Trang trong tổng số 4 trang (39 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

.::Trùm"5Quýt"::.

trang2581991 đã viết:
Em thích nghe đánh ghi ta lắm nhưng em ko biết gẩy .Nhà em cũng có một cây  ghi ta (n) toàn để đấy thui ! bọn bạn em đế thì lôi ra nghịch^_^
Chắc là ba của em biết chơi ghi ta đó, em ko biết chơi ghi ta thì có thể hỏi ba, hoặc để anh bày cho cũng đc, anh tuy biết ít, nhưng mà học qua bạn nhanh hơn học qua thầy em ạ ... :P

Nhưng em bít đánh piano đấy ! khi nào mọi người lên Hoà Bình em  đánh cho nghe^_^ em tập piano từ năm lớp 3 cơ!
Thế thì em là bà trùm piano rồi còn gì, hic hic ... anh cũng thích piano lắm, nhưng ko có hoa tay, chắc chẳng học đc ...
Tớ là Trùm 5 quýt, ko có liên can j với 5 cam đâu á
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

thui nghe đánh cũng được !Nhưng cứ học đánh đi chứ từ đầu em cũng có bít đánh đâu:D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TEP RIU

Một bài hát  mình muốn đệm thì phải tìm gam. Thực ra vấn đề tìm "gam" cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói từ cơ bản.
  Nếu nói nôm na thì nó thế này: một bài hát bao h cũng có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, khi mà ta đệm đàn cho giai điệu ấy (tức bài hát ấy) thì phải làm thế nào cái tiếng ùm ùm của đàn mình nó hợp với cái nốt của giai điệu bài hát.
- Chính xác thì gam là gì?
- Một gam gồm có 7 nốt nhạc, vd gam Đô trưởng có 7 nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô. Một bài hát sử dụng gam Đô trưởng chỉ sử dụng 7 nốt nhạc này ở những cao độ khác nhau (Đồ, đô, đố ..) (trừ trường hợp thăng giáng bất thường.
- Thế hợp âm là gì?
- Hợp âm là hợp của nhiều âm (nốt). Thường dùng nhất là hơp-âm-ba, có 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 chồng lên nhau (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ-(rê)-Mi, Mi-Sol, Fa-La là các quãng 3).
- Gam với hợp âm thì liên quan quái gì tới nhau?
- Mỗi gam có một hệ thống hợp âm của riêng nó (chính xác là có 7 hợp âm). Bài nào gam Đô Trưởng chỉ sử dụng những hợp âm của gam Đô Trưởng.
- Làm thế nào để biết gam này thì có những hợp âm nào?
- Quá dễ, lấy 7 nốt nhạc và tạo thành tất cả những hợp-âm-ba có thể.
VD Gam Đô Trưởng có các hợp âm sau:
Đô-Mi-Son
Rê-Fa-La
Mi-Son-Si
Fa-La-Đô
La-Đô-Mi
Si-Rê-Fa
Để đơn giản thì người ta quy ước tên gọi hợp âm như sau
- Tên h/â là tên nốt gốc, trong trường hợp Đô-Mi-Son thì là hợp âm Đô (ký hiệu là C)
- Tính chất h/â trưởng hay thứ, tùy thuộc vào cấu tạo. Ở đây, các h/â của chúng ta được xd theo quãng 3, mà có 2 kiểu quãng 3 là q 3 trưởng và q 3 thứ. VD các quãng Đô-Mi, Rê-Fa#, Mi-Son#, Fa-La, Son-Si là 3 trưởng còn Mi-Son, Rê-Fa, La-Đô là 3 thứ (ngay bây h lấy đàn ra tìm hiểu vì sao nhé)
Khi đó, nếu h/â có 1 quãng 3 trường ở dưới, 3 thứ ở trên thì là hợp âm trưởng, ngược lại là hợp âm thứ.
VD:
Đô-Mi-Son thì Đô-Mi là q 3 trưởng, Mi-Son là q3 thứ ,vậy đây là h/â Đô trưởng (kí hiệu C)
Son-Si-Rê thì Son-Si là q 3 trưởng, Si-Rê là q 3 thứ, vậy đây là h/â Son trưởng (G)
Mi-Son-Si thì Mi-Son là q 3 thứ, Son-Si là 3 trưởng, vậy đây là h/â Mi thứ (Em)
La-Đô-Mi thì La-Đô là q 3 thứ, Đô-Mi là q 3 trưởng, vậy là La thứ (Am)
Sử dụng những điều trên ta có được 7 hợp âm của gam Đô trưởng là C,Dm,Em,F,G,Am và Bdim (h/â Si giảm, ít khi sd, tạm thời k0 quan tâm tới). Bài nào sử dụng gam C thì chỉ sd 7 h/â trên, nghĩa là với 6 h/â (trừ h/â Bdim) có thể đệm mọi bài hát phổ thông viết trên gam Đô Trưởng.
Thế rút cục là đệm thế nào nhỉ?
Quy tắc vàng: Hợp âm đệm phải chứa nốt giai điệu (dĩ nhiên là có thể trong 1,2,3... hoặc 1/2,1/3 nhịp sau đó đổi sang hợp âm khác).
Thế nghĩa là đoạn nhạc mà giai điệu có các nốt Đô, Mi chẳng hạn thì có thể đệm bằng h/â Đô trưởng (Đô-Mi-Son) hoặc La thứ (La-Đô-Mi). Nếu chỉ có nốt Rê thì có thể đệm bằng h/â Rê thứ (Rê-Fa-La) hoặc Son trưởng (Son-Si-Rê) ... Dĩ nhiên nếu có cả 3 nốt của h/â thì khỏi cần phải chọn. Còn nếu có nhiều hơn 3 nốt của một h/â, hay có nốt k0 thuộc h/â thì sẽ phải chọn ra nốt chính/quan trọng (sẽ nói sau).
VD
1/Bài Làng Tôi, gam đô trưởng:
Làng tôi xanh ...
Đồ----Mi--Son-- ...
Quá rõ là phải đệm bằng h/â Đô trưởng © ở đoạn này
2/đoạn khác của bài Làng tôi
Nhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà ...
|Đô----Đô--|Là----Là--|Si----Si-Sòn| ... (dấu | để chỉ ô nhịp)
|C-----------|F-----------|G------------| ...
3/Bài Em ơi HN phố, gam La thứ:
|Em ơi, H N |phố ...
|Mi--Mi----Là-Là-|Fá ...
|Am----------------|Dm ...
Tiêu chuẩn chọn h/â:
- ưu tiên h/â chủ, gam C thì h/â C là h/â chủ sẽ xuất hiện nhiều nhất, ngoài ra thì bài gam trưởng sẽ có dùng nhiều h/â trưởng hơn và ngược lại.
- ưu tiên phách mạnh của nhịp, thưởng là phách đầu,
ví dụ điệu Valse: Chình-Chát-chát thì ưu tiên nốt nào nằm vào phách "Chình"
- chú ý số lượng nốt trong ô nhịp,
ví dụ ô nhịp |C-D-E-G| thì nốt D có thể bỏ qua và vẫn đệm C bt; hoặc ô nhịp |E-D-D-D| thì cũng có thể bỏ qua cả E là phách mạnh để chơi Dm hoặc G.
- chú ý ngữ cảnh, sự cân đối giữa toàn bài, bài buồn thì dùng nhiều hợp âm thứ hơn. Cái này tuỳ bạn cân nhắc!
Ở ví dụ 2, chọn C, F và G là do bài hát ở gam Đô trưởng nên ưu tiên dùng các h/â trưởng là F,G; h/â trưởng thể hiện tốt sự trầm hùng.
Ngược lại, ở VD 3, ô nhịp đầu thì chỉ có Am chứa cả Mi và Là, nhưng ô nhịp 2 ta phải chọn giữa Dm và F là 2 h/â đều chứa nốt F, ở đây h/â thứ được ưu tiên.
Nói như vậy k0 có nghĩa là bạn chỉ có thể chọn 1 trong các hợp âm. Có nhiều cách hòa âm cho một bài hát, chỉ có một điều là có hay hay k0, cách nào hay hơn thôi!
VD Em ơi HN phố
... mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy
... Mì-- La -- Là--Si--Là--|Si---Là--Si---Là_Si|Đố
Cách1:
... -----Am------------------|Em------------------|Am
Cách2:
... -----F--------------------|G--------------------|F
Cách3:
... -----F--------------------|Em-------------------|F
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TEP RIU

Bạn thích cách nào nhất?
Chỉ một chút nữa thôi là bạn có thể soạn phần đệm riêng cho mình rồi.
- Thế nào là hợp âm 7?
- Hợp âm 7 là hợp âm 4 nốt, gồm có 1 hợp-âm-ba và nốt bậc 7. Hợp-âm-ba trưởng thêm nốt thứ 7 thì là h/â 7 trưởng. H/â 7 trưởng rất hay được sd. H/â-ba thứ thêm nốt 7 là h/â 7 thứ. Đơn giản như đang giỡn thế thôi.
VD:
H/â E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là h/â E7
H/â Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là h/â Am7
H/â 7 có sức hút về h/â chủ rất mạnh, mạnh hơn h-â-ba trưởng bình thường, trước khi chuyển về h/â chủ thường hay ưu tiên sử dụng h/â 7 ở bậc 5 (VD G7->C, E7->Am, D7->G...)
Ngoài ra có thể thành lập h/â 6, h/â 9 VD C-E-G-D là C9 (nốt D là bậc 9 của C) Các hợp âm này mở rộng bảng màu hòa thanh ra ... vô biên, tùy các bác muốn tô hươu vượn gì cũng được sất.
Thay lời kết
Với những điều trên, bạn đã có để phối hòa thanh cho tất cả các bài mà bạn thích, nhưng để đạt trình độ xuất chúng đến mức vừa nghe hát vừa đệm theo được một bài mình chưa hề biết hòa thanh thì k0 thể ngày 1 ngày 2 mà là 1 quá trình dài, đòi hỏi bạn phải luyện tập, một đôi tai nhạy cảm âm nhạc sẽ giúp bạn đi nhanh hơn. Sau đây là những điều bạn phải làm để luyện cho mình đôi tai:
- Viết ra tất cả các nốt của tất cả các gam khác nhau (âm giai) C,C#,Db,D...; trương và thứ (k0 phải học thuộc!!)
- Ghép đôi những gam tương quan
- Viết ra tất cả các hợp âm của từng gam một, mỗi hợp âm, viết từng nốt của hợp âm, theo mẫu sau:
C - F - G
Am - Dm - Em
- Tìm bản nhạc của các bài hát bạn yêu thích và đặt hợp âm cho chúng trên bản nhạc, sau đó chơi đàn nghe thử hòa âm của mình và chỉnh sửa.
- Dò nốt của các bản nhạc bạn thích nhưng k0 có bản nhạc, đặt hòa âm cho chúng.
- Với mỗi bản nhạc bạn đã đặt hòa âm, thử chuyển lên, xuống một vài tông, VD Đô trưởng chuyển lên Rê, Mi, Fa trưởng, xuống Si, La trưởng ...
- Dần dần, bạn sẽ quen với sự chuyển dịch của hòa âm, tiến tới có thể đệm theo một bài mà bạn chưa hề biết hòa âm, trong một vài giọng mà bạn đã thành thạo.

Chúc may mắn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TEP RIU

Kỹ thuật tay phải
Vài điều căn bản:
Trước khi đi vào chi tiết về các thể loại đệm tay mặt, tôi xin trình bày một vài điều căn bản nhằm mục đích giúp các bạn có 1 cái khung (framework) để sau này có thể đệm tay mặt cho mọi bài hát:
A. Tìm xem bài nhạc thuộc nhịp gì ?:
Nhìn vào 1 bài nhạc, bạn sẽ thấy các dòng nhạc được chia thành từng “ô nhịp” , cách nhau bởi 2 “vạch nhịp” . Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/4 , 3/4 , 6/8 v.v… Các con số ở trên (tử số) như 2, 3, 6 v.v.. cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu “phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô nhịp. Các con số ở dưới (mẫu số) như 4,8,16 v.v…cho biết mỗi lần đập nhịp như vậy (mỗi phách) thì có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn . Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn v.v... Như vậy, nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 nốt đen , 9/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 9 nốt móc đơn và 12/8 sẽ có 12 móc đơn trong 1 ô nhịp. Tuy nhiên trong thực tế thì không ai đập nhịp hết 6, 9, hay 12 lần trong mỗi ô nhịp vì như vậy sẽ … mỏi tay và rả chân lắm! Do đó người ta chỉ lấy tay đánh nhịp 2, 3 hay 4 lần trong mỗi ô nhịp mà thôi. Những bài nhạc có số 2,3,4 ( như 2/4 , 3/8 , 4/4 ) đều thuộc loại này và được gọi chung là “nhịp đơn”.
Với những bài mà số nhịp có tử số lớn hơn 2,3 hay 4 ( như 6/8, 9/8 , 12/8) thì đây là những “nhịp kép”, và muốn tìm “nhịp đơn tương ứng” thì dùng luật “trên chia 3, dưới chia 2” . Thí dụ, với nhịp 6 / 8 thì 6 chia 3 bằng 2 >>> 2 phách , và 8 chia 2 bằng 4 >>> nốt đen. Bài này có 2 phách, mỗi phách có giá trị 1 nốt “đen chấm” ( 1 đen + 1 móc đơn hay bằng 3 nốt móc đơn) . Chỉ để ý đến tử số thì bài nhạc 6/8 thuộc nhịp 2, và tương tự 9/8 thuộc nhịp 3 , 12/8 thuộc nhịp 4 phách
Tóm tắt : Bước đầu tiên là cần tìm xem bài nhạc (hay đoạn nhạc) thuộc nhịp 2, 3, hay 4.
B. Ðịnh số lần “khảy” trong 1 ô nhịp
Khi dùng tay mặt để đàn, ta có thể “khảy “đàn bằng 1 ngón (cái, trỏ, giữa hoặc áp út : p – i – m - a) hoặc đánh trải một nhóm nốt. Hãy tạm thời gọi mỗi lần đàn như vậy là 1 “khảy” (stroke) . Với một bài thuộc nhịp 2 thì ta có thể đàn 2 “khảy” trong mỗi ô nhịp. Thí dụ như trong khi tay trái bấm một hợp âm © thì tay mặt có thể đàn vài cách như sau:
a) trải - trải ( dùng ngón cái đánh trải 2 lần)
b) cái - trải ( dùng ngón cái đánh nốt bậc 1 của hợp âm - rồi sau đó đánh trải
c) p – ima ( sau khi đàn phách 1 bằng ngón cái , đàn tiếp dây 1,2,3 bằng 3 ngón trỏ, giữa, áp út)
Nếu đàn môt cách từ đầu đến cuối mà không thay đổi như vậy thì nghe cũng chán, do đó bạn có thể tăng số “khảy” trong 1 ô nhịp lên gấp đôi ( nhân hai) để “khảy” 4 lần trong mỗi ô nhịp và đệm tay mặt như sau:
a) p – i – m – a
b) p – i - ma - i
c) p – ima – ima - ima
Tương tự, bạn có thể tăng số “khảy” trong mỗi ô nhịp lên gấp ba ( nhân 3) để “khảy” 6 lần trong mỗi ô nhịp và đệm như sau:
a) p – i – m – a – m – i
Tóm tắt: với một bài nhịp hai, bạn có thể “khảy” 2 , 4 hay 6 lần trong một ô nhịp . Tương tự, với nhịp ba thì có thể khảy 3,6,9 lần trong 1 ô nhịp, và với nhịp 4 thì có thể khảy 4,8,12 lần. Những bài nhịp 2 thường là những hành khúc và lối đệm tay mặt rất giản dị như đã trình bày ở thí dụ trên.
Những bài nhịp 3 thuộc loại luân vũ (valse) và cách đệm tay mặt cũng rất giản dị như ta sẽ thấy trong thí dụ phần đệm cho bài THU VÀNG của Cung Tiến sẽ trình bày sau.
Những bài thuộc nhịp 4 rất đa dạng và gồm hầu hết những thể loại thông dụng mà ta sẽ lần lượt bàn đến trong những bài kế tiếp. Ðể kết thúc bài đầu tiên trong phần kỹ thuật tay mặt này, tóm tắt thì bạn cần nhớ các điểm sau đây:
1. Trước khi đệm, hãy nhìn xem bài nhạc thuộc nhịp 2, 3 hay 4
2. Mỗi nhịp sẽ có 3 cách đệm từ chậm đến nhanh ( không đổi, nhân 2, nhân 3) với số “khảy” trong mỗi ô nhịp tăng từ bằng số phách (không đổi) lên gấp đôi (nhân 2) hoặc gấp ba (nhân 3)
3. Khi đệm một bài nhạc thì cần thay đổi lối đệm theo 1 trong 3 cách nói trên cho linh động. Thường nên bắt đầu bài với cách chậm (không đổi) rồi dần dần đổi lên nhanh hơn ( nhân 2 hoặc nhân 3) khi qua điệp khúc và trở lại chậm để hết.
Ðệm Ðiệu SLOW
Bài viết này viết về một lối đệm tổng quát rất thông dụng với các bài nhạc Việt, nhất là để đệm những bài nhạc Trịnh Công Sơn, có tiết điệu Slow du dương. Ðây là những bài nhạc thuộc nhịp có 2 hay 4 phách và chúng ta sẽ áp dụng lối đệm “nhân 3” nghĩa là sẽ đánh 3 “khảy” cho mỗi phách. Chúng ta lấy ví dụ là bài Mưa Hồng, hợp âm của bài hát như sau:
C Am F G7 G7 F G7 C G7 G7
C Am F G7 C G7 C G7 C C
C Am F G7 Em Am F
Dm Dm G7 C C
C Am F G7 G7 F G7 Am Dm G7
C Am F G7 C G7 C G7 C C
Cách đệm chính cho tay mặt:
Bài này có thể đệm toàn bài theo cách căn bản “nhân 3” như sau:
1 (dùng các ngón p – i - m – a - m - i )
Hợp âm Do trưởng ©
Nói chung thì với mỗi hợp âm, ta sẽ dùng ngón cái để đàn nốt bass mang tên chủ âm, rồi sau đó dùng 3 ngón i,m,a để đàn 3 dây trên. Ðể dạo đàn thì có thể đệm tay mặt theo cách trên và đàn vài hợp âm căn bản như :
1) C G7 C hoặc
2) C Am F G7 hoặc dùng câu kết
3) C Am F G7 C G7 C G7 C
Sau đó tiếp theo phần chính của bài nhạc :
Trời ươm NẮNG © cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
Còn mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm ©
Mang gió LÊN (G7) - (G7)
Người ngồi ÐÓ © trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đã BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ © như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG © nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG © – ©
ÐIỆP KHÚC
Này em đã KHÓC © chiều mưa đỉnh CAO (Am) - (F)
Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đã LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU © - ©
Người ngồi XUỐNG © mây ngang ÐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Vòng tay ÐÃ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân MÒN (Am)
Trên phiếm DU ( Dm) - (G7)
Người ngồi XUỐNG © xin mưa ÐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG © nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ÐÓ © có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ © - ©
Sau khi đã nắm vững cách đệm căn bản trên đây, muốn làm cho phần đệm phong phú hơn thì có mấy cách nhỏ sau đây:
1. Thay đổi cách đệm ở đoạn ÐIỆP KHÚC
Này em đã KHÓC © chiều mưa đỉnh CAO (Am) - (F)
Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đ__ LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU © - ©
Vẫn dùng cách “nhân 3” để có 6 “khảy” cho mỗi hợp âm, nhưng nay ta sẽ đàn 4 “khảy” đầu và không đàn 2 “khảy” 5 & 6
2. Chạy BASS
Một cách thứ hai thường hay dùng để “thay đổi không khí” là lối “chạy bass”. Nói vắn tắt thì khi đệm, ta có thể thay thế “trải” cuối của một hợp âm bằng một nốt “bắt cầu” đưa đến nốt bass của hợp âm kế tiếp. Nốt bắt cầu này có thể cao hay thấp hơn tùy thuộc vào nốt bass của hợp âm trước.
Thí dụ trong bài Mưa Hồng có 3 hợp âm đi liền nhau : C Am F thì trước khi qua Am, ta đàn “khảy” 6 của hợp âm trước là nốt “chạy bass” Si (B). Sau đó trước khi qua hợp âm F , ta “chạy bass” với nốt Sol (G) .
Tương tự như vậy, nếu hai hợp âm kế nhau là Am C thì nốt “chạy bass” sẽ là Si (B) để khi đàn thì sẽ nghe các nốt bass là A - B - C như từng bước thang lên xuống đều đặn rất êm tai. Sau này khi đàn khá hơn, bạn có thể thử “chạy bass” 2 nốt bằng cách thay thế “khảy” 5 và 6. Thí dụ từ Am qua C , thay 2 “khảy” 5 & 6 của Am bằng hai nốt A, B và khi đàn thì sẽ nghe là A --- A-B-C.
Nếu có phần nào thắc mắt, vui lòng vào www.vietguitar.org
Có rất nhiều người giỏi. Họ sẽ giúp bạn. Bạn cũng có thể nghe những bài mọi người tự đánh rồi post lên. Hoặc kiếm lysic cũng đầy nhóc luôn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TEP RIU

Ta đang buồn! Hãy cầm đàn lên và bắt đầu nghêu ngao.
Viết đến đây tớ lại nhớ lại thời kỳ tớ ở Cà Mau gần 2 năm. Ngồi từ 8h sáng tới 1h đêm với các cụ già. Khà một cái và tiếng đờn, tiếng ca vọng cổ vang xa giữa mênh mông sông nước của đước rừng U Minh hạ. Thực không có cái thú nào bằng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Frankliszt

Tớ cũng biết đàn tí xíu (đàn để hát cho pàkon nghe chứ chưa dám đàn cho ai hát hết), nhưng mê đàn và mê nhạc cổ điển lắm.
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

TEP RIU đã viết:
Một bài hát  mình muốn đệm thì phải tìm gam. Thực ra vấn đề tìm "gam" cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói từ cơ bản.
  Nếu nói nôm na thì nó thế này: một bài hát bao h cũng có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, khi mà ta đệm đàn cho giai điệu ấy (tức bài hát ấy) thì phải làm thế nào cái tiếng ùm ùm của đàn mình nó hợp với cái nốt của giai điệu bài hát.
- Chính xác thì gam là gì?
- Một gam gồm có 7 nốt nhạc, vd gam Đô trưởng có 7 nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô. Một bài hát sử dụng gam Đô trưởng chỉ sử dụng 7 nốt nhạc này ở những cao độ khác nhau (Đồ, đô, đố ..) (trừ trường hợp thăng giáng bất thường.
- Thế hợp âm là gì?
- Hợp âm là hợp của nhiều âm (nốt). Thường dùng nhất là hơp-âm-ba, có 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 chồng lên nhau (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ-(rê)-Mi, Mi-Sol, Fa-La là các quãng 3).
- Gam với hợp âm thì liên quan quái gì tới nhau?
- Mỗi gam có một hệ thống hợp âm của riêng nó (chính xác là có 7 hợp âm). Bài nào gam Đô Trưởng chỉ sử dụng những hợp âm của gam Đô Trưởng.
- Làm thế nào để biết gam này thì có những hợp âm nào?
- Quá dễ, lấy 7 nốt nhạc và tạo thành tất cả những hợp-âm-ba có thể.
VD Gam Đô Trưởng có các hợp âm sau:
Đô-Mi-Son
Rê-Fa-La
Mi-Son-Si
Fa-La-Đô
La-Đô-Mi
Si-Rê-Fa
Để đơn giản thì người ta quy ước tên gọi hợp âm như sau
- Tên h/â là tên nốt gốc, trong trường hợp Đô-Mi-Son thì là hợp âm Đô (ký hiệu là C)
- Tính chất h/â trưởng hay thứ, tùy thuộc vào cấu tạo. Ở đây, các h/â của chúng ta được xd theo quãng 3, mà có 2 kiểu quãng 3 là q 3 trưởng và q 3 thứ. VD các quãng Đô-Mi, Rê-Fa#, Mi-Son#, Fa-La, Son-Si là 3 trưởng còn Mi-Son, Rê-Fa, La-Đô là 3 thứ (ngay bây h lấy đàn ra tìm hiểu vì sao nhé)
Khi đó, nếu h/â có 1 quãng 3 trường ở dưới, 3 thứ ở trên thì là hợp âm trưởng, ngược lại là hợp âm thứ.
VD:
Đô-Mi-Son thì Đô-Mi là q 3 trưởng, Mi-Son là q3 thứ ,vậy đây là h/â Đô trưởng (kí hiệu C)
Son-Si-Rê thì Son-Si là q 3 trưởng, Si-Rê là q 3 thứ, vậy đây là h/â Son trưởng (G)
Mi-Son-Si thì Mi-Son là q 3 thứ, Son-Si là 3 trưởng, vậy đây là h/â Mi thứ (Em)
La-Đô-Mi thì La-Đô là q 3 thứ, Đô-Mi là q 3 trưởng, vậy là La thứ (Am)
Sử dụng những điều trên ta có được 7 hợp âm của gam Đô trưởng là C,Dm,Em,F,G,Am và Bdim (h/â Si giảm, ít khi sd, tạm thời k0 quan tâm tới). Bài nào sử dụng gam C thì chỉ sd 7 h/â trên, nghĩa là với 6 h/â (trừ h/â Bdim) có thể đệm mọi bài hát phổ thông viết trên gam Đô Trưởng.
Thế rút cục là đệm thế nào nhỉ?
Quy tắc vàng: Hợp âm đệm phải chứa nốt giai điệu (dĩ nhiên là có thể trong 1,2,3... hoặc 1/2,1/3 nhịp sau đó đổi sang hợp âm khác).
Thế nghĩa là đoạn nhạc mà giai điệu có các nốt Đô, Mi chẳng hạn thì có thể đệm bằng h/â Đô trưởng (Đô-Mi-Son) hoặc La thứ (La-Đô-Mi). Nếu chỉ có nốt Rê thì có thể đệm bằng h/â Rê thứ (Rê-Fa-La) hoặc Son trưởng (Son-Si-Rê) ... Dĩ nhiên nếu có cả 3 nốt của h/â thì khỏi cần phải chọn. Còn nếu có nhiều hơn 3 nốt của một h/â, hay có nốt k0 thuộc h/â thì sẽ phải chọn ra nốt chính/quan trọng (sẽ nói sau).
VD
1/Bài Làng Tôi, gam đô trưởng:
Làng tôi xanh ...
Đồ----Mi--Son-- ...
Quá rõ là phải đệm bằng h/â Đô trưởng © ở đoạn này
2/đoạn khác của bài Làng tôi
Nhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà ...
|Đô----Đô--|Là----Là--|Si----Si-Sòn| ... (dấu | để chỉ ô nhịp)
|C-----------|F-----------|G------------| ...
3/Bài Em ơi HN phố, gam La thứ:
|Em ơi, H N |phố ...
|Mi--Mi----Là-Là-|Fá ...
|Am----------------|Dm ...
Tiêu chuẩn chọn h/â:
- ưu tiên h/â chủ, gam C thì h/â C là h/â chủ sẽ xuất hiện nhiều nhất, ngoài ra thì bài gam trưởng sẽ có dùng nhiều h/â trưởng hơn và ngược lại.
- ưu tiên phách mạnh của nhịp, thưởng là phách đầu,
ví dụ điệu Valse: Chình-Chát-chát thì ưu tiên nốt nào nằm vào phách "Chình"
- chú ý số lượng nốt trong ô nhịp,
ví dụ ô nhịp |C-D-E-G| thì nốt D có thể bỏ qua và vẫn đệm C bt; hoặc ô nhịp |E-D-D-D| thì cũng có thể bỏ qua cả E là phách mạnh để chơi Dm hoặc G.
- chú ý ngữ cảnh, sự cân đối giữa toàn bài, bài buồn thì dùng nhiều hợp âm thứ hơn. Cái này tuỳ bạn cân nhắc!
Ở ví dụ 2, chọn C, F và G là do bài hát ở gam Đô trưởng nên ưu tiên dùng các h/â trưởng là F,G; h/â trưởng thể hiện tốt sự trầm hùng.
Ngược lại, ở VD 3, ô nhịp đầu thì chỉ có Am chứa cả Mi và Là, nhưng ô nhịp 2 ta phải chọn giữa Dm và F là 2 h/â đều chứa nốt F, ở đây h/â thứ được ưu tiên.
Nói như vậy k0 có nghĩa là bạn chỉ có thể chọn 1 trong các hợp âm. Có nhiều cách hòa âm cho một bài hát, chỉ có một điều là có hay hay k0, cách nào hay hơn thôi!
VD Em ơi HN phố
... mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy
... Mì-- La -- Là--Si--Là--|Si---Là--Si---Là_Si|Đố
Cách1:
... -----Am------------------|Em------------------|Am
Cách2:
... -----F--------------------|G--------------------|F
Cách3:
... -----F--------------------|Em-------------------|F
Sao bi giờ mình mới đọc được những cái này nhỉ? Tép riu viết dễ hiểu ra phết, có năng khiếu sư phạm! Tiếp tục đi em! :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Frankliszt đã viết:
Tớ cũng biết đàn tí xíu (đàn để hát cho pàkon nghe chứ chưa dám đàn cho ai hát hết), nhưng mê đàn và mê nhạc cổ điển lắm.
Hì, vậy đàn để bà con đọc thơ nhé?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thuỳ Linh

Chào các anh chị! Em la thành viên mới của thi viện, Em yêu thơ và cũng yêu ca âm nhạc nữa, đặc biệt là guitar(mặc dù em chơi ko giỏi o^^o).Em rất vui vì có một diễn đàn như thế này để mọi người cùng nói về guitar. Em có thể tham gia cùng các anh chị để học hỏi thêm không ạ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (39 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối