Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim

Thơ của các "Lều" thơ xóm tui.  

Dạo nọ tui có về thăm quê sau bao năm biệt xứ.
Đám bạn học cũ cũng kéo nhau về, mấy đứa ở Sài gòn và trên thành phố cũng có mặt.
Mấy ngày liền tụi tui tụ tập, khi ở nhà này lúc ở quán nọ...vui đáo để. Lần nào cũng rứa, sau chầu bia rượu bù khú , tán phét, tiếu lâm là đến đoạn nói chuyện thơ và đọc thơ của mình hoặc nhặt được ở đâu đó...
Tui nói với đám bạn : "Tụi bây ghi lại những bài thơ của bây cho tau,
qua bên đó rãnh rỗi tau in thành tập "Thơ của các " Lều " thơ Cửa Sót "
rồi sẽ gửi về ..."
Một đứa hỏi : " Răng lại là "Lều" thơ, phải ghi là nhà thơ chứ?"
Tui hỏi lại đám bạn : " Rứa bây biết dưới cái nhà là cái chi không ? "
" Là cái bếp chứ chi nữa, rứa mà cũng hỏi ?!".Một đứa trả lời như thế.
" sau cái bếp là cái chi...". Tui hỏi tiếp.
Con bạn ở Sài gòn trả lời : "Nỏ có chi cả !"
" sau cái bếp là cái lều, sau lều là chuồng.." .Tui giải thích ra rứa, cả mấy đứa phì cười bảo tui chỉ được cái tiếu lâm..."
"Thơ cũng rứa, muốn lên đựơc Nhà phải qua được Bếp, muốn đến được Bếp phải qua được Lều, muốn Vào Lều phải chui vào Chuồng...Tau chui vô Chuồng thấy Cáo ngồi trong nớ, rứa là bỏ chạy mất dép...nên tau sẽ ghi cho tụi bây là "Lều" thơ nhé...". Tui chốt hạ như rứa.!

http://farm3.anhso.net/upload/20110131/15/o/anhso-15701_go_cho_ca_TK.jpg
( Gò, nơi cả đám bạn và NLK tụ tập sau 20 năm gặp lại ở quê...)

Một tối nọ cả bọn điện thoại cho nhau í a í ới, rằng tối nay kéo nhau ra gò bù khú à ơi...
Đêm trung tuần tháng 11, cả đám tụ tập ở cái quán lá cuối mỏm gò. Bữa đó Trăng sáng, trời yên biển lặng. Gío thoang thoảng mơn man, sóng rì rào nhè nhẹ. Đêm thật yên tĩnh và thanh bình. Tui đề nghị cả bọn mượn chủ quán mấy cái chiếu, mang bia rượu và mồi ra bãi cát ngồi cho thi vị. Cả bọn nhất trí, sau vài chai bia là tán phét và đọc thơ cho nhau nghe.
Con bạn ở Sài Gòn (DTAL)ngâm mấy bài do ả tự viết, những nỗi niềm xa quê của ả cứ lai láng trong giọng ngâm mượt mà. Ả là cây văn nghệ của trường C/3 NVT thời còn đi học. Môĩ lần tổng kết, hoặc Các ngày lễ của trường là ả được mời lên ngâm thơ trước mấy trăm học sinh, tự nhiên như ruồi, nỏ biết run là chi...Ả hứa sẽ ghi lại cho tui, nhưng rồi cũng quên luôn... Thằng bạn trước học máy tàu ở Vinh, đọc bài thơ kể về mối tình chết yểu nào đó trong cái đám tình yêu bùng nhùng của hắn, thời còn học nghề mà hắn cho là tâm đắc :

CAM TRÁI MÙA

Mỗi độ trong vườn cam ửng chín.
Mỗi lần Em nhớ người Trai tơ.
Trưa hè năm ấy cam lại ửng.
Anh thấy đang xanh lại chối từ.
Cam chín lòng Anh cũng héo hon.
Đến nay Em đã có chồng con.
Tình cờ năm ấy Anh qua lại...
Cam trái mùa rồi hết chất ngon...(DMH)


Sau này trước khi lên máy bay để biệt xứ.
Tui có hoạ lại trong máy di động và gửi cho hắn :

" Anh chẳng thích ăn trái cam non.
Dẫu rằng cam ở độ trăng tròn.
Bao nhiêu lâu nữa cam lại héo.
Chắc gì trong ruột nước còn ngon...
Lỗi tại người trồng hay khách mua ?!
Vỏ cam ửng chín, ruột thì chua.
Đã là trái vụ sao còn nước.
Sao không đi kiếm qủa vừa vừa... (NLK)


Thằng bạn đang sống trên Thành phố làm đại lý Bia,
cũng phang mấy câu mà hắn nói là viết cho Cố nhân,
nghe na ná giống như của cụ Quang Dũng. Hắn khẳng định là hắn tự viết, và sẽ chép lại cho tui, nhưng rồi cũng đánh trống bỏ dùi...Bữa đó cố nhân của hắn cũng có mặt, dưới ánh trăng lờ mờ không biết ả có đỏ mặt hay không, nhưng tui nhận ra cử chỉ bối rối của ả...
Hắn nói : "tau đọc mà nỏ nhớ đoạn mô trước đoạn mô sau, bây thông cảm nhé !"
Có lẽ Bia HUDA đọc chứ không phải hắn...(NĐH)

Thằng bạn đang làm ở ngành điện Thành phố, phang một bài mà hắn nói là nhại lại từ một bài thơ của ai đó mà hắn rất tâm đắc:

ĐỪNG ĐI TÌM CÁI NỬA CỦA ANH

Anh đừng đi tìm cái nửa của Anh.
Vì có thể suốt đời không tìm thấy.
Nếu chẳng còn ai, xin đừng sống vậy.
Cứ nhặt của ai na ná nửa của mình.
Trời vào đêm Thành phố cũng vào đêm.
Sân cỏ hàng cây từng đôi ríu rít.
Họ không quen biết nhau nhưng họ không cần biết.
Nửa của mình hay nửa riêng ai.
Anh đừng mãi đi tìm cái nửa của anh.
Vì có thể trên đời này đâu đó.
Nửa của anh cũng tìm được nửa của ai na ná.
Chỉ có điều là anh chưa nhận ra thôi....(ĐBN)


Tui tâm đắc với bài ni, nghe ra có cái lý của cuộc đời.
Hắn phang tiếp bài thứ hai với tựa đề là

TẶNG VỢ.

"Em đừng tưởng, chỉ Em là thiếu nữ.
Chỉ mình Em mắt biếc với môi hồng.
Cho Em tha hồ tô son điểm phấn.
Không có Anh thì đẹp mấy cũng bằng không.
Không có Anh đam mê, Em làm gì kiều diễm.
Không có Anh đắm say sao Em thấm men đời .
Em sẽ vô tình như chiếc lá rơi.
Bổng đâu Anh biến mất giữa đời.
Em sẽ thấy giường chiếu, gối chăn đều là vô nghĩa.
Em sẽ thấy thừa chân, thừa tay, thừa môi, thừa má .
Thấy đời vật vờ như chiếc lá mồ côi.
Em yêu ơi ! Anh nói vậy thôi.
Anh chẳng là cai đinh gì, nếu thiếu Em đỏng đảnh.
Và Anh sẽ là thằng Trời đánh !
Nếu vô tình để Em lọt khỏi tay...!?" (ĐBN)


Lại đựơc một trận cuời từ bài thơ ngộ nghĩng của hắn.
Mấy đứa nhủ tui đọc bài mô mới nhất cho bọn hắn nghe, tui cũng phang mấy câu :" Bữa ni bọn mình ngồi đây coi như cái thời đang học C/3 NVT nhé...Tau mới nghĩ ra mấy câu nhưng chưa có đầu đề, coi như là Vô đề."

VÔ ĐỀ

" Tuổi mười bảy, tuổi dại khờ.
Tuổi vu vơ, tuổi mộng mơ, tuổi buồn.
Yêu rồi ! bỏ đấy đi luôn.
Bao nhiêu năm Nhớ và Thương một mình.
Trời xanh sao quá vô tình !?
Trách mình duyên phận mong manh...Cánh buồm..!"(NLK)


"Rứa mi định ám chỉ ai trong nớ ? ". Một đứa hỏi.
" Dành cho tất cả những ai bạn cũ, có những mối tình học trò mà không lấy được nhau.."
Tui chốt hạ chắc nịch như rứa. Một ả khuyên tui : " Choa ở đây, ai cũng có gia đình cả rồi
mi cứ lang bạt mãi rứa à, rồi sẽ ra răng.. có cần choa làm mối không ?". " Kệ tau !"

"Mi lo cho cái thân mi
để mà lấy vợ sớm đi tra rồi !".
Một đứa nói câu ni nghe như có thơ trong đó. Tui cũng mần luôn hai câu xanh rờn :

" Tụi bây lên Ông lên Bà,
Còn Tau vẫn cứ tà tà...Thanh Niên.."

Cả bọn cười nắc nẻ vui ơi là vui. Chợt địên thoại của tui có tin nhắn, chưa kip đọc thì thằng bạn ngồi bên nhanh tay mở và đọc toáng lên :
" có tin đây mà hình như là thơ của ai đó lạc vô máy mi,

Em không còn giữ được cánh buồm nâu.
Cho riêng mình và cả cho hai đứa.
Con sóng bạc đầu, phủ lấp nỗi nhớ.
Chút Tình yêu năm tháng bồng bềnh.." (LTT)


" Tau biết của ai rồi, mi có muốn tau bật mí bí mật của mi không !? ". Hắn khẳng định như đinh đóng cột. " Nhưng mà tau không biết số ni là của ai ??". Tui nói rứa. Hắn nói mai sẽ kể cho tui nghe, rồi hắn cũng quên luôn...Hắn là thằng thích đọc thơ của người khác, nhưng tự làm thơ thì nặn mãi củng nỏ ra một từ. Được cái là uống rượu khoẻ, trước đây là lính Hải quân. Mỗi lần có hắn là vui nhộn lắm. Nếu có đi hát Karaôkê thì xác định là chuẩn bị nghe hắn đuổi trâu bò, hắn phang từ đầu cho đến cuối. Không cần biết nhạc có theo hắn hay không, và cũng chẳng cần biết bài nớ của ai chọn. Nếu không dành Micờrô từ tay hắn coi như hôm đó bị tra tấn và khủng bố đến hết đêm...(NXH)
Một thằng bạn khác trước làm ở CT Vật tư, hắn nỏ biết chi thơ nhưng cũng đọc mấy câu lượm ở đâu đó, đại ý anh là cái đinh đâm vào em là cái chiếu...làm cả bọn phì cười. Hắn là con sâu rượu, nếu để hắn uống thì cả bọn chết khát, uống say là hắn ngồi nguyên vị trí, ngủ và ngáy khò như "chó con no sữa" (LQV)... Chao ôi ! cái tuổi học sinh sao mà yêu đến thế, cả một chiến khu kỷ niệm, không thể nào quên...

Sương đêm đã buông lành lạnh, Biển đã ngủ yên, Sóng vẫn còn chút lang thang, Gió đã bớt nguôi ngoai, Trăng đã lờ mờ mệt mỏi...Cả bọn quyết định rút quân đến nhà con bạn mới từ Sài gòn về. Cả nhóm lại uống bia với thịt bò khô, quà của Phương nam và bày trò đánh phỏm cho đến 3 giờ sáng mới giải tán...Đứa nào cũng vui và hẹn một vài năm lại tụ tâp một lần cho đỡ nhớ cái thời cắp sách....Trước khi chia tay tui tặng con bạn Sài Gòn lọ nứơc hoa, qùa của xứ người làm kỷ niệm...

Mới 6 giờ sáng đang ngon giấc, bổng điện thoại réo toáng lên.
Mắt nhắm mắt mở, tui alô luôn mà không cần xem ai gọi đến.

- " alô ai đầu dây đó, có chi mà kêu sớm rứa ?"
- "tau đây...khục khục khục...(cuời)...khục khục khục...(cười)."(nghe như xe máy sục Buri)
- "Răng mà không nghe chi cả, sục "Buri" à, có chi nói để tau còn ngủ ?"
- " tau...tau..khục...tau..tau...khục... nói mi đừng giận nhé...lọ nước hoa mi cho, nỏ có tý nước mô trong lọ cả, sáng ni mở ra thơm nức cả nhà. Trong hộp đầy nước mà trong lọ nỏ có tý mô...khục...khục..."
- "Tối qua tau tặng vẫn còn trong hộp bọc nilon, nguyên đai nguyên kiện răng rứa hè..!?"
- " Cả nhà choa sáng ni được bữa ngửi no luôn, có lẽ khi vận chuyển hành lý bị đè vào nên xịt hết nước ra ngoài. Tau buồn cười quá gọi trêu mi cho vui, ngủ đi nhé...!?"
Tức quá đi mất, ngủ chi nữa mà ngủ, món quà mình tặng bạn cũng không được trọn vẹn.
Tui phang luôn mấy câu mới lòi ra vào máy di động và gửi cho ả :

LỌ NƯỚC HOA
 
(gửi DTAL)

Hoa vẫn còn mà Nước thì không.?
Hương thơm toả ngát bởi tấm lòng.
Nhụy dẫu úa tàn Hoa vẫn sắc.
Hoa vẫn chờ Nước chảy vào trong.
Trời ơi !
Hoa vẫn còn mà Nước thì không ?
Trách sao tạo hoá quá bất công !
Giận kẻ tiểu nhân thò tay bóp...!
Hoa vẫn còn mà nước thì không...(NLK)


Nhận được tin ả kêu thơ chi mà tục rứa...
Tui nói giận ai đó đã bóp hết nước hoa chứ không phải bóp những thứ của ả..lại cười khục khục...Rồi tui cũng phải tạm biệt bạn bè, với một hành trang chứa đầy kỷ niệm, đi tìm cuộc sống ở đâu đó cuối chân trời...mang theo hình ảnh những "Lều" thơ xóm tui của đám bạn bè...

Năm mới ôn lại chuyện cũ với những kỷ niệm bạn bè ở một vùng quê thanh bình Cửa Sót. Nơi chôn dấu những kỷ niệm tuổi thơ, ở đó có nhiều thứ mà khi đi xa ta không mang theo được, và luôn canh cánh ở trong lòng : Nỗi nhớ Quê Hương !  
Viết ra đôi dòng để các bạn hiểu đựơc nỗi niềm đau đáu của những kẻ xa quê, phiêu dạt cuối chân trời góc bể vì mưu sinh, nhưng trong tâm khảm vẫn luôn hoài niệm :

" Khi ta ở chỉ là nơi Đất ở,
Khi ta đi, Đất bỗng hoá tâm hồn..." (XD)



Cuối Chân Trời Thương Nhớ.

Đầu Xuân.01.01.2011
Ngọc Ly Kim


Bài viết sử dụng tiếng miền trung Hà Tĩnh...( Tau,tui = tôi, mình. Bây = Tụi mày, các bạn. Choa = Bọn tôi, chúng tôi. Ni = này (cáí này, bài này...). Nỏ = không (không biết, không nhớ...). Rưá = Thế thì...; Mô = ở đâu?. Ra răng? = làm sao . Mi = mày, bạn...;Cái chi = cái gì...; Nhủ = bảo...( bảo tôi. Mô = nào ( cái nào?...))
Xem bản gốc :


http://forum.hatinhonline...-cua-cac-leu-tho-xom-tui/
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim

ĐÊM GIÁNG SINH Ở XỨ NGƯỜI   

Gặp người Tri kỷ không cùng quê hương

Hắn mặc thêm vào người một bộ quần áo ấm,
ngoài kia tuýêt rơi đầy trời, lạnh âm mười lăm độ dưới không (-15 độ C).
Người Tây họ chịu được lạnh chứ cái thân thể còi cọc của hắn làm sao trụ được với cái giá lạnh bên này, hắn nghĩ thế...

Gói gém mấy thứ quà tặng Giáng Sinh hắn quyết định đến nhà bà chị kết nghĩa ở cách hắn độ non một cây số.
Hôm nay là ngày 24 tháng 12, đêm thiêng liêng của những con chiên và những người mộ đạo.
Đức Chúa ra đời sẽ mang đến sự an lành và may mắn cho muôn loài trên trái đất.
Hắn ra khỏi nhà tầm 6 giờ tối, lầm lủi bước đi như một cái bóng, lẻ loi cô đơn giữa một màu trắng bạt ngàn của tuyết.
Mùa đông bên này thường tối sớm, khoảng 4 giờ chiều mặt trời đã đi ngủ,
nhường chổ cho ánh đèn đường phố, và 8 đến 9 giờ sáng mặt trời mới thức giấc sau một đêm dài mệt mỏi, uể oải lúc tỏ lúc mờ...

Tuyết ở đâu ra mà nhiều thế...cả một không gian rộng lớn ngập chìm trong tuyết trắng.
Tuyết đọng trên cây, tuyết ngủ trên mải nhà, tuyết nằm ườn ra vạ vật giữa đường, tuyết dồn từng đống cao hơn nửa người ở hai bên lối đi...
tuyết phủ lên đầu, lên áo và đong đưa bám vào mi mắt hắn.
Mặc kệ, hắn vẫn cứ đi.
Mấy đứa trẻ nô đùa với tuyết một cách thích thú và vô tư,
gương mặt  ửng hồng.
Chúng hò hét, đuổi nhau, ném những cục tuyết vào nhau í a í ới, cười nói bi bô như những thiên thần trong đêm Giáng Sinh.
Chúng đắp những ông già Nô-en bằng tuyết cao tầm cỡ người chúng,
trên mũi ông già Nô-en cắm một củ cà rốt trông ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao.

Chao ôi ! trẻ con quê hắn mà được như thế này chắc chúng thích lắm...
Tuổi thơ của hắn chỉ biết nghịch cát và tắm biển,
đắp những lâu đài bằng cát rồi đứng xem sóng biển cuốn đi...
Quê hắn cát trắng mênh mông, những buổi trưa sau khi cùng lũ bạn tắm xong,
thường phải chạy về nhà qua một bãi cát nóng ơi là nóng !
Chẳng có đứa nào dám chân trần vượt qua bãi cát...
Hồi đó toàn đi chân đất chứ đâu có dép như bây giờ.
Tụi hắn phải lượm mấy cành lá phi lao
hoặc vài mảnh giấy bìa nhặt được ở đâu đó cầm theo . Chạy một đoạn lúc nào bỏng quá dừng lại, đặt chân lên những thứ đó cho đỡ nóng rồi mới chạy tiếp...Tuổi thơ ôi tuổi thơ !

Trước mặt hắn là một màu trắng đến bất tận.
Những giọt tuyết lung linh như những sợi thuỷ tinh lấp lánh dưới ánh đèn đường phản chiếu. Hắn như lạc vào một thiên đường của màu trắng. Tuyết phủ lấp, xoá hết dấu chân của những người vừa đi qua lúc ban chiều. Lấp lánh dọc hai bên phố ô cửa sổ nhà ai đã lên đèn.
Những cây thông có gắn đèn màu xanh đỏ và đèn nhấp nháy,
có lẽ họ đang chuẩn bị đón Giáng Sinh, gia đình này chắc sum vầy và hạnh phúc lắm, hắn nghĩ thế và cầu mong cho mọi người được như thế.

Cả không gian im lìm, ngoài tiếng gió và tiếng lào xào của tuyết,
tuyệt nhiên không có một tiếng động nào.
Mọi người đã trở về tổ ấm của mình để chờ đón giờ phút Giáng sinh.
Những con chiên ngoan đạo đang lặng im nghe Đức Cha làm lễ tại nhà thờ trước giờ phút Đức Chúa chào đời.
Hắn vẫn một mình lủi thủi ngoài đường. Cái lạnh tê tái của xứ người không lạnh bằng sự lẻ loi ,cô đơn của một kẻ xa nhà, lang bạt nơi đất khách quê người trong đêm Giáng Sinh.

Hắn ước có được một tổ ấm sum vầy như bao gia đình bình thường khác mà không có được...
Chao ôi ! điều ước đơn giản như thế mà bao lâu nay cũng chỉ là điều ước mà thôi...

Hắn gặp một ông cụ đang chầm chậm chống gậy đi về phía nhà thờ. Có lẽ cụ sống đơn độc hoặc là chẳng còn ai thân thích. Giờ phút này mọi người đều quần tụ bên nhau để đón Giáng Sinh, chứ ai lại còm cõi ngoài đường một thân một mình trong cái đêm thiêng liêng đầy gió đầy tuyết này.
Đi đến gần Cụ hắn cất tiếng chào :
" Chào Cụ ! Chúc Cụ một đêm Giáng Sinh An Lành trong vòng tay của Chúa !"
Chậm chạp ngoái đầu nhìn lại, sau giây phút cảm thấy an toàn và tin tưởng nơi hắn, Cụ nở nụ cười phúc hậu :

" Cảm ơn ! Tôi cũng chúc Anh như vậy nhé. Anh cũng đi lễ nhà thờ à ?!"

" Dạ thưa, cháu đến thăm nhà bà chị ở gần đây ạ !"
"Năm nào cũng vậy, cứ đến đêm Giáng Sinh là cháu phải đến chúc mừng gia đình chị ấy,
đây là ân nhân của cháu trong những ngày đầu đặt chân đến đất nước này ạ !"

" À ra thế ! Vậy Anh ra không phải là người bản xứ quê tôi"
Có lẽ ông Cụ mắt kém nên không nhận ra hắn là người nước ngoài,
cũng đúng thôi vì hắn mặc đồ ấm trùm kín người chỉ hở mỗi khuôn mặt, ban đêm khó có thể nhận dạng ai là ai...
Hắn xin phép được dìu Cụ đến nhà thờ. Hai ông cháu vừa đi vừa hỏi thăm hoàn cảnh của nhau.

" Sao Cụ đến nhà thờ một mình thế này ? Vợ con và các cháu ở đâu...?"
"Cảm ơn anh đã hỏi thăm ! Tôi nói thật nhé Anh đừng cười, tôi có tất cả những thứ thiên hạ có..Vợ , con , cháu , chắt...nhưng bọn họ bỏ tôi mà đi hết rồi !"

" Sao lại như thế hả Cụ ?"...

"Từ từ rồi tôi kể cho Anh nghe, đêm nay là Giáng sinh, tôi với Anh có duyên phận mới gặp nhau đấy, chắc là Đức Mẹ đã ban phước cho Anh và tôi ! Chuyện là thế này...."

Hắn thấy thương cho hoàn cảnh của thân già cô đơn. Có thể mai sau hắn cũng sẽ phải sống như Cụ, cuộc đời này ai dám nói trước điều gì sẽ xẩy ra...

"Này nhé ! Vợ tôi ngày xưa đẹp lắm, nhất cái vùng này đấy, chúng tôi học chung một lớp và ngồi gần nhau nữa cơ đấy.."
" Chắc Cụ ngày xưa cũng hào hoa phong độ lắm ?".
Hắn hỏi thế.
" Ồ... cũng thường thôi, nhưng được cái tôi có nhiều tài vặt nên nhiều cô thích, như là vẽ tranh, làm thơ và hay nói chuyện tiếu lâm với đám bạn những giờ ra chơi..."

"Thế bà nhà ta cũng nằm trong số ấy chứ ạ ? hắn hỏi tiếp.

" Không đơn giản như anh nghĩ đâu !?...tốn nhiều công sức lắm đấy.! Này nhé ! ngày đó nhiều người con cháu quý tộc nhà giàu  săn đón, nàng cũng ngả nghiêng theo hào nhoáng của đồng tiền.
Nhưng rồi chiến tranh xẩy ra, tất cả bọn đàn ông chúng tôi phải ra trận , gác lại những ước mơ làm ông này bà nọ...Chúng tôi phải ra chiến trường để bảo vệ Tổ quốc theo lệnh của Quốc Trưởng.."

" Dạ thưa Cụ, thời đó đang thuộc về chế độ Hít le...??"
Hắn tò mò hỏi mà không biết Cụ có phật lòng hay không.

"...Đúng thế đấy anh ạ ! Những thanh niên trai trẻ như chúng tôi, phải vào lính theo mệnh lệnh của Quốc Trưởng, ai chống lệnh đồng nghĩa với phản bội Tổ quốc, sẽ bị mọi người khinh bỉ và bị bắt vào tù..."

" Thế là Cụ trở thành một người lính Phát xít..??"

" Vâng, lúc đầu là thế ! Khi tấn công đất nước Ba lan, tôi nhận thấy đây là một cuộc chiến tranh xâm lược. Cướp bóc, tàn sát đân thường vô tội chứ không phải bảo vệ Tổ quốc như lời kêu gọi Tổng động viên ban đầu... Ông nội tôi là người gốc Ba lan. Chẳng nhẽ tôi lại cầm súng bắn vào quê hương , bà con ruột thịt của mình..???!"

"Và sau đó như thế nào ạ !".
Hắn nôn nóng muốn biết cụ thể hơn về cuộc đời của Cụ.

" Khi hành quân đến gần làng của ông nội, tôi đã bỏ trốn. Bởi vì ở đấy vẫn còn nhiều bà con họ hàng, tôi đã báo cho họ biết để trốn khỏi làng nhằm tránh hoạ phát xít, và sau đó gia nhập Hồng quân chống lại Hít le tại Ba lan... Nhờ ơn Chúa tôi chỉ là lính văn thư, nhờ cái khéo tay viết vẽ mà không phải cầm súng bắn lại đồng bào mình...!"

Gặp được tri âm, Cụ trút hết bầu tâm sự với hắn như hai người bạn thân lâu ngày gặp lại.

" Thế bà ấy có biết Cụ tham gia Hồng quân không ạ ?"

"Xin lỗi anh nhé ! tôi già rồi lẩm cẩm quá, đang kể chuyện về bà nhà tôi lại đưa anh vào cuộc chiến tranh..."

" Không sao đâu ạ! cháu cũng đã từng là một người lính bảo vệ Tổ quốc nên cháu hiểu, ký ức chiến tranh khó phai mờ lắm , Cụ cứ kể tiếp đi cháu xin nghe.?"

" Anh cũng đã từng đi lính cơ đấy ? ở đất nước nào thế ?"

" Dạ ! Cháu là lính Cụ Hồ ở Việt Nam ạ !"

"Ồ ! Thì ra là vậy. Ho Chi Minh, Ho Chi Minh. Tôi có nhiều sách víêt về Ông ấy và Việt nam lắm. Hôm nào rỗi mời anh ghé nhà chơi. Tôi sẽ cho anh xem nhiều sách báo và kỷ vật của Việt nam. Anh nhớ đấy nhé, tôi là Reine nhà tôi ở kia, số nhà ...lúc nào tôi cũng ở nhà nhất là những ngày cuối tuần...nhớ đến đấy nhé !"

" Vâng, cháu cảm ơn Cụ ! nhất định cháu sẽ đến ạ!"
Hắn trao đổi địa chỉ với Cụ và hẹn sẽ ghé thăm  trong
một ngày gần nhất.

" Thế chuyện tình về bà nhà ta sau đó như thế nào ạ ! "Hắn vẫn muốn nghe Cụ kể nốt chuyện tình của mình...

" À ! chuyện là thế này, trước khi tòng quân, chúng tôi có tổ chức một buổi liên hoan chia tay. Mọi người được phép ghi lưu bút cho bạn bè.Tôi cũng có ghi cho cô ấy mấy dòng như bao người khác. Nhưng tối hôm trước lúc lên đường , tôi nhét vào khe cửa sổ phòng ngủ cô ấy một bức thư tình trong đó có mấy câu thơ..."

" Thế sao Cụ không tỏ tình với cô ta tại buổi liên hoan chia tay ?!"

"Ồ ! Đùa giởn với đám bạn trai thì tôi không ngại, nhưng trước đám con gái thì tôi vụng lắm, với lại chắc gì họ đã thích mình..."

"Thế là Cụ quyết định tỏ tình vắng mặt và đột nhập phía sau ạ!?..". Hắn đùa với Cụ như vậy.

"Đúng ! Đúng! anh nói chí lý lắm, cánh đàn ông tụi mình nhiều lúc cũng phải nên nghĩ cho kỹ, không phải nhiều tiền và galăng là con gái họ yêu đâu nhé..."

"Cháu thấy phụ nữ thời nào cũng vậy, họ chỉ thích lấy những ông chồng có chức có quyền, giàu sang nhiều tiền thôi Cụ ạ !!"
" Ồ ! anh nhầm to rồi, đó là họ chỉ thích và lấy những thứ bọn đàn ông có, chứ yêu thì không hẳn đâu. Bởi tình yêu nó nằm trong trái tim chứ không phải nằm trong cái dạ dày đâu anh bạn trẻ ạ !?."
Hắn thú vị với câu nói này, chắc Cụ là một triết gia...

"Chắc bức thư tỏ tình Cụ viết hay lắm nên nàng mới xiêu lòng..??"
"" Không? không? chỉ vỏn vẹn có mấy dòng và một bài thơ...tôi đọc cho anh nghe nhé :


...INA thân yêu !
Ngày mai Anh ra trận, có thể sẽ không trở về, bởi chiến tranh có ai biết trước số phận của mình rồi sẽ ra sao ? Nhưng điều anh biết chắc chắn đó là Anh rất yêu Em!
Nếu Anh nằm lại giữa chiến trường, trái tim anh vẫn mang theo hình bóng INA. Dẫu chưa được một lần hôn em, nhưng anh tin tình yêu của anh dành cho em là bất tử. Anh sẽ trở về nếu Anh có được tình yêu của Em.


Em là hoa táo nở giữa mùa xuân,
là hoa hướng dưong khi mùa hè đến,
là hoa cúc vàng của mùa thu bất tận,
là bông tuyết trắng lạnh lùng làm buốt giá lòng Anh.
giữa cuộc chiến tranh không ai hẹn ngày về.
Anh sẽ là đất để cho hoa tươi tốt,
nở bốn mùa toả ngát hương thơm.
Anh sẽ là những ngọn gió của linh hồn,
khe khẻ đung đưa bên em dịu mát.
Anh sẽ là người yêu em duy nhất,
dẫu ngày mai có nằm lại giữa chiến trường..!!

Người yêu bất tử .! Reine..."

xem tiếp...

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim

tiếp theo phần trên..,

" Tuyệt vời quá !". Hắn đồng cảm với bài thơ và rất tâm đắc với lời tỏ tình của Cụ.
" Thơ của Cụ hay quá!Chắc hẳn Cụ là thi sỹ phải không ạ !"
" Anh chưa biết đấy thôi, tôi làm nhiều thơ lắm, nhưng mà chỉ để cho tôi và sau này là bà nhà tôi thi thoảng đọc lại để nhớ về một thời trai trẻ, chứ không cho ai đọc đâu. Hôm nào Anh ghé nhà tôi sẽ cho anh xem nhé..."

" Dạ thưa ! thế Cụ gặp lại bà nhà ở đâu ạ "

" Xin lỗi nhé ! tôi lại quên nữa rồi,sau khi chiến tranh kết thúc, tôi trở về trong Sư đoàn Hồng quân tham gia giải phóng Bec lin. Tôi được kết nạp vào Đảng Cộng Sản và xuất ngũ về quê, tiếp tục học rồi sau đó trở về làng đi dạy học..cho đến lúc nghỉ hưu. Bạn bè của tôi hồi đó phần lớn đã tử nạn ở chiến trường, số còn lại bị bắt làm tù binh và đày sang Si bi rien ở tận bên Liên Xô. Khi tôi trở về làng, tất cả chỉ là một đống gạch vụn, hoang tàn đổ nát. Gia đình tôi chỉ duy nhất còn lại bà chị gái là sống sót. Sau khi ngôi nhà bị trúng đạn pháo, chị tôi bị thương , cụt mất một chân. Mọi người  lúc này đang bắt đầu dọn dẹp nhà cửa phố xá, tất cả bắt đầu từ đống đổ nát..."
" Thế còn cô ấy  có sao không ạ ?!"
Hắn nóng lòng hỏi Cụ.

" Tôi nghĩ nàng đã lấy chồng, hoặc là nàng đã chết..nhìn cảnh quê hương lúc đó điêu tàn lắm anh ạ..."

Cụ chớp chớp mi mắt giọng nghẹn lại. Hắn cũng thấy mủi lòng, những sợi tuyết bám trên chòm râu của Cụ trắng như cước, nhìn Cụ giống như một ông già Nô-en trong đêm Giáng Sinh đang đi phát quà cho mọi người trong đó có hắn. Món quà mà hắn nhận được đó là được tri âm với một người tri kỷ mà trước đó chưa hề quen biết nhau trong đêm Nô-en đầy tuyết , đầy giá băng nhưng cũng đầy thánh thiện và thiêng liêng, ở một nơi cách quê hương nửa vòng trái đất. Hắn thầm cảm ơn Cụ, đã giúp hắn vơi đi chút nhớ nhà, sau bao năm biền biệt xa xứ....

"Thế sao Cụ không thử đi tìm cô ấy..?"

" Có chứ ! có chứ ! nghe một vài người kể lại rằng cô ấy vẫn còn sống, hiện đang sơ tán ở một làng nào đó cách đây độ dăm cây số. Nhà cô ấy bị trúng bom chết hết cả , duy nhất còn sống là do cô ta đang học ở trường dòng. chứ nếu ở nhà thì cũng chung số phận với gia đình...ơn Chúa. Nghe đâu cô ta vẫn chưa lấy chồng, sống một mình  và chăm nom một lũ trẻ con..à quên dạy trẻ con mẫu giáo.."

"Cố ấy có đi tìm Cụ không ạ ?"

" Có chứ ! mọi người kể rằng cô ta có quay về làng dò hỏi tin tức của tôi, nhưng không ai biết chắc chắn là tôi còn sống hay đã chết. Chỉ biết là tôi đã trốn theo Hồng quân và tham gia chiến đấu tại Ba lan. Hàng ngày cô ta đến nhà thờ cầu nguyện cho tôi và những người thân, không bỏ một buổi nào. Cô ta không lấy chồng vì hy vọng tôi còn sống sót ở đâu đó trên mảnh đất Châu Âu này...và sẽ trở về. Bạn bè cùng lứa với cô ấy người nào cũng có vài ba đứa con rồi, còn cô ấy thì không..."

" Dạ thưa ! làm sao mà Cụ tìm được nàng ạ ?
Hắn bị cuốn hút vào câu chuyện nên phải hỏi liên tục để Cụ đi vào chủ đề chính.

"Sau khi về làng dạy học, vừa là để chăm sóc bà chị bị thương tật, trông nom phần mộ của Ông Bà, Bố Mẹ và các Em, và cũng là để có điều kiện lần ra dấu vết của cô ấy.
Biết đâu có ngày cô ấy sẽ quay về làng tìm tôi..."

" Cụ có niềm tin  là sẽ gặp được nàng chứ ạ !"

" Vâng ! Vâng ! Tôi có một niềm tin và linh cảm vào những điều thiêng liêng, thánh thiện mà Chúa ban cho... Chuyện là thế này, trong đêm giáng sinh 24 tháng 12 sau khi hành lễ từ nhà thờ trở về. Tôi mệt quá ngủ thiếp đi, trong giấc mơ tôi thấy cô ấy hiện ra và trách tôi rằng : Reine ! Sao anh không đi tìm Em, sao Anh không đến với Em, Em đã chờ Anh từ lâu lắm rồi , Anh vẫn còn sống phải không ?! Em sẽ chết mất nếu không có Anh !!"

" Và Cụ tin vào giấc mơ đó chứ ạ !?"

" Tôi chợt bừng tỉnh và không tin lắm, vì chỉ là giấc mơ thoáng qua mà thôi. Nhưng linh cảm mách bảo và con tim tự dằn vặt mình : " Nếu mày còn yêu cô ấy thì mày phải đi tìm, mày hèn nhát lắm Reine ạ ! tính can đảm của một người lính ở đâu rồi !!" buộc tôi phải tin. "

" Và Cụ đã đi tìm cô ấy ngay.!"

" Không ! Không ! phải đến trưa hôm sau tôi mới đi.
Xung quanh làng tôi có rất nhiều làng nên không biết phải bắt đầu từ đâu...Sau một hồi suy nghĩ và cầu nguyện trước tượng Chúa, tôi quyết định cuốc bộ đến một ngôi làng, ở đó có cái nhà thờ lớn nhất trong vùng, cách đây độ dăm cây số. Đúng 12 giờ trưa tôi đến trước cổng nhà thờ. Chuông nhà thờ bắt đầu điểm, tôi đẩy cửa bước vào làm dấu, và quỳ trước tượng Chúa cầu xin Đức Chúa ban ơn cho tôi và mọi người được an lành. Ở phía xa xa duy nhất có một người phụ nữ mặc áo lông trùm kín vì trời rất lạnh, cũng đang cầu nguyện..."

" Và người đó chính là nàng có đúng không ạ !".

Sự tò mò và hồi hộp đã bắt hắn buông ra một câu hỏi giữa chừng làm Cụ phải ngưng lại trong giây lát.

" Anh là một người thông minh ! Anh biết hết bụng dạ tôi rồi còn gì.??"

" Dạ ! cháu xin lỗi, cháu chỉ hỏi thế thôi ạ ! Cháu thấy chuyện tình của Cụ cứ như trong tiểu thuyết ạ !"

Ánh mắt ngời lên nét hạnh phúc, Cụ mỉm cười đôn hậu :

"Thì Cô ta đấy chứ còn ai nữa !"

"Chỉ đơn giản vậy thôi sao ?!" Hắn sốt ruột quá.

" Ồ ! Anh cứ bình tĩnh tôi kể tiếp nhé , lúc tôi đang cúi đầu nhắm mắt cầu nguyện trước tượng Đức Chúa Je Su bỗng thấy sau gáy mình nóng ran như có luồng điện chạy qua. Linh cảm có ai đó đang nhìn trộm mình. Tôi ngoái đầu lại... Chúa ơi !  Vẫn đôi mắt ấy, vẫn cái nhìn sâu thăm thẳm đến hút hồn ấy, vẫn khuôn mặt hiền từ như Đức Mẹ đồng trinh ấy ! Tôi bàng hoàng không tin được đó là nàng INA của tôi. Sau giây phút sửng sờ im lặng, cô ấy lao đến ôm chặt lấy tôi và khóc...Chúa ơi! Reine của Em! Anh vẫn còn sống ư ! Anh đã về với Em thật ư! Có đúng là Anh không!? Tôi không kịp nói gì, nước mắt  của hai chúng tôi hoà quện vào nhau và nụ hôn đầu tiên sau cuộc chiến tàn khốc được trao cho nhau trong Thánh đường trước tượng Chúa Je Su. Đất dưới chân tôi như sụt xuống, thế giới lúc này không còn tồn tại , chỉ duy nhất nụ hôn đầu và Tình yêu mãnh liệt bất tử của hai người là Vĩnh cửu mà thôi... Chúng tôi làm dấu tạ lỗi với Bề Trên, rồi dắt nhau về nhà, nàng sống với tôi cho đến khi nàng trở về nước Chúa sau một cơn bạo bệnh cách đây vừa tròn 20 năm..." Kể xong Cụ quay mặt đi, giấu một giọt nước mắt chợt lăn trên gò má nhăn nheo trông đến tội nghiệp. Hắn ôm chặt lấy Cụ, an ủi và sẽ chia những mất mát, như hai người thân có cùng một nỗi niềm...

Hắn thấy cay cay nơi sống mũi, cảm động về câu chuyện tình của Cụ, và thầm cảm ơn một người bạn già tri âm . Không cùng quê hương bản quán nhưng đã chia sẽ nỗi niềm với hắn trong đêm Giáng Sinh thiêng liêng này.  Tiễn Cụ vào đến cửa nhà thờ, hắn tạm biệt và hứa sẽ đến thăm Cụ trong một ngày gần nhất, để biết thêm những điều mà Cụ chưa kể hết như là : " Tại sao những người thân bỏ Cụ đi hết, tại sao đêm Giáng Sinh Cụ lại một mình dò dẫm đến nhà thờ...Ở đấy có điều gì bí mật và thiêng liêng...?".
Chúc Cụ được An Lành trong vòng tay của Chúa.
Hắn vẫn tiếp tục hành trình đến thăm nhà chị hắn...

Tuyết vẫn rơi đầy đường, đôi ủng của hắn đã ngấm lạnh. Mặc kệ, hắn cảm thấy bình yên và thanh thản hơn sau khi gặp được một người tri âm tri kỷ. Dù không quen biết nhau nhưng Cụ đã xem hắn như một người bạn thân thiết ở trên đời. Cảm ơn Cụ đã dành cho hắn một câu chuyện tình đẹp như tiểu thuyết với một kết cục rất có hậu của cuộc đời. Đêm Nô-en xứ người đầy tuyết, đầy gío, đầy nỗi cô đơn của một kẻ tha phương, nhưng cũng không ít những điều kỳ diệu thiêng liêng như câu chuyện tình mà hắn được Cụ ban tặng trước giờ phút Đức Chúa ra đời.

Hắn vẫn lầm lủi bước đi đến thăm nhà chị, trên quãng đường chỉ có một màu trắng bất tận của tuyết. Biết đâu ở đó sẽ có những điều thánh thiện và thiêng liêng của đêm Giáng Sinh đang đón chờ hắn...



Mùa Giáng Sinh 2010  
 
Ngọc Ly Kim



( còn tiếp phần 2 )  
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim


Phần 2
 
Ngôi Nhà nhiều Kỷ niệm.

...Chỉ còn một đoạn phố ngắn nữa là đến nhà chị hắn.
Hai bên đường những chiếc xe nối đuôi nhau cái trước, cái sau, ngủ im lìm trong những chiếc chăn tuyết màu trắng.
Cả năm phục vụ con ngừơi chăm chỉ, đưa và đón, đi và về,
cõng trên mình bao nhiêu là hạng người, bao nhiêu là đồ đạc...
Giờ mới nghỉ xả hơi đựơc ít ngày, chắc chúng ngủ ngon lắm.
Những ngày này rất ít xe cộ đi lại ngoài đường. Phần thì tuyết quá dày, phần thì mọi người quây quần chuẩn bị đón Giáng sinh.
Nếu có việc phải ra phố người ta thích đi bộ để ngắm tuyết và để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra do băng tuyết gây nên...

Trước nhà chị hắn vẫn còn vài ba đứa trẻ đang trượt tuyết trên những chiếc xe làm bằng mấy thanh gỗ, chỉ vừa đủ chổ ngồi cho một đứa.
Chúng ngồi lên trên và trượt xuôi theo chiều dốc của con phố...hò hét cười đùa ầm ĩ, náo động cả đoạn phố nhỏ vốn rất ít người qua lại.

Cây thông trứơc nhà đã được thằng cháu chăng đèn,
treo lủng lẵng những quả cầu thủy tinh được sơn màu xanh đỏ trông rất bắt mắt.
Cửa sổ các tầng đều có treo đèn Giáng sinh, với nhiều kiểu khác nhau.
Tầng dưới có một dây đèn hình một vòng cung bao quanh một nhóm tượng được khắc bằng gỗ.
Mô tả cuộc sống thanh bình của con người và các loài vật, cùng với cỏ cây, chim muông...của những ngày Giáng sinh đầy ý nghĩa.
Tầng hai treo đèn có hình ngôi sao băng xuất hiện, màu trắng đục. Cửa sổ tầng trên cùng treo đèn hình tròn, màu xanh, ở giữa có một ngôi sao nhấp nháy màu đỏ..
Cả dãy phố, từ mái nhà đến khu vườn, được phủ kín bằng một tấm thảm tuyết, chỉ duy nhất một màu trắng, đẹp đến nao lòng.
Phong cảnh thật thanh bình và yên tĩnh...
Nghĩ đến quê nhà, hắn ước giá như đây không phải là xứ người...

Hắn bấm chuông.
Có tiếng chân đi xuống từ cầu thang .
Chị hắn ra mở cửa và thốt lên một cách mừng rỡ:

"Ôi ! Lạy Chúa ! Trời lạnh thế này mà Em cũng đến được à ! Vào nhà đi kẻo lạnh !"
Hăn ôm hôn chị và trả lời :
" Chị quên rồi à ! Có năm nào mà đêm Giang sinh Em không đến chúc mừng Chị và Gia đình ?!"
" Chị biết ! Chị biết chứ !
Nhưng mà năm nay tuyết rơi nhiều và lạnh kỷ lục đấy.
Đài, Báo, TV họ đưa tin là hơn 100 năm qua chưa có năm nào mà tuyết nhiều và lạnh như năm nay Em ạ ! Chị nghĩ là chỉ cần Em gọi điện chúc mừng cũng được mà..."

" Tuyết hay lạnh với Em không quan trọng.
Vấn đề là ở chổ, mình quan tâm và có tấm lòng hay không mà thôi.
Chỉ trừ khi Em phải nằm viện hoặc đi vắng thì phải chấp nhận không đến thăm Chị và Gia đình vào đêm Giáng Sinh thánh thiện này.
Mỗi năm chỉ có một lần, đời người ai biết là mình sẽ đón được bao nhiêu đêm giáng sinh với những người thân thiết mà mình yêu qúy đâu Chị ?!". Hắn nói với Chị như thế.

" Em chỉ đựoc cái triết lý là giỏi, ngày xưa là thầy giáo có khác! À hồi chiều Chị có gọi điện sao Em không nghe máy ? Chị chỉ muốn dặn Em , trời lạnh thế này không nhất thiết phải đến đâu ?. Có gì Chị Em mình chúc nhau qua điện thoại cũng được...!"

" Có lẽ lúc đó Em đang tắm, tổng kết cơ thể cho sạch sẽ để đón Giáng Sinh mà Chị ?! Em cũng chẳng để ý đến điện thoại,
lo dọn dẹp nhà cửa rồi đi chợ mua một ít thức ăn cho ba ngày lễ,
kẻo lỡ quên thì Giáng Sinh này chỉ ngồi mút tay chống đói,ngắm tuyết rơi và làm thơ thôi Chị ạ ?.Xong mọi việc là Em tranh thủ đến thăm chị ngay, chưa kip xem điện thoại!". Hắn đùa vậy.

" Em chỉ được cái tiếu lâm là hay ! Thôi mình lên nhà đi Em !"
Trút bỏ được mấy thứ trên người và đôi ủng ngấm tuyết, hắn thấy nhẹ nhỏm hơn. Nhiệt độ trong nhà ấm áp dễ chịu, thoang thoảng mùi nến thông, na ná như mùi hương trầm ở quê nhà mỗi khi Tết đến, hắn chạnh lòng nhớ quê...

" Chị cho Em vào thăm Bà một chút nhé !"
"Em cứ vào đi ! Chị lên nhà pha Cà phê, à quên Em thích uống trà phải không ? trà Việt Nam nhé ! chị vừa mới mua hôm kia ở cửa hàng Châu Á đấy !"

" Vâng ạ ! Chị cho em xin một cốc ! Em sẽ lên ngay ! "

Hắn gõ cửa phòng Bà Cụ. " Ai đấy ! cứ vào ". Tiếng Bà nói nhè nhẹ.
" Cháu chào Bà ạ !Chúc bà Một Mùa Giáng Sinh an Lành trong vòng tay của Chúa !"

" Ôi! Thế là cuối cùng Cháu cũng đến thăm Bà như mọi năm.
Ngoài trời lạnh lắm phải không ? Nhớ mặc ấm vào nhé !
Mùa này là hay bị cảm lạnh lắm đấy !
Sức khoẻ của Cháu dạo này ra sao ?
Đã ổn định chưa ? Lấy vợ đi chứ, cứ sống một mình mãi thế à ?
Bà muốn trước khi về với Chúa , được nhìn thấy vợ và con của Cháu một lần.!?".
Bà Cụ hỏi nhiều quá làm hắn không kịp trả lời.
Cảm động trước sự quan tâm của những người không phải ruột thịt, không cùng quê hương bản quán mà đầy tình người ở xứ lạ. Hắn thấy cay cay nơi sống mũi...

...Trước khi máy bay cất cánh đưa hắn đến một chân trời mới. Hắn đã viết tặng Mẹ bài thơ mộc mạc và chân tình của đứa con, suốt một đời yêu thương Gia dình và Mẹ, bằng nước mắt cách đây ngót 20 năm :


BỮA CON ĐI...
(Kính tặng Mẹ)

" Bữa con đi Thành phố có mưa bay.
Sân ga ấy tràn ngập người đưa tiễn.
Những bàn tay nắm bàn tay lưu luyến.
Giọt lệ nhoà đưa tiễn những người đi.

Con ra đi như người lính từng đi.
Không đưa tiễn không bàn tay vẫy gọi.
Không có những giọt nước mắt nóng hổi.
Lăn dài trên má những người thân...

Dẫu có kiếm tìm thì cũng hoài công.
Trong lớp lớp bàn tay đang vẫy.
Con vẫn ước trong phút lưu luyến ấy.
Một nét vẫy vô tình dành trọn về con..?

Thành phố lùi xa sau cánh cửa sổ tròn.
Phút giờ ấy con rời xa Tổ quốc.
Các bạn gái bỗng oà lên tiếng khóc.
Nước mắt vô tình hoà lẫn vào mưa...

Những bàn tay vẫy mãi cứ dần xa.
Như sóng biển tiễn con thuyền rời bến...
Con không khóc trong phút giờ lưu luyến...
Nhưng nước biển tự bao giờ làm đỏ ướt mắt con...

Đến quê người, con chợt nhói trong tim ?
Phút giờ ấy phải chăng là Mẹ khóc...?!
Nước mắt Mẹ trãi dài theo màu tóc.
Tóc Mẹ bạc bao phần, lòng con bấy quặn đau..."



...Mãi miên man với kỷ niệm của một thời quá khứ... hắn chợt bừng tỉnh... Lấy ra từ trong túi xách, một phong Sô cô la đã được gói giấy màu cẩn thận , một tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh, tặng Bà Cụ và chúc Bà nhiều may mắn mạnh khoẻ, trường thọ. Bà Cụ cảm ơn và mở tủ kính, lấy một cái phong bì màu đỏ đưa cho hắn nhưng dặn rằng khi nào về đến nhà mới được mở...Chúa sẽ ban cho cháu thật nhiều may mắn...
Sẽ có điều gì thánh thiện và thiêng liêng trong cái thịệp Giáng sinh màu đỏ này đây. Hắn nghĩ thế và lòng tràn đầy hy vọng về lời chúc của Bà...


xem tiếp...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim

...tiếp theo

...Ngôi nhà này ngày xưa,lúc thống nhất nước Đức. Những người nước ngoài phải tự tìm nhà ở và tự lo công ăn vịêc làm nếu không muốn bị đuổi về nước . Hắn và vợ đã được Chị (lúc đó là cô giáo dạy tiếng Đức) và chồng đón về ở cùng 3 năm, không lấy tiền nhà. Ở đây có nhiều kỷ niệm vui buồn lẫn lộn... Những đêm Tết Việt nam với bạn bè và người thân, những cuộc liên hoan mừng sinh nhật với đám bạn...Những mùa Giáng Sinh với Gia đình Anh Chị hắn....

... Hắn tặng Chị một gói quà gồm nhiều thứ .Trong đó có rượu vang đỏ, có mứt, cà phê, có cả mấy con tem Việt nam mà thằng cháu rất thích sưu tầm. Hắn uống một ngụm trà rồi hai chị em hàn huyên chuyện quê hương, chuyện cuộc sống...

"Ở Việt nam có đón Giáng sinh không Em ? .
! Có Chị ạ ! Việt nam bây gìơ đổi mới rồi, tự do tín ngưỡng, ai theo đạo nào cũng được, nhưng không được chống đối lại nhà nước, không gây chia rẽ giữa tôn giáo này với tôn giao khác..."

" Chị tặng Em một món quà nhân ngày Giáng Sinh,
nhưng nhớ là khi nào về đến nhà mới được bóc,
hoặc là sau 12 giờ đêm khi nghe tiếng chuông nhà thờ báo tin Chúa đã giáng trần. Nhớ nhé!"

" Em cảm ơn Chị!
Chúc Chị và Gia đình nhiều niềm vui trong đêm Giáng sinh ! Cháu Jochen và người yêu nó có ở nhà không ?
Em muốn tặng tụi nó chút quà Giáng sinh ?!"

" Em chu đáo quá ! chỉ cần tặng một tấm thiệp chung cho cả nhà là đủ. Em đang bệnh tật , chưa đi làm , lấy đâu ra tiền mà mua nhiều thế ! Phải tiết kiệm Em ạ ! Thời giờ cái gì cũng đắt đỏ mà đồng lương hưu có tăng đâu.! Chị và Bà cũng tằn tiện lắm đấy !?"

" Vâng Em biết,
nhưng có những thứ phải cần hào phóng ở cuộc đời này .!" Hắn nói thế.

"Là gì vậy Em ?"

"Tình cảm gữa người với người,
nhất là với những ai là ân nhân mà em yêu quí,
Em xem họ như ruột thịt của cuộc đời mình...!"

Uống xong cốc trà, hắn xin phép ra về.
Chị hắn cố níu kéo hắn ở lại để đón Gíang sinh và uống với nhau một chút rượu vang, nhưng hắn từ chối và hẹn một ngày khác.
Hắn gửi Chị món quà cho thằng Cháu , nó và bạn gái đi nhà hàng với đám bạn học cũ nên không có mặt ở nhà.
Chúc Chị và Gia Đình một đêm Giáng Sinh An Lành.
Hắn trở về nhà .

http://farm3.anhso.net/upload/20110131/15/o/anhso-15708_o_tron_tuyet_tp.jpg
Cảnh mùa Đông nơi NLK sống...

Đồng hồ đã điểm 23 giờ, chỉ còn một giờ nữa là Đức Chúa sẽ Giáng Sinh. Mang theo nhiều an lành cho trần thế.
Một ngôi sao sẽ xuất hiện .
Một vị cứu tinh sẽ ra đời, để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi bể khổ của cuộc sống trần gian đầy trầm luân này...

Hắn lầm lủi trở về nhà trong cái rét cắt thịt cắt da .
Tuyết đã ngừng rơi nhưng nhiệt độ xuống thấp hơn lúc nãy rất nhiều, có lẽ phải đến âm 20 độ...
Hắn cảm thấy không khí lúc hít vào nó buôn buốt, tê tê .
Nước mắt hắn giàn giụa, không biết có phải vì lạnh quá hay không..?
Mang theo hai món quà bí ẩn trong đêm Giáng sinh Thánh thiện, hắn có một điều ước nhỏ nhoi là sớm được thăm lại quê hương và có một tổ ấm như bao người khác...
Rời ngôi nhà mà hắn đã từng sống, từng được yêu thương đùm bọc, trong những năm tháng tha phương nơi xứ người.
Hắn hy vọng một mùa Giáng Sinh An Lành sẽ đến với mình và tất cả mọi ngưòi...

Ngày mai hắn còn phải đến thăm bà Mẹ nuôi nữa chứ !
Đã lỡ hẹn với Cụ rồi.
Bà đã điện cho hắn từ mấy hôm trước và nói rằng không được đến muộn hơn 12 giờ trưa...

Nghĩ đến tình cảm tốt đẹp của những người không cùng huyết thống, không cùng quê hương, dành cho mình ở nơi đất khách, trong những ngày Giáng Sinh.
Hắn thấy ấm lòng và thầm cảm ơn Thượng Đế, đã ban cho hắn những người Chị, người Mẹ giàu lòng nhân ái trong cuộc đời sóng gió, ở nơi đất khách quê người.
Những điều Thánh Thiện Thiêng Liêng trong đêm Giáng Sinh không có gì ấm áp bằng hai chử :
Tình Người !


Mùa Giáng Sinh 2010


Ngọc Ly Kim  
 
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim

http://farm4.static.flickr.com/3457/3705563529_d388b5ae07.jpg
 

Về thăm quê cũ...(1984)  

Xe về đến ngã ba Thị xã Hà Tĩnh hắn khoác vội ba lô, chào tài xế rồi hăm hở cuốc bộ về quê. May mà hắn đã kịp nạp một tô phở bò ở Kỳ Anh, khi tài xế dừng xe ăn tối, họ kháo nhau rằng ở Hà Tĩnh thịt bò rẻ hơn thịt lợn, và ở Kỳ Anh là phở bò ngon nhất...hắn không để ý lắm, chỉ mong xe về đến Thị xã càng sớm càng tốt để còn kịp về nhà...vậy mà...
Trời đã chạng vạng tối, đoạn đừơng từ Thị xã về nhà hắn dài độ 15km. Cố rảo bước để đến đoạn đường rẽ về Hộ độ, may ra xin được xe về dưới đó, đỡ được đoạn nào hay đoạn đó, hắn nghĩ thế. Đoạn đường vắng teo, giờ này chẳng có ai ngoài đường, mọi người có lẽ đang quây quần bên bữa cơm tối...Cha mẹ và các em hắn chắc cũng vậy, chẳng ai biết hôm nay hắn về phép đột xuất, không có thư báo trước cho nhà.
Một chiếc xe Giải phóng chạy xuống, chắc là của Cty muối Hộ độ, hắn vẫy xin đi nhờ, tài xế liếc xéo bộ quân phục hắn đang mặc rồi rú ga , bỏ lại cho hắn chút bụi và đám khói xăng đen ngòm...có lẽ sợ mình không có tiền, lính mà, họ nghĩ thế cũng phải.
Ra khỏi Thị xã một quãng trời tối hẳn, chẳng còn cái bóng điện vàng khè nào nữa, quãng đường trước mặt mênh mông gió, phảng phất hương đồng nội ngai ngái mùi cỏ, hắn hít một hơi thật sâu và quyết định...hành quân đêm như những lần ở thao trường...
Ba lô khoảng chục kí, không nặng lắm, chỉ có mấy thứ mang từ Đà Nẵng về làm quà cho bố mẹ và các em.
Hắn nhẩm tính với quãng đường này hành quân cấp tốc cũng hơn 3 tiếng, nếu không mưa thì về đến nhà độ nửa đêm.
Có tiếng chuông xe đạp sau lưng, xe không có đèn nên phải chuông từ xa, một bác đi buôn nào đó về muộn. Sau xe chất mấy bao gì như sắn khô, quê hắn độ này mất mùa nên dân đói lắm, sắn cũng là thức ăn nuôi sống con người chứ bộ...hắn đoán mò như thế. Tự trách mình lẩn thẩn không mang theo đèn phin khi soạn đồ vào ba lô...vừa đi vừa tránh mấy cái ổ voi, ổ gà và phải căng mắt ra mới thấy đường. Mặc, hắn đã quen như thế này từ cái thời còn học cấp ba NVT, nhiều bữa họp lớp kiểm điểm cái đám " Nhất quỷ Nhì ma..thứ Ba Học trò." vi phạm, thầy giáo cũng phạt cả lớp đến tối mới được về. Mấy đứa con nhà khá giả có xe không sao, hắn và lũ bạn nhà nghèo cuốc bộ là chính, hàng ngày đi và về 20 cây số có sao đâu ? Dạo đó đi về còn túm tụm dăm ba đứa, trêu chọc nhau, kể chuyện vui, tiếu lâm, rồi móc trộm khoai lang ở cái xóm quê ngoại nhà hắn ăn cho đỡ đói...nên quãng đường ngắn lại chả mấy chốc. Bây giờ tác chiến một mình có vẻ hơi bị buồn, lo sợ trên đường đi thì hắn không ngại, chỉ lo về đến Hộ độ mà không có đò để qua thì phải ngồi lại cho đến sáng...
...Rồi hắn cũng đến được bến đò, may quá !cái quán lá vẫn leo lét đèn dầu...một bà trung tuổi đang ngồi chờ khách, hắn ghé vào làm bát nước chè, lau mồ hôi nghỉ một chút và hỏi xem còn đò nữa hay không ? Bà chủ cho biết khoảng 8 giờ tối là chuyến cuối cùng, chú chờ độ một lúc có thêm mấy khách là bác lái sẽ nhổ neo...
Lục tục có mấy chị gồng gánh xuống bến, bà chủ bảo họ đi mua khoai, sắn về đó, người ở vùng dưới nhà chú, rứa là chú có bạn đồng hành rồi...Nhìn khuôn mặt đen sạm khắc khổ , túa mồ hôi của họ hắn chạnh lòng, mấy bà này độ tuổi chị hắn chứ mấy...Họ ghé vào uống nước hỏi han mấy câu với bà chủ quán, và biết hắn cũng về cùng đường nên rất vui...
" Chú bộ đội về cưới vợ à ! có đám mô chưa hay về chị gả em gái cho...em chị đẹp ngài đẹp nết, mới học hết cấp 3 đang ở nhà làm rọng...chú ưng là chị gả phắt luôn, về quê chú tha hồ ăn cá trích...". Một bà trêu hắn rứa, nghĩ cũng vui vui, dân quê hắn hay nói trạng, vui tính, thích đùa, vô tư và thật thà. Hắn hỏi đùa : " Chị làm mối rứa em phải trả công chị cấy chi đây?"..." Dăm con mực, chai nác mắm, một con cá Thu là xong...hi hi..". Bà ta trả lời thế...
Bác lái đò giục mọi người xuống thuyền, hắn trả tiền nước cho mấy người, chào bà chủ quán rồi cùng xuống bến.
Qua khỏi bến sông một quãng hai bà tách nhóm về Thạch Bắc, hai bà chị còn lại đi đến Thạch Châu, vừa đi vừa hỏi thăm một vài chuyện làng quê, hồi chiến tranh sơ tán nhà hắn cũng ở Thạch Châu mấy năm...nên cũng có chuyện mà kể...Chia tay mọi người, còn lại mỗi mình, hắn vẫn hăm hở bước, còn độ 4-5km là tới nhà. Đi qua từng quãng hắn vẫn nhớ như in, đây là trường C1 Thạch Châu, hắn học hồi sơ tán đến lớp 4 sau đó chuyển về học cấp 2 tại Thạch Bằng (lúc này dân Thạch Kim đã trở về quê, theo lệnh của trên)...
...Qua cầu Gia Mỵ làm bằng mấy thanh gỗ chênh vênh... đến mả Con Khái....Cồn Dài...địa giới Thạch Bằng, là quê ngoại của hắn, làng ngoại họ Phan của các Ông Bà và các Cậu hắn là một dẻo đất chạy dọc đến dưới chân núi Bồng Sơn (rú Bờng) có Ngôi nhà thờ hai gác được xây từ hàng trăm năm trước. Trên rú Bờng có Chùa Kim Dung, các Cụ Cố đằng ngoại nhà hắn trước đây thường xuyên chăm lo hương khói, và cùng đạo hữu xây dựng, trùng tu giỗ chạp hàng năm. Các Cậu họ hắn thay nhau làm ông từ trông coi trên chùa...Mồng một , Rằm thi thoảng hắn và mấy đứa em cũng về ngoại, lên Chùa cùng các Cậu, được ăn xôi chè và các loại hoa quả...leo trèo ngắm nghía, nghịch với mấy đứa em đằng ngoại...vui lắm...
...Đến Trung Nghĩa nơi có ngôi nhà thờ Đạo Thiên Chúa lớn ở trong vùng, hằng năm vào lễ Noel hắn cùng đám bạn kéo nhau vào xem lễ...thêm một quãng ngắn là đến cầu Bà Thụ, ranh giới xã Thạch Kim và Thạch Bằng, qua cầu một tý bên tay phải là vườn nhà của Ông Bà Nội hắn, Ông Bà vừa mất cách đó 4 năm, hiện Gia đình Bác hắn đang ở và chăm lo hương khói cho Tổ tiên...
...Hắn thấy mủi lòng thương Ông Bà Nội, hồi còn đi học ở Hà Nội mỗi lần nghỉ hè là các cháu phải ghé về chào Ông Bà đầu tiên, biếu quà cho Ông Bà trước, lúc là phong bánh Đậu xanh, khi là gói kẹo Hải hà...Khi nào đi học lại vào chào và được Ông Bà cho tiền tàu xe chi tiêu, tất cả các anh chị và các em trong Họ nhà hắn đều như thế. Thương Ông, một thầy thuốc Bắc nổi tiếng 4 đời, mấy đời làm Lý trưởng và được Vua Bảo Đại phong Cửu phẩm hàm vì Y đức...Nạn đói năm 45 Bà Nội nấu cháo phát chẩn cho cả làng...vậy mà năm cải cách người ta tịch thu toàn bộ gia sản, quy là địa chủ (Xã nhà hắn nhỏ như cái bàn tay, toàn đất cát, không một tấc đất ruộng...Gia đình Ông Bà không một tấc đất trong tay, chỉ hành nghề cắt thuốc Bắc mà có của ăn của để...)Bác hắn lúc đó là cán bộ điệp báo của CA Hà Tĩnh, hoạt động nơi xa, Bố hắn tốt nghiệp trường SQ lục quân khoá 6...đang phụ trách một đơn vị chống Pháp bên Lào...Khi hay tin, cả hai anh em cùng về giải oan cho Cha thì được cấp trên sửa sai, nhưng toàn bộ tài sản bị mất hết, đất đai nhà cửa đã được chia cho mọi người...Ông lại lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong căn nhà tranh, bằng chính nghề thuốc Bắc và sống thanh thản sung túc với nghề thuốc cho đến cuối đời...
...Qua giếng Họ...đến trường cấp 1 Thạch Kim, nơi này có cây Đa (Da) cổ thụ cao ngất ngưỡng, thân nó lớn phải 5 người ôm, hắm và đám bạn trong xóm hay lên trèo chơi, mà chỉ trèo được ở dưới gốc thôi vì thân to quá không ôm nổi...(không hiểu sao sau này người ta đã đốn nó đi để lấy đất xây trụ sở UB xã)...Các Cụ già trong làng bảo cây Da này phải đến mấy trăm năm tuổi có từ thời nhà Lê-Nguyễn gì đó rồi mà...
...Hắn rẽ vào con hẻm nhỏ um tùm tre và cây dứa (chứa), lối này nữa là đến nhà...trời tối um, phải quờ tay trước mặt để tránh cành tre đâm vào mắt....làng đã ngủ yên ắng, vẫn còn thoang thoảng thơm mùi cá nướng của ai đó chuẩn bị cho kịp phiên chợ sáng...
Hắn đã ngủi thấy mùi của biển, cơn gió nào dưới bến nước mang theo hơi mát mằm mặn của muối phả vào người, êm ái dễ chịu làm sao...
Đã đến nhà ! Mẹ hắn vẫn còn thức chuẩn bị mớ hàng xén cho phiên chợ mai, mấy đứa em đi chơi với đám bạn dưới bến chưa về...Bố hắn đang nằm trên bộ phản nghe nhạc cải lương phát ra từ cái máy Cátxet cũ, mà ông mua lại của một người bạn sau Giải phóng...
Bố mẹ bị bất ngờ vì hắn đột ngột xuất hiện...Ông bảo sao không viết thư trước để có người đi đón, Mẹ chạy xuống bếp tất tả hâm thức ăn và giục hắn đi tắm cho mát rồi ăn cơm, lúc này hai cái bắp chân mới lên tiếng rã rời...hắn lấy quà cho bố, cái áo SQ, một cái tẩu hút thuốc bằng gỗ trắc, lụa và thuốc VitaminC cho mẹ, mấy thứ lặt vặt cho mấy đứa em, mỗi đứa một cái bút máy xanh đỏ miền nam...bọn nó vẫn chưa biết hắn về....
Hắn ra giếng dội ào mấy gàu nước mát ơi là mát...Chẳng thấy đói tý nào, chỉ thèm khoanh cá thởng nướng với bánh tráng thôi...hắn nghĩ thế...Cây nhãn trước sân tán lá to hơn, cây dừa hình như cao lên đôi chút...mới ba năm chưa về mà khác nhiều quá...
Bố mẹ hắn hơi buồn vì không hiểu tại sao đang đi dạy, làm anh thầy giáo trong Hội An mà lại bỏ ngang, xung phong đi lính. Người ta phấn đấu vào Cơ quan không được còn mình thì lại muốn bỏ mà đi...Hắn chỉ cười bảo, con đi nghĩa vụ vài năm rồi lại quay về trường, Bố mẹ đừng lo lắng gì con giờ là lính Cơ quan, có phải ra trận nữa đâu....
Ăn vội bát cơn độn khoai khô với mấy con cá trích kho rim, húp bát canh bù nấu tép, cơm nhà mình vẫn ngon thật, đầy đủ hương vị quê .Hắn bảo ngày mai sẽ nói chuyện cụ thể với Bố Mẹ, bây giờ buồn ngủ quá rồi...và xin phép đi nghỉ. Đặt lưng trên tấm phản, hắn thấy toàn bộ cơ bắp như nhẹ ra...thoái mãi, khoan khoái...lim dim mắt...hít một hơi thật sâu...tiếng lá dừa cọ vào nhau xào xạc...tiếng ca cải lương trầm bổng trong đêm khuya...mùi hoa dạ hương trước cửa nhà hắn thoảng thoảng...lâng lâng...dìu dịu..
Chỉ có cái mát của gió nồm, mùi cá nướng và hơi mặn man mát của biển là như xưa...vẫn thân thương vời vợi...mái nhà tranh vẫn cầm cự được mấy cơn bão là ổn rồi...
Mai mốt có điều kiện phải xây cho các cụ cái nhà thật kiên cố tránh nắng tránh mưa...có an cư mới lạc nghiệp...hắn nghĩ thế và chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết....

(còn tiếp)


05.04.2012
Ngọc Ly Kim
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim


(Vì lý do Thi viện không thể sưả bài  sau một ngày, nên NLK đăng lại bài viết đã hoàn chỉnh vào đây. Đề nghị BĐH xóa giúp bài trên.) Cảm ơn.



http://seablogs.zenfs.com/u/D7a_gZ.cFxjHBdbdZ.tXaNb2/photo/ap_20101220073306832.jpg
 

Về thăm quê cũ...(1984)  

Xe về đến ngã ba Thị xã Hà Tĩnh hắn khoác vội ba lô, chào tài xế rồi hăm hở cuốc bộ về quê. May mà hắn đã kịp nạp một tô phở bò ở Kỳ Anh, khi tài xế dừng xe ăn tối. Họ kháo nhau rằng ở Hà Tĩnh thịt bò rẻ hơn thịt lợn, và ở Kỳ Anh là phở bò ngon nhất...hắn không để ý lắm, chỉ mong xe về đến Thị xã càng sớm càng tốt để còn kịp về nhà...vậy mà...
Trời đã chạng vạng tối, đoạn đừơng từ Thị xã về nhà hắn dài độ 15km. Cố rảo bước để đến đoạn đường rẽ về Hộ độ, may ra xin được xe về dưới đó, đỡ được đoạn nào hay đoạn đó, hắn nghĩ thế. Đoạn đường vắng teo, giờ này chẳng có ai ngoài đường, mọi người có lẽ đang quây quần bên bữa cơm tối...Cha mẹ và các em hắn chắc cũng vậy, chẳng ai biết hôm nay hắn về phép đột xuất, không có thư báo trước cho nhà.
Một chiếc xe Giải phóng chạy xuống, chắc là của Cty muối Hộ độ, hắn vẫy xin đi nhờ, tài xế liếc xéo bộ quân phục hắn đang mặc rồi rú ga , bỏ lại cho hắn chút bụi và đám khói xăng đen ngòm...có lẽ sợ mình không có tiền, lính mà, họ nghĩ thế cũng phải.
Ra khỏi Thị xã một quãng trời tối hẳn, chẳng còn cái bóng điện vàng khè nào nữa, quãng đường trước mặt mênh mông gió, phảng phất hương đồng nội ngai ngái mùi cỏ, hắn hít một hơi thật sâu và quyết định...hành quân đêm như những lần ở thao trường...
Ba lô khoảng chục kí, không nặng lắm, chỉ có mấy thứ mang từ Đà Nẵng về làm quà cho bố mẹ và các em.
Hắn nhẩm tính với quãng đường này hành quân cấp tốc cũng hơn 3 tiếng, nếu không mưa thì về đến nhà độ nửa đêm.
Có tiếng chuông xe đạp sau lưng, xe không có đèn nên phải chuông từ xa, một bác đi buôn nào đó về muộn. Sau xe chất mấy bao gì như sắn khô, quê hắn độ này mất mùa nên dân đói lắm, sắn cũng là thức ăn nuôi sống con người chứ bộ...hắn đoán mò như thế. Tự trách mình lẩn thẩn không mang theo đèn phin khi soạn đồ vào ba lô...vừa đi vừa tránh mấy cái ổ voi, ổ gà và phải căng mắt ra mới thấy đường. Mặc, hắn đã quen như thế này từ cái thời còn học cấp ba NVT, nhiều bữa họp lớp kiểm điểm cái đám " Nhất quỷ Nhì ma..thứ Ba Học trò." vi phạm, thầy giáo cũng phạt cả lớp đến tối mới được về. Mấy đứa con nhà khá giả có xe đạp không sao, hắn và lũ bạn nhà nghèo cuốc bộ là chính, hàng ngày đi và về 20 cây số có sao đâu ? Dạo đó đi học về còn túm tụm dăm ba đứa, trêu chọc nhau, kể chuyện vui, tiếu lâm, rồi móc trộm khoai lang ở cái xóm quê ngoại nhà hắn ăn cho đỡ đói...nên quãng đường ngắn lại chả mấy chốc. Bây giờ tác chiến một mình có vẻ hơi bị buồn, lo sợ trên đường đi thì hắn không ngại, chỉ lo về đến Hộ độ mà không có đò để qua thì phải ngồi lại cho đến sáng...
...Rồi hắn cũng đến được bến đò, may quá ! Cái quán lá vẫn leo lét đèn dầu...một bà trung tuổi đang ngồi chờ khách, hắn ghé vào làm bát nước chè, lau mồ hôi nghỉ một chút và hỏi xem còn đò nữa hay không ? Bà chủ cho biết khoảng 8 giờ tối là chuyến cuối cùng, chú chờ độ một lúc có thêm mấy khách là bác lái sẽ nhổ neo...
Lục tục có mấy chị gồng gánh xuống bến, bà chủ bảo họ đi mua khoai, sắn về đó, người ở vùng dưới nhà chú, rứa là chú có bạn đồng hành rồi...Nhìn khuôn mặt đen sạm khắc khổ , túa mồ hôi của họ hắn chạnh lòng, mấy bà này độ tuổi chị hắn chứ mấy...Họ ghé vào uống nước hỏi han mấy câu với bà chủ quán, và biết hắn cũng về cùng đường nên rất vui...
" Chú bộ đội về phép cưới vợ à ! có đám mô chưa ? hay về chị gả em gái cho...em chị đẹp ngài đẹp nết, mới học hết cấp 3 đang ở nhà làm rọng...chú ưng là chị gả phắt luôn, về quê chú tha hồ ăn cá trích...". Một bà trêu hắn rứa, nghĩ cũng vui vui, dân quê hắn hay nói trạng, vui tính, thích đùa, vô tư và thật thà. Hắn hỏi đùa : " Chị làm mối rứa em phải trả công chị cấy chi đây?"..." Dăm con mực, chai nác mắm, một con cá Thu là xong...hi hi..". Bà ta trả lời thế...
Bác lái đò giục mọi người xuống thuyền, hắn trả tiền nước cho mấy người, chào bà chủ quán rồi cùng xuống bến.
...Qua khỏi bến sông một quãng hai bà tách nhóm về Thạch Bắc, hai bà chị còn lại đi đến Thạch Châu, vừa đi vừa hỏi thăm một vài chuyện làng quê, hồi chiến tranh sơ tán nhà hắn cũng ở Thạch Châu mấy năm...nên cũng có chuyện mà kể...Chia tay mọi người, còn lại mỗi mình, hắn vẫn hăm hở bước, còn độ 4-5km là tới nhà. Đi qua từng quãng hắn vẫn nhớ như in, đây là trường C1 Thạch Châu, hắn học hồi sơ tán đến lớp 4 sau đó chuyển về học cấp 2 tại Thạch Bằng (lúc này dân Thạch Kim đã trở về quê, theo lệnh của trên)...
...Qua cầu Gia Mỵ làm bằng mấy thanh gỗ chênh vênh... đến mả Con Khái....Cồn Dài...địa giới Thạch Bằng, là quê ngoại của hắn. Làng ngoại họ Phan của các Ông Bà và các Cậu hắn là một dẻo đất chạy dọc đến dưới chân núi Bồng Sơn (rú Bờng), có ngôi nhà thờ hai gác được xây từ hàng trăm năm trước. Trên rú Bờng có Chùa Kim Dung, các Cụ Cố đằng ngoại nhà hắn trước đây thường xuyên chăm lo hương khói, và cùng đạo hữu xây dựng, trùng tu giỗ chạp hàng năm. Các Cậu họ thay nhau làm ông từ trông coi trên chùa...Mồng một , Rằm thi thoảng hắn và mấy đứa em cũng về ngoại, lên Chùa cùng các Cậu, được ăn xôi chè và các loại hoa quả...leo trèo ngắm nghía, nghịch với mấy đứa em đằng ngoại...vui lắm...
...Đến Trung Nghĩa nơi có ngôi nhà thờ Đạo Thiên Chúa lớn nhất ở trong vùng. Hằng năm vào lễ Noel hắn cùng đám bạn kéo nhau vào xem lễ, nghe Thánh ca và chờ xem Chúa Jesu ra đời, năm nào trời cũng se se lạnh...
Đi thêm một quãng ngắn là đến cầu Bà Thụ, ranh giới xã Thạch Kim và Thạch Bằng, qua cầu một tý bên tay phải là vườn nhà của Ông Bà Nội hắn, Ông Bà vừa mất cách đó 4 năm, hiện Gia đình Bác hắn đang ở và chăm lo hương khói cho Tổ tiên...
...Hắn thấy mủi lòng thương Ông Bà Nội, hồi còn đi học ở Hà Nội mỗi lần nghỉ hè là các cháu phải ghé về chào Ông Bà đầu tiên, biếu quà cho Ông Bà trước, lúc là phong bánh Đậu xanh, khi là gói kẹo Hải hà...Khi nào đi học lại vào chào và được Ông Bà cho tiền tàu xe chi tiêu, tất cả các anh chị và các em trong Họ nhà hắn đều như thế. Thương Ông, một thầy thuốc Bắc gia truyền nổi tiếng 4 đời, đã mấy đời làm Lý trưởng và được Vua Bảo Đại tặng thưởng Cửu phẩm hàm vì Y đức...Ông Nôị hắn từng tầm sư học đạo nghề thuốc Bắc bên Tàu 10 năm, nên rất giỏi tiếng Hán và tử vi, lý số, ông còn biết cả tiếng Pháp. Bác và Bố hắn cũng được học nghề thuốc bắc và các thứ tiếng từ Ông...Hai người đã học hết Thành Chung rồi tham gia Cách mạng chống Pháp từ lúc còn trẻ... Nạn đói năm 1945, Bà Nội nấu cháo phát chẩn cho cả làng...vậy mà năm Cải cách ruộng đất, người ta tịch thu toàn bộ gia sản, quy là địa chủ ( xã nhà hắn nhỏ như cái bàn tay, toàn đất cát, không có một tấc ruộng...Gia đình Ông Bà không một sào ruộng trong tay, chỉ hành nghề cắt thuốc Bắc mà có của ăn của để...). Bác hắn lúc đó là cán bộ điệp báo của CA Hà Tĩnh, hoạt động nơi xa. Bố hắn tốt nghiệp trường SQ lục quân khoá 6...đang phụ trách một đơn vị chống Pháp bên Lào...Khi hay tin, cả hai anh em cùng về giải oan cho Cha thì được cấp trên sửa sai, nhưng toàn bộ tài sản bị mất hết, vườn tược, hiêụ thuốc, nhà cửa đã được chia cho mọi người...Ông lại lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong căn nhà tranh, bằng chính nghề thuốc Bắc và sống thanh thản sung túc với nghề cho đến cuối đời...
...Qua giếng Họ...đến trường cấp 1 Thạch Kim, nơi này có cây Đa (Da) cổ thụ cao ngất ngưỡng, thân nó lớn phải 5 người ôm, hắn và đám bạn trong xóm hay lên trèo chơi, mà chỉ trèo được ở dưới gốc thôi vì thân to quá không ôm nổi...(không hiểu sao sau này người ta đã đốn nó đi để lấy đất xây trụ sở UB xã ?)...Các Cụ già trong làng bảo cây Da này phải đến mấy trăm năm tuổi có từ thời nhà Lê-Nguyễn gì đó rồi mà...
...Hắn rẽ vào con hẻm nhỏ um tùm tre và cây dứa (chứa), lối này nữa là đến nhà...trời tối um, phải quờ tay trước mặt để tránh cành tre đâm vào mắt....làng đã ngủ yên ắng, vẫn còn thoang thoảng mùi cá nướng của ai đó chuẩn bị cho kịp phiên chợ sáng...
Hắn đã ngủi thấy mùi của biển, cơn gió nào dưới bến nước mang theo hơi mát mằn mặn của muối phả vào người, êm ái dễ chịu làm sao...
Đã đến nhà ! Mẹ hắn vẫn còn thức chuẩn bị mớ hàng xén cho phiên chợ mai, mấy đứa em đi chơi với đám bạn dưới bến chưa về...Bố hắn đang nằm trên bộ phản nghe nhạc cải lương phát ra từ cái máy Cátxet cũ, mà ông mua lại của một người bạn sau Giải phóng...
Bố mẹ bị bất ngờ vì hắn đột ngột xuất hiện...Ông bảo sao không viết thư trước để có người đi đón, Mẹ chạy xuống bếp tất tả hâm thức ăn và giục hắn đi tắm cho mát rồi ăn cơm, lúc này hai cái bắp chân mới lên tiếng rã rời...hắn lấy quà cho bố, cái áo SQ, một cái tẩu hút thuốc bằng gỗ trắc, lụa và thuốc VitaminC cho mẹ, mấy thứ lặt vặt cho mấy đứa em, mỗi đứa một cái bút máy xanh đỏ miền nam...bọn nó vẫn chưa biết hắn về....
Hắn ra giếng dội ào mấy gàu nước mát ơi là mát...Chẳng thấy đói tý nào, chỉ thèm khoanh cá thởng nướng với bánh tráng thôi...hắn nghĩ thế...Cây nhãn trước sân tán lá to hơn, cây dừa hình như cao lên đôi chút...mới ba năm chưa về mà khác nhiều quá...
Bố mẹ hắn hơi buồn vì không hiểu tại sao đang đi dạy, làm anh thầy giáo trong Hội An mà lại bỏ ngang, xung phong đi lính. Người ta phấn đấu vào Cơ quan không được còn mình thì lại muốn bỏ mà đi...Hắn chỉ cười bảo, con đi nghĩa vụ vài năm rồi lại quay về trường, Bố mẹ đừng lo lắng gì con giờ là lính Cơ quan, có phải ra trận nữa đâu....
Ăn vội bát cơn độn khoai khô với mấy con cá trích kho rim, húp bát canh bù nấu tép, cơm nhà mình vẫn ngon, đầy đủ hương vị quê. Hắn bảo ngày mai sẽ nói chuyện cụ thể với Bố Mẹ, bây giờ buồn ngủ quá rồi...và xin phép đi nghỉ. Đặt lưng trên tấm phản, hắn thấy toàn bộ cơ bắp như nhẹ ra...thoái mái, khoan khoái...lim dim mắt...hít một hơi thật sâu...tiếng lá dừa cọ vào nhau xào xạc...tiếng ca cải lương trầm bổng trong đêm khuya...mùi hoa dạ hương trước cửa nhà hắn thoảng thoảng...lâng lâng...dìu dịu..
Chỉ có cái mát của gió nồm, mùi cá nướng và hơi mặn man mát của biển là như xưa...vẫn thân thương vời vợi...mái nhà tranh vẫn cầm cự được mấy cơn bão là ổn rồi...một năm có đến mươi cơn bão đổ bộ vào quê chứ ít ỏi gì đâu ?
Mai mốt có điều kiện phải xây cho các cụ cái nhà thật kiên cố tránh nắng tránh mưa...có an cư mới lạc nghiệp...hắn nghĩ thế và rồi miên man chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết....
...Hắn tỉnh dậy theo tác phong nhà lính vào lúc 5h sáng, mấy đứa em vẫn đang ngủ. Đêm qua bọn nó đi chơi về khuya chắc thấy anh ngủ say nên không dám làm ồn. Mẹ hắn đã chuẩn bị quảy gánh đi chợ, bà hỏi thích ăn gì để bà mua về...
Dọn dẹp nhà cửa một lúc hắn đi mua bánh mướt về cho cả nhà ăn sáng, rồi bách bộ ra gò, vẫn là không khí náo nhiệt trên bến dưới thuyền như dạo nọ, mấy bà mấy chị tay rổ tay quang tất tả bê cá lên bờ, trao đổi mua bán ngay tại chổ...
Bình minh đã lên phía biển, mặt trời hồng từ từ nhô lên khỏi ngọn sóng, gió nhè nhẹ phả mờ chút sương lãng bãng...xa xa mấy con thuyền nổ máy lạch bạch đang hướng vào bờ sau một chuyến đi biển đêm...
Ngọn núi Nam Giới nơi có đền thờ Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi, án ngữ trước làng nhà hắn từ bao đời nay vẫn sừng sững hiên ngang.
Đám kéo lưới tép (Lưới mười) ở xóm trên đang hò nhau kéo lưới vào bờ, những con tép tươi rói, nhảy tanh tách trên mặt nước. Hắn thích món này đang tươi, xào nóng trên bếp với tỏi, một ít khế, rau thơm rồi ăn với bánh tráng thì tuyệt cú mèo...
Dãi đất bồi nhọn như mõm con cá mập này gọi là gò, hồi bé hắn và đám bạn trong xóm hay ra đây tắm, trèo lên thuyền cá rồi lao đầu xuống nước bơi lặn , nô đùa cả buổi chiều, nhiều bữa về muộn bị bố quất cho mấy roi phi lao rõ đau...
...Hồi còn đi học ở xa, dịp hè về , tụi bạn lại kéo nhau ra gò vào những đêm trăng thanh gió mát, nhâm nhi mấy cái kẹo dồi tán phét, nói trạng rồi rủ rê nhau đi cưa gái...Hắn chỉ đi theo cho có phong trào chứ chẳng tán ai, chẳng thích ai...Trong làng này, hơn một nửa là họ hàng, nội ngoại xa gần của bố mẹ hắn, nhiều đứa cháu họ xa đã phải gọi hắn bằng ông trẻ...Đến chơi nhiều nhà, thấy họ gọi hắn...Cậu, Chú, Bác...thấy khoai khoái...oai hơn mấy đứa khác một tý...
Đợt này hắn về vào tháng 10 nên đám bạn cũ không có đứa nào ở nhà...Mấy đứa giáo viên nghỉ hè mới về, bọn bạn khác thì chỉ có dịp tết...hắn chả có ai mà tâm sự...
...Tranh thủ lên thăm mộ Ông bà Nội, Ngoại và nghĩa địa hai họ, hắn về bên Ngoại chào các Cậu, rồi lên thăm chùa Kim Dung...
Thấm thoắt hai tuần phép tranh thủ đã hết vèo, bữa cơm chia tay hắn hứa với Bố mẹ, là xong nghĩa vụ quân sự sẽ xin chuyển ngành ra ngòai Cty Xây Dựng. Ở đó may ra mới kiếm thêm được tiền để giúp đỡ gia đình và lo cho bản thân về sau, chứ nghề giáo như hiện nay, với 12 kg gạo và mấy chục đồng lương thì ngay cả hắn cũng chưa đủ no chứ đừng nói đến giúp ai...Nếu không được thì mới quay về trường đi dạy tiếp...Bố mẹ hắn cũng tạm yên lòng, Mẹ hắn còn đánh tiếng là năm sau lo chuẩn bị về mà cưới vợ, bà đã nhắm cho mấy đám rồi...Hắn phì cười bảo là chuyện đó hãy để từ từ...đang còn trẻ mà, lo chi sớm rứa...khi nào làm ra tiền thì mới cưới vợ... Ông Bà cứ yên tâm đi...
...Tạm biệt gia đình, hắn trở về đơn vị, lần này con em út đèo hắn lên Thị xã với mấy đứa bạn của nó. Các cô bé mới lớn, tíu ta tíu tít nhân tiện đi Thị xã để sắm đồ...Chia tay mấy cô em, hẹn tết sẽ về . Hắn bắt được chuyến xe Quân Sự của đoàn H12 đóng tại Đà nẵng . Tạm biệt mảnh đất đầy gió, đầy cát và đầy nắng...xe lăn bánh vào Nam, mang theo hương vị quê nhà và hình ảnh thân thương của làng quê miền biển thanh bình Cửa sót. Nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cất dấu kí ức tuổi thơ và cũng là nơi đã cho hắn trưởng thành, khôn lớn để ra đi....


Tháng 10.1984 - Tháng.04.2012
Ngọc Ly Kim

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Ly Kim

http://www.andytravel.com.vn/AndyTravel/UserFiles/Image/Vietnam%20Laklake.jpg
 

Nhớ một miền quê!*  

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Tĩnh, tuổi thơ tôi đã nếm đủ mùi nghèo khó, buồn, vui. Cơm chia đọi... khoai chia củ... Mặc dù đã xa quê hơn chục năm nay, sống và làm việc ở một nơi khác, nhưng tâm hồn  luôn vọng tưởng về quê!

Nơi ấy  có đất cằn đá sỏi
Cơn gió Lào thiêu đốt  rặng tre
Mồ hôi Mẹ thấm khô trên đồng ruộng
Áo Cha mang bạc trắng trưa hè...


Cái nghèo khó cứ  dai dẵng đeo bám dân quê tôi, nhất là những mùa giáp hạt, một năm bao lần mưa bão là bấy lần dân quê  tay trắng mất mùa. Mỗi lần nghe đài báo bão miền trung là thêm một lần thấp thỏm lo âu... Dân quê tôi chịu khó chịu thương, chắt chiu từng hạt gạo, củ khoai, sống bao dung và ấm áp tình làng nghĩa xóm. Trưa hè nấu  một nồi chè xanh, mấy củ khoai lang, một nồi lạc luộc là gọi nhau í ới, mời hàng xóm láng giềng qua  cùng uống cho vui... nét đẹp thân thương này có lẽ chỉ có ở vùng quê Hà Tĩnh, Nghệ An... tôi phỏng đoán như vậy!?

Vai Mẹ còng theo mấy mùa bão lũ
Mắt Cha  buồn lo lắng đứa con xa
Cố thành đạt cho bằng bè bằng bạn
Mai thành danh nhớ đừng bỏ Quê nhà...


Lớp trẻ dân quê tôi rất hiếu học, ai cũng mong được học, học để phục vụ bản thân và phụng sự Tổ quốc. Học để thoát nghèo thoát khổ và có thêm kiến thức trên đường đời. Những tấm gương  khoa bảng đất Hà Tĩnh bao đời nay còn lưu dấu, là động lực cho các thế hệ trẻ tiếp bước  noi theo...

Tinh thần bất khuất của các bậc tiền nhân như Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập...và chàng thanh niên Lý Tự Trọng cùng phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930, là minh chứng hùng hồn cho lòng yêu nước của lớp người đi trước. Mười Cô gái ngã ba Đồng Lộc và hàng vạn lớp lớp thanh niên ra trận trong hai cuộc kháng chiến, đủ nói lên lòng nhiệt huyết của lớp trẻ quê tôi, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ Quốc cần... Tôi tự hào về mảnh đất Hà Tĩnh của mình, dẫu đã trưởng thành khôn lớn, đang sống ở một nơi xa. Nhưng kí ức, hoài niệm về quê hương vẫn âm ỉ cháy trong lòng.

Quê hương tôi vẫn còn đó  nỗi lo. Những dự án hứa hẹn sẽ trở thành khu công nghiệp, nhà máy, công trường đã thu hẹp đất đai sản xuất làm cho nhiều người không còn đồng ruộng để cày cấy, đành phải bỏ xứ mà đi. Một số ít bạn trẻ, con nhà khá giả, mãi mê ăn chơi đua đòi, hút xách, cờ bạc, đề đóm... tạo nên những tệ nạn xấu khó lường cho một vùng quê vốn thanh bình yên tĩnh trước đây...Nhìn những em bé đến trường sau mùa bão lũ, chân đất, manh áo phong phanh... nhiều đứa phải bỏ học đi chăn bò thuê vì nhà nghèo không lo nổi tiền học phí... xót xa mà không làm sao được...

Quê ơi, thương quá!

Những đêm ngủ mơ, thấy mình được về tắm táp trên dòng sông La, nô đùa với  bạn bè thuở còn cắp sách. Ngắm những đám mây chiều tím rịm, dăm ba cánh cò trắng, chiều về đậu cuối đồng xa...Nhớ tiếng gà trưa xao xác xóm thôn, và những lần đi chăn trâu cắt cỏ trên núi, với bọn trẻ cùng làng...Túm tụm với nhau nhóm lửa nướng khoai, rồi đùa nhau chí choé, vừa bóc vừa ăn bỏng cả môi...Được khoác chiếc áo tơi khi ra đồng cấy lúa, che chắn gió heo may khi đi cắt cỏ ở đồng xa...

Chao ôi ! thèm được trở về với năm tháng tuổi thơ quá...
Rồi những đêm  mùa đông mưa dầm lay lắt, cả nhà co ro bên nồi than chống rét, nướng ngô, rang nếp thóc, nhai tý tách nhè trấu ra cả nhà...vui ơi là vui.  Nhớ cảnh Cha, Mẹ lo vay tiền cho đứa con sắp đi học trường xa...
Kí ức làng quê cứ ùa về mỗi khi chiều xuống, khói bếp nhà ai nơi đây không giống khói nhà mình...?

Vẫn là dòng sông chảy về biển cả
Sóng nơi đây không giống sóng quê nhà
Gió nơi đây sao mà nghe là lạ
Mây nơi này chẳng giống mây quê ta...


Thương quê ai nỡ bỏ quê
Hẹn lòng mai mốt sẽ về bên nhau
Cho dù cách trở non cao
Biển gây bão tố, sóng chao bạc đầu
Cho dù nghèo khó, sang giàu
Hồn quê vẫn mãi trong nhau trọn đời...

Ta sẽ về, đợi nhé Quê ơi!!!


09.04.2012
Chân Trần*



*Bài dự thi "Hà Tĩnh và Tôi" đoạt giải 3, NLK sử dụng nick Chân Trần...

http://forum.hatinhonline...%BB%99t-mi%E1%BB%81n-que/
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]