Trang trong tổng số 20 trang (198 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Cảm ơn bạn, 2 tác giả trên đã được cập nhật.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Phạm Ngũ Lão ( 范五老; 1255–1320)
Sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Ông mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi.
Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255), tại làng , nay là Ân Thi, Hưng Yên, mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi. Khi Phạm Ngũ lão mất, Vua Trần Minh Tông vô cùng thương tiếc thương tiếc nên nghỉ chầu đến năm ngày. Đó là một ân điển đặc biệt mà đương thời, ngay cả quý tộc họ Trần cũng không mấy ai có được. Về việc Phạm Ngũ Lão được hưởng ân huệ đặc biệt này, sách ”Đại Việt sử ký toàn thư” (bản kỷ, quyển 6, tờ 38 a - b) chép rằng: ”Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, sống phóng khoáng, có chí lớn thích ngâm thơ, xem qua có vẻ như không để ý đến việc võ bị nhưng quân do ông chỉ huy thực là đội quân trên dưới như cha con, hễ đánh là thắng”
Ông là danh tướng giỏi của triều Trần, là chỗ dựa tin cậy của 3 triều vua nhà Trần. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ hai (1285-1287) và lần thứ ba (1288) ông lập được nhiều chiến công lớn tại các trận: Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, Nội Bàng, Lạng Sơn...  Từ năm 1294 đến 1318, Phạm Ngũ Lão đã bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng. Năm 1302, nghịch thần Biếm nổi lên chống lại triều đình, cũng bị Phạm Ngũ Lão đập tan.
Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu.
Không chỉ có tài về quân sự, mà còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật Hoài (Tỏ Lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
Viếng Thượng Tướng Quốc Công Hưng Đạo Đại Vương
(Tác dịch: Thái Bá Tân)
Tiếng chuông Trường Lạc* tiễn đưa ông.
Hiu hiu gió thổi, thật đau lòng.
Gương sáng muôn đời nay đã vỡ.
Tường thành vạn dặm, có thành không.
Buồn thấy mây che đường sạn đạo**.
Lệ trào, mưa phủ kín trên sông.
Đọc văn, xúc động lời cô đúc.
Ngâm thơ, lai láng nước xuôi dòng.
* Tên một cung đời Hán. Tác giả dùng để chỉ một cung nhà Trần thời bấy giờ.
** Đường sạn đạo là lối đi trên cao, thông từ nơi này sang nơi khác ở những vùng núi non hiểm trở. Điển cố này này dùng để nhắc đến công lao của Hàn Tín khi giúp Hán Cao Tổ. Tác giả ví Trần Hưng Đạo với Hàn Tín.
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Đông Hồ

Tên thật: Lâm Kỳ Phác (Tấn Phác)
Hiệu Đông Hồ (Ông sinh trưởng ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, một thắng cảnh trong Hà Tiên thập cảnh); Thủy Cổ Nguyệt (chiết tự chữ hồ)

Ông sinh trưởng ở nơi cùng tịch, nên chữ Pháp, chữ Hán đều được học rất ít. Chỉ chuyên tự học tiếng Việt mà thành văn, thi tài. Từ năm 1923 đến năm 1933, viết cho tạp chí Nam Phong xuất bản ở Hà Nội, trong đó, làm văn nhiều hơn làm thơ. Năm 1935, nghỉ viết báo Nam Phong, chủ trương tuần báo Sống, tự lực xuất bản ở Sài Gòn. Năm 1953, giám đốc Nhân Loại tập san, xuất bản ở Sài Gòn, để làm cơ quan cho nhà xuất bản Bốn Phương và nhà Sách Yiểm Yểm thư trang sáng lập từ năm 1950.

Từ năm 1926 đến năm 1934 Ông mở nhà nghiã học trên bờ Đông Hồ lấy tên là "Trí Đức học xá", chủ trương chuyên dạy bằng tiếng Việt, cổ động khuyến khích cho học trò và bè bạn tin tưởng ở tương lai Việt ngữ.

Đã xuất bản:
- Thơ Đông Hồ (Nam Ký thư quán Hà Nội, 1932).
- Linh Phượng, tức Trác Chi Lệ Ký tập (Nam Ký thư quán Hà Nội, 1934).
- Cô Gái Xuân, thơ (Vị Giang văn khố Nam Định, 1935).
- Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc Văn, biên soạn chung với Trúc Hà (Trí Đức học xá, 1936).
- Hà Tiên thập cảnh (Bốn Phương Sài Gòn, 1960).
- Trinh Trắng thơ (Bốn Phương, 1961).
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Nam Hà

Tên thật:   Nam Hà
Sinh năm: 1935
Nơi sinh:  Nghệ An
Quê quán: Hà Nội
Thể loại:    Thơ
Các tác phẩm:
  Khi tổ quốc gọi lên đường


Chúng con chiến đấu…

Đường dài đi giữa Trường Sơn
Nghe vọng bài ca đất nước
 
Đất Nước
Bốn ngàn năm không nghỉ
Những đạo quân song song cùng lịch sử
Đi suốt thời gian, đi suốt không gian
Sừng sững dưới trời anh dũng hiên ngang

Đất Nước
Của những câu chuyện đều làm ta rưng rưng
                                                                  nước mắt
Đã trở thành những bài ca không bao giờ tắt
Trên mỗi con đường mỗi thôn xóm ta qua
Từ non ngàn cho tới biển xa

Đất Nước
Của thơ ca
Của bốn mùa hoa nở
Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian
Nghe xôn xao trong gió hội mây ngàn

Đất Nước
Của những dòng sông
Gọi tên nghe mát rượi tầm hồn
Ngọt lịm những giọng hò xứ sở
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa

Đất Nước
Của những người mẹ
Mặc áo thay vai
Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu

Đất Nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nứơc mắt để dành cho ngày gặp mặt

Đất Nước
Của Bác Hồ
Của óc thông minh và lòng dũng cảm
Của những đèn pha cách mạng
Soi sáng chân trời xuyên suốt đại dương


Ôi tuổi thanh xuân
Mang bốn ngàn năm lịch sử trong tim
Ta sung sướng được làm người con Đất Nước
Ta băng tới trước quân thù như triều như thác
Ta làm bão, làm dông
Ta lay trời chuyển đất
Ta trút hờn căm để làm nên
                                     những vinh quang bất diệt
Giáng xuống quân thù như sấm sét không nguôi
Sức mạnh bốn ngàn năm đã biến thành
                                                     bão lửa ngút trời

Đất Nước
Ta hát mãi bài ca Đất Nước
Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc
Cho mắt ta nhìn tận cùng trời
Và cho chân ta đi tới cuối đất
Ôi! Tổ quốc mà ta yêu quý nhất
Chúng con chiến dấu cho Người sống mãi
Việt Nam ơi!
1966
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Phùng Khắc Bắc

Tiểu sử:
Tên thật: Phùng Khắc Toàn
Sinh năm: 1944
Mất năm: 1990
Bút danh: Phùng Khắc Bắc
Nơi sinh: Thạch Thất  - Hà Tây
Thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết
Các tác phẩm:
    Một chấm xanh (1992)
   Chiều xuân nắng hanh (1997)
    Đời thường
    Ngày hoà bình đầu tiên

Tự do
(Trong tập Một chấm xanh)

Hãy cho ta một lần tự do
Dù ngắn ngủi nhưng một lần cũng đủ
Một giờ, một phút, một lời hay một chỗ
Nhưng đích thực là tự do.

Bởi khó khăn thay, trong cuộc đời này
Từ khi sinh ra nhân loại
Ai cũng đi tìm điều ấy

Lẽ rằng: khi ta sinh ra
Cái tự do đầu tiên của ta là tiếng khóc
Nhung lót ấm, chăn êm, tiếng à ơi vô nghĩa đã cám dỗ để cầm tù
Ta nín thinh - ấy là khắc giây ta đã biến thành người
Và cũng từ khắc giây ấy ủ ươm mầm ao ước
Rồi suốt đời chưa bao giờ có được
Hết sợi dây này, đến sợi dây khác, thay nhau trói buộc
Và vì vậy mà mong ước cứ đầy thêm
Và dù nhỏ nhất, làm ra cuộc sống Người
Chính điều này làm nên Đời
Nhưng cuối cùng lần thứ hai tự do lại đến
Lúc này thì ta nhận được ra nhưng nó chỉ
chợt hiện và chính ta cũng tắt trước nó
Đứng trước biển
Ta như bị tan biến ra và bay lãng đãng qua bờ qua bến
Nhưng không, biển mênh mông
và biển cũng đẹp vô cùng
Biển không bằng một nhánh suối nhỏ, một dòng sông
Bởi biển không hề cạn, vì chỉ nhận
mà chẳng cho ai dòng chảy
Biển nói rằng: biển còn biết chảy vào đâu
Bởi vậy suốt tháng, suốt năm, phải vật lộn với những nghĩ suy trên những ngọn sóng bạc đầu
Nước đấy, nước vô tận mà đời nghèo lênh đênh cứ khát
Ta mới hiểu tự do khó thật
Nhưng vẫn có
Và có hai con đường đi tới nó
Con đường đi vào cõi Chúa
Con đường đi trong nhân gian
Ta chọn con đường thứ hai
Dù gian nan
Dù chỉ một lần
Một lần thôi cũng đủ
Dù một giờ, một phút, một lời hay một chữ
Nhưng đích thực là tự do.
12-1984
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Cập nhật xong 4 tác giả ở trên. Bài thơ của Phạm Ngũ Lão thì em không dám cho lên nhé! :P Cái đấy để anh Điệp làm!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

kimthoty

劉滄,字藴靈,魯人。大中八年進士第,調華原尉,遷龍門令。與李頻同年。詩極清麗,句法絕同趙嘏、許渾,詩一卷。

LƯU THƯƠNG , tự Uẩn Linh , Lỗ nhân . Đại Trung bát niên ( 854 ) tiến sĩ đệ , điều Hoa Nguyên úy , thiên Long Môn lệnh . Dữ  Lý Tần đồng niên . Thi cực thanh lệ , cú pháp tuyệt đồng Triệu Hỗ , Hứa Hồn ,  thi nhất quyển 。
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Nhờ ban điều hành sửa giúp:
Bổ xung thông tin về Tác giả Phạm Ngũ Lão ghi thiếu:
Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là
--------------------------------------------

Bổ xung ảnh

http://i201.photobucket.com/albums/aa277/tranh_album/dongho.jpg
ĐÔNG HỒ
---------------------------------------

http://i201.photobucket.com/albums/aa277/tranh_album/NguyenVuTiem.jpg
NGUYỄN VŨ TIỀM

Tên Thật: Nguyễn Vũ Tiềm
Sinh năm: 1940
Nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội
Bút danh: Hướng Thiện
TÁC PHẨM:
Nữ hoàng trái cây (1987)
Chia tay võ sĩ dế (1988)
Thức đợi hoa Quỳnh (1991)
Thương nhớ tài hoa (1992)
Người thám hiểm thời gian (1993)
Hoài nghi và Tin cậy (2004)
Hương Giao thừa (1994).
--------------------------------------------------

http://i201.photobucket.com/albums/aa277/tranh_album/BuiChiVinh.jpg
BÙI CHÍ VINH

Tên thật: Bùi Chí Vinh, cũng là bút hiệu
Sinh ngày 23-10-1954. Hiện đang sống tại Sài Gòn
Lĩnh vực sáng tác: Thơ, truyện thiếu nhi, viết kịch bản phim
Tác phẩm chính:
 - Thơ tình Bùi Chí Vinh ( thơ, Nxb Trẻ,1989 }
 - Yểu điệu thục nữ ( truyện, Nxb Long An.1990)
 - Tóc tiên ( truyện, Nxb Long An,1991 )....   - Luật nhân quả ( viết chung với Huỳnh Bá Thành,1991 )
 - Hải đại bàng ( Nxb Kim Đồng,1992 )
 - Tứ quái TKKG ( 70 tập, phóng tác từ Stefan Wolf, Nxb Kim Đồng,1994 )
 - 5 Sài Gòn ( 40 tập , Nxb Kim Đồng , 1996-1997 )
 - Ba trong một ( Nxb Kim Đồng, 2002 )
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

http://i201.photobucket.com/albums/aa277/tranh_album/NguyenTrungKien.jpg
NGUYỄN TRUNG KIÊN

Tên thật Nguyễn Trung Kiên
Sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội
Nơi ở: 218/23 Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

Nguyễn Trung Kiên là sinh viên khoa ngữ văn khoá 23 (1997-2001) Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, anh từng là chủ nhiệm CLB Thơ văn của trường, từng tham gia CLB Sáng tác trẻ của Nhà văn hóa Thanh niên, vì hoàn cảnh anh phải bỏ học dở dang hiện đang làm thợ cơ khí tại xưởng của gia đình.

Bài thơ "Đôi dép " của anh  đã được giải 2 chương trình "Tiếng thơ sinh viên" năm 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Nhận định về bài thơ “Đôi dép”, nhà thơ Lê Minh Quốc đã viết như sau "Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế."

2 bài thơ của tác giả chưa có trong Thi Viện

TỰ KIỂM
(Tặng các bạn khoa ngữ văn khóa 23 - Trường ĐHSP TP.HCM)

Những tiếng "chào thầy" tươi tắn dọc hành lang
Ôi những đứa học trò trong lớp em thực tập
Lần đầu tiên, tiếng "thầy" sao mà ấm
Hạnh phúc biết bao, nhưng chợt bàng hoàng.
Ở trường mình cũng có những hành lang
Mỗi sớm chiều thầy bước qua rất vội
Lũ chúng em, những sinh viên năm cuối
Có đứa nào thốt được tiếng chào đâu?
Lũ chúng em gặp thầy đều bước mau
Mặt cúi xuống như một lời thú tội
Tiếng "chào thầy" giảm dần theo số tuổi
Chợt thấy mình có lỗi với tuổi thơ.
Đâu tiếng chào tròn miệng những ngày xưa
Hai tay khoanh và mái đầu cúi nhẹ?
Càng lớn lên, tiếng "chào thầy" càng khẽ
Giờ lặng im khi sắp được làm thầy.
Mai làm sao dạy bảo học trò đây
Khi lễ phép chính mình đánh mất?
Nếu được chào bằng những lời rất thật
Nghĩ về thầy sao khỏi ăn năn?
Ôi! Chúng em là sinh viên khoa văn
Không hiểu được những điều đơn giản ấy
Lớp học chưa tan đã ồn ào đứng dậy
Mai làm thầy, hối hận biết bao nhiêu!
(6-11-1998)

CON NHÂN SƯ

Giữa sa mạc hoang sơ
Con nhân sư
Ôm nỗi khát khao bỏ xác thân dã thú
Một ngày kia
Đứng dậy, làm người.
Thời gian nặng nề trôi
Con nhân sư gục chết
Mang nỗi hận vào luân hồi chuyển kiếp.
Ngàn năm thân dã thú chẳng thành người.
... Thế mà con người
Chỉ cần một giây thôi
Đủ để thành... dã thú!
(9-1997)
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Sarveshvar Dayal Saxena (1927, Ấn Độ)

Tiểu sử:

Là nhà thơ Ấn Độ, nổi tiếng sau khi tham gia vào nhóm các nhà thơ trẻ năm 1958 và xuất bản một tuyển tập thơ mới Ấn Độ.

Tác phẩm:

- Cầu tre (1963)
- Con thuyền trống (1966)
- Những ngọn gió nóng (1969)
- Dòng sông Quano (1973)

Bằng Việt

(hongha gửi)
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 20 trang (198 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối