Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [129] [130] [131] [132] [133] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… - “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: - “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: - “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!".

(Sưu tầm từ internet)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chuyện gần như thật ấy Mai nhỉ ? Cô lái xe cầm vô lăng thì không chết được. Không được để chết chứ .
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Chuyện này chỉ xảy ra với bọn khựa thôi :))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

TN cũng có đọc câu chuyện này trên Internet do Hoàng Hưng dịch từ profiles.google.com được biết là câu chuyện có thật ở Trung Quốc vào năm 2008. Và đây là lời người dịch:

Lời dịch giả:

Bữa nọ, đọc trên mạng câu chuyện ông cụ phu quân của “bà già giết giặc” ốm nhom (bà chỉ đủ sức giết giặc bằng cách vượt tường nhà đi biểu tình), lòng buồn rười rượi. Đỉnh cao của nỗi buồn là đoạn kể: khi nghe ông cảnh cáo “đừng ức hiếp dân quá, hãy trông gương Gadaphi đó”, gã “quần chúng tự phát (?)” đáp ráo hoảnh: “Thằng nào chết cứ chết, thằng nào còn sống cứ phải sống cái đã”. Ôi, triết lý sống thời đại các cháu cụ Hồ đã sa đọa đến mức này sao? Cái ác đã trắng trợn và bất cần đến thế là hết mức! Định viết một bài bình luận về câu nói có thể đánh dấu một thời đại kia, nhưng chưa kịp, thì hôm nay một chị bạn gửi cho chuyện này. Chuyện bên Tàu, nhưng những gì ẩn chứa trong đó cũng hoàn toàn Việt Nam. Cũng cái ác hoành hành trắng trợn, cũng sự yếu hèn, ích kỷ và vô cảm của bày cừu, sự cô độc bất lực của người tốt. Nhưng cái kết bất ngờ gây xúc động lớn quá! Hóa ra sự chịu đựng của kẻ yếu chỉ là nhất thời. Hóa ra danh dự bị tổn thương là mầm thù hận không thể lụi tàn, mà sớm muộn sẽ thành cây gậy báo thù. Hóa ra luật nhân quả vẫn mãi đúng. Hóa ra im lặng trước tội ác cũng là tội ác. Bèn dịch, trước tiên để tự an ủi sự bất lực của chính mình, và để tặng tất cả, nạn nhân không thể tự vệ cũng như người tốt cô đơn, cả số đông bàng quan, và cả những kẻ thủ ác chưa bị đền tội.

Hoàng Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Chuyện thờ ơ hay cố bảo vệ danh tiếng cho những thân quen giờ đầy rẫy trong cuộc sống. Vừa rồi một bé học sinh sau khi đi off ở một trang web nọ đã quá chén và được một anh trai đưa về. Anh trai không đưa về nhà mà đã đưa thẳng vố khách sạn cướp mất đời cô bé!

Sự việc được nhiều người liên quan dàn xếp và ém nhẹm nhưng cuối cùng thì nó cũng bị rò rỉ ra ngoài. Bản thân những người biết rõ không hiểu bị hăm dọa hay nể nang gì mà đã không đưa kẻ hiếp dâm ra trước pháp luật!

Về cô bé ấy tại sao không tố cáo?

Chúng ta cũng dễ hiểu thôi khi cô bé còn là học sinh, còn danh dự bản thân và gia đình. Nếu tố cáo cô bé ấy và gia đình chắc chắn phải dọn đi nơi khác sống. Mà dọn nhà đi đâu phải là chuyện đơn giản khi nó cần một số tiền lớn. Rồi còn công việc làm ăn của Ba mẹ và gia đình nữa chứ!

Tuy không thể làm gì kẻ thủ ác vì đâu ai tố cáo nhưng viết lên những dòng cảnh báo cho các em học sinh cảnh giác khi đi off ở một trang web người lớn thì đó là việc nên làm. Ấy thế mà chỉ vì bài viết được nhận định là viết về trang đó ( dù không nêu tên ) đã được xóa đi. Vì có phần nói về việc kiếm tiền. Người xóa đã khẳng định người viết bài chủ tâm có mâu thuẫn cá nhân với một vài thành viên trong đó mà nêu ra vấn đề. Cho dù là viết chung chung thì bài viết vẫn nhắm vào trang đó. Vì người xóa khẳng định trang đó mới có cách làm như vậy! Nếu muốn bài viết tồn tại, hãy cung cấp chứng cứ rõ ràng.

Mà như chúng ta đã biết: Chứng cứ ư? Chỉ có những người trong tầm ngắm mới có thể biết. Và chẳng ai dại gì thú nhận mình đã chi tiền để làm chuyện nọ, chuyện kia!

Một điều nữa : Chẳng ai làm điều gì xấu mà tự thú nhận! Cho dù dư luận có vài người biết và nêu ra thì họ luôn luôn khẳng định mình hoàn toàn trong sạch.

Vậy thì: Nếu con gái của họ bị gì đó thì chắc họ chẳng có gì bận tâm hay đau khổ. Vâng, tất cả giờ đã là vô cảm.

Kehotro

(Bài viết cop từ nguyetvien.net)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

5 năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

Đó là câu mà TS Nguyễn Thành Nam đem ra để hỏi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với sinh viên về ảo tưởng nhân công giá rẻ ở Việt Nam. Đất nước đang dần hết mỏ để đào, hết tài nguyên để bán nhưng nhân lực chất lượng cao thì vẫn ùn ùn đổ vào các ngành sản xuất phi vật chất.


TS Nguyễn Thành Nam kể lại: "Trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH đầu năm học vừa rồi, tôi chia sinh viên chia thành từng nhóm theo ngành yêu thích. Nhóm thì thích làm kinh doanh, nhóm thích quản trị, quảng cáo, marketing, bán hàng, ngân hàng…tuyệt nhiên không có ngành nào liên quan đến sản xuất vật chất. Nguyên nhân phổ biến nhất là những ngành này dễ kiếm tiền và ra trường có thể kiếm tiền được ngay. Tôi bàng hoàng hỏi lại: Thế thì vài năm nữa chúng ta sống bằng gì đây các em? Đất nước không còn mỏ để đào, không còn tiền để vay nữa?”

Theo anh, thế hệ trẻ vẫn cả tin vì nhiều năm qua, nền kinh tế vẫn phát triển theo kiểu bong bóng xà phòng. Tài nguyên đào lên rất nhiều , tiền kiếm được rất dễ. Hoạt động tạo ra của cải vật chất thực sự không liên quan nhiều mà những hoạt động sinh lợi lớn nhất là quan hệ, ngoại giao, buôn bán, phân phối…

Thế hệ trẻ ngồi ở trường đại học không yên tâm để học cái gì cả. Chúng thấy kỹ sư ra trường lương quá thấp. Bác sĩ học 5,7 năm rồi có khi cũng chết đói. Đó là những ngành rất khó. Ngành sản xuất vật chất nào cũng lỗ, người nông dân vẫn nghèo. Trong khi người ta chẳng học hành gì đi kinh doanh này nọ cũng kiếm được khối tiền.

“Vậy nên ở Việt Nam mới có ảo tưởng rằng nhân công giá rẻ. Thực chất ở Việt Nam làm gì có nhân công giá rẻ. Những nhân công rẻ chẳng qua vì tương xứng với giá trị của nó thôi.”- TS Nguyễn Thành Nam nói.

Anh kể lại hai câu chuyện mà thực tế có lẽ nhiều người đã gặp những kiểu tương tự:

Khi hãng thời trang nổi tiếng của Pháp Hermes mở một showroom ở Hà Nội, họ đã thuêmột nhóm thợ đến để trát một bờ tưởng chỉ mấy mét vuông. Nhưng không nhóm nào trát đạt yêu cầu của họ. Hãy nhìn bờ tường của các nhà cao tầng xem, cứ lượn sóng và không phẳng được. Và cuối cùng, họ phải đưa một đội trát từ Pháp sang để trát bức tường đó.

Một người bạn của tôi mua một máy bơm nước tăng áp. Thợ đến lắp xong thì lấy tiền và cô ấy tặng thêm 50 nghìn đồng. Hai hôm sau máy bị hở nước. Cô ấy gọi một người khác đến, họ làm đúng như thế và lại thêm 50 nghìn đồng… Đến người thứ 6, máy vẫn hở nước. Lần cuối, tôi đến và gặp người lắp máy, tôi bảo họ mở máy móc ra, yêu cầu thay một số cái bằng sắt chứ không dùng ống nhựa nữa.

Vấn đề là họ không có tay nghề thật hay họ đang ngóng đến một món thu nhập khác? Cô bạn tôi, số tiền chi cho mỗi lần sửa đã gần bằng mua một máy mới. Hai câu chuyện phản ánh cùng một vấn đề: chất lượng lao động quá thấp.

TS Nguyễn Thành Nam nhấn giọng: “Tôi muốn nói với các sinh viên rằng: nếu các em ra trường không có tay nghề thì các em sẽ không có chỗ đứng đâu.”

“Khi tiền đầu tư hết, tài nguyên hết, thì nền kinh tế phải quay về dựa trên những ngành sản xuất ra của cải vật chất, tức là dựa vào nguồn lao động được đào tạo tốt, có kỹ năng thật thì lấy đâu ra. Việt Nam bây giờ bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới và những người có nghề bắt đầu ăn lương rất cao, trong khi số đông còn lại chết đói. Doanh nghiệp Việt Nam bây giờ đang phải trả giá lớn vì chuyện ấy .”

“Vậy ai là người nói những điều này cho học sinh, sinh viên biết. Những người thầy, dù rất trẻ, có chuyên môn tốt nhưng đụng đến vấn đề khác là họ chịu chết. Họ rất lỗi thời về mặt tư duy và cách nhìn nhận xã hội.”

“Tôi quan niệm, người thầy phải là người trí thức thực sự, không chỉ truyền kiến thức, mà còn dẫn đường nhận thức cho bọn trẻ. Vì vậy, mỗi buổi giảng, tôi thường dành 30 phút nói chuyện có chủ đề. Nếu người thầy không nói với chúng thì bọn trẻ sẽ nghe ai nói bây giờ?”

Theo TS Nguyễn Thành Nam, đây là hướng đi mà anh chọn và từ đó, anh từng hạnh phúc vì một câu nói của học sinh trên diễn đàn: “Mình nghĩ, thầy Nam bây giờ là đại diện cho những thế hệ của bọn mình”.

Nguyễn Hường (ghi)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Xót xa trước di ảnh Mẹ


TP - Nằm cách trung tâm TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) chừng 7km, Tam Thăng là một trong những xã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” (1994) và cũng là xã có số lượng Mẹ Việt Nam anh hùng (MVNAH) nhiều nhất của TP.Tam Kỳ.

Nhưng hôm nay, khi trở lại mảnh đất này, chúng tôi mãi day dứt về túp lều lụp xụp, nơi thờ di ảnh của Mẹ VNAH Châu Thị Thứ.

http://www.tienphong.vn/Cache/111/136111_400.jpg
Nơi thờ cúng Mẹ Thứ.


Theo lời kể bà Ngô Thị Quyệt (85 tuổi, hàng xóm với mẹ Thứ), cách đây hơn 10 năm, khi Mẹ Châu Thị Thứ (tổ 4, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng) còn sống, Mẹ là một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chồng mất sớm, Mẹ chỉ có người con trai duy nhất (anh Thanh). Một thân bươn chải kiếm sống nuôi con, đến khi con trưởng thành, hai mẹ con đều tham gia cách mạng. Nghiệt ngã thay, chiến tranh đã cướp đi người con trai duy nhất của Mẹ. Hòa bình lập lại, Mẹ trở về mái tranh nghèo nơi quê nhà trong cuộc sống đơn côi, không nơi nương tựa. Vì lẽ đó mà khi Mẹ nằm xuống (lúc Mẹ 70 tuổi), không một người thân, không ai hương khói, không một mái nhà để di ảnh. Thương cho hoàn cảnh của Mẹ, bà Quyệt đã dựng một cái chòi nhỏ trước sân nhà để hương khói cho Mẹ.

Khi chúng tôi đến thăm và thắp hương thì không thể tin nổi trước mắt mình là bàn thờ Mẹ VNAH. Tấm màn che mái chòi của Mẹ đã bị rách tả tơi, đổi màu, 4 cột tre chống chòi bị xiêu vẹo. Vén tấm vải lên, di ảnh Mẹ đã bị nhòa cùng thời gian, bình hoa nằm lăn lóc, một bó nhang dường như đã lâu không có ai thắp…

Ông Huỳnh Kim Ta, Trưởng thôn Thạch Tân cho biết: Địa phương đã nhiều lần kiến nghị vấn đề này lên xã để xin cấp kinh phí xây dựng một căn nhà nhỏ để thờ phụng Mẹ, nhưng rất lâu rồi không thấy ý kiến phản hồi từ cấp trên. Riêng ngày giỗ, ngày lễ, thôn cũng cử người đến viếng thăm và thắp nhang trước di ảnh Mẹ. Trong khi chờ đợi, thôn Thạch Tân có ý định đưa di ảnh mẹ Thứ đến một nơi khác trang trọng hơn để thờ phụng.

Dương Văn Út
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyen Tran Duong Hanoi

Thái Thanh Tâm đã viết:
PGS VĂN NHƯ CƯƠNG: ƯỚC MƠ MỘT NỀN GIÁO DỤC SẠCH
Khánh Linh- Hà Anh (Thực hiện)



Dù đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hi, PGS Văn Như Cương vẫn chưa “buông” cương vị hiệu trưởng  trường dân lập Lương Thế Vinh. Xem ra, sự nghiệp “trồng người”đã vận vào đời ông, nên dù đã ở bên kia của đỉnh dốc cuộc đời, ông vẫn mơ giấc mơ đẹp: về một nền giáo dục sạch. Nhiều người bảo rằng, con người Văn Như Cương thẳng thắn, thật thà nên đôi lúc hơi phô. Ông phô đến nỗi “nói không” với các tất cả các danh hiệu thi đua, thành tích ảo. Đối với ông, không thành tích nào bằng: học trò đánh giá về thày cô, bởi hình ảnh của thày cô trong lăng kính của học trò là trung thực và lung linh nhất. Ông tỏ ra “e ngại” trước những khẩu hiệu thi đua kiểu hô hào, hình thức, mang tính phong trào. Thế mới có chuyện những đóng góp của ông về Đề án đổi mới giáo dục luôn thực tế, sát sườn mà lại trái dấu với số đông. Nhưng, đó mới chính là Văn Như Cương…
Hiếu học ở ta cũng…lạc hậu!
Ở Đức, cái gì cải thiện chất lượng cuộc sống thì họ học và làm, không nhất thiết cứ phải học đại học. Còn ở Việt Nam, có một thực tế, các em học sinh đi học chỉ nhăm nhăm vào được Đại học, tìm mọi cách để làm sao đỗ đại học. Và, sau khi con cái đỗ đại học thì cha mẹ mổ trâu, mổ bò, cả hàng xóm láng giềng ăn mừng.
- PV: Học để đi thi, đó là quan niệm sai, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Nền giáo dục hiện nay của ta là nền giáo dục “ứng thí”- Học để đi thi. Đó là quan niệm sai lầm. Cái sai này không thể trách các em học sinh vì đó là lỗi hệ thống, lỗi cách dạy và cách học của cả thày và trò trong quá trình dài. Học đối phó, học để đi thi, để có bằng, đó là sự hiếu học lạc hậu.
- PV : Vậy, theo thày, phải sửa thế nào?
- PGS Văn Như Cương : Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cấu trúc giáo dục. Chẳng hạn, bây giờ học sinh đang phải học 12 năm phổ thông thì rút xuống học 10 hoặc 11 năm thôi, sau đó cấp bằng tốt nghiệp. Những em nào có nguyện vọng học đại học thì sẽ học thêm 1 năm nữa gọi là năm dự bị đại học, sau đó phải thi.
- PV : Nghĩa là giảm tải chương trình giáo dục, thưa thày. Nghe nói Bộ Giáo dục đang quyết liệt ?
- PGS Văn Như Cương : Đương nhiên là phải như vậy rồi. Phải cắt gọt những cái rườm rà, cho học sinh đỡ khổ chứ. Hiện nay, chương trình học đang quá tải, học sinh chỉ lo học hết kiến thức trong sách cũng đã đủ mệt, chứ nói gì đến kiến thức xã hội. Do vậy, các em không có kĩ năng sống. Tôi lấy ví dụ đơn giản, ở cấp 3, mỗi tuần các em học đủ 12 môn, trong khi đó 1 tuần chỉ có 6 ngày đi học. Thật sự là quá tải. Ở các nước khác, họ học cuốn chiếu luôn. Chẳng hạn, học kì này học toán thì sẽ không học lý nữa, học môn sinh thì không học địa…
- PV : Nhưng thưa thày, Bộ Giáo dục đã có chủ trương giảm tải, chẳng hay... ?
- PGS Văn Như Cương : Vâng. Chủ trương của Bộ làm tôi thất vọng quá! Giảm tải theo cách làm của Bộ là làm cho nó có và làm khó cho thày và trò. Bởi vậy, ở trường tôi quyết định dạy nguyên như cũ vì giảm tải không có ý nghĩa gì mà còn làm cho học sinh hoang mang.
- PV: Vậy sao, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Tôi cho rằng, chương trình cần thu gọn, tập trung vào những cái chính để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, làm được việc và phục vụ cho xã hội.
Phải làm cuộc cách mạng về giáo dục
Nếu ví Đề án đổi mới giáo dục như một cuộc cách mạng về giáo dục thì cũng không ngoa. Quan trọng là làm cách mạng thế nào? PGS Văn Như Cương hiến kế: cần lập ra một Uỷ ban Nhà nước về cải cách giáo dục gồm những người tâm huyết, nghiên cứu kĩ, thậm chí phải đặt ra lộ trình xem cái gì làm trước, cái gì làm sau...
- PV : Bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng để viết lại sách giáo khoa thì đúng là “cải cách” rồi, thưa thày ?
- PGS Văn Như Cương: Sách giáo khoa phải là cái sau cùng trong Đề án đổi mới. Bây giờ, bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng tương đương với khoảng 3,5 tỉ USD để đổi mới chương trình giáo dục thì lãng phí quá. Thử làm phép so sánh thế này, chúng ta vừa mua tàu ngầm của Nga phục vụ cho an ninh quốc phòng, mỗi cái giá 200 triệu. Vậy mà chỉ dám mua 6 cái thôi. Vì vậy, theo tôi phải có một Ủy ban Nhà nước về cải cách giáo dục. Rồi phải định hướng, giải quyết vấn đề học cái gì, để làm gì và học như thế nào? Chất lượng dạy và học ra sao để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, phục vụ cho xã hội.
- PV: Giới chuyên môn cho rằng, chất lượng dạy và học hiện nay không phải quá kém, là một nhà quản lí, thày đánh giá thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Hiện nay, chất lượng dạy không phải là tồi. Trình độ giáo viên hiện nay so với những năm trước đây trội hơn hẳn vì họ được đào tạo cơ bản, có kiến thức. Học sinh cũng vậy, trình độ nhận thức của các em tốt hơn ngày trước rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khách quan làm cho việc dạy và học chưa được tốt.
- PV: Cụ thể là gì, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đó là bệnh thành tích, chạy theo kết quả thi đua của lớp, của trường; vấn đề lạm thu… Vừa rồi, có một trường ở Thanh Chương, Nghệ An được đề nghị Thủ tướng cấp bằng khen vì thành tích 100% học sinh thi đỗ đại học. Tôi thì cho rằng: Đó là một kiểu chạy theo thành tích. Bởi, nếu trong một trường, tôi chọn ra những học sinh giỏi cho vào một lớp theo mô hình lớp chọn thì thành tích đó trong tầm tay.
- PV: Vậy, ví thử ở cương vị Thủ tướng thày sẽ….
- PGS Văn Như Cương: Nếu tôi là Thủ tướng, tôi sẽ không làm như vậy. Vì nếu cấp bằng khen kiểu ấy, sang năm sẽ có 64 trường của 64 tỉnh, thành đạt thành tích như vậy. Đây chính là kiểu thi đua chạy theo thành tích và nó làm cho thành quả giáo dục bị hạn chế.
- PV: Ở trường của thày, mô hình phân lớp được thực hiện thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Ở trường Lương Thế Vinh thì khác, tôi phân lớp theo năng lực học sinh. Tức là đối tượng giáo dục trong một lớp đồng đều. Thầy giáo giỏi tôi đầu tư vào lớp học yếu, còn lớp có các em học giỏi thì thày không  cần phải giỏi nhất. Cho nên vấn đề cơ bản của giáo dục hiện nay là tăng cường chất lượng thày, trò; cần tập trung vào việc học. Đặc biệt, cần hạn chế bệnh thành tích, tiêu cực, lạm thu, dạy thêm, học thêm.
- PV: Thày mong muốn gì cho nền giáo dục?
- PGS Văn Như Cương: Tôi mơ ước một nền giáo dục trong sáng. Bởi, trong  giáo dục không thể có những chuyện tham ô, tham nhũng, lạm thu... Muốn thế, trước tiên ta phải làm cho nó trong sạch đã, rồi trong suốt. Một nền giáo dục không sạch là một nền giáo dục vứt đi. Không sạch là gì? Thu tiền cho nhiều, tiền nộp cho lắm, học đủ các thứ…  Đó là những cái mà chúng ta phải thanh lọc ngay từ hôm nay.
-PV: Xin cảm ơn thày. Chúc cho mơ ước của thày sớm thành hiện thực.

Người tốt, việc tốt cho dân cho nước luôn luôn chỉ là ước mơ !!!
Thành thật xin lỗi bác Thái Thanh Tâm vì ý kiến này của riêng tôi: Tôi không tin vào những điều ông Văn Như Cương nói. Vì đến một lời ông hứa "chắc như đinh đóng cột" rằng thì là mà và...sẽ nhận thầy giáo Khoa- một trong những Hiệp sỹ chống tiêu cực trong ngành Giáo dục hăng hái năng nổ nhất và kiên trì, dũng cảm nhất-về làm giáo viên của trường Lương Thế Vinh của ông ấy mà ông Cương còn...nuốt lời và quên phắt ngay, thậm chí còn có những ý kiến không được đẹp lắm về thầy Khoa thì cái mà ông muốn một nền giáo dục trong sạch hay trong sáng v.v...gì đó chắc cũng chỉ là chuyện đánh bóng thêm cho cái trường...con nhà giàu của ông ta mà thôi. Một khi đã làm "giáo dục tư" thì theo C.Mark, nếu lãi 300% chắc là ông ấy nói còn mạnh hơn nữa...Và kính thưa bác Thái Thanh Tâm, bao giờ cũng là thế này: Nói thì dễ...
Ng.Tr.Duong Hanoi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2011112733047nzfiodrjmj102610.jpeg


Giải quyết những vấn đề gây bức xúc

23/11/2011 23:06

Hôm nay 24.11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trước đó, Bộ trưởng cũng đã có văn bản trả lời xung quanh những vấn đề nóng của GD-ĐT.
Hiệu trưởng và giáo viên trực tiếp chịu trách nhiệm
Về tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, Bộ trưởng thừa nhận: “Một số tỉnh, thành phố vẫn chưa khắc phục có hiệu quả. Nguyên nhân là việc quản lý dạy thêm, học thêm ở một số địa phương còn lỏng lẻo, chưa nghiêm; một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi; công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về GD-ĐT về vấn đề này chưa thường xuyên, hiệu quả; các vi phạm tràn lan chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh”.
Để chấm dứt tình trạng này, Bộ trưởng Luận cho biết: “Sẽ phối hợp với UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cấp quản lý, các ngành chức năng đề cao vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm. Mở rộng công tác tham gia giám sát của các đoàn thể ở địa phương và trong nhà trường, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc, kịp thời các sai phạm trong việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm”. Bộ trưởng còn hứa hẹn: “Sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách cải thiện đời sống của giáo viên”.
Xung quanh vấn đề lạm thu, Bộ trưởng cho biết Bộ GD-ĐT cho biết đã và sẽ chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các sai phạm. Trong đó, xử lý kỷ luật nghiêm khắc với giáo viên và hiệu trưởng ở các cơ sở giáo dục còn để xảy ra tình trạng lạm thu và các sai phạm khác.
Về chương trình giáo dục phổ thông, Bộ trưởng cho rằng trước mắt, Bộ đã hướng dẫn thực hiện có hiệu quả việc điều chỉnh những bất hợp lý trong chương trình, sách giáo khoa theo hướng tinh giảm nội dung, dành nhiều cơ hội cho giáo viên được chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học... “Về lâu dài, Bộ sẽ nghiên cứu và tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng bồi dưỡng năng lực và thái độ, tình cảm mà học sinh đạt được sau khi học tập”, Bộ trưởng cho hay.
Điều chỉnh quy mô ĐH
Việc quy hoạch mạng lưới, thành lập, nâng cấp các trường ĐH-CĐ, Bộ trưởng cho biết: trong 6 năm qua (2006-2011), đã thành lập 84 trường ĐH, trong đó 51 trường nâng cấp từ trường CĐ và 33 trường thành lập mới, bình quân mỗi năm thành lập 14 trường. Tuy nhiên, số lượng trường ĐH thành lập mới trong 3 năm gần đây đã giảm nhiều so với trước và chủ yếu là nâng cấp từ các trường công lập.
Trước những chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp hạn chế mở trường ồ ạt, ông Luận cho rằng: “Các điều kiện thành lập trường và cho phép trường ĐH hoạt động cũng đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao. Ví dụ, sau khi các trường được thành lập, nếu đảm bảo các điều kiện, tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành theo quy định thì Bộ mới cho phép hoạt động đào tạo, mở ngành và tuyển sinh”. Về việc năm nay một số trường ĐH, CĐ tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được giao, Bộ trưởng lý giải rằng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, một số ngành sau khi tốt nghiệp khó xin việc; một số trường không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; nhiều trường có ngành đào tạo giống nhau nên chia sẻ số lượng sinh viên vào các trường này. Bộ trưởng cũng khẳng định: “Qua thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trong kỳ tuyển sinh năm nay, đến thời điểm này, Bộ chưa phát hiện trường ĐH nào hạ điểm chuẩn xét tuyển thí sinh có kết quả thi quá thấp vào học ĐH”.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những giải pháp, theo ông Luận, là sẽ xem xét đánh giá lại kết quả, hiệu quả của việc mở trường trong giai đoạn 2001-2010 để đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng sửa đổi, điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. “Trong công tác chỉ đạo, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục quan tâm, chú trọng đến chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo, xem đây là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình đổi mới giáo dục ĐH”, người đứng đầu ngành hứa hẹn.


Lời bình :
... sau khi các trường được thành lập, nếu đảm bảo các điều kiện, tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành theo quy định thì Bộ mới cho phép hoạt động đào tạo, mở ngành và tuyển sinh”...
Ô hay!, hoá ra Bộ Giáo dục & Đào tạo cứ nhắm mắt ra quyết định thành lập trường đại học bừa bãi, rồi sau đó mới đi kiểm tra xem có đủ điều kiện đào tạo hay không. Nếu không đủ điều kiện ... thì Bộ cứ ký quyết định thành lập bừa đi vài vạn trường đại học mới rồi cứ mặc kệ cho chúng nó treo cổ đấy hay sao?
Chịu hết biết.
http://www.bótay.cỏ.muối

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Nguyen Tran Duong Hanoi đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
PGS VĂN NHƯ CƯƠNG: ƯỚC MƠ MỘT NỀN GIÁO DỤC SẠCH
Khánh Linh- Hà Anh (Thực hiện)



Dù đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hi, PGS Văn Như Cương vẫn chưa “buông” cương vị hiệu trưởng  trường dân lập Lương Thế Vinh. Xem ra, sự nghiệp “trồng người”đã vận vào đời ông, nên dù đã ở bên kia của đỉnh dốc cuộc đời, ông vẫn mơ giấc mơ đẹp: về một nền giáo dục sạch. Nhiều người bảo rằng, con người Văn Như Cương thẳng thắn, thật thà nên đôi lúc hơi phô. Ông phô đến nỗi “nói không” với các tất cả các danh hiệu thi đua, thành tích ảo. Đối với ông, không thành tích nào bằng: học trò đánh giá về thày cô, bởi hình ảnh của thày cô trong lăng kính của học trò là trung thực và lung linh nhất. Ông tỏ ra “e ngại” trước những khẩu hiệu thi đua kiểu hô hào, hình thức, mang tính phong trào. Thế mới có chuyện những đóng góp của ông về Đề án đổi mới giáo dục luôn thực tế, sát sườn mà lại trái dấu với số đông. Nhưng, đó mới chính là Văn Như Cương…
Hiếu học ở ta cũng…lạc hậu!
Ở Đức, cái gì cải thiện chất lượng cuộc sống thì họ học và làm, không nhất thiết cứ phải học đại học. Còn ở Việt Nam, có một thực tế, các em học sinh đi học chỉ nhăm nhăm vào được Đại học, tìm mọi cách để làm sao đỗ đại học. Và, sau khi con cái đỗ đại học thì cha mẹ mổ trâu, mổ bò, cả hàng xóm láng giềng ăn mừng.
- PV: Học để đi thi, đó là quan niệm sai, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Nền giáo dục hiện nay của ta là nền giáo dục “ứng thí”- Học để đi thi. Đó là quan niệm sai lầm. Cái sai này không thể trách các em học sinh vì đó là lỗi hệ thống, lỗi cách dạy và cách học của cả thày và trò trong quá trình dài. Học đối phó, học để đi thi, để có bằng, đó là sự hiếu học lạc hậu.
- PV : Vậy, theo thày, phải sửa thế nào?
- PGS Văn Như Cương : Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cấu trúc giáo dục. Chẳng hạn, bây giờ học sinh đang phải học 12 năm phổ thông thì rút xuống học 10 hoặc 11 năm thôi, sau đó cấp bằng tốt nghiệp. Những em nào có nguyện vọng học đại học thì sẽ học thêm 1 năm nữa gọi là năm dự bị đại học, sau đó phải thi.
- PV : Nghĩa là giảm tải chương trình giáo dục, thưa thày. Nghe nói Bộ Giáo dục đang quyết liệt ?
- PGS Văn Như Cương : Đương nhiên là phải như vậy rồi. Phải cắt gọt những cái rườm rà, cho học sinh đỡ khổ chứ. Hiện nay, chương trình học đang quá tải, học sinh chỉ lo học hết kiến thức trong sách cũng đã đủ mệt, chứ nói gì đến kiến thức xã hội. Do vậy, các em không có kĩ năng sống. Tôi lấy ví dụ đơn giản, ở cấp 3, mỗi tuần các em học đủ 12 môn, trong khi đó 1 tuần chỉ có 6 ngày đi học. Thật sự là quá tải. Ở các nước khác, họ học cuốn chiếu luôn. Chẳng hạn, học kì này học toán thì sẽ không học lý nữa, học môn sinh thì không học địa…
- PV : Nhưng thưa thày, Bộ Giáo dục đã có chủ trương giảm tải, chẳng hay... ?
- PGS Văn Như Cương : Vâng. Chủ trương của Bộ làm tôi thất vọng quá! Giảm tải theo cách làm của Bộ là làm cho nó có và làm khó cho thày và trò. Bởi vậy, ở trường tôi quyết định dạy nguyên như cũ vì giảm tải không có ý nghĩa gì mà còn làm cho học sinh hoang mang.
- PV: Vậy sao, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Tôi cho rằng, chương trình cần thu gọn, tập trung vào những cái chính để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, làm được việc và phục vụ cho xã hội.
Phải làm cuộc cách mạng về giáo dục
Nếu ví Đề án đổi mới giáo dục như một cuộc cách mạng về giáo dục thì cũng không ngoa. Quan trọng là làm cách mạng thế nào? PGS Văn Như Cương hiến kế: cần lập ra một Uỷ ban Nhà nước về cải cách giáo dục gồm những người tâm huyết, nghiên cứu kĩ, thậm chí phải đặt ra lộ trình xem cái gì làm trước, cái gì làm sau...
- PV : Bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng để viết lại sách giáo khoa thì đúng là “cải cách” rồi, thưa thày ?
- PGS Văn Như Cương: Sách giáo khoa phải là cái sau cùng trong Đề án đổi mới. Bây giờ, bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng tương đương với khoảng 3,5 tỉ USD để đổi mới chương trình giáo dục thì lãng phí quá. Thử làm phép so sánh thế này, chúng ta vừa mua tàu ngầm của Nga phục vụ cho an ninh quốc phòng, mỗi cái giá 200 triệu. Vậy mà chỉ dám mua 6 cái thôi. Vì vậy, theo tôi phải có một Ủy ban Nhà nước về cải cách giáo dục. Rồi phải định hướng, giải quyết vấn đề học cái gì, để làm gì và học như thế nào? Chất lượng dạy và học ra sao để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, phục vụ cho xã hội.
- PV: Giới chuyên môn cho rằng, chất lượng dạy và học hiện nay không phải quá kém, là một nhà quản lí, thày đánh giá thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Hiện nay, chất lượng dạy không phải là tồi. Trình độ giáo viên hiện nay so với những năm trước đây trội hơn hẳn vì họ được đào tạo cơ bản, có kiến thức. Học sinh cũng vậy, trình độ nhận thức của các em tốt hơn ngày trước rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khách quan làm cho việc dạy và học chưa được tốt.
- PV: Cụ thể là gì, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đó là bệnh thành tích, chạy theo kết quả thi đua của lớp, của trường; vấn đề lạm thu… Vừa rồi, có một trường ở Thanh Chương, Nghệ An được đề nghị Thủ tướng cấp bằng khen vì thành tích 100% học sinh thi đỗ đại học. Tôi thì cho rằng: Đó là một kiểu chạy theo thành tích. Bởi, nếu trong một trường, tôi chọn ra những học sinh giỏi cho vào một lớp theo mô hình lớp chọn thì thành tích đó trong tầm tay.
- PV: Vậy, ví thử ở cương vị Thủ tướng thày sẽ….
- PGS Văn Như Cương: Nếu tôi là Thủ tướng, tôi sẽ không làm như vậy. Vì nếu cấp bằng khen kiểu ấy, sang năm sẽ có 64 trường của 64 tỉnh, thành đạt thành tích như vậy. Đây chính là kiểu thi đua chạy theo thành tích và nó làm cho thành quả giáo dục bị hạn chế.
- PV: Ở trường của thày, mô hình phân lớp được thực hiện thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Ở trường Lương Thế Vinh thì khác, tôi phân lớp theo năng lực học sinh. Tức là đối tượng giáo dục trong một lớp đồng đều. Thầy giáo giỏi tôi đầu tư vào lớp học yếu, còn lớp có các em học giỏi thì thày không  cần phải giỏi nhất. Cho nên vấn đề cơ bản của giáo dục hiện nay là tăng cường chất lượng thày, trò; cần tập trung vào việc học. Đặc biệt, cần hạn chế bệnh thành tích, tiêu cực, lạm thu, dạy thêm, học thêm.
- PV: Thày mong muốn gì cho nền giáo dục?
- PGS Văn Như Cương: Tôi mơ ước một nền giáo dục trong sáng. Bởi, trong  giáo dục không thể có những chuyện tham ô, tham nhũng, lạm thu... Muốn thế, trước tiên ta phải làm cho nó trong sạch đã, rồi trong suốt. Một nền giáo dục không sạch là một nền giáo dục vứt đi. Không sạch là gì? Thu tiền cho nhiều, tiền nộp cho lắm, học đủ các thứ…  Đó là những cái mà chúng ta phải thanh lọc ngay từ hôm nay.
-PV: Xin cảm ơn thày. Chúc cho mơ ước của thày sớm thành hiện thực.

Người tốt, việc tốt cho dân cho nước luôn luôn chỉ là ước mơ !!!
Thành thật xin lỗi bác Thái Thanh Tâm vì ý kiến này của riêng tôi: Tôi không tin vào những điều ông Văn Như Cương nói. Vì đến một lời ông hứa "chắc như đinh đóng cột" rằng thì là mà và...sẽ nhận thầy giáo Khoa- một trong những Hiệp sỹ chống tiêu cực trong ngành Giáo dục hăng hái năng nổ nhất và kiên trì, dũng cảm nhất-về làm giáo viên của trường Lương Thế Vinh của ông ấy mà ông Cương còn...nuốt lời và quên phắt ngay, thậm chí còn có những ý kiến không được đẹp lắm về thầy Khoa thì cái mà ông muốn một nền giáo dục trong sạch hay trong sáng v.v...gì đó chắc cũng chỉ là chuyện đánh bóng thêm cho cái trường...con nhà giàu của ông ta mà thôi. Một khi đã làm "giáo dục tư" thì theo C.Mark, nếu lãi 300% chắc là ông ấy nói còn mạnh hơn nữa...Và kính thưa bác Thái Thanh Tâm, bao giờ cũng là thế này: Nói thì dễ...
Cám ơn những điều bạn đã viết. Bản thân tôi tâm đắc và ước  giá một lần vị giáo sư tài ba ấy ghé qua nơi này nhỉ? Mong được đọc những ý kiến hay.
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [129] [130] [131] [132] [133] ›Trang sau »Trang cuối