Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Baba Yaga

Lời nói đầu

Xưa nay,việc bình luận cái hay của thơ đã được nhiều người chuyên chú.Người làm thơ lẫn người đọc thơ gặp lời bình đắc ý đều như được chắp thêm hứng,để khám phá cái thi vị của văn chương.Những lời bình của Thánh Thán,của Viên Mai đã giúp nhiều thế hệ thưởng thức cái hay trong thơ cổ điển Trung Quốc.Ở ta ,những lời bình của Mộng Liên Đường,Tản Đà,Xuân Diệu,Hoài Thanh đã gợi mở nhiều hàm ý thâm thuý và vẻ đẹp ngôn từ của Truyện Kiều,của Thơ mới.Trong việc giảng và học thơ hiện nay,việc tiếp nhận bài thơ ở khía cạnh thẩm mĩ là điều càn thiết.

Tác giả tập sách này là một nhà thơ,vốn đã quen thuộc với việc bếp núc của việc làm thơ và qua những bài phê bình,cũng được xem là một người biết thẩm thơ khá tinh .

Chúng tôi hy vọng tập sách sẽ giúp ích cho các em học sinh trung học,Các bạn sinh viên khoa văn,các thầy dạy văn và các bạn yêu thơ trong việc cảm thụ,thưởng thức cái hay cái đẹp của thơ hiện đại Việt Nam và nhận ra sự biến động của bút pháp thơ trong nửa thế kỉ qua.Cũng vì lí do đó,chúng tôi sắp xếp các bài thơ theo thứ tự thời gian,và cố gắng chọn nhiều bài thơ có trong trương trình giảng dạy ở trung học.

Đọc một bài thơ cũng như đánh giá một con người,các ý kiến không dễ hoàn toàn thống nhất,chúng tôi coi đây chỉ là một gợi ý thúc đẩy những khám phá sâu hơn của thày và trò trong việc giảng dạy,học tập thơ ca

1-10-1989
Nhà xuất bản giáo dục
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Ba bài thơ trăng của Bác Hồ

Ngắm trăng

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp hôm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Nguyên tác:

Vọng Nguyệt

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Ngục trung nhật kí)



Có rất nhiều mẩu chuyện cho biết Bác Hồ rất yêu thiên nhiên.Nghỉ chân trên đường công tác Bác cũng chọn nơi có cảnh đẹp.Tìm chỗ dựng nhà sàn ở Việt Bắc hay chăm chút cây lá ỏ Chủ tịch phủ Hà Nội.Bác Hồ đều thể hiện lòng  yêu mến cái đẹp của trời đất.Vầng trăng,cái ánh sáng cao khiết,huyền ảo từng làm mê đắm nhiều văn nhân nghệ sĩ mọi thời,đã được Bác Hồ đặc biệt yêu quý,coi như bầu bạn của tâm hồn,cảm hứng của thơ ca:Trăng vào cửa sổ đòi thơ.Rải rác trong nhiều bài thơ,Bác đã ca ngợi trăng.Có bài thơ trăng Bác viết trong tù,có bài viết khi làm Chủ tịch nước,địa vị đổi thay mà tình cảm của Bác vẫn như nhất.


Bài Ngắm trăng rút từ tập Nhật kí trong tù(tập thơ viết từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943,trong nhà tù chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây)giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo,biểu lộ một phong thái sống ung dung,chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp hôm nay,khó hững hờ.

Trong tù không có rượu ,không có hoa là sự bình thường,nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối(nguyên văn chữ hán:Nại nhược hà)thì không phải là việc bình thường,dễ thấy.Tại sao lại bối rối?Trăng đẹp thì phải ngắm trăng,thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái thanh nhàn,dư dật về kinh tế,có rượu ,có hoa.Khi ấy Bác đang ở trong tù,sung sướng nhàn nhã gì mà nhắm trăng.Chúng ta sống ngoài đời tự do.vậy mà cũng ít có dịp để ý đến trăng tròn,khuyết trên đầu.Trong chuyện ngắn Trăng sáng của Nam Cao,bà vợ nông dân của một ông văn sĩ đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà khoe trăng sáng quá:"Trăng sáng thì tắt đèn đi cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi".Đêm tù ấy,Bác chẳng có phương tiện vật chất mà làm một cuộc thưởng nguyệt.Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích,nên bác bối rối,dịch nại nhược hà?(làm thể nào bây giờ?)thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho  thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sỹ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên.Câu thơ mở đầu trần trụi như như một bản kiểm kê,tả cảnh người sống trong tù.Câu thứ hai đã là tâm hồn của một thi nhân dào dật,tinh tế,thơ mộng.Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh.Bác yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu,nhưng Bác không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân.Thơ mộng nhưng không viển vông.Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng .Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

Ba yếu tố rượu,hoa,trăng thì khi thiếu mất hai rồi,nhưng tâm hồn Bác vẫn đủ dọn một bữa tiệc ngắm trăng kì lạ:

Người ngắm trăng soi ngoài của sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ít thấy ai thưởng trăng trong tư thế lạ kì này.Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của người,trăng và cái song sắt nhà tù:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Nhân-nguyêt rồi nguyệt-thi gia ở hai đầu câu thơ,cái song sắt chắn giữa.Trong mối tương giao tri kỉ tri âm của con người và vầng trăng,cái song sắt hiện lên rất thô bạo nhưng bất lực.Chúng ta chú ý:ở câu đầu câu thơ trên Bác dùng chữ nhân tức người,người tù,để chỉ chủ thể,nhưng cuối câu thơ dưới,chủ thể lại là thi gia.Trước cuộc ngắm trăng,Bác là người tù,cuối cuộc ngắm trăng ,người tù đã hoá thành nhà thơ.Bác đã hoàn thành một cuộc vượt ngục bằng hành động ngắm trăng,thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao rồi.

Ngắm trăng nhưng lại phát hiện ra vẻ đẹp của cõi người.Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp,trăng trong,lại buồn cho cõi đời cát bụi trầm luân.Lí Bạch đã một lần cúi đầu nghĩ ngợi:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.

Tản Đà thì ngao ngán nói với chị Hằng:

Trần  thế nay em chán nửa rồi

Với Bác,người ngắm trăng thì trăng cũng ngắm người,vẻ đẹp con người cũng đủ sức làm say vầng trăng.Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà còn là vẻ đẹp của Nhân sinh quan.




Vũ Quần Phương
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ,người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

1947


Trăng chỉ là một yếu tố của cảnh khuya.Trong bức tranh ấy còn có suối,có cây,có hoa.Nhưng trăng trùm lên tất cả.Cảnh khuya như vẽ,nhưng cũng chỉ vẽ bằng một câu thơ,cả bài chỉ có một câu thơ ấy là tả cảnh:

Trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoa

Ở cả hai tầng,tầng cao cổ thụ và tầng thấp hoa đều tắm trong ánh trăng,nên trăng trở thành trung tâm của bài thơ.Cảnh khuya cũng là cảnh trăng và bài thơ này được xếp vào những bài thơ trăng của Bác.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Câu thơ tả âm thanh nhưng lại gợi được sự im lặng của đêm khuya,vì chỉ trong cái yên tĩnh của đêm về khuya,người ta mới nghe được tiếng nước chảy mơ hồ của suối,ban ngày tiếng suối hẳn là bị lẫn vào bao tiếng động khác của đời sống nên không ai nghe rõ.Bác ví tiếng suối với tiếng hát của con người.Trong ví von so sánh,người ta hay chon thiên nhiên làm tiêu chuẩn,ví dụ tiếng thét rền như sấm thường gặp trong tiểu thuyết Tàu.Cụ Nguyễn Du cũng nói "Râu hùm,hàm én mày ngài",và khi tả tiếng đàn thì:

Trong như tiếng hạc bay xa
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

Bác lại lấy con người làm chuẩn để so thiên nhiên vào,cũng như ỏ bài trên:người ngắm trăng và trăng cũng nhìn người.Có điều Bác viết thế rất tự nhiên,tình thế câu thơ đó dẫn đến ý tưởng đó chứ không phải cố tình.Làm thơ là vậy.Hầu hết các ý tứ được bình ra trong các bài phân tích thơ cũng đều được các tác giả viết ra một cách hồn nhiên,chứ đâu có tính toán tỉ mỉ như người bình phân tích.Nhưng cái hồn nhiên của nhà thơ thì chứa thơ,cái hồn nhiên của cây but cao tay nghề thì chứa kĩ xảo,câu nói thường của người lịch lãm thường thâm thuý,người nói quên rồi mà người ta còn nghĩ mãi.Cho nên cách so sánh của Bác cũng là một cách nghĩ rất tự nhiên.Tuy nhiên,qua cái tự nhiên đó chúng ta đã đọc thấy phương pháp suy nghĩ lấy con người làm trung tâm của Bác.Chi tiết của câu thơ này nhỏ,nhưng cách nghĩ ấy là rất lớn,nhất là khi tính toán đường đi nước bước cho cả một dân tộc.Nhà sử học Pháp Sáclơ Phuốcniô trong bài báo"Một giờ với Hồ Chủ Tịch"đã kể lại một chi tiết:ông thấy Bác Hồ gạch câu"Không có chủ nghĩa cộng sản thì không có phong trào giả phóng dân tộc" để viết thành "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển".Ý không đổi,Bác chỉ chon cách nói có,thay cho nói không...không.Nhà sử học Pháp nhận xét:đây không phải chỉ là cách hành văn mà còn là phương pháp tư tưởng của Cụ Hồ,Cụ đứng về phía khẳng định để suy nghĩ.

Xin trở về bài thơ,trở về câu tả trăng.Trong Chinh phụ ngâm cũng có ý thơ tương tự:

Hoa dãi nguyệt,nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa,hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa,hoa nguyệt trùng trùng,

Câu thơ đẹp nhưng cái ấn tượng nó để lại cho ta không phải là sự đẹp mà là sự quấn quýt,hoa dưới đất,nguyệt trên trời,xa cách thế mà quấn quýt nhau, làm động lòng người vợ xa chồng:

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

Tả cảnh không bao giờ chỉ dừng ở cảnh mà phải dẫn đến tình.Hiểu như thế,chúng ta sẽ gặp cái lí thú ở bài Cảnh khuya.
Câu trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoa chỉ cốt nói cái đẹp,câu thơ phải tạo hình,với bảy chữ phải lên được cả bức tranh toàn cảnh(đầm đìa trăng), có xa gần,cao thấp(cổ thụ xa và cao, hoa gần mà thấp),có tối sáng(cổ thụ tối,trăng và hoa sáng)và trong sự lồng thì phải lồng cái thẫm với cái nhạt(trăng nhạt lồng với cổ thụ thẫm,bóng thẫm lồng với hoa nhạt).Nét vẽ cũng có nét nhoè nét đậm.Lời khen của người xưa thi trung hữu hoạ có thể tặng cho câu thơ này.Cho nên câu thơ dưới ,Bác nhận xét:
Cảnh khuya như vẽ...
chúng ta thấy hợp lí.Và khi Bác viết tiếp;...người chưa ngủ tự nhiên trong tâm trí chúng ta tạo nên bước hợp lí nữ:cảnh như vẽ nên người mới chưa ngủ.Cái cốt cách rất nghệ sĩ ấy hẳn là hợp với Bác,người đã từng bối rối không biết làm thế nào vì trong tù trăng cũng đẹp quá.Cảnh ấy dẫn đến tình ấy là đúng chứ sao.Câu thơ thứ tư phủ định cách nghĩ của chúng ta:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bất ngờ và hợp lí hơn.Chỉ có điều cái lí ấy của chúng ta,những dân thường,không nghĩ tới.Bài thơ này viết năm 1947,khi Bác là Chủ tịch nước đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.Ở thời kì này,lực lượng của chúng ta chưa mạnh.Cái nỗi nước nhà làm bận tâm vị Chủ tịch nước còn lớn hơn là cảnh đẹp của trăng khuya.Vóc dáng tác giả hiện lên trong bài thơ thật lớn lao mà lời thơ không cao giọng.Đọc thơ Bác luôn luôn có cái thú vị là gặp cốt cách vĩ đại dưới một vẻ ngoài bình dị:

Việc quân việc nước đã bàn
Xách bương,dắt trẻ ra vuòn tưới rau.

Giọng thơ của bác rất dễ gần,dễ thân:chưa ngủ vì lo.Thật là mộc,do vậy mà xúc động.

Bác Hồ yêu trăng nhưng trong kháng chiến chống Pháp,và cũng chỉ trong thời kì này thôi,nhiều lần Bác phải khất với trăng:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

Khất với trăng và khất cả với thơ.Thời kì làm thơ tập trung nhất với Bác lại là thời kì ở tù.Đây cũng là điều khác lạ,càng cho ta hiểu thêm bản lĩnh tâm hồn nhà thơ,nhà chính trị Hồ Chí Minh.
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

RẰM THÁNG GIÊNG


Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Nguyên tác:


NGUYÊN TIÊU

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang,xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

1948

Bài này nguyên văn bằng chữ Hán,viết năm 1948 ở Việt Bác,bản dịch lưu hành là của Xuân Thuỷ.Bài dịch chọn thể lục bát,lời đẹp,chuyển ý thoáng nhưng vẫn chưa dịch hết được ý nguyên bản,nên bình bài này tôi xin được đối chiếu với nguyên bản ở từng câu.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
(Đêm nay,rằm tháng giêng,trăng vừa tròn)

Câu thơ bút pháp bình thường,chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu độ chín của trăng:trăng đang độ đầy đặn nhất,trăng của tháng xuân đầu.

Xuân giang,xuân thuỷ tiếp xuân thiên
(Sông xuân,nước xuân liền với trời xuân)

Xuân Thuỷ dịch:

Sông xuân nuóc lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ dịch thoát ý,thoáng nhẹ và cũng đủ cả ba yếu tố sông, nước và trời nhưng lại đánh rơi một chữ xuân.Nguyên văn câu ấy trong bảy chữ có ba chữ xuân,người không biết chữ Hán ,nghe đọc cũng cảm thấy một sắc xuân tràn đầy trong toàn  thân  câu thơ.Một động từ tiếp từ chiều rộng dựng lên chiều cao:sức xuân đựng đầy trời đất.Trong cõi đất trời xuân sắc ấy có con người:

Yên ba thâm xứ,đàm quân sự
(Sâu trong khói sóng,bàn việc quân)

Bản dịch là:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

mất mát nhiều quá.Sâu trong vùng khói sóng: rất chiến khu và cũng rất tiên cảnh.Tả Việt Bắc,Tố Hữu cũng có câu:Mêng mông bốn mặt sương mù.Vào tháng giêng âm lịch,sương khuya trên mặt sông,trăng nơi rừng sâu chắc càng mờ ảo,bí ẩn nên chữ thâm xứ rất đắt,chữ yên ba rất gợi(từng đuọc dùng nhiều trong thơ cổ điển,từ các tác giả đời đường đến các tác giả Việt Nam viết bằng chữ Hán)Bản dịch chỉ còn giữa dòng,rõ quá,gần quá,không kích thích được tưởng tượng và nhất là không làm nổi được nét tương phản sau này:Sâu trong lòng khói sóng mờ ảo thường gợi một thứ không gian hư ảo thần tiên thoát tục:vậy mà thơ hạ xuống ba chữ bàn việc quân,việc của trần thế,lại là việc chính xác, cụ thể,sinh tử vào bậc nhất trong các việc trần thế khác.Trong cõi mơ,con người lại rất tỉnh,phải tỉnh.Nhưng sau giờ phút bàn việc quân,vừa mới bước chân ra khỏi khoang thuyền,nhà quân sự Hồ chí minh lại là thi sĩ:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trăng đầy thuyền.Đó là phong thái tài tử.Lại nhớ Nguyễn Công Trứ,con người kinh bang tế thế mà cũng rất phóng khoáng tài tử:

Gió trăng chứa một thuyền đầy
Của kho vô tận biết ngày nào vơi

Một học giả nước ngoài nhận xét:Tư duy minh bạch và tư duy thơ ca vốn là hai dạng tư duy rất xa nhau,nhưng ở Cụ Hồ,chúng chuyển tiếp nhau rất đễ dàng.Hình như ở Cụ Hồ,vẫn là lời nhà học giả,không có cánh của bí mật nào ngăn cách con người chính trị với con người riêng tư.Nhận xét ấy rất đúng với bài thơ này:từ yen ba thâm xứ đến đàm đạo quân sự đến nguyệt mãn thuyền.


Đặt ba bài thơ trăng liền nhau ta bỗng thấy:Chưa bao giờ Bác Hồ được ngắm trăng thật dúng nghĩa với từ này.Khi thì thúc khuya lo việc nước mà gặp trăng,khi thì nhờ luận bàn việc quân mà thấy trăng.Chỉ có một làn Bác thư nhàn mà ngắm trăng,ấy là cuộc ngắm trăng trong tù,"trong ngục biết làm chi đây"nên mới dành thời gian được trọn vẹn thế,và cũng là thời gian bác dành cho thơ nhiều nhất.Nếu ,cái chữ nếu ở đây thật nghịch cảnh,nếu không có cái năm tù đày ây chắc gì hồn thơ Hồ Chủ Tịch đã có dịp bọc lộ,chác gì chúng ta đã có thể thấy đuọc cái phần riêng tư cao quý tiềm ẩn trong tâm hồn Bác.

Vũ Quần Phương
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

TỐNG BIỆT

Lá đào rơi rắc lối  Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi
Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.....

Tản Đà

Tống biệt chỉ có mười ba câu (trích từ kịch hát Thiên Thai),nhiều câu chỉ có hai chữ,rồi ba chữ,rồi bốn chữ,có sáu câu dài,bảy chữ,xen kẽ với câu ngắn,như một chỗ dừng chân.Bài thơ ngắn nhưng nó nói đủ diễn biến tâm trạng của người từ biệt Thiên Thai về với trần gian,cùng với những buóc đi ngắn dài,giây giây lại dừng của người trông lại phong cảnh dọc đưòng.Đây là bài thơ hàm súc nhất của Tản Đà,âm điệu cực du dương,gợi cái thanh nhẹ xa vời của tiên cảnh và lòng buồn ngơ ngẩn của khách tục mỗi lúc nhìn lại cõi tiên xa dần

Lá đào rơi rắc cõi thiên thai

Đây là chốn đào nguyên nên phải nói lá đào,vốn là thổ sản của nơi này.Lá đào vẽ đường về cho khách mới thật là cái thi vị của cõi tiên.Rồi suối tiễn,oanh đưa,không thấy "người",không có bóng tiên cô tiên bà nào cả.Còn khách ,tác giả không nói,nhưng ai cũng nghĩ tới chuyện của Lưu Nguyễn.Trong cả bào thơ cũng không thấy khách,chỉ thấy tâm trạng khách.Lời kể lại vô nhân xưng,bài thơ có cái chơi vơi,không xác dịnh nhân vậy:Tiên cô,Lưu Nguyễn hay chính Tản Đà? (vì ông cũng hay lên Hầu trời lắm,lại đuọc các tiên khen thơ hay,đọc xong mỗi bài đều hoan hô).Đây dám là cuộc tiễn đưa tiên sinh Tản Đà về trần lắm! Bài thơ không cho biết chi tiết cuộc tiễn đưa mà chỉ nói một tâm trạng,chúng ta cần đọc ra tâm trạng ấy.

Nửa năm tiên cảnh

Một ý thức về thời gian.Thời gian trên tiên theo truyền thuyết thì dài lắm so với dưới trần,một ngày trên tiên bằng mấy năm ở trần gian.Vậy mà trong câu thơ này thấy như trong chớp mắt:Đã nửa năm rồi ư? Thời gian của hạnh phúc mà,nhanh lắm đã đến lúc phải ra về.

Một bước trần ai

là ý thức về không gian.Một bước chân nữa thôi là đã ở cõi trần,đã thành xa lắc.Một bước mà thành xa.Nửa năm thì lại ngắn.Đấy là thời gian không gian của lòng nguòi,đo bằng tình cảm chứ không đo bằng các dụng cụ đo lường vật lí.Người hiện đậi bây giờ đi nước ngoài,bước qua cửa máy bay đã thấy xa nhà lắm rồi.

Ước cũ duyên thừa có thế thôi

Câu thơ thật buồn, đầy tiếc nuối.Do hai câu trên mà dắt đến câu này.Cái việc không muốn đã đến.Sự chia tay là không tránh được.Một chút cam chịu ngậm ngùi:ước đã thành ước cũ,duyên hoá duyên thừa và ba chữ có thế thôi,đành vậy.

Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy huê trôi

Hai câu bốn vế nhưng chỉ nói một ý.Vẫn là nói thời gian,nhưng đây là thời gian của tương lai,của năm tháng sắp tới.Mòn,nhạt,chảy trôi,tác động của thời gian sẽ làm thay đổi tất cả.Những kỉ niệm tiên cảnh này rồi cũng sẽ qua đi.Câu thơ chỉ nói quy luật khách quan nhưng lại nói vào lúc tống biệt,tính tất yếu của thời gian như dao cứa vào lòng.Có tám chữ,bốn chữ đã là động từ,dâu bể lắm.Sau câu thơ này là nỗi trầm ngâm đầy hiu hắt của khách tục.Một khoảng im lặng dài,chợt có tiếng cánh vỗ ,ngẩng lên,một cánh hạc về trời:

Cái hạc bay lên vút tận trời

Thì ra mình đã về đất,phải đứng quan sát từ mặt đất mới có câu thơ ấy:hạc bay lên, Xa cách thật rồi:

Trời đất từ đây xa cách mãi

Từ cảnh dẫn đến tình.Mắt dõi theo cánh hạc bay vút lên rồi mất hút mà nhận ra khoảng cách.Từ chữ trời ở câu trên bắt với chữ trời ở câu dưới,vẫn là một chữ mà đã khác.Một chữ là cảnh,một chữ là tình.Câu thơ nhẹ như tiếng thở dài,nhưng nỗi đau làm tê dại cả tâm trí.Các câu thơ sau đó đứt đoạn như nghẹn lời,nghe như có tiếng nấc ở bên trong:

Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ

Ba câu thơ ngắn chứa một chặng dài đừơng xá.Quay nhìn lại cõi tiên ,mới đầu còn thấy cửa động.Cửa động nhỏ dần rồi mất hẳn,chỉ còn thấy đầu núi.Rồi đầu núi cũng khuất nốt,chỉ còn đoạn đưòng mờ dẫn đến nơi khách đứng.Xa lắm rồi,nhưng còn thấy vệt đường là vẫn còn mối liên lạc.Đến câu cuối mới là dứt hẳn:

Ngàn năm thơ thẩn ánh trăng chơi....

Không còn thấy cõi tiên,chỉ thấy một vầng trăng như mọi con mắt trần gian vẫn thấy khi ngó về trời.Hai chữ ngàn năm đẩy kỉ niệm cõi tiên vào xa lắc.Đây là lần thứ ba bài thơ chạm vào thời gian.Lần đầu là thời gian tâm lí,lần hai là thời gian của ý thức(hiểu qua sức tác động của nó)và bây giờ là thời gian vật lí.Ngàn năm là bao nhiêu ngàn lần trăng  lặn mọc.Câu thơ vắng và lặng.Cả một khoảng không gian từ đất về trời chỉ có bóng trăng thẩn thơ,trong suốt,rợn ngợp và có cái huyền ảo khơi gợi lòng người nhớ về một miền xa trần thế,thấp thoáng một cửa động,một đầu non ,một vệt đường.

Bài thơ chỉ là những nét chấm phá đứt đoạn,ít màu sắc,vắng âm thanh,cảnh sắc mờ ảo,cõi tiên cõi tục nhiều khi không rõ nét.Suốt tiễn ,oanh đưa ngỡ cảnh trần gian nhưng lại là cõi tiên.Cái hạc bay lên vút tận trời,con hạc quen được coi là loài chim của chốn Bồng Lai,nhưng đây đã là cảnh trần gian.Tống biệt phải có người đi,kẻ ở,nhưng ở đây cả hai không lộ diện,không có con người,chỉ có tâm trạng,câu thơ nào cũng gắn với nội tâm dù là câu tả cảnh.Đây là nét tài tình của bút pháp Tản Đà.Ngôn ngữ,hình ảnh,âm điệu đều như thoát tục.Người bình chỉ dám khêu gợi dẫn dắt để bạn đọc cảm thụ.Chất thơ tinh tế,như chỉ đậu hờ vào chữ,tay phàm đụng vào dễ bay mất,nói chi mổ xẻ với phân tích.

Vũ Quần Phương
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

NHỚ RỪNG

(Lời con hổ ở trong vườn bách thú)


Gậm một khối hờn căm trong cũi sắt
Ta nằm dài,trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay xa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây giài
Với tiếng gió gào ngàn,với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong hang tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật im hơi
Ta biết ta chúa tể muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên,không tuổi

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những ngày bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu!

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối:
Hoa chăm ,cỏ xén,lối phẳng ,cây trồng
Dải nước đen giả suối,chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành,không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Hỡi oai linh,cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thêng thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đương  theo gíâc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
-Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

THẾ LỮ
(Mấy vần thơ,tập mới)

Bài thơ mượn lời con hổ ở vườn Bách thú.Đề tài đầy kịch tính.Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn,bất lực,hồn vía là một chúa sơn lâm.Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do.Ông đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình,cam chịu gặm nhấm một khối căm hờn,nằm dài trông ngày tháng qua,mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với loài hèn kém.Nhìn bề ngoài,người ta có thể nói con hổ này được thuần hoá,chịu ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi,với cặp báo chuồng bên vô tư lự.Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi còn thế giới bên trong của mãnh thú tội nghiệp thay,vẫn ngùn ngụt lửa.Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành,có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của thơ mới khi dựng lại khung cảnh kì vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.
Mối bi kịch thân ở nơi tù,hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm.Qua tâm linh của loài hổ,rừng núi hiện lên trong vẻ kì vĩ đắm say.Kì vĩ vì thâm ngiêm bóng cả cây già;Kì vĩ vì dữ dộioai hùng của từ gào, thét hét dữ dội;kì vĩ hoang vu bí ẩn:Hang tối,thảo hoa không tên tuổi,riêng phần bí mật.

Trong cảnh núi rừng kì vĩ đó hiện lên hình ảnh oai linh của chúa sơn lâm.Trọng tâm của bức tranh này là con hổ.Nhưng trước khi để Hổ hiện ra,Thế Lữ đã dựng cảnh để gợi không khí oai hùng,kinh sợ.Vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội,chúa sơn lâm xuất hiện.Đầu tiên chỉ thấy bàn chân,một bước chân dõng dạc,đường hoàng.Câu thơ như đoạn phim quay cận cảnh,chi tiết,thu hút sự chú ý của khán giả.Sau bàn chân là tấm thân,xuất hiện rất từ tốn oai hùng,to lớn.Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ,một sự mềm mại tích chứa sức mạnh:

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc

Cách miêu tả từng động tác,lại là  những động tác có chọn lựa của bàn chân,tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sức chế ngự của mãnh thú trước phông cảnh.Mấy câu thơ sau đã hoàn tất nốt bức chân dung chúa sơn lâm.Cái oai của chúa rừng còn chế ngự cả cảnh vật khi chúa đi qua khiến cho mọi vật đều im hơi.Câu nói kiêu hãnh của loài hổ không có gì quá đáng:

Ta biết ta chúa tể muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.









Tuy nhiên nếu chỉ thấy ý nghĩa đó, chúng ta chưa thấy hết bài thơ và cũng rất nên đề phòng trường hợp đi vào ý nghĩa xã hội,ta dễ sa vào bàn tán mà tách dần khỏi hình úa sơtượng tẩm mĩ   vốn có của  bài thơ.Đoạn cuối bài thơ không xuất sắc bằng các đoạn trên,nhưng lại bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng của bài thơ qua tâm sự của  chúa sơn lâm:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang,tầm thường giả dối:
Hoa chăm,cỏ xén,lối phẳng ,cây trồng
Dải nước đen giả suối,chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăn vừng lá hiền lành,không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng,nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên là phải chấp nhận cái tầm thường.Hổ nhớ rừng không chỉ nhớ là nhớ tự do mà còn là ,theo tôi lại chủ yếu nếu căn cứ vào văn bản của bài thơ,nhớ cái cao cả,cái chân thực,cái tự nhiên,cái phi thường,cao hơn cuộc sống hàng ngày buồn tẻ,đơn điệu,bé nhỏ trong tay tầm tay trần tục của con người:hoa chăm,cỏ xén,lối phẳng,cây trồng.Xuân Diệu thủa ấy từng mơ ước:

Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Đây không phải chỗ để luận cái đúng sai của nhân sinh quan này.chỉ xin nói tới nó như một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn.Thế Lữ cũng thường say đắm những cảnh siêu phàm,những tương phản rất xa nhau của thiên nhiên:

Cảnh vĩ đại,sóng nghiêng trời ,thác đổ
Nét mong manh,thấp thoáng cánh hoa bay

Thơ Thế Lữ ,do vậy ,nhiều lần đắm vào cảnh tiên.Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trở về cái kì vĩ,siêu phàm,không chung sống được cái tầm thường thấp kém,giả tạo.Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách,tuy rằng mang nỗi khát khao ấy trong mình là đã mang sẵn niềm thất vọng,vì cái phi thường của nhà lãng mạn cũng là cái phi thực.Vả lại siêu phàm cũng đồng nghjĩa với cô đơn.Hãy đọc Xuân Diệu:

Ta là một,là riêng ,là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(...) Ta bỏ đời,mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt,giữa lạnh lùng thế tuyệt!

(Hy Mã Lạp Sơn)

Nỗi lòng của Hy Mã Lạp Sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ,nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn.Qúa nhấn mạnh,đến chỉ thấy ý nghĩa xa hội,e làm mất đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi quy luật thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn.Còn một lí do nhỏ nữa:tự do của con hổ là tự do của một ông chúa,Ta biết ta chúa tể muôn loài,khao khát tự do của hổ,qua một loạt hình tượng của bài,là khát khao ngự trị,khao khát tước đoạt tự do của kẻ khác.Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dan tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất hình tượng.





Còn nữa
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Bạn chi một ngôi nhà thôi à!
Thêm cái gì vui vui mình vào....8 với nha!:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Xuân Phương18

Pic này hữu ích Baba ui
Sao được một trang lại bỏ rùi?
Đọc lời bình xong càng thấm thía
Thơ đâu chỉ viết để lấy vui ;)
"Là thi sĩ nghĩa là du với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây"...
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]