Trang trong tổng số 1 trang (9 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

PandaKid

nguyenhnv đã viết:
"Quê hương" của Đỗ Trung Quân có xứng đáng là "bài thơ bất hủ" hay đó chỉ là hiệu ứng của công nghệ lăng xê ?
Chắc hẳn chúng ta thường gặp cụm từ "Công nghệ lăng - xê" trong âm nhạc, nhất là vào khoảng những năm gần đây. Nhờ công nghệ nói trên, nhiều tên tuổi ca sĩ trẻ "vụt sáng" trên bầu trời âm nhạc trong một khoảng thời gian, cũng như nhiều bài hát của họ trở thành "hit" cũng trong... thời gian đó, và công nghệ ấy tất nhiên mang lại cho họ biết bao sự thăng tiến về vật chất cũng như danh vọng... Như một hệ quả kèm theo, "người người lăng - xê nhau" - trích lời nói của một cụ sửa xe nhẩn nha xem tờ Tuổi Trẻ trong khi vãn khách.

Âm nhạc có "hit", thơ văn đâu thể nào nói không. Hơn nghìn năm văn chương ta tồn tại và phát triển, không thiếu những tác phẩm vang bóng... nhiều thời, hay nói cách khác, những "cú hích thách thức thời gian", và còn không thể kể hết những tác phẩm "vang bóng một thời". Này nhạc... Này thơ...

PandaKid nhân buổi tham gia một chủ đề trong Thi viện, tình cờ đọc được khái niệm công nghệ lăng - xê dùng cho 1 bài thơ. (Chợt trộm nghĩ: "Chết thật! Có lẽ nào....công nghệ lăng - xê nhà ta ra đời sớm thế !?!").Vậy nên PandaKid xin lập topic để mọi người cùng bàn luận, chia sẻ về khái niệm này. Mọi người có thể bàn một cách tổng quát nhất, hoặc tập trung vào một tác phẩm có "mùi vị" của công nghệ trên trong đó. Xin mở đầu với bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân...
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

Topic đã được move qua đây rồi PandaKid:  
http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=pE2p0tZa4bBsC9KWl2NIfg
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

nguyenhnv đã viết:
1/
- Tôi cho rằng:" có khập khiễng mới có so sánh, nếu không khập khiễng thì so sánh làm gì".
Bạn PandaKid thì cho rằng: "tính chất của phép so sánh luôn phần nào khập khiễng".
Hai quan điểm trên có đối nghịch nhau không ?  Bạn gọi đó là "giải nghĩa theo chiều ngược lại" thì có hợp lý không ? Có lẽ phải phiền bạn giải thích cách hiểu của bạn về "chiều ngược lại".
- Nếu bạn không nhận ra "cái nào hay hơn" thì 4 tiếng "cái nào hay hơn" đó bạn rút từ đâu ra vậy ? Nếu bạn cho đó là ý của tôi thì câu nói nào của tôi thể hiện ý đó và bạn diễn giải câu nói đó như thế nào mà ra hay vậy ?

2/"Tính trên đầu người thì số người biết "Quê hương" nhiều hơn số người biết "Ngày đá đơm bông"
- Về tính đúng đắn của thông tin, bạn đề cập đến phạm trù thống kê nhưng lại không nói rõ số liệu "tính trên đầu người" này do tổ chức nào, cá nhân nào thống kê. Đề nghị bạn phải nêu số liệu và nguồn tài liệu cụ thể nhé. Thống kê mà chỉ ngồi suy đoán, tưởng tượng theo như kiểu của bạn thì thật hài hước, lại còn dùng số liệu kết quả google làm căn cứ thì bạn "ngây thơ" quá. Trên đời này ngoài bạn ra thì chẳng có ai lại đi dùng nguồn thông tin không chính thức để làm luận cứ cho những tranh luận nghiêm túc.
- Về phần lý lẽ thì lập luận của bạn quá yếu:
+ Bạn chỉ xét khu vực "trẻ em được làm quen với "Quê hương" thông qua Sách giáo khoa tiểu học" mà quên xét khu vực người lớn sống ở VN, khu vực trẻ em và người lớn sống ở nước ngoài. Chưa kể là không có gì đảm bảo rằng số lượng "trẻ em được làm quen với "Quê hương" thông qua Sách giáo khoa tiểu học" cao hơn số lượng trẻ em được làm quen với "Ngày đá đơm bông" thông qua các nguồn thông tin khác ngoài Sách giáo khoa tiểu học.
+ "Khi tìm trên google với từ khóa "Quê hương" + "Đỗ Trung Quân" thì số kết quả tìm được là khoảng 12600, trong khi từ khóa "Ngày đá đơm bông" là khoảng 7990". Từ khoá "Đỗ Trung Quân" có cực kỳ nhiều entry liên quan đến các scandal của ông ta, bạn gộp vào như thế thì thật mắc cười.
Dù sao, như tôi đã nói, chẳng có ai lại đi dùng số liệu không chính thức để làm luận cứ cho những tranh luận nghiêm túc cả.

3/
-Về cái gọi là "Quê hương" được dạy đi dạy lại, qua nhiều lần thay sách giáo khoa cũng không bỏ. Điều này chứng minh: "chủ quan" của PandaKid hợp với "khách quan" của nhiều người
Cái "nhiều người" mà bạn nói chắc là cái nhóm người soạn sách giáo khoa phải không ? Hãy xem người dân nói gì nhé:
"Tôi có con gái em, nó học lớp 4. Một hôm đi học về , tôi thấy nó dấm dúi khóc. Hỏi, nó bảo bị cô mắng vì bị điểm kém môn sử. Mở bài kiểm tra của nó ra xem, tôi thấy có câu hỏi thế này: "em hãy cho biết sự khác nhau giữa nền giáo dục thời Lý Trần với thời Lê ?" Nào, các anh chị nhà báo trả lời hộ tôi câu hỏi này cái. Nếu không trả lời được thì mời xem cái đáp án của cô giáo nó: giáo dục thời Lý Trần chú trọng đến Phật giáo, còn thời Lê chú trọng đến Nho giáo!!! TSB chúng nó chứ. Một học sinh lớp 4, một đứa trẻ 9 tuổi liệu có thể hiểu thế nào là "nền giáo dục", "Nho giáo", "Phật giáo" không ? Có hiểu được Phật giáo và Nho giáo khác nhau thế nào không ? Có hiểu "nền giáo dục chú trọng vào Nho giáo, Phật giáo" nghĩa là thế nào không ? Ngay đến cả các anh giáo chị giáo, các anh nhà báo chị nhà báo, chán vạn người còn chả hiểu được nữa , nói gì đến con trẻ. Vậy mà những người viết sách giáo khoa, những giáo sư tiến sỹ, những nhà đại trí thức, vẫn cứ vô tư nhồi nhét vào đầu óc non trẻ mớ kiến thức lịch sử “hàn lâm” đến vớ vẩn như vậy. Mẹ kiếp, đúng là nền giáo dục giáo điều ,vô cảm.
Như vậy, căn cứ vào việc "Quê hương" được dạy đi dạy lại, qua nhiều lần thay sách giáo khoa cũng không bỏ để kết luận bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ của bạn là rất bất hợp lý nhé. Không phải cứ hễ cái gì được dạy đi dạy lại trong SGK của VN thì đều vừa sức tuổi nhỏ cả đâu.
Hơn nữa, lúc thì bạn cho rằng "bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ", lúc thì lại cho rằng "đó không phải là bài thơ dành cho trẻ con". Lý lẽ của bạn cứ đá nhau tanh tách. Nếu "đó không phải là bài thơ dành cho trẻ con" thì chẳng có lý do gì để đặt ra yêu cầu "bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ".
-Tiếp theo, tôi cứ tưởng là bạn đưa ra quan điểm rằng "bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ" để lý giải vì sao "so sánh bài "Quê hương" và "Ngày đá đơm bông" cái nào hay hơn thì vô cùng khập khiễng" . Quả thật lý giải kiểu này thì đúng là AQ. Thế ra ý của bạn khi nêu quan điểm này là để lý giải "về việc nhiều người biết đến "Quê hương" của Đỗ Trung Quân nhiều hơn" à ? Có đúng thế không ? Lần này tôi phải xác minh từ chính bạn cho chắc chứ không dám diễn giải ý của bạn nữa vì bạn có nhiều lối suy nghĩ khác lạ quá.

4/Vấn đề ở đây, giả sử đối tượng Đỗ Trung Quân nhắm đến là trẻ em thì cái giai đoạn "tuổi thơ" của trẻ em là giai đoạn nào nhỉ ? Có lẽ là giai đoạn nằm trong bụng mẹ. Ôi, nằm trong bụng mẹ mà thả diều trên đồng được mới sợ !

5/Nếu bạn đã đọc kỹ và phân tích bài thơ thì theo bạn, trong một loạt định nghĩa về quê hương, Đỗ Trung Quân đặc tả định nghĩa nào nhất ?

6/"Công nghệ lăng xê" trong thơ ca là gì ?
Tôi vẫn chưa lý́giải điều đó hay là cái gì bạn nói thử xem nào ? Tại sao bạn lại không dám nói ra như thế nhỉ ? Bạn làm tôi liên tưởng đến câu chuyện cổ tích "Ông  vua cởi truồng" của Andersen.
1/Nói thẳng ra là thế này: "PandaKid không thấy "Ngày đá đơm bông" hay hơn "Quê hương" (không có nghĩa là dở hơn).

2/ nguồn: moet.gov.vn (kết quả hiện ra từ google) và google (từ khóa "Quê Hương" + "Đỗ Trung Quân" gõ chung chứ không tách ra cộng lại). Chính thức hay không là không cần thiết vì PandaKid chỉ tranh luận trên mạng với bạn thôi chứ đâu có cãi mướn lấy tiếng lấy tiền đâu, cần chi mà tự khổ sở mình...

3/Lí giải cho vì sao "Quê hương" được nhiều người biết đến (3 ý 1,2,3 là luận cứ bổ trợ). Mong bạn xem rõ bố cục.
Ví dụ bạn đưa ra vô nghĩa vì chẳng dính gì đến "Quê hương" được in đi in lại, mà đó là lời chửi mắng môn Sử hay gì đó. Thêm nữa, cái đó PandaKid nói ra cũng được, bạn nói cũng được, cho nên vô giá trị.

4/Lí lẽ cùn. Bạn tự biên "trong bụng mẹ" rồi tự diễn "Thả diều được mới sợ" ----> đuối lí.

5/"Theo PandaKid" là vô nghĩa vì đó là ý kiến cá nhân. Bạn muốn chứng minh là mình biết PandaKid không đồng cảm thì trước hết nói chính xác và có căn cứ rõ ràng "cảm" của Đỗ Trung Quân là gì, nếu không được xin đừng vội kết luận.

6/Bạn hỏi lạ nhỉ. Từ topic kia qua đây bạn gọi ra "Công nghệ lăng xê" trong thơ ca mà PandaKid có biết là gì đâu, nên lập cả topic để hỏi, bạn cũng có trả lời gì đâu, bây giờ bạn kêu PandaKid nói ra thì làm sao mà nói được....?

P/s: Topic bàn về "Công nghệ lăng xê" nên từ sau bài viết này PandaKid không bàn luận về nghệ thuật, cái đẹp cái hay cái dở của "Quê hương" (1,2,3,4,5) nữa. Dù sao cũng cảm ơn bạn đã lập luận cùng PandaKid. Nào, mời bạn giải thích "Công nghệ lăng xê" trong thơ ca nói chung và trong bài Quê hương nói riêng :)
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

.
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

PandaKid đã viết:

1/Nói thẳng ra là thế này: "PandaKid không thấy "Ngày đá đơm bông" hay hơn "Quê hương" (không có nghĩa là dở hơn).

2/ nguồn: moet.gov.vn (kết quả hiện ra từ google) và google (từ khóa "Quê Hương" + "Đỗ Trung Quân" gõ chung chứ không tách ra cộng lại). Chính thức hay không là không cần thiết vì PandaKid chỉ tranh luận trên mạng với bạn thôi chứ đâu có cãi mướn lấy tiếng lấy tiền đâu, cần chi mà tự khổ sở mình...

3/Lí giải cho vì sao "Quê hương" được nhiều người biết đến (3 ý 1,2,3 là luận cứ bổ trợ). Mong bạn xem rõ bố cục.
Ví dụ bạn đưa ra vô nghĩa vì chẳng dính gì đến "Quê hương" được in đi in lại, mà đó là lời chửi mắng môn Sử hay gì đó. Thêm nữa, cái đó PandaKid nói ra cũng được, bạn nói cũng được, cho nên vô giá trị.

4/Lí lẽ cùn. Bạn tự biên "trong bụng mẹ" rồi tự diễn "Thả diều được mới sợ" ----> đuối lí.

5/"Theo PandaKid" là vô nghĩa vì đó là ý kiến cá nhân. Bạn muốn chứng minh là mình biết PandaKid không đồng cảm thì trước hết nói chính xác và có căn cứ rõ ràng "cảm" của Đỗ Trung Quân là gì, nếu không được xin đừng vội kết luận.

6/Bạn hỏi lạ nhỉ. Từ topic kia qua đây bạn gọi ra "Công nghệ lăng xê" trong thơ ca mà PandaKid có biết là gì đâu, nên lập cả topic để hỏi, bạn cũng có trả lời gì đâu, bây giờ bạn kêu PandaKid nói ra thì làm sao mà nói được....?

P/s: Topic bàn về "Công nghệ lăng xê" nên từ sau bài viết này PandaKid không bàn luận về nghệ thuật, cái đẹp cái hay cái dở của "Quê hương" (1,2,3,4,5) nữa. Dù sao cũng cảm ơn bạn đã lập luận cùng PandaKid. Nào, mời bạn giải thích "Công nghệ lăng xê" trong thơ ca nói chung và trong bài Quê hương nói riêng :)
1/
- Về so sánh khập khiễng, hẳn là bạn đã nhận ra sai lầm. Lời khuyên dành cho bạn là đọc hiểu trước khi phát biểu.
- Bạn gọi cách trả lời quanh co của bạn là nói thẳng thì thật ngộ nghĩnh ;;). Bạn nghĩ cái nào hay hơn cái nào là chuyện của bạn, liên quan gì đến tôi. Tự bạn nghĩ ra cái tính từ "hay" đó, tự bạn cảm nhận "cái nào hay hơn". Rõ ràng, tự bạn đưa ra nhận định "cái nào hay hơn" chứ trong câu chữ của tôi đâu có cái tính từ "hay" đó. Thế nhưng bạn lại không đủ trung thực để thừa nhận.

2/Tranh luận trên mạng hay cãi mướn lấy tiếng, lấy tiền gì thì cũng phải lập luận một cách xác đáng. Bạn dùng nguồn thông tin không chính thức làm cơ sở lý luận thì chính bạn sẽ là người nhận lãnh tác hại nhãn tiền vì nó sẽ khiến nỗ lực tranh luận của bạn trở thành một trò hề của 1 anh chàng nói dóc. Ví dụ như việc bạn lu loa rằng "khi tìm trên google với từ khóa "Quê hương" + "Đỗ Trung Quân" thì số kết quả tìm được là khoảng 12600" nhưng thực tế hôm nay tôi kiểm chứng thì kết quả chỉ vỏn vẹn là 8820. Bạn nhằm mục đích gì nâng khống lên con số 12600 ? xx(
http://img268.imageshack.us/img268/3747/dtqv.jpg

3/
- Bạn cho rằng bài thơ của ĐTQ thô vụng (bạn dùng từ "chân chất và mộc mạc" là vì "bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ" thì cái lý lẽ này của bạn không giống ai vì thứ nhất là thơ của thiếu nhi có rất nhiều bài sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật phức tạp, hình ảnh ẩn dụ, hàm ý và câu chữ rất hoa mỹ ( bạn có thể tham khảo thêm ở đây http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=cR0yq4BrF6xGIKZCvJGLSA ); thứ hai là các tác phẩm đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông cơ sở, theo như lý lẽ của bạn, đều là "chân chất và mộc mạc, nhưng thực tế thì không giống như tưởng tượng của bạn: từ trước đến nay, các tác phẩm  "Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu... vẫn được đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông cơ sở. Rõ ràng, bạn đang xảo biện.
- Về ví dụ của tôi đưa ra, bạn cho rằng nó vô nghĩa chẳng qua vì khả năng đọc hiểu của bạn hạn chế. Thật lạ 1 điều là tôi đã có giải thích rất cặn kẽ rằng vd đó cho thấy rằng "không phải cứ hễ cái gì được dạy đi dạy lại trong SGK của VN thì đều vừa sức tuổi nhỏ cả ". Vì vậy cho nên "căn cứ vào việc "Quê hương" được dạy đi dạy lại, qua nhiều lần thay sách giáo khoa cũng không bỏ để kết luận bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ của bạn là rất bất hợp lý".Vấn đề đơn giản thế mà bạn cũng không xâu chuỗi được dù rằng tôi đã gắn kết sẵn cho bạn. Có lẽ không thừa khi nhắc bạn vấn đề cũ: "đọc hiểu trước khi phát biểu". Vd của tôi có thể không có giá trị chứng minh với người khác nhưng hoàn toàn có giá trị đối với bạn bởi vì chính bạn cũng sử dụng nguồn thông tin trời ơi đất hỡi (google) để làm luận cứ. Việc bạn phủ nhận vd của tôi đồng nghĩa bạn phủ nhận cơ sở lý luận của chính bạn. Hơn nữa, những tiêu cực tồn tại triền miên trong việc biên soạn SGK cho học sinh VN thì ai cũng biết. Còn bạn thì toàn lấy những nguồn thông tin tạp nham, hết google đến SGK của VN, để làm cơ sở lý luận.

4/Tôi thách bạn chứng minh được lý lẽ của tôi cùn như thế nào đấy ;). Bạn học đâu cái kiểu tranh luận = cách vu khống mà không có lý lẽ như thế nhỉ ? ;;) Khi tranh luận thì tôi dùng lý lẽ của chính tôi nên dĩ nhiên là phải tự biên tự diễn rồi. Chỉ có những kẻ hay copy ý tưởng của người khác mới không quen với cách dùng lý lẽ của chính bản thân (tự biên tự diễn) để tranh luận. Giả sử tôi nói: "hồi còn trẻ, PandaKid hay cãi cùn" thì người ta sẽ đặt vấn đề là nếu PandaKid 17 tuổi thì hồi còn trẻ của 1 người 17 tuổi là giai đoạn nào ? Tương tự như vậy, khi ĐTQ nói với 1 đứa trẻ rằng "quê hương là con diều biếc/tuổi thơ con thả trên đồng" thì người ta sẽ  đặt vấn đề là giai đoạn tuổi thơ của 1 đứa trẻ là giai đoạn nào ?

5/Tôi chưa thấy ai như bạn, có mỗi bài thơ mà cũng không dám nêu chủ kiến của bản thân. Nam nhi mà không có chút dũng khí gì ráo thì làm ăn được gì đây ? Chủ kiến của tôi về bài thơ của ĐTQ thì đầy ra, bạn coi lại các post trước đây mà xem. Dù sao tôi cũng chẳng cần câu trả lời của bạn, post kế tiếp tôi sẽ đề cập vấn đề này sau vì hôm nay hết thời gian rồi.

6/Tôi hỏi lạ hay bạn ấm ớ ? Rõ ràng bạn viết: "vấn đề lớn nhất: "Công nghệ lăng xê" trong thơ ca là gì? Bạn vẫn chưa lí giải điều đó, hay là... ". Cái "hay là + chấm lửng" ấm ớ đó của bạn ý là gì ? Dũng cảm phát biểu xem nào.
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

heo may

@nguyennhv
Thứ nhất, Heomay không dồng ý (nếu không nói là phản đối với quan điểm của bạn: “bài thơ của ĐTQ là bài thơ ẹ nhất trong các bài thơ nói về quê hương”(trích từhttp://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=pE2p0tZa4bBsC9KWl2NIfg&Page=3) . Xin thưa với bạn:
Trong sách Giáo dục công dân lớp 11, bài 13 “Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa” có nói “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, trong giảng dạy, cô giáo của Heomay còn nói thêm “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Vậy theo bạn, sách giáo khoa, một dụng cụ rất quan trọng trong học tập, công tác giáo dục, dĩ nhiên là được các giáo sư, tiến sĩ, nhà soạn sách chọn lọc kĩ lưỡng, kiểm tra, cân nhắc nhiều lần, điều này có gì không đúng không? Bạn nói: “Những nguồn thông tin tạp nham, hết google đến SGK của VN”, vậy cuốn SGK được soạn ra 1 cách công phu hóa ra cũng giống 1 tờ báo lá cải hay sao? Và google, theo Heomay được biết, là 1 địa chỉ đáng tin cậy được sử dụng trên toàn thế giới, cũng là “thông tin trời ơi đất hỡi”. Nếu vậy, bạn cho Heomay và mọi người cùng biết, ở đâu mới có nguồn thông tin chính xác? Heomay định nói rằng nếu “QH” được in đi in lại nhiều lần trong SGK thì làm sao mà lại đến nỗi ẹ như thế được. Nhưng nếu SGK = với tờ báo lá cải thì có lẽ luận cứ này không thuyết phục cho lắm.
QH của ĐTQ dành cho cả ngườ lớn và trẻ em. Nó giúp mọi người hiểu thêm về quê hương qua những điều tưởng như là nhỏ nhặt ấy, từ chùm khế ngọt, con đường làng đến con diều, con đò và chiếc cầu tre nhỏ,… Đối với trẻ em nông thôn, những cái đó đã quá quen thuộc nhưng  khi đọc “QH”, vẫn thấy 1 sự mới mẻ, có cái  gì đó lạ lẫm mà đứa trẻ từ trước đến nay gắn bó nhưng ít khi nào nhận thấy nó sâu sắc như thế nào,đó là quê hương của nó,và từ đó,trong tâm hồn của đứa bé đã có thêm 1 nhận biết về sự thiêng liêng của quê hương.Nói về 1 đứa trẻ ở thành thị, có lẽ những cảnh vật ấy có phần  nào xa lạ , nhưng từ đó có phải là sợi dây liên kết giữa thành thị và nông thôn hay không,khi mà những cảnh vật của làng quê được thành phố biết đến. Câu thơ ngắn gọn nhưng tràn đầy ý nghĩa và dạt dào cảm xúc xin hỏi có khiến lớp trẻ yêu thích hay không? Những người lớn  có bùi ngùi xúc động, nhớ đến thời thơ bé hay chăng?

QUÊ HƯƠNG LÀ CON DIỀU BIẾC
       TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐỒNG.
Theo Heomay càng làm rõ hơn luận điểm “QH của DTQ dành cho cả người lớn và trẻ em”.Tùy theo đối tượng đọc là người lớn hay trẻ em mà cách hiểu câu thơ trên sẽ khác nhau .”Tuổi thơ/ con thả trên đồng”:dòng hồi tưởng về  thời thơ bé  của 1 người  trưởng thành (ý này đã quá rõ rồi ,Heomay không nói nhiều) .Tuổi thơ của con thả theo những cánh diều ,được bay lượn khắp nơi như con chim nhỏ, con nhìn thấy chùm khế ngọt, những con đường mẹ hay dẫn con đi, chiếc cầu tre lắc lẻo,….. tất cả những thứ đó  bao la ,rộng lớn cũng giống như tình mẹ cha,nâng đỡ , chắp cánh cho con bay thật cao , thật xa nơi vùng trời bình yên .Một ví dụ đơn giản  nếu lúc Heomay còn là  1 đứa trẻ, mẹ Heomay  bảo rằng “Tuổi thơ con nằm ở đây , dù mai sau con lớn lên , có đi đâu chăng nữa  thì cũng đừng quên quê hương mình nhé “ .Vậy “tuổi thơ con “ được tính theo thời điểm  từ quá khứ ->  hiện tại và 1 phần tương lai nữa. Chẳng hay Heomay giải thích như vậy có được không bạn??
VỀ “ QH” Heomay , chỉ nói như thế thôi  .Chắc hẳn còn nhiều vấn đề nữa , nhưng chỉ 2 vấn đề nêu trên , mong rằng cũng đủ sức thuyết phục bạn rằng QH không ẹ như bạn tưởng .
Công nghệ lăng xê trong thơ ca .Đúng là 1 khái niệm lạ thật .Đây là  1 công nghệ có thật  hay đó chỉ là 1 khái niệm do bạn  tự đặt ra do không thể  giải thích được rằng  tại sao “QH “  của ĐTQ có sức phổ biến như thế. Không biết câu trả lời thay cho dấu chấm lửng của Pandakid như vậy có đúng không???
Trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khung trường tử đinh hương

Xin lỗi, hai bạn cho phép tôi có một vài quan điểm như thế này (ham hố tí í mà :D)
Bạn Nguyenhv yêu cầu chứng minh lý lẽ của bạn cùn như thế nào thì quả là hơi khó. Bạn biết không? Một người cùn thì làm sao mà cãi lý lẽ được chứ? Thế nên tôi nghĩ bạn nên cân nhắc câu từ của mình để khỏi bị hố :D
Đúng là khi tranh luận phải dùng những lý lẽ của chính mình để diễn đạt ý, nhưng rõ ràng là phải dựa trên cơ sở nhất định nào đó. Bạn lấy cơ sở nào để nói tuổi thơ mà nhà thơ Đỗ Trung Quân nhắc tới là trong bụng mẹ nhỉ? Cũng giống như trong toán học có Tiên đề (là những điều được mọi người thừa nhận mà không cần chứng minh) vậy, bất kì ai khi đọc câu đó cũng đều hiểu tuổi thơ mà Đỗ Trung Quân nhắc tới không thể là của một đứa trẻ đang nằm trong bụng mẹ được bạn ạ! Nếu bạn bạn cố tình bắt bẻ và cho rằng tuổi thả diều vẫn có thể là ở trong bụng mẹ thì tôi cũng xin…thua.
Còn một điều nữa tôi cảm thấy chưa đồng tình với bạn Nguyenhv. Bạn có chê trách về SGK của VN, vậy thì cho tôi hỏi một câu, có phải bạn đã sinh ra, lớn lên và hàm thụ nền văn hóa của nước ngoài? Nếu không phải thì hành động đó của bạn chẳng khác nào “chữ thầy trả thầy”, “qua cầu rút ván”. Nếu bạn lớn lên trong cái nôi quê hương thì “bạn của ngày hôm nay” (đang chê trách cái nền giáo dục nước nhà) cũng từ đó mà ra cả thôi. Đành rằng Giáo dục của VN cần phải cải cách nhiều, nhưng bạn cũng không thể vì thế mà phủ nhận được những gì mà nó làm được cho bạn. Không có nó, giờ bạn có đủ trình độ để lên đây múa bút hay không?
Có một điều tôi đồng ý với quan điểm của bạn Nguyenhv về hai câu thơ “Quê hương là con diều biếc/ tuổi thơ con thả trên đồng” không thể hiện rằng bài thơ chỉ phù hợp với lứa tuổi nhỏ như Pandakid đã nói được. Điều này chỉ có thể khen bạn tinh ý. “Tuổi thơ con thả trên đồng” mang hơi hướm nhớ nhung của một “người lớn tuổi” về thời thơ ấu của mình hơn, nhất là cụm từ “tuổi thơ”. Nếu đặt địa vị là một đứa bé ngân nga câu đó, chắc khó có lẽ nó sẽ dùng cụm từ “tuổi thơ ” đâu (nó đang ở tuổi thơ của chính mình rồi cơ mà :D).
Bạn Pandakid nè! Văn và bố cục bài viết của bạn ổn lắm, chỉ có điều đôi chỗ còn chưa chặt chẽ và hiểu sai vấn đề nên bạn dễ bị ngợp trước những câu hỏi của bạn Nguyenhv. Bình tĩnh suy nghĩ thì bạn sẽ lập luận chặt chẽ và thuyết phục hơn đấy! Nói chung là văn của bạn rất mạch lạc và có tương lai.
Chúc hai bạn may mắn! Rất mong tiếp tục được nghe những lời bình của hai bạn để được mở rộng tầm mắt. Thân! :)
Này cô bé !
Em muốn làm tung tăng mây trắng ,
Hay muốn làm một vạt nắng xa xôi ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khung trường tử đinh hương

heo may đã viết:
Công nghệ lăng xê trong thơ ca .Đúng là 1 khái niệm lạ thật .Đây là  1 công nghệ có thật  hay đó chỉ là 1 khái niệm do bạn  tự đặt ra do không thể  giải thích được rằng  tại sao “QH “  của ĐTQ có sức phổ biến như thế. Không biết câu trả lời thay cho dấu chấm lửng của Pandakid như vậy có đúng không???
Không lạ đâu. Trong diễn đàn Thơ thành viên - Thơ mới có đấy bạn. Tự tìm xem ;) Thú vị lắm đấy!
Này cô bé !
Em muốn làm tung tăng mây trắng ,
Hay muốn làm một vạt nắng xa xôi ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

Rất cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến. PandaKid thấy dù đồng tình hay phản bác, tất cả đều rất đáng ghi nhận và đều đóng góp cho chủ đề này. Đã rất lâu PandaKid mới quay lại TV và cũng không muốn mở đầu bằng một cuộc tranh luận, nên chỉ xin ngắn gọn thế này: :D
PandaKid lập topic chỉ nhằm mục đích nói về "Công nghê lăng xê" trong thi ca mà vô tình đọc được những dòng mà bạn nguyenhnv đã viết, thật sự không muốn nói tiếp về QH và ĐTQ (vì cảm nhận của PandaKid và nguyenhnv khác nhau, và trong cảm nhận thơ ca thì chả ai sai cả). PandaKid chỉ không đồng tình cách bạn phê phán vô căn cứ bài thơ ấy thôi...
Về câu hỏi lớn nhất, Ok, đây là ý kiến của PandaKid: KHÔNG CÓ CÔNG NGHỆ LĂNG XÊ TRONG THƠ CA.
Lí do: Thơ ca là chuyện của tâm hồn và ngòi bút. CN lăng xê là chuyện kinh doanh, tìm tiền tài, danh vọng. Hai thứ này đối nhau chan chát, thơ ca mà viết vì tiền tài, danh vọng thì chẳng còn là thơ ca nữa...
Cho nên, một bài thơ được truyền lại lâu đời như QH của ĐTQ, đã được phân tích với đầy đủ vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, thì không thể có chuyện lăng xê ở đây được.
Ok. Đấy là quan điểm của PandaKid. Còn quan điểm về bài thơ của ĐTQ thì quá rõ rồi mà, KHÔNG ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn nguyenhnv. Nói ra bằng hết thì nói thật PandaKid có thể viết đến trên 5000 từ. Mà nói ra để làm chi, cãi nhau nữa ư....
Nói thật, PandaKid thấy mình không nói thì có vẻ tốt hơn là nói dựa theo chủ quan như bạn, cũng không thích lắm cách đối đáp của bạn. PandaKid chủ trương bàn luận nghiêm túc, không có chuyện "dũng khí nam nhi" gì đó ở đây. Bạn đã bao giờ đứng tranh luận trước hội đồng chưa, nếu có thì bạn đã bao giờ sử dụng kiểu khích bác "Nam nhi mà không có chút dũng khí gì ráo thì làm ăn được gì đây?" chưa? Đúng là PandaKid chưa "làm ăn" được gì và cũng chưa đến tuổi "làm ăn" :D
Có thể PandaKid nhỏ tuổi hơn bạn thật nhưng không hẳn là cái gì cũng thua bạn 1 cái đầu, nhỉ. Tóm lại: PandaKid không thích khiêu khích!
ui
P/s:@Heomay: PandaKid cảm ơn nhiều lắm. Bạn nói đúng ý PandaKid khi đặt vào dấu "..." rồi ạ.:). Dù sao PandaKid ở trên cũng đã nói rõ quan điểm rồi, mong bạn tiếp tục bàn luận ^^!
@Khung trường tử đinh hương: PandaKid cũng xin cảm ơn. PandaKid là thành viên nhỏ tuổi nên vẫn giao lưu trên tinh thần học tập là chính, và sẽ ghi nhận những lời góp ý này :d. Mong anh luôn mạnh khoẻ (xin mạn phép gọi là anh ạ)...
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (9 bài viết)
[1]