Trang trong tổng số 1 trang (3 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Linh Thi

1. TẦN THUỶ HOÀNG DOANH CHÍNH


     Trước công nguyên, Trung Hoa đã có lịch sử nhưng chưa được ghi chép thành hệ thống, trở thành lịch sử truyền thuyết. Trong thời kì lịch sử truyền thuyết ấy đã có những vị đế vương nổi tiếng như Nghiêu, Thuấn, Thần Nông, v.v... gọi chung là thời kì Tam hoàng Ngũ đế. Tiếp theo là các triều đại lớn Hạ, Thương, Chu kéo dài trong nhiều ngàn năm mới bắt đầu được ghi chép rõ ràng. Thế nhưng kể từ thời nhà Hạ, vị vua đầu tiên là Đế Võ (2183-2177 trước Công nguyên) cho đến vị đế vương cuối cùng của nhà Chu là Noãn vương Cơ Diên, tức thời kì Xuân Thu chiến quốc, tất cả đều vẫn xưng là vương. Thậm chí khi nhà Tần nổi lên lớn mạnh, các vị vua đầu tiên cũng vẫn giữ tước vị Vương như là Chiêu Tương Vương (Doanh Tắc), Hiến Văn Vương (Doanh Trụ), Trang Tương Vương (Doanh Tử Sở).
     Mãi cho đến năm 249 trước công nguyên, một bậc kỳ nhân ra đời, đó là Doanh Chính - dựng lên một nhà Tần vững mạnh, gồm thâu lục quốc, thống nhất toàn cõi Trung Hoa về một mối. Danh xưng Hoàng đế lần đầu tiên được sử dụng. Năm Ất Mão (246 trước Công Nguyên), Doanh Chính lên ngôi, tự xưng là Thuỷ Hoàng Đế và từ đó về sau danh vị Hoàng đế được nhiều triều đại sử dụng, trở thành phổ biến.
***Chú thích:
Nghiêu: Đế Nghiêu (帝堯) còn gọi là Giao Đường Thị (陶唐氏) hoặc Đường Nghiêu (唐堯), là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại, một trong Ngũ Đế.
Thuấn: Đế Thuấn (帝舜) là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, nằm trong Ngũ Đế. Ông được Đế Nghiêu nhượng vị trở thành vua Trung Hoa.
Thần Nông (神農/神农): còn được gọi là Thần Nông thị (神農氏), Liên Sơn thị (連山氏), thường được biết với tên gọi Viêm Đế (炎帝), một trong Tam Hoàng và được xem là một Anh hùng văn hoá Trung Hoa.
Tần Thuỷ Hoàng (秦始皇), Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政).
Nguồn: NXB Thời Đại, tác giả Huyền Cơ biên soạn.
Trao đổi các kiến thức lịch sử
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Linh Thi

Nhắc đến Tần Thuỷ Hoàng, chắc chắn rất nhiều người biết đến nhưng đa số đều mang ý tưởng đó là vị Hoàng đế độc tài tàn nhẫn. Đến thời hiện tại, với quan điếm tân tiến, lịch sử thời kỳ nhà Tần mới được nhiều học giả nghiên cứu lại và đưa ra những lập luận khác biệt - tuy rằng vẫn còn nhiều người cho Tần Thuỷ Hoàng là có tội lớn đối với đất nước Trung Hoa dựa vào chính sách "đốt sách chôn học trò" nhưng cũng không ít ý kiến ca tụng Tần Thuỷ Hoàng có công không nhỏ bởi xét theo cái nhìn khách quan hiện tại thì chính Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính đã xây dựng nên nền móng phong kiến vững chắc nhất với chế độ quận huyện, tập trung quyền lực, không ban phong đất đai theo phương thức chư hầu của nhà Chu ngày trước, làm căn bản cai trị cho những triều đại sau này, thậm chí tới nơi tuy đã dân chủ hoá chế độ, về mặt quản lí vẫn áp dụng chế độ quận huyện.
    Vì vậy, đề cập đến các vị Đại Hoàng đế Trung Hoa, chắn chắc phải đặt Tần Thuỷ Hoàng lên hàng đầu tiên. Nếu xem xét cả công lẫn tội, dù tội nhiều hơn công hay công lớn hơn tội, chắn chắc Doanh Chính vẫn là bậc kỳ nhân xứng đáng cho chúng ta học hỏi cả về quyền lực quân sự lẫn sự tranh đấu về chính trị mà điển hình nhất là kế hoạch đối phó với vị đại thần Lã Bất Vĩ và tên gian dâm Lao Ái.
    Khi còn ở Hàm Đan buôn bán tơ lụa, một lần kia Lã Bất Vi nhìn thấy Dị Nhân thì giật mình kinh ngạc. Vốn là phú thương nhưng học vấn rộng rãi, lại tinh thông cả tướng số, bói toán, được đi nhiều nước, chiêm nghiệm tình hình chính trị trong thời gian ấy, họ Lã cho rằng Dị Nhân có quí tướng lâu bền, xứng đáng để làm chủ đất Trung nguyên còn đang lúc rối ren, chưa phân định được ai thắng, ai thua. Lã Bất Vi liền nhờ người hỏi thăm, biết Dị Nhân là người nước Tần, đang bị Triệu vương giam giữ ở Tùng Đài làm con tin thì càng thêm yên tâm bởi nước Tần về căn bản địa thế hiểm trở, dân đã đông lại rớt thiện chiến, thừa đủ để trở thành một nước lớn mạnh nếu có người tài cầm đầu.
    Doanh Dị Nhân là cháu của Chiên Tương vương nước Tần thật và là con thứ của An Quốc quân nhưng chẳng ai thèm nhìn ngó đến ông ta. Khi nước Tần và Triệu họp ở đất Thằng Trì, Tần vương bị Lạn Tương Như uy hiếp phải chấp thuận giao hảo với Triệu và cho Dị Nhân sang Triệu làm con tin. An Quốc quân có đến hơn 20 người con nên đối với Dị Nhân rất lạnh nhạt, không bao giờ có ý định đưa về nước. Thậm chí khi Tần vương mang quân đi đánh Triệu, Triệu vương rất tức giận vì Tần đã xé hoà ước, toan ra tay giết Dị Nhân cho hả giận. Bình Nguyên quân liền can ngăn:
    - Tần chẳng để ý gì đến Dị Nhân, nếu giét hắn thì Tần không hề tiếc mà chỉ thêm cớ để đánh chúng ta mà thôi.
    Vì vậy Triệu vương nghe lời, không giết Dị Nhân nhưng truyền giảm bớt phân nửa mọi tiếu phí của ông ta khiến Dị Nhân đường đường là một Công tử mà không hề có xe, ăn uống thiếu thốn, quần áo kém cỏi, dung mạo cũng không tươi tắn chút nào. Thế nhưng Lã Bất Vi không để ý đến những tiểu tiết này, ngay hôm ấy về nhà hỏi phụ thân:
    - Cha con chúng ta từ trước tới nay buôn bán phát đạt, có thể gọi là muốn gì được nấy nhưng cuối cùng vẫn là con buôn và tài sản to lớn đến đâu cũng chẳng thấm gì với ngân khố của một quốc gia. Như vậy theo phụ thân thì nên buôn bán gì để được lời nhiều nhất và giàu nhất thiên hạ?
    Lã ông vốn cũng biết tâm ý của con từ lâu, điềm nhiên đáp ngay:
    - Theo cha thì cày ruộng có thể lợi gấp 10 lần nếu thời tiết thuận hoà; còn việc buôn bán nếu gặp thời vận thì chắn chắc lời nhiều hơn, có thể đến trăm lần... có lẽ điều này con đã biết rồi vậy...
    Nửa chừng, Lã ông ngừng nói, chăm chú nhìn Lã Bất Vi một lúc như thể soi thấu tâm can đứa con rồi mới thủng thỉnh nói tiếp:
    -... Thế nhưng, để được tài sản lớn ngang bằng với một nước thì chẳng có gì khác là "buôn vua", khi ấy vua còn là món hàng của con thì vàng bạc ở ngân khố vào tay ai được nữa, Buôn món hàng này lời gấp vạn lần nếu nhắm đúng người. Ta cho rằng con đã nhắm được ai rồi nên mới hỏi phải không?
    La Bất Vi không đáp lời cha mà trầm ngâm hỏi lại:
    - Nếu "buôn vua" lời như thế, sao từ trước đến nay không có ai làm được? Nếu muốn thực hiện thì phải có những điều kiện gì?
    Lã ông đáp:
    - Sở dĩ từ trước đến nay chưa có người nào "buôn vua" là vì không nhắm được thời thế, bản lĩnh không đủ để làm nên đại sự như vậy. Có thể nói, "buôn vua" là canh bạc lớn nhất của người tài trí và phải có lòng can đảm lẫn kiên nhẫn hơn thiên hạ bởi nếu thua thì không những mất trắng cơ nghiệp mà còn có thể vạ lây tới tính mạng cả họ hàng nữa.
    Lã Bất Vi nghe xong có vẻ trầm tư, lâu lắm mới quả quyết đáp lời phụ thân:
    - Theo con thì canh bạc này thắng nhiều hơn thua, dù có mất cả cơ nghiệp con cũng quyết thử tài trí của mình một lần xem sao.

***Chú thích:
-Chiêu Tương vương: Tần Chiêu Tương vương (秦昭襄王), hay Tần Chiêu vương (秦昭王), tên thật là Doanh Tắc (嬴稷), là vị vua thứ 33 của nước Tần, trị vị từ 306 TCN-251 TCN.
- An Quốc quân: thái tử An Quốc Quân tức là Tần Hiếu Văn vương
- Lạn Tương Như (蔺相如) là chính khách nước Triệu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng là người giỏi ứng xử để giữ uy tín của nước Triệu trong chư hầu.

Nguồn: NXB Thời Đại, tác giả Huyền Cơ biên soạn.
Trao đổi các kiến thức lịch sử
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Linh Thi

Nói là làm, ngay hôm sau, Lã Bất Vi lập tức bỏ thật nhiều vàng bạc ra đến kết thân với Công Tôn Kiền. Vốn dĩ đang buồn chán vì việc canh giữ Dị Nhân chẳng thú vị gì, lại không có lợi về tiền bạc, Công Tôn Kiền rất mừng rỡ, chẳng bao lâu đã xem họ Lã như người bạn thân thiết đã lâu, lại tiến dẫn Lã Bất Vi kết giao với Dị Nhân, dần dần 3 người hết sức thân thiết.
Một lần kia, nhân lúc chỉ có mình và Dị Nhân ngồi đối ẩm, Lã Bất Vi liền mở lời ướm thử xem chí khí của Dị Nhân ra sao, có muốn trở về nước Tần dựng lại sự nghiệp hay không. Dị Nhân nghe vậy thở dài đáp:
- Thân ta làm con tin của nước Triệu, chẳng còn hy vọng gì trở về cố quốc, làm sao còn dám nghĩ đến việc khác lớn lao hơn?
Lã Bất Vi cười nhẹ, nói ngay:
- Tôi vốn tự hào về việc nhìn người, từ trước đến nay việc buôn bán bỏ mặc cho người dưới làm mà chẳng hề ai tơ hào đồng nào, công việc vẫn hết sức phát đạt. Nay đã thấy ông là người có tài trí nên mới dám mở lời như thế. Miễn ông bằng lòng thì những việc nhỏ nhặt xin để họ Lã này xin chu toàn hết cho.
Dị Nhân vốn đang mang nặng mối tâm sự nhung nhớ quê hương, nghe vậy liền xin nhận lời, nhất nhất sẽ tuân theo sự sắp đặt của Lã Bất Vi. Lúc đó họ Lã mới nói sơ qua kế sách của mình:
- Hiện nay An Quốc quân và Hoa Dương phu phân và Hoa Dương phu nhân không có con nối dõi, phương cách tốt nhất là ông xin làm dưỡng tử của hai người. Khi đã có danh chính ngôn thuận, tôi sẽ cố gắng hết sức đưa ông về nước.
Lã Bất Vi còn nói them để Dị Nhân khỏi nghi ngờ:
- Một khi công thành danh toại, mong rằng ông có chút nhớ đến cố nhân là vinh hạnh lắm rồi vậy.
Dị Nhân liền thề thốt, nếu đại sự thành công, khi lên ngôi vua thì Lã Bất Vi muốn gì sẽ được nấy, không bao giờ dám quên công ơn lớn lao ấy. Thấy sự sắp đặt đúng theo ý đồ của mình, Lã Bất Vi hết sức mừng rỡ, lập tức bỏ ra hơn 500 nén vàng, sai người đi lung tìm các vật quí hiếm, rồi trước tiên sai người mang lễ vật tìm đến người chị của Hoa Dương phu nhân nhờ tiến dẫn. Choá mắt trước những món quà quí giá, người chị liền vào cung nói với Hoa Dương phu nhân, xin cho Lã Bất Vi được tiếp kiến một lần. Hoa Dương phu nhân chưa hề biết họ Lã là ai nhưng vốn nể nang chị, nhận lời ngay.
Lã Bất Vi khi được diện kiến Hoa Dương phu nhân, một mặt ca tụng Dị Nhân là người biết đại nghĩa, tuy thân ở đất Triệu nhưng ngày đêm nhung nhớ tới người thân ở đất Tần, trong đó Hoa Dương phu nhân được kính trọng nhất, vì vậy mới gom góp tiền bạc sắm sanh lễ vật gửi mình đưa về, coi như chút long thành của người dưới. Hoa Dương phu nhân nghe vậy vô cùng xúc động, nói:
- Ta vốn không con cái, nay tuy rằng Dị Nhân là con thứ nhưng có long hiếu thảo như vậy thì ta vẫn coi là con ruột. Ngươi có về Triệu nhớ nói lại long ta cho Dị Nhân biết, cố gắng chờ ngày chúng ta thu xếp đưa về nước sum họp.
Lã Bất Vi hết sức mừng rỡ, nhân cơ hội nói ngay:
- Phu nhân đã có long như vậy, chắn chắc Dị Nhân sẽ cảm động vô cùng. Hay là chi bằng phu nhân nhận Dị Nhân làm dưỡng tử cho có thân phận chính thức, lại bày tỏ được sự thương yêu của mình.
Hoa Dương phu nhân trước sau mang nặng tâm tư về việc nối dõi, nghe vậy cả mừng, lập tức vào nội cung tìm An Quân quân bàn soạn. An Quốc quân cũng giống như Hoa Dương phu nhân, ngày đêm lo lắng về việc tìm người nối dõi cho nước Tần, nghe vợ bàn liền chấp nhận ngay, còn sợ Dị Nhân chưa tin tưởng, lấy một cái thẻ bạc viết luôn 4 chữ “Đích tử Dị Nhân”, trao cho Lã Bất Vi cầm về nước Triệu, dặn dò:
- Lòng ta chắc chắn như thế nào ngươi đã rõ, tuy nhiên ta vẫn chưa dám hứa chắc sẽ đưa Dị Nhân về nước Tần được bởi vì còn tuỳ vào việc Tần vương có ưng thuận hay không?

Nguồn: NXB Thời Đại, tác giả Huyền Cơ biên soạn.
Trao đổi các kiến thức lịch sử
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài viết)
[1]