Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 24/03/2007 16:00
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Ngày gửi: Hôm nay 04:10
Đã sửa 1 lần, lần sửa cuối bởi Viễn khách vào Hôm nay 04:19
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
"Giọt nước mắt của đàn bà còn mạnh hơn cả súng đạn binh đao"
Nhưng tớ nghĩ giọt nước mắt đàn ông còn mạnh hơn giọt nước mắt đàn bà. Nó hiếm hoi nên người ta ko nhớ tới. Chứ nó làm đời người đàn bà thêm truân chuyên :-)
Đó là lời bình của chính tác giả đấy. Ở rất nhiều bài của mình, tác giả tự bình. Còn đưa Tel lên làm gì tớ cũng chịu. Mà có cả email ở dưới nữa nhưng tớ đưa thiếu.
Tớ kém hiểu biết lên cũng chưa biết đến cái chú nhà thơ này.
"Tuyển thơ Đại Bàng" trên 1000 trang với 500 bài... Của chỉ mỗi tác giả. Khủng khiếp thật.
--------
Tớ thấy đàn ông thường không khóc mà chỉ "rơi lệ". Mà nước mắt con gái... nói chung là làm cho tất thảy đàn ông đều phải mềm lòng.
Con gái khóc cũng thật khó hiểu!? nhớ hồi cuối năm cấp 3 mình đến nhà cô bạn chơi thấy cô âý mắt đỏ hoe ra mở cửa cho mình rồi lại ngồi cúi mặt nước mắt jàn jụa. Mình chỉ im lặng đến ngồi bên cạnh, một lát sau nước mắt cũng jàn jụa theo...
Khi ấy mình mới hỏi: Làm món j mà cần nhiều hành thế?...
Câu trả lời của cô ấy là: Tuần sau bố mình cưới...
Thôi tớ cất hành đi nhé!.
Đừng, tớ muốn khóc. 9năm Bố một mình chăm sóc chị em tớ jờ mới chịu, thương Bố nhiều, tớ vui vì bố không còn cô đơn.
Ngày gửi: 24/03/2007 16:49
Ngày gửi: 24/03/2007 21:38
Ngày gửi: 26/03/2007 08:38
Ngày gửi: 26/03/2007 12:49
Ngày gửi: 29/03/2007 00:32
Ngày gửi: 30/03/2007 12:15
Một buổi chiều cách đây không lâu, có một đôi vợ chồng trung niên, dáng vẻ trí thức dắt nhau đến. Ban đầu họ vòng vo, ngại không nói, sau đó như lấy hết can đảm, ông chồng tên Bình bảo với anh Vinh: “Hình như con tôi đang nuôi không phải là con ruột mình”. Rồi họ kể về câu chuyện 13 năm trước đây, họ sinh con ở một trạm xá ven đường thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây...
Hai hài nhi sinh cùng giờ
Ngày 15/10/1990, Bình hồ hởi đưa Trang về quê nội ở Hà Tây để trình các cụ “thằng cu chống gậy nối dõi tông đường” chuẩn bị ra đời. Trước khi sinh, anh đã đưa vợ đi thăm khám khắp nơi: từ các bà đỡ đẻ có tiếng, đến các bác sĩ giỏi nhất cũng đều khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng vợ anh sẽ sinh con trai.
Thậm chí thầy bói cũng bảo là nhà anh Bình sinh con trai. Đến đoạn huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, đột nhiên chị Trang kêu đau bụng, biết vợ trở dạ, anh Bình đưa ngay vào một trạm xá ven đường.
Trong khi vợ lên cơn đau đẻ, Bình ra quán nước ngồi thấp thỏm trông chờ. Đến chập tối, nghe tiếng đứa trẻ khóc oe oe từ trong phòng đẻ, không kìm được lòng, anh Bình chạy vào ôm lấy con mình hôn tới tấp. Nhưng kỳ lạ chưa, con anh không phải là con trai mà là con gái.
Nỗi nghi ngờ của Bình ngày một trỗi dậy khi bé Hồng càng lớn lên tóc càng xoăn tít, cả họ Lỗ nhà anh không ai có mái tóc như vậy. Cả dòng họ của Bình, ai sinh ra cũng bị bệnh về mũi, hắt hơi kinh niên nhưng tuyệt nhiên bé Hồng lại khỏe mạnh, không bị xoang bao giờ...
Người dòng họ Lỗ vốn có thị giác rất tốt, các cụ già đến 70 vẫn chưa phải đeo kính lão, chỉ riêng bé Hồng mới lớp 1 đã cận 3 điốp. Sẵn tính hay mê tín, hay tin vào bói toán, Bình lại sắm sửa lễ lạt rước thầy bói về nhà, và thầy phán cô con gái không phải là con của Bình. Lời thầy càng khiến Bình “tin sái cổ” về đứa con bị thất lạc của mình.
Thám tử Châu được cử lên đường để mong tìm ra một manh mối. Sự việc diễn ra cách đây 13 năm, tại một trạm xá nhỏ, nơi hàng trăm đứa trẻ qua đường đã ra đời. Anh tìm đến một quán nước chè ngay trước cổng trạm xá, lân la hỏi chuyện cụ già.
Cụ bảo cụ đã bán nước ở đây mấy chục năm rồi, năm nào chả có sản phụ đi giữa đường trở dạ ghé vào đây sinh nhờ. Con ai, sinh ngày nào, tên gì làm sao mà nhớ được.
Hỏi ra mới biết cái trạm xá này có 5 người, hầu hết đều có tuổi nghề dưới 10 năm, chỉ có duy nhất một người đã làm ở đây trên 20 năm, đó là bà Hường. Bà là người gốc ở vùng này nhưng không có con cháu gì trạc tuổi Hồng.
Lân la hỏi chuyện bà Hường, bà cũng không còn nhớ được nhiều về những đứa trẻ sinh ra ở đây, bởi ở cái trạm xá này chủ yếu là các sản phụ sinh qua đường. Cuốn nhật ký ghi ngày sinh, giờ sinh của các sản phụ được viết qua loa, cứ một năm lại thay một lần, hiện không còn giữ được nữa.
Châu quyết định “đánh bài ngửa” hy vọng bà Hường sẽ để lộ một cái gì đó: nếu bà là người đánh tráo thai nhi, thái độ của bà sẽ không lọt qua được mắt của anh, nếu bà đứng ngoài vụ này, biết đâu bà lại tiết lộ cho Châu vài thông tin quý giá.
Trình bày sự việc, bà Hường tỏ vẻ sốt sắng, muốn nghe hết câu chuyện, nhưng có vẻ như bà hoàn toàn không biết, không phải người trong cuộc. Bà cho biết: trước đây cả trạm xá có 2 bà thay nhau đỡ đẻ, bà và một người nữa tên là Gấm, nhưng hiện không biết bà Gấm ở đâu và cũng không thể nhớ được cái ngày 15/10 cách đó mười mấy năm ai là người đỡ đẻ! Cuộc điều tra lại đi vào ngõ cụt!
Ngày gửi: 30/03/2007 12:16
Cả văn phòng thám tử đi tìm... cây phượng
Châu trở về Hà Nội và một thời gian sau quay lạikhu trạm xá đó, Châu vào quán nước chè của bà cụ bên đường (quán nước người chồng đã ngồi chờ vợ sinh con). Trời nắng như đổ lửa, bà lão bán nước vẫn ngồi ngay dưới cây phượng già nở hoa đỏ rực, cây phượng không vươn thẳng mà thân rẽ làm đôi, tỏa bóng mát, Châu bảo lạ. Bà cụ chợt buột miệng:
- Cách đây độ chục năm, có một ông Hà Nội đi đến đây thì vợ đau đẻ, ra ngồi đây chờ vợ đẻ và bảo trước nhà ông cũng có một cây phượng như thế. Ông ấy bảo sẽ đặt tên con gái sắp sinh là Phượng. Sau đó lại sinh ra được con trai.
- Sao cụ nhớ lâu thế? - Thám tử Châu hỏi.
Bà cụ móm mém nhai trầu thành thật:
- Thì hôm đó cũng có một người ra ngồi đây, bảo sắp sinh con trai thì lại ra con gái. Kể cũng lạ!
Châu hỏi bà cụ nhưng bà cũng không có thêm thông tin gì vì sự việc đã quá lâu và có vẻ như bà cũng chỉ là một người ngoài cuộc. Manh mối về những đứa trẻ 13 năm trước bắt đầu hiện đến quanh một cây phượng già rẽ nhánh.
Văn phòng thám tử lập tức lên một phương án điều tra quy mô lớn mà nói ra chắc chắn nhiều người sẽ cười rồi cho là... vớ vẩn: cuộc điều tra về các cây phượng trên địa bàn thủ đô. Mỗi thám tử được giao nhiệm vụ phụ trách một quận của Hà Nội, đi tìm tất cả các cây phượng rẽ nhánh.
“Bám” vào cây phượng rẽ nhánh để tìm ra một học sinh nam học lớp 8, lớp 9 nhà ở đối diện. Châu phụ trách tìm ở khu vực quận Đống Đa. Sau cả tháng trời lùng sục, văn phòng thám tử khoanh vùng một cây phượng ở quận Đống Đa, cây phượng có vẻ nguyên mẫu với cây phượng cạnh quán nước của bà cụ.
Lân la các hàng nước vỉa hè, bắt chuyện với các em thiếu niên trong phố, không khó để Châu biết được, căn nhà đối diện cây phượng già có một cháu học lớp 9.
Trong vai một cán bộ đoàn trẻ, mặc sơmi trắng, đeo kính cận dày cộp, ôm cặp, cài bút ở ngực, Châu gõ cửa căn nhà đối diện cây phượng. Một cậu học trò mở cửa. Anh vờ nói: “Anh là cán bộ đoàn, anh đi lập danh sách cho cuộc thi những người bạn cùng tên, lần này là tên Phượng. Anh nghe các bạn trong phố giới thiệu em, anh qua ghi tên luôn”. Thế là thám tử có được lý lịch trích ngang của cậu bé và tìm được nơi bán hàng của người mẹ.
Đối xử với sự thật
Theo dõi một vài hôm, không khó để Châu biết cửa hàng của chị Hà - mẹ Phượng. Trớ trêu thay, điều khó khăn nhất là tìm ra đứa trẻ thất lạc sau 13 năm, nay còn khó khăn hơn là đối xử với sự thật. Làm sao để tiếp cận được bố mẹ cậu bé Phượng, làm sao để dò hỏi được hoàn cảnh ra đời của đứa bé mà không làm bà mẹ nghi ngờ. Cuối cùng, văn phòng thám tử quyết định để cho chính hai gia đình tiếp cận nhau sau 13 năm. Một kế hoạch được dàn dựng công phu.
Ban đầu, Châu cho chị Trang vào mua bánh kẹo trong cửa hàng chị Hà: mua hàng một cách phóng khoáng, không mặc cả và mua nhiều để tạo thiện cảm. Thi thoảng lân la vài câu chuyện: chồng con, gia đình, công việc, dần dà họ quen mặt nhau.
Cho đến một chiều mưa, chị Trang đi chợ, đang đợi chồng đến đón thì trời đổ mưa, liền chạy vội vào xin trú trong quán chị Hà và tiện thể giúp chị dọn hàng vào trong. Thế là, dưới cơn mưa chiều, câu chuyện sau 13 năm được khơi mở khi hai người phụ nữ nói về con cái: “Con tôi ngày xưa nó đẻ mãi Thường Tín, đi về quê thì đau bụng”.
Rồi hai người đàn bà thi nhau kể về cái ngày năm xưa cùng cảnh ngộ. “Thằng cu nhà chị sinh ngày bao nhiêu?” - “15-10-1990” - “Con bé nhà tôi cũng thế”. Đúng lúc đó anh Bình đến đón chị Trang, câu chuyện tạm dừng.
Vợ chồng Trang - Bình đối mặt với vợ chồng Dũng – Hà. Họ hồn nhiên kể về chuyện ra đời của những đứa trẻ mà không mảy may có duyên nợ gì với nhau. Vợ chồng Dũng – Hà không có biểu hiện gì né tránh hay cảnh giác.
Chỉ khi cháu Phượng đi học về ghé qua cửa hàng của mẹ, vợ chồng Bình – Trang mất bình tĩnh thực sự. Đặc biệt là Bình, anh khăng khăng rằng, đó là dòng máu của họ Lỗ nhà anh: cặp mắt xếch ấy, sống mũi ấy, suýt nữa, Bình đã gọi con.
Nỗi hồ nghi sau hơn 10 năm sẽ được giải quyết một cách không quá khó khăn với tiến bộ của khoa học hiện đại: xét nghiệm ADN. Xét nghiệm ADN của Hồng, của vợ chồng Trang – Bình, sau đó là của Phượng. Lấy một sợi tóc của Phượng, sẽ không phải là một cái gì quá khó.
Nhiều đêm nằm thức trắng, ngắm đứa con gái bé nhỏ của mình ngủ, cả hai vợ chồng Bình - Trang nhìn nhau thở dài. Họ lại tìm đến văn phòng thám tử nhờ tư vấn tâm lý.
Thám tử Châu nói: “Dù con anh chị là Hồng hay Phượng thì chúng cũng đang có một cuộc sống tốt đẹp, ngày ngày được đến trường, được bố mẹ chăm sóc, yêu thương. Chúng đang được hưởng những gì tốt đẹp nhất mà người lớn có thể mang lại.
Đó là chưa kể khi câu chuyện được tiết lộ, chắc chắn hai đứa trẻ sẽ bị tổn thương và cả bố mẹ của chúng sẽ đối mặt với dư luận, với chính sự thật và chắc chắn cũng không thể có được cuộc sống yên bình. Điều đó, tự anh chị suy nghĩ và quyết định”.
Kể đến đây, anh Vinh dừng lại, tôi tò mò về kết cục câu chuyện. Anh Vinh nói: “Kết cục của câu chuyện này sẽ được chúng tôi giữ kín như một phần sự thật để bảo vệ khách hàng của mình".
Ngày gửi: 30/03/2007 12:50
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 30/03/2007 12:53
Ngày gửi: 01/04/2007 06:21
Trang trong tổng số 82 trang (813 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối