Trang trong tổng số 34 trang (340 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34]

Ảnh đại diện

hongha83

貼公堂 (如一方針處世)  

平居無以異人
得意每留餘地
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Nguyễn Công Giai 阮功楷

餞范公之端雄
譜列金蘭五六人,
知君學行必先鳴。
禹門未作成龍鯉,
喬木新遷出谷鶯。
教育英才君子樂,
慇懃麗澤故人情。
忠勤兩字君須記,
鵬翼高冲看此行。
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

奉餞原署督大人上京之行
白髮籌邊七載今,
九天釣夢老臣心。
傘濃去後餘泥爪,
驩愛歸程値捷音。
秋半黃花邀酌淺,
京中白雪和歌深。
可堪西北分憂日,
又是湖山折柳吟。
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Hơn cả Nobel Văn chương

Kinh Hiền Nhân, Kinh Hiền Nhân,
Mỗi lần đọc, lại mỗi lần tín thâm.
Nghe theo lời Phật ân cần,
Pháp lành tu tập, ác dần lánh xa.
Lòng con kính ngưỡng thiết tha,
Cầu mong chư Phật thương mà chứng minh.
Mong cho thế giới an bình,
Năm châu bốn bể thắm tình anh em.

Gì là "tự tánh" trong ta?
Ấy là câu hỏi khó mà nói ra.
Hãy nương theo pháp Phật Đà,
Ma ha bát nhã dần dà sẽ khai.
Mong về được chốn liên đài,
Tịnh tu tam phước cõi này chớ quên.
Một lòng quyết chí đi lên,
Vun cho Phật chủng bền thêm mỗi ngày
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Kinh "Nhân quả ba đời",
Chỉ vài trang mỏng mảnh.
Mà chứa đựng bao lời,
Phật vì chúng sanh dạy.

Thiện ác đều không thoát,
Được một chữ "luân hồi".
Tâm mình không kiểm soát,
Thời sa địa ngục ngay.

Mới hay được làm người,
Khó như rùa mù gặp.
Bọng cây giữa biển Đông,
Có bao giờ lại lặp?

Nhưng thời nay Mạt pháp,
Thế gian đầy chúng ma.
Bồ đề tâm không vững,
Sẽ rước chúng vô nhà.

Ngẫm lại lời của Phật,
Không sai một mảy nào.
Bởi pháp lành chân thật,
Chẳng có gì là cao.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

ngoài bắc bảy chục ký
vô nam tụt mất hai
chẳng phải lời luận hý
mà đúng thực không sai

ngoài bắc thì phóng dật
trong nam nghiêm túc hơn
mỗi ngày tụng kinh phật
tìm về với bản chơn

ngẫm cõi đời thật hiểm
tài, danh, sắc, thực, thuỳ
xoay vần trong ngũ dục
đầy nhân, ngã, thị, phi

xin cúi đầu đảnh lễ
dưới chân đức Bổn sư
lời dạy Người vạn đại
chẳng bao giờ thừa dư
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

http://m.blog.daum.net/cjk4205/17035174#start
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Kính chào thầy Thích Chân Tính, khi con viết những dòng này cho thầy thì con đã không còn con đường thoát nào nữa, mà là tiếng kêu thương của con chim sắp chết giữa cõi hồng trần đầy khổ đau này. Cuộc đời con đã chìm trong hố sâu của nỗi đau tê tái không gì xoa dịu được. Thầy ơi, thầy có biết không, gần 40 tuổi rồi mà con vẫn không sao có được việc làm chân chính mà nhà Phật gọi là chính mạng, suốt ngày cứ ru rú trong bốn bức tường lạnh lẽo, quanh quẩn với những công việc lặt vặt lau dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, rửa bát đĩa. Mỗi ngày ngồi ghế nhìn ra ngoài cửa, thấy dòng người hối hả lao vào cuộc mưu sinh con càng cảm thấy tủi cho thân phận của mình. Sống mà như chết, trong khi người nhà của con ai cũng có việc làm, có đồng ra đồng vào mà con thì ăn bám bố mẹ hơn chục năm trời, nhiều khi nghĩ mà lòng thêm trĩu nặng. Nếu cứ như vậy mãi, liệu cuộc sống còn ý nghĩa gì không. Con cũng cần việc làm như bất cứ ai ai, dẫu cho đó là công việc hạ tiện nhất. Dẫu biết mình mắc bệnh động kinh cơn nhẹ nhưng không lẽ chỉ vì nó mà tự huỷ hoại chính mình ư. Con cũng đã tốt nghiệp đại học Khoa học xã hội và nhân văn, cũng có bằng cấp đàng hoàng. Nhưng nói thế được gì khi tấm bằng ấy không giúp ích được cho mình. Đã bao năm qua con như một kẻ sống vất vưởng, nhờ vào sự bố thí của người khác, mang tiếng là trí thức mà như một kẻ vô học vậy. Mỗi khi đi chùa phiền não trong con tạm thời lắng dịu nhưng khi trở về nhà thì lại y nguyên. Con cần sống giữa bầu không khí có hơi thở con người chứ không phải là giữa những vật vô tri vô giác như trong ngôi nhà con đang ở. Niềm an lạc ở đâu nếu không có công ăn việc làm, không tạo ra của cải cho xã hội, mà không có của cải cuộc sống sẽ khó khăn biết mấy. Ai chẳng biết cha mẹ yêu thương con nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu được tâm lý của con mình. Con cũng từng nghe có người nói gia đình nào mà có hai con thì thường chỉ có một người là được còn người kia thì không. Được ở đây là được về trí tuệ, sự giỏi giang, mà gia đình con thì có hai anh em trai. Nhiều lúc con nghĩ, những cái giỏi đều đã giành trọn cho đứa em hết rồi còn con chỉ là cặn bã, thừa thãi trong nhà. Con là người ít nói, và những người ít nói thì thường hay suy nghĩ, những suy nghĩ ấy nhiều khi dẫn đến hậu quả khó lường. Với những người hướng ngoại thì người ta rất dễ nhận ra, còn với người hướng nội như con thì ngược lại. Một đời người mấy mươi năm ngắn ngủi mà con nghiệm thấy mình chẳng làm được gì có ích cho đời, con thấy hổ thẹn lắm thầy ạ, ngũ thể đầy đủ, chỉ có chút khuyết tật trong óc thôi thì không có nghĩa là không thể cứu vãn được. Con không dám nói là con từ bỏ tấm thân này nhưng nếu cứ sống như hiện nay thì dễ xảy ra chuyện đó lắm. Chính kinh Phật cũng nói “lúc trẻ mà không kiếm ra tài của lại chẳng chịu tu hành khi về già chẳng khác gì con cò già bên sông chẳng kiếm được mồi” đó sao. Con thấy lo cho mình, lo rồi đây sẽ giống như con cò già vậy, nếu không cải thiện được hoàn cảnh. Cuộc đời con tính cho đến giờ gặp toàn màu xám, nếu có vui thì cũng chỉ le lói một chút rồi vụt tắt. Con không thể tự lực cánh sinh, đó là điều thê thảm nhất. Con không muốn đổ thừa cho ai, vả lại có đổ thừa cũng không thể thay đổi được nhân quả của mình. Con tự biết con đã tạo quá nhiều nghiệp chướng, dẫu sám hối mãn kiếp cũng không sao sạch hết được. Con muốn chuyển nghiệp, nhưng chuyển thế nào đây, rượu bia thuốc lá thì con không dính đến rồi. Thói đời nếu không có chúng thì không kết giao được với đối tác làm ăn. Con thì chỉ hợp với kinh sách và khoảng không gian yên tĩnh. Nhưng tìm đâu ra được như ý mình mong. Con không muốn làm gánh nặng thêm cho gia đình nữa, cúi mong thầy từ bi lân mẫn ban lời pháp nhũ cho con. Giờ chỉ có thầy mới làm con bớt nỗi khổ niềm đau này thôi, thầy ạ. Con mong nhận được hồi đáp của thầy. 
Pháp Tâm Thông
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Một chữ AN
- Khi tâm không còn lo lắng muộn phiền và cảm thấy vui vẻ gọi là An Lạc.
- Khi tâm mình không bị lay động bởi sóng gió cuộc đời gọi là An Bình.
- Khi mình nở được nụ cười trên môi gọi là An Vui.
- Khi mình chú tâm vào một pháp môn tu tập gọi là An Trú.
- Khi tâm mình không còn một chút giao động gọi là An Tâm.
- Khi mình cảm thấy thanh thản không còn vướng bận gọi là An Nhàn.
- Khi mình cảm nhận được sự mát mẻ trong lành gọi là An Nhiên
- Khi tâm không còn lo nghĩ chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai gọi là An Yên.
- Khi mình cảm thấy không còn một chút lo sợ gọi là An Ổn.
- Khi mình biết bằng lòng với những gì mình đang có gọi là An Phận.
- Khi mình cảm thấy có được sự bao bọc chở che gọi là An Toàn.
- Khi mình sống đoàn kết hoà hợp với mọi người gọi là An Hoà.
- Khi nơi mình sống cảm thấy được yên ổn gọi là An Cư.
‘’ Nghìn thu đời vẫn ngược xuôi
Ta về chốn cũ mà vui với mình
Tìm gì giữa cuộc nhân sinh?
Thưa, tìm hai chữ An Bình, thế thôi! ‘’

(Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Bác Hoan kính mến, cháu là Hồng Hà đây ạ, một độc giả yêu văn học Hàn Quốc, đặc biệt là thi ca. Mấy năm rồi bác có khoẻ không và có dịch thêm được tác phẩm văn học Hàn Quốc nào nữa không ạ. Những tập thơ mà bác dịch thỉnh thoảng cháu đọc lại, và thấy mình rất đồng điệu với các nhà thơ Hàn Quốc mà bác đã chuyển ngữ thành công, trong số các nhà thơ Hàn Quốc mà bác dịch, có lẽ nhà thơ Kim Young Rang với thi phẩm “Khi hoa mẫu đơn nở” là tập thơ mà theo cháu là tập thơ bác dịch hay nhất và cũng là tập cháu ưng ý nhất. Đó cũng là tập thơ mà cháu hay đọc đi đọc lại nhiều nhất. Cả 71 bài trong tập thơ ấy là 71 viên minh châu quý hiếm. Mỗi lần đọc cháu cứ rưng rưng, mà thật kỳ lạ, thơ Kim Young Rang có khá nhiều bài về nước mắt và sự cô đơn, thấm đẫm chất dân ca, hay đây có phải là điểm chung của các nhà thơ Hàn Quốc. Kim Sowol, Ko Un, Han Young-Un cũng có những bài như thế. “Nước mắt tràn từng bước bước chân đi” (Bài hát); “Giọt nước mắt như sương của người xưa” (Để em lại mà đi);“Nuốt dòng nước mắt vào trong, Tìm niềm vui chốn hư không xanh ngời/ Thấm nước mắt xuống đất tươi, Niềm vui tận đến chân trời thần tiên” (Giấc mơ xưa trở lại) v.v... Kim Young Rang viết khá nhiều bài tứ tuyệt, cũng là điểm khác so với những nhà thơ Hàn Quốc mà cháu đã đọc. Bài thơ “Một nắm đất” của ông khiến cháu rất ám ảnh và thấy thân phận con người thật mong manh không bền chắc rốt cuộc cũng phải trả về cho đất (Thế nào rồi cũng chỉ nắm đất mà thôi). Những thi tập mà bác dịch hầu như bác đều lột tả được tâm trạng của thi sĩ nên khi đọc bản Việt ngữ câu từ rất tinh tế và có chất lượng, cháu thích những bài thơ giàu âm hưởng vần điệu như của Kim Sowol hay Kim Young Rang, đặc biệt mấy bài bác dịch ra thể lục bát thật không chê vào đâu được. Những bài thơ tự do của Kim Kwang-kyu, Ko Un, Han Young-Un đều có những bài thú vị: “Tình trời hận biển”, “Đo tình yêu”, “Đêm hè dài”, “Lời thuyết giáo của tu sĩ”, “Nụ hôn đầu” (Han Young-Un); “Con đường của nước”, “Rêu phong”, “Chuồng chim bồ câu” (Kim Kwang-kyu); “Nơi xa lạ”, “Bài hát ngày nào”, “Trước một thân cây”, “Bất mãn”, Ngày gió thổi”, “Lỗi lầm”, “Nhà thơ ấy”, “Niềm vui nào đó” (Ko Un) v.v... Thực ra không chỉ có vậy, còn nhiều bài nữa mà cháu không nhắc đến đó thôi. Trong số những dịch phẩm của bác thì tác phẩm “Trước phong trào Manse” của Yom Sang-seop là một tuyệt tác thấm đẫm chất thơ. Tác phẩm này cháu đã đọc rất nhiều lần và mỗi lần đều cho cảm nhận mới. Và những câu văn, đoạn văn hay của tác phẩm này cháu đã ghi chú vô cuốn sổ tay để mỗi lần rảnh thì đọc lại, ví như mấy câu: “Đàn ông là thứ đáng nguyền rủa nhưng cũng là thứ tình yêu của nhân loại mà không thể nào bỏ rơi hay quên lãng được và điều làm trỗi dậy trong lòng người đàn ông khao khát giới tính chính là nụ cười và ánh mắt của người đàn bà” (Chương 1- tr. 20), “Cái gọi là cuộc sống của người hiện đại chẳng qua là cái vòng luẩn quẩn, mỗi chân đặt lên một bờ sông, bên trái là nhu cầu vật chất của chính mình và bên kia là nhu cầu vật chất của kẻ khác. Cái bộ mặt diễn viên trẻ con đóng vai như vậy chính là loài động vật được gọi là con người” (Chương 1 - tr.33), “Giờ thì anh tự nhận biết một trách nhiệm không thể từ chối đó là mình phải tự cứu lấy mình. Anh tự thấy nếu mình không tìm lấy con đường, tự khai thông cho mình một cuộc sống thì ngay đối với chính bản thân mình đã không làm tròn bổn phận” (Chương 8 - tr. 212), Yom Sang-seop có hai tác phẩm được dịch ra Việt ngữ thì tác phẩm mà bác dịch cháu đọc thấy hợp với tạng của mình hơn là tác phẩm “Ba thế hệ” đã ra trước đó (2006). Cháu cũng hay đọc các cuốn văn học sử Hàn Quốc và nhận thấy nước Hàn quả là nước rất yêu thơ và hầu như các giải thưởng văn học đều mang tên các nhà thơ danh tiếng như Giải thưởng văn chương Kim Sowol, Giải thưởng văn chương Man Hae, Giải thưởng Văn chương Lee Sang. Trong số các nhà thơ được đặt làm giải thưởng ấy thì đã có một số nhà thơ đã được dịch ra Việt ngữ như Kim Sowol, Han Young-Un (Man Hae), Lee Sang. Tuy nhiên có nhà thơ này vẫn chưa có may mắn được dịch ra Việt ngữ, đấy là nhà thơ lỗi lạc 서정주 Seo Jeong-ju (1915-2001). Nếu có thể, bác nghiên cứu và dịch nhà thơ này ra tiếng Việt được không ạ. Hiện tại, số người dịch văn học Hàn Quốc tương đối nhiều nhưng thiên về văn xuôi là chính, chỉ mỗi bác là dịch thơ, vả lại thơ Hàn Quốc chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn trong các đầu sách văn học Hàn Quốc được xuất bản ở Việt Nam. Cháu mong một ngày không xa sẽ được đọc thêm dịch phẩm mới của bác. Cuối cùng, cháu chúc bác và gia đình an vui, mạnh khoẻ và có nhiều thành công trong cuộc sống.

Phạm Hồng Hà
ĐT: 01696 159 736
Địa chỉ: 83, Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: phamha2783@gmail.com
Facebook: Pham Hong Ha

(Bổ sung): Cháu mới tra trên biên mục Thư viện Quốc gia Hà Nội, thấy bác vừa xuất bản tiểu thuyết Mẹ: Sống chung cùng người mẹ đãng trí của nhà văn Lee Young Giee. Cháu thử tra các nhà sách trên mạng xem có cuốn đấy không nhưng không thấy. Bác có thể gửi cháu tác phẩm ấy để cháu đọc được không ạ? Cháu vô cùng biết ơn bác nếu bác không ngại (cháu cũng thấy rất áy náy) nhưng bởi là người yêu văn học Hàn Quốc nên chẳng thể đừng được bác ạ.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 34 trang (340 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34]