Trang trong tổng số 12 trang (117 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Trung Thu thật đầm ấm bên gia đình NT nhé!
----------------------------------------------------

http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/ap_20091003073128183.jpg
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Shrek: Cảm ơn Shrek nhiều nhé! Bưu thiếp đẹp, ấm áp. :)

Hi hi...lần đầu tiên trong đời gặp "Chằn tinh" mà không thấy...sợ!:D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Câu chuyện về hạt gạo

Câu chuyện thứ nhất:
Cách nay vài năm, một người bạn Pháp cùng Nhã đến ăn trưa ở nhà cô bạn gái. Trong lúc thò đũa gắp nửa cái đùi gà luộc thì cô bạn sẩy tay làm rơi xuống mặt bàn. Cô gắp miếng gà đó cho vào cái dĩa đựng xương, xem như bỏ, không ăn. Sau đó cô cũng làm rơi vãi vài hạt cơm trên mặt bàn. Lần này cô tỉ mẩn lượm từng hạt, từng hạt, thật kiêng nhẫn và… mất thì giờ, để cho vào chén của mình, ăn tiếp.
Người bạn Pháp ngạc nhiên, đưa ra so sánh về giá trị của nửa cái đùi gà với vài hạt cơm rơi rớt. Nhã và cô bạn có dịp phỗng mũi tự hào, giải thích cho anh bạn Pháp nghe về truyền thống của người Việt, biết quý giá từng hạt cơm, trân trọng từng hạt gạo do bao công khó làm ra.

Câu chuyện thứ hai:
Hồi còn trẻ, Nhã thường thấy mấy bà nội trợ treo lủng lẳng bịch cơm thừa hoặc cơm thiu ở ngoài cổng rào. Nhã không hiểu là để làm gì, cứ tưởng là mấy bà muốn phơi khô. Rồi Nhã quên bẵng cái thắc mắc này đi. Sau này ở đô thị nhà cửa mọc lên san sát, hầu như hàng rào trong khu phố đều biến mất.
Đối diện nhà Nhã hiện nay là một dãy phòng trọ, tất cả mọi người ở đó đều bỏ rác vào cái cần xé to đùng ngay đầu dãy phòng. Có hôm Nhã thấy phòng kia nhậu xong, còn dư thịt vịt, họ hốt vào bao và quẳng vào cần xé. Rồi cũng chính những người này mang một bịch cơm thừa ra treo ở cái quai cần xé. Nhã hỏi chị công nhân đổ rác về ý nghĩa hành động này. Chị bảo bà con mình quý hạt cơm hạt gạo, không dám bỏ vào thùng rác, sợ mang tội, cho dù đó là cơm thiu hay cơm thừa. Bà con bọc lại treo lên, hy vọng nhà ai có nuôi heo nuôi gà thì cứ mang về cho chúng ăn, như thế trong lòng đỡ áy náy.
Gần đây Nhã có dịp lên Hóc Môn, dạo quanh đường quê Nhã lại thấy vài bịch cơm như vậy xuất hiện ở ngoài hàng rào. Lòng rưng rưng vui.

Ghi theo lời kể của Nhã Đa
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@vodanhthi:

      Bạn làm NT nhớ lại câu chuyện dạy con, cháu của Ông Nội mình!

      Ngày xửa ngày xưa, đàn cháu nội đông đúc còn bé tí là NT và các anh chị em, bên cạnh bao nề nếp gia phong khác của người Huế, vẫn được ông rèn dạy một thói quen: đơm cơm thì nhớ đừng đơm quá đầy, đã bưng chén cơm lên ăn là phải ăn kỳ hết, không để sót lại dù chỉ một hạt cơm bé xíu!

     Hồi đó còn nhỏ, NT vẫn cho là ông quá nghiêm khắc và...kỹ tính, làm gì mà bắt phải gọn ghẽ thế kia! Đến sót có vài hạt cơm mà cũng...tiếc!!!:P

     Có lẽ thấy lũ cháu cứ thắc mắc và phụng phịu nhiều lần khi đặt chén xuống rồi lại bị Ông nhắc là còn để thừa cơm trong chén, phải bưng lên, lấy đũa vén kỳ hết, Ông mới giải thích vì sao cần phải thế: hạt cơm là hạt ngọc trời cho, không được để thừa, đổ - vì như thế là mang tội với trời đất, sẽ có ngày sau thiếu thốn, không có đủ ăn no! Cách giải thích mang chút vẻ "kỳ bí" của tâm linh đó có lẽ thích hợp với tụi nhóc cháu hơn là cặn kẽ với chúng về một nắng hai sương, mồ hôi nước mắt của người nông dân để làm nên hạt gạo trắng ngần, cho bát cơm ngon hay là ý thức tiết kiệm!


     Đến bây giờ vẫn thế, đổ cái gì thừa thì không có cảm giác có tội, nhưng nếu đổ cơm thì sẽ thấy lương tâm có chút...không thoải mái, cứ thấy mình có lỗi sao sao ấy! :P May mà vườn nhà NT rộng, chim chóc về nhiều nên hay rải cơm thừa, có khi nắm gạo nữa...lên mấy tấm nhựa ngoài vườn cho chim ghé xuống kiếm ăn.:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

À cái vụ cơm thừa này NL cũng đổ ra đầu nhà cho chim ăn. Hiiii bị người ta, bảo vệ động vật nói làm như vậy chim sẽ bị ốm. Lần sau đừng làm vậy nữa. Bực!
Họ nói chỉ được phép cho ăn bánh mì. Có lẽ họ không biết quí hạt gạo? Mà chỉ biết có quí bánh mì của họ.

Mình cãi lý là gạo và bánh mì giống nhau thì họ bảo là bánh mì không bị hỏng(thiu), còn cơm thì có hỏng đó.

Thế nên là nhiều khi mình cũng quí hạt gạo hạt cơm lắm nhưng mà nếu cơm bị thừa thì chẳng biết làm gì.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Votinhkhach

Chim xuống mổ cơm thừa
Điều ước trả cho vừa
Xin đời vơi nỗi khổ
Đẹp dạ ai cũng ưa

Cái bang đây lão đại
Nhiều khi đói ngây dại
Ngồi vái van tê tái
Chỉ một hạt cơm thừa:D
Đả cẩu by thiên bổng
Thi hoạ made Việt Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Thương thay người...bang Cái! (hi hi...:D)
Đói đến tê đến dại
Sẵn gậy "đả cẩu" kia
Cứ kêu nguyên một vại! :D

Chữ ký đủ Tây, Tàu
Avatar..."hoàn cảnh"
Cơm thừa lại muốn tranh
Có còn chi..."Lão Đại"!!!

:D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thằng Khùng Số 3

Cái bang thiệt khổ lão ca ơi
Tới chỗ khùng ta cứ dạo chơi
Ăn uống no say rồi mãi ngủ
Ngắm trăng ngắm gió để quên đời
Số hai nó đã chết rồi
Còn như số một nó thời chưa sinh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Câu chuyện đạo đức

"Tối qua hai cha con tôi đến nhà người quen chơi, lúc ra về được tặng hơn chục lon Coca-Cola. Đi một đoạn khá xa, đến khúc đường gồ ghề chiếc xe máy bị dằn xóc nên cái bao xốp đứt quai, các lon Coca lăn tung toé trên mặt lộ.
Tôi dừng xe vào lề và hối con tôi nhanh tay thu lượm, kẻo gây khó khăn và rủi ro cho những xe khác, mặc dù khi ấy đã gần 0 giờ.
Lúc đó có hai vợ chồng đi xe máy ăn mặc khá bảnh bao. Họ ngừng lại gần chỗ tôi đậu xe và người vợ nhảy xuống nhanh tay nhặt nhạnh mấy lon Coca. Tôi dự định cùng con mình tiến đến cảm ơn hai vợ chồng nọ, bỗng dưng người phụ nữ vội vã nhảy lên xe và người đàn ông vọt ga chạy mất.
Thấy tôi ngạc nhiên, con tôi mỉm cười điềm tĩnh, bảo rằng “Tại Ba không biết đấy thôi, chứ từ vài năm nay, hễ bất cứ cái gì mình lỡ đổ xuống dọc đường, thì người khác ung dung và điềm nhiên chiếm lấy, cho dù đó là tập vở, bao gạo, đồ chơi trẻ con hoặc dụng cụ bất kỳ.”
Thật thế sao? Tôi chắc chắn không tiếc gì mấy lon nước ngọt, nhưng quá ngỡ ngàng đến mức mất ngủ đêm đó. Quả thật có tình trạng như trên sao? Liệu tâm địa con người đã tệ bạc đến mức đó sao? Liệu xã hội ta đã suy đồi đến độ đó sao?
Năm nay tôi 55 tuổi, và người phụ nữ kia khoảng 48, nghĩa là chúng tôi xem như cùng thế hệ, chẳng lẻ thế hệ chúng tôi đã tồi tệ đến như thế rồi sao?"

(Ghi theo lời kể của bác Huy, lúc gần Tết)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

"Chẳng lẻ thế hệ chúng ta tồi tệ như thế sao?"Thật là một câu hỏi làm đau nhói hồn!Đó là lòng tham,hay nghèo đói để mất cả nhân cách con người.Hình như phần lớn mỗi chúng ta đã hơn một lần chứng kiến cảnh nửa khóc nửa cười như trên.Nhưng chúng ta đã xem chúng là điều bình thường,là sản phẩm mà hình như chúng ta chấp nhận trong muôn mặt đời cười.(đổ thừa cho chiến tranh dù nó đã trôi qua hơn 30 năm).Có lẻ tâm hồn chúng ta đã bị chai đi nhiều rồi nên vẫn ngũ ngon khi ông Huy còn thao thức .Biết làm sao hơn,bạn Huy ơi.
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (117 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối