Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Không được văng tục

Văn Công Hùng


Là mình tự dặn mình khi hôm nay, đồng loạt các báo đưa tin các ông bà giám đốc mấy công ty công ích ở Sài Gòn hưởng lương sơ sơ vài trăm triệu một tháng.

Không, mình sẽ không văng tục dù mồm mình nó... ngứa lắm rồi.


Cái ông giám đốc công ty thoát nước là lương hoành nhất, hơn 2,6 tỉ một năm. Thú thật là sáng nay tôi phải nhờ em kế toán tính hộ, rằng thì là tóm lại nó là mấy triệu một tháng. Huhu, hơn 200 triệu. Quả là thiên đường. Ở Việt Nam có người hưởng lương mỗi tháng mua được một cái ô tô.

Mình nhớ, đã dăm lần móc tiền biếu những bà cụ, ông cụ, mỗi ngày kiếm dăm mười nghìn. Mới đây nhất, bố anh cu thủ khoa đại học Y Hà Nội đã ngủ cống để tiết kiệm tiền nuôi con ăn học- Ở ĐÂY. Thế mà vẫn còn người khổ hơn ông này- Ở ĐÂY. Chiều nay ngồi nhậu, mấy anh bạn bàn về chuyện thu nhập của... CSGT. Chao ơi, muôn hình vạn trạng và dích dắc ngúc ngắc. Nhưng dù sao họ vẫn đã chấp nhận mang tiếng xấu. Còn cái anh giám đốc công ty kia, nghĩ cho cùng, quyền hành gì mà anh hưởng lương kinh thế. Mà đấy là công khai nhé. Sáng nay mình đưa cái bảng lương của công ty thoát nước in trên báo cho 1 ông phó giám đốc điện lực tỉnh xem, ổng trợn mắt. Thứ tự lương là: giám đốc, kế toán, chủ tịch hội đồng quản trị, phó giám đốc. Trong khi ấy, lương công nhân chỉ 4, 5 triệu, và họ làm như trâu điên.

Vấn đề là, lương kinh hoàng thế nhưng thành phố Hồ Chí Minh tươi đẹp và hoành tráng vẫn... luôn luôn ngập. Chỉ có bọn táng tận lương tâm đến cùng cực mới mỗi chiều vẫn nhìn những con đường ngập lụt và thản nhiên ký nhận hơn 200 triệu đồng VN 1 tháng.

Tất nhiên mình biết, vẫn còn nhiều người, nhiều lắm, hưởng lương hoặc thu nhập cao hơn thế. Nhưng bằng cái sự đã từng bị chết máy, đã từng đẩy xe, đã từng hỏng giày... vì ngập nước ở Sài Gòn mà giờ biết mấy ông tiêu tiền thuế và tiền đóng góp của mình cao đến thế mà để thành phố ngập lụt thế thì không phẫn nộ mới lạ, không văng tục mới lạ.

Nhưng không được văng tục, văng thế nó... xúc phạm mồm mình, huhu.

Nhân đây bật mí một tí. Nhiều bác hay vào còm cạnh khóe nhà cháu, bảo rằng hưởng lương nhà nước này nọ, làm này nọ, tiêu tiền thuế của dân này nọ... Xin thưa, nhà cháu tốt nghiệp đại học chính quy từ năm 1981, xung phong lên Tây nguyên phục vụ ngay từ hồi ấy, giờ gọi là "quan" văn nghệ nhưng hoàn toàn không tham ô được, không tham nhũng được (mà có được  cũng không làm), lương tổng cộng tất cả bây giờ trong thẻ ATM (vợ giữ) có 6 triệu 2 một tháng. Mấy lần làm hồ sơ thi chuyên viên chính nhưng tỉnh Gia Lai cương quyết không cho- dù thừa tiêu chuẩn, vì rất nhiều ông bà học tại chức hoặc học trò mình đã là CVC rồi. Vấn đề là nếu là CVC thì sẽ có thêm mỗi tháng vài triệu hay sao ấy. Và nghe nói, đủ tiêu chuẩn thôi là 1 chuyện, nếu không biết đi lại gì đấy thì nghỉ. Và tớ nghỉ, đơn giản thế thôi.

Thì nhân mà nói thế, chứ mình quyết không màng cái món ấy. Nhưng khi nghe cái bọn vớ vẩn nào đấy nó hưởng lương công khai khủng thế thì cũng... hơi chạnh lòng.

Nhưng quyết không văng tuc.

Nên viết ra phát.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cuội bỏ gốc đa

Thái Sinh Thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2013 7:09 AM


Cuội cứ tưởng chỉ có một mình Cuội bị giam cầm trên cung trăng vì tội nói dối đã gây ra biết bao sự bực tức cho phú ông. Ai ngờ mấy năm nay Cuội lại được đón tiếp nhiều người từ hạ giới lên thế. Mấy ngàn năm nay sống trên cung trăng Cuội đã vô cảm với cuộc sống và những con người dưới hạ giới, nên khi những người dưới hạ giới chen chúc nhau lên cung trăng Cuội chỉ im lặng và nhe cái hàm răng ra cười. Nhưng hôm nay Cuội không chịu được nữa rồi mới hỏi những người đang chen nhau tranh giành chỗ ngồi của Cuội dưới gốc đa:
- Các người là ai mà lên đây tranh nhau chỗ ngồi với Cuội, dưới hạ giới hết chỗ ngồi rồi sao?
Một người có dáng đại trí thức với cặp kính cận dày như đít chai bước từ giữa đám người mặt mũi phương phi thừa mứa mỡ đáp:
- Cuội đó hè? Chúng tôi tưởng chú đã ngỏm củ tỏi từ mấy ngàn năm trước khi bị giam hãm trên chốn cao xanh này. Hoá ra chú mày vẫn sống nhăn răng ra đấy. Sức sống của Cuội khiến chúng tôi phải thèm muốn. Trước đây cung trăng là xứ sở của riêng chú mày, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên các nước Nga, Mỹ đều đã đưa được người lên cung trăng. Nay đến lượt các nhà trí thức Việt Nam chinh phục cung trăng...
Nghe tới đó Cuội không dám nhăn răng ra cười nữa mới khúm núm hỏi:
- Dạ thưa các vị cho biết tên và chức danh khoa học để Cuội còn đi báo với chị Hằng...
Một người đội mũ cánh chuồn phất cánh tay áo dài bước ra:
- Cuội ạ! Lẽ ra chúng tôi không phải giới thiệu tên tuổi và chức danh khoa học làm gì, vì chúng tôi đều nổi tiếng dưới hạ giới rồi. Nhưng Cuội hỏi thế thì xin giới thiệu vài người để Cuội biết mà báo với chị Hằng. Ông là tiến sĩ kia tốt nghiệp ở Hoa Kỳ hiện đang công tác tại Bộ D, bà mặc áo cánh chuồn màu đỏ kia tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp hiện đang công tác ở Viện X, Bộ Y , còn bác này là giáo sư, viện sĩ có hai bằng tiến sĩ một ở Nga và Ô-xtrây-li-a hiện đang làm cố vấn pháp luật cho Bộ A, anh kia là tiến sĩ đang tham gia giảng dạy ở Mỹ...
Nghe thế Cuội tái hết mặt vội lấy cái nón mê:
- Cuội xin vái lạy các tiến sĩ tài ba của Việt Nam. Sống ở trên cung trăng này không có trâu nên Cuội được chị Hằng giao việc chăn mây, đuổi gió buồn cô đơn mấy ngàn năm rồi. Nay xin hỏi các vị lên đây có việc chi hay vì tội nói dối nên bị đày lên cung trăng thay Cuội chăn mây, đuổi gió?
Cả đám tiến sĩ cười vang:
- Chúng tớ lên đây không phải để làm cái việc hèn mạt ấy. Chúng tớ lên đây để soạn thảo các văn bản luật cho cả mấy chục triệu dân Việt Nam thực hiện.
Cuội nghe thế thì run như cầy sấy:
- Dạ! Ví như cái thông tư cộng điểm vào đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng?
- Cái thông tư ấy rút lại rồi.
- Văn bản quy định người ngực lép không được lái xe?
- Văn bản đó chưa trình. Chúng tớ lên đây soạn thảo những bộ luật lớn, chứ không phải là những thông tư văn bản ẩm ương đó.
Đến lúc này Cuội mới hiểu:
- Dạ, Cuội hiểu, các tiến sĩ lên đây soạn những bộ luật, những văn bản trên cung trăng cho người dân hạ giới. Vâng đó là những văn bản đại chuẩn mực không chỉ áp dụng ở Việt Nam mà còn sẽ áp dụng cho toàn thế giới. Cuội xin nhường cung trăng cho các tiến sĩ.
Nói rồi Cuội cắp chiếc nón mê bước ra khỏi gốc cây đa. Vừa đi Cuội vừa cười, tiếng cười của Cuội nghe như khóc...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lên giám đốc Sở sau 2 năm “dính” chuyện “thi hộ”



TTO - Sáng 29-8, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Đông, Phó bí thư quận ủy Long Biên giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thay ông Vũ Văn Hậu về nghỉ hưu.

http://tuoitre.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=653275
Sáng 29-8, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (bên phải) đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Đông (bên trái) giữ chức Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội từ ngày 1-9-2013 - Ảnh: Phương Tuấn



Theo quyết định bổ nhiệm, ông Nguyễn Trọng Đông sinh ngày 3-9-1969, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội với thời hạn 5 năm kể từ ngày 1-9-2013.

Trước đó, tại thời điểm năm 2011 khi giữ chức Phó giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông từng liên quan đến vụ "thi hộ".

Cụ thể, theo phản ánh của học viên lớp tại chức chuyên viên chính khóa 2 - Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, vào ngày 19-10-2011, học viên Nguyễn Trọng Đông, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội, vắng mặt trong kỳ thi hết học phần (khóa học khai giảng ngày 22-8-2011). Trong khi đó, bài thi của ông Đông do một người khác thực hiện. Người làm hộ bài thi cho ông Đông là ông Phan Thanh Quang, cán bộ Sở Tài nguyên - môi trường TP Hà Nội, đã không nộp bài và bỏ chạy khỏi phòng thi. Giám thị phải lập biên bản với sự chứng kiến của đại diện lớp.

Theo lý giải của lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội tại thời điểm đó, bản tường trình của ông Đông khẳng định “không có việc nhờ đi thi hộ và trước khi đi công tác TP.HCM đã có đơn gửi Trường Lê Hồng Phong xin không tham gia kỳ thi này để thi vào lớp sau.

Tường trình của ông Quang cũng nói do nắm được lịch học của ông Đông nên vào trường mới biết có lịch thi nên đã tham gia thi. Việc tham gia thi, ông Quang khẳng định là chủ động chứ không có ai nhờ vả, thúc ép gì”.

Sau đó, ông Quang bị kết luận đã vi phạm khi tự ý đi “thi hộ” cho ông Nguyễn Trọng Đông tại kỳ thi hết học phần, vì vậy ông Quang bị kỷ luật ở mức khiển trách về mặt Đảng, khiển khách về mặt chính quyền.

Riêng ông Nguyễn Trọng Đông được luân chuyển về quận Long Biên tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức Phó bí thư quận ủy Long Biên vào tháng 6-2012.

XUÂN LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Xác định kẻ cắt cổ hai phụ huynh trước cổng trường

Sau khi cắt cổ hai người trước cổng trường tiểu học Tân Tạo A, hung thủ 33 tuổi được gia đình đưa lên bệnh viện tâm thần Trung ương II (Biên Hòa, Đồng Nai).

Hai phụ huynh bị cắt cổ trước cổng trường tiểu học
Giây phút 2 phụ huynh bị kẻ lạ cứa cổ

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/08/30/nghi-phanm-1377837204.jpg
Anh Phúc, một trong hai nạn nhân của vụ cắt cổ trước cổng trường. Ảnh: An Nhơn
Anh Phúc, một trong hai nạn nhân của vụ cắt cổ trước cổng trường. Ảnh: An Nhơn
Sáng 30/8, Công an quận Bình Tân, TP HCM cho biết, nghi phạm 33 tuổi cắt cổ hai phụ huynh đón con trước cổng trưởng Tân Tạo A vào chiều 27/8 ngụ tại phường Tân Tạo A. Sau khi gây án, anh ta được gia đình đưa lên bệnh viện tâm thần Trung ương II (Biên Hòa, Đồng Nai) "để chữa bệnh".

Theo điều tra ban đầu, 16h30 ngày 27/8, nghi phạm chạy xe Air Blade màu đỏ đen từ nhà đến trường tiểu học Tân Tạo A. Lúc này, có hàng trăm phụ huynh đang chờ đón con. Người đàn ông dựng xe bên đường, băng qua cổng trường, áp sát từ phía sau anh Hồ Đức Luận (31 tuổi) và kề dao cứa cổ nạn nhân từ trái sang phải.

Quá hoảng hốt, anh Luận hét lên: "Mày nhầm người rồi". Hắn đáp trả: "Nhầm gì mà nhầm" rồi tiếp tục từ phía sau giơ dao cắt cổ anh Phan Văn Phúc (28 tuổi) cũng đang chờ đón cháu.

Thấy cổ nhói đau, máu chảy đầm đìa, anh Phúc truy hô và đuổi theo hung thủ. Trong lúc tháo chạy, kẻ này giấu con dao vào ống tay áo và nhảy lên xe tẩu thoát về hướng quốc lộ 1A. Vài người phía sau đuổi theo cởi nón bảo hiểm ném về phía hung thủ nhưng không trúng.

Anh Phúc và anh Luận được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời và rất may không nguy hiểm đến tính mạng.

Công an Bình Tân đang tiến hành các thủ tục trưng cầu giám định tâm thần đối với nghi phạm.

An Nhơn
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Lớp tiếng Anh miễn phí của ông giáo già

Tan trường, thay vì đi chơi như các bạn, Thái Hoàng Linh về thẳng nhà thầy Thái Bá Am để học tiếng Anh. Ông giáo già chạy ra chạy vào trông nom bếp cơm, vừa hướng dẫn cho cô học trò cấp 2 của xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Hoàng Linh học thêm tiếng Anh ở nhà thầy giáo Am gần 3 năm nay, cứ rảnh lúc nào là em chạy qua để được ông chỉ bảo. "Thầy rất nhiệt tình chỉ bảo, quan trọng là phương pháp truyền đạt rất hiệu quả", cô học trò nói về thầy của mình.

Lớp học tiếng Anh của thầy Am khá đặc biệt: Miễn phí, trò đến lúc nào dạy lúc ấy bất kể giờ giấc nếu tranh thủ được giờ rảnh, một học sinh hay nhiều thì lớp vẫn tiến hành...

Thầy Thái Bá Am là một giảng viên về hưu, năm nay 75 tuổi và đã có 13 năm tự nguyện mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí ở xã Nghi Trung. Người đến xã dễ dàng bắt gặp những tấm bảng mời học "Tiếng Anh miễn phí cho mọi lứa tuổi", treo ở khắp nơi. Đấy là cách tiếp thị của ông giáo già.

Khuất sau xóm 4 là lớp học tại gia của thầy Am, ngôi nhà nhỏ mà hai vợ chồng ông giáo cùng người con gái bị tàn tật sống chung. Từ cổng vào đến nhà cũng đính khắp nơi nhiều câu ca dao, tục ngữ về việc học, viết bằng tiếng Anh, có dịch ra tiếng Việt...

Trước Hoàng Linh, đã có một tốp 5 học sinh vừa học xong ra về. Nhiều năm nay, có người tới học lúc mờ sáng, em đến buổi trưa, người học buổi tối. Theo thầy Am, lịch học và giờ giấc như thế này sẽ phù hợp với tất cả học sinh, đặc biệt là những cán bộ, người đi làm việc tranh thủ tới học.

Dáng người thấp nhỏ, vầng trán cao, giọng nói của thầy Am rất mạnh lạc và truyền cảm. "So với nhiều tấm gương từ thiện ở xã hội thì việc làm của tôi chả đáng gì đâu...", thầy giáo khiêm tốn.

http://m.f13.img.vnecdn.net/2013/08/30/cu-ong-day-tieng-Anh-2-1-1377860212.jpg
cu-ong-day-tieng-Anh-2-1-1377860212.jpg
Thầy giáo Thái Bá Am với giáo trình tiếng Anh tự soạn. Ảnh: Hải Bình.
Quê ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), sinh ra trong gia đình nghèo, với tố chất thông minh lại ham học hỏi, chàng trai Am thi đỗ vào Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội. Ra trường với tấm bằng giỏi chuyên ngành toán, thầy về công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, kết duyên cùng cô giáo cấp 2 Nguyễn Thị Hương. Hai vợ chồng tích góp lương mua vuông đất dựng nhà ở xã Nghi Lộc. Ngày ngày thầy Am dùng chiếc xe đạp cà tàng từ nhà tới trường hơn 15 cây số để lên lớp.

Là một giảng viên chuyên toán, thầy Am lại có niềm đam mê với môn tiếng Anh. Gần 40 năm gắn bó với trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, ngoài thời gian lên lớp giảng dạy, về nhà thầy luôn mở cửa đón những học sinh lui tới hỏi bài học thêm mà không lấy một đồng tiền công.

Nói về cơ duyên dạy học tiếng Anh miễn phí khi về hưu, ông giáo già cho biết, năm 2000 nghỉ hưu, một lần sang nhà hàng xóm chơi thấy cháu học sinh cấp 2 xin mẹ 20.000 đồng đi học thêm một buổi mà ông thấy xót quá. Tìm hiểu thêm, ông biết nhiều gia đình khác ở làng quê đều chung cảnh ngộ bố mẹ làm nông kinh tế khó khăn, để có tiền cho con học thêm là cả một vấn đề. "Tôi thấy sức khỏe và kiến thức của mình còn đủ để phụ đạo cho các em", thầy Am nói về ý tưởng mở lớp học.

Nghĩ là làm, ngay hôm sau thầy Am đặt thợ mộc làm mấy bộ bàn ghế rồi mua hộp sơn về bắt đầu viết các bảng hiệu mở lớp học "Tiếng Anh miễn phí cho mọi lứa tuổi" mang cắm ở các ngả đường trong xã. Ban đầu nhiều người nhìn thấy ngỡ thầy Am bị "dở", lại có người nghĩ thầy trưng biển học miễn phí để thu hút học sinh rồi sau đó mới tìm cách lấy tiền.

Mặc ai nói gì, thầy Am tới những gia đình hoàn cảnh khó khăn có con em đang đi học để trình bày ý tưởng. Ban đầu nhiều phụ huynh bất ngờ về tấm lòng của thầy. Rồi lẻ tẻ, có dăm bảy em học sinh trong xóm gần nhà thầy tới học. Những học sinh được thầy truyền giảng có phần bỡ ngỡ, sau tất cả vỡ ra được phương pháp học nên rất dễ tiếp thu và gần gũi. Tiếng lành đồn xa, lớp học của thầy Am ngày càng đông người tìm tới.

Nhiều người thắc mắc, một mình thầy thì làm sao có đủ thời gian, phương pháp để truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất đến với mỗi học sinh, trong khi mỗi người một lứa tuổi, một kiến thức khác nhau. Thầy Am cho biết, 4 yêu cầu nghe - đọc - noi - viết là nguyên tắc chung khi học tiếng Anh, phương pháp truyền đạt và giáo trình học mới là quan trọng nhất.

http://m.f13.img.vnecdn.net/2013/08/30/cu-ong-day-tieng-Anh-1-1-1377860211.jpg
cu-ong-day-tieng-Anh-1-1-1377860211.jpg
Một tập trong bộ giáo trình tiếng Anh tự soạn của thầy Am. Ảnh: Hải Bình.
Với kiến thức có từ thời sinh viên, tự mày mò nghiên cứu thêm trong gần 5 năm trời, thầy Am đã tự soạn một bộ giáo trình "Tiếng Anh không mệt", viết bằng tay. Bộ giáo trình gồm 2 tập, dày 800 trang, với 300 bài giảng. Theo thầy Am, mỗi bài giảng trong giáo trình là một nấc thang về kiến thức trong tiếng Anh.

Từ bộ giáo trình đặc biệt đó, mỗi học sinh khi tìm tới lớp đều được thầy xem như là một lớp học. Thầy Am không giảng chung cho tất cả mọi người một lúc, mà chọn phương pháp kèm riêng từng người. Ban đầu là những bài học đơn giản về ngữ pháp, từ vững, sau đó là nghe - nói - viết, rồi đến các bài khó hơn như học bằng phiếu, khi đưa ra một lá phiếu in hình con vật, đồ vật thì học trò lập tức phải đọc ra bằng tiếng Anh; qua băng đĩa... Nếu ai học hết trọn vẹn, thông thuộc 300 bài giảng trong 2 tập giáo trình nói trên thì gần như vốn kiến thức đã nắm rất chắc.

"Muốn học tiếng Anh tốt thì quan trọng nhất là phải luyện nhiều. Hãy để một quyển sách ngay dưới đầu giường, sáng mai ngủ dậy bật đèn là cầm sách lên để luyện đầu tiên, xem hôm qua mình học được những gì..", thầy Am nói về phương pháp ôn bài hữu hiệu khi ngủ dậy. Thầy luôn nhắc nhở học trò: "Ai không giỏi tiếng Anh thì đời vứt vào sọt rác. Đất nước mình nghèo, muốn tiến lên, giao lưu với thế giới bên ngoài thì phải giỏi ngoại ngữ".

Không chỉ học sinh cấp 2, 3 mà cả sinh viên, cán bộ công nhân viên cũng tìm tới thầy Am học. 13 năm nay, gần 500 người học tiếng Anh ở thầy Am. Trong số đó, em Nguyễn Ngọc Bảo, học sinh THCS Thanh Lâm (huyện Thanh Chương) đã đạt huy chương đồng cuộc thi tiếng Anh qua mạng (IOE) quốc gia.

Nhiều học sinh, phụ huynh mang tiền tới để hỗ trợ nhưng thầy đều từ chối. Lễ tết, bà con mang biếu lô thịt, cân hoa quả, thầy Am miễn cưỡng nhận. Điều thầy mong mỏi là tìm thêm một người đồng cảm, có kiến thức để chung sức mở rộng lớp học tiếng Anh miễn phí. "Nếu thêm một người nữa thì chắc chắn phương pháp học sẽ rất đặc biệt, ví dụ hai người diễn hoàn cảnh, đối đáp tiếng Anh với nhau để học sinh dễ tiếp thu", thầy Am nói.

Ông Phan Thế Hưng, Chủ tịch xã Nghi Trung (huyện Nghi Lộc) cho biết, tấm gương dạy học miễn phí của thầy Am thật đáng ngưỡng mộ. Đảng ủy, HĐND xã luôn nhiệt tình ủng hộ ông giáo già. Đã nhiều lần đại diện chính quyền địa phương tới thăm hỏi và động viên thầy tiếp tục cống hiến cho quê hương.

Hải Bình

....

Thật tuyệt vời!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh trường Lương Thế Vinh


'Mang phong bì đến nhà thầy cô là biểu hiện lệch lạc'


Nhân dịp đầu năm học mới, tôi xin gửi lời chào mừng tới các bậc cha mẹ học sinh trường Lương Thế Vinh. Tôi chân thành chúc các vị cùng gia đình mọi sự tốt đẹp, hạnh phúc.

Một trong những nhân tố làm nên thương hiệu Lương Thế Vinh là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh về đường lối giáo dục nhà trường. Nhân dịp năm học mới, với tư cách Hiệu trưởng nhà trường, tôi xin gửi tới các vị phụ huynh đôi dòng tâm sự về việc dạy dỗ con em chúng ta.

1) Xin các bậc làm cha làm mẹ hãy thận trọng và bình tĩnh khi nhận xét và đánh giá con cái của mình. Một số vị luôn luôn cho rằng con mình cái gì cũng nhất: xinh đẹp, thông minh, tài năng, trí tuệ…, họ tâng bốc con và làm cho đứa con cũng cảm thấy mình hơn người. Một số vị khác thì ngược lại, luôn luôn buồn bực vì con, chì chiết thậm chí mạt sát con, xem nó là thứ vất đi, khó dạy khó bảo, rồi chẳng làm nên cơm cháo gì…

Mỗi đưa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Nghệ thuật làm cha làm mẹ là biết cách khuyến khích, khen ngợi, nhưng không đề cao quá đáng những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục mà không vùi dập những điểm yếu của nó.

Một đứa trẻ kiêu căng, tự phụ hoặc một đứa trẻ tự ti, sợ hãi không phải là mục tiêu giáo dục của chúng ta.

2) Xin các vị đừng quá nuông chiều đến mức thỏa mãn mọi đòi hỏi của con cái. Hãy nhớ rằng con cái chúng ta luôn luôn “được voi, đòi tiên”, bởi vậy chúng ta cần cân nhắc trước yêu sách của con cái. Có thể các vị không thiếu tiền, nhưng ở đây là vấn đề giáo dục, nên có thể thừa tiền vẫn không cho. Trẻ em càng đươc nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút, mà đó là điều tối kỵ. Trước hết chúng phải biết ơn cha mẹ mình, biết rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn cha mẹ đã vất vả như thế nào để nuôi con ăn học. Sự biết ơn đó chính là một động lực để thúc đẩy các con ra sức học hành.

Đối với con cái, nếu “yêu cho roi cho vọt” là quan điểm sai lầm thì “yêu cho ngọt cho bùi” cũng sai lầm không kém.

3) Xin các vị đừng thương các con đến mức không để chúng đụng tay đụng chân làm bất kì việc gì, mà dành toàn bộ thời gian cho chúng “dùi mài kinh sử”. Con muốn giúp mẹ làm bếp thì “thôi con đi học bài đi, mẹ làm tí xong ngay”, ăn cơm xong thì “con nghỉ một lúc rồi học bài nhé, để mẹ rửa bát cho”.

Thế là có những đứa trẻ không bao giờ biết làm việc, kể cả những việc đơn giản như: quét dọn nhà cửa, lau rửa bát đĩa, ấm chén, tuới cây nhổ cỏ, vun luống tỉa hoa… Lớn lên chắc chắn chúng sẽ thành những kẻ lười biếng, xem thường lao động, coi khinh những người lao động. Là một thầy giáo lâu năm, tôi tin rút ra một nhận định: Không có lao động thì không có sáng tạo. Một người lười lao động thì chắc chắn không làm việc gì thành công.

4) Hãy dạy con cái chúng ta có tấm lòng nhân ái, biết làm việc từ thiện dù rất nhỏ và có thái độ thân thiện đối với mọi người. Lòng thương người, tính đôn hậu là tính tốt cơ bản nhất mà mỗi con người nên có. Hãy để cho trẻ con chúng ta biết đến, nghĩ đến biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, biết bao số phận cay đăng, biết bao hoàn cảnh ngặt nghèo của rất nhiều người trong xã hội. Đối với những người như vậy một sự chia sẻ về vật chất và tinh thần, một lời động viên, một cử chỉ đồng cảm … chính là thể hiện lòng nhân ái đối với họ. Lòng nhân ái trong mỗi người sẽ xóa tan sự đố kị, sự vô cảm, sự thù hận,,, và làm cho trẻ con của chúng ta tốt đẹp và cao thượng hẳn lên.

5) Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quang mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thể giới ảo.

6) Về việc học tập của con em, trường LTV chống lại việc học thêm một cách vô tội vạ. Nhà trường bố trí và sắp xếp kế hoạch thực hiện chương trình đủ để học sinh không phải học thêm. Việc học thêm chỉ mang đến những bất lợi cho học sinh: tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm vì đi đường, không có thì giờ để tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi… Học sinh Lương Thế Vinh được tuyển chọn một cách chu đáo, các em đều có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi hoặc khá. Học sinh như vậy, với đội ngũ thầy giáo có kinh nghiệm và với chương trình sắp xếp hợp lý …, chúng tôi tin rằng việc học thêm là không cần thiết.

Trên đây là một số ý kiến tâm sự muốn ngỏ cùng các vị của một người thầy giáo già luôn luôn cảm thấy hạnh phúc khi học trò của mình thành đạt.

Tôi chúc các vị và gia đình hạnh phúc

Văn Như Cương

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Là mơ hay là thật vậy ngh.mai?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

@Vodanhthi: Với GS Văn Như Cương thì chẳng có gì là mơ cả bạn à. Nhưng mình thấy nó giống mô tip bức thư của TT Abraham Lincoln gửi cho thầy giáo con trai ông cách đây gần 200 trăm năm. Và nếu vậy thì chắc mình đi sau họ cũng ... (!)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vâng, may mà chúng ta còn những người như thầy Cương, hoặc như nhóm Cánh Buồm, chẳng hạn.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bốn câu chuyện "ngược đời" của giáo dục Mỹ



Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.

Trẻ em Mỹ "không cần" trường
"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.

Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doquyen/2012_10_03/giao-duc-my-giaoduc.net.vn.jpg



Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà.

Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

Trẻ em Mỹ cũng không theo một chương trình thống nhất  
Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin. Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp.

Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp.

Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti.

Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.

Các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước
Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học.

Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh. Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, "không thể hiện các giá trị truyền thống", "gây phản cảm" đối với con gái bà.

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương. Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề "ngôn ngữ dung tục" của cuốn sách "Of Mice and Men" khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại "Of Mice and Men" cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.

Coi nhà trường như doanh nghiệp
Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.

Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: Học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài. Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.

Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật...Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 - 12 năm!

Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10 ngàn USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.5. Chuyện ngược đời thứ năm là bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới.

Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.

Ngô Tự Lập  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối