Trang trong tổng số 3 trang (23 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Nhân có topic của bác TAL về Olga Becgôn, em xin được post vào đây bài thơ dài mới dịch. Bài thơ này là một bài trong chùm thơ viết về thảo nguyên sông Đông và Volga... viết về thời tuổi trẻ Xô Viết góp công xây dựng đất nước sau chiến tranh chống Phát xít. Bài này Olga viết kiểu tự do, dàn trải theo ký ức, đọc mệt lắm. Nhưng mà cứ thử gửi lên để các bác đọc và góp ý.
@Biển nhớ ngó xem hộ tớ nhé:
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

LẠI MỘT MÌNH ĐƠN ĐỘC LÊN ĐƯỜNG

Lại một mình đơn độc lên đường
Đường mong ước  mà lắc lơ, bất trắc
Niềm phóng khoáng, nỗi âu lo cùng đốt tim bỏng rát
Đứng bậc cửa toa tàu, nỗi ớn lạnh rít qua tai

Dường như tôi đang tìm đến  tuổi xuân ở cuối chặng đường dài
Nơi nào nhỉ? Bao giờ? Liệu tôi có nhận ra người khi gặp mặt?
Buổi chiều ấy có xanh biếc lên khao khát?
Ngôi sao mai có hiền dịu như xưa?

Ngôi sao đầu tiên đã từng thế, rụt rè mơ
Mọc âm thầm trên đỉnh  cao lồng lộng
Rồi cháy bùng, rồi bay theo con tàu đang phóng
Suốt cuộc hành trình qua khung cửa… mãi kề bên

Ga xép lẻ loi, nơi mong muốn cứ dội lên
Được nhảy khỏi toa tàu, chạy theo đường mòn khúc khuỷu
Nơi thân trắng lá xanh cánh rừng thưa kỳ diệu
Ước ở lại chòi canh bằng gỗ suốt đời

Một bến đợi lạ lùng trong đêm tối cuối trời
Lửa sáng  trên bờ, lửa ở sâu đáy nước
Ai đó tôi không quen đứng chờ đây từ trước
Mà từ xa tôi cũng có thể nhận ra

Chỉ một phút nữa thôi tôi sẽ nghe thấy người ta:
“Em đây rồi. Anh đến với em, em có biết?”
Phút đầu tiên tôi không thốt nên lời gì hết
Chỉ chìa tay đón số phận của mình...

Ôi cứ cho điều này chẳng xảy ra đâu,
          Cũng chẳng sao
                       Tôi vẫn đinh ninh
Mà biết đâu cũng thể xảy ra?!
                   Tim khởi sắc hồi sinh
Vẫn hứa hẹn một hạnh phúc cho mình, vẫn khiến lòng bất an lo lắng
Trên con đường đến lao động miệt mài và lớn lao như Trái đất ..???

Tôi có gặp được chăng ga xép ấy  xa vời
Một bến đợi với những lời mê hoặc thế
Khi từ lâu tôi biết mình không thể
Cùng thành phố, ngôi nhà và cả anh nữa… chia tay…?

********************************************************
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Rồi cuối cùng tôi cũng gặp được người đây
Tuổi trẻ tôi diệu kỳ… nhưng người đã khác!
Mình gặp nhau bên mố cầu đen xơ xác
Của vùng thảo nguyên sông Đông bạt gió đêm nào

Nơi tuyết trải trắng trời trắng lên tận những vì sao
Nơi tiếng lục lạc bùa mê nức nở
Những bác xà ích lặng người nghe bài ca trăn trở
Chẳng có gì  buồn và trong sáng thiết tha hơn

Không khoác bộ áo phi công xanh thẫm đã sờn
Mặc đồ khác, dáng đi dường cũng khác
Như một người công nhân bình thường nơi sông Đông và Volga gió cát
Tuổi thanh xuân đã như thế đón chào tôi

Sẽ rất lâu tôi sống trên đời
Bằng ký ức buổi gặp người giản dị
Đầy  khắc nghiệt mà sao kiêu hãnh thế
Chẳng hề dịu dàng đâu tháng hai ấy chiều đông
Được ghi dấu bằng nỗi niềm sắt đá bên lòng
Và vẻ đẹp kiêu sa bi tráng!

******************************************************************

Lần đó chúng tôi ba người trên bến
Tận bây giờ vẫn chưa biết về nhau
Cùng lặng lẽ sưởi đôi tay bên ngọn lửa ấm màu
Lúc ban đầu chưa vội vàng bắt chuyện

Cùng độ tuổi, cả ba từng  mải miết
Suốt cuộc đời mình mang giấc mộng như nhau
Một người năm ba mươi xây nhà máy Tractor
Năm bốn mốt lại xả thân mình mà bảo vệ

Người kia kéo sụp mũ lên mái đầu muối tiêu và kể
Rằng đã từng lái xe trên hồ Ladoga đóng băng
Cứu trợ thành Len nạn đói ngập tràn
Đi trong gió tuyết thế này… đã qua rồi  mười năm chẵn

Thậm chí lũ chúng tôi còn cùng tưởng lại tuổi thơ xa vắng
Ôn lại thời nội chiến năm nao, lời hiệu triệu cứu đói năm nào
Rồi ánh điện đầu tiên từ Volkhov dâng trào
Rọi thẳng vào tuổi thanh xuân
              Rọi vào ngôi trường yêu dấu

Tưởng lại ngày rời chiếc bàn học sinh thơ ấu
Bỏ lại cho các em, chúng tôi bước vào đời
Đến với hăng say lao  động, trải trước mắt sáng ngời:
Tấm bản đồ khai hoang đất ông cha máu thịt
Lấp lánh ngọn lửa nhiều màu vui say nồng nhiệt

Thế rồi đất nước tôi từ trẻ đến già
Hồi hộp dõi về  ngày khánh thành thủy điện
Đập bê tông trên sông Dnhep
Đã từng là biểu tượng thế hệ tôi tự hào khôn xiết

Rồi lửa cháy rực trời thành Madrid
Hăm hở lên đường Đoàn người Xô viết
Trong  bão tố hiểm nguy tiếp ứng không nề
Tây Ban Nha vang hy vọng tràn trề
Giọng của Dolores Ibarruri: “Chúng ta sẽ vượt qua  tất cả!”

Ngoảnh lại phía sau còn đó những phong ba
Những mất mát, chiến tranh, những miệt mài lao động
Những biến động đẩy đưa cuộc sống
Trải qua ngày chiến thắng năm Bốn lăm
Năm Năm hai mong đợi biển... ngóng trông
Bến tàu xưa trên đất liền trải rộng
Dưới chân người  đất đá vôi nổi giận
Đầy sức sống giống chúng ta người cảm nhận
Được tâm hồn âu yếm chuyến tàu xa
Đang tiến về với bến cảng quê ta

Chúng tôi biết ngày giờ những con tàu sẽ tới
Vời vợi cao bóng tỏa xuống địa cầu
Mang nước sông Đông ào ạt dãi dầu
Đổ vào khoảng bao la Volga phóng khoáng

Chúng tôi đứng đây  ngước nhìn bất giác
Từ trái đất này, từ dưới đáy bụi và tuyết bay
Tưởng chừng thấy đáy con tàu và ánh sáng mê say
Ôi con tàu chính ta đã làm ra
Đang chầm chậm đi qua số phận mình  kỳ lạ
May mắn nhé trên bước đường mới lạ!

Người lên đường đến Matxcơva
Từ bờ bến  này lạc vào bến bờ xa
Đi dưới những khải hoàn môn bát ngát
Hãy vững chân đi đúng con đường diệu kỳ khao khát
Tới  mỗi cửa sông, trên mỗi bến tàu
Kiêu hãnh vô cùng và rất  vui tươi
Nhưng chớ quên đi bao con người hồn hậu
Đã xây dựng kênh đào cho tàu đi phơi phới

**************************************************************


Cạnh những tháp bơm ngày đêm gió thổi
Sau tường chắn bê tông sông Đông vẫn dâng trào
Sông tiến đến gần, sông chờ đợi khát khao
Đợi con sóng đầu được ào vào ôm lấy biển

Bờ biển ấy do con đập chắn dựng lên nghễu nghện
Như một phần của trái đất rất lớn lao
Dãy núi đồi đỉnh nhọn vươn cao
Thấp thoáng hiện mờ dần nơi xa lắc

Nơi có bóng sao nặng nề đỏ thắm
Xuyên qua màn đêm gắn vĩnh viễn lên  trời
Sáng trên chiếc cần cẩu lấp lánh ánh ngời
Từ phía bến tàu nhìn rõ ngôi sao ấy
Con đập vững vàng rắn chắc đứng đây
Hơn cả đá hoa cương, giữ biển yên mãi mãi

Nào phải chỉ trong phòng thí nghiệm thử độ đúng sai
Chính ở đây đất vượt qua thử thách
Bằng khó nhọc tình yêu, bằng khổ đau mất mát
Lịch sử đi những bước tiến không chùn

Nào chọn thử đá bền qua lạnh giá nắng hun
Với nhiều mẫu, cuối cùng ta đã thấy
Một loại đá bền lòng như tim ấy
Chịu đựng vượt qua lao động đấu tranh
Khiến bờ nay vững chãi yên lành
Sừng sững trên bình nguyên thành đồng rắn chắc
Ôm ấp biển xanh, nâng niu tuyết trắng
Tuyết trắng vĩnh hằng trên thảo nguyên từ thuở xa xưa

Từ thành đập xuyên thủng sương mù
Một tòa  nhà gạnh trắng màu thanh thoát
Phát ra hào quang hàng trăm tia sáng
Như ngọc trai tỏa ấm trong đêm

Màn sương.. màn sương lân tinh giá buốt ngời lên
Những đống lửa, tuyết rơi, vòng người quây vui nhộn
Đất trên những quả đồi,
             Sườn đê dựng cao ghê rợn
Ngôi sao xa.. và tiếng hò reo:
             “Sông Đông đã tràn vào!!”

Ánh sáng rùng mình thay đổi gam màu
Máy khởi động và chúng tôi nín lặng
Phía bên kia cống nước và thành bê tông đang  yên ắng
Bỗng réo sôi chuyển động nước dòng  Đông

Từng đợt sóng bạc đầu lạnh cóng
Khỏe  như sức mạnh  cả loài người
Ào về phía Volga từ tháp nước cao vời
Con sóng đầu tiên của sông Đông vĩ đại

Trải qua nhiều sóng gió đời nhìn lại
Số phận ơi tôi tha thứ hết cho người
Bởi ơn người đêm ấy không nguôi
Khi cùng với nhân dân tôi đón đợt sóng đầu tiên từ dòng Đông đổ vào Volga yêu dấu

Chẳng dễ dàng đâu con sóng ban đầu
Từ sông Đông chảy về Volga thời đó
Nào ai hay  từ  Đại Tây Dương sóng đùa ngọn gió
Tia mắt chiến tranh sắc lạnh thăm dò
Săm soi buổi chiều thiêng mắt rắn độc cứng  đờ
Nhìn thấy hết tòa nhà, hồ nước
Thấy những điều quý giá được nâng niu, mơ ước
Gã đã tâm tâm niệm niệm một điều
                      Rằng phá hết..
Như  từng phá tan nhà máy Tractor năm Bốn hai khốc liệt!

Nhưng chúng tôi… Chúng tôi nhớ tháng năm dài bất diệt
Nhớ tháng hai năm Bốn ba mảnh đất kiên cường
Nơi đón nước sông Đông
Nơi biển dậy trào dâng trên máu xương chiến sĩ
Trên chiến tuyến vinh quang, biển thành tượng đài thế kỷ
Bẻ gãy sống lưng quân phát xít điên cuồng

Hãy để những kẻ thích đem chiến tranh đe dọa dân thường
Không giây phút nào được quên tháng năm sôi sục nhất
Cho chúng biết rằng chẳng bao giờ có điêu tàn đổ nát
Đất nước này ta xây dựng vững bền
Xây dựng cho muôn đời vĩnh viễn bình yên

... Tháng 4 năm 1952...


(Dịch xong bài này muốn nổ đầu luôn vì căng thẳng. Không hiểu do từ ngữ của Bà Olga hay là do tưởng tượng ra thời khốc liệt ấy!)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thichanlac

Gửi Hoa Xuân Tuyết !
Các pac chỉ biết vỗ tay và hoan hô em thôi.
Em hãy post vào mục Thêm bài thơ đi.  Cả trang nuocnga.net nữa. Ở đó có nhiều người sành thơ Nga. Họ sẽ đánh giá hết tài năng của em. Tôi nhớ một chuyện truyền miệng, chẳng biết chính xác đến mức nào, nhưng cũng đáng kể lại: Vào năm 1918, Lê Nin nhận được bức điện gửi từ toà báo Pravda, nội dung: Ban biên tập nhận được một bài báo mà theo họ là có vấn đề. Họ chưa dám đăng và muốn Lê Nin cho ý kiến. Lê Nin trả lời: Theo tôi, các đồng chí cứ cho đăng. Nếu quả tình bài báo có vấn đề, thì ngày mai dư luận sẽ có ý kiến.
Đúng là một lãnh tụ thiên tài !
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

:-)
Em cảm ơn Bác có lời khen. Tài năng thì không dám nhận ạ, nhưng mà tâm huyết thì đầy mình. Em đang rất cố gắng :-).
Chỉ tội em bị bệnh lười... lười vào các diễn đàn khác. Trước đây em hay vào đọc các Diễn đàn chứ chưa bao giờ tham gia. Nay hình như có duyên với Thi viện nên lưu luyến nơi này mãi, chả muốn đi đâu nữa cả hì hì.

Bài thơ "Cái chết của Lênin" Thép Mới dịch rất hay, bác ạ. Nhưng em nghĩ chắc ở đâu đó phải có trọn vẹn cả bản trường ca của ông chứ ạ? Bác thử tìm giúp em với...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bài thơ "Gửi bạn bè" Olga Becgôn viết khoảng những năm 1835 -1936. Năm ấy Boris Kornilov bị khai trừ ra khỏi Hội nhà văn Xô viết. Ngày 19 tháng 3 năm 1937, ông bị bắt với tội danh sáng tác và tuyên truyền phản cách mạng. Ngày 20 tháng 2 năm 1938, ông bị kết án tử hình và bị đưa ra pháp trường ngay hôm đó.

ПРИЯТЕЛЯМ

Мы прощаемся, мы наготове,
мы разъедемся кто куда.
Нет, не вспомнит на добром слове
обо мне никто, никогда.

Сколько раз посмеетесь, сколько
оклевещете, не ценя,
за веселую скороговорку,
за упрямство мое меня?

Не потрафила — что ж, простите,
обращаюсь сразу ко всем.
Что ж, попробуйте разлюбите,
позабудьте меня совсем.

Я исхода не предрекаю,
я не жалуюсь, не горжусь…
Я ведь знаю, что я — такая,
одному в подруги гожусь.

Он один меня не осудит,
как любой и лучший из вас,
на мгновение не забудет,
под угрозами не предаст.

…И когда зарастут дорожки,
где ходила с вами вдвоем,
я-то вспомню вас на хорошем,
на певучем слове своем.

Я-то знаю, кто вы такие, —
бережете сердца свои…
Дорогие мои, дорогие,
ненадежные вы мои…


GỬI BẠN BÈ

(Thụy Anh dịch)

Ta chia tay, ta đã sẵn sàng
Đường muôn ngả người đi kẻ đến
Nhưng nhớ về tôi với tình thương mến
Sẽ chẳng một ai và chẳng bao giờ!

Sẽ còn bao lần nữa đây cười nhạo cợt đùa
Sẽ còn bao lần đặt điều oan trái
Chẳng quý trọng bởi trò vui nói lái
Và tính tình ương ngạnh của tôi?

Không được lòng ai – thôi vậy, các người
Cho qua đi! -  Tôi xin nói cùng tất cả!
Hãy cứ thử ghét bỏ tôi cho hả
Thử quên tôi mãi mãi trong đời

Tôi nào tiên liệu trước cái kết cục xa vời
Không thở than cũng chẳng hề kiêu ngạo
Bởi vẫn biết giữa bốn bề nhộn nhạo
Chỉ một người cần người bạn như tôi!

Một mình anh không chỉ trích tơi bời
Như đám đông kia – mỗi con người tử tế!
Anh không quên tôi dù trong vài khắc lẻ
Không phản bội tôi dù cổ dao kề

Và khi rêu phong phủ kín mọi đường về
Nơi ta đã từng bên nhau dạo bước
Tôi sẽ nhớ về các người như thuở trước
Với lời ca xinh rộn rã của mình

Các người là ai - tôi quá biết sự tình
Hãy dè sẻn giữ khư khư tim lạnh
Những người bạn tôi ơi, bạn thân mến hỡi
Những người bất trung bất tín của đời tôi

1935-1936
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Geo

Bài CHUYỆN MƯỜI NĂM TRƯỚC theo Geo tìm hiểu thì hiện ở Việt Nam không ai được trông thấy bản gốc tiếng Nga. Hỏi người Nga họ cũng không biết Bexonov là ai. "Ông này" không phải hội viên hội Nhà văn Liên Xô, người Nga không hề biết ông, nhưng ông lại nổi tiếng ở Việt Nam qua bàn dịch được viết là của Xuân Diệu. Tiếc là XD đã thành người thiên cổ, không thể hỏi gì ông được nữa.
Bài Chuyện mười năm trước viết khá dễ dãi, không phải phong cách của Olga, cũng như Kornilov. Geo cho là bài Chuyện mười năm trước là của một người Việt làm. Những tình tiết:

Biết đi đâu về đâu
Con đò không bến đợi

Những mùa xuân đã qua
Tiếng ve về thổn thức

Là cách cảm của người Việt, xa lạ với người Nga và châu Âu nói chung.
Cảm ơn bạn đã đọc bài của Geo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Về ông này, cháu đã hỏi người nhà của Olga, hồi ở bên đó. Đây là một "huyền thoại" của riêng độc giả Việt Nam thôi chú ạ.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

xuongrongnho

các bác có ai có toàn bộ bài thơ "Cái chết của Lênin" post lên cho e xem với. Em thanks nhiều!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

xuongrongnho

e thấy bác Hoa Xuyên Tuyết có nhắc đến bài "Cái chết của Lenin" do Thép Mới dịch rất hay. Bác có bản dịch đó post lên cho e với nha. E cảm ơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (23 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối