Trang trong tổng số 12 trang (111 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24


                  CHARLES BAUDELAIRE<1821=1867.

                    L’ALBATROS

Souvent, pour s’amuser ,les hommes d’équipage
Prennent les albatros, vastes oiseaux des mers
Qui suivent ,indolents compagnons de voyage
Le navire glissant sur les gouffres amers.

A peine les ont-ils déposés sur les planches
Que ces rois de l’azur,maladroits et honteux
Laissent piteusement leurs grandes ailes blanches
Comme des avirons trainer à côté d’eux
Ce voyage ailé , comme il est gauche et veule !
Lui, naguère si beau , qu’il est comique et laid !
L’ un agace son bec avec un brule –gueule !
L’ autre mime en boitant , l’ infirme qui volait !

Le Poète est semblable au prince des nuées
Qui hante la tempête et se rit de l’archer
Exils sur le sol au milieu des huées
Ses ailes de géant l’empêche de marcher
:

                           CHIM  HẢI  ÂU

Thủy thủ trên tầu thường thích đùa chơi
Bắt hải âu, chim cánh rộng ngoài khơi
Những chú chim , bạn đồng hành uể oải
Theo con tâu trên vực thẳm chơi vơi

Chim vừa được đặt lên trên sàn gỗ
Vua trời cao, mà vụng về xấu hổ
Lết bên mình đôi cánh trắng lê thê
Như những mái chèo buông xõa ủ ê

Chim du hành kia .sao vụng về nhu nhược !
Trước đẹp nhường bao, nay xấu xí khôi hài !
Người cầm tẩu , dứ mỏ chim trêu chọc !
Người giả què, nhại tật chim bay !

Nhà Thơ mhư hoàng tử trên mây
Xông bão tố và nhạo cười cung thủ
Giữa hò la trên mặt đất đọa đầy
Đôi cánh khổng lồ ngăn cản bước chim đây

                                   Trịnh Phúc Nguyên  dịch
:[/color][/size][/b][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

Tôi tìm trên mạng thấy được một “giáo án” về bài thơ Correspondances của Baudelaire, mà hình như có bạn muốn tim hiểu Bài bình  thơ này rất cô đọng
Và theo tôi là cực hay Xin bệ nguyên xi  và cũng thử dịch bài này “hầu”các bạn yêu thơ Baudelaire:

                                      CORRESPONDANCES

                         BAUDELAIRE__LES  FLEURS  DU  MAL

Introduction

Appelées aussi “synesthésies”. Les Correspondances désignent les rapports entre le monde matériel et le monde spirituel.D’après Baudelaire,seuls les artistes savent déchiffrer le sens des analogies qui permettent de passer du monde des perceptions à celui des idées.

Lecture du texte

                                               CORRESPONDANCES

La Nature est un temple où de vivants piliers
Laissent parfois sortir de confuses paroles
L’homme y passse à travers des forêts de symboles
Qui l’observent avec des regards familiers.

Comme de longs échos qui de loin se confondent
Dans une ténébreuse et profonde unité
Vaste comme la nuit et comme la clarté
Les parfums ,les couleurs  et les couleurs se répondent.

Il est des parfums frais comme des chairs d’enfant
Doux comme des hautbois ,verts comme les prairies
-Et d’autres,corrompus ,riches et triomphants
.
Ayant l’expansion des choses infinies
Comme l’ambre.le musc,le benjoin et l’encens
Qui chantent te transport de l’esprit et des sens

Commentaire littéraire

I Un texte qui montre l’homme  face à la nature
      A-Prédominance de la nature sur l’homme
           -vers 1 : métaphore « ‘ La nature est un temple », connotation religieuse
           -thème de l’intétgralité du quatrain :la nature et l’homme
      B-Confusions de l’ homme par rapport à la nature
              -champ lexical de la confusion
              -anthithèse : « vaste comme la nuit et comme la clarté »

      C-La nature envoie des signaux que l’homme doit déchiffrer
              -comparaisons :faire comprendre la nature à l’homme par des choses qu’il connaît dejà

II-Un texte qui met en évidence l’ esprit des sens

       A  Releves des cinq sens :
               -vue : « observent ,regards familiers ,couleur »
               -ouie : »longs echos,sons »
               -toucher : »doux »
               -odorat : »parfum, ambre, musc, benjoin,encens »
               -gout :  « parfums frais , chair d’enfant »

        B Synesthesies

               -vers tétramétrique<vers 8> : solution du problème
               -parfum :mot avec lequel correspondent les 5 sens


         C-Influence de l’esprit sur les sens
               -vers 14 : chute du sonnet »transport de l’esprit et des sens »

Conclusion

Le poème  Correspondances de CH.Baudelaire est un dialogue entre l’homme et la nature. Selon B.la nature détient le pouvoir de transporter l’esprit et les sens de l’homme.
:[/color][/size][/b][/quote]

[co lor=red]
                         TƯƠNG ỨNG

          BAUDELAIRE     HOA CỦA NỖI ĐAU

GIỚI THIỆU Còn gọi là « Đồng giác ».chỉ những mối liên quan giữa thế giới vật chất với thế giới tinh thần. Theo B.chỉ những nghệ sỹ mới giải thích được ý nghĩa  của những giống nhau cho phép ta chuyển từ phạm trù những tri giác sang  phạm trù những ý niệm

BÌNH  VĂN HỌC

IMột văn bản chỉ ra con người đối mặt với thiên nhiên
   
A- Ưu thế của thiên nhiên đối với con người
Câu 1 là một ẩn dụ :con người là một ngôi đền, một ý nghĩa thuộc tôn giáo
-Chủ đê của khổ thơ 1 là : thiên nhiên và con người
                  B-Những chỗ lẫn lộn , mơ hồ  của con người liên quan với thiên nhien
                                a>lẫn lộn về tu từ
                                 b>phản đề :rộng như đêm và như ánh sáng
                   C-Thiên nhiên gửi những tín hiệu mà con người cần giải mã
                                  -những so sánh :làm cho con người hiểu được thiên nhiên bằng những sự vật mà con người đã biết
          
 I I Một văn bản thể hiện rõ tinh thần của các giác quan

                     A-Lược kê : 5 giác quan
                                         -nhìn :quan sát , những ánh mắt nhìn , màu
                                          -nghe :Những âm vang dài , âm thanh
                                          -sờ :mềm mại
                                          -ngửi:hương thơm ,hổ phách, xạ hương, cánh kiến  ,hương
                       B-Những đồng giác:
                                           -câu thơ4chiều Câu 8: Giải pháp bài toán <vấn  đè>
                                           -hương:một từ mà 5 giác quan tương ứng
                        C-Ảnh hưởng của tinh thần đến các giác quan:
                                           -Câu 14; thác của cả bài thơ:” Niềm hoan hỷ của tinh thần và những giác quan”

 KẾT  LUẬN   Bài Correspondances của Baudelaire là một dối thoại giữa ngừơi và thiên nhiên Theo B.thiên nhiên giữ uy quyền chuyển tải tinh thần và những giác quan của con người
:[/color][/size][/b][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24


 TƯƠNG  ỨNG

Thiên nhiên là một ngôi đền trong đó những cột sinh linh
Thỉnh thoảng phát ra những ngôn ngữ mơ hồ,
Con người đi trong thiên nhiên qua những rừng biểu tượng
Chúng quan sát con người với những cái nhìn thân quen.

Như những phân hưởng dài hỗn độn từ xa
Trong một thể thống nhất tối tăm và sâu thẳm
Mênh mông như đêm tối và như ánh sáng
Hương thơm , mầu sắc và thanh âm tương ứng.

Có những hương thơm mát như da thịt trẻ thơ
Ngọt ngào như kèn bấm,xanh tươi như đồng cỏ
- Và những loại khác đồi bại, phong phú và ưu thắng.

Hãy khuyêch trương những sự vật vô tận
Như hổ phách , an tức hương  và trầm hương
Chúng hát ca những nhiệt hứng của tâm hồn và giác quan
                                                                Quỳnh Thư Nhiên  dịch
                                                                 Đông Hoài  hiệu đính
                               
                                                                              <1988>

                                    TƯƠNG  HỢP

Thiên nhiên là ngôi đền mà những cột trụ sống động
Đôi khi thốt ra những ngôn từ sống động;
Con người đi ngang, xuyên  qua những khu rừng biểu tượng
Vẫn quan sát mình bằng cặp mắt thân quen.

Như những vọng dài phía xa hòa lẫn
Giữa cảnh bao trùm tăm tối  thẳm xâu
Mênh mông như đêm đen và như ánh sáng
Hương thơm ,sắc mầu và âm thanh tương hợp với nhau.

Có những hương  tưoi  như da thịt trẻ nhỏ
Dịu dàng như tiếng kèn ôboa xanh rờn như đồng cỏ
Và những mùi hương khác ,đã biến chất. hân hoan phong phú

Mang tính bành trướng của những thứ vô biên
Như long diên hương ,xạ hương,an tức hương và nhựa hương
Đang ca ngợi những cảm rung của giác quan và trí tuệ
[/color][/size][/b][/quote]                                Lê Trọng Bổng  dịch
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24



ÉLÉVATION


Au-dessus des étangs. Au-dessus des vallées,
Des montagnes, des bois,des nuages,des mers,
Par delà le soleil, par delà les éthers,
Par delà les confins des sphères étoilées,

Mon esprit, tu te meus avec agilité
Et,comme un bon nageur qui se pâme dans l’onde,
Tu sillonnes gaiement l’ immensité profonde
Avec une indicible et mâle volupté.

Envole-toi bien loin de ces miasmes morbides ;
Va te purifier dans l’air supérieur
Et bois, comme une pure et divine liqueur
Le feu clair qui remplit les espaces limpides.

Derrière les ennuis et les vastes chagríns
Qui chargent de leurs poids l’existence brumeuse,
Heureux celui qui peut d’une aile vigoureuse
S’élancer vers les champs lumineux et sereins.

Celui dont les pensers , comme des alouettes
Vers les cieux le matin prennent un libre essor
-Qui plane sur la vie , et comprend sans effort
Le langage des fleurs et des choses muettes !

SIÊU  THĂNG

Trên những hồ ao , trên những thung lũng
Những núi , những mây những biển
Ỏ bên kia mặt trời , ở bên kia thính không
Ở bên kia biên thùy các vì tinh tú .

Tâm hồn ta ơi ! Ngươi chuyển động nhanh khéo nhẹ nhàng
Như một người giỏi bơi say mê trong sóng nước
Lượn bay ngang dọc và ngây ngât trong sâu thẳm bao la
Với một khoái cảm khôn xiết tả và tràn đày sinh lực

Hãy bay thật xa những nơi đầy chướng khí bệnh hoạn này
Để tắm mình trên thượng tâng không khí cho tâm hồn thanh khiết
Và uống, như một thứ rượu thân nguyên chất
Ngọn lửa sáng tràn ngập không gian trong lành

Đằng sau những chán chường và những nỗi buồn mênh mông
Đè nặng lên kiếp sống mù sương bụi lâm
Hạnh phúc thay cho ai có thể có đôi cánh mãnh liệt
Vút bay lên tận những vùng trời  tươi sáng và thanh bình!

Nào ai mà tư tưởng như chim sơn ca
Sớm mai cất cánh tự do bay tới những miền trời  xa
- Nào ai lượn bay trên cuộc đời và dễ dàng thấu hiểu
Ngôn ngữ của những vật lặng câm và những loài hoa
                                                          Quỳnh Thư Nhiên  dich
                                                           Đông Hoài  hiệu đính
                                                                     <1988>

                  LÊN  CAO

Bay trên ao đầm , bay trên thung lũng
Bay trên mây, trên biẻn ,trên núi , trên rừng
Vượt qua vầng thái dương , vượt qua không trung
Vượt qua chỗ tận cùng các thiên cầu sao lấp lánh

Trí tuệ của ta ơi! Em chuyển động lẹ làng
Và, như người giỏi bơi ngất ngây trong làn sóng
Giữa khoảng rông bao la sâu thẳm , em tươi cười bay dọc ngang
Trong niềm khoái trá khó nói nên lời và tràn đầy sức sống

Hãy bay thâ xa khỏi những chướng khí bệnh hoạn nơi đây
Hãy tự thanh khiết mình trên chín tầng mây
Và hãy uống , như uống thứ rượu thần nguyên chất
Chất lửa sáng chứa đầy các khoảng không trong vắt

Đằng sau những buồn chán và sầu tư sâu sắc
Đè nặng lên cuộc sống vốn đã mịt mờ
Thật hạnh phúc ngừoi nào có thẻ dùng đôi cánh chắc
Mà lao tới những cánh đồng quang đãng sáng lòa

Người nào có tư duy tựa như chim chiền chiện
Lúc ban mai cất cánh tự do nhằm thẳng hướng trời
Người nào lượn bay và dễ dàng hiểu được
Ngôn ngữ của loài hoa cùng những vật không thốt được nên lời !
                                                     
                                 Lê Trọng Bổng  dịch
:[/color][/size][/b]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

ARTHUR RIMBAUD :ĐỜI VÀ THƠ

Một bệnh nhân khốn khổ,một cuộc đời đơn chiếc đầy vất vả gian nan, thậm chí bất hạnh, ngày 10 tháng 11 năm 1891 vĩnh viễn từ bỏ thế giới này tại Marseille, khi ông vừa 30 tuổi với 17 năm phiêu bạt giang hồ ỏ các châu lục Âu Á Phi đến khi ốm liệt trỏ lại Marseille và chết sau khi bị cưa chân . Đó là Arthur Rimbaud<1854-1891>mà những tác phẩm tiêu biểu được nổi tiếng, để rôi sau trở thành một danh sĩ bậc thầyVà cũng từ đó  tới nay,cuộc đời và sự nghiệp thơ,văn của Rimbaud trở thành huyền thoại:
Một thiên tài , thiên bẩm kỳ lạ, làm tốn biết bao giấy mực mà vẫn chưa có lý giải nào có sức thuyết phục hoàn toàn.
A.Rimbaud có cha là đại úy bộ binh,ít khi về nhà , Mẹ ,nông dân thất học sùng đạo, thiển
cận nhưng suốt đời lam lũ nuôi con.Đó là một xã hội nhỏ nằm trong xã hôi lớn ngột ngat, đầy áp bức bóc bóc lột, biến động lịch lịch sử dữ dội:chiến tranh Pháp Phổ, Pháp bại trận, khởi nghĩa Công xã Paris, rồi  công xã Paris bị đàn áp …Tất cả hiện trạng dó đã
tạo cho những thanh niên nhiệt huyết như R.tâm lý phản kháng xã hội đương  thời , đối với gia đình và cả số phận bản thân
   Là học sinh giỏi ,đặc biệt xuất sắc về môn văn và la tinh. 15 tuoi R.đã làm thơ và rất mê thơ. Bầu nhiêt huyết ,tâm lý phản kháng cung tài năng luôn thôi thúc R.”lên đường “
Theo tiếng gọi của cuộc sống tự do,chống mọi dàng buộc xã hôi và tư tưởng
Năn 1870 chiến tranh Pháp Phổ nổ ra  ,không khí Công xã Paris làm R. không ngôi yên
quyêt bỏ học và ra đi Ong viết thư tìm gặp Verlaine< lúc đó đã là danh sĩ>: gửi cho V. bài thơ Con tầu say Văn học sử Pháp < P. Crouzet chủ biên>ghi:Verlaine bị quyến rũ bởi những vần thơ của thằng nhãi 17 tuổi  ,đã trả lời như sau:”Tâm hồn vĩ đại thân mến , bạn hãy đến đây , mọi người chờ bạn”Lần đầu tiên, R. nhâp “làng Thơ ở chốn kinh  kỳ
và là  bạn thân của V. một dỉnh cao nền thơ Pháp bấy giờ . Từ 7/1872 đôi bạn vong niên<V.hơn R, 10 tuổi> sống ngệ sỹ lang thang ở London Bruxelles Rồi R. về quê viết “Một mùa ở địa ngục”. V. lần nữa viết cho R, và R. lại đi với V.Nhưng những cuộc cãi lộn ngày càng nhiều Một hôm say rượu V. bắn R hai phát súng lục. V, bi tù hai năm
Cuối 1873. R.  đưa in Một mùa địa ngục In xong R. chỉ lấy được máy  cuốn còn phải để lại nhà in  vì R. không đủ tiền thanh toán ấn phí.Không hề mêt mỏi vì những cuộc viễn du lang thang ,năm sau1984 R.tiếp tục sang Anh có Germain Nouveau nhà thơ đi cùng R. đọc cho G. Nouveau bản thảo “Thần cảm”Năm1875,R. có ý định sưu tập tất cả tập văn xuôi Năm 1876, ông tình nguyện vào đội quân của Hà Lan đi các thuộc địa của nước này sang  Úc Nhưng  sau 3 tuần ở Giava R. đào ngũ trốn về Cap de bonne esperance < bờ biển phía nam châu Phi Năm 1877 R. làm phiên dich cho một gánh xiếc đi biểu diễn ở
Bắc Âu Còn  thấy dấu vết ông ở Áo Đức Hàlan Thụy Sĩ  Năm 1878 R. đến đảo SypNăm 1879,Ông quay về thăm gia đình ở Charleville  Năm 1880 ông   lại đến Syp rôi qua Aden  Năm 1882 tham gia thám hiểm thảo nguyên Ogaden <Êthiopie>.đồng thời buôn vũ khí  Năm 1891 R. bị ung thư đầu gôi , trở về Marseille điều trị Ngày 10 /11/1891 ông chết khi vừa 37 tuổi
  Verlaine đặt cho Rimbaud biệt danh “l’homme aux semelles de vent" "con người  có đế giày bằng gió” người ngay từ khi là học sinh trung học đã hay đi chơi lên Paris, có khi đi bộ, có khi đi tầu trôn vé., Khi làm thơ đi lang bạt giang hồ  R. lại không viết hồi ký nên có những ghi chép về cuộc đời của R. không giống nhau.
Như vậy là cuộc đời hoạt động văn học của R.vẻn vẹn có bốn năm từ 15 đến 19 tuổi Tác phẩm của R . không nhiều , nhưng nói chung rất độc đáo , gây chấn đông  và lâu dài cho đến ngày nay, tên tuổi và tác phẩm của R.vãn là hiện tượng chói sáng trong văn học hiện đại thế giới,đặc biệt là hai tập văn suôi “Một mùa ở địa ngục “ và tập "Thần cảm". Rimbaud cò tập thơ Poésies trong đó có  một số bài ông viết thời gian tham gia công xã Paris  “Le bateau ivre”<Con tầu say.>,Le dormeur du val <Người ngủ ở thung lũng>…
                    Tiêu biểu nhất là Le bateau ivre. R.cũng viết một bài sonnet nổi tiếng  “Voyelles”< Những nguyên âm>
Theo Paul Claudel trong bài tựa cho Thơ toàn tập của R, thì năm 1870 đánh dấu và kết thúc thời kỳ thứ nhất trong sự nghiêp sáng tác của R.
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ R.thể hiện quan niệm của của ông về chủ thuyết “thi sĩ thấu thị”Chủ thuyết này gây chấn động lớn trong văn học Pháp , châu Âu và thế giới không chỉ đương thời mà còn nhiều thập kỷ sau..
Theo P. Martino, nhà nghiên cứu và phê bình văn học ,tác giả cuốn Parnasse et Symbolisme,những bài thơ R. sáng tác trước 1870”Les premiers vers”chủ yếu được viết thời kỳ R. học trung học>Những năm 1871, 1873 thời kỳ khủng hoảng thơ của R.
Quá trình khủng hoảng này dẫn đến đỉnh điểm trong sự nghiệp sáng tác Của R.
Kêt quả là ông sáng tác hai tập thơ bằng văn xuôi  Thần cảm và Một mùa ở địa ngục
Cũng theo Martino,khi sang tuổi 17, ông bắt đầu chán ngấy các bài thơ của ông  và thơ ca các thời đại mà ông đã chứng kiến  Ông định tìm tòi một cái gì hoàn toàn mới sáng tạo chủ thuyết “thi sĩ thấu thị” R. viết:”Tàn lụi và vinh quang của vô số thế hệ ngu xuẩn , tất cả đều là văn xuôi có vần<…>Tôi nói phải trở thành thấu thịThi sĩ luyện thành thấu thị bằng một sự lộn xộn lâu dài , vô hạn và có suy lý của “tất cả giác quan”
Tất cả hình thái của tình yêu ,của thống khổ ,của tinh thần thác loạn, thi sĩ tự tìm mình ,tiêu hủy hết độc chất trong mình để chỉ giữ lại những tinh hoa .Trong khổ đau,thi sĩ cần tất cả lòng tin ,sức mạnh siêu phàm ,trở thành bệnh nhân lớn , tội nhân lớn , kẻ bị nguyền  rủa lớn –và Đấng uyên thâm tối thượng! Bởi vì thi sĩ đã trở thành người lạ<…>
Bởi vì , TÔI là một người khác” <2>
Jean Malignon,tác giả bộ “Từ điển các nhà văn Pháp < Dictionnaire des écrivains francais>nghiên cứu quan điểm “thấu thị “đã nhấn mạnh hai cụm từ tương phản như sau:
Một mặt R. khẳng định , đó là một sự lộn xộn lâu dài ,vô hạn <…>của tât cả giác quan , nhưng mặt khác ,R. lại khẳng định , đó là một sự lộn xộn  có suy lý<raisonné>.Nó cũng giống như hai cụm từ mang ý nghĩa tương phản ,như:TÔI là một người khác<JE est un autre> hoặc thi sĩ đã trở thành người lạ<Le poète arrive à l’inconnu tức là theo R., thi sĩ phải có năng lực tự phân đôi <se  dédoubler>Cho nên R.một mặt luyện thành thấu thị là phải trải qua giai đoạn”ảo giác đơn thuần “< hallucination simple>và mặt khác R. nhấn mạnh là phải có đủ năng lực để biểu đạt hoàn hảo nguyên trạng thâú thị đó với yêu cầu nghiêm khắc “ Không được để mất lý trí  <Ne pas perdre la tête>
  Thời kỳ thứ ba , cũng là thời kỳ cuối cùng,trong sự nghiệp sáng tác của R., theo P. Claudel ,đó là thời kỳ R. đã đạt tới sự viên mãn trong  nghệ thuật của ông , làm cho chúng ta cảm nhận thưởng thức thứ văn xuôi kỳ diệu này < cette prose merveilleuse>
P. Claudel thường nhắc hai tác phẩm Thần cảm và Một mùa ở địa ngục, đặc biệt là Một mùa ở địa ngục
Về điểm này , Maxime Formont trong cuốn Les Symbolistes đã khẳng định :”
“ Như vậy , thơ trở thành một thứ ảo giác kỳ diệu<hallucination merveilleuse>
ảo giác đó lần đầu xuất hiện trong bài thơ Le bateau ivre.Nhưng Formont cũng cho rằng ‘R.đích thực trước hết ở trong văn xuôi của ông qua hai tác phẩm Thần cảm và Một mùa ở địa ngục
Martino <sách đã dẫn>cho rằng:”Chính R. cũng muốn trở thành một pháp sư ,một bậc thầy về văn chương kỳ ảo , ông muốn sáng tạo ra một chất bổ dưỡng , phát minh những loài hoa mới , những tinh tú mới , những thịt da mới , những ngôn ngữ mới .R. tin rằng ông sắp đạt tới những bí quyết để làm thay đổi cuộc đời ,để sửa đổi những luật lệ tập tục
   Mặc dù vậy, tên tuổi R. vẫn hàn toàn vô danh  mãi cho đến những năm 1884,1885 .1886 sau khi tác phẩm tiêu biểu Của R, được Verlaine giới thiệu Như thế , từ sau đó bên cạnh Mallarme và Verlaine , Rimbaud trở thanh một ngôi sao sáng trên bầu, trời văn học ,ba bậc thầy lớn của phái Tượng trưng
 Văn học Cách mạng Pháp đánh giá cao cống hiến của R., đã suy tôn ông ‘nhà thơ-chiến sỹ của Công xã<poète communard>
Văn học sử Pháp cũng đánh giá cao R Nhiều  nhà  văn  nhà phê bình những thập  kỷ cuối của thế kỷ XX< như Alberes>còn khẳng định :Chỉ Mallarme và Rimbaud cũng đã cắt nghĩa tất cả thi ca hiện đại
Tóm lại , với cuộc đời sáng tác văn học quá ngắn của mình ,với sáng tạo thi ca độc đáo gây chấn động lớn và lâu bền , không chỉ trong văn học hiện đại Pháp và châu Âu mà cả văn học hiện đại thế giới ,Arthur Rimbaud –Đời và Thơ rõ ràng là một hiện tượng đặc biệt không tiền khoáng hậu, một thiên tài ,thiên bẩm và một cuộc đời hiếm thấy.  
                                                                                                                        <1988>
<2>Nguyên văn đoạn này là :
…Tout est prose rimée,avachissement et gloire d’innombrables générations idiotes<…> Je dis qu’il faut être voyant,se faire voyant .Le poète se fait voyant par un long , immense  
et raisonné  déreglement de tous les sens .  Toutes les formes d’amour , de souffrance , de folie, il cherche lui même ,il épuise en lui tous les poisons ,pour n’en garder que les quintescences.Ineffable torture où il a besoin de toute la foi , de toute  la force surhumaine ,òu il devient entre tous le grand malade ,le grand criminel,le grand maudit et le suprême Savant- Car il arrive à l’inconnu<…> Car Je est un autre< Trích bức thư của R, viết cho Paul Dêmny ngày15/5/1871 in trong Thơ toàn tập của Rimbaud  NXB Gallimard Paris 1960 do PAUL Claudel trình bầy và đề tựa>.
                                                                                 trích trong THƠ PHÁP
                                                                                                  Nửa sau thế kỹ XIX
                                                                                                   Đầu thế kỷ XX
                                                                                          ĐÔNG HOÀI
                                                                                             Tuyển Dịch Giới thiệu
[/color][/size][/b][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

{quote]

THƯ NGỎ

Tôi Trịnh Phúc Nguyên  thích đọc thơ, nhất là thơ dịch ,  và cũng đã đăng vào Thi viện khá nhiều bài thơ dịch của mình <dịch từ ngoại ngữ< Pháp là chính> ra tiếng Việt,một số
tư tiếng Việt ra Pháp>Tôi say sưa đọc các bản dịch của nhiều bạn Chỉ băn khoăn một điều:
Giá như có kèm cả bản thơ gốc!!Như vậy mình vừa học được ,vừa có cơ  sở để nhân xét
đánh giá  Xin có một đề nghị với các dịch giả : Gửi bài thơ nào thì có đăng cả bài thơ gốc của bài dịch đó Nếu có cả ghi chú thêm<như xuát xứ  của bản gốc , hay phần bình
nữa càng hay! Xin cám ơn

[/color][/size][/b][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

Le bateau ivre
Comme je descendais des Fleuves impassibles,
Je ne me sentis plus guidé par les haleurs :
Des Peaux-Rouges criards les avaient pris pour cibles,
Les ayant cloués nus aux poteaux de couleurs.

J'étais insoucieux de tous les équipages,
Porteur de blés flamands ou de cotons anglais.
Quand avec mes haleurs ont fini ces tapages,
Les Fleuves m'ont laissé descendre où je voulais.

Dans les clapotements furieux des marées,
Moi, l'autre hiver, plus sourd que les cerveaux d'enfants,
Je courus ! Et les Péninsules démarrées
N'ont pas subi tohu-bohus plus triomphants.

La tempête a béni mes éveils maritimes.
Plus léger qu'un bouchon j'ai dansé sur les flots
Qu'on appelle rouleurs éternels de victimes,
Dix nuits, sans regretter l'oeil niais des falots !

Plus douce qu'aux enfants la chair des pommes sûres,
L'eau verte pénétra ma coque de sapin
Et des taches de vins bleus et des vomissures
Me lava, dispersant gouvernail et grappin.

Et dès lors, je me suis baigné dans le Poème
De la Mer, infusé d'astres, et lactescent,
Dévorant les azurs verts ; où, flottaison blême
Et ravie, un noyé pensif parfois descend ;

Où, teignant tout à coup les bleuités, délires
Et rhythmes lents sous les rutilements du jour,
Plus fortes que l'alcool, plus vastes que nos lyres,
Fermentent les rousseurs amères de l'amour !

Je sais les cieux crevant en éclairs, et les trombes
Et les ressacs et les courants : je sais le soir,
L'Aube exaltée ainsi qu'un peuple de colombes,
Et j'ai vu quelquefois ce que l'homme a cru voir !

J'ai vu le soleil bas, taché d'horreurs mystiques,
Illuminant de longs figements violets,
Pareils à des acteurs de drames très antiques
Les flots roulant au loin leurs frissons de volets !

J'ai rêvé la nuit verte aux neiges éblouies,
Baiser montant aux yeux des mers avec lenteurs,
La circulation des sèves inouïes,
Et l'éveil jaune et bleu des phosphores chanteurs !

J'ai suivi, des mois pleins, pareille aux vacheries
Hystériques, la houle à l'assaut des récifs,
Sans songer que les pieds lumineux des Maries
Pussent forcer le mufle aux Océans poussifs !

J'ai heurté, savez-vous, d'incroyables Florides
Mêlant aux fleurs des yeux de panthères à peaux
D'hommes ! Des arcs-en-ciel tendus comme des brides
Sous l'horizon des mers, à de glauques troupeaux !

J'ai vu fermenter les marais énormes, nasses
Où pourrit dans les joncs tout un Léviathan !
Des écroulements d'eaux au milieu des bonaces,
Et les lointains vers les gouffres cataractant !

Glaciers, soleils d'argent, flots nacreux, cieux de braises !
Échouages hideux au fond des golfes bruns
Où les serpents géants dévorés des punaises
Choient, des arbres tordus, avec de noirs parfums !

J'aurais voulu montrer aux enfants ces dorades
Du flot bleu, ces poissons d'or, ces poissons chantants.
- Des écumes de fleurs ont bercé mes dérades
Et d'ineffables vents m'ont ailé par instants.

Parfois, martyr lassé des pôles et des zones,
La mer dont le sanglot faisait mon roulis doux
Montait vers moi ses fleurs d'ombre aux ventouses jaunes
Et je restais, ainsi qu'une femme à genoux...

Presque île, ballottant sur mes bords les querelles
Et les fientes d'oiseaux clabaudeurs aux yeux blonds.
Et je voguais, lorsqu'à travers mes liens frêles
Des noyés descendaient dormir, à reculons !

Or moi, bateau perdu sous les cheveux des anses,
Jeté par l'ouragan dans l'éther sans oiseau,
Moi dont les Monitors et les voiliers des Hanses
N'auraient pas repêché la carcasse ivre d'eau ;

Libre, fumant, monté de brumes violettes,
Moi qui trouais le ciel rougeoyant comme un mur
Qui porte, confiture exquise aux bons poètes,
Des lichens de soleil et des morves d'azur ;

Qui courais, taché de lunules électriques,
Planche folle, escorté des hippocampes noirs,
Quand les juillets faisaient crouler à coups de triques
Les cieux ultramarins aux ardents entonnoirs ;

Moi qui tremblais, sentant geindre à cinquante lieues
Le rut des Béhémots et les Maelstroms épais,
Fileur éternel des immobilités bleues,
Je regrette l'Europe aux anciens parapets !

J'ai vu des archipels sidéraux ! et des îles
Dont les cieux délirants sont ouverts au vogueur :
- Est-ce en ces nuits sans fonds que tu dors et t'exiles,
Million d'oiseaux d'or, ô future Vigueur ?

Mais, vrai, j'ai trop pleuré ! Les Aubes sont navrantes.
Toute lune est atroce et tout soleil amer :
L'âcre amour m'a gonflé de torpeurs enivrantes.
Ô que ma quille éclate ! Ô que j'aille à la mer !

Si je désire une eau d'Europe, c'est la flache
Noire et froide où vers le crépuscule embaumé
Un enfant accroupi plein de tristesse, lâche
Un bateau frêle comme un papillon de mai.

Je ne puis plus, baigné de vos langueurs, ô lames,
Enlever leur sillage aux porteurs de cotons,
Ni traverser l'orgueil des drapeaux et des flammes,
Ni nager sous les yeux horribles des pontons
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

Thơ dịch

Le bateau ivre<Arthur Rimbaud>

Tàu say
                  Dịch tặng Trần Dần

Khi tôi xuống những dòng sông vô cảm
Bọn lái thuyền đã mất dạng từ lâu
Người da đỏ đang rất cần bia nhắm
Đón họ lên những cây cột đủ mầu .

Tôi bỏ mặc mấy anh chàng thủy thủ
Nay chở bông, mai lại chở lúa mì
Đã im bặt tiếng hò reo,la chộ
Sông để tôi tự chọn lấy đường đi.

Mùa đông nọ , điếc hơn đầu trẻ nít
Trong âm vang của sóng nước dữ dằn
Tôi chạy miết ! Đảo kia dù bật gốc
Cảnh hỗn mang cũng chẳng hãi hùng hơn.

Luôn thức giấc giữa cảnh trời dông bão
Thân nhẹ nhàng như nút bấc lênh đênh
Trên sóng nước chở chuyện người mệnh yểu
Đèn bến xưa hiu hắt ngẩn ngơ chìm.

Như trái táo với trẻ thơ thơm ngọt
Vỏ thông tôi giờ đẫm nước trong xanh
Rủa sạch hết bao chất dơ trần tục
Và lôi đi mọi dụng cụ  hải hành .

Từ lặn ngụp trong bài thơ biển cả
Đẹp nghìn sao với trăm sắc ngọc ngà
Tôi ngốn vội những vùng xanh giục dã
Xuôi đôi lần một cái xác suy tư .

Tôi thấy sấm rền , chớp lòe, nước xoáy
Thấy sóng nhồi , dòng xiết , thấy đêm rơi
Thấy bình minh như đàn câu trỗi dậy
Thấy những gì người tưởng thấy mà thôi.

Tôi cũng thấy những chùm sao hải đảo
Những mảnh trời say đắm gọi thuyền ai
Ôi sức mạnh tương lai , bao nhiêu chim vàng chói
Ngưoi ngủ ư, tự đày ải những đêm dài?

Tôi đã khóc quá nhiều , Rạng đông sao ngao ngán,
Vưng dương luôn cay đắng , mặt trăng chẳng dịu hiền
Tình chua chát làm óc tôi run rẩy
Tôi chỉ muốn vỡ tung , tôi xin được lặng chìm!

Về biển Âu, hãy cho tôi vũng nước
Lạnh và đen ,khi chiều xuống thơm lừng
Một đứa trẻ sẽ yên ngồi u uất
Thả con tầu như cánh bướm tháng năm..

Tắm sóng buồn ,tôi đâu còn có thể
Cứ an nhiên một thủy lộ thẳng đường ,
Cũng không thể lách qua hàng cờ xí
Hay diễu hành qua mắt ụ thê lương!

                                          Người dịch:Trần Mai Châu
                                              THƠ PHÁP
                                                  Thế kỷ XIX
                                              NXB   TRẺ
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

LE BATEAU IVRE  - ARTHUR RIMBAUD<1854-1891>

CON TẦU SAY

Vừa khi tôi đang xuôi những dòng sông vô tình ,trơ trơ , lặng lẽ
Tôi không còn cảm thấy cầm lái bởi những người phu kéo thuyền
Những người da đỏ hò la nhằm bắn họ
Đóng đinh thân thể họ trần truồng trên những cột màu  sặc sỡ.

Tôi không còn lo âu về tất cả đoàn thủy thủ
Tôi, người chở lúa mì xứ Flandrơ hay bông nướcAnh
Khi cùng với những người kéo thuyền của tôi thôi không ồn ào nữa
Thì những con sông để mặc tôi xuôi dòng theo ý muốn của mình .

Trong những tiếng sóng giận dữ của thủy triều
Mùa đông ấy, ngấm ngầm như những đầu óc trẻ thơ
Tôi chạy! Và những bán đảo nhổ neo, mở máy
Không để cho những cảnh hỗn độn tăng chiều

Bão tố đã ban cho tôi những thức tỉnh về biển cả
Nhẹ hơn nút bấc ,tôi khiêu vũ trên sóng biển
Mà người ta gọi là những kẻ vĩnh hằng gieo gây chết chóc tai ương
Đã mười đêm rồi , chẳng còn nhớ tiếc con mắt dại khờ của những chiếc đèn

Dịu ngọt hơn đối với những trẻ em là những  quả táo
Nước màu xanh lục thấm vào tàu bằng gỗ thông
Rủa sạch cho tôi những vết ố xanh của rượu và các thứ nôn mửa
Làm tán loạn cả bánh lái và neo thuyền.

Và từ đó ,tôi tắm mình trong Bài thơ Biển cả
Đầy sao và sữa
Tôi nuốt những khoảng trời xanh lục
Ở đó có ngấn nước hân hoan và tái nhợt
Thỉnh thoảng , một kẻ chết đuối trầm tư

…Tôi biết những bầu trời nổ tung chớp giật và những cây nước
Những đợt sóng và những luồng chảy ;tôi biết buổi chiều về
Buổi bình minh cuồng nhiệt với một đàn bồ câu đông đúc
Và đôi khi, tôi thấy cái mà con người đã tưởng thấy!

Tôi đã thấy mặt trời thấp, tỳ viết những kinh hoàng thần bí
Chiếu sáng những kết ngưng dài mầu tím
Tựa như những diễn viên trong bi kịch cổ xưa
Những đợt sóng cuốn xa những rùng mình cánh cửa!

Tôi đã mơ thấy đêm xanh có tuyết sáng lòa
Những chiếc hôn dài của biển hôn lên mắt
Tuần hoàn của những dòng nhựa phi thường
Sụ thức tỉnh mầu vàng và mầu xanh của những lân tinh .

…Tôi dã thấy những đầm lầy rộng lớn lên men
Ở đó, quái vật Lêviachan<1>rữa thối trong rừng cây cói lác!
Nước đổ ầm ầm giưã gió lặng bình yên
Và những chốn xa xăm chảy về những vực sâu  cuộn thác

Những băng hà , những mặt trời mọc, những sóng xà cừ , những bầu trời lửa bốc
Những nơi tầu mắc cạn gớm guốc dưới những đáy vịnh mầu nâu
Ở đó, những con rắn khổng lồ bị đàn rệp tanh hôi ăn thịt
Rơi ngã từ những thân cây vặn mình với mùi đen hương ngát.
….Tôi đã thấy những quần đảo hằng tinh và những cù lao
Mà những bầu trời cuồng loạn rộng mở đón kẻ lênh đênh;
:Phải chăng trong những đêm vô tận ấy anh đã ngủ và đã tự lưu đầy
Triệu cánh chim vàng ôi sức mạnh tương lai?

Nhưng đúng là tôi đã khóc quá nhiêù !Những bình minh sâu thẳm,
Mọi vừng trăng đều tàn khốc và mọi mặt trời đều đắng cay;
Mối tình nghiệt ngã đã làm tôi quá đỗi mê say
Ôi con tầu của tôi nổ tung ! Và người tôi nữa, hãy chìm sâu đáy biển!

Nếu tôi còn muốn một vùng nước Châu Âu thì đó chỉ là vũng nước
Đen và lạnh, ở đó khi buổi hoàng hôn ướp hương
Một trẻ nhỏ đang ngồi xổm, nhút nhát và u buồn
Một con tầu mảnh khảnh như một cánh buồm tháng Năm

Ôi sóng biển tôi không thể tắm mình trong những sóng sầu tư
Xóa mất đi những đường lằn trên biển của những con tầu chở bông
Cũng không thể vượt qua niềm kiêu hãnh của lá quốc kỳ và  những ngọn lửa
Hay bơi dưới những cặp mắt khủng khiếp của những con tàu chở  các tù nhân
                                                                           Bản dịch 1986
Lêviachan:tên một giống quái vật sống dưới nước trong thần thoại Phenecie< một quốc gia cổ đại ở Trung Cận Đông>; là biểu tượng của đa thần giáo

                                                               THƠ PHÁP
                                                                           Nửa sau thế kỷ XIX
                                                                                   Đầu thế kỷ XX

                                                                        
                                                               ĐÔNG HOÀI Tuyển , Dịch ,Giới thiệu
                                                                                 NXB   Văn Học
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Những Người Rỗng - The hollowmen (Một bài thơ của T.S. Eliot 1888-1965)


Trần Ngọc Ninh

Kính tặng hương hồn nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh và nhà thơ Vũ Hoàng Chương.

Những Người Rỗng (The Hollow Men, 1925) không phải là bài thơhay nhất hay nổi tiếng nhất của T.S. Eliot (1888-1965), nhưngcũng không thể coi là một bài thơ nhỏ, mặc dầu tương đối ngắn (98 câu), của ông.

Thơ của Eliot nổi tiếng là khó, với cả các học giả và phê bình gia Anh - Mĩ. Không phải khó vì dùng những từ cầu kì, cổ kính, mà vì tư tưởng - ông tiếp nối truyền thống “thơ siêu hình” của Donne (John) thi sĩ Anh ở Thế kỉ thứ Mười Bảy, Mallarmé (Stéphane) thi sĩ Pháp thuộc phái Biểu tượng chủ nghĩa ở cuối thế kỷ thứ Mười Chín, và nhất là Dante Alighieri, thi sĩ Í, Thế kỉ thứ Mười Ba,tác giả Divinia Commedia, với Ezra Pound, thi sĩ Mĩ thời nay chủ trương thi pháp Vosticism và Imagism, tác giả các bài thơ lẻ tẻ gọi là Canto (Ca Khúc) viết từ 1917 đến 1959. Thơ của Eliot lại khó vì quan niệm của ông về thơ; ông viết rằng “thơ đích thực có thể truyền đạt trước khi được hiểu”(genuine poetry can communicate before it is understood). Tôi để cả câu tiếng Anh vì không dịch nổi câu tuyên bố rất giản dị trên ra tiếng Việt một cách đích xác và trung thực. Người ta hiểu trực tiếp nhờ chữ nghĩa và nhờ ngữ pháp. Người ta hiểu gián tiếp nhờ những biểu tượng, những tỉ dụ, những siêu dụ hay nhờ cái giọng và đồng văn. Sự truyền đạt bởi thơ đến trước chữ nghĩa, trước cú-pháp, trước cả hình ảnh. Thơ của Eliot có tất cả, nhưng che phủ, đảo lộn, lắt léo, có khi nghịch đảo nên nghĩa lí không bao giờ đến ngay, kể cả khi các từ được dùng có vẻ như bình dị, thông thường, như trong bài Những Người Rỗng. Sự hiểu được kìm lại và sự truyền đạt (communication) đến trước. Truyền đạt bằng ý định (ngay từ tựa đề và câu văn dẫn); bằng hình thức và trước hết là thể thơ, đây là thơ tự do. E. Pound viết rằng “hình thức của (các) bài thơ là hình thức sống và quan trọng nhất trong thờiđó” (The form of these poems is the most vital form of thatperiod). Chính Eliot cũng viết về thơ tự do khi giảng về thơ của Ezra Pound ( tựa cho tuyển tập thơ của E.P, 1928) và thơ của thi sĩ Pháp Jules Laforgue, rằng thơ tự do làm cho nhịp cách cổ truyền (traditional measure) [1] bị căng, bị chun, bị uốn vặn vẹo (stretch, contract and distort). Truyền đạt bằng cảm năng của thi sĩ, mà Coleridge có lẽ đã gọi là tưởng-năng tổng-hợp(synthetic power imagination), nghĩa là như Eliot giải thích “biến chuyển tư tưởng thành cảm xúc, cải dạng một nhận xét thành một tâm trạng.” Và cuối cùng, truyền đạt bằng thi-nhạc, nhạc trong thơ, mà E. Pound giảng là có một giá trị đặc biệt để “soi sáng bài thơ vì làm cho chú ý đến chi tiết. Mỗi bài dân ca nào cũng có ít nhất là một câu mà ý nghĩa hoàn toàn trong sáng. Câu ấy hợp với nhạc. Câu ấy thường là câu nhạc” (Ezra Pound –ABC về phép đọc(thơ). Khi dịch thơ, ý nghĩa của thơ chỉ bị mất mát ít thôi, nhưng sức truyền đạt có thể bị mất đi nhiều lắm.

*

Giới thiệu T.S. Eliot với các độc giả Việt Nam, có lẽ tôi không nói gì hơn được rằng Eliot viết thơ, kịch thơ và phê bình không những thơ mà cả văn hóa, và ông đã được tặng Giải Nobel Văn Chương năm 1924.

Ông viết Những Người Rỗng vào lúc đó và hoàn thành bài thơ ấy để xuất bản, một bài riêng cho một cuốn thơ, năm 1925, một năm sau bài The Waste Land (Ðót khát, Ðất Hoang/Ðất Bạc/Ðất Tàn) là bài thơ đã đưa danh tiếng của T.S. Eliot lên như cồn trong thi đàn Âu-châu và thế giới.

Có lẽ Những Người Rỗng đã được thai nghén rất lâu và thành hình cũng chậm. Năm 1924, một đoạn 18 câu được đến tay thi sĩ St-John Perse ở Paris, như một bài thơ chưa xuất bản. St-John Perse (tên thực: M. R. A. A. St-Léger Léger) là một nhà chính trị[2] và một thi sĩ Pháp được Giải Nobel về Văn Chương (Thơ) năm 1960. Hai người đã là bạn văn thơ với nhau và (?) có thể S. J. Perse đã hỏi T. S. Eliot về bài thơ còn vô đề và chưa in này. Dầu sao, Persecũng tỏ ra rất thích thú, và đã dịch Eliot, rồi cho in cả nguyên văn lẫn bài thơ dịch của mình trên báo Commerce, hai bản văn đối chiếu nhau.

Tôi dịch bài thơ của Perse, vì cũng là một thi hào lớn, và cũng để hai bài dịch đối chiếu nhau, tuy tôi không phải là một nhà thơ.

­Poème inédit

Aumône aux hommes de peu de poids.
Nous sommes les hommes sans substance
nous sommes les hommes faits de paille.

Pressés en foule fraternelle,
têtes bourées de paille. Hélas!
Nos voix stériles, si tout bas
nous murmurons en foule,

sont voix plus douces et plus vaines
que le souffle du vent parmi l'herbe stérile,
que la course des rats sur les débris de verre,
dans nos caves stériles.

Ombres sans forme, nuances sans couleur,
force sans mouvement et geste qui ne bouge...

Ceux qui s'en furent
droit devant eux, vers l'autre Royaume de la Mort,
songeant à nous, s'ils songent à rien, n'évoquent point
des âmes
violentes et perdues, mais seulement
les hommes sans substance,
les hommes faits de paille.

dịch bởi St-John Perse
Commerce, 1924


(Bài thơ chưa xuất bản)

Tiền thí cho những người nhẹ cân
Chúng ta những người vô chất liệu
Chúng ta là những người bằng rơm.
Xúm nhau thành quần chúng anh em,
đầu nhồi những rơm rác. Ôi thôi!
Tiếng nói ta vô ích, nếu khe khẽ,
ta thì thầm cả đám,
thì còn êm dịu và vô tích
hơn là gió lướt trên cỏ héo khô,
là chân chuột chạy trên mảnh tinh vỡ,
trong các hầm rượu đã cạn sạch.

Bóng không hình, mầu không sắc,
Sức không chuyển và cử động không nhúc nhích...

Những kẻ đi
thẳng đằng trước, đến Vương quốc kia của Sự Chết
nghĩ đến chúng ta, nếu có nghĩ
đến một cái gì, không gợi lên những
linh hồn
dữ dằn và lạc mất, mà chỉ đến
những người không chất liệu,
những người làm bằng rơm.


Người dịch: Trần Ngọc Ninh 2001
(dịch từ Pháp văn)



Bài thơ trên, của St-John Perse, là của một đại thi hào dịch một đại thi hào. Vì thế, sức truyền cảm rất mạnh, do thi tứ và thi từ của người dịch, với cái ý tứ hay là tư tưởng và ý định của người viết. Một phần nào. Phần còn lại sau khi dịch. Như Pierre Leyris, một nhà văn và dịch giả khác mà tôi sắp nói tới, đã viết năm 1956, bài dịch này là “Khi T. S. Eliot nói (tiếng) Perse.” Tên của thi sĩ dịch giả (Perse) cũng là tên của một nước thái cổ (nước Perse, ta gọi theo Hán tự là Ba Tư), và câu trên là một trò chơi chữ rất ý nhị (không dịch được)[3].

Vì lí do ấy, không ai có thể khen hay chê bài dịch của St-John Perse.Bài dịch ấy có, tự nó. Cũng như không ai khen hay chê ­Chinh Phụ Ngâm của Phan Huy Ích hay của Ðoàn Thị Ðiểm là đúng hay sai so với nguyên văn của Ðặng Trần Côn. Hay Tì Bà hành của Phan Huy Chú là sát hay lơi Tì Bà hành của Bạch Cư Dị. Ðó là những bản văn đứng hiên ngang một mình. Như Le Cid của Coneille, như Iphigénie của Racine. Như Faust của Goethe. Xa hơn nữa, như Ðám cưới Figaro của Mozart với Ðám cưới Figaro của Beaumarchais. Và như Ðoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài-nhân.

*

Bài thơ dịch của St-John Perse hàm súc một tư tưởng xã hội và chính trị. Nous, chúng ta, là những người dân nghèo, nếu không phải là những người lao động. Còn “những kẻ” kia, đang “đi thẳng đến Vương quốc khác của sự Chết,” là bọn chủ, bọn tư bản, đầu rỗng không (“nếu chúng có nghĩ đến một cái gì,” đã không hiểu nổi những người rất “nhẹ cân” trong xã hội, “bóng không hình...,” chỉ biết “thì thầm” vô ích và vô tích.

Khi dịch bài thơ vô đề chưa xuất bản của T. S. Elito thì St-John Perse chỉ có Ðoạn I của bài thơ năm đoạn. Ðoạn I này có một cái nón đội bí hiểm trên đầu, là:

A penny for the Old Guy
mà St-John Perse đã dịch là

Aumône aux hommes de peu de poids
và tôi dịch theo là

Tiền thí (bố thí) cho những người nhẹ cân
Khi bài thơ đã hoàn thành, thì người ta thấy nó có đến hai tựa đầu, một là

Mistah Kurtz - he dead (M.K., nó chết)
in dưới niên biểu 1925, ở tờ đầu để trắng, và hai là

A penny for the Old Guy (một xu cho Lão Guy)

ngay đầu bài thơ. Lại còn đầu đề THE HOLLOW MEN (Những Người Rỗng), chính thức trùm lên cả bài thơ, để định rõ ý nghĩa, nếu không phải là đối tượng thì cũng là của hình ảnh để qui chiếu đối tượng.

Mỗi đề từ này có một điển cố.

Người rỗng, hollow men, được nói tới đầu tiên bởi Shakespeare,
trong kịch Julius Caesar

Khi tình yêu bắt đầu đau ốm và tan rã,
Thì dùng đến một nghi lễ bắt buộc phải theo.
Không có mẹo lừa chi cả, trong lòng tin thật thà giản dị,
Mà chỉ có những người rỗng...

(Hồi IV, màn 2)

Người rỗng của Shakespeare là những người chỉ còn hình thức, đã hết tin và hết yêu, nhưng vẫn như còn yêu thương cho đến khi vào cuộc chiến thì lộ chân tướng “như ngọc giả, khi thử, thì xẹp lép.” Tuy nhiên không nhận điển cố ấy, và chỉ nhận rằng nhà phê bình G. Tillotson nói có phần đúng, người rỗng là kết hợp hai tựa đề sách, một của William Morris (The Hollow Land: Ðất Rỗng), một của Rudyard Kipling (The Broken Men: Những Người Ðã Gẫy Gục). Shakespeare là đại văn hào của Thế kỉ thứ Mười Sáu mà không một người Anh nào không biết, nhưng ít ai đọc nổi Julius Caesar (một kịch lịch sử về Roma) và càng ít người hơn nhớ đến những người rỗng của Ông Sẩm Già ở Avon, tuy rằng phần lớn các cặp tình nhân đã ít nhiều “rỗng” sau một thời gian chung sống. Nhưng hai cuốn tiểu thuyết đương thời của hai tác giả thời danh thì chưa hoàn toàn bị lãng quên trong xã hội Anh quốc giữa hai Thế Chiến.

*
(xem tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (111 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối