Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [82] [83] [84] [85] [86] [87] [88] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Rập khuôn là... giỏi!



TN - Nhiều phụ huynh cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên với văn mẫu vì nếu học sinh làm khác đi sẽ bị điểm kém.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201211/Hoang%20Nam/111/hoc-sinh.jpg
Ngay từ bậc tiểu học đến THPT, HS đã phải làm quen với các kiểu văn mẫu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch



Học tập theo...
Bài tập làm văn hiện nay của học sinh (HS) thường phải theo chuẩn mực chung. Tả cô giáo thì tóc phải đen nhánh, mũi dọc dừa, da trắng mịn; ông bà tóc phải bạc phơ; mẹ phải hiền, dịu dàng; cây bóng mát phải có câu đại loại “tán lá xòe ra như một chiếc ô lớn”. Tả cánh đồng thì “xanh ngun ngút, bạt ngàn lúa”, hay “lúa đang trổ đòng đòng” mà khi ra ngoài đời bao nhiêu HS thành phố không hề biết “đòng đòng” là gì nhưng vẫn tả.

Chính vì khuôn mẫu này nên có những câu chuyện cười ra nước mắt.

Một phụ huynh có con học lớp 2 ở Hà Nội bức xúc: “Cô giáo cho đề bài, hãy tả ông hoặc bà em. Con nhà mình chọn tả ông nội và tả rất thật, rất trong sáng rằng người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều quá”. Chị cho biết mình hài lòng về những câu văn tả thực ấy của con, vui khi con biết cách đặt câu như: “Tuy ông em béo nhưng đi lại rất nhanh nhẹn”. Thế nhưng thật không ngờ cháu được 5 điểm với lời phê lạnh lùng của cô rằng tả về ông ngây ngô quá. Cháu phụng phịu cho biết cô giáo bảo tả ông phải râu tóc bạc phơ, ánh mắt hiền từ, giọng nói trầm ấm, dáng đi đã chậm chạp thì mới... hay. “Tôi không biết phải nói với cô thế nào vì người ông trong bài văn điểm kém và “ngây ngô” ấy mới chính là người ông thực sự và hết mực thân yêu của cháu. Tôi không muốn con tôi tả về ông mình như một ông già xa lạ nào đó. Lẽ nào gần 60 HS trong lớp cũng đều có người ông, người bà giống hệt nhau như vậy?”, vị phụ huynh này trăn trở. Phụ huynh khác thì than thở: “Cô cứ nhất nhất bắt con tôi khi tả về người thân phải kể tên, tuổi, nghề nghiệp y như khai lý lịch. Khi cháu bảo em thấy bác em ở nhà nên không biết bác làm nghề gì thì cô bảo “vẫn phải nghĩ ra một nghề nào đó cho bác”. Vậy là cháu lại phải bịa là bác em làm nghề bác sĩ”.

Tả con vật thì có khuôn mẫu là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi nó giống cái gì, to bằng gì. Dẫn đến tình huống nực cười như sau: Một ông bố có con học lớp 3 phải kêu trời lên khi con tả con lợn: “Đầu con lợn to bằng đầu bố em, tai con lợn to bằng tai bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, đuôi con lợn giống em vì bố em bảo em là cái đuôi của bố em”.

Bài văn đúng chuẩn mẫu đến cuối mỗi bài phải nói lên cảm nghĩ của mình theo kiểu “xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để vui lòng”. Điều này đã ăn sâu vào học trò đến nỗi có trường hợp sau khi tả xong con bò, một HS lớp 4 đã kết luận: “Em xin hứa sẽ học tập theo... con bò để ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn”.

Cứ rập theo khuôn
Phần lớn giáo viên tiểu học sợ HS lan man và tả thực quá nên khi hướng dẫn làm tập làm văn, cô thường yêu cầu phải trả lời được đủ các câu hỏi mới đủ ý. Chẳng hạn khi tả cây, HS sẽ trả lời hàng loạt câu hỏi như: Cây có tán không? Có che mát không? Lợi ích của cây ra sao với con người? Một phụ huynh kể con gái chị chọn cây hoa đại, làm theo dàn ý của cô nên có những đoạn như sau: "Cây không có tán, rất ít lá nên không thể che mát được, lợi ích của cây đó là...".

Tương tự với thể loại văn viết thư. Thư gửi cho người thân hay thư làm quen cũng chả khác nhau là mấy. Để chuẩn bị kết thúc bức thư thì phải có câu “Thư viết đến đây đã dài, mình xin dừng bút”. Vậy là có không ít bài văn kiểu viết thư mới có vài dòng nhưng cũng để câu: “Thư viết đến đây đã dài”.

Nhiều trường ở Hà Nội đã cẩn thận đến nỗi yêu cầu HS phải có thêm cuốn vở “chuẩn bị tập làm văn”. Ở cuốn vở này, HS làm đi làm lại một bài văn để cô sửa cho đến khi nào thật đúng ý cô thì lúc đó bài làm mới được viết vào vở tập làm văn chính thức.

Phải học thuộc lòng
Học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài thi là tình trạng rất phổ biến ở các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông hiện nay. Nhiều phụ huynh có con học tại một trường tiểu học Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết gần đến kỳ thi, cô giáo cho HS khoảng 4 đến 5 đề trong chương trình. Lúc đầu các cháu tự làm, sau đó bố mẹ đọc và sửa lại rồi chuyển cho cô giáo (bắt buộc phải có chữ ký của phụ huynh chứng tỏ đã đọc sửa). Lúc này, cô giáo lần lượt đọc, sửa, rồi trả lại cho HS. Các em bắt buộc phải học thuộc lòng những bài văn này và đến các kỳ thi các em chỉ còn mỗi một việc là chép bài văn này ra. Có trường hợp phụ huynh phản ứng, không cho con học thuộc lòng thì con lại khóc lóc, vào lớp sợ cô la vì cô bắt từng bạn đứng lên trả bài xem có thuộc không.

Mọi thứ đều có khuôn nên HS cứ thế áp vào và sẽ đạt thành tích như mong muốn của giáo viên, nhà trường. Thế nên mới có chuyện lớp nào cũng đa số là HS giỏi. Chỉ có điều, cảm xúc thật của HS khi viết văn chẳng còn nữa, bảo sao HS ngày nay không yêu thích và hào hứng với môn văn?

Tuệ Nguyễn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Việc đại hệ trọng còn dập khuôn, kể gì 3 cái chuyện trẻ con!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm : Một việc làm hình thức



Theo báo GD&TĐ, Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho giảng viên (GV) trong cơ sở giáo dục đại học. Nhiều bạn đọc cho rằng, đây là vấn đề mà Bộ cần phải lắng nghe những ý kiến trái chiều của dư luận xã hội để xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định chính thức.

Thực ra, chủ trương này không mới. Với những mức độ khác nhau, mấy chục năm qua, bồi dưỡng NVSP cho GV là công việc Bộ đã làm và các trường vẫn làm thường xuyên, nhưng hiệu quả chỉ mang tính hình thức. Trong thực tế, rất nhiều người không có chứng chỉ NVSP nhưng dạy lại tốt hơn những người kiến thức NVSP được trang bị đến "tận chân răng". Nghệ thuật giảng dạy là bẩm sinh và tự đào tạo mà có. Đã gọi là bẩm sinh thì không ai dạy được; còn tự đào tạo là công việc suốt đời.

Từ ngày có các trường ĐHDL đến nay, ở đâu thỉnh giảng được mời cũng có GV sư phạm và GV ngoài sư phạm. Bộ thử thăm dò ý kiến SV các trường đó xem ai dạy tốt hơn? Nếu chất lượng dạy như nhau thì bày ra việc bồi dưỡng NVSP cho GV đại học chỉ là cách tìm công ăn việc làm cho một số người.

Từ bao năm nay, ở ta, dạy vẫn là quyền của thầy còn học là bổn phận của trò. Thầy được dạy và trò phải học. Thế nên mới có chuyện trớ trêu:  nhiều người không có khả năng làm khoa học, thậm chí cả đời chưa viết được một trang cho ra hồn lại hướng dẫn người khác nghiên cứu khoa học; dạy dở đến mức ma chê qủy hờn nhưng lại đi bồi dưỡng NVSP cho người khác!

Còn nhớ cách đây khoảng 30 năm, khi các trường ĐH phía nam vừa mới thành lập, Bộ đã tổ chức một đoàn cán bộ vào bồi dưỡng NVSP cho GV. Trong đoàn, ngoài một số GV của ĐHSP1 Hà Nội còn có nhiều cán bộ nghiên cứu của viện X,Y nào đó của Bộ. Hình như mấy vị này mới tập tửng đứng trên bục giảng, lấy giáo viên trẻ chúng tôi làm "thao trường diễn tập" nên rốt cuộc, họ đã không thành công. Gía như Bộ phân công những giáo sư có uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy biên soạn tài liệu phát cho chúng tôi đọc thì đỡ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của người học biết bao nhiêu?

Vì nay lâu loại chứng chỉ này vẫn là một điều kiện cần (một loại giấy thông hành) nên tất cả những SV tốt nghiệp các trường ngoài sư phạm muốn làm nghề dạy học đều phải theo học các lớp bồi dưỡng NVSP. Năm nào SV cũng than phiền với chúng tôi, rằng dạy "Phương pháp dạy học" mà chẳng thấy phương pháp nào cả; rằng sư phạm mà không mô phạm, GV nào cũng chỉ dạy buổi 2 tiết rưỡi, ngày 5 tiết nhưng tính 10 tiết; rằng đánh giá thiếu khách quan, đến lớp hay không đều có chứng chỉ, miễn là nạp đủ học phí. Các em không biết rằng, một khi cả người học lẫn người dạy, thậm chí cả các nhà quản lí đều coi đó là việc làm hình thức thì nghiêm túc làm gì, chất lượng làm gì và khách quan làm gì?

Như thế, "bị" bồi dưỡng NVSP chẳng qua là vì áp lực của chứng chỉ. Nếu khi thi tuyển công chức, ai dạy không được là loại, hoặc hết thời gian tập sự, ai dạy không đạt yêu cầu là đào thải thì cần gì chứng chỉ.

Giáo dục Việt Nam tụt hậu không phải vì thiếu các loại chứng chỉ mà vì thiếu những người thầy thực sự là thầy. Nếu Bộ GD&ĐT mạnh dạn chuyển hết những GV yếu kém, trong đó có cả tiến sĩ, sang làm các công việc khác thì ngay lập tức giáo dục ĐH sẽ đổi sắc thay da.

VŨ KHUÊ  (Văn hóa Nghệ An)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Giáo dục đại học: không thể lấy ngắn nuôi dài



SGTT.VN - Bạn đã sinh ra với tiềm năng/ Bạn đã sinh ra với tư chất tốt và lòng tin/ Bạn đã sinh ra với các lý tưởng và những giấc mơ/ Bạn đã sinh ra với sự vĩ đại/ Bạn đã sinh ra với đôi cánh/ Bạn sinh ra không phải để bò, nên đừng làm thế/ Bạn có cánh/ Hãy học sử dụng chúng và bay (thơ Rumi)

Nhà thơ Ba Tư Rumi thế kỷ thứ 13, người có ảnh hưởng lớn đến văn học Hồi giáo, những vần thơ như muốn nhắc nhở và đánh thức lại sự to lớn, giàu có tiềm tàng trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta cần lắm những lời nhắc nhở như thế trong thời đại tù mù những giá trị này.

Charles William Eliot, chủ tịch đại học Harvard từng nói: “Sự vĩ đại đích thực của một quốc gia không nằm ở lãnh thổ, thu nhập, dân số, thương mại, hoa màu hay hàng chế biến, mà chính ở các giá trị tinh thần và phi vật chất; ở sự tinh khiết, sự dũng cảm và tính chính trực của dân tộc đó, ở thi ca, văn chương, khoa học và nghệ thuật mà dân tộc đó đã tạo ra, ở giá trị đạo đức của lịch sử và đời sống của họ”. Thời điểm bài nói chuyện của Eliot chưa lâu lắm. Nó nằm trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của đại học châu Âu, lan truyền và tạo sự chuyển biến có tính cách mạng đến Hoa Kỳ và dần dần ra khắp thế giới.

Tinh thần đại học

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=184760
Bạn trẻ hãy gìn giữ lý tưởng cho đường xa. Không phải “lấy ngắn nuôi dài” như người ta thường nói về cách làm ăn của những người nghèo. Ảnh: NLĐ



Nếu với sự ra đời của đại học Trung cổ, học thuật được thể chế hoá, tạo ra cái nhà của minh triết thì sáu thế kỷ sau, với sự ra đời của đại học Đức theo tinh thần Humboldt, khoa học được thể chế hoá rộng rãi ở một cấp bậc cao. Thể chế hoá học thuật là đặc thù của châu Âu, mà các nền văn minh khác, như Islam hay Trung Hoa, tuy từng có những tiến bộ lớn hơn, lại không có.

Với Wilhelm von Humboldt, đại học trở thành đại học của khoa học, văn hoá, của sự tự rèn luyện toàn diện nhân cách con người, do đó mang tính đạo đức, nhân văn và là hạt giống trí tuệ của quốc gia. Đại học sẽ làm cho con người thành những chủ thể nhân văn, và thông qua họ, làm cho bộ máy nhà nước nhân văn và khai sáng. Đại học Berlin, cùng với cuộc cải cách giáo dục phổ thông của Humboldt, mang sứ mệnh chuyển đổi cả một nhà nước cũ kỹ vừa bị quân đội Napoleon đánh sập thành một nhà nước hiện đại để vực dậy đất nước, “lấy sức mạnh tinh thần để bù đắp những mất mát vật chất”. Humboldt là người đã nhìn thấy xa các yêu cầu tối thượng của cuộc canh tân đất nước, và đại học Humboldt chính là đại học trồng người, là nguồn nguyên khí quốc gia cho mục tiêu đó.

Lý tưởng tuổi trẻ

Abraham Lincoln, trong bài diễn thuyết trước học sinh trường trung học Springfield bang Illinois năm 1838, đã nói: “Những cánh đồng vinh quang của quá khứ đã được thu hoạch và sử dụng rồi, nhưng những người thu hoạch mới chắc chắn sẽ xuất hiện, do đó họ phải tìm cho mình một cánh đồng mới và gieo trồng lấy. Họ có thể tìm lấy vinh quang bằng cách hỗ trợ và gìn giữ một lâu đài được xây nên bởi người khác chăng? Chắc không. Có nhiều người đầy đủ tài giỏi để thực hiện những nhiệm vụ của mình nhưng không khao khát gì xa hơn mấy chiếc ghế trong quốc hội, hay trong chính phủ. Nhưng những người đó không thuộc về dòng sư tử, hay họ đại bàng. Sao, các bạn nghĩ những vị trí đó sẽ thoả mãn một Alexander, một Ceasar, hay Napoleon chăng? Không bao giờ. Thiên tài cao ngất xem thường lối mòn đã đi. Họ tìm những vùng đất chưa bao giờ khai phá. Họ không tìm sự khác biệt trong việc thêm bớt một hai chi tiết ở những tượng đài của sự nổi tiếng được dựng lên trong ký ức của những người khác. Họ từ chối cho rằng phục vụ một người chủ là đủ vinh quang. Họ ghét bước theo dấu chân của bất cứ ai khác, dù nổi tiếng đến đâu. Họ khao khát cháy bỏng sự khác biệt.

Bạn trẻ hãy gìn giữ lý tưởng cho đường xa. Không phải “lấy ngắn nuôi dài” như người ta thường nói về cách làm ăn của những người nghèo, mà ngược lại “lấy dài, lấy lý tưởng vô hạn của các bạn, để nuôi dưỡng các bước chân hữu hạn trên đường xa”...

Những trang lịch sử oai hùng rồi đây cũng sẽ đi qua, phai nhạt trong ký ức. Chúng là tiền đồn của sức mạnh, nhưng cái mà một kẻ thù xâm lược không làm được, thì trọng pháo của thời gian có thể làm được: đó là sự im bặt...”

“Chúng là những cột trụ của lâu đài độc lập, tự do – Abraham Lincoln nói tiếp – Chúng đang bị vỡ đi, toà lâu đài sẽ có nguy cơ sụp đổ, trừ khi chúng ta, những kẻ hậu sinh, cung cấp những cột trụ mới, nhưng lấy từ đâu? Từ những tảng đá rắn chắt của lý trí tỉnh táo. Sự cuồng nhiệt đã giúp chúng ta một thời, nhưng có thể nguy hiểm trong tương lai. Lý tính tỉnh táo, được suy tính và không cuồng nhiệt, sẽ cung cấp cho chúng ta các chất liệu cho sự hỗ trợ và bảo vệ tương lai. Hãy để các chất liệu ấy hun đúc thành trí khôn đầy đủ và đạo lý trong sáng trước tình yêu và sự kính trọng những quyền lợi tối thượng của tổ quốc”.

Thực tế, Abraham Lincoln đã sống đúng với những gì ông nói, và ông là một cột trụ vững chắc của Hoa Kỳ.

Bạn trẻ hãy gìn giữ lý tưởng cho đường xa. Không phải “lấy ngắn nuôi dài” như người ta thường nói về cách làm ăn của những người nghèo, mà ngược lại “lấy dài, lấy lý tưởng vô hạn của các bạn, để nuôi dưỡng các bước chân hữu hạn trên đường xa” của những người giàu, rất giàu lý tưởng, để chúng ta trở lại những ý tưởng cao cả ban đầu của nhà thơ Rumi!

                                                                                        Nguyễn Xuân Xanh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sẽ miễn học phí cho sinh viên chuyên ngành Mác Lê-nin



Nếu được phê duyệt sinh viên (SV) học chuyên ngành Mác Lê - nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần sẽ được miễn học phí.

Thông tin đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011đến năm học 2014 - 2015 do Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến ngày 21/12.

Theo đó, dự thảo bổ sung thêm đối tượng miễn học phí gồm: SV học chuyên ngành Mác Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần.

(VietnamNet)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Suy ngẫm về nền giáo dục Mỹ (Phần I)
Link cố định 29/11/2010@21h18, 2194 lượt xem, viết bởi: bichthuyhn
Chuyên mục: Chuyên đề khoa học

Sau những ngày lưu lạc tại châu Phi, tôi trở về Việt nam và quyết định sẽ không bao giờ đi nước ngoài dài ngày nếu không có gia đình. Chính vì vậy, khác với những sinh viên cùng lứa, tôi đã đi du học cùng với cả một gia đình kồng kềnh. Điều này làm cho tôi vất vả hơn rất nhiều nhưng cũng giúp tôi có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn và học được nhiều điều ở ngoài mái trường của mình. Gia đình tôi có bốn thành viên thì cả bốn đều đến trường - chồng tôi đi làm nhưng vẫn theo một lớp học ngoại ngữ buổi tối tại nhà thờ. Việc học hành của các thành viên trong gia đình giúp tôi học được nhiều điều từ ngành giáo dục của nước Mỹ hơn từ những lĩnh vực khác. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ những quan sát và suy ngẫm của mình về nền giáo dục của nước Mỹ.

*********

Hai năm sống trên một đất nước phát triển như nước Mỹ, tôi thường tự hỏi điều gì đã giúp cho đất nước này phát triển như vậy. Câu trả lời của tôi là cả một danh sách dài nhưng một điểm sáng trong danh sách ấy là nền giáo dục, một nền giáo dục ưu việt về nhiều khía cạnh.

Trước hết nền giáo dục Mỹ là một nền giáo dục mang tính nhân văn cao.

Khi con trai tôi lên năm, tôi nhận được một bức thư của sở giáo dục thành phố Baltimore thông báo chúng tôi bắt buộc phải cho con đến trường, đó là quy định của luật pháp Mỹ. Trước khi đặt chân lên đất nước này vợ chồng tôi vẫn lo lắng về những khoản tiền phải đóng cho các con đi học nhưng thực tế chúng tôi đã lo quá xa. Hệ thống giáo dục Mỹ bao gồm các trường của nhà nước và các trường tư thục. Nếu có khả năng, bạn có thể gửi con đến trường tư thục nhưng đại đa số người Mỹ và cả những người nước ngoài sống ở đây đều cho con đến những trường của nhà nước. Ở đây cha mẹ không phải đóng một khoản tiền nào cho việc con cái đi học, trừ tiền ăn trưa.

Đầu mỗi năm học tôi phải điền một mẫu thông tin về gia đình học sinh, bao gồm cả thu nhập của cha mẹ. Năm học thứ nhất bắt đầu khi chồng tôi chưa đi làm, thu nhập bình quân của gia đình tôi rất thấp vì vậy cả hai con của chúng tôi đều được ăn bữa trưa ở trường không mất tiền. Năm học thứ hai, chồng tôi đã đi làm nhưng là người duy nhất trong gia đình làm việc nên dù cho thu nhập của chúng tôi có khá hơn, chúng tôi vẫn bị xếp vào loại gia đình có thu nhập thấp và các con tôi được ăn bữa trưa ở trường mà cha mẹ chỉ phải đóng một nửa chi phí.

Các thầy cô giáo Mỹ không dạy thêm nhưng họ có lịch trực tại văn phòng để giải thích tất cả các thắc mắc của học sinh nếu có. Con gái tôi bắt đầu học lớp 11 khi chúng tôi đặt chân lên nước Mỹ. Lúc mới đến trường, cháu gặp khó khăn bởi ngôn ngữ bất đồng. Sau khi giờ học trên lớp kết thúc con gái tôi thường đến gặp những thầy cô giáo trực và chỉ ra về khi đã thực sự nắm được bài. Với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, chỉ cuối học kỳ đầu tiên con gái tôi đã đứng đầu lớp trong 4 môn học.

Trẻ em ở Mỹ được dậy những điều tưởng như rất bình thường nhưng lại mang tính nhân văn rất cao. Con trai tôi học mẫu giáo và sau đó là lớp tương đương với lớp vỡ lòng trước đây ở Việt nam. Tôi thật ấn tượng với những gì cháu được dậy ở trường.

Vào ngày lễ của Cha và ngày lễ của Mẹ, con trai tôi mang về nhà những món quà do cô giáo dạy cháu làm để tặng cha mẹ. Những món quà nhỏ ấy là những bức tranh, những bông hoa cắt dán, đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa. Mỗi khi trao những món quà nhỏ này cho tôi, con trai tôi thường ôm tôi nó và nói “Chúc mừng ngày lễ của Mẹ! Con yêu mẹ lắm!” Cháu cũng làm tương tự như vậy với bố cháu trong ngày lễ của Cha. Tôi hiểu con trai tôi được dạy cần yêu cha mẹ và cách thể hiện tình yêu ấy.

Vào ngày lễ Tạ ơn, con trai tôi mang về nhà một chiếc lõi ngô, một sợi dây nhỏ, một gói hạt kê, một chút bơ lạc và một tờ hướng dẫn. Theo hướng dẫn, tôi giúp con lăn lõi ngô lên bơ lạc rồi lên những hạt kê. Khi lõi ngô đã phủ đầy những hạt kê, tôi buộc sợi dây vào hai đầu bắp ngô rồi treo lên một cành cây trước ngõ. Con trai tôi được dạy: chúng ta cần biết ơn những chú chim bởi chúng làm đẹp cho môi trường và đây chính là việc làm thể hiện lòng biết ơn ấy. Nhiệm vụ của con trai tôi là ngồi ở một chỗ khuất để quan sát những con chim đến ăn hạt kê và đến lớp kể lại cho các bạn và cô giáo. Thằng bé hào hứng lắm. Sau ngày nghỉ lễ bọn trẻ tranh nhau kể lại những gì chúng đã quan sát được. Trong lớp cháu có một bạn không thấy chim đến nhưng đã thấy có một con sóc đến ăn hết những hạt kê. Cô giáo nhận xét “Chúng ta cũng phải cảm ơn cả những chú sóc nữa bởi chúng cũng là những con thú làm đẹp cho môi trường!”

Tôi thường cảm động khi nhìn thấy những người tàn tật trên đất nước Mỹ được xử sự chân trọng như thế nào. Những chỗ ngồi tốt nhất trên một chiếc xe bus là giành cho người tàn tật và người lớn tuổi. Điều này được ghi rất rõ ràng là “được luật pháp quy định”. Trong bãi đỗ xe, chỗ dễ đỗ xe nhất cũng được ghi rõ “giành cho người tàn tật”… Quy định này được thực hiện rất nghiêm ngặt bởi nó đã trở thành tiềm thức của mỗi người dân. Ở trường cấp III, con gái tôi được dạy “Chúng ta cần phải tôn trọng người tàn tật bởi mỗi chúng ta - xét về một khía cạnh nào đó, hoặc về thể chất hoặc về tinh thần - đều là người khiếm khuyết, người tàn tật”.

Tôi cũng rất ấn tượng khi được những người đàn ông không quen biết nhường bước hoặc mang giúp những vật nặng. Rồi đến một hôm tôi đã hiểu vì sao những người đàn ông làm những việc ấy một cách tự nhiên đến thế: Tôi có việc đến trường con trai và nhìn thấy các cháu xếp hàng vào lớp. Cô giáo nói “ladies first!” (có nghĩa là “các em gái đi trước”) vậy là các cháu trai đứng chờ cho các bạn gái vào lớp hết rồi mới bước đi. Hai từ này thường xuyên được cô giáo nhắc khi có những hoạt động tập thể và nó tạo nên một tiềm thức trong mỗi đứa trẻ. Mỗi khi đi đâu cùng tôi, con trai tôi thường đưa tay ra xin cầm giúp đồ cho tôi. Tôi ngần ngại bởi cháu còn quá nhỏ nhưng nó nói “I am a man, mom!” (con là một người đàn ông mẹ ạ!) Tôi hiểu, cũng như những trẻ em Mỹ, con trai tôi được dạy dỗ để tạo nên một thói quen tốt: nhường nhịn và giúp đỡ phụ nữ.

Tình bạn giữa các học sinh cũng được các giáo viên Mỹ rất quan tâm và chủ động xây đắp. Cô giáo của con tôi biết rất rõ con trai tôi chơi thân với những bạn nào và vì sao chúng lại chơi thân với nhau. Cô giáo cũng thường liên lạc với tôi khi mối quan hệ của bọn trẻ có điều gì không ổn. Có một buổi tối, tôi nhận được một cú điện thoại của cô giáo. Cô nói, con trai tôi chơi thân với một cô bé tên là Summer. Hôm ấy vì quá yêu bạn, con trai tôi đã cắn vào lưng Summer để lại vết răng cắn trên lưng cô bé. Tôi có nhiệm vụ nói chuyện với con trai về việc ấy. Ngày hôm sau con trai tôi mang con thỏ bông nhỏ mà nó yêu nhất đến trường. Tôi và con đi học sớm hơn mọi ngày và đứng ở cửa lớp để chờ Summer và cha cô bé. Trước mặt cha Summer và tôi, con trai tôi đã xin lỗi Summer và tặng cho cô bé con thỏ bông. Sau sự kiện ấy con trai tôi và Summer càng thân thiết với nhau hơn.

Khi gia đình tôi chuẩn bị về Việt nam. Cô giáo đã tổ chức một bữa liên hoan chia tay cho con trai tôi. Không biết tự bao giờ, cô đã chuẩn bị cho con tôi một cuốn album lưu lại những hình ảnh của nó cùng bạn bè. Món quà của cô giáo dành cho con trai tôi là một cuốn sách dạy làm diều – trò chơi mà con trai tôi rất thích. Có lẽ món quà ấy là mong muốn của cô dành cho con “mong cho cuộc đời con như một cánh diều gặp gió!”

Trong nền giáo dục Mỹ, càng lên cao thì tri thức càng được chú trọng hơn và chuyên sâu hơn nhưng sự dạy dỗ giúp cho trẻ nhỏ hình thành những nhân cách tích cực lại được chú trọng khi trẻ còn rất nhỏ, ở cái lứa tuổi mà con người ta hình thành tiềm thức và trên cơ sở đó những ý thức tốt sẽ được phát triển.

**********

Tôi xin dừng phần viết này tại đây. Nếu bài viết về chủ đề giáo dục của tôi không làm mất thời gian của bạn đọc tôi sẽ tiếp tục bàn về sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình, giáo dục tính độc lập và phát triển bản thân, tính thực tiễn và sự kết hợp giữa nhà trường và xã hội.
Chúc các bạn một tuần lễ tốt lành!

Hà nội, 29/11/2010
Phan Bích Thủy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Suy ngẫm về nền giáo dục Mỹ (Phần II)
Link cố định 02/12/2010@20h32, 2089 lượt xem, viết bởi: bichthuyhn
Chuyên mục: Chuyên đề khoa học

Cảm ơn các anh, các chị và các bạn đã đọc phần một bài viết về nền giáo dục Mỹ và động viên Thủy tiếp tục viết về chủ đề này.

Thủy xin tiếp tục chia sẻ những quan sát, trải nghiệm và suy ngẫm của mình về sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong nền giáo dục Mỹ.

*********
Nền giáo dục Mỹ là một nền giáo dục trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình

Trong hai năm sống trên đất nước Mỹ, tôi chưa một lần nào phải đi họp phụ huynh. Tất cả những thông báo của trường lớp tới cha mẹ học sinh đều thông qua thư từ. Vậy mà lại có sự kết hợp mật thiết giữa giáo dục tại nhà trường và tại gia đình học sinh.

Là mẹ, tôi thường xuyên phải học cùng cậu con trai mẫu giáo của mình. Khi con học đến các hình khối, bài tập của tôi là dẫn con đi quanh nhà, cho con quan sát và đếm, rồi ghi lại trong nhà mình có bao nhiêu đồ vật hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang và hình tròn. Tôi cùng con trai chui vào hết các xó xỉnh của căn nhà và la hét mỗi khi nhìn thấy một hình khối. Bài tập này thật là vui vẻ!

Khi thời tiết chuyển mùa từ hạ sang thu, bài tập của tôi là dắt con đi dạo trên đường phố, giải thích cho con sự khác nhau giữa mùa hạ và mùa thu. Tiết giao mùa mát dịu, hai mẹ con tôi nắm tay nhau bước đi trên con đường xào xạc lá phong. Con trai tôi nhặt hai chiếc lá vàng thật đẹp, kẹp vào cuốn vở bài tập để sáng hôm sau mang đến lớp. Những lúc đi học cùng con là những phút thư giãn tuyệt vời, nó giúp cho chúng tôi gắn kết với nhau và cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp quanh mình.

Trường tiểu học mà con trai tôi học lớp vỡ lòng thường kêu gọi cha mẹ học sinh làm tình nguyện. Chúng tôi có thể mang đến trường những nguyên vật liệu để làm đồ chơi hoặc giáo cụ giảng dạy cho các thầy cô giáo, cũng có thể tham gia làm những vật dụng này. Chúng tôi được khuyến khích tham gia trang trí lớp học vào đầu năm học hay những ngày lễ lớn như ngày Giáng Sinh và Năm Mới. Chúng tôi cũng có thể cùng với nhà trường tổ chức những lễ hội cho các cháu vui chơi như vào dịp lễ Phục Sinh, lễ Giáng Sinh hay lễ hội Mùa Xuân… Vì thời gian của tôi rất hạn hẹp, thỉnh thoảng tôi tình nguyện làm việc cho nhà trường vào buổi trưa. Tôi giúp các cháu ổn định chỗ ngồi và phân phát thức ăn bữa trưa cho các cháu. Công việc tình nguyện đơn giản này cho tôi cơ hội học thêm được nhiều điều hơn từ một trường tiểu học của nước Mỹ.

Có một điều làm tôi ngạc nhiên là ở bất kỳ một bến tàu, bến xe hay sân bay nào tôi cũng nhìn thấy những người Mỹ chăm chú đọc những cuốn sách trong khi tụi sinh viên Việt nam chúng tôi, cái tụi được tiếng là “mọt sách” lại tranh thủ “buôn dưa lê dưa chuột”. Điều gì khiến cho chúng tôi khác với những người Mỹ đến như vậy? Một lần nữa việc học hành của con trai tôi lại cho tôi câu trả lời: từ khi học mẫu giáo, bài tập về nhà của con trai tôi là mỗi ngày nghe người lớn đọc tối thiểu một câu chuyện. Sau khi tôi đọc truyện cho con, vì cháu chưa biết viết nên tôi sẽ phải giúp cháu điền vào một mẫu in sẵn tên truyện, tên tác giả, một vài câu tóm tắt nội dung truyện. Nhiệm vụ của con trai tôi là phải vẽ một bức tranh về điều nó có ấn tượng nhất trong câu chuyện. Đây là bài tập mà mẹ con tôi phải cùng làm mỗi buổi tối. Lúc đầu loại bài tập này thật khó khăn vì vốn tiếng Anh nghèo nàn của tôi nhưng đọc hàng tối cho con đã giúp cho vốn từ vựng của tôi ngày một phong phú hơn và tất nhiên với con trai tôi ý nghĩa của việc nghe đọc truyện còn lớn lao hơn thế rất nhiều.

Việc đọc sách của các học sinh được vẽ thành biểu đồ ngay ở cửa lớp và bọn trẻ cũng như cha mẹ chúng có thể nhìn thấy kết quả đọc của con mình so với bạn cùng lớp. Đến ngày Hội đọc sách, tất cả các học sinh được khuyến khích ăn mặc giống như nhân vật mà mình yêu thích và nói về nhân vật ấy. Trong ngày hội ấy, con trai tôi đã mặc bộ áo the khăn sếp truyền thống của Việt nam và nhân vật mà nó kể là người em trong truyện Cây Khế. Tôi cảm thấy vui vì trong nền văn hóa đa sắc tộc ấy, con trai tôi vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt nam.

Tôi biết ơn phương pháp học qua đọc truyện này lắm bởi sau này tôi đã áp dụng nó cho việc học piano của con trai khi chúng tôi trở về Việt nam. Những bài tập đàn đầu tiên của con cực kỳ khó khăn. Thằng bé nghe rất tốt nên luôn không hài lòng với những âm thanh do đôi bàn tay vụng về của nó tạo nên. Bực mình, có khi nó thượng cả hai chân lên những phím đàn hoặc nằm lăn ra đất đập chân thình thịch. Tôi suy nghĩ và áp dụng chiến thuật kể chuyện đã học được ở Mỹ với nó. Khi con trai chơi đàn, tôi ngồi bên cạnh cháu, nhắm mắt lại, lắng nghe và tưởng tượng. Khi nó kết thúc một bài đàn là lúc tôi phải kể một câu chuyện mà tôi đã tưởng tượng ra khi nghe con đàn. Câu chuyện dài hay ngắn là phụ thuộc vào bài tập của con dài hay ngắn. Vì muốn nghe những câu chuyện dài nên con trai tôi thường kéo dài bài tập của nó bằng cách tập đi tập lại một bản nhạc nhiều lần. Bằng cách ấy con trai tôi đã vượt qua những chặng khó khăn đầu tiên của môn học đòi hỏi cả trí tuệ, đôi bàn tay khéo léo và đức tính kiên trì. Về phần mình tôi học được không ít. Từ chỗ hầu như không hiểu biết gì, hơn tám năm lắng nghe con trai, tôi cảm nhận âm nhạc ngày một khá hơn và cũng như con, tôi yêu âm nhạc của các nhà soạn nhạc cổ điển châu Âu.

Với con gái lớn thì bài tập của tôi lại khác, tôi thường xuyên nói chuyện với con để hiểu được sự phát triển tính cách của con. Điều này rất quan trọng bởi lúc đó con gái tôi đang ở tuổi vị thành niên. Có một lần con gái mang về cho tôi một bài tập thực sự, một bài luận mà cha mẹ phải làm. Đề bài là “Hãy kể lại một điều khó khăn trở ngại mà bạn đã gặp phải trong thời thơ ấu và làm thế nào mà bạn đã vượt qua được trở ngại ấy.” Ngày ấy tôi đã viết về khó khăn của một cô bé lớn lên trong một gia đình phong kiến truyền thống vốn trọng nam khinh nữ. Bao nhiêu việc nhà đều đổ lên đầu cô bé ấy trong khi cô lại hưởng tình yêu thương và chăm sóc từ cha mẹ ít hơn hai cậu em trai. Cô bé ấy không vì thế mà không lớn lên, cô tìm mọi cơ hội, mọi nơi và mọi lúc để học và cô bé đã không thất bại vì hoàn cảnh của mình. Cô bé ấy chính là tôi và tôi đã viết bài luận ấy trong nước mắt. Con gái tôi đã đọc bài luận ấy và tôi tin rằng con đã học được một điều gì đó từ người mẹ. Tôi hiểu tất cả các bậc phụ huynh, không ngoại trừ một ai, đều có thể giành cho con cái mình không dưới một bài học bổ ích. Có điều làm thế nào để con cái chúng ta ngộ ra bài học ấy mà không phải thốt lên “Khổ lắm, cái chuyện ngày xửa ngày xưa ấy con biết rồi, bố mẹ cứ nói mãi!”

Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong nền giáo dục Mỹ tạo ra cho trẻ em những cơ hội để phát triển tối đa những khả năng mà trẻ có thể có được. Sự phối hợp này làm cho cha mẹ gắn kết chặt chẽ hơn với con cái mình và từ đó họ cũng học thêm nhiều điều từ nhà trường và từ chính những đứa con của mình.

*********
Thủy xin kết thúc phần hai bài viết của mình tại đây và mong nhận được ý kiến phản hồi của các anh, các chị và bạn đọc.
Chúc các anh, các chị và các bạn cuối tuần vui vẻ!

Hà nội, 2/12/2010
Phan Bích Thủy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Giao%20duc%20VDT/TruongTrungLapThuong_zps18a1f22c.jpg


Nghi mất tiền, trường giao học sinh lớp 2 cho công an



TT - Chuyện đau lòng đã xảy ra tại một trường tiểu học ở TP.HCM: cô giáo nghi ngờ một học sinh lớp 2 lấy của mình hơn 1 triệu đồng. Nhà trường đã mời công an xã đến trường hỏi cung và sau đó đưa em học sinh này về trụ sở.

Đến chiều em học sinh này mới được thả sau khi cô giáo phát hiện tiền vẫn còn trong giỏ của mình!

Theo lời bà Ngô Thị Mai - hiệu trưởng Trường tiểu học Trung Lập Thượng, Củ Chi, TP.HCM, sự việc có thể tóm tắt như sau: Sau giờ sinh hoạt dưới cờ vào buổi sáng 26-11, cô Th. - giáo viên khối lớp 2 Trường tiểu học Trung Lập Thượng - phát hiện số tiền hơn 1 triệu đồng đã không còn trong giỏ của mình. Một học sinh trong lớp mách: “Hồi nãy con thấy bạn T. (học sinh lớp 2/3) lục giỏ của cô”. Thế là cô Th. chạy sang lớp 2/3. Mới đầu cô Th. và giáo viên chủ nhiệm lớp 2/3 tra hỏi nhưng T. không nhận.

“Chỉ để dọa” (?)
Tiếp theo, cô Th. đã dẫn học sinh này xuống sảnh (phía trước văn phòng trường, đối diện với cổng chính của trường), tại đây có thêm thầy tổng phụ trách Đội và một giáo viên khác xúm lại cùng hỏi T. về việc lấy tiền. Lúc này cô bé gật đầu xác nhận và khai giấu ở nhà vệ sinh trên lầu 2. Nhóm giáo viên cùng bé T. lên lầu 2: không thấy gì cả. Lại tra hỏi. Bé T. nói giấu ở đám cỏ sau hè. Tìm nát đám cỏ vẫn không thấy gì.Bà Mai kể: “Bữa đó tôi hỏi “con có lấy không, có thì trả cô đi con”. Mọi người kiếm đổ mồ hôi hột mà không thấy.

Lúc đó, có giáo viên lên báo với tôi cách đó khoảng một tuần, T. quá giang xe của bà bán vé số và móc của bà ấy 1,2 triệu đồng, sự vụ này công an có vào cuộc và sau đó tiền đã trả lại cho người bị mất. Tôi nghĩ sự việc này lớn quá rồi, tưởng 5.000, 10.000 đồng thì rầy thôi chứ đây là sự việc lớn, để như vậy đâu có được. Thế nên khi thầy Đ. - tổng phụ trách Đội kiêm công tác tư vấn học đường - đề nghị báo công an, tôi “ừ” và nghĩ “ừ” là để dọa học sinh mà thôi” - bà Mai cho biết.

Người giám hộ ở đâu?
Khi hai công an xã Trung Lập Thượng đến trường và tiến hành hỏi cung, T. khai gửi tiền cho một người bạn đang học lớp 4. Nhóm người này kéo lên phòng học của lớp 4 nhưng không có học sinh nào nhận đã cầm tiền của T.. T. lại khai để ở nhà vệ sinh, đám cỏ, sọt rác... Lúc này mặc dù đang trong giờ học nhưng Th. - anh trai của T., hiện học lớp 5 cùng trường - cũng được gọi xuống để động viên em gái trả lại tiền nhưng vẫn không có kết quả.

Cuối cùng, T. bị giải về trụ sở công an xã. Theo lời ông Phạm Thanh Tâm - phó trưởng Công an xã Trung Lập Thượng, người trực tiếp thẩm vấn T.: “T. khai có lấy 1,9 triệu đồng của cô giáo, cột vào tờ giấy và bỏ ở hàng rào nhà trường. Tôi cho người chở bé T. về lại trường nhưng tìm ở hàng rào rất lâu không thấy gì. Rồi T. lại nói đưa cho mẹ hết rồi. Qua xác minh được biết mẹ T. không sinh sống tại địa phương. Sau đó, công an xã đành đưa T. cùng anh trai mình về trụ sở”. Hai học sinh tiểu học bị giữ ở xã suốt buổi trưa để phục vụ việc điều tra của công an.

Cũng theo lời ông Phạm Thanh Tâm: “Đến hơn 13g cùng ngày, khi nhà trường gọi điện lên báo rằng tiền vẫn còn nguyên trong giỏ của cô giáo thì chúng tôi cho hai cháu về nhà”. Tại sao công an xã bắt học sinh về trụ sở mà không có người giám hộ?

Ông Tâm lý giải: “Tình cờ bữa đó có một nữ trinh sát trên huyện xuống đây làm việc nên chúng tôi nhờ làm giám hộ luôn”. Nhưng nữ trinh sát ấy không phải người giám hộ hợp pháp? Ông Tâm thừa nhận: “Đúng ra người giám hộ phải là người thân của bé nhưng chúng tôi không liên lạc được. Bà ngoại bé thì đi chặt trúc thuê, không có nhà. Ở trường thì đang là giờ dạy, giáo viên không đi được(?)” (Trường Trung Lập Thượng dạy hai buổi nên 10g30 đã kết thúc giờ học buổi sáng - PV).

Bà Mai nói: “Khi công an lên làm việc thì tôi họp giao ban lãnh đạo, để thầy Đ. tiếp. Công an chở học sinh về xã hồi nào tôi cũng không biết. Khi biết, tôi có đề nghị thầy Đ. đi theo” (thầy Đ. kể với chúng tôi: “Tôi có đến công an xã nhưng ngồi ở ngoài chứ không vào trong” (?); ông Phạm Thanh Tâm thì khẳng định: “Khi đưa học sinh về xã, công an có xin phép giáo viên và ban giám hiệu nhà trường” - PV). Bà Mai tỏ ra buồn rầu: “Nói thật là sau chuyện này tôi day dứt lắm. 30 năm trong nghề tôi chưa bao giờ nói nặng học sinh. Tôi đã rút kinh nghiệm đối với giáo viên trong cuộc họp hội đồng sư phạm đợt vừa rồi”.

HOÀNG HƯƠNG

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Trần Hồng Giang – Người ngậm đũa gõ lên ước mơ lành lặn

15:14, 26/12/2012 (GMT+7)

Bài dự thi của Nguyễn Thúy Hạnh

Bài dự thi Cuộc sống vẫn tươi đẹp - Đã có quá nhiều người viết về Trần Hồng Giang, nhưng khi Blogviệt Blogradio tổ chức cuộc thi viết về chủ đề: “Cuộc sống vẫn tươi đẹp” thì tôi vẫn lại muốn viết về hình ảnh của con người này. Đơn giản chỉ vì những sáng tác văn học của anh đã phần nào ảnh hưởng đến tôi.

Sinh ra tại một vùng quê nghèo Nghĩa Hưng (Nam Định), Trần Hồng Giang lớn lên trong một gia đình có 6 anh chị em. Mẹ anh làm ruộng, cha anh là giáo viên trường làng. Như bao đứa trẻ khác, thuở nhỏ anh rất thông minh và hiếu động. Nhưng rồi khi lên 5 tuổi, một tai họa bất ngờ đã ập xuống cuộc đời anh. Một tai nạn xảy ra đã dẫn tới việc anh bị một chấn thương rất nặng vào đốt sống cổ. Từ đó đã làm cho thân thể của anh trở nên bại liệt vĩnh viễn. Bố mẹ anh đã lo lắng, chạy vạy và bán đi tất cả những thứ có thể bán được ở trong nhà để lấy tiền chữa trị cho anh nhưng cuối cùng đành bất lực và anh đã phải nằm liệt trên giường bệnh.

Mặc dù mọi sinh hoạt của anh đều diễn ra ở trên giường bệnh và phải có sự giúp đỡ của người khác, nhưng Trần Hồng Giang không chịu khuất phục trước số phận. Anh say mê học và đọc, anh đã tìm đọc rất nhiều các loại sách văn học và cũng bắt đầu tập sáng tác văn chương. Đã có khá nhiều sáng tác của anh được đăng tải trên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Tài Hoa Trẻ, Mực tím, Áo trắng...

Anh cũng đã xuất bản thành công tập thơ đầu tay vào năm 2003 có tên là “Nỗi nhớ mùa hè” do Hội Văn hộc nghệ thuật Nam Định ấn hành. Ngoài ra, anh còn tự học tiếng Anh, vi tính thông qua đài, tivi và sách báo. Công việc học tập vất vả là thế, vậy mà Trần Hồng Giang đã cố gắng bằng tất cả nỗ lực của bản thân để vượt lên chính mình. Anh đã không chỉ hoàn thiện chương trình học phổ thông mà còn nâng cao trình độ tiếng anh và sáng tác văn học. Nhiều người đến thăm anh về đã kể lại rằng, xung quanh chiếc giường của anh toàn là sách. Sách được xếp cao ngất và anh nằm lọt thỏm ở trong đó. Anh không ngừng làm thơ, viết văn. Có người đã từng thốt lên với tôi rằng: “Không hiểu vì sao thơ Trần Hồng Giang lại hay và có sức cảm hóa con người đến thế”. Anh đã viết những câu thơ về số phận hẩm hiu của mình chứa đầy cay đắng, ngọt bùi. Có nắng mưa, có bão giông, có nghèo hèn khốn khó và có cả ý chí vượt lên trên tất cả mà anh đã từng nung nấu bấy lâu nay. Anh viết về những mảnh đời, những cuộc sống, những tâm hồn và những nỗi trăn trở của vùng quê nghèo lam lũ. Trong sáng tác của anh có những ước mơ giản đơn bình dị nhưng cháy bỏng mang đậm màu xanh của ruộng đồng cỏ cây hoa lá.

Đọc thơ Trần Hồng Giang ta không thể vui ngay mà ta cứ phải cảm nhận và gắn các câu thơ, ý thơ với những thứ rất gần gũi ở xung quanh cuộc sống của mình để rồi sẽ lại cùng anh vui sau đó. Có lúc anh bi quan nhưng cũng có lúc trong thơ anh toát lên tình yêu cuộc sống và khát vọng sống diệu kỳ. Gần 40 năm nằm trên giường bệnh với rất nhiều quyết tâm, nỗ lực để vượt lên số phận. Hàng ngày anh đã cặm cụi bên chiếc máy tính để sáng tác văn học, nhưng anh không thể đánh máy bằng mười ngón tay như mọi người bình thường mà anh phải gõ máy tính bằng một chiếc đũa cắm trong miệng.

Qua rất nhiều năm miệt mài, nỗ lực của anh đã được công nhận và đền đáp xứng đáng. Trần Hồng Giang đã được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật Nam Định và trở thành một cộng tác viên dịch thuật cho một số tờ báo trong nước. Giờ đây, cái tên Trần Hồng Giang đã trở nên quá quen thuộc với bạn đọc yêu văn học trong cả nước nói chung và yêu thơ lục bát nói riêng. Anh đã trở thành thành viên thường trực của website lục bát.vn để cùng những người yêu thơ Việt Nam tôn vinh Quốc thơ của đất nước.

Tôi viết bài viết này là để bày tỏ lòng cảm thông khâm phục và ngưỡng mộ nghị lực sống và ý chí vươn lên của một con người. Trần Hồng Giang đã chứng minh cho mọi người thấy rằng: “tàn nhưng không phế”. Anh đã dùng thơ văn để trải lòng và chia sẻ cùng mọi người. Mặc dù có những lúc anh đã viết ra những câu thơ sao mà chua chát, mặn mòi về thân phận. Nhiều lúc thấy thơ anh khóc, có lúc thấy thơ anh cười, nụ cười tươi sau khi vượt qua gian khó để cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Trần Hồng Giang đã nói cho chúng ta biết điều đó và anh đã sống đúng như vậy. Anh đã làm nên những điều bất ngờ không tưởng. Chính vì thế mà cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Họ đã sống như thế” đã không thể thiếu chân dung của anh.

Tôi viết những dòng này khi cuộc thi “Cuộc sống vẫn tươi đẹp” đang ở ngày cuối cùng và cũng là khi Trần Hồng Giang đang ở độ chín trong sự nghiệp. Với khát vọng là “được sống có ích cho cuộc đời này”, Trần Hồng Giang đã thực hiện được tốt nó. Một khát vọng thật bình dị nhưng cháy bỏng. Khát vọng ấy đã giúp anh không chỉ sống có ích mà còn có thể ngẩng cao đầu, tự hào với mọi người. Viết về anh là viết về một con người kỳ diệu với những ước mơ rất giản đơn, chân thành, bình dị. Đó là ước mơ được lành lặn để sống và làm việc tốt.

Nhớ lại buổi gặp gỡ trò chuyện cùng giáo sư Nguyễn Lân Dũng cách đây ít ngày, khi nhắc đến đội ngũ những người sáng tác trẻ ông đã nhắc đến cái tên Trần Hồng Giang với một tâm trạng cảm thông và thán phục. Ngưỡng mộ một Trần Hồng Giang là ngưỡng mộ một tài năng văn học Việt Nam đương đại. Anh đã làm nên một hiện tượng Trần Hồng Giang và xứng đáng là tấm gương để chúng ta học tập. Xin được gửi tới anh một sự nể phục chân thành nhất. Viết về anh là viết về một sức sống kì diệu, viết về một ngọn cỏ xanh đã hồi sinh từ tuyệt vọng. Chúc anh viết được thật nhiều vần thơ hay cho độc giả để những mùa xuân của anh luôn ngọt ngào mùi cỏ xanh. Một mùa xuân với nhiều tia  nắng ấm để cháy lên khát vọng sống với những ước mơ mong được lành lặn.

   Bài dự thi của Nguyễn Thúy Hạnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

ĐI TÌM SỰ THẬT về Nhà thờ của gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang


Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”

http://congluan.vn/Uploaded/securevnn/trang%2022-23.JPG


…SỰ THẬT RA SAO?

Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác - lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh - Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội - đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.

Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá - Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá; bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?...

Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…

Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!

Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!

http://congluan.vn/Uploaded/securevnn/trang%2022-23%20cong%20chinh%20ngoi%20nha%20so%201108.JPG

     Cổng chính ngôi nhà 1108

Kề bên căn nhà ở là nhà Thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.
Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ - tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang - đồng đội của thân phụ Thủ tướng - cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.

http://congluan.vn/Uploaded/securevnn/trang%2022-23%20den%20tho.JPG


Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi "Nhà Thờ họ" của Thủ Tướng "nguy nga gấp nhiều lần Đình Thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực" sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu!. Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”

SỰ THẬT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?

Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…

http://congluan.vn/Uploaded/securevnn/trang%2022-23%20mo.JPG


Trước khi thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm sự thật, một anh bạn rất thân đã gay gắt phê phán tôi rằng: “Bao nhiêu việc lớn sao không quan tâm vào cuộc, hà cớ gì mà phải mất thời giờ cho một việc nhỏ nhoi như thế!” Nhưng lương tâm chức nghiệp đã mách bảo tôi rằng: “Việc tuy nhỏ nhưng nếu không minh bạch ắt đủ khiến lòng người ly tán! Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ - Thờ Tự - tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “Nhà thờ Họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.
Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…

Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!” Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” - tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” – chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên Giáo số tháng 12/2012)…

Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở Nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của Thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính; sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!” Giây phút đứng đây - tại Nghĩa trang liệt sĩ này - tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà - tức chế độ này!

NGỌC NIÊN

Hà Nội, đêm 22 tháng 12 năm 2012

Công luận loan truyền

Xung quanh thông tin đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “Nhà thờ Họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng; càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán. Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần Nhà Thờ họ Hồ ở Nghệ An; nguy nga hơn cả Đền thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương. “Nhà thờ Họ” này đã và đang trở thành “Bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ Tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!” Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “Nhà thờ Họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…” Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”

Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” - nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật - đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật!? Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao!?


Bài đăng trên báo Công luận Thứ Sáu, 28/12/2012-5:00 PM
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [82] [83] [84] [85] [86] [87] [88] ... ›Trang sau »Trang cuối