Trang trong tổng số 6 trang (56 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 24/05/2009 02:46
Số lượt xem: 16184
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Nguyệt Thu vào 12/02/2011 01:45
Có 1 người thích
Ngày gửi: 25/05/2009 03:00
Có 1 người thích
Ngày gửi: 25/05/2009 04:28
Có 1 người thích
Ngày gửi: 25/05/2009 09:10
Có 1 người thích
letam đã viết:Uhm... bài NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG của Tế Hanh có nhịp thơ êm đềm tuôn chảy như dòng sông hiền hoà, hình ảnh ẩn dụ độc đáo:" tôi dang tay ôm nước vào lòng, sông mở nước ôm tôi vào dạ", tiếc là có 1 số câu chữ "lên gân" quá nghe hơi lố: "sông của quê hương, sông của tuổi trẻ/ sông của miền Nam nước Việt thân yêu".
@ gửi nguyenhnv: tớ vẫn thích QUÊ HƯƠNG Và NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG của Tế Hanh hơn. Ở đó có tình yêu quê hương đất nước, con người sâu nặng gần gũi với ta. Và, cả những tình cảm, tấm lòng, ước vọng khi xa cách quê hương yêu dấu.
nguyenhnv đã viết:So sánh bài "Quê hương" và "Ngày đá đơm bông" cái nào hay hơn thì vô cùng khập khiễng. Hay hay không là tùy vào cảm nhận của mỗi người. PandaKid nghĩ hai bài đều xứng đáng có chỗ đứng của nó, và việc nhiều người biết đến "Quê hương" của Đỗ Trung Quân không làm giảm giá trị của "Ngày đá đơm bông" hay ngược lại. PandaKid xin lí giải về việc nhiều người biết đến "Quê hương" của Đỗ Trung Quân nhiều hơn như thế này:
Mỗi khi mường tượng về quê hương, tôi lại nhớ đến bài "Ngày đá đơm bông" của Nhật Ngân.
Ngày đá đơm bông
Buổi tối ngủ trên đồi hỏi hòn đá nhỏ
Con đường nào, con đường nào dẫn đến một dòng sông
Một dòng sông mà em vẫn thường ra ngồi giặt áo
Và con đò, và câu hò theo nước trôi xuôi
Buổi sáng ngồi trên rừng hỏi ngàn lá đổ
Con đường nào, con đường nào dẫn đến một miền quê
Một miền quê trời hanh nắng ruộng khô cằn sỏi đá
Đợi mưa về, đợi mưa về cho lúa đơm bông
Ơ quê mình giờ đây
Con sông xưa thuyền có xuôi ngược
Ơ kẽo kẹt võng đưa
Ơ... tiếng ru ngọt môi
Thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ
con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa
Ngày xưa đó mẹ ra đứng cười rung làn tóc trắng
Tre cuối làng, cầu sau vườn theo gió đong đưa
Buổi sáng hỏi mây trời đi hoài có rõ
Con đường nào, con đường nào dẫn một ngày vui
Ngày vui đó bầy chim sáo rủ nhau về xây tổ
Mưa sẽ về, mưa sẽ về cho đá đơm bông.
So với bài "Quê hương" của Đỗ Trung Quân thì bài "Ngày đá đơm bông" của Nhật Ngân có ca từ đẹp hơn, không gian sống động hơn vì có sự hiện hữu của thời gian, có nhiều hình ảnh ẩn dụ đầy thi vị gợi nhiều liên tưởng đẹp. Đặc biệt, hình ảnh người mẹ "cười rung làn tóc trắng" rất thật, rất sống động và rất đẹp khiến cho cảm xúc của người đọc đến đây bất giác trào dâng mãnh liệt. Không cần phải giáo điều, áp đặt: "quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi", tác giả Nhật Ngân của "Ngày đá đơm bông" vẫn rất thành công khi để người đọc tự cảm nhận, tự chiêm nghiệm ra điều đó.
"Quê hương" của Đỗ Trung Quân có xứng đáng là "bài thơ bất hủ" hay đó chỉ là hiệu ứng của công nghệ lăng xê ?
Ngày gửi: 26/05/2009 08:33
Ngày gửi: 29/05/2009 08:00
Ngày gửi: 29/05/2009 12:15
Trang trong tổng số 6 trang (56 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối