Trang trong tổng số 9 trang (84 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

vịt anh

huongnhu đã viết:
Minh Bình đã viết:
ĐÚng rồi! Ngô hấp chứ không luộc bỡi vì luộc sẽ mật vị ngọt,thơm.Khi ráo nước thường người ta nướng cả bẹ ngô trước ( Hoặc phơi nắng một vài tiếng đồng hồ) Sau đó mới bóc ra và quay đều trên than. Chúc "Vịt Con" dễ thương làm thử thành công. Vịt là hay ăn sống lắm đấy nhá!
Ai chứ Dzịt anh dám nuốt luôn cả chái, khỏi nướng mất công! hahahaaha
Oạp,nuốt luôn cả chái thì cái mỏ hông có khép lại được :|
Đọc lại mới thấy là Minh Bình huynh gọi mình là vịt con dễ thương :-b
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

co_be_buon

NamLan đã viết:
@Cobebuon,

Mình cũng hay rang cơm kiểu này, cho trứng vào lúc cơm nguội hạt cơm sẽ rất vàng. Mình chưa bao giờ cho kim chi. Mình nghĩ cho kim chi cơm sẽ ngon hơn vì có vị kim chi thơm và giòn. Món này hai Vịt nhà mình khoái lắm.

Thanks nhé
Đối với các bé thì còn món này rất hay nà, chị làm thử rùi cho CBB biết ý kiến nhé.
Đây là món ăn làm từ gà, thành phẩm rất thơm, màu đẹp, yêu cầu cảm quan và trình bày cũng rất cầu kỳ. Tuy nhiên món này dễ ăn, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ vì nó mang phong cách nước Nga nhưng lại không quá Tây và rất mềm nữa.
CBB cũng ko biết nên gọi tên là gì, tạm gọi là món gà xì dầu nhé.
Nguyên liệu:
Đùi gà công nghiệp - Cái này nhắc nhỏ các chị em là nên mua đùi gà công nghiệp chứ đừng có mua gà ta hay gà di. Bởi đùi gà công nghiệp mềm mà khi chế biến vẫn không bị khô, bở.
Xì dầu, hạt tiêu, đường.
Cách làm như sau:
1- Sơ chế:
Đùi gà mua về rửa sạch, lọc xương. Hoặc có thể nhờ người bán hàng lọc hết xương rồi mang về rửa, nhớ là khi rửa nếu thấy cần thiết thì bóp qua với muối cho sạch hết mùi của da gà rồi rửa lại với nước sạch.
Thái miếng vừa ăn hoặc nếu muốn thái sau khi chế biến cũng được. Thông thường nhà CBB thường để nguyên miếng to gần bằng bàn tay ấy để cho vào chế biến rồi mới dùng kéo cắt(hị hị, ko xương mờ, đỡ phải rửa thớt.
2- Quy trình ướp gà:
Dùng tô nông thôi, lấy xì dầu ra, cho đường và một chút nước vào, tỉ lệ 3 xì dầu thì 1 nước (đối với nhà có khẩu vị nhạt, còn nếu với gia đình quen ăn đậm đà chút thì ko cần cho thêm nước cũng ko sao), chừng được khoảng nửa non tô thì cho thêm đường, lượng đường vừa phải thôi, cho nhìu đường sẽ rất khó ăn. Quậy cho tan đường sau đó bỏ gà vào ướp. Món này yêu cầu phải ướp từ 1 đến 2 tiếng lận.
3- Quay gà = lò vi sóng
Sau khi ướp đủ thời gian, nếu làm nhìu gà thì san gà ra làm 2 phần, nhớ dùng nilon chuyên dùng bọc thức ăn bọc kín miệng tô rồi cho vào lò vi sóng quay trong 10 phút. có thể quay trong 5 phút, sau 5 phút ấy, để cho nguội chút xíu rồi quay thêm 5 phút nữa là okie.
Nhớ là phải dùng lò vi sóng nếu làm theo cách khác như đun lên hay hấp thì đều làm cho gà ko mềm mà ngược lại còn bị bở hoặc bã khi ăn. vì vậy món này chỉ thích hợp với nhà chị em nào có trang bị lò vi sóng thui--(hic, cái này bất tiện nhỉ)
4- Chao
Để lửa to.Cho dầu ăn vào chảo, khoảng nửa bát con(chén-theo cách nói trong Nam), đun sôi dầu ăn, cho gà và cả nước ướp gà vào(ít gà và ít nước một nhá, nên dùng chảo rộng và sâu) vào chao lên khoảng 1 phút thì gắp ra.(dùng đũa dài, đảo cho miếng gà chạy vòng quanh chảo liên tục, thấy hết nước gà thì lại dùng muôi múc vào chảo thêm).
5- Trình bày:
Món này ăn ghém với dưa chuột tươi, xà lách, cà chua sống và sốt mayonnaise. Nên lót xà lách xuống dưới, cà chua và dưa chuột thái lát mỏng xếp xung quanh đĩa và xếp gà lên trên xà lách. Nếu có thể thì ăn kèm với món dua góp là cà rốt và su hào ngâm dấm sẽ đỡ ngấy và ngon. Nước chao gà còn thừa trút ra bát dùng để chấm bánh mì. Mỗi ần ăn món này là nhà CBB lại lên tận BigC xếp hàng để mua bánh đấy. Chúc các chị em thành công.

ps: Món dưa góp có thể chuẩn bị như sau: Su hào và cà rốt, thái mỏng(tỉa hoa nếu có time. Bóp với muối, để khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch.bóp với đường trong khoảng nửa tiếng. Để đường tan hết thì trút dấm vào, nên cho thêm tỏi và ớt. Khi trút ra đĩa thì trước khi trút nên cho thêm ít tỏi ớt băm sẽ đẹp và thơm hơn nhìu. Món này có thể chuẩn bị từ hum trước bằng cách làm xong trút vô hộp nhựa,ngày đầu để ngoài cho ngấm các thứ gia vị, bắt đầu từ ngày 2 cho vô tủ lạnh để bảo quản tránh bị chua.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phanhong

Mình xin cung cấp một món ăn khoái khẩu, đó là GÀ TẦN THUỐC BẮC.
Mình làm rất đơn giản như sau:
( cho 4 người ăn):
* Mua 2 con gà nhỏ cỡ sáu, bảy lạng, chẻ làm 4 giá độ bốn năm mưoi ngàn tuỳ theo giá chợ.
* Mua hai hộp thuốc bắc có sẵn ở hàng lá, sáu ngàn một hộp và thêm nửa lạng thục giá ba ngàn đồng.
* Mua hai mớ ngải cứu non độ hai ngàn.
Vị chi là năm mươi bảy, sáu mươi bảy ngàn đồng Việt Nam gì đó.
Cách làm: Cho thuốc bắc và thục vào nồi áp suất với bốn bát nước ( đủ cho bốn người ăn ), đun sôi rồi vặn nhỏ lửa đun một tiếng rưỡi. Khi hết hơi mở nồi áp suất cho bốn mảnh gà và rau ngải cứu đã trần qua cho đỡ đắng, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa đun thêm 15 phút. Chén với bánh mì, tuyệt hảo. Các bạn cứ theo đúng cách này mà xem, không cần cầu kỳ tìm vị thuốc gì đâu.
Ngồi buồn lên mạng lang thang
Tìm trong ảo ảnh hào quang chói ngời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

vịt anh đã viết:
huongnhu đã viết:
Minh Bình đã viết:
ĐÚng rồi! Ngô hấp chứ không luộc bỡi vì luộc sẽ mật vị ngọt,thơm.Khi ráo nước thường người ta nướng cả bẹ ngô trước ( Hoặc phơi nắng một vài tiếng đồng hồ) Sau đó mới bóc ra và quay đều trên than. Chúc "Vịt Con" dễ thương làm thử thành công. Vịt là hay ăn sống lắm đấy nhá!
Ai chứ Dzịt anh dám nuốt luôn cả chái, khỏi nướng mất công! hahahaaha
Oạp,nuốt luôn cả chái thì cái mỏ hông có khép lại được :|
Đọc lại mới thấy là Minh Bình huynh gọi mình là vịt con dễ thương :-b
Vịt anh,
Chớ mà lang thang vào bếp ngộ nhỡ mấy bà nội chợ tiện tay là Vitanh thành vịt quay là nguy lắm.
Tìm chỗ khác chơi cho an toàn nhé:d:d:d
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phanhong

Chào cả nhà, bốn ngày nghỉ quả là thú vị. Chả biết đi đâu lại mở bài nấu nướng. Hôm nay là món LƯƠN OM GIỀNG MẺ. Vừa chén xong, vào đây "khoe ngon".
Cho 4 người ăn.
* Nửa cân lươn, giá 70 ngàn, được ba con, lọc thịt, cắt làm 12 khúc.
* Ba lạng thịt nạc vai xay nhỏ giá 20 ngàn.
* Một cái hoa chuối nhỏ giá 2 ngàn.
* Một cân hai bún giá 10 ngàn.
* Vị chi là 102 ngàn, còn 8 ngàn lẻ mua rau răm, lá lốt, giềng xay, mộc nhĩ, mẻ, hành hoa, một quả trứng.
( Mình cứ hay tính toán chi li vì khi con cái mua gì, hỏi giá chúng thường không nói và bảo: NÓI MẸ ĂN SẼ MẤT NGON. Ôi! con với cái! Có bạn thanh niên nào giống thế không? )
* Ướp lươn bằng mẻ, nghệ, mì chính, bột canh độ một tiếng. Đun xương lươn, giã lọc lấy nước ngọt.
* Trộn thịt với hành hoa thái nhỏ, mộc nhĩ ngâm thái chỉ, nghệ, bột canh, mì chính, hạt tiêu, một quả trứng đánh tan hoà vào cho thịt không bị rời rạc.
* Thái hoa chuối, luộc lên, cho luôn hành hoa vào trần để làm sợi buộc lươn.
* Đặt miếng lươn có mặt da lên trên, cho thịt vào cuốn, lấy hành trần buộc lại rồi cho vào chảo rán qua ( chỉ đặt vào chảo dầu sôi một tí rồi lật lại và gắp ra luôn ), KHÔNG ĐỂ CHO CHÍN thì sau lươn mới giòn.
* Xếp cuộn lươn rán vào đáy nồi ( xoong thường không phải nồi áp suất ) rồi cho hoa chuối luộc, giềng xay, trên cùng là rau răm, lá lốt thái nhỏ.
* Đổ nước xương lươn và nước lã cho ngập nồi hầm,lọc vào một thìa mẻ rồi nêm bột canh cho vừa ăn. Đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun thêm 25 phút, cho mì chính, bắc nồi ra và vào bàn.
Khi ăn cho thêm tương ớt rất hợp vị và tăng độ ngon lên nhiều nhiều phần trăm. Các bạn thử làm xem nhé. Chúc ngon miệng.
Ngồi buồn lên mạng lang thang
Tìm trong ảo ảnh hào quang chói ngời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Chả giò
http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/CIMG4118.jpg

Món ăn này là món ăn mà khi bạn hỏi bất kỳ người HL nào họ đều biết. Và hầu như ai cũng muốn có dịp được thưởng thức món ăn này. Và bất kỳ người VN nào cũng đều biết làm phải không?
Hôm qua NL làm cho lớp học của Vịt 40 chiếc để liên hoan. Sau khi chiên xong còn nóng hổi NL đã mang đến trường. Và để lại vài chiếc chụp ảnh này xong thì măm măm.  Một lúc sau Vịt gửi SMS: "Cám ơn mẹ, ai cũng khen chả giò rất ngon".

Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phanhong

Góc ẩm thực dạo này lại vắng rồi. Đành lấp chỗ trống vậy.
GÀ HẦM CỐT DỪA đây!
Cho 4 người ăn.
Một con gà độ một cân (gà làm sẵn).
Chặt thành những miếng to bằng bao diêm. ƯỚp mì chính, bột canh, một gói bột ca ri ông đầu bếp. Cho vào chảo rán vàng. Mua một quả nước dừa và hai lạng dừa nạo. Giã hoặc xay nhỏ dừa, đổ nước vào nhậu kỹ rồi lọc lấy nước cốt dừa. Xếp thịt gà rán vào nồi áp suất. Đổ ngập nước cốt dừa ( nếu thiếu thì cho thêm nước lã ), cho mắm muối vừa ăn. Chẻ hai củ sả cho vào nồi. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa đun thêm 15 phút. Trước khi bắc ra, cho hành củ cắt dài, chẻ làm 3,4. Múc ra bát và măm măm với bún hoặc bánh mì. Dạo này thức ăn đắt quá nên không dám chi li từng đồng nữa. Kính mời cả nhà.
Ngồi buồn lên mạng lang thang
Tìm trong ảo ảnh hào quang chói ngời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mituot88

BÁNH KHỌT
Bánh trứng rồng, hay còn gọi là bánh khọt là món bánh dễ làm và rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt ở Nam Bộ.

Bánh được làm từ bột gạo nên thành phần bánh chủ yếu là tinh bột và một ít chất béo từ nước cốt dừa. Bánh được bày lên đĩa cùng với rau thơm các loại, cải xà lách, dưa leo và một chén nước chấm chua ngọt tạo cảm giác hấp dẫn cho mọi người dù chỉ mới nhìn qua.

Nguyên liệu để làm món bánh này gồm: tôm đồng còn tươi, thịt lợn xay nhuyễn, bột gạo, trứng gà, nước cốt dừa, bột nghệ, nấm hương, tỏi, ớt hiểm, dấm nếp, đường, nước mắm, rau sống gồm xà lách, rau thơm, mùi, và tía tô.

Đầu tiên, khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và nước dừa. Đánh một hoặc vài quả trứng gà trộn đều vào bột làm tăng độ nở và giá trị dinh dưỡng của bánh. Hành lá xắt nhuyễn bổ sung vào bột làm cho bánh thơm ngon. Ngoài ra, bột nghệ cũng được pha chung với bột để tạo bánh có màu vàng đẹp. Bạn cũng cần nêm gia vị như muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn và có thể bổ sung bột mì để tăng độ dòn của vỏ bánh.

Khuôn bánh đặt trên bếp thật nóng, dùng mỡ (hoặc dầu) thoa khắp các khuôn cho thấm. Múc bột đổ vào khoảng phân nửa hoặc 2/3 lỗ khuôn, lần lượt rưới nước cốt dừa đều khắp bề mặt bánh, nêm thịt, tôm và hành lá lên mỗi chiếc bánh, đợi bánh vàng đều, tróc ra, dậy lên mùi thơm của bột và dừa thì dùng muỗng múc từng cái xếp ra dĩa.

Bánh khọt ăn kèm với nước chấm chua ngọt, thêm chút ớt cay và đu đủ, ngó sen bào sợi. Nước chấm cũng phải pha theo một tỷ lệ chính xác để không chua quá và có vị ngọt vừa đủ. Bánh khọt ăn đúng cách phải cuốn với xà lách hoặc rau cải, ăn kèm với các loại rau sống như húng, quế, tía tô... Thật thú vị khi được thưởng thức những chiếc bánh ngon giòn trong một không gian yên tĩnh và đầy lãng mạn.

Theo - VTV
Em là lá,em là hoa
Em là hoa lá hoa mùa xuân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tá hỏa vì “quả bom” trans fat

TP - Tại hội thảo về dầu bơ thực vật do Báo Khoa học & Đời sống tổ chức hôm qua ở Hà Nội, nhiều người không khỏi giật mình trước những thông tin ban đầu về sự chậm trễ phổ biến cho công chúng một hoạt chất độc có trong một số loại dầu thực vật tiêu thụ ở Việt Nam cũng như trong việc áp dụng các chế tài để nhanh chóng loại nó ra khỏi thực đơn.


Từ loạt bài đăng tên Tiền Phong đầu tháng 5-2010 “Sự thật về dầu bơ thực vật”, hầu như tất cả các báo cáo khoa học đều tập trung giải thích, nhấn mạnh đến trans fat, cảnh báo nguy cơ từ trans fat, và khuyến cáo các cơ quan quản lý phải sớm ra tay.

Với không ít quốc gia, cụm từ trans fat gần như đồng nghĩa với sự chết chóc ấy bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa thực phẩm có sử dụng dầu thực vật, phải công bố hàm lượng của nó có trong sản phẩm là bao nhiêu để người tiêu dùng lựa chọn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, một mặt, người tiêu dùng không được khuyến cáo nguy cơ của trans fat và, mặt khác, chưa có bất cứ doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nào bị buộc phải công bố thành phần trans fat trên nhãn hàng hóa và, theo luật hiện hành của Việt Nam, không ghi cũng chẳng bị phạt.

Kẻ thù giấu mặt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất béo chuyển hóa hay trans fat, giống như chất béo bão hòa (saturated fat), làm tăng cao mức lipoprotein và triglycerid, tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL-C) và làm giảm lượng cholessterol tốt (HLD) trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Một quá trình làm cho các động mạch vành bị tắc nghẽn, giảm lưu lượng máu nuôi tim, dẫn đến tình trạng xảy ra các cơn đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và các bệnh mãn tính khác như tiểu đường, v.v.

Nghiên cứu còn cho biết, so với chất béo bão hòa (vốn không có lợi cho sức khỏe), trans fat hay chất béo chuyển hóa gây độc hại gấp đôi cho tim. Chẳng hạn, nếu nạp 20% năng lượng từ trans fat vào cơ thể, nguy cơ mắc chứng tắc nghẽn động mạch vành tim tăng 23%.

Người Mỹ tiêu thụ lượng chất béo bão hòa và trans fat (chất béo chuyển hóa) chiếm 4-5% lượng calorie cần thiết trong mỗi bữa ăn, hơn gấp đôi mức khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ. Vì vậy, mỗi năm, nước Mỹ có 12,5 triệu người mắc bệnh động mạch vành tim và trên 500.000 người chết vì bệnh tim mạch.

Đầu năm 2006, Cơ quan Quản lý Thuốc&Thực phẩm Mỹ (FDA) buộc các nhà sản xuất thực phẩm phải liệt kê đầy đủ trans fat hay chất béo chuyển hóa trong “bảng thông tin dinh dưỡng” (nutrition facts) trên bao bì các loại thực phẩm này.

Tại Việt Nam thì sao?

Theo PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật ATVSTP, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (ATTP), thị trường đang lưu hành khá nhiều sản phẩm có thể chứa chất béo chuyển hóa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hoặc nhập từ nước ngoài, và nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu không ghi thành phần trans fat trên nhãn hàng hóa do luật pháp Việt Nam chưa quy định.

Có thể nói rằng, trans fat hiện nay bị thả nổi, hầu như không được cơ quan nghiên cứu nào khuyến cáo, không bị cơ quan quản lý nào kiểm soát. PGS Sửu lo ngại bản thân bà và các thành viên trong Hội ATTP thực tình không biết bơ thực vật nhập vào Việt Nam được chế biến bằng cách nào, bằng ester hóa hay bằng hydro hóa, quá trình làm phát sinh chất béo chuyển hóa hay trans fat. “Có hay không khả năng họ trộn các sản phẩm này với nhau? Hội chúng tôi từng đề cập đến vấn đề này nhưng chẳng thấy phản hồi gì”, PGS Sửu nói.

Th.S Đào Thị Nguyên, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dầu thực vật, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương, nhận định, nhà máy dầu thực vật T., một trong những nhà máy sản xuất dầu thực vật lớn nhất ở Việt Nam hiện vẫn dùng công nghệ cũ do Mỹ để lại từ trước năm 1975, là công nghệ hydro hóa, khiến cho sản phẩm của nhà máy này có hàm lượng trans fat lên đến 25-30%, trong khi các nước khác quy định hàm lượng đó không được quá 2%(!).

Quản lý, không làm hoặc làm quá chậm

Theo nhà khoa học, đã đến lúc, cơ quan quản lý phải yêu cầu nhà sản xuất và nhập khẩu công bố cách thức chế biến dầu và bơ thực vật bởi, dựa vào cách chế biến, cũng có thể suy đoán thành phần trans fat trong sản phẩm. Người ta hoài nghi lượng trans fat trong các sản phẩm có dùng dầu thực vật ở Việt Nam hiện nay không dưới 5%, thậm chí lên đến 20-30%.

Quả bom trans fat thực ra được báo chí các nước phương Tây bàn đến đã bốn năm nay và, vừa mới đây, được đề cập khá hệ thống trên loạt bài đăng trên Tiền Phong. Các nhà khoa học thực phẩm ở một hội nghề nghiệp hàng đầu về an toàn vệ sinh thực phẩm là Hội ATTP khoe là họ cũng biết câu chuyện về trans fat từ bốn năm nay qua kênh báo chí nước ngoài.

Tuy nhiên, tại hai hội thảo bàn về dầu bơ thực vật sau loạt bài trên Tiền Phong, chuyên gia Hội ATTP không hề cho biết hội đã tác động gì đến cơ quan quản lý, đã làm gì để bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam kể từ khi biết tin. “Chúng tôi có ba bài báo đăng trên tạp chí của Hội”, PGS.TS Phan Thị Sửu, nói. Xem kỹ thì thấy đấy chỉ là ba bài báo dịch và tổng hợp từ báo chí nước ngoài từ bốn năm nay.

Không chỉ PGS Sửu, bản thân PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục ATVS Thực Phẩm, Bộ Y tế, cũng cho rằng Bộ Y tế phải sớm vào cuộc. Nói cách khác, câu chuyện độc hại của trans fat dường như mới chỉ dừng ở các nghiên cứu và hầu như chưa hề trở thành vấn đề nóng trên bàn quan chức quản lý ngành y tế.

Theo bà Lê Việt Nga, Trưởng phòng Quản lý ATTP, Bộ Công Thương, mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ 700.000 tấn dầu thực vật và 100.000 tấn bơ thực vật (margarine). Đáng chú ý, phần lớn sản phẩm được sản xuất theo công nghệ nội địa, trong khi 95% nguyên liệu là nhập khẩu mà thông tin về nguyên liệu đầu vào lại không được đầy đủ.

Về chất béo chuyển hóa (trans fat), bà Nga cho biết, ba năm nay, Bộ Công Thương phối hợp với Codex Việt Nam, đã tiến hành đàm phán về việc ghi chỉ tiêu trans fat trên nhãn. Tháng 6-2010, Bộ Công Thương sẽ tham gia hội thảo khu vực tổ chức tại Malaysia để bàn tiếp về vấn đề này trên cơ sở thống nhất chung của các nước trong khu vực. Bà Nga hy vọng việc bắt buộc doanh nghiệp ghi lên nhãn thực phẩm có dùng dầu thực vật hàm lượng trans fat sẽ sớm được thực hiện trong một hai năm tới ở Việt Nam.

Tuy nhiên, quy định hàm lượng thế nào, Bộ Công Thương không thể làm được nếu không có sự hợp tác của Bộ Y tế. Mà nghiên cứu về tác hại của trans fat hay chất béo chuyển hóa lên sức khỏe người tiêu dùng ở Việt Nam, đến thời điểm này, vẫn gần như là số không. Kể cả kế hoạch khuyến cáo giới hạn trans fat trong sản phẩm liên quan, cũng chưa thấy ai động đến. Không biết bao nhiêu cơ quan nghiên cứu sức khỏe, thực phẩm, và dinh dưỡng của Bộ Y tế làm những việc gì bao lâu nay?

Trans fat là gì?

Chúng tôi để cụm từ tiếng Anh trans fat tên tít bài chỉ muốn lưu ý đấy là cụm từ cần phải đọc kỹ khi mua sản phẩm có sử dụng dầu thực vật của nước ngoài và, đối với sản phẩm trong nước, cần phải có trên nhãn hàng hóa càng sớm càng tốt vì sức khỏe người tiêu dùng.

* Theo tài liệu do Hội ATTP Việt Nam cung cấp, thông tin thực về trans fat hay chất béo chuyển hóa lúc đầu cũng bị che giấu cho đến tháng 6-2006 nhờ sự phanh phui của báo chí. Hồi đó, tạp chí New Scientist có bài mô tả kết quả một thí nghiệm tiến hành trong bảy năm ở Bắc Caroline, Mỹ, theo đó, đàn khỉ 51 con nuôi bằng thực phẩm có chất béo chuyển hóa (trans fat) phát phì với tốc độ cực nhanh. Sau đó, tất cả số khỉ đó đều phát bệnh tiểu đường và tình trạng sức khỏe nói chung tệ hơn nhiều so với nhóm không dùng thực phẩm có trans fat.

Trans fat còn có một tên khác là trans fatty acid. Tiếng Việt có nghĩa là acid béo chuyển hóa hay acid béo dạng trans hay acid béo đồng phân nhân tạo. Có nhà khoa học gọi nó bằng một cái tên đúng với bản chất của nó: Acid béo xấu.            

Một cách lựa chọn dầu thực vật đơn giản để giảm thiểu nguy cơ chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, theo PGS.TS Phan Thị Sửu, nếu thấy bình dầu trong suốt, không bị đông đặc hoặc nổi váng đặc, dù để trong môi trường mát và lạnh là tạm yên tâm.

         Quốc Dũng

Tham khảo thêm:

http://www.tienphong.vn/T...bo-thuc-vat---Ky-III.html


       ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mituot88

HỦ TÍU NAM VANG

Nguyên liệu:

- 1kg hủ tiếu dai

- 500g xương ống

- 200g tim lợn

- 200g gan lợn

- 300g tôm sú

- 100g thịt nạc băm

- 30g tôm khô

- 2 con khô mực

- 6 củ hành tím

- Hẹ, giá, cần tàu, hành lá

- 2 thìa súp tỏi xay

- Hạt nêm, tiêu, đường, nước mắm, muối, dầu ăn.

Mách nhỏ: Gia giảm lượng gia vị tùy theo độ mặn của tôm khô, mực. Nước dùng cần có vị mặn, ngọt vừa miệng.



Cách làm:

1. Xương rửa sạch với muối, hầm với khoảng 4 lít nước cùng hành tím, tôm khô và khô mực nướng. Vớt bọt cho nước trong. Nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1/2 thìa súp muối, 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp đường.

2. Tim, gan luộc chín, thái lát mỏng. Tôm bóc vỏ, chừa đuôi, luộc chín. Đảo sơ thịt nạc băm với 1/2  thìa cà-phê hạt nêm, 1/3 thìa cà-phê tiêu.

3. Phi tỏi vàng giòn với dầu ăn.Trụng chín hủ tiếu, cho vào tô cùng tim, gan, tôm và thịt nạc băm, thêm tỏi phi vàng và hành lá thái nhỏ. Chan nước dùng. Dùng kèm giá, hẹ và cần tàu thái khúc.
(ST)
Em là lá,em là hoa
Em là hoa lá hoa mùa xuân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (84 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối