Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Xuân Sách - Chân dung nhà văn

16.
Vốn cùng nhân dân tiến lên
Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào
Quay về núp bóng ca dao
Giật mình nghe một tiếng chào

Văn Ngan?


17.
Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên
Ông cố vấn chẳng sợ gì cái chết
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên.

18.
Đám cháy ở sau lưng
Đám cháy ở trước mặt
Than ôi mày chạy đâu
Dưới vòm trời quen thuộc
Đốt bao nhiêu cỏ mật
Không bay mùi thơm tho
Càng hun càng đỏ mắt
Quay về thung lũng cò.

19.
Mải hái hoa dọc chiến hào
Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lùng thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn

20.
Trường Sơn đông em đi hái măng
Trường Sơn tây anh làm thơ cho lính
Đời có lúc bay lên vầng trăng
Lại rơi xuống chiếc xe không kính
Thế đấy! Giữa chiến trường
Nghe tiếng bom cũng mạnh!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/VuTuNam.jpg
16. NHÀ VĂN VŨ TÚ NAM

Tiểu sử:

Tên thật: Vũ Tiến Nam.
Sinh năm: 1929
Nơi sinh: Vụ Bản, Nam Định.
Bút danh: Vũ Tú Nam.
Thể loại: phê bình, dịch thuật, truyện ngắn.

Các tác phẩm:

·           Sau trận núi Đanh (1951)
·           Giành lấy tương lai (1954)
·           Kể chuyện quê nhà (1954)
·           Thử thách thầm lặng (1971)
·           Sống với thời gian hai chiều (1983)
·           Mùa xuân - tiếng chim (1985)
·           Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công
·           Chim trời   

Giải thưởng văn chương:

·           Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Giới thiệu một tác phẩm:

Câu chuyện bên bờ biển

Sau một trận mưa và gió đêm trước, sớm hôm ấy trời không nắng, biển lặng, phẳng như tờ, nâu hồng màu đất. Đứng bên cửa sổ nhà an dưỡng nhìn ra, những ngọn núi ở mấy cái đảo ngoài khơi bỗng nhiên như gần lại, mặt biển đầy và đặc, nom chẳng khác nào thửa ruộng mênh mông đất ẩm đã cày bừa kỹ, ta có thể đi bộ qua đấy- rất êm chân- chẳng mấy chốc sẽ tới bên dãy núi lam sẫm và trong mát kia, có những làn sương trắng xốp ấp ủ bao nhiêu kỷ niệm êm đềm…

Thực tình tôi đã bị thiên nhiên quyến rũ. Sau trận mưa đêm cuối thu, trời đất giống như người con gái đẹp mới tắm gội hong tóc trước gió, thả những làn hương tinh khiết đi khắp nơi. Phòng bên, mấy đồng chí sau khi tập thể dục xong, đang vui vẻ vừa uống sữa vừa nghe Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam truyền tin về vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô đang tiếp tục bay trong vũ trụ.

Tôi mở rộng cánh cửa, nhìn xuống bãi biển. Năm sáu chiếc thuyền nhỏ, thon thon, xếp hàng ven bờ, lẹ làng chèo ra giữa vịnh rồi bỗng chốc giương buồm lên thẳng hướng ra khơi. Những cánh buồm nâu thẫm còn ẩm nước mưa đêm, phồng căng, khoẻ mạnh.

Tôi đang đắm mình vào cái êm ái của cảnh vật thì Phong đến hỏi mượn tôi con dao nhíp. Tôi cười:

-          Anh hôm nay cũng vào “tổ sản xuất ô tô bươm bướm” rồi đấy à?

Phong xẽ nhếch mép cười, chìa tay ra đỡ lấy con dao:

-          Vâng, nằm dài mãi cũng  buồn. Đục đẽo một tí cho khuây.

Phong là cán bộ tiểu đoàn phó bộ binh, ở cùng buồng với tôi. Anh đau dạ dày, hay cau có, ít nói nên tôi cũng chưa trò chuyện với anh nhiều. Anh thường bị mất ngủ hay khó chịu khi các bạn thức khuya cười đùa đánh tú lơ khơ hoặc tán chuyện gẫu. Đặc biệt anh không ưa nghe nhạc của Đài phát thanh, mấy lần anh đã đề nghị chuyển máy thu thanh sang phòng khác. Phong cũng là người phản đối cái “nhóm sản xuất ô tô bươm bướm” khá mạnh. Theo anh, nhóm ấy tiêu phí thì giờ vào việc cả ngày lùng nhặt mảnh tôn, vỏ đạn và vỏ đồ hộp để làm những “trò trẻ con” (Phong thường chỉ nằm nhà đọc sách quân sự ,chính trị, học sử và học toán). Thế mà bây giờ anh lại mượn tôi con dao để gọt cao su làm bánh ô tô, sản xuất những đồ chơi trẻ con ấy!

NXB Văn học, 2005
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hì, thanks bạn hiền. Chơi trò đoán ai là ai đi! :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Cảm ơn Hoa Phong Lan. Đọc chân dung từng nhà văn, như thấy chân dung cần có của NHÀ VĂN. Mà đâu chỉ có thế, có lẽ chăng chân dung nhà văn còn cho tôi biết bao điều: buồn các kiểu, vui các kiểu, đau khổ, tủi nhục, nhọc nhằn, phi lý, thực tại, những loé sáng về tương lai, ... của cá nhân con người trong từng giai đoạn thăng trầm một đời, của cuộc đời, của xã hội, của tư tưởng nhân loại, ...
Cảm ơn Hoa Phong Lan.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

http://www.tanvien.net/gioithieu_02/index.html cho biết tên các nhà văn được phác hoạ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


@HXT Hì... tớ không đoán được hết, nói chung là chỉ đoán được một số nhân vật đặc sắc thôi.
@bác Hoàng Tâm: Vâng, những gì bác nói đến chắc cũng là trăn trở của nhiều người cầm bút mọi thời đại.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/HuuMai.jpg
17.  NHÀ  VĂN HỮU MAI

Tiểu sử:

Tên thật: Trần Hữu Mai
Sinh năm: 1926
Nơi sinh: Thanh Hoá
Bút danh: Trần Mai Nam
Thể loại: tiểu thuyết

Các tác phẩm:

         Cao điểm cuối cùng (1961)
         Dải đất hẹp (1967)
         Vùng trời (3 tập, 1971, 1975, 1980)
         Đất nước (nhiều tập, tập 1, 1985)
         Ông cố vấn (ba tập, 1988, 1989)   
         Viết hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
         Những năm tháng không thể nào quên (1970)
         Cuộc đấu trong vòng vây (1995)
         Đường tới Điện Biên Phủ (1999)
         Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử (1999)


Giới thiệu một tác phẩm:
Món quà hạnh phúc



Tôi nhìn thoáng thấy một luồng gió đỏ chạy qua trên hai bộ mặt, làm lung linh thêm đôi cặp mắt chứa đầy những ánh sáng hạnh phúc của những người vừa tới. Tôi đoán ngay đây là một cặp vợ chồng mới cưới. Và khi đã có cảm giác đó rồi, càng  nhìn thêm vào đôi mắt của họ tôi càng tin mình không lầm.

Những cặp mắt của đôi vợ chồng mới cưới khi nhìn nhau bao giờ cũng tràn đầy sức sống, sự trìu mến, khăng khít gắn bó với nhau bằng những niềm vui thầm kín. Đôi cặp mắt đó đang cùng hát lên một bản tình ca: “Chúng tôi đã là của nhau, chúng tôi đang sống hạnh phúc đây…”

Bạn tôi có lẽ cũng có một nhận xét giống tôi. Anh chằm chằm nhìn những người khách như muốn hỏi tại sao giữa những ngày vui này, họ kéo nhau đến đây để làm gì. Cơ quan của anh hoàn toàn không làm công việc gì dính líu đến những ngày vui của những cặp vợ chồng. Cùng đi với nhau vào giờ này, chắc là anh chị đang còn ở vào thời gian nghỉ phép.

Tôi nhìn nền trời xám nhạt hiện ra sau những cành bàng trụi lá khô khẳng trước sân những ngày cuối đông, rồi cũng phân vân, không hiểu có việc gì mà họ đến đây sớm  như vậy?

Anh bạn tôi hỏi:

-          Chắc anh chị có việc gì cần gặp chúng tôi.-Anh vẫn chưa tin hai người này đúng là khách của cơ quan mình.

Hai người cùng đáp:

-          Vâng.

Và họ lại đưa mắt nhìn nhau. Tôi đọc được trên đôi mắt của họ cuộc trao đổi thầm lặng này. Người con trai bảo người con gái: “Đồng chí đó đấy, em nói với đồng chí đó vấn đề của chúng ta đi!” Người con gái đáp lại: “Em không nói đâu. Anh phải nói chứ..”

Nhà xuất bản Văn học, 2005
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/DoChu.jpg
18.   NHÀ  VĂN ĐỖ CHU

Tiểu sử:

Tên thật: Chu Bá Bình
Sinh năm: 1944
Nơi sinh:  Việt Yên - Bắc Giang
Thể loại: truyện ngắn

Các tác phẩm:

         Hương cỏ mật (1963)
         Phù sa (1966)
         Tháng hai (1969)
         Trung du (1969)
         Họa mi đang hót     
         Vòm trời quen thuộc (1969)
         Đám cháy trước mặt (1970)
         Gió qua thung lũng (1971)
         Mảnh vườn xưa hoang vắng (1989)
         Những chân trời của các anh (1990)
         Một loài chim trên sóng


Giới thiệu một tác phẩm:

Hương cỏ mật


Ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi người, cái bất ngờ cũng vẫn thường tìm tới. Đối với Tuân, việc thầy anh lấy cô giáo Nhâm quả là chuyện quá bất ngờ. Mới sáu tháng trước đây, khi anh còn là cậu học sinh lớp mười thì quan hệ giữa anh và cô giáo Nhâm hoàn toàn chỉ là quan hệ thầy trò. Nhưng bây giờ thì… khác nhiều rồi. Tuân rời ghế nhà trường đi làm lính nghĩa vụ được non năm tháng thì thầy anh và cô giáo Nhâm tuyên bố xây dựng với nhau. Về sau, trong những lúc rỗi rãi anh vẫn thường suy nghĩ chuyện này. Và anh cảm thấy cái bất ngờ nào đến với người ta cũng không hề đột ngột, không hề tình cờ mà nó đến dần dà, im lặng, chắc chắn. Chính vì thế mới có chuyện như chuyện của thầy anh và cô giáo Nhâm.

Tuân chỉ thực sự biết mặt thầy anh từ sau ngày hoà bình lập lại mấy tháng. Một chiều, cậu bé Tuân đứng ở đầu  xóm mải nhìn mặt trời đỏ ối đang chìm xuống phía sau núi Voi làng mình thì có một anh bộ đội bước tới. Vai anh bộ đội khoác ba lô, bên hông có cả súng lục cẩn thận. Anh bộ đội ấy hỏi thăm vào nhà cụ phó Huy. Tuân trố mắt nhìn lên một lúc rồi lúng búng trả lời:

-          Cụ phó Huy là nhà em, là ông em đấy.

Thế rồi Tuân mừng rỡ chạy lên trứơc, dẫn anh bộ đội đeo súng lục ấy về nhà. Anh bộ đội ngậm ngùi nhìn thằng bé nét mặt đang rạng rỡ hẳn lên kia, khẽ hỏi:

-          Làm sao… bị cụt tay? Máy bay bắn à?

Tuân ngớ người nhìn lại anh bộ đội một lát rồi như sực nhớ ra, cậu bé cười phá lên:

-          Không, có cụt đâu!

Rồi cậu ta lấy cánh tay phải đang đút trong túi, vén vạt áo lên ngậm vào miệng, thong thả cởi những vòng dây chuối đang buộc chặt cánh tay trái vào người. Thọc cánh tay “cụt” vào ống áo rồi Tuân giơ cả hai tay lên vừa phân bua, vừa khoe:

-          Ở xóm em, chỉ em giả làm thương binh tài nhất. Buộc ép cánh tay vào sườn như thế, không đứa nào nhìn thấy tay mình khuỳnh khuỳnh trong áo nữa.

Anh bộ đội nhếch mép cười mà lại như muốn khóc, ôm lấy Tuân và không nói gì nữa. Vào tới sân, Tuân gọi to:

-          Ông ơi, có anh bộ đội!

Rồi cậu bé tụt lại phía sau, bẽn lẽn. Anh bộ đội cứ để nguyên ba lô trên vai, cúi đầu để khỏi cộc vào mái rạ, bước vào. Đứng im nhìn ông cụ đang ngồi trên phản một lát, bằng một giọng ồ ồ, anh nói:

-          Ông vẫn khoẻ!

Ông cụ đặt chiếc xe điếu lên đùi, ngửa mặt nhìn hồi lâu:

-          Ai thế?

-          Con, Huy đây! Thầy không nhận ra con ư?

Ông cụ kêu “trời ơi” rồi hấp tấp đứng dậy, đỡ ba lô cho con trai, lính quýnh dìu anh ngồi xuống phản. Cụ nói ta mà nghe như tắc ở cổ họng:

-          Thằng Tuân đâu? Bố mày về đây! - Rồi cụ hạ thấp giọng - Mười mấy năm xa cách còn gì nữa, bố con không nhận ra nhau là phải.

Tuân ngồi dựa lưng vào chiếc cột ở cửa ra vào, mắt trân trân nhìn bố. Ừ, chỉ có cái sẹo bên hàm là khác trong chiếc ảnh ngày xưa của u thôi, cũng già hơn trong ảnh một chút, thế mà mình không nhận ra ngay từ ngoài xóm. Huy đưa mắt nhìn qua gian nhà mới dựng một lượt rồi hai bố con anh cứ thế ngồi bên nhau. Trong những lúc gặp gỡ kì lạ như thế này, nếu là người lớn, người ta dễ dàng qua được những phút ngỡ ngàng xa lạ mà làm quen với nhau, còn đối với một đứa trẻ, nhất là những đứa trẻ đã lớn  như con mình, thân mật được với nhau ngay thật khó lắm. Huy biết vậy.

NXB Văn học, 2004
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/XuanQuynh.jpg
19. NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH http://thivien.net/viewau...ID=uAY7gIaARbh2b4DCVporPQ

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Sinh năm: 1942
Mất năm: 1988
Nơi sinh: Hoài Đức, Hà Tây
Bút danh: Xuân Quỳnh
Thể loại: thơ

Các tác phẩm:

    Thơ Xuân Quỳnh   
    Tơ tằm - Chồi biếc
    Hoa dọc chiến hào
    Gió Lào cát trắng (1974)
    Lời ru trên mặt đất (1987)
    Sân ga chiều em đi (1984)
    Tâm sự và suy ngẫm   
    Tự hát (1984)
    Hoa cỏ may (1989)
    Cây trong phố - Chờ trăng
    Bầu trời trong quả trứng (1982)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/PhamTienDuat.jpg
20. NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT http://thivien.net/viewau...ID=EVI4PSyGmhHW5Ye8JdJ6PA

Tiểu sử:

Tên thật: Phạm Tiến Duật
Sinh năm: 1941
Bút danh:  Phạm Tiến Duật
Nơi sinh: Phú Thọ
Thể loại: thơ

Các tác phẩm:

     Vầng trăng quầng lửa (1970)
     Thơ một chặng đường (1971)
     Ở hai đầu núi (1981)
     Vầng trăng và những quầng lửa (1983)
     Nhóm lửa (1996)
     Những mảnh tàn lá
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối