Trang trong tổng số 12 trang (111 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

rhett butler

Bài thơ đúng là rất hay.Khi đọc xong bài thơ em chợt nhớ đến câu nói của 1 ai đó:chiếc bình đã vỡ có thể dán lại được nhung nó vẫn còn những vết nứt...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Phúc Duy

Mình có 2 tập thơ "7 thế kỷ thơ tình Pháp", mặc dù rất thích thơ tình Pháp nhưng đọc hông hiểu nhiều cho lắm, chắc do trình độ hạn chế !!!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Francois Coppée (1842-1904), nhà thơ Pháp, có nói một câu như sau:
"Quan tài của nhà thơ thì rắc đầy hoa; còn mồ mả tên bạo chúa thì vấy máu nhân dân".
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Chào bạn Nguyễn Phúc Duy!
Nói chung, cách tư duy và diễn đạt của thơ phương Tây có khác với người Á Đông, trong đó có người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì lí do đó mà ta không hiểu thơ của họ. Cảm nhận thơ phương Tây là một quá trình không dễ dàng, nhưng nghiền ngẫm dần dần ta cũng sẽ thành công. Trước hết, bạn hãy đọc to lên, lắng nghe âm thanh, nhịp điệu của bài thơ; dùng trí tưởng tượng của mình dựng lại các hình ảnh, hình tượng, sự vật... trong bài, liên tưởng đến những gì mình đã biết, đã trải nghiệm, sau đó suy luận, phán đoán... để rút ra một điều gì đó, rồi quay trở lại, một lần nữa đối chiếu với bài thơ... Từ đó, ta có thể rút ra kết luận cuối cùng.
Một vài gợi ý như trên, bạn có thể tham khảo. Chúc bạn có nhiều niềm vui khi thưởng thức thơ ca!

BÙI XUÂN LÂM,
Người yêu thơ.
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

Tôi Trịnh Phúc Nguyên Ỏ CLB dịch Thơ Hán Việt Pháp Anh dã đọc trong chủ đề 7thế kỷ thơ tình Pháp .trang 5 có mấy bài tôi cũng đã đưa vào thi viện
Rất thích được đoc  các bạn  Rât hay Để trao đổi  tôi đề nghị các  bạn:Biển  nhớ trang 5 bài Plaisir d'amour Hải Đà và Hoàng Vũ dịch Thú yêu thương, bài:L'é ternelle chanson của Rosé monde Gé ârd Hoang f ngọc Long dịch  
Xin xem :tr3 chủ đè thơ dịch CLB Hán Việt Pháp Anh
bàileternelle chanson Của R. Gerard tr.Trịnh Phúc Nguyên
         tr14  bài Plaisir d'amour tr, Trinh phuc nguyen
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

Thư gửi các thi hữu trong các diễn đàn của thi viện nhất là các bạn thích thơ Pháp Anh
Tôi Trịnh Phúc Nguyên Năm mới NHÂM THÌN 2012  kính chúc các bạn gần xa
Những lời chúc tốt đẹp nhất Mạnh khỏe,Hạnh Phúc
Tôi chỉ đua thơ mình vào chủ đè Thơ dịch CLB Hán Việt Pháp Anh Nay đọc chủ đè thơ Pháp <7 thế kỷ thơ tình Pháp > tôi rất tâm đắc Vậy cũng xin giới thiệu
Những bài toi đã vào Ỏ Thơ dịch CLB HVPA  hy vọng được đọc và nhất là được
Nhận xét ,phê bình Xin chân thành cảm ơn.

Trang 2 Hoa vàng < Nguyễn Đình Thi>,Viết thơ gọi biển về<huy Cận>
- 3 L’êtrnelle chánon < R. Gé rard>,Ngẫm <TPN>,Tiếng thu <Lưu trọng Lư.
- Tặng Bùi Công<Hồ Chí Minh>,
- Tầm hữu vị ngộ         _
- 4 Thu dạ                    _
-     Ông đồ Vũ Đình Liên,Tuổi thơ của con <Xuân Quỳnh>,Đây thôn Vĩ Dạ <HMTử> ,Leo núi <HCM>Trệ vũ chung cảm tác <Cao Bá Quát>
- Nhị vật <HCM> Ức cố nhân<HCM>
- 5Thái thạch hoài cổ <Nguyễn Trãi>.Nhớ <Khương Hữu Dụng>
- 6Chiếc áo xanh Tố Hữu,Thất cửu <HCM>
- 7Sóng <Tế Hanh,Qua Đèo Ngang < Bà Huyện Thanh Quan>
- 8 Vương Phi Mỵ Ê
- 9Rondeau<CH. D’Orléans>
- Thiếu nữ và chim bồ câu rừng  M.D.Valmore
- Rượu Xuân Nguyễn Bính
- Hoa sen nở trước Đàm Tản Đà
- 10Không tiếc ngày xanh <Hoàng Thị Minh Khanh>
- 11thu dạ <NPKhanh>
- Tảo Giải HCM>
- 12Vào hè <Dương Bá Trạc>Mậu  Thân Xuaan Tiết <HCM>
- Tượng  Bác Hồ ỏ bến Ninh Kiều <Vũ Đình Liên>
- Tam thướng Hải Vân <Trần Bích San>
- Tứ bình tuổi tứ tuần Anh Ngọc
- Cònfidence <TPN>
- Muốn làm Thằng CUỘI Tản Đà
- 13Nhớ <Nguyễn Dinh Thi< Yêu Thế Lữ Áo trấn thủ Vân Đài Vubgx nước Nguyễn Bính Xuân Tú Xương Hà nội vắng em Tế Hanh
- 14 15 16 ……cho đến hôm  nay là trang 26
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

TÚ XƯƠNG<1870-1907>

XUÂN

Xuân từ trong ấy mới ban ra
Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà
Chí cha chí chát khua giầy dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là
Dám hỏi những ai nơi cố quận
Rằng xuân ,xuân mãi thế ru mà?

PRINTEMPS <ou LE TET>

De là- dedans<1>on  annonce le TET< Nouvel An>
Le Tet n’est à personne ,il est à tous les gens
Dans la cour crépitent de petits pétards
Au mur ,des tableaux du coq aux teints criards
Se claquent bruyamment sandales et souliers
De beaux habíts  couvrent les peaux hâlées et noircies
A ceux du lieu natal, j’ose demander :
Est-ce le Tet vraiment toujours ainsi passé ?
<1> allusion à l’ancienne capitale HÚE sous l’ancien ré gime féodal

                        Traduit par Trinh Phuc Nguyên
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

GUILLAUME APOLLINAIRE
 <1880-1918>

  CẦU MIRABEAU

Dưới cầu Mirabeau
Sông Seine lặng lẽ trôi
Cùng mối tình chúng tôi
Tôi tần ngần nhớ lại
Buồn rồi tất lại vui.

Đêm đến giờ đã điểm
Tháng ngày trôi tôi ở lại

Tay nắm tay nhìn nhau
Tay ta làm nhịp cầu
Nước từ từ trôi di
Mang ánh mắt thiên thu

Đêm đến giờ đã điểm
Tháng ngày trôi tôi ở lại

Tình trôi như nước trôi
Tình cứ trôi
Như dòng đời chậm chảy
Và Hy vọng bừng cháy

Đêm đến giờ đã điểm
Tháng ngày trôi tôi ở lại

Ngày tháng cứ trôi hoài
Nhưng thời qua tình cũ
Chẳng bao giờ quay lại
Dưới cầu Mirabeau sông Seine âm thầm trôi

Đêm đến giờ đã điểm
Tháng ngày trôi tôi ở lại
       Trịnh Phúc Nguyên dịch
:[/color][/size][/b][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

Tôi CHARLES  BAUDELAIRE<1821-1867> nhà thơ Pháp ,sinh tại Paris.Bố của ông là một người hiểu sâu sắc văn học thế kỷ ánh sáng , mất khi B. mới 6 tuổi,mẹ đi
lấy chông ,gửi con tại ký túc xá một trường trung học ở Lyon , rôì ở París.B.đỗ trung học năm 1839, sống lang thang ở Paris cho đến khi bố dượng và mẹ bắt ông phải sang Ấn độ<1841>.Ít lâu sau trở về Pháp ,với tâm l òng tha thiết yêu cảnh vật xa lạ nước ngoài Ông tiếp tục sống cuộc đời nghèo khổ, làm quen với nhiều nhà thơ và bắt đầu sáng tác .B. nhiệt tình đón chào Cách Mạng 1848 Pháp.Viết phê bình nghệ thuật, dịch thơ Edgar Poe Năm 1857, ông cho xuất bản tập Les
fleurs du mal< Hoa của nõi đau>,gồm 100 bài ,trong đó có 48 bài đã đăng trên báo, tập thơ được đón tiếp lạnh nhạt.Không nản chí,năm 1861,ông cho tái bản, in thêm 32 bài mới sáng tác .Sau khi ông chết , tập thơ được tái bản <1868>vói 25 bài thơ mới .  Les fleurs du mal chủ yếu nói đến CHÁN CHƯỜNG VÀ LÝ TƯỞNG, nỗi buồn nản , tuyệt vọng và đau thươngcủa nhà thơ và ngợi ca sáng tác Nghệ thuật, cái Đẹp vĩnh cửu ,Nhà thơ cố thoát ra khỏi những đau khổ , giầy vò bằng rượu, thuốc phiện, du lịchv.v. nhưng cả những nỏi loạn cũng không dứt được ông ra khỏi những đau buồn , chỉ có cái chết mới giải thoát được con người. Thời gian này ông viết nhưng bài văn xuôi .Sau chuyến đi Bỉ <1864> ông trỏ về Pháo ,ốm năng rồi qua đời sau khi bị liệt toàn thân Sau khi ông chết người ta cho xuất bản Petits poemes en prose Journaux intimes  B. cho răng thơ văn xuôi
có khả năng hơn thơ để diễn tả những rung động sâu xa của tâm hồn nhưng chuyên biến tê nhị của mơ mộng ,những chuyển biến bất chợt của  ý thức
 Cuộc sống cô độc ,đời sống nghèo khổ, bệnh tật trong một xã hội tầm thường , tàn ác lúc bấy giờ tạo cho B.một tâm lý chán chường  và tuyệt vọng. Với B. chán chường không phải chỉ là một bệnh thời đại hay một tâm trạng vô vọng, bi quan như ở một số nhà thơ lãng mạn nửa đầu thé kỷ XIX . Đó là một tâm trạng
tâm thần  ốm o, bệnh tật, không lối thoát Nhà thơ có mặc cảm bị xã hội ruồng bỏ và cuộc sống như một lưu đầy .Tâm trạng B. là một tâm trạng vô cùng tế nhị và phức tạp nhiều chiều. Thơ của ông sâu thẳm, gợi lên sự tương ứng giữa hương thơm, mầu sắc và âm thanh  mở đầu cho thơ tượng trưng chủ nghĩa sau này.Nhiều trường phái thơ ca suy đồi và hiện đại chủ nghĩa trong suốt hơn một thế kỷ nay khai thác các mặt tiêu cực của thơ B. và phát triển nó dưới nhièu hình thái , thơ tiềm thức ,thơ thuần túy , thơ thần bí v.v.
 Mặc dầu vậy, Baudelaire vẫn là NHÀ THƠ LỚN  của văn học Pháp thế kỷ XIX
                                                                                       ĐỖ ĐỨC HIỂU
                                                                             <Từ điển Văn học Tập 1
                                                                                NXB Khoa học xã họi
                                                                                 Hà nội 1983, tr79,80
in góp một tý về Baudelaire
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

Thây có mốt số bạn muốn biết và đoc thơ của Baudelaire ,tôi xin giói thiệu một ít về Baudelaire
Nghệ thuật là niềm vui cao nhất
mà con người tự hiến cho mình

                            KARL – MARX


< l’art est la plus haute joie que
l ‘homme se donne à lui-même

                                 K. M.

Charles Baudelaire <1821-1867>

Người cha của chủ nghĩa tượng trưng,
ông tổ của nền thơ hiện đại Pháp

Trong văn học Pháp,có ý kiến cho rằng Baudelaire là con người của mộtcuốn sách độc nhất< l’homme d’un seul livre .,ý muón nói ông là nhà thơ chỉ có một tác phẩm Mà theo thói thường,một nhà văn hay một nhà thơ tầm cỡ thì phải có nhiều tác phẩm, thậm chí những tác phẩm đồ sộ dầy cộp. Cố nhiên,loại ý kiến trên đây không phải là số nhiều mà sự thục là đơn giản , phiến diên.Bởi vì chắc chắn không ai có thể phủ nhận được vị trí văn học « bạt chúng siêu quần «  của Baudelaire Bởi vì không phải không có căn cứ khoa họcvà chúng minh thực tiễn khi có nhà văn. nhà nghien cứu vào loại sừng sỏ ở Pháp đã từng khẳng định :
B.có «  chỗ ngồi cao nhất  và rộng nhất trong lịch sử văn học và thơ ca thế giới » Jean Malignon tacsgiả bộ Từ điển các nhà văn pháp NXB Seuil Paris1971
  Victor Hugo, một trong những đại thụ nền văn học Pháp thế kỷ XIX đã nhân manh trong bức thư gửi cho B. ngày 30/8/1857, tức là ngay sau khi tác giả Les fleurs du mal và nhà xuất bản cho in tác phẩm bị các nhà chức trách thuộc tầng lớp thống trị phạt tiền và cấm lưu hành ;vì theo lời quy kết và kết án của họ thì tập thơ của B.< đặc biệt nhất là trong đó có 6 bài> »đã làm tổn hại đến nền đạo đức chung »Nhưng trái ngược lại,bức thư của V.Hugo khẳng định mạnh mẽ » những bônghoa  Ác của bạn đã tỏa sáng và chói lòa như những vị tinh tú< Vos Fleurs du mal rayonnent et éblouissent comme des étoiles »
    Maxime formont  thì gọi B, là người cha của Chủ nghĩa tượng trưng< »
« le père du symbolisme »
Khi B. còn là một thi sĩ vô danh thì Theophile Gautier người đứng đầu phái Thi sơn  đã khua chiêng gióng trống ầm lên : B, là một tài năng chưa xuất bản< »
< »un talent inédit »
Hàu hết các nhà thơ , nhà văn ,nhà nghiên cứu lý luận phê bình suốt thế kyXX
cho tới nay  dều suy tôn B.là « ông  tổ «  của nền thơ hiẹn đại Pháp
          Còn tất cả nhà thơ sừng sỏ nhất trong văn học Pháp thuộccác thế hệ sau B. đến ngàu nay  Như Verlaine,Mallarmé, Rimbaud, Valery,Claudel,Apollinaire,
Ẩragon Éluard , Char v.v.   đều coi B. là «  bậc Thầy » mở đường , nhà tiên khu < Précurseur>của phái tượng trưng và của nền thơ hiện đại Pháp
………………………………………………………………………………………..

Cuộc đời Của Baudelaire đầy gian nan khổ ải , chỉ có mấy năm thời thơ ấu sống bên mẹ hiền góa bụa và người hầu gái là B. cảm nhận có hạnh phúc thực sự Cho nên không phải ngẫu nhiên mà chủ đề bao trùm trong tập thơ của ông là
Spleen et Idéal<Ưu uất và Lý tưởng>
 Chủ đề này rải rác khắp nội dung tập thơ ,nhưng tập trung và rõ nhất ở một số bài tiêu biẻu  và nổi tiéng như
              Chẳng hạn như bài Élévation <Siêu thăng>
………………………………………………………………………..
Con đường nghệ thuật và học thuật của B.đã được văn học sử Pháp khẳng định rõ là nhà tiên khu của trường phái thơ tượng trưng mà thể hiên tập trung nhất trong bài thơ nổi tiếng khác là bài Correspondances<Tương ứng>
……………………………………………………………………………………………….
Môt bài thơ khác cũng rất tiêu biẻu và nổi tiếng  nó phản ánh quan điểm của B. về thiên chức của nhà thơ Đó là bài L’albatros,< Chim hải âu >
………………………………………………………………………………..
Thi pháp của Baudelaire về cơ bản là hoàn chỉnh và « mô- đéc »
Trong thơ ,ông nhấn mạnh tính nhạc,tính họa, chất thơ, về tình yêu đôi lứa về sự chết và các đề tài khác………..
                                                        Trích trong cuốn THƠ  PHÁP
                                                                                      Nửa sau thế kỷ XIX
                                                                                      Đầu thế kỷ  XX
                                                                     Của   ĐÔNG  HOÀI
                                                                                 NXB   Văn Học                                                                                          

,
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (111 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối