Trang trong tổng số 13 trang (122 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cháu cảm ơn bác Thiềng Đức đã ủng hộ topic của cháu ạ. :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Bài này mình gửi vào đây, là để nói lên tình cảm của mình đối với cô giáo mầm non, mà một trong những đại diện của đội ngũ ấy là cô giáo Quỳnh yêu trẻ của Thi Viện mình.

CHÚC MỪNG CÔ GIÁO QUỲNH!

Chúc cô giáo được nhiều học trò nhớ tới, cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm sẽ qua đi... Cô giáo thật là hạnh phúc đấy!

Chị iu quý! Hôm nay em mới thấy cái này, Cảm ơn chị của em thật nhiều, em rất xúc động và hạnh phúc
Con người - Sống để yêu thương
Ngôi nhà Thi viện ngày càng gần gũi, ấm cúng
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

binhthuong

Ngày Nhà Giáo vừa mới qua. Hôm nay đọc tin về ông giám thị trường Thanh  Đa đánh một học sinh nữ chảy máu tay... Lại nhớ lại bản tin ông Hiệu Phó một trường học ở quận  mười  "đặt hảng" và giao học sinh của mình cho "dân quân" khai thác đến trọng thương...
Một câu hỏi: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO hay TRỌNG ĐẠO TÔN SƯ

Tôi bỗng nhớ câu chuyện:


CHUYỆN MỘT NGƯỜI THÀY

(*))

Gìơ học mới bắt đầu chừng mươi phút thì ông giám thị bước vào lớp đưa cho  thày  một  thông  báo. Liếc nhanh tờ giấy  trên tay thày đưa mắt chầm chậm xuống suốt dãy bàn học chúng tôi, thoảng một chút ngần ngừ thày bất chợt dìu ông giám thị ra hành lang khuất xa cửa lớp học. Cả lớp ngạc nhiên - chỉ riêng năm đứa bọn tôi thì căng thẳng - dõi mắt theo cuộc tranh luận không êm ả lắm ngoài cửa lớp. Chỉ vài phút sau đó thôi, khi nhận lại tờ thông báo thì ông giám thị quay ngoắt ngay lại tính lao vào trong lớp nhưng thày đã nhanh hơn đưa tay cản lại:
- Dứt khoát không được. Tôi chưa cho phép - không cho phép - ông hiểu chứ!

Viên giám thị ngoe nguẩy bỏ đi và chỉ vài phút sau ông hiệu trưởng bệ vệ lạch bạch sấn vào lớp :
- Thày Thanh! thày làm cái trò khỉ gì vậy? Thày phải biết là tiền để phát lương cho thày ở đâu ra chứ! Thày có dạy không công cho tôi đâu.
- Thưa ông Hiệu trưởng! Tôi không dạy không lương và các em học sinh ở đây cũng không học miễn phí. Do vậy tôi nghĩ là không nên ăn gian thời gian của các em để nói về lương bổng và công việc của chúng ta ở chỗ này, vào lúc này...
- Á à thày lý sự cực kỳ phải lẽ. Nhưng ai phát lương cho thày chứ và cái trường này là trường của ai chứ. Thôi được, tôi đành phải xin phép thày cho tôi  năm phút! Ông giám thị đâu rồi - ông đọc cái thông báo hồi nãy ngay ở đây cho tôi...
Chúng tôi thấy khuôn mặt thày đanh lại và tái hẳn đi, thày bước đến ngay trước mặt ông hiệu trưởng run gịọng:
- Xin lỗi ông hiệu trưởng, ông là người quyền lực nhất ở cái trường này vì cái trường này là của ông nhưng tôi phải nhắc lại điều chúng ta đã thoả thuận với nhau rẳng: ngay tại lớp học này và hiện giờ phút này thì người thày giáo lên lớp - tức là tôi - là người nắm quyền tối thượng nhé và nhân danh cái quyền ấy tôi kính mời ông bước ra khỏi lớp học của tôi.
Cả lớp hoc chúng tôi - ông hiệu trưởng và viên giám thị hoàn toàn toàn bất ngờ trước cơn giận dữ của thày. Ông hiệu trưởng lùi lại hai bước lúc lắc cái đầu:
- Quá lắm rồi! không tưởng.
- Hết giờ học tôi sẽ xuống nhận lỗi với ông. Thưa ông hiệu trưởng!

 Đó là buổi học cuối cùng của chúng tôi với thày.

(*)(*

Khoảng tuần lễ sau , năm đứa bọn tôi cũng mò mẫm tìm đến đươc nhà thày. Một căn nhà nhỏ trong hẻm đường Sư Vạn Hạnh. Chờ khoảng nửa tiếng, thày ở đâu đó trở về và rồi dưới tàn cây trứng cá trong cái góc sân nhà rộng  hẹp vừa đủ bên cạnh bình trà, buổi chiêù hôm ấy chúng tôi hạnh phúc được nghe thày kể chuyện của thày - chuyện của thày - cũng chính là bài học cuối cùng thày giảng dạy cho riêng năm đứa chúng tôi. Năm đứa học trò phải nghỉ học vì không kịp đóng học phí đúng hạn. Và cũng chính vì bảo vệ phẩm giá cho năm đứa học trò chẳng phải là học sinh ưu tú giỏi giang gì này mà thày đã thất nghiệp - đã phải bỏ dạy - ở chính cái ngôi trường đang quyết định hai phần ba kinh tế cuộc sống của gia đình mình.
             
*

Hai năm sau ngày ra trường, thày thu xếp đưa gia đình từ quê lên thành phố. Mức lương một giáo viên công chức thuở ấy phải nói là rất cao nhưng so với những chi phí nhà cửa, ăn học, bịnh tật của cả một gia đình sáu bảy người thì quả là một gánh nặng. Đương nhiên thày cũng phải tất bật với chuyện phải dạy thêm ở năm ba trường tư khác và "tai nạn" đã đến với thày ở chính điểm nghiệt ngã này .

Đó là buổi chiều của một ngày thứ hai, hết giờ dạy ở một trường tư thục ngoai ven thành phố, vừa ra khỏi cái cổng nhỏ thì chẳng biết từ đâu một cô bé học trò xuất hiện ngay đầu chiếc mobylet.
- Em chào thày ạ! Thày phải giúp em. Em là học sinh lớp đệ tứ...
Nhận ra ngay qua cung cách ăn mặc cùng khuôn dáng rất "tân thời" của cô bé trước mặt chắc chắn phải là một trong chẳng biết bao nhiêu học trò của mình ở một lớp nào đó thôi, thày còn chưa kịp phản ứng gì thì cô bé đã thản nhiên hai tay đưa thày một tờ giấy trong lúc miệng vẫn "thày phải giúp em".

Một thông báo, chính xác đó là một "tối hậu thư" của nhà trường yêu cầu phụ huynh của cô bé phải đóng học phí - hạn chót là ngày thứ năm này - nếu không cô bé sẽ bị "mời ra khỏi lớp". Thày nghĩ ra ngay việc chậm trễ này không do người lớn mà tự cô bé có khúc mắc gì đó, đang định hỏi han thêm, nhưng bắt gặp tia mắt của thày cô bé nhanh nhẩu trước:
- Em không xin... không mượn tiền thày đâu. Em chỉ nhờ uy tín của thày nói hộ với ban giám hiệu cho em khất lại đến sáng thứ hai tuần sau em sẽ đóng. Danh dự với thày như thế.

Nhớ ra rằng sáng mai thứ ba mình còn có cã bốn giờ lên lớp ở trường này. Thế thì là chuyện quá nhỏ", thày nhìn cô học trò nhè nhẹ gật đầu. Nhưng có lẽ - đối với cô bé - chuyên thày phải giúp em cái việc trên  là chuyên rất đương nhên thì phải, bởi vì trong ánh mắt cô hiện lên một vẻ khẩn khoản khác trầm trọng hơn:
- Nhưng còn chuyện này nữa... em xin thày... xin thày... tuyệt đối không để bất cứ một ai khác biết được có một cái thông báo như vầy, có một chuyện như vầy.

Rõ ràng - đối với cô bé - nỗi sợ để một ai đó biết được "vấn đề" nặng hơn, lớn hơn mấy lần cái nỗi lo "vấn đề có giải quýet được hay không". Cái lẽ buồn cười này bất chợt khiến thày bỗng thấy thương và tội nghiệp cô học trò nhỏ nhiều hơn. Bước khỏi xe, nhét lá tối hậu thư vào trong túi, thày cầm tay cô bé dịu dàng:
- Em an tâm, thày sẽ lo cho em và chẳng một ai biết được chuyên này đâu!

Chẳng có ai biết được chuyện éo le xảy đến lúc nào!!!
Ngay lúc đó, mẹ của thày hấp hối phải đưa vào bệnh viên cấp cứu. Về đến nhà thày rơi ngay vào những hốt hoảng, lo lắng, chay vạy, ưu tư kéo dài suốt mấy ngày liền. Chỉ riêng chuyện phép tắc rồi nhờ vả việc lên lớp thay thế cho mấy ngày thày phải nghỉ dạy lo cũng chưa xong nên trách chi cái chuyện của cô học trò nhờ vả, thày quên béng đi mất chẳng nhớ chút tâm linh nào.

Ngày thứ sáu vào lớp dạy. Tâm trí vẫn còn chưa ổn định hẳn. Khi ông giám thị xuất hiện xin được phổ biến một thông báo của nhà trường, thày hoàn toàn chẳng biết răng ở cuối lớp có một đứa học trò vừa đưa tay lên chặn ngực, đôi mắt mở to hoảng hốt trên khuôn mặt đang tái nhợt... Và rồi khi cái tên Nguyễn thị Kim ... chưa kịp đọc hết, một cô bé học trò - hoàn toàn bình thản - ôm nghiêng những cuốn vở trước ngực bước từ góc lớp đi lên - hàm răng trên cắn chặt môi dưới - vì là dãy bàn trong cùng nên bắt buộc cô bé phải đi sát ngay cái bục thày ngồi.
Lúc này tâm trí bàng hoàng, thày chỉ nhìn thấy đôi mắt cô học trò dửng dưng lạnh lẽo - dừng bước trước mặt thày cô bé nhè nhẹ hai cái lắc đầu trước khi làm cái động tác cúi đầu mạnh dạn:
- Em chào thày! Em vĩnh biệt thày !

                            ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

binhthuong

Ba năm sau ! Trong một kỳ thi tú tài .
Tên tuổi đã quên , khuôn mặt đã chìm sâu trong tâm trí .
Nhưng cái động tác hai lượt lắc đầu chầm chầm trước khi cúi chào : " Em cảm ơn thày " đã khiến cho viên giám thị giật mình thảng thốt khi ký ức vừa vụt trở về . Không kìm lòng được ông nắm ngay lấy tay cô thí sinh :
-- Đúng rồi ! em là . . là em Ng. T .Kim H ? Em còn nhớ thày . .
Cô gái ngước mặt lên - thêm một dấu chứng nữa không sai vào đâu được - nhưng chính tia mắt dưng dưng đến lạ lùng ấy lại cảnh tỉnh thày trở về với hiện tại đang là một người giám thị trong một phòng thi trước không ít những bao nhiêu cặp mắt tò mò . Thày kịp trấn tĩnh lại bằng một lời nhắc nhở :
-- Các em nhớ điền dấu tên mình thật rõ ràng . Cụ thể như Hường (huyền ) hay Hưởng (hỏi) ở đây . . !

Và rồi , thay vì phải tập trung vào nhiêm vụ của một giám thị . Suốt  buổi coi thi hôm ấy tâm trí thày mơ hồ lơ lửng với những hồi tưởng về việc bỏ hoc ( hay bị đuổỉ học ) của cô học trò này với một cảm giác đầy ân hận tự hối . Nhớ lại thuở ấy , không như mong đợi mòn mỏi của thày  là thứ hai thứ ba gì đó có tiền rồi cô bé sẽ quay lại đóng học phí tiếp tục học , ngược lại cô bé đã bỏ đi luôn không trở lại . Tuần lễ sau , hai ba lần thày mằn mò lặn lội về những địa chỉ có được để tìm kiếm cô nhưng vô vọng . Càng nhớ lại những dong dáng , ánh mắt , lời lẽ , cử chỉ từ lúc đón đường nhờ " thày phải giúp em , thày phải giúp em " đầy tự tin đến lời khẩn cầu em xin thày . .   "xin thày tuỵệt đối ". . rồi dáng đi từng bước một với khuôn mặt trắng nhợt hàm răng cắn chặt môi , tia mắt dưng dưng , hai cái lắc đầu chầm chậm càng khiến thày nung nấu ý nghĩ phải làm một gì đó để chuộc lại những tổn thương vì sai lầm của mình gây ra cho cô học trò nhỏ ngày xưa

Rõ ràng đó là những ước muốn bị dồn nén suốt ba năm trời đằng đẵng dày vò . Thời ấy việc bỏ học ( hoặc bị đuổi học ) ở trường tư thục này đến học lại tại một trường tư thục khác chẳng là chuyện nghiêm trọng lắm nhưng với thày thì khác , đó chính là tư cách là vị thế đạo đức của một ông thày . Sự thất hứa , sự xâm phạm đến niềm tin và hơn nữa đó lại là niềm tin tuỵêt đối của một học trò ký thác cho một người thày của mình

. Cũng chính từ " tai nạn " này thời gian ấy , đã làm không ít người trong giới ngạc nhiên lạ lẫm khi tại tất cả các trường học mà mình đang giảng dạy thày đùng đùng gợi lại và luôn luôn đòi gạch dưới những hàng chữ của một điều khoản trong khế ước  giảng dạy mà hồi ấy gọi đùa là " điều khoản ăn cơm bằng đũa " : trong giờ lên lớp - thày giáo phải là người có quyền lực cao nhất trong lớp học của mình . . ."

Rồi cũng chính cái ước muốn được tẩy rửa ấy lại khiến lúc này thày trở nên nhỏ nhoi ích kỷ . Đó là tâm trạng bỗng thấy một chút thoải mái thảnh thơi khi phát hiện ra cô thí sinh ngồi dưới kia hầu như không làm bài được . Hai ba lần đảo quanh phòng thi , liếc vào tờ giấy làm bài của Kim H. thày trở lại bàn ngồi vối cảm giác vừa nhẹ nhõm vừa thắc thỏm . Nhẹ nhõm vì cơ hội chuộc lỗi đã có ! Còn thắc thỏm thì vì ba bốn lẽ : chẳng biết cô học trò có nhận lại món nợ không ? nhận trong tâm trạng nào ? và hình như trong nỗi thấp thỏm còn có một chút day dứt mờ mịt với câu hỏi chuyện làm này có trái lưiơng tâm sư  phạm  không ? và chẳng biết có việc gì sảy ra hay không ? . .

Riêng cô nữ thí sinh Kim H. thì hình như ngồi trong phòng thi là chỉ để cho có vậy thôi . Bài vở được chăng hay chớ . Lại còn chẳng biết vô tình hay cố ý , hiểu hay không hiểu sóng gió trong lòng người thày cũ của mình , đôi mắt cô dưng dưng đảo tám phương tứ hướng nhưng duy nhất có một nơi không hề một lần chạm đến chính là cái bàn nơi viên giám thị đang thấp thõm nghĩ về cơ hội chuỗc lại cái tội vô ý ngày xưa đã khiến cho cô phải bỏ ngang việc học hành . Và cũng chính cái thái độ bất cần đó của cô khiến cho một chút do dự còn lại trong lòng thày tan biến
.
Một nửa lượng thời gian đã trôi qua . Thêm một lần đảo quanh phòng thi và một chút dừng lai nơi Kim H .- trang giấy làm bài của cô vẫn vậy - thày trở về bàn xé một phần tư tờ giấy nháp và bình thản viết .

Mười lăm phút trước khi kết thúc giờ thi . Viên giám thị hành lang ở đâu đó bất chợt bước vào trao đổi với thày mấy câu rồi đi thẳng xuống hướng chỗ ngồi của Kim H.
Rồi lần lượt trước sau ba thí sinh và thí sinh cuối cùng là Kim H. được mời xuống phòng giám khảo . Một biên bản vi phạm nôị quy trường thi được lâp với nội dung tóm lược : “ ba thí sinh truyền tay nhau xử dụng một tài liệu - được xác định là đáp án tối ưu của đề thi - bị bắt quả tang ngay tại phòng thi . Thí sinh Kim H. thú nhận là người đầu tiên chưng xuất tài liệu viết tay này . . .”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

binhthuong

Kể lai chuyên cho chúng tôi nghe , thày nói chẳng còn nhớ lúc chờ đợi để đón nhận thảm hoạ tâm trạng thày như thế nào , nhưng có một lẽ chắc chắn là khi tìm bắt lại đươc cái ánh mắt của Kim H. - không phải cái tia mắt lạnh lẽo dưng dưng - mà là tia mắt của cô bé ngày xưa lúc  đứng trước đầu cái xe Mobileet "em xin thày . . xin thày tuỵet đối . . ." tự dưng trái tim như được gỡ khỏi gánh nặng suốt ba năm nay ám ảnh dày vò , lòng thày thanh thản biết bao nhiêu . Và cũng như chưa cần xem qua bản tường trình , thày đã đọc được trong ánh mắt ấy : “ em xin lỗi thày , em không cố ý chỉ vì chút từ tâm . .” ( bản tường trình cô viết : sau khi chép xong bài , thấy thương người bạn bên cạnh cũng không làm bài được . .-- hai người hoàn toàn không quen biết nhau . .)

Thày bị bàn án kỷ luật 3 năm không được giảng dạy ( tại tất cả các trường hoc ) , hạ tầng công tác xuống làm tuỳ phái . Bao nhiêu dự tính cho cuộc sống bị đình trệ nhưng hầu như không chút ân hận chuyên mình làm mà chỉ có những lướng vướng nghĩ về tương lai cô học trò cũ từ dạo ấy đến nay chưa gặp lại .
                                                                                                   
                                                                                                   *

Một năm trời khó khăn trôi qua và ông hiệu trưởng trường Q. T. này chính là vị ân nhân của thày . Bất chấp lời dèm pha cũng như án kỷ luật cuả thày . Vị doanh gia nhảy vào môi trường sư phạm ( kinh doanh giáo dục ) này bằng thái đô rất minh bạch sòng phẳng . Riêng đối với cá nhân thày ông hiệu trưởng rất trân trong từ việc trả lương đến sắp sếp lịch trình ưu tiên cho thày có được nhiều giờ giảng dạy .

Rồi chính vì sự việc của chúng tôi mà thày lại thất nghiệp !
Việc học sinh bị buộc nghỉ học vỉ không đóng học phí là một nỗi đau đớn !
Nhưng từ chuyện của Kim H. thày bỗng nhận ra đau đớn nhiều hơn lại chính là viêc tên tuổi bị rao báo trong lớp học trước mặt bao nhiêu bạn bè thày cô mình ( hai lá thư nhắc nhở một lần mời riêng lên văn phòng kín đáo thông báo việc buộc nghỉ học ! thế là xong)
Và theo thày như thế là xâm phạm phẩm giá con người
Không bảo vệ được phẩm giá của học trò mình thì đừng nên làm thày nữa .
Đó cũng chính là lý do khiến thày dứt khoát không cho phổ biến cái thông báo có tên năm đứa chúng tôi trong giờ lên lớp của thày

Vui miệng kể cho chúng tôi nghe ( cũng tại có đứa buột miệng hỏi : sao em nghe nói thày dạy lậu / dạy lậu như nghĩa dạy chui bây giờ ) chuyên của mình thày còn nhắc nhở chúng tôi những bài học tình cờ có trong ấy : lời hứa - việc giúp đỡ ai đó - sự làm mất niềm tin và những lỗi lầm vướng phải trong cuộc sống ( đừng để như thày chuộc lại sai lầm này bằng một sai lầm khác nặng nề hơn ) và điều quan trong nhất thày lưu ý chúng tôi mai mốt vào đời là khi chọn nghề nghiệp , công việc phải biết khẳng định một điều mình hưởng lương từ công việc này thì phải biết công việc này là phục vụ cho ai , mục đích công việc này là gì ( làm thày giáo thì học trò là trên hết - làm kiểm lâm thì rừng là trên hết . .v. .v .

Từ hôm ấy tôi không gặp lại thảy nữa ! Nhưng trong cuộc đời đi học của tôi thì người thày mà thời gian học ngắn ngủi nhất lại chính là người thày mà cho tận hôm nay tôi vẫn khẳng định là người thày dạy tôi học đựoc nhiều nhất và có hình ảnh lớn lao nhất trong trái tim mình !

( Câu chuyện với tên tuổi và sự việc hoàn toàn có thật nguyetthảo viết lại theo lời kể của một bà dì ruột ( nhân vật TÔI là một trong 5 hoc sinh ) còn THÀY chính là thày giáo Hoàng N. Thanh . thời gian sự kiên : lớp Đệ tứ A niên học 1968-1969 ( thày Thanh dạy Anh văn ) trường trường trung học đệ nhất cấp Quốc Toản ( ở đg 3/2 q.11 ) ông hiwệu trưởng Trương văn B.

Định viết theo theo thể truyện ngắn nhưng rõ rang nguyetthảo không có khả năng về thể loại này nên chẳng ra đâu vào đâu cả - xin quý vị đã lỡ đọc thì vui lòng lượng thứ - tính bỏ ngang rồi nhưng ý nguyện người kể chuyên muốn được viết ra để tỏ lòng với thày cũ dù chẳng biết thày ra sao bây giờ .

nguyetthao
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Xin tham gia tiếp nha cháu Hoa và các bạn ...

Hai bài thơ Đường luật giao lưu với Thầy Trần văn Bảo
(Nhà giáo lão thành 90 tuổi, có Ghi chú ở box trên)

Bài xướng họa 1   
Ông Táo
Chưa xong sứ mạng dễ nào ra
Phận Táo quanh năm giữ trọn a
Lửa đỏ no dân không trách chủ
Lọ đen ấm chúa chẳng than cha
Kìa danh dám hỏi danh nào thật
Nọ lợi xin thưa lợi chướng đà
An phận ngồi ghi ai Thiện-Ác
Hăm ba bệ kiến Táo lên đa.
(Cụ viết khoảng 1950)

Chúc PHÚC-LỘC-THỌ
(Họa vận chuyển đề)

'Tôn sư trọng đạo' mãi đẹp ra
Cách xa năm tháng nhớ ghê a!
Ước mong trăn trở tình cô chú
Thăm hỏi đáp đền nghĩa mẹ cha
Tết đến chúc Thầy...Di Lạc Phật
Xuân về mừng cụ...Bụt Di Đà
Chín mươi tuổi Thọ nhà đầy Phúc
Gia đạo vững vàng Lộc tối đa...

TĐ-1/1/2000
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

R.Laevigata

Ơn thầy

Bầu trời thu xanh ngắt
Màu xanh của cỏ cây
Ánh mắt nào thơ ngây
Ngơ ngác nhìn cuộc sống

Từng chuyến đò thầm lặng
Một đời thầy tóc sương
Lòng thầy như bể cả
Như sóng cuộn tâm hồn

Bàn tay thầy nâng đỡ
Cho con lớn từng ngày
Thầy đã cho con hiểu
Nơi cuộc sống muôn màu

Để bước vào cuộc sống
Con không còn sợ chi
Ánh mắt con tươi sáng
Luốn hướng về tương lai

Lời thầy con nhớ mãi
Mãi khắc ghi trong lòng
Một ngày gần không xa
Con trở về kí ức

Nơi nuôi dưỡng ước mơ
Của một thời tuổi trẻ
Nơi hình bóng người thầy
Còn in sâu trí nhớ...

...          ...

Ngày mai con trở lại
Cùng tiếp bước cha anh
Cùng theo bước chân thầy
Vun tươi lai mần trẻ
Vẫn ví mình là gió thì cứ để mặc gió bay đi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Bác gửi thêm một bài về Nhà giáo...
Thiềng Đức đã viết:

THIẾU NGHĨA NHÂN
(Cảm tác sau khi đọc Tuyển tập TÌNH QUÊ
của T/h LÊ Sỹ Tố, Hà Nội)

Nhân nghĩa hơn vàng luôn trọng nhất
Đồng tiền linh nghiệm...lệch đòn cân
Chân lý còn không? Đừng thất vọng!
Bao triều đại dụng đức an dân

Liệu đường tu tỉnh sao cho rạng
Hỡi ông 'năng động'! Sớm lo thân!
Tội này tại bố nghe lời vợ
Nghịch lý cảnh đời thiếu nghĩa nhân!...

TĐ-6/5/2003
-Kính tặng và mừng thọ Thi huynh LST U75.
Thêm một bài giao lưu với T/h LST...
CHỮ ÂN TÌNH
(Cảm tác sau khi đọc Tập thơ
của T/h Nhà giáo Lê Sỹ Tố tặng)

Chung tay góp sức nâng dân trí
Rèn trái tim son tuổi học đường
Giữ vẹn gương trong người trí thức
Để lại cho đời một chút hương

Chuyện một chặng đường nghề dạy học
Giữ gìn thành quả ngắm soi chung
Chưa cạn niềm vui đời vẫn nhớ
Luận bàn thế sự khúc tương đồng

Tha hồ luyện bút tường trong đục
Một tứ thơ hay để chút thanh
Khúc hát, câu cười vui tự sự
Chí già soi tỏ chữ ân tình …

TĐ-18/9/2002
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

gdnghia

Viết trong ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2007

Trước khi là người lớn thì ai cũng là đứa bé con.Trước khi là thầy giáo thì tôi cũng là một học trò bé nhỏ.Vì thế,ngày 20/11 năm nào cũng vậy,lời đầu tiên tôi xin kính gửi đến Thầy Cô cũ-kẻ mất người còn,người còn ít hơn kẻ mất-lời biết ơn chân thành và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Ngày nhà giáo lại về,có nhiều bạn trong và cả ngoài ngành hay hỏi tôi nhận xét,so sánh lòng tôn sư trọng đạo giữa xưa và nay.Có bạn than phiền tình nghĩa thầy trò hôm nay không được tốt đẹp như xưa!
Tôi đồng ý là thời gian qua dư luận rất bất bình trước một vài trường hợp "Thầy" đổi điểm lấy tình!, "trò " hành hung Thầy! Nhưng tôi luôn lạc quan và thấu hiểu thông thường dư luận đời trước trang giấy trắng có một vết đen thường chỉ tiếc giận đốm dơ đen mà ít người nhìn nhận,trân trọng,dành lòng thương cho tấm giấy có đa phần diện tích trắng trong, thiện mỹ.
Vẫn còn đó, còn rất nhiều những Thầy Cô giáo thầm lặng :
Tôi chọn đời tôi thân bộ rễ,
Đễ học sinh rực rỡ ở trên cành.
Lòng đất tối đen rèn trí hạnh,
Mà hồn cứ ngỡ mảnh trời xanh! (thơ LTN)
Những Thầy Cô giáo nầy an lòng với cuộc đời thanh sạch,nhưng đên đêm luôn trăn trở tìm tòi cải tiến phương pháp hết lòng vì học sinh thân yêu.
Vẫn còn đó, còn rất nhiều những  học sinh thương mến Thầy Cô ,trong khó khăn vẫn cố gắng học hỏi trả ơn Thầy Cô,cha mẹ bằng những điểm 10 son đỏ. Tôi không thể nào quên em học sinh ban ngày bán vé số dành tiền mua một thiệp tốt (số tiền đó lớn so với hoàn cảnh em) để trong e lệ gửi tặng người thầy già dạy lớp đêm phổ cập.
Tình như thế,Lý thì sao? Những Thầy Cô giáo chúng tôi không bao giờ đòi hỏi,chờ đợi,mong muốn học sinh kính trọng mình y như mình đã kính trọng Thầy Cô trước. Xã hội đổi thay, chuẩn mực đạo đức cũng có phần thay đổi. Tiến bộ nhiều thì đổi thay lớn. Người Thầy ngày nay không chỉ là kho kiến thức chuyển giao cho học sinh mà là người khơi lòng ham học, giúp học sinh có khả năng tự học, biết thu thập thông tin, chia sẻ tốt, dám sáng tạo thích nghi và góp phần xây dựng một thế giới ngày mai.
Trong một xã hội tiến bộ thì người lớn, người thầy nên mừng trước việc “không giống mình” ở thế hệ trẻ, Thế hệ sau dầu có khác cách sống nhưng phải được giáo dục thái độ tôn trọng cái tất yếu của một thời đã qua.
Thầy Cô giáo chúng tôi ngày nay không đòi hỏi học sinh phải nhất nhất vâng lời, xem Thầy là tấm gương sáng kiến thức phải đạt ( nếu là tấm gương chúng tôi chỉ muốn là tấm gương đạo đức và tự học).Tôi chấp nhận và hơn thế còn sung sướng nếu học sinh có phản biện-hoài nghi. Hoài nghi là cội nguồn của phát minh khoa học. Có điều tôi mong mỏi và hết sức tạo điều kiện để hoài nghi nơi học sinh đó không ngưng tụ (Nguồn mà ngưng thì thành nước đọng ao tù) mà phải khơi thông,tìn đường sáng tạo thành sông dài biển rộng.
Xin cám ơn những Thầy Cô giáo  đã hoàn thành thiên chức đời mình,về hưu trong niềm thương mến biết ơn của lớp lớp học sinh.
Xin cám ơn những Thầy Cô giáo đang vững chân trên bục giảng, không than phiền mà chỉ muốn trọn đời dâng hiến,phục vụ nền giáo dục quê hương.
Xin cám ơn những học sinh khi đồng thuận,khi phản biện trên lớp nhằm vượt khó khăn trên con đường tự khám phá tri thức,sẻ chia phản hồi tích cực,mạnh dạn sáng tạo cùng nhau xây dựng nước nhà ngày mai,ngày càng mạnh giàu-hạnh phúc.

Lê Trọng-Nghĩa
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Trắc Nguyễn Văn

Ủa ngày 20 tháng 11 đã qua lâu rồi mà ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 13 trang (122 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối