Trang trong tổng số 4 trang (39 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

lãng du

letam đã viết:
Từ Tam Kỳ theo QL1 vào phía nam khoảng 8km, qua cầu Bà Bầu là địa phận xã Tam Anh Bắc. Năm nay phía nam không có lũ và nước hồ Phú Ninh không xả xuống nên giao thông thuận lợi, chỉ bị ở các huyện phía bắc QN.
Vào xem báo QN: www.baoquangnam.com.vn sẽ thấy người Hội An linh hoạt, mỗi năm lũ về là mùa cho dân thuyền đò chở du khác có dịp thu nhập cao.
Và xem bài NHÂN TAI, thấy thảm hoạ thiên nhiên là do con người là chính.
Chị à, em đọc một bài báo :
http://vietnamnet.vn/xaho...on-bao-oan-nghiet-871786/

Bốn đứa trẻ mồ côi sau cơn bão oan nghiệt

Đã 4 ngày trôi qua kể từ sau cơn bão số 9 quét qua xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành. Cơn bão oan nghiệt đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ bốn đứa trẻ còn đang độ tuổi đến trường.
........

Chị có biết địa chỉ này không ạ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Hôm qua đi ngang qua Tam Anh, ngoài QL1 nhì vào thấy cây cối bị hư hỏng nhưng không nhiều. Bắt dầu từ Tam Hiệp trở vào cây bị khô héo hết, mặc dù vẫn đứng. Chỉ có dừa là không hề gì. Toàn bộ rừng của dân mất hết.
Địa chỉ 4 dứa trẻ để chị tìm lại cho, hình như có đăng trong báo QN. Các đoàn cứu trợ họ phát quà theo danh sách của địa phương. Chị nghe nói tuỳ theo từng đoàn, có người bị nặng, gặp đoàn trước được gạo và mì tôm, trị giá ít. Nhưng người sau gặp đoàn khác lại được nhận 1 triệu ... hoặc ngược lại.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

Chị có thể gọi điện thoại hỏi Uỷ ban nhân dân xã được không ạ? Em có lướt trang báo Quảng Nam ở link chị gửi nhưng không thấy học đăng về hoàn cảnh bốn chị em này chị ạ.
Chị tìm hộ em nhé.Em cảm ơn chị.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@LD! Địa chỉ cụ thể của anh Cơ và chị Thuỷ là: đội 9, thôn Lý Trà, Tam Anh Bắc, Núi Thành, Quảng Nam.
Nghe kể rằng hôm bão anh Cơ sợ người ta lấy mất máy bơm và máy sục nước nên ra cố buộc cho chặt nên gặp nạn. Chị vợ biết anh yếu nên cố gắng dìu chồng nhưng lũ về không chạy kịp.
Số điện thoại của xã: 0510 592 358 chẳng biết có số 3 sau số 0510 hay không?
Chủ tịch UBMTTQ xã là ông Nguyễn Thanh Xuân.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

Em cảm ơn chị nhiều!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GẦN BỜ




          Hồi 13 giờ ngày 18/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi khoảng 230 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

               Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km. Đến 13 giờ ngày 19/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ vĩ Bắc; 109,3 độ kinh Đông cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam khoảng 110 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

         Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới khu vực quần đảo Hoàng Sa, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.


THÔNG BÁO LŨ TRÊN CÁC SÔNG TỪ THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN PHÚ YÊN VÀ KHU VỰC TÂY NGUYÊN



I. Tóm tắt tình hình:

    Lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, hạ lưu sông Kôn, sông Đà Rằng đang lên; các sông ở khu vực Tây Nguyên đang xuống chậm.
    Mực nước lúc 07 giờ ngày 18 tháng 10 trên một số sông như sau:
• Sông Hương tại Kim Long: 1,49m, ở mức BĐII;
• Sông Bồ tại Phú Ốc: 2,0m, dưới BĐII: 1,0m;
• Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 5,75m, dưới BĐI: 0,65m;
• Sông Trà Bồng tại Châu Ổ: 2,82m, dưới BĐII: 0,28m;
• Sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 4,43m, trên BĐII: 0,23m;
• Sông Vệ tại Sông Vệ: 3,89m, dưới BĐIII: 0,21m;
• Sông Kôn tại Thạch Hòa: 6,91m, trên BĐII: 0,41m;
• Sông Ba tại Ayunpa: 155,12m, trên BĐII: 0,12m, tại Củng Sơn: 30,30m, trên
BĐI: 0,80m;
• Sông Đà Rằng tại Phú Lâm: 1,77m, trên BĐI: 0,07m;
• Sông Srêpôk tại Bản Đôn: 171,42m, dưới BĐII: 0,08m;

II. Dự báo:

    Lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, hạ lưu sông Kôn và sông Đà Rằng tiếp tục lên, các sông ở khu vực Tây Nguyên có khả năng lên lại.

    Chiều tối nay (18/10), mực nước sông Trà Khúc tại Trà Khúc có khả năng lên mức 5,2m, dưới BĐIII: 0,5m; sông Vệ tại cầu Sông Vệ: 4,5m, trên BĐIII: 0,4m; sông Kôn tại Thạch Hòa: 7,1m, dưới BĐIII: 0,4m; sông Đà Rằng tại Phú Lâm: 2,0m (trên BĐI: 0,3m); các sông ở Thừa Thiên Huế lên mức BĐII- BĐIII, các sông ở Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên lên mức BĐI – BĐII, có nơi trên BĐII.

    Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng các tỉnh từ Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên.

Tin phát lúc: 14h30

Nguồn: Trung Tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương.
http://www.nchmf.gov.vn/website/vi-VN/104/23/3474/Default.aspx
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ LD:

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vũ Anh (TP. Hồ Chí Minh) vừa tặng 1 sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng cho 4 anh em mồ côi là con của Huỳnh Văn Cơ và Bùi Thị Thủy (Tam Anh Bắc, Núi Thành) bị chết trong cơn bão số 9. (LÊ VĂN HUÂN)


Nguồn: http://www.baoquangnam.co...ong-bao-vung-lu-lut.html.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bút Mực

Đọc mà nước mắt cứ chực chờ rơi. Miền Trung ơi! Miền Trung ơi!

Tang thương xóm Trường

TT - Sáng 5-11, con đường độc đạo vào xóm Trường (thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) vẫn bị chia cắt. Không khí tang thương bao trùm lên từng ngóc ngách của ngôi làng nhỏ ven sông.

Người dân xóm Trường đưa những người xấu số đi mai táng trong sáng 5-11 - Ảnh: Tấn Vũ

Bên những con đường lầy lội, những dãy nhà bị nước lũ san bằng trơ móng, ngổn ngang gạch ngói.

Ngay ở đầu xóm, một chiếc lều tre lợp bạt được dựng lên để sẵn, những mảnh ván tháo ra từ các cánh cửa được kê làm giường chờ rửa thi thể. Những khúc thân chuối được cắt lát nhỏ thay bình cắm hương để sẵn trên đầu từng tấm ván. Khói hương nghi ngút quanh làng. Vừa có thêm hai thi thể mới  tìm được. Đêm trước, người dân trong xóm đã thức trắng để đưa 10 thi thể đi mai táng trên một ngọn đồi. Chưa bao giờ, kể cả trong chiến tranh, người dân xóm Trường rơi vào cảnh tang thương như vậy.

Nỗi đau xé lòng

Sau cơn lũ dữ tối 2-11, xóm Trường với hơn 40 nóc nhà gần như bị xóa sổ. Cơn lũ đi qua đã cướp mất sinh mạng của 12 người và 6 người còn mất tích.

Cánh đồng Miễu Chính bên sông Cái những ruộng mía ngã rạp, hàng trăm người dân trong làng đội nón lá, mang áo mưa dùng cuốc, xẻng, bì bõm bới cát tìm kiếm với hi vọng tìm thấy thi thể người thân bị chôn vùi đâu đó. Bên những bờ tre vừa bị nước cuốn trốc gốc, những người đàn ông kẻ chặt tre, người chẻ lạt cột thành cáng khiêng để chuyển thi thể. Anh Trương Mộng Hùng nấc nghẹn bên thi thể anh trai Trương Văn Minh vừa tìm thấy.

Cạnh đó thi thể chị dâu vừa được dân làng xới cát moi lên. Lấy chiếc mũ đội trên đầu che khuôn mặt tím tái của anh, cởi luôn chiếc áo trong người khoác lên thi thể lạnh cứng, rồi anh khuỵu xuống ôm mặt kêu gào thảm thiết.

Lạc nhau trong một đêm kinh hoàng giữa dòng nước dữ, em Trương Công Hưng, con trai anh Minh, chết ngất giữa cánh đồng khi nhìn thấy thi thể cha mẹ... Ngồi cạnh chị gái, Hưng thều thào: “Lúc đó hơn 10 giờ, nước tràn vào nhà như thác và khi bốn người trong nhà chỉ kịp leo lên cây dừa thì cũng là lúc ngôi nhà bị cuốn trôi trước mắt. Nửa giờ sau, khi cây dừa cũng bị đổ, em chỉ kịp dìu người em trai sang một cây mít gần đó rồi quay đầu nhìn lại thì ba má đã trôi khỏi tầm mắt”. Đến sáng 5-11, người dân trong xã Xuân Quang 2 mới tìm thấy thi thể của ba má em trong tiếng thét nghẹn ngào của hai đứa con trai và khuôn mặt đờ đẫn của con gái đầu lòng.

Cạnh đó, bà Trương Thị Muôn với mái đầu tóc bạc bì bõm giữa đồng mía đi tìm thi thể mẹ đã ba ngày qua nhưng tất cả đều tuyệt vọng. Còn chị Đỗ Thị Hương nói không thể hình dung được mình và mẹ vẫn còn sống sót sau trận lũ kinh hoàng như thế nhờ đu lên cột nhà và dầm mình trong nước hơn một ngày đêm. “Lúc đó tui chỉ biết làm sao leo cho đến được cột nhà - nơi cao nhất có thể, còn lại phó mặc cho dòng nước” - chị Hương nhớ lại.

“Người hùng của xóm”

“Người dân ở đây gọi ổng là người hùng” - ông Nguyễn Ngọc Cẩn, phó thôn Triêm, cho biết như vậy khi chúng tôi hỏi về ông Nguyễn Văn Hùng (Hùng út) - người đã cứu trên 20 người dân xóm Trường khỏi tay tử thần.

Tờ mờ sáng 3-11, ông Hùng đứng ngồi không yên khi nghe đâu đó tiếng kêu cứu của người dân xóm Trường nên quơ vội chiếc dầm rồi đẩy chiếc xuồng nhỏ ra giữa dòng nước dữ. Khi đang đánh vật với dòng nước chảy như thác, ông nghe tiếng một phụ nữ kêu cứu từ bụi tre. Ông bẻ từng ngọn tre mặc cho bàn tay bị đâm xước rồi kéo người phụ nữ vào bờ. Sau đó ông Hùng lại tiếp tục lao đi cứu người trong suốt ngày 3-11.

Sáng 5-11 khi chúng tôi đến nhà, ông Hùng vẫn lang thang khắp xóm tìm thi thể những người dân còn mất tích. “Cứu người trong cơn lũ là bổn phận của mỗi người thôi chứ có gì to tát đâu. Nếu ai ở tình thế của tui cũng làm vậy thôi” - người nông dân chất phác nói.

Nhổ củ mì ăn qua ngày

Đến ngày 5-11, nước đã rút tại hai rốn lũ huyện Tuy An và Đồng Xuân, Phú Yên. Trên tỉnh lộ 641 từ thị trấn Chí Thanh (huyện Tuy An) đến thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) dài 15km là hình ảnh những ngôi nhà, xóm làng tan hoang, đổ nát.

Chị Nguyễn Thị Nhị (thôn Long Châu, thị trấn La Hai) nhìn những hạt lúa đã nảy mầm bàng hoàng kể lại: “Tối 2-11, khi gia đình đang chuẩn bị ngủ thì bất ngờ lũ vào nhà và nhanh chóng ngập luôn căn nhà khiến chúng tôi chỉ còn cách chạy lên ngọn đồi phía sau”. Không gạo, không mì gói... cả gia đình chị Nhị phải nhổ sắn (củ mì) để ăn qua những ngày lũ. Tương tự, anh Trần Ngọc Lâm (thôn Long Châu, thị trấn La Hai) chỉ còn sót lại trên mình bộ quần áo sau trận lũ lịch sử. Còn hơn 300 con vịt cùng nhiều đồ đạc đều theo dòng nước trôi đi. Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Bình (thôn Tân Bình, xã Xuân Sơn Bắc) cũng bị nước lũ cuốn trôi hết đồ đạc, áo quần. Giờ đây chiếc xe đạp là tài sản duy nhất còn lại để vợ chồng chị gượng dậy và xây dựng lại cuộc sống.

NGÔ PHƯỚC TUẤN
(Trích từ báo Tuổi Trẻ Online)
Không phải bút bi, chẳng phải chì
Tôi là Bút Mực, mực thành Thi
Xanh, đen, tím biếc từ trong ruột
Hóa giọt lệ buồn đọng khóe mi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phuongmi2985

MIỀN TRUNG ƠI !

Miền Trung ! Miền trung ơi !
Tang thương cao ngất trời
Kinh hoàng trong lũ dữ
Đọc mà nước mắt rơi ...

Em là con miền Trung
Trong cơn lũ hãi hùng
Nghe lòng mình đau xót
Cũng là mất mát chung ...

Sao lại như thế này !
Lời nói nghe đắng cay
Dân miền Trung quá khổ
Sao cơ cực mãi vầy !

Một lời thơ gởi về
Một tấm lòng sẻ chia
Một nén hương tưởng nhớ
của người con xa quê ...

Miền Trung của em ơi !
Tai ương đã qua rồi
Hãy nén lòng đau lại
Chung tay xây dựng thôi !
Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy .
Cho em thêm ngày mới để yêu thương !  
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van_sw

Tôi mong bạn khi đọc bài viết này hãy hiểu được tấm lòng của những người đang tìm kiếm, nếu bạn biết bất cứ thông tin nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.( địa chỉ bên dưới)


TỪ 1 TRANG BÁO

       Đọc bài báo "Một tấm gương sáng về lòng nhân ái" trên website của Thành Đoàn Hải Phòng, tôi thấy cảm phục người đã cứu giúp nạn nhân bị tai nạn giao thông - anh Phạm Văn Lương (khu dân cư Lam Sơn - thị trấn Vĩnh Bảo - huyện Vĩnh Bảo - thành phố Hải Phòng), tôi vào google tiếp tục tìm kiếm những bài báo bằng từ khóa: "Hải Phòng: Anh Phạm Văn Lương cứu giúp người bị nạn" và nhận được 1 loạt các kết quả. Đọc những bài báo viết về những ngày tháng anh Lương chăm sóc nạn nhân từ lúc gặp nạn nhân nằm bất tỉnh trên đường đến khi nạn nhân bước sang một thế giới khác, tôi càng thêm cảm phục anh Lương...


ANH LƯƠNG CỨU GIÚP NGƯỜI BỊ NẠN

Anh Lương còn nhớ rất rõ, chuyện xảy ra khi chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là diễn ra đám cưới của anh. Hôm đó là vào khoảng 16h15’ ngày 20/12/2009, khi anh trên đường từ Thạch Thất về đến đoạn đường Phạm Hùng (Từ Liêm, Hà Nội) thì gặp một vụ tai nạn giao thông. Mọi người đứng xem, nhưng không ai giúp đỡ. Nhận thấy nạn nhân còn đang thoi thóp thở, ngay lập tức Lương gọi xe cấp cứu và đưa nạn nhân vào bệnh viện 19 – 8 (Bộ Công an) gần đó. Khi đó trên người nạn nhân chỉ có 55.000 đồng và 1 chùm chìa khóa, không có giấy tờ tùy thân. Cùng vào bệnh viện với anh Lương là một người đàn ông lạ mặt, người này đưa cho anh 1 triệu đồng để lo tiền viện phí cho nạn nhân rồi bỏ đi. Mãi sau anh mới biết đó là người gây ra tai nạn.
Bỏ mặc những công việc tổ chức đám cưới cho người nhà lo, anh Lương một mình đứng ra chăm sóc nạn nhân không người nhà tại bệnh viện. Lo lắng như một người nhà thực sự của nạn nhân, anh Lương không có được một bữa ăn tử tế. Cảm phục trước tấm lòng của chàng trai trẻ, bệnh viện 19 – 8 đã hỗ trợ anh tiền thuốc men và viện phí. Các bác sĩ trong Khoa Hồi sức Cấp cứu còn mua cơm cho anh, người nhà của những bệnh nhân trong khoa cũng ủng hộ anh bằng vật chất để giúp anh có thể an tâm chăm sóc bệnh nhân, rồi họ thường xuyên điện thoại về động viên gia đình anh,…
Tuy nhiên, sau 6 ngày hôn mê, nạn nhân đã không qua khỏi. Thi thể nạn nhân được giữ lại trong nhà xác bệnh viện 13 ngày để phục vụ công tác điều tra. Do khuôn mặt bị biến dạng, chỉ có thể xác định nạn nhân vào tầm tuổi từ 23 – 27. Trong thời gian này, anh gần như lúc nào cũng có mặt bên cạnh nạn nhân. Vì nạn nhân không có giấy tờ tùy thân, nên anh Lương không thể báo cho người thân biết. Đến ngày cưới vợ, Lương về Hải Phòng rồi lại lên Hà Nội lo làm thủ tục hậu sự cho người xấu số. Anh Lương còn dẫn người nhà lên cầu siêu cho nạn nhân. Sau đó họ xin được đưa thi thể nạn nhân về Vĩnh Bảo, nhưng người bị nạn đã được an táng tại nghĩa trang Văn Điển để tiếp tục tìm danh tính. Anh Lương đặt tên cho người đã mất là Phạm Văn Duy, theo họ anh, để có tên tuổi. Từ đó đến nay bài vị nạn nhân được đặt tại chùa và những người trong gia đình anh trực tiếp lo hương hỏa.


ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH ANH PHẠM VĂN LƯƠNG

        Những ngày tháng 7, anh chị đang tận hưởng niềm vui của những người sắp được làm Bố, làm Mẹ. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, chị Cẩm-vợ anh sẽ sinh em bé. Đến nhà anh Lương, chúng tôi cảm nhận rõ sự thân thiện, nhiệt tình của vợ chồng anh, "Cứ ăn cơm xong rồi nói chuyện. Không ăn thì không có chuyện trò gì hết cả. Nhất định 2 em phải ăn cơm cùng anh chị, bây giờ cũng đến bữa rồi" - anh Lương cười và nói với chúng tôi. Hôm đó anh Lương cũng mới lên công an huyện Từ Liêm để lấy xác nhận dấu vân tay của nạn nhân xấu số về. Anh Lương đi ô tô bị say xe lắm nhưng chưa tìm được tung tích của nạn nhân thì anh vẫn cứ đi... Hiện nay thi thể của nạn nhân được an táng tại nghĩa trang Văn Điển - Hà Nội, anh Lương có thuê 1 phụ nữ ở gần đó thường xuyên qua lại dọn cỏ, thắp hương cho phần mộ của nạn nhân đỡ lạnh lẽo. 6 tháng qua, anh Lương cứ đi suốt, nghe ở đâu có người có thể giúp tìm được tung tích giúp nạn nhân là anh lại đến ngay, “Chưa tìm được người nhà của em nó (nạn nhân) thì anh chưa yên tâm được em ạ” - anh Lương chia sẻ.


MONG SỚM TÌM ĐƯỢC NGƯỜI NHÀ NẠN NHÂN

Chẳng biết tự khi nào, tôi cảm thấy mình như mắc nợ những người có hoàn cảnh khó khăn…và với nạn nhân xấu số này hình như cũng vậy…
Qua những trang báo và cuộc gặp gỡ với anh Lương, tôi cảm thấy mình cũng cần phải làm điều gì đó để cùng anh Lương tìm người thân của nạn nhân xấu số. Biết sức mình kém cỏi và cũng không thể biết trước được kết quả như thế nào nhưng tôi luôn ý thức được mình phải cố gắng hết sức có thể.  

Tôi chia sẻ những dòng này mong rằng sẽ được các bạn lưu tâm đến, biết đâu có ai đó biết về nạn nhân và người thân của anh ấy. Hy vọng các bạn, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, với tinh thần tương thân tương ái sẽ cùng chia sẻ thông tin này rộng khắp để người nhà nạn nhân sớm biết được thông tin.

Đặc điểm của nạn nhân: Tuổi từ 23-27. Cao 1m72, thể trạng người gầy, sống mũi thẳng, dái tai trung bình; mặc áo sơ mi kẻ vàng đen, áo khoác vải bò màu đen, quần bò màu xanh. Nạn nhân bị tai nạn giao thông vào ngày 20/12/2009 trên đường Phạm Hùng - Hà Nội.


http://cA2.upanh.com/10.786.14925348.FHX0/ImageView.jpg

- Ai là người nhà hoặc biết thông tin về nạn nhân này,vui lòng liên hệ:

+ Tôi: Nguyễn Thị Vân: Ngọc Chử-Trường Thọ-An Lão-Hải Phòng. SĐT: 0979512418

+ Anh Phạm Văn Lương: Quán Toan - Hồng Bàng - Hải Phòng. SĐT: 0978663005

+ Đội CSĐT tội phạm về TTXH - Công an huyện Từ Liêm. Điện thoại: 043.8373022.

http://cA4.upanh.com/10.786.14925346.UDE0/TD8_2758.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (39 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối