Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Xuân Sách - Chân dung nhà văn

1.
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

2.
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.

3.
Dế mèn lưu lạc mười năm
Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền Tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.

4.
Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đến động rừng Yên Thế
Con hổ già uống rượu giả vờ say.

5.
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh sáng bác nhầm thôi
Bới tung đống đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong bác đã cười.

6.
Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền.



Theo bản in của Nhà xuất bản Văn học, in tại nhà in Bộ Nội Vụ tháng 3 năm 1992 (copy từ talawas)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Số phận của ‘Chân dung Nhà văn’ http://www.bbc.co.uk/viet...xuansach_literature.shtml

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/XuanSach.jpg

Nhà văn Xuân Sách, người qua đời tại Hà Nội tối 2-6, đạt thành tựu trong cả văn xuôi và thơ trữ tình nhưng nổi tiếng nhất với tập ‘Chân dung nhà văn’.

Ông Hoàng Lại Giang kể tiếp: “In xong thì phản ứng của nhà văn rất lớn, và đấy là điều tôi không ngờ đến.”

“Những nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi, im lặng. Nhưng những nhà văn tầm tầm, lồng lộn, rất gay gắt yêu cầu Bộ Văn hóa kiểm điểm và thu hồi.”

Phần thơ mô tả các quan chức trong giới văn nghệ Việt Nam từ ông Tố Hữu đến Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi đã làm dư luận chú ý.

Bài về Lưu Quang Vũ đặt cả câu hỏi cái chết bất ngờ khi còn trẻ của đạo diễn sân khấu: "Ông không phải là bố tôi, Con chim sâm cầm ai giết! "

...

“Nhận định chưa nói ra, người ta đã bảo nó là sai lạc, thế này thế khác, thì thật khó. Ở đây, anh Phạm Lưu Vũ có viết một loạt bài như Xuân Sách, trong đó có một bài rất hay về Hữu Thỉnh. Có một số anh em cũng viết đấy, nhưng chỉ truyền miệng hay viết tay cho nhau. Đưa ra thì phức tạp lắm.”

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kết luận: “Dòng thơ chân dung nhà văn có lẽ sẽ không phát triển nhiều. Một người khác làm cả một tập thơ, tiếp tục Xuân Sách, hay có thể nổi danh hơn Xuân Sách, chưa có.”
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tâm sự của tác giả

Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hồi ấy, bước vào thập kỉ 60, tôi đang độ tuổi ba mươi, từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra, thời gian của chúng tôi dành nhiều cho việc học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới, những đường lối, chỉ thị nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao cho mỗi đợt học, kiến thức và tư tưởng của từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung trên hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ sĩ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi tập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về hai phe bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách mạng, về kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh em văn nghệ vốn quen thói tự do thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao, hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm, nuốt vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi, chuyển sang bút đàm.

Vào năm 1962, có đợt học tập quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là đối tượng chú ý trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân xi măng hắt lên như thiêu như đốt. Quân đội đang tiến lên chính quy, hiện đại, ăn mặc phải chỉnh tề, đầy đủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giầy cao cổ năng như cùm. Bọn tôi, trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi nói thêm về Vũ Cao, ông là người có biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Qui định của phòng là phải bỏ dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiên đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông.

Trong buổi lên lớp như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ bằng chữ Hán trao cho tôi, ở VNQĐ Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán, và tôi được gọi là ông Đồ Thanh bởi cũng võ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con đường văn chương mới bước vào còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay Đôi vai, tập tiểu thuyết Chuyển vùng viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã sửa chữa nhiều lần, đưa qua vài ba nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in.

Tôi thấy bài thơ Oánh viết rất hay và dịch.


Văn nghiệp tiền trình khả điếu quân
Mao đầu tận lạc tự mao luân
Lưỡng kiên mai liễu phong trần lý
Chuyển địa hà thời chuyển khắc ngân.

Dịch nghĩa:


Con đường văn nghiệp khá thương cho ông
Lông đầu ông đã rụng trơ trụi
Đôi vai lầm lũi trên con đường gió bụi
Chuyển vùng đến bao giờ thì chuyển thành tiền được?

Dịch thơ:


Con đường văn nghiệp thương ông
Lông đầu rụng hết như lông cái đầu
Đôi vai gánh mãi càng đau
Chuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền?

Dịch xong tôi chuyển bài thơ cho anh em đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu, còn mọi người phải nén cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn kìm nén đến nỗi mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa.

Tự nhiên trong đầu tôi loé lên cái ý nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung! Trong bài thơ Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp bằng cách dùng nghĩa kép tên tác phẩm: Đôi vai; Chuyển vùng. Và sau chốc lát, tiếp tục trò đùa của Oánh tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và bài thơ số một về chân dung các nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm, đã được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng các tên các tập truyện của anh: Trên biển lớn; Xóm mới; Cỏ non và tên cái truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra mẩu giấy:


Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngó trông về Xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải. Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi. Anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh: “Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi!”

Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường bài thơ còn chạm vào tính cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn thì có gì quan trọng hơn là tính cách và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý Hồ Phương viết nhiều chăng nữa vẫn không vượt qua được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ: “Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem...”



*


Trước đấy, khi còn là lính địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đấy là những con người dị biệt, rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến, dường như họ là một “siêu tầng lớp” trong xã hội. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, lời nói của họ đều có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa, dường như cũng đứng ngoài vòng phán xét thông thường. Tóm lại đó là một thế giới đầy sức hấp dẫn đối với một người say mê văn học và tấp tểnh nuôi mộng viết văn như tôi. Khi tôi được về Hà Nội vào một cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có một vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương) tôi bắt đầu đi vào thế giới mà trước đây tôi mơ ước. Điều tôi nhận ra là ngoài cái phần tôi hiểu trước đây thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đấy là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh, và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn. Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa nếu “vẽ” được chính xác những bức chân dung đó, thì bộ mặt xã hội của thời đại họ đang sống, đang viết cũng qua đó mà hiện lên. Có thể, tôi nghĩ, không có tầng lớp nào hơn các nhà văn, thể hiện rõ nhất bộ mặt tinh thần của dân tộc qua từng giai đoạn. Những điều này tôi nhận ra sau một thời gian dài, khi những bài thơ chân dung lần lượt ra đời, được phổ biến một cách không chính thức nhưng sâu rộng và dai dẳng, vượt qua cả mong muốn của tôi.

Cũng chính các nhà văn giúp tôi nhiều trong sáng tác cũng như phổ biến các bài thơ. Bởi khi nhận xét về tính cách con người, tính cách các nhà văn thì không ai sắc sảo bằng các nhà văn. Người giúp tôi nhiều nhất là anh Nguyễn Khải. Anh có mối quan hệ rộng rãi trong giới, có lối nhận xét rất sắc sảo, chính xác dù có đôi lúc cực đoan. Anh không mấy thích thơ, nhưng anh lại thích những chân dung nhà văn. Anh có nói đại ý là các nhà văn chúng ta quen đánh giá nhận xét mọi tầng lớp người trong xã hội, thì cũng cần tự đánh giá giới mình, cũng đều có cái tốt cái xấu như ai. Về sau thêm anh Vương Trí Nhàn về Văn nghệ Quân đội. Nhà phê bình văn học trẻ tuổi này hết sức cổ suý tôi, đôi khi anh còn thách đố. Chúng tôi thường ngồi trong cái phòng “toilet” khoảng ba mét vuông. Do hệ thống bơm nước lên tầng hai bị hỏng, nên cái phòng vệ sinh đó biến thành “phòng văn”, nó được ốp gạch men trắng bóng lau sạch ngồi thật mát và thoải mái kín đáo. Có những hôm Nhàn mua sẵn vài điếu thuốc lá lẻ, vài cái kẹo lạc, một ấm trà ngon, rồi thách thức tôi viết ngay tại chỗ. Và đã có nhiều bài thơ ra đời như thế. Nhàn nói: “Những bài thơ này ông Sách viết ra khi có con quỉ ám vào ông ấy”. Bởi vì Nhàn đánh giá tôi có một giọng điệu khác hẳn trong những sáng tác không phải thơ chân dung. Nhàn là người rất thuộc thơ, và khi bài thơ tôi làm xong thường thì anh là người phổ biến rộng rãi. Một số anh em trẻ khác như các anh Định Nguyễn, Trần Hoàng Bách thường đem những bài thơ đi phổ biến để được chiêu đãi bia hơi. Có thể nói đó là “nhuận bút” đầu tiên, nhưng không thuộc về người sáng tác mà thuộc về người phát hành.

Tất nhiên những bài thơ đó được phổ biến rộng rãi trong giới. Lúc đầu còn kín đáo, nhưng dần dần thành công khai, và nhất là thành một “tiết mục” không thể thiếu trong những buổi liên hoan của anh em văn nghệ. Có một buổi cũng khá đông đủ các nhà văn, khi đã vào tiệc rượu, mọi người yêu cầu tôi đọc về các nhà văn có mặt. Trong không khí như vậy thì dù các anh chị ấy có giận cũng cười xoà làm vui, riêng tôi thấy mình là được trò vui cho mọi người cũng hay chứ sao nữa. Tôi nhớ sau buổi vui anh Nguyễn Đình Thi có nói đại ý nên đem cái tài đó làm những việc có ích hơn là châm chọc nhau. Ngay đó một anh ngồi bên cạnh rỉ tai tôi: “Châm chọc cũng cần có tài và có ích lắm chứ”

Những bài thơ được lan truyền trong nhiều giới khác. Hồi đó tướng Lê Quang Đạo là phó chủ nghiệm Tổng cục chính trị, cấp trên của giới văn nghệ quân đội, ông rất thích những bài thơ chân dung, thường trong giờ nghỉ những buổi họp với giới văn nghệ ông đề nghị đọc cho ông nghe. Sự thích thú tuy có tính cách cá nhân nhưng rất hay cho tôi. Tôi cũng nhận được nhiều phản ứng khác nhau, có khi khen quá lời, có khi bực tức. Tôi kể ra vài trường hợp đặc biệt. Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách của các nhà văn, ngoài những tác phẩm của họ mà tôi hằng ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm như thế, với vị trí trong xã hội như thế, sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế, một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá, và nhất là phải sợ hãi. Một lần trên báo đăng bài thơ dài của một nhà thơ có tên tuổi viết theo “thời tiết” chính trị, quay ngược lại những điều vừa viết chưa lâu, Nguyễn Khải chỉ bài thơ nói với tôi: “Rất tiếc, một tài năng lỡ tàu”.

Tôi không nghĩ mình đứng ngoài cuộc để phán xét, mà muốn làm cặp mắt thứ hai trong mỗi bài thơ để tự bạch, tự cảm thông với mình và cũng tự giận mình. Tôi vốn yêu thích và kính phục tài thơ Chế Lan Viên, nhưng bài thơ tôi viết về ông lại nói khía cạnh khác. Mỗi lần gặp lại tôi ông lại tỏ ra rất thân thiện. Điều đó làm cho tôi bối rối, phải chăng ông đã hiểu điều gì đó về ông về tôi. Lúc ông Hoài Thanh già yếu phải vào bệnh viện tôi đến thăm ông. Ông không giận tôi nữa, còn cho tôi là người có tình và ông thấy những gì viết về ông có phần đúng, ông đề nghị chữa một chữ trong bài thơ. Khi ông mất, tôi đi viếng, nhìn khuôn mặt ông qua tấm kính, và các con ông oà khóc, tôi bỗng thấy mình như người có tội.

Một lần tôi gặp Xuân Diệu trong quán bia hơi, tôi nâng cốc bia đến chúc mừng ông vừa được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm nghệ thuật nước CHDC Đức, ông chạm cốc: “Chúc mừng họ Ngô nhà ta, những bài thơ của cậu đã đi vào cõi bất tử”

Điều tôi không ngờ là cụ Đăng Thai Mai cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc thơ chân dung cho cụ nghe. Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy, ngồi đặt cằm lên gối cười khục khục. Đột ngột cụ ngước cặp mắt tinh anh lên nhìn tôi: “Thế còn Đặng Thai Mai?”. Tôi lúng túng: “Viết về bác rất khó, cháu đang suy nghĩ, thưa bác”. Dường như ông cụ không tin lời tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi tôi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?”.

Trước tôi chỉ nghĩ cụ không để ý đến trò chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ quan tâm thật sự, khiến tôi vừa cảm động vừa thích thú. Nhưng biết làm sao được, viết về cụ rất khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được.

Còn cụ Nguyễn Tuân, con người thích đùa một cách cao sang và thâm trầm, thích ăn nem rán nóng bỏng thì gắp lên đặt xuống cái nem nghe thơ và phán: “Hóm, thằng này hóm!”.

Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm” đâu phải là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết, tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã đành khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết, nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quì gối trước quyền uy, mê muôi vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu, cái con “quỉ ám” nếu có thì cũng là sản phẩm của những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau.

Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của nó, không phải kì lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lưu truyền đến nay đã ba mươi năm. Đã có nhiều bài “khảo dị”, nhiều bài “ngoài luồng” cũng được gán cho tác giả, bây giờ in ra coi như một sự đính chính. Nó cũng là “một cái gì đó” như có người nói nên mới tồn tại được, nếu nó có ích thì tác giả cũng lấy làm mãn nguyện.

Ngày xuân Nhâm Thân
Xuân Sách
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/XuanThieu.jpg
NHÀ VĂN XUÂN THIỀU

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Xuân Thiều
Sinh năm: 1930
Nơi sinh: Đức Thọ - Hà Tĩnh
Bút danh: Nguyễn Thiều Nam, Tú Hói, Ba Quang
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký

Các tác phẩm:

   Đôi vai (1961)
   Một người lính (1961)
   Chiến đấu trên mặt đường (1968)
   Trời xanh (1969)
   Mặt trận kêu gọi (1969)
   Thôn ven đường (1972, 1975)
   Đi xa (1973)
   Khúc sông (1974)
   Từ một cánh rừng (1975)
   Bắc Hải Vân xuân 1975 (1977)
   Khúc hát mở đầu (1981, 1996)
   Gió từ miền cát (1989)
   Xin đừng gõ cửa (1994)

Giải thưởng văn chương:

   Giải thưởng Bộ Quốc phòng 1990 với tập truyện "Gió từ miền cát";
   Giải thưởng Bộ Quốc phòng 1995 và tặng thưởng Ban Quốc phòng an ninh Hội Nhà văn 1996 với tập truyện "Xin đừng gõ cửa";

Giới thiệu một tác phẩm:

Dưới hầm bí mật
Khuya lắm rồi chúng tôi vẫn không ngủ được. Nằm giữa đồi trọc Phúc Lĩnh này, sương ướt lấm tấm áo quần, lưng tê buốt; chúng tôi phải ngồi dậy, sát bên nhau nói hết chuyên đồng quang sang đồng rậm. Đúng rồi! Chính bữa ấy, tiểu đoàn tôi đi đánh trận vận động chống càn ở Hưng Hải. Hành quân tới đó đã quá 11 giờ đêm: chúng tôi được lệnh ngủ đến 3 giờ sáng mới xuất kích xuống làng.

Trăng úa hẳn đi, không đủ sức toả nổi ánh sáng qua lớp sương dày đặc. Sao biến đâu mất. Dưới kia, đồng bằng làng mạc im thin thít. Xa xa về phía trái chúng tôi, ánh sáng điện của thành phố Huế hôm nay cũng nhoà đi, còn lại một màu đục nhờ hình cánh quạt hắt lên từ chân trời. Thỉnh thoảng một đèn dù phụt lên từ đồn Nong, lơ lửng trên không, lừ lừ rơi xuống buồn bã. Một vài tiếng súng khúc khoắc thưa thớt cầm canh ở lô cốt 18. Một đêm bình thường ở địch hậu như thế đấy.

Tôi không còn nhớ lúc đầu nói chuyện gì rồi lái dần sang chuyện đánh càn, núp hầm bí mật ở đồng bằng, Đại đội phó Thành bỗng “à” lên một tiếng, quả anh vừa sực nhớ điều gì, vỗ vai tôi và tiểu đội trưởng Nam, nói: “lại còn chuyện này nữa, chuỵên mà tôi nhớ mãi… “

Anh rít hết hơi thuốc trong đôi tay che kín, lấy chân di tàn trên cỏ hẳn hoi, chậm rãi kể:

-          Câu chuyện xảy ra vào mùa thu 1949, hồi tôi còn là trung đội phó ở bộ đội địa phương Phú Vang. Một hôm, đại đội phân tán đi bảo vệ mùa ráo, còn ba người đau ở lại thôn P.T. Anh Thường chính trị viên đại đội, tôi và một chiến sỹ tên là Đen.

Anh Thường là thường vụ huyện uỷ cử sang làm chính trị viên đại đội, một tay lãnh đạo bộ đội cừ và đánh giặc hắc lắm.

Anh đã có vợ và hai con, người khoẻ như vâm, cứ một mình anh có thể quật cả hai đứa chúng mình đây, dễ như bỡn. Hôm ấy anh Thường bị một mụn ở cánh tay sưng vếu, đỏ bầm, nên phải ở lại cơ sở. Còn tôi và Đen đều bị sốt nên anh đại đội trưởng không cho đi theo đơn vị.



Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/HoPhuong.jpg
NHÀ VĂN HỒ PHƯƠNG

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Thế Xương
Sinh năm: 1930
Nơi sinh: Hà Đông- Hà Tây
Bút danh: Tê Hoa
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết

Các tác phẩm:       

·           Vệ út (1956)
·           Chuyện Tây Điện Biên Phủ (1957)
·           Lá cờ chuẩn đỏ thắm  (1958)
·           Thư nhà (1958)   
·           Cỏ non (1960)
·           Xóm mới (1963)
·           Trên biển lớn (1964)
·           Chúng tôi ở Cồn Cỏ (1968)
·           Huế trở lại mùa xuân (1971)
·           Những tầm cao (2 tập, 1973, 1976)
·           Phía Tây mặt trận (1978)
·           Biển gọi (1982)
·           Mặt trời ấm sáng (1985)
·           Truyện ngắn chọn lọc (1995)
·           Táo con (truyện, 1996)

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

truyện ngắn Cỏ non

Mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Tuy chưa ăn đựơc nhưng đàn bò cũng lộ rõ vẻ khoan khoái. Nhẫn vẫn đem sách đi nhưng chưa học đựơc.Anh vẫn còn phải chạy suốt ngày để tìm cỏ cho bò ăn.

Đêm ấy trời lại mưa phùn. Đêm hôm sau nữa lại mưa tiếp. Sang ngày thứ ba, Nhẫn lại lùa đàn bò ra đi… cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi Con Cuông đã thay đổi hẳn bộ mặt. Cỏ non đã mọc tua tủa. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải mênh mông trên khắp các sườn đồi.

“Ò, ò…” Đàn bò reo hò. Chúng nhảy cỡn lên, xô nhau chạy. Con Tô cũng mừng lây, rít lên ăng ẳng, sủa đông sủa tây, hai chân trước chồm lên, chồm xuống.

-          Dừng lại! Gặm cỏ… gặm!

Nhẫn kẹp chiếc hèo vào nách, bắc loa tay lên miệng, dướn cao người, hô vang động cả rừng núi. Con Nâu đứng lại, cả đàn dừng theo, tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dầu ả có bộ mã tiểu thư rất yểu điêu “cái dá cắn làm đôi”. Gã công tử bột vẫn xán ở bên cạnh ả, mồm vừa gau gáu gặm cỏ, mắt vừa liếc sang lem lém.

Mẹ con chị Vàng ăn ở riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảnh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.

Nhẫn đứng ngây nhìn đàn bò. Những tiếng nhai cỏ rào rạo, ngon lành liên tiếp dội vào lòng anh những tiếng reo nao nức. Anh tưởng như nom thấy đàn bò đang từ từ béo ra, lớn lên và đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ ở ngay trước mặt anh.

Nhẫn đã quên bẵng mất quyển vở đang nằm ở trong túi quần. Anh cứ hớn hở bước theo đàn bò. Chúng đã tràn lên, phủ vàng rực các sườn đồi. Nom những cái mõm ngọn cỏ sao mà ngon thế! Ngon đến nỗi phải ứa nước miếng. Nhẫn cũng muốn cúi xuống gặm một đám cỏ lưỡi gà, đuôi rắn kia mà nhai ngấu nghiến. Và anh hình như cũng cảm thấy mùi rễ non phảng phất thơm mùi mạch đất, mùi lá non ngan ngát, cay cay xen lẫn vị ngọt ngào nồng nồng của nhựa mới, bốc lên ngây ngất.

Nhẫn đã lên tới đỉnh đồi Cây ruối dại, nơi trước đây anh vẫn thường tranh thủ ngồi học văn hóa. Một vệt đất nhẵn lỳ đập vào mắt anh làm cho Nhẫn bấy giờ mới sực nhớ tới quyển vở để trong túi quần. Anh vội lôi nó ra. Chú mình đây rồi! Ba tháng nay gặp gỡ chú mình thất thường quá!

Nhẫn tháo mảnh ni lông giắt ở thắt lưng ra, trải phẳng phiu xuống gốc cây ruối dại. Đoạn, anh nằm xoài ra, khoan khoái mở từng trang sách.

Nhưng mà quái lạ, sao đọc chẳng thấy tí nào thế này? Lòng dạ anh cứ bổi hổi bồi hồi đến hay! Nhẫn cố tập trung tư tưởng vào đọc lại từ đầu. Song chữ vẫn nhảy ra khỏi đầu anh lung tung.

Ruột gan anh vẫn để tận đâu đâu. Anh đã nom thấy đàn bò mỗi lúc một tản rộng ra. Có cỏ non chúng ham ăn đến thế là cùng. Này, khéo khéo, phởn lên, lạc mất vài chú bây giờ. Nhẫn vội gấp quyển vở lại rồi cầm hèo chồm dậy. Anh chép miệng:

-          Thôi! Mai hẵng hay! Hôm nay hẵng trông cho chúng nó ăn cái đã! Buổi đầu có cỏ.

Anh chạy băng băng sang ngọn đồi bên cạnh, hối hả le con Ba Bớp trở về. Nó đã tách ra khỏi đàn một quãng khá xa. Xem ý nó đang muốn “linh động”, “tranh thủ” chạy rông một lúc cho khoái chí.

… Rồi Nhẫn lại hớn hở đi theo đàn bò, lại thèm thuồng nhìn chúng đua nhau gặm cỏ và lại tưởng tượng như nom thấy chúng đang béo ra, đang lớn lên, đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ cho nông trường.

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Văn nghệ, 1960

Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NguyenDinhThi.jpg

NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH THI http://www.thivien.net/vi...ID=Uf7lZfuzrywxQ2t1CRnyJg

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Đình Thi
Sinh năm: 1924
Mất năm: 2003
Nơi sinh: Luang Prabang (Lào)
Bút danh: Nguyễn Đình Thi
Thể loại: kịch, thơ, tiểu thuyết, truyện, lý luận văn học.

Các tác phẩm:

   Con nai đen.
   Nguyễn Trãi ở Đông Quan
   Mấy vấn đề văn học (1956)
   Bên bờ sông Lô (1957)
   Bài thơ Hắc Hải (1958)
   Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
   Vào lửa (1966)
   Ông lão vẽ tranh     
   Mặt trận trên cao (1967)
   Vỡ bờ (2 tập, 1962 - 70)
   Dòng sông trong xanh (1974)

Giải thưởng văn chương:

·         Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Giới thiệu một tác phẩm:

Mùa mưa

Hai hôm sau, Thu khỏi sốt thì đã thành bạn thân của Khang. Lão đồng chí chủ nhiệm, buổi tối về, bỏ cái xắc cốt da lên bàn, là quay lại hỏi: “hôm nay, Khang đưa chị đi thăm những đâu?” Thu nhờ Khang dắt đi thăm mấy cái nhà sàn của huyện bộ. Khang giới thiệu Thu với đồng chí Sơn, đồng chí Thấu, chị Bích, chú Lau. Chiều Khang rỗi, Thu theo Khang lên rừng, đi qua các đồi cọ đến tận gần chân núi Trỏ, thăm lớp bình dân phụ nữ, học trò được hơn mười chị em. Khi về, Khang hay trèo lên một chạc cây, nhìn núi Trỏ từng lúc lâu. Khang bảo: “Chị nói chuyện nghe hay nhỉ. Nhà tôi ở bên kia”.

Thu được biết Khang người Mường, hai mươi tuổi, công tác thanh niên, nhà ở một làng bị địch chiếm, cách hơn mười cây. Mỗi buổi đưa Thu đi nơi này hay nơi khác, Khang chỉ nói hai, ba câu. Khang hay băng lên đi trước, không quay đầu lại. Nhưng Khang để ý gạt từng cành cây vướng bên cạnh đường và mỗi chỗ khó đi là dừng lại dắt Thu, Những lúc Thu tụt lại xa đằng sau, bị muỗi bám từng đám đen, chạy cuống quýt, Khang quay lại cười: “muỗi nó tưởng đồng chí đang ngủ đấy”. Khang vừa có vẻ một người em rất ngoan, vừa có vẻ một ông anh lớn của Thu, che  chở cho từng tí một. Thu kể chuyện miền xuôi, chuyện công tác của mình, Khang chăm chú nghe rồi bỗng dột ngột nói: “này anh tôi nói giỏi lắm. Nó lại khoẻ hơn tôi nhiều”. Hay là Khang trỏ tay lên trời: “chỉ ba hôm nữa là mưa thôi”. Có lần thân lắm, Khang rủ rỉ: “đồng chí ạ, trước tôi cứ tưởng Cụ Hồ là người Mường chúng tôi dấy”. Khang rút trong túi áo ra cuốn sổ tay ghi chép chính trị, mở đền hai trang có ép một tấm ảnh Cụ cắt ở một tờ báo, và ngồi nhìn mãi tấm ảnh.

Trời mỗi hôm một nặng và oi. Mây kéo về hết lớp này đến lớp khác nhưng nhìn lên không lúc nào thấy xe động. Những lớp mây như cứ đứng nguyên mà dày mãi thêm. Buổi chiều, chân trời sẫm như đồng hun hé ra một vài vệt đỏ đặc. Ông chủ nhiệm tối đọc thông cáo chỉ thị, mỗi lần lau mồ hôi lại lẩm bẩm: “sắp mưa đây”. Khang hay sang chơi lúc khuya. Anh ta kiếm đâu được cái nỏ, sang khoe với ông chủ nhiệm. Hai người nói chuyện với nhau từng hồi dài bằng tiếng Thái. Khang chỉ trỏ ra ngoài, giơ cái nỏ lên lại bỏ xuống, cười to. Ông chủ nhiệm cũng cười và quay mái tóc hoa râm lại phía Thu:

-          Đồng chí Khang bảo hai hôm nữa là mưa to đấy. Chị bảo bao nhiêu hôm?

Thu hơi buồn cười, không hiểu sao Khang chờ mưa sốt ruột thế.

...

Nơi xuất bản: NXB Hội nhà văn, 2004  

Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/ToHoai.jpg
NHÀ VĂN TÔ HOÀI

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Sen.
Sinh năm: 1920
Nơi sinh: Hoài Đức - Hà Đông, nay là quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Bút danh: Tô Hoài, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Duy Phương, Hồng Hoa.
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký.

Các tác phẩm:

·           Dế mèn phiêu lưu ký (1941)   
·           Quê người (1941)
·           Ổ chuột (1942)   
·           Cỏ dại (1944)
·           Chiều chiều   
·           Ba người khác   
·           Tập truyện ngắn   
·           Truyện Tây Bắc (1953)
·           Mực tàu giấy bản   
·           Mười năm (1957)
·           Tắm đêm   
·           Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959)
·           Nhật ký vùng cao (1969)
·           Chuyện cũ Hà Nội (1980)
·           Đảo hoang    
·           Kim đồng    
·           Cát bụi chân ai (1992)   

Giải thưởng văn chương:

·           Giải nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam cho tập “Truyện Tây Bắc”.
·           Giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi cho tác phẩm ”Miền Tây” (năm 1970)

Giới thiệu một tác phẩm:

Vợ chồng A Phủ

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra.

Cô Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mỵ về làm người nhà quan thống lý. Ngày xưa, bố Mỵ lấy mẹ Mỵ không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lý, bố của thống lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.

Cho tới năm ấy Mỵ đã lớn, Mỵ là con gái đầu lòng. Thống lý Pá Tra đến bảo bố Mỵ:

- Cho tao đứa con gái mày về làm dâu thì tao xoá hết nợ cho

Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mỵ bảo bố rằng:

- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.

Đến tết năm ấy, tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mỵ. Một đêm khuya, Mỵ nghe tiếng gõ vách, tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mỵ hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mỵ thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mỵ bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mỵ bước ra. Mỵ vừa bước ra lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mỵ rồi bịt mắt, cõng Mỵ đi.

sáng hôm sau, Mỵ mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lý Pá Tra. Họ nhốt Mỵ vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đang rập rờn nhảy múa.

Trong khi đó, A Sử đến nhà bố Mỵ. A Sử nói:

- Tôi đã cướp được con gái bố làm vợ, tôi đem về cúng trình ma nhà tôi rồi, bây giờ tôi đến trình cho bố biết. Tiền bạc để cưới thì bố tôi bảo đã đưa cả cho bố rồi.

Rồi A Sử về. Ông lão nhớ ngay câu nói của thống lý Pá Tra dạo trước: cho con gái về nhà thống lý Pá Tra thì được trừ nợ. Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thế nào khác được rồi!

Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc. Một hôm, Mỵ trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mỵ quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mỵ cũng khóc, đoán biết lòng con gái:

- Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ cho người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!

Mỵ chỉ bưng mặt khóc. Mỵ ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mỵ đã tìm hái trong rừng, Mỵ vẫn giấu trong áo. Thế là Mỵ không đành lòng chết. My chết thì bố Mỵ còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mỵ đành trờ lại nhà thống lý.

Lần lần, mấy năm qua mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn tưởng đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi. Bây giờ thì Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì gặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mỵ nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mỵ nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi.

Trên đầu núi các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong không kể ngày tháng nào. Ăn tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi và cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.

Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ. (…)Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mỵ ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi:

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.

Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.

Ngày Tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mỵ thì đang sống về ngày trước. Tai Mỵ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mỵ.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mỵ không biết, Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy, nhưng Mỵ không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi Tết. Mỵ cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ lắm. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường:

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm, nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mỵ nói gì.

Bây giờ Mỵ cũng không nói. M  ỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi, Mỵ cũng sắp đi chơi. My quấn lại tóc, Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra bỗng quay lại lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mỵ rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mỵ không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mỵ, lấy thắt lưng trói hai tay Mỵ. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mỵ vào cột nhà. Tóc Mỵ xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mỵ không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mỵ đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mỵ vẫn nghe tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…" Mỵ vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mỵ không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mỵ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya, lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mỵ nín khóc, Mỵ lại bồi hồi.

Cả đêm ấy, Mỵ phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mỵ lúc mê lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.

Mỵ bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay là họ cũng đang phải trói như Mỵ. Mỵ không thế biết. Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mỵ chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: Đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có một ngưòi trói vợ ba ngày trong nhà rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nhớ thế, Mỵ sợ quá, Mỵ cựa quậy xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói xiết lại, đau dứt từng mảng thịt.

...



Nơi xuất bản: NXB Văn học, 1960  

Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NguyenHong.jpg
NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG http://www.thivien.net/vi...ID=EFTTzgjwHY1Btjfrf_rZvQ

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng
Sinh năm: 1918
Mất năm:  1982
Nơi sinh: Hàng Cau -  Nam Định
Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn.

Các tác phẩm:

   Bỉ vỏ   
   Những ngày thơ ấu   
   Những mầm sống
   Miếng bánh
   Thanh niên trong bụi đen
   Cuộc sống
   Vực thẳm
   Cửa biển
   Sóng gầm
   Khi đứa con ra đời

Giải thưởng văn chương:

   Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

Giới thiệu một tác phẩm:

Bỉ vỏ

Bính là cô gái nghèo làng Sòi. Vì nhẹ dạ, yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốn nhà đi Hải Phòng mong tìm được người tình. Sau mấy ngày đêm lang thang đói khát, có lần suýt bị làm nhục ở một vườn hoa, Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu. Gã lừa cô vào nhà hãm hiếp và đổ bệnh lậu cho cô. Vợ gã bắt gặp, đánh đập Bính tàn nhẫn và lôi cô ra Sở cẩm, vu là gái đĩ. Thế là Bính bị đưa vào nhà "lục xì", sau đó rơi vào nhà chứa của mụ tài xế cấu. Sống ê chề cực nhục ở nơi bẩn thỉu hôi hám, Bính ốm nặng. Đau khổ, tuyệt vọng, Bính toan tự tử nhưng được Năm Sài Gòn, trùm lưu manh ở Hải Phòng, chuộc ra khỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng. Nhưng rồi Năm bị bắt. Tuy túng bấn nhưng Bính nhất định không nhận tiền "bồi" (tiền bọn ăn cắp trích nộp "đàn anh") mà sống bằng buôn bán lương thiện, hy vọng khi Năm trở về sẽ khuyên y từ bỏ cái nghề bất lương và nguy hiểm. Năm được tha nhưng dứt khoát không nghe lời khuyên của Bính. Thế là, bất đắc dĩ, Bính cũng bị lôi kéo vào con đường lưu manh, trở thành một "bỉ vỏ"- người đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm và ghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi. Bính về Nam Định, gồng thuê gánh mướn kiếm ăn. Được tin bố mẹ ở gặp tai hoạ có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đã phải nhận lời lấy một viên mật thám để có tiền gửi về cứu bố mẹ. Đang sống yên ổn nhàn hạ bên người chồng mới này thì một biến cố xoay chuyển cuộc đời Bính: Năm Sài Gòn bị bắt bởi chính tay người chồng Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống trại giam, mở khoá cứu Năm rồi cùng y đi trốn. Từ đó, Bính lại trở lại cuộc sống ngoài vòng pháp luật với Năm Sài Gòn, nhưng trong lòng vẫn day dứt khát khao cuộc đời lương thiện. Nhất là sau lần Năm giết Ba Bay, tên "đàn em" đã hớt tay trên của Năm một món "hàng", Bính càng bị hối hận và sợ hãi giày vò. Cuối cùng, cái kết cục bi thảm đã đến: một lần, Năm cướp được một đứa bé đeo vòng vàng trên tàu thuỷ. Bính hốt hoảng nhận ra đó chính là đứa con mà bao lâu Bính nhớ thương, khắc khoải mong tìm lại. Nhưng nó đã chết! Giữa lúc đó, đội xếp, mật thám ập vào, Năm và Bính đều bị bắt. Chính người mật thám chồng Bính trước đây đã bước tới xích tay cô…

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Thế giới, 2004

Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NguyenCongHoan.jpg
NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Công Hoan.
Sinh năm: 1903
Mất năm:  1977
Nơi sinh:  Văn Giang - Hải Dương (nay là huyện Châu Giang)
Bút danh: Nguyễn Công Hoan.
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, hồi ký.

Các tác phẩm:

·           Kép Tư Bền (1935)   
·           Ông chủ (1933)
·           Bà chủ (1933)
·           Bước đường cùng (1933)
·           Cái thủ lợn (1933)
·           Tập truyện ngắn    
·           Hỏi chuyện các nhà văn (1977)
·           Nhớ và ghi (1978)
·           Ngậm cười   
·           Đời viết văn của tôi (1971)

Giải thưởng văn chương:

·           Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Giới thiệu một tác phẩm:

Ngựa người và người ngựa


Đố ai biết anh phu xe lững thững dắt cái xe không ở đằng ngã tư đầu phố kia, đi như thế từ bao giờ đấy?

Trông anh ấy có vẻ "đói" khách lắm. Có lẽ thế thật. Vì ai lại tám giờ tối ba mươi tết rồi, còn lang thang phố nọ sang phố kia thế? Mà hàng phố, nhà nào nhà nấy đóng cửa cả rồi, còn mấy ai ra ngoài đường làm gì, mà còn hòng một "cuốc" tất niên?

ấy thế! Trả xe cho xong quách, về nhà hú hí với vợ con có hơn không, tội gì! Vợ anh, con anh, đương chờ anh ở cửa đó nọ. Năm hết tết đến rồi. Còn mấy giờ đồng hồ nữa thôi, chứ còn lâu la gì?

ấy, giá trong túi có nặng cái đồng tiền, thì chả phải bảo, anh ta cũng về nhà cho xong quách, việc gì còn phải vơ vẩn vẩn vơ như thế này! Khốn nhưng anh ấy vừa mới ốm dậy, ốm một trận tưởng mười mươi chết, thành ra không những mất một dịp kiếm tiền vào lúc cuối năm, mà bao nhiêu tiền dành dụm trong bấy lâu, sạch sành sanh cả.

Bởi vậy hôm nay, anh ấy cố vay được cái vốn để đi mua xe, kiếm bữa gạo để ăn tết.

Quái, không hiểu cái ngày nay là ngày gì, mà từ chiều đến bây giờ, anh ấy mới được có hai hào chi! Ban chiều, khách áo gấm, áo nhung, đi nhan nhản ở đường, mà mời mỏi miệng, cũng không có một ai lên xe, nữa là bây giờ! Bực nhất là thỉnh thoảng lại lẹt đẹt tràng pháo nổ, làm cho anh ấy nóng cả ruột gan. Nghĩ đến cái cảnh tết nhà giàu mà thèm rò dãi. Họ quãng tiền đi về dịp tết, thi nhau tiền trăm bạc nghìn để xa phí vô ích, mà mình thì lo méo mặt mấy hào bạc gạo ngày mai không xong.

Thỉnh thoảng, anh ta dỏng tai quay cổ, xem có ai gọi ở đằng xa không. Thì chỉ thấy đánh dẹt, lòe một cái ở giữa đường, làm cho anh ta giật mình đánh thôi. Giật mình, rồi lại thở dài, ngán cho cái đời bấp bênh, lắm lúc muốn quẳng phăng cái xe đi, làm nghề khác. Nhưng bỏ nghề này thì xoay ra nghề gì?

Anh ấy đi lững thững như thế, qua Hàng Trống, quặt ra phố Nhà Thờ, xuyên thẳng ra lối nhà thương Phủ Doãn, thì bỗng đứng dừng, quay cổ lại nhìn.

- Xe!

- Dây!

Ba chân, bốn cẳng, anh ấy chạy vội lại phía có người gọi, hạ hai càng xuống.

- Bà về đâu?

Một bà trạc độ ngót ba mươi tuổi, mình mặc xa tanh nâu, đầu quàng khăn bịt trắng, bò giọt xuống tận bụng, đứng ở đầu hè:

- Anh có đi giờ không?

- Bà đi mấy giờ?

- Một giờ.

- Xin bà sáu hào.

- Sao anh lấy đắt thế? Hai hào!

- Thưa bà, xe ngày tết vẫn thế, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa, mà bà giả rẻ thế. Con kéo một chuyến, rồi cũng đi giả xe, về ăn tết đây!

Bà khách thấy anh xe nói ra ý không thiết kéo, nên quay lưng đi.

- Này, bà giả bao nhiêu?

- Hai hào là đắt rồi, ngày dưng chỉ có hào rưỡi một giờ thôi.

- Thôi, năm hào rưỡi, bà có đi, không thì thôi.

- Thôi.

Bà khách lại quay lưng đi, lần này thì đi thẳng.

Anh xe vắt chân chéo kheo, chòng càng lên trời mà nhìn theo mãi một lúc. Anh đoán có lẽ người này cũng là khách kiết, nên mới trả rẻ quá như vậy. Thôi thì người già thì ta non. Anh chạy theo và gọi:

- Này, mời bà lên xe!... Hai... hào...! Xin bà hai hào rưỡi!

Bà khách vừa bước chân lên sàn xe, thấy anh xe vòi hai hào rưỡi, vội nhạy tọt ngay xuống đất:

- Không hai hào thì thôi.

- Thôi, đây, mời bà lên.

Bà khách vạch cổ tay áo, xem đồng hồ:

- Chín giờ năm nhé, nhưng kể là chín giờ đúng cũng được.

Anh xe kéo giờ, nên cũng chỉ chạy "dưỡng lão" thôi, đít nhổm mạnh, mà bước ngắn. Vì thì giờ là tiền bạc, chậm phút nào là tiền phút ấy.

Trước anh xe tưởng bà khách đi có việc gì, cho nên còn chạy. Sau thấy bà cứ trỏ vơ vẩn hết phố nọ sang phố kia, mà chả đổ ở phố nào cả, thì mới đoán có lẽ là cách "ăn sương" chi đây. Anh bèn đi bước một. Nhiều lúc muốn hỏi thực, nếu có phải giăng há thì mình giới thiệu cho một món sộp đáo để.

Nhưng lỡ không phải thì họ mắng cho và không trả tiền thì khổ.

Qua chợ Đông Xuân, vòng về Hàng Cót, lại rẽ sang Cửa Đông, bà khách bỗng hỏi:

- Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không?

- Vâng, nhưng bà có cho cháu hai hào thì cháu kéo hầu bà giờ nữa.

- Được.

- à, anh có hào lẻ không, cho tôi vay mấy hào, chốc nữa tôi giả cả đồng cho tiện.

Anh xe móc bao phục, lấy ra hai hào, đưa cho bà khách. Bà khách vào hiệu, mua gói thuốc lá, bao diêm, còn tiền mua cả hạt dưa để cắn.

Anh xe nhấp nhổm chạy rảo cẳng vài bước, rồi lại tiến bước như trước. Một lúc, anh mới đánh bạo hỏi một câu rõ khôn:

- Bà tìm ai, thưa bà?

- Tôi tìm người quen.

- Người quen bà ở phố nào?

- Anh cứ kéo đi.

Anh xe lại cứ kéo như thế, ra Ga, vòng về đường Sinh Từ, quặt về Hàng Bông, Hàng Mành, hàng Vải Thâm, vân vân. Mãi mãi, mà người khách vẫn không tìm thấy ai quen.

- Thưa bà bây giờ mấy giờ rồi?

- Mười một giờ kém năm.

Con kéo hết giờ này, xin bà cho tiền để con đi đón khách ở ga về.

- Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không?

- Thưa bà, con đón khách ở ga hay ở nhà chớp bóng thì một cuốc cũng được hai hào chỉ.

- Anh đã chắc có khách chưa? Hay là mật ít ruồi nhiều, rồi dắt xe về không. Anh lại cố kéo tôi giờ nữa, đi thủng thỉnh thế này mà được tiền, chả hơn chạy mửa mật ra ư?

Anh xe nghe bùi tai, lại bằng lòng kéo. Hàng phố càng thấy thưa người đi. Các cửa đóng kín mít. Đi một lúc, qua Ngõ Trạm, vòng sang Hàng Điếu, rồi rẽ sang Hàng Bồ. Lúc ấy, bốn bên im lặng như tờ, chỉ thấy tiếng lách tách bà khách cắn hạt dưa thôi, thì bỗng một tràng pháo nổ, dì dẹt báo giao thừa.

- Mấy giờ rồi, thưa bà?

- Phải gió nhà nào bây giờ đã đốt pháo giao thừa! Mới có mười hai giờ kém mười lăm.

Anh xe mới nghĩ: "Mười lăm phút nữa, mình sẽ có sáu hào. Sáu hào với hai hào là tám. Thế nào ta cũng nài thêm bà ấy mở hàng cho một hào nữa là chín. Chín hào! Mở hàng ngay từ lúc năm mới vừa đến. Thật là may! Mới năm mới đã phát tài! Thôi, sang năm tất là làm ăn bằng mười bằng trăm năm nay".

Rồi anh nghĩ đến vợ con anh, mà phấn chấn trong lòng, như có cái sức gì nó xúi dục anh quên khổ để vui lòng làm việc vậy.

"Sáng mai, kéo chuyến khách qua ga, xong rồi, ta đánh bát phở tái, rồi mua cho con cái bánh ga tô cho nó mừng. Vợ ta nghe thấy trong túi ta có tiền, thì chắc hớn hở, thấy ta làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cả nhà, tất là thương ta lắm. Nhưng ta sẽ làm ra dáng không mệt nhọc, để vợ chồng con cái ăn tết với nhau cho hể hả".

Anh vừa nghĩ thế, vừa kéo về phía nhà thương Phủ Doãn. Tới chỗ khi nãy, anh dừng xe lại, nói:

- Bây giờ có lẽ mười hai giờ, xin bà cho cháu tiền.

Bà khách có ý luống cuống, nói:

- Chết! Anh hỏi tiền tôi bây giờ à? Anh chịu khó kéo tôi một giờ nữa đi.

- Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà.

- Này, chả nói giấu gì anh, tôi cũng đi kiếm khách từ tối đến giờ. Có anh biết đấy. Có gặp ai hỏi han gì đâu. Tôi định nếu có khách thì hỏi vay tiền trước để giả anh. Nhưng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì tôi biết làm thế nào?

- Thế cô đi xe tôi từ chín giờ, cô không giả tiền tôi à?

- Bây giờ thì tôi biết làm thế nào?

- Tôi kéo cô lên Cẩm.

- Lên Cẩm thì tôi cũng đành lên với anh, chứ tôi biết làm thế nào!

- Thế mà cũng vác mặt mặc cả xe giờ, lại còn vay tiền người ta mà mua thuốc lá với hạt dưa!

- Nhà tôi ở ngay đầu ngõ Hàng Bún, khi nào anh đi qua, thì tôi giả tiền anh chứ gì!

- Chứ gì! Một trăm ngõ Hàng Bún, ai biết ngõ nào mà tìm!

- Tôi không có tiền đâu, chả tin anh khám mà xem.

- Tôi không khám, cô giả tiền tôi cho tôi về!

- Đây, hay là phu la, áo, đồng hồ đây, anh muốn lấy thứ gì thì lấy.

- Tôi lấy để làm ma mẹ tôi à?

- Thôi này, đừng cáu làm gì. Tôi bảo, cảnh tôi cũng như cảnh anh, cũng là đi kiếm khách cả. Nhỡ phải một tối thế này, thì chịu vậy, chứ biết làm thế nào?

- Thế sao cô không bảo thực tôi từ trước, để tôi kéo cô qua các nhà săm để hỏi, cô còn sĩ diện mãi.

- Nào ai biết cơ sự nó ra thế này. Thôi, này, tôi nói thế này thì anh nghe. Nếu bây giờ anh bỏ tôi ở đây, thì tôi không có tiền giả anh, sự ấy đã đành rồi, nhưng mà anh thiệt. Vậy anh cố kéo tôi nữa, may tôi có khách thì tôi có tiền, mà anh cũng không phải phàn nàn nữa.

- Tôi thật là nợ nần gì cô kiếp trước hay sao, mà nay tôi khổ với cô như thế này. Đầu năm mà đã rấp! Rắc rối!

- Anh đừng nói thế, ai muốn thế này làm gì!

Bất đắc dĩ, con ngựa người lại phải kéo con người ngựa vậy.

Nhưng lần này thì thật là không buồn bước lên nữa. Chán quá!

Rõ số đâu mà số ăn mày thế này!

Anh xe vừa đi, vừa thở dài. Khách cũng vừa đi, vừa thở dài. Càng đi, càng thấy phố vắng tanh, vắng ngắt. Thỉnh thoảng mới gặp một người tùm hum cái áo ba đờ xuy, mà đi có ý vội vàng.

Buồn thay! Đàn muỗi vo vo bay, đùa nhau xung quanh ngọn đèn. Lá cây sột soạt rụng, đuổi nhau ở trên đường nhựa.

Anh xe dắt xe đi diễu qua các cửa nhà săm để xin việc cho cô ả. Nhưng lúc ấy đã hai giờ sáng rồi, cho nên ế! May sao, đến đầu phố Hàng Gai, thì gặp một người ăn mặc ra dáng ăn chơi, đang tất tả cúi đầu đi. Cô ả dử mồi, đánh liều gọi lại, vờ vĩnh hỏi thăm đường. Nhưng khốn nạn, anh chàng này lắc đầu, và cứ rảo cẳng bước đều:

- Tôi không biết, cô hỏi thăm anh xe này cũng được. Tôi còn vội đi mời đốc tờ cho vợ tôi ốm đây!

Hai cái thở dài thất vọng theo đuôi nhau, rồi không ai nói thêm một lời nào. Anh xe lại từ từ tiến bước.

Cô làm thế này thì tôi chết mất!

Thôi anh bằng lòng vậy.

ấy cũng may cho cô, vớ vẩn mãi ở ngoài phố thế này, mà gặp mật thám hoặc đội con gái thì khốn!

- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần, vì tôi có "ba tăng".

Đi một lúc lâu, chẳng gặp một ai cả, cô ả bảo anh xe:

- Này, anh đỗ xuống tôi bảo. Tôi nói thực với anh nhé. Bây giờ đã về sáng rồi, chắc anh kéo tôi mãi cũng đến thế mà thôi. Tôi thì thực không có tiền giả anh đâu. Tôi gán cho anh khăn, áo, đồng hồ mà anh không lấy, thì tôi chả biết nghĩ thế nào cho phải cả. Thôi thì anh kéo tôi ra chỗ kín, vắng, anh muốn bắt tôi gì tôi xin chịu.

- Tôi bắt gì cô mà tôi bắt!

Cô ả nắm lấy tay, vỗ vào vai anh xe, nhăn nhở cười:

- Anh này thực thà quá, nghĩa là chỉ có anh với tôi thôi, thì người tôi đây, anh muốn gì tôi cũng bằng lòng.

- ối thôi! Tôi lạy cô. Nhỡ cô đổ bệnh cho tôi thì tôi bỏ mẹ tôi.

- Không sợ, tôi mới khám bệnh hôm qua.

- Thôi, tôi chắp tay tôi van cô, cô có thương tôi thì mời cô xuống xe cho tôi về.

- Thế thì anh cứ kéo tôi về nhà tôi, xem có đồ đạc gì đáng giá, thì anh cứ việc lấy.

Anh xe bụng bảo dạ, thôi thì cầm bằng như mất tất cả buổi đêm nay là cùng. Nhưng ta chịu khó kéo nó về, may xem có cái gì thì ta lấy, còn hơn về không. Thật là đồ nát đụng nhau.

- Nhà cô ở đâu?

- Trên Hàng Bún.

Anh xe vừa kéo, vừa lẩm bẩm nói một mình:

- Không có tiền, cũng leo lên xe mà ngồi, chỉ sĩ diện hão thôi, lại còn tí tách hạt dưa, với phì phèo thuốc lá mà không biết ngượng!

Cô ả đành chịu mặt dày cho anh xe mắng một ít câu cho bõ hờn, cứ ngồi im như phỗng.

Lúc ấy, gió bấc thổi căm căm, buốt đến tận sương. Nhà hàng phố đã thấy có người dậy. Nhưng họ dậy có phải để đi tìm gái đâu!

Đến cửa một nhà săm, cô ả bảo:

- Anh hãy ghé vào đây một tý cho tôi hỏi vay tiền người này xem có được không.

Anh xe hơi có hy vọng, đỗ lại để cho cô ả vào. Rồi vì mệt lừ, anh ngồi phịch xuống sân xe, tựa lưng vào thành, vừa chờ, vừa nghĩ vơ nghĩ vẩn.

Một lúc lâu, một tràng pháo nổ vang trời, làm anh giật mình. Anh sực nghĩ đến cô ả, không biết cô ta vào đấy làm gì mà lâu thế. Hay có lẽ đã có món khách nào chăng.

Nhưng thế nào cũng phải trả tiền cho mình về đã chứ lại bắt mình chờ đến sáng hay sao? Anh gõ cửa gọi:

Người bồi săm ra.

- Ông ơi, tôi hỏi thăm ông, người con gái quấn khăn quàng trắng vào đây ban nãy, nằm ở buồng nào?

- Chả có buồng nào có khách cả.

- Thế người con gái ấy đâu?

- Ra ngay từ bao giờ rồi, còn đâu mà hỏi?

- Thôi chết tôi rồi, ra cửa nào?

Người bồi lấy ngón tay cái, hất ngang về phía cổng sau. Anh xe choáng người như nghe tiếng sét đánh. Anh bàng hoàng như chợt tỉnh giấc chiêm bao. Người bồi săm nói xẵng:

- Đi cho người ta đóng cửa. Ai bảo anh xông nhà cho tôi? Năm mới đừng bí beng!

- Ông ơi!...

Người bồi giúc vai anh xe, đẩy ra, rồi đóng ập cửa lại. Anh xe nghiến răng, cau mặt, lủi thủi ra hè, cầm cái đệm quật mạnh vào hòm đánh thình một cái! Anh móc túi lấy bao diêm đốt vía, rồi khoèo bàn chân, co cái càng lên, đưa tay ra đỡ, thủng thẳng dắt xe đi.

Tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng toạch toạch...


Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NguyenTuan.jpg
NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Tuân.
Sinh năm: 1910
Mất năm: 1987
Nơi sinh: Thanh Xuân - Hà Nội.
Bút danh: Nguyễn Tuân, Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Ngột Lôi Nhật, Thanh Hà, Tuấn Thừa Sắc, Ân Ngũ Tuyên.
Thể loại: truyện ngắn, ký, tiểu luận văn học.

Các tác phẩm:

·          Vang bóng một thời (1940)
·          Một chuyến đi (1941)
·          Thiếu quê hương (1943)
·          Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (1956)
·          Sông Đà (1960)
·          Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
·          Ký (1976)
·          Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)
·          Truyện Kiều (tiểu luận văn học)
·          Tú Xương

Giải thưởng văn chương:

·          Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Giới thiệu một tác phẩm:

Người lái đò sông Đà


…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi  nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng  bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bầy thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào trận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai thì nhiệm vụ của những boong ke chìm và pháo đài nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá  bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào…



Nơi xuất bản: NXB Văn học Hà Nội, 1982

Nguồn: cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối