Trang trong tổng số 3 trang (26 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

svba1608

VÔ Ý

Ai đem CAY ĐẮNG vứt bên đời,
Vô tình dẫm phải khổ thân tôi.
Những giọt thời gian không rửa hết,
Gậm nhấm lòng ta rách tả tơi.

Đã thế ai đem cái XÁC XƠ,
Ném bừa trong gió_chẳng đâu ngờ,
Một đêm lặng gió rơi vào mộng,
Để giấc chiêm bao cứ vật vờ.

Nhất quyết tìm mua lấy NIỀM VUI,
Để giữ trên môi mãi nụ cười.
Họ gói nhầm cho niềm đau khổ,
Đành giấu trong tâm cả cuộc đời.

(Sưu tầm từ blog khlaphnum)
Đời vốn phù du mặc kệ đời
Ta theo ngày tháng cứ tươi vui.
http://vn.myblog.yahoo.com/meomun-blog
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.Head4Unicode, li.Head4Unicode, div.Head4Unicode {mso-style-name:Head4Unicode; mso-style-parent:""; mso-style-link:"Head4Unicode Char"; mso-style-next:Normal; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; mso-outline-level:4; font-size:15.0pt; mso-bidi-font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-no-proof:yes;} span.Head4UnicodeChar {mso-style-name:"Head4Unicode Char"; mso-style-locked:yes; mso-style-link:Head4Unicode; mso-ansi-font-size:15.0pt; mso-ansi-language:EN-US; mso-fareast-language:EN-US; mso-bidi-language:AR-SA; mso-no-proof:yes;} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

svba1608

Mối tình đầu
Bình Nguyên Trang

Ngày quắt quay nỗi nhớ
Đêm dằng dặc niềm mong
Trăng mười lăm đang vỡ
Ta vào ta âm thầm

Cuối con đường mùa đông
Những cột đèn không ngủ
Như mắt người năm cũ
Còn dư âm đến giờ

Người đi như chuyện xưa
Không một lời ngoái lại
Tháng năm lùi xa mãi
Ngỡ chìm vào bình yên

Ta ngỡ lòng đã quên
Chút tình xưa khờ dại
Thế mà dằng dặc đêm
Thế mà lòng tê tái

Thế mà chân đi mãi
Không qua mối tình đầu
Đời vốn phù du mặc kệ đời
Ta theo ngày tháng cứ tươi vui.
http://vn.myblog.yahoo.com/meomun-blog
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hột mít

Một bài thơ hay em được đọc thấy trên nhiều trang web và blog nhưng chưa thấy trên thivien của mình:

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là con mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời anh yêu mẹ,mẹ ơi!

Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lồng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con được yêu thế đấy
Con cũng là người đàn bà thứ hai...

Mẹ đừng buồn những chiều hôm, những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh

Con chỉ là cơn gió mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng chỉ có một tinh yêu âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi!

Anh ấy có thể sống với con suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay trong ngày mai,có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào,con chỉ là người đàn bà thứ hai.
*Hạ quay lưng bỏ mùa thu vừa đến
Để bên thềm một bóng lá buồn thênh*
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Đó là bài thơ "người đàn bà thứ hai" của Phan Thị Vĩnh Hồ trên tintuc.vnn.vn. Câu cuối là:

...
Anh ấy có thể sống với con suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay ngày mai,có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào,con cũng chỉ thứ hai.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

ĐỈNH NÚI

Ta ngự giữa đỉnh trời
Canh một vùng biên ải
Cho làn sương mong manh
Hóa trường thành vững chãi

Lán buộc vào hoàng hôn
Ráng vàng cùng đến ở
Bao nhiêu là núi non
Ríu rít ngoài cửa sổ

Những mùa đi thăm thẳm
Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già

Áo lên màu mốc trắng
Tóc đầm đìa sương bay
Lời yêu không muốn ngỏ
E lẫn vào gió mây

Bỗng ngời ngời chóp núi
Em xòe ô thăm ta
Bàng hoàng xô toang cửa
Hóa ra vầng trăng xa…

1998
TRẦN ĐĂNG KHOA



Trần Đăng Khoa làm bài thơ này từ năm 1998 mà tôi cứ ngỡ như thi sĩ nổi tiếng này vừa mới viết xong. Tôi hình dung ra anh đang đứng trên một đỉnh núi nào đó của vùng Cực Bắc Tổ quốc thân yêu, trong màu áo lính biên phòng vừa nheo nheo mắt tủm tỉm cười vừa đọc thơ:
Ta ngự giữa đỉnh trời / Canh một vùng biên ải / Cho làn sương mong manh / Hóa trường thành vững chãi.
Nhân vật trữ tình đã hiện ra ngay từ đầu, rất đàng hoàng, đĩnh đạc: anh lính biên phòng. Và, cũng cần phải khẳng định ngay rằng những người lính mang quân hàm màu lá cây ấy rất trẻ. Trẻ thì mới xưng danh một cách phong độ ngạo nghễ như thế ấy. Ta ngự giữa đỉnh trời. Không phải tôi mà ta; ta có thể là một nhưng cũng có thể là nhiều. Một chiến sĩ hay một đội ngũ, đều đúng cả. Chững chạc. Đàng hoàng. Cái chững chạc đàng hoàng của người biết rõ vị thế và phận sự của mình. Dường như có cả sự ngang tàng hóm hỉnh trong đó. Bởi nó là ngự (cao sang, tự hào) chứ không phải là  đứng, đi , ngồi thông thường. Chất lính trẻ đã tràn vào thơ, ùa vào câu chữ một cách hồn nhiên và khéo léo. Chả trách bài thơ trẻ lâu thế, hơn thập kỷ rồi mà nó vẫn roi rói tuổi hai mươi.
Trên đỉnh trời vòi vọi cheo leo ấy, cảnh vật thật nên thơ, thiên nhiên gắn bó bạn bầu với con người, lãng đãng tíu tít bên nhau:
Lán buộc vào hoàng hôn/ Ráng vàng cùng đến ở/ Bao nhiêu là núi non/ Ríu rít ngoài cửa sổ
Cái thực vào cái ảo đã hòa trộn vào nhau, đất trời mênh mông không còn xa xôi nữa mà đó chính là một phần cuộc sống, nói đúng hơn là một phần tâm hồn của chiến sỹ ta. Chính cách thể hiện này gợi ra nhiều liên tưởng đẹp về đất nước, vùng biển, người lính với chiều sâu lung linh của nó.
Tuy nhiên, nếu theo cái đà này cuộc sống vô cùng gian khổ và thiệt thòi của người lính trấn giữ biên ải sẽ bị thi vị hóa. Trần Đăng Khoa biết dừng lại ở đó để rẽ qua một lối khác, tiếp cận đúng và gần hơn với “tình cảnh” của bao người lính biên phòng
Những mùa đi thăm thẳm/ Trong mung lung chiều tà/ Có bao chàng trai trẻ/ Cứ lặng thinh mà già.
Hay! Nào có nói gì cụ thể đâu về gian khó thiệt thòi của người lính mà sao những điều đó cứ lặng lẽ thấm vào ta. Ai đã từng bám trụ nơi rừng xanh núi đỏ, góc bể chân trời đã từng biền biệt xa quê hương, xa gia đình mới thấu hết sự thăm thẳm dằng dặc của thời gian, cái mung lung xao xác của không gian. Trong cái thời gian, không gian ấy là những chàng lính trẻ của ta Cứ lặng thinh mà già. Già đến mức lúc nào chẳng hay, lặng lẽ già không mấy người biết rõ. Thủ pháp đối nhau được sử dụng ở đây (các chàng trai vui nhộn trẻ trung đối với sự lặng lẽ âm thầm già đi của người lính). Thử hỏi, trong hoàn cảnh đất nước hòa bình có sự hy sinh nào lớn hơn thế.
Nói đến tuổi trẻ không thể không nói đến tình yêu. TÌnh yêu đôi lứa trong hoàn cảnh này vẫn là cái gì đó còn xa xôi với người lính. Từ một đúp quay cận cảnh cái gian khổ vất vả của người lính hiện lên rõ hơn  Áo lên màu mốc trắng/ Tóc đầm đìa sương bay nên chi Lời yêu không muốn ngỏ/ E lẫn vào gió mây. Nếu nói có nỗi buồn nhẹ nhẹ giấu vào trong đó cũng chẳng sao. Bởi, bằng tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc họ đã vượt qua gian truân để bảo vệ lãnh thổ, họ chính là một phần của bức trường thành vững chãi của non sông Việt nam.
Khổ kết là sự kết hợp hiệu quả cao giữa lãng mạn và hiện thực, là cách gói – mở bài thơ một cách tài hoa bay bổng:
Bỗng ngời ngời chóp núi/ Em xòe ô thăm ta?/ Bàng hoàng xô toang cửa/ Hóa ra vầng trăng xa…
Không gian chẳng được rộng mở như ban ngày nhưng sự chật hẹp ấy chả ngăn được sự tưởng tượng đẹp đẽ thơ mộng của người lính (cô gái xòe ô tới thăm mình = ước mong tình yêu). Dẫu phải bàng hoàng trước thực tế không như mình nghĩ nhưng tâm hồn người lính vẫn trải rộng theo ánh trăng ngàn. Vầng trăng xa tỏa sáng núi non bờ cõi cũng là hiện hữu của khát vọng yêu thương trong lòng người lính biên cương.

Lời bình của NGUYỄN HỮU QUÝ. Báo Văn Nghệ số 35 + 36 (ra ngày 29/8 và 5/9/2009)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hay! Sao không gửi vào kho thơ Trần Đăng Khoa?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Cảm ơn Letam đã gợi ý. Mình đã gửi rồi sau gợi ý của bạn, có điều mình vẫn muốn gửi tiếp các bài sau vào đây do cái tên của Topic này dễ được mọi người tìm đọc hơn là  họ phải  tìm vào tận Thi viện Thơ để đọc bạn à.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

BÃO

Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã

Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi.

  1957
  Tế Hanh


 

Chỉ hai câu thơ đầu vỏn vẹn 9 từ mà nhà thơ Tế Hanh đã mô tả được hết “bản chất” của cơn bão. Đây là cơn bão lớn. Cơn bão lớn – mạnh đến độ làm nghiêng cả đêm tối, lệch cả không gian. Sự tàn phá của cơn bão thật ghê gớm cây gãy cành bay lá.  Sức gió chắc chắn là rất mạnh rồi, phải là gió xoáy và giật trên cấp 12. Lại nữa, phải là tâm bão thì mới đổ gãy cành cây, mới tả tơi của lá. Thiết tưởng mọi cảnh vật, sinh linh khó giữ nguyên hiện trạng và khó có thể “vượt qua “ được trận cuồng phong đó của thiên nhiên
Hai từ  “nghiêng đêm” , nhà thơ sử dụng thật tinh tường, “chân tướng” dữ dằn của cơn bão được phơi bày đến tận cùng. Đất trời như sắp bị đảo lộn – không gian như bị xén vụn bới sự quăng quật của gió giật, bởi âm thanh náo loạn của đổ gãy cây cối. Điều kỳ diệu là trong cơn bão đó, con người lại không bị ngã. Vì sao vậy? Vì con người đã biết “gắn kết” lại với nhau. Hơn thế, đó là sự gắn kết của tình yêu. Tình yêu truyền cho con người thêm sức mạnh  Ta nắm tay em / Cùng qua đường cho khỏi ngã . Mới hay, đã là sức mạnh của tình yêu thì không có cơn bão nào, hay một trở lực hung hãn nào ngăn phá được!?
Đại từ nhân xưng  “ta”  trong bài thơ chính là chủ thể tình yêu, rất có tâm thế, tự tin, từng trải, giàu kinh nghiệm, rất chủ động   ta  nắm tay em   và cả hai   cùng qua đường , cùng đi về một hướng và hẳn nhiên là phải biết cách đi thì mới  cho khỏi ngã.
Câu thơ nói chuyện vượt qua đường của con người trong cơn bão thôi nhưng ngẫm thật thấm thía bởi hàm ý sâu xa. Nói chuyện đời thường, nói chuyện tình yêu mà toát lên được truyện đại sự.
Trở lại bài thơ. Bão lớn đến cỡ nào rồi cũng phải tan, phải tạnh.  Cơn bão tạnh lâu rồi / Hàng cây xanh thắm lại  cũng là chuyện bình thường của quy luật thiên nhiên. Sau một thời gian, sự tàn phá của bão đã được xóa đi, thay vào đó là sự trường tồn của cảnh vật. Cái sự  cây gãy cành bay lá  đã không còn nữa mà là đây   hàng cây xanh thắm lại   như lúc đầu chưa có bão xảy ra. Nghịch lý thay! Cơn bão do thiên nhiên tạo ra đã tan rồi thì “cơn bão lòng của tình yêu”  lại trỗi dậy. Câu thơ    Nhưng em đã xa xôi   tiếp theo đem đến cho người đọc một cảm thức mới – một tình huống mới xảy ra là   em đã xa xôi   – em không còn ở  bên ta  (bên anh)- nữa, em đã xa cách  ta  rồi. Từ      nhưng  đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh thêm  tính nguyên nhân, tính lý do  của cái sự   em đã  xa xôi . Biết vậy mà người đọc vẫn thấy đột ngột (?!) giữa hai người. Chủ thể tình yêu là  ta  như thốt lên đau xót, từ đây em không còn thuộc về  ta  nữa. Ta không còn có em nữa. Còn lại  ta  đơn chiếc lẻ loi với cơn bão lòng thổi mãi mà không. Một mình  ta  dễ gì vượt qua  cơn bão lòng, cơn bão tình yêu.
Lạ chưa? Cơn bão lòng nghiệm ra còn ghê ghớm hơn cả cơn bão thiên nhiên. Cơn bão thiên nhiên còn có giới hạn thời gian còn  cơn bão lòng ta  cứ thổi mãi,  thổi mãi em có biết không?
Bài thơ ra đời năm 1957, thế kỷ trước, nay đọc lại, tưởng như nhà thơ vừa viết xong chưa ráo mực . Tế Hanh – nhà thơ trụ cột một thời của dòng thơ đấu tranh thống nhất đất nước nhà với   Nhớ con sông quê hương,  Bão    cùng rất nhiều bài thơ hay khác của ông đã hóa thân vào tâm hồn dân tộc Việt.

Lời bình của MINH QUANG đăng trên báo Văn Nghệ số 35 + 36 (ra ngày 29/8 và 5/9/2009)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.Head4Unicode, li.Head4Unicode, div.Head4Unicode {mso-style-name:Head4Unicode; mso-style-parent:""; mso-style-next:Normal; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; mso-outline-level:4; font-size:15.0pt; mso-bidi-font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-no-proof:yes;} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Buổi sáng ở Nhà Bè


Sông Nhà Bè buổi sáng nước lên cao
Đàn vịt trắng
Bơi xuôi theo chiếc thuyền con bé tí
Người chăn vịt ngân nga câu vọng cổ

Bà nội già tóc bạc
Một mình ra sông xách nước

Vườn nhà rộng
Tiếng chim kêu buồn bã

Bà như căn nhà xiêu vẹo
Em thương bà nội già tóc bạc
Một mình ra sông xách nước.


Hoàng Sơn Trà


(Đăng báo Tuổi Trẻ hồi thập niên 1980, lúc đó tác giả 13 tuổi)

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (26 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối