Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn

Bài đăng trên VnExpress Thứ tư, 8/2/2012, 01:25 GMT+7

Một số người dân tố cáo chính lãnh đạo huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang thuê họ lái máy xúc phá nhà ông Vươn với giá 1,5 triệu đồng dù chính quyền địa phương khẳng định không biết ai phá.

Ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Vươn (cho em trai là Đoàn Văn Quý ở) nằm ngoài diện tích bị cưỡng chế thu hồi đất. Nhưng sáng 6/1, một ngày sau vụ nổ súng chống đối cưỡng chế, ngôi nhà 2 tầng này đã bị máy xúc san phẳng. Vết bánh xích xe còn hằn trên con đường dẫn vào ngôi nhà một tuần sau đó.

Chiều 7/2, một tháng sau vụ phá sập nhà ông Vươn, ông Vũ Văn Kết (42 tuổi), ông Đỗ Văn Đoàn (44 tuổi) và anh Đặng Văn Tài đã có cuộc gặp gỡ báo chí. Thông tin họ đưa ra hoàn toàn trái ngược với phát ngôn của lãnh đạo địa phương.

Theo ông Kết, 14h ngày 5/1, ông Phạm Đình Hoan, Bí thư xã Vinh Quang đã điện thoại, nói ra Tổng hội Thanh niên xung phong gặp Ban cưỡng chế. Khoảng 14h30 ông Kết có mặt và gặp ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Trưởng ban cưỡng chế; ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch xã Vinh Quang cùng nhiều người trong Ban cưỡng chế.

"Anh Khanh, anh Hoan và anh Liêm nhờ tôi gọi hộ một máy xúc để cho ban cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. Tôi nhận lời và điện thoại cho anh Thái (chủ máy xúc ở xã Hồng Thắng) nhưng do anh Thái bận nên tôi gọi cho chủ máy xúc khác là anh Đỗ Văn Đoàn (xã Tiên Hưng)", ông Kết kể.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/24/8d/tran-tinh.jpg
Ông Kết (thứ hai từ trái sang) trả lời báo chí. Ảnh: Hà Anh.



Theo ông Đỗ Văn Đoàn, sáng 6/1, ông nhận được thông tin của ông Kết, nói ban cưỡng chế thuê một máy cẩu ra đầm ông Vươn. "Chúng tôi đồng ý làm với giá 500.000 đồng một giờ. Tôi có điều cháu ruột là Đặng Văn Tài (lái máy cẩu) ra gặp anh Khanh, Hoa, Liêm và chỉ làm theo yêu cầu của các anh ấy", ông Đoàn nói.

Anh Đặng Văn Tài cũng cho hay, sáng 6/1, anh được ông Đoàn ủy quyền, giao lái xe xúc cưỡng chế khu vực đầm nhà ông Vươn lúc 7h sáng. 8h ông Hoan, ông Liêm và nhiều người trong ban cưỡng chế có mặt tại khu vực đầm nhà ông Vươn.

"Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan, ông Liêm. Đến 11h thì xong, tôi đưa đề nghị thanh toán cho ông Hoan, với tiền công 1,5 triệu đồng cho 3 giờ", anh Tài kể.

Theo thanh niên này, khi được lệnh ủi căn nhà hai tầng, anh thấy nó đã bị phá nham nhở, phần bờ tường vỡ hết, chỉ còn lại những phần bằng bê tông khó phá dỡ bằng thủ công.

Trước đó, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm khẳng định, nhà ông Đoàn Văn Vươn nằm ngoài diện tích cưỡng chế và việc ngôi nhà 2 tầng bị phá sập thì "phải hỏi huyện, xã không nắm được". Còn Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh khẳng định, đoàn cưỡng chế không có lệnh nào và không có ai tham gia phá nhà dân.

Hiện, Thành ủy Hải Phòng đã giao công an thành phố khẩn trương điều tra, khởi tố vụ án phá nhà trông đầm của ông Đoàn Văn Vươn để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hà Anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

ngh.mai đã viết:
Thấy em ăn mất con cá mình câu được mà lại được mẹ bênh vực, Nguyễn Trường Giang (SN 1988, ngụ tại ấp Bà Phận, xã Trung Chánh, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã đánh chết cô em gái học lớp 12...

Là con trai duy nhất trong gia đình gồm bốn chị em gái nên từ nhỏ Giang luôn được cha mẹ thương yêu, chiều chuộng hết mực. Tuy gia đình còn nghèo khó nhưng hễ Giang muốn gì là cha mẹ gã luôn gắng sức, tìm mọi cách để làm vừa lòng con.
Chính vì thế, thanh niên này luôn ỷ lại và không xem trọng mọi người trong nhà. Học hết lớp 10, hắn nghỉ học giữa chừng, bắt đầu tụ tập bạn bè ăn chơi; dù cha mẹ đã khuyên ngăn hết lời nhưng Giang vẫn nhất quyết không chịu đi học lại.
Từ ngày chơi bời cùng đám bạn, Giang thường hay đua đòi ăn diện, vòi vĩnh tiền ngày một nhiều hơn. Đành rằng thương con nhưng vốn gia đình còn túng quẫn, nên mẹ Giang không tài nào đáp ứng nỗi sự đua đòi của con mình.
Bà Phạm Thị V (48 tuổi, mẹ của hung thủ) nghẹn ngào nhớ lại: “Có lần nó chạy về nhà xin tôi tiền để đi chơi với bạn nó. Móc trong túi ra còn có mười mấy ngàn nên tôi khuyên nó ở nhà làm phụ tôi vài chuyện. Vậy mà nó không nghe, đùng đùng bỏ đi.
Chiều hôm đó tôi mới “tá hỏa tam tinh” khi người ta báo nó uống thuốc trừ sâu tự tử. Cũng may đưa nó đi bệnh viện kịp thời, không thôi chết luôn rồi. Từ hôm đó, nó xin gì tôi cũng cho hết, dù phải đi mượn tiền của người ta tôi cũng không dám làm trái ý nó”.
Ỷ lại vào tình thương của gia đình, Giang ngày càng lộng hành, có lần còn đánh cả cha mình bị thương. Cận tết năm 2005 khi mẹ dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị làm lễ cũng tiễn ông Táo về trời, Giang trở về xin mẹ 200 ngàn để mua quần jean mặc cho “bằng bạn bằng bè”.
Thời điểm ấy với gia đình đó là một khoảng tiền không nhỏ, cha Giang hay tin nên cấm vợ không được đưa tiền cho con. Thế nhưng gã làm bộ dỗi hờn, dọa sẽ tự tử nên bà mẹ sợ hãi, lén chồng gom hết tiền trong nhà đưa cho con.
Biết chuyện nên người chồng la mắng vợ. Đứa con hư hỏng trở về, nhìn thấy mắt mẹ đỏ hoe nên hỏi cho ra lẽ và khi biết được sự tình, hắn tức giận chửi cha, sau đó rượt đánh ông chạy vòng vòng trong xóm. Mệt lừ vì đuối sức, người cha ngã quỵ xuống đất. Nhân cơ hội này, đứa con bất hiếu vác khúc cây đánh thẳng vào chân cha mình khiến người cha đau đớn la hét gọi xóm làng cứu giúp.
Bà mẹ chia sẻ: “Từ bữa đó ổng bị gãy chân, đi lại khó khăn vô cùng. Rồi ổng với thằng con cũng như nước với lửa, không nói với nhau một tiếng nào nữa. Thấy thằng Giang về là ổng đi chỗ khác liền, không phải ổng ghét nó, mà vì ổng sợ hai bên nóng tính rồi chuyện không hay lại xảy ra”.
Càng lớn Giang càng tụ tập bạn bè xấu nhậu nhẹt suốt ngày. Những hôm xỉn quá, hắn không chịu vô nhà mà ngủ ngoài vườn đến muỗi chích đỏ cả người. Xót lòng, bà mẹ từ khuyên răn, rồi chuyển sang la mắng cũng không thể nào xoay chuyển được con. Thậm chí, bị bạn bè nói ra nói vào, nhiều lần Giang nhậu xỉn về trách mẹ “chỉ biết yêu thương con gái, suốt ngày chửi bới, bỏ bê tui”.
Gã trai ngày càng hư đốn hơn nữa khi đầu năm 2011 nhờ mẹ đi hỏi cưới một cô gái trong xóm. Thế nhưng bà mẹ đã từ chối một phần vì kinh tế gia đình không đủ tổ chức lễ cưới cho con, một phần vì Giang còn ham chơi, chưa biết làm ăn, sợ cưới về sẽ làm khổ vợ con nên bà hứa: “Đến khi nào con có công việc ổn định thì mẹ sẽ sang hỏi cưới cho con”.
Vài tháng sau cô gái hắn đem lòng yêu mến lên xe hoa làm Giang “uất ức” với gia đình nhiều hơn. Hắn nhậu nhẹt nhiều hơn, có hôm sáng sớm đã ra khỏi nhà, đi nhậu đến giữa đêm mới về. “Cứ thấy nó nhậu xỉn về là trong nhà im re, không ai dám nói gì hết. Vậy mà nó cũng chửi hết người này đến người kia, có khi còn tự dưng đứng dậy đập nát cả cái bàn”, bà mẹ nghẹn ngào tâm sự.
Không được gia đình giáo dục từ nhỏ, cũng không bị chính quyền để mắt tới nên “ông trời con” này ngày càng ngông cuồng hơn và đỉnh điểm của sự dã man, táng tận lương tâm của hắn là sáng ngày 7-12-2011, hắn câu được vài con cá đem về cho mẹ chiên với lời dặn: “Tối tui đi nhậu về sẽ bới cơm ăn”. Khốn khổ cho gia đình nghèo này khi bữa đó con mèo quậy phá nên đã ăn gần hết dĩa cá chiên, chỉ còn chừa lại đúng một con.
Em gái út của Giang là Nguyễn Thị Hà G (học sinh lớp 12 trường THPT Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm) đi học thêm về, đói bụng nên xuống bếp bới cơm ăn, nhìn thấy chỉ còn mỗi con cá nên Hà G sợ, không dám ăn của anh và cô bé nhờ mẹ chiên trứng cho ăn. “Vì thương con gái cả tuần nay ăn trứng, sợ không có sức học nên tui kêu con bé cứ ăn nốt con cá còn lại đi. Có gì tôi sẽ chịu trách nhiệm cho nó”, bà mẹ lại khóc.
Đêm hôm đó gã trai trở về thấy không còn con cá nào hết nên rất tức giận. Đã không tin mèo ăn dĩa cá, hắn còn nặng tiếng chửi em gái mình “ham ăn, không biết chừa phần cho tao”. Bị anh trai chửi chỉ vì một con cá, thiếu nữ ấm ức khóc và làu bàu. Người anh độc ác nghe chưa rõ chuyện gì thì đạp cửa nhà xông vào đánh em.
Từ dưới bếp, nghe tiếng cãi vã bà mẹ vội vàng chạy lên can ngăn, ôm đứa con gái vào lòng để con trai mình không đánh em nữa. Không ngờ điều đó đã làm Giang điên tiết lên vì nghĩ mẹ bênh vực em gái. Hắn liền sấn tới, vung tay đánh mạnh vào đầu em và cô bé chỉ kịp la lên một tiếng rồi gục mặt vào người mẹ. Kêu mãi vẫn không thấy con gái trả lời, bà mẹ vội vàng hô hấp cho con song do cú đánh quá mạnh và trúng ngay đầu nên bé gái tắt thở ít phút sau đó.
Bà mẹ nghẹn ngào nấc lên rồi không cất được tiếng nữa. Phải chứng kiến cảnh đứa con lớn cướp mạng đứa con út ngay trước mặt, án mạng lại vì chỉ con cá khiến lòng bà đau như cắt.
Mất một hồi lấy lại bình tĩnh, bà mới nhớ lại những kỷ niệm về đứa con mà cả gia đình đều đặt hết hy vọng vào. Bà nghẹn ngào: “Trong nhà, con bé là đứa hiếu thảo và biết suy nghĩ nhất. Lúc nó mới 12 tuổi mà đã xin tôi lên Sài Gòn kết cườm áo cho người ta 3 tháng hè. Lương được 500 ngàn thôi nhưng nó hăm hở lắm, nhiều khi nó còn nhờ bạn nó nhận quà thưởng cuối năm giúp để nó tranh thủ đi chung xe với mọi người lên làm việc”.
Gạt dòng nước mắt, bà mẹ tâm sự thêm: “Ngày trước nhìn thấy anh nó quậy phá như vậy nên nó nói với tôi là sẽ cố gắng học thật giỏi để làm công an giữ gìn trật tự xã hội. Trước hôm xảy ra vụ việc hai ngày, nó còn khoe với tôi là nhận được học bổng dành cho học sinh giỏi nữa. Tuy nó mất gần 2 tháng rồi nhưng đến giờ tôi vẫn chưa thể chấp nhận sự thật đó. Nhiều khi dọn cơm, tôi còn dặn chồng mình không được ăn trước, đợi nó học về rồi ăn chung cho vui”.
Giờ đây, cạnh bên chiếc bàn cô bé học mỗi ngày khi xưa là ban thờ khói hương bốc lên nghi ngút mỗi ngày. Ngôi nhà vốn đã vắng lặng, nay càng ảm đạm hơn bao giờ khi chỉ còn lại trơ trọi hai vợ chồng già vẫn tự an ủi nhau để có động lực sống qua ngày.

Theo Di Tôn
Pháp luật Việt Nam



Tội nghiệp cho bé Hà G. quá!
Trọng nam, khinh nữ cho lắm vào
...
... nát
Nuôi dưỡng và dung túng cho cái ác tồn tại và phát triển  thì sẽ thu trái đắng. Lỗi tại ai ???
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đề nghị kỷ luật thêm 7 cán bộ huyện Tiên Lãng

Bài đã đăng trên VnExpress Thứ tư, 8/2/2012, 11:08 GMT+7

Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã có văn bản gửi Thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị kỷ luật thêm 7 cán bộ huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang vì có sai phạm trong việc cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Văn bản do Phó chủ tịch Liên chi hội Lương Văn Trong ký ngày 7/2 nêu rõ tổ chức này không đồng tình với việc xử lý cán bộ huyện Tiên Lãng do Thành ủy Hải Phòng công bố chiều cùng ngày.

Liên chi hội bày tỏ ngoài chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị đình chỉ công tác thì "người phải chịu trách nhiệm đầu tiên về Đảng, đã để xảy ra một việc đặc biệt nghiêm trọng như vậy" phải là Bí thư Đảng bộ huyện Tiên Lãng và đề nghị cách chức, buộc thôi việc và khai trừ Đảng ông này.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/24/da/tienlang.jpg
Vợ ông Vươn đã dựng lại túp lều trên nền căn nhà bị san phẳng sau vụ cưỡng chế. Ảnh: Nguyễn Hưng.



Ngoài ra, tổ chức này đề nghị cách chức, buộc thôi việc, khai trừ Đảng đối với 6 cán bộ, trong đó 4 người của huyện Tiên Lãng gồm: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng phòng Tư pháp huyện Tiên Lãng, Chánh văn phòng UBND huyện và Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy.

Theo Liên chi hội, những cán bộ này đã tham mưu cho huyện về quản lý, sử dụng đất đai, giải quyết khiếu nại, tuyên truyền sai sự thật về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn...

Ngoài ra, Liên chi hội cũng đề nghị cách chức, khai trừ đảng, buộc thôi việc đối với Chủ tịch UBND xã; Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã Vinh Quang vì trực tiếp chỉ đạo việc thu hồi, cưỡng chế đất.

Trước đó chiều 7/2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã họp báo công bố chủ trương kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy và Bí thư huyện ủy về trách nhiệm thiếu lãnh đạo kiểm tra để xảy ra hậu quả do chưa thực hiện đầy đủ trình tự đền bù, hỗ trợ và thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai.

Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, người trực tiếp lãnh đạo tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, bị đình chỉ công tác để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.

Ngoài ra, các ông Lê Văn Mải, Trưởng công an huyện Tiên Lãng, Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang bị kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc sau khi có kết luận về trách nhiệm cá nhân.

Hà Anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Quay đầu là biển nợ



http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2012/2/7/07022012164500.JPG

Hầu hết người dân nuôi tôm ở ngoài đê Bình Minh 2 chẳng dám đầu tư vì không biết sẽ bị thu hồi đầm lúc nào


Gom hết gia tài, điền sản đổ vào công cuộc quai đê lấn biển chẳng người dân nào tính đến cái ngày chính quyền “xuống lệnh” thu hồi. Người ta bảo “quay đầu là bờ”, nhưng với những người dân bám biển, quay đầu bây giờ là biển nợ, là bước đường cùng bởi chẳng biết tìm đâu kế sinh nhai.

Đặt chân xuống biển, hết đường lên bờ


Dù đã có “trát” của UBND huyện Kim Sơn dừng đầu tư và chấm dứt hợp đồng từ năm 2009 nhưng vùng bãi bồi khai hoang nằm giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 vẫn còn khoảng 500 hộ dân ở các xã Cồn Thoi, Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông đầu tư ao đầm nuôi tôm quảng canh. Được biết, khu đầm này đang có một dự án du lịch sinh thái chuẩn bị đầu tư nhưng những người “nuôi tôm chui” này giải thích: “Dự án quy hoạch treo, trong lúc chưa có động thái gì thì chúng tôi vẫn cứ làm. Bởi nếu không làm thì gia đình biết lấy cái gì mà ăn?”.

Vùng bãi bồi đang sôi động “nuôi tôm chui” thực chất là bãi hoang hóa, ngày xưa chẳng mấy ai dòm ngó tới. Chỉ đến khi vùng nuôi tôm quảng canh hình thành, cơ sở hạ tầng mọc lên, đầm ra đầm, ao ra ao với hệ thống đê bao kiên cố thì dự án du lịch sinh thái ấy mới nhảy vào. Có lẽ cũng chính vì dựa vào cái thế ấy mà những người dân dọc dải biển Kim Sơn vẫn âm thầm “đầu tư chui” vào các vụ tôm dù bản thân họ chẳng biết UBND huyện sẽ thu hồi lúc nào.

12 năm trước, khi bãi bồi này còn là vùng biển hoang sơ, sóng vỗ ầm ập suốt ngày đêm thì gia đình Hoàng Văn Dục ở xã Cồn Thoi đã dắt díu nhau ra đây lập nghiệp. Cái duyên với biển mà theo lời Dục nó đến từ 2 lý do: “Thứ nhất là làm ruộng nghèo quá, nhà chỉ được chia 2 khẩu, mỗi khẩu 1,2 sào nên không đủ sống. Thứ hai là thấy nhiều nơi người ta bám biển để phát triển kinh tế, biển quê mình lại rộng mênh mông mà chẳng ai làm gì nên vợ chồng bàn nhau ra đây lập nghiệp”. Tính toán là thế, khát vọng là thế, nhưng tôi cam đoan rằng nếu biết có kết cục ngày hôm nay thì ngày ấy dù có khổ mấy, đói mấy đôi vợ chồng này chắc hẳn chẳng bao giờ dám đặt chân đến biển. 12 năm đằng đẵng đổ dồn bao công sức, tiền bạc “ngày hôm nay” của vợ chồng, con cái Dục là đắng cay, chua xót vì cảm giác bị cướp đi những giọt mồ hôi, là nợ nần, là hoàn cảnh bi đát “đi cũng dở ở không xong”.

Sau khi khoanh được đất giữa mênh mông nước biển, Dục phải huy động thêm anh em ra chung sức, chung vốn ngăn bờ ghép bãi để sản xuất. Cứ hai người ước lượng một ô rồi cắm cọc ngăn bờ. Sóng biển Kim Sơn dường như cũng tiên đoán trước số phận những người nông dân có máu khai hoang nên “can ngăn” bằng việc cuốn ra biển tất cả số đất anh em Dục quai đê đắp ngày hôm trước. Phải kiên trì lắm nhóm người đầu tiên ra biển Kim Sơn mới bám trụ được để tiếp tục sự nghiệp nuôi trồng thủy sản. Công sức ấy đổi lại được gì?

Dục làm phép tính đơn giản: 12 năm đầu tư, chỉ riêng tiền quai đê, đắp bờ, hỏng đến đâu sửa sang đến đấy đã tốn ít nhất 200 triệu đồng. Toàn bộ số đó đều phải thế chấp sổ đỏ đất thổ cư để vay ngân hàng cả. Nếu bây giờ chính quyền thu hồi gia đình anh phải quay về với 2,4 sào ruộng. Mỗi năm thu hoạch hai vụ, không ăn không uống, không chi tiêu sinh hoạt thì ít nhất vài chục năm nữa mới trả hết nợ ngân hàng.

Đâu chỉ gia đình Dục lâm vào cảnh “hết đường quay về”. Khắp bãi đầm nằm giữa đê Bình Minh 2 và 3, những hộ nào còn đánh liều “nuôi chui” chính là những hộ “dừng lại là chết”. Bởi hầu hết trong số họ đều đầu tư bằng tiền nợ ngân hàng.

Đầu tư kiểu chờ… thu hồi

Đã hơn hai năm kể từ ngày UBND huyện Kim Sơn chấm dứt hợp đồng với các chủ đầm nhưng dự án du lịch sinh thái vẫn chẳng thấy triển khai. Tiếc đất, tiếc công sức mình bỏ ra, người dân các xã ven biển lại rủ nhau ra đầu tư nuôi tôm tiếp. Chỉ có điều bây giờ họ đầu tư trong lo sợ. 500 hộ dân đầu tư nuôi tiếp đều làm theo kiểu chỉ bỏ tiền giống, tiền thuốc, tiền thức ăn… Tuyệt nhiên chẳng còn ai dám bỏ tiền bạc ra để đổ vào đê, vào ao đầm nữa cả.

Cạnh đầm tôm Hoàng Văn Dục là khu nuôi thả rộng gần 2 ha của người em rể Nguyễn Văn Tường ở xã Kim Đông. Vụ “đầu tư chui” này đê bao, bờ đầm của gia đình Tường nhiều chỗ đã hỏng hóc nhưng vợ chồng con cái rủ nhau khắc phục được chỗ nào hay chỗ nấy. Họ quan niệm: Thà bỏ sức người ra mất còn xoay xở được chứ bỏ tiền ra bây giờ mà bị thu hồi thì chỉ có chết. Hai vợ chồng, 4 đứa con nhà Tường từ hồi làm tôm đã bỏ ruộng. Nợ nần bao nhiêu cũng không nhớ hết. Chỉ biết nếu bán căn nhà đang ở cùng toàn bộ gia sản thì chỉ trả được một phần rất nhỏ. Nếu hoàn cảnh này đến vào những năm chưa có lệnh chấm dứt hợp đồng thì có lẽ khả năng trả còn có thể nghĩ tới. Bởi thời điểm đó, mỗi một vụ tôm, trừ đi chi phí gia đình anh có thể lãi từ 50-70 triệu đồng/ha.

Và nếu biết huyện sẽ thu hồi thì có lẽ hai vợ chồng Tường sẽ tính đến chuyện trả nợ dần chứ chẳng dám đổ hết gia sản vào hồ tôm. “Chẳng ai biết trước được điều gì. Mong muốn bọn em chỉ đơn giản là có đất để sản xuất lâu dài. Nếu có đất thì nợ mấy cũng trả được. Ngày chưa thu hồi mỗi vụ xuống giống 3-4 chục triệu cũng đơn giản. Bây giờ quay nhìn lại, từng ấy tiền khổng lồ lắm rồi, chạy đôn chạy đáo mà chẳng biết lấy gì để trả”.

Đầu tư công sức vào ao đầm để phát triển nghề nuôi tôm ven biển, những hộ dân ven biển Kim Sơn thực sự đã kiệt quệ lắm rồi. Họ chân lấm tay bùn, xem chính quyền địa phương là một thế lực kiểu “miệng nhà quan có gang có thép”. Nhưng bây giờ, trước nguy cơ bị “cướp công” họ chẳng ngần ngại tuyên bố: “Nếu không xử lý hợp tình hợp lý, nếu chính quyền xem các doanh nghiệp “nặng” hơn dân thì chúng tôi sẵn sàng làm Đoàn Văn Vươn, sẵn sàng gây ra một vụ Tiên Lãng trên đất Ninh Bình".

Tất nhiên chúng ta-  và cả những người nông dân ven biển Kim Sơn đều không mong điều đó.

Mong muốn của vợ chồng Tường cũng là nguyện vọng của tất cả người dân đang phải làm cái việc bất khả kháng là “nuôi tôm chui”. Mong là mong vậy chứ hỏi mong ai thì họ cũng chẳng biết. Bởi ngay cả diện tích đầm họ đang làm, huyện hay tỉnh quản lý họ cũng chịu. Thành thử bây giờ những người dân ven biển Kim Sơn này xem nhà báo như cứu cánh. “Báo chí có kêu được cho dân thì kêu chứ chính quyền địa phương chúng tôi đã kêu nhiều lắm mà có ích gì đâu”, Tường phàn nàn.

Đem những tâm tư của người dân bám biển huyện Kim Sơn, chúng tôi tìm gặp lãnh đạo huyện. Tuy nhiên, trái với mong muốn của mình, đi đến đâu, chúng tôi cũng nhận được những sự từ chối khéo léo. Lần đầu tiên, bà Lê Thị Hoa, Chủ tịch UBND huyện, cáo bận họp. Tiếp theo, sau nhiều lần chúng tôi liên lạc, người đứng đầu chính quyền huyện đều khéo léo từ chối bằng nhiều cách. Ngay như Trưởng phòng NN- PTNT huyện, ông Trần Văn Công, cũng nói rằng, việc thuê đất nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Sơn là một câu chuyện dài, chính quyền huyện cũng muốn cho dân thuê lâu dài, nhưng còn vướng trên tỉnh, vì thực chất, huyện chỉ được “thừa ủy quyền” cho dân thuê thời hạn ngắn, vì diện tích này thuộc sự quản lý của tỉnh và của Bộ đội Biên phòng.

Một lãnh đạo huyện Kim Sơn (xin được giấu tên), nói rằng, hiện diện tích bãi biển trên đang được một vài doanh nghiệp “chim đầu đàn” của tỉnh “nhăm nhe” để làm khu du lịch tâm linh, dựa trên truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân, vì bãi biển này vốn gắn liền với dải núi. Và, bởi cũng chưa biết tỉnh quyết định thế nào nên quy hoạch thủy sản làm “mũi nhọn kinh tế” của huyện đang phụ thuộc vào điều này.

Hoàng Anh – Văn Nguyễn

http://nongnghiep.vn/nong.../Quay-dau-la-bien-no.aspx
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Đỗ Hữu Ca trả lời trên truyền hình Hải Phòng

"Phá hay không phá không thành vấn đề"




Nguyên văn trên VTC News:

http://vtc.vn/2-320521/xa-hoi/giam-doc-ca-hai-phong-nha-ong-vuon-chi-la-cai-choi.htm
Giọng Hữu Ca sặc mùi dao búa
Của dân anh chị xã hội đen
Hiểm một nỗi núp danh pháp luật
Dân lành vùi thảm dưới bùn đen.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.Phần 1

Nhà thơ Trần Đăng Khoa luận bàn vụ Đoàn Văn Vươn



Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhiều năm tháng gắn liền với đời sống nông dân-nông thôn, vì thế mà ông có những góc nhìn khá thú vị về sự việc liên quan tới Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Ông gọi đó là “Chị Dậu, Anh Pha” của thời hiện đaị…Mời các bạn theo dõi trả lời phỏng vấn của nhà thơ Trần Đăng Khoa dưới đây:

“Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có được sướng cũng không sướng được… Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận”. Vào một ngày áp Tết Nhâm Thìn, tôi có dịp cùng ăn trưa và trò chuyện với Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Khi biết tôi có ý định viết về vấn đề nông nghiệp – nông dân – nông thôn, ánh mắt ông đượm buồn, bảo: Nông dân thời nào cũng khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có được sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của một ông vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng lại mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung sướng. Thế mới khổ!

"Nông dân khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa"
Tôi thấy là đờisống của người nông dân bây giờ cũng khá hơn rồi chứ, vì sao ông lại nghĩ rằng thời nào họ cũng khổ?


Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Khá là khá cái vỏ ngoài thôi. Phải nhìn vào thực chất đời sống của họ, chất lượng sống của họ, mới thấu hiểu được. Làng tôi là làng Điền Trì. Tháng nào tôi cũng về quê và cũng nhờ thế mà hiểu được người dân quê. Ngay như bố mẹ tôi, năm nay đã ngoài 90 tuổi, vẫn không chịu rời quê và sống cũng rất khổ, trong khi con cháu đều sống ở thành phố. Nếu chú về nhà tôi chú sẽ quy kết anh em tôi không chu đáo với bố mẹ, để bố mẹ quá khổ cực. Bố mẹ tôi không chịu được thành phố. Bao nhiêu tiền tôi đưa cho, mẹ tôi cũng gom lại rồi cất đi, rồi tích cóp cho các cháu. Sinh hoạt rất tằn tiện, cứ như thời Chị Dậu, đến độ anh em tôi nhịn không nổi, nhưng rồi các cụ vẫn vậy, chẳng thay đổi được.
Ngồi vào mâm cơm, cái bát chẳng lành, đũa cũng cọc cạch, cái cong, cái vẹo. Cốc chén sứt sẹo, cóc cáy. Có lần, ông anh tôi mang về những bộ bát đũa rất đẹp của Nhật, quăng tất cả bát đũa cũ ra bụi tre. Ấy vậy mà, chúng tôi đi rồi thì bà cụ lại lọ mọ ra nhặt hết về. Đấy, thế có phải phải khổ không. Được sướng cũng có sướng được đâu. Tôi muốn thuê người giúp việc cho cụ, cụ giãy nảy: “Mày định biến tao thành địa chủ à mà sắm người hầu, rồi người ta lại đấu tố à?”. Những vụ đấu tố địa chủ - mà địa chủ đều là những người cày thuê cuốc mướn nhờ tằn tiện mà có của ăn của để - từ thời nảo thời nào vẫn còn ám ảnh bà cụ. Chú bảo thế có khổ không?

Hình như ông không chỉ nói tới nông dân thuần túy mà còn muốn đề cập đến những vấn đề lớn hơn?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Phải nói thế này, nước ta dù có đổi mới thì đa phần người dân vẫn phải bám vào nông nghiệp. Theo tôi, muốn đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới đất nước thì phải nhìn vào chất lượng đời sống của những người nghèo nhất xã hội là nông dân. Nếu người nông dân không thay đổi được số phận mình thì công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực. Nước ta có tới trên 80% làm nông nghiệp, xuất khẩu gạo trong top thứ hai thế giới, cũng có nghĩa là chúng ta xuất khẩu mồ hôi nước mắt đứng thứ nhì thế giới, chứ không có nghĩa dân ta giàu thứ nhì thế giới. Một tạ thóc bây giờ có được giá lắm cũng chưa tới triệu bạc, mà một vụ mùa thì được mấy tạ chứ?

Nông dân khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa. Người nông dân ta dường như không có thói quen so sánh mình với người dân ở các nước tiên tiến, cũng như người dân đô thị. Họ chỉ so mình với chính mình thời tăm tối thôi. Và thế là thấy sướng quá. Đất nước mình đang tiến từ nông nghiệp tới công nghiệp. Đó là xu hướng lành mạnh. Nhưng tôi nhìn đâu cũng thấy nông dân. Nông dân cày cuốc, nông dân kinh doanh, nông dân làm quản lý, thậm chí có cả nông dân ở những cấp cao. Có nhiều anh rất trang trọng, hoành tráng, nhưng nhìn cung cách ứng xử của họ thì lại thấy hiện nguyên hình một anh nông dân cóc cáy, quê mùa.

Khi góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng, tôi đã nói một ý: “Chúng ta phải chọn và tìm được người lãnh đạo có tầm nhìn xa, tầm nhìn vượt nhiệm kỳ. Còn nếu tầm nhìn chỉ ở một hoặc hai nhiệm kỳ thì chúng ta chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt, mang tính vụ lợi cho một người hoặc một nhóm người rồi hết nhiệm kỳ thì hạ cánh an toàn, còn mọi hậu quả, con cháu gánh chịu”.

"Nói gì thì nói, đời sống của người nông dân phải được đảm bảo"

Tôi cũng sinh ra và lớn lên ở một làng quê ở tỉnh Nam Định (cùng làng với Nhà thơ Nguyễn Bính). Vì thế, tôi rất thích bài “Hạt gạo làng ta” của ông. Và có lẽ, hai câu thơ “Nước như ai nấu, chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy” cũng đã lột tả hết cái sự chịu đựng đến vô tận của người nông dân rồi… Rồi tới ngày tôi học đại học, cô giáo chủ nhiệm hỏi tôi sau này có ước mơ gì. Tôi trả lời: Ước sẽ làm được một điều gì đó cho người nông dân bớt khổ. Trong tâm thức, cái hình ảnh những người nông dân với đôi chân trần lội ruộng vào những ngày rét buốt tới cắt da cắt thịt khiến tôi bị ám ảnh cho đến tận bây giờ. Vì lẽ đó, tôi mong có thể làm được một điều gì cho họ… Mà nói vui một chút thì nếu không có người nông dân, chắc gì đã có những tác phẩm kinh điển như “Hạt gạo làng ta”…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Nhìn vào các làng quê, nhất là vùng sâu, vùng xa, vẫn không ít những nông dân còn trong cảnh bần cùng. Phần lớn những người này đang bám đồng ruộng. Không thể phủ nhận là hiện nay đời sống nói chung của chúng ta là có khởi sắc, nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề nan giải. Cái nan giải nhất hiện nay là nông dân mất đất. Trọn đời, Cụ Hồ chỉ có một mong muốn, “mong muốn tột bậc là ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cụ đã làm hết sức mình để “người cày có ruộng”. Bây giờ, người cày lại đang mất ruộng. Ở một số vùng nông thôn ven đường lớn, hay ven đô thị, bị thu hồi đất rất nhiều để làm khu công nghiệp, cả khu vui chơi giải trí mà ta quen gọi là du lịch sinh thái.

Người nông dân thì mất đất, trong khi nhiều đất thu hồi thì lại để bỏ hoang. Bần cùng thì tất biến. Vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một bài học chua xót. Sẽ còn thê thảm hơn, nếu các nhà quản lý không chịu coi đó là một bài học cần phải rút kinh nghiệm một cách cay đắng. Đã thế, người nông dân còn bán đất hương hỏa đi. Họ bán với giá rất rẻ. Anh phố thị nào cũng muốn có cái nhà nghỉ hay trang trại ở quê. Chỉ bỏ ra chừng non tỉ bạc là đã có thể có cả nghìn mét vuông đất quê. Người phố đổ về quê để được sống. Còn anh nhà quê thì lại phải nhao về thành phố để kiếm sống.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh có bài thơ viết về thảm cảnh này của người nông dân chỉ có bốn câu, mà lần nào nhớ đến, tôi cũng bị ám ảnh: “Những nông dân không còn ruộng đất/ Táp về thành phố/ Bán mình trong các chợ người/ Định nói một điều/ Nhưng rồi tôi im lặng”.

Cái im lặng của nhà thơ, chúng ta có thể hiểu được. Đấy là một bộ phận. Còn một bộ phận khác may mắn hơn, có nhà, có đất, có việc làm, có chức vụ. Anh nhà quê ra phố, mang những luộm thuộm, nhơm nhếch của làng quê đi “khai hoá” thành phố. Còn anh thành phố thì lại mang xi măng sắt thép về bê tông hóa làng quê. Thế là tất cả nháo nhào. Rốt cuộc là hỏng ráo cả.

(xem tiếp phần 2)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.Phần 2

Nghe ông nói vậy, tôi chợt nhớ ra, cách đây ít lâu có đọc được một thông tin: Việt Nam là đất nước hạnh phúc nhất châu Á. Thông tin này được công bố bởi một công ty ở nước Anh. Nghiên cứu ấy của họ xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong 178 nước và lãnh thổ. Bảng chỉ số này gồm có sự hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ và dấu ấn môi trường - tức diện tích đất cần có để người dân sống tốt và khả năng tiêu thụ năng lượng. Đọc thông tin ấy, thấy vui vì họ đánh giá cao đời sống của dân ta, nhưng cũng buồn, vì thực chất nó chưa được như vậy...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Chỉ riêng nghĩa của hai chữ “hạnh phúc” thôi cũng đã rộng lớn lắm rồi: Người nào đói thì được ăn no đã cảm thấy hạnh phúc; người không có nhà thì cần nơi để ngủ; người lại nghĩ phải nhiều tiền mới sướng, mới là hạnh phúc, nhưng cũng có nhiều người khác thì đơn giản là họ hài lòng với cuộc sống đang có, không gặp phải những gì bất trắc quá lớn thì là hạnh phúc; đôi khi hạnh phúc chỉ là những cảm giác tưởng chừng rất nhỏ nhoi, đó là được nghe giọng nói của người thân, được chăm sóc người mình thương yêu…

Tuy nhiên, nói gì thì nói, đời sống của người dân (trong đó phần lớn là nông dân) phải được nâng tầm, phải được đảm bảo thì mới có thể tạm yên tâm, chứ chưa thể khẳng định là hạnh phúc. Hạnh phúc làm sao được khi mà còn quá nhiều người nông dân dân chịu cảnh bần hàn; hạnh phúc sao được khi mà còn biết bao em nhỏ đến trường mà không đủ ăn đủ mặc; hạnh phúc sao được khi mà vẫn còn quá nhiều gia đình phải chịu đựng những nỗi đau từ tột cùng từ đâu đó ập đến (như kẻ giết người Lê Văn Luyện đã tiêu diệt cả một gia đình, đem đến nỗi bất an cho cả mấy dòng họ, rồi sự lo lắng cho cả một xã hội sau này)… Vì thế mà những thông tin kia cũng chỉ như một quan điểm cá nhân mà thôi, chúng ta không nên tự huyễn hoặc mình.

Trước đây, đã khá lâu rồi, tôi có dịp được trò chuyện với một lãnh đạo cao cấp của nước ta, khi ông đi công tác từ Nga, Pháp… về. Ông bảo rằng, đi công tác mới biết dân mình sướng, vì đang đứng trên đỉnh của cái chóp nón. Và lúc đó, tôi có nói vui với ông rằng, điều ấy thì hẳn đúng rồi, nhưng không biết là đỉnh của cái nón úp, hay ngửa (Cười).

“Tại sao một trí thức, một người cần cù, rất hiểu cái giá phải trả cho mỗi hành động của mình mà lại nổ súng vào lực lượng cưỡng chế?".
Tiếp tục cuộc trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về chủ đề nông dân, nông thôn, nhà thơ Trần Đăng Khoa đề cập tới câu chuyện thời sự đang thu hút sự chút ý của dư luận: vụ cưỡng chế ở Hải Phòng. Theo nhà thơ, mặc dù hành vi của ông Vươn và nhiều đối tượng trong vụ án là phạm pháp nhưng câu chuyện xảy ra với gia đình người nông dân này cũng khiến cho nhiều người thương cảm, nhất là khi vợ con anh ta phải đi ở nhờ, rồi dựng tạm túp lều sống qua ngày, còn nhà thì đã bị đập nát. Ngay cả chuyện thu hồi đất, rất nhiều người từng là lãnh đạo cao cấp của đất nước cũng đặt câu hỏi: Thu hồi để làm gì?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Hiện nay, chúng ta đang quan tâm rất nhiều tới việc quy hoạch đô thị, có nhiều chiến lược, kế sách. Nhưng thử hỏi chúng ta có được bao nhiêu công trình, đề tài, bao nhiêu tâm huyết của lãnh đạo quan tâm tới nông thôn? Cho nên, tôi có cảm giác nông thôn hiện nay phát triển mang tính tự phát. Nhơm nhếch và hoang dại một cách rất hiện đại.

Tôi nhận thấy một điều thế này, bây giờ các làng quê còn giữ được nét nguyên sơ như ngày xưa không còn nhiều, nhất là những vùng ở ven đô thị. Nó bị biến thành một phần của đô thị, vì nhiều lý do khác nhau. Còn những làng quê giữ được cái nét đặc trưng của nó thì có điểm đặc biệt là dân ở đó nghèo, ví như làng cổ Đường Lâm chẳng hạn…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Nhà văn hóa lớn Hữu Ngọc có nhiều năm hoạt động trong Quỹ Văn hóa Việt Nam - Thụy Điển. Ông quan tâm nhiều tới những ngôi nhà mang đặc tính dân tộc, thuần chủng thôn quê, để rồi tìm cách tài trợ, phục dựng những ngôi nhà đó. Và rồi, khi đi khảo sát, ông phát hiện ra rằng, chỉ còn một nơi giữ được, là làng Đường Lâm (Hà Nội). Nhưng Đường Lâm giữ lại được không hẳn vì người dân có ý thức, mà vì đó là vùng quê rất nghèo, chẳng có nghề gì ngoài nghề tráng bánh đa và kẹo kéo. Nghề kẹo kéo, bánh đa thì không thể phá làng được. Và ông Hữu Ngọc có kết luận rất đau xót thế này: “May mà cái nghèo, cái đói đã cứu được cả một mảng văn hóa đang bị hủy diệt”.

Vậy nghĩa là sẽ không còn cái sự bần hàn nếu hết nông dân?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Điều đó có xảy ra thì tôi và chú cũng đã biến khỏi cái thế giới này lâu lắm rồi (Cười). Nói gì thì nói, chúng ta cũng không thể bỏ cây lúa được. Điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để đời sống của người nông dân giàu lên? Vai trò của người nông dân rất quan trọng. Hãy cứ xem trong cuộc kháng chiến, con em ai hy sinh nhiều nhất? Xin trả lời ngay đó là con em nông dân.

Bây giờ, vẫn còn hàng vạn con em nông dân nằm dưới lòng đất mà không tìm thấy hài cốt. Cho nên, chúng ta phải nghĩ ra cách nào đó để người nông dân có thể sướng được, làm giàu được thì sự hy sinh ấy mới có ý nghĩa. Làm sao để họ có thể sống được, sống đàng hoàng trên chính mảnh đất của mình. Về vấn đề này, Lênin nói rất hay: “Hãy để người nông dân nghĩ trên luống cày”. Tôi nghĩ cái đó rất đúng. Chính luống cày sẽ dạy cho họ cách sống và cách làm giàu như thế nào. Mặt trái của tiến trình đô thị hóa đã khiến nhiều làng quê không còn nữa, cái giàu của nông dân là cái giàu giả. Trước mắt, anh bán được ít đất, có thể mua được xe máy, thậm chí có người còn tậu được cả ô tô. Nhưng ô tô, xe máy để làm gì? Trong khi trong nhà rỗng tuếch và con cái không có tiền ăn học. Đấy là những lạc quan bi kịch mà hậu quả thì rất khó lường.

Và nông dân, có lẽ cái cách họ ứng xử đôi khi đáng trách mà cũng thật đáng thương, như trường hợp của Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) chẳng hạn…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Phải xem vụ Đoàn Văn Vươn là một bài học đau xót. Tại sao một trí thức, có học, một người cần cù, rất hiểu luật pháp, rất hiểu cái giá phải trả cho mỗi hành động của mình mà lại nổ súng vào lực lượng cưỡng chế? Dù Đoàn Văn Vươn đang chịu nhiều nỗi ấm ức, nhưng cái cách chống trả lực lượng chức năng như vậy cũng là không nên, và đó cũng là cách hành xử rất… nông dân. Có người bảo, đấy là “tức nước vỡ bờ”, một kiểu phản kháng của Anh Pha, Chị Dậu thời hiện tại. Và không dừng lại ở đấy đâu, nếu các nhà quản lý không rút kinh nghiệm, không lấy đó làm một bài học cay đắng. Một người đã bỏ toàn bộ tài sản, công sức khai hoang, phục hóa, biến cả một vùng đầm lầy nước mặn thành ruộng vườn, đầm bãi, đến khi thu hoạch thì lại bị mất tất cả.

Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đã chỉ rõ rằng, trường hợp này Đoàn Văn Vươn vẫn được quyền sử dụng đất, chỉ trừ trường hợp ông ấy để không trong một năm trời không đưa vào khai thác (mà điều này thì đã được loại trừ), còn trường hợp khác là nhà nước sử dụng cho công trình an ninh quốc phòng, an sinh xã hội thực sự quan trọng, nhưng trường hợp này cũng không phải. Thế thì thu đất để làm gì? Nếu thu để rồi lại giao cho người khác thì cần phải xem lai. Và nếu đã thu của người ta thì phải đền bù cho công sức, tiền của người ta đầu tư vào đấy. Vả lại chỉ có giải tỏa một khu đất mà lại huy động  cả một lực lượng lớn cảnh sát, bộ đội thì có nên không? Rồi lại thu vét cá trong ao đầm người ta, phá cả nhà cửa của người ta không nằm trong khu giải tỏa, với lý do là nơi cố thủ của kẻ chống đối, nhưng rồi lại chẳng bắt được kẻ “chống đối” nào trong căn nhà đó.

Vậy họ thoát bằng cách nào trước sự vây bủa của hàng trăm cảnh sát và bộ đội? Đây là một vụ việc rất đau xót. Một vụ việc đã vượt ra ngoài khuôn khổ cụ thể của nó. Rất may, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo cần phải làm rõ trắng đen. Ai sai và sai đến đâu thì phải chịu  trách nhiệm đến đó. Chúng ta hãy chờ xem…
Tôi thì nghĩ tới một chuyện khác xa xôi, người nông dân đó hành động dại dột, rồi đây cái hệ lụy mà vợ con anh ta phải chịu đựng sẽ rất ghê gớm. Chị Thương, vợ anh Vươn sẽ “một vai hai gánh”, vừa phải chăm con, vừa phải lo cả chuyện làm ăn… nhưng tôi cũng tin rằng, rồi đây mọi chuyện sẽ được làm sáng tỏ… Ở các vùng quê, người nông dân vẫn đang đối mặt với nhiều áp lực, nhất là chuyện “cơm, áo, gạo, tiền”, đôi khi họ cũng phải chịu đựng sự ấm ức, nhưng dù sao đi chăng nữa, tôi vẫn thích cuộc sống ở làng quê hơn, vì ở nơi đó tôi thấy tình người luôn ấm áp. Cuộc sống ở phố xá khiến cho rất nhiều người bị bao chặt bởi một kiểu quan hệ vụ mùa, nhân dịp này nọ… ấy thế nên có một người bạn của tôi đã chia sẻ rằng, cậu ấy không dám đến nhà sếp chơi, cho dù là tình cảm quý mến thực sự chứ không có ý nghĩ đến nhờ vả gì, vì sợ bị mang tiếng “quan hệ vụ mùa”. Còn ông thì sao, có khi nào ông nghĩ đến một lúc mình sẽ về quê sống?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Tôi luôn sống với ý nghĩ như vậy, ở thành phố có thể tạo ra những kỹ sư giỏi, những nhà khoa học, nhưng trở thành một nhà văn, một nhà thơ thì vô cùng khó khăn. Hãy thử nghĩ mà xem, mở cửa ra, đập vào mắt chỉ toàn là cột điện, chỉ toàn khói và bụi, tiếng xe gầm gào suốt ngày đêm. Ở thôn quê, bầu không khí thật trong lành, có những cánh diều no gió, những cánh đồng bát ngát, chỉ nhìn những con gió đùa mơn man trên đầu lũy tre làng cũng khiến ta bồi hồi xúc động… Mấy chục năm nay, tôi sống ở thành phố nhưng mọi mối quan hệ vẫn ở làng quê. Bố mẹ tôi không chịu ra thành phố. Cụ bà bảo, “cái dân phố xá nó không có tình cảm. Nhà bên này có tang, nhà bên cạnh lại mở nhạc xập xình. Thế thì sống chung với họ sao được hở giời!”.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.Phần 3:


Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Từ vụ Đoàn Văn Vươn, ngẫm lời Bác dạy”

Ta hiểu vì sao Bác luôn quan tâm đến những người nghèo, người lao động. Bác luôn hướng đến người lao động".
Cuộc trò chuyện giữa tôi và Nhà thơ Trần Đăng Khoa về vấn đề nông dân - nông thôn kỳ thực chưa thể kết thúc ngay ở bữa cơm trưa ngày 27 Tết Nhâm Thìn. Cả tuần lễ sau đó, mỗi khi nảy ra một ý nào đó thú vị về đời sống của người nông dân, anh lại gọi cho tôi, và tôi cũng vậy. 12h đêm hôm qua, Nhà thơ Trần Đăng Khoa còn nhắn tin cho tôi khi đang công tác ở tỉnh Cao Bằng: “Tớ cứ cảm thấy hình như mình cũng có lỗi với người nông dân”.

“Một phản ứng tuyệt vọng dại dột’’

Xung quanh vụ việc của Đoàn Văn Vươn thì hiện nay đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đại đa số đều cho rằng, cách hành xử của chính quyền huyện Tiên Lãng có nhiều điểm không rõ ràng. Tôi không đặt vấn đề với ông về chuyện đúng sai thế nào, vì rằng cái ấy đã có những người thực thi pháp luật và như ông nói rất may là Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc. Chỉ có điều, tôi vẫn không hiểu, nếu chính quyền khăng khăng họ làm đúng, thì tại sao một người nông dân (có học đàng hoàng như anh Vươn) lại phải phản kháng?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Ông Vươn sai thế nào thì rồi sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng ông Vươn không phải là một nông dân thuần túy, cũng không phải là người u mê, không hiểu pháp luật. Ông Vươn là trí thức. Là kỹ sư cơ mà. Ông ta cũng không phải kẻ càn quấy, dám cả gan đánh đu với luật pháp đâu. Tôi nghĩ rằng, đó là việc cực chẳng đã. Và ông ta rất hiểu cái giá mình sẽ phải trả. Biết vậy mà vẫn làm vậy. Một phản ứng tuyệt vọng và dại dột. Suy cho cùng, đó cũng chỉ là cách ứng xử quẫn bách của một anh nông dân ở bước đường cùng. Người tỉnh táo và khôn ngoan không ai làm thế.

Vậy ông Vươn tỉnh hay mê? Tỉnh. Tỉnh nhưng lại chọn phương án xấu nhất. Phương án của kẻ mê muội, là nổ súng vào chính quyền địa phương. Nói gì thì nói, đây cũng vẫn là phương án tồi tệ nhất mà ông Vươn phải trả cái giá đắt nhất. Bản thân ông ta sẽ phải tù tội, tiếp theo nữa là tan nát cả một gia đình và phá sản cả một cơ nghiệp. Nhưng hình như ông Vươn đã chọn phương án tồi tệ nhất này để gióng lên một tiếng chuông báo động, không phải báo động vụ việc Đoàn Văn Vươn mà là vấn đề Đoàn Văn Vươn. Đó là vấn đề đất đai. Chính tiếng mìn tồi tệ của Đoàn Văn Vươn, đã làm ta nhận ra rằng, sự việc không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Hãy xem cách ông Vươn chọn luật sư bào chữa cho mình. Trong khi các cơ quan chức năng giới thiệu luật sư, rồi chính vợ ông Vươn cũng đã chọn luật sư. Nhưng ông đều từ chối hết, dù những người đó đều ủng hộ ông, muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp tới cùng cho ông. Nhưng ông Vươn chỉ chọn duy nhất một luật sư thôi, và đó là người rất hiểu ông ta, hiểu được lý do vì sao ông ta phạm tội.
Ông Vươn đã trả lời phóng viên: “Tôi có đủ trình độ hiểu biết nhận thức rõ về sai phạm của bản thân song tôi muốn bào chữa rõ cho tôi về nguyên nhân tôi sai phạm. Tôi đề nghị cho phép tôi được mời đích danh luật sư Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Công ty luật Đông Đô, Hà Nội là người bào chữa cho tôi trong quá trình tôi chấp hành điều tra xét xử”. Vấn đề là như vậy. Đây thực sự là một bài học đau xót. Thật tiếc cho ông Vươn và cũng thật tiếc cho những nhà quản lý ở sở tại.

Chỉ tội một nỗi, nhà của anh Vươn cũng bị phá rồi còn đâu, mà căn nhà ấy lại không nằm trong phần đất bị cưỡng chế. Thế rồi, vợ con anh ta phải đón Tết trong nỗi buồn vô hạn. Ông Chủ tịch huyện Tiên Lãng đã trả lời là phá, vì đó là nơi ẩn trú của kẻ phạm tội. Nhưng rồi sau đó ít ngày vị Phó Chủ tịch thành phố “sửa” lại, là do dân phá. Người dân quanh đó phản ứng dữ dội lắm, vì họ vốn là hàng xóm tốt của anh Vươn, có lý nào mà họ lại phá nhà của anh ấy? Nếu "chẳng may", có bàn tay của cán bộ nhà nước dính vào việc phạm pháp, thì ông nghĩ sao về cách hành xử này?

Nhà Thơ Trần Đăng Khoa:
Đây là một việc rất không nên, cho dù Đoàn Văn Vươn có vi phạm pháp luật, và nếu ông Vươn có tội thì thiếu gì cách bắt giữ, chứ đâu phải đến mức phá nhà người ta, mà lại phá cả nhà không nằm trong khu giải tỏa, đến nỗi vợ con người ta phải dựng lều ở trong ngày Tết là rất không ổn. Trong khi chúng ta vẫn nói chính quyền là của dân, do dân và vì dân. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của ông Phạm Thế Duyệt - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam: “Mọi vấn đề đều có cách giải quyết, cách này chưa đúng thì vẫn còn cách khác, phải giải quyết mọi việc trên cơ sở lấy dân làm gốc”.
Đại tướng Lê Đức Anh - Nguyên Chủ tịch nước, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, mặc dù tuổi đã cao, nhưng trước vụ việc này, ông cũng rất quan tâm và đã nhấn mạnh rằng: “Đây là việc mà chính quyền Hải Phòng cần phải xử lý thẳng thắn, phải xử lý một cách cụ thể, làm rõ những sai phạm của từng cán bộ địa phương. Muốn được lòng dân thì phải xử lý nghiêm những cán bộ làm sai, không xử lý nghiêm sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân”.
Tôi tin rằng, nếu có hỏi bất kỳ một vị lãnh đạo nào của Đảng và Nhà nước thì các đồng chí ấy cũng sẽ đều có quan điểm như vậy. Rất may các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc và đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc. Tôi tin mọi trắng đen sẽ rõ trong một ngày rất gần đây.

Ngẫm lời Bác dạy…

Nhân chuyện ông nói tới cách hành xử của những người có chức quyền tại huyện Tiên Lãng, tôi còn nhớ đã đọc được khá nhiều chuyện kể rất cảm động về Bác Hồ. Bác sống rất đạm bạc, giản dị. Bữa ăn của Người chỉ như là bữa ăn của một nông dân nghèo. Khi tiếp khách nước ngoài, Bác vẫn luôn giản dị như vậy, bộ quần áo nâu và đi đôi dép cao su. Ấy thế nên có một đồng chí cán bộ tỉnh tỏ ra ái ngại: “Thưa Bác, Bác thay mặt cho Đảng, cho Dân, Bác vất vả thế này, có khi bạn bè quốc tế lại trách Đảng, trách Dân không chu toàn với Bác…”. Bác cười hiền lành: “Bác sống thế này mà ở dưới, có chú còn nhũng nhiễu làm khổ dân. Bác mà sống xa hoa thì ở dưới các chú đục khoét hết của dân à?”…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Bác Hồ là một tấm gương sáng. Ở thời Bác, có chuyện đau lòng nào như thế xảy ra đâu. Trong một bài viết về Bác cách đây chưa lâu, tôi có nói rằng, thi thoảng, trong đời sống công chức, chúng ta vẫn thường làm một việc không lấy gì làm mới mẻ: Kê khai tài sản. Nhìn bản Kê khai, ta lại mủi lòng: Sao mãi mình vẫn chưa giàu được nhỉ? Và rồi, ta lại được an ủi. Hóa ra ta vẫn chưa phải là người nghèo nhất. Ngay cả một người nông dân chân lấm, tay bùn, ở dưới đáy xã hội, nhưng vẫn có mảnh vườn, cái ao, hay chí ít cũng có con lợn, con gà. Nghĩa là vẫn có tài sản. Chỉ duy nhất một người dường như không có gì cả, một người nghèo nhất nước. Người đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lục lọi trong tiểu sử Bác, đến cả nhà riêng của Người, ta thấy Người có gì? Một tấm áo kaki, đôi dép cao su, chiếc quạt bằng lá cọ… Vật chất là thế đấy. Còn tinh thần ư? Bác cũng là người duy nhất không có bất kỳ các loại Huân, Huy chương gì, đến cả sơ đẳng nhất là Bằng khen, Giấy khen, Người cũng không có. Bác còn là người nghèo nhất cả trong cõi riêng tư. Một người nghèo nhất nước như Bác, nhưng lại để cho chúng ta một di sản đồ sộ. Đó là một đất nước độc lập, toàn vẹn, một sự nghiệp Cách mạng chói ngời, một tấm gương trong sáng và lối sống cao đẹp đến tinh khiết. Ta hiểu vì sao Bác luôn quan tâm đến những người nghèo, người lao động. Bác luôn hướng đến người lao động. Bác đặt tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Nghĩa là Đảng của tất cả mọi người, vì ai mà chẳng là người lao động.
Bác còn dành lương mua quà cho người nghèo. Vào những dịp tết đến, xuân về, Bác thường chọn những gia đình nghèo nhất để đến thăm và chúc Tết. Chuyến thăm rất bí mật, không báo trước để địa phương nghênh đón, rồi tuyên truyền, đưa tin. Thường chỉ có Bác và đồng chí Vũ Kỳ. Một chị lao công, ở trong khu hẻm nhỏ, đêm 30 Tết còn đi gánh nước thuê. Bàn thờ trống hoang, không có cả nải chuối, tấm bánh. Tết đến với mọi nhà, nhưng Tết lại quên căn nhà chị. Bởi thế, chị bàng hoàng đến sửng sốt, buông rơi cả hai thùng nước, khi thấy Bác đột ngột xuất hiện trong căn nhà tồi tàn của mình: “Trời ơi, Bác…Gia đình cháu khổ lắm…Cháu không ngờ Bác lại đến với cháu..”. “Thế Bác không đến với cháu thì Bác còn đến với ai?...”. Chị bật khóc. Và Bác cũng khóc.
Cuộc đời của Bác, nếp sống của Bác là một bài học lớn cho các cán bộ cấp dưới. Ta hiểu vì sao trong những năm chiến tranh, đất nước loạn lạc, mà xã hội lại rất thanh bình, lòng dân không ly tán. Ra đường không lo trấn lột. Về nhà không sợ trộm cắp. Cũng không có tham nhũng, đĩ điếm. Một đời sống lành mạnh giữa một bầu khí quyển trong veo. Một người suốt đời sống vì dân, lo cho dân, ngay trong những giây phút cuối cùng giã từ cõi đời, phần nói về mình, Về việc riêng, Người cũng chỉ dành cho mình đúng 79 chữ. 79 chữ tổng kết cả một đời người 79 năm, trong một ít chữ phong phanh ấy, Người cũng lại chỉ canh cánh lo cho dân, không muốn tổ chức tang lễ điếu phúng linh đình để đỡ tốn thời giờ và tiền bạc của dân.

Trọn đời, Bác Hồ mong muốn “người cày có ruộng” và điều đó đã thành sự thật. Bám đồng, bám ruộng là cuộc sống của người nông dân, cho dù một nắng hai sương, đổ mồ hôi nước mắt để đổi lấy hạt gạo. Tôi cũng sinh ra ở một làng quê nên tôi rất nhớ khúc đồng dao này: Lạy giời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống/ Lấy ruộng tôi cày/ Lấy bát cơm đầy/ Lấy khúc cá to... Rõ khổ, người nông dân bao đời mà chỉ có một điều ước đơn giản như vậy. Thế mới thấy rằng, từ bao đời trước, người nông dân mơ ước chỉ một bát cơm trắng thôi, một khúc cá cũng đã là xa xỉ với họ, chứ nói chi tới món nọ, món kia nữa… Và tôi vẫn thường nghe bà nội kể chuyện, trước đây nhà tôi cũng không phải diện quá nghèo, ấy thế mà vẫn phải khoai sắn, bo bo ăn độn quanh năm, mà cũng chẳng được no. Làm quần quật từ sáng tới khuya mà vẫn thiếu ăn, thế mới lạ chứ. Hồi tôi học cấp một, cách đây hơn hai mươi năm rồi, có một lần mẹ tôi nấu thử nồi cơm độn khoai lang. Ăn thử thì thấy nó cũng là lạ, nhưng phải thú thực, tôi chẳng nuốt nổi vài miếng… đấy là có cơm, có khoai, còn theo lời các cụ thì ăn hạt bo bo mới khiếp vía, khô như ngói.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Nông dân thời xưa, nếu có cơm độn khoai lang mà ăn thì đã là tốt lắm đấy, chứ nào dám ước gì hơn. Người nông dân làm ra hạt gạo mà quanh năm đói. “Đói ngày giỗ cha, no ba hôm Tết”, các cụ xưa đã nói vậy. Chỉ ngày Tết mới có bát cơm trắng, còn thì quanh năm ăn độn. Một hạt cơm cõng đến mấy hạt ngô. Nhiều nhà còn lấy gốc rau muống già băm nhỏ, rồi phơi khô, nấu trộn với cơm. Xới bát cơm trông cứ đen như bát... phân trâu. Nhai miếng cơm như nhai chão rách.
Bây giờ thì chẳng cần phải lạy ông giời cũng có bát cơm đầy và khúc cá to rồi. Nhưng nông dân thời nào cũng vẫn khổ. Tôi chợt nhớ lần về quê, sang thăm bà cô, thấy trên tường ngổn ngang những vệt vôi quệt. Cái dấu cộng (+). Cái dấu trừ (-). Tôi ngạc nhiên: “Hợp tác xã tan rồi, sao cô vẫn còn ghi công điểm gì thế này?”. “Công điểm gì đâu cháu. Đây là những món nợ đấy!” Thấy tôi ớ ra, bà cụ mới giải thích cặn kẽ. Đây là bát riêu cá nhà Độ. Đây là khúc cá rán nhà Toán. Còn đây là bát canh rau ngót nhà Thiều. Thì ra có món gì ngon, bà con hàng xóm thương cụ, cho bà cụ miếng gì, bà cụ lại quệt một vệt vôi lên vách. Để nhớ đấy là một món nợ. Thế rồi nhà có món gì ngon, cụ cũng lại sai con cháu mang sang biếu lại, rồi quệt lên vách dấu cộng. Coi như ơn nghĩa đã được trả xong.
Nông dân mình là thế đấy. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Đảng, chính phủ chia cho họ một cái nồi đồng, một cái chảo gang, một cái cối đá trong cải cách ruộng đất, cũng đủ để họ nhớ suốt đời, biết ơn suốt đời. Rồi họ mang xương máu của chồng, của con, của chính họ ra để trả nghĩa. Hàng triệu người chết trong mấy cuộc chiến tranh. Hàng vạn người cho đến tận hôm nay vẫn không tìm thấy được hài cốt. Họ chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, dĩ nhiên là như vậy rồi, nhưng không hẳn chỉ có như vậy. Sự đền ơn trả nghĩa ấy mới thiêng liêng và dữ dội biết bao. Nông dân mình thế đấy. Họ tốt vô cùng. Vì thế bây giờ, không còn chiến tranh, không còn bom đạn, đất nước đã yên hàn mà người dân lại thấy bất an, khổ hạnh là chúng ta có lỗi. Trong tòa án lương tâm này, chẳng ai vô can cả. Cả tôi và chú, ở một góc nào đó, chúng ta cũng là kẻ tội đồ. Có phải thế không?

Nói rồi nhà thơ im lặng. Chưa bao giờ tôi thấy ông buồn như thế. Vậy mà có người bảo, Trần Đăng Khoa là một gã tếu táo, bông phèng, và luôn chọc cười. Ông cũng hay cù cho thiên hạ cười. Có người bảo: Người hay cười là người không thể khóc được. Có lẽ như vậy chăng?

Nguồn: GDVN
Đồ Nghệ giới thiệu.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ Tiên Lãng: Kỷ luật thôi chưa đủ

Đăng trên báo Đất Việt 8:56 AM, 09/02/2012

(Đất Việt) Vụ việc ở Tiên Lãng có rất nhiều lần, từ lãnh đạo thành phố, Giám đốc công an, cho đến cấp huyện... lên tiếng, nói ngược lại vấn đề là không chấp nhận được. Thậm chí, có ý kiến phê phán những quan chức, cán bộ về hưu “nhầm lẫn”, “làm phức tạp vấn đề”… Đó là những phát ngôn rất vô trách nhiệm.

Một số vị lão thành cách mạng, tướng lĩnh tỏ ra rất bức xúc, khi đề cập kết luận của Thành ủy Hải Phòng ngày 7.2 về vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng. Dù một số cán bộ liên quan đã nhận những hình thức kỷ luật khác nhau, nhưng kết luận đó chưa đi đến cùng của sự việc, còn xa sự thật. Đặc biệt, kết luận này không hề đả động đến một số cán bộ khác đã có những phát ngôn bừa bãi, tiền hậu bất nhất, gây phẫn nộ trong dư luận.

Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước: Hải Phòng mới chỉ “sờ đến vai”

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4, nguyên ĐBQH cho biết, ông đã gửi tâm thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị Thủ tướng giải quyết tận gốc vụ việc ở Tiên Lãng, để rút kinh nghiệm cho cả nước.

Bức tâm thư có đoạn: “Trước ý kiến chính đáng của nhiều đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo cao cấp, các lão thành trên các lĩnh vực và dư luận rộng rãi của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị cho lãnh đạo Thành phố Hải Phòng và các cơ quan chức năng của Chính phủ phải làm rõ vụ việc và xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời rút kinh nghiệm để không xảy ra sự việc tương tự trong cả nước, giữ vững sự ổn định chính trị để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Dư luận rất hoan nghênh Chỉ thị của Thủ tướng và hy vọng, sự việc sẽ được giải quyết tận gốc vấn đề nhất là khi BCH T.Ư đã có Nghị quyết về những vấn đề cấp bách, về xây dựng Đảng, liên quan đến vấn đề đất đai, vấn đề hết sức nóng bỏng đang chiếm trên 70% vụ việc khiếu kiện của cả nước”.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/hoangthuy/20120209/Nguyen%20Quoc%20Thuoc.jpg
Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước



Trao đổi thêm với Đất Việt, ông nói: Tôi không hiểu tại sao sự việc được cả nước quan tâm như vậy mà Thành ủy Hải Phòng đến nay mới lên tiếng. Dù có kết luận sơ bộ, nhưng có những vấn đề Thành ủy Hải Phòng đưa ra mới chỉ “sờ đến vai” sự việc, nghĩa là mới chỉ có cán bộ huyện và xã, còn trách nhiệm của Thành ủy ở đâu? Nếu chỉ dừng lại như vậy thì dễ dãi quá, phải làm rõ trách nhiệm của Thành ủy là thế nào, trách nhiệm đến đâu, cảnh cáo, thôi việc hay tự phê bình. Nếu chỉ nhận mức kỷ luật tự phê bình thì chưa đủ.

Theo tôi phải xử lý triệt để, nghiêm túc, đến tận gốc, không chỉ cho Tiên Lãng, cho Hải Phòng, mà cho cả nước, nếu làm tốt, sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện Nghị quyết TƯ4 của Đảng.

Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học chiến lược (Bộ Công an): “Dối trên, lừa dưới, quan liêu”

Kết luận của Thành ủy Hải Phòng chưa đạt yêu cầu, còn xa sự thật, thể hiện trên nhiều mặt. Kết luận đó chưa đầy đủ, chưa khách quan, nghiêm túc, không đúng với tinh thần của Hiến pháp, chưa phản ánh đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan công quyền.

Điều đáng nói việc này được xử lý quá chậm, sau khi vụ cưỡng chế xảy ra hơn một tháng (5.1) mà đến nay Hải Phòng mới đưa ra kết luận bước đầu, trong khi từ TP.Hải Phòng xuống Tiên Lãng không phải cách nhau 500 km hay đi 5 ngày mới tới nơi. Tôi mà là Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng thì ngay sau khi xảy ra sự việc sẽ xuống hiện trường ngay tức khắc, gặp toàn bộ người dân xã Vinh Quang để nghe dân phản ánh. Chỉ cần giải quyết trong một tuần. Còn thực tế ở Hải Phòng đã thể hiện sự quan liêu, xa rời quần chúng, phải đợi đến khi Thủ tướng có yêu cầu  mới bắt đầu xử lý. Nếu Thủ tướng không đưa ra yêu cầu thì có lẽ đến nay Hải Phòng chưa đưa ra kết luận. Việc này như chậu nước đổ đi, chỉ múc lại được vài gáo.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/hoangthuy/20120209/Le%20Van%20Cuong%201.JPG
Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương



Ngoài ra, nếu không xử lý hình sự những người phát ngôn bừa bãi trong vụ này thì cũng phải xử lý hành chính và làm đến cùng. Chỉ cần là Đảng viên mà nói trước sau bất nhất cũng phải họp kiểm điểm, anh không trung thực, dối trên, lừa dưới, không tự xấu hổ thì không làm được điều gì, không xứng đáng là công bộc của dân. Ngoài ra, sau khi sự việc xảy ra hơn 1 tháng, nhưng những cơ quan dân cử của Hải Phòng vẫn “nằm im”. Như vậy, trách nhiệm của họ ở đâu?

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Cán bộ nói sai sự thật là không thể chấp nhận

Kết luận của Thành ủy Hải Phòng chưa đến cùng sự việc. Còn nhiều việc cần phải kết luận và xử lý. Chẳng hạn, cần phải kiểm điểm những người phát ngôn bừa bãi, vì cán bộ phải chịu trách nhiệm với những phát ngôn của mình.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/hoangthuy/20120209/ong-vu-quoc-hung.jpg
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương



Vụ việc ở Hải Phòng có rất nhiều lần, từ Phó Chủ tịch UBND TP đến Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, xã Vinh Quang lên tiếng, nói ngược lại vấn đề là không chấp nhận được. Thậm chí, có ý kiến phê phán những quan chức, cán bộ về hưu “nhầm lẫn”, “làm phức tạp vấn đề”… Đó là những phát ngôn vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết, mỗi cấp lại khác nhau, mâu thuẫn, huyện nói một đường, thành phố nói một nẻo, có người còn nói dân bức xúc nên phá nhà ông Vươn… Nói như vậy là cực kỳ vô trách nhiệm. Không biết Thành ủy Hải Phòng có biết sự việc? Nếu không biết sự việc này thì quá quan liêu.

Mạnh Đồng - Tuấn Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Những bất ngờ qua vụ Tiên Lãng

Tác giả: Viết Lê Quân

Bài đã được xuất bản trên Tuần VietNamNet

Công tâm mà xét, đây là lần đầu tiên từ sau vụ việc Thái Bình năm 1997, báo chí được tự do đến như thế. Sự cởi mở này xuất phát từ những nguyên nhân nào? Rõ ràng đã có một sự thay đổi về nhận thức, về sự xem lại "lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền" từ những cấp cao nhất của lãnh đạo Đảng và Chính phủ.

Những sự việc chưa có tiền lệ


Vào những ngày đầu tiên nổ ra vụ việc Đoàn Văn Vươn, có lẽ ít ai ngờ tới một kịch bản khuấy động dữ dội từ Tiên Lãng sẽ như một sóng dung nham tràn lên miền đồng bằng dư luận khắp cả nước như thời điểm hiện nay.

Đó là điều bất ngờ lớn nhất và tổng quát nhất, nếu so sánh với những vụ việc khiếu kiện tập thể về đất đai trước đó. Ngay cả với những cuộc khiếu kiện tập thể có quy mô đến 500 người, bao gồm dân từ hơn mười tỉnh thành và trở thành cao trào trước khu vực Văn phòng 2 Quốc hội tại TP.HCM vào năm 2007, báo chí cũng chỉ đưa tin rất khiêm tốn, dù cho dư luận về vấn đề này là rộng lượng hơn rất nhiều.

Song một sự đổi thay khó tả đã diễn ra trong không khí của công luận và dư luận. Vụ việc hàm chứa nhiều ý nghĩa chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam đã kéo theo phản ứng tức thời và sâu sắc của báo chí và người dân, người dân với báo chí. "Điểm nổ" đã khởi nguồn không chỉ từ những tờ báo in và báo điện tử chuyên về chính trị - xã hội, mà còn lan rộng ra cả nhiều tờ báo chuyên ngành về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, nông thôn...

Công tâm mà xét, đây là lần đầu tiên từ sau vụ việc Thái Bình năm 1997, báo chí được "tự do" đến như thế. Vậy sự cởi mở này xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Lẽ dĩ nhiên, điểm nhấn quá ý nhị của vụ việc Tiên Lãng chính là việc lần đầu tiên, hành vi vẫn được xem là "chống người thi hành công vụ" liên quan đến phản ứng đất đai đã được biểu hiện bằng vũ khí sát thương cao, do người bị thu hồi đất dùng để chống lại người đi cưỡng chế thu hồi.

Cũng là lần đầu tiên, ý đồ thu hồi và cưỡng chế đất đai của một chính quyền địa phương đã bị đưa ra ánh sáng, được mổ xẻ chi tiết dưới rất nhiều khía cạnh. Cuộc "trung phẫu" này lại dẫn đến kết quả xứng đáng: một số cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc, và chính Thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền Hải Phòng làm rõ những uẩn khúc theo phân tích của công luận và dư luận.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/DVVuon_1328689677.jpg
Vợ con anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bên ngôi lều dựng tạm tại khu đầm bị san phẳng. Ảnh Tuổi Trẻ



Một trong những bức xúc rất đáng lưu tâm, có mối liên đới trực tiếp đến phương diện chính trị, là hiện tượng một số chính quyền địa phương đã sử dụng quân đội phục vụ cho hành động cưỡng chế đất đai. Tuy nhiên nếu xét đến những ẩn ý và quyền lợi bên trong của từng vụ việc thì không khác mấy biểu hiện "Dịch vụ hỗ trợ thi công" ở Cần Thơ hay Nam Định, có vẻ như những lực lượng quân sự ở địa phương đã bị lạm dụng nhiệm vụ "bảo vệ Tổ quốc" để chuyển sang phục vụ cho những nhóm lợi ích nào đó.

Nước đã tràn và lửa cũng đã cháy. Lần đầu tiên hoạt động lạm dụng trên đã được phản biện xã hội một cách minh bạch. Điều đáng nói là không chỉ do công luận, mà chính sự phản biện đó lại đến từ nhiều tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam - những người không thể chấp nhận hình ảnh "vì nhân dân quên mình" bị biến thái thành một cái gì đó đối lập với "từ nhân dân mà ra".

Thay đổi từ "sự tồn vong của chế độ"

Khác với quá khứ, không khí hiện tại đang được phản biện và mổ xẻ một cách công tâm hơn hẳn. Vì sao bầu không khí ấy lại có điều kiện để tồn tại và lan tỏa?

Rõ ràng đã có một sự thay đổi về nhận thức, về sự xem lại "lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền" từ những cấp cao nhất của lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Có thể liên hệ sự thay đổi này với một đánh giá của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị trung ương 4 vào đầu năm 2012, đúng 15 năm sau "sự kiện Thái Bình", về yêu cầu cấp thiết phải chỉnh đốn Đảng liên quan đến "sự tồn vong của chế độ".

Vậy lòng tin của người dân đối với Đảng và chính quyền được biểu hiện qua cái gì? Nếu các cấp chính quyền vẫn thường lấy lời dạy "Lấy dân làm gốc" của Nguyễn Trãi và sau này là Hồ Chủ tịch như một kim chỉ nam cho việc học tập, thì cái gốc ấy cũng chính là quyền lợi thiết thân, quyền lợi về dân sinh và dân chủ của người dân.

Quyền lợi của người dân lại gắn liền với đất đai - lĩnh vực chiếm đến 90% nội dung trong tổng số đơn thư khiếu kiện. Như vậy, muốn "lấy dân làm gốc", các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền các địa phương, cần đặc biệt lưu tâm, thay cho thái độ quan liêu tắc trách, đến toàn bộ các vụ việc khiếu kiện từ cá nhân đến tập thể, từ chính sách thu hồi đất đai, mức giá bồi thường, công tác tái định cư đến hành vi cưỡng chế thu hồi...

Đất đai, tiêu điểm trong mọi tiêu điểm ở Việt Nam, là nơi thu hút sự bức xúc đến đỉnh điểm của người dân, lại khởi điểm từ nguồn cơn của các nhóm lợi ích còn lẩn khuất trong bóng tối. Điều đáng ghi nhận là trong một trả lời chất vấn trước Quốc hội vào cuối năm 2011, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp đề cập đến vấn đề nhóm lợi ích. Liên tưởng với "sự tồn vong của chế độ" từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hẳn người ta đã nhận ra nguy cơ của các nhóm lợi ích và hố sâu phân hóa giàu nghèo là lớn đến thế nào, kinh khủng và dễ bùng nổ đến thế nào trong xã hội đương đại Việt Nam.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/DVVuon-Hien_1328689670.jpg
Chủ tịch huyện Tiên Lãng vừa bị đình chỉ chức vụ Lê Văn Hiền.



Sẽ không thể, không có sự chỉnh đốn nào có thể giải quyết êm thấm mọi vấn đề đất đai, nếu không loại trừ được các nhóm lợi ích - được đặc trưng bởi hoạt động đầu cơ và sự kết nối hữu cơ giữa đầu cơ với một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã "tự diễn biến".

Mọi sự chỉnh đốn Đảng cũng sẽ không thể mang lại kết quả như ý nếu tự thân các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam không rút ra được bài học nào từ vụ việc "chống người thi hành công vụ" của 13.000 dân làng Ô Khảm ở Trung Quốc.

Có lẽ cũng từ nhận thức ấy mà đã diễn ra một sự đổi thay trong Đảng vào những ngày nổ ra vụ việc Đoàn Văn Vươn - tiền đề tạo nên tự do báo chí trong dư luận của người dân và của cả đảng viên, cũng là sự hậu thuẫn rất cần thiết cho mục tiêu làm rõ trắng đen trong ít nhất một vụ việc Tiên Lãng.

Với sự thay đổi về nhận thức chỉnh đốn Đảng và nhìn nhận sát hơn bài học "lấy dân làm gốc", người dân có quyền hy vọng về ít nhất những lãnh đạo cấp cao của Đảng và chính quyền - những người có ảnh hưởng lớn đến công tác dân vận, tuyên giáo và nội chính, đang từng bước tạo điều kiện cho báo chí tái lập hình ảnh công bằng quyền lợi trong trào lưu thu hồi và cưỡng chế đất đai ở Việt Nam.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối