Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [127] [128] [129] [130] [131] [132] [133] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ



Đại biểu không thể hiểu nổi tại sao lại đưa Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII!

Ngày 2-11, thảo luận tổ về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng chương trình này còn nhiều vấn đề bất hợp lý cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dự thảo chương trình đưa vào những dự án luật chưa cần thiết (như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện) nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Những dự án luật liên quan đến những quyền cơ bản của công dân lại bị bỏ ra ngoài.

Hành xử theo luật rừng giữa một rừng luật
Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng. Thậm chí, một số người còn khinh nhờn, ngang nhiên không thực hiện những quy định đã đặt ra do pháp luật không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do luật thì nhiều nhưng chất lượng xây dựng lại quá thấp. Trưởng ban soạn thảo các dự án luật đa phần là người đứng đầu các bộ ngành nên không đủ thời gian để nghiên cứu, các chuyên viên giúp việc thì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm.

ĐB Nguyễn Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay còn có tình trạng tách nhỏ các  lĩnh vực ra để xây dựng các dự án luật. “Luật Khiếu nại thông qua trong kỳ này đã có một chương quy định về việc tiếp công dân nhưng trong chương trình khóa XIII lại đề nghị xây dựng Luật Tiếp công dân. Điều này khiến việc thực hiện pháp luật sau này sẽ rất chồng chéo và không hiệu quả” - ông Hà nói.

Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) và một số ĐB khác đều cho rằng một số dự án luật hiện nay có chất lượng rất thấp, chỉ ban hành 1-2 năm, thậm chí vừa có hiệu lực đã phải sửa. Cạnh đó, các ĐBQH được tiếp cận các tài liệu quá sát nên không thể nghiên cứu kịp. “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu” - ông Chung kiến nghị.

“Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?”
“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc.

Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thời buổi này chẳng có mấy người vào thư viện thì xây dựng Luật Thư viện liệu có cần thiết? Trong khi đó, những luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân như Luật Trưng cầu dân ý lại chưa được xem xét. “Đề nghị đưa Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình chính thức và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời nên xây dựng dự án Luật Đạo đức cán bộ, công chức vì đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay” - bà Dung kiến nghị.

Bổ sung, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói tại nhiệm kỳ trước, nhiều dự án luật đưa vào rồi đưa ra đều dễ dàng như nhau. Nguyên nhân do khâu chuẩn bị quá dễ dãi. “Đưa vào cũng không phân tích rõ, tới lúc thấy khó một chút thì xin rút, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai sửa đổi… Rồi Luật Xuất bản, QH khóa XI đã sửa, khóa XII cũng sửa rồi đến khóa XIII làm lại thì tôi cũng không hiểu nổi” - ông Thảo băn khoăn.

THANH LƯU - ĐỨC MINH  (Báo Pháp Luật)


Bà nó ơi, các thành viên Thi viện trở thành người quan trọng rồi!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tại có nhiều nhà thơ quá. Nhà thơ lại hay đưa người ta lên mây, lên với chị Hằng...Chân thì rời khỏi đất, cật không tới giời. Không có luật điều chỉnh thì nguy to cho...những người đọc thơ, ăn thơ, ngủ thơ...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

   Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams
(Dân trí) - “Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.


Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

http://dantri4.vcmedia.vn/ndVgWNsNcccccccccccc/Image/2011/11/bai-van-la1_6c47d.jpg
Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)

Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.

Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.

Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …

Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.

Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …
                                                    Vũ Quốc Lịch
                                   (Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)

*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

Nguyễn Trung Hiếu


 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

http://www.youtube.com/wa...4&feature=player_embedded

Cô bé 12 tuổi khiến cả thế giới phải im lặng trong 6 phút.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyen Tran Duong Hanoi

Vâng, nói bao giờ cũng dễ.
Dù sao thì cũng xin cảm ơn ai đó đã viết cho cô bé một bài nghị luận quá sắc sảo đối với một đứa trẻ mới 12 tuổi.
Khi cô bé đọc bài này tại hội nghị, thế giới mới có 5 tỷ người. Nay đã là 7 tỷ nếu tôi nhớ không nhầm...
Tôi vẫn thấy bài văn của cậu bé Trung Hiếu đáng giá hơn nhiều những điều đao to búa lớn người ta đang đặt vào đầu óc trẻ thơ...
Ng.Tr.Duong Hanoi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thị trường gas - người tiêu dùng hãy cẩn thận

Tôi là người đã từng có 2 năm trong nghề gas tại Hà Nội. Khi được biết thông tin về vụ nổ gas ngày 3/11 ở đường Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng Hà Nội, khiến cho 2 cháu bị tử tạn, tôi rất đâu xót. Xin chia sẻ đến quý độc giả và người tiêu dùng những thông tin thực tế mà tôi thấy vô cùng quan trọng, về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.

Ngày ra trường với khát vọng và ý chí làm giàu tôi đã đi mọi miền đất nước để tìm hướng đi. Khi ở Hà Nội tôi đã tiếp xúc với nghề gas, với mong muốn tìm hiểu để tìm hướng kinh doanh làm giàu.
Trong 2 năm (2009-2010) tôi đã lăn lộn làm nhân viên chở gas cho 9 cửa hàng gas tại các quận nội thành Hà Nội. Đúc rút 2 năm ấy tôi xin chia sẻ đến quý vị ba vấn đề quan trọng nhất:

1. Đối với các cửa hàng, các hộ kinh doanh gas trong nội thành Hà Nội :

Trong 9 cửa hàng tôi làm có tới 8 cửa hàng nhân viên là những người dân từ quê lên, dân trí thấp, làm ăn chụp giật, tất cả vì các lợi trước mắt mà gây thiệt hại, nguy hại cho người tiêu dùng.

Cụ thể các vấn đề đó là:

- Tất cả 9 cửa hàng tôi làm, các hộ kinh doanh này đều sang chiết gas trái phép. Họ sang chiết gas từ các bình gas giá thấp sang bình gas giá cao. Họ sử dụng những niêm phong giả giống niêm phong chính hãng bình gas để chụp lên bình gas sang chiết. Mỗi lần sang chiết gas như vậy họ ăn chênh lệch giá 30.000-50.000 đồng/bình.

Chính vì lý do đó dẫn tới hiện tượng các bình gas cũ tồn tại ở các cửa hàng không được đổi bình mới từ công ty sản xuất, mà số lượng bình cũ sẽ tồn đọng và luôn được sử dụng quay vòng tại các cửa hàng hay hộ gia đình. Do đó các bình gas này ngày càng xuống cấp, độ an toàn giảm, những gioăng cao su giữ kín gas sẽ hở gây ra hiện tượng hở gas nguy hiển cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng. Đồng thời quá trình sang chiết gas của các hộ kinh doanh này, chủ yếu sử dụng cách làm thủ công đơn giản, không có thiết bị an toàn dẫn đến nguy hiểm cho người sang chiết và thực tế đã chúng minh có nhiều trường hợp cháy nổ tại các của hàng gas mà nguyên nhân chính là sang chiết gas trái phép.

- Tư tưởng kinh doanh chụp giật, đặt lợi ích trước mắt lên hàng đầu từ người chủ hộ kinh doanh, dẫn đến tạo điều kiện cho các nhân viên chở gas của các hộ kinh doanh thường có những hành vi gây thiệt hại và nguy hiểm cho người tiêu dùng. Cụ thể tôi đã chứng kiến tất cả 9 cửa hàng này, gần như toàn bộ số nhân viên khi giao gas cho khách hàng họ thường có những hành vi sai trái sau :

+ Khi giao gas: Nắm bắt tâm lý kém hiểu biết về thiết bị sử dụng gas của người tiêu dùng (chủ yếu phụ nữ và người già) nên hay dùng lời lẽ nói những thiết bị gas như van gas, dây gas bị hỏng, có hở mùi để người tiêu dùng phải thay với giá quá cao so với thực tế, trong khi van gas và dây gas vẫn trong thời gian sử dụng tốt.

Thậm chí trong quá trình thay gas lợi dụng khi chủ nhà không để ý các nhân viên này còn tạo ra hở gas bằng cách vặn hở gas ở bình hay bẻ van gas, có những nhân viên chuẩn bị cả kim sắt để chọc thủng dây dẫn gas cao su hoặc dùng dao cứa dây để tạo vết nứt. Sau đó họ báo với chủ nhà rằng thiết bị gas bị hỏng và buộc chủ nhà phải thay với giá rất đắt. Một số trường hợp nhân viên cố tình làm hỏng bếp gas của chủ nhà để mang bếp về cửa hàng sửa lấy tiền. Tuy nhiên trong quá trình sửa đã lắp thiếu các chi tiết của bếp, thậm chí một số cố tình lắp thiếu bộ phận cảm ứng nhiệt của bếp điện (có chức năng tự ngắt , đóng đường dẫn gas ), để đơn giản quá trình đốt cháy gas nhưng làm bếp mất đi khả năng tự ngắt an toàn khi xảy ra trong quá trình đun nấu như tràn nước hay gió lùa vào bếp khi bếp đang cháy.

Đặc biệt nguy hiểm hơn khi nhân viên thay gas cố tình làm hỏng thiết bị gas, như trường hợp dùng dao cứa dây cao su để tạo vết nứt nhưng chưa dây chưa rách, tuy nhiên có khi chủ nhà không thay dây như mong muốn, nhân viên đó vẫn để nguyên vết nứt đó ra về, phó mặc cho chủ nhà, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ.

Tôi xin đưa ra ví dụ như với van an toàn của chính hãng giá bán thực tế là 100.000 đồng/chiếc nhân viên và cửa hàng gas có thể bán đủ các mức giá từ 200.000 ~ 400.000 đông/chiếc, thậm chí có nhân viên đã thay van với giá 960.000 đồng/chiếc. Còn dây dẫn gas giá thực tế 20.000-50.000 đồng/chiếc ( chiều dài 1m) thì họ có thể thay từ 100.000đồng~300.000 đồng/chiếc. Tùy theo sự kém hiểu biết của chủ nhà mà nhận viên giao gas hoặc chủ cửa hàng đưa ra những mức giá khác nhau.

Việc tạo ra cơ chế cho nhân viên thay thiết bị gas có 30% hoa hồng khi trừ đi chi phí mà chủ hộ cửa hàng mua thiết bị gas ban đầu đã tạo điều kiện và càng khiến cho các nhân viên này có thêm hành vi sai trái, thiếu đạo đức, gây thiệt hại và nguy hiển cho người tiêu dùng.

Ví dụ như, van gas chủ cửa hàng nhập với giá 50.000đồng/chiếc. Nếu nhân viên thay là 350.000đồng/chiếc, thì nhân viên A sẽ được ( 350.000-50.000)/3 = 100.000 đồng/chiếc. Vậy chủ cửa hàng thực tế sẽ thu ( 350.000 - 100.000 = 250.000 đồng/chiếc (lãi 200.000 đồng/chiếc so với giá bán thực tế lãi 50.000 đồng/chiếc ).

- Khi bảo dưỡng gas: Các cửa hàng gas từ khi mọc ra như nấm đã có hình thức bảo dưỡng gas miễn phí cho các hộ gia đình. Nhưng thực tế trong quá trình thực hiện, một số nhân viên của các của hàng gas khi vào nhà dân thường lau chùi bếp rất qua loa, thậm chí không có bảo dưỡng mà chỉ mục đích dán số của cửa hàng mình đè lên số của các của hàng khác để tranh thị phần. Đồng thời một số có hành vi sai trái như làm hỏng van gas, dây gas, để thay lấy tiền hoặc làm mất uy tín cửa hàng gas khác. Thậm chí có những trường hợp nhân viên cửa hàng gas còn trộm cắp tài sản như điện thoại, tiền bạc của người dân mà sau khi những nhân viên này ra về chủ nhà mới phát hiện mất đồ.

- Một số các của hàng gas, phương tiện chở gas cũ nát, không an toàn, một số nhân viên chở gas phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn cho người đi đường. Thực tế tôi đã được thấy một tổ dân phố làm đơn lên chính quyền để có biện pháp xử lý cửa hàng gas có nhân viên phóng nhanh vượt ẩu, đi xe gây nguy hiểm cho người dân nơi họ sinh sống.

- Một số các của hàng khi tuyển nhân viên mới, không có đào tạo bài bản về những kiến thức sử dụng gas và giải quyết sự cố về gas. Do đó xảy ra một số vụ tai nạn do nhân viên mới không nắm vững kỹ thuật trong quá trình thay gas hay sử lý sự cố dò gas dẫn đến chính nhân viên đó gây ra cháy nổ cho hộ gia đình sử dụng.

2. Trách nhiệm các cơ quan chức năng

Tôi nhận thấy sự thiếu trách nhiệm của một số bộ phận cơ quan chức năng quản lý thị trường gas tại nội thành Hà Nội. Tôi trong quá trình làm tại các cửa hàng, khi các chủ hộ kinh doanh giao việc sang chiết gas trái phép cho tôi, tôi đã không đồng tình và xin nghỉ. Tuy nhiên trước sự an toàn của người tiêu dùng tôi đã gọi điện đến quản lý thị trường nơi 3 cửa hàng sang chiết gas trái phép mà tôi biết. Tôi đã cung cấp đầy đủ địa chỉ, thời gian các cửa hàng này thực hiện việc sang chiết. Tuy nhiên tôi đã không thấy sự can thiệp nào của các cơ quan chức năng này. Và theo như tôi biết hiện nay các của hàng này vẫn đang thực hiện việc sang chiết gas trái phép, gây nguy hiểm cho người dân. Tôi rất muốn qua vụ việc nổ gas 3/11 các cơ quan chức năng cần ý thức và nâng cao trách nhiệm với người dân hơn nữa. Phải có cơ chế giám sát thường xuyên đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh gas. Phải thật xử lý mạnh đến các cửa hàng sang chiết gas trái phép , là hiểm họa cho người tiêu dùng. Đồng thời đem đến an toàn cho nhân dân và góp phần làm trong sạch và chuyên nghiệp thị trường kinh doanh gas tại nội thành Hà Nội và trên cả nước.

3- Đối với người tiêu dùng :

Tôi thấy chủ yếu người tiêu dùng là chị em phụ nữ , nhưng đa phần chưa thật sự hiểu biết đầy đủ về những thiết bị gas và cách sử dụng gas đúng và an toàn. Tất cả những vụ nổ gas theo tôi biết chủ yếu do người tiêu dùng không hiểu biết về cách sử dụng gas đúng, an toàn và xử lý xự số khi xảy ra rò rỉ gas. Để tránh những thiệt hại về kinh tế và đảm bảo an toàn tính mạng cho gia đình mình và đồng thời bảo vệ mình trước những hộ kinh doanh gas thiếu lương tâm và kinh doanh sai trái. Tôi đề nghị mọi người phải thật sự ý thức và nghiêm túc thực hiện những quy tắc sử dụng gas an toàn và xử lý sự cố dò dỉ gas:

- Khi mua bình gas, phải chọn những bình gas mới, còn nguyên niêm phong cổ bình, đặc biệt đối các hãng gas như Shell, Total, Elf phải lấy gas tại các đại lý chính hãng. Khi thay gas đề nghị nhân viên vặn chặt van an toàn và bình gas, đồng thời phải giám sát chặt chẽ quá trình thay gas của nhân viên.

- Trong quá trình đun nấu sử dụng, phải giám sát thường xuyên, để nếu có xảy ra sự cố còn kịp thời xử lý.

- Sau khi sử dụng cần tắt hết bếp ( đặc biệt lưu ý với những bếp điện phải kiểm tra vị trí tắt của công tắc bếp ). Đồng thời khóa van an toàn ngay sau khi ngừng sử dụng.

- Kiểm tra định kỳ dây dẫn gas, van an toàn, các điểm nối dây dẫn gas ở bếp và ở van an toàn bằng quét nước xà phòng. Tuyệt đối không được dùng bật lửa để dò tìm, nếu phát hiện thấy có hiện tượng rạn nứt dây hay hở van gas phải khóa van gas và thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay dây hoặc thay van gas.

- Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt lửa do nước tràn hoặc gió lùa. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.

- Đối với dây gas nên 1 năm thay một lần. Còn van gas, 2 năm thay một lần.

- Xử lý sự cố rò rỉ gas

Thực hiện theo các bước:

+ Bước 1 : Khi phát hiện có mùi gas phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình gas. Tuyệt đối không được đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.
+ Bước 2 : Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công như quạt tay bìa cát tông để quạt đẩy khí gas ra ngoài.
+ Bước 3 : Quét nước xà phòng lên van an toàn và dây dẫn gas để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.
+ Bước 4 : Gọi điện cho nhà cung cấp để cùng xử lý sự cố.

Trên đây là những tâm huyết của tôi, mong muốn có ý kiến được đóng góp để trước hết người tiêu dùng có những kiến thức để trong quá trình sử dụng gas được an toàn, đồng thời góp phần xây dựng một thì trường gas an toàn và lành mạnh. Bản thân tôi từ thực trạng gas tại nội thành với những mặt tiêu cực như vậy, tôi đã rất mong muốn xây dựng một công ty sản xuất và phân phối gas chuyên nghiệp lớn nhất Hà Nội để đem đến cho người tiêu dùng một dịch vụ văn minh chuyên nghiệp an toàn, tất cả vì sự an toàn và hài lòng của khách hàng.

Hiện tại tôi chưa thể triển khai, do đó tôi mong muốn các công ty phân phối gas, các của hàng và đại lý hãy đặt lương tâm đạo đức và trách nhiệm với xã hội , hãy bỏ cung cách làm ăn chụp giật và cái lợi trước mắt để xây dựng một thị trường gas lành mạnh và thật sự phục vụ vì sự an toàn và hài lòng của người tiêu dùng.

LCL
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tomorrow

Chuyện tử tế


Chuyện tử tế là một bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm cho tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Được coi là phần 2 của bộ phim tài liệu gây tiếng vang Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế tiếp tục là một tác phẩm phản ánh những suy nghĩ của Trần Văn Thủy về cuộc sống và xã hội thời bao cấp. Bộ phim đã khắc họa hình ảnh của những người dân nghèo khổ trong xã hội để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế?". Cả Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế đều chỉ đến được với đông đảo khán giả sau khi có sự can thiệp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào năm 1987. Tác phẩm sau đó đã giành giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền để phát lại. Cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy.
(Trích từ wikipedia tiếng việt)
http://vi.wikipedia.org/w...87n_t%E1%BB%AD_t%E1%BA%BF

Dưới đây là một vài đoạn trích  hay.
 
“Người cần sự cứu giúp gặp kẻ muốn ban ơn, cũng thành sự tử tế. Người sa cơ lỡ vận gặp kẻ cần tiếng thơm để toan tính những việc xa hơn cũng thành sự tử tế.”

“Nghĩ cũng lạ. Lạ vì khi chúng ta chưa có chính quyền trong tay thì nhân vật của văn nghệ chủ yếu là những người nghèo khổ. Ngày nay khi quyền hành đã về một mối, thì những người nghèo khổ bất hạnh trong văn nghệ bỗng dưng biến mất, y như là đồng bào của chúng ta bây giờ rất xa lạ đối với sự nghèo khổ, hoặc giả những người nghèo khổ đã chạy sang thế giới bên kia cả rồi.”

“Khi đời sống tồi tệ bất công thì nhân tính bị xói mòn, thiện ác lẫn lộn. Chống sự suy thoái của đời sống chính là chống sự xói mòn nhân tính.”

“Chúng ta còn khốn đốn nếu có nhiều người không thật, nếu có nhiều điều không thật, nếu có nhiều sự việc không gọi bằng đúng cái tên thật của nó.”

“Dốt nát là sức mạnh của ma quỷ.”

“Đừng nghe những lời tâng bốc hão huyền, vì bi kịch và hài kịch thường xảy ra ở bất cứ đâu khi giữa cuộc đời và thuyết giáo là một khoảng cách quá xa.”

“Vĩ đại thì cháu nói thật là cháu chỉ được nghe chứ cháu chưa đuợc nhìn thấy.”

“Làm sao để khi từ giã thế giới, ta không chỉ nằm xuống như một người từ tế, mà điều quan trọng là ta có thể từ giã một thế giới tử tế hơn, trong đó con người được chăm lo hơn”


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tomorrow

Vodanhthi đã viết:

Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ



Đại biểu không thể hiểu nổi tại sao lại đưa Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII!

Ngày 2-11, thảo luận tổ về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng chương trình này còn nhiều vấn đề bất hợp lý cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dự thảo chương trình đưa vào những dự án luật chưa cần thiết (như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện) nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Những dự án luật liên quan đến những quyền cơ bản của công dân lại bị bỏ ra ngoài.

Hành xử theo luật rừng giữa một rừng luật
Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng. Thậm chí, một số người còn khinh nhờn, ngang nhiên không thực hiện những quy định đã đặt ra do pháp luật không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do luật thì nhiều nhưng chất lượng xây dựng lại quá thấp. Trưởng ban soạn thảo các dự án luật đa phần là người đứng đầu các bộ ngành nên không đủ thời gian để nghiên cứu, các chuyên viên giúp việc thì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm.

ĐB Nguyễn Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay còn có tình trạng tách nhỏ các  lĩnh vực ra để xây dựng các dự án luật. “Luật Khiếu nại thông qua trong kỳ này đã có một chương quy định về việc tiếp công dân nhưng trong chương trình khóa XIII lại đề nghị xây dựng Luật Tiếp công dân. Điều này khiến việc thực hiện pháp luật sau này sẽ rất chồng chéo và không hiệu quả” - ông Hà nói.

Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) và một số ĐB khác đều cho rằng một số dự án luật hiện nay có chất lượng rất thấp, chỉ ban hành 1-2 năm, thậm chí vừa có hiệu lực đã phải sửa. Cạnh đó, các ĐBQH được tiếp cận các tài liệu quá sát nên không thể nghiên cứu kịp. “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu” - ông Chung kiến nghị.

“Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?”
“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc.

Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thời buổi này chẳng có mấy người vào thư viện thì xây dựng Luật Thư viện liệu có cần thiết? Trong khi đó, những luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân như Luật Trưng cầu dân ý lại chưa được xem xét. “Đề nghị đưa Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình chính thức và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời nên xây dựng dự án Luật Đạo đức cán bộ, công chức vì đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay” - bà Dung kiến nghị.

Bổ sung, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói tại nhiệm kỳ trước, nhiều dự án luật đưa vào rồi đưa ra đều dễ dàng như nhau. Nguyên nhân do khâu chuẩn bị quá dễ dãi. “Đưa vào cũng không phân tích rõ, tới lúc thấy khó một chút thì xin rút, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai sửa đổi… Rồi Luật Xuất bản, QH khóa XI đã sửa, khóa XII cũng sửa rồi đến khóa XIII làm lại thì tôi cũng không hiểu nổi” - ông Thảo băn khoăn.

THANH LƯU - ĐỨC MINH  (Báo Pháp Luật)


Bà nó ơi, các thành viên Thi viện trở thành người quan trọng rồi!
Hic, TM là một người rất đỗi bình thường như bao người bình thường khác, chẳng hiểu gì những chuyện to tát, cao siêu. Nhân có bài Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ TM mang thêm trích đoạn bài viết trong blog Bùi Văn Bồng về bác Vodanhthi và mọi người đọc chơi.

Ô HÔ - CÁI LUẬT NHÀ THƠ

... Đáng tiếc là nhiều Bộ luật hiện hành chưa được thực hiện nghiêm, nhiều bất hợp lý trong luật chưa được sửa cho phù hợp thực tế, có những luật đã thành văn rất thiết thực cho “Quốc kế dân sinh” nhưng vẫn chưa được thực thi nghiêm chỉnh, thậm chí Luật đã ban hành nhiều năm vẫn “nằm trên giấy’. Có nhiều người đã thấy đúng khi nghe câu: “Việt Nam ta có một rừng luật, nhưng có vụ việc lại làm theo luật rừng”. Thực trạng xã hội nay còn nhiều mảng và nhiều vấn đề xã hội bức xúc nhưng chưa có luật thích hợp. Không hiểu sao lại “đẻ ra” Luật Nhà thơ, hầu như Luật này là thành tích khai mở của Việt Nam, chỉ Việt Nam ta mới có. Thấy lạ, nay xin nhàn đàm bằng thơ với cái ý tưởng và chủ đích đưa Nhà thơ vào Luật. Vậy hóa ra nhà thơ ta được “chí thậm tình” quan tâm:

Nhà thơ có Luật mới hay

Phen này có lẽ thơ bay lên trời

Kinh tế-xã hội rối bời

Rất cần luật để có nơi vận hành

Thế mà luật chạy vòng quanh

Cái đèn cù đã biến thành Luật thơ

Nghe ra ai cũng ngẩn ngơ

Nhà thơ sao lại cũng vơ luật vào?

Đảo điên trời thấp đất cao

Nghĩ ra đủ chuyện tầm phào nhố nhăng

Thần kinh ai có cần bằng

Mà đưa ra luật nhì nhằng cho thơ?

Chắc là ngậm bút bơ vơ

Nghĩ thơ chẳng được nên nhờ luật chăng?

Cân, đong, đo, đếm trắc bằng

Phen này có lẽ bắt trăng vào tù

Tội này bởi tại mùa thu

Tội kia chắc tại trăng lu đêm rằm…

Vân vê nhổ sợi râu cằm

Bài thơ ta viết luật nằm ở đâu?

Thơ hay, thơ dở nát nhàu

Làm thơ chắt lọc từng câu, từng từ

Biết đâu gặp kẻ khật khừ

Kéo thơ vào luật nát nhừ hồn thơ

Nàng thơ nay hết bơ vơ

Thơ hay hoặc dở phải nhờ luật soi

Gần xa du khách ghé coi

Nhà thơ nay hết thiệt thòi, cô đơn

Làm thơ ai đó phải chờn

Biết đâu “ông Luật” lên cơn phạt đền (!?).



                                                                                                                        Bùi Văn Bồng

------------------------------------------

Trích Dự thảo Luật Nhà văn (hoặc Nhà thơ) của Luật gia Trần Đình Thu

***  Điều 3: ....Nhà thơ: Là người chuyên sản xuất ra thơ.
Nhà văn: Là người chuyên sản xuất ra văn xuôi. ..

(ý kiến BVB: "Dự thảo luật dùng từ "sản xuất", không phải sáng tác... thế mới lạ)

*** Điều 5: Nguyên tắc hành nghề của nhà văn, nhà thơ

... .Nhà văn, nhà thơ hoạt động phải có giấy phép. Nhà thơ không được sáng tác văn xuôi, trừ trường hợp một người đồng thời là nhà thơ và nhà văn. Nhà văn không được sáng tác thơ, trừ trường hợp một người đồng thời là nhà văn và nhà thơ.
Nhà văn nhà thơ được phép sử dụng các phương tiện hỗ trợ sáng tác như phần mềm làm thơ, phần mềm viết truyện ngắn, tiểu thuyết… nhằm làm ra nhiều sản phẩm văn xuôi và thơ có chất lượng cao. (BVB: đọc những chỗ này, không lên cơn điên thì quả là "thần kinh thép")
 

***

Điều 6: Tổ chức nghề nghiệp của nhà văn nhà thơ.
Hội nhà văn Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp của nhà văn, nhà thơ, có nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ viết văn làm thơ cho nhà văn nhà thơ, tư vấn việc bán, chuyển nhượng các tác phẩm văn thơ cho các đơn vị kinh doanh văn thơ trong và ngoài nước. Hội nhà văn Việt Nam cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề” cho các nhà văn nhà thơ. Các hội nhà văn, hội văn nghệ địa phương không có quyền cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề” cho các nhà văn nhà thơ....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Điên hết mất rồi !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Ô hô hô!
Nếu ra cái luật nhà thơ
Thì ta biết phải tôn thờ ai đây?
Xưa nay viết cối, viết chày
Thì nay chắc chỉ giãi bày phấn son.
Lâu nay quen viết cũ mòn
Nay chắc phải viết cho non sổ lồng
Xưa nay có quạ, có công
Nay thời chỉ có phượng hồng, hoa khôi
Xưa nay không viết thì thôi
Nay mà viết phải thơm bồi mấy phân.
Thơ xưa phân biệt thực, chân
Thơ nay phải đúng hướng dần công sinh.
Chặn tay ai viết chùng chình
Xếp nghiên, bẻ bút, về trình giặc thơ.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [127] [128] [129] [130] [131] [132] [133] ›Trang sau »Trang cuối