kéo quân đánh phá vùng Tường Lam phía Nam quận Nhật Nam. Nhưng nước Việt suốt mấy thế kỷ vẫn phải chịu đựng vì mãi lo chống đỡ những cuộc xâm lăng của quân phương bắc.

Năm 982, sau khi chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàn tìm cách lập lại quan hệ bang giao hoà bình và phái sứ giả sang giao hiếu với quốc vương Chiêm. Nhưng quốc vương Chiêm vẫn giữ thái độ thù nghịch với triều Lê, bắt giam sứ giả của Lê Hoàn. Do đó, Lê Hoàn phải kéo quân tiến đánh thủ đô Indrapura (Đông Dương, thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay), đánh bại lực lượng quân sự của Chiêm Thành. Sau khi hoàn thành thắng lợi đó, Lê Hoàn rút quân về nước.
https://trithucvn.net/wp-...018/04/che-bong-nga-1.jpg
Chiêm Thành thường xuyên đem quân đánh phá nước ta. (Ảnh từ Pháp Luật VN)
Năm 1069, Chiêm Thành lại liên kết với nhà Tống để đánh nước Nam, một đạo quân do Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh kinh thành Phật Thệ tức Vijaya ở Bình Định. Bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ định đem về Thăng Long để trừng phạt. Chế Củ liền dâng tặng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để cứu chuộc tự do cho bản thân. Vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành chỉ có mục đích cần ổn định vùng lãnh thổ phía Nam của Đại Việt để rảnh tay chống quân xâm lăng nhà Tống ở phương Bắc, chớ không có ý định chiếm đất của Chiêm Thành.

Đến thời Chế Mân, vua Chiêm vì muốn cưới cho bằng được công chúa Huyền Trân, đã hoàn toàn tự nguyện tặng hai châu Ô, Lý. Vua Chế Mân từng cưới công chúa Tapani của Jawa, nay lại cưới thêm công chúa Huyền Trân vì muốn tính bảo đảm an ninh cho triều đại ông ta.

Nhưng suốt thời gian dài, Chiêm Thành vẫn luôn luôn là mối đe doạ thường xuyên cho dân nước Việt, nhất là dưới thời Chế Bồng Nga, người đã bao lần đem quân uy hiếp ngay cả kinh đô Thăng Long. Suốt 30 năm dưới sự trị vì của Chế Bồng Nga, lãnh thổ Việt đã phải chịu nhiều cảnh cướp phá huỷ diệt. Cho nên sau này khi bị nước Việt trả đũa, Chiêm Thành bị mất đất đến vùng Amaravati.

Từ năm 1660, lợi dụng tình thế chưa ổn định của Nguyễn Hoàng mới vào miền Nam, Chiêm Thành gia tăng quấy phá, buộc lòng Nguyễn Hoàng phái quân chống cự vượt đèo Cù Mông tiến chiếm Phú Yên, lập Phú Yên thành Trấn Biên. Để tạo sự hoà hiếu với Chiêm, chúa Nguyễn Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đành gả con gái Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Porome vào năm 1631.

Năm 1653, vua Chiêm là Bà Thấm đem quân đánh Phú Yên. Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần đưa quân vượt đèo Cả sang đánh. Bà Thấm thua, dâng đất vùng Kauthara để xin hàng. Hiền Vương nhận rồi lập thành phủ Diên Khánh (trong đó có Nha Trang ngày nay).

Năm 1692, vua Chiêm Bà Tranh đem quân tấn công phủ Diên Khánh, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đến kháng cự. Qua năm sau, Cảnh bắt được Bà Tranh và giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần lấy đất Chiêm còn lại lập ra Phủ Thuận, nhưng vẫn bổ nhiệm người Chiêm như Kê Bà Tử, Ta Trà Viên cai trị Phủ Thuận. Như thế đến thời này nước Chiêm Thành không còn nữa, tuy người Chiêm vẫn còn một vùng đất tự trị ở Bình Thuận.
https://trithucvn.net/wp-...9/ban-do-dai-nam-1732.jpg
Bản đồ Đại Việt năm 1732. Thuận Thành Trấn là vùng tự trị. (Ảnh từlichsunuocvietnam.com)
Đến thời vua Minh Mạng, hoàng thân Chiêm Po Phank To cai trị vùng tự trị này lại theo về phe với tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt, nên bãi bỏ tổ chức hành chánh riêng của người Chiêm.

Những nguyên nhân khiến Chiêm Thành suy thoái
1)
Tín ngưỡng của Chiêm Thành lúc đầu là tín ngưỡng thờ Thần, du nhập từ Ấn Độ rất xa xưa, đến giờ vẫn còn thấy dấu tích qua tên gọi những vị Thần Ấn Độ đó. Nhưng qua thời gian, dù vẫn dùng những cái tên đó, họ lại chuyển qua thờ phụng tình dục, thờ dương vật và âm vật, cúng thờ hình tượng tình dục, ngày nay nó được gọi là “văn hoá phồn thực”. Chính điều này khiến cho đạo đức của xã hội Chiêm Thành xuống dốc nghiêm trọng. Bản thân xã hội vốn lại tiềm ẩn sự xung đột giữa các tộc với nhau. Vậy nên xã hội không duy trì được sự ổn định cần có.
2)
Chiêm Thành thường đem quân đi cướp bóc quấy rối khắp nơi từ Việt Nam, Mã Lai, Chân Lạp, xem chiến tranh cướp bóc như một loại hình sinh hoạt kinh tế. Đánh phá như vậy thì kết quả cũng sẽ bị chinh phạt trở lại. Những cuộc chiến tranh như thế làm cho nước Chiêm Thành kiệt quệ. Tài sản quốc gia tập trung vào việc mua sắm vũ khí, nuôi quân khiến nền kinh tế quốc gia lụn bại, dân chúng càng nghèo khó. Những cuộc chinh phạt trả đũa của các nước như Việt Nam, Jawa, Chân Lạp càng tàn phá Chiêm Thành nặng nề. Chiêm thành từng hai lần bị Chân Lạp đô hộ.
3)
Trên mặt biển, người Chiêm Thành tổ chức những đoàn hải tặc khiến một thời hải tặc Chiêm Thành là mối hãi hùng cho những thương thuyền qua lại ở biển Đông. Nhưng khi các nước phương Tây như Bồ, Hoà Lan, Anh đưa các thương thuyền lớn trang bị khí giới tối tân đã làm mất quyền lợi của những nước sống bằng nghề cướp biển với những tàu nhỏ trang bị khí giới thô sơ như Chiêm Thành. Chiêm Thành mất đi một nguồn lợi tức lớn.
4)
Nền kinh tế của Chiêm Thành dựa trên căn bản ngoại thương. Chiêm Thành có một đội hải thuyền đông đúc để buôn bán với các nước Mã Lai, các nước ở quần đảo Indonesia. Nhưng từ cuối thế kỷ 16, tiếp theo sự sụp đổ của các nước Hồi Giáo khối Indonesia và sự xuất hiện của các thương thuyền Tây phương, nhất là của Hoà Lan và Bồ Đào Nha thì việc giao thương bằng đường biển của người Chiêm Thành lâm cảnh bế tắc.
5)
Khi hai nguồn lợi tức chính là cướp bóc và giao thương bị bế tắc thì chỉ còn hy vọng vào nông nghiệp. Nhưng từ xưa tới nay, Chiêm Thành không mấy chú ý đến ngành nông. Đất đai bỏ hoang không cày cấy. Trước đây vì thường đi gây hấn khắp nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước, nhất là Chân Lạp, Jawa, đem quân đến đánh trả đũa, thì cảnh cướp bóc tàn phá lại xảy ra ngay trên lãnh thổ Chiêm Thành. Các thánh địa Chiêm Thành bị tàn phá huỷ hoại và cứ mỗi lần sau chiến tranh như thế, triều đình Chiêm Thành lại chỉ lo bắt dân tái dựng thánh địa thì còn đâu người để lo gầy dựng nông nghiệp.

Người Chiêm Thành chỉ còn biện pháp sau cùng là cướp phá phần đất biên cương phía Nam của đất Việt, để rồi cứ như thế tạo thêm những cuộc chinh phạt của người Việt. Tại những vùng đất mà Chiêm Thành đã dâng để cầu hoà, chúa Nguyễn đưa dân mình tới khai thác, mở mang cày cấy, sống hoà lẫn với dân Chiêm Thành nên họ ở lại rất đông vì ở đấy đời sống thiết thực được chăm lo, tổ chức xã thôn được xây dựng vững mạnh. Sở dĩ được như thế vì các chúa Nguyễn cần xây dựng một hậu cứ vững chắc để chống các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Các chúa Nguyễn không muốn trong khi họ phải lo chống cự với chúa Trịnh mà người Chiêm liên tục tạo tình thế bất ổn thường xuyên ở biên giới phía Nam.

Như vậy đủ thấy rõ nguyên nhân suy thoái của Chiêm Thành không phải đến từ người Việt, và chính nhờ những suy thoái đó mà cuộc Nam tiến của người Việt phần nào dễ dàng hơn.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với Thuỷ Chân Lạp.

Phan Hưng Nhơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 176

LÃNH THỔ VIỆT NAM
RỘNG LỚN CỰC ĐIỂM


Năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Thụ qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Khoát lên nối ngôi, người thời đấy gọi ông là Chúa Võ. Chúa Võ đã giúp hoàn thành việc mở mang lãnh thổ Đại Việt, nhưng cũng vì ông mà cơ nghiệp các đời chúa Nguyễn bị lụi tàn. Phải chờ đến hàng chục năm sau, hậu duệ của Chúa Võ mới giúp lãnh thổ nước ta rộng lớn tới cực điểm.

Cao Miên dâng đất Long An, Tiền Giang

Khi chúa Nguyễn sáp nhập các vùng đất của Chiêm Thành ở Bình Thuận và Ninh Thuận vào lãnh thổ, một số người Chăm đã sang Cao Miên để định cư sinh sống. Thế nhưng sau đó triều đình Cao Miên liên tục quấy nhiểu ức hiếp những người Chăm sinh sống ở đây.

Xem người Chăm là dân tộc thuộc quốc gia của mình, năm 1753, Chúa Võ sai Thiện Chính và Nguyễn Cư Trinh tiến sang Cao Miên để giải cứu người Chăm.

Năm 1754, Thiện Chính và Nguyễn Cư Trinh từ Gia Định chia quân làm hai hướng tiến sang Cao Miên. Quân Cao Miên đại bại, Quốc Vương là Nặc Nguyên phải chạy trốn đến Tầm Phong Thu (nay là tỉnh Kampong Thom), các Phủ ở Cao Miên đều đầu hàng.

Mùa xuân năm 1755, thống suất Thiện Chính rút về Mỹ Tho trước, còn những người Chăm đi sau. Nhưng trên đường đi, người Chăm bất ngờ bị hơn 1 vạn quân Cao Miên tập kích, phải đem hết xe chất thành luỹ để ngăn ngăn quân Cao Miên đồng thời cho người đi cấp báo.
https://trithucvn.net/wp-...ent/uploads/2017/09/2.jpg
Quân Chúa Nguyễn rút về trước. (Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Đức Hoà trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

Thiện Chính vì sông sâu đầm lầy nên không thể đến được, Nguyễn Cư Trinh lập tức đưa quân ngay đến đánh khiến quân Cao Miên phải rút. Nguyễn Cư Trinh đưa hơn 5.000 người Chăm đến chân núi Bà Dinh (tức núi Bà Đen ngày nay) an toàn.

Vì chuyện này, quân Chúa Nguyễn lại tiến sang Cao Miên một lần nữa. Quân Cao Miên bị đánh tan tác, quốc vương Nặc Nguyên chạy đến Hà Tiên nương tựa Mạc Thiên Tứ (hậu duệ Mạc Cửu, người đã dâng cho Chúa Nguyễn vùng đất Hà Tiên và đảo Phú Quốc), nhờ Mạc Thiên Tứ làm trung gian, đổ lỗi việc sát hại người Chăm là do tướng Chiêu Chuỳ Ếch làm. Đồng thời quốc vương Nặc Nguyên xin dâng hai phủ là Tầm Bôn (tức Tân An, Long An ngày nay), Lôi Lạt (tức Gò Công, Tiền Giang ngày nay), xin cống nộp lễ vật còn thiếu 3 năm trước đó.
https://trithucvn.net/wp-...ent/uploads/2017/09/1.jpg
Trong thời gian ngắn, quân Chúa Nguyễn hai lần liên tục đánh sang Cao Miên. (Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Đức Hoà trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)
Chúa Võ không đồng ý mà yêu cầu Cao Miên phải giao cả kẻ sát hại người Chăm là tướng Chiêu Chuỳ Ếch. Quốc vương Nặc Nguyên báo rằng đã cho xử tử viên tướng này rồi. Chúa Nguyễn không tin nên yêu cầu giao cả gia đình tướng Chiêu Chuỳ Ếch thì Nặc Nguyên xin Chúa Nguyễn tha cho họ. Chúa Võ cho rằng quốc vương Cao Miên lừa dối nên không đồng ý.

Tuy nhiên Nguyễn Cư Trinh đã dâng sớ tâu nhắc lại kế “tằm ăn dâu” và khuyên Chúa nên nhận 2 phủ này, lời sớ tâu có đoạn rằng:

“Từ xưa, sở dĩ dùng đến binh, chẳng qua là muốn giết đứa cừ khôi, mở mang bờ cõi mà thôi. Nay Nặc Nguyên đã hối quá, biết nộp đất hiến của. Nếu không cho y hàng, thì y chạy trốn; mà từ Gia Định đến La Bích, đường sá xa xôi, không tiện đuổi đánh. Vậy muốn mở mang bờ cõi, chi bằng hãy lấy hai phủ ấy, giữ chặt phía sau cho hai dinh (Phiên Trấn và Trấn Biên). Năm xưa, đi mở phủ Gia Định, trước phải mở phủ Hưng Phước (Biên Hoà), rồi mới mở đến phủ Lộc Dã (Đồng Nai) để quân dân đoàn tụ, rồi mới mở đất Sài Côn. Đó là cái kế ‘tằm ăn dâu’ đó”.

Chúa Võ thuận theo lời tâu này, đồng ý nhận 2 phủ mới.

Cao Miên tiếp tục dâng đất Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau
Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận tạm nắm quyền. Nhưng Nặc Nhuận muốn ngôi Vương nên tấu lên Chúa Võ phong xin phong tước Vương cho mình. Chúa Võ yêu cầu Nặc Nhuận phải dâng hai vùng đất là Trà Vang (nay là Trà Vinh và Bến Tre), Ba Thắc (nay là Sóc Trăng và Bạc Liêu) mới chuẩn tấu.

Thế nhưng sang năm 1758, Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh nổi loạn giết chết để cướp ngôi. Con của Nặc Nhuận là Nặc Ong Ton chạy sang Hà Tiên lánh nạn và nhờ Mạc Thiên Tứ cầu cứu với Chúa Nguyễn đánh đuổi Nặc Hinh giành lại ngôi Quốc Vương Cao Miên cho mình.
https://trithucvn.net/wp-...017/09/bac-lieu-xua-1.jpg
Bạc Liêu xưa kia. (Ảnh từ dauxuanambo.blogspot.hk)
Chúa Võ nhận lời, sai Trương Phúc Du đem quân thảo phạt. Ninh Hinh thua chạy đến Tầm Phong Xoài thì bị phiên liêu là Ốc Nha Uông giết chết.

Chúa Võ đồng ý sắc phong cho Nặc Ong Ton là Quốc Vương nhưng yêu cầu phải dâng thêm vùng đất Tầm Phong Long (tức An Giang, Đồng Tháp bây giờ).

Ngoài ra Nặc Ong Ton vì để tạ ơn Mạc Thiên Tứ đã cưu mang giúp đỡ mình khi hoạn nạn nên đã tặng riêng 5 phủ là: Kompong Som (Vũng Thơm), Kampot (Cần Bột), Chal Chun (Chưn Rùm hay Chân Sâm), Bantey M éas (Sài Mạt) và Raung Veng (Linh Quỳnh). Tuy nhiên Mạc Thiên Tứ đã dâng hết cả 5 phủ này cho chúa Nguyễn. 5 phủ này đều thuộc tỉnh Kiên Giang và Cà Mau ngày nay.

Hoàn tất công cuộc khai phá phương Nam

Năm 1758, cả một vùng đất Nam Bộ đã thuộc về Chúa Nguyễn. Công cuộc Nam tiến của các đời chúa Nguyễn đến đây cũng kết thúc.

Nếu vào thời điểm tháng 10/1558, thời Chúa Nguyễn đầu tiên là Nguyễn Hoàng chỉ có hai vùng đất là Thuận Hoá và Quảng Nam còn hoang sơ chưa được khai phá…
https://trithucvn.net/wp-...2017/08/ban-do-le-mac.jpg
Thời Chúa Nguyễn đầu tiên là Nguyễn Hoàng chỉ có phần đất Thuận Hoá và Quảng Nam. (Ảnh từ tlichsunuocvietnam.com)
Thì đúng 200 năm sau, trải qua 8 đời Chúa Nguyễn đến năm 1758, lãnh thổ Đàng Trong đã vô cùng rộng lớn, trải dài hết vùng đất Nam Bộ đến tận vùng cực Nam, định hình cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là công lao các đời Chúa Nguyễn tạo thành.
https://trithucvn.net/wp-.../ban-do-dai-viet-1758.jpg
Bản đồ Đại Việt năm 1758. (Ảnh từ tlichsunuocvietnam.com)
Một phút lơ là để loạn thần thao túng dẫn đến mất nước

Sau khi lãnh thổ rộng lớn, đất nước cường thịnh, Chúa Võ lại chỉ lo tận hưởng cuộc sống xa hoa, không còn tha thiết với việc nước nữa. Chúa Võ bị cậu là Trương Phúc Loan dụ dỗ đi vào con đường nữ sắc không quan tâm đến vận nước, để từ đó Trương Phúc Loan có cơ hội nắm hết quyền hành, khiến vận nước rối bời, muôn dân ca thán.

Năm 1765 Chúa Võ mất, viết di chiếu nhường ngôi cho con là Nguyễn Phúc Luân (thân phụ của Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long sau này). Biết Nguyễn Phúc Luân là người thông minh khó mà uy hiếp, Trương Phúc Loan đã bố trí người giết chết cận vệ rồi bắt giam Nguyễn Phúc Luân, đồng thời phong Nguyễn Phúc Thuần mới 11 tuổi lên nối ngôi. Ngay sau đó Nguyễn Phúc Luân cũng chết trong ngục. Mọi việc đều do Trương Phúc Loan thao túng khiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
https://trithucvn.net/wp-...ent/uploads/2017/09/4.jpg
Nguyễn Phúc Thuần tuổi còn nhỏ lên ngôi, do Trương Phúc Loan sắp đặt. (Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Đức Hoà trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)
Năm 1767, Lại bộ Thương thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột nhà Nguyễn qua đời, không còn ai có sức ngăn cản Trương Phúc Loan nữa. Những người có tài có tâm với nước đều bị Trương Phúc Loan tìm cách hãm hại, quốc khố ngày càng kiệt quệ

Có được quyền hành Trương Phúc Loan tha hồ vơ vét của cải mặc cho quốc nạn cũng như dân tình đói khổ, thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân… đều rơi vào tay Loan. Loan tổ chức thu thuế ở các cảng sông, cảng biển quan trọng và thu thuế khai thác các nguồn tài nguyên, khoáng sản ở Quảng Nam mỗi năm ước đạt bảy tám vạn quan tiền bỏ vào túi riêng, chỉ nộp công khố khoảng một hai phần. Thêm vào đó, Loan công khai bán quan, chạy ngục nên đã thâu tóm được một lượng tài sản kếch xù.

Sử sách ghi lại rằng, có năm ngập lụt, nước tràn vào cả dinh thự của Trương Phúc Loan ở Phần Dương. Sau khi nước rút ông ta phơi vàng bạc ở sân cho khô ráo làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt trong triều đình.

Trương Phúc Loan không quan tâm đến đời sống người dân, mặc cho dân đói khổ vì thiên tai, ông ta còn tăng các khoản sưu thuế rất nặng. Cuộc sống người dân Đàng Trong đang phồn thịnh bỗng chốc trở nên nghèo đói lầm than, người dân oán thán gọi Trương Phúc Loan là Trương Tần Cối. (Tần Cối là một gian thần bán nước thời Nam Tống bên Trung Quốc)

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra đã đánh đổ Chúa Nguyễn. 8 đời Chúa Nguyễn đều có công Nam tiến mở rộng lãnh thổ, đời sống Đàng Trong rất sung túc, nhưng Chúa Võ cuối đời chỉ lo hưởng lạc mà bị quyền thần thao túng, khiến cơ nghiệp sụp đổ.

Nhà Nguyễn lấy lại Giang Sơn, mở rộng lãnh thổ lớn gấp hơn 1,7 lần ngày nay

Sau này hậu duệ Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh (cháu nội của Chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát, con của Nguyễn Phúc Luân) đã đánh thắng được Tây Sơn, thống nhất toàn cõi lãnh thổ, lên ngôi Vua vào năm 1802, hiệu là Gia Long, lập ra triều đại nhà Nguyễn.

Các đời vua Gia Long và Minh Mạng, Việt Nam ngày càng hùng mạnh khiến Ai Lao (tức Lào ngày nay) phải thần phục, xin được đặt dưới sự bảo hộ và sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
https://trithucvn.net/wp-...ent/uploads/2017/09/3.jpg
Nhà Nguyễn khôi phục và mở rộng cơ đồ, khiến lãnh thổ Đại Nam đạt đến cực thịnh. (Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Đức Hoà trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)
Nhà Nguyễn cũng đưa quân sang Cao Miên đánh bại quân Xiêm la, khiến Cao Miên mong được bảo hộ, đồng thời sáp nhập hầu hết các vùng đất Cao Miên vào lãnh thổ Việt Nam.

Đến năm 1835 thời vua Minh Mạng, với các vùng đất từ Ai Lao và Cao Miên sáp nhập vào, lãnh thổ Việt Nam đạt đến cực điểm, rộng 575.000 km2 tức gấp hơn 1,7 lần so với Việt Nam bây giờ (diện tích Việt Nam hiện là 331.698 km2, theo cổng thông tin điện tử chính phủ năm 2009).
https://trithucvn.net/wp-...uploads/2017/08/03-11.jpg
Bản đồ Việt Nam năm 1835 sau khi sáp nhập các vùng đất của Lào và Campuchia (Ảnh từ tlichsunuocvietnam.com)

Trần Hưng
https://www.youtube.com/watch?v=XGP0FB6eJgI
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối