Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Mấy lời dẫn
Vừa qua bạn Kẻ Ngu có gửi cho tôi mấy bức thư. Được sự đồng ý của Kẻ Ngu ,tôi xin đăng toàn văn ba bức thư mà bạn kẻ ngu đã gửi cho tôi


Chào Anh Nguyễn Thế Duyên.

Anh cùng gia đình vẫn khoẻ à?.

Gần đến Tết, anh và gia đình có chuẩn bị ăn Tết chưa ?.

KeNgu muốn hỏi thăm anh chuyện này, anh từng đọc cổ thi và thơ hiện đại, thì theo anh thấy dòng thơ nào mới nhất hiện nay?. Và người làm thơ có nên tìm hướng khác để thóat ra khỏi cái khuôn mẫu xưa nay không à?.

Mến chúc anh cùng gia đình năm mới nhiều niềm vui, mọi điều tốt đẹp luôn đến với đời sống.



Chào Anh Nguyễn Thế Duyên.

Cảm ơn anh đã gửi email hồi âm và có những lời chia xẻ rất đáng chú ý. Để hôm nào KeNgu hỏi Ban Điều Hành xem họ có cho phép mở một đề bài mới để anh em cùng nhau trao đổi quan điểm không.

Lý do KeNgu hỏi ý kiến anh là vì gần đây KeNgu đọc báo chí cũng như đọc một số bài văn của người Việt, thấy họ hô hào cho rằng văn thơ cần phải Nổi Lọan. Nhưng càng đọc, càng thấy lọai thơ văn Nổi Lọan không có gì mới lạ, mà ngược lại thấy khá nhiều từ ngữ tục tỉu xuất hiện trong lọai thơ văn mới hiện nay.

Đôi lời trao đổi cùng anh NTD, chúc anh cùng gia đình an lành.

_____________________________



Chào Anh.

Nếu được và anh có thời gian để chia xẻ với mọi người, thì anh cứ tự nhiên cắt dẫn những gì KeNgu đã trao đổi với anh trong PM.

Riêng KeNgu cũng trăn trở giống anh, nhưng lâu nay chưa có dịp lên tiếng.

Tuy nói làm văn thơ là để giải trí, giết thời gian, tìm cái gì đó để cho tâm hồn nương tựa. Nhưng cũng phải đặt vấn đề văn hóa của dân tộc mình lên trên tất cả thì mới thấy được sự cao đẹp. Còn nếu như chỉ quanh quẩn trong chuyện nhục phiền cá nhân thì không bổ túc được gì cho nền văn học Việt nam.

Đôi lời gửi đến anh Nguyễn Thế Duyên. Chúc anh cùng gia đình an lành.


Vấn đề bạn kẻ ngu đặt ra là một vấn đề nghiêm túc mà mọi người chúng ta đều quan tâm vì vậy mới có bài viết này .Tôi mong những ai quan tâm đến vấn đề nay cùng vào đây chúng ta cùng trao đổi


Bàn về sự nổi loạn trong thơ đương đại



Trong nền văn học viết được chia thành hai mảng rõ rệt . Đó là thơ và văn xuôi. Trong hai mảng đó, thơ luôn được đánh giá là mảng quan trọng nhất, khó nhất. Được ví như nữ hoàng của văn học viết. Tại sao vậy? Vì thơ không nhằm mô tả những sự việc đang xảy ra mà nhiệm vụ của thơ nhằm tìm kiếm, phát hiện những điều nằm ở bên trong những sự việc đang xảy ra đó. Khi Nguyễn Bính viết

       Ai làm gió cả đắt cau
       Nửa đêm sương muối để trầu đổ non

Thì không phải ông nói đến cái rụng , rơi của quả cau hay lá trầu mà nằm bên trong nó là sự lo lắng của cô thôn nữ cho tình yêu của mình và còn sâu hơn thế ông muốn nói đến cái mãnh liệt trong tình yêu của cô gái. Tình yêu ấy mạnh đến mức cô gái luôn cảm thấy tình yêu của mình mong manh quá. Cô luôn lo sợ rằng bất cứ cái gì cũng có thể làm đổ vỡ đi mối tình của mình. Từ một cơn gió mạnh làm rụng cau đến một trận sương muối làm lá trầu bị úa vàng. Hay khi bà Huyện Thanh quan viết

       Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
       Đền cũ lâu đài bóng tịch dương

Thì bà cũng không nhằm tả sự hoang tàn của mảnh đất Thăng Long đô hội trù phú một thời mà cái điều bà muốn nói đó là sự luyến tiếc, hoài nhớ. Một nỗi lòng hoài cổ chua sót, bùi ngùi của mình
Cái cốt lõi của sự thay đổi trong thơ không nằm ở trong hình thức thể hiện của bài thơ, lục bát,thơ tự do, hay một hình thức viết nào đó mà nó nằm trong sự thay đổi trong cảm nhận của chúng ta về cuộc sống. Sự cảm nhận ấy thay đổi thơ tức khắc thay đổi theo. Hình thức thể hiện chỉ là cái áo hay một lớp son phấn . Nó có thể làm cho cô gái đẹp lên chút ít,nhưng cái áo hay son phấn không thể làm cho một cô gái từ xấu xí trở thành hoa hậu. Thơ cũng vậy. Hình thức thể hiện chỉ giúp cho người đọc cảm thấy là lạ chứ không làm cho người đọc cảm thấy hay được. Chúng ta lấy một bài thơ sau làm ví dụ
Rao bài thơ hay nhất

tôi đi
đi bán chính mình
trái tim chết lặng
kẻ khinh người lờ
cứ bước như một
thằng khờ
mồm rao bán nỗi
bơ vơ
cho người
Thực chất đây là một bài thơ lục bát.nhưng được trình bầy với một hình thức khác mà thôiCòn cái cốt lõi là sự cảm nhận cuộc sống vẫn không có gì thay đổi nên bài thơ cũng không thay đổi. Nhưng bài này thì khác

tâng lặng

bắt chước cậu bé
tâng cầu trên ngõ hẽm
tôi
tâng lặng vào đêm
gió luồn mình vào môi
răng rít lên
giận dỗi
tôi luồn tình vào
đơn côi
đang bị giam
bằng vô cảm chính tôi
đá thật mạnh
lực trôi vào lặng
hút và hụt
cậu bé
ngừng
tâng cầu trên ngõ hẻm
tôi
ngừng
mà lặng vẫn vào đêm

       Tác giả: Phan Đức Dũng

Bài này không những hình thức của bài thơ thay đổi mà cách cảm nhận cuộc sống của tác giả cũng thay đổi. Bài thơ này thực sự là có một sự “Nổi loạn” Hãy khoan nói đến việc hay hay không hay của bài thơ này. Ở đây ,tôi chỉ muốn nói đến sự thay đổi thực sự trong thơ
Thực ra thơ luôn có sự thay đổi nhưng có những thời điểm sự thay đổi đó trở thành một cao trào. Theo tôi, thi ca việt nam ít nhất đã có hai lần lột xác và hiện nay đang manh nha một lần lột xác thứ ba. Chúng ta cần đặt ra hai câu hỏi

   Thứ nhất :Cái gì đã làm cho thi ca việt nam lột xác

   Thứ hai :Lần lột xác này sẽ dẫn thi ca việt nam đi theo hướng nào?

Lần lột xác đầu tiên của thơ việt nam chính là phong trào thơ mới (1930-1945) như chúng ta đã biết,phong trào thơ mới đã để lại những nhà thơ tiêu biểu nhất việt nam như Xuân diệu, chế lan viên, Huy cận v…v…
Trước năm 1930 nước ta chỉ là một nước nông nghiệp thuần túy. Có thể nói một trăm phần trăm là nông dân với nền văn hóa chủ yếu là văn hóa làng xã , chỉ trừ một số rất nhỏ quan lại và các thợ thủ công cộng với ảnh hưởng nặng nề của nho giáo tình hình xã hội ấy kéo dài suốt hàng chục thế kỉ nên trước năm 1930 nền thi ca VN không có một sự thay đổi nào mạnh mẽ . Nhưng sau 1930 trở đi tình hình đã đổi khác.Cùng với sự ra đời của hàng loạt đô thị là một tầng lớp tiểu tư sản thành thị hình thành. Cùng với học vấn và ảnh hưởng của nền văn hóa pháp. Tầng lớp này cảm nhận cuộc sống hoàn toàn khác với tầng lớp sĩ phu trước đó và như tôi đã nói : Sự cảm nhận cuộc sống thay đổi tức khắc thơ sẽ thay đổi theo và một cuộc lột xác của thi ca đã xảy ra . Phong trào thơ mới đã thay đổi tận gốc rễ của thơ VN từ hình thức đến cách cảm nhận cuộc sống. Nó đã đưa cái “Tôi” lên đỉnh cao. Mọi nhận thức, cảm nhận cuộc sống đều thông qua cái “ Tôi” ấy và điều đó phù hợp với sự thay đổi về nhận thức của người đọc nên nó được cuộc sống đón nhận
Cuộc lột xác thứ hai , theo tôi ,là bắt đầu từ năm1965 ,năm Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền bắc và cuộc kháng chiến chống mỹ trở nên khốc liệt trong cả nước. Trong một cuộc chiến tranh ác liệt, cái “Tôi” trong mỗi một cá nhân con người tất sẽ bị chìm nghỉm trong cái chung của cả cộng đồng. Trong cuộc chiến đó,không một cá thể nào có thể tồn tại nếu định tách riêng ra một mình . Cái “Tôi” buộc phải chuyển thành cái ‘Ta” được hòa tan vào toàn thể cộng đồng và trở thành “Chúng ta”. Chính trong những ngày ấy, Chế Lan Viên đã viết

       Ta là ai , một câu hỏi siêu hình
       Ngọn gió hư vô thổi nghìn nến tắt
       Ta vì ai sẽ xoay chiều ngọn bấc
       Bàn tay người thắp sáng triệu chồi xanh

Cuộc sống khắc nghiệt. mong manh sự kiện đầy ắp ,dồn dập, không gian sống được mở rộng .Tất cả những điều ấy làm nhà thơ thay đổi cách cảm nhận cuộc sống của mình và như một quy luật tất yếu thơ cũng thay đổi theo. Ở thời kỳ này, Để đáp ứng được sự dồn nén của các sự kiện và tính thời sự của các sự kiện ấy, văn xuôi đã tràn vào trong thơ. Dung lượng của các bài thơ cứ lớn dần lên. Bài thơ cứ dài dần ra và thể loại trường ca xuất hiện như là một tất yếu. Chính trong giai đoạn này, những trường ca như Trường ca chim chơ rao của Thu Bồn hay Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã ra đời
Khi văn xuôi tràn vào trong thơ nó đã làm cho thơ có một diện mạo hoàn toàn mới. Thơ nói được nhiều hơn,thậm chí nó đã làm một phần nhiệm vụ của văn xuôi đó là miêu tả sự việc. Tính thời sự của thơ cũng được nâng cao nhưng tiếc rằng chính nó cũng làm giảm đi tính khái quát và sự lắng đọng của thơ
Lần lột xác thứ nhất, phong trào thơ mới đã được các nhà nghiên cứu văn học nghiên cứu đầy đủ. Còn lần thứ hai thì chưa có một tài liệu nào. Thậm chí cũng chưa từng ai nói đến có một sự lột xác lần hai của thơ. Những điều tôi viết trên đây chỉ là sự cảm nhận và đánh giá của riêng cá nhân tôi. Sai đúng thế nào tôi mong cùng mọi người bàn luận
Hiện nay, đang có một sự hô hào nổi loạn trong thơ đúng như bạn Kẻ Ngu nói. Sự lột xác đang manh nha hình thành. Nó chưa định hình nên để trả lời câu hỏi :Sự lột xác lần này sẽ dẫn nền thi ca của chúng ta đi về đâu ? là một điều rất khó khăn. Nhưng chúng ta có thể tiên lượng được một vài điều nó sẽ xảy ra
Sau hai mươi năm đổi mới ,với chính sách kinh tế thị trường và sự hòa nhập thế giới không những về kinh tế mà cả văn hóa và chính trị,đất nước đã có một sự thay đổi to lớn.Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ .Trong nền kinh tế ấy vai trò của cá nhân có tính quyết định vì vậy lại một lần nữa cái “Tôi” dần dần sẽ thay thế cho từ “Chúng ta”. Cái “Tôi” lên ngôi và thơ chắc chắn sẽ lại thay đổi. Chỉ có điều cái tôi lần này khác hẳn cái tôi của thời kì thơ mới.
Nếu cái tôi của thời kì thơ mới là một cái tôi luôn thấy mình nhỏ bé trước cuộc đời thì cái “Tôi” hiện nay là một cái “Tôi” đầy mạnh mẽ luôn luôn muốn tự khẳng định mình trước cuộc sống và thậm chí nhiều lúc cái tôi ấy trở nên cuồng ngạo. Nếu như người xưa cũng ngông, cũng ngạo . Nhưng cái ngông , cái ngạo của người xưa đều dựa trên những thành tựu mà chính họ đã đạt đưộc trong cuộc đời

   Cưỡi đầu \người kể đã ba phen

       Di chúc (Nguyễn khuyến )

Còn giới trẻ ngày nay cũng ngông nhưng mà là ngông nghênh > Họ không có đưộc bất cứ một thành tựu nào đáng kể nhưng họ vẫn ngông vẫn nghĩ mình là đệ nhất nhân . Ở trang thơ trẻ. Com tôi còn gặp một anh chàng tự khoác cho mình cái áo “Đại thi hào số1 của Việt Nam “ và anh chàng còn hùng hồn tuyên bố “Kéo cổ Nguyễn DU xuống đất” trong khi có một câu thơ rất sâu sắc của Đặng Vương Hưng

       Cả đời tìm ở đẩu đâu
       Về quê lại thấy con trâu cái cày

Thì anh ta bình rằng “ Về quê không thấy con trâu với cái cày thì thấy cái gì ? “
Nếu ngày xưa cô gái

       Không mơ ruộng cả ao liền
       Chỉ mê cái bút cái nghiên anh đồ

Thì giờ đây các cô gái chỉ mê một anh đồ có cả bút nghiên lẫn ruộng cả ao liền còn những chàng trai thì không chấp nhận hai từ “Hàn sỹ” họ muốn là “Phú sỹ”
Nếu phong trào thơ mới buồn là nét chủ đạo của thơ. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị thấy mình bé nhỏ, bơ vơ trước thời cuộc, một nỗi buồn thời thế

   Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ
   Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
   Giữa biển rộng cần gì phương hướng nữa
   Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

Thì thơ trẻ hiện nay nỗi buồn thời thế đã biến mất. Tuổi trẻ hiện nay không quan tâm nhiều đến chính trị. Nhịp sống gấp gáp , Cuộn xoáy khiến cho họ không có đủ thời gian để quan tâm đến những thứ không đẻ ra tiền . Nỗi buồn nhân thế của thơ mới cũng gần như là mất có chăng chỉ còn là những tiếng thơ nhỏ lẻ và bị chìm đi vì một lí do rất đơn giản cuộc sống hiện đại và với một mô hình gia đình ít con làm cho làm cho lớp trẻ trở nên ích kỉ, họ chỉ sống vì mình không quan tâm đến mọi người . Mối quan tâm nhân thế mà mất thì nỗi buồn nhân thế làm sao có thể tồn tại. Nhưng cái buồn thân thế thì không mất. Nỗi buồn thân thế mãi mãi sẽ đồng hành cùng với thơ vì nỗi buồn thân thế luôn luôn đồng hành với con người . AI cũng phải nếm trải nhưng chua cay của sự đổ vỡ trong sự nghiệp cũng như trong tình ái

Nếu như thời 30-45 thơ hầu như chỉ có một không gian chung là tình yêu và thơ sau năm 65 hầu như chỉ có một không gian đó là chống ngoại xâm thì tương lai không gian của thơ sẽ bị xé thành nhiều mảng nhỏ tuy tình yêu vẫn là một không gian được nhắc tới nhiều nhất trong thơ nhưng nó sẽ không còn là một không gian chủ đạo trong thời gian sắp tới. Cũng vì cái tôi lên ngôi và không gian cảm nhận của thơ bị sé nhỏ nên trường ca sẽ biến mất. Thơ sẽ trở nên ngắn hơn, cô đọng hơn và thơ sẽ trở nên kì quái hơn vì một lí do rất đơn giản lớp trẻ muốn khẳng định mình không muốn bó mình trong những khuôn khổ cũ nên con đường kì quái là một sự lựa chọn dễ dàng nhất và dễ gây ấn tượng nhất . Nhưng trong một tương lai xa thì loại thơ kì quái sẽ dần dần mất đi. Thực ra thơ kì quái không phải bây giờ mới xuất hiện. Những ngày đầu của thơ mới 30—45 nó đã từng xuất hiện nhưng rồi nó biến mất dần vì không có người đọc. Sức sống của tâm hồn việt và nền văn hóa việt là hết sức mạnh mẽ. người việt chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận những thứ quá lố bịch. Còn vấn đề “ Dùng nhiều từ tục tĩu”như trong thư bạn Kẻ Ngu nói. Về vấn đề này tôi xin được trao đổi như sau
Thực ra vấn đề” Dục”trong thơ đã có từ thời bà Hồ Xuân Hương chứ không phải bây giờ mới xuất hiên. Chỉ có điều thời Hồ xuân Hương chữ dục được nhắc đến một cách gián tiếp . Nó được dùng làm biểu tượng để nói đến một khát vọng tình yêu. Một đòi hỏi về tinh thần. Môt thứ bất công trong xã hội mà người phụ nữ phải gánh chịu. Chữ dục thời bà dùng không mang nét nhục dục .Nhưng xã hội phát triển lên ,tính dục không còn mang tính tinh thần thuần túy nữa mà còn mang tính vật chất. Nó như là một sự hưởng thụ trong cuộc sống. Thời Nguyễn Bính thậm chí đến từ yêu nhau người con gái còn không dám nhắc đến

   Hình như họ biết chúng mình với nhau

Nhưng hiện nay ,con gái sẵn sàng sống thử với một người đàn ông. Chính vì vậy nhục dục đã tràn vào văn xuôi từ lâu rồi . Các nhà văn đã tả những cảnh làm tình, thủ dâm một cách không e dè. Tất yếu nó sẽ tràn vào thơ. Ngày trước, nói đến chữ tình như một cái gì thiêng liêng cao đẹp thì sắp tới tôi nghĩ chữ tình sẽ được nói tới một cách trực diện hơn, tục hơn rất nhiều. Đây là điều tôi và nhiều người khác không muốn có nhưng tôi nghĩ chúng ta không thể thay đổi được.Tương lai thơ sẽ mất đi rất nhiều vẻ đẹp mà thơ vốn có. Đúng là một thảm họa

   Hà nội 21-1-200
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
@anh Duyên! hôm nay em mới vào đây, cảm ơn anh nhiều và cũng thấy tiếc cho ai chưa đọc , rất hay anh ạ!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

Đọc bài này cũng thấy thật hay nhưng cũng thấy may là Thi Viện mình không thấy có bóng dáng của sự nổi loạn đó. Nó ở đâu đó rất xa...
Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

VỀ THƠ NỔI LOẠN

Mọi sự nổi loạn đều chẳng tồn tại được lâu
Bởi tự bản thân chứa trong mình sự "loạn".
Chỉ có cải tiến, sáng tạo hay cách mạng
Nhưng không thể mang sự "loạn" trong mình.

Phải hiểu thật sâu quá khứ, nhân tình
Phải nắm thật vững, thật tinh kỹ thuật
Phải biến được ảo tưởng thành sự thật
Mới có thể mong "làm loạn" chính bản thân!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Cao Trung Nhan đã viết:
Đọc bài này cũng thấy thật hay nhưng cũng thấy may là Thi Viện mình không thấy có bóng dáng của sự nổi loạn đó. Nó ở đâu đó rất xa...


Có đúng thế không hả bạn? Tôi thì thấy trong thi viện này ít nhất (Vì tôi chưa đọc hết của mọi người) có một người đang "Nổi nhưng chưa đến mức loạn"
Liệu bao giờ đến mức loạn thì tôi không rõ

Cám ơn tất cả các bạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Hihi,bây giờ người ta không gọi là nhục dục,mà gọi là sự hoà hợp trong thẳm sâu tâm hồn của hai thể xác,những gì trần trụi nhất là những gì sâu thẳm nhất:))
Thằng bạn em bảo hay,em bảo đọc thấy sợ.Mày thích mày đọc,tao không thích tao...không đọc :P
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

Nguyễn thế Duyên đã viết:
Cao Trung Nhan đã viết:
Đọc bài này cũng thấy thật hay nhưng cũng thấy may là Thi Viện mình không thấy có bóng dáng của sự nổi loạn đó. Nó ở đâu đó rất xa...



Có đúng thế không hả bạn? Tôi thì thấy trong thi viện này ít nhất (Vì tôi chưa đọc hết của mọi người) có một người đang "Nổi nhưng chưa đến mức loạn"
Liệu bao giờ đến mức loạn thì tôi không rõ

Cám ơn tất cả các bạn
 Bạn Duyên nói làm CTN tò mò quá: Thi Viện có một người ư? Đúng là CTN lười không đọc được nhiều.
Tất cả các bài CTN đọc đều mang đậm tính chia sẻ, thanh nhã, không thấy có các tính chất như trong bài của bạn đã viết. Hay tại CTN không đủ khả năng để nhận ra.
Đọc được thơ quả thật là khó!
Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Ở TV giờ có chú caonguyen đang làm thơ tân hình thức.Ngày xưa có Phan Đức Dũng nhưng tác giả này hơi tếu nên bị Mod khoá nick

Nói chung em thấy việc này không đáng bận tâm lắm.Cuộc sống có tính sàng lọc.Mà nếu lọc hông kĩ thì chia ra hai nhánh khác nhau chẳng hạn.Giống như ngày xưa võ công có chính giáo và ma giáo uýnh nhau tùm lum.Thời hiện đại thì hông có chính giáo hay ma giáo mà họ gọi là tụi giết người:))

Có điều  vẫn có những nhiếp ảnh gia bất tài đi chụp bức hình khoả thân nghệ thuật lại thành ra bức hình khiêu dâm :))

Con người tạo ra quần áo hông chỉ để mặc cho ấm,mà còn mặc cho đẹp.Cái gì trần trụi quá thì hông đẹp nữa.Xưa các cô gái mặc kín đáo lắm,ai lơ là hở ra tí là ngượng chín cả mặt.Giờ thì hở ngực hở đùi lung tung cả lên,thấy mãi cũng nhàm,chả buồn nhìn

Điều đáng lo hơn ở thơ là thơ xưa người ta vẫn nhớ,vẫn thuộc,thơ hai mươi năm lại đây người bình thường chả ai thuộc.Hông biết hai mươi năm nữa có thuộc hông.Với cả tân hình thức hay đường luật tự do gì thì giới trẻ có mấy ai biết làm thơ đâu.Mà để viết cho ra thơ đâu có khó
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

vịt anh đã viết:
Hihi,bây giờ người ta không gọi là nhục dục,mà gọi là sự hoà hợp trong thẳm sâu tâm hồn của hai thể xác,những gì trần trụi nhất là những gì sâu thẳm nhất:))
Thằng bạn em bảo hay,em bảo đọc thấy sợ.Mày thích mày đọc,tao không thích tao...không đọc :P
Tình Dục

Tình dục là thứ ban cho con người sung sướng
Trên cơ sở đó duy trì được nòi giống của mình
Vấn đề là ở đâu, như thế nào và đừng ảo tưởng
Đừng cho rằng tình dục là duy nhất cứu tinh!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khoa Vũ

Nếu như lập một chủ đề, tác giả chỉ đề một hoặc vài bài tâm đắc. Để mọi người cùng bình, cùng cảm nhận, luận cái hay, cái thiếu của bài này bài kia. Theo tôi như thế mới là cái thú.
Xin lỗi vì đi lạc chủ đề.
Bài viết rất đáng quan tâm, nhưng hình như chẳng nhiều người quan tâm lắm :D
Chia buồn anh Duyên.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối