Trang trong tổng số 77 trang (764 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Bàn trà sau tiệc khách vắng teo
Có phải bận rồi, người cũng neo
Một chút hàn huyên mà tâm sự
Phút giây chẳng có, đã đi... vèo
Nào ai buôn chuyện đâu chẳng thấy
Để lúc vào ra, lúc nói leo
Chủ quán cô đơn khi vắng khách
Ngồi mà thương nhớ hồn lại xiêu
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Bàn trà sau tiệc khách vắng teo
Có phải bận rồi, người cũng neo
Một chút hàn huyên mà tâm sự
Phút giây chẳng có, đã đi... vèo
Nào ai buôn chuyện đâu chẳng thấy
Để lúc vào ra, lúc nói leo
Chủ quán cô đơn khi vắng khách
Ngồi mà thương nhớ hồn lại xiêu

Ừ nhỉ, sao mà thấy vắng teo
Chắc là rủ nhau đi hát chèo
Tụm năm tụm bảy, dăm ba đứa
Lại còn đố nhau: đi cà kheo
Chập chững hồi lâu, đi đếch được
Rủ nhau quay lại quán lá nghèo
Chủ quán chán chê, chẳng pha nước
Gầm bàn, khòng kheo, mỗi cô mèo...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

http://i190.photobucket.com/albums/z244/quynhmn/382403723_31cab2569e_m1.jpg
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

VK không tìm thấy topic nào về di tích hay lịch sử, Cammy cho VK gửi vào đây vậy nhé.

Kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7
(Bài viết VK coppy nhặt nhạnh trên net)

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Thành cổ quảng trị xưa
Quảng Trị được nhà nguyễn coi trọng để trấn giữ Bắc kinh thành Huế nên thành Quảng Trị được coi là trực thuộc kinh đô, cùng với chức năng như thế còn có Thành cổ Đồng Hới.

Gia Long (1802) đắp thành tại phường Tiền Kiên, huyện Đăng Xương (Triệu Giang, Triệu Phong Ngày nay). Gia Long thứ tám (1809) dời dinh lỵ về xã Thạch Hản, huyện Hải Lăng (thị xã Quảng Trị ngày nay), xây thành đất hình vuông. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) thành đước xây lại bằng gạch, có kiến trúc kiểu Vauban (bốn góc nhô hẳn ra ngoài tường dùng làm bốn pháo đài canh giữ).

Thành cổ Quảng Trị có chu vi 2,16km, tường cao 4m, chân tường dày 12m, đỉnh dày 0,65m. Diện tích thành là 16ha. Bốn cửa tiền, hậu, tả, hữu xây gach vòm cuốn, rộng 3,4m, trên có vọng lầu, mái cong lợp ngói. Cả bốn cửa đều nằm chính giữa các mặt thành. Bên ngoài thành là hào nước sâu 3,2m rộng 18,4m. Nội thành có hành cung, cột cờ, dinh Tuần vũ, dinh Án sát, dinh Lãnh binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, nhà lính v.v… Hành cung là công trình chính có quy mô nhất. Mao quanh nó là tường hình vuông cạnh 100m, có 2 cửa ra vào hướng Nam, Bắc. Bên trong là một ngôi nhà rường ba gian hai chái, mái ngói liệt, trên tường có trang trí hoa văn “lưỡng long chầu nguyệt”, dây lá… Đây là nơi vua ngự khi tuần thú, nơi làm lễ thăng quan cấp tỉnh và những lễ tiết khác trong 140 năm (1809 – 1945). Thành cổ Quảng Trị là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị và là thành luỹ quân sự bảo vệ kinh thành Huế.

Năm 1885, vua Hàm Nghi trên đường ra tân sở (Cam Lộ, Quảng Trị) dựng căn cứ chống Pháp đã ghé qua thành cổ Quảng Trị kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp.

Nhà lao trong Thành cổ

Pháp bảo hộ Trung kỳ thì mỗi tỉnh chúng cho xây một nhà lao để giam những người yêu nước và các chiến sỹ cộng sản. Nhà lao này chiếm gần ¼ khu vực thành cổ, ở góc phía Đông Bắc. Tường phía Đông dựa vào thành, ba phía khác có tường riêng cao 4m, chu vi nhà lao 500m. Vọng gác trên cổng hậu và trên tường thành phía tây nam và tây bắc. Trong lao có hai dãy nhà đối diện nhau (Lao hữu và lao tả) có hai sạp gỗ dày dưới chân có cùm.

Phía Nam có một nhà lớn là văn phòng của lãnh binh, chánh quản lính giản, đội đề lao, thợ và đội lính giản. Hai gian đầu ngăn ra các phòng nhỏ gọi là án phòng (xà lim). Năm 1939, Pháp xây thêm một lao hầm kiên cố, bê tông cốt thép, gồm 28 buồng giam (mỗi buồng dài 2m, rộng 1,6m, cao 1,8m) giam tù nguy hiểm, cứng đầu nhất. Nhà lao còn có hệ thống nhà gác, trại lính khố xanh, nhà làm đồ thủ công, giếng nước, nhà vệ sinh…

Từ năm 1929 - 1972, hàng ngàn sỹ phu yêu nước, chiến sỹ cộng sản và nhân dân vô tội bị giam ở nơi này.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ (tiếp theo)

Quân đội ta đánh vào Thành cổ Quảng Trị

Trên chiến trường miền Nam, thừa thắng xốc tới, năm 1971, đánh bại 3 cuộc hành quân lớn của địch: Lam Sơn 719, Toàn Thắng 1-1971 và cuộc hành quân ra vùng 3 biên giới. Trong đó cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh vào khu vực đường 9-Nam Lào là cuộc hành quân điển hình của chiến lược Việt Nam hoá. Tiếp sức cho cuộc hành quân của chúng còn có các lực lượng quân ngụy Viêng Chăn và lính đánh thuê Thái Lan từ căn cứ Xênô và Pắcxế đánh vào phía Tây đường số 9 và cao nguyên Bôlôven.
Năm 72 có 3 chiến trường chính, Quảng trị, Kontum-Play cu, và đông nam bộ (Bình long, Bình phước). trong đó hướng chủ yếu là Quảng trị. Quảng Trị mang ý nghĩa chiến lược của phòng tuyến phòng ngự phía Bắc sông Thạch Hãn của quân Giải Phóng trong chiến dịch Trị Thiên 1972. Quảng Trị là chiến trường khốc liệt nhất, xảy ra những trận ác chiến giữa ta và địch. Mỹ nguỵ coi tỉnh này là nơi bảo vệ “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” và Bắc tiến khi có điều kiện.

Tại mặt trận Quảng trị quân giải phóng có 4 sư đoàn 304, 308, 324, 325 sau đó thêm 312 từ Lào về trong đó sư 308 có trung đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của ta(kết hợp với trung đoàn 202 tăng thiết giáp) 2 trung đoàn xe tăng 202 và 203, 4 trung đoàn pháo (trên 300 pháo xe kéo, kể cả pháo của các sư đoàn bộ binh), 2 sư đoàn phòng không 367 và 375 ( có cả SAM 2) với khoảng 400 xe tăng các loại.

Với đòn sấm sét bất ngờ (do ta đánh lừa được tình báo địch), đúng 11h ngày 30/3/1972, một cơn bão lửa trùm lên toàn bộ hệ thống căn cứ địch làm cố vấn Mỹ, tướng tá nguỵ hết sức kinh hoàng. Với đợt đầu tấn công này chỉ trong 5 ngày, ta đã đập nát các căn cứ kiên cố nhất của địch, diệt và bắt 6500 tên, giải phóng 3 huyện Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hoá. Sông Bến Hải chấm dứt chia cắt đất nước. Cuộc tấn công đợt 2, ta xoá sổ “hàng rào điện tử Mc Namara” dài 100km tiếp tục bao vây uy hiếp địch ở Đông Hà, ái Tử, La Vang, thị xã Quảng Trị, vây ép thành phố Huế dài ngày và đúng 5h 30 ngày 27/4/1972 bằng một trận bão lửa chụp xuống 4 cụm cứ điểm của địch rồi các đơn vị bộ bịnh của ta tiến như vũ bão đập nát hệ thống phòng ngự mạnh nhất của địch ở ái Tử, La Vang. Ta giải phóng thị xã Quảng Trị với diễn biến là gần 100 cố vấn Mỹ mặc áo giáp bò dưới bàn ăn, hơn 200 xe cơ giới chở đầy lính tháo chạy khỏi thị xã. Đúng 18h ngày 1/5/1972, giờ phút lịch sử giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả là ta đập tan tuyến phòng ngự mạnh nhất. Trên 3 vạn quân nguỵ bị loại khỏi vòng chiến đấu. 178 máy bay, 11 tầu chiến, 320 xe tăng, 237 khẩu đại bác… lọt vào tay quân ta. Tư lệnh Nguyễn Văn Giai sư trưởng bị cách chức tống giam, Tư lệnh quân khu 1 Hoàng Xuân Lãm bị cách chức …

Đến ngày 2-5-1972 quân giải phóng đã chọc thủng tuyến phòng thủ, đuổi nguỵ quân về phía bờ nam sông Mỹ Chánh, giải phóng hoàn toàn Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền, Thừa Thiên. Tháng 6-1972 tiếp tục truy kích địch ở phía Tây sông Mỹ Chánh và phía Nam sông Hương, tiếp tục vây ép thành phố Huế. Đến ngày 26-6 chiến dịch Trị Thiên hoàn toàn thắng lợi, ta tiêu diệt 24.070 tên địch, bắt sống 3.358 tên, phá huỷ 636 xe, bắn rơi 340 máy bay các loại, loại khỏi vòng chiến đấu sư đoàn bộ binh số 3 và đánh thiệt hại nặng sư đoàn lính thủy đánh bộ của địch.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ (tiếp theo)

Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm rung chuyển (28/6 đến 16/9/1972)

Được Mỹ viện trợ tối đa, Sài gòn dốc toàn lực để tái chiếm Quảng Trị, mục tiêu số 1 là chiếm lại thành cổ! Vì hội nghị Paris đang họp. Ngày 4/5/1972, Thiệu và Cao Văn Viên (tổng tham mưu trưởng) cùng các cố vấn Mỹ bay ra Huế thị sát. Ngày 5/5/1972,Trung tướng Ngô Quang Trưởng ra làm tư lệnh quân khu 1. Ngày 28/6/1972, Ngô Quang Trưởng chỉ huy “Hành quân Lam Sơn 72” tuyên bố “Nghiền nát cổ thành Quảng Trị!” . Địch phản kích 150 đến 220 lần máy bay phản lực mỗi ngày, 70-90 lần B52, 12-16 tầu khu trục và tuần dương hạm hạm đội 7, hai sư đoàn dự bị chiến lược: Sư đoàn dù (3 lữ đoàn; Sư Thuỷ quân lục chiến (4 lữ đoàn), 3 liên đoàn biệt động quân, lữ đoàn 1 kỵ binh (4trung đoàn thiết giáp) và hàng chục tiểu đoàn khác tham chiến vượt sông Mỹ Chánh tiến về quảng trị dưới sự yểm trợ mãnh liệt của pháo binh, B.52, không quân Mỹ nguỵ, hải pháo.

Đây là một cuộc hành quân đẫm máu, tàn bạo nhất, địch không từ một tội ác nào (ném đủ các loại bom napan, bom Lade, pháo khoan, chất độc hoá học, hơi độc và hơi ngạt đều được sử dụng). Đêm 4/7/1972, B52 thả 4000 tấn bom rồi 21/7/1972 có khoảng 2 vạn quả đại bác cỡ lớn (từ 105-203mm) bắn vào khu vực thị xã và vùng lân cận.  Hoa Kỳ còn huy động máy bay ném 7000 tấn bom và 10 vạn quả đại bác vào thị xã Quảng Trị (cách thành cổ 300mét). Có ngày số bom Mỹ ném ở Quảng Trị vượt xa số bom Mỹ ném trên toàn miền Nam trong các năm 1968-1969. Dữ dội nhất là ngày 25/7, thị xã phải chịu 5000 quả đạn pháo. *(Một cựu sỹ quan pháo binh nguỵ kể lại là đạn pháo tiếp tế xếp dọc 2 bên quốc lộ 1 dài hàng Kilomet, lĩnh đạn không cần giấy tờ, cứ cho xe ra chở về, pháo thủ thay nhau bắn suốt ngày đêm, chỉ nghỉ ít phút ăn cơm, có pháo thủ nạp đạn gục xuống vì kiệt sức, có ngày Hải pháo từ chiến hạm mỹ bắn tới 57.000 quả cho riêng mặt trận quảng trị)

Thị xã Quảng Trị với 3 km2 và vùng ven có ngày phải chịu hơn hai vạn quả đạn đại bác cỡ lớn. Báo chí phương tây nói số lượng bom đạn ấy tương đương với sức công phá cỡ 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hirosima năm 1945. Thị xã có trên 1vạn ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn. *(Theo tài liệu của quân đội Sài Gòn thống kê từ ngày 27/7 đến 16/9/1972 cho biết, thị xã bị đánh với 328 nghìn tấn bom đạn, 9552 nghìn viên đạn pháo 105mm, 55 nghìn viên đạn pháo 155 mm, 8164 viên đạn pháo 175mm, hơn 615 nghìn viên đạn hải pháo Mỹ, 2240 lần oanh tạc của không quân.
Số đạn trên chỉ là thống kê từ ngày 27/7 đến 16/9 năm 1972, theo tài liệu của quân đội Sài Gòn).

Mặc dù ta đánh trả quyết liệt mỗi ngày quân nguỵ chỉ tiến được vài trăm mét với thiệt hại nặng ( các cựu sỹ quan dù nguỵ thừa nhận chỉ khoàng 2 tuần là một đại đội phải thay mới toàn bộ quân) nhưng dần dần quân nguỵ cũng chiếm được phần lớn thị xã quảng trị trừ thành cổ Quảng trị nổi tiếng. Đến 27/7 thì sư Dù nguỵ kiệt sức và sư TQLC thay thế tấn công thành cổ. TQLC nguỵ đổ 2 tiểu đoàn xuống huyện Triệu phong phía sau của ta để cắt đường tiếp tế( về sau 2 tiểu đoàn này gần như bị xoá sổ), đồng thời hoả lực không quân/pháo binh dựng thành hàng rào lửa phía sau để ngăn chặn việc tiếp tế của ta, tại thành cổ có lúc mỗi ngày ta bổ xung 100 tay súng mỗi ngày nhưng cũng không đủ thay thế tổn thất, thành cổ nhỏ bé đã hứng chịu hoả lực khủng khiếp của cả đôi bên. sau 81 ngày đêm phòng ngự, ngày 15 tháng 9 ta rút khỏi thành cổ về bên kia sông Thạch hãn. Đến đây Nguỵ cũng không đủ sức tấn công tiếp và ta cũng cố giữ, đồng thời vào mùa mưa nên việc tấn công rất khó khăn, cuộc chiến giằng co đến tháng 1 năm 1973, quân nguỵ mở cuộc tấn công lớn với khoảng 100 xe tăng và thuỷ quân lục chiến lấn chiến cảng Cửa việt bị ta đẩy lùi thì hiệp định Paris có hiệu lực.

Trong lịch sử chiến tranh hầu như chưa có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm một toà thành cổ nhỏ chu vi 2160mét (diện tích 16ha) mà người ta huy động một lực lượng hải, lục, không quân và một khối lượng chất nổ khổng lồ như vậy!.

Cuộc chiến đấu kéo dài suốt 81 ngày đêm trong thành cổ Quảng Trị trong những điều kiện chiến đấu cực kỳ ác liệt, trên trời máy bay B52 rải thảm, dưới đất pháo bầy, pháo chụp tới tấp dội bão lửa, các chiến sĩ quân giải phóng đã bám từng ụ đất, từng  bờ thành, kiên cường chiến đấu, thể hiện phẩm chất cách mạng tuyệt vời của mình. Thành cổ Quảng Trị, chưa ai biết đích xác có bao nhiêu người lính đã nằm lại đây vào mùa hè khốc liệt ấy. Có số liệu bảo hơn một vạn, có tài liệu bảo hơn một vạn rưỡi, nhưng tại nghĩa trang Thành cổ chỉ chưa đến một ngàn nấm mộ, hầu hết là vô danh, bao nhiêu nữa những chiến sĩ trẻ vừa rời giảng đường vào Thành cổ ngày ấy đã vĩnh viễn không thể tìm thấy thân xác, nhưng chắc chắn họ đã nằm lại đất này Máu xương của hơn một vạn người lính nằm xuống Thành cổ ngày ấy đã góp phần vào thắng lợi của Hiệp định Paris 1973, góp cho mùa xuân đại thắng 1975.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

VK: Mình nghĩ đề nghị ĐLH lập 1 chủ đề lớn trong phần "Các chủ đề khác" = chủ đề Lịch sử - rất cần thiết và rất hay. Đợi xem chú Điệp có duyệt ko nhé.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Chắc là duyệt thôi chị ạ! Em đúng là định đề nghị anh Điệp từ hôm qua nhưng cứ "ngại" (tại giơ tay nhiều cũng ngại chứ ạ) Tiện hôm nay có anh VK vào đây post bài về lịch sử, thế là có lý do, đề nghị luôn ;)) (Có cơ hội là phải chớp lấy ngay chị ạ!)
Hoá ra chị cũng có cùng quan điểm. Cứ lúc nào cũng đi cùng nhau, vui nhỉ chị nhỉ? :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Phong Lan đã viết:
Cammy đã viết:
Bàn trà sau tiệc khách vắng teo
Có phải bận rồi, người cũng neo
Một chút hàn huyên mà tâm sự
Phút giây chẳng có, đã đi... vèo
Nào ai buôn chuyện đâu chẳng thấy
Để lúc vào ra, lúc nói leo
Chủ quán cô đơn khi vắng khách
Ngồi mà thương nhớ hồn lại xiêu

Ừ nhỉ, sao mà thấy vắng teo
Chắc là rủ nhau đi hát chèo
Tụm năm tụm bảy, dăm ba đứa
Lại còn đố nhau: đi cà kheo
Chập chững hồi lâu, đi đếch được
Rủ nhau quay lại quán lá nghèo
Chủ quán chán chê, chẳng pha nước
Gầm bàn, khòng kheo, mỗi cô mèo...
Sao bảo bàn trà khách vắng teo?
Xích lô còn đó , bảng còn treo!
Dập dìu tài tử, giai nhân đáo
Nào có ai chê quán nước nghèo!
Chỉ là đời có khi ấm lạnh
Nhà lúc đông người, lúc lại neo!
Chớ vội buồn tình, cô chủ nhỏ
Quán trà ấm nghĩa, sợ chi xiêu!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:


Ừ nhỉ, sao mà thấy vắng teo
Chắc là rủ nhau đi hát chèo
Tụm năm tụm bảy, dăm ba đứa
Lại còn đố nhau: đi cà kheo
Chập chững hồi lâu, đi đếch được
Rủ nhau quay lại quán lá nghèo
Chủ quán chán chê, chẳng pha nước
Gầm bàn, khòng kheo, mỗi cô mèo...
Quán lá xác xơ, người cũng neo
Chẳng phải nhác chăm, chỉ do nghèo
Một chút bâng khuâng, tràn tâm tưởng
Người thì xa vắng, hồn phách xiêu
Xa lạ với ta, bao mơ ước
Dường như chắp cánh, lại phiêu diêu
Một ngày quay lại nơi quán ấy
Chẳng thấy người đâu, chẳng bảng treo...
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 77 trang (764 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối