Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [108] [109] [110] [111] [112] [113] [114] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

VŨ QUẦN PHƯƠNG phân tích Nghề Tán Dương Văn Chương

http://seablogs.zenfs.com/u/jxu5kviCGBi_E.bL0eKwdKagjQNW89k-/photo/ap_20110715011512329.jpgĐừng tưởng khen là dễ.. Khen cho đúng là khó lắm. Nhưng không thể vì khó mà khen bừa.  Càng không nên coi khen  là món chiêu đãi nhau không tốn kém mà sung sướng lại tràn trề, hạnh phúc cả đôi bên. Rồi thì khen cả cái không đáng khen. Khen không đúng có hại cho xã hội, như việc khen ông lang ta chữa được bệnh chó dại cắn. Nhiều người bị chó cắn sợ tiêm huyết thanh, đến ông lang cắt thuốc. Kết quả: những ai bị dại, chết cả. Những người được chữa khỏi, quả có bị chó cắn nhưng không phải chó dại. Người khen có thiện ý nhưng không thấu đáo thành có hại cho cộng đồng là thế. Việc đáng tiếc, nhưng không ai nỡ bắt tội người khen bừa.Còn người được khen, dù là khen sai, thì không hề cáu giận hay kiện tụng gì mà còn rất cám ơn, có khi còn tình nguyện cung phụng bia rượu suốt đời. Vì vậy trong đời người ta hay khen. Từ khen động viên cổ vũ đến khen nịnh kiếm lời.

Nghề tán dương văn chương

                          VŨ QUẦN PHƯƠNG

Hiện nay, rộng rãi lời khen nhất có lẽ là giới văn học nghệ thuật. Tìm được cuốn văn cuốn thơ đọc được lúc này không dễ, ấy thế mà đọc các bài giơi thiệu, phê bình hoặc điểm sách thì thấy nhan nhản lời khen. Nếu chỉ đọc những lời thẩm định  này mà đừng đọc tác phẩm thì ai cũng đinh ninh nước ta đang là cường quốc văn chương. Các nhà văn vốn yêu ngưòi và yêu nhau thì cái việc vu nhau lên là có tài, bạn đọc cũng chỉ mỉm cười và tự rút lấy kinh nghiệm mà chọn sách.

Nói là mỉm cười vì chẳng lẽ lại ha ha mà cười, dù rằng có lúc đáng phải cả cười mới hả. Tôi biết một anh  làm báo và thỉnh thoàng cũng đi chạy vài cái quảng cáo. Có ông thủ trưởng đang nắm một ngành kinh tế ăn nên làm ra. Lương bổng quà cáp quá hậu hĩnh, thủ trưởng có của ăn của để, hứng chí xoay sang làm thơ. Ông không có năng khiếu văn chương, nhưng được cái hăng hái đến hãi hùng. Thơ ông, người đọc thì buồn cười vì thấy nó ngô nghê nhưng người viết thì chan chứa hy vọng. Anh bạn làm báo của tôi, sau khi nghe thơ của ông thủ trưởng kia  xong, lại trợn ngay mắt lên mà rằng:
-Thơ hay thế mà anh không cho in thì anh có tội với dân tộc

Vị thủ trưởng ngước nhìn ông nhà báo vùa hồ nghi, bẽn lẽn vừa tràn đầy hì vọng. Ông nhà báo thì ráo riết khen và có cái vẻ nghiêm trang như vừa phát hiện ra loài thú hiếm của nước nhà. Thế là thủ trưởng ta thành nhà thơ. Mỗi năm in vài ba tập. Tập nào cũng có người khen. Người khen quanh quẩn vẫn mấy ông nhà báo kiêm nhiệm chạy quảng cáo ăn hoa hồng. Mà thủ trưởng lại là người có quyền cho hàng nắm quảng cáo. Sau dăm sáu năm thủ trưởng có ngót hai chục tập thơ. Nhiều tập in trên giấy quý, bìa cứng. Sách không bán, chủ yếu để tặng, tặng không hết thì giữ lại cho muôn đời con cháu mai sau. Người ta lại xui ông thuê các nhạc sĩ phổ nhạc, thuê ca sĩ nổi tiếng hát, tổ chức các đêm thơ nhạc (có múa minh hoạ) của ông ở Hà Nội, Sài Gòn, miền núi...trên sân khấu nhà hát lớn sang trọng, trên hội trường uỷ ban huyện thị, trên màn ảnh nhỏ. Có nhà thơ, chuyên nghiệp hẳn hoi, bỗng hăng lên, không biết vì tình thơ hay tình bạn nhậu, lại coi ông như một  hiện tượng quý hiếm của văn chương nước nhà, viết thành bài đăng báo, báo Nhân Dân, mới khiếp chứ. Chuyện khôi hài đã thành long trọng. Không biết sẽ còn đi đến đâu. Giời đất này, biết thế nào. May mà... May là may cho văn chương, chứ với đương sự thì là chuyện bất hạnh. Ông thủ trưởng này ra toà, không phải vì làm thơ  mà vì chuyện ăn liều tiêu liều, coi tiền của nhà nước như của mình. Ông đi tù. Và lạ thay, chuyện nọ xọ chuyện kia, người ta bỗng phát hiện ra thơ ông hoá ra rất dở, đã thế lại in nhiều.  Trong đám người chê ông lại có cả những vị từng sửng sốt khen ông.

Khen ông như trước đây là vu cáo ông có tài, là xui dại ông tốn tiền mất sức, làm khổ vợ con.
Chê thơ ông lúc ông vận hạn này cũng là tệ bạc, bỏ bạn lúc khốn cùng. Nghĩ tội cho ông. Trong lĩnh vực này cũng phải sòng phẳng: làm thơ dở đâu phải là đặc quyền của các nhà thơ nổi tiếng. Tội ông trong cõi văn chương này chỉ là ngây thơ và háo danh. Hai tội ấy thì đáng giận mà cũng đáng thương. Tội là thuộc về mấy tay bợm nó bốc ông lên để ông cho nó hợp đồng quảng cáo,  để ông tài trợ tiền nong việc này việc khác. Ông chỉ là kẻ mắc lừa tốn công tốn của, mang tiếng với đời. Tội ấy tăng nặng vì nó góp phần làm rối loạn tiêu chí thẩm định văn chương trong thiện hạ. Nhưng hào phóng coi nhau là thiên tài cũng có cái vui, không tốn kém gì mà người cứ lâng lâng say sưa như ngồi uống rượu với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi...Thỉnh thoảng có buồn có bực là buồn bực với bà con hàng xóm hay đám đồng liêu trong cơ quan chưa nhìn mình như nhìn Nguyễn Trãi Nguyễn Du. Nên tội ấy cũng chỉ đáng chê cười chứ không ai đòi xử tù kẻ khen văn chương văng mạng.

Khen không chỉ cho thấy tài năng người được khen mà còn cho thấy bản lĩnh, nhân cách người khen là thế

(Chép từ Lê Thiếu Nhơn chấm com)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Học giả Trung Quốc:
Chúng ta đã bị Chính phủ tuyên truyền, lừa dối như thế nào trong tranh chấp "Nam Hải"?


Thứ ba, 19 Tháng 7 2011 00:00

Bài viết “在南海和东海,我们对政府有多少误读?” của tác giả Dayi Dadao đăng trên Chuyên mục Quân sự, Báo Trung Hoa (Jun shi_Zhong hua Wang) bình luận, phân tích việc người dân Trung Quốc  đã bị Chính phủ, báo chí, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc lừa dối như thế nào trong vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) và Hoa Đông.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/trungdq/1258-300x224.jpg


Thời gian gần đây, dân chúng chỉ trích chửi mắng chính phủ yếu kém dường như đã và đang trở thành chủ đề nổi bật nhất khi đề cập đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia! Bất kể ai, bất kể việc gì, dù người giàu sang hay nghèo hèn, chỉ cần đề cập đến chủ đề này là tất cả dân chúng đều chỉ trích chửi mắng chính phủ! Trong số những người này có cả tôi.

Thế nhưng sau khi bình tĩnh xem xét lại vấn đề, tôi phát hiện ra rằng: những hành động mà chính phủ áp dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, những thông tin mà báo chí đăng cập về tranh chấp lãnh thổ, những dự đoán của các nước khác, cũng như sự chỉ đạo một cách sai lầm của Đảng... đây là những nguyên nhân chính khiến việc dân chúng không ngừng chỉ trích chửi mắng chính phủ. Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ biết chỉ trích chửi mắng mà không hề phân biệt được đúng sai, thực sự không hề biết chính phủ đã và đang làm những gì!

Đầu tiên, căng thẳng leo thang trong tranh chấp khu vực chính là kết quả của việc Trung Quốc chủ động điều chỉnh chiến lược.

Rất nhiều người chỉ nghe nói đến ““Nam Hải” (Biển Đông)” (Nanhai, VN:Biển Đông, A: The South China Sea) và Đông Hải (Donghai, VN: Biển Hoa Đông, A: East China Sea) đang xảy ra tranh chấp mà không biết rằng vì sao lại xảy ra tranh chấp? Dân chúng đều lầm tưởng rằng đó là do người nước ngoài tạo ra, cho rằng Trung Quốc phải đánh lại. Chính do cách tư duy lệch lạc này nên dân chúng mới chỉ trích chửi mắng chính phủ. Đây là quan niệm sai lầm! Sau khi phân tích sự việc, tôi cho rằng: căng thẳng leo thang trong tranh chấp khu vực hoàn toàn là hệ quả của hành động giải quyết tranh chấp cũng như chiến lược điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc. Mà những hành động này đều là chính phủ Trung Quốc cố ý tạo nên.

Mọi người biết sự đối đầu về tàu, tàu chiến và máy bay giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, thế nhưng mọi người đã bỏ qua một sự thực rằng: chỉ có máy bay quân sự, tàu quân sự, tàu giám sát, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc chủ động tiến vào những khu vực tranh chấp này nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và tần suất các hoạt động này tăng lên một cách rõ rệt.

Theo báo gần đây nhất đưa tin, máy bay trinh thám Trung Quốc áp sát khu vực đảo tranh chấp Điếu Ngư và xảy ra xung đột với máy bay quân sự Nhật Bản. Đây chính là kết quả của không quân Trung Quốc trong hành vi chủ động công kích nêu trên. Nhưng sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã có những cảnh cáo rất hùng hồn như sau:

Thứ nhất, nhấn mạnh máy bay quân sự Trung Quốc trinh thám địa phận lãnh thổ Trung Quốc là điều đương nhiên. Thứ hai, cho rằng hành vi của quân đội Nhật Bản dễ gây hiểu lầm. Hai điều này chứng minh cho vấn đề gì? Chứng minh chúng tôi đang kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng tôi, chứng minh nếu phía Nhật Bản tiếp tục ngăn chặn hành động chính đáng của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột thì Trung Quốc sẽ dùng hành động để đính chính lại nguyên nhân sự hiểu lầm này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp tuyên chiến! Nhưng rất nhiều cư dân mạng lại không hoàn toàn hiểu thấu căn nguyên vấn đề, chỉ trích chửi mắng tại sao máy bay quân sự Trung Quốc không trực tiếp đánh trả máy bay quân sự Nhật, v.v... Cách phát biểu này nhằm mục đích chính là đánh lừa cảm giác của người dân, thực sự là ý đồ nham hiểm!

Hãy xem vấn đề ““Nam Hải” (Biển Đông)” (Biển Đông), cũng giống như vậy. Tàu giám sát, tàu ngư chính của Trung Quốc liên tục đòi chủ quyền các quần đảo ở “Nam Hải” (Biển Đông), trực tiếp ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Philippines, điều này  rất hiếm xảy ra trong quá khứ. Đồng thời, các cuộc diễn tập quân sự của hải quân Trung Quốc không ngừng diễn ra, nội dung diễn tập bao gồm các chiến thuật có khả năng dùng tới trong chiến tranh khi giành các quần đảo đã bị chiếm đóng tại Biển Đông. Mặt khác, giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu Biển Đông đã đi vào hoạt động tại đây. Có thể nói, chính bởi cách làm “mang tính chất áp bức” của Chính phủ đã khiến tình hình “Nam Hải” (Biển Đông) ngày một căng thẳng. Đây chẳng phải là hệ quả của chuỗi hành vi chủ động công kích và dùng chiến thuật chiến lược mới để giải quyết tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) của Chính phủ hay sao?

Do vậy, nguyên nhân căng thẳng leo thang ở khu vực này chính là do việc Chính phủ dùng thủ đoạn mới để giải quyết, là do sự chưa thích ứng của đối phương đối với kế sách điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc. Mặt khác, đây là mục tiêu Trung Quốc hy vọng đạt được, để từ đó thông báo cho cả cộng đồng thế giới biết rằng khu vực này có tranh chấp, thuộc chủ quyền của tôi, lãnh thổ của tôi bị kẻ địch xâm phạm, và bảo vệ chủ quyền là hành động chính đáng của tôi. Đồng thời, hành vi này của Trung Quốc cũng nhằm mục đích thăm dò thái độ của Mỹ, thử xem siêu cường Mỹ sẽ phản ứng ra sao! Nếu Trung Quốc kiên trì làm theo cách này thì hiệu quả sẽ là quá rõ ràng: đối phương sẽ dần dần thích ứng, địa phận Trung Quốc sẽ ngày một lan rộng. Một khi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trở nên lớn mạnh thì quyền giải quyết tranh chấp không còn là vấn đề đối với Trung Quốc nữa.

Mặt khác, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu biết học cách nói một đằng làm một nẻo, "miệng nam mô bụng một bồ dao găm". Đừng nghĩ rằng những ngôn từ lịch thiệp trong từ điển ngoại giao kia chính là chính sách ngoại giao thực thụ.

Trong các hoạt động ngoại giao, Trung Quốc luôn luôn tỏ ra: thông qua thương lượng hòa bình để giải quyết các tranh chấp, sẵn sàng làm tất cả để có được hòa bình. Đây là một loại chiến lược ngoại giao, hay còn gọi là giành quyền chủ động trong ngoại giao, giành sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh Nhật Bản, chúng ta cũng phát biểu rằng: chúng tôi tuyên bố với cộng đồng thế giới về chiến tranh chính nghĩa chống ngoại xâm của chúng tôi. Bây giờ là thời kỳ hòa bình, chính sách ngoại giao của Trung Quốc cũng là chính sách ngoại giao hòa bình, chủ trương thông qua thương lượng hòa bình giải quyết tranh chấp. Đây đều là một loại chiến lược. Ngoại giao là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược của một quốc gia. Khi đấu tranh vì lợi ích quốc gia của mình thì Trung Quốc phải suy ngẫm xem xét đến nhiều khía cạnh, trong đó một nhân tố quan trọng là phải giành được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Ví dụ như Trung Quốc muốn đánh Việt Nam, đánh Philippines, hay đánh Nhật Bản, v.v... thì Trung Quốc phải giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phải để thế giới biết rằng nước tôi bị áp bức, hành động bảo vệ chủ quyền của chúng tôi là chính đáng và hợp pháp. Có như vậy mới đúng là nguyên tắc làm việc của người Trung Quốc.

Mặt khác, hành vi đáp trả của Trung Quốc hiện nay rất thâm độc. Ví dụ, như khi Việt Nam tiến hành diễn tập quân sự, báo chí trong nước đều quan tâm quá mức đến các cuộc diễn tập quân sự của Việt Nam. Nhưng sau thông tin nêu ra này chỉ đưa thêm một thông tin rất ngắn rằng: Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự, mà còn là 6 cuộc, quy mô lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần. Trong đó có một đoạn video quay về cuộc tập dượt không quân. Không biết mọi người có để ý điều này hay không, trong đoạn video này có câu giải thích như sau: cuộc diễn tập không quân chủ yếu nhằm mục đích ủng hộ lực lượng hải quân khi chiến đấu, nội dung diễn tập nhằm cắt bỏ phương tiện liên lạc của kẻ địch khi chiến đấu, đồng thời giành quyền kiểm soát không quân. Chính sau mỗi cuộc tập dượt như thế này, người Việt Nam lại tìm đến thương lượng. Vì sao? Bởi vì hạng mục của cuộc diễn tập đó khiến người ta vô cùng lo sợ. Nếu như chiến tranh thật sự xảy ra, căn cứ vào các hạng mục đã luyện trong các cuộc diễn tập này thì máy bay của Việt Nam không bay đến được thì cũng có nghĩa là nó đã bị bắn trúng ngay từ lúc còn chưa cất cánh. Nếu máy bay của Việt Nam bay đến nơi thì cũng có nghĩa là sẽ bị mất liên lạc và rồi bị xử lý ngay trên không. Từ đó việc Trung Quốc nắm quyền kiểm soát không quân sẽ không còn là vấn đề nữa. Thử nghĩ xem, người Việt Nam chứng kiến cảnh tập dượt này sẽ có suy nghĩ gì? Hơn nữa, căn cứ vào thực lực của hạm đội “Nam Hải” (Biển Đông) và của lực lượng hải quân đóng xung quanh “Nam Hải” (Biển Đông) thì khi xảy ra chiến tranh, toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc của Việt Nam bị gián đoạn sẽ không còn là vấn đề.

Khi 13 tàu chiến quân sự của Trung Quốc thông qua vùng biển tranh chấp Okinawa Nhật Bản đến Đại Tây Dương tập dượt, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng của chúng ta đã phát biểu những gì? Phát biểu rằng: đó là cuộc tập dượt như thông lệ. Nhưng thực chất họ đến khu vực đó để làm gì? Ai biết? Người Nhật Bản biết, người Mỹ cũng biết bởi vì họ đã giám sát từ lâu.

Như vậy, cư dân mạng cũng đừng cho rằng những nội dung ghi trong từ điển ngoại giao đều là sự thực. Đó chỉ là một cách nói, quan trọng vẫn phải xem cách làm, nhìn xem Trung Quốc làm như thế nào rồi hãy bàn tới Chính phủ!

Hơn nữa, “Đảng dẫn đường” (dai lu Dang) đã trở thành ác quân trên mạng, trở thành “thủy quân” kiểu mới, đã đem đến hồi chuông cảnh báo cho những cư dân mạng thực sự yêu nước!

Gần đây, khi lên mạng xem thông tin, tôi thấy rằng hoạt động của "Đảng dẫn đường” này đã trở nên vô cùng hung hăng. Những thành viên trong mạng lưới này đã bóp méo, xuyên tạc khi giải thích một số thông tin từ báo chí, khiến cư dân mạng chỉ trích, chửi mắng Chính phủ, hiểu sai về sự bất mãn của nhân dân đối với Chính phủ. Ngay như hôm nay, khi tôi nghe đài phát thanh đưa tin về cuộc bàn bạc giữa tướng quân Trần Bỉnh Đức với tướng Mullen- chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cùng giới báo chí, tướng Trần đã thẳng thắn và trực tiếp nêu ra việc Mỹ can thiệp trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) là không hề khôn ngoan chút nào, cho rằng vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) không cần Mỹ phải thao tâm, chỉ trích Mỹ trong việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, v.v... Lời nói không một chút khách sáo và có thể nói là rất hùng hồn! Đương nhiên, với tư cách là một tướng quân, một vị tổng tham mưu trưởng của toàn Trung Quốc thì không thể giống như lời ở ngoài đầu đường xó chợ được! Thế nhưng, lời phát biểu hùng hồn của tướng quân vẫn chưa toại nguyện được những thành viên trong " Đảng dẫn đường", họ cho rằng tướng quân yếu kém. Ví dụ, tướng quân chỉ ra máy bay trinh sát không người lái của Mỹ thăm dò cách vị trí hải lý Trung Quốc 16 km là không cần thiết, yêu cầu phải dừng lại. Có thành viên trong "Đảng dẫn đường" còn phát biểu nên bắn hạ v.v... Từ đó cho rằng tướng quân Trần yếu kém! Ý đồ của những cá nhân này rất rõ ràng, hòng gây hiểu nhầm trong nhân dân! Cách địa phận hải lý Trung Quốc 16 km thì sẽ là vùng biển chung, nước khác có quyền tự do hàng hải. Ta bắn hạ tức là ta vi phạm Luật quốc tế!

Mọi người có thể lên mạng nghiên cứu thông tin sẽ thấy ngay một điều: hễ xảy ra tranh chấp nào là y như rằng "Đảng dẫn đường" xuất hiện, lôi kéo mọi người chỉ trích, chửi mắng chính phủ. Điều này hết sức nguy hiểm!

Lúc đầu, mọi người có thể cho rằng mắng chửi như thế là yêu nước nhưng kỳ thực chửi mắng trong một thời gian dài chính là bạn đã đeo cái kính có màu để nhìn Chính phủ, chính là đã hiểu lầm những hành động của Chính phủ, thậm chí còn làm tăng thêm sự phản cảm đối với Chính phủ. Đây chính là điều mà “Đảng dẫn đường” mong muốn. Đây chính là cái gọi là diễn biến hòa bình!

Kỳ thực, chửi mắng không có nghĩa là yêu nước, người yêu nước thật sự chỉ phê bình chứ không nguyền rủa chửi mắng! Nếu như chỉ có lời nguyền rủa chửi mắng thâm độc mà không phải là phê bình và góp ý kiến thì đó mới chính là công kích, đó không phải là yêu nước mà là hại nước!

Do vậy, chúng ta cần thay đổi cách nhìn, có chính kiến, hiểu đúng căn nguyên vấn đề. Chỉ có vậy mới chính là người yêu nước thực thụ!

Theo China.com ngày 13/7

Đinh Thị Thu (dịch)

Thùy Linh (hiệu đính)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết (20/07/2011)

Lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là bất khả xâm phạm

(Thư gửi các đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII )

Thưa quý vị đại biểu,

Trong tình hình đất nước ta hiện nay, Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016) có tầm quan trọng hết sức đặc biệt đến vận mệnh của Tổ quốc, nổi bật là vấn đề Biển Đông được đồng bào cả nước rất quan tâm và đang theo dõi sít sao.


http://daidoanket.vn/Pictures/bao tuan/_2011/172/2011_172_3_anhhoanglong.jpg
Đến thăm nhà giàn DK1
Ảnh: Hoàng Long


Quốc hội khóa XIII khai mạc kỳ họp đầu tiên vào lúc lãnh thổ toàn vẹn của đất nước đang bị đe dọa, Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc tàu Bình Minh 02 và Viking 02 tiến hành khảo sát địa chấn trong phạm vi thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt cáp. Trung Quốc đã hành động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc tham gia. Hơn thế nữa, hai vụ xảy ra chỉ cách nhau 14 ngày, chứng tỏ tính nghiêm trọng của sự vi phạm và sự tính toán có chủ đích của Trung Quốc. Những hành động khiêu khích trên đây do Trung Quốc cố tình gây ra, không mới mẻ chút nào với nước ta mà đã xuyên suốt, có hệ thống xuất phát từ tư tưởng bá chủ thế giới đã có từ rất lâu đời, tư tưởng Đại Hán ngày nay đã lỗi thời nhưng vẫn còn tồn tại trong một số người thuộc giới lãnh đạo Trung Quốc. Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, tự ý vạch ra cái gọi là "Đường chữ U 9 đoạn”, thường được gọi là "đường lưỡi bò”, chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, bao gồm các phần lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được địa lý và lịch sử thế giới phân định. Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 1974, Trung Quốc đã chiếm tất cả các đảo của Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền nước ta, tự ý ra lệnh cấm bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này.

Thưa quý vị đại biểu,

Cử tri cả nước rất mong Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ nhất thông tin kịp thời mọi diễn biến về Biển Đông liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải của ta, vạch rõ mọi mưu mô của Trung Quốc, lấn chiếm bằng đủ mọi thủ đoạn lúc tinh vi, lúc trắng trợn để đồng bào ta thường xuyên đề cao cảnh giác, sẵn sàng là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống lại mọi hành động phi đạo lý, trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc, dám bóp méo mọi sự thật để mang lợi cho mình. Quốc hội họp là dịp thuận lợi để nâng cao hiểu biết của toàn dân về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên Biển Đông và cơ sở lịch sử - pháp lý về chủ quyền của Việt Nam, để mọi người càng hiểu sâu xa Hoàng Sa và Trường Sa là máu thịt của Việt Nam.

Hàng ngàn năm qua, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rất hùng hồn, mỗi lần lãnh thổ của Tổ quốc ta bị ngoại bang xâm lấn, nhân dân ta vốn đã đoàn kết lại càng đoàn kết muôn người như một, không bỏ sót ai. Đặc biệt vào thời gian này khi Trung Quốc dồn quyền lực để thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống của ta, cả nước càng phải tập trung cao độ nhân tài, vật lực, sức người sức của để làm thất bại mọi mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Chưa bao giờ những lời căn dặn, dạy dỗ của ông cha lại cần được con cháu ghi lòng tạc dạ, truyền đạt cho nhau bằng lúc này. Giặc Nguyên Mông chiếm nửa thế giới, rồi chiếm Trung Quốc nhưng tiến công Việt Nam ba lần đều thất bại. Về thắng lợi rực rỡ này, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trước khi mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300) đã dặn dò Vua Trần Anh Tông: "Vua tôi đồng lòng - Anh em hòa thuận - Cả nước góp sức”. Đó là bài học cốt tử cũng là cái gốc của thắng lợi vĩ đại, chỉ có đoàn kết muôn người như một thì mới có thể "lấy ít thắng nhiều”, "lấy yếu thắng mạnh”. Hưng Đạo Vương còn dặn dò "Kẻ kia cậy có tràng trận mà ta chỉ có đoản binh, lấy đoản chống nhau với tràng, phép dùng binh thường vẫn phải thế”.

Năm 1427, kết thúc 10 năm kháng chiến quét sạch giặc Minh, nhà Lê ra đời, Lê Lợi xưng vương Lê Thái Tổ (1428 - 1433), Nguyễn Trãi đã coi sức dân mạnh như nước, lật thuyền cũng là dân, chỉ dựa hẳn vào dân thì kẻ xâm lược mạnh đến đâu ta cũng đánh tan.

Về thời Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim in năm 1964 tại Nhà xuất bản Tân Việt (Sài Gòn), có đoạn viết về "Việc giao thiệp với Tàu”, xin trích:

Nước ta bấy giờ tuy phải theo lệ xưng thần với nhà Minh nhưng vua Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị mặt Bắc. Thỉnh thoảng có những người thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức cho quan quân lên tiễu trừ và cho sứ sang Tàu để phân giải mọi sự cho minh bạch. Có một hôm được tin rằng nhà Minh đem quân đi khác địa giới, Thánh Tông liền cho người lên do thám thực hư. Ngài bảo với triều thần rằng:

"Ta phải giữ gìn cho cẩn thận đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại”.

Ngài có lòng vì nước như thế cho nên dẫu nước Tàu có ý muốn nhòm ngó cũng không dám làm gì, cho nên sự giao thiệp của hai nước vẫn được hòa bình. (trang 250)


Trong một trường hợp khác, bàn đến lãnh thổ của đất nước, Vua Lê Thánh Tông còn căn dặn:

Kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của Vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.

Thưa quý vị đại biểu,


Nhân dân ta yêu chuộng hòa bình, lúc nào cũng mong là bạn của mọi nước trên thế giới. Với Trung Quốc, nhân dân hai nước Việt - Trung từng sống bao năm coi nhau là những người bạn cùng hội, cùng thuyền. Ngay cả những khi Trung Quốc có những hành động bành trướng, lấn chiếm, Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì sử dụng các giải pháp ngoại giao, chính trị để giải quyết các vụ đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán giữa các nước có quyền lợi liên quan. Chúng ta mong những năm cùng chung sống hữu nghị, thân thiết sẽ thúc đẩy Trung Quốc trở lại với 16 chữ vàng trong phương châm chỉ đạo quan hệ Việt Trung. Lịch sử đã chứng minh chỉ có như vậy hai nước mới cùng phát triển, cùng phồn vinh.

Xin gửi quý vị lời chào trân trọng.

Thái Duy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nếu không tin vào cộng đồng thì biết tin vào đâu?

Bài đăng trên báo Sài Gòn tiếp thị ngày 26.07.2011, 18:09 (GMT+7)

SGTT.VN - Một người dù có trong sáng đến mấy cũng khó mà giữ được sự thanh cao, trong sạch trước những cám dỗ, nhất là họ lại đang sống trong một môi trường mà tính nhân văn đang bị xem thường và có nguy cơ rơi vào lãng quên; Nếu chúng ta không còn tin vào cộng đồng thì còn biết tin vào đâu?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=148125

Cuối tháng 1.2011, một chiếc xe tải chở bia bị lật trên quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Nghệ An. Sau đó, giao thông trên khúc đường đó bị tắc. Nguyên nhân gây tắc đường là có quá đông người tham gia… nhặt bia. Ảnh: TL SGTT


Không riêng gì ở Việt Nam hiện nay mà ở bất kỳ đâu, từ cổ chí kim, cái xấu luôn luôn tồn tại song hành cùng cái tốt. Dù cho có nhiều thời điểm thăng trầm khác nhau nhưng chân lý vẫn mãi mãi là những điều tốt đẹp. Điều đáng nói là cái xấu của mỗi con người trong một hoàn cảnh cụ thể hiện nay lại đang có sức lan tỏa ghê gớm. Đặc biệt, nó còn có khả năng ảnh hưởng đến cách hành xử của cộng đồng xã hội.

Hình ảnh những người tranh giành cướp từng thùng bia, từng quả dưa hấu khi xe bị lật hay tranh thủ nhặt tiền của người khác rơi rớt sau khi bị tên cướp giật giỏ xách không thành, … là những hành vi không thể chấp nhận được. Chỉ vì một vài thứ nhỏ nhặt mà vô tình họ đã trở thành người ăn cướp trước sự bất lực và đau khổ của người khác.

Tương tự, hàng vi chạy trường, chạy bằng cấp, chạy dự án, chạy chức, chạy quyền, thói nịnh bợ, luồn cúi, … hẳn nhiên cũng là điều không thể chấp nhận được nhưng giờ đây, có khi nó lại là phương tiện để thỏa mãn thói hám danh lợi của nhiều người.

Điều lạ là những điều xấu xa trên đây không phải là tấm gương để người khác phải biết cư xử cho tốt đẹp, cho văn minh hay để tránh xa, … mà thật trớ trêu, nó lại được nhiều người nhắc đến như là một thành công, là “người anh hùng” vì biết thức thời, hay đôi khi phải đành chấp nhận dưới dạng như là một xu hướng không cưỡng lại được!

Nặng nề hơn, đôi khi chỉ đơn giản là một vụ bắt trộm chó, một cú va quẹt nhỏ khi lưu thông trên đường, thậm chí chỉ vì một ánh mắt mà người ta lấy đi sinh mạng của người khác. Nhiều người đã không khỏi ghê rợn khi có người dám xem mạng người như cỏ rác, bất chấp đạo lý, luật pháp đến vậy.

Tất cả mọi người trên thế giới, ai cũng muốn được sống bình yên, được cư xử hay cư xử với người khác một cách văn minh nhưng điều mong ước tốt đẹp ấy dường như khó có thể trở thành hiện thực. Giữa phồn vinh mà con người cảm thấy bất an thì vấn đề đã không còn nhỏ nữa.

Người ta lo sợ điều gì? Chắc chắn không phải sợ một hay vài người cụ thể làm điều xấu xa mà là sợ cái xấu đang xâm chiếm cuộc sống vốn tốt đẹp này. Người ta sợ cái xấu sẽ lan tỏa, cái đạo đức nhỏ bé vốn mong manh có nguy cơ bị chà đạp. Khi đó, niềm tin vào cộng đồng, vào chân lý cũng bị vùi dập cho tan biến mất.

Có một thực tế đang tồn tại trong xã hội hiện nay là nhiều người thường chỉ quan tâm đến cá nhân mình mà ít biết quan tâm đến người khác. Một phần cũng vì mãi chạy theo cơm áo gạo tiền hay những giá trị vật chất mà đã quên đi giá trị tinh thần, phần khác là do hiện tượng đạo đức suy đồi.

Một người dù có trong sáng đến mấy cũng khó mà giữ được sự thanh cao, trong sạch trước những cám dỗ, nhất là họ lại đang sống trong một môi trường mà tính nhân văn đang bị xem thường và có nguy cơ rơi vào lãng quên.

Thật là bất hạnh khi niềm tin vào phẩm hạnh, vào sự cao đẹp của cộng đồng lại đang bị đùa cợt đến thế. Trong khi tất cả các cộng đồng trên thế giới đang cố gắng hướng đến một cộng đồng văn minh, đầy tính nhân văn, lấy tự do, ấm no, hạnh phúc của con người làm đích đến thì chúng ta lại đang loay hoay tự hỏi: Còn không niềm tin vào phẩm hạnh cộng đồng? Đã là cộng đồng, là xã hội tức là số đông, mà số đông trong xã hội học thường được xem là chân lý. Nếu chúng ta không còn tin vào cộng đồng thì còn biết tin vào ai bây giờ?

Cuộc sống và giá trị của mỗi con người luôn biến thiên theo thời gian nhưng phẩm hạnh thì bất di bất dịch, không bao giờ thay đổi. Phải chăng là phương pháp để mỗi con người hướng đến những phẩm hạnh cao cả đã không theo kịp xu hướng phát triển của thời đại. Nói cách khác, giáo dục đạo đức con người đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài và một tác nhân chính là sự công bằng trong xã hội đang dần dần biến mất nên mới xảy ra cớ sự như ngày hôm nay.

Thật đáng tiếc là cái xấu hay nói đúng hơn là thói hư, tật xấu đã không được ngăn chặn kịp thời mà còn sinh sôi nảy nở quá nhanh, nó hiện đang có khả năng lấn át và chi phối xã hội.

Để có thể tin vào phẩm hạnh của cộng đồng, không có cách nào khác là phải thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi con người trong xã hội, trong đó vai trò của những người trụ cột trong gia đình là vô cùng cần thiết. Từng gia đình biết xem trọng phẩm hạnh, đạo đức thì niềm tin vào phẩm hạnh của cộng đồng sẽ tự khắc quay về.

TRẦN MINH QUÂN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

anson

Bán hàng đa cấp, vòng xoáy lừa đảo kiếm tiền

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Bán hàng đa cấp

( Bình chọn: 12   --  Thảo luận: 45 --  Số lần đọc: 51732)


Đó là một kiểu kinh doanh truyền tiêu, mà ai đã lọt bẫy một lần sẽ khó lòng thoát ra được. Ban đầu, họ là nạn nhân, nhưng khi gia nhập mạng lưới đa cấp, họ lại trở thành kẻ tòng phạm, vì tiếp tục dụ dỗ nhiều người khác vào mạng lưới để hưởng hoa hồng. Cứ thế, “chuỗi dây chuyền lừa nhau” ngày càng dài vô tận.

Siêu lợi nhuận

Bán hàng đa cấp xuất hiện lần đầu tiên ở TP.Hồ Chí Minh năm 1998, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên doanh với Công ty Incomex. Sản phẩm mà họ rao bán đơn giản chỉ là chiếc nệm mút bình thường, nhưng qua các buổi tập huấn bán hàng, chiếc nệm này được biết đến như một sản phẩm thần kỳ, có tác dụng chữa “bách bệnh”. Vì thế, giá trị của món hàng được đẩy lên đến vài chục triệu đồng/tấm.

Tháng 12-2000, Công ty Sinh Lợi xuất hiện, rao tuyển nhân viên rầm rộ, với những lời hứa hẹn hoa mỹ: “Làm chức càng cao sẽ được cấp nhà, xe và sẽ có trong tay 5 tỉ đồng chỉ sau 1 năm làm hội viên”. Sinh Lợi ra quân với dòng sản phẩm “đa dạng” hơn như hàng  điện tử do các tổ hợp nhỏ ở TP.HCM sản xuất, được “lên đời” bởi nhãn mác ngoại mang cái tên chẳng ai biết tới: Peehuang, rồi rao bán với giá ngất trời. Chẳng hạn, mặt hàng đầu đĩa Peehuang giá 2 triệu đồng, bán ra 4,5 triệu đồng (tổng cộng, Sinh Lợi đã bán được 957 cái, thu về hơn 4 tỉ đồng); một chiếc áo ngực giá 3 USD, qua tay Sinh Lợi lên đến 1,5 triệu đồng/cái; đèn pin Trung Quốc mua giá 0,5 USD, bán 60.000 đồng; máy may mini Trung Quốc mua 2 USD, bán 420.000 đồng; máy tạo khí ozon Đài Loan mua 80 USD, bán 3 triệu đồng...

Thấy Sinh Lợi ngon ăn, nhiều công ty khác cũng nhảy vào kinh doanh đa cấp như: Lô Hội, NONI, Vision, Tân Hy Vọng, Tân Thành Phát, Thường Xuân, Lợi Ích, Phan Hưng Long, Toplife, Khang Hồng Thịnh, Vivalife, Harvet, AMWAY, Khải Việt,  Trùng Thảo Vương, Thế giới Hoàn Mỹ, Sáng Thế Kỷ Mới, Questnet (bán hàng đa cấp trên mạng)… Mỗi nơi bán một loại hàng hóa, nhưng cùng một chiêu thức “dùng người dụ người” bỏ ra một số tiền nhất định để mua sản phẩm, rồi sau đó chỉ cần ngồi mát hưởng hoa hồng từ những người bị dụ.

Vì sao không quản nổi bán hàng đa cấp?

Thứ nhất, tất cả phân phối viên khi đã bước vào kinh doanh đa cấp đều hiểu rằng mình đang bị lừa, nhưng vì lợi nhuận nên họ nhắm mắt làm ngơ, trở thành kẻ tiếp tay, dụ thêm nhiều người khác, thậm chí cả người thân và bạn bè vào mạng lưới để được hưởng hoa hồng nhiều hơn. Cứ như thế, chuỗi lừa nhau âm thầm hoạt động và kéo dài đến vô tận.

Thứ hai, cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong cách quản lý hoạt động này. Kinh doanh đa cấp vào Việt Nam từ năm 1998, nhưng mãi đến năm 2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định 110 thừa nhận tính hợp pháp. Đến nay, đã có 8 đơn vị được cấp phép. Tuy nhiên, theo ông Trần Vinh Nhung - Phó Giám đốc Sở Thương mại TP.HCM, thừa nhận: Nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp, chưa được cấp phép, nhưng hoạt động lén lút, nên cũng không dễ phát hiện. Đối với những đơn vị có phép, cơ quan chức năng cũng vấp phải nhiều khó khăn vì khó phân biệt giữa “vô tình” hay “cố ý” vi phạm. Chẳng hạn, dạng vi phạm “ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm, mới được trở thành phân phối viên”, rồi công ty “đổ thừa” do mạng lưới phân phối viên tự ép nhau, chứ không phải do chủ trương của công ty. Chưa kể, Sở Thương mại không có thẩm quyền chế tài với các công ty đa cấp vi phạm.

Thêm nữa, “vì mạng lưới đa cấp lôi kéo hàng chục ngàn người tham gia, nên khi “đụng vào” tức là đụng đến những con người cụ thể. Vì vậy, khi đoàn kiểm tra đến là họ phản ứng ngay. Chưa kể những người trực tiếp đi kiểm tra luôn đứng trước những băn khoăn, nếu xử lý những sai phạm của công ty này rồi, số phận những con người kia sẽ ra sao?” -  ông Nguyễn Trí Vị, Đội trưởng Đội 4A Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết.

Nhưng việc gì phải đến đã đến, ngày 23-6-2006, Sinh Lợi - con bạch tuộc to nhất trong các con bạch tuộc đã bị Đoàn Thanh tra của Sở Thương mại TP.HCM tạm giữ giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, do có nhiều hành vi gian dối trong kinh doanh và đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Tương tự, Trường Ngoại ngữ SITC, với chiêu bài dụ học viên kiểu đa cấp, sau 2 năm quảng cáo rầm rộ ở Việt Nam đã “bốc hơi” không để lại dấu vết.

Người dân nhẹ dạ, ham tiền nên bị lừa. Nhưng, đáng trách hơn là các cơ quan chức năng còn quá chậm chạp, buông lỏng, lúng túng trong việc quản lý, gây ra tình trạng “dở khóc, dở cười” cho biết bao nhiêu người, vì họ vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm tiếp tay cho các hoạt động kinh doanh lừa đảo




CNTT số tháng 7/2006
http://www.saga.vn/Market...iencuuthitruong/1624.saga
Nói bằng trái tim mình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

         NHỮNG ĐÒN HIÊM CỦA LÁI BUÔN TQ(Kỳ I)

(Tin tuc) - Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc


Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.

Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.

Chúng tôi xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998.

Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. “Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,…” – ông Sinh cho biết.

Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta cạn kiệt trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. “Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy”- ông Sinh nhớ lại.

Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.

2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân

Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm". Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn nó" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương”, anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.

Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

Cái gọi là "chính sách thu mua" của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia “xuống nước” để mua lại sức kéo.

3. Hết móng trâu, nông dân lại "vàng mặt" vì nạn chè vàng

Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 – 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang... giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Trước cơn “lốc” thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.

Doanh nghiệp chế biến chè VN đã từng lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng sau vụ tận thu chè vàng của TQ

Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: “Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa”.

4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.

Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.

Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì “rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này”. GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: “Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng. Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch”.

Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.

Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ

Bởi lẽ: “Trong làm ăn với VN, TQ luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công”.

Còn nữa
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tiếp theo

NHỮNG ĐÒN HIÊM CỦA LÁI BUÔN  TQ (Kỳ II)

(Tin tuc) - Trước thời kỳ bắt tay trở lại hợp tác với Trung Quốc (TQ), người dân Việt Nam (VN) vẫn thường truyền tai nhau về những câu chuyện xoay quanh việc mua rễ hồi, râu ngô hay ốc bươu vàng của người TQ,…


Sau này, khi chúng ta đã thiết lập mối bang giao hữu hảo, mặt hàng mà thương lái TQ săn lùng lại là những nguyên liệu thô dễ tinh chế, nâng cao giá trị như: long nhãn, dưa hấu, thanh long, gỗ sưa, dược liệu... Vì chính sách thu mua của TQ mà có thời cả làng ở VN đi chặt phá rừng, vớt rong mơ tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản hoặc bán dược liệu quý như cho không. Thậm chí, có cả một phong trào nuôi chó Nhật rồi mủ cao su…

Kỳ trước, chúng tôi đã điểm lại “dụng ý” nham hiểm phía sau những chính sách thu mua khi TQ tận thu mèo để nông dân than khóc vì nạn chuột hay tận diệt sức kéo của dân khi đòi hỏi mua móng trâu với giá “cắt cổ”. Kỳ này, xin tiếp tục gửi đến độc giả những hành động “khó hiểu” của lái thương nước bạn, cho đến khi “vỡ lẽ”, chúng ta mới ngỡ ngàng: "À, thì ra là như thế!".

5. Cả làng đi chặt tai ngựa, thảm trạng phá rừng diễn ra

Cây su mạ (theo tiếng của người Nùng bản địa, "su" là cái tai, "mạ" là con ngựa) sẽ sống vĩnh viễn với người xứ Lạng ở hầu khắp các huyện, nếu như năm 2008, không có chiến dịch thu mua "tàn nhẫn", quyết liệt của người phía bên kia biên giới. Với giá gần 1.000 đồng/kg gỗ tươi, bán cả cây lớn, cả bó, cả xe công nông, chẳng mấy chốc người đi rừng dễ dàng làm giàu nhờ... phá rừng thật sự.

Ông Hoàng Văn Đồng - Bí thư Đảng ủy xã Gia Cát (Lạng Sơn) lúc đó đã thở dài: Người ta đem các loại phương tiện, kể cả vác, bế, cõng cây tai ngựa ra các điểm thu mua bán cho tư thương. Dòng người đi kìn kìn, nhìn mà phát hãi. Xã tôi có 10 thôn bản, thì có 8 thôn bản, bà con thi nhau đi đẵn tai ngựa về bán. Có người đàn bà đi kiếm "lộc rừng" ở trên đỉnh Mẫu Sơn, mải mê tìm lá, tìm cây đã rơi tõm xuống cái hố sâu cả trăm mét mà người Pháp để lại, chết thê thảm.

Xã Gia Cát có hơn 4.500 dân, gồm 3 dân tộc Nùng, Tày, Kinh. Bà con có truyền thống bảo vệ rừng, với diện tích rừng phủ tới 68% địa bàn. 900 hộ dân ở Gia Cát, thì có tới 800 hộ nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, nhiều gia đình quản lý tới 20ha rừng đã được cấp "bìa đỏ" hẳn hoi. Tuy nhiên, từ khi có phong trào thu mua cây với giá cao, cả làng đua nhau đi chặt tai ngựa, rừng bị tàn phá thảm khốc, thảm trạng cháy rừng, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học đã diễn ra.

Khi tai ngựa sắp hết, người dân ở đây cùng nhớ lại những loài cây đã bị chiến dịch thu mua của tư thương làm cho đã hoặc đang bên bờ vực bị tiệt giống. Ví dụ như cây khải chuông; cây mạy thé, cây sau sau (như một thứ đặc sản để ăn... lẩu).

Tương tự như vậy, ở Mẫu Sơn, theo cán bộ địa phương, mỗi ngày có dăm bảy chục người cơm đùm cơm nắm, luồn rừng đi đẵn cây bùng bay (một loại dược liệu quý) bán sang bên kia biên giới. Các biện pháp quản lý rừng của ngành kiểm lâm - trước nạn khai thác những cây nhỏ, gỗ tạp - là gần như... bất lực. Bởi lâm tặc đi xe máy, cầm dao lội rừng như khách du lịch, đon "củi" (cây bán ra nước ngoài) rất bé, bị đuổi là ném bỏ, vẫy tay chào cán bộ. Cán bộ vừa quay lưng, là họ lại thản nhiên đẵn rừng cõng đi bán.

6. Ồ ạt vớt rong mơ, tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản

Năm 2009, phong trào ồ ạt đi vớt rong mơ bán cho TQ với giá 4.500 đồng/ kg (khô) đã nở rộ ở một số tỉnh ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Không ai biết TQ mua hàng này về làm gì và thực sự giá trị thế nào, chỉ biết với giá mua hiện nay, người đi vớt lẫn người đi gom hàng đều sống khỏe.

Cây rong mơ thường sống bám vào rạn san hô, vốn là chỗ trú ẩn, kiếm ăn, sinh đẻ của nhiều loài thuỷ sản. Đến tháng 5 và 6 hàng năm, cây rong mơ già đi phủ tràn lên mặt biển. Lúc này đi vớt rong là được sản lượng cao nhất, lại làm sạch biển, tránh cho tàu bè qua lại không bị gặp nguy hiểm vì quấn rong vào chân vịt. Nhưng do ham muốn kiếm nhiều tiền, bà con đã đổ ra biển vớt rong từ tháng 4, thậm chí tháng 3. Để có rong họ lặn xuống rạn, bứt đứt từng búi rong cũng đồng thời giật vỡ đổ những tảng san hô.

Nhiều người vớt rong thú nhận, “để có thế bứt rong, họ phải đạp chân lên san hô, không tránh khỏi làm sụp đổ rạn san hô, phá vỡ nơi cư trú của tôm cá”… Tình trạng này đã làm môi trường biển ven bờ bị tàn phá, rạn san hô bị phá hủy, các loài hải sản trở nên khan hiếm. Nhiều người than phiền, vài ba năm trước, một đêm đi ven bờ cũng kiểm được vài trăm, vài chục ký cá kình, cà chuồn gành nhưng đến nay, hầu như những loại cá này biến sạch, không còn 1 con.

Với việc thách giá cao, thương lái TQ khiến bà con ngư dân tự ra tay hủy diệt nguồn hải sản ven bờ, nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu cứ tự hủy diệt môi trường sinh thái như thế này, một chục năm nữa, biển Đông sẽ biến thành cái gì, người dân sống nhờ biển sẽ ra sao?”.

7. Bán dược liệu quý rẻ như bán khoai

Nói về chính sách thu mua của TQ, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích và dự báo Thị trường Việt Nam cho rằng: Đáng ra, đây là cơ hội để các doanh nghiệp VN xuất khẩu sang TQ kiếm lời, đằng này lại để họ chạy sang bên mình thu gom ở hang cùng ngõ hẻm nữa.

“Ở đây các doanh nghiệp nên tự trách mình. Các anh cứ nghĩ đi tìm thị trường này nọ, mà không để ý đến thị trường này một cách nghiêm túc. Đến khi có vấn đề thì anh lại đổ lỗi cho thị trường này”.

Trước đây, khi người TQ phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người TQ, đặc biệt là vùng Tây Tạng, dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.

Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do người dân am hiểu về thuốc trồng.

Kỳ khôi nhất là chuyện người TQ sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.

Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.

Qua tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người TQ nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người TQ rẻ như bán khoai.

Cuối tháng 11/2010, mặc cho mưa rét, từng đoàn người từ khắp nơi vẫn đổ về huyện vùng cao Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc vùng đông Trường Sơn để săn lá cây kim cương, bán cho các đầu nậu thu gom qua Trung Quốc.

Ban đầu, loại cây mọc đầy xung quanh nhà dân này được bán với giá 250.000 đồng/kg nhưng sau giá tăng vọt mỗi ngày, có thời điểm bán được 600.000 - 800.000 đồng/kg, thậm chí lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Có rất nhiều học sinh ở các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Pờ Ê, Măng Cành... (huyện Kon Plông) đã bỏ học vào các khu rừng già để tìm hái cây kim cương.

Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục cho biết: Tuy chưa rõ công dụng của lá kim cương là thế nào nhưng được thu mua với giá cao như vậy, chắc chắn đây là một loại cây quý, rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu và có kết luận chính thức, để huyện sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển trước khi quá muộn.

8. Cơn sốt đỉa: Thoát nghèo hay hiểm họa?

Gần đây nhất, vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.

Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.

Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được.

Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết.

Theo Lương Y đa khoa Phạm Đình Chương (Tây Sơn - Đống Đa), đỉa là loại động vật hút máu, chúng có đặc điểm là sinh sản cực kỳ nhanh. Việc người dân nuôi đỉa khác nào tiếp tay cho loại động vật này sinh sôi thêm.

9. Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3?

Vào tháng 4/2010, phần lớn những cây gỗ sưa của Việt Nam đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!

Để tìm hiểu vì sao người Trung Quốc lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang TQ tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía TQ chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.

Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai), từng lái xe thuê nhiều năm cho người TQ, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua TQ, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á cho hay: Người TQ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

Ông Lâm đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi, gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc) và được biết: Với người TQ, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người TQ đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.

Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, ông Lâm mới ngã ngửa lý do tại sao TQ “kín tiếng” như vậy trong việc mua gỗ sưa. Cũng giống như vụ mua cỏ nhung, “khoai lang núi”, xem ra chỉ khi nào lãnh thổ VN hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người TQ thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì?!

“Chúng ta cần phải tỉnh táo”

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trao đổi với Tiền Phong đã cho biết: Chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận định việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn lùng mua nông sản. Thực tế, nước ta sát Trung Quốc, nên xác định đây là thị trường tốt để tiêu thụ nông sản của ta. Và khi họ có nhu cầu, là cơ hội rất tốt cho nông sản Việt Nam, nông dân được lợi.

Tuy nhiên, nếu họ thay đổi chích sách, việc tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro, và nhiều bài học đã diễn ra với nhiều hàng nông sản của ta như hoa quả, rau, cao su, cà phê, hồ tiêu, vải thiều…

“Việc họ mua giá cao có tính tức thời, nó phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta, như sắn là một bài học. Khi giá sắn cao lên, thì diện tích cây sắn sẽ lấn những cây trồng khác, mà chủ trương của ta thì không thể phát triển cây sắn một cách tùy tiện được, nhất là quảng canh, dễ dẫn đến phá rừng, lấn đất ruộng, đất mía…, tức là phá vỡ quy hoạch sản xuất. Bài toán trồng - chặt, đã diễn ra ở nhiều địa phương”- ông Ngọc nói.

Còn nữa
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

NHỮNG ĐÒN HIÊM CỦA LÁI BUÔN TQ (Kỳ III)

(Tin tuc) - Không chỉ dừng lại ở chính sách thu mua những mặt hàng “lạ”, ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam, các thương lái Trung Quốc (TQ) còn có một mánh khóe nham hiểm đó là: Rao mua sản phẩm rầm rộ với giá cao nhưng sau đó một thời gian ngắn lại hạ giá xuống bất thường khiến hàng vạn người dân Việt điêu đứng.

Người Trung Quốc thu mua rất bài bản”


Nhớ lại chiến dịch thu mua chó của TQ năm 1991, ông Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, kể: Có gia đình trong nhà ôm cả đàn chó, uất ức lên mà chết.

Hồi đó, khắp các thôn xóm rộ lên phong trào nuôi chó để đem bán cho TQ với giá cao. Ban đầu, các lái buôn bên kia biên giới lùng sục chó và đã mua về với mức giá rất hời cho người dân VN. Khi phong trào lên tới đỉnh điểm, TQ lại tung ra thị trường nhiều giống chó và người Việt sẵn sàng rút hầu bao mua về với giá đắt gấp 4 – 5 lần so với giá bán ra trước đó. “Nhiều người đã khốn đốn, phá sản, mất nhà vì chó khi cũng ngay sau đó, thị trường chó bỗng trầm lắng không ngờ, không còn thấy ai muốn mua chó nữa” – bác Thuận (cư ngụ tại Trương Định, Hà Nội), người đã sống và chứng kiến thời điểm khủng hoảng đó nhắc lại.

Bác cũng không quên nhấn mạnh: “Người TQ có đường lối thu mua bài bản, còn người Việt thì không bảo được nhau để rồi khuynh gia bại sản”.

Thương lái Trung Quốc đã từng thu mua long nhãn với giá 140.000 - 180.000 đồng/kg

Năm 2001-2002, nông dân 10 tỉnh phía Bắc hồ hởi vì thương lái TQ thu mua long nhãn với giá 140.000 - 180.000 đồng/kg. Nhưng khi thu gom đủ hàng về bán, giá đã hạ xuống còn 40.000-60.000 đồng/kg...

Năm 2004 giá long nhãn rớt xuống mức 10.000 - 12.000 đồng/kg. Nhiều nông dân trót mua nhãn đầu vụ với giá 10.000-15.000 đồng/kg, sấy xong giá long nhãn bằng với giá nhãn tươi khiến nông dân lỗ nặng.

Cũng trong năm 2004, thương lái TQ mua dưa hấu với giá 7.000-10.000 đồng/kg khiến nông dân khu vực miền Trung (nhất là Quảng Ngãi) đổ xô trồng dưa hấu. Tới tháng 4-2005, thương lái Trung Quốc dừng, không mua dưa hấu nữa khiến hàng trăm xe chở dưa hấu dồn lại ở cửa khẩu Lạng Sơn, không thể xuất vào TQ, nhiều chủ hàng buộc phải “tháo chạy” sau khi đổ bỏ hàng trăm tấn dưa hấu tại cửa khẩu này.

Năm 2007- 2008 lại tiếp tục rộ lên việc người TQ mua cau sấy với giá 80.000 đồng/kg. Thời điểm đó, nông dân tính cứ 5kg cau tươi = 1kg cau khô nên sấy cau sẽ có thu nhập hợp lý. Nhưng tới năm 2009-2010, thương lái tiếp tục “chiêu” mua nhỏ giọt với giá thấp và hiện nay không thu mua nữa.

Giữa tháng 10-2010, khu vực vùng núi Kiên Giang có thông tin thương lái TQ mua tắc kè (loại 300gr/con) với giá hàng trăm triệu đồng. Hậu quả của tin đồn đó là hàng trăm ngàn con tắc kè nhỏ bị săn lùng tận diệt để bán nhưng chỉ được với giá rẻ.

Vì sao nông sản Việt Nam bị thua trên chính sân nhà?

Thời gian gần đây, nhiều tư thương TQ càn quét từ Nam ra Bắc để thu gom nông sản (tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy sản…) nhập về nước. Tư thương TQ gom hàng qua hai kênh: đại lý thu gom của Việt Nam hoặc trực tiếp đến vườn của nông dân mua, với giá cao hơn thị trường nước ta. Tư thương của họ lùng các tỉnh Tây Nguyên để mua sắn, tiêu, cà phê; các tỉnh miền Tây Nam bộ mua thịt lợn nái, sữa; duyên hải miền Trung thu gom nguyên liệu thủy sản, miền núi phía Bắc thu mua sắn…

Chỉ trong những ngày giữa tháng 6-2011, hàng nghìn tấn vải tươi đã được xuất qua cửa khẩu Lào Cai. Cục Hải quan Lào Cai dự báo, lượng vải thiều tươi xuất khẩu qua cửa khẩu này có thể đạt 80.000 tấn trong năm nay, gấp đôi so với năm 2010. Tuy nhiên, lực lượng này cũng không quên nhắc nhở các doanh nghiệp xuất khẩu vải qua TQ cần tìm những đối tác tin cậy, ký hợp đồng trước khi chuyển hàng.

Lời cảnh báo này của cơ quan Hải quan Lào Cai xuất phát từ tình trạng nông sản Việt Nam xuất qua Trung Quốc thường bị tắc nghẽn ở cửa khẩu cả chục ngày. Điển hình là cửa khẩu Tân Thanh, chuyên xuất đi dưa hấu, chuối và một số nông sản khác như sắn thường xuyên bị ách tắc.

Theo tiết lộ của một lái buôn chuyên xuất dưa hấu qua cửa khẩu Tân Thanh, thương lái phía bạn rất đoàn kết, khi thấy hàng phía Việt Nam lên nhiều, họ đồng loạt ép giá thu mua xuống. Trong khi đó, các DN xuất khẩu Việt Nam vẫn theo kiểu, mạnh ai nấy làm, nên bấy lâu thường chịu thiệt thòi trong các cuộc buôn bán này.
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho rằng, để hạn chế tình trạng hàng nông sản của Việt Nam đưa lên cửa khẩu thường bị tư thương Trung Quốc ép cấp, ép giá cần phải đề cao vai trò quản lý của Nhà nước, có liên quan tới việc cung cấp thông tin và đưa ra những cảnh báo cho người nông dân cũng như doanh nghiệp kinh doanh nông sản.

“Chúng ta mới quan tâm đến tích cung, sản lượng càng cao càng tốt mà không tính tới giá trị cũng như an toàn thị trường tiêu thụ. Để khắc phục tình trạng liên tục dư thừa nông sản, ùn ứ khi xuất khẩu, cần phải chuyển sang đẩy mạnh giám sát nguồn cung”, ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thông tin về thị trường nông sản tại các cửa khẩu để DN có thể chủ động dừng đưa hàng lên cửa khẩu trong thời điểm hàng ùn tắc.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, họ đang lùng mua nguyên liệu sắn lát của mình. Thời gian qua, rất nhiều xe sắn của Việt Nam xuất khẩu qua TQ theo đường tiểu ngạch, lối mở biên giới.

“Tôi từng sang Quảng Đông, đi thăm mấy nhà máy thức ăn chăn nuôi của họ, thấy toàn sắn của ta. Việc họ tìm mua khiến giá sắn nguyên liệu tại nước ta được đẩy lên cao. Trước đây giá sắn chỉ 1.500 - 2.000 đồng/kg, thì nay đã 5.500-6.000 đồng/kg, thậm chí còn hơn. Giá sắn lên cao, giúp nông dân ở miền núi tăng thêm thu nhập, là điều đáng mừng. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đang cao, sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao, từ đó tác động dây chuyền đến giá thực phẩm, cuối cùng người tiêu dùng mình chịu”, ông Lịch nói.

Còn theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), vừa rồi giá thực phẩm ở TQ lên rất cao, nên tư thương họ sang ta lùng sục mua. “Cái này không thể kiểm soát được, vì họ vào mua tự do dọc biên giới. Cho nên, cuối tuần trước, đầu tuần vừa rồi, giá thịt ở Quảng Ninh rất cao, có khi lên tới 70-72 nghìn đồng/kg lợn hơi. Thời gian qua, còn có thông tin phía TQ tuồn lợn kém chất lượng sang bên mình, nhưng nay hiện tượng này không còn nữa”, ông Giao nhắc nhở.

TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thương nhân TQ thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Còn ở góc độ thị trường, Việt Nam không phải một thị trường lệ thuộc của TQ, mỗi thị trường đều có đường biên giới của nó. Nhìn theo khía cạnh khác, các nhà thu mua hàng nông sản của Việt Nam cũng phải xem lại vì sao bị thua trên chính sân nhà của mình.

“Phải làm rõ việc thu gom này kéo theo sự bất bình đẳng về nghĩa vụ, kéo theo hệ quả xấu, như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp trong nước. Cần rà soát lại các quy định, nếu họ làm thiệt hại cho Việt Nam, cần phải có hành động” - TS Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Tại hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30/6), một đoàn thương nhân TQ đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tìm mua thủy hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga…

Thương nhân TQ tỏ ý không hào hứng lắm với phương thức nhập khẩu chính ngạch mà chỉ thích làm ăn qua con đường mua bán mậu biên với lý do chở hàng container lạnh bằng đường bộ thuận tiện, cước phí rẻ hơn. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ nếu mua tiểu ngạch thương nhân TQ không phải đóng thuế và ít chịu ràng buộc hợp đồng. Khi có rủi ro xảy ra thì thường bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt.

Còn nữa
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyen Tran Duong Hanoi

Xin lỗi bạn Letam rất nhiều vì cắt ngang bài đang đăng tải của bạn. Nhưng chờ mãi chưa thấy bạn "lên sóng" tiếp nên tôi xin đăng tải lên đây bài viết này. Cũng nên nói thêm rằng tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt, môi trường của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.v.v...thì trước hết từng người dân nước ta phải xem lại chính ý thức của mình với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, phải xem lại những hành động, lời nói việc làm của mình và người thân...Bọn Tàu rất biết lợi dụng những sơ hở, yếu kém của người khác để thao túng, lợi dụng và phá hoại, nhưng ta cần trách chính mình trước đã...Dĩ nhiên ngoài việc "kiểm điểm" người dân (mà lý do họ "làm bậy" là do... đói quá...thiếu thốn đủ thứ quá...) thì trách nhiệm cao nhất trước hết vẫn là các cấp chính quyền và các...cụ "đầy tớ" của nhân dân trước những việc họ được giao quản lý...

NTD.Hanoi

Yok Đôn, hổ thẹn với rừng!

Than ôi, sống với nghề rừng, họ vào rừng chỉ là để bày ra cho thiên hạ xem hết tất cả mọi ham hố, mưu mẹo, lươn lẹo của mình;đôi khi rừng chỉ là cái cớ để họ “thanh trừng” lẫn nhau.
Họ làm tất cả, chỉ trừ có một việc Nhà nước và nhân dân giao cho họ làm thì họ lại không làm: ấy là giữ rừng. Và chứng kiến điều đó, bỗng dưng tôi cảm thấy hổ thẹn với rừng.

http://i1201.photobucket.com/albums/bb349/nguyentranduonghanoi/caygohuongtooyokdon3648x2736jpg090130_bd4fa.jpg

Cây gỗ hương to ở Yok Đôn bị đốn không thương tiếc. .Ảnh: Đ.D.H



Những gốc cổ thụ được “treo biển” Đã Khai Tử!

Những ngày này, đáng lẽ “lâm tặc chủ” và “lâm tặc làm thuê” phải nín thở “nằm nhà” bởi chiến dịch ra quân bảo vệ rừng Yok Đôn (tỉnh Đăk Lăk) có vẻ đang căng thẳng. Đích thân Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo Tổng Cục lâm nghiệp vừa đi kiểm tra, xác tín những lời tố cáo “thiên la địa võng” về thảm trạng xẻ thịt rừng quý, mà bao nhiêu vụ án phá rừng đã bị “chìm xuống”, bao nhiêu tiêu cực nội bộ ở Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn đã xảy ra (sau đây gọi tắt là Yok Đôn).
Vậy mà, lâm tặc vẫn coi trời bằng vung. Chỉ nửa tiếng lái xe ô tô, đi bộ một trăm bước chân, tôi đã phải đứng trước những cây gỗ giáng hương quý báu (giá chợ đen lên tới 40 triệu đồng/m3), với đường kính gốc rộng cả mét, vừa bị chặt hạ. Nhựa cây ứa ra, sậm sệt, đỏ au, ròng ròng như máu. Hương gỗ chết thơm giữa rừng già, như nhang khói liêu trai. Lá cây còn xanh, mặt gốc cây bị cưa máy tiện tròn xoe, còn chưa được các đồng chí kiểm lâm viết chữ “ĐKT” bằng bút xóa màu trắng, kèm theo ngày tháng… như thường lệ. Chứng tỏ họ chưa hề biết chòm rừng này bị hạ gục.
“ĐKT”, có lẽ là từ kiểm lâm viết tắt “đã kiểm tra”, tức là lâm tặc chặt, kiểm lâm vào, thấy gỗ đổ, họ đã kiểm tra, ghi nhận và “dọn” hiện trường. Thu gỗ về, đốt gốc cây đi để xóa dấu vết cho đỡ ngứa mắt, hoặc chưa kịp đốt thì phủ cỏ rác lên gọi là “xấu xa đậy lại”. Có hàng trăm hàng nghìn cây cổ thụ vô giá bị xóa sổ, chỉ lâm tặc và kiểm lâm biết với nhau kiểu đó. Na Sơn - nghệ sĩ nhiếp ảnh đi cùng tôi - lẩm bẩm: “ĐKT” không phải là “Đã Kiểm Tra” đâu, tôi nghĩ nên dịch là “Đã Khai Tử” cây gỗ này, tán rừng này, ông ạ.
Ông Đoàn Xuân Thiện, người đã hơn 20 năm làm cán bộ Yok Đôn, thuộc lòng từng trảng rừng bị đốn, đứng cạnh tôi và “thi thể gỗ quý” bắt đầu tố cáo trăm nghìn thứ tội của những người giữ rừng. Mà rất nhiều cái tội ông Thiện tố, Bộ trưởng Cao Đức Phát, rồi lãnh đạo tỉnh, Cục trưởng Cục kiểm lâm vào kiểm tra, đều công nhận là đúng. Ông Thiện lại càng nghiến răng đưa chúng tôi đi xem rừng bị giết, bởi “người ta” đã cách chức, đã kỷ luật ông, sau khi ông quả quyết chống tiêu cực.
Ngẫm cái “thế thái” đó, bỗng dưng tôi tê tái, xót xa. Họ vào rừng, họ làm tất cả, chỉ trừ có một việc Nhà nước và nhân dân giao cho họ làm thì họ lại không làm: ấy là giữ rừng. Và điều đó làm tôi cảm thấy hổ thẹn với rừng.
Phải nói thật rằng, báo chí đã nói quá nhiều về nỗi bi đát tàn sát Yok Đôn trên diện rộng. Lẽ ra, nếu không có nỗi “hổ thẹn” trên, thì tôi không cần phải viết thêm gì nữa. Mà chụp ảnh rừng bị phá ở Yok Đôn, dễ lắm. Sự vô trách nhiệm của cơ quan chức năng, cũng dễ chứng minh lắm, cứ thấy rừng chết hàng loạt, lâm tặc lộng hành vô độ, thì… có cãi đằng giời. Tôi mượn một chiếc xe hơi cũ kỹ, tự lái, thế mà lao tuột vào trong rừng, đi mọi ngõ ngách băng băng. Cổng chính của Vườn - bảo vệ bỏ gác, trạm kiểm lâm số 2 - trạm trưởng ngái ngủ, trạm còn lại án ngữ bên suối - gọi nửa tiếng mới thấy mấy đồng chí ở trần trùng trục đi từ gác hai xuống. Một không khí giữ rừng trễ nải.
Vườn Yok Đôn rộng hơn 100.000ha, nhưng địa hình khá bằng phẳng. Xe bon bon trong rừng khộp. Lối mòn to đùng, cứ phát cho cái xe máy, hay cái ô tô, là bạn có thể lái xe “du lịch sinh thái” cả ngày. Vì thế, gỗ bị lâm tặc đẵn, thì kiểu gì chúng cũng phải đi đường bộ, qua một vài trong số mười mấy cái trạm gác, có trạm của kiểm lâm, có trạm liên ngành từ kiểm lâm, công an, quân đội, thuế, huyện… Nếu không đi đường bộ thì phải đi đường qua sông Sê rê pôk. Chúng tôi kỳ công, vừa vào rừng, vừa ra sông chụp ảnh cảnh vận chuyển gỗ, vừa mật phục trong đêm xem xe gỗ lậu lao băng băng trên đường nhựa, nhìn thấy xe lâm tặc lọt qua mọi trạm kiểm soát như đi chốn không người. Vậy nên, nói họ không giữ được rừng là chưa hẳn đúng. Phải nói là họ không có ý định giữ rừng!

http://i1201.photobucket.com/albums/bb349/nguyentranduonghanoi/xeboyokdon2580x2736jpg090131_28203.jpg
Xe bò ở Yok Đôn. .Ảnh: Đ.D.H


Khi kiểm lâm đi xóa dấu vết rừng bị đốn hạ?

Cách giữ rừng “giả vờ” đó, là nguyên nhân để bà con và những người yêu quý rừng không còn tin vào chức năng giữ rừng của lực lượng hữu quan. Khi có tin, họ gọi cho nhà báo hoặc cho ông Thiện - một cựu chiến binh lúc nào cũng tuyên bố sẵn sàng quên thân vì rừng - chứ không gọi cho kiểm lâm hay cán bộ hàng huyện. Trong khi lực lượng công an, kiểm lâm hoặc không điều tra, khởi tố các vụ phá rừng; hoặc điều tra “chút chút” rồi đồng loạt báo cáo không tìm ra thủ phạm; thì các nhà báo và người lương thiện biết thương xót rừng vẫn liên tục quay phim, chụp ảnh, đưa ra công luận những sự “bảo kê” đau đớn, những lỗ hổng chết người để các cây gỗ khổng lồ chui qua cả chục trạm kiểm soát để về thành phố.
Vài kiểm lâm viên bị bắt sống, khi “làm gián điệp hai mang” kiểu nhắn tin cho lâm tặc chạy trốn trước khi đoàn kiểm tra có mặt. Còn anh Hoàng Dưỡng - vốn làm Trưởng Đài truyền thanh truyền hình huyện Buôn Đôn - tham gia mật phục, chặn xe, quay phim, yêu cầu cơ quan chức năng xử lý “gỗ lậu” theo đúng quy định. Và, anh đã bị đám mặt rỗ tấn công bằng những đòn chí mạng, thậm chí chúng dùng cả viên gạch chỉ nện vào đầu, vào mặt anh đến ngất xỉu. Tòa án huyện xử những kẻ trực tiếp đánh “nhà báo chống lâm tặc” bằng bản án như “phủi bụi” trong khi đó - theo anh Dưỡng - thì kẻ chủ mưu chỉ bị án treo. Đó là điều làm anh đau hơn cả… những cục gạch khổng lồ nện vào đầu.
Còn anh Đoàn Xuân Thiện, vì dám đưa nhà báo vào rừng chụp ảnh, quay phim, từ chỗ là Đảng ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy VQG Yok Đôn, bị người ta nghĩ ra đủ thứ lý do để kỷ luật, nay chỉ còn mỗi cương vị “cán bộ công tác tại Ban quản lý dự án xây dựng công trình của… Vườn”.
Thú thật, lúc đầu tôi cũng ngài ngại, nghi ngờ động cơ tố cáo các đường dây lâm tặc của ông Thiện. Nhưng rồi, phóng viên của ít nhất 7 tờ báo lớn đã đi cùng ông Thiện vào rừng trong nhiều lần, rồi có cuộc đối chất giữa chúng tôi, ông Thiện và hầu như đủ các ban bệ của VQG Yok Đôn ngay tại trụ sở của Vườn, dần dà, tôi đã bước đầu tin ông Thiện. Hơn thế, từ đơn kiến nghị của ông Thiện gửi đích thân Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, mang tên “Cần nghiêm khắc kiểm điểm vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo VQG Yok Đôn đã buông lỏng quản lý để lâm tặc trắng trợn tàn phá rừng trong năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011”, cơ quan chức năng đã vào cuộc thật sự.
Ông Thiện tố cáo cán bộ Vườn với những vấn đề mâu thuẫn nội bộ, cửa quyền, bao che cho sai phạm, dấu hiệu tiếp tay cho lâm tặc rất cụ thể. Ông liệt kê 10 vụ tiêu biểu trong hơn 1 năm trời diễn ra với các cánh rừng đau khổ của Yok Đôn, vụ nào cũng thời sự, kiểu như: Tại tiểu khu 501 có 200 cây gỗ lớn bị chặt đang vận chuyển, sau khi phát hiện, cán bộ bảo vệ vườn đã không khởi tố, tang vật “bốc hơi” gần hết; xe tải 2,5 tấn chở đầy gỗ giáng hương bị bắt, đông đảo lâm tặc chống trả, đốt lửa ngồi bao vây gần 20 bán bộ, kiểm lâm - trong đó có ông Thiện và đương kim Giám đốc Yok Đôn - suốt cả đêm (họ chạy vào trú thân trong đồn biên phòng).
Nhưng rồi lâm tặc không bị xử lý, chiếc xe tiếp tục được… lưu thông. Có vụ ông Thiện và cán bộ vây bắt lâm tặc ở ngay trạm bảo vệ rừng số 6, với tang vật là khúc gỗ hương lớn, có chu vi vòng gốc tới 3m (!), những tưởng lập công thì được “vinh danh”, ai ngờ các cán bộ, Đảng viên tham gia phi vụ này đều bị kiểm điểm!
Đơn tố cáo của ông Thiện có những chi tiết rất thuyết phục: tại tiểu khu 434, ngày 20.2.2011, có ít nhất 32 cây giáng hương đường kính từ 0,5 đến 1m bị chặt hạ, số gỗ bị xẻ ít nhất 80 -100m3 (với giá 40 triệu đồng/m3!). Việc này đã được trạm kiểm lâm ĐangPhôk báo cáo đàng hoàng, lãnh đạo Vườn cứ “mặc kệ”. Cho đến khi nghe tin có đoàn Tổng cục Lâm nghiệp do Cục trưởng Cục Kiểm lâm đích thân vào kiểm tra, thì họ mới tá hỏa cho người đi thu gom cành ngọn, đốt cháy phần gốc còn lại của các cây gỗ quý đã bị chặt nhằm phi tang!
Rất tiếc cho những người giữ rừng kiểu ăn thịt rừng “chùi mép” bằng cách xóa dấu vết rừng chết, rằng: hôm họ “phóng hỏa” đối phó với đoàn kiểm tra, lại có sự xuất hiện bất ngờ của phóng viên các báo: Báo Lao Động, TTXVN, báo Sài gòn giải phóng, báo Quân đội nhân dân... Chuyện kiểm lâm đốt gốc cây trong vùng lõi VQG để “phi tang”, vì thế mới “vỡ ổ con chuồn chuồn”.


Cơ quan điều tra cấp trên cần sớm vào cuộc!

Tôi thật sự thấy hổ thẹn với rừng, khi đi trong cảnh những cây gỗ hương vài trăm năm tuổi bị xẻ thịt, những gốc cây rừng bị đốt la liệt như vậy - trong khi cơ quan chức năng bỏ mặc rừng, nhiều người chỉ biết đến cãi cọ, tố cáo, hạ bệ nhau bằng đủ “mánh”, họ không quên cả chiêu bài dùng chính cái chết của rừng và đường đi mờ ám của gỗ rừng để anh nọ “bắt lỗi” anh kia. Chỉ vài năm nữa thôi, cứ với đà này, Yok Đôn sẽ không còn cây gỗ quý nào nữa.
Những báu vật đắt đỏ này bị tàn sát hoang phí, số tiền khổng lồ đó, rơi vào túi ai? Nỗi đau của bà mẹ rừng, biết kêu ai? Điều hết sức vô lý, là chúng ta đã biết rõ sự bất lực “khó hiểu” của cơ quan chức năng ở Yok Đôn và địa phương, họ để lâm tặc xẻ gỗ trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của quốc gia, cứ như đẵn cây mít cây ổi trong vườn nhà mình - nhưng chưa ai đưa ra được một giải pháp hữu hiệu! Nay, xin hỏi thẳng: họ im lặng vì sợ bị lâm tặc trả thù như đã từng xảy ra, hay họ im lặng vì “ngậm miệng ăn tiền”? Khoan hãy trả lời câu hỏi này.
Chỉ biết, mới đây công an tỉnh Đăk Lăk có bắt một xe tải chở 27m3 gỗ hương, sau khi nó đi 40km xuyên VQG Yok Đôn, qua 2 trạm kiểm soát làm việc tích cực 24/24 giờ. Một nhân viên trạm kiểm lâm bị công an tạm giam 8 tháng vì dính lứu tới vụ “bảo kê” này. Thêm nữa, vừa qua, khi điều tra theo đơn tố cáo, chính Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đăk Lăk và Ban Giám đốc VQG Yok Đôn, cũng khẳng định: cần loại bỏ những “con sâu” trong lực lượng kiểm lâm của VQG Yok Đôn.
Ông Lữ Ngọc Cư, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk còn nhấn mạnh: “Có nhiều người dân báo tin cho tôi, lâm tặc đang phá rừng ở VQG Yok Đôn và họ còn chỉ cách cho tôi nên đem lực lượng công an hay quân đội vào để xử lý, chứ kiểm lâm và một số cán bộ đã bị lâm tặc mua chuộc rồi, không xử lý được đâu”. Giám đốc Yok Đôn, ông Trương Văn Tưởng cũng phải thừa nhận sự thực kể trên.
Vậy là, trong nỗi hổ thẹn với rừng của tôi và rất nhiều người, một câu hỏi nữa lại đặt ra: Tại sao chúng ta không có biện pháp mang tính hiệu quả hơn để cứu những cánh rừng quý báu cuối cùng của Tây Nguyên? Tại sao không yêu cầu cơ quan điều tra cấp trên vào cuộc? Sự lộng hành của lâm tặc bấy lâu nay ở Yok Đôn, chỉ vì một lý do: chúng ta đã để cho chúng coi thường pháp luật. Chúng ta đã không xử lý nghiêm theo luật định các hành vi tàn độc với thiên nhiên, tàn độc với người giữ rừng chân chính. Cái kiểu giữ báu vật rừng như thế, làm sao tôi “đi xem rừng chết” mà không thấy hổ thẹn được?


Đỗ Doãn Hoàng
Báo Lao Động

Ng.Tr.Duong Hanoi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đà Lạt: Xây "Vạn Lý Trường Thành" trong khu du lịch



Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không... Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/Da-Lat-xay-Van-ly-truong-thanh-1.JPG2.jpg



"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt"?
Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lý Trường Thành dài mấy trăm mét làm "điểm nhấn"(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa.

Nghe xong, tôi thấy bàng hoàng, bán tín bán nghi và quyết trực tiếp đến "hiện trường" để xác minh sự thật.

Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ nổi tiếng của Đà Lạt, tôi thật sự bất ngờ với khung cảnh và những gì người ta xây dựng nơi đây. Điều đầu tiền đập vào mắt khiến tôi bắt đầu tin lời anh bạn thông báo: Tấm bảng ngay cổng vào liệt kê các hạng mục tham quan trong khu du lịch, trong đó  dòng thứ ba từ trên xuống ghi rõ ràng: Vạn Lý Trường Thành.

Đi sâu vào phía sau khu du lịch, tham quan qua một vài hạng mục đại loại như cây Vĩnh hằng, nhà cổ, bàn xoay, vườn thú lạ... thì đến một lối đi được xây dựng chắc chắn bằng bậc tam cấp, hai bên được xây thành cao theo đúng "bản sao" Vạn Lý Trường Thành.

Tường thành này là công trình xây dựng đồ sộ nhất. Nhìn sơ cũng có thể thấy ý đồ của những nhà quản lý khu du lịch là muốn xây dựng "tường thành" này làm "điểm nhấn" cho toàn bộ khu du lịch.

"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" được xây dựng khá dài, khoảng 300m, uốn lượn, vắt vẻo từ ngọn đồi bên này, sang đến ngọn đồi bên kia của toàn khu. Ở hai đầu "trường thành" cũng được xây dựng cổng thành hẳn hoi, có hình vuông, mỗi bề khoảng 3m, cao hơn tường thành. Bên trên cổng thành còn có hai tượng lính kiểu cổ xưa của Trung Quốc đứng canh thành với giáo mác trong tay.

Đi từ phía thành bên trái khu du lịch xuống dưới hẻm núi, nơi có lối dẫn tới làng văn hóa dân tộc, nơi trưng bày các lọai công cụ, đồ gốm, rượu cần, nhạc cụ của người dân tộc ở vùng cao nguyên xung quanh đỉnh Langbiang, thì tấm bảng ghi "làng văn hóa dân tộc" lại được gắn trên cổng của "Vạn Lý Trường Thành".

Bất ngờ hơn, bởi nơi một cái cổng cạnh đó nữa, người ta khắc dòng chữ nổi tiếng khắp thế giới: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Đây đích thị là ý muốn "dựng" Vạn Lý Trường Thành giữa cao nguyên Đà Lạt chứ không phải là nhầm lẫn nữa.

Cách cái cổng có dòng chữ "Bất đáo..." ấy vài bước chân, giữa một đám cỏ bên cạnh Trường Thành là một nhóm quân tượng được dựng nên, với hình hài, áo mão, vũ khí trong tay. Đặc biệt là "cái thần" trên khuôn mặt của những quân tượng này như đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để "giữ" thành vậy.

Dẫn đầu đội quân ấy có hẳn một tay tướng chỉ huy đàng hoàng. Tất cả có bề ngoài như đội quân của Tần Thủy Hoàng từng được dựng trong phim ảnh Trung Quốc. Điều đáng nói là tất cả "Trường Thành, "toán lính" này nằm sát bên 1 nhà trưng bày và 1 sân khẩu biểu diễn cồng chiêng. Nơi mà khu du lịch vẫn thường tổ chức cho du khách khi có yêu cầu.

Khi bếp lửa bập bùng với tiềng cồng chiêng của núi rừng vang lên ở đây, thì những "tượng lính" nằm bên cạnh có thể "canh giữ" cho cuộc vui ấy?

Thật là lạ. 1 công trình văn hóa nằm trong 1 khu du lịch nổi tiếng, được xây dựng đã nhiều năm, được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phê duyệt hẳn hoi, lại "ngoại lai" đến mức... đáng kinh ngạc như thế?

Hội chứng bắt chước hay tâm lý "vong bản"?
Ai cũng biết, 1 công trình văn hóa du lịch cho cộng đồng, điều trên hết nó phải mang tính giáo dục- giáo dục thẩm mỹ, giáo dục về cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc... cho bất cứ ai đến thăm, vui chơi, nhất là với thế hệ con cháu chúng ta.

Cái điều quá đỗi đơn giản ấy lại được những người "giàu trí tuệ" dựng lên đây một công trình "Trường Thành" hoàn toàn của Trung Quốc. Thử hỏi những ai là "tác giả" của công trình ngoại lai này, và muốn giáo dục điều gì cho mọi người?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/_resampled/ResizedImage273412-15069-Da-Lat-xay-Van-ly-truong-thanh-2.JPG.jpg



Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qua nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không? Hội chứng a dua kiểu ấy chỉ có thể chấp nhận được nếu đó là trẻ con. Hay như các chị em phụ nữ ta thường  "hâm mộ" các tài tử điển trai trêm phim ảnh xứ Hàn.

Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

Thật đau lòng và xấu hổ. Đứng xem đoạn "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" 1 lúc, tôi đã chứng kiến hàng trăm người, từ già trẻ, lớn bé thi nhau đứng ở mọi góc độ của "trường thành" này để chụp hình lưu niệm.

Có người còn cho trẻ con khoác lên mình những bộ đồng phục, mũ mão của "Hoàng Châu Cách Cách" ngay tại quầy phục vụ của khu du lịch bên cạnh, để đứng lên "cổng thành" chụp hình lưu niệm nữa. Thật tội nghiệp cho khách du lịch.

Họ chỉ biết những đọan tường thành, cổng thành, quân tượng, những bộ đồng phục đỏ đỏ, vàng vàng ấy "đẹp" thì  chụp thôi. Họ đâu có tội gì? Tội là của những người đã "dựng" lên cái công trình "ngoại lai" này, trong khi thành, lũy của bao nhiều triều đại kiêu hùng của ông cha ta thì họ không xây nổi một mét.

Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ?

TRẦN TRUNG SƠN  (Vietnamweek.net)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [108] [109] [110] [111] [112] [113] [114] ... ›Trang sau »Trang cuối