Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [126] [127] [128] [129] [130] [131] [132] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thâm nhập hội “chờ ngày tận thế”



TT - Nhiều bạn đọc ở TP.HCM phản ảnh hiện có một nhóm người kêu gọi mọi người bán đất, nhà cửa, bỏ học... đến với nhau chờ ngày tận thế và được lên thiên đàng! Thực tế ra sao?

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=528313
Bà Lệ thuyết phục phóng viên Tuổi Trẻ vào hội “chờ ngày tận thế” tại công viên văn hóa Phú Nhuận (ảnh chụp chiều 11-10) - Ảnh: H.L.



Phóng viên Tuổi Trẻ thâm nhập và lần ra nơi tập trung của nhóm người này tại 53/10A Phan Đăng Lưu, P.7, Q.Phú Nhuận.

“Không làm lễ nhập hội sẽ bị xe cán chết!”
Chiều 6-10, chúng tôi tiếp cận được bà Lệ - một trong những người chiêu dụ mọi người vào hội “chờ ngày tận thế”. Bà Lệ nói đây là “hội khổng lồ” bên Hàn Quốc nhưng thỉnh thoảng người Hàn Quốc mới xuất hiện, chủ yếu giao cho người VN quản lý. “Khắp Sài Gòn đều có trung tâm của hội để hướng dẫn, truyền bá cho các thành viên nhưng không phải ai cũng vào được. Nhiều người bán hết nhà cửa, bán đất để được nghe hội giảng” - bà Lệ khẳng định.

Bà Lệ dẫn chúng tôi đến 53/10A Phan Đăng Lưu. Bên ngoài căn nhà này có đề bảng “Trường âm nhạc nghệ thuật Hướng Dương”, bên trong xe gắn máy dựng san sát nhau, tại lầu 2, lầu 3, nhiều người lên xuống nhộn nhịp, hàng chục người đang chụm đầu vào bàn học bài giảng của hội...

Bà Lệ bảo tôi: “Anh là người tốt đó. Nếu biết hạ mình vào hội sẽ được ban phước, không cần phải làm lụng nhiều”. Sau hơn một giờ nói chuyện, bà Lệ yêu cầu chúng tôi phải làm lễ gia nhập hội và cùng một cộng sự kéo chúng tôi vào... nhà vệ sinh. Bà Lệ hối: “Cởi đồ lẹ lên để làm lễ, chỉ mười phút thôi” rồi giúi vào tay chúng tôi bộ đồ ngủ. Chúng tôi tỏ ý chưa hiểu, yêu cầu giải thích thêm thì 3-4 người ở đây xúm lại bảo: “Cứ làm lễ trước, hiểu sau. Lâu lắm mới hiểu”.

Chúng tôi thắc mắc về cách thức làm lễ, bà Lệ và nhiều người tỏ ra khó chịu nói: “Đổ nước lên đầu, sau đó ăn uống tượng trưng cho máu và thịt...”. Khi chúng tôi từ chối làm lễ vì phải về nhà có việc gấp, bà Lệ chạy theo kéo lại: “Hội đã chọn em. Em mà không làm lễ sẽ bị quỷ sa tăng bắt. Ra đường xe cán chết ráng chịu”.

Ngày 11-10, chúng tôi liên hệ với bà Lệ để giới thiệu thành viên mới, bà Lệ hẹn chúng tôi tại công viên Phú Nhuận, buộc phải ăn bánh bột nhờn nhợn, uống nước lọc ngây ngấy mới chịu tiếp chuyện. Chúng tôi nói bị thất tình, bà Lệ cười phán: “Hội có hàng chục người chưa chồng được ban phước lộc”. Chúng tôi hỏi lộc gì, bà Lệ bảo: “Tôi bị xe đụng nhiều lần cũng không sao, vết thương mau lành kỳ bí lắm”.

Bà Lệ kêu chúng tôi đi làm lễ nhập hội cho kịp “giờ linh”, chúng tôi nấn ná thì bà nói: “Quỷ đang ám cậu, phải làm lễ ngay, biết đâu cậu không qua khỏi ngày mai!”. Bà Lệ còn bảo nếu cần bà sẽ dẫn chúng tôi đến nhà trọ của bà ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn để làm lễ trong... nhà vệ sinh.

“Vào hội không làm cũng có ăn”(?)
Theo bà Lệ, nhiều người đóng phí vào hội để “giành suất” chờ ngày tận thế... lên thiên đàng, trong đó có nhiều người bán nhà cho hội là chuyện bình thường. Bà Lệ nói: “Sắp tận thế đến nơi, bán mà ăn chứ để làm gì” rồi kể những người tham gia hội này phải đóng 10% thu nhập một tháng. Chúng tôi thắc mắc nếu vào hội mà bán nhà, bán cửa, không làm việc thì lấy tiền đâu đóng cho hội, bà Lệ gạt tay, cười nói: “Hội sẽ ban phước, như tôi đây không làm mà vẫn có tiền tiêu thoải mái”.

Chiều 6-10, tại 53/10A Phan Đăng Lưu chúng tôi gặp gần chục em học sinh của một trường THCS ở Hóc Môn miệt mài nghe người của hội này giảng. Một em nói với cha mẹ rằng thầy cô chưa biết các em hay bỏ học để đến đây nghe giảng.

Chị S. - một người bán nước ở hẻm Đặng Thai Mai, P.7, Q.Phú Nhuận - kể: “Con gái tôi đã nghe theo lời họ làm lễ nhập hội. Họ bảo không phải vất vả làm ăn, cứ chịu khó lên nghe hội giảng sẽ có ăn”. Còn anh L.T.K. - ngụ xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, bảo tuần trước bà Lệ đi cùng một người đàn ông đến tận nhà dẫn anh vào nhà vệ sinh, đổ nước lên đầu, lẩm bẩm như “lên đồng” để làm lễ.

“Họ nói chuyện nhảm nhí, mọi người tin theo sẽ phải bỏ học, bỏ công ăn việc làm, rất phiền phức” - anh K. cảnh báo.

Chúng tôi được biết bà Lệ 57 tuổi, thường trú tại P.5, Q.3, sống bằng nghề buôn bán. Khoảng năm 2004, bà đến Hóc Môn thuê nhà trọ tạm trú và làm nghề nấu ăn.

Ông Ngô Giang Hoàng Hân - phó chủ tịch UBND P.7, Q.Phú Nhuận - cho biết địa chỉ 53/10A Phan Đăng Lưu là cơ sở dạy nhạc Hướng Dương được Sở Kế hoạch -  đầu tư cấp phép với nội dung kinh doanh dạy nhạc. Việc nhóm hội nói trên hoạt động tại đây phường không biết và chưa nghe báo cáo. Tới đây, phường sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của quận kiểm tra để có hướng xử lý.

H.LỘC - S.BÌNH


Mặt bằng dân trí...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

             Phỏng vấn Xuân tóc đỏ


TP - Xin chào cụ Xuân tóc đỏ!


-Ấy chớ! Ấy chớ! Cụ Vũ Trọng Phụng khai sinh ta ra trong Số đỏ thế nào thì gọi ta thế ấy! Có nhân vật văn học nào bị già đi theo thời gian đâu? Nếu cứ lối gọi phi văn chương kiểu ấy thì nàng Kiều phải gọi là lão bà bà Kiều à? Rõ chán!

-Pác đông! Pác đông! Xin lỗi!

-Hơ, nghe được đấy! Thời của bọn tớ, muốn chứng tỏ mình là trí thức thỉnh thoảng chêm vào vài câu tiếng Pháp bồi cho nó quý tộc. Bây giờ các cậu học đòi theo, thỉnh thoảng nói, viết cũng chêm vào vài câu tiếng Anh. Kế thừa truyền thống thế là Xuân tôi mẹc xì rồi.

-OK! Vậy xin hỏi anh Xuân, nếu bước ra từ tác phẩm vào thời nay, anh có còn chơi quần vợt?

-Vẫn chứ, sở trường mà! Cậu biết không, cũng nhờ cái tài vặt ấy mà anh có được Bắc đẩu bội tinh và rinh được luôn cô Tuyết…

-Xưa rồi Diễm! Cái món quần vợt ngày xưa bây giờ đâu còn là thời thượng nữa. Sành điệu và quý tộc bây giờ là phải chơi gôn…

-Có gì khó đâu, anh chịu khó làm chân nhặt bóng vài ngày là học mót được thôi!

-Nhầm to rồi anh Xuân ơi! Cái món này không có cơ hội cho anh nhặt bóng. Muốn bén mảng được đến sân gôn là phải có của ăn của để chứ không thể lang thang cơ nhỡ như anh ngày nào. Một gậy đánh gôn ngốn gần tấn lúa, một giờ chơi gôn bằng sáu tháng lương công nhân, một thẻ vào sân bằng căn nhà thu nhập thấp…

-Thôi, thôi, tưởng chơi món gì cho nó đơn giản chứ vừa tốn kém lại vừa nhiêu khê thế kia thì Xuân tôi xin vái. Này! Hỏi thật, món thời thượng mà cậu kể, thời nay có ai dám chơi không vậy?

-Không những dám mà còn nghiện!

-Chết, chết! Thế thì Xuân tôi trở về với món quần vợt đây! Ơ rơ voa nhé!

Kẹo Cu Đơ   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

letam đã viết:

@ Bác để em xung phong nhé!      =))   
Le Tam khôn thật
Muốn sang Nhật tu
Vừa được thành Phật
Vừa lấy được sư...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Vodanhthi đã viết:

Thâm nhập hội “chờ ngày tận thế”



TT - Nhiều bạn đọc ở TP.HCM phản ảnh hiện có một nhóm người kêu gọi mọi người bán đất, nhà cửa, bỏ học... đến với nhau chờ ngày tận thế và được lên thiên đàng! Thực tế ra sao?

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=528313
Bà Lệ thuyết phục phóng viên Tuổi Trẻ vào hội “chờ ngày tận thế” tại công viên văn hóa Phú Nhuận (ảnh chụp chiều 11-10) - Ảnh: H.L.



Phóng viên Tuổi Trẻ thâm nhập và lần ra nơi tập trung của nhóm người này tại 53/10A Phan Đăng Lưu, P.7, Q.Phú Nhuận.

“Không làm lễ nhập hội sẽ bị xe cán chết!”
Chiều 6-10, chúng tôi tiếp cận được bà Lệ - một trong những người chiêu dụ mọi người vào hội “chờ ngày tận thế”. Bà Lệ nói đây là “hội khổng lồ” bên Hàn Quốc nhưng thỉnh thoảng người Hàn Quốc mới xuất hiện, chủ yếu giao cho người VN quản lý. “Khắp Sài Gòn đều có trung tâm của hội để hướng dẫn, truyền bá cho các thành viên nhưng không phải ai cũng vào được. Nhiều người bán hết nhà cửa, bán đất để được nghe hội giảng” - bà Lệ khẳng định.

Bà Lệ dẫn chúng tôi đến 53/10A Phan Đăng Lưu. Bên ngoài căn nhà này có đề bảng “Trường âm nhạc nghệ thuật Hướng Dương”, bên trong xe gắn máy dựng san sát nhau, tại lầu 2, lầu 3, nhiều người lên xuống nhộn nhịp, hàng chục người đang chụm đầu vào bàn học bài giảng của hội...

Bà Lệ bảo tôi: “Anh là người tốt đó. Nếu biết hạ mình vào hội sẽ được ban phước, không cần phải làm lụng nhiều”. Sau hơn một giờ nói chuyện, bà Lệ yêu cầu chúng tôi phải làm lễ gia nhập hội và cùng một cộng sự kéo chúng tôi vào... nhà vệ sinh. Bà Lệ hối: “Cởi đồ lẹ lên để làm lễ, chỉ mười phút thôi” rồi giúi vào tay chúng tôi bộ đồ ngủ. Chúng tôi tỏ ý chưa hiểu, yêu cầu giải thích thêm thì 3-4 người ở đây xúm lại bảo: “Cứ làm lễ trước, hiểu sau. Lâu lắm mới hiểu”.

Chúng tôi thắc mắc về cách thức làm lễ, bà Lệ và nhiều người tỏ ra khó chịu nói: “Đổ nước lên đầu, sau đó ăn uống tượng trưng cho máu và thịt...”. Khi chúng tôi từ chối làm lễ vì phải về nhà có việc gấp, bà Lệ chạy theo kéo lại: “Hội đã chọn em. Em mà không làm lễ sẽ bị quỷ sa tăng bắt. Ra đường xe cán chết ráng chịu”.

Ngày 11-10, chúng tôi liên hệ với bà Lệ để giới thiệu thành viên mới, bà Lệ hẹn chúng tôi tại công viên Phú Nhuận, buộc phải ăn bánh bột nhờn nhợn, uống nước lọc ngây ngấy mới chịu tiếp chuyện. Chúng tôi nói bị thất tình, bà Lệ cười phán: “Hội có hàng chục người chưa chồng được ban phước lộc”. Chúng tôi hỏi lộc gì, bà Lệ bảo: “Tôi bị xe đụng nhiều lần cũng không sao, vết thương mau lành kỳ bí lắm”.

Bà Lệ kêu chúng tôi đi làm lễ nhập hội cho kịp “giờ linh”, chúng tôi nấn ná thì bà nói: “Quỷ đang ám cậu, phải làm lễ ngay, biết đâu cậu không qua khỏi ngày mai!”. Bà Lệ còn bảo nếu cần bà sẽ dẫn chúng tôi đến nhà trọ của bà ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn để làm lễ trong... nhà vệ sinh.

“Vào hội không làm cũng có ăn”(?)
Theo bà Lệ, nhiều người đóng phí vào hội để “giành suất” chờ ngày tận thế... lên thiên đàng, trong đó có nhiều người bán nhà cho hội là chuyện bình thường. Bà Lệ nói: “Sắp tận thế đến nơi, bán mà ăn chứ để làm gì” rồi kể những người tham gia hội này phải đóng 10% thu nhập một tháng. Chúng tôi thắc mắc nếu vào hội mà bán nhà, bán cửa, không làm việc thì lấy tiền đâu đóng cho hội, bà Lệ gạt tay, cười nói: “Hội sẽ ban phước, như tôi đây không làm mà vẫn có tiền tiêu thoải mái”.

Chiều 6-10, tại 53/10A Phan Đăng Lưu chúng tôi gặp gần chục em học sinh của một trường THCS ở Hóc Môn miệt mài nghe người của hội này giảng. Một em nói với cha mẹ rằng thầy cô chưa biết các em hay bỏ học để đến đây nghe giảng.

Chị S. - một người bán nước ở hẻm Đặng Thai Mai, P.7, Q.Phú Nhuận - kể: “Con gái tôi đã nghe theo lời họ làm lễ nhập hội. Họ bảo không phải vất vả làm ăn, cứ chịu khó lên nghe hội giảng sẽ có ăn”. Còn anh L.T.K. - ngụ xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, bảo tuần trước bà Lệ đi cùng một người đàn ông đến tận nhà dẫn anh vào nhà vệ sinh, đổ nước lên đầu, lẩm bẩm như “lên đồng” để làm lễ.

“Họ nói chuyện nhảm nhí, mọi người tin theo sẽ phải bỏ học, bỏ công ăn việc làm, rất phiền phức” - anh K. cảnh báo.

Chúng tôi được biết bà Lệ 57 tuổi, thường trú tại P.5, Q.3, sống bằng nghề buôn bán. Khoảng năm 2004, bà đến Hóc Môn thuê nhà trọ tạm trú và làm nghề nấu ăn.

Ông Ngô Giang Hoàng Hân - phó chủ tịch UBND P.7, Q.Phú Nhuận - cho biết địa chỉ 53/10A Phan Đăng Lưu là cơ sở dạy nhạc Hướng Dương được Sở Kế hoạch -  đầu tư cấp phép với nội dung kinh doanh dạy nhạc. Việc nhóm hội nói trên hoạt động tại đây phường không biết và chưa nghe báo cáo. Tới đây, phường sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của quận kiểm tra để có hướng xử lý.

H.LỘC - S.BÌNH


Mặt bằng dân trí...
Cứ nơi đâu xảy ra chuyện gì, cán bộ quản lý địa phương tại đó cứ đổ tội cho là không biết, vậy không biết nhân dân bầu họ lên để làm gì không biết...:P

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mùa nước nổi: xưa và nay



TTCT - Hằng năm, khoảng mồng 5 tháng 5 âm lịch, nước sông Cửu Long đang trong trở nên đục dần, người ta gọi là nước quay, nghĩa là bắt đầu mùa nước. Từ thời điểm đó, nước sông dâng lên dần, từ vài phân tới vài tấc nước mỗi ngày.  

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=525469
Người dân Đồng Tháp vất vả bảo vệ đê bao chống lũ - Ảnh: Quang Vinh



Khi nước lên tới đỉnh điểm gọi là nước phân đồng vào khoảng rằm tháng 9. Sau đó nước rút xuống từ từ tới cuối tháng 10 âm lịch là ruộng đồng khô ráo như cũ. Thời gian nước ngập trắng đồng chừng ba bốn tháng tùy năm.

Ngày xưa...
Ngày xưa, trong mùa nước nổi người ta sạ lúa mùa. Nước lên tới đâu lúa vượt tới đó, trổ bông kết hạt trên mực nước sâu 2-3m. Khi nước rút hết thì lúa cũng chín, gặt lúa là xong mùa, khỏi làm cỏ bón phân chăm sóc gì hết. Dân miền Tây có tiếng “làm chơi ăn thiệt” là vì vậy.

Thời gian nước nổi là lúc đất nghỉ ngơi. Sau khi nước rút, ruộng đồng trở nên “tươi mới”, cỏ dại và sâu bệnh đều chết vì bị ngâm nước. Nước rút đi để lại một lớp phù sa màu mỡ, vì vậy đất luôn tốt và không bao giờ bị cằn cỗi.

Nhưng từ 15-20 năm nay nông dân vùng nước nổi không còn làm lúa mùa nữa mà chuyển sang làm lúa hai vụ. Để tăng sản lượng lúa hơn nữa, người ta đắp đê bao ngăn nước để làm lúa vụ 3 ngay trong mùa nước nổi. Bên ngoài đê nước cứ “nổi”, bên trong đê vẫn sạ lúa và sinh hoạt bình thường như trong mùa kiệt. Rất nhiều nông dân không muốn có đê bao vì chưa chắc có lợi hơn.

Làm lúa vụ 3 lời ít hơn hai vụ lúa kia, nếu giá cả bấp bênh có khi còn lỗ vốn. Thêm nữa, khi đắp đê thì trong vùng bao đê sẽ mất đi nguồn cá, đất đai mất nguồn phù sa quý giá. Cỏ dại, sâu bệnh lưu cữu trên đồng làm tăng thêm chi phí cho các vụ lúa sau. Nhưng vì đó là chủ trương của Nhà nước nên dù muốn dù không cũng phải làm theo.

Kể từ năm 2000 đến nay, ngày càng có nhiều cánh đồng có đê bao ở vùng nước nổi. Ngay cả những vùng đất thấp, rốn lũ như xã Ô Long Vĩ, Châu Phú, An Giang cũng đắp đê bao sản xuất vụ 3 cho “bằng chị bằng em”.

Trước đây, khi không có đê bao thì trước mùa nước ai cũng chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ chờ nước nổi. Ví dụ nuôi heo thì phải làm chuồng cao hơn đỉnh lũ, nếu chuồng thấp sẽ bỏ trống chuồng chờ qua mùa nước. Nuôi cá thì chuẩn bị sẵn cọc, lưới để quây hầm bảo vệ cá.

Từ khi có đê bao, người ta ỷ lại vào khả năng ngăn nước của đê nên không chuẩn bị, không đề phòng gì cả. Nhất là từ sau năm 2000, mười năm nước nổi thấp, và năm 2010 thì mực nước đặc biệt thấp, khiến người dân và chính quyền trong những vùng có đê bao càng lơ là hơn trong việc đề phòng tình huống xấu.

Cần tính toán lại
Có lẽ khi đắp đê bao người ta không để ý rằng không phải đê cao hơn đỉnh lũ lịch sử thì sẽ an toàn, mà vấn đề là cứ thêm một mét nước dâng cao thì mỗi mét vuông thân đê sẽ chịu thêm một tấn áp lực. Tuyến đê chịu được mực nước một mét không có nghĩa chịu được mực nước hai mét, ba mét (dù đê có cao bốn mét đi nữa). Khi đê bị đe dọa do mực nước lên cao, suốt tuyến đê đều yếu như nhau thì không biết phải cứu chỗ nào.

Năm nay mực nước cao gần bằng lũ lịch sử năm 2000, đê bao bể hàng loạt cho thấy các tuyến đê không được dự trù để đối phó với mức nước cao. Nông dân bị thiệt hại rất nhiều, không chỉ thiệt hại vụ lúa thu đông mà thôi. Có hầm cá sắp thu hoạch bị nước cuốn trôi toàn bộ. Có nhiều chuồng trại phải bán hết cả heo lớn heo nhỏ. Thương lái tha hồ dìm giá khi mua heo “chạy lũ”.

Nông dân vốn đã nghèo, bao đê để làm lúa, chăn nuôi trong mùa nước không khá hơn được bao nhiêu nhưng khi bị bể đê là mất sạch vốn liếng không biết bao giờ mới hồi phục nổi. Sau trận bể đê năm nay, hi vọng cả nông dân lẫn chính quyền và các ngành chức năng liên quan sẽ có nhận định sáng suốt hơn về vấn đề đắp đê bao ở vùng nước nổi. Từ đó sẽ có các giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề, không để sai lầm lặp lại. Mà với sai lầm nào thì nông dân cũng là người gánh chịu hậu quả nhiều nhất.

HỒ THỊ PHƯƠNG TRINH
(An Giang)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

             Vỡ nắp hố ga thì ra cái gì?

- Đố cậu, cháy nhà thì ra cái gì?

-Mặt chuột!

-Xưa rồi! Công nghệ diệt chuột thời nay chỉ cần con chíp trên tay là chuột cao chạy xa bay mất dép. Thế nên, bây giờ cháy nhà là ra đủ thứ.

-Ví dụ?

-Nhiều vụ cháy nhà ra pháo lậu. Lại có vụ cháy nhà ra hàng nóng. Điển hình có vụ cháy nhà ra động lắc…

-Quả là thiên hạ man man… Khó lường! Khó lường!

-Đố tiếp cậu này, vỡ nắp hầm ga thì ra cái gì?

-Hố tử thần!

-Đúng nhưng chưa đủ!

-Theo cậu thì thiếu cái gì nào?

-Nghe này, vỡ nắp hố ga lộ ra gỗ mục!

-Sao lại có gỗ mục vào đây?

-Bình tĩnh! Chuyện thế này, ở Tam Kỳ, Quảng Nam gần 250 hố ga sắp được nghiệm thu, vô tình một nắp bị vỡ, thế là người ta phát hiện bên trong không phải là cốt sắt mà là gỗ mục.

-Chết chết! Sao lại có kiểu làm ăn gian dối thế!

-Thế nên dân mới có câu rằng: Tam Kỳ thêm một chuyện kỳ/ Hố ga gỗ mục nằm lì bên trong/ Tưởng rằng quyết toán là xong/ Đâu dè hố sụp đi tong nhà thầu/ Ai đi đó, ai về đâu/ Chớ về phố mới mà rầu ruột gan…

Kẹo Cu Đơ
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bỏ tiền tài trợ sẽ được “rạng rỡ sử xanh”?



SGTT.VN - Làm cách nào để có cơ hội đứng vào hàng ngũ Rạng rỡ sử xanh phụ nữ Việt Nam trong công trình ngàn trang ghi nhận “những gương mặt phụ nữ tiêu biểu từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh” sẽ được xuất bản vào đầu năm tới?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=157934
Cuộc sống nhiều phụ nữ ngày ngày lam lũ thật xa lạ với những dự án tung hê thành tích xa xỉ trên những trang sách. Ảnh: Nguyễn Vinh



Trung tuần tháng 10.2011, nhiều doanh nghiệp nhận được một “thư mời lạ” – kêu gọi tài trợ để có cơ hội quảng cáo và “làm nhân vật” trong công trình Rạng rỡ sử xanh phụ nữ Việt Nam do công ty cổ phần truyền thông Hoa Việt, tạp chí Văn Hiến, trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc và NXB Dân Trí phối hợp thực hiện.

Thư mời thể hiện một tham vọng khá lớn: “Việc nghiên cứu, tìm hiểu và tuyên truyền quảng bá rộng rãi về những tấm gương phụ nữ tiêu biểu là việc làm rất cần thiết, nhằm khơi dậy và nâng cao hơn nữa niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện thiên chức của mình, cống hiến nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hội nhập mới của đất nước; đồng thời cung cấp nguồn tư liệu quý cho hoạt động nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong tình hình tới”. Sách dày 900 – 1.200 trang, tiêu chuẩn in trên giấy coucher matt 80g/cm3, dự kiến phát hành dịp 8.3.2012.

Đính kèm thư mời, là một bản giới thiệu hội đồng cố vấn biên soạn, gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ có tên tuổi, gồm: GS Phan Huy Lê, TS Cao Sĩ Kiêm, GS.VS Hồ Sĩ Vịnh, GS.VS Đặng Vũ Minh, GS.TS Phạm Đức Dương, PGS.TS Lê Ngọc Văn, TS Phạm Việt Long, GS Hoàng Chương, đạo diễn Đặng Nhật Minh, Phạm Thị Thành. Điều đáng lưu tâm nhất của các nữ doanh nhân được mời tham gia cuốn sách, đó là công ty Hoa Việt, đơn vị đầu tư đã gửi kèm theo thư mời một hợp đồng kinh tế, thực chất là bảng kêu gọi tài trợ và… báo giá quảng cáo với các điều khoản thoả thuận quyền lợi khá chi tiết. Thí dụ: Nhà tài trợ kim cương (550 triệu đồng) và nhà tài trợ vàng (330 triệu đồng) thì sẽ được một số quyền lợi như: logo và tên nhà tài trợ sẽ được in kích cỡ nổi bật nhất trong trang đầu tiên của cuốn sách; được ban biên tập cám ơn trang trọng trong lời nói đầu; được mời làm đồng chủ toạ và phát biểu trong buổi họp báo ra mắt sách; được giới thiệu chi tiết về nhà tài trợ; được đăng một bài quảng bá thành tích trên tờ Văn Hiến… Ngoài ra, trong bản hợp đồng kinh tế còn chào mời “đối tác” muốn có chân dung trong mục Nữ doanh nhân tiêu biểu (với điều kiện doanh nhân đã có giải thưởng cấp tỉnh trở lên) với ba mức giá: 10 triệu đồng, 15 triệu đồng và 20 triệu đồng tuỳ số trang! Bên cạnh đó, bảng giá thông tin quảng cáo trên trang bìa từ 20 triệu đồng đến 90 triệu đồng, quảng cáo trang ruột phần “Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam” với giá 3 – 20 triệu đồng.


http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=157935
Những lá thư mời chào đậm chất quảng cáo. Ảnh: Nguyễn Vinh



Tài liệu kèm thư mời cũng đưa ra một đề cương phác thảo với sáu phần, tập hợp những bài viết về các phụ nữ Việt Nam từ huyền thoại, tín ngưỡng dân gian, tôn giáo đến lịch sử: Man Nương, Thị Kính, bà Chúa Thượng Ngàn, Tiên Dung, Huyền Trân Công chúa, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, mẹ Thứ… Đặc biệt, riêng phần 5 (Trang vàng vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam) sẽ dành “tôn vinh” các doanh nghiệp và chân dung đáp ứng lời mời… ký hợp đồng quảng cáo trong sách.

Cách đây chưa lâu, báo chí trong nước đã ồn ào vụ ông Đặng Lê Nguyên Vũ, giám đốc càphê Trung Nguyên lọt vào danh sách 14 nhân tài của Việt Nam và thế giới trong cuốn sách Nhân tài và đắc dụng (NXB Chính Trị Quốc Gia). Điều làm dậy sóng dư luận là trong “công trình khoa học” này, ông Vũ được một ban thẩm định gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia dành cho một dung lượng lớn để mô tả thành tích, sự nghiệp, hơn cả những danh nhân lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi hay cả cha đẻ Microsoft: Bill Gates…

Một công trình “nghiên cứu, tìm hiểu và tuyên truyền quảng bá rộng rãi về những tấm gương phụ nữ tiêu biểu” mà ngay trong bộ tài liệu kèm thư mời gửi đến doanh nghiệp đã sặc mùi quảng cáo, tiêu chí thẩm định thiếu khách quan, rõ ràng và nghiêm túc trong chuyên môn như vậy, liệu có lặp lại sự hài hước của cuốn Nhân tài và đắc dụng?

Nguyễn Vinh
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

 
                              Hơn 200 hố ga cốt gỗ mục


TP - Tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), 234 hố ga chắn rác chuẩn bị nghiệm thu bàn giao đã buộc phải đập phá ra làm lại, vì ruột của nắp ghố ga bê tông bị độn bằng gỗ mục.
 

http://www.tienphong.vn/Cache/848/130848_450.jpg
Các hố ga bê tông có gỗ mục bên trong Ảnh: N.T.


Công trình san lấp mặt đường và hệ thống thoát nước thuộc khu B khu phố mới phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ có tổng vốn đầu tư 32 tỷ đồng do UBND TP Tam Kỳ làm chủ đầu tư, Cty CP xây dựng công trình Minh Sơn (số 25 đường 2-9, Đà Nẵng) thi công. Đơn vị giám sát công trình là Cty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Quảng Nam. Công trình được xây dựng từ năm 2005, đến ngày 31-10 này hoàn thành nghiệm thu bàn giao lại cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên, vào ngày 29-10, người dân phát hiện công trình kém chất lượng. Bê tông của các hố ga bị phát hiện ở giữa là gỗ mục chứ không phải sắt. Cơ quan chức năng TP Tam Kỳ đào bới các lớp bê tông của hố ga chắn rác thì thấy tất cả đều đúc bằng ván gỗ và hầu hết đã bị thay đổi so với thiết kế ban đầu. Trung tâm Phát triển quỹ đất Tam Kỳ (đơn vị quản lý) đã chỉ đạo lập biên bản hiện trường, yêu cầu đơn vị thi công giải trình sự việc, đồng thời, chỉ đạo đập toàn bộ 234 hố ga để làm lại.

Ông Ngô Đức Minh, Giám đốc Cty Cổ phần Xây dựng công trình Minh Sơn thừa nhận: “Ngay sau khi sự việc xảy ra, công ty đã đuổi việc 2 công nhân trực tiếp thi công hạng mục 234 hố ga chắn rác làm bằng gỗ, kỷ luật buộc thôi việc 1 kỹ thuật giám sát công trình”. Được biết, toàn bộ số hố ga chắn rác trên nằm trên 5 tuyến đường của khu B khu phố mới Tân Thạnh được công ty giao khoán cho 2 công nhân làm với tiền công mỗi hố là 70.000 - 80.000 đồng.

Ông Trần Đình Đức - Giám đốc Trung tâm Phát triển khai thác quỹ đất Tam Kỳ cho biết, sẽ kỷ luật một cán bộ cấp phó và cán bộ được phân công theo dõi dự án. Riêng đơn vị được thuê giám sát công trình là Cty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Quảng Nam sẽ bị cắt hợp đồng tư vấn giám sát”. Ông Nguyễn Văn Lúa - Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ khẳng định sự việc sẽ được xử lý kiên quyết.

Tuy nhiên, điều người dân quan tâm, liệu các hạng mục khác của công trình có bị thi công tương tự?

Nguyễn Thành
 
 
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Vodanhthi đã viết:

Một kỳ thi kỳ lạ!



TT - Thí sinh ngang nhiên quay cóp, được “tạo điều kiện” cho trao đổi, làm bài chung... là những hình ảnh tại hội đồng thi tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH tổ chức tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM sáng 23-10.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=527364
Người đứng, người chồm lên trong phòng thi sáng 23-10 - Ảnh: Hà Bình



9g05 sáng 23-10, chúng tôi có mặt tại hội đồng thi Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Lúc này, cổng trường vẫn mở nên chúng tôi đi thẳng đến hành lang những phòng thi trên lầu 1.

Thi như giỡn
9g10, đang trong giờ thi nhưng qua quan sát hai phòng thi 64 và 65, thí sinh ngang nhiên để “phao” lên bàn hí hoáy chép, số khác tụm lại thành từng nhóm trao đổi gì đó. Thậm chí tại hai phòng thi này có thí sinh chồm hẳn lên bàn trước để xem bài của bạn, một số khác thì tụm năm tụm ba cùng nhau làm bài. Phía cuối lớp, khung cảnh có phần “sôi động” hơn khi thí sinh “chia sẻ” thông tin và rời vị trí ngồi của mình đến nơi khác.

Hai giám thị ngồi phía trên không có ý kiến gì. Thậm chí có phòng khi thí sinh tụm lại, giám thị còn đến chỉ trỏ vào bài thí sinh vấn đề gì đó.

9g45, hỏi chuyện nam thí sinh đang ngồi tại ghế đá giữa sảnh tầng 1, bạn cho biết vừa thi xong ở phòng thi số 62. “Hôm nay giám thị coi hơi khó chứ hôm qua cười đau cả bụng - thí sinh trò chuyện - Buổi thi hôm qua, thí sinh nhảy qua nhảy lại. Khi có “phao” là cứ ném cho nhau lung tung. Ném lên ném xuống, ném ngang ném dọc, ném hết. Cứ chỗ nào có bạn cần là tung hết qua”.

9g50, một thí sinh khác vừa thi xong ngành cơ khí động lực ở phòng 67 đến góp chuyện: “Giám thị tùy phòng, có phòng khó phòng dễ. Phòng nào dễ là “phao” vô. Cứ cuối giờ, tầm 30 phút cuối là có “phao”. Hôm qua em làm xong thì “phao” vô và mấy bạn bắt đầu lao qua kiểm tra”.

Theo lịch thi từ hội đồng, đợt thi diễn ra trong hai ngày 22 và 23-10. Sáng 23-10, thí sinh thi vào ngành cơ khí chế tạo máy thi môn kỹ thuật gia công cơ khí, ngành điện kỹ thuật thi môn máy điện, thí sinh ngành cơ khí động lực thi môn lý thuyết ôtô và nguyên lý động cơ, ngành công nghệ thông tin thi môn dữ liệu.

“Nương tay” để khuyến khích người học
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 23-10, ông Huỳnh Bộng - chánh văn phòng công đoàn ĐH Đà Nẵng, trưởng điểm thi - cho biết kỳ thi tuyển sinh này thuộc chương trình đào tạo liên thông ĐH chính quy do Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM liên kết với Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) tổ chức. Đây là đợt tuyển sinh thứ hai với 466 thí sinh đăng ký dự thi. Tại điểm thi này bố trí 14 phòng thi cho 445 thí sinh dự thi.

“Công tác tổ chức kỳ thi này được triển khai nghiêm túc, bài bản, tất cả các khâu đề thi, phòng thi, công an, bảo vệ giám sát đầy đủ đúng quy chế tuyển sinh...” - ông Bộng khẳng định.

Về những sự việc xảy ra trong quá trình tổ chức thi tại điểm thi này, ông Bộng cho rằng trách nhiệm thuộc về giám thị coi thi trong các phòng thi.

“Tôi làm điểm trưởng các điểm thi nhiều rồi nên tinh thần tổ chức thi rất nghiêm túc. Những sự việc sai sót xảy ra ở một số phòng thi do lỗi của cán bộ coi thi là giáo viên trường này chứ không phải cán bộ của chúng tôi đưa vào. Thật sự khi đi quanh tôi thấy tình hình cũng khá tốt, còn những sự việc cụ thể bên trong phòng thi tôi không nắm rõ” - ông Bộng nói.

Bên cạnh đó, ông Bộng giải thích thêm các thí sinh dự thi tuyển sinh liên thông này có chuyên môn CĐ nghề kiến thức có phần hạn chế, trong khi đây là những khóa đầu tiên nên nhà trường có hơi “nương tay” cho thí sinh để động viên người học.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hằng - hiệu trường Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM - cho biết khi tổ chức kỳ thi này nhà trường có đầy đủ giấy phép của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, khâu tổ chức tuyển sinh do phía ĐH Đà Nẵng phụ trách, nhà trường chỉ hỗ trợ về phòng thi, giám thị.

“Chúng tôi sẽ làm việc lại với hội đồng thi phía ĐH Đà Nẵng về những việc này. Nếu thật sự xảy ra hiện tượng tiêu cực trong thi cử như vậy cần phải xử lý nghiêm túc, rút kinh nghiệm cho những đợt thi sau có chất lượng tốt hơn. Những phòng thi nào xảy ra lộn xộn chúng tôi sẽ yêu cầu xem xét kỹ trong khâu chấm để đảm bảo tính công bằng cho tất cả thí sinh” - bà Hằng khẳng định.

TRẦN HUỲNH - HÀ BÌNH
http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/556612/Dai-hoc-Wales-giai-the-vi-be-boi-lien-ket-dao-tao-tpp.html

Đại học Wales giải thể vì bê bối liên kết đào tạo

TP - Đại học Tổng hợp Wales - trường đại học lớn thứ hai ở Anh với bề dày lịch sử 120 năm – vừa bị giải thể sau một loạt vụ bê bối liên quan đến việc cấp bằng tốt nghiệp và cấp visa.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=129967&Width=295

Trường Đại học Tổng hợp Wales.

Ban lãnh đạo nhà trường đã phải từ chức. Các bộ phận của nhà trường sẽ tiếp tục tồn tại nhưng trong một cơ cấu mới. Biện pháp kiên quyết này được thực hiện nhằm đặt dấu chấm hết cho những cáo buộc về việc trường Wales phạm nhiều khiếm khuyết trong quá trình liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài, đặc biệt là trong việc cấp visa và cấp bằng tốt nghiệp.

Chính vì những bê bối như vậy mà hồi năm ngoái trường Đại học Wales đã phải huỷ bỏ mọi quan hệ liên kết với một trường Đại học ở Malaysia. Ngoài ra, một trường đại học ở thủ đô Bangkok có liên kết đào tạo với Đại học Wales cũng bị nhà chức trách Thái Lan xác định là hoạt động bất hợp pháp.

Gần đây nhất, các nhà báo đã phát hiện thêm một vụ bê bối nữa của trường Đại học Wales. Các sinh viên nước ngoài theo học một trường Đại học ở London là đối tác của Đại học Wales đã mua được đáp án cho những câu hỏi trong kỳ thi tốt nghiệp. Nhờ đó, những sinh viên này có thể tránh được một khối lượng kiến thức đồ sộ phải học mà vẫn được cấp bằng Thạc sĩ Kinh doanh cũng như có thể xin visa Anh.

Trong khi chờ đợi trường Đại học Wales được cải tổ cơ cấu, sinh viên tạm thời vẫn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp theo mẫu cũ. Nhưng sau khi cải tổ, các sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng của những trường đại học mà cho tới thời gian gần đây vẫn nằm trong thành phần của trường Đại học Wales.

Trong hàng chục năm tồn tại, Đại học Wales đã hợp nhất được trong cơ cấu của mình nhiều trường đại học khác nhau, trong đó có những trường được quyền cấp bằng sau dại học.

Ngọc Thoa
Theo Vesti.ru

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Xem ra không chỉ có ở Việt nam ... :P

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [126] [127] [128] [129] [130] [131] [132] ... ›Trang sau »Trang cuối