Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

huongnhu

Dạ, Hnhu cảm ơn chú!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoangtungbach

Đọc sách:

Khi ba người một nhà cùng làm thơ, cùng dựng một Ngôi nhà thơ
(Đọc tập thơ Đếm tuổi mùa đông - NXB Văn hoá Dân tộc 2010)

                                           KIM NGỌC ĐẠI

Qua những quan hệ ngẫu nhiên với “làng văn nghệ”, tôi biết ở tỉnh Lai Châu có 3 người trong một mái nhà (bố - mẹ - con gái) đều làm thơ, đều sinh hoạt trong Hội VHNT tỉnh. Ở một tỉnh miền núi biên giới xa xôi mà có 3 người trong một gia đình yêu thơ - làm thơ đã là sự lạ, nhưng cả 3 người cùng in thơ chung một tập thơ “đứng được” thì đúng là quý hiếm. Tập thơ Đếm tuổi mùa đông của 3 tác giả Phùng Cù Sân, Bùi Thị Sơn, Phùng Hải Yến được ra mắt bạn đọc tháng 3/2010, do NXB Văn hoá Dân tộc ấn hành.
* * *
86 bài thơ trong tập của 3 tác giả miền núi này “nói gì”. Vâng, những người thơ “chân đất” này - họ nói về chính họ. Qua các bài thơ đậm chất trữ tình, với ngôn ngữ giản dị - trong sáng, ý - tứ gọn và rõ, giọng điệu chân mộc, không mượn những mỹ từ hoặc phép tu từ nào để “bóng gió xa xôi” - họ đã kể, đã hát về đời mình, dân bản mình, quê hương biên ải của mình. Nếu họ “làm thơ đơn giản thế” thì là văn vần hoặc văn xuôi chứ, sao lại là thơ? Vâng, chính là thơ đấy. Tình - ý của họ được biểu lộ qua ngôn ngữ ngắn gọn nhưng nén, gợi chan chứa nỗi niềm, câu chữ đơn giản - mộc nhưng chân chất tình cảm, hình ảnh, nhịp điệu và âm thanh. Thơ của 3 tác giả được làm “như không ấy”. Đây là vấn đề văn hoá nền tảng, văn hoá vùng miền (mà ta hay gọi là bản sắc ấy mà), hay một sự đam mê thơ đến “xuất thần” được phát lộ qua năng khiếu và một chút tài văn...
Đọc tập thơ "Đếm tuổi mùa đông", tôi được nhận ra thân phận Người của từng tác giả: đau - thương - điềm tĩnh và nhân hậu.
Tác giả Phùng Cù Sân 60 tuổi, nguyên là cán bộ Tỉnh uỷ Lai Châu đã kể về mình: Năm vừa lên ba, con mất mẹ / Đứa em trai con mới biết bò
Xác mẹ phủ chiếu manh / Giữa túp lều lạnh cóng...
...Rồi cán bộ đón con về ở / Mua cho quần áo, dép giầy
Gửi con đi học nội trú / Đời con trang mới từ đây.
- Bài Ơn Đảng
Trên cương vị cán bộ tỉnh đi công tác, gặp cơn lũ, con người công dân, con người thi sỹ của tác giả đã bộc lộ nỗi sẻ chia của mình thật hơn người.
Những nấm mồ la liệt / Như những mảnh chai khổng lồ
Cứa nát thịt da tôi / Những hòn đá to khủng khiếp
Như những trái bom càng / Đè nghiến thân tôi / Chân tôi bước
Như bước trên lửa bỏng / Mắt tôi nhìn đớn đau vô vọng
Ba mươi chín con người / Mới hôm qua thôi
Họ còn ca hát / Họ còn gieo hạt...
...Anh muốn làm thay / Phần người đã khuất
Anh muốn sẻ chia / Nỗi đau cùng cực /Bằng những gì
Anh có được hôm nay...
                                                                  - Bài Cơn lũ đi qua
Tác giả tâm sự với các chiến sỹ Bộ Đội Biên phòng:
Ở quê hương anh bên luỹ tre xanh / Người vợ trẻ vẫn ngày đêm ngóng đợi
...Hình ảnh vợ con anh vẫn gặp trong mơ / Song điểm chốt cần anh có mặt
Anh hiểu giá thiêng liêng từng tấc đất /Miền biên cương Tổ Quốc thân yêu.
  - Bài Thăm Đồn Biên phòng...
Tác giả tâm sự với con gái:
Con gái, con trai ơi! Con sinh ra chính nơi này
Những tháng năm đất nước còn gian khổ
Mái trường này nuôi dạy hai thế hệ / Cha và các con
Dù mai đây có đi khắp muôn phương
Các con ơi! hãy nhớ mãi mái trường
Hãy tự hào mình đã lớn lên / Trong chiếc nôi
Trường vùng cao yêu dấu.  
                                                                         - Bài Chia tay trường phổ thông.
Có những câu thơ ngấn lệ, đẹp và thương quý làm sao. Tác giả Phùng Cù Sân đã bày tỏ niềm thương yêu vợ bằng tấm lòng của một người chồng chân chính ở tuổi xế chiều. Nhẫn đeo trên ngón sao rơi?
Phải đâu em đã quên lời thề xưa?
...Tóc phai mắt kém thân còm / Em cười cố giấu nỗi buồn xót xa
Anh nhặt nhẫn giữa nền nhà / Rưng rưng nhớ ngón búp hoa năm nào
Run run nhận nhẫn anh trao / Mắt cười lấp lánh ngàn sao dâng đầy
Búp măng giờ đã héo gầy / Bao nhiêu thương nhớ chợt đầy trong anh.
- Bài Chiếc nhẫn rơi.
Tác giả Bùi Thị Sơn 53 tuổi, nguyên là cô giáo dạy văn, có lối tư duy thơ tươi mới - duyên dáng và quyết liệt. Chị đã nói được tâm sự mà nhiều người đàn bà khác phải quanh co. Với tư cách người vợ, chị đã kể được tâm tình mà nhiều người vợ khác kể không ra. Người thơ “đàn chị” này đáo để lắm - cái gì cũng biết, cũng muốn. Chị làm Thơ tình tặng chồng:
Bởi em sinh ra là dành để cho anh
Chàng mồ côi hiền chăm em đọc trong cổ tích
Hiện ra trong đời này chính là anh /  vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
Chỉ có anh - em mới thật là em / Anh biết không đã có bao đêm
Em lặng lẽ ngắm nhìn anh ngủ / Lặng lẽ hát ru những bài ca tình mẹ
Thuở ấu thơ anh chẳng được mẹ ru...
Được chồng yêu thương nhất mực, chị kể về chồng mình:
Trai rừng / chẳng dễ dãi / trước những lời đầu môi chót lưỡi
Trai rừng không có tuổi / từ lúc tóc còn xanh / đến khi đầu điểm bạc
vẫn thích cười, thích hát / Trai rừng thích vợ mình
là người tình đắm say mộc mạc / chẳng phấn son hào nhoáng mỹ miều
Tôi yêu / Trai rừng.
                                              - Bài Trai rừng
Khi chồng phải đi công tác xa, nữ nhà thơ miền núi nhớ chồng thật khác người.
Mình phải cách xa nhau / Cái mũi thèm da thịt, mùi xạ hương
Mình phải cách xa nhau / Cái lưỡi buồn nhớ
...Thôi! cứ chờ ngày mai / Dù rất nhiều ngày mai trôi qua nữa
Anh trở về bên em / Bật thức các giác quan...
- Bài Thầm nói với anh...
Tác giả trẻ Phùng Hải Yến 25 tuổi là con gái của hai tác giả thơ Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn. Hải Yến đã tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nay đang theo học lớp Viết Văn tại trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội. Cô thi sỹ trẻ lấy bút danh Tử Vân (làn mây tím) này tâm hồn đầy lãng mạn, trí tuệ tinh anh, tiếp thu được gien trội của cả bố và mẹ. Thơ của Tử Vân đã như làn mây thơ thới bỏ lại những ưu tư, những mặc cảm quê kiểng bay đi, toả mưa nơi những chân trời lạ. Cô đã nhắn với một chàng trai ở đâu đó, về một con đường nên đến:
Chiếc khăn mây / Em dệt / vắt ngang núi chiều nay
là đường chân trời gọi Tết về / nơi con dốc nhỏ
trẻ em khúc khích phiên chợ vui / về chờ quà năm mới
...Chúm chím chồi non / bung nở / Điệu khèn bên núi
Réo rắt gọi tình yêu / Tiếng giã gạo vang vang
Trăng thẫn thờ rọi sáng / Cuối góc sàn
Sơn nữ cất lời ca.
                                                                                 - Bài Đường mây
Nếu yêu thơ, yêu người Tây Bắc mà chưa lên Tây Bắc, chưa lên Lai Châu thì xin hãy hình dung qua lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ trẻ.
Bàn tay người yêu rừng thắp mầm nắng
Quên nốt sần chai ươm vạn vạn nhánh non...
...Từng chồi thông góp lên thành rừng thông
Nhiều núi đồi xếp lên hình Tây Bắc
Mỗi bàn tay nâng niu cây, yêu thương đất
Kết nên tình quê hương.
                                                - Bài Cây thông quê tôi
Xuất thân từ miền sơn cước, nhưng nữ sỹ trẻ đã đi nhiều nơi trên đường học tập và công tác. Nghe cô kể về một giấc ngủ nghiêng độc đáo nơi quần đảo Trường Sa đẹp đến nao lòng. Đọc đoạn  thơ này, tôi như muốn cùng tác giả lướt sóng tới nơi ngàn trùng đảo xa, cùng chia sẻ những tháng ngày tuổi trẻ với những người Lính biển - dẫu rằng chịu đựng gian khổ là vô chừng.
Cựa khẽ mình / Trường Sa nhoẻn cười mười tám
Giấc mơ ấy hẳn đượm mùi gió biển / Vành môi trăng chênh chếch ...
cùng ta! / Sẽ canh cho giấc ngủ nằm nghiêng mềm mại
sau những cuồng giông, bão táp
Sau những khát khao không dễ nói thành lời
Sau những tuần tra trong màu áo của sóng
Giấc ngủ nghiêng / Căng tròn... đẹp đẽ.
- Bài Giấc ngủ nghiêng.
Ra đảo gặp Lính biển, về quê nữ thi sỹ lại gặp Lính biên cương.
Người lính hôm nay / “hát mãi khúc quân hành”
Trái tim đập trong mạch nguồn sông núi
lồng ngực Mẹ Đất / truyền sức cho những gót chân
hướng đến / Đường xanh.
                                                     - Bài Hành quân...

* * *
“Không hẹn mà gặp” ba người trong một gia đình, thường ở 3 nơi, vậy mà mỗi khi trở về nhà là tâm trí mỗi người lại gặp nhau ở tình ruột thịt, tình quê hương và tầm suy nghĩ về số phận con người. Câu chuyện của mỗi ngày xa cách đã được biểu đạt vào thơ, thành thơ. Xin đọc Đếm tuổi mùa đông như một gặp gỡ thú vị để nhớ mãi. Hoá ra “vất vả một chút” - phải bươn bả bỏ qua nhiều tập thơ thường thường - ta sẽ gặp được những tập thơ, những gương mặt thơ thấp thoáng trong trẻo và thanh khiết đâu đó trên những nẻo đường xa xôi của đất nước.
VT: 10/2010
K   N   Đ.

* Địa chỉ: Ngô Kim Đỉnh - Số nhà 2331 đường Hùng Vương
             Phường Nông Trang, TP. Việt Trì - Phú Thọ.

*Cả 2 mẹ con BTS và PHY(dưới tên khác) cùng đang là thành viên của Thi Viện. net
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoangtungbach

Nghiên cứu- Giới thiệu:

Từ NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM, thấu hiểu một tấm lòng chân thật, tình đời nồng ấm…

(Thơ Bùi Thị Sơn trong tập ĐẾM TUỔỈ MÙA ĐÔNG, Nxb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010)

                   Bài viết của: Phương Liên Hà Dũng Tiến.

             Tôi đang có trên tay tập thơ in chung ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG (N xb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010) của ba tác giả:  Phùng Cù Sân, Bùi Thị Sơn, Phùng Hải Yến. Bạn sẽ thấy thú vị và độc đáo khi biết đây là sáng tác của một gia đình yêu thơ, làm thơ, lại có thơ hay của cả bố, mẹ, con gái. Cuộc đời họ đã là một bài thơ đẹp. Nhà thơ Mai Liễu trong bài giới thiệu: “ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG- Độc đáo bài thơ cuộc đời” đã đánh giá đúng, với nhận xét tinh tế  “…tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy. Bởi thơ cần nhất ở sự chân thật”.
               Tôi đã hơn một lần  viết phẩm bình thơ Phùng Hải Yến, khi em đang tuổi “teen” trên blog của mình, tung lên mạng xã hội, mừng vì được bạn đọc ưu ái, với 4375 lượt truy cập, cả commemt (blog.tamtay.vn/phuonglien svhtt/blog); rồi được VĂN NGHỆ LAI CHÂU in, giới thiệu cùng bạn đọc. Bài VỀ PHÍA QUÊ MÌNH, thơ Phùng Hải Yến, đầy ám ảnh, dung dị, sâu lắng, như mơ như thực, tìm cứu cánh ở sự tĩnh tâm, hướng nội trước ồn ã xô bồ dòng người, dòng đời, sống trong  hoài niệm tuổi thơ trong sáng, bay bổng, tìm về miền cổ tích, trở về “ Cái ngây thơ vĩ đại” (Kar Mark). Sau đó tôi lặng thầm đọc thơ Phùng Hải Yến, nhưng không viết gì thêm. Làm thơ mà lắm người tung hứng thì dễ bay bổng lên mây, rơi phịch xuống đất. Nhất là thơ vần vè, êm tai, lại được phổ nhạc. Tôi không biết thơ Phùng Hải Yến đã được phổ nhạc chưa? Chỉ biết bài TRAI RỪNG, thơ Bùi Thị Sơn, mẹ của Phùng Hải Yến, đã thành bài hát tham dự nhiều liên hoan, hội diễn, hội thi nghệ thuật quần chúng, cả liên hoan, hội diễn, hội thi nghệ thuật chuyên nghiệp, gặt hái nhiều huy chương, gặt hái những tràng pháo tay nòng nhiệt của khán giả.. Nhạc sĩ Vũ Duy Cương( chánh văn phòng Hội nhạc sĩ Việt Nam) không giữ nguyên bài thơ, chỉ thổi hồn, chắp cánh cho thơ bay cao, vang xa.
Xin phép các  nhạc sỹ và những nhà nghiên cứu-  phê bình âm nhạc, “múa rìu qua mắt thợ”, tôi dám khẳng định ca khúc TRAI RƯNG (Nhạc Vũ Duy Cương, lời thơ Bùi Thị Sơn) là một ca khúc hay. Hay ở phong cách nhạc rock hiện đại, mạnh mẽ, khỏe khoắn, trẻ trung. Hay bởi nhạc sỹ đã dùng tiết nhịp, âm hình chủ đạo rất ăn nhập với ý thơ, hồn thơ. Hay ở sức khám phá và những đôt phá trong tiết nhịp, dấu lặng, độ cao thấp của âm thanh trong mô tiến, cấu trúc câu nhạc, đoạn nhạc( âm hình)… thể hiện đắc thể ngôn ngữ, cá tính, tâm hồn chất phác, thẳng thắn, chân thật và tình yêu vừa nồng cháy, bạo liệt, vừa tinh nghịch, thô nhám, bộc trực, hồn nhiên của người miền núi, của chất “ trai rừng”. Và, hay bởi dư ba bài thơ tự bản thân nó đã giàu nhạc tính, tiềm ẩn phong cách rock:
                   “ Trai rừng
                      như cây thông mọc thẳng
                      nói lời yêu rạch ròi:
                      -Tao thích mày”.
                Câu thơ trần trụi, thô nhám, sù sì, như câu nói ngắn gọn, nhưng giàu nhạc điệu:
                         “Trai rừng
                          dám cầm tay
                           bẹo má người tình giữa chợ
                          …Trai rừng
                          thích vợ mình
                             là người tình đắm say mộc mạc…”
                   Tôi là người từng làm thơ và thích kiểu thơ trần trụi, nhưng nắm bắt được những chi tiết “đắt”, những chi tiết cụ thể, sinh động, giàu tính khái quát, khắc họa được tâm lý, tính cách, tạo dựng “nhân vật trữ tình”, “chủ thể trữ tình”, “hình tượng”  trong thơ như thế, thật ra là điệu tâm hồn, chất miền núi, là phong vị thơ, là chất thơ mang nét bản sắc dân tộc vùng cao độc đáo, đậm đà. Bài thơ không bị gò bó bởi vần vè, nhạc điệu cũ nhàm, có một thứ nhạc điệu bên trong, nhạc điệu tâm hồn hòa quyện âm thanh núi rừng, âm thanh thiên nhiên bao la, khoáng đạt, cứ thì thầm, ngân nga, để người ta nhớ, thảng thốt mà da diết…(*)
                     Tôi nói cái thảng thốt mà da diết, ở một bài thơ khác của Bùi Thị Sơn, bài NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM:
                    “Nụ cười
                     Anh vô ý bỏ quên
                     …
                     Em vội giấu vào đêm
                     …trộm nhìn len lén
                      …nhói tim
                      …tên tẩm thuốc độc
                      Em trúng thương, quay cuồng đầu óc
                       Ngủ gối tay chồng
                       … lạnh buốt
                       Được chồng ôm thật chặt
                                         mà dửng dưng xa cách
                       Up mặt vào trong chăn
                                          em khóc thầm…”  
                  Giời ạ! Anh Phùng Cù Sân ơi. Cái anh hàng xóm đào hoa kia chỉ cười nụ thôi mà làm anh suýt mất vợ đấy! Vì  vợ anh là một người đàn bà đa tình, trắng trẻo, xinh xẻo. Tôi (và cả anh), và nhiều đàn ông khác cũng có thể là, đã từng là cái anh hàng xóm tủm tỉm cười, để vợ ngươi ta tưởng tượng, “tưởng bở”…Cái vô thức, cái bản năng gốc của con người vốn đầy “phật tính”, cả đày dục tính ( Khoa Phân tâm học gọi là libido- dịch nghĩa là “cái dâm loạn”), luôn háo hức cái mới, của lạ. Nó chi phối cảm xúc và hành vi mà lí trí rất khó kiểm soát. Nó vừa có cái tốt, tác động đến chỉ số thông minh(IQ) và tài năng con người,  vừa có cái xấu là kéo con người về phần con, phần thú tính! May mà chúng mình có cái “đèn đỏ lương tâm”, có cái “đèn pha ý thức”, nên đều biết “stop here “(dừng ngay ở đây). Bùi Thị Sơn dồn nén, giải tỏa bản ngã, phát tiết thành thơ, trung thực với chính mình, nhìn thẳng vào mình, dám là mình, để không dối mình, dối người, dối đời. Có người tốt đến mức đáng nghi, có người tốt đến mức đáng ghét. Bùi Thị Sơn tốt đến mức đáng để cánh đàn ông chúng ta xây một thánh đường cho nàng vừa làm cha cố, vừa làm bà “xơ”, vừa làm con chiên, tự mình xưng tội, rửa tội. Với tôi, lòng tốt của Bùi Thị Sơn vừa đáng trân trọng, vừa đáng thương( thể hiện rõ ở bài LINH CẢM), vừa đáng yêu, ngây thơ thật (khác ngây thơ cụ!), đẹp như trong truyện cổ tích (mô típ cô gái nghèo xấu xí yêu chàng mồ côi, kết thúc có hậu, chàng mồ côi trở thành hoàng tử, hoặc thành vua, còn cô gái nghèo trở nên xinh đẹp, trở thành hoàng hậu!).

   Bùi Thị Sơn làm THƠ TÌNH TẶNG CHỒNG:
   “ Trừ những nét xấu ra, tự thấy  mình cũng đẹp
   …Em yêu anh tha thiết chân thành
   Từ khi là cô bé con mười sáu tuổi
   Lãng mạn, mộng mơ và cũng hay buồn tủi
     …không hề nông nổi
      …em sinh ra dành để cho anh
   Chàng mồ côi hiền chăm em đọc trong cổ tích
   …
   Anh biết không đã có bao đêm
   Em lặng lẽ ngắm nhìn anh ngủ
   Lặng lẽ hát ru những bài ca tình mẹ
   Thưở ấu thơ anh chẳng được mẹ ru
   …
  Nép bên anh- Phăng Xô Lin vời vợi”
  Và:
  “ Như vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
  Chỉ có anh- em mới thật là em”
                 Thơ Bùi Thị Sơn cứ giãi bày, dãi dề, vò xé nội tâm trong mâu thuẫn Con người bản năng- giới tính đầy nhục dục, kìm nén khao khát với  Con người xã hội- lý tưởng đầy mô phạm, đầy giáo điều, nhưng cũng đầy Cái Đẹp đích thực; con người Nho giáo quá độ lên Con người mới “ Công- Dung- Ngôn- Hạnh” khắc kỷ, đầy bài học răn dạy luân lý, đầy trách nhiệm chung riêng  với Con người  Lễ hội- Thơ nhạc phát tiết thăng hoa trong khát vọng bình đẳng, tự do giữa thần và người, hiển quý và bình dân, trai và gái…khát vọng  vươn tới CHÂN- THIÊN- MỸ. Vô thức, bản ngã  Bùi Thị Sơn bị câu thúc, kiềm tỏa bởi những chuẩn mực luân lý, đạo đức, khế ước xã hội.. Nhưng bản ngã ấy, vô thức ấy vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống thường nhật; lại càng phức tạp, mâu thuẫn trong quá trình chuyển động cũ- mới, bảo thủ- tân tiến, hướng nội- hướng ngoại của nhiều tiếp biến văn hóa, của bao bất trắc, đấu tranh ý thức hệ…Tôi cứ thầm kỳ vọng thơ Bùi Thị Sơn đang sục sặc quẫy cựa, đang tìm chính mình. So sánh có khập khiễng không, rằng vẻ đẹp một số câu thơ hay của Bùi Thị Sơn hao hao giống vẻ đẹp Thúy Vân, đôi câu pha chút vẻ đẹpThúy Kiều. Đó là vẻ đẹp tròn trịa, má  “phinh phính bánh đúc” của Thúy Vân, thỉnh thoảng lóe sáng vẻ “sắc sảo, mặn mà” của Thúy Kiều! Nói thật, Bùi Thị Sơn chưa có những câu thơ tài hoa. Cái tạo nên chính mình trong thơ của  Bùi Thị Sơn là sự chiến thắng của tình yêu đằm thắm, thủy chung bên trong những mâu thuẫn, giằng xé, là tấm lòng nhân hậu của người vợ, người mẹ, là cái ý thức, cái sự bằng lòng, hiểu rõ cái “ một nửa” cần có thêm “ một nửa” mới tròn đầy được. Đó là người yêu, người chồng của mình. Thật cảm động khi Bùi Thị Sơn ngắm chồng, cái nửa của mình, vào lúc anh ngủ, lúc anh “ lương thiện” nhất:

     Bài thơ VIẾT KHI ANH ĐANG NGỦ là nỗi niềm riêng của cô gái hơ hớ, rào đón nũng nịu, hồn nhiên tươi mới, lại đằm cái tình của người yêu, người vợ, người chị, người mẹ:
                 …” Đừng trách em đa tình…
                Trái tim em…
                Luôn rộn ràng, náo nức muốn được yêu
                ...
                Biết anh mồ côi từ tấm bé
                      Trái tim em rớm máu tự bao giờ

                    …
                      Người con gái nào chẳng có nỗi niềm riêng
                    Trước người yêu, họ muốn thành nhỏ bé
                     Muốn được chở che bên bờ vai săn khỏe
                     Muốn được nghe lời đầm ấm dịu dàng

                      Anh với em trời đất đã xe duyên
                       Để muôn kiếp trở thành chồng- vợ
                      Em còn muốn nhiều hơn thế nữa
                      Làm bạn thân và làm chị của anh

                         Ngủ đi anh giữa trăng thanh
                       Có em ôm ấp ru anh trọn đời…”  

     Khép lại bài viết này, tôi chỉ muốn bộc bạch tâm sự  với bạn đọc yêu thơ cảm nhận của riêng tôi, rằng thơ Bùi Thị  Sơn mới, và chưa mới! (Tôi đã từng “triết lý vặt” với những người “ nhiều chữ” thế này: “ Cái cũ không thể sinh ra cái mới, nhưng cái mới không bỗng dưng mà có, nó phải ra đời từ cái chưa mới . Cố làm ra  cái mới thì thành… cái õng ẹo. Thơ õng ẹo có phải là thơ không?...Sự vụng về và ngây thơ đáng yêu dễ chịu, dễ chấp nhận hơn sự thuần thục đến mức đáng chán”!). Nhũng bài có nhạc điệu mới, có nét mới như bài TRAI RỪNG, NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM không nhiều. Nhưng bù lại, tấm lòng Bùi Thị Sơn, cảm xúc dồn nén, chân tình, đôn hậu, đằm thắm…cái sức nhẫn nhịn để làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ, với tình yêu thơ, say thơ, yêu con người, yêu cuộc sống cháy bỏng, hồn nhiên, cả nghị lực chiến thắng những “phút xao lòng”, đã tạo cho thơ Bùi  Thị Sơn thứ nhạc điệu bên trong, từ cảm xúc mãnh liệt sản sinh sóng ngầm, sóng lừng, tạo một điệu tâm hồn, “ khía” vào lòng người, đánh thức những tình cảm tưởng đã ngủ yên trong ta, đánh thức và gợi nhiều suy ngẫm về chất thật sự CON NGƯỜI  trong ta. Tôi yêu thơ  Bùi Thị Sơn chính bởi cái  TÌNH THẬT lúc bộc lộ, lúc lặn sâu ấy, cái TẤM LÒNG hiếm hoi ấy! Và xin nhắc lại lời anh Mai Liễu: “…tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy”

(*)Xin đọc bài “KHÁCH CỦA NÚI” thơ Phương  Liên.

Phương Liên>Mobile:
          Emaill:
          Yahoo 360 plus
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoangtungbach

Giới thiệu sách

ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG
Độc đáo bài thơ cuộc đời

                                                                                      Mai Liễu

    Trên tay bạn đọc là tập thơ khá độc đáo. Độc đáo bởi đó là tập sáng tác của một gia đình: Hai vợ chồng và cô con gái trẻ. Có thể nói: “Đếm tuổi mùa đông” là tâm sự cuộc đời của chính các tác giả đang sống và làm việc tại Lai Châu, một trong những tỉnh miền núi xa xôi và khó khăn nhất của cả nước. Có thể ban đầu họ không có ý định làm thơ, càng không nghĩ rằng rồi sẽ trở thành nhà thơ, nhưng cuộc đời của họ là cả một bài thơ đẹp. Tất cả đều bắt đầu từ cuộc đời của người chồng, người cha có tên là Phùng Cù Sân. Phùng Cù Sân, anh sinh ra tại một bản Dao dưới chân núi Phăng Xô Lin thuộc huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vào năm 1950 - khi ấy Lai Châu chưa được giải phóng. Cậu bé người Dao từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ: Đói ăn, rách rưới và đi ở là cuộc đời niên thiếu của Phùng Cù Sân.
    Hãy nghe Phùng Cù Sân tâm sự về thảm cảnh của hai đứa trẻ mồ côi những năm tháng ấy:
Năm vừa lên ba, con mất mẹ,
Đứa em trai con mới biết bò
Xác mẹ phủ chiếu manh
Giữa túp lều lạnh cóng
Em con lăn xả vào
Bú khô
Cha con nghiện ngập
Đem con đi ở cho người
Đổi lấy tiền hút thuốc
Mặc hai con đói rách tả tơi…
Và nữa:
Thiếu thuốc phiện  cha con kiệt sức
Trút hơi tàn trên thửa ruộng cằn khô
Hai đứa trẻ gầy nhom , nhem nhuốc
Đói cồn cào nước mắt tuôn rơi
                                            (Ơn Đảng- Phùng Cù Sân)
    Ngày Tây Bắc được giải phóng, hai đứa trẻ mồ côi đó được cán bộ của Đảng, của Bác Hồ đón về nuôi và gửi vào trường thiếu nhi vùng cao (nay là trường dân tộc nội trú) học tập. Công ơn của Đảng đối với ông còn lớn hơn cả công ơn cha mẹ sinh thành. Ông xưng “con” trong bài thơ “ Ơn Đảng” là vì thế. Đó là lời giãi bày tâm sự hết sức mộc mạc mà chứa chan tình đời. Cái “thật”có lối đi riêng vào lòng người, gây cho người đọc sự xúc động và cảm thông sâu sắc. Từ mái trường ra đi, ông trở thành thầy giáo, rồi trở thành cán bộ Đảng - đã từng làm Bí thư huyện ủy Sìn Hồ - quê ông, rồi được điều  động về tỉnh làm Bí thư Đảng ủy cơ quan Dân -Chính - Đảng của tỉnh Lai Châu cho đến nay. Từ một chú bé người Dao mồ côi đói rách lam lũ dưới chân đỉnh Phăng Xô Lin năm nào nay trở thành một trí thức người Dao, một cán bộ của Đảng có tầm và có tâm là một cuộc đổi đời lớn, thật may mắn và cũng thật kỳ diệu. Nói thơ là người, là cuộc đời cũng là vì vậy. Phùng Cù Sân làm thơ là để nói về cuộc đời mình, rộng hơn là cuộc đời người Dao theo Đảng.
      Phùng Cù Sân cũng còn một may mắn nữa, bên ông có người vợ hiền, đảm đang, tận tụy luôn cảm thông chăm lo cho ông đến từng giấc ngủ. Bùi Thị Sơn- quê gốc Hải Dương nhưng bà lại sinh ra ở thị xã Tuyên Quang, bên dòng sông Lô thơ mộng. Theo cha mẹ đi kháng chiến, công tác, bà đến Lai Châu và gặp thầy giáo người Dao Phùng Cù Sân. Cô gái người Kinh tuổi còn ngây thơ nhưng đã sớm cảm thông hoàn cảnh của người thầy giáo trẻ:
Biết anh mồ côi từ tấm bé
Trái tim em  rớm máu tự bao giờ
    Rồi tình yêu đến với họ cũng là lẽ tự nhiên. Bùi Thị Sơn như gắng mãi để bù đắp cho chồng những thiệt thòi của tuổi thơ ấu vô cùng nghiệt ngã của chồng:
Dù em có vất vả bao nhiêu
Đâu sánh nổi tuổi thơ anh cơ cực?
Dù em có chiều anh hết mức
Làm sao bù tình mẫu tử thiêng liêng?
                               (Viết khi anh đang ngủ - Bùi Thị Sơn)
     Tác giả ao ước mỗi nụ hôn của mình có thể” xóa đi một nếp nhăn-xóa đi bao nhọc nhằn gian khổ “ của chồng, mong trên môi của chồng “luôn hé nở nụ cười”. Hạnh phúc với bà cũng thật giản dị, gần gũi mà cũng thật lớn lao, cao cả; bà luôn chi chút cho nguồn sống, nguồn hạnh phúc đó, bởi:
Như vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
Chỉ có anh – em mới thật là em
(Thơ tình tặng chồng – Bùi Thị Sơn)
     Cảm tấm lòng và tình yêu của vợ, Phùng Cù Sân tâm sự:
Em sinh ra để đem đến niềm vui
Cho học trò, cho anh, cho bè bạn
Em hồn nhiên, ngây thơ, lãng mạn
Quý nghĩa nhân, khinh vật chất tầm thường.
(Tặng em thi sĩ của anh – Phùng Cù Sân)
     Để rồi đi đâu, hình ảnh của người vợ hiền cũng luôn ở bên ông, rạng rỡ:
                       Dù đi cuối đất cùng trời
              Nhìn ai cũng ngỡ nụ cười riêng em
(Đến thăm huyện bạn lại nhớ em – Phùng Cù Sân)
    Đó thật là cái nhớ rất riêng của Phùng Cù Sân – người đàn ông miền núi – mà Bùi Thị Sơn gọi bằng tình cảm chan chứa yêu thương là “trai rừng”:
Trai rừng
Chẳng dễ dãi
Trước những lời đầu môi chót lưỡi…
… Trai rừng thích vợ mình
Là người tình đắm say, mộc mạc
Chẳng phấn son, hào nhoáng, mỹ miều.
(Trai rừng – Bùi Thị Sơn)
     Một là người Dao, một là người Kinh; một chôn nhau cắt rốn ở đất núi rừng heo hút, một quê quán ở miền xuôi nhưng họ sinh ra là để dành cho nhau. Họ đồng cảm với nhau từ hoàn cảnh, tính cách và sở thích. Tôi vẫn phải nhắc lại: cuộc đời họ là cả một bài thơ tình rất mộc mạc mà vô cùng say đắm. Thời gian, năm tháng hình như phải đứng ngoài cuộc tình của họ:
Quy luật đời hà khắc
Ai rồi cũng già thôi
Nhưng tâm hồn – em ơi
Phải giữ cho trẻ mãi…
(Xưa và nay – Phùng cù Sân)
      Duyên phận đời người thật là kỳ lạ, nhưng cũng ở tại lòng mình:
Từ xa lắc xa lơ
Ai ném anh vào em
Chúng mình thành chồng vợ
Cõi trần thành cõi tiên.
(Ném – Bùi Thị Sơn)
       Phùng Hải Yến là con gái của đôi vợ chồng yêu thơ ấy. Hiện cô đang là sinh viên  Khoa Sân khấu – Điện ảnh – Viết văn Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội. Trong tập thơ in chung với bố mẹ, Phùng Hải Yến có trên 30 bài thơ. Cuộc đời cô con gái khác xa cuộc đời của bố mẹ bởi xã hội miền núi bây giờ đâu giống như xã hội thời ông bà cô ngày xưa, cũng không hẳn giống thời bố mẹ cô đến với nhau, nên duyên chồng vợ trong căn hộ tập thể của trường nội trú thân thương. Cô con gái họ được học hành, thành nhà báo, lại về Hà Nội học. Nói như các cụ ta: được “thỏa chí bay nhảy” đó đây, nhưng tổ ấm gia đình, tấm lòng cha mẹ thì chẳng ai muốn rời xa, cô cũng vậy:
Không còn mong mình giống cánh chim trời
Bay xa mãi vào khoảng trời cao rộng
Con rơi vào khoảng thinh không gió lộng
Ngủ yên lành trong lòng mẹ mênh mông...
(Mẹ ơi – Phùng Hải Yến)
      Dù là thế, lớp trẻ bây giờ vẫn có những mối quan tâm, chia sẻ của họ. Đó là lẽ đương nhiên và cũng đáng mừng hơn khi họ vẫn tìm thấy lối về, vẫn nhìn thấy:
Điệu khèn bên núi
Réo rắt gọi tình yêu
Vẫn nghe thấy
Điệu hát ngân nga
Vọng sườn đồi
Leo đỉnh núi
Chàng trai yêu ở đâu nghe thấy
Về nơi đường mây.
(Đường mây – Phùng Hải Yến)
   Quan trọng hơn, cô vẫn biết trân trọng và cảm nhận sự ấm áp của cội nguồn văn hóa:
Bẽn lẽn úp mặt vào cái xiết tay
Tưởng hơi ấm sau điệu xòe nằm lại.
(Xiết tay – Phùng Hải Yến)
    Bài thơ cuộc đời của Hải Yến đã sang một trang khác. Trong trang viết của           Hải Yến không có cái nhìn trong cuộc như những vần thơ của bố mẹ cô, nhưng tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy. Bởi thơ cần nhất là sự chân thật.
    Chúc cho tình yêu, tình đời của họ mãi mãi nồng nàn, ấm áp như hồn thơ biết ủ lửa giữa ngày đông.

                                      Hà Nội, ngày 10/1/2010
                                           Mai Liễu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

buithison chân thành cám ơn các thi sĩ Phương Liên, Mai Liễu, Kim Ngọc Đại đã có nhũng nhận xét ưu ái giành cho tập thơ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG; cám ơn anh Tùng Bách đã đồng cảm chuyển tải các bài phê bình của các nhà thơ trên lên chủ đề này.
Bản thân tôi và hai người thân của tôi tự thấy mình còn nhiều hạn chế trong tập thơ in chung này; song cũng luôn tâm niệm: Thơ viết như là sự giải toả, thanh lọc chính mình, những gì mình chưa vươn tới thì phải phấn đấu để tiếp tục vươn tới...
Riêng phần bình của giáo sư- thi sĩ Phương Liên Hà Dũng Tiến- đối với thơ của buithison đôi chỗ rơi vào chủ quan, võ đoán cá nhân. Anh PLHDT à, dù anh em mình quen nhau 30 năm rồi, nhưng có những điều anh viết về buithison chưa chuẩn xác đâu bởi đã hơn 3 năm nay, BTS  chưa gặp anh, mà con người ta- cũng như vạn vật- luôn luôn biến đổi từng ngày... Ví như anh gặp BTS hôm nay sẽ không thể còn nhanh nhẹn, hồn nhiên, xông xáo...như hơn 3 năm về trước, em đã về hưu sớm khi sức khoẻ tuột phanh. Hẹn anh sẽ có ngày hội ngộ, trao đổi lại.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vu duc huynh

Tôi là thành viên mới tham gia Diễn đàn xin góp một bài thơ của tôi để mọi người tham khảo

Riêng mình Hà Nội

Dẫu quen thu Hà Nội
Vẫn mong hoài đêm thu
Bởi rất đỗi riêng tư,
Chỉ riêng mình Hà Nội!

Dạo chơi qua phố cổ,
Dưới bóng cây đung đưa,
Hít đầy hương hoa sữa
Phố Nguyễn Du đây ư!

Trong veo đêm không ngủ
Lung linh hồ Thuyền Quang
Đường sấu xanh Trần Phú
Đường chò nâu Hùng Vương
Sao đen phố Lò Đúc
Huỳnh Thúc Kháng vàng muồng
Tím bằng lăng Thợ Nhuộm

Và một rừng Hồ Gươm.
Cây lộc vừng chín gốc
Xanh liễu rủ quanh bờ
Hồ trở thành chiếc gương...!

Còn bao phố, bao phường,
Vẫn mang đậm sắc hương,
Của riêng mình Hà Nội!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Vu duc huynh: Bạn gửi bài không đúng chủ đề. Đề nghị bạn tạo chủ đề thơ cho bạn đúng với diễn đàn của Thi viện.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

MâyBuồn

CẢM NHẬN “ TRAI RỪNG”.


 Tôi quen Bùi Thị Sơn tại trại sáng tác do trung ương liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Phong Châu tỉnh Phú Thọ năm 2008. Tôi được ban tổ chức cử làm lớp trưởng nên mọi người hay đem tác phẩm cho tôi đọc trong đó có Bùi Thị Sơn. Đã lâu rồi nhưng ấn tượng thơ Bùi Thị Sơn vẫn in đậm trong ký ức tôi:
Từ xa lắc xa lơ
Ai ném anh vào em?
Chúng mình thành chồng vợ
Cõi trần thành cõi tiên.
Năm 2010 chị gửi tặng tôi tập thơ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG in chung cùng chồng và con gái. Ở tập này thơ Bùi Thị Sơn chủ yếu viết về hạnh phúc gia đình về tình yêu với chồng với con. Thơ chị dung dị đằm thắm phù hợp nhiều đối tượng bạn đọc. Bây giờ tôi đang cầm trên tay bản thảo tập thơ mới của chị có tên TRAI RỪNG. Tập thơ đầy đặn gần trăm bài. Tôi thấy bài nào cũng biểu hiện sự lao động sáng tạo khổ công và nghiêm túc của tác giả. Khác tập ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG, tập TRAI RỪNG có nhiều suy ngẫm. Suy ngẫm về cuộc đời, suy ngẫm về tình yêu và những vấn đề xã hội. Nhiều bài thơ của chị chưa hẳn là triết lý nhưng những gì Bùi Thị Sơn rút ra từ trải nghiệm của chính bản thân thật thú vị:
Ngón tay không mắt
Rờ rẫm đỉnh đầu
Tóc đen vặt trụi
Trơ lại tóc sâu
       ( Nhổ tóc)
Hoặc:
Người giàu đổ đi
Kẻ nghèo nhặt lại
Bao nhiêu thừa thãi
Bấy nhiêu tủi hờn.
              ( Bên thùng rác công cộng)
 Với sự nhậy cảm của một nhà thơ, Bùi Thị Sơn đã phát hiện ra điều nghịch lý tưởng như bình thường nhưng nó mang nhiều ý nghĩa xã hội. Bài thơ ngắn chỉ bốn câu nhưng thông điệp của bài thơ nặng lắm.
 Bùi Thị Sơn là người đa cảm. Một nhà giáo hay một vị giáo sư qua đời chị cũng xúc cảm làm thơ. Đứng trước chợ người, chị  thương những kiếp người lam lũ:
Chợ người đau xé tâm hồn
Thương người khốn khó phải buôn sức mình.
                                                      (Chợ người)
Đặc biệt bài LÝ SÔ LY ƠI! LÝ MÒ HỪ ƠI! Thật cảm động. Bài thơ kể lại tại nạn bất ngờ thảm khốc xảy ra tại Mường Tè làm 5 người thiệt mạng. Bài thơ bật lên bởi sự xót thương. Cảu chữ không mầu mè tô vẽ mà làm rung động, khơi gợi lòng trắc ẩn của người đọc. Lối ngắt câu, xuống dòng của chị đã gây được hiệu quả nghệ thuật bất ngờ. Nó như là lời điếu như là tiếng nấc nghẹn. Tên của hai cháu Lý Sú Ly, Lý Mò Hừ được nhắc lại sáu lần tạo điểm nhấn cho bài thơ đồng thời gây ấn tượng mạnh.
 Mảng thơ Bùi Thị Sơn viết về gia đình khá thành công như VU LAN CON NHỚ MẸ:
                                         Cúi xin trời rộng bao la
                                         Cho con mãi được cài hoa màu hồng
                                         Vu Lan mẹ có hay không
                                          Đêm con nhớ mẹ quặn lòng núi xa?
 Qua hình ảnh cụ thể người chồng, Bùi Thị Sơn đã nhìn ra những nét đặc trưng của con trai miền núi:
Trai rừng
Như cây thông mọc thẳng
Nói lời yêu rạch ròi:
- Tao thích mày
                   ( Trai Rừng)
  Thơ viết cho con, Bùi Thị Sơn không kể công dưỡng dục như trong sáng tác nhiều người hay như trong ca dao. Bài thơ MẸ TÌM THẤY có cái tứ độc đáo. Mẹ tìm thấy tuổi trẻ của mẹ qua tuổi trẻ của con làm cho bài thơ tươi mới, giàu sức sống:
Mẹ tìm thấy
thời thiếu nữ xa xôi
Trong những vần thơ mộng mơ con viết
Trong bản tình ca đắm say con hát.
 Bùi Thị Sơn có những câu thơ nói về nỗi cô đơn thật đắc địa:
Trên giường
một kẻ dở hơi
Xoay ngang xoay ngược
    Chẳng rơi nổi mình
Hoặc:
Người đàn bà cô đơn
Ánh mắt đượm buồn
Nhớ một người
cuối chiều xa lắc
                  ( Hoa )
 Thơ Bùi Thị Sơn ít có câu chữ thật lấp lánh mang tính nhãn tự, bù lại thơ chị dung dị giàu cảm xúc. Nỗi niềm chị gửi gắm vào thơ dễ được bạn đọc đồng cảm sẻ chia. Đấy là thành công cơ bản trong tập thơ này.
 Tôi rất tâm đắc hình ảnh con lạc đà : Độc hành trên hoang mạc/ Gò lưng mang/ chiếc bướu của mình/ Lặc lè đi /về phía bình minh. Mấy câu kết trong bài CON LẠC ĐÀ ĐỘC HÀNH TRÊN SA MẠC làm tôi liên tưởng đến hình ảnh những người làm công việc sáng tạo nói chung và nhà thơ nói riêng. Con lạc đà lạc đà nặng nhọc mang hai cái bướu độc hành trên sa mạc thì nhà thơ mang nặng trái tim đau đời, thương đời đơn độc trên con đường sáng tạo đầy gian nan trắc trở để hiến dâng cho đời những vần thơ mình tâm đắc. Nếu có thể ví von như vậy mà không sợ khập khiễng thì tôi nghĩ rằng với tập thơ TRAI RỪNG, Bùi Thị Sơn đã tới được bình minh.
                                                                                                                                                                                            Hữu Tiến
Xanh thẳm yêu thương xanh thẳm chờ
Xanh thẳm nỗi nhớ xanh thẳm mong
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thi Hoàng

Trân trọng và chia sẻ niềm vui với Chị Bùi Thị Sơn- Thi Hoàng xin gởi bạn đọc bài giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Gia Nùng về tập thơ GỌI THƠ của chị. Chúc cho tiếng thơ của chị toả hương trên khắp thi đàn

                    TIẾNG “ GỌI THƠ” THA THIẾT TỪ MỘT TÂM HỒN ĐA CẢM
                                                                              Nguyễn Gia Nùng
Cầm trên tay bản thảo tập thơ “GỌI THƠ” của Bùi Thị Sơn vừa gửi từ Lai Châu, một tỉnh miền núi nằm xa nhất nơi địa đầu phía Tây bắc Tổ quốc về thành phố biển Nha Trang, tôi chưa vội mở đọc ngay mà nhắm mắt hình dung ra gương mặt người viết đã gặp hơn 5 năm trước ở Nhà sáng tác bên bờ biển Nha Trang. Một phụ nữ khoảng trên 40 tuổi, có gương mặt tròn, đôn hậu, dáng hơi đậm nhưng dáng đi thanh thản, giọng nhẹ nhàng dễ thương, đặc biệt là  đôi mắt vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng và niềm say mê nồng nhiệt với thơ so với các đồng nghiệp cùng tham gia Trại. Tôi có vài buổi được mời đến trao đổi nghiệp vụ Thơ Văn với các trại viên đến từ Lai Châu mà hầu hết anh chị em đều rất khát khao được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhũng người viết được coi là đi trước để nâng cao nghiệp vụ của mình. Tôi để ý Bùi Thị Sơn là một trong những người chăm chú nghe, ghi chép nhiều nhất với gương mặt luôn rạng rỡ, thích thú. Khi mỗi thành viên của Trại lần lượt đọc một số sáng tác được coi là tâm đắc nhất của mình, người gây ấn tượng mạnh và đáng nhớ nhất với tôi cũng là Bùi Thị Sơn với bài thơ “Trai rừng”. Bài thơ viết rất tự nhiên, giản dị nhưng chân thật và trong sáng rất lạ lùng theo cách nói của người dân tộc ít người, không màu mè, chau chuốt: “ Trai rừng/ như cây thông mọc thẳng/ nói lời yêu rạch ròi/ Tao thích mày!”. Chỉ tham gia tọa đàm, trao đổi nghiệp vụ vài buổi nhưng Sơn luôn gọi tôi là “ thầy” và xưng “ em” rất trân trọng như thầy trò thực thụ. Được biết Sơn quê gốc ở Hải Dương, cha mẹ đi kháng chiến, sinh Sơn ở Tuyên Quang. Học xong Đại học Sư Phạm, khoa  Ngữ Văn, về dạy học ở Lai Châu rồi gặp và nên duyên với một “trai rừng” dân tộc Dao, sau này là Bí thư huyện ủy Sìn Hồ rồi cán bộ Đảng của Tỉnh Đảng bộ Lai Châu. Bài thơ “Trai rừng” là phác họa chân dung rất thật của cô giáo- nhà thơ Bùi Thị Sơn dành cho chồng mình với bao nhiêu nồng thắm, tự hào không che giấu. Như nhiều bài thơ hay khác, “ Trai rừng” rất riêng, nhưng nhờ sự chân  thực, tình cảm sâu lắng của người viết, như có ma lực hấp dẫn người đọc. Tiếp đó,  “Trai rừng” lại đươcj  một nhạc sĩ là Chánh văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam phổ nhạc, đã thực sự cất cánh bay xa và đọng lại trong nhiều trái tim người đọc, người nghe. Ngay sau buổi chiều nghe đọc “ Trai rừng”, tối đó tôi đã viết tặng Bùi Thị Sơn bài thơ “ Gái núi” với lời nói vui:  “ Cho cân xứng. Chứ nếu chỉ “trai rừng” đáng yêu thôi thì phí quá!”. Sơn là nữ nhưng tên Sơn cũng có nghĩa là núi!
Mới đó mà đã hơn 5 năm. Tôi được biết năm ngoái, 2010, Bùi Thị  Sơn cùng chồng là Phùng Cù Sân và cô con gái yêu Phùng Hải Yến đã có tập thơ in chung “Đếm tuổi mùa đông” do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành gây được sự chú ý với bạn đọc Lai Châu vì lần đầu tiên có một  “gia đình thơ” ra mắt với nhũng bài thơ rất ấn tượng.
“ GỌI THƠ”  là tập thơ riêng đầu tay của Bùi Thị Sơn.  Sơn cho biết, cách đây 3 năm, em bị tai biến mạch máu não, phải nằm liệt giường một tháng, đành phải nghỉ hưu trước tuổi. Nay đã đi lại được nhưng cả cánh tay và bàn tay phải vẫn đau nhức, tê mỏi, phải tập viết lại bằng tay trái nhưng chậm và chữ rất xấu, tất cả phải nhờ vi tính. Hầu hết những bài trong “GỌI THƠ” đều được viết ra như để tự động viên mình vượt lên bệnh tật và thử thách để tiếp tục trụ vững với gia đình, với đời.
Tôi thực sự ngạc nhiên khi dần mở từng trang của “GỌI THƠ”. Ở nước ta, người làm thơ rất nhiều- cả chuyên và không chuyên- đặc biệt là lực lượng không chuyên có lẽ có tỷ lệ vào loại cao nhất thế giới so với số dân, nhưng dường như chưa có người làm thơ nào dành riêng cả một tập nói lên tình cảm, sự gắn bó của thơ với cuộc sống của mình. Huống chi, đây lại là một phụ nữ ở vùng núi nơi địa  đầu xa xôi, hẻo lánh nhất của Tổ quốc. Với Bùi Thị Sơn, thơ như đã nằm trong máu  thịt của mình , gắn bó với quê hương  đất mẹ ngàn đời cùng với những truyền thống văn hóa Việt Nam  “ Ngàn năm thương nhớ trầu cau/ Thương câu quan họ qua cầu gió bay” (Ngàn năm thương nhớ trầu cau). Yêu thơ, trước hết bởi tha thiết yêu đời. Bởi vậy, không có gì là ngạc nhiên khi tình yêu dành cho thơ đã gắn bó làm một với yêu người, trước hết là người mình yêu. Chỉ qua thơ, ta có thể hình dung ra, Bùi Thị Sơn đã may mắn sớm tìm được “ một nửa của mình” như mối duyên kỳ ngộ thật đẹp. Cô gái vốn quê gốc miền xuôi, xứ sở của vải Thanh Hà  ngọt lành, được sinh ra ở  “ miền gái đẹp” xứ Tuyên bên dòng sông Lô lịch sử, khi lên dạy học ở nơi địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc lại gặp được chàng “trai rừng” đích thực khi vừa bước vào tuổi yêu. Tình yêu “sét đánh” đã đến với họ để rồi nên duyên chồng vợ, xây tổ ấm đẹp hơn mơ ước: “ Từ xa lắc xa lơ/ Ai ném anh vào em/ Chúng mình thành chồng vợ/ Cõi trần thành cõi tiên.” (Ném). Tình yêu ấy không chỉ bất ngờ, ngẫu nhiên như đất trời ban tặng mà còn có nguồn rất sâu từ trái tim đa cảm của cô gái có trái tim rất nhạy cảm, dào dạt yêu thương khi “biết anh mồ côi từ tấm bé/Trái tim em rớm máu tự bao giờ” bởi cô gái nghĩ “ Thuở ấu thơ em hạnh phúc bao nhiêu/ được chở che trong vòng tay cha mẹ” nên sẵn sàng chia sẻ, bù đắp cho anh ở mức cao nhất có thể “ Dù em có chiều anh hết mức/ Làm sao bù tình mẫu tử thiêng liêng”( Viết khi anh đang ngủ). Tình yêu ấy lại được vun bồi, nhân lên khi thật may mắn, chàng không chỉ là một “trai rừng” giỏi giang, dũng mãnh, không chỉ là một cán bộ tốt của  Đảng, của dân mà cũng có tâm hồn thi sĩ, yêu thơ và đồng điệu với vợ, bản thân cũng thích làm thơ như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn. Bởi thế, khi vợ anh say thơ đến mức tự thú nhận: “Làm sao trói nổi đôi chân/ Làm sao trói nổi đôi vần thơ yêu”(Thơ vênh).Và bởi yêu thơ, tâm hồn luôn lãng mạn, bay bổng, nên cái lẽ thường tình “ai cũng có những phút giây ngoài chồng, ngoài vợ” ( Những phút xao lòng – Thuận Hữu). Người phụ nữ dù đã có chồng, có gia đình êm ấm nhưng cũng tự thú nhận đôi lúc cũng xao xuyến con tim chỉ vì vô tình bắt gặp nụ cười vu vơ của anh hàng xóm dành cho mình( Nụ cười  người hàng xóm). Kể cả có khi gặp ai đó trong mơ không phải là anh “ Tỉnh ra/ mới biết/ là mơ/ Thôi đành trọn kiếp/yêu thơ…/thay người”.(Yêu đơn phương). Cô từng tự trách mình: “Gía mà/ đừng trót/ yêu thơ/Hồn em /đâu lạc/ bơ vơ/ giữa đời”. May mà cô có được người chồng luôn thông cảm, bao dung, sẵn sàng sẻ chia, thấu hiểu cả những phút giây tâm hồn  cô phiêu diêu đâu đó,  “ngoài tầm kiểm soát” của anh. Cũng rất thấu hiểu, biết ơn anh, cô thủ thỉ, an ủi: “ Đừng trách em đa tình /anh nhé/Trái tim em tựa cây đàn muôn thuở” (Viết khi anh đang ngủ).
            Không chỉ khai thác sự gắn bó giữa thơ và tình yêu, “ GỌI THƠ” còn khai thác những khía cạnh khác nói lên những đắm say, trăn trở của người làm thơ với thơ như một duyên nợ tiền kiếp không sao dứt bỏ được: “Thơ vênh”, “ Đãi chữ”, “Vắt thơ”, “Hong thơ”, “ Thơ bắt mất hồn”, “ Ai đem thơ thả vào thơ”, “ Em ôm thơ ngủ”, “Thơ cho ngày tôi thác”…
           Tâm hồn thơ của Bùi Thị Sơn khởi nguồn từ ca dao, từ thể thơ lục bát thuần Việt nên Sơn say mê, đắm chìm vào  thể loại này. Dòng chảy chính của cả tập là thể thơ lục bát, dù ở nhiều bài, câu thơ bị bẻ gẫy làm nhiều khúc hoặc có đôi chút biến thể. Đây là mặt mạnh đồng thời cũng là nhược điểm dễ thấy của Sơn. Đôi lúc có cảm giác Sơn lạm dụng bút pháp này, tự lặp lại mình cả ý và lời. Tập trung khai thác đề tài  thơ và cảm xúc về thơ nhưng cùng với đi sâu khai thác sự gắn bó thơ với tình yêu, hơi tiếc còn nhiều khía cạnh khác liên quan đến bếp núc của thơ, nghiệp thơ chưa được quan tâm, hoặc chỉ lướt qua.
          Dẫu sao, khi trang bản thảo cuối cùng gấp lại, tôi vẫn thấy trong lòng dào lên niềm vui như vừa được nghe những lời tâm sự chân tình, tha thiết nhất từ một tấm lòng yêu thơ, yêu đời, yêu cuộc sống của Bùi Thị Sơn, một phụ nữ làm thơ ở nơi địa đầu biên giới xa xôi nhất miền Tây Bắc của Tổ quốc. Đặc biệt, đây lại là những cố gắng tự vượt mình sau cơn bạo bệnh đến nay vẫn chưa hoàn toàn hồi phục của Sơn. Có cảm giác, với Sơn, thơ không chỉ là chuyện chữ nghĩa, nghề nghiệp mà đã thành máu thịt, hơi thở, thành cơm ăn, nước uống, khí trời và cả nguồn sinh lực diệu kỳ tiếp sức cho Sơn vượt qua những thách thức hiểm nghèo.
             Với “ GỌI THƠ”, dù tự biết mình chỉ là người làm thơ nghiệp dư mà Bùi Thị Sơn dám  giành riêng một tập cho Nàng Thơ , quả là một việc làm táo bạo, dấn thân mà chỉ có khi thật sự mê say, đắm mình vào tình- yêu – thơ mới có thể làm được.
               Xuân Diệu lúc sinh thời, nói chuyện nghề thơ với những người viết trẻ, từng nhắc hỏi: “ Trăng lên đỉnh núi trăng tà/ Mình yêu ta thật hay là yêu chơi? ”.
               Còn nhà thơ dân tộc ít người rất nổi tiếng của Liên xô, Raxun Gamdatôp đã có những dòng tâm sự rất sâu sắc về thơ đã gắn bó với đời mình: “ Khi tôi nhỏ, Thơ như người mẹ/Tôi lớn lên Thơ hóa người yêu/Chăm sóc tuổi già, Thơ là con gái/Khi từ giã cõi đời, kỷ niệm hóa thơ lưu”.
             Chúc cho Bùi Thị Sơn, một phụ nữ miền xuôi từ lâu đã hóa thân thành “ Gái núi” cũng có được sự gắn bó và niềm tin yêu với Thơ như vậy.
                                                Nha Trang, 19/8/2011.
Cho tôi một chút ngẩn ngơ
Loay hoay một chút dại khờ để say

                      Thi Hoàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đan Hạ

KIỀU ANH HƯƠNG đã viết:
http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/LaiChau/03-bacthang-Lai20chau1.jpg
http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/LaiChau/ImageView1.jpg
Đất và người Lai Châu !

LÝ LẼ CỦA TRÁI TIM


Đã hơn tuần nay rồi tôi không vào mạng; Nếu có vào thì cũng chỉ tranh thủ post vài bài thơ đã viết sẵn cho bạn bè đọc chơi chứ không có thì giờ để “la cà” vào mấy cái “lều” thi ca này nọ để tìm kiếm những “ý ngọc, lời vàng…” mà nhâm nhi…
Các Cụ ngày xưa thường bảo “yêu gì thì khổ nấy”, suy cho cùng thật đúng. Trót yêu thơ và làm thơ nên một ngày không tìm đọc được một vài bài thơ hay là cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Hôm nay trở về ngôi nhà “thi viện” thấy có một vài cái tên lạ ghé thăm trang thơ của mình; Tôi cũng cảm thấy rất vui và tò mò muốn xem họ là ai ? Khẩu khí ra sao ? Và thế là mình lại bắt đầu một cuộc “đào, đãi vàng” mới. Truy tìm gốc gác bắt đầu từ cái nick “buithison” và được biết bạn ấy tên là Bùi Thị Sơn, ở Lai Châu. Nếu những gì tác giả đã khai trong thi viện là đúng thì mình có thể gọi Sơn bằng em. Sơn còn kém mình những 7 tuổi cơ đấy, thế mà lời lẽ sao mà “già vậy”. Nhưng nếu đọc kỹ thơ của Sơn thì hình như lại hoàn toàn khác, nó trong trẻo như giọt suối đầu nguồn và đắm thắm như một bông hoa núi thực sự.  
Đọc topic “Lý lẽ của trái tim” của Bùi Thị Sơn với 24 trang đầy đặn, mình thấy rất vui vì chủ nhà đã rất có duyên khi để lại nhiều bài thơ khơi gợi cho bạn thơ hứng thú họa theo, thành thử, mặc dù đã rất kiên nhẫn đọc hết cả 24 trang, nhưng mình cũng chỉ nhặt ra được không nhiều những bài thơ viết độc lập (không đối qua, đối lại) của chủ nhà; Trong đó mình rất thích 2 bài thơ “Trăng và lục bát” và “Giận chồng ra võng nằm chơi”. Mỗi bài có một vẻ hay riêng, nhưng thích hơn cả vẫn là bài “Trăng và lục bát”; Vậy nên hôm nay mình xin phép chủ nhà “nhấc về bên này” và bình chơi nhé.

Trăng, một chủ đề vốn đã là rất “cũ” trong thơ, nhưng tôi dám cam đoan rằng, ai đã trót “đa đoan” với thơ thì ít nhất trong đời cũng đã phải một lần đối mặt với trăng và làm thơ về trăng ! Tôi thì có nhiều bài thơ về trăng lắm, tỷ như:
Trăng và em… cứ ngỡ quá cũ rồi
Bao năm tháng thi nhân mòn nghiên bút
Nhưng đêm nay, bỗng lạc vào mê trận
Khi anh lại được gặp.. Trăng và Em…

(Trong bài “Trăng và em” đã in trong tập thơ “Hà Nội đêm bình yên”-NXB HNV, 2008)

Hay:
Trăng xưa hay là trăng nay
Cũng là trăng của tháng ngày mộng mơ
Em ngày xưa, hay bây giờ
Cũng là em của ý thơ… rối lòng !

(Trong bài “Trăng xưa và trăng nay” đã in trong tập thơ “Người đàn bà của tôi”-NXB HNV, 2010)

Còn “lục bát” ư ? Cũng là một cái gì đó, nếu ta không gọi nó là “thơ truyền thống” thì cũng có thể nói là rất “cổ”. Lục bát có trong thi ca Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi ai mà chẳng biết, nó được truyền khẩu qua bao đời từ những bài đồng dao của con trẻ đến những hò vè, đối đáp của nam thanh nữ tú trong các đêm “trăng thanh tát nước bên đình” hay trong những lời ru chan chứa tình mẹ bên nôi… (Chỉ tiếc rằng bây giờ nhiều bà mẹ trẻ không biết à ơi, ru con… Thật là thiệt thòi cho bao đứa cháu chắt sau này…). Nói là cổ, nhưng không bao giờ là cũ, đó là đặc điểm của thơ lục bát. Bởi vì ngày nào, báo nào, diễn đàn nào cũng thường xuyên có thơ lục bát được in, được giới thiệu... Vấn đề là có hay không, có được làm “mới” không lại phụ thuộc vào tài nghệ của các nhà thơ, của các tác giả…
Trở lại với bài thơ “Trăng và lục bát” của Sơn, ta dễ thấy tác giả đã biết khai thác một chủ đề rất cũ những đã biết làm mới, đã biết se duyên cho hai cá thể rất cũ để “nên vợ, nên chồng” thật xứng đôi và tạo ra một sinh khí hoàn toàn mới. Có một cái rất hay và cũng gần như là phát hiện của nhà thơ là hình như những bài thơ viết về trăng theo thể lục bát bao giờ cũng dễ thành công và hay hơn thể thơ khác. Và chính tác giả đã biết vận dụng thể thơ lục bát để nói về sự “cặp đôi” rất đẹp này:
“Trăng và lục bát mê nhau
Có gì đâu, có gì đâu...thế mà...
Người đời chê gã trăng già
Chê cô lục bát-đàn bà lẳng lơ... “

Ừ thì “ai chê thì mặc, cứ chê/Đã yêu, ta phải tìm về với nhau…”. Tôi thực sự thích thú về sự lý giải trong sáng và tự nhiên của Sơn “Có gì dâu, có gì đâu... thế mà…”
Cũng dễ hiểu thôi, Bùi Thị Sơn đã và đang sống gần như nơi chót cùng của miền Tây Bắc. Nhưng nếu không đọc “trích ngang” lý lịch của chị thì cũng dễ lầm với một người viết thơ vùng kinh bắc lắm bởi vì ngoài sự trong trẻo, nó còn cực kỳ sâu lắng:
“Trăng già ăm ắp tứ thơ
Lục bát say  đắm ngẩn ngơ tối ngày “

Bởi vì người làm thơ mà không tìm được “tứ thơ” để triển khai thì tốt nhất là đừng viết, kẻo không lại biến thành một sự ghép vần vô bổ, lan man, dàn trải mà ta vẫn thường và rất dễ gặp ở những cây bút không chuyên, đặc biệt trên các trang “thơ blog”. Còn nhớ ngày xưa, khi tôi còn học lớp 5, chị tôi học lớp 10/10; Chị tôi học rất giỏi toán nhưng văn thì thôi rồi, được điểm 2+ đã là “đỉnh” lắm rồi (thang điểm 5). Tôi thì được thầy khen là học toàn diện, toán văn gì đều như nhau, bởi vậy có một lần chị tôi nhờ tôi làm một bài thơ, chủ đề là gì, lâu quá tôi cũng không còn nhớ nữa, chỉ biết rằng tôi đã “sản xuất” ngay cho chị một bài thơ tắp lự cỡ độ mười câu lục bát với sự ghép vần gần như “hoàn hảo” kiểu như: “Hôm qua em gặp Bác Hồ/Rất vui nhưng thấy Bác tồ làm sao/Bác Hồ thì ở trên cao/Còn em như chú cào cào bé con…”. Bài văn của chị do tôi làm được 0 điểm. Về nhà chị mắng tôi một trận tơi bời. Có lẽ cũng vì thế, sau cú huýnh đó mà tôi mới bắt đầu tìm hiểu về thơ và “học đòi” làm thơ. Cũng may ông ngoại tôi là thầy giáo dạy chữ nho, rất am tường về thơ phú nên ông đã lần lượt giảng giải cho tôi về thơ, về các thể thơ như lục bát, tam thất lục bát, thơ đường… Nhưng thú thật, sau này vào chiến trường làm thơ và học các anh chị đi trước, tôi thích thể loại thơ mới hơn vì nó khoáng đạt hơn, phù hợp với cuộc sống thực tế ở chiến trường hơn…

Lại nói về tây bắc, mà cụ thể là tỉnh Lai Châu mới của Bùi Thị Sơn, như đã nói, nó nằm ở tận cùng, cực tây bắc của Tổ Quốc, giáp với Trung Quốc. Năm 1979, đã từng bị Trung Quốc xâm lược và phá hủy gần hết trước khi rút về bên kia. Trong đời tôi, nhưng chuyến đi về từ Tây Bác và Hà Nội trong những năm 1982 đến 1985 là gần như thường xuyên. Nếu bạn đọc bài thơ “Tiếng khóc đêm” của tôi (đã gửi trên thi viện) thì hẳn cũng đã rõ. Vì vậy, nói thật, Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng đối với tôi thật sự là thân thiết. Tôi lại rất giỏi tiếng Lào, tiếng Thái nữa, nên mỗi bận về Lai Châu hay Điện Biên, gặp được đồng bào Thái là có thể mở “volum” hết cỡ ! Tán gái bằng thổ ngữ thì chỉ có mà “ăn đứt” chứ chẳng đùa. Thật tiếc thời đó chưa có net, chưa có blog này nọ nên ai biết người đó, chứ mà như bây giờ thì có khi tôi đã biết Sơn từ thuở em chưa có chồng cũng nên… Hi, hi, mà biết đâu đó, Sơn nhỉ ?
Tán vui vậy thôi, trong đời làm gì cũng phải có duyên mới gặp được nhau, huống hồ đang là chuyện trên trời, trên mạnh vậy ! Rõ là cứ “giàu trí tưởng bở” ?!

Nhưng gì thì gì, đọc xong bài thơ “Trăng và lục bát” của Sơn, mình lại muốn được làm chú Cuội để lên tận cung trăng và mang theo nàng lục bát của Sơn treo lên cho thiên hạ cùng chiêm ngưỡng. Trót yêu thơ và làm thơ nên một ngày không tìm đọc được vài bài thơ hay là cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Hôm nay, ít nhiều, sự thiếu đó cũng đã được lấp đầy. Cảm ơn Bùi Thị Sơn, cảm ơn mảnh đất địa đầu Lai Châu đã nuôi, giữ một tâm hồn thơ thật đẹp.

Hải Phòng, ngay 7.9.2010
Kiều Anh Hương
 


Mời các bạn đọc 2 bài thơ “Trăng và lục bát”, “Giận chồng ra võng nằm chơi” của tác giả Bùi Thị Sơn ở Lai Châu:

TRĂNG VÀ LỤC BÁT



Trăng và lục bát mê nhau
Có gì đâu, có gì đâu...thế mà...
Người đời chê gã trăng già
Chê cô lục bát-đàn bà lẳng lơ...
Trăng già ăm ắp tứ thơ
Lục bát say  đắm ngẩn ngơ tối ngày
Lục bát duyên  dáng xưa nay
Muôn người mê mẩn có tày lão trăng ???


GIẬN CHỒNG RA VÕNG NẰM CHƠI...

Giận chồng ra võng nằm chơi
Trăng thanh, gió mát ngời ngời thịt da
Em còn trời- đất bao la
Cớ sao phải rúc trong nhà với anh ?

Võng đưa bay bổng trời xanh
Em lạc vào cõi mộng lành ước mơ:
Nhẹ nhàng dạo gót chàng thơ
Cùng em đàm đạo hàng giờ văn chương
Thế gian còn ối kẻ thương
Cớ sao cứ chỉ chung giường với anh ?
Em lạc trong cõi lênh đênh
Chàng thơ bỗng hoá người tình đắm say
Mắt trong mắt, tay trong tay
Em như mọc cánh vút bay lưng trời...

Tỉnh dậy  nóng toát mồ hôi
Người như đeo đá...chồng ngồi cạnh bên:
"Đêm em ra võng ngủ quên
Cơn mưa ập đến, anh ôm em vào
Em gặp ác mộng hay sao ?
Chân tay run rẩy, lệ trào ướt mi..."

Chồng ơi ! Đừng hỏi câu gì ?
Giường êm , nệm ấm thầm thì : "Em sai !"

P/s: Để đọc các bài bình thơ tương tự của KAH, mời các bạn vào mục "Đãi cát tìm vàng" trên trang thơtre.com theo đường link sau đây:
http://diendan.thotre.com...index.php?showtopic=20719
Xin cảm ơn ![/quote]

Tác giả: KIỀU ÁNH HƯƠNG
Yêu trả góp một kiếp người, anh ạ!
Cũng sống rồi cũng chết cũng hư không...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối