Trang trong tổng số 2 trang (11 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

sabina_mller

Nguyên bản:

Des Glockenthürmers Töchterlein

Mein hochgebornes Schätzelein,
Des Glockenthürmers Töchterlein,
Mahnt mich bei Nacht und Tage
Mit jedem Glockenschlage:
»Gedenke mein! gedenke mein!«

Mein hochgebornes Schätzelein,
Des Glockenthürmers Töchterlein,
Ruft mich zu jeder Stunde
Wohl mit der Glocken Munde:
»Ich harre dein! ich harre dein!«

Mein hochgebornes Schätzelein,
Des Glockenthürmers Töchterlein,
Es stellt die Uhr mit Glücke,
Bald vor und bald zurücke,
So wie's uns mag gelegen sein.

Mein hochgebornes Schätzelein,
Sollt' es nicht hochgeboren sein?
Der Vater hochgeboren,
Die Mutter, hocherkoren,
Hat hoch gebor'n ihr Töchterlein.

Mein hochgebornes Schätzelein,
Ist nicht hochmüthig, das ist fein;
Es kommt ja hin und wieder
Von seiner Höh' hernieder
Zu mir gestieg'n im Mondenschein.

Mein hochgebornes Schätzelein,
Sprach jüngst:
»Der alte Thurm fällt ein,
Man merkt's an seinem Wanken,
Will nicht in Lüften schwanken,
Will dein zu eb'ner Erde sein.«

Dịch nghĩa:

Con gái người gác chuông

Em yêu dấu có xuất thân cao sang của tôi,
(Là) con gái của người gác chuông,
Nhắc nhở tôi ngày lẫn đêm
Với một tiếng gõ chuông:
"Hãy nhớ đến em! Hãy nhớ đến em!"

Em yêu dấu có xuất thân cao sang của tôi,
(Là) con gái của người gác chuông,
Gọi tôi mỗi giờ
Với cái miệng chuông:
"Em mong chờ anh! Em mong chờ anh!"

Em yêu dấu có xuất thân cao sang của tôi,
(Là) con gái của người gác chuông,
Nàng đặt chiếc đồng hồ với niềm hạnh phúc
Lúc thì đi tới, lúc thì giật lùi,
Theo ý thích của chúng ta (ý là chiếc đồng hồ hạnh phúc đc chỉnh đi sớm đi trễ theo ý của ta)

Em yêu dấu có xuất thân cao sang của tôi,
Phải chăng em không nên xuất thân cao quí?
Cha em xuất thân cao quí,
Mẹ em được tuyển chọn rất kĩ,
sinh ra người con gái xuất thân cao quí.

Em yêu dấu có xuất thân cao sang của tôi,
(em) khg kiêu căng, điều đó tuyệt vời;
Nàng đôi khi thỉnh thoảng
từ vị trí cao
bước xuống với tôi trong ánh trăng

Em yêu dấu có xuất thân cao sang của tôi,
vừa mới nói:
"Cái chuông cũ sẽ rớt xuống,
Người ta nhận ra qua cái lắc lư
(Cái chuông?) không muốn đung đưa trong không khí (trong gió)
Muốn xuống mặt đất bên anh thôi"

Sabina thấy chỗ này kì quá, con gái người gác chuông thì làm sao có xuất thân cao quí? Cứ như thằng gù nhà thờ Đức bà ấy, làm sao mà cao quí nhỉ? Nhưng mà tìm mãi trong từ điển, khg có từ này, chỉ có từ "born" nghĩa là nguồn gốc, còn từ "hoch" có nghĩa là cao. Nhiều khi dịch văn thơ cổ khổ ghê, dùng toàn từ cổ, trong từ điển khg có, cứ sợ dịch sai. Sabina đoán chắc là anh chàng yêu cô con gái người gác chuông quá nên cho là nàng cao quí? Hoặc giả chăng thời xưa người gác chuông cao quí thật!

Chú thích về cách gieo vần của bài thơ:
Bài thơ này theo thể li-mê-ríc (tiếng Đức là Limerick, Sabina sẽ nói cụ thể trong phần luật thơ sau). Vần đc gieo ở cuối câu theo sơ đồ sau: aabba

Tiểu sử tác giả:

Friedrich Rückert sinh ngày 16/05/1788 ở Schweinfurt. Ông học trung học tại Schweinfurt và từ năm 1805 học ĐH ngành Luật và Triết học ở Würzburg và Heidelberg, nơi mà năm 1811, ông học lên tiến sĩ và cao hơn nữa. Ông giảng dạy về thần thoại Hy Lạp và đông phương, sau này ông trở thành giáo viên trương trung học và thầy giáo tư. Ông cũng làm biên tập viên ở Stuttgart và Coburg.

Năm 1826, ông đc đề bạt làm giáo sư ngành ngôn ngữ đông phương tại Erlangen; ông cũng nhận đc vị trí giáo sư tại Berlin. Năm 1848, ông thừa hưởng tài sản của vợ. Ông mất ngày 31/01/1866 tại Neuseß gần Coburg.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Hình như trên cái diễn đàn dịch thơ này toàn thơ tiếng Đức thì phải. Mà em thì một chữ bẻ đôi tiếng Đức chả biết. À, không, em biết 3 chữ: Munchen, Real Madrid và Hitler.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thanhbinh82_tp

Con gái người gác chuông

Là con gái của người gác chuông
Em xuất thân trong gia đình cao quý
Tiếng chuông kia như nhắc nhở tôi
Lẫn ngày, lẫn đêm
Rằng:"Anh không được quên em!"

Là con gái của người gác chuông
Em xuất thân trong gia đình cao quý
Em gọi tôi từng giờ
Qua tiếng chuông ngân
Em mong anh! Em mong anh, đêm ngày!

Là con gái của người gác chuông
Em xuất thân trong gia đình cao quý
Với chiếc đồng hồ hạnh phúc
Lúc tiến, lúc lùi.
Theo nhịp thời gian của chúng ta.

Em xuất thân trong gia đình cao quý
Có tốt hơn không khi đừng như thế?
Cả gia đình em điều xuất thân cao quý
Và mẹ em đã được tuyển chọn kỹ
Để sinh em trong gia đình cao quý

Em yêu dấu xuất thân cao quý của tôi
Thật tuyệt vời khi em không cao ngạo
Em đã không nghĩ đến
Sự cao quý của mình
Mà cùng tôi dạo dưới ánh trăng

Em yêu dấu có xuất thân cao quý của tôi
Khi vừa thốt ra
Cái chuông cũ rớt xuống
Người ta cảm nhận qua cái lắc lư của nó
Cái chuông không muốn cô đơn trong gió
Nên xuống mặt đất bên anh đấy thôi.
Dẫu em có nghi ngờ ! Ngôi sao là ánh lửa ! Mặt trời di chuyển chỗ ! Chân lý là dối lừa ! Nhưng em chớ nghi ngờ ! Tình yêu Anh em nhé
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

@ PVCT: em ơi, chỉ là chị đưa nhiều bài dịch lên thôi, nhưng khg có nghĩa là diễn đàn toàn dịch thơ Đức, còn có thơ Hung, thơ TQ và cả thơ Hán Việt nữa mà, nói thế oan quá :P

@ Thanhbinh: hehe, em sáng tạo thật đấy, câu "mà cùng tôi dạo ánh trăng" sáng tạo hơn bản dịch nghĩa của chị. Còn khổ cuối, em hiểu nhầm rồi, là em yêu dấu của tác giả nói chứ khg phải tác giả thốt ra đâu em.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thanhbinh82_tp

Em đã sửa lại đoạn cuối rồi, chị xem đã đúng ý chưa
Dẫu em có nghi ngờ ! Ngôi sao là ánh lửa ! Mặt trời di chuyển chỗ ! Chân lý là dối lừa ! Nhưng em chớ nghi ngờ ! Tình yêu Anh em nhé
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cao - và cao quý? Chà, hay là tác giả chơi chữ? Ví như.. đứng trên gác chuông thì rõ là cao chót vót rồi?
Chứ còn theo chị thời xưa gác chuông ko phải là nghề cao quý trong quan niệm của mọi người. :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Đọc kỹ lại bản dịch ý.. chị cảm giác phải tìm hiểu kỹ thêm chút nữa về xuất xứ bài này. Bài này có "ẩn tình" gì đây... Có thể tưởng tượng được tác giả dùng hình ảnh cái chuông trên cao kia nói về người mình yêu ko nhỉ?
Nếu để nguyên như bản dịch ý, e rằng khó dịch đúng được, Sabina ạ. Tìm hiểu thêm xem có bài viết, bài phân tích nào về bài thơ này ko hả em?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Em tìm khg đc thêm thông tin nào cho bài thơ này cả chị à. Bài thơ này đc Johann Karl Gottfried Loewe phổ nhạc (nhạc cổ điển, hình như dành cho piano thì phải) nên toàn là thông tin về giai điệu thôi, chứ khg có thông tin về lời (bài thơ). Em khg nghĩa là tác giả chơi chữ "cao" và "cao quí", nhưng mà đọc kĩ lại càng thấy khó hiểu, sao mà con gái người gác chuông mà xuất thân cao quí đc nhỉ? Nghĩ mãi khg ra, trừ phi là em dịch sai.

Em tìm đc thông tin về tác giả, trong thơ ông có hình ảnh 3 người phụ nữ, 1 là em gái ông, 2 là 1 cô gái ông ngưỡng mộ, mất năm 16 tuổi, 3 là vợ ông - con gái người chủ quán. Ngoài ra, ông này còn cho ra đời tập thơ "Kindertotenlieder" (Bài hát đã chết của những đứa trẻ) gồm 400 trăm bài mà ông viết sau khi 2 con trai của ông mất. Mà khg chỉ có con trai ông chết, con gái cũng chết. Em chưa từng đọc tiểu sử của nhà thơ nào mà có chữ "chết" nhiều như tiểu sử của ông này, 3 chị em gái của ông chết trẻ, tới người em gái thứ 4 thì ông viết tặng bài thơ "5 truyện cổ tích ru ngủ cho em gái tôi". Cô em gái này cũng chết (khg biết năm bao nhiêu tuổi), rồi bố ông chết, mẹ ông cũng chết sau đó, rồi bạn thân ông chết, cô bé 16 tuổi mà ông ngưỡng mộ chết, con cái của ông có tới mấy người chết... Đọc tiểu sử ông này ngất quá, chữ "chết" xuất hiện gần như trong mỗi mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời ông.

Cuối cùng thì em vẫn khg hiểu con gái người gác chuông là ai, vì vợ ông là con gái người chủ quán cơ.

Có 1 dạo, ngta dường như quên lãng nhà thơ này, cho tới khoảng 20 năm trở lại đây thì ngta mới nghiên cứu thơ của ông trở lại thôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cho chị hỏi - cái câu nguyên gốc là "con gái của người gác chuông" à? Con - hay con gái?
Chị mang máng có cảm giác bài thơ viết về cái chuông... sau đó làm phép ẩn dụ như nói về người yêu dấu.
Nói chung là không thể đơn giản như bài Thanh Bình dịch được :)... Hmm, thi ca Đức mệt đầu thật đấy nhỉ?
;)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Em khg hiểu ý chị hỏi ấy, chị hỏi tựa bài à? "Töchterlein" có nghĩa là con gái nhỏ bé, nhỏ nhắn, kiểu như gọi yêu vậy đó, "Tochter" là con gái, "Sohn" là con trai (tựa bài "Đứa con trai" của Alfred Lichtenstein, chị còn nhớ khg?), em trả lời thế đã đúng câu hỏi của chị chưa? Vì em khg hiểu ý chị hỏi, con hay con gái là sao ạ? Chữ trên tựa bài rõ là con gái rồi, khg phải chỉ là con chung chung đâu.

Còn chị bảo là văn chương Đức mệt đầu, em có cảm giác là người Đức khg thích văn chương lắm. Như em tìm trên google 4rum văn thơ Đức thì khg thấy có nhiều, trong khi đó, chị thử vào google tìm 4rum văn chương tiếng Việt xem, khg dưới 10 cái 4rum. Em có cảm tưởng, người Đức nào yeu thích văn chương thì đi học chuyên ngành đó, còn những người còn lại thì khg hề thích hay quan tâm. Trong khi, chúng ta đây có phải ai cũng học ĐH ngành văn chương đâu, toàn là đọc thơ theo hobby mà thôi. Còn người Đức hình như họ khg có hobby như mình thì phải, nên tìm thông tin về 1 bài thơ, hoàn cảnh sáng tác cực kì khó, nếu khg muốn nói là khg có. Em toàn chỉ tìm đc bài thơ, duy nhất bài thơ đó, khg có hoàn cảnh hay giải thích gì dài dòng cả. Những bài phân tích free thì ít, khg phải bài nào cũng tìm đc, nên em ít thông tin lắm chị ạ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối