Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

quyduc

-Mô Phật... Xin phép tham gia bằng thơ...
biết tới đâu, nói tới đó...
---------------------------
Nghĩ rằng 6

Sức khỏe là tài sản của ta
Giao cho người giữ… rõ như là
“Tật mang, tiền mất” luôn cầm chắc
Khôn dại đây thôi… chớ để chê

Trí tuệ là tài sản của mình
Lời vàng của Phật thoát vô minh
Ai ăn… được cảm lòng no, đói
Là chuyện Thân, Tâm… bóng với hình…

Thân bệnh… khiến tâm phải yếu xìu
Sai lầm… Thái tử* đã làm theo
Con đường khổ hạnh thời tà giáo
Giác ngộ… nhân gian tợ cánh diều…

-27/7/2013
* Sĩ Đạt Ta, sai lầm lúc còn trẻ... ai không sai lầm?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhdung86pg

BÀI 11:LUẬT VÔ THƯỜNG

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/485139_479256352118656_1974325041_n.jpg

1. Định nghĩa vô thường là gì ?

- Vô là không

- Thường là thường còn, vịnh viễn.

- Vô Thường là sự không thường còn, luôn biến chuyển, thay đổi liên tục của tất cả những sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, không vĩnh viễn ở yên trong một trạng thái nào cả.

2. Hãy trình bày các giai đoạn vô thường ?

- Đối với các sự vật thì quá trình vô thường diễn ra theo 4 giai đoạn:

  + Thành: là hình thành, sinh ra

  + Trụ: là tồn tại, hoạt động.

  + Hoại: là hao mòn, lão hoá

  + Không: là mất đi, tiêu huỷ

- Đối với các hiện tượng thì vô thường có 4 giai đoạn là: sanh, trụ, dị, diệt

Như một ngọn sóng khi mới nhô lên thì gọi là thành (sanh), nhô lên hiện rõ trên mặt nước gọi là trụ, hạ thấp dần là hoại (dị) và mất hẳn đi là không (diệt).

3. Vô thường có thể chia làm mấy loại ? Có thể chia làm 3 loại là thân vô thường, tâm vô thường và hoàn cảnh vô thường

4. Thế nào là thân vô thường ?

Thân bô thường là thân luôn luôn béến chuyển và không thường còn.

Quá trình vô thường của thân được diễn ra như sau:

- Con người sinh ra (thành)

- Lớn lên (trụ)

- Già yếu, bệnh hoạn (hoại)

- Chết đi (không)

Quy luật đó không ai tránh khỏi.

5. Thế nào là tâm vô thường ? Tâm vô thường là tâm luôn luôn biến đổi, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi nhớ khi quên...

6. Thế nào là hoàn cảnh vô thường ? Hoàn cảnh vô thường là hoàn cảnh luôn thay đổi.

- Về tự nhiên: môi trường, núi sông, cây cỏ... luôn thay đổi, vạn vật không thể mãi trường tồn như thuở ban đầu.

- Về xã hội: sự phát triển của lịch sử, các chế độ xã hội, sự thăng trầm sướng khổ sang hèn của từng con người ...

7. Phật nói luật Vô Thường nhằm lợi ích gì ?

- Nhằm ngăn chặn người đời chạy theo những điều tội lỗi để phục vụ thân xác tạm bợ hoặc làm vừa lòng cái tâm vui buồn phút chốc, hoặc níu giữ của cải, địa vị phù du

- Biết được luật vô thường con người sẽ bình tĩnh trước cảnh đời thay đổi, tình cảm chia ly, dám hy sinh tài sản, sinh mạng để làm việc nghĩa, sáng suốt đi tìm con đường giải thoát giác ngộ.

Trích đố vui Phật pháp do Phật tử Diệu Kim biên soạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhdung86pg

BÀI 12: TỤNG KINH, NIỆM PHẬT, ĂN CHAY

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/59659_481499928560965_1172497143_n.jpg

1. Tụng kinh, niệm Phật, ăn chay có phải là bổn phận của người Phật tử hay không ?

Tụng kinh, niệm Phật, ăn chay đúng là bổn phận căn bản của người Phật tử. Nếu chỉ thờ Phật, lạy Phật và cúng dường Tam Bảo thì chưa đủ. Phải thực hành tụng kinh, niệm Phật ăn chay để tâm trí được sáng suốt, thanh tịnh, tỏ ngộ chân lý.

2. Vì sao chúng ta phải tụng kinh ?


Chúng ta sống trong cõi mê mờ, lòng dục vọng không bao giờ ngừng nghỉ. Đức Phật vì thương xót chúng sanh mà trỳyền dạy những lời vàng ngọc để phá tan sự mê mờ tội lỗi đó. Lời dạy của Phật được ghi chép lại, gọi là Kinh điển, để cho chúng ta đọc tụng hàng ngày. Tụng kinh nghĩa là đọc đi đọc lại lời Phật dạy để ghi nhớ và làm theo. Nhưng quan trọng nhất là phải thực hành, chứ không phải chỉ tụng đọc và rồi vẫn làm những điều xấu thì không bao giờ được giải thoát giác ngộ.

3. Trong kinh Pháp Cú có những câu Đức Phật dạy về việc tụng kinh hãy cho ví dụ ?

Trong kinh Pháp Cú có kệ rằng:

"Nếu người nói nhiều kinh,

Không hành trì phóng dật,

Như kẻ chăn bò người,

Không phần Sa Môn hạnh."


(Phẩm Song Yếu, kệ số 19, Hoà thượng Thích Minh Châu dịch)

Dịch nghĩa: Dù tụng nhiều kinh mà buông lung không thực hành thì chẳng hưởng được phần lợi ích của Sa môn, khác nào người chăn bò thuê, lo đếm bò cho người.

Và:

"Dầu nói ít kinh điển,

Nhưng hành pháp, tuỳ pháp,

Từ bỏ tham, sân, si

Tỉnh giác, tâm giải thoát,

Không chấp thủ hại đời,

Dự phần Sa môn hạnh"

(Phầm song yếu, kệ số 20, Hoà thượng Thích Minh Châu dịch)

Dịch nghĩa: Tuy tụng ít kinh mà thường y giáo hành trì, hiểu biết chân chánh, từ bỏ tham, sân, si, tâm hiền lành, thanh tịnh, giải thoát, xa bỏ thế tục, thì dù ở cõi này hay cõi khác người kia vẫn hưởng phần lợi ích của Sa môn.

4. Chúng ta phải tụng những bộ kinh nào ?

- Chúng ta tụng bộ kinh nào cũng được cả vì đều có tác dụng phá trừ mê mờ khai mở tâm trí

- Nhưng thông thường ta hay chọn những bộ kinh thích hợp cho mỗi trường hợp như sau:

 + Cầu siêu: Tụng kinh A Di Đà, Địa Tạng, Vu Lan.

 + Cầu An: tung kinh Phổ Môn, Dược Sư

 + Cầu tiêu tai, giải bệnh: Tụng kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm

 + Sám hối: Tụng Hồng Danh

5. Vì sao phải niệm Phật ?

Tâm chúng ta bị vô mình làm cho mê mờ, thì téếng niệm Phật có công dụng làm cho những sự mê mờ tăm tối tan biến, phiền não lắng xuống, để hiện lên sự sáng suốt, chân chánh. Có như vậy chúng ta mới sống tốt đẹp và đạt đến sự giải thoát.

6. Chúng ta thường niệm danh hiệu vị Phật nào ?

- Người Phật tử thường niệm danh hiệu Phật A Di Đà vì hạnh nguyện cầu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng về Tây Phương Cực Lạc. Niệm Phật Dược Sư cầu cho khỏi bệnh tật...

- tuy nhiên có thể niệm danh hiệu vị Phật nào cũng được vì tất cả chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt, thanh tịnh. Và tuỳ theo căn cơ, hoàn cảnh của mỗi người phù hợp với vị Phật nào thì niệm vị Phật ấy. Quang trọng là phải nhất tâm niệm cho đến khi thuần thục thì mới giải thoát được.

7. trong ngũ giới, có giới không sát sanh. Nếu Phật tử ăn chay được thì rất tốt. Nhưng tại sao phải ăn chay ?

- Vì lòng từ bi: chúng ta thương con vật vô tội bị đâm chém, cắt cổ... chảy máu. Chúng cũng biết sợ hãi và đau đớn, thì không nên nhẫn tâm giết chúng. Đức Phật dạy "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau" nghĩa là người và vật đều có tri giác bình đẳng chúng ta nên tôn trọng.

- Vì muốn tránh quả báo luân hồi: giét hại sinh mạng thì phải đền trả bằng sinh mạng, sẽ bị chết chóc, thương tật, đau yếu, chiến tranh tàn phá.

- Vì tốt cho sức khoẻ: Khoa học nghiên cứu thấy rằng trong thịt động vật có nhiều chất độc hại đối với sức khoẻ con người, còn rau quả thực vật thì thanh khiết, dễ tiêu, tránh được bệnh tật.

8. Tong trường hợp bắt buộc phải ăn mặn, chúng ta có thể dùng tam tịnh nhục do Phật quy định. Vậy Tam Tịnh Nhục là gì ?
Tam Tịnh Nhục là ba thứ thịt mà chúng ta có thể ăn trong trường hợp bắt buộc. Đó là khi:

- Không nghe tiếng kêu la của con vật bị giết.

- Không nhìn thấy con vật bị giết.

- Không phải con vật bị giết là để thiết đãi mình.

Gọi chung là "không nghe, không thấy, không nghỉ". Tuy nhiên người Phật tử không nên dựa vào phép Tam Tịnh Nhục này mà biện minh cho sự ăn mặn, nên cố gắng ăn chay thì tốt hơn.

9 Trọng tâm của giới không sát sanh là gì ?

Trọng tâm của giới không sát sanh là nuôi dưỡng lòng từ bi. Lòng từ bi là cội nguồn của mọi sự an vui hạnh phúc. Người giữ giới không sát sinh thì mang lại sự an ổn, hạnh phúc cho mọi sinh mạng quanh mình, nên bản thân mình cũng được an ổn, hạnh phúc. Người phạm vào giới sát sinh là trực tiếp gây khổ đau cho chúng sanh, cũng là giết chết hạt giống từ bi trong tâm mình. Không có từ bi thì không thể có an vui, hạnh phúc, cho nên cũng không thể có sự giải thoát. Vì vậy trọng tâm của giới không sát sanh là nuôi dưỡng lòng từ bi đối với muôn loài.

10. Phật tử tại gia còn ăn mặn, không tránh được việc giết các con vật, vậy làm thế nào để giữ giới không sát sanh ? Để giữ giới không sát sanh, Phật tử nên thực hành như sau:

- Tránh giết hại nếu không cần thiết. Thú dụ: bắt bướn rứt cánh, bắt chuồn chuồn cắt đuôi, bán thằn lằn đang bò trên tường, đạp con kiến đang bò dưới đất... Những con vật đó không động chạm gì đến ta, hãy để chúng sống yên lành. Hãy tập ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, với con bướm đang bay, con thằn lằn hiền lành và thương cả nổi khổ của con kiến phải bò kiếm từng hạt gạo bé xíu mang về tổ... Tập dần dần sự yêu thương như thế ngày nào đó ta sẽ tiến lên sự ăn chay không mấy khó khăn.

- Giảm bớt số lượng thịt cá trong mỗi bữa ăn thay vào đó bằng các thứ chay như sau cải, củ quả, các loại đậu... Tập quán tưởng, suy xét về bữa ăn của mình. Thí dụ: nếu mỗi bữa chỉ ăn 1 con cá rô thôi thì mỗi mỗi ngày là 2 con, nhân lên 30 ngày trong 1 tháng ta đã sát sanh 60 con cá. Nhân lên trong 1 năm, 2 năm... là bao hiêu ? Gáp gió thành bão, con số ấy rất lớn, ta sẽ khởi tâm thương xót lo sợ mà không còn ham muốn việc ăn mặn như trước nữa. từ đó sẽ dần dần thích ăn những thực phẩm chay hơn và có thể tiến tới ăn chay hoàn toàn.

- Hoặc có cách tập ăn chay cho những người sơ cơ là có thể ăn chay vào buổi sáng, còn buổi chiều ăn mặn để tránh xót ruột, khó ngủ. Lâu ngày cơ thể quyen dần thì sẽ ăn chay hẳn.

Nghĩa là có rất nhiều cách để áp dụng cho từng cơ địa mỗi người, miễn sao có ý chí và biết nuôi dưỡng lòng từ bi là ta sẽ thực hiện được hoàn toàn phép ăn chay.

Trích đố vui Phật pháp do Phật tử Diệu Kim biên soạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhdung86pg

BÀI 13: THIỂU DỤC TRI TÚC

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/482477_535045073206450_1824699083_n.jpg

1/ Thế nào là Thiểu Dục Tri Túc ?

- Thiểu là ít

- Dục là ham muốn

- Tri là biết

- Túc là đủ

- Thiểu Dục Tri Túc là ít ham muốn và biết đủ.

+ Trong cuộc sống hàng ngày, ta ít mong muốn danh lợi, tình cảm và biết hạn chế những nhu cầu, quyền lợi cá nhân. Đó gọi là Thiểu Dục Tri Túc.

+ Hoàn cảnh nào cũng sống được, có bao nhiêu xài bấy nhiêu, tiết kiệm, giản dị, không đua đòi cho thêm khổ sở. Đó cũng gọi là thiểu dục tri túc.

2/ Người đời thường ham muốn những gì ?

Người đời thường ham muốn 5 món gọi là Ngũ Dục: Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy  (Ôn lại bài 6)

3/ Lợi ích của hạnh Thiểu Dục Tri Túc ? Có 3 lợi ích:

a/ Đối với bản thân: Cảm thấy an lạc, không lo lắng, thất vọng, không phạm giới, tổn phước.

b/ Đối với người xung quanh: Không xâm phạm quyền lợi người khác, xây dựng được  tình thân ái, cuộc sống hòa bình.

c/ Đối với môi trường tự nhiên: Không tàn phá, không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn được hệ sinh thái cân bằng.

4. Hạnh Thiểu Dục Tri Túc có làm cho con người kém ý chí phấn đấu, xã hội chậm phát triển hay không ?

Không ! Hạnh Thiểu Dục Tri Túc  chỉ nhằm ngăn ngừa tánh tham lam vô độ của con người, càng tham lam càng gây nhiều tội lỗi, làm cho xã hội thêm rối loạn. Có Thiểu Dục Tri Túc thì con người bớt đuổi bắt danh lợi phù du, quay về với những đức tính tốt, giúp cho xã hội tiến hóa lành mạnh hơn.

Cần Tránh thái độ cực đoan là lười biếng, trì trệ, rồi cho rằng đó là Thiểu Dục Tri Túc. Phật không khuyến khích thái độ đó. Phật khuyên con người cần phấn đấu nhưng phấn đấu trong sự thương yêu, nhường nhịn người khác, không chiếm đoạt, thù hằn. Như Vậy vật chất có ít ỏi hơn đòi hỏi chút nhưng vẫn thấy vui vẻ. Sự quân bình về vật chất và tinh thần mới thật sự giúp con người hạnh phúc.

Trích đố vui Phật pháp do Phật tử Diệu Kim biên soạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhdung86pg

BÀI 14: VU LAN

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/225544_535498106494480_2091344094_n.jpg

1/ Định nghĩa Vu Lan Bồn là gì ?


- Vu Lan Bồn (gọi tắt là Vu Lan). Hán dịch là "cứu đảo huyền" có nghĩa là "cứu cái khổ bị treo ngược", ý nói là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề.

- Vu Lan là phương pháp báo hiếu có hiệu quả nhất của con cái đối với cha mẹ.

2/ Nguyên nhân nào Phật dạy Pháp Vu Lan ?

Mục Kiền Liên là một trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật, một lần nhập định thấy mẹ mình bị đọa vào địa ngục đau khổ trăm bề, thương xót quá đã cầu xin Đức Phật chỉ cách để cứu mẹ. Đức Phật nhân đó dạy Pháp Vu Lan để sau này chúng sanh dùng pháp ấy mà báo hiếu cha mẹ.

3/ Pháp Vu Lan thực hiện như thế nào ?

Phật Tử sắm sửa  các món ăn và vật dụng, đúng ngày rằm tháng 7 cúng dường lên chư Tăng, xin chư Tăng chú nguyện cho vong linh cha mẹ được thoát khổ.

4/ Tại sao Pháp Vu Lan lại tổ chức vào ngày rằm tháng 7 ?

Chư tăng có 3 tháng an cư kiết hạ từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. trong 3 tháng đó, chư tăng sách tấn tu hành thanh tịnh, công đức thêm nhiều nên oai lực rất lớn. Nương nhờ oai lực đó mà vong linh được cứu vớt ra khỏi ngục hình.

5/ Pháp Vu Lan có dùng để báo hiếu cho cha mẹ còn sống được không ? Pháp Vu Lan dùng để báo hiếu cho cha mẹ đã qua đời hoặc cha mẹ còn sống đều được.

- Với cha ẹm đã qua đời hoặc cha mẹ trong nhiều đời trước thì thoát khỏi địa ngục, ngọa quỷ.

- Với cha mẹ còn sống thì thêm phước thọ, khỏi tai nạn, khổ não.

6/ Người nghèo không đủ tiền sắm sửa các món cúng dường thì thực hiện Pháp Vu Lan có được không ?

Quan trọng là sự chí thành và tận lực trong khi mua sắm, cúng dường. Với người nghèo dù cúng dường ít mà thành tâm thì giá trị vẫn hơn người giàu cúng dường nhiều nhưng không chí thành.

Trích đố vui Phật pháp do Phật tử Diệu Kim biên soạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhdung86pg

BÀI 15: TỪ BI HỶ XẢ - VĂN TƯ TU

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/1095008_602962699748020_1505613137_n.jpg

1/ Khi đến chùa, chúng ta thường nghe nói 4 chữ TỪ BI HỶ XẢ, vậy Phật tử hiểu ý nghĩa 4 chữ đó như thế nào ? TỪ, BI, HỶ, XẢ còn gọi là Tứ Vô Lượng Tâm, nghĩa là 4 cái tâm rộng lớn vô cùng, giúp chúng ta thoát khỏi các thứ hẹp hòi, phiền não, tạo nên sự thương yêu rộng lớn bao trùm đến vô lượng chúng sinh, và tìm phương cứu khổ cho tất cả chúng sinh.

2/ Trình bày về tâm TỪ ? TỪ là lòng thương yêu chúng sinh và cố gắng mng lại niềm vui cho chúng sinh.

- Thương yêu ở đây là thương yêu không toan tính, ích kỷ, không phân biệt, khác hẳn tình thương hạn hẹp trong gia đình, quyến thuộc, đất nước. Lòng TỪ vượt qua khỏi mọi ranh giới, và không chỉ thương yêu con người mà còn thương cả các loài vật, các chúng sinh khác trong vũ trụ bao la này.

- Mang lại niềm vui ở đây không phải là những cái vui giả tạm ở thế gian như tiền tài, danh vọng, giải trí... mà là cái vui chân thật của sự giải thoát, tránh xa các phiền não, ô nhiễm.

3/ Trình bày về tâm BI ?

- Bi là lòng thương xót trước những nỗi khổ của chúng sanh và tìm phương cứu khổ.

- Nỗi khổ của chúng sanh thật là mênh mông không kể hết được. Thí dụ: sanh, lão, bệnh, tử, lũ lụt, hỏa hoạn, người thân chia lìa, người khác kết oán gây thù, những ước mơ không thành tựu.... (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong bài Tứ Diệu Đế).

- Đối tượng của tâm BI:

+ Kẻ nghèo nàn, đau ốm: thì chúng ta giúp đỡ về vật chất để họ vượt qua khó khăn.

+ Kẻ cô đơn, lầm lỡ, sa đọa: thì chúng ta giúp đỡ về tinh thần, về đạo đức để họ sáng suốt hơn không được chê bai khinh rẻ họ.

Tóm lại, TỪ BI của Phật giáo là "cứu khổ, ban vui", không chỉ là những giọt nước mắt suông mà phải thể hiện bằng hàng động cụ thể, quyết tâm làm cho chúng sanh hạnh phúc.

4/ Trình bày về tâm HỶ ? Tâm HỶ là vui theo cái vui của chúng sanh, vui theo sự thành công của người khác.

- Vui theo không có nghĩa là đồng lõa với những việc xấu, mà chỉ vui theo những việc nhân từ, chân chính của người khác.

- Nhờ tâm HỶ mà chúng ta không ganh tỵ, bực tức khi thấy người khác giỏi giang hơn mình, thành công hơn mình, sung sướng hơn mình.

- Niềm vui lớn nhất là PHÁP HỶ, nghĩa là vui với Chánh pháp, ham mê nghe kinh, học giáo lý, thích sự tu hành. Chính niềm vui thích đó giúp chúng ta tinh tấn trên con đường tu.

5/ Trình bày về tâm XẢ ? XẢ là buông bỏ, không chấp, không kể...

- Khi dư của cải, chúng ta nên xả bỏ nghĩa là đem bố thí.

- Khi có ai không cùng quan điểm, ý kiến với ta, ta cũng không tranh chấp.

- Tha thứ lỗi lầm của người khác, không ghi nhớ, không thù hận.

6/ Khi học Phật Pháp, chúng ta thường nghe nhắc đến TAM HUỆ. Vậy TAM HUỆ là gì ? TAM HUỆ là 3 sự sáng tỏ mà mọi Phật Tử đều phải trải qua mới đưa đến sự giác ngộ. Đó là VĂN HUỆ, TƯ HUỆ và TU HUỆ.

- VĂN: là lắng nghe giáo pháp, học hỏi ở thầy bạn, hoặc học từ kinh sách.

- TƯ: là suy xét, nghiền ngẫm các giáo pháp ấy, xem đúng hay sai, lợi hại thế nào.

- TU: là áp dụng giáo pháp vào đời sống tu hành của mình, thực hành những điều Phật dạy.

7/ Hãy trình bày mối liên hệ giữa VĂN, TƯ và TU ?
VĂN, TƯ và TU là 3 giai đoạn không thể thiếu trên đường tu tập.

- Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu giáo lý của Đức Phật, như tìm một bản đồ để biết đường đi, không lạc lầm, mê tín. (VĂN)

- Sau đó phải suy xét giáo lý ấy vì Phật không hề áp chế con người, mà rất tôn trọng nhận thức của con người, giúp con người làm chủ trước khi quyết định tin theo một giáo thuyết nào. (TƯ)

- Cuối cùng là phải thực hành giáo pháp ấy thì mới có kết quả an lạc, giải thoát. Nếu chỉ học lý thuyết suông mà không thực hành thì suốt đời chúng ta vẫn cứ phiền não, trầm mình trong luân hồi sanh tử. (TU)

Trích đố vui Phật pháp do Phật tử Diệu Kim biên soạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhdung86pg

BÀI 16: CÚNG DƯỜNG - SÁM HỐI

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/1012108_603927699651520_459660495_n.jpg

1/ Khi đến chùa chúng ta thường nghe nói cúng dường Tam Bảo. Vậy Phật Tử hiểu nghĩa như thế nào ?

Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng. Chúng ta cung cấp và nuôi dưỡng Tam Bảo để Tam Bảo được trường tồn làm lợi ích cho chúng sanh. Phải cùng dường với lòng thành kính, tôn trọng, tuyệt đối tránh thái độ kiêu căng, cầu phước.

2/ Mục đích của sự cúng dường ? Có 3 mục đích:

- Duy trì ngôi Tam Bảo được tồn tại để tiếp tục giáo hóa chúng sanh.

- Phát triển ngôi Tam Bảo cho phù hợp với thời đại mới, không bị mai một, lạc hậu.

- Bảo vệ tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, mưu hại.

3/ Cúng dường Tam Bảo gồm những phần nào ? Cúng dường Tam Bảo gồm có:

- Cúng dường Phật Bảo

- Cúng dường Pháp Bảo

- Cúng dường Tăng Bảo

4/ Hãy trình bày cúng dường Phật Bảo như thế nào cho đúng ý nghĩa ?

- Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.

- Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:

+ Hương thơm,

+ Đèn sáng,

+ Hoa tươi,

+ Trái cây,

+ Nước trong.

- Có thể thêm cơm trắng. Nhưng quý nhất để cúng dường lên Phật là 5 món diệu hương:

+ Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật.

+ Định hương: tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm.

+ Huệ Hương: chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm và quyết tâm thực hành.

+ Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.

+ Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn sướng khổ là thật.

5/ Hãy trình bày cúng dường Pháp Bảo như thế nào cho đúng ý nghĩa ?

- Trước hết phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy.

- Sau đó nếu có tài chánh thì nên xuất tiền ấn tống kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.

- Người có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.

6/ Hãy trình bày cúng dường Tăng Bảo như thế nào cho đúng ý nghĩa ?

- Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và dưỡng nuôi chư Tăng.

- Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào. Vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

- Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Cháp pháp, như vậy người cúng dường cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

7/ Cúng dường có mấy cấp ? Cúng dường có 3 cấp:

- Phẩm vật cúng dường: là dâng lên Phật, Bồ Tát và chư Tăng, những vật chất như thực phẩm, hoa, áo quần, vật dụng...

- Kính tín cúng dường: là dâng lên tấm lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối vào Phật. Phần kính tín cao hơn phẩm vật cúng dường.

- Hạnh cúng dường: là biến giáo lý của Phật thành hành động lợi ích cho chúng sanh. Đây là cúng dường cao nhất.

8/ Sám hối là gì ? Sám là ăn năn lỗi trước, hối là chừa bỏ lỗi sau, sám hối nghĩa là hối hận những lỗi lầm đã gây ra và nguyện không tái phạm nữa.

9/ Những cách sám hối nào thường được áp dụng ?

Có nhiều cách sám hối, nhưng hiện nay các chùa thường áp dụng pháp Hồng danh sám hối. Pháp này đọc tụng 88 danh hiệu Phật, cộng với bài kệ Phổ hiền Đại Nguyện, thành 108 lạy để hàm ý đoạn trừ 108 phiền não.

Hồng danh chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn. Người nào chí thành thực hiện nghi thức sám hối này sẽ diệt trừ được những tội lỗi đã tạo ra trong đời hiện tại và nhiều đời quá khứ, không bị đọa vào 3 đường ác.

Trích đố vui Phật pháp do Phật tử Diệu Kim biên soạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhdung86pg

BÀI 17: CÁC TỪ NGỮ THƯỜNG GẶP

1/ Nam Mô nghĩa là gì ? Tiếng Phạn gọi là Nam Mô (Namo), Trung Hoa dịch là quy mạng, quy lễ hay kính lễ, đãnh lễ. Ý nghĩa: chỉ cho sự chí thành hướng về Đức Phật.

2/ Bồ Đề là gì ? Tiếng Phạn gọi là Bồ Đề, Trung Hoa dịch là trí tuệ, giác, tri, chỉ trạng thái sáng suốt thấy rõ thật tánh của mọi sự vật. Bồ Đề cũng được dùng để chỉ quả vị mà Đức Phật đã chứng đắc. Đức Phật thành đạo dưới gốc cây tất-bát-la, nên gọi cây đó là cây Bồ Đề.

3/ Hàng hà sa số là gì ?

Hằng hà sa số nghĩa là số nhiều như cát sông Hằng. Ý muốn nói số lượng nhiều không thể tính đếm.

Sông Hằng là con sông lớn ở Ấn Độ, cát của sông này rất nhiều và mịn. Đức Phật thuyết pháp khi nói đến số lượng nhiều không thể tính đếm, không thể nghĩ bàn được thì Ngài dùng hình ảnh số cát sông Hằng để ví dụ.

4/ Tự là gì ? Tự là chỗ ở cho các vị Tăng.

- Ngày xưa Tự là công sở để làm việc chính trị (tương tự với ủy ban nhân dân ngày nay).

- Đến thời Hán Minh Đế, hai pháp sư Ca Diếp Ma Đằng và Trức Pháp Lan từ Ấn Độ sang Trung Hoa thuyết giảng, vua dùng khu sứ quán Hồng Lô Tự để 2 ngài ở, sau đó mới xây dựng thành chổ ở cho các vị Tăng. Từ đó chùa có tên gọi là Tự

5/ Già lam là gì ? Tiếng Phạn gọi Già Lam, Trung Hoa dịch là Chúng viên hay Tăng viên, nghĩa là nơi chư Tăng an trụ để tu học. Vì ngày xưa các tịnh xá để chư Tăng tụ tập đều được xây dựng trong các khu vườn rộng. Ngày nay Già lam được dùng để chỉ chung các nơi chùa chiền.

6/ Sa môn là gì ? Sa môn là âm tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Cần tức. Cần là siêng năng, tức là dứt trừ. Sa môn nghĩa là người siêng năng thực hành các điều lành dứt trừ các điều ác.

7/ Xuất gia nghĩa là gì ? Xuất là ra khỏi, gia là nhà. Xuất gia là ra khỏi nhà. Xuất gia trong đạo Phật có 3 nghĩa:

- Xuất thế tục gia: là ra khỏi nhà thế tục.

- Xuất phiền não gia: là ra khỏi mọi phiền não.

- Xuất Tam Giới gia: là ra khỏi 3 cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Ba cõi này bao gồm toàn bộ chúng sanh trong sanh tử luân hồi, nên ra khỏi ba cõi cũng có nghĩa là thoát khỏi vòng sanh tử. Đây là ý nghĩa xuất gia cao nhất.

8/ Hãy cho biết Tứ Chúng là gì ? Tứ chúng là 4 hàng đệ tử của Phật. Gồm có:

Tỳ kheo và Tỳ kheo ni: 2 chúng xuất gia

Ưu bà tắc và Ưu bà di: 2 chúng tại gia hay còn gọi là cận sự nam và cận sự nữ. Nghĩa là những người dần Tam Bảo làm những việc hộ trì Tam Bảo. Ngày nay thường gọi là Cư sĩ nam và Cư sĩ nữ.

9/ Hãy cho biết Tứ hoằng thệ nguyện là gì ? Là 4 điều thệ nguyện rộng lớn của chư Phật. Bồ Tát khi phát tâm cũng phát 4 nguyện này.

- Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ: chúng sanh nhiều không tính đếm được, cũng nguyện độ hết.

- Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn: phiền não nhiều vô tận, thệ nguyện dứt trừ.

- Pháp môn vô lượng thệ nguyện học: pháp môn của Phật nhiều không lường, nguyện học hết tất cả.

- Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành: là tu tập cho kỳ được quả vị vô thượng để thành Phật.

10/ Ý nghĩa hoa sen trong Phật Giáo ? Hoa sen có 4 tính chất đặc biệt:

- Ở chỗ bùn lầy mà không dính dơ (tượng trưng cho sự vô nhiễm)

- Hoa và quả kết thành một lượt (tượng trung cho nhân quả đồng thời).

- Loài ong bướm không đáp xuống mà hút lấy mùi thơm được (tượng trưng cho sự đoạn diệt tất cả dục lạc).

- Phụ nữ không dùng hoa sen mà trang điểm (tượng trưng cho sự thanh khiết, không bị các pháp thế gian làm vẫn đục).

Chính vì 4 tính chất ấy mà hoa sen được coi là tinh khiết và còn mang ý nghĩa từ trong thế gian mà thoát khỏi thế gian, nên được lấy làm chỗ đứng, chỗ ngồi của chư Phật, Bồ Tát, làm biểu tượng cho Phật Giáo.

11/ Chữ vạn trong Phật Giáo ?

[CENTER]https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/970891_605563826154574_17230763_n.jpg[/CENTER]

Hiện nay người ta đang tranh cãi là chữ vạn xoay qua trái hay qua phải. Nhưng thường thấy viết theo cách xoay qua phải nhiều hơn.

Ý nghĩa: biểu trưng cho lòng từ bi và trí tuệ vô hạn của Phật, và hình ảnh xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận chuyển vô cùng, lan tỏa khắp mười phương để cứu hộ chúng sanh.

12/ Khất thực nghĩa là gì ? Khất thực nghĩa gốc là xin ăn. trong Phật Giáo, khất thực là cách nuôi thân chân chánh của người xuất gia. Khất thực đem lại 4 lợi ích cho vị tu sĩ:

a/ Tâm trí rảnh rang, không bận rộn vì kế sinh nhai, để tiến tu giải thoát.

b/ Trừ tâm kiêu căng ngã mạn, vì đi xin ăn làm sao đứng cao hơn thiên hạ.

c/ Không thể tham ăn ngon. vì ai cho gì thì ăn nấy, không thể lựa chọn.

d/ Không bận rộn nấu nướng. có nhiều thời gian để hành đạo, giáo hóa chúng sanh.

Khất thực cũng đem lại 3 lợi ích cho Phật Tử:

a/ Tạo cơ hội cho người tu bố thi đoạn trừ lòng tham lam keo kiệt.

b/ Tạo cơ hội tương giao để giáo hóa người.

c/ Nêu gương sống giản dị thiểu dục tri túc cho người đời noi theo.

Ngày nay do điều kiện phát triển của xã hội nên người xuất gia không còn đi khất thực nữa mà có Phật tử đem thức ăn đến cúng dường, nấu nướng. Tuy nhiên vẫn phải sử dụng với tinh thần khất thực như đã nói ở trên.

13/ Cà sa là gì ? là y phục của người xuất gia

Nguyên gốc ngày xưa khi Thái tử Tất Đạt Đa bỏ cung vàng ra đi tìm đạo, Ngài đã cởi áo hoàng bào mà nhặt một tấm vải vàng xứ Ấn Độ, thường dùng để khoác cho những tội nhân bị hành quyết. Ngài muôn nói rằng, chúng sanh cũng như những tội nhân kia, khi sinh ra là đã lãnh một bản án tử hình, cần phải tu tập để giải thoát.

Và áo cà sa còn được kết lại từ nhiều mảnh nhỏ (là những giẻ vụn mà người đời bỏ đi). có hình giống như cánh đồng với nhiều thửa ruộng. Ý nghĩa tượng trưng cho ruộng phước của chúng sanh. Khi chúng sanh tôn kính, cúng dường người xuất gia thì sẽ được phước báu. Cho nên áo cà sa còn được gọi là phước điền y.

14/ Tứ đại là gì ? là bốn thứ có đặc tính chu biến khắp cùng. Gồm có:

- Địa đại là chất đất, tượng trưng cho tính cứng chắc, chứa đựng vạn vật.

- Thủy đại là chất nước, tượng trưng cho tính ướt mát, tươi nhuận của vạn vật.

- Phong đại là gió tượng trưng cho tính chuyển động sanh trưởng của vạn vật.

- Hỏa đại là lửa tượng trưng cho tính nóng, năng lượng làm ấm áp vạn vật

Thân thể con người thường được gọi là thân Tứ Đại, vì cũng được hợp thành từ 4 thứ này:

- Địa đại: cơ, xương...

- Thủy đại: máu, các tuyến dịch..

- Phong đại: hơi thở ra vào, sự chuyển động

- Hỏa đại: nhiệt độ cơ thể.

15/ Hữu tình, vô tình là gì ?

Vô tình thế gian: là những loại do tứ đại tích tụ mà thành, không có tình thức. Ví dụ: đất, đá, cây cỏ, ruộng vườn, nhà cửa, sông núi...

Hữu tình thế gian: là những loại có tình thức còn gọi là chúng sanh. Ví dụ: người, trời, atula, súc sanh...

16/ Tứ sanh là gì ? có 4 loại:

- Thai sanh: là loài sanh bằng bào thai (người, heo, bò...)

- Noãn sanh: là loài sanh bằng trứng (gà, vịt, rắn, cá...)

- Thấp sanh: là loài sanh nơi ẩm thấp (côn trùng, mối, dòi...)

- Hóa sanh: là loài sanh do biến hóa như chư Thiên (loài Trời) , các loài địa ngục

17/ Lục căn là gì ? là 6 cơ quan, 6 cội gốc của cơ thể.

- Nhãn căn là con mắt dùng để nhìn tất cả các hình sắc.

- Nhĩ căn: là lỗ tai dùng để nghe tất cả các âm thanh.

- Tỉ căn là lỗ mũi dùng để ngửi các mùi.

- Thiệt căn là lưỡi dùng để nếm các vị.

- Thân căn là thân thể dùng để nhận các xúc cảm.

- Ý căn là tâm ý dùng để nhận biết, suy nghĩ

18/ Lục trần là gì ? Là 6 cảnh bên ngoài được nhận biết nhờ lục căn.

a/ Sắc trần: là những hình dáng, màu sắc, chất liệu nhờ mắt nhìn thấy.

b/ Thanh trần: là những âm thanh. nhờ tai nghe thấy.

c/ Hương trần: là những mùi hương do mũi nghe thấy.

d/ Vị trần: là những mùi vị do lưỡi nếm thấy

e/ Xúc trần: là sự đụng chạm của da đối với mọi vật chung quanh.

f/ Pháp trần: là bóng dáng của 5 trần còn lưu lại trên ý thức, là đối tượng nhận biết của ý.

19/ Thất tình lục dục là gì ?

_ Thất Tình là 7 thứ tình cảm của con người phàm tục:

- Hỷ: vui mừng

- Nộ: giận dữ

- Ái: yêu thương

- Ố: ghét

- Ai: khổ sở, đau buồn

- Cụ: sợ sệt

- Dục: ham muốn

_ Lục dục là 6 thứ làm con người mê đắm, vướng mắc, không an ổn đều do 6 căn chạy theo 6 trần:

- Mắt tham đắm hình sắc xinh đẹp.

- Tai tham đắm âm thanh hay lạ.

- Mũi tham đắm hương thơm.

- Lưỡi tham đắm vị ngon.

- Thân tham đắm xúc chạm êm ái.

- Ý tham đắm những tư tưởng hài lòng.

20/ Bát phong là gì ? Là 8 ngọn gió độc làm lay động lòng người, tổn thương thiện căn tu hành, gồm có:

- Lợi: là sự dồi dào về thiện tài, lợi dưỡng.

- Suy: là sự hao tổn về tiền tài, lợi dưỡng.

- Hủy: bị người đời nói xấu, hủy báng.

- Dự: được người đời tán thán, khen ngợi.

- Xưng: được tôn xưng, kính trọng.

- Cơ: bị chê bai, khinh rẻ.

- Khổ: bị đau khổ, hoạn nạn.

- Lạc: vui sướng khi được như ý.

Chúng sanh đứng trước 8 ngọn gió ấy, bọ nó thổi mà tâm không lay động thì cuộc sống được an lạc, giải thoát.

Trích đố vui Phật pháp do Phật tử Diệu Kim biên soạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]