Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

@  

Nhà không những dột từ nóc mà nền móng cột kèo mục ruỗng hết rồi. Tôi nói không ngoa đâu. Mấy ông to cứ thử vi hành tới cơ sở, giả làm nhân viên mới xin việc, sinh hoạt Đảng - Đoàn như 1 nhân viên quèn thật sự thì sẽ rõ. Tê liệt hết rồi, chỉ có tiếng nói của sếp thôi, không dám phê bình, đấu tranh. Chỉ có nịnh nọt, bợ đỡ, phe phái và tham nhũng từ vặt đến lớn lao...Hết thuốc chữa rồi hay sao ấy. Có 1 nghịch lý thế này, một người rất bất bình về những vấn nạn này khi dược cất nhắc vào một vị trí nào đó lại đi theo vết xe đổ của người ta. Hi hi...cuộc đấu tranh ai thắng ai này vui đáo để.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cuộc Đấu Tranh Này

Cuộc đấu tranh này diễn mãi thôi
Không ai thắng nổi chỉ bằng lời
Không ai thích mãi bi hài kịch
Chẳng có thằng nào tự tử chơi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tam, Tuấn có biết tại sao ta không làm theo nói và không theo gương tốt không ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Sơn

Tuấn Khỉ đã viết:
Cuộc Đấu Tranh Này

Cuộc đấu tranh này diễn mãi thôi
Không ai thắng nổi chỉ bằng lời
Không ai thích mãi bi hài kịch
Chẳng có thằng nào tự tử chơi!
Tay đôi cuộc đấu: Lão Ngoan Đồng
Sáng tạo một mình: Châu Bá Thông
Sắp trận hai tay tranh với đấu
Để xem thua thắng có ai không.
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ (1)

Hoàng Xuân Phú
Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học, Viện Toán học Việt Nam

Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 đã làm chấn động bốn phương, quá đủ để thức tỉnh những ai còn có thể thức tỉnh. Nó buộc những người có lương tri phải suy nghĩ, để trả lời câu hỏi: Vì sao lại có kết cục bi thảm như vậy? Sẽ còn bi thảm hơn nếu những người cầm quyền không rút ra bài học hợp lý để xử lý đúng vụ này.

Một số người đòi nghiêm khắc xử lý ông Đoàn Văn Vươn và những người liên quan về tội chống người thi hành công vụ. Nhiều người tin rằng gia đình ông Vươn là nạn nhân của cường hào ác bá thời nay, nhưng cũng nghĩ là họ không thể tránh khỏi bị trừng phạt vì đã chống người thi hành công vụ. Ngày 10/1/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã phê chuẩn quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hải Phòng, khởi tố bị can đối với ông Đoàn Văn Vươn và 3 người thân về tội giết người, đồng thời khởi tố vợ và em dâu ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ.

Hai tiếng "công vụ" cứ lặp lại, vang lên như tiếng chuông dồn dập trong buổi chiều tà, khi cái ác hoành hành, nhân danh công vụ để ức hiếp dân lành, khiến tâm hồn bất an, lương tri bứt rứt. Vì vậy tôi phải gạt bao việc cần kíp sang một bên để viết bài này.

Công vụ hay mạo danh công vụ?

Công vụ là gì? Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng:

"Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội."

Nội dung này cũng phù hợp với cách giải nghĩa trong Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

Rõ ràng, công vụ phải là việc công, do công chức nhân danh nhà nước thực hiện. Nếu lợi dụng chức quyền để triển khai những việc nhằm trục lợi cho bản thân, không nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, thì không thể ngụy biện là công vụ. Những kẻ nhân danh chính quyền để chiếm đất của dân rồi giao cho người khác để kiếm chác những khoản tiền tham nhũng, thì không còn đủ tư cách xưng danh công chức để ra lệnh hay thi hành công vụ.

Công vụ phải có lý do rõ ràng và minh bạch. Lấy đất của dân, lúc thì bảo là do hết hạn thuê, lúc thì viện cớ xây dựng sân bay, lúc lại ngụy biện là để đảm bảo công bằng. Mỗi lúc tung ra một lý do khác nhau, để che dấu cái mục đích xấu xa, thì chỉ thể hiện thói dối trá đã ăn sâu vào xương tủy, đã di căn từ đầu đến chân, chứ không thể biện hộ được lý do công vụ.

Công vụ thì phải chính danh, phải có những người đủ thẩm quyền ra lệnh, thi hành và chịu trách nhiệm. Phá nhà của dân, rồi trơ trẽn vu khống cho nhân dân bức xúc nên phá, thì không thể gọi là chính danh. Việc cho công chức giả danh dân thường hoặc huy động thành phần bất hảo để giải tán biểu tình, ngăn cản khiếu kiện hay đàn áp ai đó là không chính danh. Việc dùng một thông báo không ai dám ký làm bình phong để đàn áp người biểu tình yêu nước là không chính danh. Công an mặc thường phục để rình bắt những người vi phạm quy tắc giao thông cũng không chính danh. Đang lái xe trên đường, thấy người mặc thường phục rượt đuổi, thì lấy gì để đảm bảo rằng đấy không phải là cướp? Ngay cả trong trang phục công an còn khó phân biệt được kẻ xấu, người ngay, huống chi là mặc thường phục. Vậy mà lại bắn vào đùi người đi đường chỉ vì không chịu dừng xe (theo đòi hỏi của công an giả dân), thật là ngang ngược hết mức.

Thi hành công vụ thì phải thực hiện đúng mục tiêu. Quyết định thu hồi đất một nơi, lực lượng cưỡng chế lại tiến vào hành sự trên một mảnh đất khác, hoàn toàn không nằm trong khu vực bị thu hồi, và đập phá nhà dân trên diện tích ấy. Đó là xâm phạm và phá hoại tài sản hợp pháp của công dân. Không chỉ phá hoại, một khi người tham gia cưỡng chế đã vơ vét đồ đạc, Xã đội phó cuỗm cả cái ổn áp, thì phải gọi là cướp bóc. Chẳng nhẽ công vụ là vậy sao? Nếu người nhà ông Vươn đuổi theo vị Xã đội phó và giật lại cái ổn áp, thì sẽ bị buộc cho tội chống người thi hành công vụ chăng?

Điều tiên quyết là công vụ chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Về vụ Tiên Lãng, đã có rất nhiều bài viết chỉ ra việc chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất và tiến hành cưỡng chế đối với gia đình ông  Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật. Đặc biệt, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã đánh giá:

"Tôi đang theo dõi sát vụ việc này nên có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại."

Thiết tưởng không cần phải bổ sung thêm gì nữa. Một hoạt động, cho dù của ai, cho dù ở cấp nào, mà vi phạm pháp luật, thì tự nó đã tước bỏ chính danh của công vụ.

Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng vi phạm tất cả những tiêu chí kể trên, nên không thể xem là một công vụ theo nghĩa tử tế. Nó đẩy chính quyền đứng trước hai lựa chọn. Nếu coi nó là một công vụ thì sẽ phải trả lời cho nhân dân câu hỏi: Tại sao chính quyền này lại có loại công vụ tệ hại, ức hiếp người dân như vậy? Nếu không coi nó là một công vụ thì cũng không thể buộc cho ông Đoàn Văn Vươn và người thân vào tội chống người thi hành công vụ, mà phải nghiêm trị những kẻ mạo danh công vụ để trục lợi, hại dân và bôi nhọ công vụ.

(Còn tiếp...)

(Bài đăng trên blog cá nhân của GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ (2)

Hoàng Xuân Phú
Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học, Viện Toán học Việt Nam

Thi hành công vụ hay tòng phạm việc xấu?

Bình thường, đã là công chức thì phải thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo phân công. Là công an, bộ đội thì lại càng phải tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy. Kỷ luật ấy là điều kiện cần thiết để một chính quyền có thể vận hành trôi chảy.

Nếu có thể yên tâm rằng mọi nhiệm vụ đều hợp lý, mọi mệnh lệnh đều đúng đắn, thì người thi hành chỉ còn phải lo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng lấy đâu ra cái yên tâm ấy giữa thời buổi tham nhũng tràn lan, trở thành quốc nạn, việc lớn việc nhỏ bị chi phối bởi các nhóm lợi ích? Khi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì không thể ngây ngô tin rằng mọi giọt nước từ trên trời rơi xuống đều trong sạch; ngược lại, phải ý thức rằng nước trời có thể chứa đầy độc tố. Khi trên đầu có cả "một bầy sâu" (theo cách nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) thì công chức có thể phải tiếp nhận cả những nhiệm vụ xấu xa, những mệnh lệnh sai trái.

Với những người a dua, mong được theo đóm ăn tàn, hay những kẻ chờ dịp để thỏa máu côn đồ, vốn dĩ bị kìm nén bởi địa vị công tác, như kẻ đã đạp vào mặt người biểu tình yêu nước, thì chẳng có gì khiến họ phải lăn tăn. Nhưng với những công chức mẫn cán, những sĩ quan và chiến sĩ một mực trung thành, thì hoàn cảnh trớ trêu ấy đẩy họ rơi vào tình thế khó xử. Không tuân lệnh thì vi phạm kỷ luật và băn khoăn về trách nhiệm. Mà tuân lệnh thì lại bứt rứt lương tâm, nhất là khi phải tham gia làm hại người lành. Cuối cùng thì quyền lợi bản thân thường là trọng lượng quyết định làm lệch cán cân do dự. Liều thuốc an thần hay được dùng để tự an ủi là mình chỉ làm theo phận sự, buộc phải tuân lệnh, và nếu sai thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm chứ không phải người thi hành…

Tiếc rằng liều thuốc ấy không đủ để gột bỏ trách nhiệm của những người tham gia vào những việc sai trái. Khi người ta sai anh làm một việc xấu xa, ví dụ như việc dùng vòi cứu hỏa phun nước thải vào người dân để giải tỏa chợ, mà anh vẫn làm, thì anh sẽ bị nhân dân nguyền rủa và gia đình anh sẽ không biết trốn đi đâu để thoát khỏi nỗi nhục nhã.

Trong hoàn cảnh ô nhiễm, cần tỉnh táo suy xét, xem cái việc mình phải thực hiện có thể coi là công vụ chân chính hay không? Việc đó xuất phát từ lý do gì? Phục vụ ai và có hại cho ai? Điều đó có chính đáng hay không? Người thi hành công vụ trước hết phải là Người, tức là phải biết tư duy, biết phân biệt phải trái... Không thể hành động một cách mù quáng, với tư duy nô lệ, theo kiểu lính đánh thuê, rằng ai trả tiền cho tôi thì tôi tuân lệnh người đó. Nếu biết rõ là việc xấu mà vẫn làm thì là tòng phạm, không thể ngụy biện là thi hành công vụ.

Điều quan trọng là phải xét xem nhiệm vụ được giao có hợp pháp hay không. Khi phát hiện ra nhiệm vụ phải thực hiện hay mệnh lệnh phải tuân theo vi phạm Hiến pháp, pháp luật, thì mọi công dân có quyền không chấp hành và có trách nhiệm đấu tranh chống lại vi phạm ấy, theo đúng quy định trong Điều 12 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:

"Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật."

Rõ ràng, nếu có quy định buộc một loại công dân nào đó (kể cả công chức, sĩ quan và chiến sĩ trong lực lượng công an hay quân đội) phải chấp hành cả những mệnh lệnh tiến hành công vụ vi phạm Hiến pháp, pháp luật, thì quy định ấy vi phạm Điều 12 của Hiến pháp hiện hành, và hiển nhiên nó phải bị hủy bỏ.

Tiếc rằng, có cả cán bộ, chiến sĩ quân đội tham gia cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn, trong khi Hiến pháp năm 1992 xác định nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ quốc, chống ngoại xâm (Điều 46) và nhiệm vụ của công an mới là bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… (Điều 47). Tức là các cán bộ, chiến sĩ ấy đã vượt khỏi khuôn khổ hoạt động của quân đội được quy định trong Hiến pháp hiện hành. Đây là một vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng, mang tính nguyên tắc. Không thể biện hộ là do thiếu hiểu biết, vì đó là kiến thức pháp luật tối thiểu và Luật số 16/1999/QH10 về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã quy định là sĩ quan phải có trình độ về pháp luật (Điều 12). Một khi tham gia vào chuyện không được Hiến pháp cho phép thì không thể quan niệm là các sĩ quan và chiến sĩ quân đội đã thi hành công vụ, và nếu quả thật cuộc cưỡng chế gia đình ông Vươn là sai trái thì họ đã trở thành tòng phạm trong một vụ việc xấu. Khi đó, nếu có bị thương thì cũng nên ráng chịu, thay vì oán trách những người bị dồn vào bước đường cùng.

Kể cả trong trường hợp có vẻ như không vi phạm pháp luật hiện hành thì người công chức cũng nên thận trọng xem xét khía cạnh đạo lý của nhiệm vụ được giao. Đừng ỷ vào hai chữ "công vụ" và vị thế "thi hành mệnh lệnh" mà cho rằng chúng đủ để bảo vệ mình vĩnh viễn. Biết bao sĩ quan và binh sĩ của chế độ cũ đã bị giam vào trại cải tạo nhiều năm, mặc dù họ có thể biện minh rằng họ chỉ thi hành mệnh lệnh theo đúng nghĩa vụ của người lính và hành động của họ phù hợp với pháp luật của chế độ cũ.

Càng trung thành với chế độ thì càng phải ý thức rằng: Trong số những mệnh lệnh, nhiệm vụ mà mình tiếp nhận, có thể có những cái mà hệ quả của chúng là bôi nhọ và phá chế độ. Vụ cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn là một trong rất nhiều trường hợp như vậy. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định rằng:

"… rõ ràng vụ việc Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn cho uy tín của các cấp ủy và chính quyền Hải Phòng và ảnh hưởng xấu đến cả nước."

Cho nên, nếu cứ mù quáng chấp hành mọi mệnh lệnh sai trái thì sẽ có tội với chính chế độ mà mình đang phụng sự.

Phán xét cuối cùng không phải lời vàng ý ngọc của lãnh đạo, cũng không phải là phán xử của tòa án, mà thuộc về nhân dân, thuộc về lịch sử. Nếu tham gia vào chuyện bất nghĩa, thất đức, thì vỏ bọc công vụ sẽ không đủ để che chở trước sự lên án của nhân dân và sự phán xét của lịch sử.

(Còn tiếp...)

(Bài đăng trên blog của GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ (3)

Hoàng Xuân Phú
Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học, Viện Toán học Việt Nam

Tội chống người thi hành công vụ

Chế độ nào cũng có trách nhiệm bảo vệ người thi hành công vụ. Chế độ này cũng rất tích cực trong việc ấy, thậm chí là trên cả mức hợp lý. Khi có va chạm, xung đột, thì tội của những người thuộc bộ máy chính quyền hay được nương nhẹ, thậm chí được bao che, còn tội của dân thường thì bị nghiêm trị, nhiều khi nghiêm hơn cả mức cần thiết. Kiểu cư xử không công bằng, quá nuông chiều người của chính quyền, đồng thời coi nhẹ dân thường, khiến nhiều công chức, công an ngày càng trở nên quá trớn, hay lợi dụng lý do công vụ để làm chuyện bất minh. Bức xúc dồn nén, dẫn đến hành động chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng, đó cũng là quy luật.

Khi công vụ được thi hành một cách đúng đắn thì người chống lại cần bị trừng phạt. Nhưng khi công vụ được thực hiện không đúng với quy định của pháp luật thì không thể đòi hỏi người dân phải im lặng chấp thuận, và không thể đơn giản kết tội chống đối nếu người dân có phản ứng tự vệ.

Bộ luật hình sự của nước Đức được ban hành vào năm 1871, với tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 113, trong đó viết rõ điều kiện áp dụng là công vụ được thực hiện đúng pháp luật (rechtmäßige Ausübung). Tức là không thể mặc nhiên kết tội này cho người chống lại nếu công vụ được thực hiện sai pháp luật. Điều kiện "thực hiện đúng pháp luật" được duy trì trong Điều 113 suốt 98 năm, "sống sót" qua 4 lần chỉnh sửa Bộ luật hình sự, kể cả lần chỉnh sửa vào năm 1943 dưới thời phát xít. Đó là một yếu tố pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân trước khả năng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Chưa yên tâm với điều kiện đó, năm 1970 các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức đã thay nó bằng một điều khoản rõ ràng hơn, có tác dụng bảo vệ người dân triệt để hơn, đó là:

"Hành động (chống người thi hành công vụ) không thể bị xử phạt theo quy định này (tức là quy định trong Điều 113) nếu việc thực hiện công vụ không đúng pháp luật."

Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1985 (trong đó tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 205) và được sửa đổi, bổ sung 4 lần trong các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Năm 1999 Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự mới (trong đó tội chống người thi hành công vụ được quy định ở Điều 257) và nó đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009. Trong cả hai lần ban hành và qua 5 lần chỉnh sửa Bộ luật hình sự, điều về tội chống người thi hành công vụ chỉ quy định một chiều về việc xử phạt đối với những người chống người thi hành công vụ, mà không nhắc đến điều kiện công vụ phải được "thực hiện đúng pháp luật", lại càng không có khoản nào để bảo vệ dân oan, buộc phải tự vệ trước hành động vi phạm pháp luật của người mang danh thi hành công vụ. Xét về phương diện này thì Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam không bằng Bộ luật hình sự của Đức ra đời cách đây 141 năm, chỉ 4 tháng sau khi Đế chế Đức (Deutsches Kaiserreich, 1871-1918) được thành lập.

Khiếm khuyết này của Bộ luật hình sự khiến các "con trời" càng dễ ngộ nhận và tùy tiện chụp lên đầu người dân tội chống người thi hành công vụ. Bị công an đánh mà giơ tay che chắn theo phản xạ tự nhiên cũng có thể bị ghép cho tội ấy. Một số công an không mặc quân phục, không xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách công an, nhưng nếu người dân nghi ngờ và không tuân theo đòi hỏi của họ, thì họ cũng có thể nổi nóng, vu cho người dân tội chống đối. Trong vụ Tiên Lãng, khi xảy ra đụng độ, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) đứng trên đê, từ xa nhìn lại. Vậy mà hai người phụ nữ yếu ớt ấy lại bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

Dù xã hội văn minh đến đâu thì cũng vẫn xảy ra việc người thi hành công vụ vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật, khiến người dân phải tự vệ một cách chính đáng. Cho nên, những quy định pháp lý như trong Bộ luật hình sự của Đức để bảo vệ người dân trước khả năng công quyền bị lạm dụng là thực sự cần thiết. Ở Việt Nam, khi mà sự tha hóa và tham nhũng đã làm ô nhiễm bộ máy công quyền, công chức quá thiếu hiểu biết về pháp luật, tòa án hay xét xử tùy tiện, thì những quy định để bảo vệ dân oan lại càng bức thiết. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi Điều 257 (về tội chống người thi hành công vụ) của Bộ luật hình sự hiện hành, để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.

Ngay cả với quy định hiện nay của Bộ luật hình sự thì cũng không thể đơn giản buộc cho những người trong gia đình họ Đoàn tội chống người thi hành công vụ, nếu không chứng minh được rằng việc cưỡng chế là một công vụ đúng đắn, được thi hành theo đúng quy định của pháp luật, và mọi người được huy động đều có đủ tư cách pháp lý để tham gia. Khi quyết định thu hồi đất là sai thì việc cưỡng chế cũng sai. Cho dù coi quyết định thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là đúng, thì việc lực lượng cưỡng chế có trang bị vũ khí hiện đại tự tiện tiến vào khu đất không thuộc diện thu hồi và phá hủy ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý nằm trên mảnh đất đó là hoàn toàn sai.

Theo Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãng thì phạm vi cưỡng chế chỉ là 19,3 ha đã được giao cho gia đình ông Vươn theo Quyết định số 220/QĐ-UBND. Những người họ Đoàn không hề có mặt trên diện tích 19,3 ha ấy, không cản đường vào khu vực ấy, nên không thể nói là họ chống lại lực lượng cưỡng chế, nếu lực lượng này chỉ tiến hành cưỡng chế theo đúng Quyết định số 3307/QĐ-UBND. Anh em họ Đoàn chỉ ở trong nhà của mình, trên mảnh đất hợp pháp của mình, vì vậy họ có quyền tự vệ nếu có người tấn công họ.

Mục tiêu thực sự của cuộc cưỡng chế ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 là gì? Hãy xem An ninh Thủ đô 5/1/2012 tường thuật:

"Trước đó vào lúc 7 giờ 30, đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng gồm hơn 100 CBCS Công an, quân đội và Bộ đội Biên phòng và đại diện các ban ngành chức năng tổ chức cưỡng chế diện tích đất hơn 50 ha đầm nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi ven của Đoàn Văn Vươn (SN 1960) đã đấu thầu nhiều năm nhưng đến nay đã hết hạnkhông chịu đóng thuế trong thời gian dài."

"Để đảm bảo an toàn cho đoàn công tác cưỡng chế, một tổ công tác bí mật tiếp cận ngôi nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ hất văng 2 CBSC công an huyện Tiên Lãng làm bất tỉnh tại chỗ nhưng rất may là không gây thương vong."

"... khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì bất ngờ từ trong nhà Vươn cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng, làm 4 Cán bộ chiến sỹ Công an và một số cán bộ chiến sỹ quân đội bị thương."

Như vậy, ngay từ đầu người ta đã định cưỡng đoạt toàn bộ diện tích đất mà gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang sử dụng (tức bao gồm cả 21 ha không có quyết định thu hồi). Điều này cũng được Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đề cập trong cuộc họp báo chiều ngày 5/1/2012. Hơn nữa, lực lượng vũ trang đã chủ động tiếp cận ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý (mà An ninh Thủ đô gọi là "ngôi nhà của Vươn"), nằm trên diện tích 21 ha không thuộc diện thu hồi. Có nghĩa là ngôi nhà vô can và hợp pháp ấy đã bị xác định là mục tiêu tấn công, trước khi người nhà họ Đoàn có bất cứ biểu hiện chống đối nào. Chỉ khi lực lượng vũ trang tiếp cận ngôi nhà của ông Quý thì quả mìn mới phát nổ và sau đó, khi lực lượng ấy lại áp sát ngôi nhà thì đạn hoa cải mới bắn ra.

Làm sao có thể biện minh được việc huy động lực lượng công an và quân đội để tấn công vào nhà đất hợp pháp của công dân như vậy? Chuyện "không chịu đóng thuế trong thời gian dài" được đưa ra không chỉ để bổ sung thêm tội, mà có lẽ để biện hộ cho việc chiếm cả diện tích 21 ha chưa hết hạn cho thuê. Cái mẹo không chịu nhận tiền thuế của dân để sau này dễ bề "gây sự" đã trở thành kinh điển từ lâu. Có điều, dân đóng thuế thì không chịu nhận, rồi lại vu cho dân không chịu đóng thuế, thì quá vô liêm xỉ.

Nếu lực lượng cưỡng chế chỉ tới diện tích 19,3 ha ghi trong Quyết định thu hồi số 461/QĐ-UBND và Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND, không tùy tiện tiến vào khu vực 21 ha mà quyền quản lý và sử dụng hợp pháp hoàn toàn thuộc về anh em họ Đoàn, không tiếp cận ngôi nhà của ông Quý, thì mìn đã không nổ, súng đã không bắn và do đó không có ai bị thương cả. Vậy thì, nói cho cùng, ai mới là người phải chịu trách nhiệm về việc 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 2 cán bộ quân đội bị thương? Nếu có tội giết người trong vụ này, thì ai mới là người phải chịu tội ấy?

Giả sử công vụ không vi phạm pháp luật hiện hành, thì khi phán xét về tội chống người thi hành công vụ cũng không thể bỏ qua khía cạnh đạo lý. Vâng, có một thứ cao hơn cả pháp luật, bền hơn cả chế độ, đó là đạo lý. Đất đã giao cho dân sử dụng bao nhiêu năm nay, dân đã đổ biết bao công sức và tiền của để cải tạo và gây dựng, bây giờ chính quyền thu hồi mà không bồi thường, rồi giao cho cá nhân khác, thì chẳng đạo lý nào chấp nhận được.

Trước khi lên án một hành động chống người thi hành công vụ thì nên lưu ý là tội này không phải là một phạm trù tuyệt đối, không phải là vĩnh cửu. Trên cương vị cầm quyền thì thấy hành động chống người thi hành công vụ rõ ràng là một tội cần bị trừng trị nghiêm khắc, không thể bàn cãi. Nhưng nếu chịu khó lục lại trí nhớ, quay về thuở còn đang tìm cách giành chính quyền bằng bạo lực, sẽ thấy thời ấy quân ta cũng đã từng chống người thi hành công vụgiết người thi hành công vụ của chế độ cũ.

Những tiếng nổ tuyệt vọng làm cộng đồng tỉnh giấc, nhưng cũng làm tan nát một đại gia đình. Giá mà mấy anh em họ Đoàn kiềm chế hơn… Nhưng liệu họ còn có cách hành động nào khác, để cứu thành quả lao động vất vả mấy chục năm và bao tỷ đồng còn vay nợ, hay không? Khiếu nại với chính quyền, với tòa án địa phương ư? Thì họ đã làm rồi. Không thu được kết quả cần thiết, mà lại còn bị lừa. Khiếu nại với chính quyền trung ương và tòa án cấp cao hơn ư? Bao dân oan kéo về thủ đô đã bị trả về địa phương với lý do không được khiếu kiện vượt cấp. Hơn nữa, kết quả của một số vụ xét xử gần đây cho người dân cảm giác rằng cấp nào xử cũng vậy. Gửi kiến nghị cho X, Y, Z ư? Ngay cả các bậc đại công thần gửi tâm thư cũng không nhận được hồi đáp, các trí thức có tên tuổi kiến nghị hay khởi kiện cũng không được trả lời tử tế, vậy thì những người như ông Vươn (đến cả cấp xã cũng coi là dân ngụ cư nên không cần quan tâm) có thể hy vọng gì? Có lẽ gia đình họ Đoàn cảm thấy mọi nẻo đường hợp pháp đều đã bị chặn đứng, nên đành liều tự xử. Trách nhiệm gây ra cảnh bất công cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn có thể thuộc về một số người trong bộ máy chính quyền ở Hải Phòng. Nhưng để cho người dân mất hết niềm tin, manh động trong tuyệt vọng, thì trách nhiệm chắc chắn không chỉ nằm ở cấp Hải Phòng.

Giá mà gia đình họ Đoàn kiên trì hơn, như bao người theo đòi công lý suốt hàng chục năm không nản… Nhưng cũng nên thông cảm với sự sốt ruột của những người chăn nuôi hải sản, không thể bỏ rơi đàn tôm cá hàng năm trời. Vả lại, khi trời chưa kịp yên, sóng chưa kịp lặng, mà những người mới tiếp quản đã vơ vét hàng chục tấn hải sản, thì làm sao có thể đòi hỏi những người chủ thực sự của khối tài sản ấy điềm tĩnh được. Hoàn cảnh của họ cũng giống như người mẹ nghe tiếng con trẻ khóc thét trong căn phòng kẹt khóa bị hỏa hoạn, hiển nhiên là cuống cuồng tìm mọi cách để phá cửa ngay lập tức.

Giá mà người nhà họ Đoàn không bắn vào lực lượng tham gia cưỡng chế, vì họ chỉ là những người thừa hành… Tiếc thay, không mấy khi kẻ cầm đầu ra trận. Cũng như trong các cuộc chiến tranh, cho dù mệnh lệnh sai trái được phát ra từ bộ máy đầu não xa xôi, thì đạn cũng chỉ nhằm vào những người lính đối phương đang lăn lộn trên chiến trường. Không nhằm vào đó thì biết nhằm vào đâu nữa?

*

*   *


Trên đây tôi chỉ trao đổi một số khía cạnh liên quan đến khái niệm "công vụ", "thi hành công vụ" và "tội chống người thi hành công vụ". Hy vọng chúng sẽ có ích, không chỉ cho việc xem xét vụ Tiên Lãng.

Tiếng nổ đã phát ra, không thu lại được nữa. Vấn đề còn lại chỉ là đánh giá và xử lý như thế nào? Nếu cương quyết trừng trị bọn lộng hành, tham nhũng và trả lại công bằng cho người dân, thì mới hy vọng khôi phục được niềm tin của nhân dân và sự bình yên của xã hội. Nếu tiếp tục lấp liếm, xử lý một cách thiên vị cho phía công quyền và dồn tội lên đầu nạn nhân, thì sẽ góp phần đẩy đất nước vào một chu kỳ loạn lạc. Bức xúc dồn nén khắp nơi, có lẽ đã ở mức tới hạn của phản ứng dây chuyền.

Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 chỉ dừng lại ở vai trò cảnh tỉnh để phục hồi công bằng và luân lý, hay sẽ trở thành tiếng nổ khởi đầu cho loạt nổ lan rộng tiếp theo, điều đó phụ thuộc vào cách xử lý của những người cầm quyền đối với vụ Tiên Lãng.

Hà Nội, ngày 28/1/2012

Hết.

(Bài đăng trên blog của GS. TSKH. Hoàng Xuân Phú Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

GS Nguyễn Minh Thuyết: Vụ Tiên Lãng và bài học lòng dân

Tác giả: Hoàng Hường (Thực hiện)
Bài đã được xuất bản trên VienamNet: 02/02/2012 13:37 GMT+7

"Chúng ta đã có bài học về lòng dân từ Thái Bình năm 1997 rồi, nhưng lâu nay có lẽ đã quên, mà quên lần này là hỏng hẳn" - nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận định.

Những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, dư luận xôn xao, bất bình về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng. Ông có suy nghĩ gì về sự việc này?

Gần một tháng qua, đã có nhiều ý kiến của rất nhiều nhà báo, nhân sĩ, chuyên gia, cựu lãnh đạo, trong đó có ý kiến của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ĐBQH; GS Đặng Hùng Võ,  nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường... phân tích rất đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về vụ việc.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho rằng trong vụ việc này, chính quyền từ huyện đến xã đều sai, khiến cho người dân bị đẩy đến đường cùng phải chống người thi hành công vụ. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng tải sáng nay,  nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh còn nhấn mạnh: "Đây là việc mà chính quyền Hải Phòng cần phải xử lý thẳng thắn, phải xử lý một cách cụ thể, làm rõ những sai phạm của từng cán bộ địa phương. Muốn được lòng dân thì phải xử lý nghiêm những cán bộ làm sai, không xử lý nghiêm sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân."

Chuyên gia về đất đai, nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ, và nhiều luật sư đã phân tích rất rõ những sai phạm của chính quyền trong việc diễn giải và áp dụng Luật Đất đai, cũng như trong công tác tổ chức cưỡng chế.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đưa ra những lời nhận định đáng suy ngẫm về tác động xấu của vụ việc tới tình hình an ninh chính trị xã hội của đất nước, coi đây là bài học đắt giá về công tác lãnh đạo.

Gần đây nhất có một bài viết hết sức công phu và thuyết phục của GS Hoàng Xuân Phú, công tác ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông phân tích hành vi của cơ quan công quyền trong vụ việc này là hoàn toàn sai trái, không thể gọi là thi hành công vụ một cách chính danh. (Tôi nhấn mạnh - TK)

Tất cả các ý kiến phát biểu và bài viết nói trên đều đã nói rất đầy đủ những điều cần nói.

Tôi chỉ muốn nói thêm rằng bên cạnh hành vi thu hồi đất trái pháp luật, chính quyền huyện Tiên Lãng còn bội tín với dân, thể hiện qua việc lập biên bản hoà giải tại toà án đồng ý cho dân tiếp tục thuê đất để dân rút đơn kiện, rồi bất ngờ đem lực lượng đến cưỡng chế. Đây có thể coi là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, không thể chấp nhận được, làm mất đi tính chính danh của chính quyền.

Hơn nữa, việc tổ chức lực lượng cưỡng chế hàng trăm người, dồn ép dân, hủy hoại tài sản của dân ngay trước Tết Nguyên đán là hành động trái đạo lý, vô nhân đạo và vi phạm trắng trợn pháp luật của những người có chức vụ ở Tiên Lãng cũng như TP Hải Phòng.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/daibieu_1328164517.jpg
Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Lê Anh Dũng



Qua toàn bộ sự vụ, những phát ngôn mập mờ, bất nhất và vô trách nhiệm của những người có trách nhiệm, có thể thấy đằng sau vụ việc này có dấu hiệu tư lợi.

Điều tôi băn khoăn hơn cả là các ban ngành, từ Trung ương đến địa phương vào cuộc quá chậm. Vụ việc đã xảy ra cả tháng, ngoài Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử đoàn giám sát về trước Tết, đến nay mới thấy Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Chính phủ bắt đầu vào cuộc.

Các ĐBQH ở đâu trong vụ Tiên Lãng?

LS Lê Đức Tiết, thành viên đoàn giám sát của UB Mặt trận tổ quốc về Tiên Lãng có bày tỏ trăn trở vì sao một sự việc mà có hai cách nhìn nhận sự việc hoàn toàn đối lập nhau gay gắt giữa cán bộ Đảng, chính quyền, cán bộ Mặt trận xã, huyện, của cán bộ chính quyền tỉnh với nhân dân dịa phương. Theo ông, vì sao lại có hiện tượng như vậy?

Cũng phải hỏi thêm rằng tại sao không chỉ có nhân dân Tiên Lãng mà báo chí và các chuyên gia, các cựu lãnh đạo cũng đứng về một phía khi nhận định về vấn đề Tiên Lãng. Vì sao lại thế?

Và tại sao trong toàn bộ sự việc không hề thấy bóng dáng các đại diện của nhân dân ở đâu. Ngoài đại diện của Hội nghề cá, thì các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hải Phòng và huyện Tiên Lãng đang ở đâu?

Trước một việc nghiêm trọng như vậy, vì sao không thấy nói Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng đã cử người về giám sát? Riêng các đại biểu được người dân Tiên Lãng bầu ra, chẳng lẽ họ phải đợi chính quyền phân công thì mới về gặp dân sao?

Thông thường mỗi người dân nước ta đều có đến 7 - 8 đại diện từ các hội đoàn, tổ chức... thế mà suốt tháng nay không thấy một đại diện nào của người dân huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng lên tiếng, ngoài các vị đóng cả vai hành pháp, lên tiếng đòi xử lý dân về hành động chống người thi hành công vụ hoặc đổ lỗi cho dân. Vậy trách nhiệm của người đại diện nhân dân ở đâu?

Không chỉ LS Lê Đức Tiết băn khoăn về 'hố ngăn cách' giữa dân và chính quyền, mà từ lâu cơ chế làm việc của ta đã thể hiện nhiều bất cập.

Báo chí cũng chỉ ra những mối quan hệ mật thiết có dấu hiệu cấu kết phe cánh, tư lợi như anh em ruột chủ tịch huyện Tiên Lãng, chủ tịch xã Vinh Quang; tên tuổi của những người sẽ được giao đầm tôm sau khi thu hồi và quan hệ của họ với những người trong chính quyền.

Tệ hơn, đã có những thông tin về các tay anh chị giang hồ xuất hiện trong vụ cưỡng chế. Tại sao chính quyền lại có thể sử dụng hoặc "phối hợp" với giang hồ trong vụ cưỡng chế.

Chẳng lẽ đã đến mức chính quyền "đi đêm" với những lực lượng như thế trong việc trấn áp dân?

Dân không phải là địch

Theo ông, nên nhìn sự kiện Tiên Lãng như một hiện tượng cá biệt hay là một dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ bất ổn như nhận định của LS Lê Đức Tiết rằng, Tiên Lãng là lời cảnh báo cho những "cơn sóng ngầm trong lòng dân"?

Thật ra những mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương với nhân dân xung quanh chuyện thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng không phải xảy ra lần đầu. Nếu chỉ có một vài vụ thì có thể nói đó là sai sót của một vài địa phương. Nhưng khi một hiện tượng xảy ra phổ biến, chiếm tới 80% các vụ khiếu kiện thì có thể nói là cái sai của chính sách.

Không được giải quyết hợp lý hợp tình, đất đai sẽ là ngòi nổ của những vụ gây mất ổn định xã hội.

Vụ cưỡng chế đầm nuôi tôm ở Tiên Lãng là một vụ đỉnh điểm để chúng ta nhìn lại nhiều vấn đề: 1, lòng dân; 2, chính sách đất đai; 3, việc thực hiện quyền dân chủ; 4, trách nhiệm "công bộc" của Nhà nước trước dân.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, theo tôi, việc đầu tiên phải quán triệt một vấn đề tưởng hiển nhiên, nhưng đang bị nhiều lãnh đạo nhầm lẫn: DÂN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊCH.

Đối xử với dân, tức là những người chủ của đất nước, phải thực sự "kính trọng và lễ phép", "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh"  như lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chúng ta đã có bài học về lòng dân từ Thái Bình năm 1997 rồi, nhưng lâu nay có lẽ đã quên, mà quên lần này là hỏng hẳn.

GĐ Công an Hải Phòng, Đỗ Hữu Ca cho rằng việc huy động hàng trăm chiến sĩ lực lượng vũ trang xuống cưỡng chế đầm là một việc làm bình thường, nhưng ngay cả những nhà lãnh đạo, cựu tướng lĩnh quân đội lại cho rằng đó là việc làm tùy tiện. Ý kiến của ông?

Tôi không biết TP Hải Phòng đã chỉ đạo như thế nào. Nhưng từ ý kiến của ông GĐ Công an Hải Phòng đến các ý kiến khác của lãnh đạo của Hải Phòng và Tiên Lãng, tôi thấy nổi lên một điều: nhiều lãnh đạo ở Hải Phòng không phân biệt nổi mâu thuẫn ta - địch với mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Công dân Đoàn Văn Vươn là người lao động chân chính và có công. Nếu Hải Phòng muốn thu hồi đất, nếu đúng pháp luật, thì có nhiều cách làm một cách đàng hoàng chính danh.

Nhưng nhà chức trách ở Hải Phòng lại tổ chức tấn công ông Đoàn Văn Vươn không khác gì một kẻ địch thì sai quá, sai hoàn toàn về nguyên tắc.

Khi thấy ông Đỗ Hữu Ca nói rằng "vụ cưỡng chế là một chiến tích lớn của công an Hải Phòng", tôi vô cùng sửng sốt, không thể tin nổi đây là ý kiến của một giám đốc công an TP.

Ông Ca dùng các cụm từ "rất là hay", "rất là đẹp" nói về sự phối hợp tác chiến trong vụ cưỡng chế. Thú thật là tôi không biết bình luận thế nào.

Tôi chỉ nhớ nhà thơ Việt Phương từng kể một mẩu chuyện về Bác Hồ mà ông đề cập đến trong bài Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương. Có lần Bác Hồ đã gạch bỏ cụm từ "trận đánh đẹp" trong một văn bản trình lên Bác. Bác nói một trận chiến làm chết nhiều người, dù người ở phía nào chăng nữa, đều không thể gọi là một trận đánh đẹp.

Đấy là đánh nhau với địch, còn đây là quan hệ với dân. Ông Ca còn bảo định viết thành giáo trình nghiệp vụ, thì tôi không hiểu giáo trình ấy viết ra để dạy ai?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/IMG8204_1328164524.jpg
Ảnh: Lê Anh Dũng



Phải thừa nhận quyền sở hữu đất đai của dân

Nhiều ý kiến cho rằng, vụ việc Tiên Lãng một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cấp thiết về hiện trạng bất cập của Luật Đất đai hiện hành, tạo ra những kẽ hở để chính quyền địa phương tùy tiện diễn dịch luật theo ý muốn chủ quan của mình, gây nên mâu thuẫn tích tụ với người dân, có nguy cơ bùng nổ bất kỳ lúc nào. Từng là Đại biểu Quốc hội nhiều khóa, ông thấy Quốc hội đã nhìn nhận vấn đề này ra sao?

Tôi tham gia 2 khóa Quốc hội. Khóa 11 chính là nhiệm kỳ thông qua Luật Đất đai. Đã có nhiều đại biểu đưa ra những ý kiến rất thẳng thắn về vấn đề sở hữu đất đai. Bản thân tôi từng phát biểu, đề nghị Quốc hội thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, ít nhất là theo hạn điền, nhưng đã không được chấp nhận.

Nhìn lại quá khứ, có lúc chúng ta đã xếp những người giàu có, sở hữu nhiều đất đai, nhà xưởng, thuê công nhân làm việc vào loại thành phần "bóc lột" và ép họ đưa tài sản vào công tư hợp doanh.

Đến thời kỳ Đổi Mới, ta thấy đó là sai lầm. Chính những người chủ tư sản ấy đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng làm ra của cải xã hội, tạo nên sự phồn vinh của xã hội. Bây giờ ta lại phải khuyến khích những thành phần ấy phát triển. Tốt nhất là không đề ra chính sách sai. Nhưng sai thì phải sửa.

Chính những bất cập về chính sách đất đai trong Hiến pháp và Luật Đất đai đang tạo khe hở cho một bộ phận cán bộ có chức có quyền làm dụng chức vụ kiếm lợi, đẩy người dân vào cảnh khốn khó. Nhưng ta lại chưa kịp thời trừng trị những cán bộ như thế để bảo vệ dân. Đừng để đến một lúc nào đó bức xúc vỡ tung ra, giống như vụ Tiên Lãng thì trở tay không kịp.

Có đồng chí lãnh đạo từng nói nếu cứ kỷ luật hết thì lấy ai làm việc, nhưng hiện giờ rất nhiều người có tâm có tài còn đang chưa được sử dụng đúng vị trí, thậm chí nhiều người còn đang chưa có việc làm. Phải sàng lọc liên tục thì mới chọn ra được người tốt, người giỏi. Còn cứ chạy vào được vị trí nào rồi bám chặt vị trí ấy cho đến lúc ... già thì đất nước làm sao chọn được nhân tài mà tiến lên?

Theo dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai mới trước năm 2013. Căn nguyên của bất cập luật đất đai, theo nhiều nhà làm luật là quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân". Chính quy định mập mờ này đã tạo ra những khe hở pháp lý, dẫn đến tình trạng "đất dân, quyền quan", chính quyền địa phương muốn thu hồi đất của dân lúc nào cũng được. Nhưng liệu chúng ta đã có đủ ý chí chính trị, và thời điểm đã chín muồi để luật công nhận một cách chính thức quyền sở hữu đất đai của người dân?

Luật pháp quy định đất đai là sở hữu toàn dân, nhưng 'toàn dân' là ai, rất chung chung. Cuối cùng từ toàn dân lại thành của riêng một vài người.

Khi thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp, giá đền bù gần như lấy không, chỉ mấy hôm sau giá đất ấy đã lên hàng trăm lần. Mọi thiệt thòi đều do dân gánh chịu.

Chuyện này đã kéo dài quá lâu rồi, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa đưa ra được những giải pháp thực sự hợp lý cho chính sách đất đai. Nếu bây giờ không có sự đổi mới tư duy, ta sẽ mãi không giải quyết được vấn đề.

Ta nên đặt câu hỏi, tại sao nhiều nước khác thừa nhận quyền sở hữu đất đai nhưng họ không lo mất đất, mất quyền làm chủ hay mất nhân dân. Họ thừa nhận được, tại sao mình lại không?

Tôi nghĩ đây chính là lúc chúng ta nên bàn thảo nghiêm túc, nghiên cứu những giải pháp đền bù hợp lý cho đất đai, và thừa nhận quyền sở hữu đất đai của dân.

Xin cảm ơn ông!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Sự thật về việc giao đất, thuê đất, cưỡng chế ở Tiên Lãng (*) (1)

Bài đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị Online Ngày 02.02.2012, 22:59 (GMT+7)

SGTT.VN - Ngày 20.1.2012, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng (thuộc Hội nghề cá Hải Phòng) đã có báo cáo với tiêu đề “ Báo cáo sự thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng”.

Báo cáo gửi cho các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban ngành TW và thành ủy, UBND TP Hải Phòng. Để có thông tin nhiều chiều, báo SGTT đăng nguyên văn bản báo cáo này.

Báo cáo sự thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng:

Kính gửi các quý ông, quý bà trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ từ trung ương đến địa phương.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=166458
Báo cáo của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.

Vừa qua, ngày 5/1/2012 tại huyện Tiên Lãng xảy ra vụ cưỡng chế đầm NTTS (nuôi trồng thủy sản - TS) của hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn là chủ tịch LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng. Một công dân gương mẫu, hiền lành chất phác, một cựu chiến binh xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng, một giáo dân có lòng kính chúa, yêu nước. Luôn luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ một hoài bão giản dị là ông muốn chinh phục vùng đất nơi đầu sóng, ngọn gió của huyện Tiên Lãng để phát triển kinh tế cho gia đình và cho xã hội. Ông đã đem toàn bộ công sức, trí tuệ, huy động rất nhiều tiền của gia đình, dòng họ, anh em bạn hữu xa gần để thực hiện hoài bão đó cũng là ủng hộ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế giai đoạn những năm 90 của thập kỷ trước mà Đảng ta khởi xướng.

Trong công cuộc chinh phục biển cả đó, gia đình ông còn nợ nần chồng chất, con mất, cháu mất, không một ai trong Huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng chia sẻ với hoàn cảnh đó của gia đình ông Vươn. Ngược lại, từ nhiều năm nay huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng đã nhen nhóm lên ý đồ chiếm đoạt đất và tài sản có trên đất của ông Vươn mà bao năm qua ông dày công xây đắp trong công cuộc khai phá vùng đất nơi cửa biển. Kết cục đau thương đó cuối cùng đã nổ ra vào lúc 7h ngày 5/1/2012 như quý vị đã biết. Vậy sự thật của kết cục đó là gì. Trong báo cáo này, BCH LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng muốn gửi tới quý ông, quý bà trong các cơ quan có trách nhiệm từ trung ương đến địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và những người yêu chuộng lương tâm, đạo đức, công lí biết sự thật về quá trình giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng với ông Vươn nói riêng và toàn thể nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng nói chung.

Kết cục bản chất của những công việc đó của UBND huyện Tiên Lãng suốt từ năm 1993 đến nay là gì? Sau đây chúng tôi xin gửi thông điệp báo cáo này tới các cơ quan trên để các ông, các bà xem xét, nghiên cứu, để rút ra kết luận chính xác về bản chất vụ việc, đồng thời có biện pháp xử lí thích đáng với tất cả các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội nghiêm trọng của UBND huyện Tiên Lãng trong một thời gian dài như vậy.

I. Phần giao đất:

Vào đầu những năm 1990, để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng 6/1986 trong công cuộc đổi mới của Đảng phục vụ cho 3 chương trình lớn là: Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu nhằm phá vỡ thế bế quan tỏa cảng của các thế lực thù địch nước ngoài nhằm bao vây, cấm vận nước ta cũng là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác một cách toàn diện mà Đảng ta đã định hướng. Để phục vụ chiến lược này, giai đoạn đó Hội đồng Bộ trưởng nay còn gọi là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 chương trình lớn là 327 và 773 (khai hoang, vỡ hóa đất trống, đồi núi trọc, mặt nước, đất ven song, ven biển vào phục vụ vào lĩnh vực nông nghiệp).

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=166459
Nhà ông Vươn bị phá tan, người thân phải dựng lều ở tạm.

Để phục vụ và cụ thể hóa hai chương trình trên, lần đầu tiên Chính phủ đã ban hành một chính sách lớn bằng Nghị định 64 ngày 27/9/1993 (với tiêu đề ban hành bản quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất nông nghiệp), đồng thời ngày 15/10/1993 Luật Đất đai ra đời. Tại điều 4 Nghị định 64, Điều 20 Luật Đất đai/1993 (định đất NTTS là 20 năm) và Nhà nước quy định ( khi hết thời hạn sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng. Nhà nước chỉ thu hồi đất phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế do Chính phủ quy định).

Tại thời điểm này, đi ngược lại với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại huyện Tiên Lãng đã ban hành quy định số 497 ngày 06/10/1993. Văn bản này ngay tại thời điểm ban hành đã bị nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng phản đối bởi chúng tôi cho rằng đó là luật của địa phương. Vì văn bản này không phải là văn bản quy phạm pháp luật (về thể thức). Song trong nội dung của nó chứa ẩn cả một âm mưu, ý đồ chiến lược về tham nhũng đất đai sau này. Văn bản này đã thể hiện tại Điểm 2 phần IV, họ quy định (khi hết thời hạn sử dụng đất chủ sử dụng đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật liệu kiến trúc, xây dựng trong phạm vi đất được giao cho Nhà nước quản lí và sử dụng, Nhà nước không thanh toán giá trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất đã hết thời hạn). Đồng thời cũng từ văn bản này UBND huyện Tiên Lãng cho phép các cơ quan chuyên môn ban hành các quyết định giao đất theo nội dung trên cho nhân dân NTTS. Vì vậy, trong tất cả các Quyết định giao đất, nội dung họ đều ghi như nội dung Quy định số 497 mà không tuân thủ theo Nghị định 64, Điều 20 Luật Đất đai 1993 lúc bấy giờ, kể cả về mặt thời hạn giao đất. Năm 2005 UBND huyện Tiên Lãng đã giao cho 18 hộ khu vực phía bắc xã Vinh Quang với thời hạn giao đất là 20 năm trong nội dung của Quyết định giao đất tiếp tục UBND huyện Tiên Lãng lại ghi như nội dung của Quy định số 497 còn lại toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng không được giao và bị thu hồi đất như bây giờ. Ngày 17/10/2008 UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục ban hành quyết định số 3756 (về việc ban hành quy định về quản lí, sử dụng đất, mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích NTTS trên địa bàn huyện Tiên Lãng). Tại văn bản này một lần nữa ở Điều 6, Điều 7, UBND huyện Tiên Lãng lại tiếp tục cố tình vi phạm Điều 67 Luật Đất đai 2003. Như vậy đến đây trên cơ sở phân tích các văn bản của UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành về phần giao đất chúng tôi khẳng định rằng UBND huyện Tiên Lãng không tuân thủ theo pháp luật về đất đai của Nhà nước mà tự đặt ra luật lệ của địa phương nhằm kìm hãm sản xuất và tiến tới tham nhũng đất đai là một điều sự thật không thể chối cãi được. Kết cục đó được kiểm chứng bằng việc cưỡng chế bất hợp pháp tại đầm ông Đoàn Văn Vươn ngày 5/1/2012.

II – Phần thu hồi đất.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=166460
Xe ủi được huy động cưỡng chế nhà ông Vươn. Ảnh: Dân Trí

Để thực hiện Quy định số 497 ngày 6/10/1993, ngày 01/12/2004, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Kế hoạch số 58. Tại phần III, UBND huyện Tiên Lãng cho phép các cơ quan chuyên môn căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai 2003 (thu hồi không giao lại), Điểm a Khoản 1, Điểm c Khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai 2003 (thu hồi không bồi thường). Khoản 5 Điều 36 Nghị định 181/2004/CP (thu hồi giao về cho UBND xã quản lí) cho phép các cơ quan chuyên môn soạn thảo ra Bản cam kết, Đơn xin giao đất, Biên bản bàn giao (có dấu của phòng nông nghiệp huyện Tiên Lãng) để lừa đảo và hợp thức hoá cho Kế hoạch số 58. Điều đặc biệt trong Kế hoạch này của UBND huyện Tiên Lãng không gửi cho UBND thành phố Hải Phòng, không được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt theo Điều 26 / Luật đất đai 2003. Như vậy, họ tiếp tục một lần nữa ban hành luật địa phương như từng ban hành Quy định số 497/1993, Quyết định 3756/2008 về phần giao đất mà không tuân thủ theo những văn bản pháp luật hiện hành đã có hiệu lực của Nhà nước ta về đất đai.

Về các quan điểm trên của UBND huyện Tiên Lãng trong việc thu hồi đất là:

- Thu hồi không giao lại.

- Thu hồi không bồi thường.

- Thu hồi giao về cho UBND xã quản lí.


Chúng tôi cho rằng các Quyết định thu hồi đất đó là Quyết định tịch thu tài sản của công dân chứ không phải Quyết định thu hồi đất. Về việc này đứng trên quan điểm pháp luật về đất đai qua các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước tới thành phố Hải Phòng chúng tôi khẳng định Quyết định thu hồi đất đó của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với chúng tôi là hoàn toàn bất hợp pháp, bởi các lí do sau đây:

* Lí do thứ nhất: Đất của chúng tôi là đất nông nghiệp, đất đã được sử dụng.

Căn cứ vào Điều 13 / Luật đất đai 2003, căn cứ vào các Quyết định giao đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ vào Quyết định số 381, 493 của UBND huyện Tiên Lãng về việc giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ vào các Biên bản quyết toán thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chi cục thuế huyện Tiên Lãng, căn cứ vào Quyết định phê duyệt số 127/2003 của UBND thành phố Hải Phòng thì đất của chúng tôi là đất nông nghiệp, đất đã được đưa vào sử dụng.

* Lí do thứ hai: Đất của chúng tôi chưa hết thời hạn sử dụng.

Vì là đất nông nghiệp, do đó căn cứ vào thông tư 01 ngày 13/4/2005 của bộ Tài nguyên và môi trường thì đất của chúng tôi sử dụng chưa hết thời hạn. Do vậy UBND huyện Tiên Lãng cho rằng họ thu hồi hết thời hạn là hoàn toàn bất hợp pháp.

* Lí do thứ 3: Đất của chúng tôi khi hết thời hạn sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất.

Căn cứ vào Điều 50, Điều 67, Điều 146/ Luật đất đai/2003 và đặc biệt Khoản 1 Điều 34 Nghị định 181/2004/CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai thì khi hết thời hạn sử dụng đất chúng tôi được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất. Do vậy trong các Quyết định thu hồi đất UBND huyện Tiên Lãng không giao lại cho chúng tôi là hoàn toàn bất hợp pháp.

* Lí do thứ 4: Đất của chúng tôi khi thu hồi được Nhà nước bồi thường.

Căn cứ Điều 42/Luật đất đai/2003, Điều 8 Nghị định 197 ngày 3/12/2004 của Chính phủ, Điều 6 Quyết định 1761 ngày 19/9/2007 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Nghị định 69 ngày 13/8/2009 của Chính phủ thì khi thu hồi đất của chúng tôi, chúng tôi được Nhà nước bồi thường. Do đó, trong các Quyết định thu hồi đất UBND huyện Tiên Lãng không bồi thường cho chúng tôi là bất hợp pháp.

* Lí do thứ 5: Đất của chúng tôi UBND huyện Tiên Lãng thu về giao cho UBND xã quản lí là bất hợp pháp.

Bởi chúng tôi không vi phạm về pháp luật đất đai, chúng tôi còn nhu cầu sử dụng đất. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 10/ Luật đất đai/2003 thì việc UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất của chúng tôi giao về cho UBND các xã quản lí là hoàn toàn bất hợp pháp.

Từ những căn cứ, cơ sở pháp lí chứng minh trên, chúng tôi khẳng định việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với ông Đoàn Văn Vươn nói riêng và nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng nói chung là vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội nghiêm trọng. Mục đích của họ là tham nhũng. Biểu hiện lớn nhất ở vụ cưỡng chế đầm ông Vươn. Hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng đã bất chấp công lý và đạo dức, dùng bạo lực chính quyền để cố tình chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân một cách có tổ chức, điều đó là không thể chối cãi được như các thông tin đài, báo chí đã phản ánh.

Còn tiếp...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Sự thật về việc giao đất, thuê đất, cưỡng chế ở Tiên Lãng (*) (2)

Bài đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị Online Ngày 02.02.2012, 22:59 (GMT+7)

(Tiếp theo phần 1 trước)

III - Phần giải quyết khiếu nại:

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=166461
Khu vực xảy ra vụ cưỡng chế tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Ảnh: TTO

Sau khi Quy định số 497 ra đời, tại thời điểm đó chúng tôi đã có ý kiến tới UBND huyện Tiên Lãng thu hồi, bãi bỏ Quy định này. Vì nó không phải là văn bản quy phạm pháp luật, do đó nó không có giá trị về mặt pháp lí trong việc áp dụng quản lí và sử dụng đất đai, mặt nước của huyện Tiên Lãng, đồng thời chúng tôi đề nghị UBND huyện Tiên Lãng phải thực hiện theo Nghị định 64 ngày 27/9/1993 và Luật đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Song UBND huyện Tiên Lãng không xem xét giải quyết. Tiếp đến, sau khi Kế hoạch 58 ngày 1/12/2004 ra đời, chúng tôi cũng đã đề xuất với UBND huyện Tiên Lãng xem xét và thu hồi Kế hoạch số 58, vì văn bản này không được UBND thành phố phê duyệt theo Điều 26/Luật đất đai. Cuối cùng UBND huyện Tiên Lãng vẫn không xem xét.

Ngày 17/10/2008, sau khi Quyết định số 3756 ra đời, chúng tôi đã có ý kiến tới sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, thông tin chúng tôi được biết, sở Tư pháp thành phố Hải Phòng đã có ý kiến tới UBND huyện Tiên Lãng đình chỉ không thực hiện văn bản này. Còn về việc khiếu nại, thông báo dừng đầu tư, các Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng áp dụng với nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng bị nhân dân khiếu nại UBND huyện Tiên Lãng không giải quyết. Ngược lại, còn ban hành hàng loạt các Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại. (có nghĩa là UBND huyện Tiên Lãng cấm cả UBND thành phố Hải Phòng, Trung ương và Toà án các cấp không được phép giải quyết)

Ở trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân, UBND huyện Tiên Lãng sau nhiều năm không giải quyết. Đến năm 2009, UBND huyện Tiên Lãng mới giải quyết bằng cách bác đơn khiếu nại của 2 ông trên. Chúng tôi nhận định rằng UBND huyện Tiên Lãng quyết định bác đơn khiếu nại của hai ông trên là họ đã tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp, ngành giải quyết tiếp theo ủng hộ họ, bác đơn khiếu nại hoặc đơn khởi kiện của hai ông, nhằm mục đích thôn tính đất của hai ông đó, sau đó là của toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng bị thu hồi bằng pháp luật.

Sau khi được Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng bảo vệ chính quyền huyện Tiên Lãng, bằng cách Tòa án huyện Tiên Lãng đã bác đơn khởi kiện của ông Luân và ông Vươn. Sáng ngày 9/4/2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, trước toàn bộ tài liệu, hồ sơ, chứng cứ, đơn kháng cáo có trong vụ án cộng với sự công tâm của Tòa án nhân dân thành phố, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng đã buộc phải ký vào thỏa thuận là tiếp tục cho ông Luân và ông Vươn thuê đất theo quy định của pháp luật. Trong sự việc này chúng tôi khẳng định rằng nếu UBND huyện Tiên Lãng không sai trong việc ban hành quyết định thu hồi đất thì đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng không bao giờ kí vào văn bản thỏa thuận này. Mặc dù, thỏa thuận đã có giá trị thực hiện theo Điều 122/ Luật dân sự. Song cuối cùng UBND huyện Tiên Lãng vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình trong thỏa thuận trên kể cả ngày 18/10/2010 tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng ông Nguyễn Văn Khanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng tiếp chúng tôi cùng với ông Khánh - Chánh văn phòng, ông Phạm Xuân Hoa - Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, ông Nga - Trưởng phòng tài chính huyện Tiên Lãng. Ông Khanh đã phản đối việc cưỡng chế này, đồng thời đã giao cho phòng Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn chúng tôi làm thủ tục thuê đất theo đề án 30 của Chính phủ trình Chủ tịch huyện Tiên Lãng giải quyết. Cuối cùng, cả phòng Tài nguyên - Môi trường và Chủ tịch huyện Tiên Lãng vẫn không thực hiện. Đổi lại việc làm thủ tục cho ông Luân và ông Vươn thuê đất, chính quyền huyện Tiên Lãng bất chấp đạo đức xã hội, bất chấp công lí đã tiến hành làm thủ tục cưỡng chế ông Luân và ông Vươn một cách bất hợp pháp. Mục đích là nhằm chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức như từng đã xẩy ra ngày 05/01/2012 tại đầm ông Vươn.

IV - Phần cưỡng chế:

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=166462
Triển khai Lực lượng cảnh sát cơ động tại hiện trường vụ cưỡng chế. Ảnh: NLĐ

Ngày 24.11.2011, sau khi ban hành Quyết định cưỡng chế số 3307, 3308 với ông Luân và ông Vươn. Xét thấy đây là Quyết định hành chính bất hợp pháp. Căn cứ vào luật Khiếu nại - Tố cáo ông Luân và ông Vươn đã có đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch huyện Tiên Lãng giải quyết theo thẩm quyền theo Điều 20 Luật Khiếu nại - Tố cáo. Song đã 4 lần gửi khiếu nại Chủ tịch huyện Tiên Lãng vẫn không giải quyết. Căn cứ Luật tố tụng hành chính, ngày 04/01/2012 ông Luân và ông Vươn đã đến trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng để gửi đơn khởi kiện nhưng Tòa án huyện Tiên Lãng vẫn không giải quyết. Trước đó, ông Luân và ông Vươn cũng có rất nhiều đơn gửi tới các cơ quan xung quanh thành phố Hải Phòng và gửi cho Chủ tịch và PCT thành phố Hải Phòng tại trụ sở tiếp công dân thành phố nhưng UBND thành phố vẫn không có ý kiến gì về việc này. Bên cạnh đó, đối với lực lượng công an huyện Tiên Lãng, Huyện đội Tiên Lãng, Đồn Biên phòng 46 Vinh Quang, ông Luân và ông Vươn đã tiếp xúc và làm việc phân tích với họ trên cơ sở pháp lí và chứng cứ để chứng minh là Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch huyện Tiên Lãng là bất hơp pháp vì ở chỗ:

1 - Quyết định cưỡng chế đó căn cứ vào Quyết định thu hồi đất là hoàn toàn vô lí vi khi kí thỏa thuận giải quyết vụ án hành chính có hiệu lực thì Quyết định thu hồi đất, bản án sơ thẩm và đơn kháng cáo hoàn toàn vô hiệu.

2 - UBND huyện Tiên Lãng căn cứ vào bản án sơ thẩm thì lại càng vô lí vì như chúng tôi đã chứng minh ở trên, còn nếu có bản án thì căn cứ vào luật tố tụng hành chính Chủ tịch huyện Tiên Lãng không có quyền ban hành vì thẩm quyền đó thuộc Chi cục thi hành án dân sự.

Đồng thời ông Luân và ông Vươn nhờ các cơ quan trên bảo vệ bởi các cơ quan trên là công cụ của chính quyền, họ có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và bảo vệ nhân dân nhưng cuối cùng các cơ quan này trên thực tế đã không bảo vệ nhân dân. Trong báo cáo này, trong sự việc này chúng tôi đặt câu hỏi các cơ quan tham gia việc cưỡng chế trên có phải người thi hành công vụ không hay là Hội đồng cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng công vụ để chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức. Còn việc Chủ tịch huyện Tiên Lãng không giải quyết khiếu nại của ông Đoàn Văn Vươn và ông Luân mà đã cho Hội đồng cưỡng chế tiến hành cưỡng chế. Như vậy, Chủ tịch huyện Tiên Lãng trong việc này tiếp tục vi phạm Điều 20, Điều 36/ Luật khiếu nại tố cáo mà nhà nước đã ban hành. Dùng bạo lực chính quyền bất chấp công lí và đạo đức xã hội, lật lọng thỏa thuận đã kí với công dân có sự chứng kiến của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng để chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức là điều không chấp nhận được. Chính quyền đó theo chúng tôi không phải là chính quyền của dân, do dân và vì dân.

V – Hậu quả để lại:

Từ những chủ trương, chính sách mang tính địa phương ở trên, qua những văn bản mà chúng tôi đã chứng minh. Suốt từ 1993 đến nay, chính quyền huyện Tiên Lãng đã không thực hiện theo đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai. Họ tự đặt ra cơ chế để trói buộc, để bao vây, để kìm hãm sản xuất của nhân dân. Do vậy, hàng ngàn ha ven sông, ven biển của huyện Tiên Lãng ngay từ thủa khai hoang, vỡ hoá từ 1993 đến nay nhân dân NTTS không sản xuất và phát triển lên được, nhân dân không dám đầu tư lớn vào sản xuất, các đối tác bên ngoài muốn đầu tư lớn vào cùng nhân dân để sản xuất nhìn thấy cơ chế đó họ cũng không dám đầu tư. Bên cạnh việc sản xuất không phát triển, do bức xúc về cơ chế chính sách cho nên đã xảy ra việc khiếu kiện kéo dài từ nhiều năm nay với chính quyền huyện Tiên Lãng. Nhân dân thì mất lòng tin với Đảng và chính quyền, hàng ngàn ha đất ven sông, ven biển sản xuất cầm chừng, gần như bị bỏ hoang vì UBND huyện Tiên Lãng không cho đầu tư, đất bị thu hồi, thiệt hại về kinh tế là vô cùng to lớn với nhân dân, với Nhà nước bị thất thu hàng chục tỷ đồng vì không thu được thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đặc biệt cái hậu quả lớn nhất đó là lòng tin từ Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng với nhân dân đã bị đánh mất vì trong cả xâu chuỗi chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng này suốt từ 1993 đến nay cuối cùng cũng đã bộc lộ đến đỉnh điểm của bản chất đó là: Chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản của công dân có tổ chức, việc làm đó đã thể hiện ngày 05/01/2012 tại đầm ông Đoàn Văn Vươn như quý vị đã biết.

VI – Kết luận và đề xuất:

A - Kết luận:

Từ những căn cứ cơ sở pháp lí chúng tôi đã chứng minh ở trên, đến đây bản chất vụ việc theo chúng tôi là đã quá rõ ràng đó là: Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng bất chấp pháp luật và Đạo đức xã hội, bất chấp Quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được nhà nước thừa nhận, bất chấp dư luận. Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng đứng đầu là ông Bùi Thế Nghĩa – Bí thư huyện uỷ, ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch huyện Tiên Lãng cùng hội đồng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đã quyết tâm chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản công dân một cách có tổ chức bởi ý đồ đó như chúng tôi phân tích ở trên đã được nung nấu suốt từ năm 1993 đến nay và từ đó đến nay họ không thực hiện theo pháp luật của Nhà nước mà tự họ đặt ra bộ luật cho riêng mình cuối cùng là nhằm tham nhũng đất đai, hành động đó, kết cục đó đã trở thành hiện thực như các quý ông, quý bà đã biết nó xảy ra vào lúc 7h ngày 5/01/2012 tại đầm NTTS của ông Đoàn Văn Vươn. Chúng tôi nhận định, sau khi chiếm được đất của ông Luân và ông Vươn, mục tiêu họ đề ra tiếp theo đó là sẽ dọn sạch, chiếm hết toàn bộ đất và tài sản có trên đất của toàn bộ nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng trong năm 2012 để làm mặt bằng sạch trước khi vào năm 2013 dự án quai đê lấn biển của Chính phủ được thực hiện. Như vậy mảnh đất màu mỡ đó họ chiếm được sẽ là của họ, do đó bản chất việc làm này của Đảng bộ và chính quyền huyện Tiên Lãng là tham nhũng đất đai hợp pháp của nhân dân được Nhà nước thừa nhận chứ không phải ngoài việc khác.

B – Đề xuất:

Chúng tôi hoàn toàn phản đối và cực lực lên án việc làm trên của Hội đồng cưỡng chế của Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Vì việc làm đó đã đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được nhà nước thừa nhận.

1 - Chúng tôi đề nghị các ông, các bà yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng thu hồi lại Quyết định cưỡng chế áp dụng với ông Vũ Văn Luân và ông Đoàn Văn Vươn, thu hồi lại toàn bộ thông báo dừng đầu tư, Quyết định thu hồi đất mà UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành áp dụng với nhân dân NTTS bị huyện Tiên Lãng thu hồi bất hợp pháp. Đồng thời giao lại đất cho họ để họ sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước.

2 - Đề nghị các ông, các bà yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng trả lại tài sản cho ông Vươn mà họ chiếm đoạt và huỷ hoại, bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn do Hội đồng cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đã gây ra, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức gây ra việc làm trên để truy tố trước pháp luật về tội chiếm đoạt và huỷ hoại tài sản công dân có tổ chức mà Luật hình sự đã quy định.


http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=166463
Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.

Trên đây là toàn bộ báo cáo của BCHLCHNTTSNL huyện Tiên Lãng gửi tới các quý ông, quý bà về vấn đề giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn suốt từ năm 1993 đến nay. Chúng tôi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khẳng định báo cáo trên là hoàn toàn trung thực. Mong các ông, các bà xem xét, giải quyết.

Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cám ơn!

T/M BCHLCHNTTSNL huyện Tiên Lãng

PHÓ CHỦ TỊCH

Lương Văn Trong

(*) Tựa do SGTT đặt.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối