Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Vanachi

Đây là danh sách các bài thơ Đường:
https://www.thivien.net/searchpoem.php?Country=3&Age=11

Còn đây là danh sách các bài thơ của Trung Quốc:
https://www.thivien.net/searchpoem.php?Country=3
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
13.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Phân thời kỳ một số nhà thơ tiêu biểu đời Đường:

1. Sơ Đường (618-713)

Vương Tích 王績 (585-644)
Thượng Quan Nghi (608-664)
Vương Bột 王勃 (647-675)
Dương Quýnh 楊炯 (650-692)
Lạc Tân Vương 駱賓王 (640-680)
Thẩm Thuyên Kỳ 沈佺期 (-713)
Tống Chi Vấn 宋之問 (656-713)
Trần Tử Ngang 陳子昂 (651-702)
Trương Cửu Linh 張九齡 (673-740)
Hạ Tri Chương 賀知章 (659-744)
Trương Húc 張旭 (658-747)
Đỗ Thẩm Ngôn 杜審言 (645-708)
Trương Nhược Hư 張若虛 (660-720)

2. Thịnh Đường (713-766)

Đường Huyền Tông­ 唐玄宗 (685-761)
Lý Bạch 李白 (701-762)
Đỗ Phủ 杜甫 (712-770)
Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然 (689-740)
Vương Duy 王維 (699-759)
Lưu Thận Hư 劉脊虛 (-741)
Thôi Hiệu 崔顥 (704-754)
Vương Xương Linh 王昌齡 (698-756)
Vương Hàn 王翰 (687-713)
Cao Thích 高適 (702-765)
Tổ Vịnh 祖詠 (699-746)
Lý Kỳ 李頎 (690-751)
Kim Xương Tự 金昌緒 ( ? )
Vương Chi Hoán 王之渙 (688-742)
Sầm Tham 岑參 (715-770)
Bùi Địch 裴迪 ( ? )
Vương Loan 王灣 ( ? )
Thôi Thự 崔曙 ( ? )
Khâu Vi 邱為 ( ? )
Kỳ Vô Tiềm 綦毋潛 (692-749)
Nguyên Kết 元結 (719-772)
Châu Loan ( 766 )

3. Trung Đường (766-835)

Đới Thúc Luân 戴叔倫 (732-789)
Vi Ứng Vật 韋應物 (736-830)
Thường Kiến 常建 ( -749)
Lưu Trường Khanh 劉長卿 (709-780)
Trương Kế 張繼 (-779)
Hàn Hoằng 韓翃 (-766)
Tiền Khởi 錢起 (710-782)
Tư Không Thự 司空曙 (720-790)
Lư Luân 盧綸 (748-800)
Lý Ích 李益 (749-827)
Mạnh Giao 孟郊 (751-814)
Trương Tịch 張籍 (756-830)
Lưu Vũ Tích 劉禹錫 (772-842)
Liễu Tông Nguyên 柳宗元 (773-819)
Bạch Cư Dị 白居易 (772-846)
Nguyên Chẩn 元稹 (779-831)
Giả Đảo 賈島 (793-865)
Đỗ Thu Nương 杜秋娘 (?)
Lý Đoan 李端 (?)
Vương Kiến 王建 (751-835)
Quyền Đức Dư 權德輿 (?)
Trương Hỗ 張祜 (785-849)
Lý Tần 李頻 (?)
Tây Bĩ Nhân 西鄙人 (?)
Lưu Phương Bình 劉方平 (?)
Liễu Trung Dung 柳中庸 ( ? )
Cố Huống 顧況 (725-814)
Hoàng Phủ Nhiễm 皇甫冉 (716-769)
Hàn Dũ 韓愈 (768-824)
Trương Quân ( ? )
Lương Hoàng ( ? )
Vu Lương Sử ( ? )
Trương Thuyết ( ? )
Từ An Trinh 徐安貞 ( ? )

4. Vãn Đường (836-905)

Đỗ Mục 杜牧 (803-852)
Lý Thương Ẩn 李商隱 (813-858)
Chu Khánh Dư 朱慶餘 (797-825)
Trần Đào 陳陶 (812-885)
Ôn Đình Quân 溫庭筠 (812-870)
Vi Trang ­韋莊 (836-910)
Trương Bật 張泌 ( ? )
Trịnh Điền 鄭畋 ( ? )
Hàn Ác 韓偓 (844-923)
Tiết Phùng 薛逢 ( ? )
Tần Thao Ngọc 秦韜玉 ( ? )
Hứa Hồn 許渾 ( ? )
Mã Đái 馬戴 ( ? )
Trương Kiều 張喬 ( ? )
Thôi Đồ 崔塗 ( ? )
Đỗ Tuân Hạc 杜荀鶴 (846-907 )
Tăng Hạo Nhiên 僧皎然 ( ? )
Tư Không Đồ ( ? )
Trịnh Cốc 鄭谷 (849-911)
Hạng Tư ( ? )
Lý Hàm Dụng ( ? )
Chu Phác ( ? )
Tào Đường 曹唐 ( ? )
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Triều Đại Đường Thi

Đường thi: "Càn Long toàn Đường thi" có nói - tổng cộng khoảng 2300 tác giả, 49000 bài đã được chép xuống, thể thơ gồm ngũ tuyệt, thất tuyệt, ngũ luật, thất luật, nghĩ cổ (nghĩ có nghĩa là mô phỏng bắt chước), nghĩ nhạc phủ, tân nhạc phủ, cận thể, cổ thể, trường đoản thiên... chia ra làm 4 thời kỳ:

- Sơ Đường: 618-712, đặt tên là Chính Thủy

- Thịnh Đường: 713-765, đặt tên là Chính Tông, hoặc Đại Gia, hoặc Danh Gia, hoặc Vũ Dực

- Trung Đường: 766-835, đặt tên là Tiếp Vũ

- Vãn Đường: 836-906, đặt tên là Chính Biến, hoặc Dư Hưởng

Có người phân loại như sau: (Thương Lãng thi thoại)

- Đường Sơ thể

- Thịnh Đường thể (năm Khai Nguyên, Thiên Bảo)

- Đại Lịch thể (Đại Lịch thập tài tử)

- Nguyên Hoà thể (Nguyên, Bạch)

- Vãn Đường thể

Lại có người chia ra như sau: (Cao Đống - Đường thi phẩm)

- Từ Ngu Ngụy có tứ kiệt (Vương, Dương, Lư, Lạc) thơ mỹ lệ đến Lưu Hy Di đến Thượng Quan Nghi, thể thơ uyển mị Sơ Đường bắt đầu.

- Thời Khai Nguyên có Trần Tử Ngang, thể thơ cổ phong nhã chính, đến Lý Cư Sơn, văn chương túc lão đến Trầm, Tống, tân thanh, Tô, Trương, đại thủ bút - Sơ Đường bắt đầu thịnh.

- Qua thời Thiên Bảo, có Lý Ông Lâm, phóng dật, Đổ Công Bộ, trầm uất, Mạnh Tương Dương, thanh nhã, Vương Hữu Thừa, tinh trí, Thù Quang Nghĩa, chân suất, Vương Xương Linh, tủng tuấn, Cao Thích, Sầm Tham, bi tráng, Lý Kỳ, Thường Kiến, siêu phàm là thời Thịnh Đường.

- Tới thời Đại Lịch Trinh Nguyên,có Vi Tô Châu, nhã đam, Lưu Tùy Châu, nhàn khoáng, Tiền, Lang, thanh thiêm, Hoàng Phủ, xung tú, Tân Công Tư, sơn lâm, Lý Thần Nhất, đài các là thời Trung Đường.

- Thời Nguyên Hòa có Liễu Ngu Hề, siêu nhiên phục cổ, Hàn Xương Lê, bác đại kỳ quái, Mạnh Giao, Giả Đảo, cơ hàn là thời Vãn Đuờng.

- Sau đó thời Khai Thành có Đổ Mục Chi, hào túng, Ôn Phi Khanh, Lý Nghĩa Sơn, ẩn tị, Hứa Dụng Minh, ngẫu đối ... theo đó có Lưu Thương, Mã Đái, Lý Quần Ngọc, Lý Thiệp...
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bacdonal

có 6 bài phú của Tư Mã Tương Như ko ad...ai có ko cho mình xin link đi...share mình với
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Ngày trước người Việt Nam học chữ Hán, thi chữ Hán, chương trình thi cử lại có đề thi phú, người đi học tự nhiên phải biết làm thơ, việc tiếp nhận thơ chữ Hán Trung Quốc mà chủ yếu là thơ Đường từ thể loại tới thi pháp là chuyện đương nhiên. Thể loại là vấn đề qui tắc về hình thức, nói chung dễ biết, rất nhiều người làm được thơ luật Đường. Nhưng thi pháp tức nguyên tắc sáng tác thì khác, nên không phải bài thơ luật Đường đúng niêm luật bằng trắc vần điệu nào cũng là thơ Đường. Nhiều năm nay từ Hà Nội tới Sài Gòn có rất nhiều Câu lạc bộ thơ Đường ở cấp phường xã quận huyện được thành lập, số tác phẩm ra lò cũng không ít nhưng nói chung chưa thấy có thành tựu gì đáng ghi nhận chính vì như thế.

Hãy trở lại với câu hỏi thơ Đường là gì?

Không thể định nghĩa từ "thơ Đường" bằng một mệnh đề, vì trong thực tế từ này mang trong nó ba nội dung khác hẳn nhau. Trên phương diện văn học sử, nó chỉ bộ phận thơ ca trong văn học viết thời Đường (1). Trên phương diện lý luận văn học, nó chỉ các hình thức thể loại thơ ca định hình từ thời Đường, còn gọi là thơ Đường luật, chủ yếu là hai loại thất ngôn, ngũ ngôn với các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên (2). Trên phương diện thi pháp học, nó chỉ phương pháp sáng tác - phong cách sáng tạo với tổng thể các quan niệm thẩm mỹ và thủ pháp nghệ thuật đã định hình đồng thời trở thành chủ đạo trong thơ ca Trung Quốc thời Đường, thi pháp này được kế thừa và phát triển trong văn học viết của cả bốn quốc gia dùng chữ Hán là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản sau đó. Một bài thơ luật Đường có phải là một bài thơ Đường hay không chủ yếu ở chỗ nó có tuân thủ nguyên tắc của phương pháp sáng tác - phong cách sáng tạo này không.

Nói chung, khác hẳn kinh Thi phản ảnh hiện thực như nó có - miêu tả để nhận thức, thơ Đường phản ảnh hiện thực như con người muốn - tái tạo để nhận thức. Với đặc điểm cơ bản trong nội dung và định hướng nghệ thuật này, thơ Đường cũng mau chóng hướng về một hệ thống thủ pháp sáng tạo đặc biệt dựa trên nguyên tắc nghệ thuật chủ đạo là tiếp cận và đồng hóa hiện thực khách quan bằng toàn bộ không gian tinh thần - thế giới tình cảm của người sáng tác. Những chi tiết khác biệt của đời sống đều được nhất hóa trong thế giới ấy, các mối liên hệ phổ biến của hiện thực đều được cải biến tại không gian ấy. Cho nên Lý Bạch nhìn thấy dòng sông chảy bên trời (Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu), Thôi Hiệu bị khói sóng nơi lầu Hoàng Hạc làm cho buồn bã (Yên ba giang thượng sử nhân sầu), ngọn nến trong thơ Đỗ Mục đau lòng trước cảnh chia ly nên nhỏ lệ thay người đến sáng (Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt, Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh), đóa mẫu đơn trong thơ Lưu Vũ Tích chê người già nua chứ không phải thi nhân tự thấy mình già (Đãn sầu hoa hữu ngữ, Bất vị lão nhân khai)... Lấy cái Tôi làm cái trục đồng quy, cái nền liên kết, thi pháp thơ Đường cũng giải phóng trí tưởng tượng và kích thích sự sáng tạo tới mức tối đa, và phá vỡ những khuôn khổ thông thường, vượt qua những ranh giới hiện hữu của thực tại đời sống, nó cũng tiến tới xây dựng một không gian nghệ thuật có chuẩn mực và phong cách riêng. Chẳng hạn vầng trăng thời Tần, cửa ải thời Hán có thể đồng hiện trong thơ Vương Xương Linh (Tần thời minh nguyệt Hán thời quan), lá thu rụng giữa thành Trường An là bởi ngọn gió thu trên sông Vị trong thơ Giả Đảo (Thu phong xuy Vị thủy, Lạc diệp mãn Trường An), đối với Trịnh Cốc thì mấy tiếng sáo buông trong lúc chia tay làm cho ly đình xế nắng (Sổ thanh phong địch ly đình vãn), còn trong nỗi nhớ tiếc giai nhân của Thôi Hộ thì cánh hoa đào vẫn cười giữa gió xuân như năm xưa (Đào hoa y cựu tiếu đông phong)... Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhóm hư từ "chi hồ giả dã hỉ yên tai" đầy vẻ suy lý phổ biến trong văn ngôn chữ Hán hầu như lại hoàn toàn vắng mặt trong thơ Đường: thao tác của thi pháp này là nhận định chứ không chứng minh, thể hiện chứ không miêu tả. Đối với nó thực tế là chất liệu để thi nhân tái tạo hiện thực và qua đó sáng tạo nghệ thuật, là phương tiện để họ chiếm lĩnh thế giới rồi từ đó nhận thức đời sống, nên toàn bộ các hiện tượng, lãnh vực và quá trình của hiện thực khách quan được đề cập tới đều được khuôn nắn lại theo một logic hoàn toàn chủ quan mang tính chất tiên nghiệm của người sáng tác, một logic nghệ thuật cho phép họ toàn quyền phản ảnh hiện thực theo mọi trạng thái ý thức và tình cảm, tự do phát hiện thế giới từ mọi góc độ nguyện vọng và suy tư. Cái gọi là khẩu khí trong các giai thoại về việc đoán biết được tâm tính, tương lai... của một người qua thơ của họ trước đây chính là hệ quả của đặc điểm này trong thi pháp thơ Đường, vì logic nghệ thuật của nó khiến người sáng tác vô hình trung còn bộc lộ cả ý thức lẫn tiềm thức, trí tuệ và thiên hướng của mình trong quá trình tiếp cận và đồng hóa thẩm mỹ hiện thực.

Có thể nêu ra vô số thí dụ về việc các tác gia văn học Hán Nôm Việt Nam làm chủ được thi pháp này, thậm chí vận dụng được tới mức Lòng nghĩ tay ứng, mà chuyện đó cũng là tất nhiên. Có điều ít người để ý rằng thật ra thơ ca hiện đại Việt Nam cũng tích hợp không ít yếu tố của thi pháp thơ Đường, nó cho thấy thi pháp này đã thực sự trở thành một bộ phận trong tâm thức thi ca của người Việt. Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa (Trường giang) của Huy Cận, Khúc nhạc hồng êm ái, Điệu kèn biếc quay cuồng, Một trời phấn hương, Đôi người gió sương (Say đi em) của Vũ Hoàng Chương, Tuy môi em uống lòng anh say (Một mùa đông) của Lưu Trọng Lư, Anh ở đầu sông em cuối sông, Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông (Anh ở đầu sông em cuối sông) của Hoài Vũ đều chịu ảnh hưởng của thi pháp thơ Đường. Sự khái quát ở những câu thơ loại này đã đưa người ta rời khỏi không gian chữ nghĩa cụ thể để đi vào thế giới của những tình cảm đích thực. Chẳng hạn Chim nghiêng cánh nhỏ và bóng chiều sa vốn là hai chuyện không ăn nhập gì với nhau, nhưng ghép vào nhau thì tự nhiên cái logic mờ của nghệ thuật lại tạo ra một quan hệ nhân quả – vì Chim nghiêng cánh nhỏ nên bóng chiều sa, tương tự câu thơ của Trịnh Cốc Sổ thanh phong địch ly đình vãn - Sáo rơi mấy tiếng đình phai nắng. Mịa thơ ca ít ra cũng phải như thế, chứ những thứ thơ giống như phóng sự ký sự viết bằng văn vần mấy mươi năm nay đọc lên nghe chán ốm! Trong entry trước dám lớn lối nói bản dịch bài thơ của Đào Hoằng Cảnh còn hay hơn nguyên tác chính vì như thế. Bài ngũ ngôn tứ tuyệt ấy cọc cạch sai cả niêm luật thì cũng thôi, có thể vì thời Tề Lương thì loại thơ ấy chưa được chuẩn hóa, nhưng câu cuối Tận sái thu phong tiền (Rưới hết trước gió thu) rõ ràng không hay bằng Rưới ướt gió thu qua được. Cho nên một nhà thơ không nhất thiết phải biết dịch thơ, nhưng một người dịch thơ thì nhất định phải có thể làm một nhà thơ (nếu y muốn), nếu không thì đến mùa quít cũng chẳng chìa ra được bản dịch thơ nào hay.

Không biết các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam có ai lưu ý tổng kết vụ thi pháp thơ Đường trong thơ ca hiện đại này chưa nhỉ. Nếu có ai muốn làm tiến sỹ giáo sư gì đó về đề tài này thì đừng ngại cứ nói thẳng, sẽ hướng dẫn free cho!

(1) Trong lịch sử, triều Đường bắt đầu từ năm Vũ Đức thứ 1 (618) đến năm Thiên Hựu thứ 4 (907), nhưng trong việc phân kỳ văn học sử thì học giới Trung Quốc thường kể gộp cả thời Ngũ đại tàn Đường gồm Hậu Lương (907 - 923), Hậu Đường (923 - 936), Hậu Tấn (936 - 946), Hậu Hán (947 - 950) và Hậu Chu (951 - 960) trước triều Tống vào, nên nhiều tài liệu tính đến năm 960.

(2) Đến thời Đường, luật thơ trong văn học viết bắt đầu được chuẩn hóa, gọi là cận thể hay Đường luật, các thể thơ thất ngôn và ngũ ngôn trước đó đều được gọi là cổ thể hay cổ phong, trên 8 câu gọi là cổ phong trường thiên. Thơ Đường luật buổi đầu vốn không phân biệt 8 câu hay trên 8 câu, đến thời Nguyên mới bắt đầu thấy chia ra thơ luật gồm 8 câu và thơ bài luật trên 8 câu. Thơ bài luật là dạng thơ luật kéo dài, cũng chỉ gieo một vần đồng thời phải đối nhau theo từng cặp ngoại trừ hai câu đầu và hai câu cuối, về sau cũng dần dần được gọi là thơ trường thiên. Ngoài những dạng trung gian như cổ phong nhập luật, thơ Đường còn có loại lục ngôn (6 chữ) và thể lục tuyệt (6 câu) nhưng dường như về sau không được phổ biến lắm và cũng ít thấy xuất hiện trong văn học viết Việt Nam trước đây.

Cao Tự Thanh
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
25.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]